Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

đằng sau những câu chuyện Vợ-Chồng ... rất LẠ ?
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, December 8, 2018 4:42:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người phụ nữ đẹp nhất Trung Hoa Dân Quốc lấy chồng nhưng không ở cùng phòng suốt 24 năm, khi 102 tuổi mới tiết lộ câu chuyện của mình



Nói đến Dân Quốc là nói đến chiếc áo dài Thượng Hải và chiếc áo chẽn ngắn thời Tôn Trung Sơn, tuy nhiên thời kỳ ấy đã ã bị trào lưu tư tưởng ở Phương Tây ảnh hưởng. Nhưng ở trong số những người trẻ cũng có những người tài năng, đặc biệt là người phụ nữ mang tên Tô Tuyết Lâm



Người phụ nữ tài năng này được gọi là Tô Tuyết Lâm. Cô không chỉ rất tài năng, mà còn tài hoa xuất chúng. Từ nhỏ cô đã được giáo dục là núp bóng trong khuê phòng, nhưng tư tưởng của cô lại không như vậy, cô không cam tâm ẩn núp trong khuê phòng. Cô âm thầm tự học, và viết văn của riêng mình, rồi mang bài viết của mình cho chú cô xem. Mặc dù cô ấy chưa bao giờ ra khỏi nhà, nhưng kiến thức của cô lại rất khác biệt. Sau này cô được đến trường học, và cũng là cô gái xinh đẹp xuất chúng. Khi đó hai vị Hoàng đế đều phong cô là người phụ nữ tài năng xinh đẹp nhất Trung Hoa Dân Quốc.

Khi cô 20 tuổi, cha mẹ xếp đặt hôn nhân, gả cô cho người đàn ông tên là Trương Bảo Linh. Tô Tuyết Lâm bị ảnh hưởng của tư tưởng mới, nên không dễ dàng chấp nhận việc sắp đặt này, vì vậy sau khi kết hôn, cô đã ở cùng nhà nhưng không ngủ cùng phòng với chồng.

Vì lý do này, Tô Tuyết Lâm sống đến lúc bà 102 tuổi mới nói ra sự thật. Bà nói không thể chấp nhận sự xếp đặt của cha mẹ, hơn nữa hai người cũng không hiểu nhau, nên không ở cùng nhau được.

Cuộc sống quá Ngắn Ngủi, tất nhiên cần phải có người cùng chung quan điểm với mình, mỗi người một cách nghĩ khác nhau thì sẽ sống cả đời uổng phí. Đây là cách nghĩ của bà. Còn về vấn đề con cái, hai người có tình cảm với nhau mới sinh con. Nếu để đứa trẻ ra đời mà không có trách nhiệm với con cái thì cũng không được. Vì vậy, bà cũng rất biết ơn ông chồng của bà sống gần đấy năm nhưng không ᑕưỡng ᗷức bà sinh con cho ông, cũng không gây áp lực cho bà, và còn bao dung và thông hiểu cho bà.

Một điểm khác là bà rất mê học. Bà đã đầu tư rất nhiểu thời gian cho học thuật, và toàn tâm toàn ý đặt trên phương diện này. Có thể nói cả cuộc đời của bà đã cống hiến cho việc học hành, nên bà cảm thấy cuộc đời này chỉ cần được học là đủ rồi, không cần lãng phí thời gian cho những phương diện khác. Bà thà một mình cô độc bước đi trên con đường học thuật và còn có một cách nghĩ rằng phụ nữ không nên phụ thuộc vào đàn ông mà phải có cách nghĩ của riêng mình.


Khi chồng của Tô Tuyết Lâm qua đờI, bà cũng không muốn tái hôn. Cả đời bà dành cho việc học hành. Chồng bà mất bà cũng không nghĩ rằng mình cần có một người đàn ông khác. Khi còn trẻ bà đã không cần có chồng bên cạnh. Vì vậy, lúc già càng chẳng cần phải dựa vào người đàn ông mới sống được. Bà sống độc lập môt mình suốt cuộc đời. Có thể nói cuộc đời của bà là một huyền thoại, chỉ theo đuổi học tập trau dồi kiến thức, mà những thứ khác đều không quan trọng.

By Thuận Bách - 08/12/2018

Theo DKN
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, February 21, 2019 11:02:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


TÌNH CÔ GÁI MÙ !




