Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<242526
Chuyện lạ có thật khắp nơi
viethoaiphuong
#502 Posted : Friday, November 11, 2022 6:22:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Người dân Trung Quốc có thể chi 140 tỉ đô la trong Ngày Độc thân. Được tập đoàn công nghệ Alibaba khởi xướng năm 2009, Ngày Độc thân Single Day 11/11 hàng năm luôn là dịp để các nhà kinh doanh tăng doanh thu. Dù nền kinh tế bị chững lại do các biện pháp phòng dịch và có thể tác động đến tiêu dùng, nhưng giới phân tích cho rằng doanh thu trong thứ Sáu 11/11 này có thể đạt trên 1.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 140 tỉ đô la), cao hơn doanh thu trong dịp này năm 2019 (965 tỉ nhân dân tệ) và cao hơn GDP hàng năm của nhiều nước.


viethoaiphuong
#503 Posted : Saturday, November 12, 2022 6:07:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tổng thống Biden: ‘Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa sống còn đối với hành tinh’

12/11/2022 - Voa / Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu tại hội nghị khí hậu COP27 ở Ai Cập hôm 11/11, trong đó nói rằng cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đã đặt ra mối đe dọa sống còn đối với hành tinh và hứa rằng Mỹ đang làm phần việc của mình để đẩy lùi biến đổi khí hậu.

“Cuộc khủng hoảng khí hậu là về an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh quốc gia và chính cuộc sống của hành tinh,” ông Biden nói, trước khi nêu ra các bước đi mà Mỹ, nước phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới, đang thực hiện.

“Tôi có thể đứng ở đây với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ và tự tin nói rằng, Hoa Kỳ sẽ đáp ứng các mục tiêu phát thải của chúng tôi trước năm 2030,” ông nói.

Bài phát biểu của ông Biden nhằm nhắc nhở đại diện các nước đang tề tựu tại Sharm el-Sheikh tiếp tục duy trì mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của sự nóng lên của hành tinh trong bối cảnh có một loạt các cuộc khủng hoảng - từ cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Âu đến lạm phát tràn lan - làm sự tập trung quốc tế bị xao nhãng.

“Trong bối cảnh đó, điều cấp bách hơn bao giờ hết là chúng ta tăng cường các cam kết về khí hậu của mình. Cuộc chiến của Nga chỉ càng đẩy mạnh tính cấp bách của nhu cầu chuyển đổi thế giới khỏi phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch,” ông nói.

Trước khi ông đến, chính quyền Biden đã tạo tiền đề với việc công bố kế hoạch trong nước nhằm quyết liệt cắt giảm lượng khí thải metan của ngành dầu khí Mỹ, một trong những loại khí nhà kính mạnh nhất bất chấp nhiều tháng vận động hành lang của các hãng khoan dầu.

Washington và EU cũng đang có kế hoạch ra tuyên bố chung vào ngày 11/11 trong đó cam kết sẽ có thêm hành động đối với khí metan trong ngành dầu mỏ, dựa trên một thỏa thuận quốc tế được đưa ra hồi năm ngoái mà kể từ đó đã được 119 nước ký kết để cắt giảm 30% lượng khí thải trên toàn nền kinh tế trong thập kỷ này.

Một phúc trình của Liên Hợp Quốc được công bố hồi tuần trước cho thấy lượng khí thải toàn cầu đang trên đà tăng 10,6% cho đến năm 2030 so với mức năm 2010, ngay cả khi các cơn bão, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt tàn khốc đã gây thiệt hại hàng tỷ đô la trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học cho biết lượng khí thải phải giảm 43% cho đến lúc đó để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp như mục tiêu của Thỏa thuận Paris năm 2015 - ngưỡng mà nguy cơ biến đổi khí hậu bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát.


viethoaiphuong
#504 Posted : Thursday, November 17, 2022 7:55:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tình hình thế giới sau khi dân số chạm mốc 8 tỷ người

17/11/2022 - Phan Minh / RFI
Dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ người hôm 15/11/2022, và trong tương lai sẽ tiếp tục tăng. Điều này liệu có gây ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu ? Đối với các chuyên gia, đòn bẩy duy nhất để hạn chế sự nóng lên toàn cầu là thay đổi lối sống của chúng ta.

Vào tháng 11/2017, lúc diễn ra COP23, hơn 15.000 nhà khoa học đã công bố một « cảnh báo cho nhân loại » trên tạp chí Bioscience. Văn bản nhấn mạnh rằng « sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng » là một trong những « yếu tố chính gây ra các mối đe dọa về môi trường và xã hội » đối với loài người.

Năm năm sau, vào thời điểm COP27 đang diễn ra ở Sharm El-Sheikh, Liên Hiệp Quốc thông báo rằng dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ người, tức là tăng thêm 1 tỷ người chỉ trong vòng 11 năm qua.

Như vậy là chỉ trong hơn 70 năm, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần (dân số thế giới hồi năm 1950 là 2,5 tỷ người). Theo các dự đoán, hành tinh chúng ta sẽ có khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050 và khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2080, trước khi đà tăng dân số chững lại vào năm 2100. Những dự đoán này đủ để khơi lại cuộc tranh luận không có hồi kết giữa các chuyên gia về mối liên hệ giữa dân số gia tăng và suy thoái môi trường.

