Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1819202122>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#381 Posted : Monday, June 17, 2019 12:15:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan Marseille ra mắt bản Bolero (Ravel) theo phong cách Nam Phi

Trọng Thành - RFI - ngày 15-06-2019


Vở múa của biên đạo Gregory Maqoma mở màn Liên hoan nghệ thuật Marseille, ngày 14/06/2019.
festivaldemarseille.com

Liên hoan nghệ thuật lần thứ 24 của thành phố biển Marseille miền nam nước Pháp năm nay đã khai mạc hôm qua, 14/05/2019, với vở múa đặc biệt của biên đạo Gregory Maqoma, người Nam Phi. Vở múa theo phong cách dân gian truyền thống của người Nam Phi được thể hiện trên nền giai điệu Bolero, tác phẩm kinh điển của âm nhạc phương Tây.

Phóng sự của thông tín viên Sarah Tisseyre của RFI từ Marseille :

Trên nền giai điệu bản Bolero của Ravel là các điệu múa và bài hát Nam Phi. Trên sân khấu, có bốn ca sĩ và chín vũ công. Xung quanh họ là những cây thập tự bằng gỗ, giống như trong một nghĩa trang. Nhà biên đạo múa Gregory Maqoma đã biến bản Bolero thành một điệu nhạc vinh danh những người đã khuất.

Người trợ lý của biên đạo múa cho biết sáng tác này được gợi cảm hứng từ các tiểu thuyết về cuộc đời những người nô lệ da đen châu Mỹ, cũng như tình hình hiện tại ở Nam Phi.

Người trợ lý Sia Dokoda giải thích : « Vào thời điểm sáng tác vở diễn này, đã có một loạt vụ bắt cóc và giết người tại Nam Phi. Đối với biên đạo Gregory Maqoma, thì vở diễn là một cách để kêu gọi xã hội suy nghĩ về toàn bộ những chuyện này. Bởi khi nghe nói quá nhiều về các vụ giết người, người ta có xu hướng trở nên thờ ơ. Người ta sẽ tự bảo mình : Lại có thêm một người chết. Như vậy, sáng tác này chính là một cách để nói : Đừng làm như vậy ! Hãy tôn trọng những người đã khuất ấy, chúng ta hãy tưởng nhớ họ ! ».

Vở múa với dàn đồng ca với giai điệu Bolero tưởng niệm người chết cũng lấy nhiều cảm hứng từ thể loại ca nhạc đa thanh Isicathamiya của sắc tộc Zoulou, được các thợ mỏ Nam Phi phát triển sau đó.

viethoaiphuong
#382 Posted : Wednesday, June 19, 2019 2:22:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 15 tháng 6 năm 2019

Roberto Carlos, ông hoàng dòng nhạc trữ tình Brazil



Ca sĩ kiêm tác giả Roberto Carlos nhân đợt lưu diễn tại Nam Mỹ 2010REUTERS/Jorge Adorno

Được mệnh danh là ông hoàng dòng nhạc trữ tình Brazil, Roberto Carlos là một ca sĩ kiêm tác giả cực kỳ nổi tiếng. Ông là thần tượng của nhiều thế hệ khán thính giả Brazil, do sự nghiệp của ông trải dài trên sáu thập niên, từ năm 1959 cho đến bây giờ.

Để đánh dấu sự kiện này, Roberto Carlos dù năm nay đã gần 80 tuổi, lại bắt đầu một vòng lưu diễn châu Âu. Sau buổi biểu diễn tại Paris (hôm 30/05/2019), ông sẽ ghé Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và nhất là nước Ý, nơi ông có một lượng khách hâm mộ trung thành kể từ cái thời ông đoạt giải nhất liên hoan ca nhạc San Remo. Vào năm 1968, Roberto Carlos là nghệ sĩ Brazil đầu tiên và duy nhất giành chiến thắng tại liên hoan ca nhạc San Remo của Ý với bài hát "Canzone Per Te" (Ca khúc cho em) sáng tác cùng với Sergio Endrigo.

Tuy là một nghệ sĩ cực kỳ nổi tiếng ở Nam Mỹ, nhưng Roberto Carlos lại ít khi nào đến Pháp biểu diễn, cho dù ông đã ghi âm nhiều bài hát bằng tiếng Pháp. Trong làng nhạc nhẹ, Richard Anthony cũng đã chuyển thể phóng tác nhiều tình khúc của Roberto Carlos. Đối với một nghệ sĩ sống ở Brazil, Pháp vẫn là một vùng đất quá xa, không dễ gì lui tới thường xuyên để quảng bá các tập nhạc. Thị trường Pháp bị bỏ ngỏ, điều dó tạo cơ hội cho Julio Iglesias (ở nước Tây Ban Nha láng giềng) dễ dàng soán ngôi.

Sinh truởng tại thành phố Cachoeiro de Itapemirim, thuộc bang Espírito Santo, ở miền đông nam Brazil, Roberto Carlos Braga xuất thân từ một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ sửa đồng hồ, còn mẹ là thợ may. Gia đình ông có bốn người con, ông là con út. Năm lên 6 tuổi, Roberto Carlos bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chân phải của ông bị nghiền nát nên buộc phải cắt bỏ ngay ở dưới đầu gối. Thời còn nhỏ, ông buộc phải chống nạng gỗ để cắp sách đến trường, đến khi lớn lên ông sử dụng chân giả nhưng ít khi nào ông nhắc tới chuyện này.

Đam mê âm nhạc từ thuở thiếu thời, Roberto Carlos học đàn guitar và piano. Năm 9 tuổi, ông đoạt giải nhất một cuộc thi hát tổ chức trên đài phát thanh địa phương (Rádio Cachoeiro). Cũng từ đó, ông được mời biểu diễn thường xuyên trong các chương trình phát thanh hàng tuần. Đến khi tốt nghiệp nhạc viện thành phố Cachoeiro, ông chọn hẳn nghề ca hát và giữ nguyên tên thật của mình.

Đầu thập niên 1960, Roberto Carlos trở thành cách chim đầu đàn của phong trào nhạc trẻ Jovem Guarda. Một chương trình truyền hình cùng tên giúp quảng bá các tên tuổi xuất thân từ phong trào này, làn sóng nhạc trẻ của Brazil chủ yếu là pop rock nhờ vậy càng được phổ biến. Trong giai đoạn đầu, cung cách biểu diễn của Roberto Carlos mang nhiều ảnh hưởng của Elvis Presley, có lẽ cũng vì vậy mà ông thường được so sánh rồi mệnh danh là "O Rei" (Ông Vua) theo ông hoàng nhạc rock (Elvis).

Roberto Carlos phát hành album đầu tay vào đầu những năm 1960 (Louco por você, năm 1961) nhưng ông chỉ gặt hái thành công vài năm sau đó. Ngoài ca hát và sáng tác, Roberto Carlos còn đóng vai chính trong một số bộ phim ca nhạc (của đạo diễn Roberto Farias), với nội dung gợi hứng khá nhiều từ các bộ phim của nhóm Tứ Quái The Beatles.

Trong thập niên đầu sự nghiệp, Roberto Carlos chủ yếu hát nhạc rock, nhờ vào chương trình truyền hình Jovem Guarda thực hiện với sự hợp tác của Erasmo Carlos và Wanderléa, Roberto Carlos trở thành một trong những thần tượng đầu tiên của dòng nhạc trẻ Brazil. Cũng trong năm 1965, ông đã phát hành tập nhạc mang chủ đề Hát cho tuổi trẻ"(Roberto Carlos canta para a Juventude).

Thành công trong sự nghiệp Roberto Carlos phần lớn cũng nhờ vào sự hợp tác với Erasmo Carlos. Tuy quan hệ làm việc giữa đôi bên cũng có lúc gặp căng thẳng do bất đồng quan điểm & tranh chấp quyền lợi, nhưng nhìn chung cặp bài trùng này rất thành công về mặt sáng tác. Họ đã cho ra đời nhiều bản nhạc ăn khách trên hơn bốn thập niên. Có người từng mệnh danh họ là cặp bài trùng Lennon & McCartney của Brazil. Về sáng tác, Roberto Carlos & Erasmo Carlos gần gũi hơn với hai tác giả Elton John và Bernie Taupin, vì trong những thập niên về sau, những sáng tác của họ thiên về nhạc pop nhiều hơn là nhạc rock.

Thập niên 1970 tại Brazil được đánh dấu bằng sự thoái trào của làn sóng nhạc trẻ (Jovem Guarda), sau thời gian bùng phát mạnh mẻ, nhạc rock Brazil vẫn tiếp tục nhưng dần dần lắng xuống. Roberto Carlos thay đổi phong cách của mình kể từ những năm 1969-1970 trở đi, lối sáng tác của ông trở nên lãng mạn hơn thay vì đơn thuần hát nhạc rock như vào thời nẩy sinh phong trào Jovem Guarda.

Trong suốt thập niên 1970, Roberto Carlos trở thành nghệ sĩ hàng đầu, hầu hết các album phát hành trong giai đoạn này đều lập kỷ lục số bán (bao gồm các bản nhạc nổi tiếng như Detalhes, Amada Amante, Amigo, Todos Estão Surdos và sau này Mulher de 40 ….) cán mốc tiêu biểu, bán từ một triệu bản trở lên. Nhân mùa lễ cuối năm 1974, đài truyền hình quốc gia TV Globo đã phát sóng một chương trình đặc biệt với Roberto Carlos. Từ đó trở đi, chương trình Roberto Carlos và các vị khách mời được phát sóng thường niên, luôn luôn vào mùa lễ cuối năm. Roberto Carlos củng cố uy tín của mình như một nghệ sĩ chuyên hát nhạc trữ tình ở Brazil cũng như ở nước ngoài (Hoa Kỳ, Châu Âu và Nam Mỹ).

Tương tự như trường hợp của Julio Iglesias từ Tây Ban Nha lên đường chinh phục toàn cầu, thập niên 1980 là giai đoạn Roberto Carlos ghi âm trong khá nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Pháp. Roberto Carlos cũng thực hiện các chuyến lưu diễn châu Âu và quốc tế hầu quảng bá các album của mình. Ông giành được giải thưởng ‘‘Quả cầu Pha lê’’ (Globo de Cristal), thường được trao tặng cho các nghệ sĩ Brazil bán hơn năm triệu album ở nước ngoài.

Từ những năm 1990 trở đi, Roberto Carlos dần dần hướng tới một lối sáng tác nghiêm túc hơn không còn là nhạc nhẹ mà là một loại nhạc folk hòa quyện với world music, ông ít còn hát "nhạc trẻ" mà lại chọn những chủ đề phổ quát hơn như tình thương gia đình, quan hệ con người, nhân loại và hòa bình. Bên cạnh các chương trình biểu diễn từ thiện cùng với Plácido Domingo, Julio Iglesias, Gloria Estefan, José Feliciano cũng như nhiều nghệ sĩ khác, ông còn tích cực tham gia gây gũy giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ và các gia đình nghèo ….. Vào năm 1992, Roberto Carlos rất hãnh diện khi nhìn thấy tên của mình được gắn trên Đại lộ Danh vọng Latinh tại thành phố Miami, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên đang trên tột đỉnh thành công, ông buộc phải tạm ngưng biểu diễn trong vòng hai năm vì vợ ông (Maria Rita) lâm bệnh nặng và qua đời một thời gian sau ở São Paulo. Dù vậy, Roberto Carlos cho biết ông không có ý định giải nghệ vì lý do gia đình hoặc là sớm rút lui khỏi ngành âm nhạc. Năm 2004, Roberto Carlos được trao giải Thành tựu trọn đời tại buổi lễ Latin Grammy. Quan trọng hơn nữa, vào năm 2008, ông thực hiện được giấc mơ ấp ủ trong nhiều thập niên qua, Roberto Carlos và Caetano Veloso cùng thực hiện một chương trình tưởng nhớ tài năng của nghệ sĩ Antonio Carlos Jobim. Chương trình được ghi âm trên đĩa nhạc và đĩa hình hoà quyện thế giới âm nhạc của ba tên tuổi nổi tiếng nhất làng nhạc Brazil.

Trong suốt 60 năm sự nghiệp, Roberto Carlos đã ghi âm trên dưới 200 album và tuyển tập đủ loại, trong đó có 70 album dành riêng cho thị trường Brazil. Ông cũng đã đoạt hơn 35 giải thưởng quóc gia và quốc tế trong đó có 6 giải Grammy dành cho nghệ sĩ La Tinh. Vào năm 2009, ông từng được tạp chí Times bình chọn trong số 20 nhân vật tên tuổi người Brazil có tầm ảnh hưởng mạnh nhất. Đối với Roberto Carlos, đây là một món quà đầy ý nghĩa vì rơi đúng vào thời điểm ông ăn mừng 50 năm sự nghiệp.

Nếu như các tác giả Antonio Carlos Jobim và João Gilberto rất nổi tiếng ở nước ngoài do họ đã đem dòng nhạc bossa nova ra phổ biến khắp thế giới, một cách tương tự Roberto Carlos có tầm ảnh hưởng lớn với các nghệ sĩ ở trong nước. Đối với dân Brazil, tác giả này rất thân thiện gần gũi, ít nhất là hai thế hệ đã sống và lớn lên với dòng nhạc của ông, những giai điệu ông viết đã đi vào đời sống của họ.

Đối với thế hệ các tác giả trẻ, trong đó có nhà thơ kiêm nhạc sĩ Gabriel Ataide Lima, tuy Roberto Carlos không bao giờ nhắc đến tai nạn làm ông bị cụt chân thời còn nhỏ, nhưng ông đã biến vết thương tuổi thơ này thành một sức mạnh, chọn niềm tin và hy vọng làm động lực cuộc sống. Dòng nhạc của Roberto Carlos vì thế rất mộc mạc chân tình, dòng suối con tim cuồn cuộn chảy siết, lãng mạn tha thiết, ngọt ngào thuần khiết.

viethoaiphuong
#383 Posted : Friday, June 21, 2019 5:03:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Delon và Belmondo tái ngộ trước ống kính nhiếp ảnh

Tuấn Thảo - RFI - ngày 21-06-2019


Jean-Paul Belmondo và Alain Delon trong phim Borsalino của Jacques Deray, Paris, năm 1970.
Jean-Pierre BONNOTTE/Gamma-Keystone via Getty Images

Hai thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon và Jean-Paul Belmondo, một thời tung hoành trên màn ảnh lớn, gặp lại nhau trước camera nhiếp ảnh. Bộ ảnh chụp được đăng trên số đặc biệt nhân 70 năm ngày thành lập tuần báo Pháp Paris Match.

Số báo sinh nhật có đăng trên trang bìa bức ảnh chân dung của ngôi sao màn bạc Pháp Sophie Marceau, còn ở bên trong, tờ báo dành nhiều trang để nói về hai thần tượng nổi tiếng nhất trong làng diện ảnh Pháp. Nếu phải so sánh về mặt uy tín trong làng phim quốc tế, ưu thế nghiêng về phía Alain Delon, do ông đã đóng rất nhiều phim như Red Sun, Le Guépard, Scorpio hay Lost Command với dàn diễn viên quốc tế nổi tiếng như Richard Burton, Burt Lancaster, Charles Bronson, Jeremy Irons …..

Đổi lại, Jean Paul Belmondo nhận được rất nhiều cảm tình ưu ái từ phía khán giả Pháp, họ thường gọi ông một cách thân mật là “Bébel” như thể ông là một thành viên trong gia đình. Có ít nhất hai thế hệ khán giả Pháp đã lớn lên với các bộ phim của Delon và Belmondo, và trong mắt họ, Jean-Paul Belmondo gần gũi với công chúng Pháp hơn là Alain Delon.


Cả Delon và Belmondo, mỗi người đều đã đóng gần 90 bộ phim trong sự nghiệp của mình. Theo tuần báo Paris Match, nếu tính gộp lại, hai ngôi sao này đã thu hút hơn 300 triệu lượt khán giả Pháp vào các rạp xinê. Delon và Belmondo là bạn đồng nghiệp từ sáu thập niên qua. Tính tổng cộng, hai diễn viên này đóng với nhau 8 bộ phim. Trong đó, có hai tác phẩm tập hợp nhiều bộ phim ngắn, do vậy họ xuất hiện trên cùng một màn ảnh lớn, nhưng thật ra không diễn chung với nhau.


Lần đầu tiên, Delon và Belmondo gặp nhau trước ống kính quay phim là vào năm 1958, trong bộ phim ‘‘Sois belle et tais toi’’ của đạo diễn Marc Allégret, với cặp diễn viên Mylène Demongeot và Henri Vidal trong vai chính. Lúc ấy, Delon và Belmondo vẫn còn non tay nghề và họ chỉ đóng vai phụ. Cái chết đột ngột một năm sau của Henri Vidal mở đường cho các diễn viên trẻ tuổi này nhanh chóng chinh phục màn ảnh lớn.

Tác phẩm kế tiếp quy tụ Delon và Belmondo là bộ phim chiến tranh ‘‘Is Paris Burning’’ (Paris brûle-t-il ?) của đạo diễn René Clément. Sau thành công của bộ phim ‘‘Le Jour le plus long’’ (The Longest Day / Ngày dài nhất), các nhà sản xuất đã tập hợp một dàn diễn viên hùng hậu để nói về quân kháng chiến Pháp trong thời Đệ nhị Thế chiến, Delon và Belmondo đóng phim này với các ngôi sao màn bạc Mỹ nổi tiếng là Kirk Douglas và Orson Welles …..

Thế nhưng, bộ phim thật sự đã đưa cả hai diễn viên Delon và Belmondo vào lòng người mến mộ nghệ thuật thứ 7 vẫn là ‘‘Borsalino’’ của đạo diễn Jacques Deray, dựa vào quyển truyện ‘‘Bandits à Marseille’’ của tác giả Eugène Saccomano, kể lại các cuộc tranh giành địa bàn hoạt động giữa các băng đảng mafia ở miền nam nước Pháp.


