Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

6 Pages«<456
Chân dung nhạc sĩ (nam)
Phượng Các
#101 Posted : Monday, August 17, 2015 9:34:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhạc sĩ Dzũng Chinh
tác giả "Những Đồi Hoa Sim" chết trên đồi hoa sim


Nhạc sĩ DZŨNG CHINH

(Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận)
***
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát Những Đồi Hoa Sim (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.
Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, quê quán ở Phan Thiết. Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại một Sư Đoàn Bộ Binh thuộc Vùng IV. Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 BB và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết).
Thời điểm này, Sư Đoàn 23 BB đặt bản doanh tại Ban Mê Thuột, đặc trách hành quân trong lãnh thổ Khu 23 ChiếnThuật. Sư Đoàn có 3 trung đoàn cơ hữu. Trung Đoàn 45 BB trú đóng tại Ban Mê Thuột, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, phụ tránh hành quân an ninh tại các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn. Trung Đoàn 53 BB đồn trú tại Di Linh (Lâm Đồng), trách nhiệm các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Quảng Đức. Riêng Trung Đoàn 44 BB trú đóng tại Sông Mao, Bình Thuận, đảm trách các tỉnh miền duyên hải: gồm Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.
Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao, một doanh trại rộng lớn của Sư Đoàn 5 BB, thời Đại tá Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 CT. Sông Mao là một thị trấn nhỏ thuộc quận Hải Ninh, nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 60 cây số, cách Quốc Lộ 1 gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã theo chân Đại tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến (tiền thân của Sư Đoàn 5 BB) từ vùng Mống Cái,Việt Bắc di cư vào đây tháng 8 năm 1954. Phía dưới là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong nổi danh của VC.
Nhắc đến địa danh Sông Mao và mật khu Lê Hồng Phong, người ta nhớ tới mấy câu thơ nổi tiếng hào sảng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn:
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
…..
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu

Chuẩn Úy Nguyễn Bá Chính xin về Trung Đoàn 44 BB nhằm được gần quê quán. Anh được bổ sung về Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 2/44. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Văn Chánh và Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Ngô Văn Xuân (đến tháng 5 năm 1972 ông là Trung tá Trung Đoàn Trưởng). Một tháng sau khi về đơn vị, anh được vị sĩ quan trưởng khối CTCT Trung Đoàn biết anh là nhạc sĩ Dzũng Chinh nên xin biệt phái anh về Khối CTCT, tạm thời đảm trách Ban Văn Nghệ, mới được thành lập. Vốn mang tính nghệ sĩ và sống phóng khoáng, nên anh thường (dù) về Phan Thiết chơi với bạn bè, nhiều lần vắng mặt tại đơn vị, nên bị trả lại Tiểu Đoàn, tiếp tục giữ chức vụ trung đội trưởng tác chiến.
Đầu tháng 3 năm 1969, Tiểu Đoàn 2/44 di chuyển ra hành quân tại khu vực quận Ninh Phước thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận. Đại Đội 1/2 đảm trách an ninh tại Văn Lâm, một làng của người Chàm, nằm phía Đông Nam tỉnh lỵ Phan Rang khoảng 25 cấy số. Nhận tin tức của Phòng Nhì Tiểu Khu, cho biết có một mũi công tác của Việt Cộng từ mật khu núi Chà Bang (tiếng Chàm: Chơk Chabbang) sẽ về Văn Lâm thu thuế và thực phẩm, Tiểu Đoàn ra lệnh Đại Đội 1 cho một trung đội đến án ngữ dưới chân núi Chà Bang để phục kích toán quân VC khi chúng trên đường ra Văn Lâm. Trung Đội của Dzũng Chinh nhận lãnh trách nhiệm đặc biệt này. Đến địa điểm phục kích khoảng 7 giờ tối, Chuẩn úy Chính cho tiểu đội của Trung sĩ Luận ra nằm tiền đồn phía trước, bên con đường mòn dưới chân núi, cách trung đội chừng 500 mét, vừa theo dõi báo cáo bằng tín hiệu riêng khi địch quân xuất hiện, vừa làm nút chặn, khi đám địch bị trung đội tấn công, chạy ngược lại phía sau.
Khoảng 11 giờ tối, một toán người xuất hiện và lên tiếng: “Luận về đây”. Chuẩn úy Chính tưởng là Trung sĩ Luận đã dắt trung đội về, nên hỏi lại: “Sao Luận về sớm vậy?” Một tràng súng nổ tức thì. Chinh ngã xuống.
Thì ra có một trùng hợp kỳ lạ, quái ác, đã đưa đến cái chết tức tưởi của Dzũng Chinh. “Luận về đây” lại là mật khẩu của địch, trong đó cũng có tên Luận trùng với tên Trung sĩ Luận, người tiểu đội trưởng của Chính có nhiệm vụ tiền đồn. Địch quân sợ bị phục kích nên đã chia làm hai toán, sử dụng lộ trình khác, không đi theo con đường mòn, nên tiểu đội tiền đồn của Trung sĩ Luận không phát hiện được. Chính vì sự ngộ nhận đáng tiếc này làm Dzũng Chinh đã hứng trọn một tràng đạn AK của địch. Đại Đội cho bắn trái sáng, kịp thời bao vây và truy kích tiêu diệt đám địch quân. Chính bị thương khá nặng. Được trực thăng của Mỹ tản thương kịp thời về Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết. Nhưng vì vết thương quá nặng ở vùng bụng và ngực, nên sáng hôm sau Dzũng Chinh qua đời.
alt
(Núi Chà Bang – nơi Dzũng Chinh nằm xuống)
Cái chết oan uổng của Dzũng Chinh đã được bạn bè cùng đơn vị bàn tán khá nhiều với vài sự kiện mà mọi người cho là những điềm gỡ báo trước:
Ngày xưa lương lính thường không đủ xài, nhất là những khi được về thành phố, nên trước cuộc hành quân, Dzũng Chinh đến Ban Tài Chánh Trung Đoàn xin mượn lương trước. Vị sĩ quan tài chánh ngần ngừ, bảo sao mượn lương sớm thế. mới đầu tháng đã mượn, hơi khó xử cho ông. Dzũng Chinh gãi đầu năn nỉ:
– Thì Đại úy cứ xem như ứng trước tiền tử tuất cho tôi thôi mà.
Vị Đại úy cho mượn, nhưng rầy anh:
– Cậu chớ nói điều gỡ, không nên!
Sau đó, anh rủ hai người lính về thành phố Phan Thiết chơi. Không hiểu đụng chạm thế nào, nhóm anh đánh nhau với một nhóm lính hải thuyền. Trước ngày đi hành quân, anh nhận giấy báo của Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiết, gọi trình diện. Anh khoe với đám bạn bè trong một buổi nhậu rồi nói:
– Kỳ này tao đi luôn, xem thử lấy ai mà trình diện!