Jacques Véron, giám đốc danh dự tại Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Quốc gia (INED) của Pháp, nhắc lại rằng, cuộc tranh luận này không phải do các nhà nhân khẩu học khơi mào, mà là do các nhà sinh vật học và vật lý học.

Khó có thể phủ nhận rằng với 8 tỷ người sinh hoạt, xây nhà, di chuyển xung quanh Trái đất mà không phát thải khí nhà kính. Theo tính toán của các chuyên gia, dân số thế giới gia tăng khiến lượng khí thải nhà kính tăng 1,2% mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng GDP thế giới cùng thời kỳ là 2,3% mỗi năm. Theo Valérie Golaz, giám đốc nghiên cứu tại INED, điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tăng trưởng dân số.

Ngoài ra, mọi thứ còn phụ thuộc vào cách sống của con người hiện tại và trong tương lai, tùy theo vùng. Theo thống kê, một người Mỹ thải ra trung bình 17 tấn khí CO2 mỗi năm, một người Ấn Độ 1,76 tấn và một người Ethiopia 0,19 tấn. Cần phải chú ý một điều là những quốc gia có dân số tăng mạnh nhất cũng là những quốc gia thải ra ít khí nhà kính nhất, đặc biệt là ở châu Phi.

Nhà nhân khẩu học Gilles Pison, thuộc Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học, nhận định rằng lượng khí thải gây ra sự nóng lên toàn cầu hiện nay là từ một thiểu số là những người sống ở các nước giàu. Điều đó có nghĩa là dân số gia tăng không đồng nghĩa với việc Trái đất nóng lên thêm.

Ông Jacques Véron giải thích rằng giải pháp duy nhất để tránh cho Trái đất nóng lên là điều chỉnh lối sống của các nước công nghiệp và bảo đảm rằng điều kiện sống được cải thiện ở các nước kém phát triển mà không làm bùng nổ lượng khí thải nhà kính. Không sinh con nhằm chống biến đổi khí hậu, như một số thanh niên Mỹ hay châu Âu vẫn làm, không phải là một giải pháp hữu hiệu đối với các nhà nhân khẩu học. Bà Valérie Golaz cảnh báo : « Đây không phải là một giải pháp. Nếu vì không có con mà mọi người đi du lịch hoặc tiêu dùng nhiều hơn thì hậu quả có thể còn tồi tệ hơn nữa. »

Vì sao dân số thế giới sẽ ngừng tăng ?

Như đã đề cập ở trên, dân số thế giới có thể sẽ ngừng tăng vào tầm năm 2100. Nhưng làm thế nào để lý giải hiện tượng này, khi từ xưa đến giờ dân số thế giới không ngừng tăng ?

Đối với ông Pison, thực tế là dân số thế giới đạt đỉnh và chững lại vào cuối thế kỷ là hệ quả của các xu hướng đã được các chuyên gia dự đoán. Họ quan sát thấy rằng mặc dù dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhưng tốc độ giảm dần kể từ 60 năm qua.

Trong nhân khẩu học, tỷ lệ sinh sản tương ứng với số lượng con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang giảm trên toàn thế giới. Ngày nay, phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ có trung bình 1,5 con mỗi người, so với 1,9 ở châu Á và 1,8 ở châu Mỹ Latinh. Ông Pison nói : « Ở châu Phi, nếu trung bình mỗi phụ nữ có hơn 4 người con, thì khả năng sinh sản cũng đang giảm ở đó. Việc hạn chế sinh nở ở châu Phi cũng đang trở nên phổ biến giống như những nơi khác, mặc dù tốc độ giảm ở đó không nhanh như những gì được quan sát thấy ở châu Mỹ Latinh hoặc châu Á khoảng 40 năm về trước. »

Nếu như tỷ lệ sinh đẻ giảm mạnh đã được quan sát thấy ở một số nước phát triển, thì theo Liên Hiệp Quốc, sự gia tăng dân số dự kiến trong những thập kỷ tới sẽ tập trung hơn một nửa ở 8 quốc gia, bao gồm 5 nước châu Phi và 3 nước châu Á : Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Nigeria, Tanzania, Pakistan, Ấn Độ và Philippines.

Dân số thế giới đang già đi

Một lý do nữa khiến dân số thế giới ngừng tăng là độ tuổi trung bình của dân số Trái đất đang tăng dần. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, trong khi số lượng người dưới 25 tuổi đã giảm kể từ những năm 1960, thì những người trên 65 tuổi sẽ tăng mạnh cho đến năm 2060. Do đó, tuổi trung bình của dân số châu Âu sẽ tăng từ 41 tuổi như hiện nay lên thành 49 tuổi vào năm 2100.

Tốc độ già hóa của các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh được dự đoán sẽ diễn ra nhanh hơn. Độ tuổi trung bình của người dân ở các nước đó, khoảng 25 tuổi vào đầu những năm 2000, theo dự báo sẽ tăng lên 47 tuổi vào cuối thế kỷ này. Người dân các nước châu Phi vẫn còn tương đối trẻ. Độ tuổi trung bình ở các nước đó hiện nay là khoảng 19 tuổi, thì dự kiến sẽ là khoảng 35 tuổi vào năm 2100.