Vào thời bấy giờ, Alain Delon là diễn viên hàng đầu của Pháp ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Với tư cách là nhà sản xuất phim, Delon đã muốn ap đặt tên tuổi của Belmondo như diễn viên đồng vai chính, vì theo ông, chỉ có Belmondo mới có đủ tầm vóc để làm sống lại trên màn ảnh cặp gangster bài trùng Siffredi và Capella. Cho dù thành công vượt bực của bộ phim này khiến cho tình bạn của họ sau đó bị sứt mẻ, nhưng phải công nhận rằng trên màn ảnh lớn, Delon và Belmondo rất ăn ý với nhau khi đóng phim. Hai ngôi sao Pháp tỏa ra một ma lực cuốn hút như cặp bài trùng Paul Newman và Robert Redford, của cái thời ‘‘Butch Cassidy and the Sundance Kid’’.

Với hơn 5 triệu lượt khán giả chỉ riêng tại Pháp, bộ phim Borsalino đã có quay thêm phần kế tiếp, cho dù sự vắng mặt của Belmondo (nhân vật Capella chết trong đoạn cuối tập một) khiến cho khán giả mất đi phần nào sự hào hứng. Lần cuối, Delon và Belmondo gặp lại nhau trước ống kính quay phim là trong bộ phim hài ‘‘Une chance sur Deux’’ với Vanessa Paradis.

Mỗi người một vẻ, nhưng cả Alain Delon và Jean-Paul Belmondo đều là hiện thân của dòng phim giải trí những năm 1970 & 1980. Các bộ phim hành động hay phim hình sự tâm lý đều được viết cho riêng họ, đã thu hút đông đảo khán giả vào rạp, làm cho các phòng chiếu phim bị cháy vé.

Có lẽ cũng vì thế mà trong vòng một thời gian dài, Delon và Belmondo đã không nhận được nhiều cảm tình từ giới phê bình. Họ cũng chẳng được trao giải thưởng điện ảnh cho dù họ rất xứng đáng. Điều mà có lẽ giới chuyên ngành đã tìm cách bù đắp qua việc trao giải Vinh danh sự nghiệp tại liên hoan phim quốc tế Cannes 2019 (Alain Delon) hay là tại buổi lễ trao giải Sư tử Vàng danh dự tại liên hoan Venise 2016 (Jean-Paul Belmondo).

Sau khi nhận Cành cọ vàng tại Cannes 2019, Alain Delon đã được mời chụp ảnh trang bìa cho tạp chí Inrockuptibles, nhân dịp này ông cũng không quên cảm ơn các bậc đạo diễn đàn anh như René Clément, Luchino Visconti, Joseph Losey đã giúp cho ông làm nên tên tuổi. Bộ ảnh chụp của báo Paris Match cũng là một cách để ôn lại những trang sử huy hoàng của hai vì sao sáng.
viethoaiphuong
#384 Posted : Saturday, June 22, 2019 8:52:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Emmanuel Macron và Elton John : Tay trong tay cùng chống Sida

Minh Anh - RFI - ngày 22-06-2019


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và danh ca Elton John tại phủ tổng thống Elysée, Paris ngày 21/06/2019.
Lewis Joly/REUTERS

Ngày 21/06/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong dịp lễ hội âm nhạc hằng năm đã vinh danh nam ca sĩ Anh Elton John vì sự nghiệp âm nhạc của ông và vai trò của ông trong cuộc chiến chống dịch bệnh SIDA.

Trước sự hiện diện của khoảng 2000 người đến tham dự lễ hội âm nhạc 2019, trong đó có khoảng 20 người thân, Elton John, 72 tuổi – một biểu tượng âm nhạc đã có vinh dự được tổng thống Pháp trao Bắc đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nhà nước Pháp. Theo tổng thống Macron, ca sĩ Elton John là « một trong những nghệ sĩ đồng tính đầu tiên đã dũng cảm dám nói lên điều đó và mang tiếng nói của cộng đồng LGBT trong giới truyền thông ».

Nhân dịp này, tổng thống Macron và Elton John cùng kêu gọi vận động thế giới trong cuộc chiến chống SIDA với mục tiêu đề ra là « cứu sống 16 triệu người ». Nguyên thủ Pháp cảnh báo : « Bệnh SIDA vẫn tồn tại, vẫn đang hoành hành và tiếp tục gia tăng ».

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh năm nay Hội nghị ba năm một lần của Quỹ chống các dịch bệnh SIDA, bệnh lao và sốt rét sẽ được tổ chức tại thành phố Lyon ngày 10/10/2019. Cho đến hiện tại quỹ này đã quyên góp được 13 tỷ đô la và « đã cứu sống được 27 triệu người kể từ ngày thành lập năm 2002 ».

Trong một diễn đàn đăng trên báo Le Monde, nam ca sĩ người Anh cùng với Peter Sands, giám đốc điều hành của quỹ này và Leilo Marmora, giám đôc điều hành của của tổ chức UNITAID cho rằng « mục tiêu đặt ra là quyên góp được 14 tỷ đô la để tăng cường chống các dịch bệnh SIDA, lao và sốt rét trong vòng ba năm sắp tới ».

Tuy nhiên, theo nguyên thủ Pháp, số tiền này chưa đủ để đạt được mục tiêu đề ra của Liên Hiệp Quốc cho năm 2030. Trong khuôn khổ chương trình vận động này, hôm qua, tổng thống Pháp và ca sĩ Elton John đã cùng khai mạc lễ hội Solidays lần thứ 21, do hiệp hội Đoàn kết Sida tổ chức. Lễ hội sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tuần 22-23/06 tại trường đua Longchamp, gần Paris.

Nam ca sĩ người Anh hiện đang lưu diễn tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình giã biệt kéo dài trong vòng 3 năm, The Farewell Yellow Brick Road, bắt đầu từ năm 2018.
viethoaiphuong
#385 Posted : Sunday, June 23, 2019 6:17:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2019

Tưởng niệm đạo diễn Franco Zeffirelli


Đạo diễn Franco Zeffirelli tại Florence năm 2004PAOLO COCCO / AFP

Nước Ý vừa đánh mất một tên tuổi lớn. Đạo diễn Franco Zeffirelli đã từ trần hôm 17/06/2019 tại Roma, hưởng thọ 96 tuổi. Lúc sinh tiền, ông từng làm trợ lý cho đạo diễn Visconti cho bộ phim Le Guépard, trước khi nổi tiếng nhờ tài dàn dựng kịch opera cũng như quay phim từ các tác phẩm kinh điển của văn học Anh.

Phía gia đình ông cho biết, đạo diễn Franco Zeffirelli đã ra đi một cách bình thản sau một thời gian dài lâm bệnh. Chứng viêm phổi thường thì không nghiêm trọng, nhưng nơi nhà làm phim tuổi già sức yếu, căn bệnh này đã khiến cho tình trạng sức khỏe của ông càng trở nên tồi tệ trong những ngày tháng cuối đời.

Sinh trưởng tại Florence (Firenze), Franco Zeffirelli thời còn nhỏ sống trong viện cô nhi, nên không được sống trong sự đùm bọc của gia đình, trong tình thương của song thân. Ông tìm được một niềm an ủi rất lớn trong tiếng nhạc của Mozart và các tác phẩm của Shakespeare. Những tác phẩm ấy cũng như ông nói giúp cho ông hiểu thấu hơn hai chữ ‘‘tiền định’’ và ‘‘nhân tâm’’.

Đeo đuổi ngành sân khấu từ thuở thiếu thời, ông được tuyển làm phụ tá cho đạo diễn Luchino Visconti ban đầu là để dựng kịch và sau đó quay phim. Nhờ vào sự dìu dắt của bậc đàn anh Visconti, ông gặt hái thành công trong cả hai lãnh vực kịch opera và điện ảnh. Franco Zeffirelli là tác giả của khoảng hai mươi bộ phim truyện. Phong cách đạo diễn của ông thấm nhuần ảnh hưởng của Visconti, với một nét khác biệt là ông thường chọn bối cảnh thời xưa, qua lăng kính văn học hay gần sát với các sự kiện lịch sử.

Vào năm 1967, ông quay bộ phim ‘‘The Taming of the Shrew’’ (La Mégère apprivoisée), với cặp diễn viên Elizabeth Taylor và Richard Burton trong vai chính. Thành công của bộ phim mở đường cho ông chuyển thể phóng tác nhiều tác phẩm của Shakespeare, một văn hào mà ông đặc biệt mến mộ từ thuở thiếu thời. Bộ phim nổi tiếng nhất của ông chính là Tình sử ‘‘Romeo & Juliet’’ (1968), lối dựng phim của ông trau chuốt tỉ mỉ, gần sát với nội dung tác phẩm cùng tên của Shakespeare. Bộ phim này nổi tiếng trên khắp thế giới với giai điệu quen thuộc của nhà soạn nhạc Nino Rota. Bài hát cũng đã nhiều lần được đặt thêm lời Việt, phiên bản nổi tiếng nhất là của tác giả Phạm Duy.

Đạo diễn Franco Zeffirelli là nghệ sĩ Ý duy nhất được nữ hoàng Anh Elisabeth đệ nhị phong tước. Ông cũng hai lần nhận được đề cử Oscar : lần thứ nhất cho bộ phim "Romeo và Juliet", lần thứ nhì cho bộ phim "La Traviata", vở kịch opéra cùng tên, dựa theo quyển tiểu thuyết Trà Hoa Nữ (La dame aux Camélias) của Alexandre Dumas. Sau một thời gian vắng bóng vì lý do đời tư, ông trở lại phim trường vào năm 1996 với tác phẩm ‘‘Jane Eyre’’, chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên của Charlotte Bronte với Charlotte Gainsbourg trong vai chính, trong số những bộ phim cuối cùng của ông có tác phẩm ‘‘Tiệc trà với Mussolini’’ (A tea with Mussolini /2001).

Tên tuổi của Franco Zeffirelli càng đặc biệt quen thuộc với những người yêu chuộng opera, ông đưa cách dàn dựng sang trọng hoành tráng, không thua gì các bộ phim với kinh phí cao như ‘‘Nữ hoàng Cléopâtre’’ của Hollywood. Cách dàn dựng của ông cho tới giờ vẫn hiện hành tại các nhà hát lớn như La Scala ở Milano hay là Metropolitan Opera ở New York

Tên tuổi của Franco Zeffirelli càng đặc biệt quen thuộc với những người yêu chuộng opera, ông đưa cách dàn dựng sang trọng hoành tráng, không thua gì các bộ phim với kinh phí cao của Hollywood. Cách dàn dựng của ông cho tới giờ vẫn không lỗi thời, vẫn hiện hành tại các nhà hát lớn như La Scala ở Milano hay là Metropolitan Opera ở New York (vở Turandot). Tháng Tư năm 2018, nhà hát lớn Vienna đã tiếp tục cho biểu diễn (lần thứ 437) vở kịch La Bohème. Tác phẩm opera nổi tiếng của Puccini từng được Zeffirelli dàn dựng lần đầu tiên vào năm 1963, và hơn nửa thế kỷ sau vẫn được dựng lại y như cũ.

Công chúng Mỹ đặc biệt hưởng ứng phong cách của đạo diễn Zeffirelli, bài bản cổ điển hơn, trong khi khán thính giả Tây Âu vẫn thích lối phá cách trong sáng tạo. Cuộc gặp gỡ giữa nhà đạo diễn Ý với diva gốc Hy Lạp Maria Callas cho ra đời nhiều tác phẩm kinh điển. Đầu tiên hết là vở La Traviata, giúp cho La Callas lên ngôi thần tượng. Tại Paris, ông dựng Norma của Bellini rồi sau đó là La Tosca của Puccini theo lời yêu cầu của nữ hoàng Callas. Nhiều năm sau ngày bà qua đời, ông quay bộ phim mang tựa đề ‘‘Callas Forever’’ (Callas muôn thuở 2002) với Fanny Ardant trong vai chính. Giai điệu ‘‘Casta Diva’’ trích từ Norma của Bellini là một trong những đoạn thu hình hoàn chỉnh nhất làm nổi bật cách hát xuất thần của Maria Callas trong từng hơi thở im lặng, trong mỗi khoảnh khắc sầu lắng.

Ông cũng tặng cho ngôi sao Joan Sutherland một trong những vai diễn đẹp nhất : vai Lucia di Lammermoor. Tất nhiên, khi vào những năm 1980 có phong trào quay các vở kịch opera thành phim, để khai thác trong các rạp xinê hay qua đĩa hình DVD, giới sản xuất đã mời Zeffirelli để quay phim cho Placido Domingo, một trong những tenor nổi tiếng nhất thời bấy giờ.

Dù đã cao tuổi, nhưng nhà đạo diễn người Ý Zeffirelli vẫn có nhiều dự án hợp tác dang dở, trong đó có phiên bản mới của Traviata, nhân liên hoan opera ở thành phố Verona bắt đầu từ ngày 21/06/2019. Bên vạnh đó có dự án dựng tác phẩm Rigoletto, dự trù công diễn vào mùa thu năm 2020 tại Vương quốc Hồi giáo Oman. Tuy toàn bộ sự nghiệp của Franco Zeffirelli chủ yếu diễn ra ở Roma, Milano và New York, nhưng trọn đời nhà đạo diễn vẫn luôn có một mối quan hệ gắn bó sâu sắc với Florence (Firenze), quê hương của ông.

Để vinh danh tài năng của nhà đạo diễn, hội đồng thành phố Florence đã khai trương vào năm 2015 Quỹ Franco Zeffirelli, một tòa nhà với hơn 4.000 thước vuông dành cho việc quảng bá các bộ môn nghệ thuật. Ngoài các tác phẩm điện ảnh, các nghiên cứu về kịch opera, thư viện Zeffirelli là nơi tập hợp hơn 10.000 tác phẩm mà nhà đạo diễn đã sưu tầm trong suốt sự nghiệp. Đó là tài sản đầy ý nghĩa nghệ thuật ông để lại cho đời, bản di chúc của một nhà đạo diễn suốt đời đi tìm cách giải mã chữ tâm của con người.
viethoaiphuong
#386 Posted : Tuesday, June 25, 2019 5:14:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris : Triển lãm 100 năm phim ‘‘đồng tính’’

Tuấn Thảo - RFI - ngày 25-06-2019


Triển lãm miễn phí "100 năm điện ảnh cầu vồng" tại Toà Đô chính Paris
Tuấn Thảo / RFI

Nhân dịp tuần lễ của cộng đồng LGBT tại Paris, với cuộc tuần hành La Marche des Fiertés (Paris Pride) vào hôm thứ Bảy 29/06/2019, Tòa Đô chính Paris đã cùng với Viện lưu trữ phim ảnh Pháp tổ chức cuộc triển lãm miễn phí kỷ niệm ‘‘100 năm điện ảnh cầu vồng’’.

Mang tựa đề "Champs d'amours, 100 ans de cinéma arc-en-ciel", cuộc triển lãm diễn ra từ 25/06 đến 28/09/2019 tại phòng Saint Jean ở Tòa Đô chính Paris quận 4, tập hợp ảnh chụp, trang phục sân khấu, dụng cụ hóa trang, bên cạnh các video clip, 10 bộ phim ngắn nguyên tác cũng như các trích đoạn từ 95 bộ phim. Ngoài ra, còn có các văn bản như kịch bản phim thời được phát hành, áp phích chính gốc, sách báo và các tài liệu lưu trữ chưa từng được công bố …..

‘‘100 năm điện ảnh cầu vồng’’ nhìn lại đề tài đồng tính trong suốt quá trình phát triển của nghệ thuật thứ bảy. Đâu là điểm chung giữa các bộ phim Thelma & Louise của Ridley Scott, La Ley del Deseo của Pedro Almodovar, Billy Elliott của Stephen Daldry hay là La vie d’Adèle của Abdellatif Kechiche. Ngoài là các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, các bộ phim này trong tuyến truyện chính đều ít nhiều đề cập đến chủ đề ‘‘đồng tính’’ (hiểu theo nghĩa rộng nhất trong thuật ngữ LGBT, gồm cả lưỡng tính và chuyển đổi giới tính) tiêu biểu qua bộ phim ‘‘The Crying Game’’ của đạo diễn Neil Jordan.

Với thời gian, những tác phẩm này trở nên tiêu biểu cho giới đồng tính nói riêng, cộng đồng LGBT nói chung (giờ đây gọi là LGBTQ+), do nội dung thể hiện sự đa dạng của các định hướng giới tính, chỉ bắt đầu phổ biến qua phim ảnh cũng như văn hóa dòng chính (mainstream) trong những thập niên gần đây. Sở dĩ cuộc triển lãm chọn 100 năm làm cột mốc tiêu biểu, bởi vì các tác phẩm đầu tiên đề cập đến đề tài đồng tính là những bộ phim truyện thực hiện vào năm 1919.

Cuộc triển lãm chọn điểm khởi hành là bộ phim ‘‘Autre que les Autres’’ của hai đạo diễn Đức Richard Oswald et Magnus Hirschfeld. Bộ phim này tựa như một bản tuyên ngôn chống lại điều 175 trong Bộ luật hình sự của Đức thời bấy giờ, phạt án tù giam đối với những ai có quan hệ đồng tính. Thời Đức Quốc Xã, các nhà đạo diễn buộc phải sống lưu vong, hầu hết các thước phim đều bị thiêu hủy, ngoại trừ một phiên bản bịo thất lạc rồi được tìm thấy tại Ukraina.

