Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Con đường dẫn đến bình đẳng Nam/Nữ thời đại @
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, March 9, 2019 2:43:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Công nghệ số tại Pháp: Con đường đến bình đẳng giới còn xa

Thùy Dương - RFI - ngày 08-03-2019
Trong vòng 30 năm, tại Pháp, số lao động là nữ trong lĩnh vực tin học đã giảm từ khoảng 33% xuống còn 15%. Điều đáng lo ngại hơn nữa là sự sụt giảm nói trên lại diễn ra trong bối cảnh Nhà nước Pháp những năm qua đã có nhiều chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này.

Theo Quỹ Femmes@numérique, cho dù phụ nữ chiếm 33% nhân lực trong lĩnh vực tin học, nhưng chỉ có 15% số này đảm nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật trong sản xuất hoặc khai thác các dự án tin học. 75% làm về nhân sự, hành chính, marketing, truyền thông … Rất ít phụ nữ là kỹ sư phát triển phần mềm.

Báo Le Monde ngày 05/03/2019 cho biết ngay từ năm 2002, theo điều tra của nhà xã hội học Mỹ Jane Margolis và kỹ sư tin học Allan Fisher, thì từ năm 1980, trong xã hội đã lan truyền một chuyện mà họ xem là « hoang đường », theo đó những « người hùng » trong lĩnh vực tin học đều là nam giới, vốn đam mê công nghệ. Máy tính được bày bán như đồ chơi cho các bé trai. Trên phim ảnh, máy tính được xem như công cụ quyền lực gắn liền với nam giới.

15 năm sau đó, theo khảo sát của Cécile Favre, nhà nghiên cứu về tin học và giới thuộc đại học Lyon II của Pháp, thì quan niệm rập khuôn, những định kiến như vậy đã ăn sâu bám rễ vào các gia đình và nhất là các trường học. Nhiều học sinh phổ thông kể lại là các nhà tư vấn hướng nghiệp nói là ngành tin học không dành cho nữ giới.

Tuy nhiên, theo Le Monde, tình trạng trên chỉ diễn ra nhiều ở châu Âu và Mỹ, còn tại các khu vực khác trên thế giới như châu Á và Bắc Phi, tình hình khả quan hơn nhiều.

Nữ giới và trí thông minh nhân tạo

Nhà xã hội học Thierry Benoit, tác giả cuốn sách « Cuộc sống của phụ nữ, cuộc sống bấp bênh» dự báo trí thông minh nhân tạo phát triển mạnh sẽ đe dọa những ngành nghề nữ giới thường tham gia, khiến cuộc sống của nhiều phụ nữ càng trở nên bấp bênh hơn. Ngoài ra, công nghệ trí thông minh nhân tạo sẽ tạo ra những công việc đòi hỏi trình độ cao, hiện chủ yếu do nam giới đảm nhiệm.

Bà Marie-Anne Magnac, người sáng lập công ty nhiếp ảnh For Company lo ngại là nếu phụ nữ không tham gia tích cực vào lĩnh vực này, họ sẽ bị gạt ra ngoài lề thế giới tương lai. Marie-Anne Magnac đã cùng blogger Olivier Ezratty thực hiện một bộ ảnh về phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ số để tạo cảm hứng cho các nữ sinh hướng tới ngành tin học.

Chia sẻ kinh nghiệm, đỡ đầu, định hướng, trao học bổng cho các nữ sinh … Những năm gần đây, có rất nhiều ý tưởng như trên được thực hiện để đảo ngược xu hướng « nhiều nam, ít nữ » trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ số. Nhiều nhóm tập hợp phụ nữ như « Duchess France », « Women on rails », « Les hackeuses », « Girl in Tech » cũng phát triển nhằm giúp phát huy năng lực của các thành viên và trao đổi các thông tin tuyển dụng.

Nhà nghiên cứu đại học Isabelle Collet ủng hộ các ý tưởng trên, xem đó là điều cần thiết : « Trong các doanh nghiệp, sự thăng tiến của nhiều người thường được quyết định ngoài giờ làm việc, khi nam giới cùng nhau uống bia, chơi bóng … Mạng lưới xã hội của chị em phụ nữ tạm thời bù khuyết cho việc họ không tiếp cận được thông tin ở những nơi mà nam giới thường tụ tập ».

Về phía doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp là nữ cũng tập hợp với nhau. Chẳng hạn từ hai năm nay, hiệp hội Femmes Business Angels tập hợp 150 nhà đầu tư là nữ giới, mỗi năm tổ chức một cuộc gặp để tìm kiếm nguồn tài chính cho các start up do phụ nữ đứng đầu. Theo số liệu của hiệp hội StartHer chuyên đấu tranh cải thiện vị thế của nữ giới trong ngành tin học, thì trong năm 2017, giới đầu từ chỉ dành 14,5 % nguồn tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp do phái nữ lãnh đạo. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp là nữ tham gia mạng lưới Sista tố cáo là phải chịu nạn bất bình đẳng trước nam giới khi kêu gọi nguồn vốn đầu tư và điều này là một thiếu sót không thể tiếp diễn trong hệ thống kinh tế - xã hội.

