Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trang Thanh Trúc
Okharon
#1 Posted : Friday, February 11, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

Vài dòng về Trang Thanh Trúc

Trần Quang Hải


Họ và tên thật: Trang Thanh Trúc
Ngày sinh và nơi sinh: ngày 5 tháng 3, tuổi Song Ngư, tại Nam Vang (Cao Miên)

Nghề nghiệp hiện tại : Kế toán cho groupe Accor-Hotels (Sofitel-Mercure-Novotel-Ibis)

· Quá trình âm nhạc

1973 : bắt đầu học nhạc

1973-75 : học dương cầm với cô Huệ ơ? Couvent des Oiseaux, Dalat

1975-78 : học dương cầm với Cha Quang và cô Lê Minh Lý ở Saigon

1978 : học đệm đàn cho người hát hai tháng tại một lớp nhạc đường Cao Thắng, Saigon.

* tự học các loại đàn : tây ban cầm, măng cầm (mandoline), sáo

* chịu ảnh hưởng nhạc của các nhạc sĩ : Paul Mauriat (Pháp), Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên , Lê Uyên Phương ...



· Sáng tác:

1979 : nhạc phẩm đầu tiên "Tháng 9, mùa thu và em", chỉ có nhạc thôi,viết trên đàn Tây ban cầm

1989 : nhạc phẩm "Thạch Thảo" (thơ Y Chi, 1985)

nhạc phẩm "Túy Cầm" (lời Bảo Trâm, 1989)

1991 : viết lời Việt cho 4 bản nhạc ngoại quốc (trong album"Giấc Mơ Ngày Mai" Don Hồ thực hiện, Thúy Nga phát hành)

1993 : nhạc phẩm "Gọi Người Xa Vời (Don Hồ hát trong Paris by Night 37, 1996)



· Những sáng tác qua CD

1997 : "Gọi Người Xa Vời" (CD "Vực Sâu Hạnh Phúc" với Don Hồ, Thúy Nga phát hành )

1997 : "Trên Những Phím Mây " (CD "Mây Khúc" với Bảo Trâm, Paris)

1998 : "Dấu Xưa" (CD "Một Đời Yêu Em" với Trung Dũng, Hoa Kỳ)

1999 : "Trời Tháng Giêng Mưa Bay"

"Giọt Thời Gian Say"

" Em Về Đan Tiếc Nuối" (thơ Hạ Huyền)

"Mưa Áo Trắng"

" Khuyên Em " (thơ Việt Dương Nhân )

" Mấy Nhánh Ngậm Ngùi" (thơ Y Chi)

6 bài này được trình bày trong CD "Hẹn Anh 15 Năm" do Bảo Trâm thực hiện và sản xuất với các tiếng hát Bảo Trâm, Bá Lộc, Don Hồ , Long Hồ và Nguyễn Dức .

Giải nhất sáng tác năm 2000 do hội y sĩ Việt Nam tại Pháp nhạc phẩm "Tháng 9 và một Người " đoạt giải nhất cuộc thi được tổ chức tại Paris vào tháng 3, 2000 .


Trần Quang Hải
Okharon
#2 Posted : Saturday, February 12, 2005 4:28:45 AM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

Một Số Nhạc Phẩm hay của Trang Thanh Trúc

Giải nhất sáng tác năm 2000 do hội y sĩ Việt Nam tại Pháp nhạc phẩm "Tháng 9 và một Người " đoạt giải nhất cuộc thi được tổ chức tại Paris vào tháng 3, 2000 .

http://saigonline.com/tr...c/Nhac/SangTac-Main.htm

Lara

Là bản nhạc Trang Thanh Trúc trình bày trong " Giới thiệu các sáng tác mới"
do Đài Radio Hải Ngọai phát sóng kỳ thứ 16 -
Nguyễn Đăng Tuấn thực hiện Phỏng Vấn Trang Thanh Trúc

Thơ Trần Anh Kiệt
Nhạc Trang Thanh Trúc
Trình bày : Trang Thanh Trúc
http://saigonline.com/tr...c/Nhac/SangTac-Main.htm

Những Ngày Tháng Không Tên
Thơ Phạm Ngọc
Nhạc Trang Thanh Trúc
DVD "Mùa Hè Rực Rỡ "
Tiếng hát Thiên Kim - Kenny Thai
Trung tâm ASIA phát hành

http://saigonline.com/tr...c/Nhac/SangTac-Main.htm


Nguồn của http://www.saigonline.com/trangthanhtruc
Thập Duyên
#3 Posted : Wednesday, July 6, 2005 9:41:44 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0


