Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vũ Thị Thiên Thư
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, February 3, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vũ Thị Thiên Thư





Tên thật : Võ Thị Xuân Đào. Sinh năm 1954 Cần Thơ , Việt Nam
Hiện cư trú : Ngũ Đại Hồ, Hoa Kỳ
Trung Học Chưởng Binh Lễ, An Giang
Đại học Văn Khoa và Vạn Hạnh Saigon
Cao đẳng Sư Phạm An Giang
Hoạt động Thanh niên : Phong trào Du Ca Việt Nam
Ngoài tên thật, bút hiệu Vũ Thị Thiên Thư, Phượng Hồ, Trùng Dương Vương .
Cộng tác: Nguyệt san Nguồn , Tạp chí Liên mạng Giao Mùa …
Tác phẩm in chung : Tuyển tập Thơ Giao Mùa, Tuyển Tập Văn Học Thời Nay…


Phượng Các
#2 Posted : Saturday, March 5, 2005 6:39:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Ba Tôi Sang Mỹ Thăm Con Cháu

Vũ Thị Thiên Thư



Ba tôi tuổi đã hơn bảy mươi, bạn bè đã có nhiều người từng sang thăm con cái ở Hoa Kỳ, mỗi người trở về có những câu chuyện khác nhau, người thì than sang Mỹ buồn quá, chỉ có bốn bức tường, quanh quẩn vài chợ Á Đông. Người thì nói nước Mỹ vược bực, nhà cửa như hộp,mấy chục tầng lầu, vào thang máy chóng mặt…tình cảnh mỗi người khác nhau, câu chuyện như người mù sờ voi.
Đến lượt Ba tôi băng qua Thái Bình Dương, nủa vòng trái đất, sang thăm con cháu. Sau đây là câu chuyện kể lại của người:

