Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nữ Quyền Trong Cộng Đồng Hồi Giáo
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, March 3, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đòi Nữ Quyền Trong Cộng Đồng Hồi Giáo

MORGANTOWN, West Virginia - 1 nữ tín đồ Hồi Giáo Hoa Kỳ công khai hóa cuộc tranh cãi về bà ta trong cộng đồng Hồi Giáo.
Bà Asra Nomani bị cấm vào đền Masjid chỉ vì bà đã đi cửa trước chỉ dành riêng cho đàn ông, và cầu kinh ở đại sảnh thay vì ở hành lang.
Bà Nomani còn bị khiển trach vì đã dám đối đáp vời nhà thuyết giảng vì cảm thấy phụ nữ bị phân biệt đối xử.
Để phản đối, bà Nomani đã dán bảng công bố 99 thiên kiến về phụ nữ. Theo ý bà Nomani, phụ nữ và đàn ông xếp hàng riêng để cầu nguyện là đủ.

vietbao.com


Vũ Thị Thiên Thư
#2 Posted : Tuesday, March 8, 2005 9:07:57 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Đòi Tăng Nữ Quyền Cho Phụ Nữ Iraq

BAGHDAD -- Nasreen Mustapha Barwari, Bộ Trưởng Công Trình Công Ích Iraq, đã thuyết trình trong buổi họp báo nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế.
Cả 5 nữ Bộ Trưởng Iraq đã đòi hỏi tăng vai trò cho phụ nữ trên chính trường Iraq, vì chỉ có phụ nữ mới có khuynh hướng hòa bình thật sự.
Trong khi đó, Thị Trưởng al-Tamimi của Baghdad đang thăm thủ đô Hoa Kỳ tỏ ý tiếc về cái chết của sĩ quan tình báo Italy trong lúc đưa nữ phóng viên Giuliana Sgrena trở về tự do - ông al-Tamimi cũng mừng bà Sgrena đã được phóng thích.
Lính Mỹ phụ trach trạm kiểm soát trên đường nối liền Baghdad và phi trường nói rằng nguyên nhân của sự việc đáng tiếc là thiếu thông tin.
Thị Trưởng al-Tamimi nghĩ những điều đáng tiếc xẩy ra là có thể hiểu được, trên đường đi phi trường thường có bảng hiệu ngừng để kiểm soát - ông nói : người lái xe hẳn biết phải ngừng ở gần trạm kiểm soát.
Video của nhóm bắt cóc vừa phổ biến xac nhận rằng bà Sgrena được trả tự do không vì tiền chuộc đã được trả. Giọng nói trong video nói: quân kháng chiến không nhận tiền chuộc, và đã từ chối đề nghị chuộc tiền.

Nguồn :
Vietbao Online
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, March 31, 2005 9:48:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bà Bush Tới A Phú Hãn, Xin Tăng Giáo Dục Phụ Nữ

KABUL - Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ thăm Afghanistan lần đầu tiên để khuyến khich giáo dục phụ nữ mà chế độ Taleban ngăn cấm.
Vài giờ trước khi bà Laura Bush tới phi trường Kabul, 1 vụ tấn công bằng xe chất nổ mà Taleban nhận trach nhiệm gây thiệt mạng 1 người và gây thương tich 1 người khác ở thành phố Jalalabad, 120 cây số phía đông thủ đô.
Bà Bush tới Kabul bằng trực thăng từ căn cứ Bagram - bà đến trường đại học Kabul để thăm 1 dự án xây dựng bao gồm cho nữ sinh viên và 1 viện đào tạo giáo chức. Bà đã được các thiếu nữ trong y phục đỏ và khăn quàng mà xanh lá cây nghênh đón.
Sau khi gặp 1 phụ nữ nông thôn làm nhiệm vụ huấn luyện nữ giáo viên cho vùng quê, bà Laura Bush tuyên bố "Hoa Kỳ sốt sắng theo đuổi việc nâng đỡ phái nữ Afghanistan ở mọi lãnh vực, không riêng ở thủ đô Kabul mà là ở mọi tỉnh".
Cac tổ chức dân quyền thường xuyên lên án cac bạo động mà mục tiêu là phụ nữ - nguy cơ từ du kich Taleban giảm bớt, nhưng người thường Iraq se ngại về sự gia tăng tội ác.
Phu nhân Laura Bush nói "Trong những việc lớn có những việc nhỏ - trước đây, cơ sở đào tạo giáo chức này chỉ là giấc mơ. Vì tôi từng là nhà giáo và quản thủ thư viện, tôi hi vọng rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp xây dựng Viện này.”
Washington đã hứa hẹn viện trợ giáo dục cho Afghanistan 80 triệu - bà Laura Bush thông báo 17.7 triệu MK được cấp để xây dựng trường đại học American và 3 triệu rưỡi MK cho trường quốc tế để tạo điều kiện cho trẻ em bản xứ được giáo dục theo kiểu Mỹ từ nhà trẻ cho đến lớp 12. Bộ Trưởng đặc trách phụ nữ Masooda Jalal tuyên bố "Các trường học của phụ nữ sẽ làm thay đổi Afghanistan - khi ngày càng có thêm nhiều phụ nữ biết đọc biết viết, họ sẽ có tiếng nói".