Không ngờ anh đã đi luôn thật.

Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đã nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một trung đội trưởng bộ binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi vì anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đã tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người, và mãi ở lại với thiên thu.

Phạm Tín An Ninh
Phượng Các
#102 Posted : Sunday, March 19, 2017 5:52:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhạc Sĩ HOÀNG THI THƠ (1928-2001)

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1928 (Mậu Thìn) tại làng Bích Khê, Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhạc sĩ bắt đầu hoạt động cho văn học nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học bậc Trung Học tại Huế rồi Hà Tĩnh.

Sau khi học xong cấp Tú Tài, tháng 10-1950, Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ vào Đại học tại Hậu Hiền, Thanh Hóa.

Năm 1951, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957 ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội lớn tại rạp Thống Nhất Sài Gòn; năm 1960 thành lập Đoàn Văn Nghệ Việt Nam và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu. Từ 1967 ông là Giám đốc tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch, đặc biệt tại nhà hàng Maxim’s, Sài Gòn… Ông cũng từng lưu diễn tại nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Paris, Bangkok, Singapore, Sénégal, London, và nhiều nơi ở Hoa Kỳ!
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lập gia đình với nữ ca nhạc sĩ Thúy Nga vào tháng 9-1957 và có 4 người con – 3 trai, 1 gái – mà người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một dưỡng tử là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.

Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ sang tác trên 500 ca khúc từ tình cảm đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch. Nhiều bài hát của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã rất quen thuộc với người Việt Nam từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975, nhất là những bản nhạc có tính chất dân gian, mộc mạc có âm hưởng quê hương đã đi vào lòng dân mà lại lãng mạn như “Rước tình về với quê hương”, “Rong chơi cuối trời quên lãng”, “Đường xưa lối cũ”, “Tà áo cưới”, “Trăng rung xuống cầu”, Gạo trắng trăng thanh”, “Đám cưới trên đường quê”, “Duyên Quê”, “Tình ta với mình”. Hay một số ca khúc kể lại những mối tình đau khổ của những người con gái hồng nhạc bạc mệnh như: “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ”, “Chuyện tình La Lan”, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”, “Nỗi buồn Châu Pha”, “Ai buồn hơn ai”…

Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ cũng tạo nên nhiều hoạt cảnh quê hương, một thời miền Nam VN được sống lại những mối tình mộc mạc, những hình ảnh êm dịu của làng mạc, lũy tre, đêm trăng có tiếng chày giã gạo, có đám trai gái hò qua, đáp lại phá phách nhau qua giọng hát của cặp song ca Sơn Ca, Bùi Thiện thật, điêu luyện đã làm say mê nhiều tầng lớp khán giả.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông Tin VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Âu Châu trình diễn…nhất là trong thời gian có hòa đàm Paris.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã chói sáng cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng trong công trình nghiên cứu và sáng tạo vũ dân tộc, dựng lên các điệu vũ dân gian hấp dẫn và sống động hay các Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho…

Trong lãnh vực điện ảnh, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là đạo diễn sáng tác vỡ nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên “Từ Thức lạc lối bích đào,” năm 1964, vỡ nhạc kịch thứ nhì “Dương Quí Phi”, năm 1966 vỡ “Cô gái điên,” năm 1968 vỡ “Ả Đào say”…

