Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Đau bụng khi có kinh nguyệt
kimnga
#1 Posted : Sunday, November 7, 2004 4:00:00 PM(UTC)
kimnga

Rank: Newbie

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 79
Points: 0

Tác giả
TN
Gởi: Sun May 16, 2004 9:59 pm Tiêu đề: Đau bụng khi có kinh nguyệt

Chị hc đăng bài nói về 140 vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ rất hữu ích. Cám ơn chị.

TN khi có thường đau bụng dưới và rất mỏi ở lower back trong ngày đầu tiên. Thường thì trong ngày đầu tiên nầy TN không muốn làm việc gì hết.

Khoảng vài tháng gần đây TN để ý rất nhiều đến cách ăn uống. TN bắt đầu ăn healthy foods thôi, uống nước nhiều trong đó có gạo lức và herbal teas (chamomile và Dandelion mua ở chợ, còn xả, vỏ chanh, gừng thì nấu tươi ở nhà), ăn trái cây tươi đủ lọai, ăn rau cải và các lọai herbs, ăn nhiều cá và bớt thịt. Hai tháng vừa rồi khi có TN rất ngạc nhiên là mình không thấy đau bụng đau lưng gì hết. Không biết cái gì đã trị hết cái chứng đau khi có kinh nguyệt.

Các chị và bác sĩ BNN có kinh nghiệm tương tự không và xin cho ý kiến. Dù gì TN cũng mừng và hy vọng thóat được cái nạn đau nầy luôn và sẽ luôn chú ý đến cách ăn uống bổ dưỡng giống như mấy tháng nay.


B.N.N
Gởi: Tue May 18, 2004 9:56 pm Tiêu đề: PMS & Dysmenorrhea

Kính chào quí vị.
Má xấp nhỏ bận, bả nói tui viết trả lời dùm câu hỏi của ai đó về chuyện đau bụng kinh kỳ của đờn bà con gái. Lóng này phụ nữ vùng dậy đòi quyền sống (hổm rày y hình họ hổng sống thì phải !) thành ra vợ nói chi thì mình phải làm y như thế vì trong nhà tui vợ còn lớn hơn cả trời !
Y học nó thường khô khan và buồn bã, thành ra tui xin cố gắng viết cho giản dị và vui vẻ chút đỉnh. Nếu có ai thắc mắc chi xin làm ơn la lên một tiếng nha.

Vầy nè : Cơ thể của quí vị nó là một cái đồng hồ sinh học nhịp nhàng theo chu kỳ, nó là bộ máy gồm nhiều bộ phận chạy êm ru bà rù theo cơ chế feedback, nghĩa là ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Noãn sào tiết Estrogen và Progesteron là hai kích thích tố sanh dục (nếu quí vị lạng quạng thì có thể chín tháng sau đó sẽ xảy ra chuyện ... dục sanh)

Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thường là 28-30 ngày trên nguyên tắc. Kinh nguyệt đều đặn kiểu này chỉ thấy ở 10-15% phụ nữ, còn lại thì nó thay đổi bất thường từ 18-40 ngày hổng chừng.
Người ta chia chu kỳ kinh nguyệt ra làm 3 giai đoạn (phases). Nếu chu kỳ là 28 ngày nó sẽ như sau :
1. Trước rụng trứng (preovulatory phase) : Kéo dài 12-13 ngày, bắt đầu từ ngày thứ nhứt khi thấy kinh, lượng estrogen và progesteron khi này đã trở về zero.
Ở giai đọan này trứng phát triển và chín từ từ. Sách vở nói rằng mỗi tháng có khoảng 3-30 cái nằm trong hai cái chùm trứng (tùm lum và chĩu chịt) đó trở mình thức giấc. Cách chi hổng hiểu chỉ một cái có cơ hội trổ mã dậy thì thôi, số còn lại thì chết yểu.
Estrogen bắt đầu tăng từ từ.
2. Rụng trứng (ovulatory phase) : Dài 24-48 tiếng, estrogen tăng cao, trứng chín muồi rồi nàng rụng cái độp vào trong vòi Fallope. Progesteron bắt đầu được tiết ra.
3. Sau rụng trứng (postovulatory phase) : Cũng dài khoảng 12-13 bữa.
Estrogen giảm chút ít còn progesteron vẫn tăng, nó sẽ cao nhứt vào tuần lễ thứ ba của chu kỳ. Đầu tuần lễ thứ tư cả hai kích thích tố này giảm đồng loạt. Chúng sẽ trở về zero trong lần kinh nguyệt kế tiếp.