Cũng vào khoảng thời kỳ 1918-1919, đạo diễn Đức Ernst Lubitsch thực hiện bộ phim mang tựa đề ‘‘I don’t want to be a man ’’. Tác phẩm này cũng chìm vào quên lãng sau khi đạo diễn Ernst Lubitsch rời nước Đức sang Hoa Kỳ lập nghiệp, nhưng sau đó bản gốc đã được tìm lại và nay Viện lưu trữ phim ảnh Pháp (Cinémathèque Française) có cất giữ một phiên bản. Một bộ phim khác ‘‘Viktor und Viktoria’’ của đạo diễn Đức Reinhold Schunzel cũng đã thành công vào năm 1933 và mãi tới hơn nửa thế kỷ sau, tác phẩm mới được đạo điễn Mỹ Blake Edwards phóng tác thành bộ phim ca nhạc ‘‘Victor & Victoria’’ từng đoạt Oscar và nhiều giải thưởng lớn vào năm 1982.

Tuy nhiên, ngoại trừ hai trường hợp này ra, trong một thời gian dài ít nhất là nửa thế kỷ, đề tài đồng tính đã bị kiểm duyệt gắt gao, nhất là vào thời Hollywood áp dụng triệt để các quy tắc đạo đức trong phim ảnh thông qua bộ luật ‘‘Hays Code’’, các nhân vật đồng tính hay lưỡng tính bị cấm hẳn trên màn ảnh. Đề tại này chỉ bắt đầu xuất hiện rồi phát triển qua phim ảnh từ giữa những năm 1960, phần lớn nhờ vào cuộc ‘‘cách mạng tình dục’’ tại các nước Âu Mỹ từ thập niên 1960 đến 1970.

Cũng như các quyển tiểu thuyết văn học, các tác phẩm điện ảnh có thể tác động mạnh mẽ đến công chúng. Tuy nhiên, trong vòng 50 năm, đề tài đồng tính vẫn ở trong bóng tối, các kịch bản điện ảnh bị giấu kín trong ngăn tủ. Vào tháng 6 năm 1969, tức cách đây đúng 50 năm, vụ cảnh sát Mỹ đàn áp giới gay, đã châm ngòi cho vụ nổi loạn Stonewall, sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu của phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT qua các cuộc tuần hành lần lượt diễn ra tại các thành phố lớn ở Âu Mỹ. Phong trào này nhiều thập niên sau đó, mới lan rộng ra các châu lục khác.

Tuy nhiên, màn ảnh lớn không phản ánh đầy đủ những biến chuyển này, ngoại trừ các tác phẩm như Teorema của Pasolini (1968), Mort à Venise của Luchino Visconti (1971) hay là The Rocky Horror Picture Show của Jim Sharrman (1975), phim đồng tính thời ấy chỉ được đếm trên đầu ngón tay, như thể các nhà làm phim vẫn còn rất rụt rè, còn giới sản xuất thì vẫn lúng túng khi phải đề cập tới những đề tài nhạy cảm. Bộ phim Pháp ‘‘La Cage aux Folles’’ (The Bird Cage) ở Pháp vẫn là một trường hợp ngoại lệ. Tuy rất thành công, nhưng phim vẫn không phản ánh các vấn đề thiết thực của cộng đồng LGBT, một lối tiếp cận khác hẳn với các tác phẩm sau này như ‘‘L'inconnu du Lac’’ (Kẻ lạ bên bờ hồ) của tác giả Pháp Alain Guiraudie hay là ‘‘Cuộc đời của Adèle’’ (Blue is the warmest color) của dạo diễn Abdellatif Kechiche.

Bước ngoặt trong lãnh vực này đến từ những năm 1980 qua dòng phim của Pedro Almodovar mà ngay từ bộ phim ‘‘Tiếng gọi của dục vọng’’ (La Ley del Deseo 1986) đã chọn giấc mơ đi tìm hạnh phúc của các cộng đồng thiểu số làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm của ông. Nụ hôn của Nàng Nhện (The Kiss of Spider Woman 1985) của đạo diễn Brazil gốc Argentina Hector Babenco cũng là một cú sốc điện ảnh, với lối nhập vai xuất thần của Willliam Hurt. Tại Anh, nếu như Ken Loach muôn thuở đưa ‘‘đấu tranh giai cấp’’ vào phim của mình, thì các tác giả khác như Stephen Frears, Neil Jordan, Stephen Daldry và gần đây hơn nữa là Matthew Warchus đều ít nhiều đề cập tới chủ đề đồng tính.

Làn sóng điện ảnh châu Á từ những năm 1990 cũng xuất hiện trên bảng vàng của các liên hoan phim quốc tế đặc biệt là Toronto, Berlin, Venise hay Cannes và trong số các tác phẩm đoạt giải, một vài bộ phim cũng đặc biệt nói về đề tài đồng tính như ‘‘Hạng Võ biệt Ngu Cơ’’ (Farewell my concubine) của Trần Khải Ca, ‘‘Memento Mori’’ của đạo diễn Hàn Quốc Kim Tae-yong, ‘‘Bangkok Love Story’’ của đạo diễn Thái Lan Poj Arnon hay là phim cổ trang ‘‘Tabou’’ của đạo diễn Nhật Bản Nagisa Oshima.

Về điểm này, người đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục vẫn là đạo diễn gốc Đài Loan Lý An (Ang Lee). Vào năm 1993, ông đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan Berlin nhờ bộ phim với đề tài đồng tính ‘‘Tiệc cưới’’ (The Wedding Banquet). Hơn một thập niên sau, vào năm 2006, ông lại đưa chủ đề này vào phim ‘‘Brokeback Mountain’’. Sau khi thành công trên toàn thế giới, gây tiếng vang lớn với nhiều giải thưởng điện ảnh cực kỳ ấn tượng, bộ phim ‘‘gay cao bồi’’ đã tạo ra một tác động tích cực, được nhiều người xem như là tác phẩm đã đưa đề tài đồng tính vào dòng chính.

Hollywood sau nhiều năm khép kín cuối cùng đã mở rộng cánh cửa. Hai năm sau (2008), đến phiên Sean Penn giành giải Oscar dành cho Nam diễn viên xuất sắc nhất nhờ vai chính trong bộ phim tiểu sử Harvey Milk của đạo diễn Gus Van Sant, kể lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho giới gay nói riêng, cho cộng đồng LGBT nói chung.

Gần đây hơn nữa, bộ phim về đề tài đồng tính ‘‘Moonlight’’ của đạo diễn Barry Jenkins đoạt cùng lúc các giải thưởng Quả cầu vàng & Oscar dành cho tác phẩm chính kịch xuất sắc nhất, trong khi bộ phim ‘‘120 Battements Par Minute’’ của đạo diễn Robin Campillo nói về quá trình đấu tranh của hiệp hội Act Up giành lấy 4 giải César cũng như giải thưởng của ban giám khảo liên hoan Cannes.

Cuộc triển lãm tại Tòa Đô chính Paris diễn ra song song với chương trình chiếu phim ‘‘Libérations sexuelles, révolutions visuelles’’ (Giải phóng tình dục, Cách mạng hình ảnh) tại Viện lưu trữ phim ảnh Pháp Cinémathèque Française, từ ngày 19/06 cho tới 11/07/2019 tại Paris quận 12. Cả hai sự kiện này được tổ chức song song do năm 2019 đánh dấu mùa kỷ niệm 50 năm Stonewall. Mọi chuyện bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở Manhattan, New York để dẫn tới cuộc đấu tranh của một cộng đồng, hy vọng tự do cuộc sống, lá cờ muôn sắc cầu vồng.



viethoaiphuong
#387 Posted : Thursday, June 27, 2019 4:36:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Triển lãm ảnh chụp Paris của Willy Rizzo

Tuấn Thảo - RFI - ngày 26-06-2019


Ảnh chụp toàn cảnh Paris với tháp Eiffel và điện Invalides 28/06/2016
REUTERS/Charles Platiau

‘‘Paris là một ngày hội’’ (Paris est une fête) là chủ đề cuộc triển lãm các tác phẩm của nhà nhiếp ảnh quá cố Willy Rizzo cho tới ngày 27/07/2019. Không phải ngẫu nhiên mà gia đình ông Rizzo đã mượn tựa đề quyển tiểu thuyết của Ernest Heminway cho cuộc trưng bày lần này chủ yếu là các bức ảnh chụp về thủ đô Pháp.

Lúc sinh tiền, Willy Rizzo (1928-2003) nổi tiếng là người chuyên chụp các ngôi sao màn bạc, các thần tượng của làng giải trí. Hầu hết các diễn viên trứ danh nhất trong thời vàng son của Cinecittà như Sophia Loren hay Anita Ekberg hay thời cự thịnh của các hãng phim lớn ở Hollywood như Marrilyn Monroe, Audrey Hepburn, Jack Nicholson hay Marlon Brando đều từng có chân dung thu vào ống kính của Willy Rizzo.

Sau ngày ông mất, gia đình ông vẫn tiếp tục quảng bá các tác phẩm của ông qua việc trưng bày các bức ảnh chụp. Cuộc triển lãm ‘‘Paris là một ngày hội’’ (Paris est une fête) được tổ chức tại Studio Rizzo nằm ở số 12 đường Verneuil, Paris quận 7, diễn ra song song với một sự kiện khác tại toà thị chính quận 13 mang chủ đề Tuần lễ của Ý (La semaine Italienne).

Tuy chỉ có khoảng 40 tác phẩm, nhưng ‘‘Paris est une fête’’ cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác trong số hàng ngàn bức ảnh chụp của Willy Rizzo. Nhà nhiếp ảnh có hai dòng máu Mỹ và Ý thường rất trau chuốt trong cách dựng khung, tỉ mỉ trong từng chi tiết khi chụp chân dung các ngôi sao màn bạc. Đến khi chụp các ngôi sao trong bối cảnh Paris, nhà nhiếp ảnh có vẻ ‘‘tự do’’ hơn trong cách dùng ánh sáng tự nhiên, bớt bị gò bó khi không nhất thiết phải chụp gần, điều mà ông khó thể tránh khỏi khi dùng thủ pháp cận ảnh khi chụp trong studio.

Theo giải thích của phía gia đình, đa số các bức nhiếp ảnh được chọn cho cuộc triển lãm lần này, từng được Willy Rizzo thực hiện theo đơn đặt hàng của các tuần báo thời trang, các tạp chí có uy tín. Theo lời đề nghị của ông trùm truyền thông Jean Prouvost, nhà nhiếp ảnh Willy Rizzo đã tham gia vào sự phát triển của tuần báo Paris Match.

Trong suốt hai thập niên 1960 và 1970, ông thực hiện các bức ảnh chụp chân dung cho hầu hết các diễn viên nổi tiếng, điển hình là tấm hình chụp John Wayne rời khách sạn Lancaster, Ingrid Bergman đi mua tái câu ở ngoài chợ, Leslie Caron lùa bầy bồ câu. Có nhiều lúc Willy Rizzo chụp hình là do yêu cầu của các diễn viên vì giữa các ngôi sao và nhà nhiếp ảnh, cái quan hệ hợp tác làm việc ban đầu đã nhường chỗ lại cho sự quen biết gần gũi nếu không nói là thân thiết.

Nhờ vậy mà Willy Rizzo đã thu vào ống kính hình ảnh của ngôi sao thiết hài Fred Astaire với con gái trên vỉa hè đại lộ Champs Élysées trước nhà hàng Fouquet's, Audrey Hepburn vui đùa với những quả bong bóng trong công viên Tuileries, Michel Polnareff lang thang trên đường phố, Jack Nicholson đứng trên mái nhà nhìn xuống quảng trường Vendôme.

Giữa Fred Astaire và Keanu Reeves, khoảng cách thời gian là gần bốn thập niên, nhưng khi ta đặt tất cả ácc bức ảnh chụp với nhau từ nữhng năm 1960 cho tới những năm 2000, các ngôi sao có thể khác nhau từ tuổi tác đến phong cách, nhưng khung cảnh thủ đô Pháp vẫn không có thay đổi gì nhiều. Paris như thể được nhân cách hóa, trở thành một nhân vật chính trong bộ sưu tập của nhà nhiếp ảnh Willy Rizzo, các bức ảnh chụp xuyên qua thời gian, làm toát lên sự yêu đời, một chút niềm vui thấp thoáng giữa chốn ‘‘hội hè miên man’’.
viethoaiphuong
#388 Posted : Sunday, June 30, 2019 4:21:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2019

20 năm sự nghiệp sáng tác của Benjamin Biolay


Benjamin Biolay thành danh ban đầu nhờ sáng tác cho nhiều nghệ sĩ©Edmond Sadaka/RFI

Trong tháng này, một tuyển tập nhạc Pháp chọn lọc mang tựa đề Songbook được cho tái bản. Đây là album song ca do Benjamin Biolay thực hiện (cùng với nghệ sĩ Melvin Poupaud) hồi cuối năm 2018. Album thứ mười này cũng đánh dấu 20 năm sự nghiệp của ca sĩ kiêm tác giả Pháp Benjamin Biolay.

Sinh trưởng tại Villefranche sur Saône, một thị trấn nằm cách thành phố Lyon 35 cây số về phía Bắc, Benjamin Biolay cho biết anh thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ ông bố, có tài chơi kèn gỗ clarinet. Từ thuở thiếu thời, anh được đào tạo ở nhạc viện, chủ yếu đàn vĩ cầm (violon) nhưng bên cạnh đó, anh tự học thêm rất nhiều, cho nên đến khi vào nghề sân khấu anh đã nắm vững cách chơi 8 nhạc khí khác nhau. Tới năm 17 tuổi, Benjamin tốt nghiệp nhạc viện thành phố với hai giải nhất về cách thể hiện cũng như lối sáng tác.

Đến Paris lập nghiệp năm anh tròn 20 tuổi, Benjamin Biolay đã tham gia vào nhiều ban nhạc khác nhau. Tuy đã ký được hợp đồng ghi âm với một hãng đĩa lớn (EMI) thế nhưng Benjamin Biolay lại không gặt hái thành công. Tài năng của anh chỉ thật sự được công nhận khi anh sáng tác cho các nghệ sĩ khác. Điển hình là hai ca khúc ‘‘Jardin d’Hiver’’ và ‘‘Chambre avec Vue’’ mà anh viết cho danh ca quá cố Henri Salvador trong giai đoạn những năm 1999-2000. Nhờ vậy mà nam ca sĩ Henri Salvador đã bán hơn một triệu album và đoạt luôn giải thưởng dành cho tập nhạc xuất sắc nhất trong năm.

Cũng nhờ vào sự thành công này mà anh trở thành một tác giả có uy tín. Benjamin Biolay cho biết là mặc dù tính tới nay, anh đã ghi âm 10 album studio, nhưng 20 năm sau người ta vẫn luôn gắn liền tên tuổi của anh với ca khúc ‘‘Jardin d’Hiver’’ (Vườn kính Mùa đông). Có lẽ cũng vì thế mà trên tuyển tập Songbook, Benjamin Biolay đã ghi âm lại bài hát này với một lối phối khí hoà âm hoàn toàn mới.

Thành công vượt bực của nhạc phẩm Jardin d’Hiver mở đường cho Benjamin Biolay hợp tác với nhiều nghệ sĩ trong làng nhạc Pháp như Françoise Hardy, Raphael, Daphné, Élodie Frégé, Julien Clerc ….. Quan trọng nhất là ca sĩ người Canada Isabelle Boulay. Hai nghệ sĩ này hợp tác với nhau trên 3 album, Benjamin Biolay lúc đầu chỉ đặc trách phần phối khí hoà âm, sau đó anh chuyển hẳn qua sáng tác và ghi âm một số bài song ca với Isabelle Boulay.

Ngoài ra, còn có sự hợp tác với Vanessa Paradis, hai người có một thời gian sống chung với nhau và Benjamin đã thực hiện toàn bộ tập nhạc Love Songs (2013) cho Cánh chim địa đàng Vanessa Paradis. Tuy đem lại nhiều thành công, nhưng mối quan hệ hợp tác này lại bị gián đoạn sau khi hai bên chia tay nhau vào năm 2015.

Trong lối sáng tác, ngòi bút của Benjamin Biolay mang nhiều ảnh hưởng của hai tác giả Serge Gainsbourg trong cách dùng chữ (đa âm, nhiều ý), và Charles Trenet trong cách sắp xếp giai điệu (phức hợp, liền mạch). Điểm mạnh của Benjamin Biolay là cái tài sử dụng nhiều nhạc khí, lối hoà âm nơi tác giả này hơn ai hết, là một ngôn ngữ hẳn hoi tạo được sự liền kết, tính nhất quán nơi những giai điệu mà thoạt nghe, khó thể đứng chung với nhau. Trước khi trình làng tập nhạc Songbook, chủ yếu bao gồm các bản cover nhạc Pháp nổi tiếng, Benjamin Biolay từng dành trọn nguyên một album để tưởng niệm bậc thầy Charles Trenet.

Có thể nói là theo cảm nhận của giới yêu nhạc, Benjamin Biolay nổi tiếng nhờ ngòi bút sáng tác nhiều hơn là nhờ chất giọng của mình. Điều đó có thể giải thích vì sao trong số 10 album ghi âm ở phòng thu, chỉ có ba tập nhạc là thật sự thành công, trong đó có album thứ năm (mang tựa đề La Superbe) phát hành cách đây đúng 10 năm (2009) và đã đem về cho anh hai giải thưởng Victoires de la Musique của Pháp dành cho album nhạc nhẹ xuất sắc nhất và Giọng ca nam hay nhất trong năm 2010.

Đối với giới phê bình, Benjamin Biolay là một tác giả có nhiều tham vọng, luôn thực hiện những dự án ghi âm có tầm cỡ, thường là những album kép, bao gồm tới 30 hay 40 ca khúc do Benjamin có một ngòi bút sáng tác đều đặn, dồi dào. Tác giả này cho biết là sáng tác đối với anh có tác dụng xoa dịu những vết thương vô hình, do từ thuở thiếu thời Benjamin có một tâm hồn hết sức nhạy cảm và do vậy anh thường bị xuống tinh thần hay bị chứngtrầm cảm.

