Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,657 Points: 19,908  Location: Golden State, USA Was thanked: 668 time(s) in 628 post(s)
|
③ Quý (xưng hô lễ phép): 貴國 Quý quốc; 貴客 Quý khách.
Trong cách xưng hô với nhiều người thì người ta dùng "quý vị", cổ điển hơn thì "chư vị" "chư liệt vị" , "các vị". Cách xưng hô này đã hàm nghĩa số đông trong đó rồi, nên khi có người gọi "các quý vị ..", các quý Phật tử", tôi nghe như là dư chữ .
Một cách gọi dư thừa khác là "thưa quý vị và các bạn". quý vị (trang trọng) là đã đủ, hoặc các bạn (thân mật) là đã đủ ? Tại sao có kiểu gọi như thế ? Theo tôi thì trước đây, khi Đảng Cộng Sản bắt đầu cai trị đất nước thì họ có chủ trương san bằng giai cấp, Qua cách xưng hô thuở xưa thì "Ngài, cụ, ông, bà ..." cần được xoá bỏ . Họ gọi nhau là "đồng chí" với người trong Đảng, nhưng trong cử toạ cũng có những người chưa phải đảng viên, nên phải thêm danh từ "bạn". Thế là có cách gọi: "Thưa các đồng chí và các bạn". Nhưng sau này khi trình bày với số đông quần chúng chứ không phải trong đảng thì họ đổi "đồng chí" thành "quý vị" và giữ lại cái đuôi "các bạn" phía sau.
Khi xưng hô với số đông người, cần trang trọng và không quá thân mật thì gọi "quý vị" là hợp thói thường nhất, và đã đủ bao hàm mọi người trong đó rồi . Những cách gọi thân thiết như "bạn, bà con, cả nhà, đại gia đình, cô chú, anh chị ..." chưa chắc làm vừa lòng mọi người . Gọi là "đồng hương, đồng bào" cũng vậy . Tôi thấy chỉ có bậc lãnh đạo mới gọi "đồng bào" (như Tổng Thống Thiệu hay ông Hồ Chí Minh).
|