Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 10,232 Points: 13,854
Thanks: 820 times Was thanked: 690 time(s) in 688 post(s)
|
Tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
15/04/2021 - 14H30 GMT Trên toàn thế giới (197 quốc gia và vùng lãnh thổ) : Total Confirmed = 138,416,498 cas
31,423,436 US 14,074,564 India 13,673,507 Brazil 5,210,772 France 4,622,464 Russia 4,393,337 United Kingdom 4,025,557 Turkey 3,809,193 Italy 3,387,022 Spain 3,085,142 Germany 2,642,242 Poland 2,604,157 Argentina 2,585,801 Colombia 2,291,246 Mexico 2,168,872 Iran 1,956,454 Ukraine 1,667,737 Peru 1,593,847 Czechia 1,589,359 Indonesia 1,561,559 South Africa 1,402,280 Netherlands 1,094,926 Canada 1,094,267 Chile 1,020,301 Romania 949,050 Iraq 935,316 Belgium 904,285 Philippines 892,480 Sweden 836,590 Israel 828,857 Portugal 739,818 Pakistan 736,982 Hungary 707,362 Bangladesh 676,175 Jordan 654,870 Serbia 627,968 Switzerland 586,883 Austria 521,770 Japan 503,664 Morocco 502,299 Lebanon 491,423 United Arab Emirates 402,142 Saudi Arabia 380,576 Bulgaria 373,950 Slovakia 367,977 Malaysia 359,516 Panama 350,539 Ecuador 340,023 Belarus 330,319 Kazakhstan 304,184 Greece 300,900 Croatia ... ...
===
Global Deaths = 2,975,875
564,387 deaths/US 361,884 deaths/Brazil 210,812 deaths/Mexico 173,123 deaths/India 127,407 deaths/United Kingdom 115,557 deaths/Italy 102,667 deaths/Russia 99,936 deaths/France 79,431 deaths/Germany 76,756 deaths/Spain 66,819 deaths/Colombia 65,680 deaths/Iran 60,612 deaths/Poland 58,542 deaths/Argentina 55,812 deaths/Peru 53,498 deaths/South Africa 43,073 deaths/Indonesia 40,389 deaths/Ukraine 34,734 deaths/Turkey 28,229 deaths/Czechia 25,800 deaths/Romania 24,548 deaths/Chile 24,521 deaths/Hungary 23,603 deaths/Belgium 23,428 deaths/Canada 17,400 deaths/Ecuador 17,061 deaths/Netherlands 16,931 deaths/Portugal 15,872 deaths/Pakistan 15,594 deaths/Philippines 14,871 deaths/Bulgaria 14,836 deaths/Iraq 13,761 deaths/Sweden 12,570 deaths/Egypt 12,519 deaths/Bolivia 10,877 deaths/Slovakia 10,492 deaths/Switzerland 10,081 deaths/Bangladesh 9,813 deaths/Austria 9,505 deaths/Japan 9,480 deaths/Tunisia 9,135 deaths/Greece 8,920 deaths/Morocco ... ...
Giới y khoa báo động: Biến thể Brazil đe dọa cuộc chiến chống dịch Covid-19 toàn cầu
Trọng Thành - RFI - 15/04/2021 Với hơn 360 nghìn người tử vong do Covid-19 cho đến nay, Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ về số người chết vì Covid. Tình hình tại Brazil đặc biệt gây lo ngại cho toàn thế giới, bởi với sự bùng phát của dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát quốc gia Nam Mỹ này, đã xuất hiện một số virus biến thể nguy hiểm mới, trong đó có biến thể P.1.
Theo một số chuyên gia, sự xuất hiện của các virus biến thể nguy hiểm này, và một số loại có thể còn nguy hiểm hơn nữa trong tương lai, đe dọa làm phá sản cuộc chiến chống đại dịch Covid toàn cầu.
1 - Biến thể virus P.1 xuất hiện ở đâu và hiện tại đang hiện diện với quy mô nào ?