Nếu những ý tưởng nói trên phát huy tác dụng, thì cũng không đủ để thay đổi mọi chuyện. Thibault Luret, giám đốc truyền thông của Cigref, mạng lưới các doanh nghiệp lớn về tin học, thành viên của Tổ chức Femmes@numérique, hy vọng hoạt động hỗ trợ nữ giới trong ngành công nghệ thông tin sẽ vươn lên tầm mức cao hơn. Được sự hỗ trợ của chính phủ Pháp, tổ chức Femmes@numérique tập hợp 196 cơ quan nhà nước và 42 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Làm thế nào để tăng tỉ nệ nữ trong ngành công nghệ số ?

Tại đại học Khoa học và Công nghệ Trondheim, Na Uy, số cán bộ nghiên cứu giảng dạy và nhân viên nữ đã tăng từ 7% lên thành 40% sau khi áp dụng chỉ tiêu nam - nữ. Nước Pháp có Grande Ecole du Numérique, mạng lưới do chính phủ thành lập, gồm 750 chương trình đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ số, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tin học trên thị trường. Grande Ecole du Numérique có tham vọng 30% người được tuyển là nữ. Con số này là 24% vào năm 2017. Grande Ecole du Numérique cũng có chính sách ưu tiên tài trợ cho phái nữ.

Theo Le Monde, nhiều nhà quan sát xem đó là « thái độ phân biệt đối xử » tích cực và cần thiết cho nữ giới, cho dù việc áp đặt chỉ tiêu tuyển dụng nam - nữ có thể khiến có thể khiến nhiều phụ nữ trúng tuyển phải băn khoăn vì không biết họ được doanh nghiệp tuyển vì năng lực hay chỉ vì họ thuộc phái nữ.

Liệu có thể thay đổi định kiến xã hội rằng công nghệ chỉ dành cho nam giới ?

Để xóa bỏ định kiến là lĩnh vực công nghệ chỉ dành cho nam giới, bà Salwa Toko, tân chủ tịch của Hội đồng quốc gia về công nghệ số (CNNum), đang khởi động công tác vận động để làm thay đổi suy nghĩ của xã hội về vấn đề này. Là một nhà đấu tranh về bình đẳng nam - nữ trong lĩnh vực công nghệ số, vào năm 2014, bà Salwa Toko đã thành lập Wi-Filles, một chương trình đào tạo về lập trình dành cho nữ sinh phổ thông và trung học ở vùng Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris. Bà cũng là lãnh đạo hiệp hội Becomtech hoạt động vì sự bình đẳng giới trong các ngành nghề tin học.

Rất có thể năm 2020 sẽ là năm bước ngoặt, với việc đưa vào trường trung học chứng chỉ nghề nghiệp về tin học và khóa học nhập môn về các thuật toán cho học sinh lớp 12, không phân biệt nam - nữ. Bà Cécile Favre, nhà nghiên cứu về tin học và giới thuộc Đại học Lyon 2, đánh giá đây là một ý tưởng hay, với điều kiện giáo viên không có định kiến về giới. Hiện nay, ở trường học, các em học sinh vẫn thường nghe thấy giáo viên nam nói : « Các em nữ phải thật chú ý, sẽ khó lắm đấy ! » Le Monde kết luận con đường đi đến bình đẳng giới trong lĩnh vực công nghệ tại Pháp vẫn còn xa !
viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, March 10, 2019 9:17:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Trọng Thành - RFI - Thứ Bảy, ngày 09 tháng 3 năm 2019

Việc làm: Pháp vô địch về "quyền bình đẳng" nam nữ


Trang bìa báo cáo Ngân Hàng Thế Giới về Quyền bình đẳng nam nữ trong việc làm, năm 2019Anh chụp màn hình

Pháp nằm trong 6 nước đứng đầu thế giới về quyền bình đẳng nam nữ trong việc làm ; vụ « LOL » bạo hành phụ nữ trẻ trên mạng xã hội làm rung chuyển truyền thông Pháp ; Trung Quốc họp Quốc Hội, nữ giới thưa thớt trên thượng đỉnh ; Vatican mở kho lưu trữ bí mật nhiệm kỳ giáo hoàng Piô XII, với hy vọng « soi rọi » nhiều nghi án ; cố ca sĩ Michael Jackson đối mặt cáo buộc ấu dâm. Trên đây là chủ đề chính Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

Theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, công bố hôm 27/02/2019, trên quy mô toàn cầu, phụ nữ mới chỉ được hưởng ba phần tư các quyền so với nam giới, trong lĩnh vực việc làm, hay thành lập doanh nghiệp, cũng như có cơ hội đưa ra các quyết định về kinh tế phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Quyền chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Kristalina Georgieva cho biết hiện vẫn còn 2,7 tỉ phụ nữ hàng ngày đang phải đối mặt với các trở ngại về pháp lý, khiến họ bị thiệt thòi hơn nam giới.