Sau khi Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ bị mổ tim sức khoẻ từ dạo đó đã sa sút dần. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã qua đời một cách thanh thản tại nhà riêng ở Glendale (Nam California), vào sáng Chủ nhật, ngày 23 tháng 9 năm 2001. Hưởng Thọ 74 tuổi.

http://quangtrihouston.o...hoang-thi-tho-1928-2001/
Phượng Các
#103 Posted : Monday, July 3, 2017 8:28:46 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mơ ước của nhạc sĩ Lam Phương ở tuổi 80: ‘Có một người bạn để hủ hỉ’

http://www.nguoi-viet.co...-mot-nguoi-ban-de-hu-hi/
Phượng Các
#104 Posted : Wednesday, February 28, 2018 9:19:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả ‘Chiều Mưa Biên Giới’, qua đời


WESTMINSTER, California (NV) – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả tình khúc nổi tiếng “Chiều Mưa Biên Giới”, vừa qua đời lúc 4 giờ 30 sáng Thứ Hai, ngày 26 Tháng Hai (tức 7 giờ 30 tối 26 Tháng Hai theo giờ Việt Nam) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi.


Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ, xác nhận tin trên với phóng viên Người Việt.

“Tôi nhận được tin do ca sĩ Giao Linh từ Sài Gòn gọi sang cho hay. Giao Linh là học trò rất thân với thầy Nguyễn Văn Đông. Chị Giao Linh vào bệnh viện thăm thầy buổi trưa, vừa về vài tiếng thì nghe người nhà của thầy gọi cho biết là thầy qua đời,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cho biết.

Cũng theo lời nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được đưa vào bệnh viện một vài ngày trước do khó thở, và vì những bệnh già chứ không phải bệnh tật gì nặng hết. Thế nên việc ông ra đi đột ngột khiến ai cũng bàng hoàng. Bản thân tôi cũng cảm thấy buồn quá!”

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 Tháng Ba, 1932 tại Sài Gòn, trong một gia đình nguyên là một điền chủ lớn có nhiều ruộng đất ở Tây Ninh

Ông nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc cuối cùng là đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tầu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước.

Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu đoàn trưởng” tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Ông từng giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổi.

Cuối năm 1957, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy tham mưu tại tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.

Tháng 11, 1972, ông được thăng cấp Đại tá chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối Tháng 4 năm 1975.

Ông bị bắt đi tù cải tạo 10 năm. Kể từ đó ông đã ngừng sáng tác nhạc. Ông không xin đi xuất cảnh theo diện H.O, mà ở lại Sài Gòn sống cùng vợ tại quận Phú Nhuận.

Trong thời gian ở trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…

Trong thập niên 1950, ông nổi tiếng khi là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ sân khấu danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim…

Từ năm 1958, ông là Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc…

Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân…



Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (ngồi) chụp tại tư gia của ông năm 2014 cùng các ca sĩ Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc, Kim Anh , Michael, nhạc sĩ Trần Quốc Bảo (Hình: nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp)
Nhiều sáng tác của ông viết về chủ đề người lính Việt Nam Cộng Hòa thời đó, như nhạc phẩm “Phiên gác đêm xuân” được ông viết vào đêm Ba Mươi Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười, “Chiều mưa biên giới” ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch…

Ông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như “Khi đã yêu”, “Thầm kín”, “Niềm đau dĩ vãng”, “Nhớ một chiều xuân”…



Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng…

Về gia đình riêng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, theo nhạc sĩ Trần Quốc Bảo thì “Hầu như những người thân đều biết cô Nguyệt Thu là vợ của thầy Đông. Hai thầy cô lấy nhau từ khi nào thì không rõ nhưng chắc chắn một điều là sau khi thầy ra khỏi tù cải tạo năm 1985, cô Thu một tay quán xuyến một cửa hàng bán bánh mì, giò chả tên Nhiên Hương tại nhà đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, và lo lắng chăm sóc cho thầy không rời nửa bước.”

“Với thầy Đông, tôi chỉ biết nói rằng tôi kính phục ông nhất hai điểm, đó là tài hoa và tư cách,” nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cảm nhận.

Chủ nhiệm đặc san Thế Giới Nghệ Sĩ nói thêm, “Được biết, do không có con cháu, nên trong cáo phó của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có ghi ‘không nhận vòng hoa, phúng điếu’ vì sợ sau này không có người trả lễ.” (Ngọc Lan)
Phượng Các
#105 Posted : Tuesday, October 2, 2018 12:36:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhạc sĩ Vũ Thành An trò chuyện trong show của Jimmy Thái Nhựt

https://www.youtube.com/watch?v=bT9ZE6QCxHc
Phượng Các
#106 Posted : Wednesday, October 10, 2018 7:34:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhạc sĩ Lam Phương với Jimmy Thái Nhựt

https://www.youtube.com/watch?v=5YpYH5j_dJ8
Phượng Các
#107 Posted : Wednesday, June 12, 2019 8:30:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
viethoaiphuong
#108 Posted : Thursday, August 22, 2019 12:40:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhạc sĩ Vũ Thành An và những bài không tên