« Biến thể P.1 », với tên gọi khoa học 20J/501Y.V3, lần đầu tiên được ghi nhận vào tháng Giêng 2021 tại Nhật Bản. Đối tượng bị lây nhiễm là những người từng đến khu vực phía bắc Brazil. Trả lời AFP, nhà dịch tễ học Jesem Orellana, nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Brazil Fiocruz (tương đương với viện Pasteur ở Pháp) cho biết, do khả năng « giải trình tự gien » ở Brazil nhìn chung là thuộc loại « yếu kém nhất thế giới », vì vậy phải đến khi bệnh nhân mang virus sang Nhật Bản, biến thể này mới được xác nhận.
Theo một số nghiên cứu, biến thể P.1 xuất hiện lần đầu tiên tại Manaus, bang Amazonas, tây bắc Brazil, thuộc vùng rừng nhiệt đới Amazon. Các dữ liệu của Mạng lưới phân tích gien của Fiocruz và mạng lưới toàn cầu chia sẻ dữ liệu virus cúm - Global Initiative on Sharing Avian Influenza Data (GISAD) cho biết : tỉ lệ biến thể P.1 tại Brazil tăng vọt trong vòng hai tháng qua. Từ 28% hồi tháng 1/2021 lên đến 73% vào tháng 3/2021. Có thể nói, biến thể P.1 tại Brazil hiện diện ở mức độ tương tự với biến thể Anh quốc ở châu Âu.
Không chỉ hoành hành tại Brazil, biến thể này đã lan sang hầu hết các nước Nam Mỹ, như Achentina, Chilê, Uruguay, Paraguay, Peru.., cũng như Hoa Kỳ, Canada, Đức hay Pháp. Trong bản tin dịch tễ học hàng tuần mới nhất ngày 13/04, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự có mặt của biến thể này tại 52 quốc gia trên thế giới, tức gấp 7 lần số nước theo báo cáo của WHO hồi tuần trước.
2 - Vì sao biến thể P.1 gây lo ngại ?
Theo nhà vi sinh học Natalia Pasternak, giám đốc Viện Questoes de Ciencia (Brazil), biến thể P.1 thực sự có độ lây lan mạnh tại Brazil, nơi dịch bệnh hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát. Vì sao P.1 có khả năng lây lan mạnh ?
Báo Le Monde ghi nhận hai đột biến gien khiến biến thể P.1 có khả năng lây lan mạnh. Le Monde dẫn lời nhà dịch tễ học Jesem Orellana, theo đó, cũng tương tự như biến thể Anh quốc, biến thể P.1 có đột biến mang mã số N501Y tại protein Spike, khiến biến thể này dễ dàng xâm nhập hơn vào các tế bào. Protein Spike được ví như một chiếc chìa khóa, có khả năng mở tung cánh cửa giúp cho virus xâm nhập tế bào. Cánh cửa vào tế bào là thụ thể ACE2, có mặt trong các tế bào của cơ thể con người.
Biến thể P.1 cũng có cả thế mạnh của biến thể Nam Phi, do sở hữu một đột biến mang mã số E484K. Theo một số nghiên cứu, chính nhờ ở biến đổi này mà virus có thể gây tái nhiễm dễ dàng hơn. Bởi, để chống lại được một virus với biến đổi như vậy, cơ thể phải có khả năng huy động được nhiều kháng thể hơn.
Một nghiên cứu của Cadde (Brazil-UK Centre for Arbovirus Discovery, Diagnosis, Genomics and Epidemiology), công bố cuối tháng 2/2021 trên trang MedRxiv, được Le Monde dẫn lại, cho thấy biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 1,4 đến 2,2 lần so với các biến thể khác.
Một trong những lo ngại lớn hiện nay của giới y tế là, với sự phát triển của một biến thể như vậy, các vac-xin hiện có trở nên kém hiệu quả hơn nhiều. Nhà virus học Bruno Lina (thành viên của Hội đồng Khoa học Pháp về Covid-19) giải thích trên báo Le Parisien, cho biết : nếu như việc chích ngừa có hiệu quả rất tốt với biến chủng Anh quốc, thì với hai biến thể Nam Phi và P.1 Brazil, điều này ngày càng trở nên không chắc chắn.