NÀNG

Em sanh năm 1974 tại Cam Ranh dưới cái tên trữ tình và có một chút hơi hám cung đình là Chiêu Nguyễn Phương Lan. Nhưng cái tên đẹp đẽ kia không cải tạo được số mạng nghiệt ngã của em. Hai tháng sau mẹ em cảm thấy có gì là lạ nơi mắt em. Bà đem em đi khám bác sĩ và kết quả đã làm cho tim bà tan nát. Mắt em bị một chứng bịnh lạ lùng và đang từ từ mất đi hoàn toàn thị giác. Đau khổ hơn nữa là đám virus ác nghiệt sẽ từ tròng mắt tấn công lên não bộ và để bảo tồn mạng sống cho em, bác sĩ phải mổ lấy ra một con mắt và hai năm sau con mắt thứ hai. Hai lỗ mắt trống hoắc và mí mắt sụp xuống che lại bầu trời có thiên địa huy hoàng, có bông hoa rực rỡ, có sông dài xanh ngát, có núi xám trời cao. Tất cả chỉ còn là bóng tối…
Một người mù hỏi thánh Anthony:
“Có thể còn có điều nào khổ hơn là bị mù không?”
Thánh Anthony trả lời:
“Có! lúc người bị mất định hướng !”.


May mắn thay, em không mất định hướng. Tụi nhỏ nhảy dây, em cũng nhảy dây dù vấp té không biết bao lần. Tụi nhỏ hát, em cũng hát. Tụi nhỏ vỗ tay cười giỡn, em cũng vỗ tay cười giỡn. Tụi nhỏ học đờn tranh, em cũng học đờn tranh. Và vì không bận nhìn ngang ngó dọc, em tập trung tất cả thời gian vào thực hành nên em đờn hay hơn tất cả bạn bè, em học giỏi hơn tất cả bạn bè. Năm em lên 7 tuổi, mẹ dẫn em xin vào học trường Nguyễn Đình Chiểu ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng bị từ chối vì em là… con của ngụy! Mẹ em đã lạy lục đầu trên xóm dưới, năn nỉ cùng trời cuối đất và sau cùng em được nhận vào học ăn ở nội trú một tuần năm ngày, tự giặt quần áo, tự tắm rửa v.v. và khi lớn lên một chút thì em học thêm nghề bó chổi, đan chiếu. Ba năm cuối của trung học em được nhận vào trường phổ thông cơ sở quận Bình Thạnh.

Khi chấm dứt trung học, em thi vào trường Văn Hóa Nghệ Thuật chuyên ngành âm nhạc. Ba năm sau em thi vào trường Cao Đẳng Sư Phạm và năm 1998 em ra trường với danh dự thủ khoa ban Anh Văn, môn phụ Nhật Văn chỉ với một cái máy thu băng cũ kỹ để thâu lời giảng dạy và một cái máy đọc chữ Braille để làm bài tập.

Khi ra trường, em tuy hiểu Anh văn nhưng không nói được. Để tập nói, hai mẹ con dẫn nhau ra hồ Con Rùa hoặc bến Bạch Đằng, mẹ em đưa tay ra khều những người ngoại quốc. Có người xoay lại và vội vàng xua tay đuổi bà mẹ đi vì tưởng là bà xin tiền. Sau cùng bà phải nắm tay em để sát cạnh bà, khi người ngoại quốc xoay lại, em vội vàng trình bày ngọng nghịu là “tôi là người khiếm thị, tôi học Anh văn nhưng không nói được, tôi muốn nói chuyện với ông, bà để thực tập. Tôi không phải là người ăn xin”.

Em lần lượt dạy nhạc ở câu lạc bộ lao động quận 1, nhân viên của thư viện sách nói quận 3, và cuối cùng dạy cấp 1 cho hội Người Khiếm Thị thành phố. Năm 1999 một phái đoàn Nhật tới Việt Nam tìm kiếm những người có khả năng nói được tiếng Nhật để đưa qua Nhật học ngành châm cứu và massage. Sau khi thành công sẽ để họ trở về VN dạy lại các người khiếm thị khác để những người tật nguyền nầy có được một nghề tự nuôi thân. Em là người được chọn và sau một khóa học ba tháng tiếng Nhựt, em thi đậu và được theo học trường Đông Du tại thành phố để hoàn chỉnh khả năng Nhật-Anh, Anh-Nhật.

Tháng 10 năm 2000 em xuất ngoại du học Nhật. Sau bốn năm tận tụy học hỏi môn châm cứu và massage trị bệnh của người Nhật, một lần nữa em ra trường với danh dự thủ khoa!
Trở về VN, từ năm 2004 tới 2009, em dạy cho thanh thiếu niên khiếm thị tại Saigon một nghề mưu sinh. Trong thời gian du học, người Nhật nhân đạo đã bỏ tiền ra cho em đi bác sĩ lấp vào hai mắt nhân tạo để em nhìn bình thường và duyên dáng hơn.

CHÀNG

George Kasperitis sanh năm 1964 tại Pennsylvania, Mỹ. Là một thanh niên có dòng máu Đông Âu, anh cao lớn, khỏe mạnh, đẹp trai, chơi đàn piano, guitar, trống và là một ước mơ của các nữ sinh trung học. Ra trường Pennsbury High School năm 1983, không theo lên cấp bậc đại học mà anh lại chọn Natural Medicine, chuyên ngành massage và phòng bệnh thiên nhiên. Tuy được cấp bằng tốt nghiệp, anh lại không theo nghề mà trở về trang trại của ông nội để giúp ông trồng trọt và chăn nuôi vì ông nội đã già và cần thân nhân. Ai nói người Mỹ không có tình cảm gia đình và không biết hiếu thảo?

