Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Chọn trường cho con
Phượng Các
#1 Posted : Saturday, January 20, 2024 12:05:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Jimmy Nguyen Nguyen

TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM


Chọn trường cho con
(Bài viết năm 22)
Tui nhớ đâu đó năm 2010. Đến Úc được 6 năm. Đi làm ngay từ ngày xuống phi trường. Tiếng Anh bập bẹ nên chỉ làm được nghề bằng chân tay, không được làm bằng... cái đầu. Sợ nhất là cái nắng và nóng ở đây. Hở tí da là rát bỏng. Vậy mà mấy em Úc trắng nõn cứ nằm phơi lưng dưới nắng mà hỏng có sao. Cái gì rồi cũng quen.

Lúc đó có nhận sửa một cái nhà cho cặp vợ chồng trẻ. Thời ấy giá nhà trung bình khoảng ba bốn trăm ngàn cho một nhà cũ 3 phòng ngủ. Riêng căn nhà của cặp này họ mua đến sáu trăm ngàn mà còn phải trả cho tui khoảng gần trăm nữa để sửa toàn bộ. Quá mắc !mà nơi đây xa thành phố chớ không phải vùng nội thành. Tui cứ nói cặp vợ chồng này hơi bị khùng.

Sau này mới biết có những vùng giá nhà cao vì nơi đó có trường học nổi tiếng. Chỉ cư dân trong vùng mới được xin học nên muốn cho con học trường này, phải tìm cách chuyển địa chỉ đến vùng đó bằng cách thuê hoặc mua nhà. Khi con học hết cấp lớp, họ lại bán nhà và chuyển đến vùng mình sống thích hợp. Có người vừa ... có bầu đã làm đơn xin học cho con. Phải nộp trước năm sáu năm may ra mới có chỗ. Có những trường mà người di dân China thích, khỏi nói là giá bất động sản vùng đó cao ngất ngưỡng. Khi căn nhà bán đấu giá, thấy mặt họ là hết mua nổi, tay họ cứ chỉ lên trời, không cần nghe người đấu giá nói . Dân Úc bỏ chạy hết.

Tui nhờ ham vui nên còn một gái năm tuổi, năm 21 này vào tiểu học. Mấy trường nổi tiếng mình cũng muốn con theo học nhưng... nghèo, không mua nổi nhà vùng đó thì cũng đừng có mơ mộng. Đây là sự thực của nước Úc. Có điều cũng còn khối trường ở khu nhà nghèo mà dạy vẫn tốt nên tui thấy học ở đâu cũng được ( an ủi ) miễn mình học cho tốt. Tui muốn con có nề nếp của đạo Công Giáo nên xin cho cháu vào một trường đạo. Trường này có một nhà thờ lớn ở sân trường. (Nó giống như tui từng học ở Saint Thomas, Phú Nhuận, Saigon. ). Trường đạo ở Úc xin vào rất dễ, chỉ cần cha hoặc mẹ là người đã có đạo là được chấp thuận. Không yêu cầu nhà cửa ở đâu.

Khi cháu học xong ba năm ở nhà trẻ, họ cũng tổ chức.... ra trường rất xôm tụ ( xem hình ). Cũng vui lắm. Sau đó là cha hoặc mẹ dắt con đến trường mới làm quen, cho con học thử một hai buổi. Vợ cũ mắc đi làm nên tui phải dắt con đi. Cho con vào lớp xong, các phụ huynh được ông hiệu trưởng dắt đi thăm chung quanh trường.

Tui đã từng dạy thử ở các trường kiểu mẫu ở VN trước 75 nhưng so với cái trường nhỏ, hẻo lánh ở đây , nó cũng không bằng một góc. Cơ sở vật chất thì không nói làm chi vì nước mình còn nghèo, cái mình muốn chia sẻ ở đây là ngôi trường họ đặt học sinh lên trên hết. Lớp học bây giờ dĩ nhiên là không còn phấn với bảng mà là cái màn hình bự, rờ tay vô là quẹt. Nhưng chung quanh tưởng là những chiếc bảng trắng, học sinh gắn bài làm hay hình vẽ của mình lên đó. Thầy hoặc bạn có thể xem và bình luận. Cái cách dạy kiểu này tui chưa từng. Số phòng học chuyên biệt cũng nhiều như phòng học vẽ, nhạc, thủ công... Cũng đều thiết kế để học sinh trình bày thành quả học tập của mình. Nên rõ ràng, học sinh cảm thấy mình luôn được tôn trọng và cố gắng theo kịp các bạn. Cháu nhỏ của tui học vẽ. Cô giáo phát một tờ giấy có ghi tên cháu và đề nghị cháu vẽ ... khuôn mặt mình , (có gương soi). Các cháu đều vẽ được và rất tức cười. Những hình này ghim vào bảng để phụ huynh... nhìn mặt.

Còn nhiều cái hay nữa mà trong một bài viết ngắn tui không thể chia sẻ hết . Nhưng giờ tui mới hiểu nhiều gia đình ở VN , nếu có điều kiện đều cố gắng đưa con đi học ở nước ngoài. Để tiền hay tài sản làm chi, nó có thể mất. Còn giữ kiến thức và kỹ năng trong đầu, ai mà lấy được. Các trường ở nước tiên tiến không học theo kiểu nhồi sọ, mà họ đặt trọng tâm là phát triển kỹ năng của học sinh, khiến những học sinh này luôn tự tin và có tinh thần dân chủ.

Cũng may là nhờ cô vi nên ai cũng phải đeo khẩu trang . Làm người ...già như tui họ... không biết. Chớ phụ huynh của mấy cháu năm tuổi chỉ cỡ ba mươi tuổi là nhiều. Đâu ai biết lọt vô một ông gần... 70.

Facebook

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.