Không chỉ lây nhiễm nhanh hơn, dễ kháng vac-xin hơn, một điểm khác khiến biến thể P.1 Brazil khiến giới y tế đau đầu. Đó là với biến thể này, tỉ lệ lây nhiễm ở người trẻ và trung niên tăng vọt, khác hẳn với tình hình chung cho đến nay. Báo Le Monde (ngày 06/03) dẫn một nghiên cứu, công bố trên trang Research Square (ngày 26/02/2021), phân tích 250 mẫu gien của các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại bang Amazonas, được coi là nơi khởi nguồn của biến thể P.1. Kết quả cho thấy tải lượng virus của biến thể cao gấp 10 lần ở người trưởng thành, từ 18 đến 59 tuổi (và phụ nữ cao tuổi), trong lúc ở đàn ông trên 60 tuổi, lại không có sự khác biệt.
3 – Mức độ gây tử vong của biến thể P.1 có cao hơn virus thông thường ?
Theo Le Monde, tỉ lệ tử vong của người trẻ trên 20 ở Brazil tăng vọt trong tháng 1 và tháng 2/2021, có khả năng một phần là do biến thể này, tuy nhiên hiện tại chưa có nghiên cứu được công bố, cho phép khẳng định giả thiết này. Nhìn chung, theo nhà dịch tễ học Jesem Orellana Viện Fiocruz, Brazil, số lượng tử vong tăng vọt tại Brazil những tuần gần đây, chưa hẳn do thủ phạm duy nhất là biến thể P.1, mà là việc bùng phát các ca nhiễm mới (với khoảng 70.000 ca nhiễm/ngày), dẫn đến số lượng người bị nặng tăng cao, trong lúc hệ thống y tế không có đủ điều kiện chăm sóc, điều trị để đối phó.
Dù sao việc tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ (tăng 193% kể từ đợt dịch cuối cùng mùa thu năm ngoái ở những người dưới 45 tuổi, theo số liệu của một hiệp hội y tế Brazil AMIB, được l’Express dẫn lại), cùng lúc với mức tăng đột biến của biến thể P.1, cũng khiến giới y tế hết sức cảnh giác.
4 - Tuy nhiên, P.1 chỉ là một trong các biến thể virus gây bệnh Covid-19 xuất hiện tại Brazil. Có người ví Brazil như một đại thảm họa dịch tễ, một « Fukushima sinh học ». Điều đó có ý nghĩa gì ?
Theo Viện nghiên cứu y học Brazil Fiocruz mới đây, đã có tổng cộng 92 biến thể virus gây bệnh Covid-19 được phát hiện tại nước này. Tiếp theo P.1, là một số biến thể gây nhiều chú ý khác, như P.2 lưu hành mạnh tại vùng Rio de Jainero, hay một biến thể mới được xác nhận tại bang láng giềng Minas Gerais, mà giới khoa học tạm đặt tên là « P.4 ».
Trả lời RFI và Reuters, chuyên gia Miguel Nicolelis, cựu điều phối viên khu vực chống dịch bệnh, cảnh báo « Brazil có thể biến thành một khu vực thuận lợi cho phép ra đời những biến thể mới, đe dọa làm phá sản cuộc chiến chống dịch toàn cầu ». Một « Fukushima sinh học » là diễn đạt của vị chuyên gia nói trên để nói về hiểm họa hết sức lớn này (khi so sánh nguy cơ xuất hiện các biến thể Covid-19 đáng sợ ở Brazil với vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản).
