Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Yến Phương
Phượng Các
#1 Posted : Friday, February 18, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Yến Phương

Qua những lần xuất hiện trên video, giọng ca cũng như khuôn mặt thùy mị của Yến Phương đã tỏ ra rất thích hợp với loại nhạc mang âm điệu quê hương, những nhạc phẩm dân ca cũng như những ca khúc tìnhc ảm nằm trong khung cảnh êm đềm của những ngày xưa cũ. Yến Phương sanh ra là lớn lên trong khung cảnh thơ mộng và êm đềm với những nét đặc thù của quê hương. Khi rời khỏi Việt Nam trong lứa tuổi đôi mươi chắc hẳn Yến Phương đã mang trong lòng nhiều kỷ niệm của tuổi thanh xuân, cuả những mối tình học trò lãng mạn nên có rất nhiều gắn bó với quê hương thân yêu của mình. Hơn thế nữa, tất cả gia đình hai bên nội ngoại của cô đều còn ở lại Việt Nam. Yến Phương cùng với mẹ và một chị, một em trai sang Mỹ từ năm 91. Thân phụ Yến Phương chính là nhà văn kiêm nhà báo Hoài Điệp Tử, qua đời năm 87 khi mới 47 tuổi trong một trận hỏa hoạn ngay tại tòa soạn tuần báo Mai của anh ở miền Nam Calị Hoài Điệp Tử một mình rời Việt Nam ra đi vào năm 81, khi con gái cưng của anh là Phạm Thu Tâm tức Yến Phương mới được hơn 10 tuổị Sau khi thân phụ Yến Phương qua đời, một người bạn của anh đã tiếp tục vấn đề giấy tờ bảo lãnh gia đình cô sang Mỹ. Vào mùa hè năm 96, sau khi đọc thông báo tuyển lựa ca sĩ của trung tâm Asia, Yến Phương gửi hình và thu thanh 2 nhạc phẩm để tham dự Sau đó cô được ký hợp đồng đầu tiên trong thời gian 2 năm. Con đường nghệ thuật của cô tương đối suông sẻ, nhưng với bản tính khiêm nhượng, cô vẫn chưa tự coi mình mà ca sĩ. Được biết cô là người rất nhẫn nại và chịu khó. Sự chịu khó của cô thể hiện qua những công việc bận rộn của tuần báo Mai của gia đình mà cô có một phần góp quan trọng trong vấn đề sổ sách, trình bày hoặc đánh máỵ Với sự nhẫn nại như vậy, người ta tin rằng không bao lâu, Yến Phương sẽ trở thành một tên tuổi lớn.

vietmedia.com

Phượng Các
#2 Posted : Sunday, August 7, 2005 9:38:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
THƯ GỞI YẾN PHƯƠNG



PHƯƠNG TRIỀU
CHÁU YẾN PHƯƠNG,
Từ hồi con trẻ, chú đã có thói quen ngủ rất ít. 27 năm nay chú mắc thêm chứng mất ngủ. Thức để trằn trọc, để loay hoay viết lách, một công việc kéo dài bấy lâu mà lại chẳng đi tới đâu. Hoặc thức để chẳng làm gì cả, để tự hỏi tại sao mình không ngủ được?
Chú không có cái thú nói chuyện một mình, hoặc để đỡ buồn là đối thoại với đầu gối. Chỉ tại không ngủ được thì phải thức. Thức và làm thinh. Làm thinh riết rồi thì hai tai rảnh rang nghe được đủ thứ âm thanh của bóng tối, thậm chí nghe được cả những thứ không thành âm thanh.
-“Uống đi, ông!...”
Có lần chú thảng thốt nhìn chung quanh. Câu nói không phát ra thành tiếng mà chấn động, mà quen thuộc. Hình như là của Hoàng Trúc Ly hoặc Hoài Điệp Tử mà cũng có thể của Ngô Tỵ hoặc Phan Yến Linh, Dương Trữ La... Nhưng sao lại có cái giọng quen quen của Bình Nguyên Lộc, của An Khê, mặc dầu hai ông này thường nói, “Uống đi, em!...”. Khi được hai ông nầy bảo uống là uống cà-phê hoặc trà chớ không phải rượu.