Sau khi ông nội mất năm 1988, anh mở cơ sở chuyên trị cho các lực sĩ thể thao với hot rock và đặc biệt là hot bamboo. Anh giải thích là độ nửa tiếng trước khi khách hẹn đến, anh bỏ vào một nồi lớn 4 ống tre, mỗi ống có độ 3 đến 4 mắt tre. Anh thêm vào mấy thứ lá thơm và dầu quế và dầu hạnh nhân. Anh đã chà xát cho các mắt tre bớt nhọn nhưng vẫn còn chỗ lồi lõm. Anh lăn ống tre nóng tẩm các khoáng chất tiết ra từ lá và dầu lên lưng, cổ, khuỷu tay chân của khách hàng. Chúng sẽ kích thích làm các huyệt đạo nở ra làm huyết mạch lưu thông, để cơ thể sẽ tiếp nhận nhiều linh khí trong trời đất hơn con người khỏe mạnh hơn.

Chắc là lăn ống tre nhiều quá mỏi tay nên sau vài năm nổi máu giang hồ anh gia nhập vào Peace Corp - Đội Hoà Bình - đi Ghana, là quốc gia ở Phi châu. Nơi đây các thiện nguyện viên xây cất bồn nước, lắp đặt các hệ thống lọc để dân địa phương được dùng nước sạch.

Trong những tối giữa núi rừng hiu quạnh, anh lên mạng và tìm kiếm người nói chuyện trên mục Pen Pal. Nơi đó anh đọc hàng chữ: “thiếu nữ Việt Nam, 30 tuổi, độc thân, thích âm nhạc, hiện đang học ngành massage và bấm huyệt trị bệnh tại Nhật”.

Ôi em ơi, hợp quá, anh cũng thích âm nhạc, anh cũng thích nghề massage trị liệu. À mà em chơi nhạc cụ gì? Anh thì đàn piano, guitar và đánh trống. Em đàn tranh anh à. Đàn tranh là cái gì vậy em? Là một loại đàn đặc biệt cho âm nhạc Việt Nam. Nó không cao sang, rầm rộ, cao vút như dương cầm mà nó thắm thiết, đậm đà, từng âm thanh sẽ đi vào lòng người, từng nốt nhạc sẽ làm người ngẩn ngơ thương tiếc… Ôi, ước gì anh có thể nghe em đàn… Que sera, sera… Sẽ có một ngày nếu chúng mình gặp nhau.

Và những dòng tâm sự đổi trao, những xẻ chia, những cởi mở cho tới một ngày anh đọc những dòng chữ: “Em là một cô gái khiếm thị, em rất buồn là sẽ không bao giờ “thấy” anh dù cho chúng ta có khi nào gặp nhau”…

Em ơi không phải em đang nói giỡn đó chớ? Khiếm thị? khiếm thị từ lúc nào? Từ lúc mới sanh ra? Ông trời ơi, em chưa bao giờ biết được màu sắc của hoa hồng à? chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời chói chang trên đỉnh núi à? Chưa bao giờ thấy được hoàng hôn mênh mông trên biển cả à? Ác nghiệt, định mệnh ác nghiệt ! Em hỏi anh có thay đổi cảm nghĩ của anh về em không khi anh biết em, người con gái mà anh nâng niu tâm sự bấy lâu nay, lại là một kẻ mù lòa?

Câu trả lời là có, có rất nhiều. Làm sao anh không thay đổi tình cảm trước một sự thật phũ phàng như vậy! Trước hết là anh giận ông trời tàn nhẫn đã buộc cái chứng bịnh độc ác kia vào đôi mắt em. Anh sẽ không ngần ngại đối diện với ngài để hỏi cho ra lý do ngài chọn em làm nạn nhân, anh sẽ không sợ sệt mà sẽ cương quyết chất vấn ngài tới cùng. Nhưng trời ở đâu không thấy vậy thì anh chỉ có thể quay về thế gian nầy để đối mặt với em. Phương Lan, sau nữa là anh sẽ không quay lưng lại với em. Anh sẽ cùng em tiến bước dù cho bây giờ ngoài cái bổn phận làm người bạn đời của em, anh lại có thêm một bổn phận nữa là làm đôi mắt của em. Anh sẽ làm cho em cảm nhận được màu vàng óng ánh của cành mai trong dịp tết, sẽ thấy vô vàn hoa dại trên cánh đồng cỏ xanh tươi, sẽ vẽ ra được những chiếc lá thu vàng úa hắt hiu, sẽ nắm bắt được những tảng băng tuyết chói lọi dưới ánh mặt trời.