Về nguy cơ một đại thảm họa dịch bệnh mới, trả lời l’Express, nhà virus học Pháp Etienne Decroly (CNRS) giải thích : « Các virus càng lây lan mạnh, thì chúng càng có khả năng biến hóa, sinh ra các biến thể mới, thích nghi tốt hơn với các nhóm dân cư khác nhau. Ngay cả trong bối cảnh đã có được sự miễn dịch đông đảo trong cộng đồng, miễn dịch đến một cách tự nhiên, hoặc do tiêm chủng ». Rất có khả năng, trong quá trình biến đổi này, sẽ xuất hiện những biến thể nguy hiểm gấp bội. Diễn đạt một « thảm họa Fukushima sinh học » là để chỉ mối lo ngại này.
Trong những tuần gần đây, giới khoa học Brazil đang nỗ lực cải thiện khả năng giải trình tự gien, để kịp thời phát hiện các biến thể mới. Báo Pháp dẫn lại nguồn tin từ nhật báo địa phương Brazil A Gazeta, hôm 08/04/2021, về việc phát hiện ra một biến thể mới, với 18 đột biến. Nhiều đột biến trong đó đã có mặt trong các biến thể Brazil P.1 và P.2, cũng như các biến thể Nam Phi và Anh quốc. Biến thể này được dự định được đặt tên là P.4, do có xuất thân tương đồng với các biến thể Brazil khác. Hiện tại còn quá sớm để hiểu được các tác động của biến thể P.4, nhưng rõ ràng biến thể này được phát hiện tại một khu vực mà tỉ lệ tử vong và lây nhiễm tăng vọt.
Tình hình tại Brazil càng khiến thế giới phải lo ngại hơn, khi tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, theo tư tưởng cực hữu, nổi tiếng với các hành xử mang tính mỵ dân, từ đầu đại dịch đến nay, liên tục có các chủ trương chống lại các khuyến cáo của giới y tế. Ngày 07/04, trong lúc bệnh dịch lập thêm kỷ lục mới, vượt ngưỡng hơn 4.000 người chết mỗi ngày, nguyên thủ Brazil đã loại trừ khả năng « phong tỏa toàn quốc ». Trước thái độ hoàn toàn bất hợp tác của tổng thống, ngày 13/04, Thượng Viện Brazil phải tuyên bố mở điều tra về các hành động thiếu trách nhiệm của chính phủ trong việc đối phó với dịch bệnh. Một số nhà đối lập, như cựu tổng thống cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva, đã gọi nguyên thủ Brazil là « kẻ phạm tội ác diệt chủng ». Nếu chính quyền Brazil không hành động ngay bây giờ, thì Covid-19 không chỉ reo rắc thêm tai ương với quốc gia Nam Mỹ này, cũng như khu vực châu Mỹ Latinh, mà nguy cơ cuộc chiến chống dịch toàn cầu trở nên gian khó gấp bội phần chắc sẽ không xa.
Covid-19: Tổng thống Pháp họp chính phủ để bàn về việc phục hồi các sinh hoạt
Thanh Phương - RFI - 15/04/2021 Trong bối cảnh mà tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Pháp sắp vượt ngưỡng 100.000, tối nay, 15/04/2021, tổng thống Emmanuel Macron sẽ họp với một số thành viên của chính phủ để bàn về khả năng mở cửa trở lại dần dần các cơ sở văn hóa, nhà hàng, quán bar, phòng tập thể dục…, nói chung là những nơi đã bị đóng cửa suốt từ tháng 10 năm ngoái để kềm chế sự lây lan của virus corona.
Hiện giờ dân Pháp vẫn sống dưới lệnh phong tỏa toàn quốc trong 4 tuần kể từ ngày 03/04, kèm theo lệnh giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ. Tổng thống Macron đã từng nêu lên khả năng sẽ dần dần mở trở lại các cơ sở nói trên kể từ giữa tháng 5. Nhưng khả năng này có vẻ khó trở thành hiện thực với tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng như hiện nay.