Có ông bạn hỏi tôi:
- Xứ Hoa kỳ có gì lạ không Bác ?
- Chuyện lạ của xứ Hoa Kỳ thì không thể kể hết, cái gì cũng lạ vì lần đầu tiên tôi đặt chân tới đây
- Hay là Bác kể lại cuộc hành trình từ lúc bắt đầu đi.
Việt Nam
Tôi vào toà Lãnh sự ở Sài gòn ,ngồi chờ đến phiên vào phỏng vấn,đã có một số người ngồi đợi,họ bảo tôi
- Cái bàn số năm đó hắc ám lắm,ai cũng bị xù hết,bác coi chừng
- Oái hơi đâu mà lo, lần nầy không cho thì lần sau,nộp hoài họ chán gặp mặt tôi vào phỏng vấn thì cho đi chứ lo gì, mấy đứa con cứ thúc giục mãi, nên tôi cũng muốn đi thăm chúng nó một lần cho biết vậy mà.
Có một cô gái trẻ,ăn mặc thật hở hang,bước vào hăm hở,một chốc lại trở ra ,mặt mày tiu nghĩu.Tôi nghe loáng thoáng :
- Cô nghèo quá,quần áo còn không đủ vải che thân mà đi Mỹ làm gì.
Mấy người thấy tôi được gọi vào cùng bàn thì nhìn tôi thương hại
- Thôi,bác công toi rồi.
Tôi bước vào, chào anh nhân viên, anh hỏi tôi rất lịch sự
- Ông cụ xin đi Mỹ làm gì?
- Tôi có mấy đứa con định cư bên đó, chúng nó đi đã lâu,con cái lớn hết rồi mà tôi chưa có cơ hội đi thăm, thằng cháu ngoại năm nay ra trường đại học, tôi cũng muốn sang dự lễ cho nó mừng.
- Thế các con của cụ đi bao lâu rồi ?
- Chúng nó đi từ năm 1977.
- Vậy là đi vượt biên phải không ?
- Thì mấy năm đó chưa có ai được đi chính thức hết.Chỉ có cách đi trốn thôi.
- Thôi được rồi, Ông cụ cầm giấy nầy sang bên kia đóng tiền, nếu có trở ngại gì thì trở lại đây gặp tôi ,chúc cụ đi thăm con cháu vui vẽ.
- Cám ơn ông, chào ông.
Nhật bản
Tôi vào phi trường Tân Sơn Nhứt ,đã có đầy đủ giấy tờ, hộ chiếu, visa mà còn bị hải quan tra hỏi, các cháu đưa đi dặn dò đủ chuyện,các con bên kia thì gọi về căn dặn, Ba không cần mang theo hành lý gì hết, chỉ cần nhớ giấy tờ là quan trọng thôi, các thứ khác có thể mua sắm bên nầy ,càng gọn gàng càng tốt.
Sang phi trường Tokyo, anh bạn trẻ mới quen trên phi cơ rũ tôi ra phố chơi,tôi chưa đi Đông Kinh nên cũng tháp tùng theo anh đi cho biết xứ người,nghe những người đi Nhật Bản về kể lại,nào là thành phố tân tiến, xe lửa ngầm trong lòng đất, thành phố nhà chọc trời….Thì cũng đúng,chỉ có điều mọi thứ đều đắt đỏ, hỏi một chai nước uống, gíá tiền gấp mấy lần lương công nhân bên nhà,chịu thôi.
Anh bạn kể lại những bước gian nan,lúc mới sang định cư ở Uùc Đại Lợi, không có nghề nghiệp chuyên môn ,tìm mãi không có việc làm ,nên xin đại vào một hảng nhỏ chuyên xẻ thịt bò phân phối cho các cửa hàng,công việc khó nhọc nhưng lương thiện. Bước đầu,bị bọn ma cũ hiếp đáp, anh vẩn kiên nhẩn, chăm chỉ cần cù học hỏi cách làm, mỗi ngày đều đặn. Nhiều lần anh được chú ý cân nhắc, muốn đề cử anh vào chức vụ trưởng toán ,nhưng công việc đó đã có người làm lâu năm hơn anh đang trông coi, người chủ hảng không muốn có sự bất hoà nên khuyên anh cố chờø. Trong dịp hảng trúng mối thầu lớn ,công nhân lại không muốn làm thên giờ ,người chủ lo lắng vì hàng không giao kịp đúng hạn kỳ,anh vào nói với chủ hảng ,nếu cho anh mang thêm người vào làm, anh bảo đảm sẽ hoàn tất trong hạn định, người chủ cũng chưa biết anh có làm được không ,nhưng cứ cho anh thử xem sao. Thế là anh về gọi bạn bè, ai cần việc và không chê công việc tay chân,kiếm tiền dễ dàng thì theo anh. Nhờ đó,anh tìm được việc làm cho bạn bè thân thuộc ,và hoàn thành công việc của hảng,chủ tin cậy nên lại giao thêm hàng ,anh đi chuyến nầy sang Gia Nã Đại trước là thăm gia đình và cũng để giúp cơ hội làm ăn cho thân nhân.
Cựu Kim Sơn
Chúng tôi chia tay nhau ở phi trường Cựu Kim Sơn ,anh bạn trẻ tiếp tục cuộc hành trình ,tôi vào cổng hải quan trình giấy tờ nhập cảnh. Có hai người nhân viên, một anh người Mỹ da đen hỏi tôi rất lịch sự
- ông cụ có mang theo trái cây và thịt không ?
- Thịt, chỉ có thịt người là tôi ,còn trong hành lý nầy không có thịt.
Anh ta cười ngất rồi chỉ lối cho tôi ra ngoài,các con đang lóng ngóng chờ. Con bé con gái út cũa chú em thấy tôi tóc bạc phơ chạy lại nắm tay hỏi:
- Sao Bác Năm già quá vậy?
Mẹ nó xin lỗi rối rít.tôi cười xoà
- Thiếm không lo, thất thập cổ lai hi, Bác già là đúng rồi ,Bác lớn hơn Ba con gần hai chục tuổi lận.
Tôi theo các con về nhà, dọc đường sợ tôi đói, chúng nó lại ghé vào hiệu cơm chay, trong lúc chờ đợi thì chúng nó tranh thủ gọi diện thoại cho mấy anh chị cũng đang mong tin tức ở Chicago. Hàng quán thật sạch sẽ lịch sự ,khung cảnh ấm cúng, thức ăn chay làm cũng khéo léo không thua gì bên nhà. Nào hủ tiếu chay, thịt kho nước dừa, tôm ram, bún riêu… Thật ra thì ăn cho các con vui,trong phi cơ cũng có thức ăn,chuyến đi ít người nên có nhiều chổ trống ,nhờ dó nên tôi xếp ghế lại ngũ một giấc dài, mấy cô tiếp viên mang trà và thức ăn liên tục, trức khi xuống còn dược cho ăn một bữa no nê.
Chiều lại tôi theo các con đi siêu thị cho biết chợ búa xứ người, bước vào gian hàng trái cây, họ chưng bày thật là đẹp mắt, từ rau quả cho đến các thứ thịt cá, mọi thứ gói trong giấy bóng sạch sẽ, ước gì có nhà tôi cùng đi, chắc là bà sẽ thích lắm. Bây giờ thì tôi thông cảm cho bọn cháu ngoại,lúc chúng về thăm,thích đi chợ lắm,nhưng lần nào đi về bà nó hỏi cũng bảo là chợ hôi và dơ quá, trẻ con không biết nói dối.Tôi nhớ lại và buồn cười, đi ngang quày tỏi và củ hành tây ,chắc phải mang mấy củ hành củ tỏi to tướng về cho bà, tội nghiệp cho mấy tép tỏi bên nhà bé tí ti mỗi lần dập dẹp dính vào thớt tìm mãi không ra ,bên nầy cái thứ gì cũng to hết, đúng là xứ Mỹ vĩ đại.
Sáng ngày,các con lục đục đi làm,tôi dắt con chó Tiny đi dạo, cả khu phố thật yên tỉnh, chỉ thấy lác đác dăm ba người tay bưng ly cà phê vẫy tay chào rồi đóng cửa xe lái đi.Có những người đi trước kể lại là ở Mỹ ồn ào xe cộ chạy như mắc cửi, thì cũng đúng nhưng chỉ có ngoài xa lộ siêu tốc thôi ,tôi nhớ lại cả thành phố Saigon cũng đầy khói xe gắn máy hàng ngày,thâu đêm,chưa kể khói dầu chiên xào của những hàng quán ven đường. Không khí ở đây thật trong lành, dân cư ở biệt lập, khu thương mãi chợ búa nằm trong các khu qui định riêng, vậy mà báo chí còn kêu gào ô nhiểm môi sinh, xe lưu hành phải mang đi khám nghiệm rồi mới mua được bảng số, thử gởi quí vị đó về Saigon một lần thôi, sẽ gào đến mức nào.
Cuối tuần, mấy người bà con được tin tôi đã đến,khách tới thăm viếng tấp nập,chú em họ nhất định chở anh đi thăm cầu Kim Môn,anh nghe nói nhiều rồi ,nhưng không thể diển tả được cái cảm giác đong đưa khi xe chaỵ trên cầu,đây là kỳ quan nhân tạo cuả thế giới, đi bộ chỉ ra được một phần cầu gió lồng lộng, từ trên nhìn xuống eo biển tàu bè nhỏø như đồ chơi của trẻ con.Mặc dù sau nầy đã có cầu hai tầng băng ngang qua vịnh nối vói thành phố Oakland nằm bên kia bờ nhưng không thể so sánh với thời đại kỷ thuật thô sơ khi Kim Môn khởi công.Chỉ có chuyện sơn cầu thôi ,hàng năm bốn mùa không ngừng,vì khi khởi sự cho đến khi hoàn tất thì khởi điểm đã tới hạn kỳ phải sơn lại nữa rồi.
Chiều về chú chở tôi vào chợ Mảnh sư của San José,đi thăm một vòng khu thương mãi của đồng bào ta,các gian hàng buôn bán sầm uất,báo chí Việt ngữ đầy dẫy,tôi hỏi mua thì chú cười ngất
- Báo biếu đó anh,anh thích thì nhặt mấy tờ khác nhau về tha hồ đọc
Thật là xứ giàu có,báo in ra cũng tốn tiền giấy mực,lại mang biếu không ,sau khi các con giải thích rằng báo sống nhờ quảng cáo,tiền rao vặt đã đủ chi phí nên không cần lấy tiền độc giã.Tin tức cộng đồng và tin quốc nội, quốc tế cũng đăng tải trong các nhật báo, ngay cả tin tức trong nước Việt nam cũng phổ biến ra ngoài,những tin thực sự không bị chính quyền kiểm duyệt hay thanh lọc, đúng là tự do báo chí. Cái bệnh ghiền báo của cả nước thật là đáng thương, mấy ông bạn già ngồi cà phê buổi sáng, bình luận các tin tức từ báo chí trong nước, thường bảo nhau đọc ngược lại điều Đảng thông báo thì sẽ có sự thật. Các ông sang đây thì không cần đọc tới đọc lui mất công, sự thật ê hề.
Santa Barbara
Các con nao nức đưa tôi đi thăm hội hoa Lan ở Santa Barbara, tháng ba, mùa hoa nở, bao nhiêu là giống lạ, có những giống trước đây chỉ thấy trong hình ảnh thôi, cũng như giống Lan hài, thường thì chỉ thấy một vài hoa, nhưng ở đây thì hoa nở từng chùm,chưa kể đến hoa trắng trong như mắt mèo, những tơ rũ nhẹ như sương… tiếc quá mấy ông bạn trong hội hoa Lan không nhìn thấy, tôi mê mãi gọi các con chụp cho bao nhiêu là hình ảnh, phen nầy mà mang ảnh về cho các ông xem mê mệt. Đúng là xứ Mỹ vĩ đại, Phong Lan là giống hoa của xứ ấm mà ở đây cũng không thiếu loại nào,bao nhiêu là giống kỳ hoa dị thảo, chưa kể ngoài đường phố, Ca li là miền viễn tây, khí hậu ấm áp, cây cỏ lúc nào cũng xanh tươi, hoa trồng hai ven đường cắt tỉa thẳng hàng ngay lối. Tôi đi dạo hàng ngày,nhìn hoa nở khắp nơi, chẳng thấy ai cắt trộm hay phá phách như bên nhà.Rời Santa Barbara ,dừng lại thăm nơi làm rượu nho, chỉ uống thử vài thứ đã đủ ngất ngây. Nhớ lại ông bạn già, lâu ngày thèm chút hương men, chắt chiu mua được một chai,tất tả đến rỉ tai
- Bác, chiều nay ghé nhà,tôi mới có tìm được một chai rượu chát ,mình nhâm nhi.
- Để tôi mang hộp phô mai sang góp phần.
Chiều tôi mang hộp Camembert sang,ông bạn già trịnh trọng mở nút chai rượu, chúng tôi nhấp vào rồi nhìn nhau
- Tổ cha nó, chua như dấm.
Thế là hai ông bạn già ngậm ngùi nhấm nháp hộp phô mai. Con rễ nghe tôi kể chuyện, bèn mua cho mấy chai để Ba mang về biếu bác uống thử rượu chát của California.
Đi hành hương
Cuối tuần, có phái đoàn đi hành hương, tôi và con trai tháp tùng, trong đoàn có rất nhiều người lớn tuổi, những ông bà ở đây đã lâu, có vài người sang được vài tháng, chỉ có tôi là người mới đến. Đường xa nhưng xe chạy rất êm ái,chả bù lại mỗi lần về Cần thơ, gần hai trăm cây số đường đầy ổ voi,về tới nơi bộ xương già muốn long ra từng mảnh. Trong xe còn có nước uống, thỉnh thoảng lại ngừng xuống để các cụ bước xuống đi lại đôi chút cho đở chồn chân.
Trong chuyến đi nầy tôi thăm được tất cả mười hai chùa và thiền viện, gặp lại nhiều người quen khi xưa, sư Giác Minh của phái Khất sĩ, một lão đạo hữu của Phật Giáo Hoà Hảo, cô Huỳnh Mai của báo Đuốc Từ Bi…
Kinh sách không thiếu, có rất nhiều vị hảo tâm cúng dường, kinh kệ phát không để khuyến khích mọi người tu hành, tôi được tặng mấy quyển kinh Pháp Cú, mấy bộ băng cassette bao nhiêu là máy niệm Phật… Chỉ sợ không đủ chổ để mang về thôi, và nhất là không sợ Hải quan Việt Nam làm khó dễ thì tôi đã mang một mớ kinh sách về tặng cho bà con bên nhà, thật là quí lắm.
Tu Viện Kim Sơn
Tôi đi thăm tu viện Kim Sơn nằm trên núi cao,Phong cảnh thật đẹp , tôi đọc sách thấy mô tả cảnh tiên, chưa biết thật sự ra sao chứ đây đúng là tiên cảnh đối với tôi. Bên kia đồi núi mờ sương, thông xanh bát ngát, trên đỉnh núi xa xa tuyết trắng mênh mang. Không khí trên cao thật nhẹ nhàng, cái lá phôỉ ô nhiểm bệnh hoạn cuả tôi bao nhiêu năm nay được đãi một bữa tiệc huy hoàng.Mãi mê nhìn ngắm phong cảnh đẹp như tranh thủy mặc chung quanh, đôi chân già cũng quên đi mệt mõi …
Las Vegas
Khi các con bảo Ba đi thăm thành phố ăn chơi cờ bạc, tôi bảo chúng nó
- Ba đã bảy chục tuôỉ rồi, đi chổ đó làm gì?
- Ông Ngoại ơi, bà không có ở đây, ông không sợ bị rầy đâu
Con bé láu lỉnh trêu ông, Nhà tôi cả đời chưa bước chân vào phòng trà ca nhạc, mấy đứa con mỗi lần về thăm, năn nỉ đưa mẹ đi chơi cho biết, cuối cùng chỉ có đứa con gái nuôi yêu quí về hát trong một không khí thân mật ngày kỷ niệm thành hôn năm mươi năm của chúng tôi, bà mới đặt chân đến để nghe con gái hát tặng bài " Nổi lòng ".Giờ nghe kể lại các con đưa tôi đi thăm Las Vegas chắc chắn sẽ cằn nhằn:
- Tuổi đã cao lão , không lo tu hành cho thanh tịnh, đi Mỹ thăm con cháu ai lạị đi mấy chổ ăn chơi…
Nhưng đến nơi rồi mới biết không như mình tưởng tượng, cái danh hiệu ăn chơi cuả Monaco không biết có bằng những thứ tôi nhìn thấy ở đây không. Chỉ mói có một con dường chính thôi, nơi tôi dạo qua, bao nhiêu là khách sạn, thật lộng lẫy nối tiếp nhau, mỗi nơi có những hình thức quảng cáo chiêu dụ khách hàng.Trước cửa Mirage có cảnh núi lửa phun, hiện lên trước mặt như cảnh thật, sang Tresure Island thì nguyên một tàu hải tặc với đầy đủ các diển viên đóng trò y như trong phim ảnh.Đi trong vòm trời đầy trăng sao cuả thành La Mã nằm trong Ceasar palace …Nhưng tôi không thể diển tả hết nhửng kỷ thuật tân kỳ diển ra trước mắt khi được xem đoàn xiếc nổi tiếng Circus de soleil , từ sân khấu chìm dưới nước cho đến những màn đu dây, nhào lộn, nhớ lại cái thuở tôi hảy còn niên thiếu được Ông cụ nhà tôi dẩn đi xem màn biểu diển huy hoàng cuả Bạch Yến cởi motor bay trong đoàn xiếc lưu diễn mấy chục năm xưa mà bồi hồi…
Tôi chỉ kể sơ lược thôi, vì đã có nhiều vị cao niên cảnh cáo mọi người về sự quyến rũ cuả thành phố cờ bạc nầy, nơi đóng góp vào những tình cảnh trớ trêu, tán gia bại sản, chồng vợ ly tán…
Kỳ quan thế giới Niagara Fall
Tôi đứng trước thác Niaraga, dòng thác có lưu lượng lớn nhất thế giới.từ phía Hoa kỳ nhìn sang thác chính gọi là Horse Shoe hình móng ngựa, đứng trên bờ nhìn xuống thác nước, hàng ngày ánh mặt trời phản chiếu thành một cầu vòng bảy màu thật rực rỡ. Thác nước nối liền hai hồ lớn trong vùng Ngũ Đại hồ, từ hồ Superior sang hồ Ontario. Cho đến bây giờ vẩn không xác định được tuổi chính xác của thác nước, chỉ dự đoán đã có từ hơn 150 ngàn năm nay , với giã thuyết rằng một cuộc điạ chấn sảy ra từ lâu lắm đã làm mặt đất sụp xuống tạo nên vùng Ngũ Đại Hồ và nguồn thác kỳ diệu nầy. Thác đứng giữa biên giới của hai quốc gia Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.
Bên phía Hoa kỳ là một thác nhỏ hơn Horse Shoe goị là Bridal veil, nhìn như vuông khăn voan che mặt cô dâu. Mặc dù mùa đông ở Bắc Mỹ , Gia Nã Đại rất lạnh, nước đóng thành băng từ tháng mười một, nhưng dòng thác vẩn đổ quanh năm.Xuôi xuống phía hạ lưu cách thác nước chính một khoảng ngắn là hồ nước xoáy [ Whirpool ] dòng nước luôn chảy ngược chiều kim đồng hồ, lúc nào cũng xoay tròn theo thành hồ, bọt tung trắng xóa , cho đến hiện nay , đã có nhiều cuộc thăm dò, thử nghiệm, nhưng vẩn chưa tìm được chiều sâu thật sự của đáy hồ.
Tôi không sang được phía Gia Nã Đại vì không có chiếu khán, chờ toà lảnh sự cấp giấy thì mất nhiều thời gian quá nên thôi.Nhưng thật ra thì chỉ cần ở về phía Hoa Kỳ nhìn vào khung cảnh hùng vĩ cuả thác nước cũng đã thấy hết sự kỳ diệu của thiên nhiên.Cái hạnh phúc được nhìn tấy tận mắt kỳ quan thiên nhiên của thế giới.Nhớ lại xót xa cho Thạch động Hà Tiên, hòn Phụ Tử, chân núi Ba Vì , Sơn cốc …bao nhiêu là phong cảng tươi đẹp của quê hươngViệt Nam yêu dấu nơi tôi sinh ra và hy vọng sẽ gởi lại nắm tro tàn.Những kiệt tác của thiên nhiên còn đầy dẫy, chỉ sợ lòng tham vô đáy của con người huỷ hoại , con cháu đời sau sẽ không còn để thưởng thức nữa thì thật là buồn lắm thay.
Hoa Thịnh Đốn
Điểm chính yếu trong cuộc hành trình đông du của tôi, đến Hoa Thịnh Đốn, thăm thủ đô nước Mỹ, cường quốc số một mà thế giới đầy thương ghét.Trời vừa sụp tối, cái nóng của ngày hè chưa tắt hẳn, các con bàn nhau là nên đi tìm chổ ăn tối và nghĩ chân.Nghe nói vùng Fallchurch và Arlington có rất nhiều người đồng hương, và có cả một trung tân thương mãi rộng lớn tên Eden, lúc tìm tới đường Wilson nhìn thấy lá cờ thân quen phơ phất là biết mình đã dến đúng nơi.Sau khi nhặt một ít số báo Việt ngữ, mua một tí thức ăn sáng cho ngày mai, vì không muốn mất nhiều thời gian trở lại ăn , tôi theo các con về khách sạn nghĩ đêm.
Trong khi chờ đợi con rễ làm thủ tục nhận phòng, tôi và con gái ra quày tiếp tân nhặt một loạt chương trình, quảng cáo và bản đồ chỉ dẩn cho du khác mang về phòng nghiên cứu. Chuyến đi nầy cho tôi một chứng minh hùng hồn, đáng giá về sự giàu mạnh, cuả một quốc gia tự do tân tiến, không cần phải hô hào, không cần phải kẻ những khẩu hiệu làm đẹp đường phố, nhìn chung quanh sự sung túc thấy rõ, từng chặng đường qua đi, vì các con sợ tôi ngồi trong xe lâu quá mệt mõi nên dừng lại ở các trạm dọc theo xa lộ xuyên bang, mỗi nơi đều có những nhà vệ sinh, quán hàng thật sạch sẽ, mọi người vào nghỉ ngơi ăn uống đi lại cử động cho dãn tay chân , xong lại tự dọn dẹp chổ ngồi mang rác đến bỏ vào các thùng chứa để dọc hai bên. Bước qua biên giới mỗi tiểu bang laiï có những trạm tiếp tân, trong đó có đầy đủ sách chỉ dẩn thật rõ ràng những thắng cảnh hay di tích lịch sử, những khách sạn để nghĩ đêm, hàng quán ăn uống…tất cả đều tặng không cho khách đi đường.Tôi say mê mấy cuốn sách in màu lộng lẫy, đẹp hơn cả sách giáo khoa cuả trẻ con, những bản đồ cuả thành phố in rõ hơn cả tài liệu dạy sử điạ của thằng cháu đang dạy học bên nhà, tôi muốn mang một ít tài liệu về cho mấy ông bạn già , nhưng chỉ mang dược có hai rương lên máy bay, tần ngần bỏ lại , thật tiếc quá.
Sáng ngày, ăn uống qua loa, tất cả theo nhau ra trạm xe điện.Hệ thống Metro [xe điện ngầm dưới lòng đất ] thật là hoàn hảo. Tối qua, lái xe đi một vòng qua các con đường chính, không nhìn thấy đường sắt, nghĩ rằng chỉ có xe hơi lưu hành trong phạm vi thủ đô thôi, đến khi ra ngoại ô thì thấy mấy chiếc xe điện từ những đường sắt trong lòng đất trồi lên.thì ra tất cả hệ thống xe điện công cộng đều xây ngầm dưới thành phố. Nghe nói rằng mấy vị nghị sĩ dân biểu của quốc hội đều dùng đường hầm riêng để di chuyển, như vậy quốc hội họp khẩn cấp sẽ không sợ trể nãi vì giao thông chưa kể đến việc bảo vệ an toàn cho các yếu nhân.và nhất là không ngại sự ám sát thanh toán lẫn nhau vẩn sảy ra như ở Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết..
Sau khi mua một thẻ dùng suốt ngày khởi hành sau 9:30 sáng cho đến 12:00 đêm trong tuần, cuối tuần đến 2:00 khuya, chỉ trả tiền một lần thôi không cần biết đổi bao nhiêu tuyến đường, thật là tiện lợi và rẽ tiền. Chúng tôi vào nhà ga chờ chừng năm phút là đã có xe đến.trong xe thật sạch sẽ thoáng khí, có bản đồ chỉ dẩn các trạm ghé, từ đó chỉ mất có một thời gian ngắn , chưa kịp quan sát các tuyến đường là đã xuống tới trạm trung ương, còn gọi là Union station, thật to lớn rộng rãi, phần dưới chứa năm tầng đường sắt , mỗi tầng sơn một màu, rất dễ phân biệt, có bản đồ chỉ dẫn hành khách về các tuyến đường di chuyển trong thủ đô, hay ra bốn hướng ngoại ô, chưa kể các hệ thống Amtrax là loại xe đi xuyên qua các tiểu bang. Phần trên, nằm cao hơn mặt đường của tòa nhà Union station, có kiến trúc thật đẹp mắt, được xây theo kiểu của nhà tắm La Mã khi xưa, gần trên trần nhà dựng các tượng dũng sĩ khoả thân đứng chung quanh cầm giáo , vì giữa nơi công cộng, e ngaị chạm thuần phong mỹ tục nên phải đắp thêm cái khiên để che lại.Tôi nhìn quanh mà thương cho thành phố Sài gòn, nhớ lại hệ thống xe bus cũ kỷ ngày xưa, chưa kể thời kỳ vàng son của hệ thống xe Lam rồi đến đợt hửu sản hóa xe Daihatsu sau nầy, thành phố luôn tấp nập dủ loại xe cộ và cho đến nạn xe gắn máy hiện nay thì chuyện xe cộ đùn đống như cuộn tơ vò là chuyện cơm bửa mỗi ngày , ước gì dược một hệ thống di chuyển công cộng hoàn hảo như vầy thì sẽ giải quyết nhanh chóng nạn kẹt xe trong thành phố, cứ tính theo tổng số dân cư, bao nhiêu xe gắn máy , bao nhiêu xe vận tải di chuyển hàng ngày, với sức chứa đựng của đường xá… và nhất là bộ máy hành chánh rùa bò của giao thông vận tải , Tôi chỉ sợ trong cuộc đời còn lại sẻ không kịp thấy ngày Sài gòn thay đổi, buồn thay.
Từ trạm trung ương chúng tôi lại mua vé xe Strolley đi thăm các điạ điểm khác.Xe nầy hình dáng tương tự như Xe điện ở Cựu Kim Sơn, chỉ có mái che trên đầu, chung quanh cửa sổ để trống, chạy rất chậm, người tài xế vừa là hướng dẩn viên, vừa đi vừa giải thích những thắng cảnh dọc theo hai bên đường.
Khách có thể dừng lại bất cứ địa điểm nào muốn thăm viếng, sau đó đón chuyến khác trở lên tiếp tục hành trình. Trạm đầu tiên chúng tôi dừng lại ở Botanic garden, chụp một ít hình làm tài liệu cho mấy ông bạn, khi ra đi ai cũng dặn dò. Đọc trong tờ giới thiệu tối qua thấy trồng tới 10.000 giống thảo mộc, trong đó có 3.000 giống Lan, thật ra thì không thể đi và đếm từng giống, nhưng nhìn cách thiết kế và chăm sóc cũng đủ làm đề tài cho bao nhiêu buổi trà dư.
Sau khi rời Botanic garden, chúng tôi dừng lại ở Smithsonian , hệ thống bảo tàng viện quốc gia thật là vĩ đại.Vào nhìn những bảo vật , nhớ lại những thất thoát cuả Việt Nam mà ngậm ngùi.Chỉ tiếc là không đủ thời gian để thăm hết các nơi.Chỉ có một toà nhà thôi mà đã mất nửa ngày trời, chỉ thăm được một gian đá quí , bảo thạch thôi , chính mắt thấy viên kim cương Hope , cả mấy viên khác nặng hàng trăm carat, chưa kể khối ngọc tím to hơn cái nón lá của nhà tôi để bên cạnh khung cửa, mọi người tha hồ sờ mó, cùng bao nhiêu là bảo vật bày ngay trước mắt.Tiếc là tôi không thể kể hết hệ thống bảo tàng viện và những gì tôi trông thấy ở thủ đô, mỗi toà nhà chiều dài bằng một con đường, có hàng chục bảo tàng viện, đi ngang qua một toà nhà , nhìn vào bảng ghi VOA [ Voice of America] nơi phát thanh hàng trăm thứ tiếng trên thế giới.hai mươi bốn giờ mỗi ngày …