Ở mấy ngàn dặm xa xôi kia, người bạn vừa đọc email cho Phương Lan vừa khóc. Phương Lan vừa nghe email vừa khóc. Cám ơn anh, George. Cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nhưng em không tin rằng trên đời lại có người đàn ông nào có thể yêu thương một cô gái mù lòa thắm thiết như vậy. Kiếp sau anh nhé. Ở một kiếp mà em có thể thấy nắng vàng tỏa sáng trên tóc anh, biển xanh gợn sóng trong mắt anh, nụ cười rạng rỡ trên môi anh. Ở một kiếp mà chúng ta có thể tay cầm tay, mắt nhìn mắt, đối diện nhau nói lời thề nguyện thủy chung. Còn kiếp nầy, em xin lỗi…thật là xin lỗi.

Ra trường, Phương Lan trở về Việt Nam, nhận làm việc từ 2004 tới 2009, trở thành giảng viên massage cho các em khiếm thị. George ngẩn ngơ vì mất liên lạc nhưng anh không bỏ cuộc. Anh lần mò lên Facebook, internet v.v.. bất cứ cái gì có thể để tìm kiếm Phương Lan. Sau sáu tháng dài, anh kiếm ra người con gái khiếm thị đó. Phương Lan đã bỏ địa chỉ email bên Nhật và đổi lại địa chỉ Việt Nam. Cuộc tình Việt Mỹ được nối lại.

Năm 2005, lần đầu tiên anh về Việt Nam để mặt đối mặt với người yêu. Em đứng đó tay cầm chùm bong bóng, khắc khoải nhìn về phía trước nhưng không biết lúc nào thì người đó sẽ tới, sẽ cầm tay mình, sẽ kêu lên hai tiếng Phương Lan. Trái tim em run rẩy, chân tay em run rẩy và ngay cả linh hồn em cũng run rẩy. Mẹ em đứng cạnh bên. Mẹ ơi, mẹ sẽ thành thật cho con biết là anh ấy như thế nào nghe mẹ.

Phương Lan ơi, anh đến với em đây. Em đứng đó bồn chồn, lo sợ. Sự sợ hãi tỏa ra chung quanh em làm tim anh tê tái. Em không tin rằng anh sẽ đến phải không? Em nghĩ rằng anh sẽ chạy theo những cô gái quần là áo lụa, những cô gái mắt nâu tóc vàng… chớ làm sao anh lại lặn lội mười ngàn dặm xa xôi để đến gặp một cô gái Việt Nam giản dị, bình thường lại mất đi ánh sáng… Nếu anh đã từng giận hờn ông trời cay nghiệt đã sắp đặt cho cuộc đời em gặp quá nhiều cảnh trái ngang thì ngày hôm nay, nhìn em đứng bơ vơ cách biệt giữa dòng đời rộn rã, anh lại cám ơn ngài đã sắp đặt cho cuộc đời hai đứa mình trộn lẫn vào nhau, để anh có thể đem đến cho em tình yêu, tin cậy và nương tựa.

Anh đưa thẳng cánh tay mặt ra phía trước cho Phương Lan vịn vào và cứ như vậy họ ra xe, về nhà, dạo phố, du lịch và có thể là đi trọn đường đời. Giờ đây nghĩ lại, anh cười hắc hắc thú nhận cùng tôi: “Lúc đó cháu không dám nắm tay Lan để cùng đi vì cháu biết phong tục Việt Nam rất bảo thủ. Cháu thấy trong các phim ảnh, người dẫn đường cho người khiếm thị luôn luôn đưa thẳng cánh tay ra phía trước nên cháu cũng làm y như vậy, đi đến đâu ai thấy cũng cười, vậy mà cháu hãnh diện quá vì đã là cây gậy và đôi mắt cho Lan!”

Anh trở lại VN lần thứ hai năm 2006 để làm đám cưới. Gần như tất cả khu phố nơi gia đình Phương Lan ở đều tham dự đám cưới, hoặc là khách mời, hoặc là nhập vào đám đông tò mò coi ông Mỹ cưới bà mù!. Phương Lan mời tất cả các bạn khiếm thị. Họ sờ mặt chú rể và hít hà khen đẹp trai quá? (chắc là rờ thấy cái mũi cao), nhưng khi sờ tới cánh tay có lông hơi nhiều và hơi dài (hơn người VN) thì cả đám liền hét lên trời ơi giống con khỉ quá!. Cả bọn phá ra cười, chú rể cũng hiểu sơ sơ danh từ con khỉ nên cũng chỉ biết đau khổ mà cười.

Ai nói cưới hỏi phải môn đăng hộ đối? Ai nói chọn vợ lựa chồng phải thấy mặt nhau? Ngày hôm nay hai đứa chúng con quì trước bàn thờ tổ tiên, tuy không nhìn thấy nhau, nhưng nguyện cùng nhìn về một hướng. Chúng con không có tiền tài để cho nhau, nhưng nguyện cho nhau cả cuộc đời dù ấm no dù đói lạnh. Chúng con không có nhà cao cửa rộng để cho nhau, nhưng chúng con nguyện cho nhau hai tấm chân tình mênh mang như biển rộng trời cao.