vietbao.com
Phượng Các
#4 Posted : Sunday, April 24, 2005 3:20:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Afghanistan: Một phụ nữ bị cha giết vì ngoại tình
Sunday, April 24, 2005 NDNHAT


KABUL, Afghanistan - Các viên chức Afghanistan hôm Chủ Nhật cho biết một người đàn ông đã giết chết người con gái của ông ta vì người con gái đã phạm tội ngoại tình, nhưng phủ nhận các báo cáo nói rằng người đàn bà đã bị ném đá tới chết.

Các báo cáo truyền thông trước đó nói rằng người đàn bà bị dân làng ném đá tới chết ở tỉnh Badakhshan sau khi họ bắt gặp bà ta ở trong nhà một người đàn ông không phải là chồng bà - một hình phạt được cho phép theo luật Hồi Giáo và thường được báo cáo dưới thời chính phủ Taliban. Nhưng cảnh sát nói các báo cáo đã bị hiểu lầm và rằng ông Aslam đã một mình thực hiện việc giết chết con gái hôm Thứ Năm.

Người đàn ông mà bà tới thăm cũng bị đánh như một cảnh cáo nhưng không chết.

“Với các phần tử bảo thủ và các giáo sĩ cứng rắn ở trong vùng, những chuyện này không phải không thể xảy ra,” theo lời cảnh sát trưởng của tỉnh, Shah Jahan Noori. “Nhưng tôi biết rằng trong vụ này bà ta đã không bị ném đá.”

Phó tỉnh trưởng Haji Shamsul Rahman nói người đàn bà đã tới nhà của một người đàn ông tên là Mohammed Karim tối hôm Thứ Tư tuần trước. Ông nói người cha của ông Karim đã dò xét hai người này, khóa cửa nhốt họ trong nhà và gọi dân làng tới để chứng kiến tội của họ.

Ông Mohammed Aslam sau đó được mời tới.

“Theo báo cáo của chúng tôi, khi cha của bà Amina đem con gái của ông về, người cha đã giết chết con gái của mình vì nhục nhã,” ông Rahman nói.

Mohammed Karim đã bị dân làng đánh để làm gương cho các thanh niên khác, nhưng thoát chết, ông Rahman nói.

Các viên chức nói nhà chức trách đang trên đường tới ngôi làng để bắt giữ Mohammed Aslam, Mohammed Karim, cha của Karim và người chồng của người đàn bà.

Ông Noori nói một phụ nữ đã bị ném đá đến chết cũng trong ngôi làng đó vào thập niên 1990, khi Taliban cai trị hầu hết Afghanistan. “Nhưng chúng ta hiện đã có một chính phủ mới tại Afghanistan, và các quan tòa, không phải người dân, sẽ quyết định ai là người có tội,” ông nói. (n.n.)

Phượng Các
#5 Posted : Tuesday, May 17, 2005 10:19:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
KUWAIT Cho Phụ Nữ Đi Bầu Nhờ Áp Lực Hoa Kỳ, Âu Châu

KUWAIT - Hôm Thứ Hai, QH Kuwait đã thông qua 1 dự luật ban cấp quyền bầu cử và ứng cử cho phụ nữ, tiếp theo áp lực từ phía chính quyền thân Tây Phương.
Cac nhà phân tích nghĩ rằng chính phủ Kuwait muốn thành công trong vấn đề tranh cãi này trước khi Thủ Tướng đi Washington trong tháng tới nên đã cám dỗ cac nhà lập pháp bằng sự nhân nhượng ở dự luật tăng lương cho hầu hết công nhân viên ở cả 2 lãnh vực công, tư.
Theo nhà phân tich chính trị al-Saadoun nói "Họ đang bị Hoa Kỳ áp lực mạnh, cac nhà lãnh đạo Kuwait có hứa hẹn hậu thuẫn cac quyền hạn của phụ nữ".
Sau khi Nội Cac thỏa thuận đề nghị tăng lương, đa số các nhà lập pháp đồng ý bàn việc cung cấp các quyền chính trị cho phụ nữ và thông qua liền hôm thứ hai.
Hồi đầu tháng, QH gồm hoàn toàn nam giới loan báo rằng phái nữ chưa thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương trong tháng tới, nhưng cac cuộc bầu cử tương tự năm 2009 sẽ mở ra cho nữ cử tri.