Pennsylvania cũng giống như đại lộ thống nhất của Sài gòn ngày xưa, từ Toà Bạch Cung đi thẳng về Capitol Hill nơi các vị tổng thống Mỹ dẩn đầu trong các cuộc diển hành ngày nhậm chức.Trong số các tòa đại sứ của những quốc gia bang giao với Hoa Kỳ, chỉ có Gia Nã Đại thân thiết là toạ lạc trên con đường lịch sữ nầy, những tòa đại sứ khác thì nằm khiêm nhượng trên một con dường nhỏ, trong đó tìm mãi mới thấy màu cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam núp ló trong ngõ như cái miễu thổ thần. Đứng trước chính diện của Tòa Bạch Cung , thấy có nút bấm chuông gọi cổng , tôi để tay vào thử, nhìn qua khu vườn hoa thẳng tắp , cắt tỉa gọn gàng, đứng trên nóc nhà một người lính phòng thủ bên cạnh khẩu súng to, luôn nhìn qua ống nhòm , theo dõi hành động cuả các du khách. Theo lời kể thì toà nhà có tên Bạch cung nầy thật ra trước đây xây bằng đá sông màu xám, sau khi bị quân đội Anh quốc trong cuộc chiến tranh giành độc lập đốt phá, tổng thống Washington cho sơn lại trong một thời gia kỷ lục để chứùng tỏ sự quyết tâm gìn giữ và xây dựng Độc lập của đất nước Chúng tôi đến phòng chỉ dẩn hỏi thăm thì được biết sau ngày khủng bố tấn công toà nhà thương mãi New York, các chuyến thăm viếng trong Toà Bạch cung bị huỹ bỏ, chỉ có những chuyến dành cho trẻ em học sinh thôi, tiếc là tôi đến thăm không đúng thời điểm, không thể vào tận nơi xem tổng thống ở và làm việc , thôi thì còn địa điểm khác chưa được đi xem. Trước mặt toà Bạch Cung, qua ngang một khoảng sân rộng và công viên xanh mát nhìn thấy ngọn tháp Washington Monument vừa được trùng tu, từ dưới chân cho đến đỉnh tháp đều do các khối đá chồng lên nhau cao ngất, Vì không dự trù lên trên đỉnh tháp để nhìn xuống thủ đô, chúng tôi lại tiếp tục hành trình..
Trở lại Union station chúng tôi tháp tùng một toán du khách khác dùng xe lội nước đã được tân trang lại để tiếp tục đi thăm các nơi, qua một công viên xanh ngắt , cuối cùng lên đênh trên dòng Potomac, nơi nổi tiếng với mùa hoa Đào đầu xuân , và thưởng thức cái cảm giác của âm thanh phản lực cơ bay ngang đầu khi hạ cánh ở phi trường Regan nằm bên cạnh dòng sông, chỉ tiếc là không đúng thời điểm nên không nhìn được chiếc trực thăng của tổng thống cất cánh hay hạ cánh bên kia bờ sông.
Cuối ngày, vẫn chưa hết những nơi muốn đi thăm, các con lại sợ tôi mệt mõi nên đưa nhau về nghĩ đêm, ghé ngang khu thương mãi của người Việt, mua một ít thức ăn, nhân tiện tìm báo Việt ngữ mang về khách sạn đọc.Vừa về đến nơi, nghe tiếng Việt xôn xao, nhìn lại thì thấy một người tóc bạc trông rất quen và một số người đồng hương đang bàn tán, dùng dằn sợ người bảo tôi nghe lén nên đi thẳng về phòng, tối lại, đọc tin tức trên báo Việt ngữ mới biết là ban tri sự Phật giaó Hòa hảo, cựu nghị sĩ Lê Phước Sang, đang chuẩn bị tổ chức buổi lể kỷ niệm 18 tháng 5 , ngày Đức thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Phật giáo Hoà hảo
Buồi chiều, mang báo ra hiên ngồi, chợt thấy một chiếc xe ngừng lại phía sau mấy dẫy phòng, người đàn bà bước xuống, mang theo một giỏ lớn, bà ta đi về cuối sân cỏ, từ đâu chạy tới một bầy mèo đủ các sắc lông , lớn nhỏ.
- Xin lổi, xin lồi, tôi bị kẹt xe, chờ lâu quá.
Bà lấy ra một một loạt tô xếp hàng ngay trước mặt, trút thức ăn vào, thì ra bà mang thức ăn đến cho bầy mèo hoang.Trong mấy ngày tôi còn lưu lại ở khách sạn, bất kể mưa nắng đều thấy bà đến, lủ mèo hoang giống như đồng hồ báo thức, vừa sụp tối là chúng nó lai vãng chờ đợi, vừa thấy bà là bao quanh meo meo mừng rỡ.Nhớ lại lời mấy ông bạn Cao niên ở Cali hay bảo trên đất Mỹ thân phận đàn ông xếp hạng sau đàn bà trẻ con cây cỏ và cả xúc vật, thử vào supermaket mà xem hàng bán thức ăn cho chó mèo , bổ dưỡng và ngon lành còn hơn thức ăn cho người, bây giờ lại thấy bầy mèo hoang có người đến chăm lo bữa ăn hàng ngày , thật là diễm phúc.
Ngày kế tiếp lại bắt đầu từ trạm xe điện, lấy xe đi thăm Ngân khố, nơi in đồng đô la có sức mạnh khuynh đảo kinh tế thế giới, sang bảo tàng viện không gian, nơi chưng bày các mẫu đá lấy từ mặt trăng, các phi thuyền Gemini.chương trình thăm dò không gian nổi tiếng trong thập niên sáu mươi, chưa kể thống kê, giải thích cấu kết của Thái dương hệ, các hành tinh, có quá nhiều dữ kiện, nếu đi và đọc hết chắc phải mất một đôi ngày.
Từ ngọn đồi thủ đô, nơi tòa nhà Quốc hội với đỉnh nóc tròn sáng rực bốn mùa, vì làm bằng kim loại, cho nên phải ước lượng sự co dãn theo ảnh hưởng của thời tiết, nóc nhà được đặt lên mà không xây dính vào, nhưng với cái sức nặng hàng triệu cân đó thì biết lấy gì lay chuyển nổi.
Thư viện quốc gia, nếu chỉ đi bộ dọc theo các kệ sách trong thư viện cũng bằng làm một cuộc hành trình dài ít nhất năm dặm Anh.Không đủ thời gian tra cứu, chúng tôi lại tiếp tục hành trình. Đến thăm nghĩa trang quân đội quốc gia, nơi an nghĩ của hơn hai trăm ngàn quân nhân Hoa kỳ trong đó có bao nhiêu người đã chết trên quê hương Việt nam chúng ta. Bức tường đá đen lịch sử, tên tuổi hy sinh trong cuộc chiến anh em tương tàn mà hậu quả còn để lại cho đến bây giờ.Ngoài ra còn thấy ngọn đèn chong ngày đêm không tắt trên mộ phần của tồng thống John F.Kenedy. Tôi chưa được thấy cuộc diển hành đổi phiên gác của lính canh ở Điện Buckingham Hoàng gia Anh Quốc nhưng chỉ nhìn thấy khí thế, uy vũ cuộc diển hành của đội canh gác nghĩa trang quân đội quốc gia ở Arlington cũng rất nghiêm trang đẹp mắt.
Cái tấm thân tuổi hạc của tôi , cuộc đời thăng trầm theo vận nước , cái mơ ước thời thanh niên làm cuộc hành trình bằng xe đạp qua toàn cõi Đông dương, cuộc đảo chánh 1945 làm đứt đoạn, giấc mơ giang hồ, chỉ tới được Nam Vang là thân phụ bắt quay trở về. Bao nhiêu lần mơ thấy trời cao đất rộng, cho đến bây giờ được đi qua nửa vòng trái đất, đã đến tận nơi nhìn cuộc sống của con cháu , lại được nhìn thấy những tiến bộ kỷ thuật phi thường, những kỳ quan thế giới, hẳn trời đất hãy còn thương. Chỉ hy vọng sẽ tiếp tục hành trình về vùng Ngũ Đại Hồ, nơi các con định cư đã hon hai chục năm qua.
Ông bạn già ơi! Cho tôi tiếp tục một ngày nào đó nhé.

Vũ Thị Thiên Thư
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, March 5, 2005 6:43:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Long Xuyên Và Tôi

Võ Thị Xuân Ðào



Mùa hè năm mười một tuổi, chấm dứt những ngày rong chơi với con Ki ki . Cô tôi về thăm nhà như thường khi, mấy chị em gặp nhau mãi lo chơi đùa, ăn uống, bao nhiêu là cây trái trong vườn nhà, bao nhiêu trò chơi cũ mới … Hôm sau, Mẹ tôi lặng lẽ xếp một ít quần áo, sữa soạn các vật dụng hàng ngày, tôi cùng đi với cô về tỉnh lỵ theo các chị vào trường.

Trong trí nhớ đơn sơ của con bé tóc hãy còn lổm chổm chưa chấm bờ vai, mái tóc củn cởn nầy là tuyệt tác của Oâng Nội, mỗi mùa hè, không thiếu một mùa nào, ông mang hết mấy đứa cháu bất luận trai gái đến tiệm hớt tóc duy nhất của ngôi chợ nhỏ trong làng, bao giờ cũng bảo bác thợ một câu “ hớt ngắn, kiểu ca rê, cho nó mát ”. Bọn trẻ trang lứa trong làng nhìn vào hai cái đầu tóc ngắn củn cởn và gọi chúng tôi là “ thằng con gái ” Tôi lúc nào cũng bận chúi mũi vào quyển sách cầm tay nên không chú tâm đến lời bạn bè trêu chọc, vô phúc cho đứa nào trêu vào tay Kim Thoa, như chạm vào con nhím, bao nhiêu lông nhọn xù lên sẳn sàng phóng tới. Năm tôi lên mười, lần đầu Bà Nội trái ý ông, không chịu cho ông mang hai đứa chúng tôi đi cắt tóc như hàng năm, Bà Nội bảo con gái lớn lên phải để tóc dài, mặc áo bà ba, đi đứng phải dịu dàng thùy mị, và mang mấy bộ quần tây, áo cao bồi xếp lại cất vào tủ áo.

Trường trung tiểu học Á Thánh Phụng của họ đạo An Giang, Cha Nguyễn Văn Lãng làm giám đốc. Cô sáu Thiên Hương làm thư ký, người luôn mặc áo dài màu tím Huế, bên cạnh những bộ áo dòng trắng nuốt của các Sơ .Ngôi trường tỉnh lỵ đầu tiên con bé nhà quê ngơ ngác bước vào. Xúng xính trong chiếc áo dài trắng tinh còn nguyên vệt phấn kẻ, cô tôi dẩn mấy chị em đến nhà may Hạnh Dung đối diẹân trường Bác Aùi, đặt may cho mỗi đứa ba bộ áo dài, tôi mặc chiếc áo thướt tha làm học sinh trung học, một bước nhảy xa từ ngôi trường làng cấp tiểu học, chỉ có hai dẫy nhà tôn vách ván ,sáu phòng học đơn sơ.

Tôi lặng chìm trong dòng áo trắng nuột nà của những cô bạn cùng lớp .Con bé nhà quê, giờ chơi ngồi một góc ôm kè kè quyển sách, trong các môn học, tôi thích Việt văn vì gần gủi và vì tôi mê cô Lệ Hằng, vị giáo sư phụ trách, cô trong mắt con bé đẹp như thiên thần, giọng nói nhẹ nhàng, nhưng giảng bài thật lôi cuốn. Bài luận văn đầu tiên, cô gọi tên, con bé thẹn thùng đứng dậy, sau khi bảo tôi đọc cho cả lớp cùng nghe, cô chấm bài của tôi hay nhất và chọn làm bài mẫu, tôi nhớ rõ đề luận “Tả con mèo” nhưng trong bài viết tôi kể chuyện con mèo. Con bé nhà quê rụt rè, cô giáo như bà tiên huyền diệu, với đôi đủa thần trong chuyện cổ tích cô bé lọ lem, bổng dưng tôi biến thành nàng công chúa xinh đẹp, có tên tuổi có mặt mày, và trở thành ngôi sao sáng trong lớp học từ ngày ấy. Ðiều nầy không tránh được những trêu chọc của bạn bè, kẻ yêu người ghét, nhưng bất luận phía nào cũng có Ngọc Lan bao che, đứng mũi, chịu sào. Cô bé cận thị nầy theo cùng tôi những tháng năm dài mài ghế trung học, hoạt động trong học đường cũng như lăn vào sinh hoạt trong các đoàn thể thanh niên .

Trong trí nhớ của mỗi chúng ta, Long Xuyên, ít nhiều là những hình ảnh không thể xóa mờ, từng con đường góc phố, những dấu chân chim sáo reo vui, bốn bức tường vôi của lớp học, bàn ghế âm thầm khắc tên, phấn trắng bay trên bảng đen, bay theo những khóm mây mơ ước . Tôi mang trong lòng từng hạt chuổi tương tư, từng giọt tình thương nhớ. Kỷ niệm như những giọt nước thấm dần, loang lỗ, ăn mòn từng mảnh trái tim, từng buồng lá phổi, từng ngăn khối óc, mỗi dấu chân qua đi, một khuôn mặt đậm nét, một nụ cười vô tư, tôi bơi miệt mài, tôi chạy mòn hơi, tôi lê thê bước, Long Xuyên của tôi, và tôi, và những người sống lang thang trên nửa địa cầu xa tít đã dể quên lại trái tim với muôn nghìn dấu ái.