Theo các số liệu thường nhật của cơ quan Y tế Công cộng Pháp, rất có thể là hôm nay nước Pháp sẽ vượt ngưỡng 100.000 người chết vì đại dịch Covid-19, giống như hai nước châu Âu khác, Anh (127.000 người chết) và Ý (115.000). Thật ra, nếu tính về tỷ lệ trên dân số thì hai nước Bỉ và Bồ Đào Nha có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Trong cuộc họp báo hôm qua, với việc vượt qua ngưỡng 100.000 ca tử vong, phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal cho biết là nước Pháp sẽ làm lễ tưởng niệm các nạn nhân của virus corona. Ông cũng cảnh báo là nước Pháp vẫn đang trong đợt dịch thứ ba, với hơn 5.900 bệnh nhân Covid-19 trong các phòng hồi sức, mức cao nhất kể từ mùa Xuân 2020 và như vậy là sẽ còn “những ngày rất khó khăn”.
Trong khi đó, chiến dịch chích ngừa tại Pháp có thể lại bị chậm trễ do việc hãng dược phẩm Mỹ Johnson&Johnson dời lại việc triển khai vac-xin của họ ở châu Âu. Pháp đã nhận được 200.000 liều vac-xin đầu tiên của Johnson&Johnson, nhưng không chắc sẽ nhận được 350.000 liều khác vào cuối tháng 4 như dự kiến. Tuy vậy, có một tin vui hiếm hoi: theo thông báo của chính phủ, trong quý 2, Pháp sẽ được giao ít nhất 7 triệu liều vac-xin Pfizer/BioNTech.
Trong khi đó, tranh cãi lại nổi lên sau khi chủ tịch vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur PACA, ông Renaud Muselier thông báo đã liên lạc với đại sứ Nga ở Paris đặt mua trước 500.000 liều vac-xin Sputnik V, với điều kiện vac-xin được cấp phép trong Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay, quốc vụ khanh đặc trách các vấn đề châu Âu Clément Beaune xem hành động nói trên của chủ tịch vùng PACA là “vô trách nhiệm”, vì có thể gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng của Pháp.
Biến thể Brazil đột biến có thể trở nên nguy hiểm hơn
Voa / Reuters - 15/04/2021 Biến thể P1 của virus corona tại Brazil, nguyên nhân của đợt tăng COVID chết người tại quốc gia châu Mỹ Latin gây báo động quốc tế, đang đột biến theo cách có thể giúp nó né được kháng thể, theo các nhà khoa học đang nghiên cứu vấn đề này.
Cuộc nghiên cứu của viện y tế công cộng Fiocruz về biến thể đang luân lưu tại Brazil phát hiện những đột biến trong vùng gai mà virus dùng để xâm nhập và làm nhiễm trùng các tế bào.
Các đột biến ở vùng gai, các nhà khoa học nói, có thể làm cho virus kháng vaccine nhiều hơn vì vaccine vốn nhắm vào gai protein của virus. Và điều này có thể làm trầm trọng hơn đợt bùng phát tại quốc gia đông dân nhất châu Mỹ Latin.
“Chúng tôi tin rằng đây là một cơ chế thoát hiểm khác mà virus tạo ra để né đáp ứng của kháng thể,” một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu hiện làm việc tại Viện Fiocruz, ông Felipe Naveca, nói.
Nhà nghiên cứu này cho hay những biến đổi này dường như tương tự với những đột biến phát hiện nơi biến thể Nam Phi vốn ‘hung hăng hơn.’ Các cuộc nghiên cứu cho thấy một số vaccine giảm hiệu nghiệm đáng kể trước biến thể Nam Phi.
“Điều này đặc biệt đáng lo vì virus tiếp tục tăng tốc tiến hóa,” ông nói thêm.
Theo các cuộc nghiên cứu, biến thể P1 lây nhiễm cao hơn virus corona nguyên thủy gấp 2,5 lần và kháng lại kháng thể nhiều hơn.
Pháp từ ngày 13/4 đã ngưng tất cả chuyến bay đi tới hoặc đáp cảnh từ Brazil trong nỗ lực ngăn ngừa biến thể Brazil lây lan trong lúc nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin càng ngày càng bị cô lập.