Trong cách viết của anh, Benjamin Biolay thích dùng cách nói ngược ý, gọi vậy nhưng không phải vậy. Album gần đây nhất mang tựa đề tiếng Anh Songbook nhưng lại là một tuyển tập nhạc Pháp 100%. Love Songs được viết cho mối tình (với Vanessa Paradis) nhưng lại báo hiệu cho sự đổ vỡ, đoạn tuyệt. Còn khúc nhạc tango đề tựa "Volver" hiểu theo nghĩa ‘‘trở về’’ lại là album của một ‘‘kẻ thất tình’’ không rời khỏi nhà nửa bước. Nối bước bậc đàn anh Gainsbourg, Benjamin Biolay đi tìm cho riêng mình nét khác biệt trong sáng tác, đó là những điều nghịch lý thường thấy, bao mâu thuẫn thường ngày, nhưng lại do cố tình (hay ít ra) có chủ ý nơi Benjamin Biolay.

viethoaiphuong
#389 Posted : Tuesday, July 2, 2019 1:21:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Paris chiếu phim ngoài trời trên Champs-Élysées

Tuấn Thảo - RFI - ngày 02-07-2019
Chủ nhật đi xem xinê (Un Dimanche au Cinéma) là một chương trình chiếu phim đặc biệt ở Paris. Đặc biệt vì chỉ có một suất chiếu phim duy nhất và miễn phí vào Chủ nhật 07/07/2019. Càng đặc biệt hơn nữa, màn ảnh lớn được dựng ở ngoài trời, còn đại lộ Champs-Élysées được biến thành rạp xinê với 1.750 chỗ ngồi.

Đây là lần thứ nhì, Champs-Élysées được biến thành một rạp chiếu phim lộ thiên. Nếu như mỗi năm chương trình sinh hoạt Paris Plages (Bãi biển Paris) do Toà Đô chính tài trợ, thì đổi lại, chương trình Chủ nhật xem xinê ngoài trời là một sinh hoạt do một ủy ban tư nhân đề xướng. Ủy ban Champs-Élysées là một hiệp hội bao gồm các chủ doanh nghiệp có cơ sở hoạt động trên đại lộ nổi tiếng nhất thủ đô Paris.

Theo ban tổ chức, ngoài khía cạnh tài chính, buổi chiếu phim ngoài trời này còn đòi hỏi một êkíp chuyên viên kỹ thuật có nhiều tay nghề. Toàn bộ trang thiết bị phải thực sự được dựng lên để rồi tháo gỡ trong một thời gian ngắn kỷ lục, tức là nội trong 24 tiếng đồng hồ để tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các cửa hàng buôn bán. Rút kinh nghiệm từ năm trước, suất chiếu phim bị trễ do gặp phải một số trục trặc kỹ thuật, màn ảnh đã được điều chỉnh thêm để thích nghi với ánh sáng ngoài trời còn quá nhiều, nhất là vào mùa hè hoàng hôn đến rất muộn.


Màn ảnh 144m2 được dựng ở ngoài trời, Champs-Élysées trở thành rạp xinê với 1.750 chỗ ngồi
REUTERS/Pascal Rossignol

Năm nay, màn ảnh rộng tới 144m2 được dựng trước Quảng trường Étoile, toàn bộ khu vực nằm giữa hai con đường Arsène Houssaye và đường Balzac chỉ được dành cho khách bộ hành, 1.750 chiếc ghế bố được đặt theo hàng dài, trên 200 mét dọc theo đại lộ. Toàn bộ giao thông cũng bị ngưng lưu hành trong suốt thời gian suất chiếu phim (từ hai đến ba tiếng đồng hồ).

Do chỉ có một suất chiếu phim miễn phí duy nhất trong khi số chỗ ngồi lại có giới hạn, cho nên Tòa Đô chính Paris đã yêu cầu khán giả đăng ký trước chỗ ngồi, đồng thời bỏ phiếu cho bộ phim mà họ muốn xem. Một cuộc rút thăm được tổ chức sau đó để chỉ ra những khán giả nào đã may mắn trúng giải. Khán giả được thông báo qua mạng và nhận được một loại vé e-ticket chỉ dùng được một lần và do là vé cá nhân cho nên không thể bán hay nhượng lại.

Năm nay, theo bình chọn của đa số khán giả trên mạng, bộ phim hài điệp viên ‘‘OSS 117’’ tại Cairo (của đạo diễn Pháp Michel Hazanavicius với Jean Dujardin trong vai chính) sẽ được trình chiếu hôm Chủ nhật 07/07/2019. Hai bộ phim khác đã được đề nghị với khán giả là ‘‘Les Demoiselles de Rochefort’’ của đạo diễn Jacques Demy (với hai chị em diễn viên Catherine Deneuve và Françoise Dorléac) và cuối cùng là ‘‘L’Homme de Rio’’ của đạo diễn Philippe de Broca với Jean Paul Belmondo trong vai chính.


Paris trở thành thủ đô của thiên nhiên qua chương trình Nature Capitale năm 2010 trên đại lộ Champs-Élysées
Reuters/Philippe Wojazer

Theo ban tổ chức, chương trình Chủ nhật đi xem xinê (Un Dimanche au Cinéma) gợi hứng từ các rạp chiếu phim ngoài trời ‘‘drive in’’ của Mỹ, khác hay chăng là không có bãi đậu xe. Trên thực tế, suất chiếu phim ngoài trời lệ thuộc nhiều vào vấn đề thời tiết, có khả năng buổi chiếu phim bị dời lại khi trời bị giông bão. Trong trường hợp này, ban tổ chức cho biết khán giả nào đã có vé sẽ được thông báo 24 giờ trước khi buổi chiếu phim bắt đầu.

Trước khi có chương trình chiếu phim ngoài trời, đại lộ Champs-Élysées đã có nhiều sinh hoạt khác rất ngoạn mục dành cho du khách nước ngoài cũng như người dân thủ đô. Cách đây hai thập niên, Champs-Élysées được biến thành một đồng lúa mì vàng óng khổng lồ qua chương trình ‘‘La Grande Moisson’’ (Mùa gặt lúa), nơi các anh nông dân cho người dân thành thị thấy cách họ trồng trọt hay thu hoạch lúa vụ mùa. Đầu những năm 2010, Champs-Élysées trở thành Thủ đô của thiên nhiên ‘‘Nature Capitale’’ thông qua các góc vườn trồng rau sạch, các quầy bán thực phẩm tôn trọng sức khỏe người tiêu dùng mà vẫn không ‘‘ép giá’’ nhà sản xuất.

Theo Ủy ban Champs-Élysées, bao gồm 180 thành viên, hầu hết là các đại diện công ty hay chủ cửa hàng kinh doanh trên đại lộ này, hiệp hội chi tiền tài trợ các hoạt động văn hóa thường niên hầu quảng bá đại lộ Champs-Élysées dưới một góc nhìn khác, với thời gian hầu hết các hoạt động văn hoá như rạp xinê, tiệm bán CD đã nhường chỗ lại cho các dịch vụ và hoạt động buôn bán khác. Kể từ vài năm gần đây, Champs-Élysées trở thành không gian dành riêng cho người đi bộ hay xe đạp, cứ mỗi đầu tháng một lần.



Vào mùa nắng đẹp trời, Champs-Élysées trở thành không gian dành riêng cho người đi bộ hay xe đạp, mỗi tháng một lần.
AFP/LIONEL BONAVENTURE

Tuy không nói ra, nhưng một trong những mục tiêu của Ủy ban Champs-Élysées cũng nhằm khôi phục lại phần nào uy tín và hình ảnh của Champs-Élysées vốn đã bị sứt mẻ sau khi diễn ra phong trào áo vàng ‘‘gilets jaunes’’. Theo liên đoàn ngành bảo hiểm ở Pháp được báo chí trích dẫn, khi các vụ bạo động đạt tới đỉnh điểm, các thiệt hại vật chất đã lên tới khoảng 200 triệu euro. Nhưng sau khi phong trào này dần lắng xuống và không còn biểu tình trên Champs-Élysées, du khách nước ngoài vẫn chưa thực sự trở lại để thưởng ngoạn hay đi mua sắm trên con đường từng được mệnh danh là một trong những ‘‘đại lộ đẹp nhất hành tinh’’.

viethoaiphuong
#390 Posted : Sunday, July 7, 2019 5:41:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Kantorow, nghệ sĩ Pháp đoạt giải nhất Tchaikovsky

Tuấn Thảo - RFI - ngày 05-07-2019


Alexandre Kantorow biểu diễn tác phẩm của Saint-Saëns và Tchaikovsky tại liên hoan San Sebastian
AFP/Joel Saget

Lần đầu tiên, một nghệ sĩ dương cầm người Pháp Alexandre Kantorow đoạt giải quán quân Cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky. Được mệnh danh là ‘‘Thế vận hội nhạc cổ điển’’ do được tổ chức bốn năm một lần tại Nga, Cuộc thi Tchaikovsky vừa kết thúc hôm 01/07/2019 sau 14 ngày thi đấu.

Ban đầu bao gồm bốn bộ môn chính là dương cầm, vĩ cầm, cello và hát, cuộc thi lần thứ 14 (năm 2019) đã tạo thêm hai giải thưởng khác dành cho sáo và kèn đồng. Tuy năm nay chỉ mới 22 tuổi, nhưng Alexandre Kantorow lại là người đầu tiên đem về cho nước Pháp giải nhất Tchaikovsky, tính từ khi cuộc thi lừng danh thế giới này được thành lập vào năm 1958.

Giải quán quân này được xem là giải thưởng cao quý nhất trong lãnh vực âm nhạc cổ điển. Khi tham gia thi đấu, Alexandre Kantorow đã trình bày bản Concerto số 2 của Tchaikovsky và bản Concerto cho piano của Brahms với dàn nhạc giao hưởng Evgeny Svetlanov của Nga theo sự điều khiển của nhạc trưởng Vasily Petrenko.

Sinh tại thành phố Clermont-Ferrand, miền Trung nước Pháp, rồi lớn lên ở Paris, Alexandre Kantorow xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ. Từ nhỏ anh đã được nuôi dưỡng rồi thấm nhuần ảnh hưởng của song thân. Bố và mẹ của anh đều là nhạc sĩ vĩ cầm trứ danh. Ngoài ra, bố anh (Jean-Jacques Kantorow) còn là một nhạc trưởng nổi tiếng, ông từng sáng lập và điều khiển dàn nhạc giao hưởng vùng Auvergne.

Vậy thì tại sao Alexandre lại chọn đàn piano thay vì đàn violin như song thân ? Theo lời kể của mẹ anh, thời còn nhỏ, cậu bé rất thích xem phim hoạt hình ‘‘Tom and Jerry’’ và khi chú mèo Tom ‘‘đánh nện’’ khúc đàn Rhapsodie của Liszt làm cho chú chuột Jerry phải chau mày bực bội, đoạn phim ấy in đậm trong tâm trí của cậu bé. Đến khi vào nhạc viện thành phố Paris, Alexandre quyết định chọn piano làm môn học chính.

Trước khi tham gia cuộc thi quốc tế Tchaikovsky, Alexandre Kantorow đã trao dồi tay nghề qua các dự án hợp tác ghi âm cũng như qua các liên hoan cổ điển nổi tiếng ở châu Âu, từ liên hoan âm nhạc La Roque d’Anthéron cho tới các nhà hát lớn như Konzerthaus tại Berlin hay là Concertgebouw tại Amsterdam. Vào năm 17 tuổi, Alexandre Kantorow là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được mời biểu diễn trong đêm khai mạc mùa hoà tấu của dàn nhạc giao hưởng Philharmonie tại Paris.

Thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật của song thân, nhưng Alexandre Kantorow cần có thêm thời gian để thoát khỏi tầm ảnh hưởng khá lớn của ông bố là nhạc trưởng Jean-Jacques Kantorow. Hai cha con đã cùng nhau ghi âm vào năm 2014 các bản sonata của các nhà soạn nhạc Pháp của Camille Chevillard et Gabriel Fauré. Mãi đến 4 năm sau, khi Alexandre Kantorow một mình thu âm tuyển tập gồm tác phẩm của các nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng (như Rachmaninov, Tchaikovsky, Stravinsky, Balakirev) và nhất là các bản concerto của Saint-Saëns trong đó có bản số 5 ‘‘l'Égyptien’’ (Người Ai Cập), thì lúc ấy, giới chuyên nghiệp thấy rõ là Alexandre Kantorow đã tìm được cho mình một hướng đi cho chính mình, và nhờ vậy, anh nhận được đề cử Nghệ sĩ độc tấu xuất sắc nhất nhân kỳ trao giải thưởng âm nhạc của Pháp Victoires de la Musique năm 2019.

Ngoài thân phụ, Alexandre còn đã tầm sư học đạo, và đã được nhiều thầy truyền nghề tận tình, trong đó có ông Igor Lazko và nhất là bà Rena Shereshevskaya, nổi tiếng là người chuyên đào tạo ‘‘luyện thi’’ cho các mầm non quốc tế. Trong lớp của bà, có Rémi Geniet, hạng nhì cuộc thi Nữ hoàng Élisabeth vương quốc Bỉ năm 2013, Lucas Debargue, hạng tư cuộc thi Tchaïkovski năm 2015, và giờ đây là Alexandre Kantorow, chẳng những đã đoạt giải nhất piano mà còn giành luôn giải thưởng lớn ‘‘Grand Prix’’ của cuộc thi Tchaikovsky. Điều đó có nghĩa là tài năng của Alexandre Kantorow không những được công nhận trong lãnh vực piano mà còn vượt lên trên tất cả các thí sinh trong số 6 bộ môn thi đấu.


viethoaiphuong
#391 Posted : Monday, July 8, 2019 10:39:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 06 tháng 7 năm 2019

Album nguyên tác của Prince sau ngày qua đời


Giới hâm mộ kỷ niệm ngày giỗ của Prince 21/04 tại HarlemREUTERS/Andrew Kelly

Dòng nhạc của Prince được tái sinh vào mùa hè năm 2019, qua việc phát hành tuyển tập "Originals" (Nguyên tác), bao gồm 14 bản ghi âm chưa từng được phổ biến. Album này cho thấy ngoài là một nghệ sĩ đa tài, Prince còn là một nhà sản xuất đầy tham vọng và tác giả chuyên soạn nhạc cho nhiều nghệ sĩ khác.

Hơn ba năm sau ngày thần tượng nhạc funk qua đời tại phòng thu Paisley Park do dùng thuốc giảm đau quá liều, ông Troy Carter, đại diện của Prince Estate, công ty quản lý di sản của Prince đã hợp tác với hãng đĩa Warner Bros để trình làng tuyển tập "Originals". Dự án này được công bố độc quyền trên mạng Tidal (do Jay-Z sáng lập vào năm 2014) vài tuần trước khi được phát hành trên toàn cầu. Gọi là nguyên tác, nhưng thật ra hầu hết các ca khúc ở đây đều khá quen thuộc và từng ăn khách vào những năm 1980.

Điểm chung vẫn là các bài hát này có cùng một tác giả. Prince đã sáng tác nhạc cho khá nhiều nghệ sĩ trong thập niên 80, và mỗi lần anh ghi âm các bản demo, để hướng dẫn cho mỗi nghệ sĩ thực hiện phần thu âm với giọng ca của họ. Khi so sánh các phiên bản với nhau, giới hâm mộ sẽ thấy các bản demo chính gốc của Prince gần như là hoàn chỉnh, đôi khi chỉ cần đổi tông cho hợp với các giọng ca nữ, nhưng lại ít có thay đổi về lối hòa âm hay cách dùng nhạc cụ. Đôi khi, chỉ cần thay thế giọng ca mẫu của Prince bằng tiếng hát của ca sĩ chính. Đó là trường hợp của bài “Manic Monday” mà Prince, dưới nghệ danh của Christopher) đã viết cho ban nhạc nữ The Bangles.

Nhạc phẩm “Manic Monday” ăn khách trên thị trường Hoa Kỳ vào cuối năm 1984, đầu năm 1985, đứng hạng nhì chỉ sau nhạc phẩm “Purple Rain” của Prince. Bản nhạc phim kinh điển, ca khúc chủ đề trích từ bộ phim cùng tên phát hành vào năm 1984, đã được tái hiện rất thành công trên sân khấu với màn song ca của Prince với Beyoncé tại lễ trao giải Grammy 2004. Tuyển tập "Originals" đưa người nghe trở lại với thập niên 1980, thời mà Prince đã góp phần gầy dựng tên tuổi của nhiều nghệ sĩ mới vào nghề như Chaka Khan, Sheila E., Jill Jones, Apollonia 6 hoặc là các ban nhạc như The Time, The Bangles, Vanity 6, Mazarati & The Family …..

Bên cạnh đó, Prince còn hợp tác với nhiều nghệ sĩ trứ danh như Madonna, Kate Bush, Stevie Nicks, Cyndi Lauper hay Alicia Keys. Còn ca khúc ‘‘Nothing Compares 2 U’’ (Không gì sánh bằng em) đã đi vào huyền thoại qua cách thể hiện của Sinead O’Connor hay là qua phần song ca của Prince với Rosie Gaines, một phiên bản đậm đặc chất rock và âm thanh càng bay bổng phiêu diêu trong khúc độc tấu kèn saxo.