Những năm trung học thật bình yên, tỉnh lỵ hiền hòa không hề nghe tiếng súng, chỉ có những chiếc Honda mới tấp nập ngày con sóng xe gắn máy tràn về, Ngọc Lan vẩn đến đèo tôi qua các ngã đường thân quen, chiếc xe mang chúng tôi qua con đường xanh bóng cây đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du nằm cạnh bờ hồ nhỏ và dòng sông Hậu hiền hòa. Con đường liên tỉnh từ Cần Thơ về Châu đốc, công trường Trưng Vương về đường Tự Do đến ngõ hàng cau, căn nhà mái lá con con , dập dìu tiếng cười đùa vào ra bất tận, từ tiếng đàn Tây ban cầm mượt mà reo vui của cậu Hồ, đến tiếng sáo vi vút mấy tầng cao của cậu Cựu, những anh học trò áo xanh dương trường Trung học Kỷ thuật Angiang, khi buông tay đục tay kềm, những ngón tay chai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn , vuốt ve từng lóng trúc, buông ra những âm thanh huyền diệu ru tuổi học trò thần tiên .Mùa tựu trường, những cơn mưa dầm không ngăn nổi dấu chân chim vui, bạn bè ba tháng chia xa , gặp lại nhau ríu rít chuyện trò.

Rời mái trường trung học, với ước mơ nhỏ nhoi, hẹn sẽ trở về. Khung trời đại học thênh thang thiếu cái thân quen của tỉnh lỵ nhỏ nhoi, thiếu hồn nhiên vô tư vui đùa, như chiếc xuồng con bơi nước ngược, tôi chỉ mong thời gian qua nhanh, cố gắng học cho xong bốn năm đại học,những băn khoăn, những khó khăn trong cuộc sống và tương lai không lối thóat, nhìn thực trạng phơi bày chunh quanh, nhìn trọng trách đặt lên vai con người mà mơ mình nhỏ lại, giấc mơ đơn sơ chiếc áo mới mỗi Tết về, tung tăng đi mừng tuổi, dăm ba đồng bạc mới.

Thủ đô Sài Gòn, với nhịp sống vội vã, chen chúc tranh giành, mỗi lần lễ Tết trong lòng thôi thúc, tôi lại quay về Long Xuyên, đôi khi chỉ vì một lời hứa, chút nắm níu của bạn bè thân yêụTôi thèm khát cái không gian yên ấm, tôi nhớ từng con phố nhỏ, những ngày dầm mưa suốt con đường Lê Lợi, Gia Long, về chân cầu Hoàng Diệu, nhớ hai hàng phượng bên bờ sông, hình như mổi viên sỏi nhỏ, từng bậc thềm nhà, con hẻm hai hàng dừa rũ lá, nơi nào cũng cất tiếng chào mời, chốn nào cũng xôn xao nhắn gởi. Tôi hình dung mình suốt đời bơi lội trong muôn ngàn tình tự, đắm ngập trong biển bát ngát thân quen. Dòng đời quanh co nghiệt ngã, con sông Hậu giang hiền hòa chở nặng phù sa, mổi năm mang sức sống về bồi đắp từng mảnh ruộng đồng, từng chân lúa sạ, con sông tôi bơi lội miệt mài, ngày tóc xanh chưa thành thiếu nữ, con sông ngọt ngào tình thanh niên của Ba Mẹ, và cũng chính con sông nầy mang chúng tôi vào biển cả, vượt đại dương bát ngát đi tìm sự sống trong nổi chết, đi tìm một tương lai mà từng hơi thở không còn là tiếng thở dài .

Những ngày Tết hiu hắt ở chốn xa mịt mù, ngồi trong nhà nhìn tuyết bay trắng xóa ngoài sân, lạnh tái tê thê thiết . Không còn cái lạnh nhẹ nhàng, mùa gió bấc lang thang bốc từng nắm bắp rang, cười đùa với nhau suốt con đường Quang Trung tối hăm ba đi chợ Tết. Cái lạnh hiu hiu bên làn khói mỏng, tay bưng chén chè nồi đất, cắn vỡ từng hạt đậu xanh, ngọt trên đầu lưỡi đến tận tấm lòng. Tất bật chạy tìm, lặn lội đến từng của hàng tạp hóa trong bảo tuyết, trong cơn gió dao cắt của cực bắc thổi về, vơ vét hết nhửng gì cần thiết, chén nếp, hạt đậu xanh, nấu cho xong mâm cổ Tết bày trên bàn, rồi thẩn thờ nhìn khói hương bay lạnh lẽo. May cho con manh áo mới, mặc bên trong chiếc áo len lù xù, lang thang tha chúng đi tìm hội Tết, tìm chút hơi ấm dăm ba người đồng hương, chia nhau khoanh bánh tét, miếng thịt kho bằng nước dừa trong lon nhôm cho đở nhớ quê nhà.

Ôi! Những ngày tha hương, tiếng mẹ như khúc nhạc reo vui, đang đi trên đường phố, bất chợt nghe thanh âm ngọt ngào là quay phắt lại, trông thấy màu tóc huyền là bất kể chạy theo, nhìn nhau cho kỷ để người chưa quen, thành người quen. Nghe tin có người Việt Nam mới đến định cư là nôn nóng gọi tìm, “ anh quê Châu đốc ? Kiên giang ? Không sao , chúng ta gần nhau, tôi , quê Long Xuyên đó .”

Long Xuyên, ngọt như lóng mía cù lao, thơm như lúa mới dạt dào, hai mươi năm, lần đầu trở lại, đi như mộng du, từng con đường nhỏ, từng góc phố quen, kỷ niệm trùng trùng. Cổng trường trung học Phụng sự [ nay là trường trung học Angiang ] đối diện với Ty thanh niên, khoảng sân tráng xi măng ngày nào tôi lần đầu đến sinh hoạt với toán Du ca Ðường Việt, phòng tập Nhu đạo bên cạnh và trụ sở Hướng dạo An Giang. Dãy phòng học ba tầng vẩn đứng im lìm soi nắng trong, bốn bức tường vôi trắng từ lâu không hề sơn phết lại. Khung cửa sổ cao, với tấm sáo bằng gỗ chắn lại cũng hư hao, mục gẫy theo thời gian.Nhìn lại phía vườn bông, trụ đèn bốn ngọn ngạo nghễ ngày nào, giờ đứng khiêm nhượng bên cạnh những căn phố củ kỷ đối diện cơ sở cũ của Viện Ðại học Hòa Hảo. Thư viện An Giang, với kiến trúc mới hình tròn như khúc bánh gỗ mùa Giáng Sinh, tôi đứng đây ngơ ngác kiếm tìm, hai mươi năm, tôi như người đi lạc trong chính trái tim mình .

Từ bến bắc Vàm cống, những ngày nắng trong, giữa dòng sông đẫm màu phù sa, nhìn về phía thành phố, đôi bàn tay chắp của gác chuông nhà thờ chánh tòa Long Xuyên in đậm trên nền trời xanh thẳm. Ði dưới chân tượng Chúa, tôi ngơ ngác nhìn qua bên đường, những gian hàng san sát mọc lên như rừng nấm, khu trại binh thuộc sư đòan thiết giáp, nơi cư trú của cô bạn nhỏ học chung lớp cuối cùng trước ngày về đại học. Tôi không nghĩ ra Long Xuyên có thể thay đổi, trong trí nhớ những hình ảnh nối tiếp nhau trùng trùng, từ cầu Cái Sơn lên đến cầu Quay Nguyễn Trung Trực, đường Trần Hưng Ðạo nối dài, thuở xưa đi như vạn dặm, giờ chưa kịp thở hương nhớ thương đã thấy qua hết một khoảng đường, mấy chị em tôi dắt díu nhau trở về như Từ Thức, lang thang , đi tìm kiếm người thân.

Phu quân tôi, người cùng tôi sống triền miên với những kỷ niệm trong ký ức muôn màu, người uống từng giọt men cay nồng tiếc thương thời xanh tóc, người lê thê lết thếch theo tôi, mỗi lần gặp người quen, tự giới thiệu “ Tôi là Rễ Long Xuyên” quanh quẩn chỉ có mấy người thân, chút dây mơ rễ má, gặp nhau nhắc lại chuyện quê nhà, trong lòng nỗi ước mơ thôi thúc, năm trước đây anh đề nghị “ hay là mình về Long Xuyên một hôm đi ”.Nhân chuyến về thăm gia đình, thật ngắn ngũi, chúng tôi cố dành lại một ngày, để đưa nhau về thăm đất hứa.
Ngồi trên chiếc ghế đẩu ở bến xe đò, loại xe tốc hành nhỏ, chờ đến giờ rời bến, ôm cái xách tay trong chứa bộ quần áo thay đổi, vành nón che nửa mặt, phu quân tôi mua mấy quyển sách xem bói tướng của em bé đi bán dạo, tôi chỉ cười thầm, không cần phải đoán tương lai, hai chúng ta có chung số tha hương, bởi đi nửa vòng trái đất mới tìm được nhau, duyên hay nợ cũng đã phần tư thế kỷ rồi, vắn hay dài cũng đã tuổi tri thiên mệnh …Bất chợt Anh khều chân “ nhìn kỷ anh chàng áo trắng kia, có phải Phú Hải không ? ” “Không chắc đâu, hắn làm gì lang thang nơi nầy ?” “ Để anh hỏi thử, không đúng người thì thôi, chẳng mất mát gì, nhưng sẽ không bận tâm nữa ” Tính anh vẩn vậy, thẳng thắn, không thích vương mắc bâng quơ.
- Xin lổi, Anh có phải là em của Nguyễn Phú Hải, Hải Mohamet không ?
- Tôi tên Hải, Hải Mohamet, ủa trông anh quen quá!
- Nhìn lại người nầy, xem anh có nhận ra không ?
- Chị Xuân Đào, anh Thành sao lại lang thang ở đây ? Về bao giờ ?
- Bất ngờ quá, chị về hơn tuần nay, giờ trên đường về Long Xuyên đây.
- Chị về đó làm gì ?
- Đưa anh Thành đi thăm chốn cũ thôi, nhân tiện tìm một ít bạn bè còn lại. Lần trước về thoáng ngang qua, có lang thang đi tìm nhưng chẳng gặp một ai. Lần nầy về hy vọng tìm được Lâm Viên thì sẽ phăng ra manh mối.
- Lâm Viên hả? Tưởng gì khó khăn, chị chờ một chút.
Hải xin lổi rồi vào trong văn phòng, ngồi xuống bấm số điện thoại, nói chuyện với người bên kia đường dây, nhìn qua khung cửa kính, gọi tôi
- Hải gọi được Lâm Viên trên điện thoại, chị vào nói chuyện với nó nhé.
- Cảm ơn, Hải nghĩ nhanh quá.

Từ giã Phú Hải, chuyến xe tốc hành mang chúng tôi về Long Xuyên, qua những thành phố nhỏ dọc theo quốc lộ 4 về miền tây, qua cầu Mỹ Thuận, chiếc cầu vĩ đại là đề tài của những cuộc chuyện trò mở đầu thế kỷ, một bước tiến kỷ thuật mà người dân quê mộc mạc hiếu kỳ dẩn nhau đến chiêm ngưỡng hàng ngày. Ngang bến bắc Vàm cống, con sông Hậu giang phù sa màu mỡ, xôn xao nhìn về chân trời, chỉ cho phu quân nhìn đôi bàn tay chắp in trên nền trời xanh, chín cây số từ Cầu bắc về thị xã Long xuyên, qua cầu Cái Dung, Cái Sao, Rạch Gòi, Tầm bót, Cái Sơn. Rời bến xe đò, chúng tôi lang thang về đường liên tỉnh 9, nhìn những khách sạn đứng san sát bên vệ đường, căn nhà của thầy Lâm Đức Minh với sân trước đầy hoa, với lá dừa khiêu vũ đêm trăng sáng , cổng rào im lìm lặng lẽ, đối diện nhà của trắc địa sư Nguyễn Ngọc Tố khuất sau chòm cây . Tôi rẽ vào con hẻm nhỏ, đôi chân như chấp cánh bay dưới nắng chiều, nhớ hầm lục bình đầy hoa, hàng dừa nghiêng bóng xỏa lá xanh, hàng cau thanh thoát tỏa hương thơm quất quít, tôi đi trong mộng du, trong hư ảo, con dường đất như trải thảm hoa, như giăng đầy sao sáng. Một bước, theo một bước, phu quân tôi im lặng đi theo sau, anh tôn trọng phút giây bàng hoàng, anh chờ cho cơn say ngất ngây lắng xuống, ngõ hàng cau, con đường kỷ niệm, tôi bơi ngược thời gian, bước đi, dừng lại, nhìn gương mặt ngơ ngác, anh hỏi nhỏ
- Có muốn anh hỏi thăm cho em không ?
Tôi nhìn anh, nhà của em mà, sao lại hỏi thăm? Con đường em đi qua hàng ngày, cái ngõ em rẽ vào nhắm mắt cũng tới mà. Tôi tiếp tục bước đi rồi dừng lại, nhìn những mái ngói mới bên cạnh mái tôn đã trải qua một thời xuân sắc. Khu mộ đá nằm khuất sau cỏ rậm, đã lâu không người chăm sóc, mưa nắng rong rêu, cỏ dại tha hồ, bìm bìm hắc sửu bò ngang dọc, tôi đứng ngẩn người, sao lại lạc sang ngõ hẽm trên, phía nhà Khánh Hồng? Trở lại đầu đường, đi về phía hẽm dưới , nhớ lại khi xưa chỉ có một dãy bốn căn nhà gạch, kế đến là nhà thầy Hộ nàêm giữa ao lục bình, ngang cửa là nhà bác Tư Kỉnh, kế bên là Ngọc Phượng, bây giờ, hai dãy nhà sát nhau, hàng cau lá xanh mượt mà đã biến mất, hàng rào ra đến tận lối đi, không còn khoảng sân với hàng băng đá chiều chiều ngồi chuyện trò, tôi dừng lại, hỏi thăm nhà cô giáo Kim Cương.
- Ở xóm nầy có nhiều cô giáo lắm, xóm bên kia cũng có mấy cô giáo nửa.Hay là cô đến hỏi Dì hai nhà kia, Dì ở đây lâu rồi chắc biết rành hơn tôi .
- Cám ơn bác.
Tôi đứng sững sờ, nhìn căn nhà gạch mới xây, hai tầng lầu, đứng ngạo nghể trong nắng trưa, gốc bồ đề không còn nữa, hàng rào gạch xây ra tận mặt đường cổng khóa kín. Đâu rồi khoảng sân nhỏ trồng hoa bốn mùa, mái hiên nhà chiếc võng con giăng dưới bóng cây bồ đề rậm mát, căn nhà trước đây dập dìu tiếng nói cười, hàng ngày vang tiếng nhạc, lời ca, tên Giao Duyên trang bạn bè thân yêu vẩn thường gọi, những đêm thúc trắng chờ ngày thi, những mùa báo tường, báo xuân rộn rịp vào ra, căn nhà sáng ngời trongtrí nhớ, từng manh ván vụn, từng mắc gỗ bóng loáng dấu chân quen, lần trước về thăm còn ngồi lại chiếc võng đong đưa trước hiên, trong ký ức bồi hồi còn âm vang những lần bình thơ suốt sáng, đối đáp bàn luận thâu đêm…Tôi thất thiểu đi ra, lòng ngổn ngang trăm mối, mình lạc mất lối về, tìm được thì không ai còn biết mình từ đâu đến, xưa dọc Lưu Nguyễn về trần, vô tư, không bao giờ hình dung được ngày nầy.

