Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Thụy Vũ
Hư Vô
#1 Posted : Wednesday, October 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Hư Vô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0




Tác giả Hư Vô
Gởi: Wed Jul 28, 2004 10:04 pm


NGUYỄN THỊ THỤY VŨ,

giữa dòng đời nghiệt ngã


Vương Trùng Dương

Vào thập niên 60 những khuôn mặt nữ lưu xuất hiện với Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ... đã tạo được thế đứng trên văn đàn Việt Nam. “Nguyễn Thị Thụy Vũ, nhà văn phái nữ, hiện diện giữa khung trời văn nghệ với sắc thái đặc thù. Những ý nghĩ bỏng cháy và rẫy rụa về thân xác trong mỗi tác phẩm, đôi khi vượt qua ý nghĩ của nhiều người” (Tạ Tỵ - Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay, Sài Gòn 1973). Ngọn bút của Nguyễn Thị Thụy Vũ có tính cách táo bạo, sống, sinh động vì vậy đã gây sự xôn xao trong dư luận trước quan niệm phê phán về tính cách sống sượng, khiêu dâm và quan niệm đồng tình vì thể hiện thực trạng, lối sống, tâm lý con người trong cuộc sống. Uyên Thao nhận định: “Nguyễn Thị Thụy Vũ là một cây bút khá sắc bén và tinh tế, nhưng vẫn những sơ hở nặng nề của một tinh thần tùy hứng” (Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900 - 1970, Sài Gòn 1973).
Nguyễn Thị Thụy Vũ sôi động trên văn chương chữ nghĩa nhưng trong cuộc sống mang bao điều trăn trở, bất hạnh trải dài với thời gian. Và, nhìn lại những nhà văn nữ cùng thời thuở đó, ở quê nhà Nguyễn Thị Hoàng và Nguyễn Thị Thụy Vũ qua một phần tư thế kỷ, giã từ nghiệp dĩ, sống lặng lẽ với bóng tối cuộc đời.

Chân Dung

Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. Nhà văn sống giữa hai lằn ranh Quốc - Cộng trong gia đình. Vì sống giữa lằn ranh đó, NTTV đã gánh chịu bao điều ngộ nhận về khuynh hướng chính trị, khi con người rơi vào trường hợp thương tâm, chấp nhận bao hệ lụy đưa đẫy thì bỏ mặc thế nhân tiếng chì tiếng bấc.
Sinh trưởng trong gia đình văn nghệ, thân phụ là nhà thơ Mặc Khải, tác giả Phấn Nội Hương Đồng. Mặc Khải nằm vùng, hoạt động cho Cộng Sản, thân phụ Mặc Khải từng là tri huyện ở Mỹ Tho, cụ ông có nhiều vợ, trong đó có nữ sĩ Song Thu, uyên thâm về nho học, nhân vật tên tuổi cùng với Đào Vân Khanh, Băng Tâm trong hội Khuyến Học. Cụ Song Thu tên là Phạm Xuân Chi, cháu nội cụ Phạm Phú Thứ, cô của Phạm Phú Quốc, dòng dõi nho sĩ ở Quảng Nam. Mặc Khải là anh cùng cha khác mẹ với hai chị em Phương Đài (Nguyễn Thị Thu Hường) và Xuân Hoàng. Nhà thơ Phương Đài, tác giả Đất Mẹ và Hiếu Lễ Mùa Thơ, có mối quan hệ mật thiết với Vũ Hạnh, Lưu Nghi, Tường Linh, Kiên Giang, Chinh Văn... và số văn nghệ sĩ thân tả thời đó. Năm 1971 bị bắt vì tình nghi hoạt động cho Cộng Sản được Linh mục Thanh Lãng và Trần Văn Ân can thiệp nên được thả, sau đó tham gia vào Văn Bút Việt Nam. Sau tháng 4-75 Phương Đài có chân trong hội Văn Nghệ Giải Phóng, được thời gian rồi bị thất sủng.
Xuân Hoàng (Oanh) lập gia đình với ký giả Trần Quân, chủ trương tuần báo Minh Tinh, Tổng thư ký nhật báo Tiếng Vang. Trần Quân còn có nhiều bút hiệu như Sức Voi, Thanh Quang, Hoàng Ái Phương, Bút Nguyên Tử. Trong thời kỳ kháng chiến vào giữa thập niên 40, Trần Quân tham gia vào đoàn thanh niên cứu quốc của mặt trận Việt Minh, bị nghi ngờ tình báo Cộng Sản cài vào hoạt động ở Sài Gòn nhưng nhà báo thích ánh đèn mầu, mê cá ngựa của nếp sống đô thị cũng bị bắt cùng lúc với Phương Đài, và được thả sớm. Sau năm 1975 Trần Quân còn được ưu đãi vài năm nhưng rồi vào trại tù, tin đồn với hai lý do: tội bỏ hàng ngủ, tội hoạt động cho tình báo Mỹ. Ông trải qua bảy năm trong lao tù Cộng Sản, chết năm 1992.
Nguyễn Thị Thụy Vũ chung sống với Tô Thùy Yên, phục vụ ở phòng Văn Nghệ, cục Tâm Lý Chiến. Em ruột Nguyễn Thị Thụy Vũ là Hồ Trường An (Nguyễn Viết Quang), khóa 26 Thủ Đức, phục vụ ở ban Thông Tin Báo Chí, khối Chiến Tranh Chính Trị, Quân đoàn III. Ngoài bút hiệu quen thuộc là Hồ Trường An, còn có nhiều bút hiệu khác như Đinh Xuân Thu, Người Sông Tiền, Nguyễn Thị Cỏ May, Đặng Thị Thanh Nguyệt. Sau tháng 4-75, Hồ Trường An oán trách chế độ, tình cha con bị sứt mẻ, Hồ Trường An thuộc diện gia đình có công “cách mạng” nên không bị lao tù như tất cả sĩ quan QLVNCH, hai chị em “được ghi tên” khóa học Bồi Dưỡng Chính Trị, Hồ Trường An được làm việc ở Thư viện Quốc Gia, cuối năm 1977 Hồ Trường An sang định cư tại Pháp theo diện bảo lãnh.
Đổi đời, Nguyễn Thị Thụy Vũ cũng như hầu hết vợ sĩ quan chế độ cũ lâm vào cảnh khốn cùng, bương chải ngược xuôi để nuôi đàn con dại, trong đó có đứa con gái mới hai tuổi, bại liệt đôi chân, nằm liệt trên giường “Không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở của con người”. Không thể chịu đựng nổi khổ cực, về cư ngụ ở ngôi nhà cha mẹ tại Lộc Ninh, nơi chốn được xem như địa bàn giao liên của ông bà Mặc Khải nhưng rồi Cộng Sản làm khó dễ vì vậy NTTV phải làm giấy tờ với mẫu đơn thật buồn cười “Đơn xin tạm trú trong căn nhà của tôi”. Có nơi tá túc nhưng chân yếu tay mềm không làm rẫy được nên NTTV trở lại Sài Gòn, không được “ân sủng” cầm bút trở lại mà cọn bị gán ghép nhà văn đồi trụy, dâm ô vì vậy NTTV rơi vào nghịch cảnh trong gia đình.
Về hình ảnh Nguyễn Thị Thụy Vũ, trong ký sự văn học Giai Thoại Hồng của Hồ Trường An ấn hành ở Hoa Kỳ năm 1989 viết về những cây bút nữ giới, trong đó có hai người thân trong gia đình là Phương Đài và NTTV.
“Hồi còn nhỏ, Nguyễn Thị Thụy Vũ chỉ được màu da trắng mát như cánh hoa ngọc lan. Trán chị hơi vồ, mũi chị hơi tẹt, răng có cái lòi xỉ. Chị bắt chước tôi ăn mặc theo lối con trai... nhìn chị ai cũng tưởng đó là một chú kim đồng thông minh dĩnh ngộ.
Càng lớn lên, chị đằm thắm lại, tuy có nghịch nhưng nghịch ngầm, cười nói lúc nào cũng kín đáo, nhỏ nhẹ. Trán chị bớt vồ, hai chiếc răng lòi xỉ được cưa để làm hai chiếc răng giả thật khéo... Cái ưu điểm của Thụy Vũ là chiếc miệng đẹp với đôi môi thanh tú, thường nở một nụ cười đằm thắm hồn nhiên. Hơn nữa, chị không làm dáng, không điệu hạnh, uốn éo gì hết trơn. Nhưng đôi mắt chị sáng quá, một thứ sáng kỳ dị như muốn thôi miên người đối diện” .
“Từ tuổi mười lăm, chị tôi sống lêu bêu. Vì bệnh hoạn lại không tự ái, nên chị tôi lười học. Tôi không hiểu chị tôi thích gì. Chị đọc tiểu thuyết tình của Ngọc Sơn, Thanh Thủy, Dương Hà, Nguyễn Ngọc Mẫn... thơ của Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, T.T. Kh... Nguyễn Thị Thụy Vũ cứ sống cà ngơ cà ngất như vậy cho tới lúc đi dạy học”.
“Thi rớt bằng trung học đệ nhất cấp, chị tôi thi vào ngành giảng tập viên, cam phận làm cô giáo làng suốt năm năm. Sau đó tôi đốc xuối chị bỏ quê quán ở Vĩnh Long lên Sài Gòn học tiếng Pháp ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp, học tiếng Anh ở London School và Hội Việt Mỹ”.
“Tại Sài Gòn trong các năm 1962-1963. Chị tôi bắt đầu viết nhật ký... Chính tập truyện đầu tay của Túy Hồng thúc dục Thụy Vũ lao vào văn đàn đã có Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo thắp đuốc tiền phong” (HTA -GTH).
Hồ Trường An kể lại câu chuyện thật lý thú về người chị dùng ngải “thứ ngải thoa vào môi nói gì ai cũng nghe theo” để gặp văn nhân như Thanh Nam hầu chọn đăng truyện ngắn nhưng tiếc rằng ngải không hiệu nghiệm. Vì vậy, sau nầy truyện ngắn Chiếc Giường trong tập Lao Vào Lửa, NTTV viết về hình ảnh cô gái bán bar dùng bùa ngải để mê hoặc khách làng chơi thật sinh động.
“Gặp ông Võ Phiến, tôi nói ngay ý định của chị tôi, nhờ ông đỡ đầu cho chị trong bước đầu viết lách... chị tôi chìa bản thảo mà chị đã chép lại một đoạn trong quyển nhật ký của mình... Một Buổi Chiều là cái chìa khóa để một cô giáo làng mở một cánh cửa bước vào văn đàn"(HTA - GTH).
Băng Lĩnh yêu con đường văn nghệ và vì tự mình lập thân với “ngón nghề” ngộ nghĩnh và vớ vẫn qua bùa ngải. Không dùng nó để mồi chài tình yêu, lường gạt tiền bạc, vật chất người khác mà xử dụng để cho văn nhân chọn ngọn bút của mình trên trang báo. Và, ngòi bút của Băng Lĩnh không lọt vào đôi mắt của Võ Phiến, Chủ bút tạp chí Bách Khoa, chủ trương nhà xuất bản Thời Mới, bằng chiêu thức đó. “Chai ngải của chị tôi bị tôi lỡ tay làm đở. Tôi mua chai xá xị khác thế vào mà không cho chị biết. Vào hôm đi yết kiến ông Võ Phiến, chị đem nước xá xị thoa lên môi, đợi môi khô chị mới thoa một lượt son màu hường tươi... Khi nghĩ tới phải hội kiến một nhà văn lớn,chị tôi đâm ra khớp. Cái trâng tráo, nghịch ngợm cố hữu của chị tôi bay đâu mất. Mặt chị xanh như đàn bà sảo thai, lời nói khó khăn, đứt quãng như sản phụ đẻ ngược” (HTA - GTH).
Nhà văn Võ Phiến viết về NTTV với những dòng đầu trong bài: "Đầu thập kỷ 60 - tôi không nhớ rõ năm nào - tòa soạn Bách Khoa bắt đầu nhận, thỉnh thoảng một thiên truyện ngắn của một người viết mới, thuộc phái nữ, ký tên Nguyễn Băng Lĩnh. Lúc bấy giờ các cây bút nữ giới hãy còn hiếm. Tòa soạn có ý tò mò...
... Người ấy về sau mang bút danh Nguyễn Thị Thụy Vũ, là tác giả cuốn sách có tên là Mèo Đêm, Lao Vào Lửa, Cho Trận Gió Kinh Thiên... Tức là thứ sách mà các thế hệ phụ nữ nước ta trước đó không mấy kẻ dám đọc, đừng nói đến chuyện viết!” (Võ Phiến - Văn Học Miền Nam, Hoa Kỳ 1999).
Tập truyện Mèo Đêm của NTTV xuất hiện cùng thời điểm với sự xuất hiện các cây bút nữ giới vào năm 1966. Và, “Cuốn tập truyện Mèo Đêm đã làm cho Thụy Vũ bớt rụt rè đối với văn giới. Chị dám đặt chân tới tòa soạn Bách Khoa. Trước đó chị viết bài xong, đưa cho ông Võ Phiến xem trước, và khi xem xong ông Võ Phiến đưa cho ông Lê Ngộ Châu, Tổng thư ký tòa soạn tập san Bách Khoa. khi bài vở được đăng, chính tôi đến tòa soạn nhận lãnh tiền nhuận bút dùm chị” (HTA - GTH).
Từ đó, NTTV bước vào văn đàn với nhiều tác phẩm, thành lập nhà xuất bản Kim Anh với Nguyễn Thị Nhiên, Hồng Đức, Kẻ Sĩ với Tô Thùy Yên. Là một trong những tác giả thuộc phái nữ có nhiều tác phẩm đang ăn khách ở Việt Nam vào giữa thập niên 60-70 cho đến ngày đen tối trong cuộc đời cầm bút sau 30-4 - 75.

Tác Phẩm

Từ cô giáo tỉnh lẻ, trình độ học vấn chẳng bao nhiêu, yêu văn chương chữ nghĩa, khởi đi từ những trang nhật ký, trong vòng mười năm (65-75), NTTV đã đi vào Văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm:
Tập truyện Mèo Đêm, Lao Vào Lửa, Chiều Mênh Mông
Truyện dài Thú Hoang, Ngọn Pháo Bông, Khung Rêu, Như Thiên Đường Lạnh, Chiều Xuống Êm Đềm, Nhan Tàn Thắp Khuya, Cho Trận Gió Kinh Thiên... còn nhiều truyện viết feuilleton đăng trên báo chưa xuất bản.
Tập truyện Mèo Đêm gồm bảy truyện ngắn: Mãnh, Đợi Chuyến Đi Xa, Một Buổi Chiều, Mèo Đêm, Nắng Chiều, Bóng Mát Trên Đường, Miền Ngoại Ô Tỉnh Lẻ.
Tập truyện Lao Vào Lửa gồm ba truyện ngắn: Chiếc Giường, Đêm Nổi Lửa, Lao Vào Lửa.
Tập truyện Chiều Mênh Mông gồm sáu truyện ngắn: Trôi Sông, Đêm Tối Bao La, Tiếng Hát, Lìa Sông, Chiều Mênh Mông, Cây Độc Không Trái.
Trong mười sáu truyện ngắn xuất bản năm 1966 và 1968 “đã gây ồn ào trong dư luận giới đọc sách” vì tính cách táo bạo, ngôn ngữ tả chân khi làm tình, khi tán tỉnh, không khí snack bar với rượu chè trai gái. Nếu viết về nỗi cô đơn của cô gái mang nhiều mặc cảm như Đợi Chuyến Đi Xa, nỗi buồn chán chường của người đàn bà ở Ngoại Ô Tỉnh Lẻ, tâm trạng cô gái trong chuyện chồng con qua Lìa Sông... chẳng có gì gây tác động sự xuất hiện ngòi bút nữ giới với giới thưởng ngoạn. NTTV viết về hình ảnh ăn chơi, đàng điếm, mồi chài, thác loạn của giới bán bar trong giai đoạn quân đội Mỹ tràn ngập ở Việt Nam. Nếu viết thực, sống động phải là người từng lăn lộn, đầy dẫy kinh nghiệm, trải qua tháng ngày trong khung cảnh đó. Ở đây lại là cô giáo tỉnh lẻ, giữ mình cuộc sống mô phạm phần nào nhưng đã chọn cho mình cái nhìn độc đáo để sáng tạo. NTTV nhờ dạy kèm tiếng Anh cho giới bán bar, giới làm sở Mỹ nên có cơ hội giao tiếp, tìm hiểu mặt trái của cuộc sống làm chất liệu cho ngòi bút.
Hình ảnh Loan trong Mèo Đêm, cuộc đời bán bar của Loan như loại mèo đêm “ăn sương” với lính Mỹ. Cuộc đời cô gái vô học bước vào lầu xanh với cái tên ngoại quốc Mi-Sen, qua bao năm trong nghề với những mánh khóe điêu luyện để lột tiền lính Mỹ ăn chơi. Trong Chiếc Giường, cô gái giang hồ về chiều ế khách dùng bùa mê để có được nhiều mối ăn nằm trên thân xác nhuầy nhụa. Lao Vào Lửa là chân dung cô nữ sinh nghèo túng, đi tìm việc trong hộp đêm, Tina chưa rành rọt với “Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” nên bị chê, và cô gái giang hồ chẳng mấy chốc trở thành tay nghề.

“Một tên Mỹ cao lớn, râu ria cạo nhẵn thín, nhưng vết sẹo trên râu quai nón vẫn làm tối sầm khuôn mặt hắn. Hắn nhe răng cười mơn trớn hỏi:
- Em tên gì”
Tôi trả lời cộc lốc:
- Tina
Hắn lôi tôi vào lòng rồi đặt lên bắp đùi hắn. Bàn tay hắn sờ soạng trên trên ngực và eo của tôi. Chị Năm thường nói với tôi là tụi đàn ông Âu Mỹ lông lá như con dã nhơn, mỗi ngày cạo râu hai lần thì hành sự rừng rú chịu không nổi. Tôi sợ sệt nhìn cánh tay hắn. Hắn buông thõng tay tôi tiếp tục:
- Ngủ với tôi đi.
Tôi đưa tay lên làm hiệu:
- Mười nghìn nghe.
Hắn lắc đầu:
Mắc lắm, cưng ơi! Nếu mười nghìn thì em phải trả tiền phòng và tiền ticket”.