Đêm nay, chú ngủ được hai tiếng đồng hồ rồi thức giấc.
Một giờ sáng. Một giờ sáng của cái Xứ Vạn Hồ lạnh lẽo, cái lạnh có phần quá đáng của một thời điểm cuối thu. Cái lạnh bứt rứt khó chịu của một mịt mù lặng yên bất tận.
Nơi chú ở chung quanh toàn là cây phong, bắt đầu vào mùa thu thì ánh nắng càng ngày càng hiếm hoi, ngay cả ban ngày cũng ít khi nghe được tiếng xe qua lại. Sự im lặng đã vượt quá mức cần và đủ đối với một người cầm bút. Trong những giây phút như vậy, cái chú cần là tiếng cười hê hê, ha ha... của bạn bè, hoặc tiếng quát của bác Ngô Tỵ của cháu, “Uống đi, tụi bây!...”
Cái chú cần thật bình thường như vậy mà không có được. Tiếng nói bạn bè và bóng hình bằng hữu từ hai mươi bảy năm qua hầu như đã thất lạc, đã rơi rớt dọc đường, vùi lấp đâu đó trong quên lãng bụi bờ, hoặc đã mất hút vào một cái cõi nào không còn tăm tích. Cái chú đang có trước mặt vào lúc một giờ sáng -một giờ sáng của một đêm cuối thu năm hai ngàn lẻ hai tại Xứ Vạn Hồ- là cái ấm nước đang sôi trên bếp và mấy muỗng cà-phê không đường chú mới bỏ vào ly!
Ly cà-phê thật đặc đầu tiên của chú trong ngày thường kèm một điếu thuốc.
Bụp... bụp... Tiếng bụp bụp nhè nhẹ. Tiếng vỗ của điếu thuốc trên gói Ruby. Vỗ liên tục, có khi điếu thuốc thun lại quăn queo cụt ngủn mà người vỗ cũng không hay biết! Chú đã thấy người vỗ điếu thuốc kiểu đó lần đầu tiên vào ngày (không nhớ), tháng 6 năm 1957, tại một quán cà-phê ở đường Bùi Viện, Quận Nhì, Sàigòn. Người đó là Hoài Điệp Tử –người cha thân yêu của cháu.

Đêm nay, chú đang khuấy cà-phê thì lại nghe lùng bùng trong lỗ tai tiếng bụp bụp nhè nhẹ của cha cháu đang vỗ điếu thuốc trên gói Ruby.
Chú có lỗi với cháu không, khi nhắc lại những kỷ niệm khiến cháu buồn thêm?
Chú hớp mấy ngụm cà-phê, nghiêng đầu ra cửa sổ nhà bếp đang rì rào gió lạnh, hút thật nhanh điếu thuốc rồi quay vào phòng khách ngồi xuống sofa.
Màn ảnh TV đang chạy một băng nhạc. Tiếng hát phát ra thật nhỏ. Quyên, con gái út của chú buổi tối thường cho chạy băng nhạc, coi được một lúc rồi bỏ về phòng ngủ, nhiều lần quên tắt máy.
Chú đưa tay định bấm nút tắt máy, nhưng rồi chú dừng lại. Cháu đang hát đó mà!...
Chú đã nhìn và nghe cháu hát nhiều lần trên màn ảnh nhỏ. Chú đâu có lạ. Nhưng đêm nay thì chú thấy cháu lạ. Vẫn là Yến Phương mang khuôn mặt của con bé Hạnh mà chú đã gặp từ hơn hai mươi năm trước. Cái lạ là ở đôi mắt của cháu. Đôi mắt của một người xưa, của “thầy Năm Nheo”!...