"Giai đoạn nền tảng"

Phá dỡ các rào cản ngăn phụ nữ vươn lên và thúc đẩy các cải cách tư pháp hướng đến bình đẳng giới về mọi mặt, là một « nỗ lực dài hơi », đòi hỏi quyết tâm chính trị, các phối hợp giữa chính quyền, xã hội dân sự cùng các định chế quốc tế. Việc bình đẳng về mặt các quyền được ghi nhận trong luật pháp không tự động dẫn đến bình đẳng trên thực tế, nhưng đây là một « giai đoạn nền tảng quan trọng », theo quyền chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới.

Báo cáo - tổng kết 10 năm về các nỗ lực trong lĩnh vực này tại 187 quốc gia, mang tên « Phụ nữ, Doanh Nghiệp và Quyền 2019 : Một thập niên cải cách » - đã ghi điểm tối đa 100 cho sáu nước (Bỉ, Đan Mạch, Latvia, Luxembourg, Pháp và Thụỵ Điển). Cách đây 10 năm, không có quốc gia nào đạt được số điểm tối đa này. Điểm 100 có nghĩa là, xét về các điều kiện pháp lý, người phụ nữ có cùng cơ hội thành công trong nghề nghiệp như nam giới.

Ngân Hàng Thế Giới chấm điểm dựa trên tám tiêu chuẩn : quyền tự do đi lại, cư trú ; quyền có được các điều kiện lao động như nam giới, bao gồm cả vấn đề bạo hành tình dục, quyền về lương bổng, hôn nhân, con cái ; quyền lập và vận hành doanh nghiệp ; về tài sản, thừa kế và cả về hưu trí.

Ngân Hàng Thế Giới ghi nhận tổng cộng 274 cải cách pháp luật tại 131 quốc gia, trong đó có việc có thêm gần 2 tỉ phụ nữ được bảo vệ trước nạn sách nhiễu và bạo hành tình dục tại nơi làm việc, do cải cách luật tại 35 nước.

Khu vực Châu Âu và Trung Á, với điểm số trung bình 84,70, đứng hàng đầu, không kể nhóm các quốc gia phát triển của OCDE. Khu vực Mỹ - Latinh và vùng Vịnh Caribê xếp thứ hai với 79,09 điểm. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đứng thứ ba, với 70,73 điểm. Bắc Phi và Trung Đông được ghi nhận là khu vực chậm tiến nhất, với điểm trung bình 47, 37.

Việt Nam ở hạng 74, với 81,88 điểm. Thứ hạng của một số quốc gia khác : Đài Loan (37), Lào (47), Hàn Quốc (57), Mỹ (65), Philippines (75), Nhật (83), Trung Quốc (100), Cam Bốt và Thái Lan (103).

Trong một phát biểu năm 2018, quyền chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới lưu ý là bình đẳng không chỉ là chuyện công bằng, mà còn mang lại một nguồn lực kinh tế quan trọng. Theo bà, nếu được bình đẳng hoàn toàn với nam giới trong việc làm, phụ nữ sẽ đóng góp thêm 160.000 tỉ đô la cho nền kinh tế thế giới.

Vụ bạo hành làm rung chuyển truyền thông Pháp

Gần một năm rưỡi sau vụ bạo hành tình dục Weinstein tại Hoa Kỳ, làm dấy lên phong trào #Metoo, đến lượt nước Pháp với một vụ bạo hành tinh thần phụ nữ trẻ trên mạng xã hội Facebook, bị phát giác, đang làm rung chuyển giới truyền thông. Theo Le Monde, bên bị cáo buộc là nhiều thành viên của một nhóm khép kín mang tên « Liên Đoàn LOL », gồm khoảng 30 người trong nghề truyền thông.

Sau tiết lộ đầu tiên được đăng tải trên Libération, ngày 08/02, rất nhiều nhân chứng đã lên tiếng, đa số là phụ nữ trẻ. Nhiều nạn nhân mô tả là họ bị tấn công « gần như hàng ngày », với những lời lẽ thô bạo, tục tĩu, khiêu khích, khiêu dâm, gây thương tổn. Những kẻ tấn công nhắm vào mọi biểu hiện của « đối tượng », từ ngoại hình, đến các thông điệp đưa lên mạng của họ…. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là các nhà hoạt động nữ quyền. Các bạo hành kéo dài trong nhiều năm từ đầu những năm 2010, nhưng rất ít ai tố cáo. Vào thời điểm đó, bạo hành trên mạng chưa lọt vào tầm ngắm của tư pháp.