Trong Tiếng Hát và Chiều Mênh Mông mô tả hình ảnh người con gái lăn vào cuộc tình với nhục dục mạnh bạo làm khoái cảm thân xác. Vì vậy có sự phê phán về hiện tượng dồn nén gây ẩn ức sinh lý, gặp môi trường tác động làm chất liệu để bày tỏ.
Sau ba tập truyện ngắn, NTTV cho ra đời ba truyện dài Ngọn Pháo Bông năm 1968, Thú Hoang, 1968 và Khung Rêu 1969.
Ngọn Pháo Bông mô tả cuộc đời vũ vữ sống dưới ánh đèn màu, theo thời gian, gái làng chơi hành nghề cho Tây rồi Mỹ trải dài qua hai thập niên. Cuộc đới gái điếm lão luyện đó được kết thúc bởi tên ma cao lưu manh bắng lưỡi dao oan nghiệt.
Năm 1970 Khung Rêu được giải nhì Văn chương toàn quốc, tên tuổi NTTV được nhiều cây bút đề cập, trong đó có ba tác phẩm đáng kể như Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Trịnh Công Sơn, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Bùi Giáng, Võ Hồng) của Tạ Tỵ. Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900 - 1970 (Song An, Mộng Sơn, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương) của Uyên Thao và Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta gồm 45 cây bút từ 1974 đến 1973 do Nguyễn Đông Ngạc, chủ trương nhà xuất bản Sóng, thực hiện vào năm 1974 đưa tên tuổi NTTV sáng giá. Truyện ngắn Lòng Trần cùng với hình ảnh NTTV qua ống kính của Trần Cao Lĩnh hiện diện trong tuyển tập nầy.
Khung Rêu ghi lại hình ảnh nơi quê mà trong phần tựa, NTTV viết: “Từ hồi nhỏ, tôi phải chịu đựng mốt ám ảnh thường xuyên: sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam. Nguyên nhân chính của sự suy sụp bệ rạc nầy thì ai cũng biết: chiến tranh... Khi khởi công viết quyển truyện nầy, tôi đặt trước cho mình một chủ định: ghi lại cái ám ảnh từ thuở nhỏ dại đó của tôi, trong ước vọng, một lần nữa, giải tỏa nó cho xong”.
Bối cảnh câu chuyện xoay quanh gia đình ông Phủ, điền chủ, quan lại, giai đoạn về hưu. Nhìn bề ngoài gia đình giàu sang nhưng bên trong từ ông Phủ đến con cái chẳng ra gì, con trai có đứa thì chơi bời trụy lạc, đứa thì dốt nát, con gái có đứa thì lăng loàng, đứa thì thất tình hóa điên, đứa thì ái nam ái nữ. Ông Phủ lắm vợ nhưng đầu óc đầy nhục dục, hãm hiếp người làm trong nhà tuổi bằng con cái... tạo ra thảm kịch, băng hoại của gia đình đến thời suy sụp.
Cho Trận Gió Kinh Thiên đề cập đến bi kịch trong đời sống vợ chồng, ông ăn chả thì bà ăn nem, mà khi nàng lao mình vào cuộc tình mới để trả thù chồng, bỏ quê về sống nơi đô hội như lao mình vào cơn gió bụi bên cạnh hình ảnh cờ bạc, đĩ điếm.
NTTV dám viết với ngôn từ, suy nghĩ của giới giang hồ, hình ảnh, động tác lẫn cảm giác của trai gái khi “lâm trận” mà trước đó chưa có nhà văn nữ nào đề cập. Túy Hồng, khuôn mặt đất thần kinh, tiếp nhận ngòi bút của Francoise Sagan trong nếp sống hiện sinh, tác động xác thịt rung động được mô tả đã ảnh hưởng vào cái nhìn của Thụy Vũ. Và, khi kề cận với giới sống gần gủi mấy chàng G.I, khai thác được nhiều khía cạnh mà cây bút nữ khác không có chất liệu để sáng tác. NTTV biết táo bạo động tác ái ân như: “làm đùng đùng như cù dậy”, “làm đùng đùng như con cá sấu đập đuôi bánh lái ghe chài”, hay chủi bới nhau bằng ngôn ngữ thô tục như: “Tam đại tứ đại, cao tằng cố tổ con đĩ mụ nội nó”, “Mầy là con đĩ ăn cám uống hèm nên ngu si đần độn”... (Cho Trận Gió Kinh Thiên) nên bị phê phán như ngòi bút khiêu dâm.
Quan niệm về sáng tác theo NTTV: “Tôi thích truyện ngắn không có cốt truyện mà đầy nhiều chi tiết soi sáng thái độ lẫn quan niệm của tác giả đối với văn chương và cuộc đời. Trong ba tập truyện: Mèo Đêm, Lao Vào Lửa, Chiều Mênh Mông, hầu hết các truyện ngắn đều có cốt truyện hẳn hoi, nên tôi không được vừa ý lắm. Bởi vậy, đã từ lâu, tôi không viết truyện ngắn nào nữa, mà chỉ cắt xén vài đoạn trong truyện dài để làm truyện ngắn đăng báo mà thôi” (NĐN - NTNHNCQHCT).
Nhận định về truyện ngắn, theo Tạ Tỵ: “Thụy vũ viết truyện ngắn với nhiều thể tài, mỗi thể tài được hàm chứa sự cuồng nhiệt của tuổi trẻ trong vấn đề tình yêu, cũng như nỗinhức mỏi về thân phận, thân phận người con gái với những ước mơ táo bạo về dục tình” (TT - MKMVNHN).

Dòng Đời

Nhà văn Văn Quang, tác giả nhiều tác phẩm xuất hiện vào thập niên 50 - 70 như Thùy Dương Trang, Nghìn Năm Mây Bay, Nguyệt Áo Đỏ, Chân Trời Tím, Đời Chưa Trang Điểm, Nét Môi Cuồng Vọng, Người Yêu Của Lính, Vì Sao Cô Độc, Tiếng Hát Học Trò... và gần đây với truyện dài Một Người Đàn Bà, Nhiều Người Đàn Ông trên nhật báo Người Việt vào đầu năm 2000, vừa gởi ra hải ngoại bài viết về con gái của bạn văn. Câu chuyện về con gái của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ: Người Con Gái 27 Năm Sống Với Đời Sống Thực Vật của Văn Quang đã gây xúc động nhiều người.
Hai mươi lăm năm, tên tuổi NTTV đã phôi pha theo thời gian, hình như tác phẩm của Thụy Vũ chưa được xuất hiện ở hải ngoại. Con người sống giữa lằn ranh Quốc - Cộng đó không còn cầm bút để bày tỏ, đôi khi chấp nhận sự ngộ nhận như oan khiên của cuộc đời.
Vào đầu thập niên 90, đọc ký sự Giai Thoại Hồng của Hồ Trường An, tôi nhớ lại kỷ niệm xưa khi đề cập đến ngôi nhà người thân trong gia đình anh.
“Vào năm 1961, gia đình của cô Phương Đài tôi còn ở trong căn một căn nhỏ hẹp ở dãy đông lang của Thánh thất Từ Vân, Phú Nhuận. Thánh thất thuộc bổn đạo Cao Đài ở gần chùa Quán Thế Âm, chùa do cố Hòa thượng Thích Quảng Đức trụ trì (còn gọi là chùa Mạch Lô) tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ. Dãy đông lang nầy vách ván, mái lợp ngói âm dương... Cảnh trí nơi đây rất thơ mộng. Trước dãy đông lang có trồng ba cây điệp ta, những khóm dạ lan, những bụi bông trang dệt gấm đỏ, hường, vàng”.
Vài năm sau, vợ chồng Phương Đài cất ngôi nhà khá xinh phía sau dãy đông lang đó, ở chung với thân mẫu. Trong dãy đông lang đó, vợ chồng Trần Quân - Xuân Hoàng ở một căn, căn bên cạnh, bạn tôi được thuê với giá rẻ để ăn học. Thuở đó sinh viên vào Sài Gòn, đồng hương với cụ Song Thu và Phương Đài, được người quen giới thiệu, có chổ ở rất tốt cho việc học hành, muốn dạy kèm được cụ gởi gắm. Có thời gian về ở chung với người bạn nên có dip gần gủi gia đình Phương Đài. Cư xử với nhau rất tình nghĩa và tử tế, chưa bao giờ nghe luận điệu tuyên truyền nào cả. Có lần nhà thơ nầy gợi ý với tôi, Thùy Dương Tử cần bài khảo cứu cho tờ An Lạc số cuối năm, có tính cách quê hương, tôi viết bài Thực Trạng Xã Hội Trong Thi Ca Trần Tế Xương. Cuối năm 1966 tôi vào quân ngũ, quên chuyện bài vở, sau đó bạn tôi lên Thủ Đức thăm với chút quà và tiền nhuận bút hai nghìn, tương đương với ba tháng tiền nhà ở đó, hai đứa cưa đôi. Tôi không ngờ chuyện nhờ bài vở, tôi trả lễ, khi đi xa, giữ được chữ tín... Vào đầu thập niên 70, khi ở đơn vị, nghe tin khoảng mười người trong giới văn nghệ lần lượt bị bắt, trong đó có Tường Linh, Phương Đài... vài người quen nữa mà trước kia thấy họ thường lui tới thăm hỏi với nhau. Đâu ngờ vài khuôn mặt đồng hương đã quý mến lại nằm vùng hoạt động cho địch! Thảo nào lúc đó Vũ Hạnh thường lui tới, tập thơ Đất Mẹ của Phương Đài ra đời năm 1967, Vũ Hạnh đề tựa. Giai đoạn Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lương, Vũ Hạnh ra đời tờ Tin Văn tạo môi trường giao thiệp cho những người trong cuộc nằm vùng có cơ hội sinh hoạt, giao tiếp. Khuôn mặt nầy tôi đã đề cập trong bài Vũ Hạnh, Kẻ Hoạt Đầu Văn Hóa trên Saigon Times và Thời Mới vào cuối tháng 12 -1991.
Giữa lằn ranh Quốc - Cộng trong gia đình NTTV thuở đó: “Bà Song Thu, ba tôi, cô Phương Đài, dượng Trần Quân đều ngả theo phe tả... Tô Thùy Yên thuở đó chống Cộng có lập trường. Còn Thụy Vũ và tôi cứ lửng lơ con cá vàng giữa hai chủ nghĩa” (HTA - GTH). Sau năm 1975 Mặc Khải chẳng có chỗ đứng nào trong sinh hoạt văn nghệ, chết năm 1981.
Khi chiêu bài đã lộ hình, nhìn lại để suy nghiệm bài học trong văn giới.
Trong tác phẩm Cõi Ký Ức Trăng Xanh, Hồ Trường An có đề cập đến tình duyên lận đận của NTTV với chàng Hải quân khi ở Vĩnh Long. Năm 1964, NTTV gặp Tô Thùy Yên trong bữa tiệc ăn mừng của Thanh Tâm Tuyền nhân dịp đoạt giải thưởng Văn Chương toàn quốc. Tô Thùy Yên đã có gia đình, NTTV cuộc tình tan vỡ, có đứa con riêng. “Thế là từ đó Tô Thùy Yên không rời Thụy Vũ nữa. Khi chung sống với nhau, Tô Thùy Yên nhận thấy Thụy Vũ quê quê, vulgaire thế nào, anh muốn biến chị tôi thành người đàn bà phong nhã, lịch lãm” (HTA - GTH).
Căn gác của đôi tình nhân nhà thơ, nhà thơ qua bài viết Lịch Sử Văn Học Qua Ống Kính của Trần Công Nhung khi thực hiện chân dung văn nhà văn bằng hình ảnh: “Tôi nhớ mang máng thì dạo đó nhà của Tô - Thụy cũng không xa nhà cụ Vũ Hoàng Chương, đâu lối Bàn Cờ, bởi cũng vào hẽm quanh co. Lúc nhận ra số nhà, tôi thấy ngay người đàn bà đang ẵm một cháu bé trạc 2 tuổi đang đứng nơi bậc cửa... Khuôn mặt chị luôn luôn tươi, nước da không trắng lắm nhưng đẹp và phảng phất nét cổ điển... Căn nhà tối quá, con hẽm thì hẹp... Bởi chu vi căn nhà không rộng nên cái cầu thang cũng quá hẹp. Đi phải nghiêng người mới vừa. Tôi chậm chạp từng bước vừa cúi nhìn chân sợ lỡ trượt một cái là hỏng hết. Vừa ló đầu qua khỏi cửa thang gác thì một cảnh tượng bất ngờ đập vào mắt, khiến tôi vừa mắc cở, vừa buồn cười. Căn gác trống trơn, ở góc bên trái có cái rương gỗ cũ bằng chiếc bàn con. Ngang tầm mắt, căng hai sợi giây kẽm phơi đầy những thứ riêng tư của nữ giới... Tôi nghe như có tiếng cười khe khẽ sau lưng. Làm như không hay biết gì tôi ngồi quì xuống sàn gác, đăït xách máy lên chiếc rương gỗ giả vờ sửa soạn đồ lề để chị có thời giờ thu dọn chiến trường. Chừng một lúc, tôi đứng lên thì tất cả cờ quạt đã dồn về một phía. Chiếc cửa sổ duy nhất được mở ra, căn phòng sáng hơn... ánh sáng bán âm bán dương rất hợp với khuôn mặt của chị. Chưa đầy năm phút là xong, tôi xin cáo lui”.
Trong căn gác nghèo nàn đó NTTV đã cho ra đời nhiều tác phẩm được hình thành trên cái rương gỗ làm bàn. Giữa năm 1972 khi làng Báo Chí Thủ Đức được hoàn thành, NTTV là một trong chín người đầu tiên có nơi chốn khang trang giữa nơi qui tụ văn nghệ sĩ.
Tháng 6 - 1975 Tô Thùy Yên trình diện trong số 24 nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ quân đội, và trải qua nhiều năm trong lao tù. “Sau ngày 30 - 4 - 75, chị tôi đem lũ con lên Lộc Ninh để làm rẫy. Nhưng vì tôi kỳ kèo nên chị phải về Sàigòn để học khóa Bồi Dưỡng Chính Trị vào năm 1976 do bọn cán bộ văn nghệ cộng sản tổ chức... Qua màn tự phê tự kiểm, Thụy Vũ mệt lả người, trong khi đó chị Nguyễn Thị Vinh, chị Trần Thị Tuệ Mai vây chung quanh chị, mắt chị nào cũng nhòa lệ; cái thân phận làm kẻ bại trận thật nhục nhã, ê chề” (HTA - GTH). Là nữ lưu nhưng NTTV không cúi mình kể lể, lấy công như vài "văn nhân" khác để được chỗ đứng, khoan hồng.
An phận thủ thường, nuôi bốn đứa con thơ, trong đó có bé Khôi Thụy bị thương tật nằm liệt trên giường, theo chuyện kể của BBH, bạn văn với NTTV, lúc đó bác sĩ bảo rằng Khôi Thụy khó sống trong hoàn cảnh nầy, giải quyết cho cháu yên nghĩ nhưng tình mẫu tử của NTTV không thể chấp nhận, sống chết bên nhau cho dù đắm chìm trong nghiệt ngã. Theo hồ sơ bệnh lý của bệnh viện Chợ Rẫy và Hội đồng Y Khoa năm 1982: “Khôi Thụy chậm phát triển và tâm thần mức độ nặng”, trên thực tế thì tình trạng còn nguy kịch hơn nhiều.
Qua một phần tư thế kỷ NTTV sống lặng lẽ với bao nỗi đau thương trong cuộc đời nơi góc chốn ở quê nhà. Hai mươi lăm năm người mẹ gắn bó bên đứa con tật nguyền qua chứng nhân của người bạn văn:" Trong căn phòng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân hình con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thun ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếc chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm... Cháu không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở của con người” (Văn Quang).
Hình ảnh thương tâm của cháu Khôi Thụy làm bằng hữu phương xa nghĩ lại thân phận nhà văn NTTV ở quê hương. Văn Quang cho tôi biết Thái Thủy và Phan Ngọc Diên sắp cho tái bản hai tác phẩm Mèo Đêm và Khung Rêu của NTTV.
Trong truyện ngắn Đêm Tối Bao La, NTTV viết về hình ảnh người đàn bà: “Sau vài cuộc tình phất phơ, bây giờ tôi mệt mõi thật sự. Tôi bất chấp dư luận để sống mà rồi vẫn cô đơn... Chàng nhạt nhẽo quá. Tôi lại mơ cao để rồi số tuổi càng ngày chồng chất theo nỗi chán chường”.
Cầm bút, đôi khi cảm nhận điều gì đó đến với mình qua từng nhân vật có khi rơi vào trường hợp bản thân đến tuổi cuối đời.

Vương Trùng Dương

Nguồn: quangio.com
_________________
"Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...."

Phượng Các
#2 Posted : Saturday, October 30, 2004 6:09:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
NGƯỜI CON GÁI 27 NĂM VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT


Bài của VĂN QUANG (nqtuyen@****.fpt.vn), Feb 15, 2004

Rời Sài Gòn trên chuyến xe đò cuối cùng vào 5 giờ chiều một ngày đầu mùa mưa cuối tháng 4-2000, chúng tôi đến thị trấn An Lộc vào lúc gần 8 giờ tốị Thành phố nhỏ, heo hút ánh đèn vàng, hai bên đường trùng điệp những vườn tiêu, vườn cây ngút ngàn nhấp nhô trên những sườn đồi dưới ánh trăng mười sáu mờ đục Chiếc xe đò thả hai chúng tôi xuống trước trụ sở của Hạt Kiểm Lâm An Lộc. Nhà chị Thụy Vũ ở bên kia con dốc, sát bên Quốc lộ 13. (Tôi xin phép được nhắc sơ qua về nhà văn Thuỵ Vũ: - Nguyễn Thị Thụy Vũ, sinh năm1937. Tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh. Tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam VN trước những năm 1975. Tác phẩm: Mèo Đêm (tập truyện ngắn đầu tay); Nhang tàn thắp khuya; Chiều xuống êm đềm; Khung rêu (giải thưởng văn học toàn quốc); Thú hoang; Lao vào lửaà và một số tác phẩm đã đăng trên các báo nhưng chưa xuất bản. Công tác với các báo Dân Chủ Mới, Bút Thépà) Nghe tiếng xe dừng giữa đường, chắc Thụy Vũ đã đoán ra nhà mình có khách đường xa tới thăm. Chị đứng chờ sẵn ngoài hiên, khom mình dưới tấm rèm cũ, nheo mắt nhìn hai chúng tôi bước vào sân và chị nhận ngay ra chúng tôị Nét vui mừng hiện rất rõ trên khuôn mặt gầy guộc của chị:

Trời ơi, ông định làm tôi vỡ tim chắc? Bất ngờ quá.

Rồi chị nắm áo Ngân:

Sáng nay điện thoại sao không nói gì?

Ngân chỉ tôi:

- Tại cái nhà ông này, bốc đồng lên rủ người ta đi, chứ tui thăm bà làm cái gì khià chưa có tiền. Tôi hiểu là hai người đàn bà này thân với nhau lắm, thân hơn chị em ruột. Khi còn ngồi ở nhà tôi, điện thoại cho Thụy Vũ xong, Ngân bỗng nói: “Em phải đi thăm con nhỏ này, nhớ nó quá rồi, chịu hết nổi”. Thế là hai chúng tôi ra xẹ Thụy Vũ đưa chúng tôi vào căn phòng khách nhỏ đã dăng sẵn cái mùng trên tấm nệm mút mỏng dính. Có lẽ ở những nơi xa xôi như thế này người ta có thói quen đi ngủ sớm. Chị đãi chúng tôi bữa cháọ Đang cơn đói, không cần đợi chị mời, tôi ăn uống ngon lành. Bỗng tai tôi chói lên vì một tiếng hú. Tiếng hú của một con thú nào đó từ rừng hoang vọng lại nhưng rất gần, sát bên chỗ chúng tôi đang ngồị Tôi ngơ ngác, nhưng mọi người thì vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy rạ Chị Thụy Vũ lặng lẽ đứng dậy, Ngân thấy tôi nhìn qua khung cửa sổ bèn mỉm cười nói ngay:

- Nó khóc đấy!

Tôi vẫn ngớ mặt:

- Nó là cái gì? Con khỉ hay con heo rừng hay con chó sóỉ

- Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết saỏ

- Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôị

- Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồị Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổị Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơị Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôị Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.

Tôi hiểu rằng câu Ngân nói khi còn ở Sài Gòn là nhớ con bé con chị Thụy Vũ chứ không phải nhớ chị. Tôi nhìn Ngân và hỏi lảng:

- Vậy ra cơ thể cháu phát triển bình thường?

- Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lạị Người cháu rất nặng.