Ôi, một đời ta! Một-kiếp-phù-sinh-chớp-mắt và một-cõi-tạm-bây-giờ... Ông bạn già Ngọc Hoài Phương của chú hay nói về cõi tạm. Cái cõi tạm 27 năm hay cái cõi tạm một đời người?
Những khuôn mặt thân tình đã quá “lục tuần thượng thọ”. Những Viên Luông, Hồ Trường An, Hứa Hoành, Anh Vân, Hải Bằng, Trọng Minh, Nhật Hồng, Phượng Hải, Trần Xuân Thành, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Ngọc Chấn, Ngọc Hoài Phương, Tô Kiều Phương, Yên Lang, Trần Ngọc, Trần Trung Ginh, Đỗ Đình Di, Lâm Toàn Thắng, Huỳnh Công Phúc...
Tôi kể tên các anh cho đỡ nhớ, chớ... “thiệt tình không có ý chi”. “Già sanh tật, đất sanh cỏ.” Tôi đã già, đã “sanh tật mít ướt”. Chỉ nhìn đôi mắt Yến Phương, “truyền nhân” của “thầy Năm Nheo” mà tôi đã nhớ bạn bè tới như vậy. Chắc các anh cũng không nỡ cười tôi lẩm cẩm.

·

“Thực tế thì em đây cũng rất nghèo...”
Cháu hát câu đó mà khuôn mặt cháu buồn như vậy thì người nghe tưởng là cháu nghèo thiệt!

Cháu Yến Phương,
Cháu thử mường tượng cái nghèo của mấy chú, bác của cháu cách đây 45 năm khi ngồi ở cái quán cà-phê quen thuộc ở đường Bùi Viện. Các bác Nguyễn Ngọc Mẫn, Hoàng Trúc Ly, Phan Yến Linh, Phương Hà, Hà Phương Lang, ba cháu và chú, tổng cộng bảy người uống bảy ly cà-phê xây-chừng, bảy bình trà và hơn mười lần “troa dách cách ru by” (ba đồng bốn điếu Ruby), ngồi “nói dóc” từ năm giờ chiều cho tới mười một giờ rưỡi đêm quán đóng cửa mới chịu chia tay về nhà... lục cơm nguội!
Hầu như ngày nào cũng vậy. Nghèo tiền nhưng giàu mộng mơ. Mơ một ngày trở thành “văn hào thi bá” hay... “đại ký giả” (!).
Bây giờ thì chỉ còn mình chú ngồi đây rách bươm mộng ước, với một thân thể điển hình “lực sĩ viện bài lao” từ sau ngày đi tù về!

Tiếng hát Yến Phương. Con bé Hạnh mảnh mai yếu đuối ngày nào đã mang nỗi buồn tiếp nối của thế hệ vào tiếng hát. Tiếng hát vốn là âm thanh, vậy mà đã mang đậm một màu sắc. Cái màu sắc không thể nhạt nhòa bởi rêu phong, không thể phai mờ bởi năm tháng, không thể sụt cân sụt ký thân tình bởi một vài sự thờ ơ!
Tiếng hát còn làm rõ nét hình ảnh của một mảng quá khứ chưa một giây phút nào phôi pha. Từ tiếng hát của cháu, chú đã phăng ra một dây kỷ niệm, vang lừng âm hưởng giọng hát của một chàng trai mười bốn tuổi đã cất bước giang hồ ra đi từ một mái nhà nghèo ở xứ sở Bạc Liêu. Tiếng hát vang ra từ căn gác trọ trong ngõ hẹp Nguyễn Văn Dụng, đã vang ra từ những chầu cà-phê, những bữa rượu bạn bè!
Không phải tiếng hát làm đôi mắt cháu buồn mà chính đôi mắt cháu đã làm buồn thêm tiếng hát.
Mỗi lần thấy cháu hát trên màn ảnh nhỏ, thím đều lặp lại câu:
-“Cháu của ông đang hát, kìa!...”
Lần nào cũng vậy, chú đứng lại hoặc ngồi xuống một lúc rồi quay đi. Rưng rưng nước mắt hoặc lầm bầm một mình, “Con bé hát càng ngày càng điêu luyện. Nhưng đôi mắt sao cứ dính chặt nỗi buồn!”.
Yến Phương cháu! Có phải khi người ta già người ta càng mau nước mắt. Hồi chú còn trẻ dễ gì chú khóc. Mùa Xuân Canh Thìn 2000, chú về Cali, ghé thắp nhang bàn thờ Hoài Điệp Tử, chú đã khóc. Cắm nhang xong, chú quay lại thấy mẹ cháu khóc và, cháu ròng ròng nước mắt từ trên lầu chạy xuống.

