Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1516171819>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#322 Posted : Wednesday, December 5, 2018 12:13:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#323 Posted : Wednesday, December 5, 2018 10:14:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


FB - Jimmy Le
2 Tháng 12 lúc 17:00 ·


BÀI HỌC TỪ CON TÀU .. TITANIC .. ❤️


Titanic — Wikipédia

Đêm ngày 14.4.1912..
Một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.

1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là:
Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…

Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của Lòng vị tha...:

Charles Lightoller..
Khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến.
Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy..:
“Khi nào tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”
“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”
Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.

Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng:
“Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”
Người phụ nữ lắc đầu:
“Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”.
Người chồng của bà hỏi:
“Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?”
Người phụ nữ mỉm cười trả lời:
“Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”.
Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa…

Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV),
Một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa: “Anh yêu hai mẹ con”.
Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng:
“Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”
Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.
Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả.
Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.

Ben Guggenheim,
Một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố:
“Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.."Gentleman"
Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết:
“Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.

Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng:
“Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”.
Strauss nói:
“Tôi sẽ không đi khi những người khác còn đang ở lại”.
Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối.
Bà nói:
“Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”... ❤️
Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ:
“Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.

Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl ..
Đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng từ hình ảnh nhận ra được chúng.

Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển.
Về sau..
Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình... ❤️

Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại:
“Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu:
Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!” Bà hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên người phụ nữ đó.

Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn này còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v... Họ nhường chỗ của mình trên thuyền cứu hộ, cho những phụ nữ nông dân không một đồng trên người.

Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người đến chết trong cương vị của mình.
Khoảng 2g sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng ông vẫn ngồi trong phòng thông báo, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng...

Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên:
“I love you! I love you!”

Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly..
Tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người.
Giáo dục lối sống không chỉ là lý thuyết; mà trong những hoàn cảnh thực tế, những bài học đạo đức ăn sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của mỗi người... ❤️

Phụ nữ và trẻ em..
Những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên. Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc; mà ngay cả khi đối diện với thực tế rằng dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.

Nhân sinh như cõi mộng..
Dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ.
Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời:
Không phải vật chất, không phải quyền danh, càng không phải nhận lại điều gì cho mình, mà là cho người khác..:
Là Vị Tha.
Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô tỉ, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả... ❤️

(H-Tam)


viethoaiphuong
#319 Posted : Thursday, December 6, 2018 2:02:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

sắc tím cuối thu 2018
(photo by VHP_HTMT, 2Dec2018)


Richard Clayderman - "Corazón de Niño"
viethoaiphuong
#324 Posted : Friday, December 7, 2018 1:16:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#325 Posted : Friday, December 7, 2018 3:21:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




BÀI viết của anh Brian Vu

Câu chuyện buồn đằng sau bài hát “Tha La xóm đạo”



”Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than”
…….
“Hận Tha La”- một bài hát được nhiều người biết đến trước 1975, cùng với các bài ”Tha La xóm đạo”, ”Vĩnh biệt Tha La”, và Tha La cũng là tên một xóm đạo được nhiều nhạc sĩ trước 75 phổ nhạc từ một bài thơ nổi tiếng “Tha La xóm đạo” của một nhà thơ. Nhưng đằng sau nó là một câu chuyện buồn, về những ngày đau buồn của đất nước khi bài thơ được ra đời:
“Tha La xóm đạo”

Cho tới nay thân thế của nhà văn Vũ Anh Khanh vẫn còn là một bí ẩn. Người ta chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông gồm truyện dài như Nửa Bồ Xương Khô, Bạc Xíu Lìn, Cây Ná Trắc và các truyện ngắn như Đầm Ô Rô, Sông Máu, Bên Kia Sông… Tuy nhiên bài thơ “Tha La xóm đạo” mới làm cho rất nhiều người nhớ đến tên tuổi của ông mãi tận sau này.

Xóm đạo Tha La nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh (là quê hương của Anh Hùng Ngụy Văn Thà – Cố Trung Tá Hải Quân VNCH, vị Hạm Trưởng chiến hạm Nhựt Tảo HQ10 đã anh dũng cùng đồng đội chiến đấu đến giờ phút cuối trước sự bao vây của lũ giặc xâm lược Tàu cộng tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974).