Các hành động bạo hành trên mạng thật muôn hình, muôn vẻ. Đơn cử một số ví dụ. Nữ phóng viên Iris Gaudin, mở tài khoản Twitter từ năm 2010, cho biết 9 năm sau, cô vẫn cảm thấy như một « ác mộng », khi hàng ngày phải nhận hàng « đàn » Tweet vô danh gọi cô là « con điếm », hay bới móc những phần nhạy cảm trong ngoại hình. Blogger nữ quyền Daria Marx thì bị đánh cắp điện thoại đưa lên Leboncoin.fr (một trang bán hàng bình dân ở Pháp) cùng hình ảnh khiêu dâm ghép với gương mặt cô.

"Thói gia trưởng" bị chỉ trích, thấy như mình bị tấn công

Nhóm LOL là ai ? Các thành viên của nhóm « Liên Đoàn LOL » thường tự giới thiệu như một câu lạc bộ của các nhân vật xuất chúng. Một nhà quan sát cho biết đây là địa điểm tập hợp được nhiều các nhân vật xuất sắc nhất của mạng Twitter vào thời điểm đó. Người sáng lập nhóm Vincent Glad, ngay từ năm 2009 đã cho biết trong nhóm hình thành một đẳng cấp. Ai được 500 follower, tức người theo, thì kể như sẽ được có mặt trong thành phần « quý tộc » của nhóm.

Nhóm « Liên Đoàn LOL » trên thực tế là những người thuộc thế hệ đi đầu trong việc sử dụng các mạng xã hội tại Pháp. Theo giáo sư toán Thomas Massias, cũng từng là nạn nhân của nhóm này, thì đa số những kẻ bạo hành « rất có học vấn, thông minh ». Đối với họ, đàn ông nào mà ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền thì không còn đáng mặt nam nhi, chỉ là loại núp váy vợ.

Chỉ một, hai ngày sau khi vụ việc được phát giác, một số thành viên của nhóm đã công khai xin lỗi. Vincent Glad, người chủ xướng Liên Đoàn LOL (sinh năm 1985), thừa nhận đã không ý thức được là những hành động « chuyện giễu cợt bình thường » như vậy lại có thể trở thành « địa ngục » với người khác.

Theo cựu phóng viên Libération, vào thời kỳ đó, cái đích chế giễu dễ dàng là những người tranh đấu cho nữ quyền. Vincent Glad hồi tưởng : Khi nghe những lời lẽ lên án « gia trưởng », « văn hóa cưỡng hiếp », « thái độ trịch thượng, hạ cố của đàn ông » (mansplaining)…, anh có cảm giác như chính mình bị tấn công.

Theo Reuters, hôm 4/3 nhật báo Libération cho biết sa thải hai nhà báo tham gia nhóm « Liên Đoàn LOL ». Một tổng biên tập và một phó tổng biên tập tạp chí văn hóa có tiếng Inrocks cũng bị thôi việc. Một số nhà quan sát cho rằng bốn nhà báo nói trên và hiện tượng nhóm Liên Đoàn LOL chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong làng báo.

« Nước đầu tiên » phạt tiền tội kỳ thị giới tính trên đường phố

Cùng với các cải cách bình đẳng giới về kinh tế, chống bạo hành trên các không gian công cộng và trên mạng cũng là ưu tiên của chính phủ Pháp.

Hôm 6/3, sơ kết nửa năm thực thi luật chống bạo hành giới, bộ trưởng phụ trách về Bình đẳng giới Marlène Schiappa cho biết đã có hơn 300 người phải nộp tiền phạt, vì tội nhục mạ mang tính kỳ thị giới trên đường phố. Án phạt là 90 euro, nếu trả ngay, và có thể lên đến 3.000 euro, nếu tái phạm. Theo bộ trưởng Marlène Schiappa, Pháp là « quốc gia đầu tiên trên thế giới » phạt tiền đối với tội nhục mạ mang tính kỳ thị giới trên đường phố.

Trung Quốc : Nữ giới thưa thớt ở thượng đỉnh

Vẫn trong lĩnh vực bình đẳng giới, thông tín viên Stéphane Lagarde đưa chúng ta đến Bắc Kinh, nơi đang diễn ra cuộc họp Quốc Hội thường niên Trung Quốc. Nhà báo RFI ghi nhận thực trạng bất bình đẳng giới hiện rõ trong sinh hoạt chính trị cấp cao tại Trung Quốc.

« Quan tâm đến phụ nữ là chuyện đặc biệt. Ngay lập tức truyền thông chính thức tại Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội. Tại Đại lễ đường Nhân dân nơi diễn ra phiên họp toàn thể của Quốc Hội Trung Quốc, tờ Nhân Dân Nhật Báo ra thứ Sáu này cho biết : ‘‘chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chào và lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nữ đại biểu Quốc Hội, nữ đại biểu Chính Hiệp và các nữ nhân viên của Quốc Hội và Chính Hiệp, cũng như đến phụ nữ thuộc tất cả các nhóm sắc tộc, ở khắp mọi nơi’’.