Tiếng hát của cháu đêm nay cũng thật buồn, lại chắp cánh bay bổng cho cái tâm tư ù lì nặng trĩu của chú.
Chú nhìn cháu trên màn ảnh. Bao nhiêu lần trình diễn cháu vẫn mặc áo dài. Chỉ trừ một lần cháu mặc áo xá xẩu hoặc kiểu gì đó của người Hoa. Chiếc áo dài của cháu gợi nhắc chú hình ảnh cô nữ sinh Mai mặc áo dài trắng thời “cặp kè” với Hoài Điệp Tử. Chiều nào chú cũng thấy “hai đứa” song song xe đạp chạy chầm chậm dọc theo đại lộ Trần Hưng Đạo. Và, một lần chú nghe Mai hỏi Hoài, “Chừng nào đủ tiền làm đám cưới, hở anh?”.

Cháu Yến Phương,
Bây giờ, ở đây, có lần nào, cháu hỏi ý trung nhân của mình câu đó không?

Chiếc áo dài.
Thời đại bây giờ, khoa học kỹ thuật tiến bộ theo từng cái tíc-tắc đồng hồ. Chú rất mừng.
Nhưng về chiếc áo dài, chú sẽ không mừng khi thấy nó đổi kiểu hay biến dạng. Một lần chú đã kinh hoàng khi thấy có người mặc áo dài với quần xà-loỏng.
Chú của cháu chấp nhận mang tiếng lạc hậu khi vẫn còn vấn vương hình ảnh những thiếu nữ mặc áo dài của những thập niên 50, 60 và 70. Chiếc áo dài thướt tha, dầu cổ cao hay cổ thấp, dầu tà ngắn hay tà dài, dầu tay liền hay tay ráp, dầu chít eo hay không. Chiếc áo dài vẫn là biểu tượng cho nét đẹp kín đáo của phụ nữ Việt Nam, là vóc lụa mềm gói nguồn sinh lực của truyền thống Việt Nam.
Cho tới bây giờ, nhiều lúc chú vẫn ngồi ngẩn ngơ nhìn các danh ca Thái Thanh, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Khánh Ly, Họa Mi, Sơn Ca... và đặc biệt các nữ ca sĩ trẻ hơn như Như Quỳnh, Hoàng Lan... mặc áo dài trình bày những bản tình ca quê hương.
Chú đã tìm thấy hình ảnh của bà, của mẹ, của chị và em gái chú qua hình ảnh chiếc áo dài đó.
Có thể là chú lạc hậu, nhưng cũng có thể chú đã trở lại thành chàng trai đứng trước cổng trường, say mê ngắm những tà áo nữ sinh của một buổi chiều tan học.

Cháu Yến Phương,
Chú đồng ý với con đường của cháu đang đi. Cháu hãy cứ là cháu, là con gái của Hoài Điệp Tử. Ý chú không phải muốn nói rằng con gái của một nhà văn nhà báo là phải khác thường. Ý chú muốn nói rằng cháu cứ là một người con gái bình thường, nhưng đừng tầm thường hóa cái cá tánh của mình.
Chú biết cháu đã và đang chịu những thiệt thòi. Nhưng từ xưa đến nay có một sự nghiệp nào mà không chìm nổi? Có một đoạn đời nào cứ thẳng băng mà không vướng qua hệ lụy?
Chú không chối rằng chú đã dự phần “xúi biểu” cháu đi hát.
Chú vẫn nhớ. Tháng 1 năm 1995, trong một bữa cơm gia đình do mẹ cháu và các cháu khoản đãi chú thím với sự hiện diện của chú thím Lâm Tường Dũ.
Sau bữa cơm, đến phần uống trà, cháu bước tới trước mặt chú thím và nói:
-“Để con hát cho mấy chú thím nghe.”
Chú thật xúc động. Hai mươi năm qua rồi chú mới có dịp gặp lại gia đình người bạn. Những đứa cháu bé bỏng năm xưa giờ đã trưởng thành. Tự dưng chú nghẹn lòng:
-“Ờ, hát đi, cháu!...”
Tiếng hát của cháu làm chú ngạc nhiên. Chú Lâm Tường Dũ gật gù, “Được quá! Được quá!...”
Do yêu cầu của mấy chú thím, cháu hát thêm bài nữa. Chú nói với chú Dũ, “Ông dẫn con nhỏ đi hát, thử coi!” Chú Dũ đã gật đầu, hơn một lần.
Khoảng một năm sau, chú thấy và nghe cháu hát trên màn ảnh nhỏ.
Chú mừng và vui. Niềm vui giống như hồi chú cùng cha cháu chạy khắp thành phố Sàigòn dán posters quảng cáo cho cuốn truyện “Trái Cấm”.