Hà Vũ - VOA - 04/08/2019



Nhạc sĩ Vũ Thành An nổi tiếng về những bài ca không tên trong thập niên 1960 cùng với những nhạc sĩ trẻ thời đó như Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên…Ông sáng tác rất sớm khi còn đang học trung học. Tuy nhiên một số bài lúc đó chỉ có nhạc điệu chứ không có lời, như chia sẻ của ông với VOA Việt ngữ:

“Nói về nét nhạc của những bài không tên thì đến rất là sớm, ví dụ như bài không tên số 2 hay là bài không tên số 8 thì cái melody đó tới từ khi mình còn đi học ở trường Hưng Đạo lớp đệ nhị tức là khoảng năm 1961. Lúc đó mình chưa có làm lời được hay. Đến năm 1968 mới có lời của bài không tên số 2, tức là sau nhiều năm mới kết thúc thành một ca khúc.”

Trong số những bài ca không tên của ông có những bài lấy cảm hứng từ những mối tình của chính tác giả.

“Bài không tên số 2 liên quan đến một cô, bài không tên số 8 liên quan đến một mối tình khác,” nhạc sĩ Vũ Thành An cho biết.

“Không phải mỗi bài không tên có một mối tình. Cũng không phải có một mối tình đó mình trải ra một số bài khác nhau. Ví dụ như bài tình khúc thứ nhất, bài không tên cuối cùng là cùng một mối tình,” ông giải thích thêm.

Một điểm đặc biệt đậm chất ‘Vũ Thành An’ là nhiều tác phẩm của ông không được đặt tên, mà cứ lần lượt được gọi là bài không tên, từ số 1 lên tới số hàng trăm.

“Có hai lý do,” ông cho biết. “Mình muốn làm gì khác lạ cho người ta chú ý. Người ta đặt tên mình đặt không tên. Đó là kiểu của mình. Lý do thứ hai nữa là ông Trịnh Công Sơn có người yêu của ông tên là Diễm, ổng viết ra bài Diễm Xưa. Người yêu của mình mình không muốn cho ai biết người yêu mình là ai cả. Nếu người nào tìm hiểu sâu hay người thân của mình thì biết thôi còn đại đa số mình không cho biết vì mình muốn giữ mối tình nó đẹp. Những người yêu của mình bây giờ chụp hình là những bà cụ rồi. Thôi bây giờ để cho người ta tưởng tượng tới một người yêu, một thiếu nữ nào mơ mộng duyên dáng, tà áo dài lã lướt để thế hệ nào cũng nghĩ như vậy thì hay hơn.”

Tác giả cho hay những bài không tên, tuy đánh số như vậy, nhưng không theo thứ tự thời gian.

“Những năm 70, 71 có nhu cầu là các nhạc sĩ in ra tập nhạc 10 bài nên mình mới gom góp lại những bài đã có và đặt số cho nó từ bài số 1, (nhưng bài Tình khúc thứ nhất không phải là bài số 1), đến bài số 10 mình không đặt là bài số 10 nhưng đặt là bài không tên cuối cùng,” ông chia sẻ.

Nhạc sĩ Vũ Thành An vẫn tiếp tục sáng tác ‘những bài không tên’, và cho đến lúc ông trả lời VOA vào đầu tháng 8 năm 2019 thì đã có bài không tên 107. Tuy nhiên, theo ông, những bài không tên sau này không nổi tiếng bằng mười bài không tên đầu tiên.

“Theo mình nghĩ những bài sau này không phải không hay bằng số 1. Bây giờ người ta nghe người ta thấy không bằng những bài đầu tiên. Thực ra những bài đầu tiên được tô vẽ bằng bao nhiêu kỷ niệm và sự rộng rãi của nó nên nó nổi hơn những bài không tên sau này. Những bài không tên sau này là những đứa em ra sau, không ai để ý tới nó thì nó không nổi thôi, nhưng nếu một người nào để ý thì người ta cũng thích.”

Ngoài những bài không tên để ghi dấu những mối tình, nhạc sĩ Vũ Thành An còn có những bài không tên được tạo cảm hứng từ một số vần thơ, chẳng hạn như bài không tên 50.

“Tôi nhớ là hồi đi tù về, tôi nghe ở đâu đó có một câu thơ rất hay ‘Em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại. Em bảo anh đứng đợi sao anh lại về ngay. Lời nói thoảng gió bay, đôi mắt hiền đẫm lệ, mà sao anh dại thế, không nhìn vào mắt em.’ Bài thơ ngắn, nên tôi phải thêm lời vào. Tôi không biết tác giả là ai, nên ghi là vô danh,” ông vừa kể vừa ngân nga vài câu trong bài hát.