Tôi hỏi đến nguyên nhân có phải là thứ bệnh bẩm sinh không. Ngân lắc đầu:

- Hồi nhỏ, cháu rất xinh đẹp. Đến năm 2 tuổi, cháu đã biết đòi nghe nhạc, rất duyên dáng. Có lẽ là do một chị người làm trông nom đã làm cháu ngã, đầu va vào góc thành giường nên từ đó cháu nằm liệt luôn và không biết gì nữạ Chị Vũ nuôi cháu trong một hoàn cảnh rất cơ cực. Sau năm 1975, còn sống ở làng Báo Chí Thủ Đức, không có cả bo bo mà ăn. Chúng em đã buôn thúng bán bưng đủ các thứ nghề để nuôi cháụ Chị Vũ làm lơ xe buýt đường Sài Gòn - Thủ Đức, suốt ngày chỉ đứng có một chân trên 10 chuyến xe như thế cho đến tối mịt mới về đến nhà. Mệt quá lăn ra ngủ, bữa đói bữa nọ Con cái nhốt lại cho đứa lớn coi đứa nhỏ. Sau một thời gian chịu không nổi, chẳng biết sống bằng gì, chị Vũ đưa ba đứa con về đây sống với mẹ. Căn nhà này là của bà mẹ chị để lại, bà cụ mới mất cách đây vài năm. Anh thấy nhà cửa coi bộ khang trang nhưng chỉ có cái xác nhà chứ bản thân chị Vũ thì chẳng bao giờ có đồng xu dính túị Tôi nhìn căn nhà, gọi là khang trang chứ thật ra chẳng có gì đáng kể. Chỉ có phía trước mới được sửa sang lại tí đỉnh cho đám cưới đứa con gái út của chị cách đây vài tháng, còn phía sau, nơi chúng tôi ngồi ăn thì vẫn lợp tôn tuyềnh toàng. 25 năm trôi qua, người khác đã có thể vượt qua cơn khốn quẫn, ít ra có bát ăn bát để, nhưng chị dường như vẫn vậỵ Vẫn sống bữa nay chưa biết bữa maị Ngân kể tiếp:

- Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổị Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn tráị Nhưng mới chỉ là ban đầụ Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy vềà Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháụ Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế nàỵ Sáng hôm sau, khi Thụy Vũ mải làm cỏ cho đám cây mới lớn ngoài vườn, tôi nhờ Ngân đưa vào thăm cháu Khôi Thụỵ Trong căn phòng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân hình con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thung ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi nơi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm. Cháu không thể nằm nệm vì chẳng có thứ nệm nào chịu cho nổị Phải nằm nửa giường lạch tre thưa để tiện cho mọi công việc ăn uống, tắm rửạ Hơi thở thoi thóp, cái thân hình con gái căng đầy, cặp chân nhỏ xíu chẳng cân xứng chút nào với thân hình. Cháu không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở là của con ngườị Cho ăn thì ăn, ăn bất cứ thứ gì được mẹ hay các cô dì, bạn của mẹ đưa vào miệng. Không cho ăn, cháu cũng chẳng đòị Thỉnh thoảng cháu hú lên không phải vì đói mà vì một lẽ gì đó không ai biết. Tiếng hú như tiếng kêu của một oan hồn hơn là một con thú hoang. Nghe tiếng hú, tay tôi cầm chiếc máy hình run lên, nước mắt tôi bỗng trào ra, nhòe nhoẹt ống ngắm. Tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài cái tiếng kêu ấỵ Biết đâu cháu chẳng có một chút tri thức nhỏ nhoi nào đó còn sót lại trong cái đời sống thực vật kiạ Biết đâu chẳng phải là tiếng nói nghẹn lại trong nỗi ẩn ức vô cùng không thể diễn tả thành lờị Cứ nghĩ như thế tôi lùi dần ra ngoài cánh cửa gỗ mùi hôi nồng tanh tưởi còn đọng lại mặc dù căn phòng được lau rửa hàng ngàỵ Những người quanh cháu đã quen với cái thứ mùi này rồi nên không để ý, nhưng người mới tới lần đầu là thấy ngaỵ Ngân phải cầm máy hình, chụp giúp tôi vài tấm. Thú thật là ngay lúc đó tôi chưa biết phải làm gì với mấy tấm hình đó. Tôi chỉ cảm thấy cần phải có vài tấm hình của cháu mà thôị Ngân chỉ chiếc xe lăn bên cạnh phòng:

- Có vài chiếc xe lăn của mấy người bạn chị Vũ ở nước ngoài gửi về cho cháu như anh Triển cùng chị Triều Giang, chị Trùng Dươngà. Nhưng đã bán hết, nay chỉ còn lại một chiếc còn để đó, chẳng ai trong nhà này bế cháu lên nổi xe lăn nữạ Suốt ngày hôm đó, cái hình ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rờị Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoàị Tôi nghe phòng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổị Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngàọ Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi lòng mình:

- Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ.

Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháụ Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở.

Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
- Phải nói rằng một người mẹ tuyệt vời và một tấm lòng can đảm vô bờ bến.

Ngân tiếp:

- Suốt bao nhiêu năm sống bên cạnh chị Vũ, em chưa hề nghe

chị phàn nàn một tiếng nào trong việc phải cực khổ trông nom nuôi nấng đứa con bệnh tật đau khổ này.

Tôi buột miệng hỏi:
- Còn cha nó? Có thăm nom gì không?
- Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông à quên mẹ con chị Vũ rồị Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậỵ Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện saụ Tính chị Vũ vẫn vậỵ Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rõ ràng . Chị chỉ gật đầu:

- Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấỵ Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm tình với tôị Có lẽ vì thấy à....

Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập.

Và đêm đó tôi lại nghe tiếng hú của cháu vang lên trong đêm dài giữa núi rừng An Lộc lộng gió. Cái bóng âm thầm của chị Thụy Vũ vọt dậy, lặng lẽ đến với đứa con, tiếng hát ru nhè nhẹ của chị sợ làm kinh động giấc ngủ của khách và nhà hàng xóm. Tôi làm sao mà ngủ lại được! Ngày hôm sau, chị Vũ đưa hai chúng tôi ra trước cửa trụ sở của Hạt Kiểm Lâm đứng đón xe đò trở về Sài Gòn. Chiếc xe chuyển bánh, người đàn bà gầy gò đứng chơ vơ trên sườn đồi đất đỏ. Chị cúi đầu trở lại với công việc làm cỏ khu vườn tiêu và với đứa con bệnh tật cùng với cuộc sống vô cùng thiếu thốn cô đơn của chị. Cái hình ảnh ấy khiến tôi ngồi dại đị Ngân cũng chẳng hơn gì tôi, mặc dầu với tôi đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Thụy Vũ, nhưng với Ngân đây là lần tạm chia tay với mẹ con Thụy Vũ không biết là lần thứ bao nhiêu rồị Tôi biết rằng tôi phải làm một cái gì đó. Một lát sau, tôi nói với Ngân:

- Anh phải viết một bài về chị Thụy Vũ và cháu Khôi Thụỵ Nhưng không biết có chạm đến lòng tự ái của chị Thụy Vũ hay không. Bởi chị là người không hề than thở với ai điều gì bao giờ, chị luôn luôn tìm tiếng cười trong cuộc đời vô cùng bất hạnh của chính mình.

Ngân suy nghĩ một chút rồi nói:

- Nếu anh hỏi ý kiến thì chị Vũ có thể sẽ từ chối đấỵ Nhưng anh hãy làm cái gì mà anh thấy cần làm. Em sẽ nói với chị ấy saụ Anh tin vào tình thân của em với chị Vũ thì cứ làm.

Tôi nói với Ngân:

- ‘ Bạn bè anh ở nước ngoài đã có một số biết về tình cảnh của chị Thụy Vũ và đã có “yểm trợ”. Nhưng còn một số anh chị em khác vẫn chưa biết.

- Em hiểu, thỉnh thoảng chị Thụy Vũ cũng có được những ngày vui, đầy đủ với con cáị Nhưng chỉ ít ngày sau là lại túng thiếụ Vì thế vấn đề bây giờ là phải làm sao cho chị ấy có vốn để buôn bán hoặc trồng trọt, tính đến cuộc sống lâu dài, chị ấy cũng 63 tuổi rồi chứ ít saọ Chị ấy thường lo rằng nếu chị ấy chết trước thì cháu Khôi Thụy sẽ khổ hơn nữạ Anh em nó cũng chẳng ai đủ sức lo cho nó được. Chị thường nói: Nếu hai mẹ con chết cùng một lượt thìà vui biết mấỵ Nghe câu “vui biết mấy” mà tôi muốn dựng tóc gáỵ Đó cũng là tính cách đặc biệt của Thụy Vũ. Đau buốt ruột mà vẫn dỡn đấy, dỡn đấy mà là dỡn thiệt chứ không phải mỉa maị Tôi đã đề nghị chị viết lại một tập hồi ký về đời mình. Chị lắc đầu:

- Thèm viết lắm, nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữạ Vả lại bỏ nghề lâu rồi chẳng biết mình viết nữa thì sẽ ra saọ Tôi hiểu rằng chính cái thiếu thốn trăm bề khiến chị không còn thì giờ đâu mà ngồi vào bàn viết. Tôi phải bàn với Ngân tìm tạm một cơ hội nào đó cho chị rảnh rang chân tay để cho có được một tác phẩm chắc chắn là sẽ rất haỵ Ngân đồng ý là sẽ hết sức cố gắng làm công việc nàỵ Thuyết phục mãi, chị Thụy Vũ hứa là sẽ tiếp tục việc viết lách. Và tôi rất hy vọng sẽ có một tác phẩm mới của Thụy Vũ vào một ngày không xạ Chính vì vậy, tôi nghĩ đến việc thông tin cho các bạn tôi ở nước ngoàị Nhưng như tôi đã nói với Ngân:

- Các bạn tôi ở nước ngoài cũng là những người chẳng dư giả gì, có ông còn đói dàị Nhưng họ vẫn gửi về giúp đỡ anh em mỗi khi cần đến. Vì sự nhún nhường thường có của các anh chị em, tôi không tiện kể tên ra đâỵ Tuy nhiên nếu tôi lên tiếng đề nghị thì chắc chắn sẽ lại có anh em tiếp tay ngaỵ Nhưng ở đây, tôi xin gửi đến tất cả độc giả thông tin này để nếu có thể tiếp tay cùng anh chị em chúng tôi lo cho đời sống của mẹ con chị Thụy Vũ một cuộc sống vững vàng hơn. Và nếu như có một cơ quan từ thiện nào sẵn lòng giúp đỡ cho cháu Khôi Thụy được đi chữa bệnh thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp hơn rất nhiềụ Sau cùng, tôi xin lỗi chị Thụy Vũ vì đã viết bài này mà chưa hề biết ý kiến của chị. Tôi chỉ làm một công việc mà tôi thấy cần phải làm. Tôi đã hoỉ ý kiến của bạn bè thân ở Sài Gòn và ở nước ngoài, hầu hết anh em thân thuộc đều cho phép tôi được viết bài nàỵ Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều bạn đọc có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ và để khỏi phải qua một trung gian nào, xin liên lạc thẳng với chị Thụy Vũ theo địa chỉ sau:

Nguyễn Thị Băng Lĩnh,
Hộp Thư 08 - Bưu điện Lộc Ninh -
Tỉnh Bình Phước.

LTS: Bài viết này được chuyển qua e-mail từ nhà văn Tưởng Năng Tiến - Xin liên lạc nếu có câu hỏi liên hệ)

http://www.calitoday.com...9d10b9c5a1bf7764b41bfe0


Vũ Thị Thiên Thư
#3 Posted : Sunday, December 12, 2004 1:06:33 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Thụy Vũ chăn dê
Saturday, December 11, 2004 Đỗ Tăng Bí



Nửa đàn dê còn lại sau một trận dịch quét qua. Mỗi con dê bán lấy giống được khoảng 5 triệu. Cỏ trong máng do nhà văn Thụy Vũ trồng ngay trên rẫy.


Một chuyến đi Lộc Ninh

Một ngày đầu Tháng 11, 2004, Nguyễn Ðạt và tôi đi Lộc Ninh thăm nhà văn Thụy Vũ. Kể từ khi bài nói về cuộc sống thực vật của cháu gái của chị do anh Văn Quang viết ra, cuộc sống chị có phần thay đổi. Bạn bè, văn hữu, độc giả có chia sẻ với chị ít nhiều nỗi khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống khốn cùng. Bây giờ, Thân Mẫu chị mới mất, chị được thừa hưởng căn nhà ngói sát bên lề tỉnh lộ đi Lộc Ninh, đời sống có đỡ khổ cực nhiều. Cháu gái nhờ thuốc men cũng có bớt hơn chút ít, có chỗ trú mưa trú nắng, có bữa cơm nóng mỗi ngày, chị cũng đỡ cực hơn. Nhưng chưa thể nói chị có cuộc sống đầy đủ, chưa thể nói chị được hưởng chút an nhàn.

Chúng tôi ở chơi với chị Thụy Vũ và chị Văn Quang gần 5 tiếng đồng hồ. Theo chị lên rẫy nơi cách đây mấy năm chị và cháu gái sống đời cùng cực dưới mái lều dột nát. Ðứng trước căn lều rộng chưa tới 12 mét vuông, tôi băn khoăn không hiểu chị nghĩ gì để có đủ dũng cảm sống suốt những tháng năm đọa đầy bên cháu gái liệt giường? Bây giờ chị đã trồng được mấy trăm gốc tiêu, dựng được một chuồng nuôi vài con dê, một con bò, và một khoảnh đất trồng cỏ. Tiêu bây giờ đang mất giá, thu hoạch sẽ chẳng được bao lăm, cứ để chúng sống lây lất. Túp lều trước đây chị trú ngụ nay dành cho cậu bé canh rẫy, mỗi năm cũng phải trả công cậu mấy triệu bạc. Nạn dịch mới đi qua, chị mất nửa chuồng dê, nay đang cố gầy dựng lại.

Những gì tôi ghi dưới đây là câu chuyện chúng tôi nói với nhau khi ngồi uống nước, lúc ở trên xe, khi đi thăm rẫy, lúc ngồi ăn ngoài chợ Lộc Ninh... Có thể có những câu hỏi với những câu trả lời, có thể là những câu chuyện kể ra nhân không khí thân thiết vui vẻ, chứ thực ra không phải là một cuộc phỏng vấn. Chúng tôi dùng vế “Hỏi” để đưa ra những câu hỏi, câu nói của Nguyễn Ðạt và tôi, và vế “Th. Vũ” để đưa ra những câu trả lời, những lời trò chuyện của chị Thụy Vũ. Ðôi khi có câu hỏi, câu nói của cháu Khôi Hạo hay chị Ngân tức chị Văn Quang. Dù sao, những câu nói ghi dưới đây hoàn toàn có thực. Những câu chị Thụy Vũ trả lời, những câu chị Thụy Vũ kể chuyện, dù nội dung có chua xót đến đâu cũng được chị nói ra với một tràng cười thoải mái, không một chút đắng cay. Chị nói chuyện mình như nói chuyện người ta.

Tôi không nhớ lắm từ đâu mà câu chuyện bắt qua thời chị Thụy Vũ ngoài hai mươi tuổi. Nhưng nhớ rõ chuyện chị kể về những lúc “đầu đời” này:

Th. Vũ: Khoảng giữa thập niên 1960 là lúc tôi khá túng quẫn. Một anh bạn, có lẽ cũng thuộc loại uy tín sao đó đối với giới bán phấn buôn hương, đề nghị tôi đi học Anh văn rồi anh sẽ thu xếp để tôi dạy tiếng Mỹ cho các “Chị em ta” (mà tiếng bình dân gọi là “Ðiếm”). Lúc đó quân đội Mỹ vào Việt Nam đã đông, “Chị em ta” cặp kè với các chàng GI khá nhiều, nên chuyện học vài ba câu giao tiếp rất cần thiết đối với các nàng. Khổ một cái học tiếng Anh cho đủ để đi dậy đâu phải là dễ, đâu phải một sớm một chiều là có đủ vốn liếng mà dậy. Nhưng chuyện cần kiếm tiền sống lại là khẩn thiết đối với tôi, nên anh bạn tôi nghĩ ra mẹo này: Anh nói tôi cứ ghi tên học Hội Việt Mỹ đi, sau khi học được một hai tuần là bắt đầu đi dậy. Anh tập hợp đám các “Chị em ta’ lại và nói:

- Này nhé, tao mời cô giáo đến dậy tiếng Mỹ cho mấy đứa bay. Cô giáo bận rộn đủ thứ chuyện, không có thì giờ nhiều đâu. Cô giáo dậy chi học nấy, cấm không được đứa nào hỏi để cô mất thì giờ. Rồi, mỗi tuần ba buổi, từ giờ... đến giờ... tất cả phải học hết, học phí bây nhiêu... đóng tiền thẳng cho cô giáo. Ðứa nào chạy làng là biết tao à nghen!

Thế là tôi học được cái gì ở trường, tuần sau cứ thế dậy lại. Ðâu đứa nào dám hỏi nên cái dốt của mình đâu có lòi ra. Vậy mà tôi sống cũng được hai năm lận.

Hỏi: Thế Má chị có biết chuyện đó không?

Chị cười ròn tan trả lời: Bả biết chớ. Nhưng chỉ biết cái khoản tôi học hôm trước hôm sau đi dậy, chớ đâu có biết mình dậy ai. Bả đâu có biết mình là “thầy điếm”.

Hỏi: Ngoài chuyện dạy chữ chị có dậy “Nghiệp Vụ” không?

Th. Vũ: Trời ơi, cái khoản nghiệp vụ đó bọn chúng thay nhau nhồi nhét cho mình, thiếu điều bắt mình thực hành. Riết tôi phải cấm không cho nói chuyện nghề nghiệp chi hết. Chỉ có học chữ thôi. Ai muốn tâm tình chi cũng được nhưng cấm cái khoản mánh khóe, vòng trong vòng ngoài này nọ... Thực ra suốt hai năm đó cho tôi rất nhiều vốn sống. Chỉ riêng các câu chuyện đời của ngần ấy đứa đủ cho tôi viết bao nhiêu chuyện ngắn, chuyện dài, học hỏi hiểu biết bao nhiêu về tâm lý con người.

Hỏi: Suốt hai năm đó chắc nhiều chuyện vui phải không chị.

Th. Vũ: Ngày nào cũng có chuyện. Ðể tôi kể nghe sơ một chuyện này thôi: Con nhỏ đó có thằng bồ Mỹ đen, theo thường lệ thì sáng hôm sau thằng bồ mới về. Con nhỏ chắc ăn, kêu thằng bồ đen khác đến, lúc 2, 3 giờ chiều hai đứa sà nẹo nhau trong phòng, tôi dậy mấy đứa khác học ở phòng khách. Bỗng nghe tiếng xe thắng ngoài đầu ngõ, nhìn ra tôi thấy thằng da đen bước xuống xe giống thằng bồ con nhỏ kia, hỏi mấy đứa đều xác nhận là đúng. Tôi nhào vào tông cửa buồng, hai đứa còn trần truồng ấp nhau. Tôi nói nhanh với con nhỏ: Mẹ, thằng bồ mày nó về kìa. Con nhỏ xanh xám mặt mày hỏi: Sao bi giờ cô giáo. Tôi bảo nó mày mặc quần áo vào còn thằng kia cứ nằm đó. Nói xong tôi lao lên giường nằm đắp mền với thằng Mỹ đen. Vừa lúc thằng bồ Mỹ đen mở cửa phòng bước vào.

Nó hỏi:

- Bộ cô giáo mày cũng có bồ hở.

Con nhỏ trả lời:

- Thì bà ấy cũng cần bồ chứ bộ.

Nó vặn lại:

- Thế tại sao mày ngồi đây làm chi vậy, bộ cho mượn phòng rồi mà không muốn họ làm ăn hở.

Con nhỏ đáp lại:

- Thì bà ấy nói cứ ngồi đó, kéo màn lại có sao đâu.

Mọi chuyện êm xuôi, thằng bồ thứ hai và con nhỏ cám ơn tôi rối rít. Cả hai đứa đều nói không nhờ có tôi nhanh trí chắc thằng kia xách súng bắn chết hết quá. Vậy mà con nhỏ còn hỏi tôi chớ lúc nằm như vậy tôi có khoái không. Thiệt hết chỗ nói.

Hỏi: Mà hỏi thiệt chị chớ lúc nằm sát vậy chị thấy sao?

Th. Vũ: Sợ thấy mồ. Thiệt đó, tôi nằm mà tim đập thình thịch, sợ lỡ thằng cha Mỹ đen nó đang cơn như vậy bị cúp cái rụp, nó ôm đại mình thì không biết chống cự ra sao. Tự nhiên mình nhào vô chứ bộ. Trời Phật thương, không có chi xảy ra. Sau này cả cái nhà điếm đó nó chọc ghẹo hoài, nhưng họ càng thêm thương mến mình, bao nhiêu tâm sự cứ thế tuôn ra hết, tôi như cái thùng rác chứa đủ thứ hằm bà lằng của đời các cô gái điếm, các cô me Mỹ. Mà có điều lạ mấy đứa chơi với Mỹ vậy đó đều bám theo một anh không quân. Một dãy appartements gồm mấy đứa học trò tôi, mỗi đứa đều cõng một anh không quân, lo cung phụng đủ thứ, tôi cũng chưa biết tại sao.

Hỏi: Vậy chị là sư phụ của điếm. Sau này chị có gặp lại mấy cô đó không?

Th. Vũ: Sau 75 tôi có gặp lại một đứa, nó khóc quá trời. Nó kêu thằng Mỹ bỏ nó lại. Tôi nói bỏ lại là đúng rồi, nó còn vợ con bên đó, mà mình có phải vợ con gì của nó đâu. Khi hết dậy điếm là giai đoạn tôi vào làm việc ở xí nghiệp, rồi vào nghề viết lách... nghĩ lại cũng thấy xâm mình chớ, đàn bà lao vô mấy chỗ đó cũng dễ hư lắm, tiền nhiều quá mà... Mà đời cũng kỳ thiệt. Trước 75 lấy Mỹ là cái gì xấu xa, sau này có con lấy Mỹ thì ngon lắm, lo diện con lai đủ thứ để đi. Bởi đời nhiều điều kỳ khôi như vậy mà tôi trở thành thầy bói...

Hỏi: Từ đâu mà chị thành thầy bói vậy?