Nổi tiếng là một nghệ sĩ cầu toàn, có nhiều tham vọng cũng như tầm nhìn xa, Prince đã muốn xây dựng xung quang mình cả một ‘‘đế chế’’, trong đó Prince đóng cùng lúc nhiều vai trò kiểm soát mọi chi tiết : hình ảnh, âm thanh, quảng cáo, truyền thông ….. Tuyển tập "Originals" cho thấy một khía cạnh ít được công chúng biết đến trong số các tài năng đa dạng và phong phú của Prince, anh sáng tác và sản xuất nhiều bài hát cho nhiều nghệ sĩ khác, dưới nhiều bút danh khác nhau. Điều đó cho thấy là Prince tham gia vào dòng chính qua việc sáng tác nhạc phổ thông, nhưng đồng thời anh thực hiện những cú đột phá ngoạn mục thay đổi cục diện của làng nhạc pop rock thập niên 1980 qua các sáng tác cực kỳ ăn khách cho chính mình như “Purple Rain”, “When Doves Cry”, “Kiss”, “Cream”, đa số giờ đây được tạp chí Rolling Stone đưa vào danh sách những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Sinh trưởng tại Minneapolis (bang Minnesota), Prince từ nhỏ đã có năng khiếu âm nhạc, sáng tác bài hát đầu tay năm lên 7 và ký hợp đồng ghi âm chuyên nghiệp vào năm 19 tuổi. Được xem là cánh chim đầu đàn trong phong trào "Minneapolis Sound", lối sáng tác của Prince kết hợp nhiều luồng ảnh hưởng âm nhạc khác nhau, kể cả funk, R&B, soul, rock và pop. Với trên dưới 45 album ghi âm trên gần bốn thập niên, từ năm 1978 đến 2016, Prince từ lúc khởi nghiệp cho tới nay đã bán hơn 100 triệu đĩa hát trên toàn thế giới. Lúc sinh tiền, Prince đã đoạt 7 giải Grammy, một Quả cầu vàng và một giải Oscar. Tạp chí Rolling Stone xếp Prince ở vị trí thứ 27 trong danh sách 100 nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhạc rock.

Ngoài việc phát hành tập nhạc "Originals", công ty quản lý di sản của Prince còn công bố nhiều hình ảnh cho thấy Prince đang tập dợt với ban nhạc hay các vũ công, chuẩn bị cho các vòng lưu diễn quốc tế những năm về trước. Đây thực sự là một điều "bất ngờ" đối với giới hâm mộ trung thành, do các fan đều biết rằng lúc còn sống, Prince vẫn phản đối quyết liệt việc xuất bản các tác phẩm của mình trên mạng internet, hay thông qua các kênh phân phối trực tuyến (riêng ở Pháp, Francis Cabrel thuộc vào thành phần nghệ sĩ không chịu phổ biến sáng tác của mình trên mạng cho tới năm 2017).

Prince từng tuyên chiến với các hãng đĩa truyền thống vì trong mắt tác giả này tự do sáng tạo bị các hãng đĩa kiềm chế, Prince cũng chống lại các mạng Youtube và Spotify, thậm chí anh đã tuyển dụng một đội ngũ chuyên viên, theo dõi và đưa ra toà các trang web phổ biến các bài hát mà không có sự đồng ý của tác giả. Điều đó có thể giải thích vì sao tài năng của Prince đã không được phổ biến rộng rãi, không được công nhận đúng mức, kể từ cuối những năm 1990 trở đi.

Vào lúc bộ phim tài liệu ‘‘Leaving Neverland’’ của đạo diễn Anh Dan Reed đang gây nhiều tranh cãi, làm lu mờ hẳn vầng hào quang của Michael Jackson, nhân dịp 10 ngày giỗ của ông hoàng nhạc pop, thì ngược lại tên tuổi của Prince lại sáng ngời hẳn lên. Ngoài phiên bản CD bổ sung dự trù phát hành vào ngày 19/07/2019, còn có dự án quay phim tài liệu của Netflix về Prince cũng như một bộ phim tiểu sử về vị hoàng tử của dòng nhạc funk. Sinh thời, Prince từng được xếp hạng 33 trong số 100 tay đàn ghi ta cừ khôi nhất thế giới, Prince có tài chuyển phím bấm dây, làm nhỏ lệ cánh bồ câu lạc bầy (When Doves Cry), thêm chập chùng mưa tím chiều mây (Purple Rain).

viethoaiphuong
#392 Posted : Wednesday, July 10, 2019 4:24:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Gustave Courbet

Tuấn Thảo - RFI - ngày 09-07-2019


Chương trình kỷ niệm tại Bảo tàng Gustave Courbet tại Ornans
AFP/Joel SAGET

Năm 2019 đánh dấu 200 năm ngày sinh của danh họa người Pháp Gustave Courbet, nổi tiếng về sau trên khắp thế giới với bức tranh ‘‘L’Origine du Monde’’ (Cội nguồn nhân gian). Thành phố Ornans, nguyên quán của họa sĩ, tổ chức chương trình kỷ niệm sinh nhật của họa sĩ cho tới tháng Giêng năm 2020.

‘‘Trọn đời tôi đã sống tự do và không có cách gì làm tôi đổi ý’’. Đó là nội dung bức thư được danh họa Gustave Courbet gửi cho bộ trưởng Pháp Maurice Richard vào năm 1870, để từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh mà chính quyền thời bấy giờ muốn trao cho ông.

Qua hành động này, thật ra danh họa Gustave Courbet muốn khẳng định sự bất đồng quan điểm của ông với chính quyền của hoàng đế Napoléon Đệ tam. Thái độ bất phục tùng này phản ánh tư tưởng của một nghệ sĩ tự do. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chương trình sinh hoạt nhằm kỷ niệm 200 năm ngày danh họa Gustave Courbet chào đời tại thành phố Ornans.

Một trong những sự kiện nổi bật của chương trình này là buổi biểu diễn video kết hợp âm thanh và ánh sáng đêm 12/07/2019 tại Cung thể thao văn hóa Loue Lison. Thay vì dùng màn ảnh khổng lồ chiều ngang 30 thước, chiều dọc 12 thước, phim video được chiếu trực tiếp lên mặt tiền Cung văn hóa thể thao.

Dài khoảng 15 phút, bộ phim video do hai tác giả Éric Simard (biên kịch) và Carlos Boulet (đạo diễn) đồng thực hiện, kể lại cuộc đời và sự nghiệp của danh họa Courbet, từ lúc ông bỏ hẳn các môn học truyền thống vào năm 16 tuổi để chuyên học nghề vẽ, cho tới khi ông thực hiện vào năm ông tròn 30 tuổi (1848-1849) cuộc ‘‘khuynh đảo’’ nghệ thuật, đi ngược lại với phong trào hội họa lãng mạn thịnh hành thời bấy giờ.

Theo lời hai tác giả Éric Simard và Carlos Boulet, nhóm sáng tác đã trích dẫn rất nhiều tư liệu gia đình, trong đó có các bức thư của họa sĩ gửi cho bạn hữu, đồng nghiệp để cho thấy môi trường sáng tạo thời ấy, nhóm sáng tác đã chọn cách minh họa hình ảnh bằng âm nhạc của Kevin McLeod, cũng như bằng công nghệ video mapping, đồng thời họ tuyển một diễn viên (Christophe Jeannel) vào vai họa sĩ Courbet để kể chuyện cho công chúng như thể ông còn sống, bởi vì theo ban tổ chức cách truyền đạt này gần gũi và dễ tiếp thu đối với giới trẻ thời nay.

Riêng đối với những khán giả hay du khách nào thích xem các loại hình nghệ thuật truyền thống, Viện bảo tàng Gustave Courbet lần lượt tổ chức nhiều cuộc triển lãm, từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 9/2019 đối chiếu quan điểm sáng tạo của họa sĩ Trung Quốc Yan Pei-Ming với thế giới hội họa của Courbet. Vào mùa thu, kể từ cuối tháng 10/2019 cho tới đầu năm 2020, một cuộc triển lãm lớn giới thiệu song song các tác phẩm Gustave Courbet- Ferdinand Hodler với sự hợp tác của Viện bảo tàng Hodler ở Thụy Sĩ, để cho thấy bằng cách nào hai nghệ sĩ này đã góp phần thay đổi cục diện của làng hội họa Tây phương cuối thế kỷ 19, khi tham gia vào phong trào nghệ thuật châu Âu.

Bức tranh ‘‘L’Origine du Monde’’ (Cội nguồn nhân gian) giúp cho Gustave Courbet sau đó nổi tiếng trên khắp thế giới, tuy nhiên tác phẩm này (với chỗ đứng riêng biệt trong làng hội họa) cũng phần nào che khuất các tác phẩm khác của ông, điển hình là bức tranh ‘‘L’Atelier du Peintre’’ (Xưởng vẽ của họa sĩ) và nhất là ‘‘Un enterrement à Ornans’’ (Đám tang tại Ornans).

Lúc sinh tiền, Courbet bị giới phê bình cũng như một số đồng nghiệp, chỉ trích là luon có thái độ khiêu khích, cố tình gây tai tiếng. Theo họ, Gustave Courbet ghét bỏ các hình thức ‘‘nghệ thuật hàn lâm’’ vì ông không được đài tạo bài bản qua trường lớp. Nói như vậy cũng không hẳn đúng, vì thuở thiếu thời, gia sư của ông Courbet (thầy Charles Antoine Flajoulot) chính là giám đốc trường Mỹ thuật Besançon. Chính ông đã khuyến khích cậu học trò Gustave chọn khuynh hướng sáng tác cho riêng mình, cho dù quan điểm thẩm mỹ cá nhân ấy có đi ngược lại với tư tưởng thịnh hành thời ông đang sống.

Gustave Courbet trở thành một gương mặt tiên phong trong chủ nghĩa hiện thực. Các tác phẩm của ông thể hiện một cách cụ thể những sự vật hiện đang tồn tại, do vậy đậm chất thực tế và nhiều lúc tác phẩm tựa như những bức tranh xã hội phản ánh gần sát cái thời ông đang sống. Có lẽ cũng vì thế mà lúc sinh tiền, ông đã có nhiều quan hệ đối đầu với các nhân vật nổi tiếng, ông bị danh họa Eugène Delacroix và nhà văn Alaxandre Dumas con xem là thù địch, đổi lại ông nhận được sự hưởng ứng của nhà thơ Beaudelaire, các danh họa như Eugène Boudin, Claude Monet vẫn có quan niệm ‘‘chữ sáng tạo thường đi đôi với khuynh đảo’’.

Do dốc tâm đeo đuổi tự do trong sáng tác, cho nên về mặt sáng tác Gustave Courbet không có được một sự nghiệp sáng chói vẻ vang như trường hợp của Eugène Delacroix, tác giả bức tranh ‘‘Tự do dẫn dắt nhân dân’’ (La liberté guidant le peuple). Trong bức thư ông gửi tới bộ trưởng Maurice Richard, danh họa Courbet có ghi rõ là ông muốn các thế hệ sau này nhớ tới ông như một người thuộc chế độ nào cả, ngoại trừ chế độ tự do. Có lẽ cũng vì thế chương trình chiếu phim kỷ niệm còn mang tên ‘‘Courbet, l'Indompté’’, để nói lên tư tưởng của một kẻ bất khuất, khó trị, không dễ gì mà thuần phục, sai khiến.

viethoaiphuong
#393 Posted : Thursday, July 11, 2019 7:24:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) – Liên hoan âm nhạc Francofolies 2019 khai mạc đêm 10/07/2019 tại thành phố La Rochelle.
Tất cả mọi chú ý hướng về buổi trình diễn của ca sĩ Angèle. Tài năng trẻ người Bỉ này mới chỉ nổi tiếng trên bầu trời âm nhạc Pháp hơn một năm nay, nhờ đĩa hát Brol và những ca khúc ăn khách như La loi de Murphy, Tout oublier và Balance ton quoi. Francofolies mở ra từ ngày 10 đến 14/07/2019.



(AFP) – Danh ca Sting hủy một loạt các buổi trình diễn từ nay đến cuối tuần vì lý do sức khỏe.
Từng nổi tiếng với ban nhạc The Police. Sting 67 tuổi, đã bán ra hơn 100 triệu đĩa hát. Ngoài sự nghiệp ca hát, ông còn là một nghệ sĩ dấn thân, đấu tranh vì môi trường, chống chính sách kỳ thị màu da và chủng tộc tại Nam Phi. Sting phải hủy các buổi trình diễn tại Bỉ và giới hâm mộ tại Đức, Pháp đang hồi hộp không biết các buổi biểu diễn vào đầu tuần tới tại các thành phố như Bonn, hay Lyon, Carcassonne ... sẽ có bị hủy bỏ hay không.

RFI - 11/7/2019

viethoaiphuong
#394 Posted : Sunday, July 14, 2019 4:44:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT

Trọng Thành - RFI - Thứ Bảy, ngày 13 tháng 7 năm 2019

Giỗ Lưu Hiểu Ba: Ra mắt phim ''Người thách thức Bắc Kinh'' tại Pháp


Trang bìa cuốn sách «Liu Xiaobo – l’homme qui a défié Pékin» của Pierre Haski.Hikari Éditions

Ra mắt phim « Lưu Hiểu Ba, con người thách thức Bắc Kinh » nhân ngày giỗ lần thứ hai giải Nobel Hòa bình. Một tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc công bố bản đồ hơn 300 địa điểm hành quyết tập thể tại Bắc Triều Tiên. Trung Quốc siết chặt kiểm soát người chạy trốn chế độ Bình Nhưỡng. Vở diễn « Hiện tại tràn bờ » về người tị nạn gây ngạc nhiên tại Liên hoan quốc tế Avignon (Pháp). Phong trào « Đi máy bay là ô nhục » từ Thụy Điển lan sang Pháp gây lo ngại cho các hãng hàng không. Trên đây là chủ đề chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

Cách nay hai năm, ngày 13/07/2017, nhà tranh đấu vì dân chủ cho Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) qua đời vì bệnh ung thư, sau 9 năm giam cầm. Ít người dân tại Trung Quốc và trên thế giới biết Lưu Hiểu Ba là ai, bởi chính quyền Bắc Kinh muốn tìm mọi cách xóa đi các hồi ức về ông, về cuộc thảm sát Thiên An Môn (1989), cũng như phong trào Hiến chương 08 (năm 2008) đòi chấm dứt chế độ độc đảng, mà ông là người khởi xướng. Chính quyền nhiều nơi ở phương Tây dường như cũng dè dặt khi nhắc đến tên tuổi của nhà tranh đấu, vì không muốn căng thẳng với Bắc Kinh.

Cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, tại Pháp, ra mắt cuốn sách « Liu Xiaobo – l’homme qui a défié Pékin / Lưu Hiểu Ba – người thách thức Bắc Kinh » của nhà báo Pierre Haski, chủ tịch tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và một bộ phim tài liệu cùng tên, thuật lại cuộc đời của nhà tranh đấu dũng cảm. Phim « Lưu Hiểu Ba – con người thách thức Bắc Kinh » thuật lại hành trình bi tráng của « một trong những anh hùng vĩ đại nhất của cuộc tranh đấu vì dân chủ của thời đại chúng ta » « chống lại một trong những chế độ toàn trị khủng khiếp nhất » (giới thiệu của kênh truyền hình Bỉ RTBF).

Giáo sư văn học Lưu Hiểu Ba, đang ở Mỹ, quyết định trở về nước tham gia phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn. Ông là người có mặt đến cùng, trong cái đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6, đúng vào lúc các đơn vị quân đội Trung Quốc xả súng vào sinh viên. Lưu Hiểu Ba đã tìm cách thuyết phục binh lính ngừng bắn để mở đường thoát cho sinh viên. Bị bắt, bị giam hơn một năm sau đó, ông quyết định ở lại Trung Quốc để tiếp tục cuộc chiến vì lý tưởng, trong lúc nhiều người chọn con đường lưu vong.


Bộ phim « Liu Xiaobo – l’homme qui a défié Pékin » được công chiếu trên kênh truyền hình Pháp – Đức Arte. Đây là lần đầu tiên cuộc phỏng vấn bí mật với Lưu Hiểu Ba, với nhà báo Pháp François Cauwel, chỉ ít lâu trước khi ông bị bắt, được công bố. Cuộc phỏng vấn được coi như « bản di chúc » mà nhà tranh đấu gửi đến hậu thế. Chính quyền Trung Quốc rút cuộc đã không bịt được miệng Lưu Hiểu Ba. Nhà dân chủ - chỉ có cây bút làm vũ khí - tiếp tục khiến chế độ toàn trị bất an.

Người không theo « thỏa ước của loài heo »

Trả lời RFI, nhà báo Pierre Haski tóm lược một trong các thông điệp chính mà Lưu Hiểu Ba muốn gửi đến công chúng : « Ông ấy đã không muốn tham gia vào một thỏa hiệp xã hội mà ông Đặng Tiểu Bình đòi hỏi ở người dân Trung Quốc, sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Thỏa hiệp xã hội này có thể được tóm gọn trong khẩu hiệu : Hãy làm giàu đi ! Các vị được bảo đảm là có thể làm giàu như ý muốn, nhưng để đổi lại, đừng tham gia vào chính trị ! Đây là một lằn ranh đỏ, liệu hồn đừng có mà vượt qua ! Ông đã tóm lược điều này trong tác phẩm ‘‘Triết lý của loài heo’’ (1). Loài heo muốn gì trong đời ? Được ăn no ! Một khi được ăn no, được thỏa mãn rồi thì chúng không còn đòi hỏi gì nữa ! Còn Lưu Hiểu Ba, về phần mình, ông ấy đã không chấp nhận đánh đổi tự do tinh thần lấy thứ quyền lợi ấy ».

Trong một cuộc phỏng vấn khác, tác giả cuốn sách và bộ phim tài liệu « Lưu Hiểu Ba, con người thách thức Bắc Kinh » chua xót nhận xét : « Trong khoảng 20 năm tại phương Tây, người ta từng cho rằng phát triển kinh tế tự thân sẽ tốt đối với tiến trình dân chủ hóa Trung Quốc. Rốt cuộc với Tập Cận Bình, người ta đã ngộ ra rằng đây là một sai lầm khủng khiếp ».