Kích thích tố sanh dục làm lớp niêm mạc của thành tử cung sẽ dày lên do gia tăng vascularisation. Trứng thụ tinh khi đóng ổ sẽ bám vào thành tử cung và phát triển. Trong trường hợp không được (hay bị) thụ tinh, màng niêm mạc sẽ tiết prostaglandin làm tử cung co thắt. Do co thắt lớp niêm mạc đầy máu này sẽ tróc ra rồi ... tưng tưng tưng từng, quí vị treo cờ đỏ và ăn chay nằm đất đâu đó 3-4 bữa..

PMS và dysmenorrhea.
Estrogen và progesteron ảnh hưởng trên cơ thể thế nào ?
Estrogen cao sẽ làm nhức đầu, lắm khi buồn nôn ói mửa, làm spasm tứ chi, tăng trọng lượng cơ thể (do giữ nước), làm đau bụng khi có kinh (dysmenorrhea) và ra kinh nhiều (hypermenorrhea) vv...
Progesteron cao có thể gây trầm cảm, mệt mỏi, mất libido, tăng trọng lượng, tăng appetite, giảm đường máu vv...

PMS : Trước ngày có kinh do ảnh hưởng estrogen và progesteron, quí vị sẽ có một vài triệu chứng kể trên. Triệu chứng này nặng nhẹ tùy người và có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày cho tới khi ra kinh, phụ nữ quí vị sanh quạu cọ khó ở, họ phải được thông cảm và lo lắng đỡ đần lúc này.
Dysmenorrhea : Tử cung bị co thắt vì prostaglandin, thêm nữa khi co thắt tử cung còn bị thiếu máu (ischemia, thành ra rồi đau bụng khi có kinh đồng nghĩa với trước đó đã có rụng trứng). Triệu chứng : nhức đầu, đau bụng, ói mửa, bủn rủn tay chưn... Dysmenorrhea thường bắt đầu vài giờ trước khi ra kinh và kéo dài đâu đó 1-2 ngày.

Điều trị : Theo triệu chứng, nghĩa là đau đâu trị đó.
Sách vở nói rằng PMS và dysmenorrhea nếu có ở teen thì thường triệu chứng sẽ giảm từ từ khi trưởng thành . Thủ phạm chánh của PMS là balance estrogen / progesteron. Thủ phạm chánh của dysmenorrhea là prostaglandin. Để làm giảm triệu chứng của PMS hay của dysmenorrhea, quí vị có thể phải chườm nước nóng,dùng thuốc giảm đau, đây là những chất có tánh antiprostaglandin. Nếu triệu chứng nặng quá, lắm khi còn phải xài thuốc chống ói, thuốc lợi tiểu và thuốc an thần vv...
Về lâu về dài mà cứ bị hòai lắm khi quí vị được đề nghị nên ... uống thuốc ngừa thai. Thuốc ngừa thai ngăn ngừa chuyện tiết estrogen và progesteron nên trứng không rụng được, và vì không có trứng rụng nên không có dysmenorrhea.

Tui không rõ cách ăn uống có ảnh hưởng thế nào trong việc đau bụng lúc kinh kỳ, nhứt là những bài thuốc di truyền. Đã chưa có một khảo cứu khoa học nào liên quan đến vụ này. Theo ý tui có thể rằng những baì thuốc này đã làm giảm chuyện tiết prostaglandin nên do đó làm giảm chuyện co thắt tử cung chăng ??? Sách vở thì lúc nào cũng khuyên nên thay đổi cách ăn uống, sửa soạn tâm lý, thêm chất đạm ít mỡ và giảm muối giảm đường. Vitamin B complex nhứt là B6 và magnesium cũng có thể làm giảm bớt triệu chứng PMS và dysmenorrhea.

Hy vọng má xấp nhỏ và quí vị hài lòng bài trả lời của tui.
Ông N.


TN
Dạ kính chào "phu quân" của bà bác sĩ BNN (nghe nói chính là Mme Ngô bên DT)
:
Má xấp nhỏ bận, bả nói tui viết trả lời dùm câu hỏi của ai đó về chuyện đau bụng kinh kỳ của đờn bà con gái. Lóng này phụ nữ vùng dậy đòi quyền sống (hổm rày y hình họ hổng sống thì phải !) thành ra vợ nói chi thì mình phải làm y như thế vì trong nhà tui vợ còn lớn hơn cả trời !


Dạ bấy lâu nay phụ nữ vẫn có quyền sống đó chứ, nhưng mà bao nhiêu đó chưa đủ, cho nên bây giờ phải đòi.... thêm!