Nhạc sĩ Vũ Thành Anh từng là một tù nhân chính trị. Sau ngày 30/4/1975, ông phải đi ‘học tập cải tạo’ mười năm tại miền Bắc, từ 1975 đến 1985. Thời gian này cũng là lúc ông bắt đầu sáng tác một số nhạc phẩm đạo lẫn đời, và tập trung thành một tập nhạc có tên là Những bài ca Nhân bản cũng được đánh số thứ tự, cùng nhiều bài có tên khác.

“Mình muốn giữ cái ‘không tên’ để mọi người biết tác giả là Vũ Thành An,” ông nói.

Những đứa con tinh thần của ông chuyển từ thể loại trữ tình sang thể loại Thánh ca và ông đã phổ nhạc toàn bộ Thi-thiên (hay còn gọi là Thánh vịnh-Psalms-theo từ của Công giáo) gồm 150 bài.

Sau 20 năm ngưng sáng tác nhạc đời (từ 1995 cho đến 2015), người nhạc sĩ tài hoa đã quay trở lại với nhạc trữ tình.

“Mình đổi suy nghĩ là Chúa đã cho mình có khả năng làm đẹp cuộc đời, tại sao mình không sử dụng khả năng đó để sáng tác thêm? Cho nên từ năm 2015 đến giờ, Vũ Thành An tiếp tục sáng tác. Chính vì thế, bài không tên số 50 là bài không tên cuối cùng trước khi Vũ Thành An nghỉ sáng tác năm 1995. Khi tiếp tục sáng tác lại thì có những bài không tên. Từ bài không tên số 51 cho đến nay, sau 4 năm, đã được đến bài không tên 107. Vũ Thành An cố gắng sử dụng [khả năng] Ơn trên đã cho để phục vụ Chúa trong thời gian còn lại. Thành ra Vũ Thành An sẽ tiếp tục sáng tác. Vũ Thành An tin sẽ đóng góp thêm khả năng để làm đẹp cho đời,” ông thổ lộ.

Nhạc sĩ Vũ Thành An cho biết sau này, vì lớn tuổi nên không còn yêu đương thống thiết, viết nên những lời yêu đương thống thiết nữa, nên ông dựa vào những bài thơ tìm được trên Internet để sáng tác.

“Vừa rồi mình đọc trên Internet có một bài thơ rất hay, mình phổ nhạc bài đó ‘Một thời theo gió đuổi mây.’ Mình theo đuổi tình yêu giống như cơn gió đuổi theo áng mây, rất là hay,” ông nói.

Những ca khúc sau này của Vũ Thành An chưa được xuất bản, nhưng được đăng trên Facebook của chính tác giả.

Nhạc sĩ Vũ Thành An sang Mỹ định cư vào năm 1991 và kể từ năm 1992 ông định cư tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon, cho đến nay. Ông hiện đang giữ chức Phó Tế tại một nhà thờ Công giáo ở Oregon và là người sáng lập cùng điều hành Quỹ Từ Thiện Teresa để cấp lương thực cho người già ở Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á, Châu Phi cũng như ở Châu Mỹ Latin.


Phượng Các
#109 Posted : Tuesday, September 24, 2019 9:15:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
viethoaiphuong
#110 Posted : Friday, November 8, 2019 1:42:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Lê Văn Khoa, người hòa nhạc Việt Nam vào dòng nhạc thế giới

Hà Vũ - VOA - 08/11/2019



Sinh tại Cần Thơ năm 1933 trong một gia đình Tin lành thuộc Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, nhạc sĩ Lê Văn Khoa có khiếu âm nhạc từ nhỏ. Theo lời ông kể, ông tự học nhạc từ một cuốn sách nhạc bằng tiếng Pháp lượm được ngoài đường vào năm 14, 15 tuổi. Nhà không có đàn piano, ông đàn tưởng tượng bằng cách gõ tay lên mặt bàn như đang gõ phím đàn. Vậy mà ông đã khiến một giáo sĩ Mỹ tại nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm ở Sài Gòn ngạc nhiên vì có thể cùng bà đàn một bản nhạc. Ngoài ra, ông còn đưa cho bà xem một bản nhạc do chính ông sáng tác.

“Cái lạ này là cái mà có thể tui có năng khiếu âm nhạc từ trước, cho nên hồi tui học lớp nhì, tui được trường chỉ định lên dạy lớp nhất học hát để đi thi tiểu học. Hát thì mình hát đúng nốt, nhịp nhàng nhưng đâu có biết nhạc, biết hát là cùng,” nhạc sĩ Lê Văn Khoa thuật lại.

Nhà nghèo, lương mục sư của cụ thân sinh không bao nhiêu, bị ảnh hưởng bởi thời cuộc như biểu tình, bãi khóa.. nên nhạc sĩ Lê Văn Khoa bỏ học sớm, đi làm việc cho Giáo hội và theo học một trường thần học nhỏ ở Phú Nhuận.

Ngoài những lớp đàn hát trong trường thần học, hầu hết những hiểu biết về âm nhạc của ông đều do tự học. Sách vở do một giáo sĩ người Mỹ gởi mua từ Mỹ. Tuy nhiên, nhờ năng khiếu và tinh thần hiếu học nên những nhạc phẩm đầu tay của ông đã chiếm được giải thưởng toàn quốc.