Sau ngày cưới, George trở về Mỹ lo giấy tờ bảo lãnh nhưng Phương Lan không chịu đi sớm vì em nghĩ là nước Nhật đã tốn tiền để đào tạo em với mục đích là em sẽ truyền dạy lại cho những người khiếm thị khác một nghề nghiệp để nuôi thân. Nếu em bỏ đi thì phụ công ơn nước Nhật và bạc nghĩa với những người đồng cảnh ngộ. Giọt nước dòng sông. Nhận ơn nghĩa bằng một giọt nước, nguyện trả lại bằng một dòng sông. Chúng mình xa nhau ba năm nhưng lại có hàng trăm người có nghề nghiệp nuôi thân suốt cả đời, rất đáng phải không anh? Vì thế em cương quyết ở lại VN tới năm 2009 khi hợp đồng dạy học mãn hạn em mới đi đoàn tụ cùng George.

Bức ảnh họ trong ngày cưới ở VN thật là duyên dáng và tươi đẹp. Tình yêu vẫn đậm đà, ảnh kia chụp tại California - anh vẫn là đôi mắt cho em!

Lệ Hoa Wilson


FB - Niềm Vui Nhỏ‎ Salut Saigon & Salut Les Copains
19 tháng 2, 2019


viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, February 22, 2019 12:40:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khi Tây lấy vợ Tầu .

Trên tài khoản cộng đồng Wechat nước ngoài hiện có một bài viết rất được chú ý, nội dung là những đoạn phỏng vấn một số người phương Tây cưới vợ Trung cộng, họ đã chân thành tâm sự về kết cục không mấy vui của những cuộc hôn nhân dị chủng này.

Đàn ông Úc muốn cưới vợ Trung cộng, đa phần họ đều đọc các tác phẩm văn học, nghe người ta nói mà cho rằng phụ nữ phương Đông chung thủy, dịu dàng, chân thật, chịu khó, vì vậy có rất nhiều người đàn ông Úc muốn cưới vợ Tầu vì thích văn hóa phương Đông. Vậy nhưng có nhiều người Tây phương sau khi lấy vợ người Tầu xong thì lại ly dị, rút cuộc là vì sao? Một trong số các nguyên nhân là do sự xung đột về tính cách, ngoài ra cũng có yếu tố khác biệt văn hóa Đông-Tây.

STEVEN (kiến trúc sư, yêu thích kinh kịch Tầu, từng lặn lội từ xa đến Trung cộng 2 năm để học kinh kịch). “Tôi kết hôn cùng vợ được 3 năm và đã ly dị rồi. Thật ra cuộc sống chung của chúng tôi chỉ được vài tháng vui vẻ, nghĩ kỹ lại thì vài tháng đó là sự mơ mộng hão huyền của tôi đối với tình yêu chứ không phải là từ hai phía. Khi đó tôi đang du học ở Trung cộng, cô ấy là giáo viên ở trường tôi, tôi thích sự giản dị và dáng người nhỏ bé của cô ấy.

Có thể là đa phần phụ nữ Tầu đều không xem trọng việc xây dựng tình yêu của mình, ví dụ như mỗi ngày vợ chồng đều ôm hôn nhau, đây là biểu hiện của tình yêu, cô ấy không chủ động, khi chồng ôm, cô ấy cảm thấy là dư thừa, không trân trọng. Cô ấy chưa từng nói cảm ơn và xin lỗi chồng, đây là điều tôi cảm thấy không chịu được, tôi có nhắc nhở nhiều lần thì cô ấy nói rằng giữa vợ chồng thì không cần phải như thế. Tôi cảm thấy là cần, dù có thân thiết thì cũng là hai cá thể độc lập. Chúng ta nên quý trọng những gì mà người phối ngẫu dành cho mình, bản thân làm sai thì phải xin lỗi.”

MACK (nhiếp ảnh gia, đã từng đi khắp Trung cộng, cưới một người vợ Tầu nhờ bạn bè giới thiệu). “Tôi đã từng đi rất nhiều thành phố ở Trung cộng, tôi thích món ăn Tầu và cũng có rất nhiều bạn bè ở đó, nhờ bạn giới thiệu nên tôi đã cưới một người vợ Trung cộng. Trước khi kết hôn, cô ấy rất tốt bụng, ôn hòa, hiền hậu, dịu dàng. Nhưng khi vừa mới kết hôn, cô ấy lập tức có mong muốn rất mãnh liệt là biến tôi thành cô ấy, lúc nào cũng quản lý tôi, can thiệp vào việc của tôi. Nghe nói đa phần phụ nữ Tầu đều như thế.