Xóm đạo này được thành lập vào khoảng năm 1863 nhờ sự cho phép và khuyến khích của người Pháp. Mặc dù họ đạo Tha La phát triển ngày một mạnh mẽ và vững vàng nhưng người Công giáo Tha La đã phản ứng khi thực dân Pháp ngày một lộ rõ dã tâm khống chế toàn bộ đất nước. Mùa Thu năm 1945 thanh niên Tha La tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ và trong chính thời điểm này, nhà thơ Vũ Anh Khanh trong một lần thăm Tha La đã cảm tác tinh thần chống ngoại xâm ấy để bài thơ “Tha La xóm đạo” ra đời.

Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi và số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị phát xuất từ lòng yêu nước. Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc năm 1954, bị chính quyền miền Nam kết tội là cộng sản do đó suốt thời gian1955-1975, tác phẩm của ông bị cấm không được tái bản, lưu hành, và ngay cả không có tên trong chương trình giáo dục như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên …

Theo tiết lộ của ông Võ Hồng Cương, thì vào năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghỉ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vĩnh Linh Quảng Trị để từ đó vượt tuyến, bơi qua sông Bến Hải vào Nam tìm tự do. Khi sắp vào được bờ bên kia thì bị phát hiện, bộ đội miền Bắc đã dùng tên có tẩm thuốc độc bắn chết ông. Lý do gian xảo của bộ đội cs bắc việt đã dùng cung là để tránh bị Ủy Ban Quốc Tế làm biên bản vi phạm Hiệp Định ngưng bắn. Cái chết của ông là một bi kịch cho những con người yêu nước trong một giai đoạn đen tối của lịch sử cận đại.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh đi vào lòng người bao nhiêu năm qua phải nói là có sự đóng góp của hai nhạc sĩ Dũng Chinh và Sơn Thảo. Hai nhạc sĩ này đã phổ bài thơ thành hai ca khúc: “Tha La xóm đạo” và “Hận Tha La” khiến cho bài thơ lan rộng vào quần chúng.

“Tha La xóm đạo” được nhạc sĩ Dũng Chinh, cũng là người Phan Thiết phổ nhạc vào năm 1964. Sau đó một năm, nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên “Hận Tha La” và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên “Vĩnh Biệt Tha La”.

Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên “Tha La xóm đạo”.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” còn lưu hành tới ngày nay ngoài giá trị nghệ thuật nó còn có tác dụng nhắc nhở cho cả dân tộc về những ngày đau buồn đó.

“Tha La xóm đạo”
Đây “Tha La xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh.
Ngậm ngùi Tha La bảo:
– Đây rừng xanh rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh.
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

– Viễn khách ơi!
Hãy dừng chân cho hỏi,
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng.
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
Có trái ngọt, cây lành, im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ.
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây? Khách hỡi? Có ai chờ?
Ai đưa đón?
– Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, ai đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ,
Nhìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nghìn cánh hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng.

Tha La hỏi:
– Khách buồn nơi đây vắng?
Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
– Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn,
Gió vi vút, gió rợn rùng, gió rít.
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà.
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán,
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa,
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh.

Khách rùng mình, ngẩn ngơ lòng hiu quạnh.
– Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già.
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch,
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng.

– Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng:
”Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than. ”
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng,
Ngày hiu quạnh. Ờ.. ơ.. hơ tiếng hát.
Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc.

Tiếng hát rằng:
Tha La giận mùa thu,
Tha La hận quốc thù,
Tha La hờn quốc biến,
Tha La buồn tiếng kiếm,
Não nùng chưa!
Tha La nguyện hy sinh.
Ơ.. ơ.. hơ.. có một đám chiên lành.
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy.
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:
Lạy Đức Thánh Cha!
Lạy Đức Thánh Mẹ!
Lạy Đức Thánh Thần!
Chúng con xin về cõi tục để làm dân…
Rồi… cởi trả áo tu.
Rồi… xếp kinh cầu nguyện.
Rồi… nhẹ bước trở về trần…

Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy dừng chân.
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ.
Trời Tha La vần vũ đám mây tan.
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi mà bẽ bàng?
Ơ… ơ… hơ… ờ… ơ… hơ… tiếng hát
Rung lành lạnh ngâm trầm đôi khúc nhạc.
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách đi thôi!