Việc phụ nữ được đặc biệt quan tâm trong dịp này tương phản với số lượng nam giới trong trang phục com-lê, cà vạt tại Quốc Hội và Chính Hiệp Trung Quốc, tương phản với sự vắng mặt của nữ giới trên thượng đỉnh quyền lực của chế độ cộng sản. Hiến pháp Trung Quốc bảo đảm cho phụ nữ ‘‘quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống’’. Đã có nhiều tiến bộ đạt được về tuổi thọ và việc học hành của phụ nữ, với sự phát triển của đất nước. Và đối với lĩnh vực thương mại điện tử (tăng trưởng 29% hồi năm ngoái), phụ nữ thường được coi là ‘‘những bà hoàng’’, người quyết định chính trong việc mua hàng qua điện thoại di động.

Tuy nhiên, tại nơi làm việc, phụ nữ Trung Quốc vẫn tiếp tục kiếm được ít hơn 1/5 lương so với nam giới, và phải dành nhiều thời gian cho việc gia đình hơn chồng. Cũng có nhiều bất bình đẳng nam nữ trong công việc. Theo số liệu của một văn phòng tuyển dụng trên mạng, được tờ South China Morning Post ở Hồng Kông trích dẫn, thì trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc, chỉ có chưa đầy 20% là phụ nữ ».

viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, March 30, 2019 10:22:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Trọng Thành - RFI - ngày 30-03-2019

Không nam-không nữ : Cuộc cách mạng ‘‘thầm lặng’’ về giới ở Pháp


Festival đầu tiên tại châu Á của "người xuyên giới" do cộng đồng LGBT phối hợp tổ chức, nhân 100 năm ngày sinh nhà toán học Alain Turing (một người xuyên giới), tháng 7/2012, Madurai, Ấn Độ.
Wikipedia

Anh rối loạn trong cuộc Brexit ; Bellamy, nhân vật mới nổi trước kỳ tranh cử Nghị Viện Châu Âu ; Pháp trước thách thức tiếp nhận hàng trăm quân thánh chiến. Trên đây là tít lớn của tuần báo Pháp số cuối tháng 3/2019. Đặc biệt đáng chú ý có chủ đề « cuộc cách mạng thầm lặng » về giới tính trên L’OBS.

Tuần báo L’OBS với tựa đề « Ni fille, ni garçon », dành hồ sơ chính cho « cuộc cách mạng thầm lặng » trong lĩnh vực giới tính đang diễn ra, với số lượng ngày càng đông người không chấp nhận khuôn theo mô hình truyền thống. Họ tự khẳng định « không là đàn ông », cũng « không là đàn bà », như những gì mà xã hội áp đặt.

Đọc thêm : Đức công nhận giới tính thứ ba
Tiếp theo cuộc cách mạng dẫn đến việc thừa nhận người đồng tính - người chuyển giới, xã hội đương đại lại đang đứng trước một thay đổi lớn. Các quy ước của xã hội khiến mỗi người sống suốt đời với chỉ một giới tính, hoặc nam - hoặc nữ (binaire), đang ngày càng không được coi là chuyện hiển nhiên, đặc biệt trong giới trẻ. Tuần báo L’OBS tìm gặp các nhân chứng.

« Hãy là chính mình ! »

Val, 20 tuổi, sinh viên tại Paris, cho đến năm 12 tuổi được sống trong bầu không khí rất ít phân biệt giới tính. Ở trường, cậu bé Val chơi nhiều hơn với các bạn gái. Ưa các trò đóng vai, hơn là bóng đá. Val không hề chịu áp lực phải trở thành con trai. Tuổi dậy thì là một cú sốc với Val, khi người bố muốn Val chơi thể thao, và yêu cầu con phải đàn ông hơn. Ở trường học, Val thường xuyên bị miệt thị là đồ ái nam, ái nữ.

Trước áp lực xã hội, Val co mình lại, tránh mọi biểu hiện có thể bị đánh giá là nữ tính, tìm mọi cách để ra dáng mày râu. Val đã sống qua suốt thời trung học như vậy, cho đến khi vào một trường sân khấu. « Em có quyền sống đúng với mình », câu nói đơn giản của một người thầy đã khiến Val tỉnh ngộ.

Cùng với các bài tập kịch, những xúc cảm tự nhiên bị chôn vùi lần lượt sống dậy. Val dần dần hiểu rằng cái gọi là « nam tính » thực ra « không phải là điều cố định, mà là một hiện thực trôi chảy và rộng mở ». Kể từ đó, Val không còn bị ức chế và câu nệ. Từ hai năm nay, Val tự coi mình là người « non-binaire / genderqueer », tức người không theo mô hình xã hội nam nữ nhị phân truyền thống (tạm dịch là người xuyên giới). Val để người tiếp xúc tùy chọn đối xử như là trai hay gái. Mẹ Val rất thông cảm khi hiểu chuyện, trong lúc người bố lại hoàn toàn không chấp nhận, nhưng Val tin tưởng trong khoảng 15 năm nữa, hiện tượng « người xuyên giới » sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, sẽ được xã hội đồng cảm nhiều hơn.