Không biết Bà nhà có cho phép Ông gia nhập hội sợ vợ của anh Tỏi bên Đặc Trưng?
:
Hy vọng má xấp nhỏ và quí vị hài lòng bài trả lời của tui.


Cám ơn bài viết của Ông, TN tin chắc Mme Ngo sẽ hài lòng. TN thấy cách viết của Ông Bà rất giống nhau đó, bình dân dễ hiểu pha chút hài hước.

BNN Tiêu đề: Endometriosis
Endometriosis

Dạ tui xin nói tiếp cho xong chuyện kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là chuyện dài vì phụ nữ nào cũng có kinh nếu nàng có tử cung, thiếu tử cung thì không thể có kinh. Hai kích thích tố chánh tạo kinh nguyệt là estrogen và progesteron. Chúng cân bằng và thay đổi theo từng thời điểm của chu kỳ. Khi cân bằng này mất thì gây rối loạn, tạo những triệu chứng sinh lý bất thường, hoặc nặng hơn tạo những tình trạng bịnh lý.

Như đã nói PMS và dysmenorrhea nếu xảy ra thì thường có khuynh hướng giảm dần với thời gian. Ta chỉ cần đau đâu trị đó rồi thong thả ngồi chờ, lắm khi sực nhớ tới nó thì mới hay nó đã âm thầm chia tay ta mà không hề nói lời giã biệt !
PMS thì không chớ còn dysmenorrhea sau vài năm mất tích bỗng lù lù tái xuất giang hồ thì ta nên nghĩ tới một tình trạng bệnh có tên gọi là endometriosis.

Endometrium (xin quí vị đừng quên cái tên này) là lớp niêm mạc của thành trong tử cung. Vì một lý do bất thường (thiếu dạy dỗ chuyện tam tùng) các tế bào của endometrium này nó đi lạc lung tung. Người ta nghĩ rằng trong chu kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co thắt đẩy lớp niêm mạc bong ra thì một số tế bào của nó chạy ngược lên trên rồi bám vào vòi Fallope, vào noãn sào và dám chạy luôn ra ổ bụng không chừng. Nếu chạy xuôi xuống dưới nó có thể bám vào cơ quan sanh dục ngoại biên (vulva, vagina...) Sách vở củng có nói đã tìm thấy nó ở những nơi xa thẳm địa đầu, chẳng hạn như ở phổi hay niêm mạc mũi, thành ra có nghĩa nó còn được chuyển vận bằng đường mạch máu và đường bạch huyết (lymphatic), còn bằng không thì phải giải thích như là các tuyến thuộc màng nhày của những cơ quan này thinh không dở chứng ấm ớ rồi biến thể thành cái-gọi-là-màng-tử-cung.

Hậu quả là gì ? Do ảnh hưởng của estrogen và progesteron trong chu kỳ sinh học, mỗi khi endometrium của tử cung dày lên rồi co thắt và chảy máu thì tất cả, dà tất cả, tất cả các vùng có tế bào đi lạc này cũng dày lên rồi co thắt và chảy máy y chang. Một cái tử cung đau đã chết giấc, nay tùm lum vậy nữa thì chịu đời sao thấu !!

Chuyện đi lạc chỗ này thường thấy ở những phụ nữ ở tuổi sanh nở. Máu chảy ở những vùng loạn quẻ này nếu lọt được ra ngoài (từ tử cung, cơ quan sanh dục ngoại biên, từ mũi vv) thì mọi chuyện bình thường trở lại. Nhưng ... ở những nơi khác nó ứ lại và phải ngồi chờ để từ từ được hấp thụ (bằng hệ thống tuần hoàn /bạch huyết) và rồi vùng chảy máu dần dà sẽ biến dạng. Nếu chuyện đi lạc này đóng ổ trên trục noãn sào - tử cung thì sanh rắc rối. Nó sẽ làm kẹt đường lưu thông trong con phố và do đó xảy ra chuyện hiếm muộn.
Các khảo cứu về hiếm muộn ở phụ nữ đã đưa ra một con số khá cao, 25-50% họ bị endometriosis.

Trị liệu à ? Trước hết phải có chẩn đoán, thường bằng soi laparoscopy và biopsy. Rồi tùy triệu chứng hay tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà tìm giải pháp trị liệu. Tới đây quí vị cần gặp ông BS chuyên khoa, đi lòng dòng với tui chỉ tổ thêm nhức đầu và tốn thì giờ vô ích.
Kính chào đoàn kết và xây dựng trong tinh thần ngừa bệnh hơn trị bệnh vì lương y như ... nhạc mẫu !
B.N.N
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.