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ,
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao, vàng rụng lá rừng bay…
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
– Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo,
Và suối mát rừng xanh.
Xem đám chiên lành thương áo trắng.
Nghe mùa đổi gió nhớ quanh quanh.


(share FB by Kim Le - 2/12/2018)


viethoaiphuong
#326 Posted : Saturday, December 8, 2018 12:50:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#327 Posted : Sunday, December 9, 2018 3:01:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#328 Posted : Monday, December 10, 2018 12:23:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#329 Posted : Monday, December 10, 2018 4:16:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#330 Posted : Friday, December 14, 2018 9:45:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thùy Dương - RFI - Thứ Sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018

Pháp trả các tác phẩm nghệ thuật chiếm đoạt từ châu Phi: Rào cản về luật di sản


Vua Behanzin của Bénin bên cạnh một bức tượng đầu thế kỷ 19
tại Bảo tàng nghệ thuật nguyên thủy, Quai Branly, Paris ngày 07/04/2010.BORIS HORVAT / AFP

Ngày 23/11/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định trả lại cho quốc gia châu Phi Benin 26 cổ vật mà người Pháp đã chiếm đoạt của Benin trong chiến tranh thực dân năm 1892 và Benin đã yêu cầu Pháp trả lại từ vài năm trước.

Quyết định của tổng thống Pháp được đưa ra chỉ hai giờ sau khi hai chuyên gia do chính ông Macron đề cử đã đệ trình lên điện Elysée báo cáo đề nghị chính quyền trả lại những cổ vật và những tác phẩm nghệ thuật của châu Phi hiện được các bảo tàng ở Pháp trưng bày và lưu giữ.

Đây cũng là dịp để tổng thống Emmanuel Macron gợi nhắc lại cam kết của ông hồi tháng 11/2017, ở Ouagadougou, thủ đô quốc gia châu Phi Burkina Faso, theo đó giới trẻ châu Phi phải được « tiếp cận với di sản của châu Phi và di sản chung của nhân loại ngay tại châu Phi chứ không phải chỉ ở châu Âu ». Ông Macron muốn trong vòng 5 năm sẽ trao trả vĩnh viễn hoặc chuyển giao tạm thời, các tác phẩm nghệ thuật cho các nước châu Phi có liên quan.

Chủ nhân điện Elysée cũng tuyên bố ủng hộ mọi hình thức trao trả các tác phẩm nghệ thuật, dù là trả lại vĩnh viễn, tạm thời cho mượn, trao đổi hay để triển lãm … Tổng thống giao cho bộ Văn Hóa Pháp, bộ Ngoại Giao giữ vai trò đầu tầu thực hiện tiến trình trao trả các tác phẩm, còn các bảo tàng phải có trách nhiệm xác định các đối tác châu Phi và tổ chức chuyển giao các hiện vật cho các nước có liên quan.

Thực ra, trao trả lại các cổ vật cho các nước từng là thuộc địa của Pháp, nhất là châu Phi, không phải là đề tài mới được nhắc tới lần đầu tại nước Pháp. Trong chương trình Les matins ngày 23/11/2018 trên đài France Culture, chuyên gia Bénédicte Savoy giải thích là bà và đồng nghiệp Felwine Sarr chỉ tìm hiểu kỹ lại về một vấn đề đã từng bị để dở dang trong quá khứ :

« Trong quá trình Felwine Sarr và tôi tìm hiểu, nghiên cứu ở châu Phi và cả trong các tài liệu lưu trữ của các cơ quan của Pháp, chúng tôi đã tìm thấy nhiều hồ sơ tài liệu hồi cuối những năm 70-80 cho thấy khi đó vấn đề này đã từng được nói đến. Nhất là khi tra cứu các tài liệu lưu trữ nghe nhìn về các bản tin thời sự 20h trong năm 1978, chúng tôi đã thấy nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình Roger Gicquel ngay ở thời đó đã tuyên bố là để giúp người dân các nước ghi nhớ hơn về danh tính, cần phải trao trả lại các tác phẩm cho các nước, cần phải chú ý tới điều đó. Roger Gicquel đã giải thích một cách rất nhiệt tình, phấn khởi.