Ví dụ như có người gọi điện thoại đến, dù tôi ở nhà, cô ấy cũng phải hỏi “Anh/cô là ai?”, đây là điều mà văn hóa phương Tây không chấp nhận được nhất. Nếu là một người phụ nữ phương Tây thì sẽ nói “Xin đợi một lát”. Nếu tôi không có ở đó, cô ấy nên nói “Xin hỏi anh/chị có muốn nhắn gì cho anh ấy không?”, nếu đầu dây bên kia muốn nhắn gửi gì đó thì là việc khác. Cô ấy còn thì tùy tiện bóc thư của tôi, điều này khiến tôi không vui, thậm chí là tức giận, vì ở Úc thì đây là hành vi phạm pháp. Tôi từng nói chuyện với cô ấy nhiều lần nhưng cô ấy chẳng những không chấp nhận mà còn khóc lóc thảm thiết và nói: “Anh có chuyện gì dấu em à?” Cô ấy không hiểu được ý nghĩa của nhân quyền và không gian riêng tư đối với mỗi cá nhân.

Đặc biệt là cô ấy không thích nói rõ ràng về tiền bạc, vợ chồng ở Úc đều có tài khoản tiết kiệm của riêng mình, ngay cả các việc chi tiêu đều nói rõ ràng là ai chi trả bao nhiêu. Nhưng cô ấy không đồng ý, cô ấy muốn tính toán trong đầu. Khi bạn bè cùng đi ăn, mỗi người tự trả một phần, cô ấy nói người ta không có tình nghĩa. Hơn nữa cô ấy còn luôn nghĩ rằng “sống là người của anh, chết là ma của anh”.

Thật ra thì cuộc hôn nhân của chúng tôi đã tan vỡ từ lâu rồi, cô ấy vẫn khoe khoang với bạn bè rằng tôi không chịu rời khỏi cô ấy. Hơn nữa cô ấy còn nhiều lần thương lượng với tôi là làm gì cũng được, chỉ cần tôi giữ thể diện cho cô ấy, đây là điều mà tôi không thể hiểu nổi. Khi chúng tôi xảy ra mâu thuẫn, hai người không thể ngồi xuống cùng giải quyết, mà lại tìm người ngoài giúp đỡ, cô ấy cứ tìm bạn bè và người thân của tôi. Tôi chưa bao giờ từ chối nói chuyện với cô ấy, khi chúng tôi không thể thỏa hiệp vì vấn đề gì đó, cô ấy không chịu nhường mà còn uy hiếp, tìm sơ hở từ tờ khai thuế của tôi. Tôi không muốn sống tiếp với người phụ nữ như vậy nữa, cô ấy nghĩ rằng ly dị chính là hủy hoại cô ấy, mà không hiểu rằng cuộc đời có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào.”

HEYWARD (nhân viên ở phòng thí nghiệm thuộc trường Đại học Sydney) “Lý do khiến tôi không thể sống cùng vợ được nữa là vì vấn đề ăn uống. Người Trung Hoa thích những món chiên xào, còn nhà ở Úc đều có máy báo cháy, hễ có dầu hay khói là sẽ báo động khiến cả khu vực đều nghe thấy, cảnh sát sẽ cho xe cứu hỏa đến, hơn nữa khắp nhà còn đầy mùi dầu mỡ.

Cô ấy không thể không ăn món xào được, tôi nhắc cô ấy đừng ăn quá nhiều muối, cô ấy lại nói rằng họ đời đời đều như thế cả, bữa sáng cũng phải xào nấu, cuộc sống đều chỉ xoay quanh chuyện ăn, vui ăn một bữa to, giận cũng phải ăn no nê. Cô ấy không thể không ăn phô mai, còn tôi thì không thể không ăn xì dầu, vì vậy mà rất khó điều chỉnh khi ăn uống. Tôi uống cà phê, cô ấy uống trà, tôi sợ dầu và muối, cô ấy thì không có dầu sẽ ăn không ngon. Cùng ăn cơm là niềm vui của vợ chồng, nhưng chúng tôi thì chẳng thể hưởng thụ được.

Cô ấy mặc quần áo chỉ cần thích là đi bất cứ đâu cũng mặc, nhưng người Úc thì mặc tùy ý ở nơi thoải mái, còn ở nơi trang trọng thì rất nghiêm túc. Điều khiến tôi sợ nhất là cô ấy thường xuyên mặc váy khi đi xe đạp, hễ mà có gió là sẽ rất khó giữ váy, tôi bảo cô ấy đừng mặc như thế, cô ấy lại nói phụ nữ Tầu đều mặc thế đấy. Cô ấy nói lớn tiếng trong quán ăn, mọi người xung quanh quay lại nhìn, cô ấy xem như không có gì. Tôi nói rằng các quán ăn ở Úc đều không có ai nói lớn tiếng, cô ấy thì nói miệng của cô ấy, ai cấm cản được. Những điều nhỏ nhặt này dần tích tụ sẽ gây ra mâu thuẫn, người Úc trước 2 tuổi là đã được giáo dục đạo đức, không được vứt vỏ trái cây bừa bãi, tôi thì lúc nào cũng phải nhắc cô ấy, sống như vậy mệt quá.”