L’OBS cũng nêu trường hợp của Ana, 18 tuổi, học sinh trung học tại Nancy, sinh ra là gái. Ngay từ khi học trung học, Ana đã cảm thấy mình là đàn ông. Mẹ Ana hoàn toàn ủng hộ con sống thật với chính mình. Khi còn là học sinh, Ana thường yêu cầu các bạn nói chuyện với mình như với con trai. Tuy nhiên, đối lập giữa cơ thể phụ nữ với tính cách đàn ông dần dần biến mất, giờ đây, Ana không còn cảm thấy bị giằng xé. Ana không thích bị khuôn vào một giới tính nào. Những quy ước bó buộc của xã hội về giới tính khiến Ana phẫn nộ. Câu nói ưa thích của Ana là : « Hãy quan tâm đến nhân cách con người, chứ đừng nhìn vào bộ phận sinh dục của người ấy ».

14% không thuộc hẳn giới nào

Hiện tượng những người không phải là nam, cũng không là nữ có quy mô như thế nào trong xã hội Pháp ? Hồ sơ « Cuộc cách mạng giới tính » cho biết, theo một điều tra của YouGov (đầu năm 2019), 14% trong lứa tuổi 18 đến 44 cho biết tự coi mình là « non-binaire ». Nhiều hơn gần gấp đôi so với lớp người trên 44 tuổi (8%).

Cảm nhận về giới tính của những người « non-binaire » rất đa dạng. Có người cùng một lúc thấy mình là đàn ông và đàn bà ; hoặc khi là nam, lúc là nữ ; có người cảm thấy ở vị trí trung gian ; có người lại không cảm thấy thuộc về giới nào… Hiện tại có khá nhiều từ dùng để gọi nhóm xã hội rất đa dạng này : bigenre (lưỡng giới), intergenre (liên giới), genderfluid (giới tính trôi chảy), agenre (phi giới), neutrois (phi nam, phi nữ), pangenre (xuyên giới), androgyne (song giới), demi-boy hay demi-fille… Đồng thời cũng có hàng loạt đại từ ngôi thứ ba thay cho « il » và « elle », như : « ul », « ol », « iel », « ele » hay « ille ».

Nhiều người thuộc nhóm này muốn áp dụng mô hình giới tính « trung lập », như thành phố New York bắt đầu thực thi kể từ tháng Giêng năm nay, hoặc thậm chí xóa bỏ việc phân biệt nam, nữ trong giấy tờ. Theo L’OBS, cho dù các đề xuất nói trên có vẻ như hoang tưởng, hoặc chỉ thuộc về một bộ phận bên lề xã hội, nhưng trên thực tế, sự trỗi dậy của những người non-binaire đang thách thức chính cái cốt lõi của mô hình xã hội chủ lưu, vốn dựa nhiều trên việc đối lập nam-nữ.

Cách mạng chống trọng nam-khinh nữ ?

Việc phân biệt giới tính, dựa trên sự khác biệt về giới mang tính bẩm sinh, tưởng như là điều tự nhiên, nhưng các nghiên cứu khoa học ngày càng cho thấy : giới tính là kết quả của giáo dục trong xã hội. Nữ văn sĩ Simone de Beauvoir từng viết : người ta không sinh ra đã là phụ nữ (hay đàn ông), mà trở thành sau đó. Mà, các chuẩn mực dẫn đến sự phân biệt giới tính thường gắn liền với các quan hệ mang tính quyền lực.

Theo nhà nhân chủng học Françoise Héritier, đa số các xã hội đối lập nam – nữ cũng thường là trọng nam, khinh nữ. Chuyên gia về giới tính Karine Espineira, Đại học Paris 7, nhấn mạnh là cổ vũ cho việc làm nhòa đi sự đối kháng về giới cũng chính là chống lại chế độ phụ quyền, chống bất bình đẳng giới. Đây là một vấn đề « mang tính chính trị, hơn là bản sắc cá nhân ». Đối với Karine Espineira, đang có một « cuộc cách mạng thầm lặng » diễn ra, làm thay đổi sâu sắc quan niệm về giới tính truyền thống.

Phản bác lại ý nghĩa chính trị được đánh giá là hết sức to lớn nói trên theo quan niệm của nhiều người, nhà triết học nữ quyền Geneviève Fraisse (tác giả cuốn « Les Excès du genre ») nhấn mạnh nhiều hơn đến « sự tự chủ về kinh tế », mới chính là điều kiện chủ yếu cho phép phụ nữ nổi dậy để đòi hỏi các quyền của mình.