“Năm 1953 tui trúng giải thưởng sáng tác nhạc. Hồi đó thi phải gởi ra Hà Nội vì chưa phân chia đất nước,” ông chia sẻ. “Rồi 1955 chia đất nước rồi, trong Sài Gòn có cuộc thi nữa, tui tham dự nữa trúng giải luôn. Trước đó tui có đàn cho đài phát thanh Pháp Á, đài phát thanh quốc gia.”

Ông cho biết bắt đầu chuyển từ sáng tác ca khúc sang viết nhạc hợp ca vì nhận thấy nhạc Việt Nam rất yếu về lĩnh vực đại hợp ca-hòa tấu và ông trở thành người duy nhất cộng tác với đài truyền hình Việt Nam thời bấy giờ trong chương trình đại hợp ca-hòa tấu mang tên ‘Tiếng nhạc trầm tư’:

“Mỗi lần tui làm chương trình, anh em trên đài truyền hình họ buồn lắm. Họ cứ nói tui hoài, tại sao cứ chọn đường khó đi, không làm như mấy người khác cho dễ. Nhưng rồi tui nghĩ đã có rồi bây giờ mình làm thêm cái khác chớ, phải khai triển thêm, phải thấy cái phong phú của nó. Nhạc Việt mình đâu phải chỉ có một lối. Ý nghĩ của mình thì mình cố mình làm vậy thôi. Có thể nó không hợp với đại chúng, nhưng biết đâu chừng vài chục năm sau thì nó lại khác.”

Vài chục năm sau, CD Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”, nói lên thân phận người Việt Nam trong cuộc chiến xâm lược của miền Bắc cho đến khi vượt thoát tìm tự do tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ, được ra mắt công chúng vào năm 2005, với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine.

“Mình đi 75, tui cứ đắn đo hoài, 85 bắt đầu viết. Viết rồi mình ngưng, viết rồi ngưng. Mình viết rồi làm sao trình diễn đây. Mình đâu có quen ban nhạc nào của Mỹ, mình cũng là người vô danh ở đây sức mấy mà họ chịu đụng tới,” nhạc sĩ Lê Văn Khoa kể về những long đong trong một thời gian dài của Đại tấu khúc này.

“Rồi dàn nhạc Pacific Symphony Orchestra ở California làm chương trình 20 năm sau chiến tranh Việt Nam, tui làm cố vấn cho họ thì họ mới biết tui có viết nhạc, họ mới lấy ra chơi…Điều hết sức ngạc nhiên cho tui là tất cả báo Mỹ đều có bài về buổi trình diễn đó. Và họ cho đó là sự hòa hợp giữa Đông Tây tuyệt diệu,” ông tiếp lời.

Sau nhiều năm Pacific Symphony tiếp tục trình diễn sáng tác của ông, và với sự giúp đỡ của Ban Hợp xướng Trùng Dương, ông mới làm ra CD.

Về cơ duyên Đại tấu khúc ‘Việt Nam 1975’ được dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine trình diễn, nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết:

“Đó là cơ hội hãn hữu. Thứ nhất là như tui nói đó, nhạc mình mất 10 năm để viết, 10 năm sau mới trình diễn, rồi loay hoay hoài để tìm cách thực hiện CD. Ở Mỹ họ tính mắc quá. Tui cố vấn cho Pacific Symphony, nhưng mà họ nói họ sẵn sàng làm để tui thu thanh nhưng phải mất 120.000 đô la và thu thanh làm 3 buổi. Nhưng làm sao mình có tiền để làm cái đó và mình làm ra mình bán được 1.000 cuốn hay không? Vậy mỗi cuốn bán bao nhiêu tiền, ai mua được? Thành ra tui mới chạy xuống Úc dàn xếp với dàn nhạc giao hưởng ở Sydney. Họ đồng ý nhưng sau mất liên lạc không làm được gì nữa. Tui nói thôi mình xuống tận cùng miền nam không được thì mình lên miền bắc, thì có người giới thiệu với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra, họ cũng đi trình diễn khắp thế giới, thì tui tiếp xúc. Họ cũng do dự nhưng mà rồi họ biểu tui gởi nhạc cho họ coi. Tui gởi nhạc cho họ coi. Họ nói được họ sẽ làm cho tui…Thành ra tui phải đi Ukraine để làm. Có hai yếu tố: thứ nhất trình độ nhạc Ukraine cao. Đúng ra đó là cái nôi của âm nhạc Tây phương. Thứ hai họ là quốc gia nghèo nên tính phí tổn không như ở Mỹ. Thành ra tui đi Ukraine để thu thanh.”