RAV (giảng viên khoa nhân chủng học, yêu thích văn hóa Trung cộng) “Tôi và vợ người Trung cộng viết thư qua lại suốt nửa năm mới gặp nhau, lần đầu chúng tôi chọn gặp ở Thái Lan, chúng tôi cùng trải qua 18 ngày vui vẻ. Cô ấy là một giảng viên tiếng Anh ở trường đại học, hơn nữa còn là thạc sĩ. Vốn dĩ bảo hiểm y tế của Úc là mỗi nửa năm phải đi khám sức khỏe một lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị, nhưng cô ấy không chịu đi khám. Đối với một người có giáo dục thì thái độ đối với sức khỏe cũng là một sự văn minh.

Do sự khác biệt về văn hóa hai nước, những việc có vẻ như rất bình thường đối với cô ấy thì trong mắt tôi lại rất cổ lỗ và không văn minh. Cô ấy thích giúp đỡ người khác là điều tốt, tôi rất thích, nhưng cô ấy đẩy cho tôi những việc mà mình không làm được thì tôi không chấp nhận nổi. Cô ấy còn yêu cầu tôi viết thư mời giả để bạn cô ấy được đến Úc, nhưng đây là hành vi phạm pháp, tôi thực sự coi thường việc đó.

Còn nữa, ví dụ như khi cô ấy ở nhà, có người gọi điện thoại đến tìm cô ấy, nhưng lại bảo tôi nói là cô ấy không có ở nhà. Tôi rất bất ngờ, việc cô ấy ở nhà là sự thật, cô ấy có thể từ chối nói chuyện với người khác, hẹn hôm khác rồi nói, như vậy không được sao? Cô ấy nói đây không phải là nói dối, người Trung cộng dùng cách này để từ chối lịch sự với bạn bè. Theo văn hóa của tôi thì nếu cô ấy có thể phủ nhận sự thật là cô ấy ở nhà, thì những việc khác làm sao tôi tin được cô ấy đây? Cô ấy nói là ở bên Tầu cần phải nói dối, nếu trực tiếp từ chối người khác như ở Úc thì người ta sẽ tức giận.

Sự rạn nứt lớn nhất giữa tôi và cô ấy là ý thức pháp luật. Vào giai đoạn tình cảm của chúng tôi phát triển cao nhất trước khi cưới, cũng chính là vào ngày đính hôn, tôi tặng cho cô ấy một chiếc nhẫn. Đó là một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi ngồi ở sau vườn nhà tôi, những quả chanh vàng ươm trên cành, giống như những chiếc đèn lồng nho nhỏ, tôi hái hoa hồng đủ màu sắc cắm trên bàn, trên mặt cô ấy nở nụ cười hạnh phúc.

Tôi cầm một bản công chứng tài sản ra giải thích với cô ấy rằng trước khi đi đăng ký kết hôn, chúng ta cần điền vào tài liệu này và ký tên. Toàn bộ tài sản trước hôn nhân của tôi không có liên quan đến cô ấy, dù sau khi tôi qua đời hoặc cuộc hôn nhân của chúng tôi gặp bất cứ vấn đề nào dẫn đến ly dị. Toàn bộ tài sản của tôi sẽ ủy thác cho luật sư giao cho người được ủy nhiệm trong di chúc xử lý.

Khi đó cô ấy trở mặt, cô ấy cho rằng tất cả đều thuộc về cô ấy, vợ chồng không nên phân chia tài sản rõ ràng, nếu không nghĩa là tôi không thật lòng. Thật ra tôi dám nói rằng bất cứ người Úc có tiền nào cũng sẽ không cưới một người phụ nữ bắt họ giao hết tài sản cho cô ấy. Có rất nhiều người Úc đều sẽ hiến phần lớn tài sản của mình khi còn sống cho ngành nghề mà họ yêu thích, để lại một phần rất nhỏ cho người vợ sống cùng mình.

Cô ấy miễn cưỡng kỹ tên, rồi khoảng thời gian sau đó, hễ không vui là cô ấy sẽ nhắc lại chuyện này, tôi có thể thấy rằng cô ấy cũng không phải là người ham tiền, nhưng do văn hóa của mình nên cô ấy không vui. Cô ấy xem việc tôi giao tất cả tài sản cho cô ấy là tiêu chuẩn của tình yêu. Thật ra con người ta yêu thương nhau nên dùng tình yêu của mình để đổi lấy tình yêu của người kia thì tình cảm mới sống mãi được, không có ai được lấy mọi thứ của ai cả.

Vợ tôi từng đề nghị đôi bên cùng nhượng bộ nhau một nửa, tôi đã suy nghĩ kỹ về đề xuất này, nếu vậy thì có nghĩa là trong phân nửa thời gian, tôi phải sống uất ức, không vui vẻ; cô ấy cũng phải như thế, cộng lại là nửa đời người, có nhất thiết phải thế không? Liệu có quá tàn nhẫn với ý nghĩa cuộc sống chăng? Sau nhiều lần thảo luận, cô ấy đã hiểu. Khi chia tay, chúng tôi đều không hề cãi vã, sự bình tĩnh của cô ấy khiến tôi thấy được sự tự tôn của người phụ nữ trí thức phương Đông.”