Dù sao, L’OBS cũng lưu ý là có rất nhiều gương mặt nổi bật trong các phong trào xã hội quan trọng hiện nay là những người « người xuyên giới », đơn cử như Emma Gonzalez, 19 tuổi, đại biểu phong trào đòi kiểm soát súng tại Mỹ, hay Anuna De Wever 17 tuổi, người Bỉ, gương mặt tiêu biểu của phong trào bãi khóa vì khí hậu. Giáo sư Bruno Perreau thuộc Viện Massachusetts đặc biệt chú ý đến việc được sống thực với chính mình trong lĩnh vực giới tính có thể giúp khơi dậy những động lực to lớn, khiến người ta có sức mạnh dấn thân trong nhiều lĩnh vực.

Hồ sơ của L’OBS khép lại với nhận xét của Oliver, trạc 40 tuổi, người sáng lập nhóm « người xuyên giới » Pháp ngữ đầu tiên trên Facebook (năm 2013), với khoảng 4.000 thành viên : « Chúng tôi không hề có ý định áp đặt ai cả. Vẫn sẽ luôn luôn có những người rất hạnh phúc với tư cách đàn ông, hoặc đàn bà. Nhưng chúng tôi mong rằng người ta sẽ không kỳ thị những ai không chịu khép mình vào khuôn khổ (giới tính do xã hội quy định). Mong sao người ta để cho họ được tìm tòi, thử nghiệm ».


viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, June 17, 2019 12:46:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


(AFP) - 15/6/2019 : Hàng trăm ngàn phụ nữ Thụy Sĩ xuống đường để bảo vệ quyền lợi của họ. Những người biểu tình, mặc trang phục màu tím, đã trương cao các khẩu hiệu đòi nữ quyền như "Đả đảo chế độ phụ hệ gia trưởng", "Cơ thể của tôi là của tôi" hoặc "Harry Potter sẽ chết nếu Hermione không tồn tại". Xe điện bị tắc nghẽn ở Zurich, nhà thờ sáng lên với hoa hồng ở Lausanne, biểu tượng nắm tay nữ quyền được chiếu rọi trên tòa nhà chọc trời ở Basel ...





viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, August 2, 2019 12:26:43 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) – Phụ nữ Ả Rập Xê Út được đi du lịch một mình không cần nam giới.
Chính quyền Ả Rập Xê Út hôm 01/08/2019 loan báo các phụ nữ từ 21 tuổi trở lên sẽ được cấp hộ chiếu và tự đi du lịch nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của người thân là nam giới như lâu nay.

RFI - 2/8/2019

viethoaiphuong
#6 Posted : Thursday, October 31, 2019 2:36:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phu nhân ông Obama: Người da trắng vẫn tránh sống cùng dân thiểu số, nhập cư

VOA - 30/10/2019


Bà Michelle Obama.

Hôm 29/10, cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama cho rằng người Mỹ da trắng vẫn đang “bỏ đi nơi khác” khi người thiểu số và người nhập cư chuyển đến sống trong cộng đồng của họ, theo Fox News.

Cựu đệ nhất phu nhân đưa ra nhận xét như trên tại Hội nghị thượng đỉnh của Qũy Obama, được tổ chức tại Viện Công nghệ Illinois ở thành phố Chicago.

“Tôi muốn nhắc nhở những người da trắng rằng quý vị đang chạy khỏi chúng tôi”, trang Chicago Sun-Times dẫn lời bà Obama nói. Bà nói thêm: “Và hiện tại quý vị vẫn đang bỏ chạy.”

Bà Obama nói thêm rằng bà vẫn không hiểu được về khái niệm phân biệt đối xử trong trường hợp như thế.

“Tôi không biết làm cách nào để mọi người hết sợ người da đen. Tôi không hiểu được những gì đang diễn ra. Tôi không thể giải thích những gì đang xảy ra trong đầu quý vị”, theo The Hill.

Bà Michelle Obama đã lên tiếng phản đối “sự ra đi của người da trắng”, nói rằng bà đã trải qua điều này khi còn bé và đó vẫn còn là một vấn đề, theo trang Washington Examiner.

Cựu Đệ nhất Phu nhân Obama, 55 tuổi, cho biết bà lớn lên với “ý thức về công bằng” và nhận biết từ khi còn trẻ rằng những người da trắng đã chạy khỏi khu phố nơi bà sinh sống.



viethoaiphuong
#7 Posted : Thursday, February 13, 2020 2:35:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ nữ không muốn sinh con

Vào lúc dịch siêu vi Corona đe dọa y tế và kinh tế thế giới thì một nguy cơ khác đe dọa tồn vong của nhân loại : đó là nạn sinh suất giảm, nói thẳng ra là phụ nữ ở mọi châu lục không muốn sinh con. Đâu là căn nguyên, đâu là giải pháp. Le Courrier International giới thiệu bài phân tích của một nữ phóng viên Mỹ.