- Lâm Viên, chị về Long xuyên lần nầy cố ý đi tìm chút kỷ niệm thời cắp sách, thăm bạn bè còn ở lại, và ghé ngang căn nhà cũ, nhưng đã không còn tìm thấy mái tôn cùng dấu vết căn nhà khi xưa.
- Long Xuyên thay đổi nhiều, ngày mai chị đi một vòng, sẽ thấy, Chị dự trù đưa anh Thành đi thăm những đâu ?
- Chưa đi đến đâu cả, lúc bước xuống bến xe đò, đi ngang đường Liên tỉnh, tạt vào tìm nhà cũ, ngơ ngác, sợ trể giờ hẹn với Lâm Viên nên trở về khách sạn chờ, định đi thăm trường Chưởng Binh Lễ và Thoại Ngọc Hầu cũng như trường Sư Phạm, công trường Trưng Vương, công viên Nguyễn Du…
Buổi cơm chiều, chuyện trò không dứt, băng qua đường Tự do, ngang khu nhà mới kiến thiết sau trận hỏa hoạn năm xưa , những ngôi nhà gạch đỏ mái tôn ngày nào một lần nửa thay bằng những căn phố hai tầng khang trang, đường phố rộng rãi hơn xưa, buổi chiều nắng đã tắt, ánh sáng của những ngọn đèn đường vàng vọt soi mấy chiếc bóng khẳng khiu. Nhớ hàng cây cồng tàng lá như chiếc lọng che những ngày sinh hoạt trong sân trường Mỹ Phước , con đường như nhỏ lại dưới buớc chân thênh thang. Nhớ buổi sáng tịnh tâm của trại huấn luyện trưởng, nhớ vòng sinh hoạt bên lửa trại hoạch định kế hoạch cho tương lai…
Trở lại con đường liên tỉnh, vào chính con hẻm ban trưa đi lạc qua, tôi ngẩn ngừơi nhìn lại căn nhà nhỏ gọn gàng, ngăn nắp, tủ sách đứng trong góc, gáy sách xếp thật thẳng hàng, bao nhiêu năm qua, thói quen yêu quí sách vở vẩn không thay đổi. Viên mời ngồi rồi đi thẳng lên gác , lúc trở xuống tay cầm mấy tuyển tập vàng úa, thoáng nhìn đã biết làm từ những năm còn mài ghế trường ChưởngBinh Lễ thân yêu. Nhìn nhau trân trọng, ba mươi năm qua, vẩn gìn giữ chắt chiu nhửng tờ giấy úa vàng ghi lại biết bao nhiêu tình, chứa đựng bao nhiêu hình ảnh, những tờ giấy mực in đã nhạt màu, những trang giấy như khơi lại, như cuộn phim trình chiếu liên tục, ký ức cuồn cuộn chảy về, miệt mài như sông Hậu mùa nước đổ, như phù sa lớp lớp.
- Viên còn giử đủ tất cả các tuyển tập mình thực hiện khi xưa, chị chắc chưa quên?
- Quên ? Chị chưa đến nổi lú lẫn, chị vẩn còn giữ tập giấy học trò Viên vẽ tặng lúc chị vào đại học. Những sách vỡ cũng như bản thảo khác đã được thiêu đốt cẩn thận hồi chiến dịch văn hóa .
- Viên hòan lại cố chủ một ít bản thảo còn giữ được, Viên chỉ giữ lại tuyển tập thôi, nhờ chị gởi trả lại luôn bản thảo của Kim Thoa .
- Chị thật không ngờ còn có ngày thấy lại thủ bút ngày xưa, Viên làm chị cảm động quá, ba mươi năm rồi.
- Chị còn nhớ thầy quản thủ thư viện không?
- Thầy Tình, nhớ chứ, thầy bây giờ ra sao ?
- Thầy đã mất rồi ?
- Thật sao , Thầy mất năm nào ?
- Đã mấy năm rồi. Thầy gặp tai nạn xe Honda, những năm sau nầy tôi vẩn thường đến thăm, có lúc thầy trò chỉ nhìn nhau ứa lệ
- Chị không ngờ thầy lại mất sớm. Thầy Bạch có còn ở đường Trương Vĩnh Ký không?
- Chị có muốn đến thăm Thầy không? Thầy vẩn còn ở căn nhà đó
- Giờ nầy có muộn lắm không ?
- Mình đi bây giờ, hãy còn sớm, phần dưới nhà Thầy cho mướn làm trường dạy Tin Học, giờ nầy lớp học chưa mãn đâu .

Vẩn nụ cười hiền hòa, vẩn gầy gò như xưa, Thầy mang kính mắt vào nhìn cho kỷ cô học trò nhỏ, gần ba mươi năm, giọng nói bùi ngùi thầy căn dặn : “ lần sau có về, không vào khách sạn, đến đây với thầy cô, nhà chẳng còn ai, hai mái đầu bạc, con về cho có tiếng nói cười.” Lần sau chẳng bao giờ có nữa, vào đầu mùa hè tháng năm, thư Lâm Viên báo tin buồn, Thầy Bạch đã về cõi bình an.
Mấy buớc chân, băng qua con đường, vào nhà Thầy Hưng, đứng trước mặt, đôi mắt như trêu đùa, con bé học trò ngày vào lớp đệ nhất dám ngồi tranh luận cùng Thầy hàng giờ, từ đông sang tây, Lão Trang đến Karl Marx, và nhất là Jean- Paul Sartre, con bé ba mươi năm sau vẩn như xưa, thầy trò chưa kịp chào nhau là đã lôi ra bao nhiêu là lý luận, ngữ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý…cải nhau là phi lý… hai thầy trò cười ngất lúc chia tay nhau, không hẹn vì hẹn nhau sẽ nợ nần, còn duyên tất hữu.

Buổi sáng, đứa em mang cô bạn nhí nhảnh ngày xưa đến khách sạn tìm, chưa thấy mặt đã nghe tiếng cười dòn dã. Lâm Viên cũng mang đến bất ngờ, Thầy Đặng Trung Thành, tiếng nói vẩn như xưa, dấu thời gian hiễn hiện, nhắc lại kỷ niệm ngày nào, ngày hội Aùi Hữu cựu học sinh Thoại Ngọc Hầu tổ chức giải văn chương tỉnh An Giang, do Dân biểu bác sĩ Mã Sái yểm trợ tài chính, bài viết “Nét đẹp dòng sông Hậu” của con bé làm mấy thầy tranh cải nhau quyết liệt, thầy nào bênh trò nấy, Thầy Bưởi bảo bài của Đỗ Phước Hậu viết đầy công phu khảo cứu, thầy Hưng không đồng ý, bài của học trò tôi viết óng ả mượt mà, cuộc thi chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà sáng tác như vậy thì nhất định phải chấm đầu giải văn chương. Thầy Thành cẩn trọng mang ra quyển sách in lại các bài trúng giải,1972, trong đó còn đầy đủ hình ảnh, giữ gìn đã ba mươi năm, nhìn nhau nụ cười qua nước mắt…
Công trường Trưng Vương, bông lúa đồng đen không biết đã tản mạn nơi nào, dừng lại bên cạnh gian hàng đá quí, nhìn Châu qua khung kính, anh chạy ra mừng rở chuyện trò, “ về bao giờ ? ở được bao lâu ? Kim Thoa đi uống cà phê sáng với anh nhé ?”
- Anh Châu, Xuân Đào đây, anh lại tưởng là Kim Thoa nữa phải không ?
- Xin lỗi, anh thật không ngờ, xa nhau lâu quá, anh không thể phân biệt, hai đứa thật giống nhau, anh già rồi lú lẩn mất.
Cầu [ thủ môn đội bóng đá Thoại Ngọc hầu ] vừa ngừng xe, anh Châu nháy mắt, tay bắt mặt mừng, chuyện trò, đến khi gọi tên mới biết là nhầm, anh Châu cười ngất “nầy, không phải chỉ mình anh lầm đâu…”
Uống ly cà phê thứ ba trong buổi sáng với Tài, dưới chân cầu Duy Tân, ngồi trên chiếc ghế đan dây nhựa, nhắc lại chuyện ngày xưa, điểm mặt bạn bè, bao nhiêu người còn lại, bao nhiêu kẻ rời xa, người Nam địa cầu, kẻ tận cùng băng giá…Hẹn nhau năm năm nữa sẽ cố gắng gọi tìm bạn bè các nơi trở về họp mặt, trường Thoại Ngọc Hầu đang được trùng tu {?} sẽ được phục hồi tên như cũ.

Ba mươi năm, làm sao đủ bút mực ghi lại nhửng kỷ niệm trùng trùng ? Long Xuyên yêu dấu, dù có thay đổi, lớn lên như mỗi chúng ta, đã qua đi bao nhiêu thế hệ, trong trái tim ta vẩn là hình ảnh không phai mờ .

Võ Thị Xuân Đào
Niệm Nhiên
#4 Posted : Monday, May 2, 2005 10:14:39 PM(UTC)
Niệm Nhiên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 240
Points: 0


Bóng Hạnh Phúc



- Má về , Má về
Con bé tụt xuống cái băng đá trước nhà . Đôi chân nhỏ như mọc cánh bay, cái đuôi gà mềm mại tung tăng theo từng bước chim non . Từ sáng sớm , Bé đã dậy , vừa xuống giường , vội vã ôm quần áo chạy xuống nhà bếp vào nắm tay bà Vú
- Vú , cho con thay quần áo mới đi
- Chờ chút đi con , nước ấm rồi Vú rửa mình cho con , xong mới bận áo mới được, cả người con khai rình hà.
Con bé tiu nghỉu ngồi xuống bên chân bếp , kiên nhần chờ Vú đun nước sôi , châm trà cho Nội , rồi pha nước lau mình cho Bé . Cái áo đầm bằng ren thêu , cái nơ viền sa ten trắng để cột tóc , Má mua cho Bé từ ngày đám cưới nhu để đền bù lại . Bé vẫn ấm ức trong lòng , tại sao ông Nội lại mang Má đi gả chồng ?
Đám cưới Má , là con gái út của ông Hương Cả , người trong làng đến mừng đông không đếm hết , ông thợ mã đã đến bông rạp từ mấy hôm trước , ông giống như vị tướng chỉ huy , hò hét , phân chia công việc cho mấy người thanh niên , người nầy thì lo chặt bẹ cây đủng đỉnh , chẻ làm đôi rọc bớt lá , người khác đốn cây chuối , bóc lấy bẹ. Trai tráng phụ giúp chuyện dựng rạp , sau khi sườn rạp làm xong là đến phần việc của ông , những cây cột bằng thân cây tràm , ông dùng các bẹ chuối che lại , bông đủng đỉnh kết thành màn , cắt tỉa thêm các bông hoa khác , treo lên chunh quanh thật lộng lẫy , cái bảng Vu qui đã là một tác phẩm tuyệt vời, hình hai con Phụng trông thật linh động , như đang xoè đuôi múa , làm bằng các thứ hoa quả , ai đi ngang cũng trầm trồ khen ngợi .
Bánh trái đã chuẩn bị từ một tuần trước , đủ các loại , bánh thuẩn , bánh bông lan , bánh sâm banh , mỗi thứ chứa trong các lồng kiếng xếp ngay ngắn trên kệ , dưới bốn chân kệ Nội cẩûn thận đặt tô chứa nước , đểû tránh các loại kiến đen chui vào ăn bánh .
Ngày cưới, họ hàng xa gần đến chúc mừng thật đông , con bé được mặc áo mới , chơi đùa cùng các anh chị em con Cô con Chú . Đêm lạy xuất giá Má mặc áo hồng khăn voan mỏng , con bé mê mẫn nhìn , trong trí nhớ nhỏ nhoi , Má giống như bà tiên trong chuyện cổ tích . Rạng ngày , khi đoàn xe đến đón dâu , đậu một hàng dài bên cầu đình , đang là phiên chợ đông Nội không cho mang xe qua , dù là chiếc xe hơi nhỏ , mâm quả bọc giấy bóng đỏ rực rỡ , họ nhà trai xếp hàng dài đi như đám rước . Đám cưới thật to , người làng chuyền miệng nhau , Con gái út của ông Hương Cả có khác , bấy lâu nay có đám cưới nào sánh bằng . Cô dâu đã từng đi học ở Sài Gòn , thướt tha mặc áo dài tân thời dài chấn gót , may luạ màu ngà vẽ bông dây , đội vòng hoa trắng với khăn voan mỏng như mây trời. Chú rể cũng là người có ăn học , làm việc trên toà tỉnh , vừa là họa sĩ , nhìn mấy bức tranh vẽ người vợ sắp cưới đang treo trong nhà , còn khéo hơn hoạ sĩ Lê Trung .
Chỉ tôi nghiệp con bé, khi nhìn thấy người đàn ông đáng ghét đến bắt mất Má đi thì khóc lóc nhào xuống đất , không kể gì chiếc áo đầm trắng nõn nà Vú mới mặc vào sáng nay, cái chùm nơ cột tóc rơi xuống, con bé cứ mặc kệ, chạy theo đòi Má , bà Vú phải vộ vàng chạy theo dỗ dành bồng trở về nhà . Con Bé giận dỗi bỏ ăn uống cả ngày .
Ba ngày phản bái , Má về thăm nhà , con bé hờn dỗi chui vào kẹt tủ , nhất định không chịu ra .Má đem cả một hộp kẹo vào nhử , con bé ôm hộp kẹo phụng phịu nước mắt lưng tròng . Buổi chiều , Má chuẩn bị về nhà chồng , con bé lại khóc lóc đòi theo , Má phải dỗ dành ,
- Má đi vài hôm , cuối tuần Má sẽ về , ngoan , Má mua thêm kẹo cho con .
Má đi rồi về như đã hứa . Mỗi tuần , ngày thứ bảy , con bé lại hối Vú cho mặc áo mới để đi đón Má . Dù vậy , vẫn giận dỗi , nhất định không chịu theo người đàn ông kia. Vú bảo không được hổn , thưa dạ , gọi ông ta là “ Dượng” , con bé chỉ gọi trống không , chứng tỏ thái độ phản kháng tiêu cực của trẻ con . Từ thuở đầu , khi người đàn ông sang làm quen, Con Bé đã linh cảm chuyện bất thường. Má đi đâu ông ta cũng đi theo , vào vườn bưởi , đi hái cam , hái mận , bơi xuồng vào Mương Khai theo cô đi coi xúc hến . Ngồi chuyện trò hàng giờ bên con rạch nhỏ nước trong . Hàng tuần , lại thấy ông mang theo giá vẽ, màu mực, ông vẽ Má mặc áo dài đứng bên gốc dừa , tóc Má bay bay , mặc dù không ưa ông , nhưng con bé cũng phải đồng ý , ông vẽ Má đẹp quá . Mấy bức tranh của Má , treo trong nhà , bức Má nhìn thẳng trước mặt, giống như Má đang mĩm cười kề cận, con bé nhìn hoài không chán mắt .
Má đi về hàng tuần được ít lâu , ngày càng thưa thớt, con Bé mòn mõi chờ trông . Rồi cũng quen dần với chuyện đi về bất thường . Khi nào Má về thì mừng rỡ . Có khi Má ở nhà ít lâu, không theo người đàn ông kia đi thì con béù lại sung sướûng mang mền gối tối tối chui vào ngủ với Má . Những đêm ngủ giật mình , quay sang ôm co å, sờ vào vai , thương Má hơn , sao mà Má ốm nhom vậy , bộ người ta không đủ cơm cho Má ăn ? Những khi Má khóc âm thầm , nước mắt ướt cả áo gối , bàn tay nhỏ sờ soạn , nước mắt mặn trên môi , Bé ôm Má chặt hơn .