Th.Vũ: Sau 75, đâu còn ai cho viết, xí nghiệp làm sao xin vào, điếm thì còn đó nhưng đâu ai cần học tiếng Mỹ. Chưa biết tính toán sao thì có thằng em hỏi: Chị Hai, chị học nghề bói không? Sực nghĩ thời buổi lúc đó không ai biết tương lai mình ra sao, chắc nghề thầy bói coi bộ trúng đó. Tôi bèn trả lời: Thì học chớ. Thế là nó lấy bộ bài ra dậy tôi. Tôi học cũng chăm chú nhưng thiệt tình không nhớ gì lắm. Ruột gan lúc nào cũng rối bời, nhớ gì nổi. Vậy mà “chó ngáp phải ruồi”, cái đám ở khu làng báo chí (Thủ Ðức) đó, toàn bọn thanh niên nam nữ thuộc loại lý luận nghiệp vụ, chúng tin tôi lắm. Ðứa nào cũng thắc mắc chuyện tình duyên, mình cứ “tâm lý” mà giải đáp, bọn chúng tin rần rần. May mắn gặp mấy đứa đầu mình đoán trúng sao đó, một đồn mười, mười đồn trăm. Mà tôi đâu có lấy tiền, đứa cho gạo, đứa cho bánh, đứa cho chuối, thế là cũng đủ ăn.

Các anh biết không, Nguyễn Ðình Toàn đó, hắn đi nói với người ta: “Cái mụ Thụy Vũ đó nó là phù thủy của tao”. Ðến lúc ông ta đi vượt biên, mới ghé lại nói: “Ê Thụy Vũ, bói tôi một quẻ coi”. Tôi bói rồi nói: “Nè, đi rồi về nghe! Ði hẹn tắc xi đi để nó đón về”. Rồi ông ta đi lúc 7 giờ, 11 giờ lò mò về, qua nhà tôi chửi: “Ráng mà chúc dữ nghe. Chúc dữ rồi có ngày...” Vậy là ông ta nói với người ta tôi là phù thủy, “khi nào nó nói tao đi được là được, nói không là không...” Còn Lê Thị Ý nữa. Lê Thị Ý hẹn chồng tiền người ta 3 cây vàng buổi tối để sáng hôm sau đi. Trước khi chồng tiền không biết nghĩ sao kêu xe ôm nhảy xuống nhà tôi hỏi: “Ê Thụy Vũ, mày dở quẻ tao coi”. Bày quân bài ra tôi hỏi: “Mày có làm ăn với ai phải không, đàn ông đó?” Nó nói thì có làm ăn, hùn hạp, chứ nó không nói nó vượt biên, nó vẫn giấu. Tôi hỏi: “Ngày mai mày hẹn trả tiền phải không? Mày trả tiền coi chừng bị lừa đó”. Mấy hôm sau nó chạy xuống nói: “Tao đỡ mất 3 cây vàng...” Nó mới kể chuyện mấy người kia vượt biên bị lừa. Nó đãi tôi chầu ăn. Ðến kỳ chót nó đi được, nó cũng xuống đòi bói. Tôi dở bài ra rồi nói: “Chắc kỳ này tao với mày xa nhau quá...” Ði thoát, nó gửi cho tôi 4 bộ bài theo đường bưu điện, có ghi mấy chữ: Phen này mày bói cho gãy tay luôn. Hồi đó năm 77, 78 gì đó, bọn nó tịch thu hết đâu có phát cho tôi. Lê Thị Ý là em của Vương Ðức Lệ đó.

Hỏi: Chị bói như vậy theo linh tính hay sao?

Th. Vũ: Không biết sao nữa. Làm như khi mình dở bài ra, nghe tiếng ai nói đâu đó rằng vậy vậy đó, rồi mình cứ thế nói theo. Rồi đôi khi cũng là mánh nữa. Lúc mới đầu, ngay sau vụ 75, có lần tôi đi với Sao Biển, với đứa bạn nữa. Ba đứa không có tiền, không có chi hết. Buổi trưa đói quá, thằng Sao Biển mới nói, nè tao chỉ mày vô cái nhà đó nghe, mày coi bói. Nó nói hết cái nhà đó có những ai, vợ chồng, con cái ra sao, đủ thứ... Rồi nó vô nhà đó trước, nói với người ta là có cái bà ở núi Tà Lơn xuống, bây giờ tôi rước vô cho chị coi. Thế là bà chủ nhà mời vô, cơm bưng nước rót. Xong tôi dở bài ra, nhớ những gì Sao Biển nói tôi nói lại, trúng quá, bà ấy khóc. Ngặt tôi ở núi Tà Lơn xuống nên không lấy tiền, bả đãi tụi tôi một chầu ăn quá xá là ăn. Vậy đó, năm 75, 76 đó tụi tôi đi dài dài, đói quá là kiếm ăn kiểu đó cho cả đám bạn bè. Nghĩ lại cũng kỳ kỳ nhưng mà vui.

Xe đi qua khu vực chợ Lộc Ninh, Thụy Vũ nói:

- Hồi đó (Trước 1975) Ba tôi có hiệu thuốc tây ở đây nè.

Hỏi: Trước đây ba chị là dược sĩ?

Th. Vũ: Ðâu có. Ba tôi có bằng gì kiểu như Trữ Dược đó. Ổng mở một tiệm thuốc tây nhỏ ngay khu chợ Lộc Ninh, thực tình để ổng nuôi cán bộ, trợ cấp tiền bạc cho Việt Cộng. Ổng là Cộng Sản mà. Ổng mê Cộng Sản lắm, nói nó lý tưởng. Ðâu dè sau này... Sau 75, ổng là cố vấn cho Hội Văn Nghệ gì đó. Mới “giải phóng” vô, tổ chức học tập, bọn chúng đến nói ba tôi: Anh không biết dậy con (Thụy Vũ). Con anh nói nhiều cái khó nghe quá. Ông già tôi nói: Tôi hãnh diện vì nó. Nó có lý tưởng nó, tôi có lý tưởng tôi. Ông ấy điệu lắm. Ổng mất hai mươi mấy năm rồi. Hồi mới kêu bằng “Quân Quản” đó thì ông ấy là cố vấn Hội Văn Nghệ ở Sài Gòn. Lúc đó có Bảo Ðịnh Giang. Hồi xưa Bảo Ðịnh Giang đánh xe ngựa cho ông già tôi. Một hôm ổng đến nhà Bảo Ðịnh Giang nói với anh gác cửa: Vào nói Bảo Ðịnh Giang có thằng đánh xe ngựa tới thăm. Thật đúng bây giờ đổi đời... Mấy anh biết cái nhà từ đường của nhà tôi ở Vĩnh Long không, trời ơi là một gia tài đó, bao nhiêu đồ cổ quí giá, vậy mà năm 75 ổng hiến tặng cho nhà nước. Bây giờ người ta vẫn nói nhà đó tiền tỷ tỷ mà con gái thì chăn dê, chăn bò khổ cực. Ðây nè, thằng con trai tôi nè, nó học xong đại học Anh ngữ rồi đó chứ, bây giờ về giúp mẹ chăn bò... Nhiều khi chơi với thú vật sướng hơn, nó không có phản bội mình...

Hỏi: Nhắc chuyện phản bội tôi mới nhớ có mang theo bản copy của tạp chí thơ (California) số mới nhất cho bà xem, trong có bài thơ của Tô Thùy Yên nè... Nghe nói khi ổng đi tù về không nhìn mặt chú con trai này phải không?

Th. Vũ: Ðúng mà cũng không đúng. Số là sau 13 năm đi tù, ổng về nhà, thằng Hạo này ở bên cô nó qua thăm, ông ấy tưởng con hàng xóm, ngồi một lúc ông ấy đuổi: Thôi đi về đi mày cho chú nghỉ. Nó cũng không thèm nói nó là con ai, bỏ đi về. Lát sau cô nó hỏi: Ủa, thằng Hạo mới đây đâu rồi? Ổng mới nói: Thằng đó là thằng Hạo hở? Lúc đó ổng mới kêu lên: Trời ơi tôi đuổi con tôi rồi. Thằng bé lúc qua gặp bố có chào nhưng lí nhí trong miệng ổng không nghe. Ðến chiều ổng đi kiếm... Lúc đó nhà ở Lê Quang Ðịnh đó. Tôi nghĩ đó cũng là cái điềm ổng không nhìn đứa nào hết.

Hỏi: Trông nó giống ông ấy quá đi chớ sao ổng không nhận ra kìa.

Th. Vũ: Mà điều nó không có hô phải không? Thằng này nó cũng đọc sách dữ lắm.

Hạo: Vậy mà ông ấy không nhận ra con.

Hỏi: Hồi đó chị có viết cái gì như “Hai chàng Thi Sĩ Họ Tô” phải không, Tô Kiều Ngân và Tô Thùy Yên?

Th. Vũ: Anh Ngân bây giờ đi chụp hình cho các văn nghệ sĩ, mà chụp loại hình để thờ. Ảnh nói: Bây giờ anh đi chụp hình thờ, em cho anh chụp một tấm để thờ. Tôi nói được rồi, nhưng phải chụp cho đủ năm ngón tay nghe. Ổng năm nay bảy mươi mấy rồi mà trông còn trẻ lắm, trẻ hơn ông Văn Quang. Hồi đó tôi vô phòng kiếm ông Tô Thùy Yên thấy ông Văn Quang mà đâu dám nói chuyện.

Hỏi: Hồi đó ông Văn Quang Trung Tá, ngậm ống vố trông oai lắm. Tôi ở phòng ông Nguyễn Ðạt Thịnh, nghe nói ông Tô Thùy Yên là thi sĩ nên tôi xin chuyển qua phòng đó. Ai ngờ ổng là thi sĩ mà quái gở quá phải không chị?

Th. Vũ: Hồi đó người ta nói ông ấy “Ðinh Thành Tiên”, tức là Ðiên Thành Tinh. Ðiên mà thành tinh thì kinh lắm, công nhận ông ấy điên điên thiệt...

Hỏi: Hồi đó tại sao chị viết?

Th. Vũ: Hồi đó tôi đi dậy học mấy cô điếm đó, khi về nhà gặp thằng An (Hồ Trường An) nó nói: Trời ơi, tôi nói thiệt với bà, tôi thấy bà nói chuyện được thì bà viết được. Tôi nói tao viết thì ai mà đọc. Nó nói riết tôi cũng hỏi ông Võ Phiến cho tôi viết thử, chuyện đầu tay là “Mèo Ðêm”. Ông Võ Phiến đọc xong khen: Cô có triển vọng lắm đó. Do đó tôi mới tà tà viết cho đến đứt phim mới nghỉ. Hồi đó tôi bắt đầu viết vào năm 28 tuổi, đến năm 33 tuổi thì lãnh cái giải gì đó của ông Thiệu, đó là lúc tôi đẻ thằng Khôi Hạo này, lúc đó 1970. Truyện trúng giải là chuyện kể về gia đình tôi, chuyện “Ðại Gia” còn viết dài dài được, nhưng sau đó tôi mất hứng, rồi lười quá, không viết tiếp.

Hỏi: Bây giờ vừa viết vừa chăn dê cũng được phải không chị?

Th. Vũ: Tôi thì bây giờ nửa thầy nửa thợ, đâu biết làm gì, nên mới bàn với thằng Hạo vay tiền nhà nước 10 triệu mua đại con dê về nuôi. Hồi đó tôi cũng bày đặt nuôi heo nhưng lỗ quá. Ông già tôi nói hoài: Thứ gì mà cỏ biến thành thịt thì lời, còn cám hóa thành thịt thì 5 ăn 5 thua, nhiều khi lỗ nặng. Nên hai mẹ con tôi bắt đầu nuôi dê. Chỉ cần con dê cái đẻ một con thôi, mà là dê cái nữa, là bán được mươi triệu đủ trả nhà nước rồi. Hai mẹ con gây chuồng dê cũng được mấy con rồi, ngặt kỳ mới rồi dịch chết mất nửa chuồng. Bây giờ các anh hùn mua dê chúng tôi nuôi cho rồi mình chia nhau mà sống. Thằng Hạo bây giờ biết thuốc phòng bệnh cho dê khá lắm, khỏi tốn tiền thuê chích thuốc, nó còn chích giúp người ta nữa. Mà nó làm thơ hay lắm đó. Bây giờ bà bạn của tôi nè thấy chúng tôi có ít đất, chịu khó làm ăn, coi mòi đất lành nên đã xúi ông Văn Quang mua lấy một mẫu cất nhà ở, mấy tuần nữa là làm xong nhà rồi đó.

Hỏi: Ủa, bà Ngân này không phải em chị hở? Coi còn trẻ quá mà.

Th. Vũ: Ừa, nó là bạn vong niên của tôi đó, còn kém tôi 15 tuổi lận. Hồi đó làm mai cho ông Văn Quang còn sợ ông ấy mắng vốn là giới thiệu trẻ nít., nó kém ông Văn Quang 19 tuổi lận...

Bà Ngân: Trời, chị em gì. Mỗi lần bà ấy lên nhà ông Văn Quang, buổi sáng tôi pha cà phê hầu hai ông bà. Tôi bưng cà phê ra: Ly này mời Bố, ly này mời Mẹ. Hai người hành tôi dữ quá. Sau này chết tôi sẽ thờ cả hai...

Hỏi: Chắc khi đó chị giới thiệu chị Ngân cũng là để trốn “nghĩa vụ quân sự” đối với ông Văn Quang?.

Th. Vũ: Nói thiệt với anh, nhiều người hỏi tôi rằng hồi lúc ông Tô Thùy Yên với bà chia tay sao bà không lấy chồng? Tôi trả lời rằng khi lấy ông Yên là coi như tôi lấy hết đàn ông trên thế giới này -đàn ông thế giới nghe chứ không phải chỉ đàn ông Việt Nam– Thế là đủ quá rồi, sợ quá rồi... Cũng như hồi ông Yên đi cải tạo, tôi ra thăm, nói lại các anh không tức cười thì thôi. Bước vô thì công an ngồi đầu bàn, tôi với ông ấy ngồi đối mặt. Tôi hỏi: Anh ơi, anh đi cải tạo mấy năm rồi? Ông ấy trả lời hơn bảy năm rồi. Tói nói: Ủa, sao mau dữ vậy. Thằng công an nó tức cười quá, người ta vợ con vô khóc bù lu bù loa, còn mình nói câu lãng xẹt. Ông Yên mới nói: Em ơi, xa mặt cách lòng! Tôi nói: Ðáng lý ra anh phải hỏi câu này nè: Em ơi, làm sao em nuôi nổi con? Còn xa mặt cách lòng hở, mai này anh về, trong giới giang hồ anh cứ hỏi cái con Thụy Vũ này nó có lăng nhăng bậy bạ không? Mà như vậy không phải tôi chung thủy với anh đâu nghe, mà chỉ vì tôi ngán đàn ông quá rồi. Nghe vậy ông ngồi mặt méo xẹo. Ông công an nín cười không nổi phải bước ra chỗ khác che miệng mà cười. Nghĩ cũng tội nghiệp, tới chừng lên xe mưa tầm tã, bà già ông ấy mới nghĩ đến con khóc khúc khít. Bà nắm tay tôi hỏi: Con ơi thế con hết thương thằng hai của má rồi hở. Tôi trả lời thôi để má thương thằng hai của má đi. Mà bà già ở quê lên nói tội nghiệp: Con ơi sao vợ con người ta khóc mà con cứ ngồi cười hoài vậy. Dù sao mày cũng ở với nó ba mặt con. Tôi trả lời: Ba mặt con cũng như không có đứa nào, ổng có coi như có đứa con nào đâu.

Hỏi: Hôm nay nghe chị kể chuyện ông Yên hơi kỹ?

Th. Vũ: Tôi nói thằng này (cậu con trai Khôi Hạo) giống gì thì giống chứ đừng có giống cái trăng hoa. Thời tôi lấy ông ấy, mỗi tuần lễ ông ấy có một mối tình, mà thứ đó là tình dục chứ không phải tình yêu đâu. Bữa nào mà ông ấy lăng xăng cầm tập giấy, hút gió, rồi sau khi tắm xong là thế nào cũng kể tôi nghe mối tình mới, rồi ông ấy tả người yêu của ông ấy làm sao làm sao. Một bữa ông ấy có cô bé đó, còn nhỏ lắm, ông ấy rủ đi ăn hủ tíu cá ở Hàm Nghi. Nhằm lúc tôi ghé tòa soạn, nên ông ấy nói chờ lát ra đó luôn. Hai người vào kêu 3 tô hủ tíu. Cô bé hỏi sao kêu đến 3 tô lận? Ông ấy nói thì kệ nó cứ kêu 3 tô. Chừng tôi bước vô, cô ta hoảng hồn đứng dậy chạy. Tôi nắm tay nó lại và nói: Em ơi, cứ ngồi đây đi. Ổng của chùa của miễu chứ không phải của chị đâu. Cứ yên chí ăn đi không có sao đâu, rồi chị đi chỗ khác cho em ăn với anh ấy. Rồi em chờ đó, mấy bữa nữa là lại gặp người khác nữa kìa... Cho nên tôi mãi mãi là người độc thân.

Hỏi: Nhưng đầu tiên làm sao mà chị với anh ấy gặp nhau?

Th. Vũ: Hồi đó tôi là độc giả của anh ấy. Tôi là cô giáo tỉnh lẻ, thích thơ của anh ấy, mới viết thơ qua lại. Tới chừng bữa bà Túy Hồng lấy ông Thanh Nam, tôi ngồi với bà Túy Hồng một bàn. Tôi với ông Yên thơ từ qua lại nhưng không biết mặt nhau. Ông Tô Kiều Ngân thì biết tôi là Nguyễn Băng Lĩnh, nên chạy tới hỏi Tô Thùy Yên: Mày biết Nguyễn Băng Lĩnh không. Ông Yên mới nói: Nó là độc giả của tao đó. Tô Kiều Ngân bèn dắt ông ta đến giới thiệu tôi: Ðó, Nguyễn Băng Lĩnh đó. Trời, vậy mà ông ta nói ngay: Trời ơi, anh kiếm em mấy lần trước khi cưới vợ (bà Diệu Bích)! Tôi mới nói: Bây giờ ông có vợ rồi thì ông im đi. Tôi với ông bạn bè củ nghệ củ gừng thôi. Vậy mà ông ấy theo tôi 3 năm liên tục, sáng, trưa, chiều, tối, ngồi đồng riết rồi mình cũng xiêu lòng.

Hỏi: Cuốn “Hôn Thụy” là do ông ấy đặt tựa?

Th. Vũ: Ông ấy đặt. Bọn nó cứ nói nghĩa là “Hôn Thụy Vũ”. Thực ra là ngủ cho chết luôn, tôi có người bà con một ngày ngủ 23 tiếng đồng hồ...

Hỏi: Mấy năm trước báo xuân Người Việt có đăng bài thơ “Ta Về” của Tô Thùy Yên, hay lắm. Ðọc rất cảm khái. Thế chị nghĩ sao chuyện người ta nói “Văn là người?”

Th. Vũ: Tôi thấy không phải vậy đâu. Cũng như mấy người trong Làng Báo Chí đó, họ nói tôi đọc tiểu thuyết của chị tưởng chị ghê gớm, dữ dằn lắm, ai ngờ chị hiền queo à. Tôi nói những người nào vô văn chương mà ghê gớm đó là vì trong đời sống hằng ngày người ta hiền quá, nên mới nhảy vô văn chương mà phá. Còn như chị V. đó, trong văn chương hiền queo à, nói toàn tình thương yêu, nhưng trong đời sống thì phá dữ. Tôi sống đời sống hiền lành quá, tình ái cũng hiền lành quá, vô đó quậy chơi... Cũng như ông Yên đó, nhìn trong văn chương giống như người hùng nghe, té ra ông ấy nhát như cáy. Hồi đó tôi cũng mê thơ ông ấy lắm. Có một lần ông ấy làm thơ xong đưa tôi coi, hỏi được không, tôi nói cũng đỡ đỡ, ông ấy chửi quá. Tôi nói đỡ đỡ là tôi an ủi ông ấy. Chứ tôi hỏi anh ông ấy làm một bài thơ cực khổ lắm, ông ấy làm rồi xé, tôi đổ mấy thùng rác ông ấy mới làm được một bài thơ. Gọi là ông ấy “trạm” thơ mới đúng, chứ đâu phải có hứng mà viết ra. Tôi nói “đỡ đỡ” là tốt lắm rồi đó. Ông ấy bảo cả nước nó ngả mũ chào tôi về thi ca mà bà nói vậy... Nhưng tôi nói ông trạm thơ riết đọc nó chán, hết linh, bởi ngày nào tôi cũng phải đọc tới đọc lui thì còn thấy hay gì nữa.