Thay đổi lối sống để gìn giữ tài nguyên trên trái đất

Khi được hỏi liệu Trái đất có đủ tài nguyên để nuôi sống một lượng dân số ngày càng tăng hay không, nhà kinh tế học Alban Thomas thuộc viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp (INRAE) đã nhận định rằng Trái đất có thể nuôi sống 9 hoặc 10 tỷ người. Vấn đề là tài nguyên thiên nhiên hiện không được phân bổ đồng đều. Cách sinh hoạt như hiện nay, việc con người ăn nhiều sản phẩm từ thịt có tác động rất lớn đến môi trường. Nếu cứ tiếp diễn, tài nguyên sẽ sớm cạn kiệt, vì vậy con người phải nhanh chóng thay đổi cách sinh hoạt như tôn trọng và bảo vệ môi trường, thay đổi cách tiêu thụ thực phẩm...

Nguồn : Franceinfo, La Croix, L’Obs


viethoaiphuong
#505 Posted : Sunday, November 20, 2022 5:35:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hội nghị khí hậu COP27 : Đạt thỏa thuận vào giờ chót với thành công nửa vời

20/11/2022 - Thanh Hà / RFI
Sáng sớm ngày 20/11/2022, hội nghị khí hậu COP27 tại Ai Cập đã đưa ra được bản thông cáo chung với hai điểm nổi bật : Duy trì mục tiêu giữ nhiệt độ của trái đất tăng tối đa 1,5°C đến cuối thế kỷ 21 và quốc tế đồng ý lập quỹ đền bù thiệt hại cho các quốc gia là nạn nhân của hiện tượng trái đất bị hâm nóng.

Đức, Pháp và Liên Âu xem việc COP27 đạt được đồng thuận về việc đền bù những « thiệt hại và mất mát » cho các quốc gia phải hứng chịu thiên tai là một tiến bộ về mặt « công bằng » giữa các nước gây ô nhiễm môi trường và những khu vực phải hứng chịu những hậu quả đó. Song cũng có nhiều thất vọng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói đến một thỏa thuận « thiếu tham vọng » vì các bên không « triệt để quyết tâm giảm khí thải carbon ». Bản tuyên bố chung cũng đã không xem việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch là một mục tiêu cần đạt được.

Đặc phái viên của RFI Jeanne Richard từ trung tâm hội nghị Charm El Cheikh, Ai Cập tường thuật :

« Những khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm đàm phán cuối cùng. Rốt cuộc thì các bên cũng đạt được đồng thuận. Các cuộc thương thuyết trong suốt hai tuần lễ vừa qua đã rất gay go. Đôi khi mọi người cũng đã to tiếng với nhau, nhưng cuối cùng thì cũng đã có những tiến bộ đáng kể.

Trước hết và đây là một tiến bộ lớn, là các nước phương Tây đồng ý lập quỹ để đền bù thiệt hại và mất mát cho các nước nghèo dễ bị thiên tai tàn phá. Đây là đòi hỏi mà nhiều nước châu Phi và các đảo quốc thường xuyên phải đối mặt với bão và có nguy cơ bị nhận chìm, đã liên tục được đưa ra từ 30 năm qua. Tiến bộ này phần nào cho phép các bên tin tưởng trở lại vào các định chế đa phương trong lĩnh vực môi trường, khi mà đã có quá nhiều những hứa hẹn chẳng bao giờ trở thành hiện thực.

Thỏa thuận chung kết thúc hội nghị COP27 cũng đã đồng ý giữ nhiệt độ của trái đất tăng không quá 1,5°C. Mục tiêu này đã suýt bị một số quốc gia xuất khẩu dầu hỏa như Ả Rập Xê Út, Iran hay Nga đòi dẹp bỏ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi thấy mục tiêu này vẫn được tồn tại trong bản thông cáo chung.

Dù vậy cũng có nhiều điểm gây thất vọng. Thí dụ như các phái đoàn đã ra về mà không đưa ra được thêm bát kỳ một biện pháp nào trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như là đề nghị ngừng sử dụng năng lượng hóa thạch. Đây là nguồn phát khí cac-bon gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay ảnh hưởng đến toàn thế giới, các nước phát triển cho mở lại các nhà máy điện nhiệt điện sử dụng than đá và đang chạy nước rút để tìm các nguồn cung cấp khí khí đốt, các bên không thể làm gì được hơn.

Trong hai tuần qua, đã có ít nhất 9 hợp đồng khí đốt đã được ký kết, chủ yếu là với các nguồn cung cấp ở châu Phi. Nhân hội nghị COP lần này, xã hội dân sự đã chỉ trích áp lực của các lobbies trong ngành dầu khí. Đêm qua, Simon Steel tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách về vấn đề chống biến đổi khí hậu đã một lần nữa kêu gọi ngừng sử dụng năng lượng hóa thạch ».

Users browsing this topic
Guest (3)
26 Pages«<242526
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.