- Kho Cá hay nấu chè mà ngọt lừ .
- Dạ , lần sau con bớt đường lại.
Ba chỉ thêm vào nhẹ nhàng
- Không sao đâu con, lâu lâu đổi khẩu vị mà .
- Ông chỉ giỏi nói . Cá kho phải mặn. Kho lạt như vậy ăn bao nhiêu cho đủ. Sao không mua cá sặc cho rẻ, cá lóc mắc tiền , ăn ở phải biết tiết kiệm , nhà nầy xưa nay không quen kiểu xài phung phí , liệu mà tập tành .
Tâm lặng lẽ chờ Ba má ăn cơm rồi thu dọn mâm chén mang xuống cầu rửa , xếp vào chạn, bóng tối phủ dần, bầy muỗi đói vo v e, ngồi trên bộ ván gõ , tiếng nói đai nghiến vẫn theo bên long , tiếng ngoái trầu cồm cộp , âm thanh sắt đồng va chạm nhau . Đọc trong sách vở, chuyện Mẹ Chồng con dâu , có nằm mơ cũng không nghĩ đến chính bản thân mình đang lâm vào cảnh tượng.
Đang học , chuẩn bị mùa thi cuối năm . Ba lên Sai Gòn bảo thu xếp về que â. Tâm bàng hoàng , chỉ còn mấy tháng thôi . Mối mai đến nhà qua lại tự bao giờ? Người chồng tương lai lớn tuổi hơn Tâm , đã ra đời làm việc , là con trai út cuả một ông giáo ở Long Xuyên . Rương tráp về quê, chuẩn bị theo chồng . Ngón tay thon thả còn chưa phai vết mực , xếp lại chiếc áo trắng thuở học trò mơ mộng . Bối rối khi gặp nhau , chuyện trò chưa quen nếp , han hỏi chưa tròn câu , đã phải khăn gói theo về . Những ngày đầu làm dâu , bài học đơn sơ vội vã , Mẹ dặn đôi điều , chị bày cho dăm ba cách , thức dậy nhóm bếp , đun nước pha tra ø, vào ra khép nép , chợ búa thưa trình... Ngôi chợ quê thưa thớt , hai bên dãy phố tò mò nhìn cô dâu mới ngượng ngập xách giỏ đi lên xuống , cân nhắc , món tiền chợ nhỏ nhoi , những người bạn hàng biết dại khờ , luôn kềm gia ù, Tâm cuối cùng lại phải rút tiền túi ra thêm vào cho có miếng ăn . Nghĩ đến Ba Má đã lớn tuổi , chén canh ngọt , miếng cá ngon . mỗi ngày là một chăm chú t, cố gắng học bài học làm dâu . Ba ít nói, món gì cũng khen , chỉ có Ma ù, mua thức gì cũng bắt bẻ , trầu không đủ vàng , cau non ra nước , Tâm đi vòng vòng chợ trên sang chợ dưới , dù cho khó khăn cách nào cũng không khỏi bị chê bai .
Thanh đi làm viêc trên Toà Tỉnh, hàng ngày về đến là nhà đã lên đèn , Tâm đón chồng , hai vợ chồng son lúi húi ăn cơm dưới ngọn đèn dầu leo lét . Chuyện trò nho nhỏ sợ kinh động giấc Me Cha . Sáng ngày sau khi Thanh đi rồi , Mẹ chồng lại mát mẻ xéo xiên . Vợ chồng chỉ có đôi chút thời gian buổi tối chuyện tro ø, gặp nhau , chưa kịp ăn uống xong bửa , đã bảo thắp đèn lâu , hao dầu tốn lửa . Tâm lẳng lặng vào ra làm công việc trong nha ø, im lặng như cái bóng , không dám kể lại cùng chồng , những đêm trăng sán g, xuống ngồi bên bến sông , nhìn dòng nước trôi lặng lẽ dưới chân cầu đúc, hình dung mái nhà thân yêu , con sông nhỏ sau nha ø, hai hàng dừa xanh rợp bóng. Càng không dám nghĩ đến bạn bè thân thương , chúng còn tung tăng cặp sách , mùa thi đến rồi qua .Cố gắng thu mình vào bổ phận , Tâm tủi thân , càng không muốn nghĩ đến tương lai .

- Mợ Tâm, sao Mợ không nói với Cậu lo tìm nhà trên Long Xuyên để ở tạm, đi về hàng ngày vất vả quá,
- Dạ, em cũng tuỳ theo ý anh Thanh, nhưng anh nghĩ Má có cho em theo anh ấy không ??
- Thì vợ phải theo chồng , hơn nữa Mợ phải theo mới có người cơm nước cho Cậu nó. Thôi để Anh nói cho
- Em cảm ơn anh .
Ông anh lớn, người lập gia đình trước , đã có hai đứa con trai. Anh chị đi dạy học trên trường tỉnh , chỉ thỉnh thoảng mới về thăm nhà . Mỗi lần về, Chị dâu to nhỏ khuyên Tâm , chị từng ở trong nhà lúc mới cưới , hiểi tính ý khó khăn của Mẹ chồng , thương hại cô em dâu trẻ người , bảo em nên xin ra riêng . Chính chị trước đây cũng bị bắt bẻ, hài tội đủ điều , không chịu nồi , hai vợ chồng dắt díu theo nhau về tỉnh lỵ thuê nhà.

Thoát được chuyện làm dâu hàng ngày, Tâm theo chồng về thành phố, thuê căn nhà nho nho û, chỉ có hai vợ chồng son , mỗi cuối tuần về thăm Ba Mẹ chồng , dù vậy , Tâm vẫn không tránh được những câu nói bóng gió đay nghiến , mát mẻ giận hờn . Quà cáp nhỏ thì chê không xứng đáng , lớn thì bảo phung phí xài hoang . Tâm chỉ mong cho đến chiều chúa nhật , viện cớ phải chuẩn bị cho ngày thứ hai đi làm việc, hai vợ chồng thoát về cái tổ ấm con con . Ngày tháng qua , những tưởng đã bình an . Từng mùa trăng , đều đặn , duyên tơ chưa thành kén , lửa hạnh phúc chưa kịp hồng , Tâm vô tư không nghĩ đến chuyện con cái , trái của cây hạnh phúc. Nhưng Mẹ chồng không để yên cho đôi vợ chồng trẻ . Cái bóng đen đe doa, tảng mây mù báo hiệu cơn giông tố chực chờ , hàng tuần khi về thăm , ngồi nghe Má chồng than phiền
- Tui năm nầy tuổi sắp theo ông bà, cậu mợ liệu mà lo cho tui có đứa cháu bồng để có qua bên ấy cũng không thẹn với người ta.
- Má à , Còn cả bầy cháu Nội con anh Ba, hai con cũng mới lập gia đình thôi, chưa yên nơi ăn chốn ở mà gấp gì .
- Thì tui chỉ nói để cậu mợ tính toan . Chớ đừng đề người ta kêu rêu là nhà nầy vô phúc.
Tâm sợ câu nói mát mẻ và cái nhìn như dao cắt xuống phần thân thể dùng để cưu mang hài nhi . Mỗäi tuần , cái điệp khúc nhai lại. Tâm thật không hiểu nổài . Mẹ chồng có cả bầy cháu Nội , mỗi lần chúng về chơi , chỉ được quanh quẩn dưới nhà bếp . Khác với bầy cháu nhỏ của Tâm . Khi nhà có giỗ chạp , con cháu tụ họp lại vui như Tết. Bao nhiêu là bánh trái , thức ăn uống ê hề, rong chơi, vui đùa thong thả. Trong nhà lúc nào cũng vang tiếng cười nói trẻ con , mấy hàng mận trắng đầy trái bên mương , hàng xoài tượng lủng lẳng , mấy gốc vú sữa sai oằn , con cháu tha hồ ăn uống . Nhìn mấy đứa con anh Cả rón rén ra vào , mận rụng đầy gốc cũng không dám nhặt, Tâm lén dẩn cháu ra vườn chơi , hái đầy giỏ cho chúng mang về . Nghĩ thầm, “ Thảo nào , Chị Cả không mấy khi mang các cháu về thăm “ chị thường nói nhỏ “ Tôi cũng phục mợ , chịu đựng suốt một năm trời , hồi tôi mới về, mấy tháng sau là tôi thúc anh Cả ra riêng gấp , anh không đi thì tôi về nhà Ba Má chơ ø, viện cớ ốm nghén , khó ở , chừng nào có nhà cửa thì Anh sang đón , chứ tôi không ở đây thêm ngày nào nữa , Má khó cực kỳ , phải nói là rắc rối , không ai có thể chiều chuộng nổi .”
Chưa kịp ăn đầy năm ngày cưới , Mẹ chồng luôn thúc hối , khi thì hỏi thẳng mặt , khi thì nói xa gần . Tâm sợ hãi mỗi lần phải về thăm , không về thì khó cho Thanh , về thì lại nghe nhắc nhở đai nghiến , sao lại có những câu nói như lời nguyền rủa , đau như dao cắt “ Cây độc không trái ” . Tâm hãy còn trẻ , chuyện sinh con đẻ cái hãy còn bao nhiêu cơ hội , lấy chồng chưa đầy năm , nào đã tộâi gì ?
- Tui nghe bà Thầy bên Cái Dứa nổi tiếng , tuần sau về tui đưa đi .
Tâm sợ không dám trả lời , chỉ thì thầm với chồng
- Anh can Má đi , mình còn trẻ ma ø, chưa đến lúc phải lo lắng như vậy
- Anh không dám cải lại , sợ Má buồn , thôi em ráng đi thử một lần xem sao
Cuối tuần Thanh đưa vợ ve à, theo Má đi cầu xin bà thầy ban phước lành cho sinh con đẻ cái . Tâm nhẫn nhục ngồi đội sớ nghe tụng ê a, đến màn uống nước Thánh thì lợm giọng . Trong lòng tan nát, giữa thời buổi nầy , sao lại còn tin tưởng vào chuyện “ Thầy bà, thuốc Thánh” ? Tâm về thăm nhà không dám hở môi. Oâng bà Hương cả là người theo Đạo Phật Giáo Hoà Hảo thuần thành , hoàn toàn không tin tưởng chuyện dị đoan mê tín . ông Cả gởi các con đi học trường tỉnh lỵ , rồi về tận thủ đô tiếp tục , dù Tâm là con gái . Nhìn thấy những bất công , sự thua thiệt của phụ nữ , cuộc sống quanh quẩn trong cái khung không được thoát ra , Tâm nghĩ đến chính mình , đến con đường đang đi , đến cái móc xích vô hình ràng buộ c, mẹ chồng , cùng là phụ nữ với nhau , cùng qua một con đường , sinh con đẻ cái , những gì chịu đựng khắc nghiệ t, oan khiên , sao không thông cảm cho nhau , lại mang ra dùng làm khuôn thước để tiếp tục hành hạ nhau .

- Anh cho em về nhà nghỉ ngơi ít lâu đi.
- Em đi như vậy thì ăn nói làm sao với Má?
- Nhưng em không thể tiếp tục đi cầu Thầy , anh đã biết em không tin tưởng chuyện Thầy Bà , hãy nhìn dấu nhang đốt trên đầu , Cha Mẹ sinh ra em , không tật nguyền thẹo vết , sao lại đốt thân thể em đến ngần nầy ?
Thanh vuốt nhẹ làn tóc mượt mà của Tâm , lòng chia đôi ngã , một bên hiếu , bên tình , bên Mẹ già bóng xế , bên người vợ trẻ duyên chưa kịp bén . Cuối tuần Thanh đưa vợ về gởi lại nhà ông Bà Hương , viện cớ Tâm nhớ nhà , đau ốm thường xuyên , muốn được về dưỡng bệnh ít lâu
Tuần lễ đầu về nhà là những ngày ấm êm , với con bé luôn quấn quit theo chân. Đêm đêm ôm con bé trong lòng , nghĩ đến tương lai , Tâm không biết mình sẽ sống như thế nào? Những ước mơ của một thời con gái , cuộc sống theo cơn giông đảo lộn . Thanh là người chồng tốt, nhưng anh quá hiếu thảo , không dám chống lại lệnh me ï. Bà là người theo một nề nếp xưa cổ, đầy dị đoan mê tín , những gì chỉ nghĩ đến trong sách vỡ cũ, Mẹ chồng con dâu , chuyện từ lâu tưởng như chỉ là tiểu thuyết , sản phẩm tưởng tượng . Tâm nằm mơ cũng không dám nghĩ đến . Sờ tay vào vết thẹo chưa lành trên đầu Tâm xót xa . Như con chim rủ cánh , trốn tránh , sợ hãi . Về với chồng thì như trở về với buồn lo , về với tiếng bấc tiếng chì đay nghiến , nhưng không về thì không biết sẽ nương tựa vào đâu .Có chốn nơi nào dung chứa người đàn bà không tròn phận vợ con ? Ăn làm sao , nói làm sao? Còn mắt mũi nào sống nơi đây , bao nhiêu công khó của Mẹ cha , chưa trả xong , còn mang thêm bao nhiêu chuyện buồn lo khác .
Đưa đi đón về , lần cuối cùng , Thanh xin gởi vợ lại cho gia đình săn sóc . Tâm tiều tuỵ , màu da hồng hào tươi mát trước đây ngã sang màu xanh xám , mái tóc mượt mà , óng ả của một thời , giờ nằm như cuộn dây gai rối bời không còn sinh khí . Nhìn Tâm như chiếc bóng hiu hắt vào ra . Bà Hương Cả thở dài , lo lắng chăm sóc miếng ăn , chén thuốc, chờ đợi . vuốt ve , con gái thân phận mong manh , như chiếc lá , như giọt sưong. Tâm biếng nhác cả nụ cười trước đây luôn trên môi .Cô con gái út như hoa thắm , luôn tươi cười , sao lại biến thành con người lặng lẽ không hồn , chuyện gì đã làm cho Tâm thay dổi hoàn toàn ? Thân gái mười hai , , như hạt sương sớm mong manh … ngày gã con đi xa , là ngày đặt con vào chiếc thuyền định mệnh , trôi như chiếc lá xuôi dòng .