Ðỗ Tăng Bí

Nguoiviet Online
Chôm Chôm
#4 Posted : Sunday, December 12, 2004 8:56:35 AM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)



Tô Thùy Yên

LTS: Nhân dịp nhà thơ Tô Thùy Yên sẽ ra mắt tập
thơ mới nhất của ông “Thắp Tạ”, vào
hồi 2 giờ chiều ngày Thứ Bảy 21 - 11- 04,
tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu, nhật báo
Người Việt, chúng tôi xin đăng tải bài
viết của nhà văn Huy Phương, một
người bạn văn và đồng thời cùng
đơn vị sẽ cho người đọc
thấy phần nào chân dung của nhà thơ Tô Thùy Yên. Trân
trọng kính mời quý vị độc giả tham
dự buổi ra mắt đặc biệt với
sự hiện diện cảu nhà thơ Ðỗ Quý Toàn, nhà
văn Phan Nhật Nam, Hoàng Khởi Phong, Huy Phương,
Phạm Phú Minh...

Vào khoảng những năm cuối của thập niên
30 đâu thế kỷ hai mươi, Gò Vấp là một
quận lỵ thuộc tỉnh biên Gia Ðịnh,
tương đối hiền hòa, dân cư còn thưa
thớt. Hầu hết những khu nhà thuộc loài nhà
vườn, trước có sân gạch, vườn sau
trồng cây ăn trái. Ðây là một quận ven biên,
tiếp giáp với chiến khu An Phú Ðông, trên
đường xâm nhập của những người
trong thời kháng chiến chống Pháp, nên thanh niên Gò
Vấp cũng có lớp tù, lớp chết như
phần lớn thanh niên thời loạn của chúng ta.

Tô Thùy Yên tên thật là Ðinh Thành Tiên sinh năm 1938, nơi
vùng đất ấy, trong một gia đình đông anh em
gồm năm trai và năm gái mà ông là con cả. Gia
đình Tô Thùy Yên ở Gò Vấp thuộc loại
điền chủ có nhà máy xay lúa và biến chế
thực phẩm lâu đời, dấu tích để
lại là Quận Ðường Gò Vấp chính là ngôi nhà
của bên ngoại của ông. Nhưng đến
đời Tô Thùy Yên thì cảnh nhà đã sa sút, như ông
vẫn thường nói với bạn bè, thân phụ ông
thì con nhà giàu, mà ông lại chịu cảnh con nhà nghèo. Phái
phụ nữ thì cũng gồng gánh tiểu
thương, thân phụ ông đi làm công chức, là chuyên
viên phòng bào chế của Viện Pasteur, rồi sau đó
là phòng thí nghiệm của nhà thương Chợ
Rẫy, Sài Gòn. Tô Thùy Yên đã vào Trung Học Petrus Ký
với cái thời concours 100 người mới lấy 1
vì trường ốc không phát triển kịp với
đà gia tăng dân số, và vì loạn lạc chiến
tranh, dân lục tỉnh đã đổ lên Sài Gòn sinh
sống... Sau một trận thương hàn suýt chết,
ông nhập học trễ mất vài tháng nên phải
đổi trường sang Les Lauriers, và ông đã tốt
nghiệp trung học với cả hai chương trình
Việt Pháp. Thời gian sau đó, Tô Thùy Yên theo
đuổi một cách tài tử vài chứng chỉ
Văn Khoa Sài Gòn trong thời gian ông mặc áo lính.

Hầu hết thanh niên vào thời ông, ra trường
đều đi làm công chức hay dạy học như
một sinh kế, Tô Thùy Yên chưa có một ngày “sáng vác ô
đi tới vác về”, thảng có đi dạy học
thì cũng phất phơ một hai niên khóa ở Sài Gòn,
Bình Dương hay Rạch Giá.Từ những năm 1962,
Tô Thùy Yên đã tham gia nghề viết lách như một
“free lance”, ông đã làm báo Thế Kỷ 20 của GS
Nguyễn khắc Hoạch cùng với Trần Lê
Nguyễn, Lý Hoàng Phong và Ngọc Dũng, những
người đó bây giờ đều đã qua
đời. Và sau đó với Sáng Tạo của Mai
Thảo, với một trong những bài thơ bắt
đầu chuyển hướng đầu tiên mà
người ta vẫn còn nhớ là bài “Cánh đồng,
con ngựa, chuyến tàu”.

Khoảng thời gian 1972- 73, Tô Thùy Yên đã lập nhà
xuất bản “Kẻ Sĩ”, tuy đã xuất bản
hơn chục tác phẩm văn thơ, nhạc, nhưng
chính ông chưa có một tác phẩm ra đời. Ðó
cũng là một biệt lệ với một
người thơ nổi tiếng như ông. Mãi
đến năm 1995, khi sang Mỹ, bạn bè và
độc giả của Tô Thùy Yên mới giúp ông tìm
lại những bài thơ phiêu lạc và ấn hành
“Tuyển tập thơ Tô Thùy Yên”. Chín năm sau, tập
“Thắp Tạ”này mới lại được diện
kiến người yêu thơ.

Thế hệ của chúng tôi là thế hệ của
những người sống trong chiến tranh, thuở
nhỏ đã nghe bom đạn, thấy chuyện bố
ráp, nhìn cảnh bêu đầu giữa chợ “giặc
bố ráp chỉ điểm bao bố che mặt
đầu, bác bặt tin ngoài hải đảo, chú
mất xác nơi vàm sông”. Lớn lên làm chiến tranh “sao
chịu bịt mù hồn, chơi sinh tử quái
đản, Nam quân Bắc quân trời sai tru diệt
nhau?”. Thời gian tù đày, sang tới giai đoạn
lưu lạc bên trời cũng là những hậu
quả của chiến tranh: “Quê người lạ
chỗ gối đầu, lạ trăng sao, lạ
cả màu chiêm bao!” Tô Thùy Yên cũng không qua khỏi
những đoạn đường và những
đoạn trường ấy.

Cuối năm 1963, Tô Thùy Yên động viên vào khóa17
Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Ông vốn là
một người thông minh, cẩn trọng và xuất
sắc, điều đó chứng minh khi đang học
trung học, mọi học sinh đều phải theo
học chương trình “huấn luyện quân sự
học đường” (PMS), trong kỳ thi cuối khóa,
học sinh Ðinh Thành Tiên đã đổ thủ khoa
với cấp bậc chuẩn úy. Do vậy khi vào
Trường Thủ Ðức mọi sinh viên trong giai
đoạn I đều lãnh phụ cấp trung sĩ thì
ông đã ăn lương chuẩn úy. Những ngày
đầu ở trong quân đội, Tô Thùy Yên đã
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ba năm
trước khi thuyên chuyển về Cục Tâm Lý
Chiến. Thời gian đó, ông đã đi xuống nông
thôn Nam Bộ làm công tác biên tập, phóng sự cho Ðài Phát
Thanh Ba Xuyên và các công tác dân sự vụ. Ở Cục Tâm
Lý Chiến, Tô Thùy Yên có cơ hội đến với
các vùng đất xa xôi như vùng Ashau, A Lưới trong
các chuyến viếng thăm tiền đồn, hay, tuy
không phải là nhiệm vụ của ông, thích đi làm
phóng viên ngoài mặt trận. Trong quân đội, dù ở
đơn vị tham mưu hậu tuyến, ông cũng
đã thăng chức khá nhanh, chức vụ cuối cùng
của ông là thiếu tá trưởng phòng Văn Nghệ
Cục Tâm Lý Chiến.

Tháng 5-1975, cũng như tất cả kẻ sĩ
miền Nam, Tô Thùy Yên trói tay đi tù 10 năm qua các
trại Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Thanh Phong... Ra tù vì
tội danh sĩ quan miền Nam, Tô Thùy Yên lãnh thêm một
đoạn đời biệt giam tại miền Nam
với các tội danh phản động, gián
điệp ngoại quốc vì những bài thơ và
sự liên lạc của ông với các nhân vật văn
hóa ở nước ngoài. Trong trại biệt giam,
một đêm, ông đập vỡ tròng kính lão, làm vũ
khí phản kháng cắt động mạch tay trái của
ông, nhưng số ông chưa được chết
để hôm nay chúng ta lại được gặp
gỡ ông ở đây.

Ra tù, Tô Thùy Yên mới được biết các cơ
quan như Amnesty, Unesco, Human Right và cả những cá nhân
như phu nhân Tổng Thống Pháp Mitterand, Tổng
Thống Tiệp Khắc Havel đã can thiệp cho ông, và
Tô Thùy Yên trở thành hội viên danh dự của các trung
tâm Văn Bút Thụy Sĩ, Canada, Pháp, Ba Lan, Tiệp
Khắc mặc dầu chưa một ngày nào ông là hội
viên Văn Bút.

Tô Thùy Yên đến Hoa Kỳ vào cuối năm1993 do ông
bà Cung Tiến và Hội Văn Hóa Việt Nam ở
Minnesota bảo trợ và, ông và gia đình về
định cư tại Houston, Texas được ba
năm nay.

Tô Thùy Yên lập gia đình năm 1961 với cô Huỳnh
Diệu Bích, một giáo chức. Hai ông bà sinh hạ
được bốn người con, một mất
ở Việt Nam, còn ba, hai trai một gái đều thành
đạt, sinh sống ở Minnesota và Dallas. Mặc dù,
Tô Thùy Yên đã nói quả - là thơ của ông - thuộc
phần người đọc, còn phần cây thuộc
về tác giả, tôi cũng mạo muội và xin phép tác
giả đến gần để xem vóc dáng cái cây
đó, cái cây đã sinh ra trái tốt như thế nào, vì
tôi là người đang viết về tác giả.
Quả thật, cũng như nhiều nhà thơ thời
thượng khác, Tô Thùy Yên cũng chịu nổi truân
chuyên vì sự đào hoa - hay tài hoa - của ông. Ðã có
một thời gian ông có một cuộc tình với nhà
văn nữ Thụy Vũ mà đôi người viết
văn học sử đã nhầm đó là người
vợ chính thức của ông.
Ngoài ra từ khi gia đình
ông đến Hoa Kỳ, có một nữ độc
giả, một thiếu nữ trẻ trung và nhan sắc
và là người rất yêu thơ đã đến
với gia đình ông, như vừa là một
người em, một người trợ tá và cũng là
một người tri kỷ, mà ta đã thấy hình bóng
thấp thoáng trong thơ Tô Thùy Yên: “Giờ lai sinh làm cô gái
nhỏ dịu hiền, dắt tay gã mù mê qua gió cát”.
Nếu Tô Thùy Yên phu nhân, không phải là bà Huỳnh
Diệu Bích, người mà bạn bè thường
gọi đùa là Bồ Tát, thì có lẽ chúng ta không có
cơ hội được đọc những bài
“tuyệt thi” như hôm nay và để lại cho mai sau
chăng?

Người ta nói rằng thơ thời tiền
chiến không có sự hiện diện của lịch
sử trong thơ, ngày nay có những nhà thơ mang sứ
mệnh của kẻ sĩ, đem vào thơ mình dấu
vết của lịch sử, một thứ lịch
sử Việt Nam vô cũng khốc liệt, tan nát và
đau đớn. Thông điệp đó đã gởi
đến cho những người cùng thời và gởi
lại hậu thế và Tô Thùy Yên là một kẻ sĩ
như thế.

Luận về thơ không phải là mục đích
của bài viết này, một bài viết chỉ muốn
trình bày sơ lược chân dung của tác giả Tô Thùy
Yên, một người đã mang thân mệnh chung của
thế hệ chúng ta, gắn liền với các giai
đoạn của chiến tranh, cam chịu, thấu
hiểu, xông vào chiến tranh và cuối cùng là nhận
những hậu quả của nó.

Tháng 10- 2004

Huy Phương
Phượng Các
#5 Posted : Sunday, August 7, 2005 8:19:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nguyễn Thị Thụy Vũ Và Chuyện Về “Muỗng Nước Mắm”

Jennifer Tran

Nhưng câu chuyện về một Deep South của Quentin không chấm dứt với chiến tranh. Đại tá Sutpen về nhà, [Quentin] nói, để thấy rằng vợ đã chết, con trai, một kẻ trốn chạy, những nô lệ của ông phân tán (họ bỏ chạy trước khi được giải phóng bởi quân đội Union), và hầu hết đất đai của ông bị trưng thu do nợ nần. (Malcolm Cowley giới thiệu William Faulkner, trong The Portable Faulkner, nhà xb The Viking Press New York)

“Tại sao anh thù ghét Miền Nam?”, Shreve McCannon hỏi, sau khi nghe xong câu chuyện - “Tôi không thù Miền Nam”, Quentin trả lời liền lập tức. “Tôi không thù Miền Nam,” anh lập lại, như thể nói với tác giả, và với chính mình. Tôi không thù .... Tôi không. Tôi không thù! Tôi không thù!
William Faulkner. Asalom, Asalom! (1936)

Trong số những truyện ngắn của Thụy Vũ, có một, ít được nhắc tới, nhưng có lẽ đây là truyện ngắn hay nhất của bà, cho thấy cái mạch ngầm của ‘dòng văn học miền nam’: thiên về tâm linh, và nó ‘nhập thế’ qua hình ảnh của một đạo gia hơn là của một nhà văn. Đây là điểm thật khác biệt giữa hai dòng văn chương, một mang “chiến đấu tính”, và một tuân theo sức mạnh vô hình, của điều được gọi là “thiên tài của nơi chốn”, hay của Thần Đất (genius loci, the spirit or guardian deity of the place).

Đó là câu chuyện về một người đàn bà, hình như một ‘Chị Hai’ trong một gia đình miền nam. Chị Hai nhiều khi không hẳn là một ruột thịt trong gia đình, mà chỉ là một người làm công lâu đời, Jennifer tôi không khỏi liên tưởng tới người vú da đen, trong Âm Thanh và Cuồng Nộ của William Faulkner: những con người gìn giữ lương tâm của cả một miền đất. Malcolm Cowley viết về những nhân vật của Faulner: dù anh hùng, hay tiểu nhân, họ có một cảm quan kỳ cục: nhẫn nhục với số mệnh của mình (They... carry, whether heroes or vilains, a curious sense of submission to their fate).

Bà Chị Hai của Thụy Vũ, suốt đời ăn chay niệm Phật, tới phút hấp hối, bỗng muốn được hưởng mùi trần: hãy cho tôi nếm thử một muỗng nước mắm! Thế là có người thì giẫy nẩy, đây là Quỉ ám, cản trở không cho bước vào cõi Phật. Họ viện dẫn, ngay cả Đức Phật trước khi đắc đạo, trước nhìn ra ý nghĩa đau khổ của cõi đời sinh tử lão bịnh, và tìm ra được giải thoát ra khỏi vòng luân hồi, cũng đã từng bị Quỉ ám ảnh. Có người gật gù, phải thực hiện ao ước cuối cùng của một linh hồn trước khi lìa đời....

Tôi không nhớ Thụy Vũ đã ‘quyết định’ ra sao, về nhân vật của mình, “chấp nhận luân hồi, anh bước vô”, hay là...

Theo tôi, câu chuyện muỗng nước mắm của Thụy Vũ nằm trong dòng văn chương “tâm linh”, như một “Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp” của Hồ Hữu Tường. Hay một “Cửa Tùng Đôi Cánh Gài”, của Nhất Hạnh. (1)

Ở hải ngoại, chúng ta thấy không khí tâm linh này thấp thoáng ở một số tác giả như Miêng, Phạm Hải Anh...

“Hãy nói về Miền Nam”, một người bạn học ở chung phòng tại Harvard nói với Quentin. Một tay người Canada tên là Shreve McCannon vốn tò mò về một vùng đất chẳng ai biết (unknown) vượt bên ngoài Ohio. “Nó ra sao”, anh ta hỏi. “Người ta làm gì ở đó? Tại sao người ta sống ở đó. Tại sao người ta sống, vậy đó?”

Nỗi băn khoăn về một miền đất quá bên kia dẫy Trường Sơn, có thời được coi là Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân, nhưng bắt đầu trở thành “unknown”, không phải với một người Canada, mà là với chính mình, đó là ám ảnh viết, mở ra Khung Rêu, của Thụy Vũ:

“Từ hồi nhỏ, tôi phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên: sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở Miền Nam. Nguyên nhân chính của sự suy sụp này thì ai cũng biết: chiến tranh... Khi khởi công viết quyển truyện này, tôi đặt trước cho mình một chủ định: ghi lại cái ám ảnh từ thuở nhỏ dại đó của tôi, trong ước vọng, một lần nữa, giải tỏa nó cho xong”.

Khung Rêu, tác phẩm được giải nhì văn học toàn quốc (1970) làm độc giả say mê Faulkner nhận ra trang trại nho nhỏ có tên là Sutpen’s Hundred, lọt thỏm trong Thiên Đàng Giả Tưởng: Xứ Yoknapatawpha (The Yoknapatawpha Country) của ông. Khung Rêu, qua tóm tắt của Vương Trùng Dương, trong bài viết Nguyễn Thị Thụy Vũ Giữa Dòng Đời Nghiệt Ngã: “Bối cảnh câu chuyện xoay quanh gia đình ông Phủ, điền chủ, quan lại, giai đoạn về hưu. Nhìn bên ngoài gia đình giầu sang nhưng bên trong từ ông Phủ đến con cái chẳng ra gì, con trai có đứa thì chơi bời trụy lạc, đứa thì dốt nát, con gái có đứa lăng loàn, đứa thì thất tình hóa điên, đứa thì ái nam ái nữ. Ông Phủ lắm vợ nhưng đầu óc đầy nhục dục, hãm hiếp người làm trong nhà tuổi bằng con cái... tạo ra thảm kịch, băng hoại của gia đình đến thời suy sụp.”

Như trên cho thấy, Thụy Vũ đổ cho chiến tranh gây nên sự suy sụp. Nhưng Faulkner nhìn xa hơn, ông cho rằng sự suy tàn của Miền Nam, là do chính những con người của nó. Như Malcolm Cowley chỉ ra: Miền Nam Sâu Thẳm được cai trị bởi những điền chủ, một số là quí tộc như bộ lạc Satoris, trong khi một số khác, là dân ở đâu mới tới, như Colonel Sutpen. Cả hai đều cùng chung một mục đích: xây dựng một trật tự xã hội lâu dài, trên một vùng đất họ cướp được từ những người thổ dân da đỏ. Đầu óc thẳng băng, sống theo một qui luật nhất định (fixe code), nhưng “sâu thẳm” ở trong họ, là một ám ảnh tội lỗi, ở trong cách sống của họ, ở trong mơ ước tạo lập thiên đường hạ giới của họ (but there was also an inherent guilt in their “design”, their way of life); và chính chế độ nô lệ mà họ bắt dân da đen phải chịu đựng, đã gieo vào mảnh đất một lời nguyền, và từ đó, là Cuộc Nội Chiến. Như trong thư của Faulkner viết cho Cowley, đám con cháu của Sutpen đã coi ông như là một thứ rác ruởi, đồ trôi sông lạc chợ (trash, originless), nhưng lại cảm thấy được an ủi, bởi sự kiện: rằng một người như Sutpen, giấc mơ của họ mới cao vời vợi làm sao, nhưng lại [chỉ có] sức mạnh, và sự dẻo dai, để thất bại một cách thật là cao cả (the fact that a man like Sutpen ‘could only have dreamed so high but have had the force and strength to have failed so grandly.’) Do đó, không phải do tính tình, mà chính là do số mệnh, mà Sutpen trở thành một nhân vật mang tính biểu tượng của Miền Nam.

Faulkner thường được coi như là một “ông già nhà quê”, với độc giả người Mỹ. Và không phải nước Mỹ, mà là thế giới, đặc biệt là nước Pháp, đã “khám phá” ra ông. Nếu trí nhớ không phản lại người viết, khi ông được Nobel văn chương, tờ NY Times, trong một bài báo đã “cảnh cáo” độc giả nước ngoài: đừng nghĩ rằng ở Mỹ, nơi nào cũng có những thảm kịch loạn luân, thù hận da đen, như trong tiểu thuyết của Faulkner mô tả.

Cuộc Nội Chiến, kết quả của nó, là một nước Mỹ hùng cường ngày nay. Liệu một khi người Mỹ nhẩy vào Miền Nam Việt Nam, họ có mơ tưởng một lập lại lịch sử của chính họ, tại một vùng đất “unknown” nơi đầm lầy nhiệt đới Việt Nam? Và họ đã thất bại một cách thật là cao cả?