Biến thể P1, đã nhanh chóng chiếm ngự tại Brazil, được biết là một yếu tố lớn đằng sau đợt lây nhiễm mạnh lần hai, nâng số tử vong tại nước này lên thành 350.000 người, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Dịch bệnh bùng phát tại Brazil cũng ngày càng ảnh hưởng tới người trẻ, các dữ liệu của bệnh viện cho thấy vào tháng Ba năm nay, hơn một nửa bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt là dưới 40 tuổi.
Bà Ester Sabino là một khoa học gia tại phân khoa y, Đại học Sao Paulo, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu sắp xếp chuỗi gen của virus corona đầu tiên tại Brazil. Bà cho rằng những đột biến của biến thể P1 không có gì đáng ngạc nhiên vì mức độ lây nhiễm nhanh chóng.
“Với mức độ lây nhiễm cao, như tại Brazil lúc này, thì nguy cơ có đột biến mới và biến thể mới cũng gia tăng,” bà nói.
Cho tới nay, các vaccine như của công ty AstraZeneca và Sinovac của Trung Quốc chứng tỏ hiệu nghiệm trước biến thể Brazil nhưng bà Sabino nói những đột biến thêm nữa của virus có thể tạo nên nguy cơ cho những vaccine này.
“Đây là một khả năng thực sự,’ bà nói.
Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thôi dùng hẳn vaccine AstraZeneca
Voa / Reuters - 15/04/2021 Đan Mạch ngày 14/4 trở thành nước đầu tiên trên thế giới ngưng sử dụng hoàn toàn vaccine COVID của AstraZeneca vì liên hệ khả dĩ giữa vaccine này với tình trạng tuy hiếm thấy nhưng trầm trọng.
Các kết quả điều tra về huyết khối liên hệ tới vaccine AstraZeneca “cho thấy những phản ứng phụ thực sự và nghiêm trọng,” người đứng đầu cơ quan y tế Đan Mạch Soren Brostrom nói trong một cuộc họp báo.
“Do đó chúng tôi đã chọn tiếp tục chương trình tiêm chủng đối với mọi đối tượng mục tiêu mà không cần vaccine này.”
AstraZeneca nói họ tôn trọng sự lựa chọn của Đan Mạch và sẽ tiếp tục cung cấp cho Đan Mạch dữ liệu cho những quyết định trong tương lai.
“Thi hành và triển khai chương trình vaccine là một vấn đề của mỗi nước đưa ra quyết định, căn cứ trên những điều kiện địa phương,” công ty Anh-Thụy Sĩ nói.
Cơ quan giám sát thuốc men của Liên hiệp châu Âu EMA trong tuần qua cho biết đã phát hiện được liên kết khả dĩ giữa vaccine AstraZeneca với huyết khối ở màng não (CVST).
EMA nói nguy cơ tử vong vì COVID-19 lớn hơn nguy cơ chết vì những phản ứng phụ hiếm hoi, nhưng họ để cho các quốc gia thành viên tự đánh giá nguy cơ và quyết định sử dụng vaccine như thế nào.
Nhiều nước tại châu Âu và các nơi khác đã tái tục sử dụng vaccine Astra, với một số giới hạn cho một vài nhóm tuổi, hầu hết là cho những người trên 50 hay 60 tuổi.
Ông Brostrom nói nghiên cứu chung căn cứ trên dữ liệu y tế của Đan Mạch và Na Uy ước lượng là cứ 40.000 người được tiêm vaccine AstraZeneca thì có 1 người có thể sẽ gặp phản ứng phụ nghiêm trọng này, nhưng không có gì liên hệ đến tuổi tác hay giới tính.
AFP - Ấn Độ, hôm thứ năm ghi nhận kỷ lục về số ca nhiễm Covid-19 / ngày, với 200.000 ca nhiễm mới và 1.033 người chết trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 14,1 triệu, và số người chết gần 175.000.
|