vietbao.com
Phượng Các
#6 Posted : Thursday, July 21, 2005 8:51:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Dự thảo hiến pháp Iraq giới hạn nhiều quyền của phụ nữ
Wednesday, July 20, 2005


BAGHDAD, Iraq (AFP) - Theo tờ New York Times số ra ngày Thứ Tư 20/7, dự thảo hiến pháp mới của Iraq sẽ giới hạn rất nhiều quyền của phụ nữ, khi áp đặt luật Hồi Giáo Sharia lên các vấn đề cá nhân như hôn nhân, ly dị và thừa kế, cũng như quyền đại diện của phụ nữ tại quốc hội.

Theo bản dự thảo hiến pháp mới mà tờ báo đã nhận được, các quyền pháp định của phụ nữ sẽ được bảo đảm, với điều kiện những quyền đó “không vi phạm luật Sharia,” có nghĩa rằng phụ nữ Hồi Giáo Shiite không thể kết hôn mà không có sự đồng ý của gia đình họ và rằng người chồng có thể ly dị họ giản dị bằng cách hô to lên ba lần.

Dự thảo cũng sẽ bãi bỏ hoặc bãi bỏ dần dần một điều khoản được bao gồm trong hiến pháp tạm, được soạn thảo cùng với các chuyên viên Hoa Kỳ, đòi hỏi rằng phụ nữ phải chiếm ít nhất 25 phần trăm thành viên của nghị viện.

Một dự thảo hiến pháp cần phải được quốc hội Iraq chấp thuận trước ngày 15 Tháng Tám, và được đưa ra trưng cầu dân ý vào ngày 15 Tháng Mười, với các cuộc bầu cử toàn quốc để chọn một chính phủ có đầy đủ quyền hạn được dự trù tổ chức vào ngày 15 Tháng 12.

Các viên chức Hoa Kỳ và Iraq nói vẫn còn có thể thay đổi các dự thảo trước thời hạn chót vào ngày 15 Tháng Tám, nhưng dự thảo này đã gây lo ngại cho phụ nữ Iraq. Theo tờ báo, 200 phụ nữ Iraq đã biểu tình ở trung tâm Baghdad hôm Thứ Ba để đòi hỏi quyền bình đẳng. Cuộc biểu tình diễn ra vài giờ trước khi hai người Sunni có liên hệ vào việc soạn thảo hiến pháp bị bắn chết gần một tiệm ăn ở Baghdad, đe dọa gây trở ngại cho tiến trình soạn thảo.

Bản dự thảo hiến pháp, nếu được chấp thuận, sẽ xa lánh các điều khoản có tính cách thế tục và bình đẳng hơn trong bản hiến pháp tạm thời - trong đó không có những đề cập lộ liễu tới giáo luật.

Ðây sẽ là một chiến thắng lớn lao cho các giáo sĩ Shiite và các chính trị gia có khuynh hướng tôn giáo, đòi Hồi Giáo phải được coi như nguồn gốc chính của luật pháp.

Ðiều khoản 14 của dự thảo đòi hỏi các vụ kiện liên quan đến các vấn đề hôn nhân, ly dị và thừa kế phải được xét xử theo luật lệ mà giáo phái hoặc tôn giáo của gia đình vẫn áp dụng.

Theo đó, các phụ nữ theo Hồi Giáo Shiite tại Iraq, bất kể tuổi tác của họ, thông thường không thể kết hôn mà không có phép của gia đình họ.