Trên đây chỉ là một “giả tưởng”, của người viết bài này, nhưng trên thực tế, với tác giả Thụy Vũ, nó là một hy vọng thực sự, nếu chúng ta để ý đến hoàn cảnh gia đình của bà, theo Vương Trùng Dương, qua bài viết đã dẫn ở trên: “Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. Nhà văn sống giữa lằn ranh Quốc-Cộng trong gia đình. Vì sống giữa lằn ranh đó, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã gánh chịu bao điều ngộ nhận về khuynh hướng chính trị... thân phụ là nhà thơ Mặc Khải, tác giả Phấn Nội Hương Đồng. Mặc Khải nằm vùng, hoạt động cho Cộng Sản...” Nếu Thụy Vũ cho rằng chiến tranh là duyên do của suy sụp, nhưng bởi vì “sống giữa lằn ranh”, bà cũng còn tin tưởng, chiến tranh dưới dạng giải phóng, là khởi đầu một hưng thịnh của nó.

Jennifer Tran

Chú thích:
(1) Jennifer tôi xin tóm tắt sơ qua, cái nghiệp của một con thằn lằn. Tác giả của nó, Hồ Hữu Tường, theo người viết, cũng là một thứ đạo gia, xuống núi hành hiệp, qua những vai trò: hiệp sĩ, khi chấp nhận triết lý hành động của một Đệ Tam, nhà văn, khi viết Phi Lạc, thiền sư, trong Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình, và sau cùng, một người dân Miền Nam, như tất cả mọi người, sau 1975.

Câu chuyện Con Thằn Lằn mở ra tại một ngôi chùa hẻo lánh, tại một miền đất xa xôi. Bữa đó, có hai người khách lãng du tình cờ ghé qua. Đúng vào ngày cuối cùng, trước khi quyết định lên giàn hỏa tự thiêu của vị sư trụ trì. Nhân câu chuyện cùng khách, vị sư cho biết, ông đã tụng đủ mấy ngàn lần một bộ kinh, và theo như truyền thuyết, sau khi tụng xong lần cuối cùng vào tối nay, ông sẽ lên giàn hỏa, tự thiêu, và sẽ thành... Phật. Hai ông khách, khi về phòng riêng, nói chuyện với nhau, cho rằng nhà sư đã hiểu lầm ý nghĩa của bộ kinh, hơn nữa còn hiểu sai Phật Giáo, vốn cấm con người tự huỷ mình. Không ngờ khi họ nói chuyện, con thằn lằn trong chùa đã nghe được. Đây là một con thằn lằn đã tu nhiều đời, hiểu được tiếng người. Và nó cũng đã tin tưởng như nhà sư, và cũng tính theo ông lên giàn hoả, sau khi nghe ông tụng xong lần cuối bộ kinh. Thế là con thằn lằn cố tìm cách cứu mình, và cứu vị sư. Bằng cách uống dầu đèn, nó làm cho vị sư không làm sao tụng xong lần thứ... chót của bộ kinh, để lên giàn hoả tự thiêu. Vị sư sau cùng khám phá ra, và tiện tay cầm vồ tụng kinh, ông đập chết con thằn lằn, rồi tụng tiếp, và tự thiêu. Hồn cả hai lên gặp Phật. Phật quở vị sư, tu mà còn đủ sân si, lại còn thêm tội sát sinh, bắt trở lại làm người, tu tiếp. Còn con thằn lằn, Phật giải thích, tuy đã ngộ ra được một phần chân lý, nhưng phương tiện “nuốt dầu” như thế là còn có tính “bạo động”, ép buộc, và “ngẫu nhiên”. Phật cho phép con thằn lằn được tự chọn nghiệp, trước khi đầu thai. Như người viết còn nhớ, truyện lần đầu chấm dứt ở đây, nhưng sau đó (trên tờ Văn ở Sài Gòn, sau 1954, trước 1975), tác giả viết thêm, cho con thằn lằn đầu thai, làm một nhà văn hóa.

Liệu có thể coi Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, là một tiếp nối Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp? Đây là câu chuyện một vị sư trẻ xuống núi hành hiệp, mang theo một cây gươm, và một cái kiếng chiếu yêu. Nhờ kiếng chiếu yêu, chàng dũng sĩ trong chiếc áo thầy tu đã dùng cây kiếm trừ khử được rất nhiều yêu quái đội lốt người... nhưng dần dần, anh ít sử dụng tới kính chiếu yêu, và do đó, cũng ít phải có dịp rút kiếm ra khỏi vỏ, như thể thiên hạ đã hết cả yêu quái!... Rồi tới một ngày kia, nhớ thầy, nhớ chùa, anh trở lại. Cửa chùa ngày anh còn, thường luôn luôn mở rộng, sao nay khép lại, trước anh? Buồn rầu, anh ngồi bên con suối xưa, thấy bóng mình trên dòng nước: một con người mệt mỏi, chán chường... Anh tự dưng có ý định soi một lần bóng mình, trên kiếng chiếu yêu... và rụng rời thấy, một con quỉ trên mặt suối giận dữ nhe nanh...

Jennifer tôi không hiểu Hồ Hữu Tường đã từng đọc Nhất Hạnh, và Cửa Tùng...?

9/8/2000

ngodong
#6 Posted : Monday, October 27, 2008 12:23:49 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Lòng Trần

Nguyễn thị Thụy Vũ

Con đê dài rộng,hai bên trồng dừa Tân Quan cao hơn đầu người thẳng hàng, đều khoảng. Những quày dừa màu hỏa hoàng oằn trái. Bóng dừa chìm dưới đáy nước của hai đầm sen - bên trái đầm sen trắng, còn bên phải đầm sen hồng. Từ con đê đi vào khoảng ba trăm thước, một ngôi chùa nằm im lìm giữa hai hàng dương.

Chùa này vì ít thiện nam tín nữ lui tới nên càng thêm vẻ đìu hiu, lạnh ngắt. Từ đường cái nhìn vào, ít khi người ta nhìn thắy bóng dáng những nhà tu. Chỉ nhìn thắy chiếc tháp cao trơ vơ với rêu bám nham nhở và vài viên gạch mục rớt ra lở lói. Mái chùa thấp ẩm ướt và bóng tối đặc quánh. tiếng kêu vo ve của đám muỗi đói lẫn tiếng chí chóe của đàn chuột dưới những bàn thờ và tiếng vỗ cánh của đàn dơi hoang. Cao hứng chúng bài tiết bừa bãi không vị nể các ông Phật đang ngồi trang nghiêm nhìn ánh đèn chong leo lét. Bình hoa huệ sắp tàn, chỉ còn vài búp gắng gượng trên chót nhánh. Những cánh trắng héo hắt rớt tả tơi trên bàn thờ không mấy ai buồn dọn quét chăm sóc.

Lâu lắm, người ta mới thấy bóng một sư nữ gầy gò xanh xao ngoài năm mươi tuổi ngồi bên hông chùa, uể oải cầm chiếc dao cùn chặt những cành dương khô rớt trên nền đấ và bó thành từng bó nhỏ. Ni cô ngồi dưới bóng nắng loang lổ đỏ, khoác chiếc áo cà sa màu cà. Hình như bà cố tìm vài mảnh nắng rớt nhiều nhất trên nền đất để hóng nắng. Giữa màu lá xanh bao quanh da mặt, bà càng thêm nhợt nhạt. Ðôi mắt trũng sâu nhiều, tròng trắng nhìn bâng quơ khi cánh tay gầy guộc khô khan của bà đưa chiếc dao chành lên xuống vài lượt, và giọng ho húng hắng được đè nén làm bà run rẩy.

Bà đã đến tu ngôi chùa này hồi hai gò má còn hồng và nụ cười tươi sáng ẩn một chút ngổ ngáo. Nay hàm răng trắng xa xưa đã rụng mất vài ba cái và đóng bợn vàng ối.

Ông yết ma vốn người bán nam bán nữ, cao to mập trắng hếu và có đôi mắt lém lỉnh. Hình như ông yết ma này gọi ni cô bằng dì họ. Ông này cùng theo bà đến chùa hồi mười tuổi và bây giờ ông đã quá ba mươi. Ông có tật lãng tai, mỗi khi ni cô nói với ông điều gì, bà phải lấy tàn hơi gào thét. Ông cứ vểnh tai ra, nét mặt ngơ ngác như người đi lạc vào một thế giới xa lạ thiếu âm thanh. Ni cô mỗi lần muốn đàm đạo với ông cháu quí phải nặng hơi mỏi cổ nên bà lười biếng ít muốn nói chuyện với ông ta lâu. Ngoài hai người, còn có một chú tiểu đầu để chởm với thẻo tóc dài vắt qua vành tai. Chú tiểu này vừa giúp đỡ ni cô như một tiểu đồng, vừa làm thông ngôn khi ni cô muốn nói chuyện dài với ông yết ma. Chú tiểu có vẻ nhẫn nhục và cam chịu. Chú sống thui thủi giữa hai người lớn, mỗi người có một thế giới bưng bít. Họ chỉ hợp nhau vào những buổi tụng niệm, còn ngoài những giờ lo cho Ðầng Từ Bi, họ mỗi người mỗi việc tưởng chừng như sự hiện diện của nhau thật là mờ nhạt thừa thải. Chú tiểu lo phần cơm nước. Những bữa cơm dọn với rau muối mè, tương hột đơn sơ, chú tiểu có thể quán xuyến chu tất. Mỗi buổi sáng, chú ra sau chùa bứt những đọt mùng tơi, hái những bông mướp vàng ối còn thơm mật, nhổ vài nắm rau đáng mọc dọc mé đê đem vào luộc. Ông yết ma ngoài mấy buổi tụng kinh, gõ mõ, còn có bổn phận vun quét rườn rau, cưng dưỡng mấy dây bầu và giàn mướp sai trái. Cái quá khứ không tì vết của ông yết ma - ông sống xa người trần tục không tiếp nhận cuộc sống đầy rẫy bon chen - khiến ông chỉ hiểu cuộc đời lờ mờ ngoài mái chùa. Cơm rau mỗi ngày hai bữa, ông làm việc hùng hục ngoài vườn rau và ngủ li bì vào những giờ rảnh rỗi. Những giấc ngủ êm đềm khoan khoái nuôi dưỡng thân xác ông mỗi ngày một to béo đẫy đà. Vẻ mặt ông cười cợt dễ dãi và phẳng phiu như tâm hồn ông. Ði tu từ lúc còn bé, ông sống kham khổ cũng đã quen. Ông cảm thấy yên phận để dọn mình mai sau về với Phật Tổ, dẫu làm con chuột uống dầu tại chùa Tây Phương cũng cam. Ðầu óc ông tiêm nhiễm giáo lý một cách lờ mờ, cuộc sống trong kinh kệ chưa in rõ vào đầu óc ông. Ông còn mơ ước gì hơn; vả lại, ông không có thì giờ để nghỉ ngơi suy ngẫm gì ngoài những thủ tục đọc kinh trồng rau. Công việc nhà chùa chiếm hết ngày tháng. Ông dạy chú tiểu học kinh và cách tụng kinh. Chú ấy cũng là người để cho ông ta tâm sự về sự tiến triển của mấy dây bầu, của nụ hoa mướp có mòi thành quả. Chỉ có vậy thôi, thế mà ông ta sống lây lất hơn hai mươi năm qua đến không ngờ. Ngày đó, ông theo ni cô Diệu Tâm đến ngôi chùa này giữ vai trò một tiểu đồng, Lúc đó còn sư cụ và ni cô thì mới ngoài ba mươi tuổi, dung nhan còn mặn mòi sắc lẽm. Ðến khi sư cụ qua đời và được mai táng trong cái tháp trước sân chùa, ni cô Diệu Tâm mới lo quán xuyến ngôi chùa này.

Những ngày rằm hoặc những ngày lễ Phật, chỉ vài ba thiện nam tín nữ đến dâng hương vội vã. Hình như họ nghĩ rằng chùa nào đông đúc tấp nập, Phật Trời mới có mặt thường xuyên. Chớ chỗ buồn bã như vầy, chắc Phât Trời cũng lười lui tới. Ông yết ma cảm thấy phơi phới trong cuộc sống trống vắng quạnh hiu. Những lúc đám khách thập phương này chiếu cố chùa, ông có cảm tưởng như họ đến quấy rầy sự yên tĩnh của ông. Nhưng ông phải giữ đúng quy luật nhà chùa là cửa thiền lúc nào cũng mở rộng. Ông biết lán mán về quá khứ của ni cô ngày xưa lúc bà mới hai mươi tuổi, bà là vợ kế của nhà phú hộ trong làng Ðạo Ngạn thuộc tỉnh Mỹ Tho. Ruộng vườn của bà cò bay thẳng cánh. Thủa đó, tất cả phụ nữ miền Nam chưa hề trang điểm, thế mà bà đã biết dùng phấn nụ do các công chúa của triều đình Huế sai tì nữ đem bán. Trước khi đánh phấn, bà dùng chỉ đánh cho săn lại rồi lăn lên da, nhổ sạch những sợi lông măng để cho da mặt tiếp nhận phấn dễ dàng. Ðoạn bà dùng phấn nụ bôi lên mặt, lấy giấy hồng đơn thấm nước đắp lên mặt má. Bà nhai trầu cho đôi môi nhuộm đỏ.

Thật ra bà vốn là đào hát bộ, tên Năm Thàng. Ông phú hộ có tính phong lưu tao nhã. Ðòi ông chỉ có việc lấy hát xướng làm tiêu khiển. Bất kỳ gánh hát nào có bà, ông cũng ngồi ghe bầu theo coi cho bằng được. Ngồi ghế thượng hạng để cầm chầu, ông say sưa chiêm ngưỡng tấm nhan sắc chim sa cá lặn của bà trong vai Phàn Lê Huê, Hồ Nguyệt Cô, hoặc Lưu Kim Ðính. Người bạn theo hầu kiêm luôn anh đầu bếp giỏi, và tối đến, được theo chủ xem hát. Người phu trạo đã bắt đầu ghiền cuộc sống rày đây mai đó. Cũng bao nhiêu tuồng hát đó mà nhà phú hộ nọ vẫn coi hoài không chán mắt. Ðối với ông, cô Năm Thằng từ cánh gà tuông ra làm đổi mới cả sân khấu.

Hai năm xuôi ngược mỏi mê, ông cố gắng điều đình với ông bầu gánh chuộc cô Năm Thằng bằng mười mẫu đất, đem về làm vợ kế. Muốn thoát khỏi cảnh đời rày đây mai đó, cô Năm Thằng bằng lòng fới ngôi vợ thứ hai do sự đồng ý cưới hỏi rỡ ràng của bà phú hộ. Cuộc sống huyên náo bỗng dừng lại làm cô Năm ngỡ ngàng xa lạ. Sự giàu sang và chiều đãi, nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa của chồng không bao lâu làm cô thêm nhớ lại cuộc đời sống cũ. Cô nhớ sân khấu, nhớ đòi sống lang thang trên những chiếc nghe chài xê dịch từ làng này sang tỉnh khác. Cuộc sống tập thể tuy quấy nhiễu cô thường xuyên, nhưng đem lại cho tâm hồn cô những đổi mới. Cô say những vai trò nữ tướng, công chúa, bà hoàng... để bôi xóa tạm bợ trong vài tiếng đồng hồ đời sống nghèo đói cơ cực của mình. Một cô đào hát tên tuổi chưa được mấy mà đã làm bà phú hộ, có kẻ hầu người hạ. Thế mà cảnh giàu có vẫn không quyến rũ được cô lâu, không đủ quyền lực làm cô quên hẳn quá khứ.



Ni cô Diệu Tâm trở mình thức giấc. Bà lần mò ra chánh điện để kịp gác công phu. Trong im vắng hoàn toàn, ni cô nghe rõ tiếng chuột bọ chạy rột rẹt và tiếng thằn lằn trên kèo nhà chắc lưỡi. Bên ngoài, ếch nhái dưới ao con trổi giọng uênh oang át cả tiếng dế trong bụi ô rô nhọn oắt. Ni cô bước ngang phòng ông yết ma. Tếng ngáy từ trong buồng vọng ra ào ạt, đều đặn. Bỗng giọng mớ ú ớ vang lên:

- Ê ! mấy thằng chăn trâu, bây bẻ trộm bầu của người ta hả ? Bớ Phật Kim Cang, Phật La Hán vặn họng nó cho rồi. Bớ Hộ Pháp.

Ni cô mỉm cười, bỏ xuống nhà sau rửa mặt. Nước mưa chứa trong hàng mái đầm sau hậu liêu mát lạnh lôi bà ra khỏi cơn ngầy ngật buồn ngủ. Bà trở lên chánh điện vặn to ngọn đèn và thành kính cầm dùi dộng vào cái đỉnh đồng chung. Tiếng chuông ngân dài như réo gọi ông yết ma ngủ muộn và nhắc cho chú tiểu đén lúc tụng kinh công phu. Sau đó, từ lò cạo heo, tiếng heo bị thọc huyết eng éc bên kia sông, cách chùa hơn năm trăm thước. Tiếng kêu cứu thê thảm của mấy con heo vắn số nối đuôi tiếng công phu. Phía sau chùa là lò rèn. Tiếng nổ lách tách của đám than vừa rực cháy nghe rất vui tai. Hai ống bể khò khè như tiếng ngáy ngủ của loài trâu nước.

Chú tiểu dụi mắt đi ra đỡ lấy dùi chuông thay cho ni cô. Bà ngồi âm thầm giữa chánh điện hai bàn tay gầy lần tràng chuỗi hạt hổ phách, ni cô tụng hết tuần kinh lui vào trai phòng bên tách trà nhạt còn bốc khói. Bà ôn lại ngày bà còn là một cô đào chánh đã làm say mê giết bao nhiêu vương tôn công tử. Ông phú hộ Thọ đã chia gần nửa số gia sản của ông để đổi cô. Rồi cô bỏ sân khấu về sống trong một ngôi nhà nền đúc cao tới ngực có hàng chục người hầu hạ. Mỗi lần cô giam mình sốt mẩy, thầy lang được rước về tận nhà và ở lại đó cho đến khi cô khỏi hẳn. Cô mê món ếch bắc thảo chưng đường phèn. Người tớ gái đem cục mỡ gần thận ếch để vào một cái thố vẽ bát tiên và cho đường phèn vào, chưng cách thủy. Cục mỡ ếch nở to bằng cái chén trong như pha lê, thơm ngọt ngào rồi đặt chiếc thố sứ vào cái mâm bằng gỗ quí. Trong lúc cô dùng ếch bắc thảo, hai đứa con gái đứng hầu quạt hai bên. Cuộc sống lắm kẻ nuông người chiều đó níu kéo cô được vài ba tháng. Một hôm đoàn hát Cẩm Ðuờng Ban có dịp trở lại làng Ðạo Ngạn, cô Năm Thàng cảm thấy có cái gì xót xa ray rức không yên thúc dục cô, nhứt là khi tiếng chiêng trống và tiếng phèn la nổi lên ing ỏi ở đầu đình. Cô Năm bồn chồn không thể tả, thế rồi đêm hôm sau đó, lúc ông phú hộ yên giấc cô lần mò bỏ trốn theo đoàn hát và tiếp tục nghiệp dĩ. Phải chăng cô muốn thay đổi cái không khí nhờn nhợt âm thầm trôi nổi bên cạnh ông chồng chỉ có lòng sủng ái, nhưng tình yêu cô cho ông còn lờ mờ chưa thắng nổi tiếng trống chầu.

Khi ông phú hộ biết cô đã trốn về đoàn hát, lập tức ông xuống ghe bầu cùng với người phu trạo đi theo. Cuộc săn đuổi gian nan không làm ông thất vọng. Ông tin tưởng sự đi theo vừa giúp ông tiêu dao ngày tháng, vừa có dịp săn sóc cô và mong rằng ngày nào đó, cô Năm sẽ hồi tâm quay trở về. Mãi cho tới ba năm sau, ông vẫn vừa đi theo cô Năm Thàng vừa tập soạn tuồng hát. Ông đã gởi gấm tâm sự, tình ý vào bản Hát Nam, Hát Khách và Hát Văn. Ông để hết tâm trí vào các tác phẩm thai nghén suốt mấy năm liền và sau đó được đưa lên sân khấu để cho cô Năm thủ diễn. Kỳ lạ, sau khi diễn xong tuồng hát của chồng, cô Năm Thàng ôm ông phú hộ Thọ khóc hu hu rồi cởi áo mũ giáp trả lại sân khấu và hai vợ chồng đưa nhau về chốn cũ sống lại cuộc đời cố định. Cô Năm mới tìm thấy tình yêu muộn màng nhưng có một sức mạnh lôi cô ra khỏi ánh đèn sân khấu vĩnh viễn, bỏ hẳn cuộc sống nay miếu này mốt đình nọ. Chỉ một năm sau, cô sanh được một đứa con trai kháu khỉnh. Ðứa con trai đó nối dõi tông đường của ông phú hộ trong khi bấy lâu nay ông cứ ngỡ là mình tuyệt tự. Ông mừng đến sa nước mắt khi đứa con trai độc nhất của ông càng lớn càng giống những nét thanh tú trên gương mặt của ông và cô Năm.