Thế hệ hậu Lưu Hiểu Ba

Về Lưu Hiểu Ba, nhà báo Pháp nói thêm: « Cái chết của ông đánh dấu sự chấm dứt, về mặt biểu tượng, của một thế hệ đã thất bại trong nỗ lực dân chủ hóa Trung Quốc. Cuộc chiến này sẽ tái sinh với những thế hệ mới, với những hình thức khác ».

Trong những tuần gần đây, thế giới dường như bừng tỉnh trước phong trào tranh đấu dữ dội chống dự luật dẫn độ của chính quyền đặc khu Hồng Kông, mà đằng sau là Bắc Kinh. Phong trào buộc Bắc Kinh phải lùi bước. Tại Hồng Kông, có khoảng một triệu người từng sống dưới chế độ cộng sản Hoa lục. Trong lúc đa số tỏ ra thờ ơ, thậm chí phản đối cuộc chiến vì dân chủ, đã có một số nhỏ xuống đường sát cánh với người dân sở tại.



Vở diễn về người tị nạn lấy cảm hứng từ trường ca Odyssée

Liên hoan nghệ thuật quốc tế nổi tiếng Avignon lần thứ 73 năm nay đang diễn ra có chủ đề chính là trường ca Odyssée thời cổ đại Hy Lạp của đại thi hào Homere. Mỗi nghệ sĩ kể lại cuộc hành trình Ulysse của mình theo phong cách riêng. Đạo diễn, nhà làm phim người Brazil Christiane Jatahy, gây ấn tượng với vở « Le présent qui déborde - notre Odyssée II / Hiện thực tràn bờ – Cuộc phiêu bạt Odyssée lần II ».


Vở diễn lấy những người tị nạn trong đời thực làm diễn viên chính. Vượt qua ranh giới truyền thống điện ảnh / sân khấu, giữa hiện thực và tưởng tượng, vở « Hiện thực tràn bờ » mời công chúng tham gia trực tiếp vào diễn biến câu chuyện, để họ cùng các diễn viên dệt nên những mối liên hệ mới, với hiện tại, với thế giới.Phóng viên Muriel Maalouf tường trình từ Festival Avignon :

« Đạo diễn Christiane Jatahy đã gặp gỡ các diễn viên là người tị nạn và quay phim về họ : tại Palestine, tại Syria, tại Liban, tại Hy Lạp, tại Nam Phi. Một màn hình lớn trên sân khấu cho người xem tiếp cận với thực tế này, trong lúc các diễn viên - ẩn mình trong công chúng - thì tương tác với người xem và với phim tài liệu.

Các câu chuyện đời thì bi thảm nhưng tâm điểm của vở diễn lại là ngày hội, bởi trong ‘‘Hiện tại tràn bờ’’, cái hiện tại chính là thời khắc hiện hữu. Hiện tại là nơi những người bị lưu đày mắc kẹt - giữa bên là một hoài niệm vô vọng về quê hương hoang tàn và bên kia là tương lai bất định.

Đại sử thi Odyssée của Homere nối liền những mảnh đời : bao chàng Ulysse và nàng Peneloppe đột ngột xuất hiện trên những chặng đường mà đạo diễn Christiane Jatahay đi qua. Run rủi của cuộc đời đã đẩy họ xô dạt đến những nơi rất xa với biển, như chàng Ulysse năm xưa từng đi qua, để hiểu được về quá khứ đời mình.

Đạo diễn Brazil cuối cùng đưa chúng ta trở về xứ sở quê hương cô ở vùng rừng Amazon Nam Mỹ, vùng đất được mệnh danh là ‘‘lá phổi của thế giới’’ đang bị tàn phá dần mòn.

‘‘Hiện tại tràn bờ’’ là một vở diễn mang tính thơ hiếm có, nơi điểm xuyết nhiều nhận xét xác đáng về sự bất công của việc xâm chiếm các vùng đất của người Palestine, về tương lai đầy rủi ro của những ai bất hạnh phải sinh ra tại miền đất Trung Đông đau đớn này ».

Phong trào ‘‘Đi máy bay là ô nhục’’ từ Thụy Điển lan sang Pháp

Phong trào « flygskam », tiếng Thụy Điển có nghĩa là đi máy bay là điều ô nhục, khởi sự tại quốc gia Bắc Âu này từ hồi năm ngoái, đã lan đến Pháp. Ngày càng nhiều người Pháp đắn đo trước khi quyết định đi máy bay, bởi lo ngại góp thêm phần vào một trong những ngành công nghiệp chịu trách nhiệm của khoảng từ 2% đến 3% lượng khí thải toàn cầu, khiến Trái đất nóng lên nhanh chóng.

Cuối tháng 5, trước thềm hội nghị thường niên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tổng giám đốc Alexandre de Juniac bày tỏ lo ngại trước viễn cảnh ngành vận tải hàng không tại châu Âu bị các phương tiện khác, đặc biệt là ngành xe lửa cao tốc thu hút khách. Bị tác động trước hết là các tuyến vận tải hàng không nội địa châu Âu, nơi du khách có thể lựa chọn các phương tiện thay thế (2). Dưới áp lực của công luận, một số quốc gia châu Âu muốn cắt giảm các chuyến bay đường gần, Quốc Hội Hà Lan vừa quyết định xóa bỏ tuyến bay Amsterdam – Bruxelles.

Phóng sự của nhà báo Théo Vareille từ sân bay Charles de Gaulle, ngoại ô Paris :

« Tại cửa số ba của sân bay quốc tế Charles de Gaulle, nơi hàng nghìn người chuẩn bị cất cánh, để tỏa về khắp nơi trên thế giới. Ý thức về sinh thái hiện hữu, nhưng ý tưởng đi máy bay vẫn thu hút mạnh hơn. Một hành khách giải thích : Đi máy bay tiết kiệm được nhiều thời gian, chính vì vậy mà người ta dường như ít quan tâm đến sinh thái hơn.

Một hành khách khác chuẩn bị lên đường đi Montreal, vừa cười, vừa nói : Liệu chúng tôi có thể nào vượt biển bằng thuyền hay không đây ?!

Tuy nhiên, theo một thăm dò dư luận mới đây của BVA, cứ ba hành khách đi máy bay người Pháp, thì đã có một người cố gắng thay đổi ứng xử của mình trong lĩnh vực này để ít gây ô nhiễm. Họ cố gắng gây ít ô nhiễm hơn bằng việc ít đi xa hơn, bằng cách có các biện pháp để bù lại việc đi máy bay tạo nhiều khí thải, hay đơn giản là không đi máy bay. Giám đốc nghiên cứu của Viện BVA, bà Christelle Craplet, cho biết cụ thể : ‘‘Khoảng 20% lựa chọn phương tiện ít gây ô nhiễm hơn, dĩ nhiên số lượng người không đi thì rất ít’’.

Anh Yanis Notias, sinh viên và cũng là một nhà tranh đấu môi trường đã quyết định không đi máy bay từ một năm rưỡi nay, nhưng điều đó không cản trở anh không đi Hy Lạp mùa hè này. Để đến Hy Lạp, Yanis chọn cách đi tàu hỏa, xuyên qua dãy Alpes, với tổng cộng lộ trình là 3 ngày, thay vì 3 giờ đi máy bay.

Đối với những ai không sẵn sàng trải qua một lộ trình gian truân như vậy, nhưng rất quan tâm làm sao để việc đi máy bay không ảnh hưởng đến môi trường, một số hãng du hành đề xuất với họ một giải pháp. Công ty lữ hành Voyageur du Monde cho biết doanh nghiệp hiện nay đã đạt mức zero khí thải. Viên tổng giám đốc của hãng cho biết đề xuất với khách hàng giải pháp để bù lại lượng khí thải ra này, cụ thể bằng cách đóng góp cho việc trồng rừng. Voyageur du Monde đầu tư 1,4 triệu đô la hàng năm cho việc trồng cây sú vẹt tại Peru, Ấn Độ hay Senegal ».

Ngành hàng không – vốn được coi là một lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế hiện đại – đang đứng trước áp lực rất lớn. Một mặt phải gia tăng gấp bội số lượng máy bay, với số lượng hành khách dự kiến lên tới 8 tỉ lượt người đi máy bay / năm (với khoảng 40.000 phi cơ), vào thời điểm 2050, tức gấp 4 lần so với 2005 và 2 lần so với hiện nay. Mặt khác, hàng không buộc phải cải tiến triệt để công nghệ để giảm lượng khí thải chỉ còn một nửa so với năm 2005, từ đây đến 2050, theo các cam kết quốc tế. Trên thực tế, lượng khí thải vẫn liên tục tăng (năm 2018 tăng gấp 1/3 so với 2008). Tháng trước, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế tái cam kết tổng khí thải sẽ đạt đỉnh vào năm 2035 và sẽ giảm mạnh kể từ đó, để đạt mức một nửa so với 2005. Đây là điều mà đông đảo giới bảo vệ môi trường rất hoài nghi (3).

Ghi chú

1. « La philosophie du porc et autres essais / Triết lý của loài heo và một sổ tiểu luận khác » của Lưu Hiểu Ba được ấn hành tại Pháp năm 2011.

2. Theo cơ quan Môi trường và Năng lượng Pháp (ADEME), lượng khí thải CO2 máy bay gấp 45 lần tàu cao tốc, chưa kể nhiều loại khí thải nguy hiểm khác khiến Trái đất nóng lên, như O3 (ozone), oxydes d'azote (NOx), hay mây ti tích (Cirrus cloud).

3. Giới hàng không nhìn chung muốn thực thi cơ chế Corisa, mua « tín chỉ các-bon » để bù trừ lượng khí thải CO2 phát ra, với ước tính 40 tỉ đô la tiền mua « tín chỉ » (mục tiêu đề ra là cho phép bồi hoàn đến hơn 80% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ 2020-2035), bên cạnh hàng trăm tỉ đô la hàng năm bỏ ra để mua sắm máy bay mới. Ngược lại, tại các nước châu Âu, đang ngày càng có nhiều đòi hỏi đánh thuế trực tiếp vào xăng máy bay (giá vé có thể tăng đến 10%), để có nhiều tiền hơn cho các phương tiện giao thông thay thế, đặc biệt là tàu cao tốc (chỉ riêng tại Pháp sắc thuế này có thể mang lại khoảng 3,5 tỉ đô la/năm). Và cũng là để xóa bỏ tình trạng bất công về thuế. Cho đến nay, xăng máy bay là nhiên liệu duy nhất từ dầu mỏ không chịu thuế, với các đường bay quốc tế (việc miễn thuế xăng cho máy bay thường bị dư luận lên án là « miễn thuế cho người giàu »). Để làm được điều này phải hủy bỏ các quy định miễn thuế xăng máy bay trong thỏa ước quốc tế của ngành hàng không năm 1944. Thỏa ước được đưa ra vào thời điểm vấn đề khí thải làm hâm nóng Trái đất chưa được đặt ra.

viethoaiphuong
#395 Posted : Monday, July 15, 2019 8:04:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Triển lãm Paris : Marilyn trong mắt 4 nhà nhiếp ảnh

Tuấn Thảo - RFI - ngày 15-07-2019


Triển lãm "Divine Marilyn" được khai trương hôm 12/07/2019 tại Paris.
FRANCOIS GUILLOT / AFP

Sắc đẹp tuyệt trần của Marilyn Monroe càng lộng lẫy kiêu sa trước ống kính của bốn nhiếp ảnh gia tài ba. Lần đầu tiên tại Pháp, một cuộc triển lãm tập hợp các bức ảnh chụp ‘‘sáng giá’’ nhất của bốn nghệ sĩ quốc tế về thần tượng tóc vàng trong thời kỳ huy hoàng của làng điện ảnh Hollywood.

Mang tựa đề ‘‘Divine Marilyn’’ (Marilyn tuyệt trần), cuộc triển lãm diễn ra từ đây cho tới 22/09/2019 tại phòng tranh Galerie Joseph, số 116 đường Turenne, Paris quận 3. Tính tổng cộng 240 bức ảnh chụp được trưng bày trên một diện tích lớn (1.000 m2). Ngoại trừ André de Dienes là người gốc Hungary, ba nghệ sĩ còn lại là Sam Shaw, Milton Greene và Bert Stern đều là người Mỹ.

Điểm chung của bốn nhà nhiếp ảnh này vẫn là họ đều quen thân với ngôi sao màn bạc Marilyn Monroe ở ngoài đời. Sau nhiều năm làm việc chung, quan hệ ban đầu đơn thuần nghề nghiệp đã dần dần nhường chỗ lại cho tình bạn. Họ có dịp gặp nhau trong những lúc nhàn rỗi, chứ không chỉ theo nhu cầu của công việc.

Theo ban tổ chức (cô Ghislaine Rayer và ông Patrice Gaulupeau), một cuộc triển lãm như vậy rất khó thực hiện tại Hoa Kỳ, vì vấn đề tác quyền khá phức tạp. Một sự kiện văn hóa ‘‘ở nước ngoài’’ với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ Mỹ dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, ban tổ chức vẫn phải thuyết phục phía gia đình, cũng như những người thừa hưởng tác quyền, tham gia vào cuộc triển lãm này.

Cuộc phiêu lưu ‘‘điện ảnh’’ của Marilyn bắt đầu trong thời kỳ hậu chiến. Vào năm 1945, André de Dienes được mời để chụp chân dung cho Marilyn năm cô 19 tuổi, đây là những bức ảnh đầu tiên của cô đào trẻ mới vào nghề, trước khi ký hợp đồng dài hạn với một hãng phim lớn (major). Ông hợp tác với Marilyn ít nhất là trong 5 năm đầu.

Vào năm 1951, cuộc gặp gỡ với Sam Shaw, phóng viên nhiếp ảnh của hãng Magnum tạo thêm cho Marilyn sức quyến rũ trong làng nghệ thuật thứ 7. Sam Shaw đã theo dõi và chụp hình cho Marilyn Monroe, hầu như trong suốt quá trình làm phim, từ giai đoạn đứng diễn trước ống kính quay phim, cho tới những lúc nghỉ xã hơi trong hậu trường. Sam Shaw lúc nào cũng muốn chụp Marilyn trong bối cảnh thực tế của đời sống cũng như công việc.

Nhà nhiếp ảnh Milton H. Greene cũng là một mối quan hệ quan trọng khác, đôi bên quen nhau từ năm 1953. Ngoài công việc chụp hình, ông Milton còn là một người bạn tận tình giúp đỡ Marilyn, dìu dắt hướng dẫn cô trong việc lập công ty sản xuất phim, vào thời cô buộc phải hủy hợp đồng với hãng phim 20th Century Fox. Theo lời kể của Joshua Greene, con trai của nhà nhiếp ảnh Milton H. Greene, bố mẹ ông quen Marilyn từ lúc ông mới lên ba. Trong số hơn 300.000 bức ảnh mà ông đã chụp trong đời, có ít nhất là vài ngàn tấm dành riêng cho Marilyn. Joshua nhớ mãi cái khoảnh khắc chơi đùa máy ảnh của bố, trong lúc Marilyn đang thử áo quá chật, khiến cho ngôi sao màn bạc cười ngất.

Còn nghệ sĩ Bert Stern là người chụp hình studio chuyên nghiệp, ông thực hiện bộ ảnh chụp khỏa thân nghệ thuật cuối cùng của Marilyn Monroe. Bộ ảnh chụp cho tạp chí thời trang Vogue gồm hơn 2.500 tấm hình thực hiện trong ba ngày, sau đó trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới do được thực hiện vài tuần lễ trước khi thần tượng điện ảnh người Mỹ qua đời.

Marilyn lộng lẫy sáng ngời trong bộ áo tắm màu trắng, cô đứng trên bãi biển, tóc vàng bay trong gió lộng. Marilyn nhí nhảnh khiêu gợi thời cô đóng phim ‘‘The Seven Year Itch’’ của đạo diễn Billy Wilder, với cảnh phim để đời với luồng gió thông xe điện ngầm thổi tung chiếc váy trắng của người từng được mệnh danh là ‘‘phụ nữ đẹp nhất thế giới’’. Marilyn hồn nhiên nhẹ nhàng trong chiếc áo đầm xanh da trời nhuộm phấn trắng, hay trong chiếc áo body màu lục bảo tựa như một nàng tiên cá.

Trong số 240 bức ảnh chụp, có khá nhiều tác phẩm rất nổi tiếng do đã từng được đăng trên trang bìa các tạp chí, hay được sử dụng thường xuyên trong dòng văn hoá phổ thông. Những bức ảnh quen thuộc với công chúng đến nỗi trở thành một phần của ký ức điện ảnh, để rồi đi vào lòng người hâm mộ nghệ thuật thứ bảy từ lúc nào không hay.

viethoaiphuong
#396 Posted : Tuesday, July 16, 2019 4:41:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 13 tháng 7 năm 2019

João Gilberto, nghệ sĩ khai sinh bossa nova


Nhạc sĩ João Gilberto nhân buổi biểu diễn năm 2008 tại Rio de JaneiroAri Versiani / AFP

João Gilberto là một trong những huyền thoại sinh động của Brazil. Nhạc sĩ này được xem là một trong những gương mặt đã khai sinh dòng nhạc bossa nova. Vầng hào quang của João Gilberto vừa chợt tắt hôm 06/07 tại Rio de Janeiro, hưởng thọ 88 tuổi.