Bài tường thuật buổi ra mắt CD Từ một phía không em ngày 09/04/2005 tại Paris:

http://nmchau.club.fr/forum/viewforum.php?f=33
Phượng Các
#4 Posted : Sunday, April 30, 2006 9:00:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

TRÒ CHUYỆN CÙNG NHẠC SĨ TRANG THANH TRÚC (PARIS):
Tiếng - nhạc - Việt trong lòng Paris
08:45' 30/04/2006 (GMT+7)


Theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Trần Quang Hải, chị là nữ nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất ở hải ngoại. Học nhạc từ năm 1973, bắt đầu sáng tác năm 15 tuổi (1979). Bản nhạc “Tháng 9 và một người” của chị đã nhận được giải thưởng của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Pháp năm 2000. Duyên nhạc của Trang Thanh Trúc gắn nhiều với thơ Phạm Ngọc. Ngoài những sáng tác rải rác trong các album thực hiện chung, người yêu nhạc có thể tìm thấy 2 CD riêng của Trang Thanh Trúc – Phạm Ngọc: “Những ngày tháng không tên” (2003) và “Từ một phía không em” (2005).




Nữ nhạc sĩ Trang Thanh Trúc - Paris




Cách nói chuyện nhẹ nhàng, đầy nữ tính của Trang Thanh Trúc dễ gây cho người phỏng vấn một thiện cảm, một ấn tượng hết sức nhu mì… Mời bạn đọc cùng gặp gỡ với nữ nhạc sĩ Việt sống tại Paris – Trang Thanh Trúc.



Đã là người VN, ai cũng muốn biết về xứ sở…



PV: Chị đã từng phỏng vấn người khác, còn bây giờ chị cảm thấy như thế nào khi có người đang muốn “tò mò” về chị?



Nhạc sĩ Trang Thanh Trúc: Trước khi trả lời câu hỏi cho phép Trúc có lời cám ơn đến Người Viễn Xứ đã cho mình một cơ hội để trò chuyện. Chỉ hy vọng là những câu trả lời sẽ đưa mình đến gần hơn với người đọc, và dòng nhạc của mình đến gần hơn với thính giả xa gần.



Để trở lại câu hỏi của bạn, cách đây không bao lâu Trúc có thực hiện một cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Trần Quảng Nam - tác giả của bài ca: "10 năm tình cũ". Trúc chưa từng quen biết với nhạc sĩ Trần Quảng Nam, nhưng lại rất muốn biết về tác giả này. Dường như anh là người rất trực tính. Ưa nói thẳng và nói thật. Trần Quảng Nam đã được nồng nhiệt đón nhận từ bản nhạc "Mười năm không gặp... tưởng chừng đã... thoát". Bài phỏng vấn này Trúc đặt tên là "Chân dung nhạc sĩ Trần Quảng Nam qua gợi ý của Trang Thanh Trúc". Sau đó không bao lâu đọc giả lại hỏi: "Đã đọc bài phỏng vấn của Trang Thanh Trúc thật thú vị. Thế còn bài Trang Thanh Trúc bị phỏng vấn nằm ở đâu?". Cảm giác của Trúc ngày hôm nay là thật lạ và hồi hộp khi biết được Người Viễn Xứ ưu ái dành cho một cuộc phỏng vấn như thế này…



PV: Là một người VN sống ở Pháp, chị có thấy mình bị “Pháp hóa” không nhỉ?



NS TTT: Trúc sống gần 28 năm ở một quốc gia khác không phải là quê hương của mình thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng lối sống của họ (nhập gia tùy tục, ca dao đó mà). Trúc cũng thích như người Parisienne đi dạo, ngắm nhìn dòng sông Seine chảy uốn khúc thơ mộng trong lòng thành phố. Hay cái thú nhàn nhã ngồi tư lự nhâm nhi cà phê hay ăn kem ở các quán bên lề đường. Hay như dạo chơi vườn Luxembourg vào những ngày đầu thu lá đổi màu đẹp hơn cả bức tranh vẽ.




Hình bìa trong CD "Từ một phía không em" (cảnh do NS Thanh Trúc chụp tại Chateau De Versailles)

PV: Tôi được biết chị không sinh tại VN, sống ở nước ngoài nhưng lại thường xuyên sử dụng tiếng Việt. Phải chăng sử dụng tiếng Việt để nhớ mình là người Việt?