Ông phú hộ toan tính biết bao nhiêu về dự định tương lai cho đứa bé. Nhưng ông đột nhiên chết bất thần vì một tiếng sét long trời sẹt vào nhà làm đổ cả tủ kiếng và giết ông nhanh chóng. Cái chết tức tửi đó làm cho dân làng xầm xì bàn tán là ông ăn ở thiếu phúc đức nên trời sai Thiên Lôi xuống giết gấp rút như vậy.

Từ đó, cô Năm đoạn tuyệt cuộc đời cũ ngay trong ý nghĩ và tận tụy chăm sóc đúa con để đền ơn đáp nghĩa với người vừa là tri kỷ vừa là bạn chung tình đã cho cô một niềm tin yêu bao la. Nhất định cô chẳng đời nào cho con cô nối nghiệp cô. Cuộc đời hát xướng bị người đời cho là vô loại. Cô cũng chẳng mơ con cô giàu có như cha nó chỉ ước ao sau này nó sẽ có nhiều bằng cấp học hành đỗ đạt. Cô ẩn nhẫn sống nuôi con, mặc dầu lúc ông phú hộ vừa mới chết, còn biết bao nhiêu người gấm ghé được lấy cô, nhưng cô quyết không buồn ngó đến họ.

Ðến ngày giỗ chồng, đợi vào lúc nửa đêm, cô Năm Thàng hóa trang, mặc áo giáp đóng vai Ðoàn Hồng Ngọc oai phong lẫm liệt cầm dao múa trước bàn thờ làm như ông phú hộ đang ngồi trên ấy thưởng thức tài nghệ siêu phàm của cô. Ðường đao bay vun vút quấn lấy người cô. Trong im vắng, cô cất tiếng hát nho nhỏ những bài hát trong những vai tuồng mà ngày xưa ông phú hộ đã dày công biên soạn. Sau những đường đao bay như rồng lộn, cô Năm đúng thẳng người nhìn đăm đăm lên bức ảnh ông phú hộ và hai hàng nước mắt chảy dài trên đôi má.

Ðứa con của cô được môt năm thì bị một cơn sốt dữ mà tất cả danh y đều bó tay đầu hàng. Cô Năm tê điếng trong niềm tuyệt vọng. Ðã bao lần ý nghĩ tự sát chập chờn qua tâm nảo cô. Ba lần tự tử bằng ba cách : cắt gân máu, uống dầu nóng, treo cổ được phát giác ngay.

Cô lần tính lại đã quá hai mươi năm, nỗi đau khổ và bất hạnh xa cũ đã bắt đầu mờ nhạt. Những việc nhà chùa làm cô bận rộn suốt năm bôi xóa dần những nỗi buồn thảm, tưởng chừng vẫ rỉ rả hành tội cô trong khoảng đời còn lại.

Nắng đã lên từ chân vườn, sau chùa, vài ba đứa mục đồng đang nghêu ngao mấy bản Kin Tiền. Nắng tuôn ánh sáng hình rẻ quạt trên mặt đất. Ni cô Diệu Tâm lục đục ở trú phòng. Những cây tre non được vót từng cọng nhỏ bằng cây tăm nhang bày đầy trong cái nia. Ni cô khệ nệ bưng nồi nước cơm từ bên bếp đem lên để kế bên nia tăm tre cắt dài khoảng ba tấc. Ni cô dùng những loài lá có mùi thơm như lá quao, lá ngũ trảo, lá bưởi phơi khô rồi giã nhỏ xây lấy bột đựng trong mấy chiếc thau đầy ắp. Chú tiểu ngồi bên cạnh rây lại lần nữa phần bột mịn, thơm ngát, cho vào cái chậu tráng men sứ trắng vẽ hoa hồng đỏ. Ni cô bỏ những cây tre chẻ nhỏ vào một ống tre cao độ hai tấc đựng nước cơm gạo mới đặc quánh như hồ nhúng ướt rồi mang ra lăn những cây tre đó vào chậu bột lá mịn. Hồ trên thân cây tre chẻ nhuyễn quyến lấy bụi lá thơm và những cây nhang này được đem đi phơi nắng.

Tất cả những thức ăn lẫn hương hoa cúng kiếng đều do một tay ni cô làm ra. Xài không hết, bà mang ra chợ bán lấy tiền bỏ vào quỹ nhà chùa. Ðặc biệt bà có tài làm tương ta. Bà lựa nếp đem xôi rồi bỏ vào nia ủ bằng lá tranh hay lá ngấy độ ba ngày cho nếp lên men rồi thắng đường cho chút muối, đổ vào nếp làm tương ta. Những món hàng do nhà chùa sản xuất sẽ nhờ chú tiểu đem ra nhồi chợ bán lẻ. Công việc bề bộn đó chiếm cả ngày, ni cô Diệu Tâm say sưa, có khi quên cả việc ăn uống. Mãi đến chập choạng tối, lúc bao tử đòi hỏi gấp rút, bà vào nhà bếp xới tô cơm nguội ăn với chút tương ta. Ăn uống thiếu thốn lâu ngày làm thân thể bà gầy gò và những cơn ho húng hắng xảy ra thường xuyên. Nhưng bà không để tâm đến và cơn bịnh cũng lây lất trôi qua khi ông yết ma chưng cho bà chín lá chanh với chút đường phèn bưng lên cho bà uống. Món thuốc ho không tốn kém này cũng làm bớt cơn đau ngực và bà tiếp tục lây lất với cơn bịnh.

Diệu Tâm cảm thấy bứt rứt nơi ngực. Hình như có một bàn tay nắm lấy trái tim, bà ngột ngạt tưởng chừng trai phòng này thiếu không khí. Bà gượng ngồi dậy tựa lưng vào thành giường một lúc rồi cố gắng đứng dậy đẩy nhẹ cánh cửa sổ. Ánh nắng túa vào khe cửa ảm đạm rớt trên một lõm giường và lác đác vài mảnh vuông trên nền gạch tàu. Diệu Tâm lần dò ra ngoài để tìm chút thoáng khí. Ni cô lầm lũi bước ra ngồi tựa lưng bên tháp sư cụ và ngước mặt nhìn trời. Cơn lạnh tiết ra từ trong lá, từ ao sen làm bà rờn rợn. Cơn ho tiếp tục và ni cô cảm thấy hình như chiếc tháp muốn xiêu đổ và mặt trời túa ra nhiều vành sáng nhảy múa trước mắt. Diệu Tâm bám chặt lấy thềm cửa tháp và cơn buồn nôn hối hả dâng lên, ni cô chỉ còn thấy cảnh vật đảo lộn, ánh sáng và bóng tối xoay tít, và nơi ngực như có cả khối tháp đè lên đó. Tiếng chim vụt tắt ngỏm đâu đây và cơn gió rào trên ngọn dương ngừng lại.

Ni cô bừng mắt nghe tiếng nói lào xào văng vẳng đâu đây. Ni cô nhướng đôi mắt còn chút ít thần sắc nhìn quanh trai phòng. Chú tiểu túc trực bên giường mừng rỡ hỏi dồn:

- Dạ thưa ni cô cảm thấy đỡ chưa ?

Bà lặng lẽ gật đầu và muốn ngồi dậy. Chú tiểu hiểu ý đến đỡ bà lên tựa lưng vào thành giường. Bỗng cửa trai phòng vụt mở. Diệu Tâm nhếch mép cười tiếp nhận sự có mặt của đứa cháu dâu và cô em họ đến đúng lúc bà thấy cơn bịnh này không hy vọng lành. Ðứa cháu dâu gọi bà bằng cô chuyên nghề sống với nghề cờ gian bạc lận và nghề cho vay đoạt nợ. Nghề nghiệp nàng đến mức tuyệt xảo. Riêng cô em họ cùng đi theo cô cháu dâu đến thăm bà là một tay từng nhổ râu ông huyện này, cạo đầu ông phủ kia. Cô em họ có tấm nhan sắc cũng ưa nhìn thôi, nhưng cô có biệt tài hễ cập sách với ông nào thì nạn nhân tình ái của cô phải tán gia bại sản một cách nhanh chóng và êm thấm. Hai người đàn bà thân thích này thường lui tới cửa thiền hầu sám hối để chuộc tội. Họ thích thân thiện với bà có lẽ nghĩ rằng khi Diệu Tâm đắc đạo để về chầu Ðấng Từ Bi sẽ với tay níu họ theo lên cõi Niết Bàn. Vì mặc cảm tội lỗi nên họ càng thích đi chùa dâng hương đem lễ hộc hòng hối lộ Trời Phật cho giải bớt những oan kiên mà ở trần gian họ đã làm, đang làm và tiếp tục làm nữa...Càng thấy họ đi chủa là phải hiểu rằng họ vừa làm được một cái áp phe. Khi có nhiều tiền, họ lại vào chùa thành khẩn hối lỗi, nhưng khi bước ra khỏi chánh điện thì họ lại quên tuốt.

Ni cô mệt nhọc gắng gượng trả lời họ vài ba câu hỏi thăm sức khỏe. Rồi không còn ngồi được nữa, bà nằm rũ xuống. Cô em họ đề nghị ông yết ma nên tụng kinh cho Diệu Tâm để nếu như bà có phải về nơi cực lạc cũng sớm được nhẹ nhàng hồn phách.

Ni cô nghe trong người rã rời từng khớp xương. Bà cố mở mắt nhìn ánh đèn vàng vọt đặt trên chiếc bàn cạnh bàn nước. Cổ họng bà khô đắng và lạt lẽo. Ni cô hé mắt nhìn cô em họ đang ngồi bên cạnh và cô cháu dâu đang lây quây rót nước từ trong vỏ bình vào tách định bưng lại. Ni cô khoác tay tỏ ý không cần uống nước. Bà đã ăn chay ròng rã hơn hai mươi năm quá đạm bạc nên thân thể bà thiếu cã chất đạm.

Bà làm việc quần quật, suốt ngày. Không biết bà tìm cách quên ẩn tình hay để tăng ngân quỹ nhà chùa. Người ta thấy ni cô Diệu Tâm không sống cho mình nữa, kể từ khi bà bước vào chùa này. Bà sống kham khổ, nhẫn nhục và chịu đựng. Tiền công quỹ nhà chùa được đem ra bố thí cho những người tàn tật nghèo khổ. Bà ăn uống bất thường và coi việc ẩm thực là điều phụ thuộc. Chỉ cần một chén tương và một nhúm rau chấm tương cũng rồi một bữa. Từ một tháng nay, bà không ăn uống được như thường nhật, mỗi khi ăn xong, bà đều mửa thốc mửa tháo ra, đến cả thuốc men cũng không giữ được trong bao tử. Họ hàng hay được tin bà thọ trọng bịnh cho mời biết bao danh y đến cứu chữa. Phần linh hồn thì do ông yết ma và một số sư sãi các chùa lân cận đến tụng niệm siêu độ.

Thân xác bà mỗi mòn trong giấc hôn mê chập chờn, bà nghe tiếng tụng niệm ngoài chánh điện. Trong bóng tối mù mờ, loáng thoáng có tiếng muỗi vo ve, đột nhiên ni cô Diệu Tâm cảm thấy miệng mình lạt quá, lạt kinh khủng. Phải chi có một chút nước tương để bà nếm thử. Trí óc của bà dán chặt vào ý nghĩ lưỡi bà khô đi, đồng thời nước dãi tuôn ra đầy miệng. Thế rồi ý nghĩ của bà trôi xa hơn, nước tàu vị yểu, rồi nước mắm. Cơ thể bà vụt bùng lên. Nước mắm ! Nước mắm ! ni cô Diệu Tâm nuốt ực nước miếng. Một nỗi xót xa làm nước mắt bà ướt đẫm. Có cái gì chống đối trong từng thớ thịt, khớp xương của bà.

Bà vụt nghĩ, nếu có một muỗng nước mắm chui vào bao tử bà thì có lẽ những chấn động, phản đối trong cái cơ thể mỏi mòn sinh lực của bà sẽ dịu xuống, và muỗng nước mắm sẽ đem lại cho bà sự khỏe khoắn để bà ngủ một giấc thật ngon và ngày mai bà sẽ tiếp tục sinh hoạt lại như cũ dưới mái chủa này.

- Nước mắm ! Muỗng nước mắm !

Ni cô hoàn toàn quên mất cái đời sống hiện tại ở trong chùa, quên cả mấy mươi năm tu hành khổ hạnh. Bà rơi trong một ý thức mù mờ chỉ có hình bóng muỗng nước mắm bằng sứ trắng chứa một thứ nước vàng và trong suốt như nước trà. Kê miệng mà nếm thử thì biết. Ni cô Diệu Tâm co rúm lại, thở hổn hển. Ba tiếng muỗng nước mắm như ba nhát búa đập vào đầu óc bà làm bà lảo đảo.

Ngoài hậu liêu, hình như trời đã chiều. Mùi thuốc bắc sắc trong siêu ngai ngái bay lên làm bà có cảm tưởng mình sắp nghẹt thở.

Bà phải uống một muỗng nước mắm. Ngày mai dầu có phải đọc kinh sám hối, bà cũng không màng. Bà tin chắc rằng dầu đọc kinh cứu khổ cứu nạn với Bạch Y Quan Thế Âm Bồ Tár cũng chưa chắc mầu nhiệm bằng một muỗng nước mắm. Nước mắm sẽ là một món thuốc tiên làm cho cây khô trổ bông. Cố gắng lấy hết tàn hơi, bà thều thào gọi chú tiểu kiếm cho bà một muỗng nước mắm. Tất cả những người có mặt bên giường đều ngạc nhiên lẫn hốt hoảng.

Diệu Tâm lập đi lập lại mấy lần :

- Mô Phật ! Cho tôi muỗng nước mắm, tôi uống vào sẽ hết bịnh liền.

Tiếng kêu gọi như một lời van vỉ, thê thảm. Hai tay Diệu Tâm chìa ra tuyệt vọng. Chú tiểu bưng đến gần tách trà ướp sen kề gần miệng. Ni cô khép chặt môi, lắc đầu phản đối:

- Tôi chỉ cần uống một chút nước mắm cho mặn môi.

Nói xong ni cô dìm hồn vào trong cơn đồng thiếp hai cánh tay còn xòe ra quờ quạng van xin.

Cô em họ bước ra trai phòng thỉ thầm :

- Rõ là ma đưa lối, quỉ dẫn đường. Hồi nào tới giò chỉ ăn chay lạt, đến lúc sắp chết lại đòi uống nước mắm. Tôi nhất định chống lại lời ma quỉ xúi biểu, xui khiến chỉ phạm trai giới. Thà để cho chỉ chết mà không mang tội với Trời Phật và không uổng công tu khổ hạnh hai mươi mấy năm nay.

Nói đoạn bà xuống trú phòng ngồi nói chuyện áp phe với cô cháu dâu, hoặc những thành quả bà đã thu đoạt được kể từ ngày bà bước chân vào đời. Giọng bà oang oang uốn éo và những tràng cười nói xôn xao vọng lên trên chánh điện. Ông yết ma với đôi mắt nhắm lại và nét mật phẳng phiu dễ dãi thường nhật nhuốm một chút lo âu. Không khí nặng nề trùm xuống, nghẹt thở. Tiếng hét từ trai phòng vang lên. Ông lẹ chân tông cửa vào vừa lúc chú tiểu định bước ra, vẻ mặt còn hốt hoảng. Tất cả đứng im lặng quanh giường chờ đợi phút nghiêm trọng của ni cô trong khi cô đang vật vã từng đợt với tử thần. Tiếng nói bà vụt sang sảng như lúc còn ở trên sân khấu. Giọng nói trong trẻo tỉnh táo, nhưng đôi mắt bà vẫn nhắm nghiền :

- Tôi mới biết thương mình mấy năm mình khổ công theo đuổi tôi, mình đặt tuồng hát cho tôi hát.

- Con ráng học cho đỗ đạt làm quan nghe con cưng của má.

- Tôi chỉ thích sắm vai Ðoàn Hồng Ngọc hơn làm Phàn Lê Huê. Mình thích tôi diễn vai nào nhất?

- Bớ này Tiét Giao ! Ô này bạc tình lang ! Mặt chàng đẹp trai mà làm chi ? Lời chàng ngọt ngào mà làm chi ? Cổ thiếp ngày nay mất ngọc, thân thiếp bơ vơ.

Cả một quá khứ trôi nhanh lên ký ức bà rõ rệt và nhanh như một đoạn phim quay hết tốc lực của nó. Bà độc thoại từ quãng đời sân khấu đến quãng đời làm vợ ông phú hộ Thọ. Giọng bà sang sảng vụt dừng lại và dưới ánh đèn hiu hắt, ni cô mở trừng trừng đôi mắt trắng nhợt như cố thu nhận hình ảnh sau cùng của đời sống và ni cô quờ quạng hai bàn tay trơ xương với lời van vỉ đứt nối :

- Hãy cứu tôi, cho tôi uống một muỗng nước mắm thôi.

Cô cháu dâu nhìn bà em họ :

- Mợ ơi ! Mợ nhờ su sãi đọc kinh trừ tà nghen. Cần nhứt là canh giữ đừng cho ai đem nước mắm lại.

Bà em họ tức mình :

- Ðể tôi đi đọc kinh cứu khổ. Hồi xưa Phật Thích Ca gần đắc đạo thì ma vương tới phá. Còn cái chị này sắp về Tây Phương tới nơi mà cũng chưa yên thân.

NGUYỄN THI THUY VŨ
ductriqueanh
#7 Posted : Monday, October 27, 2008 3:08:58 PM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
Code:
Thân xác bà mỗi mòn trong giấc hôn mê chập chờn, bà nghe tiếng tụng niệm ngoài chánh điện.
Trong bóng tối mù mờ, loáng thoáng có tiếng muỗi vo ve, đột nhiên ni cô Diệu Tâm cảm thấy miệng
mình lạt quá, lạt kinh khủng. Phải chi có một chút nước tương để bà nếm thử.
Trí óc của bà dán chặt vào ý nghĩ lưỡi bà khô đi, đồng thời nước dãi tuôn ra đầy miệng.
Thế rồi ý nghĩ của bà trôi xa hơn, nước tàu vị yểu, rồi nước mắm. Cơ thể bà vụt bùng lên.
Nước mắm ! Nước mắm !
ni cô Diệu Tâm nuốt ực nước miếng. Một nỗi xót xa làm nước mắt bà ướt đẫm.
Có cái gì chống đối trong từng thớ thịt, khớp xương của bà.

Bà vụt nghĩ, nếu có một muỗng nước mắm chui vào bao tử bà thì có lẽ những chấn động,
phản đối trong cái cơ thể mỏi mòn sinh lực của bà sẽ dịu xuống, và muỗng nước mắm sẽ
đem lại cho bà sự khỏe khoắn để bà ngủ một giấc thật ngon và ngày mai bà sẽ tiếp tục sinh
hoạt lại như cũ dưới mái chủa này.

- Nước mắm ! Muỗng nước mắm !

Ni cô hoàn toàn quên mất cái đời sống hiện tại ở trong chùa, quên cả mấy mươi năm tu hành
khổ hạnh.Bà rơi trong một ý thức mù mờ chỉ có hình bóng muỗng nước mắm bằng sứ trắng
chứa một thứ nước vàng và trong suốt như nước trà.
Kê miệng mà nếm thử thì biết. Ni cô Diệu Tâm co rúm lại, thở hổn hển. Ba tiếng muỗng nước
mắm như ba nhát búa đập vào đầu óc bà làm bà lảo đảo.