60 năm sau ngày ra đời, dòng nhạc bossa nova có nghĩa là "Làn sóng mới" do João Gilberto sáng lập cùng với các nghệ sĩ Antonio Carlos (Tom) Jobim, Vinicius de Moraes hay Stan Getz, vẫn là một trong những thể loại âm nhạc thịnh hành nhất, có thể hoà quyện với các dòng nhạc khác mà vẫn không biến chất, bossa nova được nghe như nhạc không lời trong thang máy, hay kết hợp với nhạc điện tử để được biểu diễn trên sân vận động ngoài trời.

Lúc sinh tiền, João Gilberto ít sáng tác nhạc (12 ca khúc trên 60 năm sự nghiệp) nhiều ca khúc của ông ít dùng đến ca từ, nhưng ông lại có tài khảy đàn ghi ta để lồng ghép vào giai điệu những phách nhịp thật đặc biệt của bossa nova. Tiếng đàn khoan thai lã lơi, giọng ca thì thầm khiêu gợi, đối với những người hâm mộ trung thành tuyệt đối, João Gilberto được xem như là ‘‘ông trời’’.

Sinh năm 1931 tại Juazeiro, bang Bahia, João Gilberto (Prado Pereira de Oliveira) lớn lên ở một vùng tỉnh lẻ. Cuộc sống đơn điệu buồn chán khiến ông từ lúc nhỏ chỉ ước mơ được đổi đời. Ông tự học nhạc khi mua cây đàn ghi ta đầu tiên năm ông 14 tuổi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông rời thành phố Salvador de Bahia đến Rio de Janeiro (lúc bấy giờ là thủ đô của Brazil) để lập nghiệp. Cuối những năm 1940, ông kiếm sống nhờ làm ca sĩ trên đài phát thanh, hoặc đi biểu diễn chơi đàn cho các nghệ sĩ khác (Elizabeth Cardoso), nhưng ông vẫn không hài lòng vì chưa tìm thấy đúng hướng đi cho riêng mình. Mãi tới năm 1958, João Gilberto mới thành danh nhờ các sáng tác đầu tay ("Bim Bom" và "Chega de Saudade").

Cách chơi nhạc của João Gilberto thoạt nghe khá đơn giản nhưng lại có sức mãnh liệt ngầm, rất hợp với tư tưởng cởi mở, phóng khoáng và nếp sống hội hè của giới trẻ thời bấy giờ. Dựa vào ca từ trau chuốt của nhà thơ Vinicius de Moraes, cũng như các điệu nhạc thanh lịch quý phái của Tom Jobim, João Gilberto dọn đường cho làn sóng bossa nova lan tỏa khắp địa cầu.

Vào năm 1962, bộ ba nghệ sĩ này đã tạo ra hiện tượng ‘‘Cô gái đến từ Ipanema’’ (The Girl from Ipanema). Ban đầu được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha (Garota de Ipanema), bài hát đi vòng quanh thế giới nhờ có thêm lời tiếng Anh của Norman Gimbel, phiên bản do João Gilberto ghi âm chung vào năm 1964 với người vợ đầu tiên Astrud Gilberto và tay kèn saxo cừ khôi Stan Getz trở nên kinh điển để đời, mở đường cho hàng loạt phiên bản khác, kể cả phiên bản của Frank Sinatra vào năm 1967. Album hợp tác với Stan Getz giành được 4 giải Grammy, nằm trong bảng xếp hạng thị trường Mỹ trong gần hai năm, vượt qua mặt các ca khúc ăn khách thời bấy giờ của nhóm Tứ Quái The Beatles.

Ngày phong trào bossa nova ra đời, cũng đi đôi với quá trình hiện đại hóa đất nước Brazil kể từ đầu những năm 1960. Thế nhưng cuộc đảo chính quân sự vào năm 1964 làm khựng lại đà phát triển này. Nhiều nghệ sĩ Brazil buộc phải sống lưu vong, Tom Jobim, Sergio Mendes và João Gilberto lên đường sang Hoa Kỳ. Câu chuyện bossa nova tiếp tục được kể qua tài năng của các nghệ sĩ nhạc jazz Mỹ như tay kèn Dizzy Gillespie, tay đàn ghi ta Charlie Byrd và nhất là Stan Getz, còn được mệnh danh là The Sound, nhờ cái tài tạo ra những âm thanh độc nhất vô nhị.

Cùng với người vợ thứ nhì (Miucha), João Gilberto sau gần 20 năm sống ở Mỹ trở về Brazil vào năm 1979. Nếu như các album ghi âm nhân các đợt biểu diễn của ông vẫn tiếp tục ăn khách, thế nhưng tánh tình của João Gilberto lại trở nên thất thường. Ông nổi tiếng là một người cầu toàn, tỉ mỉ như thợ sửa đồng hồ, ông có nhiều đòi hỏi cao (đôi khi quá đáng) trong công việc.

Nhưng trong cuộc sống, theo lời kể của bà Miucha, ông có những ý tưởng quái đản bất chợt, không ai có thể đoán trước, mà có muốn ngăn cản cũng không được. Ông muốn đi chơi vài tuần ở Mexico, để rồi ở lại tại chỗ trong vòng hai năm. Thế nhưng trong suốt thời gian ấy, công việc vẫn không tiến triển, như thể ông không còn màng đến thực tế. Và có lẽ cũng vì thế, ông không tìm được nhiều hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Tuy bán chạy, nhưng các album của João Gilberto càng lúc càng trở nên thưa thớt. Vào năm 2004, ông có con với người bạn đời thứ ba (cô Claudia Faisso), cho dù đôi bên chênh lệch nhau gần 40 tuổi. Do không được quản lý chặt chẽ, tài sản của ông bị thất thoát phung phí. Với tư cách là nhà quản lý, vợ ông ký theo ủy quyền nhiều hợp đồng biểu diễn mà ông không hề hay biết. Do không tôn trọng các hợp đồng, ông bị phạt phải bồi thường gần nửa triệu đô la. Vào năm 2008, nhân 50 năm ngày sinh của dòng nhạc bossa nova, hàng chục ngàn vé cho buổi biểu diễn của João Gilberto được bán sạch nội trong một tiếng đồng hồ. Nhưng ít ai biết rằng vào lúc đó, João Gilberto coi như là đã sạt nghiệp do nợ nần chồng chất.

Con gái ông (Bebel Gilberto) cũng như những người bạn đồng hành thân nhất của ông (Caetano Veloso) đã buộc phải yêu cầu toà án can thiệp (giám hộ) cấm ông không được dùng tiền, để tránh cho ông tiêu xài tùy tiện. Trong suốt những năm tháng cuối đời, João Gilberto sống cô độc lẻ loi. Nhưng trong mọi trường hợp, thậm chí khi ông đã già yếu hẳn đi, ông vẫn luôn giữ bên cạnh mình cây đàn ghi ta mua từ thuở thiếu thời, một người bạn trung thành trọn đời, qua bao thăng trầm mà vẫn chưa một lần phản bội.

viethoaiphuong
#397 Posted : Saturday, July 20, 2019 1:34:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




Duyên nợ của Hằng Nga với làng nhạc Pop


Thanh Hà - RFI - Thứ Bảy, ngày 20 tháng 7 năm 2019

2019 đánh dấu đúng nửa thế kỷ, Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng. Liên Xô và Mỹ xưa kia, Trung Quốc ngày nay chinh phục Chị Hằng để phô trương sức mạnh. Trong mắt cả một thế hệ các nhà soạn nhạc thập niên 1960-1970, Hằng Nga là tiếng gọi của viễn du, là hy vọng, là trăng vàng, nhưng đôi khi cũng là những vầng trăng lạnh, là mảnh trăng cô đơn.

Nhà soạn nhạc người Mỹ Bart Howard thì thầm rủ người tình "Ta hãy cùng nhau đến Cung Trăng/ thả bước trên dải ngân hà/ hãy ngắm nhìn mùa xuân trên sao Hỏa và sao Mộc / Tim ta tràn ngập thi ca".

Trăng hạnh phúc

Bản ballade lãng mạn Fly me to the Moon, được sáng tác năm 1954 nhưng một chục năm sau, vào lúc công luận Hoa Kỳ hào hứng theo dõi chương trình Apollo của trung tâm không gian quốc gia NASA ca khúc này mới thực sự tỏa sáng trên bầu trời âm nhạc.

Thành công đó có được nhờ tiếng hát mượt mà của nam danh ca Frank Sinatra và cách hòa âm của nhạc sĩ Quincy Jones. Điều thú vị là ca khúc này và tiếng hát của Frank Sinatra là nhạc phẩm đầu tiên đến tai Hằng Nga : trong chương trình Apollo 11, ngày 20/07/1969 khi Neil Armstrong cùng Michael Collins và Buzz Aldrin đáp phi thuyền xuống Mặt Trăng, món quà người từ hành tinh mang đến để tặng cho chị Hằng là Fly me to the Moon được phát trên băng cassette nhựa.

Lãng mạng không kém là ca khúc Trăng ngày mùa, Harvest Moon được thể hiện qua tiếng hát của danh ca người Canada, Neil Young : "Ánh trăng vàng tỏa trên lối đi/ má em thêm hồng, môi thắm đỏ/ Hằng Nga tắm mình trong mắt em".

Nếu nhạc sĩ Việt Nam, Phạm Duy mời "Ông Trăng xuống chơi cây cau", thì bên trời Anh, ban nhạc Tornados chinh phục thính giả với Telsar, một bản nhạc không lời nhưng đấy là những âm thanh mới lạ, là hơi thở là mạch sống của những thiên thể chung quanh Chị Hằng.

Còn anh ca David Bowie khi mới chập chững bước vào làng nhạc đã có tham vọng "đổ bộ" lên không gian với Space Oddity gần một tháng trước khi Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng. Trong ca khúc này Major Tom là một phi hành gia, người của Trái Đất chu du trong không chung. Phép màu của vũ vụ khiến nhà thám hiểm này lạc lối, quên đường về.

Trăng cô đơn

Nếu như Major Tom say đắm với Hằng Nga, ánh sáng diệu kỳ của muôn vàn những vì tinh tú là chiếc chìa khóa vô hình đưa Tom vào một thế giới vô tận, giải phóng cho Tom khỏi những ưu phiền của nhân loại, thì với Rocket Man qua phần trình bày của Elton John, không gian, vũ trụ hay Mặt Trăng là một chuỗi dài cô đơn.

Năm 1972, Elton John và Bernie Taupin sáng tác ca khúc này đúng vào lúc Apollo trở lại Mặt Trăng lần thứ 5. Tuy nhiên ca Rocket Man không gây được tiếng vang ngoại trừ lần Elton John trình diễn tại Matxcơva năm 1979. Phải đợi đến năm 2017 Rocket Man mới chắp cánh bay xa nhờ họa sĩ người Iran Majid Adin. Adin là người đầu tiên kết hợp nghệ thuật vẽ truyện tranh với âm nhạc, dựng một đoạn phim hoạt họa ngắn với thời lượng vừa khít với ca khúc này. Tới nay clip trên Youtube đã được hơn 7 triệu lượt người truy cập vào xem.

Dưới bút pháp của Majid Adin, hành trình của người đáp phi thuyền chinh phục mặt Trăng năm nào cũng là câu chuyện của một kẻ tha hương, bỏ lại vợ và con thơ ở quê nhà với hy vọng châu Âu, Anh Quốc sẽ là những vùng đất hứa. Đó cũng là nỗi niềm, là hoàn cảnh của chính Adin, một người tị nạn vượt qua nhiều thách thức mới đến được Luân Đôn. Elton John rúng động với chiếc áo mới mà Adin đã khoác lên tác phẩm Rocket Man.

Không gian, vũ trụ và cả Mặt Trăng của họa sĩ người Iran này hoang vu, khô cằn là nỗi ngậm ngùi của kẻ sống xa nhà, là hy vọng được gặp lại vợ hiền trong mơ.

Trăng hoang vu, Trăng lạnh

Trước Elton John, nhạc sĩ người Mỹ John Forgety cũng đã viết về vầng trăng bất hạnh, là vầng trăng báo trước điềm gở ngày tận thế. Năm 1969 ông sáng tác Bad Moon Rising cho ban nhạc rock Creedence Clearwater Revival. Nhạc phẩm này ra đời trong bối cảnh, nước Mỹ đang trải qua một thời kỳ đen tối : Sau tổng thống John F. Kennedy đến lượt người em trai của ông là thượng nghị sĩ Robert Kennedy bị ám sát ; lãnh đạo phong trào dân sự chủ trương đấu tranh bất bạo động, mục sư Martin Luther King bị bắn chết tại Memphis ; nước Mỹ sa lầy trong Chiến tranh Việt Nam : "Vầng trăng trong phong ba/ bão tố đang ập về/ Trong tiếng gào của gió/ hận thù trĩu hạt mưa"

Gần 50 năm sau ngày soạn Trăng gở, tác giả tâm sự : ông lấy nguồn cảm hứng từ một bộ phim mang tên The Devil And Daniel Webster mà trong đó nhân vật chính vào một đêm giông bão, dưới ánh trăng bệnh hoạn, đã vượt băng đồi, bán linh hồn cho Quỷ.

Nhưng ở cuối thập niên 60 Bad Moon Rising không đơn thuần nói về một đêm giông tố mà đấy là một ẩn dụ về thời kỳ đen tối đang bao phủ lên Hoa Kỳ. Lập tức ca khúc này chinh phục người hâm mộ. Mùa hè năm 1969 Bad Moon Rising đứng hạng nhất trên thị trường âm nhạc của Anh, đứng thứ nhì ở Mỹ và đã góp phần làm nên tên tuổi của ban nhạc, là bệ phóng cho ban nhạc Creedence Clearwater Revival.

Nhiều chục năm sau nhìn lại Fogerty hãnh diện về tác phẩm nay, bởi thời gian có đi qua, nhưng ca khúc của ông vẫn không già. Dù vậy người người sĩ lão luyện này đau xót không kém khi thấy "những hạt mưa rơi vẫn nặng trĩu hận thù".

viethoaiphuong
#398 Posted : Saturday, July 27, 2019 7:54:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Một trong 150 cổ vật được trưng bày tại triển lãm Toutankhamon, kho báu của Pharaon tại Paris 23/03-15/09/2019.lavillette.com

Toutânkhamon thu hút hơn 1 triệu khách tham quan ở Paris

RFI - 27/7/2019
Tính đến ngày 09/07/2019, triển lãm « Toutânkhamon, Kho báu của Pharaon », bắt đầu từ cuối tháng 03, ở Paris, đã thu hút hơn 1 triệu khách tham quan và có thể sẽ vượt qua kỉ lục 1,2 triệu khách của triển lãm năm 1967 vì triển lãm còn kéo dài đến ngày 22/09.

Triển lãm trưng bày gần 150 báu vật (móc và néo - biểu tượng cho quyền lực, quạt vàng lông đà điểu, quan tài, giường…), còn nguyên vẹn từ 3000 năm nay, và chiếm 1/36 kho báu được chôn cùng vị pharaon trẻ qua đời năm 1323 TCN. Tất cả là đồ dùng cá nhân để Toutânkhamon giữ liên lạc với thế giới người sống và để sử dụng ở thế giới bên kia.

Khu hầm mộ của Toutânkhamon được nhà khảo cổ trẻ Howard Carter phát hiện vào năm 1922. Sự kiện này tạo nên một cơn chấn động trên toàn thế giới. Nhà nghiên cứu Ai Cập Dominique Farout, cố vấn khoa học của triển lãm « Toutânkhamon, Kho báu của Pharaon », thuật lại trên đài France Culture thời điểm Howard Carter khám phá kho báu :

« Cứ thử hình dung là bạn không biết có gì ở trong đó, bạn mở cửa và nhờ ánh sáng của ngọn nến, bạn phát hiện ra đồ vật được đặt ở khắp nơi. Có rất nhiều hòm rương, cỗ xe, rồi cả giường ngủ nữa… Cả một kho đồ chồng chất lên nhau mà toàn là đồ mạ vàng. Những người khám phá ra hầm mộ chắc phải xúc động vô cùng vì họ là những người đầu tiên được nhìn thấy và được sờ vào những đồ vật có từ mấy nghìn năm qua. Những người cuối cùng nhìn thấy kho báu này là những người đóng cửa khu hầm mộ cách đây vài nghìn năm và từ đó, không một ai chạm vào được khu vực này ».

Khoảng 40% tổng số gần 150 đồ vật được trưng bày chưa từng rời khỏi Ai Cập trước đó. Paris nằm trong chuyến triển lãm tại khoảng 10 thành phố lớn trên thế giới của « Toutânkhamon, Kho báu của Pharaon », trong đó có Los Angeles, Luân Đôn, Tokyo. Năm 2020, toàn bộ kho báu của Toutânkhamon sẽ được triển lãm trong Bảo tàng Ai Cập, dự kiến mở cửa cùng năm.
viethoaiphuong
#399 Posted : Sunday, July 28, 2019 1:28:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2019

Tưởng niệm danh ca Nam Phi Johnny Clegg


Ca sĩ Johnny Clegg nhân đợt biểu diễn tại Paris, 05/2010© RFI/Edmond Sadaka

Nam ca sĩ Johnny Clegg đã qua đời hôm 16/07/2019 tại Johannesburg sau 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ra đi ở tuổi 66, ông đã để lại một di sản âm nhạc gắn liền với lịch sử Nam Phi, Johnny Clegg từng nổi tiếng trên thế giới nhờ dấn thân đấu tranh chống chính sách kỳ thị chủng tộc apartheid.

Lúc sinh tiền, Johnny Clegg được mệnh danh là "Zulu da trắng", do ông luôn gợi hứng từ nền văn hóa cũng như ngôn ngữ bantou của người Zulu, để kết hợp với dòng nhạc pop rock của người Âu Mỹ. Johnny Clegg thấm nhuần dòng văn hóa châu Phi đến nổi, từ cách ăn mặc cho đến lối biểu diễn trên sân khấu, ông đều mang ít nhiều ảnh hưởng của người Zulu.