Ðiều 14 cũng thay thế một phần của luật pháp Iraq từ nhiều thập niên nay được coi như một trong những luật lệ tiến bộ nhất ở Trung Ðông trong việc bảo vệ các quyền của phụ nữ, dành cho họ quyền tự do lựa chọn một người chồng và đòi hỏi các vụ kiện ly dị phải được quyết định bởi một quan tòa. Các luật lệ tương đối tự do đã được ban hành vào năm 1959 sau khi chế độ vương quyền được Anh Quốc ủng hộ bị các sĩ quan quân đội lật đổ. Ðạo luật vẫn có hiệu lực qua nhiều thập niên dưới sự cai trị của Saddam Hussein. (n.n.)

nguoiviet online
Phượng Các
#7 Posted : Tuesday, May 16, 2006 5:55:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Saudi Arabia cấm đăng hình phụ nữ trên mặt báo

Posted 1.15 pm PDT

quốc vương Abdullah

Báo chí phát hành ở Riyadh hôm Thứ Ba loan tin Quốc vương Abdullah đã ra lệnh cho chủ bút các báo phát hành ở Saudi Arabia không được đăng hình phụ nữ. Việc này gây sự ngạc nhiên vì Quốc vương Abdullah đến nay vẫn được coi là người có khuynh hướng cải cách.


Trước đây các báo vẫn đăng hình phụ nữ Saudi Arabia nhưng luôn luôn trong y phục dân tộc cókhăn trùm và mạng che mặt. Báo chí ở Saudi Arabia đều là quốc doanh hoặc chịu sự chỉ đạo của nhà nước. (USA Today)

PC
#8 Posted : Wednesday, December 3, 2008 5:53:43 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Bạo lực đối với phụ nữ: Ðề tài gây nhiều tranh cãi trong thế giới Hồi giáo

01/12/2008



Bạo lực đối với phụ nữ lâu nay vẫn là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo. Một số chuyên gia về Hồi giáo tán đồng quyền của người chồng được trừng phạt vợ về thể xác. Nhưng các tuyên cáo mới đây của Hồi giáo, trong đó có các tuyên cáo của các học giả hàng đầu ở Ai Cập, tán thành quyền của người phụ nữ được tự vệ trong các trường hợp bạo hành trong quan hệ vợ chồng. Từ Cairo, thông tín viên đài VOA Edward Yeranian ghi nhận thêm về vấn đề tế nhị này trong bài tường trình được chọn làm đề tài cho Câu chuyện Phụ nữ kỳ này.

Vấn đề đàn ông đánh vợ lâu nay vẫn là đề tài gây tranh cãi trong thế giới Hồi giáo. Nhiều học giả Hồi giáo chấp nhận, trong khi những người khác nhấn mạnh rằng cần phải ngăn cấm hay ít nhất giảm thiểu xuống tới mức ít nhất.

Một loạt các tuyên cáo hồi giáo gần đây, ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi, và tiếp theo là sự ủng hộ của ủy ban tuyên cáo của trường đại học nhiều uy tín Al Azhar tại Cairo, nơi các học giả hồi giáo hàng đầu đã phán quyết rằng những người vợ có quyền đánh lại khi bị đánh đập, vẫn còn bị chống đối trong nhiều giới và rất khó áp dụng, theo như lời giải thích của nhà tranh đấu cho nữ quyền người Ai Cập Nehad Abu El-Komsan.

Bà Nehad nói: “Phụ nữ có thể gọi cảnh sát, dứt khoát là như thế, và cảnh sát phải đáp ứng để bảo vệ phụ nữ. Nhưng, trên thực tế, thường thường cảnh sát ở Ai Cập còn lo những thứ khác, và họ coi như đó là một vấn đề riêng tư vì thề mà họ không đáp ứng đúng lúc. Vì thế mà thủ tục thường là người phụ nữ phải đến bót cảnh sát, phải làm đơn khai báo và nộp đơn kiện, phải mở hồ sơ tội phạm. Vì thề vụ việc tùy thuộc vào những gì mà các quan tòa tin. Đôi khi, quan tòa ra lệnh trừng phạt nặng, hoặc một số quan tòa chỉ đưa ra phán quyết cho thấy rằng các ông không có quyền làm như thế, nhưng phán quyết không đủ mạnh.”

Các học giả Hồi giáo tuy không đồng ý với nhau, đang ngày càng đi theo hướng tán đồng khái niệm tây phương về quyền tự vệ của người phụ nữ. Đây là một chủ trương vừa được sự chấp nhận của chủ tịch Ủy ban Al Ashar về các tuyên cáo Hồi giáo, Sheikh Abd al Hamid Al Atrash, người nói với đài VOA rằng các bà vợ được quyền tự vệ khi bị chồng đánh đập một cách 'tàn bạo và không cần thiết'.

Vị này nói rằng khi một người vợ không nghe lời chồng mà ông chồng độc ác đánh đập tàn nhẫn, đến mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thì người vợ có quyền tự vệ hay kêu cứu, theo các giáo huấn của đạo Hồi.