Các em bé đâu rồi ? Báo động thiếu trẻ con ! « Bébé » (em bé), cuộc khủng hoảng thế giới ! Đó là một số tựa báo mang tính báo động trong nhiều tuần qua từ Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, những nước chịu ảnh hưởng mạnh của Thiên Chúa Giáo. Nguyên nhân có thể xem là mặt trái của chiếc huy chương.

Hiện tượng sinh suất giảm là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển là điều tự nhiên : Phụ nữ có học vấn cao, đi làm việc, tiến thân trong xã hội nên …sinh đẻ ít. Nhưng thực tế không lý tưởng như vậy. Theo nhà báo Anna Louie Sussman, trong một bài phân tích tỉ mỉ trên New York Times, khắp nơi trên thế giới, điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường đã làm nãn lòng phụ nữ như một loại thuốc ngừa thai âm ỉ.

Cuộc thăm dò của OCDE, Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế năm 2016 cho thấy nguyện vọng của phụ nữ các nước phát triển là có hơn hai đứa con. Nhưng thực tế không đúng như vậy. Tất cả mọi châu lục đều giảm sinh suất : Từ 1985 đến 2016, Châu Phi từ 6,5 xuống 4,4. Châu Á từ 3,69 còn 2,15. Châu Âu từ 1,88 xuống 1,61, Bắc Mỹ từ 1,79 xuống 1,75…

Tình trạng này dẫn đến hệ quả là dân số giảm. Chưa một chính sách nào hiệu quả để làm đảo ngược xu hướng này từ Trung Quốc, Đan Mạch, cho đến Nga hay Hoa Kỳ.

RFI - 08/02/2020
viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, March 8, 2020 7:36:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Pháp: Hàng chục ngàn phụ nữ xuống đường nhân ngày 8/3 bất chấp Covid-19

Trọng Nghĩa - RFI - 08/03/2020
Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ hôm nay, 08/03/2020, hàng chục ngàn phụ nữ Pháp đã quyết định xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris cũng như ở khoảng một chục thành phố khác trên toàn quốc như Lyon, Nice, Toulouse, Bordeaux, Strasbourg hay Nancy. Giới hoạt động đã muốn chọn ngày này làm điểm “hội tụ” của các “động lực đấu tranh vì nữ quyền”.

Một số diễn biến chính trị, xã hội tại Pháp gần đây đã thôi thúc phong trào đấu tranh, trong đó có kế hoạch cải tổ hưu bổng bị cho là sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ, hay là nạn bạo hành tình dục nhắm vào phụ nữ, đặc biệt là nạn giết hại phụ nữ…

Theo kế hoạch, tại Paris, đoàn biểu tình xuất phát từ Quảng Trường Place d’Italie ở quận 13 để tuần hành về phía Quảng Trường Cộng Hòa Place de la République, với nhiều chặng ngừng mang tính biểu tượng: Trước một trung tâm thương mại để phản đối chế độ cho phép làm việc ngày Chủ Nhật thường được giới chủ áp đặt trên nữ nhân viên; trước một bệnh viện để tôn cao giá trị những công việc thường do phụ nữ đảm trách; trước một khách sạn để ủng hộ cuộc đấu tranh của các phụ nữ giúp việc chống lại tình trạng công việc bấp bênh...

Ngay từ sáng sớm hôm nay, tại Paris, khoảng 40 thành viên của nhóm đấu tranh vì nữ quyền Femen đã tiến hành một chiến dịch gây sốc chớp nhoáng tại Quảng Trường Concorde để “tẩy sạch virus gia trưởng phụ hệ trên đường phố Paris”.

Điều được ghi nhận là các cuộc biểu tình đánh dấu ngày Quốc Tế Phụ Nữ ở Pháp vẫn diễn ra bất chấp khuyến cáo của chính phủ Pháp là nên tránh các cuộc tụ tập quá đông người để ngăn chặn đà lây lan nhanh chóng của virus corona trên lãnh thổ Pháp.

Theo ghi nhận của hãng tin AFP, trên thế giới, phụ nữ nhiều nơi cũng xuống đường biểu tình, từ Philippines nơi có một tổng thống nổi tiếng là coi thường phụ nữ, hay tại Pakistan, đất nước Hồi Giáo, nơi phụ nữ cũng thường xuyên bị chèn ép.

Tuy nhiên, tại nhiều nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc, do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều cuộc biểu tình đã bị hủy bỏ.

Trong tình hình đó, một số tổ chức đấu tranh cho nữ quyền đã phát huy các cuộc gặp gỡ trực tuyến trên mạng, thay vì tụ tập cụ thể trên đường phố. Các hashtag như #FemaleStrike, #PowerUp hay #38InternationalWomensDay đã nở rộ từ nhiều ngày nay trên internet, nhằm nâng cao nhận thức nơi phụ nữ về quyền lợi của họ.

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.