Cảm ơn Trời Phật , Con bé là phương thuốc huyền dịu , quấn quit không rời, ngày chị Phấn ở cữ, sinh ra nó , Tâm nhớ rõ, mùng tám tháng giêng , ngày nghỉ phép cuối cùng , Tâm chuẩn vị về Sài Gòn , hai tuần trôi thật nhanh, hương vị Tết còn phảng phất . Nghe chị sinh con gái , Tâm vào bế cháu , nhìn con bé đỏ hỏn trên tay , khuôn mặt trong sáng , cái miệng chúm chím , mấy sợi tóc lưa thưa , trong lòng Tâm dào dạt. Quay sang chị , nét mệt nhọc đã biến mất , đường vượt biển mồ côi , nhưng khi nhìn đứa con mang trong thân thể chín tháng , vuông tròn, lòng Mẹ thật bình an .
Tâm nói với Chị
- Chị cho Em nha , Em đặt tên nó là Kim Mai , là đoá hoa mai vàng , nó sinh vào đấu mùa xuân.

Con bé bây giờ là giọt nước hồi sinh , kéo lành những vết thương mưng mủ . Ngày và đêm không còn sợ hãi cái bóng đe doạ , không còn nghe tiếng nói như dao cắt , không phải nơm nớp chờ cuối tuần .Ôm con bé trong lòng Tâm cố gắng nghĩ đến tương lai, đến đứa con không sinh ra từ chính mình , những đứa con không có cơ hội được cưu mang . Thiên chức Mẹ , duyên nghiệp nào , mỗi ngôi sao sinh ra và rơi xuống , chứa bao nhiêu ánh sáng , tồn tại bao lâu ? Bóng hạnh phúc bao che , là duyên hay là phận , như chiếc lá giữa dòng sông …

Vũ Thị Thiên Thư




bienchet
#5 Posted : Monday, January 2, 2006 10:43:20 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Mưa Mùa
Vũ Thị Thiên Thư



Đôi chân bé nhỏ chạy lúp xúp theo Dì, đôi mắt sợ hãi ngước lên trời, trông theo đám mây đen kéo nhau bay vội vã, phút chốc như tấm màn che kín một góc trời. Dì bước chân nhanh thoăn thoắt, hai tay gom những tàu lá chuối xanh mượt đang trải ra phơi bên bờ ruộng đậu, Trân vừa cúi xuống nhặt một tàu lá lên, từng cơn giông gió quay quắt điên cuồng, rung chuyển những cành cây, tiếng sấm đầu mùa mưa tháng tư như tiếng bom đạn nổ ngang đầu, thân cây tre nhỏ gác ngang hai bờ mương lạn cũng run rẫy từng hồi dưới chân vội vã, Trân bịt kín hai tai, níu chân dì sướt mướt

- Con không đi, con không đi nữa đâu.

- Đừng sợ, có Dì bên cạnh, con ngồi xuống đây, chỉ còn một ôm nữa thôi, mình vào trại bà Tám trú mưa.

Mưa như trút nước, sấm chớp liên hồi, Dì ôm Trân vào lòng, mở khăn cột tóc ra lau mấy giọt nước mắt còn đọng quanh mi, tiếng mưa như điên cuồng quật vào mái lá, mấy cái cột tre lắc lư, bụi chuối phía sau hè trại oằn oại , hàng cây sua đũa bên bờ mương cúi rạp mình , Trân nhìn Dì

- Có khi nào giông cuốn luôn mái lá không Dì?

- Giông đầu mùa một tí nữa thôi, sẽ qua cơn, con ăn mạch nha nhé, Dì mang theo cho con nè.

Trân an tâm chui vào ngồi trong lòng Dì, miệng mút ngon lành viên kẹo mạch nha ngọt ngào

Giỗ Ngoại đầu mùa mưa, hàng năm phải vào tận vườn bà Tám Hiện để đốn lá chuối. Trân nhất định xin theo, trong lúc Dì còn bận cắt lá và đem phơi thì Trân lang thang thọc mấy hang cua, hay vớt mấy con ốc bưu to tướng cho vào thùng, chiều nay về Trân sẽ xin Dì cho vào bếp lửa than nướng lên ăn. Khu vườn chuối còn bao nhiêu là bí mật Trân chưa kịp khám phá. Cây ổi sai oằn nằm cạnh bờ ao, trái nhỏ ruột hồng, Dì bảo là ổi lộn kiếp

- Dì ơi, sao lại gọi là ổi lộn kiếp ?

- Tức là ổi mọc lên từ phân chim, sau khi chim ăn trái ổi chín cây, hột ổi không tiêu hóa rơi xuống đất mọc trở lại thành cây.

- Ghê quá, thôi không ăn nữa đâu.

Trân lớn lên bên quê Nội, mỗi năm chỉ được về Ngoại đôi lần giỗ Tết. Quê Ngoại là thiên đường của tuổi thơ, của thương vội yêu vàng.

* Cháu bà Nội, tội bà Ngoại *

Mẹ lớn nhất trong mấy chị em, Trân là cháu Ngoại đầu đàn, bao nhiêu thương yêu đổ dồn lại, lúc lên ba Ngoại còn ôm vào võng ru ngũ, lên năm Dì, Cậu còn thi nhau cõng qua cầu. Mùa mưa theo cậu ra vườn nhặt ốc, bắt cua đồng, tháng chạp theo ra ruộng ngũ giữ lúa, tát đìa, bắt mấy chú rùa con mang về bỏ vào nia, chọc cho chúng thi nhau bò, tháng tư giở đất cày bắt dế mèn, dế cơm !

Không còn nhớ bắt đầu từ bao giờ, quê Ngoại luôn thiết tha quyến luyến. Ngôi nhà ba gian lợp la,ù vách gỗ xoài, nằm bên cạnh con sông nhỏ, nước mùa khô chỉ còn lại hơn thước chiều ngang. bờ sông bày hai bãi bùn đen, Trân thường thơ thẩn đếm mấy con thòi lòi trơ mắt ngó láo liên, mấy con còng già giơ cao đôi càng đỏ chạy tung tăng. Từ thềm nha ụhai hàng tán đá xanh vuông vắn lót dọc theo dường xuống bến sông, nơi cây cầu ván bắt lơ lững, một nửa cuối cùng nối vào bằng một thân cây dừa già, Ngoại đẽo thành những nấc để làm chổ bám chân, thân cây luôn chìm sâu trong nước, chỉ bày ra vào mùa khô, khi nước sông rút gần cạn đáy. Cây cầu dừa mỗi khi bước xuống xuống phải lột dép ra cầm trên tay , hai bàn chân từng bước một, bám chặt xuống mắc khất, chỉ cần sẩy chân là rơi bệt xuống, bùn đen rất mềm, không đau , nhưng cũng đủ ngượng chín người.

Mùa gió bấc, Dì dậy nhóm bếp từ khi tiếng gà chưa gáy sáng, nhặt một ít lá dừa khô, xếp làm đôi, kê vào ngọn dèn dầu leo lét, chờ cho ngọn lửa vừa bén, cho vào lò, đổ lên một máng trấu, tiếng lách tách kêu vui từ ngọn lửa hồng vừa bén , mặt Dì dưới ánh lửa chập chờn sáng như ánh mặt trời mới mọc.Hàng năm, Dì bắt đầu tráng bánh từ đầu tháng chạp, bánh tráng đơn giản chỉ là thứ quà Tết đặc biệt của quê ngoại, sau nầy Trân mới hiểu nhiều hơn , với Dì , đó là chi phí tiêu dùng cho ngày Tết, làm quà cáp kiến biếu hai bên họ hàng !

Tháng chạp, năm nào được theo Mẹ về Ngoại là cả một niềm hân hoan, hạnh phúc. Sáng sớm dậy, gió bấc gay lạnh, múc vội gáo nước trong lu, Dì với tay lấy ấm nước nóng phía sau lò tráng bánh pha thêm vào cho Trân rửa mặt. Lạnh thì đã có ống khói xây gạch tô đất bùn làm thành lò sưởi, hay đến đứng tựa bên miệng lò, giã vờ canh lửa, chờ cho viền trấu vòng quanh cháy đỏ, dùng thanh sắt dài và mỏng thọc vào khều ngang nhẹ nhàng, xúc một máng trấu khô cho vào, rồi mang cái thúng con chạy vào bồ xúc thêm một thúng nữa đổ cho đầy cái cần xé bên cạnh. Dì chỉ khen một tiếng giỏi giắn là không cần chờ nhắc nhở Trân đã lăng xoăng chạy đi ngay. Bao giờ đói bụng, chỉ giã vờ hỏi

- Ngoại ơi! Bánh nầy rách rồi, con xếp lại thành bánh ướt nhé .

Bánh tráng quê Ngoại nổi tiếng, vừa mỏng vừa dai. Ngoại chọn lúa từ vụ mùa trong năm, đến tháng chạp mang di xay thành gạo, nhặt hết thóc lúa lẫn lộn trong gạo rồi cho vào chậu ngâm qua hai đêm ,xã nước cho thật sạch nhiều lần ,rồi mới xay thành bột, lại tẻ nước và pha lại cho đúng lượng trước khi mang ra tráng bánh.Lò dùng để tráng bánh xây bằng gạch nung, có ống khói cao, miệng lò lót những thanh sắt mỏng nằm ngang như từng nấc thang dể lấy không khí cũng như chặn không cho trấu đổ ào ạt xuống làm ngột lữa . Trên mặt lò khoét hai lỗ trống làm bếp, bếp trước đặt một cái chảo đụng thật to, bên vành chảo là một khung tròn bằng đất nung, trên miệng giăng một mảnh vải làm khuôn, bốn góc và bên cạnh khuôn vải vuông căng những sợi dây dài cột lại bằng gạch nung, nặng nhẹ tùy theo góc độ, vì khung vải phải căng thật thẳng mới có thể tráng bánh được. Phía sau là một bếp nhỏ hơn, thường để giải nhiệt hay đun nước sôi, nấu nướng thức ăn trong ngày cho đở tốn thêm củi lửa. vì sau khi đã đốt lò thì thường phải thay phiên nhau tráng bánh liên tục để phơi cho kịp nắng.Dì ngồi bên lò từ khi trời chưa rạng, bánh chín mang ra trải lên trên vĩ đan bằng lá dừa , chồng lại thành từng cao, chờ cho đến lúc mặt trời lên, màn sương sớm tan đi thì mang vĩ ra phơi. Thường, nắng tốt, chỉ mất chừng nửa ngày thì bánh khô, mang vào gở từng cái, đếm thành chục rồi cột lại, công việc nhẹ nhàng nhưng bận rộn suốt ngày. Lò tráng bánh xây trên khoảng sân vuông, cạnh con rạch nhỏ bên hông nhà, một hàng khạp da bò lớn kê dọc theo cho tiện việc mang nước lên, hàng năm sắp đến tháng chạp, chỉ cần tu bổ lại, đốn thêm lá dừa đan vĩ mới .Sau mỗi mùa tráng bánh Ngoại phải tháo mấy thanh sắt mỏng ở miệng lò ra , mang cất kỷ tránh nắng mưa chóng rĩ sét , chờ đến mùa sang năm, và trước khi mở lò Ngoại thường cúng kiến rất cẩn thận, mỗi mùng ba là ngày Tết nhà, Ngoại luôn nhắc bầy con cháu mang giấy vàng dán vào ống khói để mừng Tết, không được quên, ông lò nổi giận sẽ cho lửa cháy không đều, bánh tráng hỏng, thất mùa !.

Mỗi năm Dì tráng ba thứ bánh khác nhau, loại bánh tráng trắng, mỏng như lụa, dùng để nhúng nước cuốn gỏi, cá lóc nướng trui, dưa cải chua xào ... Gần Tết, sau khi lúa mùa đã gặt phơi xong, cũng là muà tát đìa, cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặcẦNgoại mang về xẻ khô, làm mắm hay chứa lại trong lu chờ con cháu về ăn Tết. Cứ mỗi lần giỗ Tết không thể thiếu món cá lóc nướng trui. Ngoại đốn sẳn tre già, chẻ thành que, một đầu chuốc nhọn, khi mang cá lóc đi nướng thì xiên từ miệng cá xuống đuôi, cắm xuống đất cạnh bờ sông, đầu cá nằm dưới, phủ lên một ôm rơm khô và đốt lửa, canh cho đến lúc tàn lửa, khều tro than và lấy nguyên xiên cá ra, cạo bỏ lớp vẫy đã cháy đen, mang vào cuốn bánh tráng với rau húng quế, xà lách non, chấm vào nước mắm pha với me chua ngọt. Chỉ nghĩ đến đã thấy cồn cào nhung nhớ.

Bánh tráng dừa là loại bánh dầy hơn, có lẫn mè, dùng để nướng và cùng ăn với bánh phồng nếp. Ngoại thường ngâm mộng nếp mới nấu thành mạch nha để dành ăn trong năm, Trân mê lắm mạch nha kéo thành sợi trên bánh tráng dừa mới nướng nóng hổi, mấy chục năm sau, những ngày lớn khôn, tha phương, bánh kẹo đầy dẫy trong ngày đầu năm, vẫn không thể quên món ăn mộc mạc do chính bàn tay Ngoại.

Bánh tráng ngọt mỏng hơn, dùng đường cát, nước cốt dừa,và mè trộn lẩn trong bột sau khi bánh khô rất dẻo, mấy chị em mang ra cuộn lại thành từng ống như điếu thuốc giả làm ngưới lớn phì phà . Bánh ướt ngọt là món không thể quên được, Trân bao giờ cũng nhắc Dì ngâm đậu xanh bóc vỏ làm nhân bánh ướt, đậu nấu chín trộn với dừa rám võ bào sợi, bánh vừa tráng xong, cho nhân vào, xếp lại thành từng mảnh dẹp dài hơn gang tay, khi ăn thường cuốn tròn lại, chấm muối mè rang vàng giã nhỏ ,thật là đơn giản, thật thà nhưng mấy chục năm qua vẩn nhớ.

Dì như cái bóng thân quen, mỗi mùa mỗi thứ, bao giờ về quê cũng sắp sẳn những thức ăn Trân ưa thích. Những trò chơi hàng ngày, tập bơi trên chiếc xuồng ba lá trong con rạch nhỏ đầy bóng cây xanh, cây dầm con Ngoại chuốc bằng thanh gỗ thật mỏng, bảng dẹp gần bằng nửa gang tay người lớn, tay cầm nhỏ lại cho vừa bàn tay , cầm cây dầm xinh xắn , ngồi trước mũi xuồng khua nước, vọc nước nhiều hơn bơi, cây dầm nhỏ như bàn tay thì sức nào mà đưa đẩy? Dì luôn nhắc Trân cẩn thận, sợ lao chao rồi rơi xuống nước.