Hôm qua, thứ Bảy 2-11-02, chú gọi điện thoại thăm mẹ cháu đang bệnh. Mẹ cháu chỉ nói về các cháu, về sự quan tâm của bà đối với việc trăm năm của “ba đứa nhỏ”. Bà nói những gì bà dành cho “ba đứa nhỏ” lâu nay vẫn chưa đủ. Bà muốn làm thêm những việc khác nữa cho các cháu.

Cháu Yến Phương,
Thế hệ của chú sắp sữa đi vào dĩ vãng. Một số bạn già của chú và chú vẫn mang tâm trạng là đã hết đời rồi mà chẳng làm gì nên thân.
Thế hệ các cháu cũng đã trải qua một đoạn đời tuổi nhỏ cơ cực. Bây giờ đời sống các cháu đã tạm ổn định. Nhưng vết hằn của quá khứ vẫn còn ẩn hiện đâu đó trong tâm tư các cháu. Chú không được làm nặng trĩu thêm tâm tư của các cháu mà chỉ được phép bày tỏ một vài suy nghĩ mà mình thấy là chính đáng.
Chú không khỏi ái ngại mỗi khi thấy thoáng hiện nỗi buồn trong đôi mắt của cháu. Cha cháu, trong những năm đầu thập niên 50, tập tễnh vào nghề văn nghiệp báo, vô cùng vất vã và thiếu thốn, nhưng đôi mắt của cha cháu lúc nào cũng sáng, cũng long lanh. Chú nhìn thấy được niềm tin và nghị lực đã hóa thân thành nét cười trên đôi mắt của cha cháu.

Cháu Yến Phương,
Đời sống có những nhu cầu chính đáng thúc bách chúng ta khiến chúng ta lúc nào cũng phải cật lực. Nhưng chúng ta cũng phải tận tụy và kiên trì giữ mãi tình yêu trong sáng mà chúng ta hằng mong muốn dành trọn vẹn cho con đường sự nghiệp và thăng hoa sự nghiệp.
Cám ơn cháu đã kiên nhẫn ngồi nghe những lời lẩm cẩm của một ông già mà lâu nay cháu vẫn quý mến gọi bằng chú.
Chúc cháu thành công.

Xứ Vạn Hồ, 3 tháng 11 – 2002
PHƯƠNG TRIỀU
viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, July 24, 2009 2:45:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Yến Phương

http://www.youtube.com/watch?v=DhS8kVe7uMo

Tiếng Quốc Đêm Trăng

Đêm trắng qua sông dài
Chợt nghe tiếng Quốc dưới trăng
Chim hỡi chim kêu bầy
Mà như chim hót nhớ ai
Từ ước mơ tương phùng
Gọi giữa đêm não nùng
Cho con bạn tình chung
Cho con bạn tình chung.

Hoa ơi, em đâu rồi?
Ngàn hương tóc xanh đâu rồi
Long lanh con sông dài
Về đây nhớ một vầng trăng
Người có hẹn gì không
Mà sao sóng lên mênh mang một dòng
Tình chỉ một lần qua
Mà sao tiếc thương cả đời ta.

Đêm trắng qua sông Hậu
Chợt nghe tiếng Quốc nhớ nhau
Chim hót nơi giang đầu
Mà sao tê buốt cuối sông
Người ấy xa ta rồi
Còn tiếc chi mà gọi
Ơi con bạn tình ơi!
Ơi con bạn tình ơi!

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.