NS TTT: Trúc sinh ra tại Nam Vang, lớn lên ở Đà Lạt. Không bao giờ Trúc muốn quên cái không khí lạnh lẽo nhiều thông, nhiều sương mù, cùng các con đường ngoằn ngèo lên đồi xuống dốc. Cũng từ thành phố dễ thương này, âm nhạc đã gieo mầm trong Trúc lúc nào không hay. Theo Trúc, đã là người Việt Nam thì bất cứ sinh tại đâu hay sống ở nơi nào đi nữa ai lại không muốn biết về xứ sở của mình, và việc dùng tiếng Việt trong gia đình Trúc hàng ngày hay những lúc gặp gỡ bạn bè người Việt cũng là chuyện thường tình thôi, vì đó vẫn là ngôn ngữ riêng của mình. Tiếng mẹ đẻ mà!



Sự lãng mạn chỉ dành riêng cho nghệ thuật



PV: Trong bài trả lời phỏng vấn của chị với Nam Dao, tôi được biết bản nhạc đầu tay được chị sáng tác năm 1979. Mãi đến năm 1999 chị mới sáng tác nhiều hơn. Theo chị, những “khoảng lặng” trong sáng tác như thế có cần thiết với người nghệ sĩ không? Cụ thể với chị, thời gian tạm xa âm nhạc, chị đã có được những gì?



NS TTT: Bản nhạc đầu tay sáng tác năm 1979 mang tên: "Tháng chín, mùa thu và em" còn đọng lại ở những ngày tháng lao đao khi mới đến xứ người. Nhạc là một phần lớn đời sống của Trúc, tuy nhiên có những lúc lo toan của đời sống đã không cho mình nghĩ nhiều đến âm nhạc, dù có những lúc rất nhớ những phím trắng đen trên cây đàn dương cầm. Trúc nghĩ “khoảng lặng” theo như bạn nói đôi khi nó cũng là một điều cần thiết trong đời sống để mình tìm được những ý tưởng khác lạ qua những đam mê mới. Thí dụ như qua nghệ thụật nhiếp ảnh, viết tùy bút tạp ghi, xây dựng và thiết kế trang nhà trên mạng Internet. Những điều gì có thể áp dụng vào nhạc như cách bố cục trong hình tạo sự chú ý; cách dùng những từ ngữ để diễn tả cường độ gợi cảm trong lời nhạc; cách cấu trúc cân phương v.v...



PV: Theo chủ quan của tôi, những sáng tác của chị đầy màu sắc lãng mạn. Nhạc sao – người vậy, có thể nghĩ về chị như vậy không?



NS TTT: Ơ, cái câu nói này không biết có chính xác hay không (nhạc sao người vậy đó). Chắc là nên hỏi đến những người gặp gỡ Trúc rồi. Trúc rất lãng mạn và rất thực tế. Rất bi quan và rất lạc quan yêu đời. Cái gì cũng "rất". Chứ không có lưng chừng! Nên có thể tóm tắt là: Lãng mạn dành riêng cho nghệ thuật. Đời sống thì không.




Hình do NS Trang Thanh Trúc chụp tại Jardin Du Luxembourg

PV: Khi phổ nhạc cho thơ, chị có thấy cảm hứng của mình bị gò bó không? Sáng tác nhạc – lời của riêng mình và phổ nhạc cho thơ, chị thấy việc nào hấp dẫn hơn?



NS TTT: Nếu mình đã chọn bài một thơ để phổ có nghĩa là mình đã đọc qua, đã hiểu – có thể là hiểu một phần nào điều tác giả bài thơ muốn nói. Cảm hứng từ đó sẽ nẩy mầm. Khi áp dụng vào thực hành đôi lúc bài thơ ấy sẽ gây cho mình những khó khăn bất ngờ. Ví dụ như không thể giữ nguyên bài thơ (dài cũng như ngắn). Không thể giữ những câu thơ đi cho thứ tự; chẳng hạn như, câu thơ cuối đi đầu tiên vào nhạc, câu thơ giữa lại không giữ được trong nhạc.



Cái gò bó ở đây không nằm trong cảm hứng bởi vì phải có cảm hứng thì mình mới quyết định mang bài thơ ấy vào nhạc của mình được. Cho nên những khó khăn nếu bất ngờ gặp phải, hãy dùng cái... giác quan thứ sáu của mình để áp dụng. Nhưng làm cái điều này nên làm cho khéo và cố gắng tôn trọng tứ của bài thơ. Bởi ít ai chuộng sự cắt-xén-mổ-xẻ đứa con tinh thần của mình lắm. Chuyện bình thường thôi mà.



Đã gọi là sáng tác thì muôn màu. Cái màu nào càng khó thì càng gây cho mình sự hứng thú. Như một hình thức muốn thách thức ý chí làm việc của mình đến đâu. Tự viết lời cho nhạc của mình hay phổ nhạc cho thơ, cả hai đều dễ thương và khó khăn như nhau!