Ngoài Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”, với mong muốn đưa các làn điệu dân ca Việt Nam ra khắp thế giới, nhạc sĩ Lê Văn Khoa chú tâm soạn nhạc giao hưởng cho các loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

“Tui nghĩ rằng cái văn hóa là cái gì còn tồn tại chớ không phải chính trị. Chính trị, chế độ gì gì đi nữa cũng có thể bị thay đổi, mà văn hóa thì còn. Vì thế, tui nghĩ nhiều đến dân ca để bất cứ ban nhạc nào hay nhạc cụ nào của thế giới chơi mà người Việt Nam mình nghe được mình nhận ra ‘Ồ cái bài này tôi biết, bài này của Việt Nam’ thì hay hơn…cho nên tui dùng nhiều dân ca để viết cho dàn nhạc giao hưởng, để viết cho piano mà âm hưởng hoàn toàn của Việt Nam,” ông cho biết. “Khi mà chúng tôi thu thanh ở Ukraine, nhạc sĩ Ukraine nhao nhao yêu cầu nhạc trưởng xin tui để nhạc lại để họ còn trình diễn. Tui thấy đó là điều quý. Họ chơi họ thích, họ thích họ chơi nữa.”

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết ông ôm ước vọng là đào tạo thế hệ kế thừa làm nhạc giao hưởng như ông, và hiện ông có dạy một số học trò sáng tác nhạc cho piano.

“Tui hy vọng chúng ta sẽ có nhiều người đạt được trình độ cao gấp trăm, gấp ngàn lần trình độ tui đạt được tới ngày hôm nay,” ông thổ lộ.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa là một nghệ sĩ đa tài. Ngoài lĩnh vực âm nhạc, ông còn là một nhiếp ảnh gia từng chiếm giải thưởng Nhiếp ảnh trong cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật Toàn quốc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Những tác phẩm của ông cũng được trưng bày trong các cuộc triển lãm nhiếp ảnh khắp nơi trên thế giới như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Nhật Bản… trước năm 1975 và tại Mỹ sau năm 1975.

Hiện nay dù ở tuổi 86, ông vẫn miệt mài sáng tác một tấu khúc mà ông hy vọng sẽ được trình diễn vào năm 2021.

“Tui viết một bài gọi là ‘đối thoại’, cho đàn độc huyền của mình chơi với dàn nhạc giao hưởng Tây phương đủ loại nhạc cụ và cả trăm người. Còn mình chỉ có một người đàn và cái đàn chỉ có một dây. Tui muốn nói tiếng nói nhỏ bé của mình, mỗi lần trỗi lên bị đàn áp. Đó dùng âm thanh, dùng âm nhạc để nói lên thân phận của người Việt Nam của mình, nhưng mà chưa có trình diễn được. Tui hy vọng rằng 2021 có thể sẽ trình diễn được.”


viethoaiphuong
#111 Posted : Sunday, December 8, 2019 1:55:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Lê Uyên Phương và những bản tình ca tuyệt vời

Hà Vũ - VOA - 01/12/2019


Lê Uyên Phương là nghệ danh của một cặp vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng từ trước năm 1975 với những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn như chính cuộc tình của họ: nữ ca sĩ Lâm Phúc Anh và cố nhạc sĩ Lê Văn Lộc.

Ca sĩ Lâm Phúc Anh sinh tại Hà Nội năm 1952, trong một gia đình gốc Hoa. Ba mẹ Phúc Anh gặp nhau tại Hà Nội vào giữa thập niên 1940 và sau đó di cư vào miền Nam năm 1954.

Gia đình giàu có, Lâm Phúc Anh được theo học chương trình Pháp từ nhỏ, từ trường tiểu học ‘Sans Famille’ đến trường ‘Regina Pacis’ và sau đó là nội trú ở trường ‘Franciscaine’ Đà Lạt.

Từ bé, Lâm Phúc Anh đã yêu thích vọng cổ vì thường theo mẹ đi xem cải lương nhưng khi bắt đầu ca hát, bà chọn con đường tân nhạc.

“Bài hát đầu tiên, được trình diễn đầu tiên để cho các sơ Franciscaine được tổ chức ở rạp ‘Hòa Bình’ ở Đà Lạt. Hôm đó ban nhạc của anh Phương đã đệm và tôi đã tập hát bài đầu tiên là bài ‘Nỗi lòng,’" nữ ca sĩ chia sẻ.


Chồng bà, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, tên thật là Lê Văn Lộc, sinh năm 1941 tại Đà Lạt. Ông từng là Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Pleiku, sau đó về Đà Lạt dạy tại trường Bùi Thị Xuân, trường Petit Lycée và dạy nhạc.

Bà cho biết Lê Uyên Phương mê nhạc từ lúc còn rất nhỏ. Nghệ danh Lê Uyên Phương của ông ghép từ tên một người yêu cũ và một chữ lót trong tên của mẹ là Công Tôn Nữ Phương Nhi.

Hai người chính thức sống với nhau vào năm 1969 và nhanh chóng trở thành đôi song ca được yêu chuộng thời bấy giờ với tên gọi là Lê Uyên và Phương, hay thường gọi tắt là Lê Uyên Phương qua những bản tình ca nổi tiếng do Phương sáng tác và lối trình diễn say đắm, nồng nàn của đôi uyên ương này.

Họ gặp nhau tại Đà Lạt vào năm 1966 và bị ‘tiếng sét ái tình.’