Tuy lên án việc đối xử với vợ một cách hà khắc hay tàn bạo của các ông chồng, Sheikh al Atrash nói rằng đạo Hồi cho phép các ông chồng được kiềm chế các 'bà vợ ngoan cố'.

Sheikh al Atrash lập luận rằng đạo Hồi dành cho người chồng một loạt các biện pháp để các bà vợ phải tuân phục, dùng nhiều hình thức kỷ luật, từ việc quở trách bằng lời lẽ, cho tới việc tạm thời cắt đứt quan hệ, và cuối cùng là dùng hình phạt thể xác. Ông nói thêm rằng các giáo điều của Tiên tri Mohammed cấm chỉ bất cứ hình thức nào đi quá việc kỷ luật thể xác nhẹ.

Một nữ ký giả hàng đầu của Ả Rập Saudi, bà Rania al Baz, đã trở thành đề tài gây tranh cãi trong thế giới Ả Rập cách đây vài năm, khi bà bị chồng đánh gần chết. Bà Baz cuối cùng đã sống sót, nhưng những hình ảnh cho thấy mặt bà bị xưng vù và biến dạng đã khơi ra cuộc tranh cãi trong thế giới hồi giáo về việc đánh nhau trong quan hệ vợ chồng.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình MBC của Ả Rập Saudi, bà Baz giải thích chuyện ông chồng bà đã đánh đập bà như thế nào và mức độ cực kỳ tàn bạo và độc ác mà ông ấy đã sử dụng.

Bà Baz nói rằng bà có cảm giác là sắp bị chồng đánh, nhưng nghĩ rằng bà có thể chận trước việc ấy và tìm chỗ trốn ở nhà thân phụ. Tuy vậy, khi việc đánh đập bắt đầu, thì bà nhớ lại rằng ông chồng bà đã nói rõ là không những sẽ đánh bà mà còn giết bà nữa. Người chồng sau đó đã nắm cổ bà, ném xuống đất và bắt đầu bóp cổ, với gương mặt méo mó vì căm ghét và tức giận.

Bà Baz nói thêm rằng bà đã bất tỉnh lúc bị bóp cổ, và không nhớ được là chống bà đã đánh vào mặt bà ra sao, nhưng cuối cùng thì bà thấy mình ở trong bệnh viện với những người thân xung quanh.

Chồng bà Rania al Baz, ông Mohammed al Fallata, chung cuộc bị 6 tháng tù và bị một quan tòa Ả Rập Saudi đánh 300 roi. Nhật báo Anh ngữ Arab News của Ả Rập Saudi gọi hình phạt này là tương đối nhẹ tay và quan tòa thì nói rằng có những hoàn cảnh để giảm nhẹ hình phạt.

Đài truyền hình Al Arabiya tường thuật rằng một thành viên hàng đầu của Hội đồng tham vấn Al Shura của Ả Rập Saudi, Sheikh Abd al Mohsen Al Abekhan, đã phán quyết trong một tuyên cáo được quảng bá rầm rộ mới đây rằng một người vợ có quyền sử dụng 'cùng một mức độ bạo lực như người chồng đã sử dụng để chống lại ông ta'. Một học giả Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ đã mau chóng đưa ra một phán quyết tương tự.

Tại Liban, giáo sĩ Hồi giáo Shia hàng đầu Ayatollah Hussein Fadlallah đã công khai tán thành quyền của người vợ được tự vệ trong một phán quyết gây chấn động thế giới hồi giáo Shia, cách đây vài năm, và Mufti Abd al Rashid Qabbani người hồi giáo Sunni cũng đưa ra một phán quyết tương tự hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, nhiều học giả hồi giáo không đồng ý với các tuyên cáo mới đây, tỷ như giáo sĩ Walid bin Hadi ở Qatar, là người đã đưa ra lập luận trong một bài thuyết giảng ngày thứ sáu rằng 'Bạo lực cần được sử dụng để kỷ luật một số phụ nữ'.

Vị giáo sĩ này nói rằng mọi người phải nhận thức được rằng đánh đập được luật hồi giáo cho phép như một hình thức trừng phạt. Ông nói rằng không ai có thể phủ nhận điều này, bởi vì nó được ủy nhiệm bởi Thượng đế, là đấng sáng tạo ra con người. Oâng lập luận rằng khi mua một món thiết bị thì ta nhận được sách chỉ dẫn cách sử dụng thiết bị ấy. Oâng nói thêm rằng, như thế, Thượng đế giao Kinh Koran để hướng dẫn nhân loại, và giữ cho mọi người đi theo đúng hướng.