Trúc rất coi trọng giai điệu. Đối với Trúc một bản nhạc hay việc đầu tiên là phải có giai điệu hay. Sau đó là lời ca. Giai điệu hay mà đặt lời vô nghĩa thì không kết hợp đuợc gì. Người ta sẽ chọn bản nhạc ấy nghe - những lúc không lời. Nếu Trúc viết nhạc và lời - nghĩa là phần đông những bài ấy - Trúc tìm cái tựa để đặt đầu tiên. Sau đó mới là giai điệu. Kế tiếp là lời ca.



Khi tạo được niềm vui cho ai đó mình sẽ lấy lại được cân bằng mau chóng hơn



PV: Một mình âm nhạc đã đủ cho cuộc sống của chị chưa nhỉ?



NS TTT: Âm nhạc là một chốn riêng. Bình an. Âm nhạc còn là một nôi ngủ biết dỗ dành, biết tha thứ, biết yêu thương. Âm nhạc bao la lắm. Một màu xanh biếc. Với Trúc, âm nhạc không phải là nơi để tìm lấy sự bon chen. Lo ngại hơn thua. Tranh giành. Hãy khoan thai để âm nhạc trong túi áo mình, trong lòng bàn tay mình, trong trái tim mình. Bao giờ nhớ quá thì mang ra ngắm nhìn (như hình thức viết nhật ký). Viết mỗi ngày chưa chắc sẽ hay. Nhưng viết mỗi ngày thì dễ tạo nên cho mình một thói quen tốt.



Với Trúc, âm nhạc không nuôi sống mình nhưng lại giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Âm nhạc là một sự cân bằng trong đời sống. Ngoài ra Trúc còn có vài sở thích khác nữa là đi lang thang một mình để săn hình. Vào quán nước gọi kem cà phê mỗi khi trời lạnh. Đi đâu xa chút là phải thủ sẵn trong túi mấy tờ tạp chí, cuốn sách, máy hình, máy nhạc, ô mai, xí muội. Tất cả đều là thân thiết không thể rời nhau được.




Trang Thanh Trúc qua phác họa của Vũ Đình Lâm

PV : Trong ca khúc “Hình như mưa cũng nhớ…” có đoạn “Hãy lắng nghe mưa ngọt ngào, gọi trong nỗi nhớ mong anh về đây…”. Đã bao giờ chị “biết khi thương một người” mà lại “giữ riêng trong ngậm ngùi” không?



NS TTT : Ồ nhiều lắm chứ. Nhưng mà cái câu hỏi này có bắt buộc phải trả lời không?



PV: Vâng, tất nhiên rồi, ai cũng có những điều riêng tư cần giữ cho mình. Thế, chị đã bao giờ bị “mất thăng bằng” trong cuộc sống chưa? Mỗi khi như thế, chị làm gì để lấy lại cân bằng?



NS TTT : Sống trong cuộc đời, có bao giờ tất cả mọi việc đều êm đẹp như ý mình muốn đâu. Cho nên việc mất thăng bằng bởi những chuyện nắng mưa thì nhiều. Mỗi khi cái chơi vơi, chới với ấy xảy ra thì càng nên biết an ủi mình hơn. Bằng cách nói rằng trái đất này đầy ắp những người đau khổ hơn mình nhiều lắm, hai chữ "nhiều lắm" đôi khi có sức mạnh rất mãnh liêt, mình chỉ bị mỗi cái chuyện nắng mưa vu vơ mà đã than xót xa ngấm ngầm rồi! Còn có một phương cách khác mà Trúc hay thử nghiệm mỗi khi "trời trở gió thất thường" đó là tìm cách giúp đỡ một người mất thăng bằng hơn mình. Khi mình tạo được niềm vui cho ai đó (ngay trong lúc mình bối rối như tơ vò) mình sẽ lấy lại được cân bằng mau chóng hơn (bởi khi mình quyết lòng giúp đỡ ai, mình dùng ý chí nhiều hơn). Tựa như cái bóng đèn nhà mình đứt, mình không siêng năng thay nhưng nhà hàng xóm láng giềng mà gọi một tiếng là mình chạy sang ngay. Và mình làm rất chăm chỉ. Sợ không thay ngay, nhà người ta sẽ tối om. Trong khi đó, nhà mình thì... kệ đi. Không thay hôm nay, mai thay vẫn được như thường.



PV: Xin cám ơn nữ chị đã dành thời gian trò chuyện cùng Người Viễn Xứ. Hy vọng những giai điệu trữ tình trong âm nhạc của Trang Thanh Trúc có thể mau chóng đến với người yêu nhạc đại chúng tại VN...



Quý vị có thể tìm nghe một số sáng tác của nhạc sĩ Trang Thanh Trúc tại website: http://saigonline.com/trangthanhtruc.



M.A


Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.