“Anh Phương có một người bạn ở trọ nhà tôi. Khi ảnh đi qua chơi, đi thăm người bạn đó, thì gặp tôi. Hai đứa thích nhau ngay lập tức. Những ngày đầu gặp gỡ đó có nhiều điều thú vị lắm. Anh có dáng dấp đặc biệt và đôi mắt rất hiền từ, tôi thích lắm. Phải nói lúc đó ảnh là người con trai đầu tiên tôi nhìn, tôi có cảm xúc. Lúc đó tôi mới 14 tuổi. Tôi không hiểu được yêu là gì, không biết, chỉ thấy thích người này thôi. Dễ thương lắm. Tức là hai đứa khi gặp nhau rồi chỉ muốn ở bên cạnh nhau ‘all the time’, không muốn rời nhau một phút nào hết,” Lê Uyên thổ lộ.

Trước khi gặp Lê Uyên, Phương đã sáng tác một loạt ca khúc viết từ Pleiku và Đà Lạt, sau này được tập họp trong tập nhạc nhan đề ‘Yêu nhau khi còn thơ.’

‘Khi loài thú xa nhau’ là tập nhạc thành hình trong thời gian hai người chung sống với nhau sau khi vượt qua những khó khăn do gia đình của Lê Uyên cản trở.

“Lúc yêu nhau thì gặp khó khăn từ gia đình tôi, sau đó vẫn có những cuộc gặp lén lút để đi chơi với nhau. Sau khi đã chính thức lấy nhau rồi thì có những buổi văn nghệ được tổ chức ở nhiều nơi, nhiều lúc tại Đà Lạt, những ‘ball’ ở tại nhà hoặc tại giảng đường Spellman Viện Đại học Đà Lạt. Năm 1968 là buổi trình diễn đầu tiên tại giảng đường Spellman,” bà nói.

Theo lời Lê Uyên, bản nhạc đầu tiên Phương sáng tác và tập cho bà hát là bản 'Tình khúc cho em'. Bài này cùng với các ca khúc như Vũng lầy chúng ta, Hãy ngồi xuống đây, Đá xanh, Chiều phi trường, Lời gọi chân mây…được tập họp trong tập nhạc ‘Khi loài thú xa nhau’.

“Tập ‘Khi loài thú xa nhau’ nói về tình yêu đôi lứa trong thời chiến tranh và dĩ nhiên chuyện tình đó là chuyện tình của hai đứa chúng tôi. Cho nên những bài nhạc đó cho tới giờ phút này vẫn được mến mộ nhiều nhất là trong giới trẻ được sinh ra sau năm 1975 tại Việt Nam.”

“Tập nhạc thứ ba mà anh viết là tập ‘Uyên ương trong lồng’ với một cảm xúc khác về hôn nhân, về hoàn cảnh sống, về tất cả mọi thứ, không còn, không có một tình yêu đơn thuần, đơn giản như tập trước đó,” bà cho biết thêm.

Sau năm 1975, Phương không sáng tác nhiều, chủ yếu là phổ nhạc những bài thơ của các thi sĩ như Phạm Công Thiện, Nguyễn Xuân Thiệp, Hoàng Khởi Phong, Huy Tưởng, Phong Vũ, Trịnh Cung, Kim Tuấn, Thái Tú Hạp, Dã Dương và được tập trung trong đĩa CD có tên là ‘Tình như mây cõi lạ.’

Theo lời họa sĩ Trịnh Cung, bản nhạc cuối cùng Lê Uyên Phương sáng tác trước khi vượt biên vào năm 1979 là bản ‘Ở đây, thôi ở đây đành’, phổ thơ cùng tên của Trịnh Cung. Người nhạc sĩ đã đàn và hát cho họa sĩ Trịnh Cung nghe chỉ vài ngày trước khi ra đi tìm tự do.


Lê Uyên giải thích lý sao trong giai đoạn sau này Phương không viết nhạc và lời như trước nữa:

“Đời sống bên này, trước hết là hoàn toàn khác ở Việt Nam nên cảm xúc về môi trường, về hoàn cảnh đương nhiên phải khác…Ảnh phải mượn những bài thơ mà ảnh nghĩ đã được viết từ Việt Nam, từ lâu lắm rồi, chớ đời sống bên này khó mà viết một bài cho hay. Cho nên cách phổ thơ là điều anh muốn nhất, tại vì ít nhất nó cũng giữ được những cảm xúc nào đó từ Việt Nam, từ quê hương.”

Lê Uyên cho biết còn những sáng tác mới của Phương chưa được phát hành, một tập nhạc mà bà đang làm, nói về con người, đời sống của con người, thân phận của con người trong chiến tranh. Tập nhạc đó có tên là ‘Con người: Một sinh vật nhân tạo’.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương mất ngày 20/6/1999 tại bệnh viện trường đại học California ở Irvine, chỉ 19 ngày sau khi bác sĩ phát hiện ông bị ung thư phổi, trùng hợp với 19 buổi hát đôi song ca này nổi tiếng, theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên.

Users browsing this topic
Guest
6 Pages«<456
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.