Cám ơn Jennifer và chị N Đ đã giúp em tìm được tác giả của một trong những truyện em đã "lần mò" đọc đầu tiên.
Hóa ra lại là một trong những tác giả mà em thích nhất sau này Cooling.
Sở dĩ em nói "lần mò" là vì lúc đó có lẽ em còn rất nhỏ, nhớ trong nhà có một chỗ để nhiều sách báo cũ mà em hay chui
vào lục ra để... tập đọc vì cuốn sách tập đọc đã mòm mẫm đọc xong. Em nhớ có báo Tuổi Hoa, có sách nhạc, truyện tranh,...
Chữ nào đọc được thì đọc, chữ nào không đọc được thì... skip, và tất nhiên nghĩa thì chẳng hiểu gì cả. Em đặc biệt nhớ có
một truyện ngắn mà trong đó nhân vật tên là Diệu Tâm thèm một muỗng nước mắm (nhớ nhất là ái đoạn em "quote" ở trên).
Lúc đó, chưa hiểu "ni cô" là người đi tu, cũng chẳng biết gì về người đi tu. Cho nên đối với em lúc đó câu chuyện thật là... vô lý,
thèm một muỗng nước mắm thì xuống bếp lấy mà thử, có gì phải nằm trên giường mà mơ! Có lẽ vì vậy mà em cứ nhớ hoài
truyện ngắn đó. Sau này lớn lên mới hiểu thêm một chút xíu tại sao có chuyện vô lý đó, nay nhờ chị N Đ nối lại "duyên xưa"
mới có được trong tay truyện ngắn đã đọc ngày xưa Kisses
PC
#8 Posted : Monday, October 27, 2008 4:03:40 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC có đọc trong một quyển truyện của bà Túy Hồng, có nhắc là ở Huế có một bà hoàng (hậu?) đi tu ở chùa, khi hấp hối bà đã đòi một muỗng nước mắm như vậy. PC có hỏi một người quen dân Huế thì được cho biết ở Huế có truyền tụng giai thọai này. Như vậy bà Nguyễn thị Thụy Vũ đã dựa vào đó và viết nên truyện ngắn xuất sắc này.



hienchanh
#9 Posted : Saturday, August 10, 2013 6:47:35 PM(UTC)
hienchanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 8/10/2013(UTC)
Posts: 1
Points: 3
Location: USA

Originally Posted by: PC Go to Quoted Post
PC có đọc trong một quyển truyện của bà Túy Hồng, có nhắc là ở Huế có một bà hoàng (hậu?) đi tu ở chùa, khi hấp hối bà đã đòi một muỗng nước mắm như vậy. PC có hỏi một người quen dân Huế thì được cho biết ở Huế có truyền tụng giai thọai này. Như vậy bà Nguyễn thị Thụy Vũ đã dựa vào đó và viết nên truyện ngắn xuất sắc này.






HC cũng đã đọc một số loại chuyện tiếu lâm giễu cợt trà dư tửu hậu theo kiểu này để nhạo báng người ăn chay.

Những người chưa từng ăn chay trường thì tưởng là chuyện thật, nhưng nếu đã từng ăn chay nhiều năm thì khẩu vị đã thay đổi, mùi nồng của các loại mắm đều khiến cho người ăn chay không thấy thoải mái, nhưng họ không muốn biểu lộ e rằng làm buồn lòng người ngồi cùng mâm đang ăn cá, thịt, mắm tôm, mắm tép, mắm nêm, mắm bò hóc ...vv...ngon lành.

Không bao giờ có chuyện người ăn chay trường thèm nước mắm, có chăng là những tu sĩ hổ mang, tuy nói rằng ăn chay nhưng lại thường lén lút ra quán hàng ăn vụng, cho nên mới có quen thói thèm thuồng đủ thứ như lũ ma đói mà thôi.

HC
Phượng Các
#10 Posted : Friday, December 23, 2016 12:55:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ba tiểu thuyết Khung rêu, Nhang tàn thắp khuya, Thú hoang và tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ vừa được tái bản.
Phượng Các
#11 Posted : Thursday, March 23, 2017 10:15:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Về nữ văn sỹ của miền Nam Nguyễn Thị Thụy Vũ

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-39351453
Phượng Các
#12 Posted : Wednesday, May 15, 2019 7:53:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thụy Vũ: Mỉm Cười Với Nghiệt Ngã

Nguyễn Văn Sâm


Đầu thập niên sáu mươi, tôi bước chân vào nghề giáo. Dạy giờ. Trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Dạy học để có tiền sống đời sinh viên như phần đông đồng cảnh khác. Mỗi tuần hơn chục giờ, thời gian còn lại phải chú tâm vào việc làm luận văn cao học. Nghề giáo môn Việt Văn ai cũng vậy, theo dõi con đường văn học đương thời khá đầy đủ coi như giải trí đồng thời là bổn phận là không được tụt hậu quá đáng về sinh hoạt văn học nước nhà đối với bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả nổi tiếng hoặc không, hễ thấy tác phẩm là mua. Đọc hoặc để đó tính sau tùy thời giờ có được. Thường là đọc. Những bài viết trên các tạp chí Văn, Văn Học, Bách Khoa đều sưu tập, đọc, nhiều khi cắm đầu ngấu nghiến trên chuyến xe lô Minh Chánh chạy đường Sàigòn Mỹ Tho. Chuyến đầu, buổi sáng tinh mơ khách còn chút ngái ngủ hay chập chiều sập tối mà bộ hành và tài xế đều thầm vái van khi trời còn sáng qua khỏi những đoạn đường thường bị đắp mô lúc bắt đầu nhá nhem. Và người thầy giáo tài tử đó thường trích dẫn một đoạn văn của Túy Hồng, của Thụy Vũ, của Nguyễn Thị Hoàng trong một số báo văn học nào đó vừa được phát hành cho bài dạy về Kim văn lớp Đệ Ngũ (lớp 8). Dĩ nhiên phải chọn đoạn phù hợp với lứa tuổi của học sinh, dính líu với chương trình chút đỉnh hay không đều được. Học trò thích được học kiểu nầy. Thoải mái, không gò bó theo những quyển Giảng Văn của quí ông Đỗ Văn Tú, Thẩm Thệ Hà hay Nguyễn Quảng Tuân. Thầy trò cùng nhau tìm hiểu về những điều hay ho của tác giả ‘đương đại’ trong sự diễn tả về tình cảm nhân vật, về mô tả cảnh trí bên ngoài, về cách đối thoại giống đời thường hay nhiều phóng lớn quá hơn cuộc sống chung quanh ta … Lắm khi học trò phát biểu những nhận xét khá tinh tế rằng nhân vật được tả chân in hệt thực tế của người bình dân lao động, của gái bán bar Mỹ (Thụy Vũ), đầy tính cách con gái nhiều mơ mộng trăn trở và trách móc (Túy Hồng), quá thông minh, cao sang và mang màu sắc tiểu thuyết (Nguyễn Thị Hoàng). Gặp trường hợp nầy người thầy cười cười phụ họa. Rằng các em biết được như thế đã khá lắm đối với trình độ lớp, ít ra là cũng theo dõi được hiện tình văn học hơn cứ lầy quầy với những trích đoạn khuôn mẫu của những người viết cách độ nửa thế kỷ như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng của thời Tự Lực Văn Đoàn hay những tác giả cùng lúc. Cổ điển, tốt đó, nhưng tù túng quá, phải mở ra một chân trời, coi người đương sống chung quanh mình viết những gì, họ khắc họa sự kiện gì đáng lưu ý. Một vài trường hợp đối với những nhà văn quân đội trăn trở như Y Uyên, Trần Hoài Thư… thì học trò thường thở dài khi nghĩ đến tương lai mình, một chút u ám và xót xa thân phận. Cả lớp xuýt xoa, nhiều khuôn mặt đăm chiêu và nhiều câu hỏi ngoài lề người thầy phải né tránh, chọn lời giải đáp sao cho không đi vào trường hợp cụ thể bi thương hoặc quá chán chường.

Vậy đó, thập niên sáu mươi, bảy mươi tôi yêu văn của người đương thời và mớm cho nhóm học trò mình mầm thích ham đó. Thực tế tôi rất ít khả năng gặp mặt nhà văn vì không phải là người sáng tác. Lại cũng chẳng có thời gian la cà để được quen biết thêm ngoài mấy người viết gốc thầy giáo như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên…

Một lần đi với Huỳnh Phan Anh, trên đường Lê Lợi, anh chỉ một phụ nữ cùng lứa tuổi với chúng tôi, dáng dấp tươi trẻ, nhưng vẻ măt đầy bâng khuâng, tóc cũng hợp thời trang tuy rằng thiếu một chút trang điểm, nói đấy là nhà văn Thụy Vũ. Vậy đó, tôi thoáng thấy chị Thụy Vũ hơn nửa thế kỷ qua và ba năm trước nhờ cơ duyên mới được gặp làm quen với chị khi cùng đi với Lý Lan và vài Giáo Sư của trường Đại Học Văn Khoa cũ đến Lộc Ninh thăm nhà văn nữ ẩn sĩ nầy.

Điều đánh vào cảm thức của tôi là một Thụy Vũ hiên ngang với số phận. Tôi gọi đó là Sự Mỉm Cười Với Nghiệt Ngã, với hoàn cảnh. Suốt buổi gặp gỡ, chị cười hiền thiệt nhiều lần, nụ cười nở ra làm khuôn mặt rạng rỡ hơn so với bình thường lắm nghiêm nghị. Chị góp chuyện hóm hỉnh, những lời đùa cợt bất chợt, khó ngờ. Suốt buổi viếng thăm không nghe một tiếng than thở nào, cũng chẳng đón nhận được một lời ai oán trách móc ai đó đã tạo nên hoàn cảnh của chị như nhiều người bình thường tôi từng gặp.

Thụy Vũ, chẳng biết gì về tôi, ngoài lời giới thiệu của Lý Lan rằng tôi thầy giáo từ xa về. Trước đó chị đã sai con qua nhà hàng ở cạnh đặt một cổ bàn lớn, đầy đủ món ngon vật lạ của tỉnh. Khi biết được chuyện, chúng tôi nằn nì xin chị hủy đi cuộc tiệc không cần thiết đó, uống chút nước, ăn vài ba cái bánh ngọt sẵn trong nhà là được rồi, chị vẫn nhứt quyết đãi hậu hĩ phái đoàn. Tôi nhìn thấy sự áy náy trên gương mặt của từng người đến thăm nhưng chị trấn an rằng không sao, cũng chẳng nghèo thêm. Nhóm chữ ‘cũng chẳng nghèo thêm’ đặc biệt của dân Nam kỳ và nụ cười nửa miệng của chủ nhân khi chống dựa cái nạng bốn chưn đi ra phòng khách phía trước ‘nói chuyện cho vui, đợi họ dọn cơm’ tôi thấy rõ tấm lòng quý khách của chị, của một nhà văn đàn chị rộng rãi, hào sảng.


Bàn thờ Phật trong nhà khá tươm tất và sáng sủa, có bông hoa, có cây trái có chuông và kinh tụng xếp đặt ngay ngắn. Thấy tôi tò mò ngắm nghía, chị nói: Lớn tuổi kinh kệ cho lòng nhẹ nhàng, thét rồi thành thói quen ngày nào không tụng kinh thấy thiếu thiếu gì đó.

Tôi chợt buột miệng hỏi, rồi lại hối hận đáng lẽ không nên hỏi, về nhà thơ tác giả bài Ta Về, Anh Hùng Tận, chị không một thay đổi sắc mặt hay bất bình, trả lời như chuyện của người khác: ‘Ổng gọi về nhiều lắm nhưng mà không có nói chuyện với tôi, nói chuyện cả giờ với con dâu.’ Tôi nghe tiếng ổng liền nhớ đến biết bao nhiều lần trong truyện ngắn như là tự truyện chị dùng thiệt nhiều lần từ tía xấp nhỏ vừa thương mến vừa xót xa vừa cách phân.

Chị chấm dứt câu nói bằng một cái cười vui để cho người nghe tự hiểu sao đó tùy ý và tự đẩy trí về những liên tưởng nào đó.

‘Chúng tôi, mấy mẹ con đùm bọc nhau may mắn cũng sống được! Nhờ Trời thương!’ Tiếng Trời chắc chị muốn nói đến những yếu tố thực tế và nội tâm đã giúp chị thanh thản sống, giúp chị không buồn bực, cay đắng cho hoàn cảnh và tình trạng không thể tiếp tục viết và khó sống hơn nhiều so với ngày xưa bươn bả viết lách chạy theo thời gian cho kịp những tờ báo ngày. Tôi hiểu sự cay đắng đó bằng kinh nghiệm bản thân đằng đẵng mấy năm sau chiến tranh, muốn viết mà đành lơ là với bút mực vì như là có một động lực vô hình nào đó khuyên là đừng viết, viết cũng chẳng ích lợi gì cho ai và cũng chẳng có điều kiện cho ai coi, ai đọc. Lại thêm còn phải dùng thời giờ lao động chút ít kiếm sống.


Thụy Vũ thú nhận mình không viết từ ngày đó, tác phẩm ngày xưa còn sờ sờ ra đấy, ai nói sao cũng được, gán cho chúng ý nghĩa nào cũng là ý của người phát biểu, tác giả không thể nói gì và không muốn nói gì để giải thích về tác phẩm của mình, ‘chữ nghĩa nó đã nói rồi’. Tôi nhớ có tài liệu đâu đó nói rằng chị đã phản ứng quyết liệt khi bị giải thích nầy nọ về ý hướng viết lách của mình ngày trước. Đó là thái độ thẳng thắn và trung thực với tự thân, không nhận vơ một điều mình không có dầu sự nhận vơ đó chẳng hại ai mà còn đem lại một chút an tâm trong hoàn cảnh đặc biệt…

Hỏi về những gì làm chị vui trong ngày tháng bấy lâu nay, chị cười. Lại cười. Khỏe thì đi Sàigòn, chơi, ở đây thì vui khi có khách, thường là khách không quen chỉ biết tiếng mình ngày xưa viết văn, vui với bạn bè thân thiết, vui với lời kinh tiếng mõ. Rồi chị kể về chuyện mình kết nối người bạn gái trẻ tuổi với nhà văn Văn Quang thân thiết bao nhiêu lâu. Thấy anh ấy lớn tuổi mà cô đơn cũng tội nghiệp. Thành công. Bây giờ họ sống hạnh phúc lắm. Lại cười thay dấu chấm câu.


Tôi nhân dịp xin chị điện thoại và địa chỉ của nhà văn Văn Quang, chị cho không chút ngần ngừ, tánh bộc trực người Nam khi chị nói thêm, cứ nói là tôi cho, đừng ngại. Anh ấy cũng trở thành Nam kỳ rồi! Chúng tôi cả bọn cùng cười, phá tan cái không khí đượm chút gì đó u buồn tương lân.

Phái đoàn ra về trong quyến luyến, hẹn sẽ tìm dịp lên thăm chị nữa. Nắng trưa đã đến lúc gay gắt. Bụi mù tung đỏ khi thỉnh thoảng một xe hàng đồ sộ chạy qua. Con đường vắng như uể oải trong cơn buồn ngủ buổi trưa Hè. Tôi chợt liên tưởng giửa cảnh sống u tịch của nhà văn nữ lừng lẫy từng đoạt hạng Nhì Giải Thưởng Văn Học của Tổng Thống ngày nào (1970) (1) với cảnh sống của nhân vật nữ của chị trong truyện Bóng Mát Trên Đường (2) (Lộc Ninh có những buổi chiều bình thản. Phố xá quận lỵ nằm dưới trũng thấp. Xung quanh trũng là rừng cao su trùng điệp che khuất chân trời khoáng đạt. Thơ về Lộc Ninh đã hai tuần rồi. Thơ gặp mãi những buổi chiều không buồn không vui. Suốt tuần lễ sau, Thơ ngơ ngác trước cuộc sống vô vị kéo dài. Chung quanh nàng màu xanh đen của lá cao su, từng áng bụi đỏ trong cơn gió thốc, và cái ngất ngây uể oải chiếm trọn buổi chiều…. Nàng nhớ Vĩnh Long, nhưng hình ảnh nơi đó như lùi xa lắm trong một quá khứ sâu thẳm. Suốt ngày nàng ở trong tình trạng lười biếng, uể oải và nhớ tiếc vu vơ.) Thơ là nhơn vật chánh trong truyện của người phụ nữ đương chào từ giã chúng tôi. Bà có uể oải như nhơn vật của mình không trong những năm tháng dài đối diện với con đường bụi đỏ? Chúng tôi, phái đoàn thăm viếng đã lên xe, nhìn lại thấy bà vẫn vẫy tay chào và mỉm cười, con người luôn mỉm cười với Nghiệt Ngã.


***


Thụy Vũ viết nhiều cũng như bốn nhà văn nữ thời danh lúc đó mà báo Văn đã thực hiện số đặc biệt về năm nhà văn nữ đương được ưa chuộng: Túy Hồng, Trùng Dương, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ (3). Không ai có thời giờ đọc hết tác phẩm của một nhà văn nào viết hơn chục quyển truyện dài, trừ phi muốn làm luận văn Cao Học (Thạc Sĩ) hay luận án Tiến Sĩ hoặc viết về sinh hoạt văn học của một thời Miền Nam sung mãn. Tôi chắc chắn như vậy. Càng xa thời gian tác phẩm xuất hiện người đọc càng có khuynh hướng đọc để biết hơn là thưởng thức và đồng cảm với những vấn đề ‘đương đại’ mà tác giả lấy làm bối cảnh. Đọc để biết thì vài tác phẩm là đủ. Ngày xưa chúng tôi thông cảm với những nhân vật có lời nói và cử chí rất ba búa trong truyện ngắn Đàn Kiến Lửa (4), cũng xót xa cho nhân vật Loan trong truyện Mèo Đêm (5) vì nghĩ rằng thời chiến tranh thì biết bao nhiêu chuyện xảy ra, cách nầy hay cách khác. Người dân quê thì Đàn Kiến Lửa phản ảnh, đàn bà thành thị nghèo khổ thất thế thì phản ảnh trong Mèo Đêm, phụ nữ trí thức thành thị thì tiêu biểu bằng cô Thơ trong Bóng Mát Trên Đường. Nhân vật ngoài đời nhảy vào truyện của Thụy Vũ rất thực và rất kiên cường, kiên cường như người khai sanh ra họ, đã mỉm cười với Nghiệt Ngã suốt từ ngày ấy đến giờ. Điều nầy thấy rõ nét khi Thụy Vũ than về cái nghèo của nhân vật xưng tôi trong truyện ngắn rất gần năm 1975 là Nghề Mới (6) mà ai đọc cũng thấy rằng Thụy Vũ qua nhân vật nói về mình: Năm Giáp Dần này, tôi xui tận cùng tận mạng, ngóc đầu không nổi, chổi đầu không lên, chạy chọt miếng ăn cho cả nhà là cả một việc mệt cầm canh, mệt tóe phở. Đã vậy, tôi cứ đau ốm quặt quẹo luôn. Lũ con thì hễ thấy tôi có đồng vô đồng ra là thay phiên nhau đau bịnh… hay nói về những cuộc đời làng nhàng, đầy thất bại của những người con gái bạn với nhân vật xưng tôi trong truyện Loài Rau Hoang Dại (7). (Nhân vật xưng tôi không nhứt thiết là tác giả, nhưng trong mấy truyện ngắn vừa nêu sự đồng hóa nầy đa phần là có thể. Xin nhường vấn đề nầy cho người nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn Thụy Vũ.)


Khi viết những dòng nầy tôi nhớ đến bịnh tình đeo đẳng chị khi biến khi hiện, Thụy Vũ làm hòa với nó - làm hòa với nghĩa khinh bạc, xem thường, bỏ đó chẳng cần để ý làm gì cho mệt - bằng những nụ cười, bằng các thời kinh, bằng niềm thanh thản hằng ngày kể cả thanh thản đối đầu với ngày cuối khi mới đây chị nói với người chụp ảnh mình bằng câu nói thản nhiên: Để Thờ. Ôi sao mà giống y chang với ý của mấy câu thơ : Sống chết không làm thắc ruột gan… Có thể ngày mai chửa biết chừng (8).

Thụy Vũ, nhà văn biết sống hết cuộc đời mình một cách có ý thức mà không phải ai cũng có được. Tôi kính phục chị!



Nguyễn Văn Sâm

CA, May 03, 2019



CHÚ THÍCH



(1) Nhất và Ba: Tuý Hồng, Nhã Ca

(2) Tạp chí Bách Khoa, 168, tháng 06, 1964, trang 71-80

(3) Tạp chí Văn số Đặc Biệt về năm nhà văn nữ.

(4) https://nguoitinhhuvo.wo...gan-nguyen-thi-thuy-vu/

(5) Bách Khoa T. Đ. số 214.

(6) Bách Khoa số 416, trang 61-69

(7) Bách Khoa số 411, trang 61-68

(8) Tô Thùy Yên, Anh Hùng Tận.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.