Về điểm này, nhà quản lý Rodd Quinn cho biết, Johnny Clegg điển hình cho người nghệ sĩ dung hòa nhiều nền văn hóa khác nhau mà không hề đánh mất bản sắc. Ông Rodd Quinn phát biểu về cái chết của người bạn đồng hành, trên đài truyền hình quốc gia Nam Phi (SABC), cũng như tất cả các phương tiện truyền thông Nam Phi thời bấy giờ, đã từng cấm phổ biến các bài hát của Johnny Clegg trong suốt giai đoạn chính sách apartheid còn hiện hành.

Sinh tại Anh quốc, rồi lớn lên tại Nam Phi, Johnny Clegg đã từng nhìn thấy tận mắt những bất công xã hội cũng như các vụ bạo hành dưới chế độ apartheid, khi gia đình ông đến Johannesburg định cư khi ông mới được 6 tuổi. Những năm tháng đầu đời, Johnny Clegg sống ở Vương quốc Anh, ông sinh trưởng (1953-2019) trong một gia đình nghệ sĩ gốc Do Thái ở vùng ngoại ô Manchester. Mẹ anh là một ca sĩ nhạc jazz và tùy theo hợp đồng biểu diễn, cậu bé theo mẹ thay đổi nhiều lần chỗ ở, từ Israel đến Zimbabwe và sau đó là Nam Phi.

Định cư tại Johannesburg từ thuở thiếu thời, Johnny Clegg khám phá nền văn hoá Zulu năm anh 15 tuổi, trong các buổi hội hè tại các nhà trọ tập thể dành cho công nhân da đen hay tại các khu phố nghèo township nơi mà chẳng có công dân da trắng nào dám bén mảng tới. Trong thời gian này, tay đàn Sipho Mchunu, sẽ dạy cho anh cách chơi đàn, cũng như ngôn ngữ và các điệu nhảy truyền thống của người Zulu.

Cùng nhau họ thành lập nhóm Juluka năm 1969 (có nghĩa là Mồ Hôi trong thổ ngữ Zulu), trên đĩa nhạc được phát hành mang tựa đề ‘‘Universal Men’’, họ chơi các nhịp điệu địa phương nhưng chủ yếu hát bằng tiếng Anh, kết hợp điệu nhảy Zulu với đàn ghi ta điện, pha trộn nền văn hóa châu Phi với nhạc pop rock phương Tây, tất cả chỉ để nói lên khát vọng nhìn thấy một thế giới không còn phân biệt chủng tộc màu da, dù không cùng một dòng máu nhưng anh em kết nghĩa vẫn có thể sống chung một nhà.

Với ban nhạc thứ nhì mang tên Savuka (có nghĩa là ‘‘Chúng ta đứng dậy’’ trong thổ ngữ Zulu) vào năm thành lập trong thời kỳ Nam Phi ban hành tình trạng thiết quân luật, Johnny Clegg lại đạt đến tầm vóc quốc tế, nhận được sự hưởng ứng của giới nghệ sĩ từ khắp nơi, cho dù các tác phẩm của nhóm Savuka hoàn toàn bị kiểm duyệt.

Tại Pháp nói riêng cũng như tại châu Âu thời bấy giờ (những năm 1985-1986) dòng nhạc world music (âm nhạc thế giới) vẫn chưa thật sự được phổ biến rộng rãi. Với album đầu tiên ghi âm với nhóm Savuka, mang tựa đề ‘‘Third World Child’’ (Đứa con của thế giới thứ ba), Johnny Clegg lập kỷ lục số bán với hơn hai triệu bản, ngoài ca khúc nổi tiếng là ‘‘Scatterlings of Africa’’ (Những kẻ bụi đời châu Phi), Johnny Clegg qua lời ca tiếng nhạc đưa cuộc đấu tranh chống apartheid đi vòng quanh thế giới với nhạc phẩm ‘‘Asimbonanga’’ viết cho ông Nelson Mandela, lãnh tụ Nam Phi đang bị cầm tù.

Trong tiếng Zulu, tựa đề Asimbonanga có nghĩa là ‘‘Người đang ở đâu’’, một bài hát được xem như là bản tuyên ngôn dân chủ của Nam Phi, cộng đồng da màu xem đó như là bản quốc ca thứ nhì. Trong suốt sự nghiệp của mình, Johnny Clegg lúc nào cũng tự tin yêu đời, phản ánh một niềm lạc quan gần như là ngây thơ về tương lai của đất nước, trong khi nội dung các bài hát của ông lại biết phản ánh thực trạng phức tạp của xã hội Nam Phi.

Ông Nelson Mandela bị giam giữ trong 27 năm, kể từ năm 1962, việc nhắc đến tên của Nelson Mandela đã là một cái tội, có nguy cơ bị chính quyền Nam Phi bắt giam hay phạt án tù. Johnny Clegg dùng ngôn ngữ Zulu để thách thức và luồn lách kiểm duyệt của chính quyền Nam Phi, ông đưa nhạc rock vào những khu phố nghèo nơi người da trắng không được quyền đến, chỉ cần nhắc đến hàng chữ "Asimbonanga", người nghe đều biết nhân vật ở trong bài hát là lãnh tụ đối lập Nam Phi.

Vài năm sau khi ông đoạt giải Nobel Hòa Bình, Nelson Mandela đã xuất hiện trong buổi biểu diễn của Johnny Clegg tại Frankfurt năm 1999 tức cách đây đúng 20 năm. Trên sân khấu ông Nelson Mandela, mà dânNam Phi gọi một cách trìu mến là Madiba tuyên bố rằng tâm hồn ông từng được xoa dịu bằng tiếng nhạc, nhờ âm nhạc mà ông có thể làm hòa với tất cả mọi người. Đối với Johnny Clegg, ủoôi biểu diễn ấy là đỉnh cao sự nghiệp trong đời một tác giả, khi bài hát và người được ngợi ca cuối cùng được hội tụ trên cùng một sân khấu.

Tuy Johnny Clegg từng bị cảnh sát bắt giữ hàng chục lần, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục, ông thà ngồi tù còn hơn là tự kiểm duyệt, không hát bài Asimbonanga. Tác phẩm này vì thế mà có ảnh hưởng lớn đến xã hội Nam Phi thời bấy giờ, nếu không nói là đã góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước Nam Phi.

Tuy nổi tiếng là một nghệ sĩ có tư tưởng dấn thân phản kháng, dòng nhạc của Johnny Clegg lại đánh mất dần vầng hào quang từ giữa những năm 1990 trở đi. Sau khi Nam Phi bãi bỏ chế độ apartheid vào năm 1991, Johnny Clegg chỉ ghi âm 5 album trong 25 năm gần đây trong sự nghiệp của ông. Cách đây hơn 4 năm, khi biết rằng ông lâm bệnh nặng, vô phương cứu chữa, Johnny Clegg đã đồng ý kể lại câu chuyện của mình trong bộ phim tài liệu ‘‘Johnny Clegg, White Zulu’’ của đạo diễn Amine Mestari cho đài truyền hình Arte.

Theo Johnny Clegg, tuy Nam Phi chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng vòng ân oán không dễ gì tháo gỡ, người bạn đồng hành của ông Dudu Ndlovu đã bị sát hại tàn nhẫn trong các vụ xung đột sắc tộc. Ông viết tặng nhạc phẩm ‘‘The Crossing’’ cho bạn mình và theo ông ban nhạc Savuka không còn lý do để tồn tại. Một khi đã đạt mục tiêu, những người đấu tranh đầy nhiệt huyết thuở nào, như thể bị mất phương hướng, họ không biết sau đó sẽ phải làm gì.

Ít ra, trong những thập niên sau này, ban nhạc Johnny Clegg và Savuka đã mở đường cho âm nhạc thế giới chinh phục toàn cầu qua các nghệ sĩ như Youssou N’Dour, Angélique Kidjo, Cesaria Evora và gần đây hơn nữa có ban nhạc Week End Vampire hay là hiện tượng Wizkid đến từ Nigeria.

Theo lời Johnny Clegg, kể từ khi chế độ apartheid được bãi bỏ, trong mắt của công chúng Nam Phi, ông coi như là một nghệ sĩ đã đến tuổi về hưu nếu không nói là đã ‘‘hết thời’’. Cùng với con trai ruột là Jesse Clegg, ông vẫn tiếp tục đi biểu diễn để thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, chứ không còn thật sự tha thiết với làng giải trí. Thế giới con người là một thế giới xinh đẹp nhưng cũng không kém phần tàn nhẫn, điên cuồng, như lời một bài hát ông từng viết.

Khi căn bệnh ung thư tái phát, biết rằng kỳ này ông khó mà qua khỏi, Johnny Clegg gửi lời nhắn nhủ nhẹ nhàng đến với giới hâm mộ, chuyến phiêu lưu bắt đầu từ năm ông 14 tuổi, nay sắp sửa kết thúc. Nhưng ông không lo sợ gì và chấp nhận ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Trong những năm tháng cuối cùng, dù phải trải qua bao thăng trầm, Johnny Clegg tựa như một vị thuyền trưởng vẫn biết làm chủ số phận, vững cầm tay lái linh hồn.



viethoaiphuong
#400 Posted : Tuesday, August 6, 2019 6:52:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 03 tháng 8 năm 2019

Jairo, tuyển tập nhạc Pháp phối theo điệu jazz


Jazziro, tuyển tập nhạc Pháp của Jairo phối theo điệu jazzwww.jairo.com.ar

Thành danh tại Paris vào cuối những năm 1970, nam ca sĩ Jairo người Achentina xem nước Pháp như là một quê hương thứ hai. Sau một thời gian dài vắng bóng trong làng nhạc Pháp, anh xuất hiện trở lại với một tập nhạc gồm các bản nhạc Pháp cực kỳ nổi tiếng, nhưng với một lối hòa âm mới.

Cách phối khí kết hợp nhạc jazz với dòng âm nhạc thế giới, trong đó có ảnh hưởng mạnh mẽ bắt nguồn từ các bản dân ca Achentina, quê hương của nam ca sĩ. Mang tựa đề Jazziro (cách chơi chữ kết hợp nghệ danh Jairo và dòng nhạc jazz), album này được ghi âm với một dàn nhạc nổi tiếng trong cách chơi điệu swing và nhạc jazz La Tinh.

Cùng với bộ tứ tấu nhạc jazz (do hai nghệ sĩ Pháp trứ danh là Minino Garay và Baptiste Trotignon điều khiển), nam danh ca người Argentina đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục, bắt nhịp cầu nối dòng nhạc trữ tình nhưng không kém phần hiện thực của Pháp với các làn điệu dân ca truyền thống của Argentina. Từ trước tới nay, thính giả Pháp chủ yếu biết đến tên tuổi của Jairo như một ca sĩ chuyên hát nhạc nhẹ mà thôi.

Tên thật là Mario González Pierotti, Jairo (1949) sinh trưởng tại Cruz del Eje (phía Bắc Argentina). Anh là một ca sĩ kiêm tác giả, chủ yếu sáng tác trong cả hai thứ tiếng Tây Ban Nha và Pháp. Từ thuở thiếu thời, anh vẫn nuôi mộng trở thành ca sĩ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh bỏ hẳn lớp học vẽ ở thủ đô Buenos Aires, để nhanh chóng chuyển sang âm nhạc. Jairo gặt hái thành công nhờ các bản ghi âm đầu tiên vào năm 16 tuổi (nhờ vào sự hợp tác của tác giả Luis González), trong khoảng thời gian này anh chủ yếu hát nhạc trẻ và lấy nghệ danh là Marito González.

Tài nghệ ca hát và sáng tác của Jairo lọt vào mắt ca sĩ kiêm tác giả Luis Aguilé. Ông là người Achentina nhưng thường đi biểu diễn tại Tây Ban Nha. Theo lời giới thiệu của ông, anh ký được hợp đồng với một hãng đĩa lớn tại Tây Ban Nha rồi lấy nghệ danh là Jairo (có nghĩa là "thủy chung" trong ngôn ngữ aram cổ đại). Album đầu tiên của Jairo, phát hành vào đầu những năm 1970, với tựa đề "Tu Alma Golondrina", đã giành được nhiều giải thưởng ở Tây Ban Nha, cũng như tại nhiều quốc gia Nam Mỹ. Từ năm 1972 đến năm 1976, anh liên tục thành công với những bản nhạc tình chuyên dùng cách phối khí với một dàn nhạc hòa tấu, đặc trưng của những năm 1970 như “Si vuelves sera cansancio”, “El Valle y el Volcano”, “De que me sirve todo eso” .....

Vào giữa năm 1977, dự án ghi âm album "Jairo canta A Borges", bị kiểm duyệt ở Achentina, cho dù anh đã tập hợp mười một nhà soạn nhạc tài ba nhất của Argentina để phổ nhạc các vần thơ cũng như các đoạn văn xuôi của văn hào Jorge Luis Borges, Jairo trở thành một tác giả bị chính quyền thời bấy giờ (nằm trong tay của giới tướng lãnh quân đội sau cuộc đảo chính đầu năm 1976) xếp vào thành phần đối lập, phản kháng, Jairo buộc phải rời Tây Ban Nha (chế độ dưới quyền điều hành của tướng Franco) để sang Paris lập nghiệp.

Đến thủ đô Pháp, Jairo nhận được sự giúp đỡ của nghệ sĩ đồng hương là Susana Rinaldi cũng như từ các nghệ sĩ khác như nữ danh ca Hy Lạp Nana Mouskouri, bản song ca của Jairo và Nana (mang tựa đề Cucurrucucú Paloma) giúp cho tên tuổi của Jairo trở nên quen thuộc với công chúng Pháp. Album tiếng Pháp đầu tiên của Jairo (1978) với sự hợp tác của nam danh ca người Pháp gốc Armenia Charles Aznavour mang tựa đề có nhiều ý nghĩa là Liberté (Tự do).

Thành công rực rỡ nhất của Jairo là vào đầu những năm 1980, với bài hát "Les Jardins du Ciel" (Vườn xanh thiên đường), một bản chuyển ngữ phóng tác tài tình nội dung của bài “Sun of Jamaica” thành một "thiên đường trên địa giới", nơi mọi nhà sống thanh bình trong tình yêu thương. Với gần 2 triệu bản tiếng Pháp bán trên khắp châu Âu, bài hát này giúp cho Jairo chinh phục thị trường quốc tế, mở ra giai đoạn ghi âm trong nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Đức, tiếng Ý, Hà Lan hay Bồ Đào Nha .....

Từ đó trở đi, tên tuổi của Jairo gắn liền với dòng nhạc nhẹ, cho dù anh đã nhiều lần chuyển hướng, thế nhưng các dự án "nghiêm túc", ghi âm các album nhạc folk hay nhạc jazz của Jairo đều gặp thất bại, do không được công chúng hưởng ứng, điển hình là album hợp tác với tay đàn phong cầm kiêm tác giả Astor Piazolla (cha đẻ của dòng nhạc tango mới) vào năm 1981. Tuy nhiên, thất bại này không làm anh nản chí vì sau đó Jairo đã ghi âm trọn một album đúng theo phong cách milonga và tango của Achentina.

Là một nghệ sĩ rất gắn bó với văn hóa Pháp, Jairo liên tục ghi âm nhiều tập nhạc xen kẽ tiếng Pháp (L'amour au présent 1982, Les Traces de mes pas 1987) và tiếng Tây Ban Nha (Nicaragua 1989 và Flechas de neon 1990), anh cũng thực hiện nhiều chuyến lưu diễn trên cả hai châu lục trong giai đoạn những năm 1982-1992. Anh cũng đã góp phần phổ biến các tác phẩm Pháp ở nước ngoài nhờ các bản phóng tác (điển hình là bài Je l'aime à mourir của Francis Cabrel). Mãi đến năm 1993, Jairo chính thức hồi hương và trở về sinh sống tại thủ đô Buenos Aires.

Chiếc lá lìa cành vẫn thương cây nhớ cội. Ngày trở về Achentina đối với Jairo trút bỏ những áp lực trên vai của một giọng ca ăn khách. Anh cũng cảm thấy tự do hơn (không phải tự kiểm duyệt) với tư cách của một tác giả, điều đó giải thích vì sao giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp của Jairo, rất phong phú và đa dạng, về nội dung cũng như về hình thức. Anh hát và sáng tác trong khá nhiều thể loại nhạc pop, nhạc folk, tango thuần chất hay phá cách, nhạc jazz hay là dân ca Nam Mỹ, trong đó có các làn điệu hát bằng thổ ngữ địa phương Criollo ..... qua các tập nhạc Cielos "(1994), Tangos & Milongas (1996), Estampitas (1997), Puro Jairo (2001) hoặc Ferroviario (2004).

Khán thính giả ở Pháp chỉ biết một số bản nhạc của Jairo (nguyên tác và phóng tác) chủ yếu là trong những năm 1970-1980. Thành ra, họ không khỏi ngạc nhiên khi khám phá bộ toàn tập của Jairo được phát hành gần đây nhân ngày sinh nhật, bao gồm tổng cộng 16 cuộn CD. Trên hơn hàng trăm bài hát mà Jairo đã ghi âm, có đến hơn một phần ba là những bản nhạc tiếng Pháp. Tập nhạc mới kết hợp hai dòng nhạc jazz và world music giúp làm giàu thêm bộ vựng tập. Được xem như là một trong những giọng ca của Achentina nổi tiếng nhất ở nước ngoài, Jairo đã chứng tỏ là anh vẫn chưa quên cái thời gian anh sống ở Pháp đã nuôi dưỡng tâm hồn của kẻ tha hương viễn xứ, vì trọn đời thủy chung nên không đành giã từ.
Users browsing this topic
Guest
24 Pages«<1819202122>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.