Sang mùa nước nổi, trời nước bát ngát mênh mông, sóng lúa xạ lao xao, nước trắng xoá đến tận chân trời, từng chòm cây xanh trên gò cao như vết chấm phá điểm trên nền tranh lụa trắng, ngồi trên chiếc xuồng con con, đi từ liên tỉnh lộ về, Dì thường chống tắt ngang ruộng luá, dọc theo bờ ven, ranh giới cho nhửng thủa ruộng xanh là hai hàng điên điển, thân cây nhỏ mong manh, nhánh trĩu nặng từng chùm hoa vàng rực rỡ.

- Dì ơi! Hái cho Trân chùm hoa vàng kia đi

- Ngồi yên đó, Dì sẽ dừng lại, coi chừng nghiêng xuồng rơi xuống uống một bụng nước đồng bây giờ, chổ ruộng nầy sâu lắm .

Dì chống dầm xuống, giử cho xuồng nằm yên, lột nón lá và lật ngữa ra ,hái từng chùm hoa vàng, vừa hái vừa giải thích là hoa điên điển trộn gỏi chua, hay làm nhân bánh xèo, xào thịt nạc cũng ngon lắm. Khi đi ngang đầm nước, nhìn hoa súng dại đang khoe màu, Dì lại ngưng dầm, nhổ một bó cho Trân. Bông súng ma thân màu xanh, hoa màu trắng nhụy vàng mơ, bông súng dại thân màu tía, hoa màu hồng cánh sen nhụy trắng. Tướt bỏ võ ngoài, thân cây bông súng bên trong rất dòn, Ngoại thường trộn sổi ăn mắm sặc kho, hay nấu canh chua cá. Dì dạy cho Trân cách lột cánh hoa súng, bên trong đài hoa là trái nhỏ ,có hột thật mịn, ăn vào nhơn nhớt. Trên đường về còn vớt thêm được một mớ rong mã đề, lá dài lằn ngoằn, trái nhỏ nhọn như trái cà na, vỏ bao quanh có khía như mướp. Trái mã đề ăn vào cũng nhớt như hoa súng, nhưng vị ngọt hơn.Chỉ con đường về nhà đã chứa bao nhiêu kỳ hoa dị thảo của tuổi thơ, cả một kho tàng vô giá, Trân chỉ muốn được đi hoài, đi mãi, đi theo màng nước mênh mông và sóng lúa chập chùng .

Buổi tối, lúc Dì ngồi may, Trân lân la chơi bên cạnh, trong tiếng kót két của chân đạp máy may nhịp nhàng. Ngọn đèn dầu leo lét soi cái bóng dài ngoằn lên vách, chắp hai bàn tay lại, đùa với bóng mình, khi thì như người đàn bà đi chợ, khi thì cánh bướm bay chập chờn hay cô thiên nga dỏm dáng Ầtrò chơi thật đơn sơ chỉ cần ngọn đèn và đôi bàn tay di động soi bóng in lên vách , không gian thật bình yên, thỉnh thoảng tiếng chắt lưởi của con thằn lằn tiếc của nảo nề trên vách ván, pha vào tiếng tắc kè chậm rãi trong góc nhà .Chán chê, Trân leo lên cái võng do chính tay Ngoại thắt lại bằng sợi vải thừa Dì dành dụm bấy lâu.

- Dì ơi ! Dì hát ví dầu đi

Dì vói tay đong đưa cái võng nhịp nhàng, đuổi bầy muổi đói vo ve, tiếng Dì hát ru thật nhẹ nhàng :

Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó di

Khó đi dì cõng con di

Con đi đường bộ,Dì đi đường đời !


Đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về anh học chử nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ..


Câu ca dao ngọt như mạch nha, thấm như phù sa vào ruộng đồng. Những bài hát nghe như tiếng nước chảy, như mây bay, như hơi thở nhẹ nhàng. Giấc ngũ của tuổi thơ không bận bịu âu lo, chỉ đôi câu hò đã thần tiên đầy mộng ẦDì vẩn ngồi lặng lẽ bên máy may, chiếc bóng đơn thầm lặng với tháng ngày, trong lòng đêm đen có bao nhiêu ước mơ, có bao nhiêu con đường, những nhánh sông con đổ về sông lớn, nước trên nguồn về mãi biển khơi!

- Dì ơi! Sao hôm nằm ở hướng nào vậy?

- Sao hôm nằm về Phương đông, Trân có thấy chút ánh sáng lấp lánh sau rặng ô môi kia không?

- Sao mờ quá vậy ? Chẳng giống như Dì kể chuyện chút nào.

- Trân phải chờ trời tối hẳn, bấy giờ sao mới sáng hơn.

Buổi tối, nằm trên đống rơm khô, trên đầu là một vòm trời đầy sao, Trân tẩn mẩn đếm, một, hai, có những ông xanh biếc, có những ông vàng hoe, Dì bảo ông vàng sắp đi ngũ, ông xanh sắp đi hẹn hò, ông sao trắng rơi xuống trần làm vương miện tuổi thơ!

Tháng chạp, mùa khô, lúa mùa đang độ cắt, những cánh đồng bát ngát vàng ươm, con rạch nước cạn khô nâu thẳm, gió bấc thổi hiu hiu .

Cuối sân, cậu Hoàng mang nóp đệm ra trải bên cạnh đống lúa vừa đập xong, mùi rạ mới thật nồng nàn, Dì mang mấy củ khoai lang Dương ngọc ra vùi vào lửa rơm, bên thửa ruộng bên kia chỉ thấy bóng tối lờ mờ, cậu Thi vừa đi tuần một vòng, đốm lửa đỏ bay bay từ ngọn đuốc rơm lập loè khuất dần, tắt ngấm. Giữa khoảng không gian im lặng, tiếng sáo trúc của cậu Hoàng thật thiết tha, từng âm thanh nhẹ nhàng cao vút.

- Dì ơi! Sao cậu hay thổi sáo trong đêm ?

- Đêm là lúc không nhìn thấy người, chỉ thấy chính mình thôi, mai kia lớn lên Trân sẽ hiểu .

Trân cầm cái lượt sừng, chải từng dòng tóc mượt, tóc Dì dài như dòng sông, đen tuyền, che kín một bờ lưng. Vết thẹo nhỏ nằm ngang như ngấn cổ, luôn che khuất dưới dòng tóc mượt mà, Trân xoa nhẹ tay hỏi

- Dì có đau không ?

- Lâu lắm rồi, đã không còn cảm giác nửa.

- Tại sao Dì lại mang vết thẹo vậy?

- Lúc nhỏ như con, Dì bị lưởi hái cắt.

Dì có ấm ảnh xoả tóc chụp ngoài hiệu Tân Thuận , mái tóc dài gần tới gót chân, Ngoại bảo đốt đi, người trong ảnh nhìn buồn như vọng phu, Trân xin lại, mang tấm ảnh cất đi. Những năm trung học sau nầy , tấm ảnh ép vào quyển nhật ký mang theo từng lớp học , cuối cùng thì chung với mớ sách vở cháy theo ngọn lửa hồng trong chiến dịch văn hoá, số phận rồi cũng trở thành tro bụi như lời Ngoại ngày xưa .

Dì theo chồng, khăn voan áo lụa, đầu mùa mưa. Không còn những ngày theo nhau ra đồng bắt cua, bắt ốc, mỗi lần về thăm lại thấy Ngoại lưng còng hiu hắt hơn. Những ngày giỗ Tết, Ngoại vẩn cắm cúi sữa soạn, mỗi vụ mùa màng vẩn dành dụm phân chia, bánh tráng Tết quê Ngoại không do đôi bàn tay của Dì, hương nhạt nhẽo. Bấy gìơ thì Trân lớn hơn , thường theo Ngoại đi cúng giỗ các nơi trong họ hàng, mùa hè, dã dám một mình theo xe đò về thăm quê Ngoại.Trân nhớ như in, tháng nào giỗ nhà ai, năm nay trong thân tộc nhà nào cưới gã, mỗi lần đi thăm họ hàng Ngoại luôn khoe

- Nhìn con bé, năm nay đã lớn bộn rồi đó.

Lần theo Ngoại sang ăn giỗ bên nhà chồng và luôn thể thăm Dì, Trân theo Dì vào buồng hỏi nhỏ

- Dì ở đây có buồn không? Về thăm Ngoại không có Dì, nhà vắng quá.

Đôi mắt Dì long lanh ẦChiều xuống, Ngoại bảo chào thưa ông bà để trở về, Trân nhìn thấy Dì đứng tựa cửa buồng đôi mắt đỏ hoe. Trân trở vào ôm chặt Dì rồi theo Ngoại xuống bến sông, nhìn lại vẩn thấy bóng Dì đứng tựa gốc cây dừa, thật nhỏ, nhìn theo..

Năm học đệ ngũ ở tỉnh lỵ ,về thăm nhà nghe mẹ kể lại: Dì đã ra riêng, Trân đón xe đò về thăm, căn nhà lá nhỏ còn thơm mùi tre mới đốn, nằm dọc theo tỉnh lộ ,cách chợ quận hơn cây số, chung quanh nhà trồng một vài cây ăn trái lưa thưa, hai cây dừa lửa vừa đơm bông bên cạnh cái mương đầy nước trong vắt. Vừa bước xuống xe, nhìn sang, thấy Dì đang hái rau, ánh mặt trời chói chang, nghe tiếng xe ngừng, Dì che mắt, ngước mặt, thấy cái bóng nhỏ quen thuộc băng qua đường, mừng đánh rơi cả rổ rau trong tay.

- Sao con dám đi một mình vậy?

- Con nhớ Dì !

Nắng ban trưa long lanh trong đôi mắt, Dì nắm bàn tay như những ngày nhỏ dại, đôi bóng ngã theo bước chân reo vui .Căn nhà đơn sơ, ngăn nắp, trong mỗi góc có bàn tay chăm sóc của Dì, bên cạnh cái máy may, quyển sổ tay nhỏ, ghi lại tỉ mỉ từng đồng chi thu, trong giàn bếp treo thẳng hàng mấy cái nồi chảo, ấm nước, khung cửa sổ nhỏ nhìn ra giàn mướp đầy hoa, nằm bên cạnh mảnh vườn rau muợt, ở cuối vườn, dây mồng tơi bò quấn quýt quanh mấy cái cọc tre. Chiều xuống, Dì ra giàn cắt trái mướp đầu tiên đãi con bé canh cá rô, dượng vớt mấy con ốc bưu to tướng dưới mương về làm quà

- Sao dượng lại biết con thích thứ nầy vậy ?

- Thì Dì vẩn nhắc con chứ ai, con là cái bóng của Dì mà.

Buổi tối, nằm trăn trở trên chiếc giuờng tre, Dì vẩn xoả tóc ngồi bên chiếc máy may tiếng chân đạp đều đều, Dượng chuốc tre làm đũa cạnh ngọn đèn dầu lung linh, Trân nhớ làm sao, tiếng hát êm ái, bản vọng cổ sáu câu dài tha thiết, hay những bản vắn ngọt ngào, điệu Nam ai u uẩn, bài Lưu thuỷ hành vân nhẹ nhàng!

- Dì ơi! Sao dì không hát nữa vậy ?

Những năm tháng sau trung học đi xa, quay quắt những vòng soay tuổi lớn, lâu lâu vẩn trở về thăm ngôi nhà nhỏ với Dì Dượng và mấy đứa trẻ thơ, căn nhà đã bao nhiêu lần dựng lại, mái lá thay bằng mái tôn , vách tre thay bằng vách ván, hàng cây ăn trái đã lần lượt bao mùa. Hai cây dừa xoã lá bên mương giờ đã vươn cao quá nóc nhà. Mấy đứa bé mừng chị về đứng thập thò trong khung cửa.

Từ giã con đường liên tỉnh, khăn áo về thủ đô, những tháng đầu mùa mưa lướt thướt, nằm trên gác nhỏ hầm hập sức nóng ban ngày, tiếng mưa trên mái tôn, tiếng sấm đầu mùa chìm lắng trong trăm ngàn tiếng động của thành phố. Sách vở nhai như kinh kệ, nhìn ra vòm trời hoả châu loé sáng đêm đêm, những ông sao sáng trong ký ức miệt mài, không biết ông sao trắng nào đã rơi xuống thành ước mơ, bùng lên rồi tắt hẳn? Mưa đầu mùa, mưa điên cuồng, mưa thịnh nộ, mưa cuốn trôi bao nhiêu giấc mơ, từng ngày xây đắp, mưa gào thét nhớ thương khung trời cao vút xa xôi !

Đất trời đảo lộn, dã thú nhập thành, lang thang phơ phất, lúc trở về ngang tỉnh lộ ghé lại thăm Dì Dượng, vẩn mái nhà xưa, hai cây dừa sắp lão, Dì bế thằng bé con èo uột trên tay, mặt buồn hiu hắt, nhìn quanh bầy trẻ nhỏ cũng im lìm ngơ ngác

- Sao em nóng quá vậy Dì? Em bệnh từ bao lâu rồi ?

- Đã hơn tuần nay rồi, Dì cũng không còn biết phải chạy nơi đâu nữa.

- Dì sửa soạn đi, mình đưa em đi bệnh viện Nhi đồng chửa trị .

- Mình làm sao đi được con? Thời buổi nầy !

- Còn nước, còn tát.

Thằng bé quặt quẹo, ngày nóng ngày lạnh, đêm từng đêm Dì ngồi ôm con trên tay, tiếng ru đứt doạn. Trân chạy đi chạy về, mấy vòng xe đạp con con, từng hộp thuốc chạy ra chợ trời tìm mua, Trân lén mang cái đồng hồ tay đem bán, Dì cũng bán đến chiếc nhẩn vàng cuối cùng thì thằng bé xuất viện, lồng ngực ốm trơ xương nhưng nhịp thở dều đặn, Dì không giấu nổi vui mừng, thôi thì đổi tên nó lại là Trường An, chỉ mong sao cuộc sống nó sau nầy như tên đặt .

Lần cuối cùng, sau bao nhiêu chuyến trốn đi, trở về, thất bại, lần nầy như một điềm báo, Trân ghé ngang thăm Dì trước khi lên đường đến điểm hẹn, uống ly nước chưa xong đã từ giã, Dì tần ngần đứng tựa cửa trông theo , bao nhiêu lần, từ thuở con bé ôm chân, đến khi thành thiếu nữ thướt tha áo lụa, bao giờ cũng là bóng Dì đứng trông theo ẦTrời chuyển mưa, có phải là giọt mưa đầu mùa lất phất, giọt mưa lăn dài mặn đắng trên môi !



Vũ Thị Thiên Thư
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.