Minh Ngọc

FB - 21/2/2019

viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, February 25, 2019 9:50:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Mẹ Việt 27kg cao 1m27 vẽ nên kỳ tích cho chính mình, sinh đôi 2 bé, chồng chăm như công chúa




Câu chuyện tình yêu cổ tích được viết bởi cô gái Khánh Xuân bé nhỏ và người chồng Mỹ khiến nhiều người xúc động và thấy trân trọng cuộc sống của mình hơn.

Không may mắn như mọi người, chị Khánh Xuân (quê Đồng Nai) ngay khi sinh ra đã mắc bệnh suy tuyến yên khiến cơ thể chị phát triển không bình thường. Đến tuổi trưởng thành chị vẫn chỉ cao 1m27 và sở hữu cân nặng vỏn vẹn 27kg.

Dù vóc dáng khá nhỏ bé nhưng “cô gái tí hon” này lại rất thông minh và nỗ lực trong học tập cũng như trong công việc sau này. Nhờ đó mà chị đã trụ lại được ở đất Sài Gòn sau khi tốt nghiệp đại học.

Chị gặp người chồng hiện tại, anh Freddie Scott Neugebauer (người Mỹ) khá tình cờ khi chị là nhân viên làm việc bán thời gian cho một công ty chuyên kinh doanh thảm và xe hơi cũ, công việc đăng quảng cáo kinh doanh lên các trang mạng của chính anh. Chia sẻ về chuyện tình yêu của hai vợ chồng, chị Khánh Xuân cho biết vì có thiện cảm với người sếp cách mình nửa vòng trái đất nên chị thường xuyên tâm sự về cuộc sống của mình. Chị cũng không hề giấu giếm anh về tình trạng bệnh tật của bản thân. Dù vậy anh vẫn một lòng yêu thương và đặc biệt rất cảm phục nghị lực của chị.

Sau gần 1 năm quen nhau, anh Freddie Scott Neugebauer đã quyết định sang Việt Nam để cầu hôn nữ nhân viên tý hon của mình. Hai người sau đó đã làm lễ đính hôn tại Việt Nam và chị theo chồng sang Mỹ định cư, bắt đầu một cuộc sống mới. Khi mới đặt chân đến Mỹ, cuộc sống có nhiều bỡ ngỡ nhưng Freddie Scott Neugebauer đã hết lòng chăm sóc cho cô.


Cũng như bao người phụ nữ khác lấy chồng mong muốn có con để vui cửa vui nhà, nhưng với thân hình nhỏ bé, Khánh Xuân không hi vọng gì nhiều. Tuy nhiên sau 5 tháng, cả hai vỡ òa hạnh phúc khi nghe tin cô mang song thai.



Hành trình mang thai đôi của người mẹ 1m27 quả thật gian nan. Không trụ được đến đủ ngày đủ tháng, vì thai đôi to khiến chị rất mệt nên chủ yếu là nằm và nếu có đi lại thì phải đi bằng xe lăn có người đẩy đi. Bác sĩ quyết định mổ lấy thai khi thai kỳ của chị được 32 tuần.


Vì vóc dáng bé nhỏ, cái thai trong bụng lại ngày 1 to, nên công việc đi lại, việc cá nhân của Khánh Xuân đều được 1 tay ông xã lo liệu. Anh sẽ phụ trách đẩy xe đưa bà xã mình đi lại để lo liệu mọi chuyện. Cho đến khi vào tận phòng đẻ, ông xã của cô gái nhỏ nhắn này tay vẫn không rời vợ, không tiếc tiền lựa chọn 3 mẹ con bệnh viện tốt nhất, với kỹ thuật hiện đại và dàn y bác sĩ chuyên môn cao tại Mỹ. Cũng nhờ sự chu đáo này, Khánh Xuân trải nghiệm sinh nở như đi nghỉ dưỡng.


Sau ngày sinh non ấy, Khánh Xuân bỗng chốc thành công chúa xinh đẹp của cả gia đình. Cô không phải làm bất kể việc gì, từ dọn dẹp, nấu ăn, đến rửa bát đĩa. Hiện 2 bé nhà Khánh Xuân đã được 13 tháng tuổi, cô dự định bao giờ cứng cáp hơn sẽ cùng chồng đưa con về Việt Nam thăm gia đình…



Nhìn cặp song sinh kháu khỉnh đáng yêu như thiên thần đang lớn lên từng ngày, mọi người đều mừng thay cho vợ chồng Khánh Xuân. Quả đúng là ông trời không lấy hết của ai bao giờ. Chúc cho bà mẹ tí hon Khánh Xuân luôn vững vàng và hạnh phúc trên hành trình xây dựng “ngôi nhà và những đứa trẻ”.


Posted on 25 Tháng Hai, 2019 by Danh / FB


Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.