Giáo sĩ này còn giải thích thêm tại sao ông nghĩ rằng đánh vợ là điều cần thiết trong một số trường hợp.

Giáo sĩ này nhấn mạnh rằng có một số phụ nữ thuộc loại không thể sống chung được, trừ phi bị đánh đập…Ông nói thêm rằng những loại phụ nữ này đã bị đánh đập suốt đời thì mới nên thân nên đời, và người chồng phải tiếp tục đánh đập họ để họ đi đúng đường.

Mặc dù vừa có một số tuyên cáo được công bố cho phép phụ nữ được đánh lại khi bị đánh, thì các lằn ranh phân cách giữa những người tán đồng và những người phản đối dường như đã được vạch rõ trên trang web của đài truyền hình Al Arabiya. Đa số đàn ông dường như bênh vực việc đánh vợ, trong khi đa số phụ nữ chống đối việc này.

VOA



PC
#9 Posted : Saturday, April 4, 2009 11:17:50 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tổng thống Afghanistan ra lệnh duyệt xét luật hôn nhân

04/04/2009




Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho biết ông đã ra lệnh duyệt xét một luật lệ mà những người chỉ trích cho là có thể hợp pháp hóa nạn cưỡng hiếp trong vòng hôn nhân và hạn chế quyền của phụ nữ.

Hôm nay Tổng thống Karzai nói rằng Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu luật này một cách cẩn thận và nếu có quan tâm nào thì luật này sẽ được giao lại cho quốc hội sửa đổi.

Nhà lãnh đạo Afghanistan đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của quốc tế vì đạo luật có mục đích qui định những sinh hoạt gia đình của cộng đồng người Hồi giáo Shia ở Afghanistan.

Cao ủy trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc nói rằng luật này không cho người vợ được từ chối giao hợp với người chồng nếu không bị đau yếu và không được rời khỏi nhà nếu không được người chồng cho phép.

Ông Karzai nói rằng ông hiểu được những mối quan tâm đó, nhưng điều này có thể phát sinh từ “sự phiên dịch không thỏa đáng” hoặc diễn giải sai lầm. Ông nói rằng nhận thức của ông đối với văn kiện pháp lý này “không phản ánh” những sự chỉ trích.

VOA
PC
#10 Posted : Sunday, November 22, 2009 7:12:12 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Bị phạt 200 USD vì… mặc quần ra phố

(SGGPO).- Một nữ phóng viên người Sudan, Lubna Hussein, vừa bị tòa án phạt 200 USD vì vi phạm luật cấm mặc quần dài khi đi ra đường. Lẽ ra, ngoài nộp phạt 200 USD cô còn phải chịu hình phạt đánh bằng roi.

Lubna Hussein là một trong 13 phụ nữ bị bắt ngày 3-7 trong một cuộc vây bắt của cảnh sát ở thủ đô Khartoum của Sudan. 10 người trong số này đã chịu phạt tiền và đánh đòn, riêng Hussein và 2 phụ nữ khác quyết định… vào tù chứ không chịu nộp phạt. Trao đổi với phóng viên của AP trong lúc vẫn mặc chiếc quần dài khi bị bắt, Hussein cho biết: “Tôi sẽ không trả đồng nào vì việc này”.

Sự kiện này đã trở thành chủ đề nóng ở Sudan cũng như khắp nơi trên thế giới và Hussein đã dùng nó để lôi kéo dư luận chống lại những luật lệ hà khắc đối với phụ nữ ở Sudan. Ngay cả luật sư của Hussein cũng khuyên cô đóng tiền phạt nhưng cô từ chối.

Là một nhân viên Liên hiệp quốc, Hussein được quyền miễn truy tố nhưng cô đã chọn cách từ bỏ quyền này và chấp nhận hình phạt tù để tạo sự chú ý của dư luận. Hussein cho biết, bằng mọi cách cô sẽ đưa vấn đề này lên tòa án hiến pháp của Sudan.

Trước đây, chính quyền Sudan từng đề xuất sửa đổi luật cho phép đánh bằng roi sau khi 8 phụ nữ phải chịu hình phạt này ở nơi công cộng vào năm 2003 vì tội đi picnic với bạn trai. Hình phạt trên đã để lại những vết sẹo vĩnh viễn trên thân thể họ.

Ngọc Khanh

Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.