Thế nhưng, mọi người đã quên mất điều đó. Và từ 40 năm qua, chẳng có gì tiến triển, có rất ít điều được làm khiến mọi người cũng quên mất rằng vào thời đó UNESCO cũng đã nhắc tới chuyện trao trả cổ vật. Trong các tài liệu lưu trữ, chúng tôi cũng đã tìm thấy những mẫu văn bản của UNESCO được thảo bằng ba ngôn ngữ để yêu cầu trao trả lại các tác phẩm. »

Những rào cản từ luật bảo vệ di sản

Theo luật bảo vệ di sản của Pháp, có 3 nguyên tắc phải tuân thủ : không chuyển nhượng, không tiêu hủy và không tịch thu các tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng. Chính vì thế, về nguyên tắc, chính quyền không có quyền trao trả lại các tác phẩm cho các nước châu Phi. Từ năm 1970, có quy định là chính phủ Pháp có quyền trao trả lại cho các nước có liên quan những tác phẩm bị ăn cắp, mua bán trái phép hay được nhập lậu vào Pháp, nhưng quy định này chỉ được áp dụng với các tác phẩm được mang vào Pháp sau năm 1970.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật Bénédicte Savoy và Felwine Sarr, hiện tại có khoảng 90.000 tác phẩm nghệ thuật, cổ vật của châu Phi tại Pháp, nhất là tại bảo tàng Branly, Paris, nhưng về nguyên tắc, những hiện vật này lại không hội đủ điều kiện để có thể được trao trả lại cho châu Phi bởi vì chúng được đưa vào Pháp trước năm 1970. Để có thể trao trả cho châu Phi các tác phẩm này, hai nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật, Bénédicte Savoy và Felwine Sarr cho rằng Pháp phải thay đổi luật di sản.

Tuy nhiên, trên thực tế, bất chấp quy định và sự phản đối của nhiều người, các nguyên thủ Pháp cũng đã nhiều lần, bằng cách này hay cách khác, trao trả lại cho một số nước các cổ vật quý giá và có ý nghĩa không chỉ về nghệ thuật, mà nhất là về văn hóa và tâm linh. Trả lời phỏng vấn trên đài France Culture ngày 23/11/2018, ông Frédéric Mitterand, bộ trưởng Văn Hóa dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy nhắc lại một chuyện :

« Khi François Mitterand tới thăm Hàn Quốc, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất hay thứ hai của ông, tôi cũng không nhớ rõ nữa, thì ông ấy đã mang cho nhà chức trách nước này một cuốn sách chép tay đặc biệt quý hiếm. Ở Pháp chỉ có 5-6 cuốn sách như vậy, và tổng thống Mitterand đã mang trả cho Hàn Quốc 1 hay 2 quyển. Nhưng đó là một trận chiến của tổng thống với một số nhân vật bảo thủ có thẩm quyền về việc giữ lại các cuốn sách chép tay đó. Trận chiến đấu đó đã diễn ra nhưng cũng kéo đến tận cánh cửa của phủ tổng thống Hàn Quốc tại thủ đô Seoul, đến mức chính quyền phải phản kháng ».

Những cuốn sách chép tay của hoàng gia Triều Tiên đã bị Hải Quân Pháp chiếm đoạt trong một cuộc viễn chinh trừng phạt, sau vụ các nhà truyền giáo Pháp bị giết hại ở Triều Tiên. Vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, quan hệ giữa Pháp và Hàn Quốc trở nên căng thẳng do tranh cãi về những cuốn sách cổ. Năm 1991, Hàn Quốc chính thức đòi Pháp trả lại những 297 cuốn sách mà họ gọi là di sản văn hóa và khi đó được lưu giữ tại thư viện quốc gia Pháp François Mitterand ở Paris.

Năm 1993, tổng thống Mitterand đề nghị hình thức « cho mượn chéo » và đằng sau những thương lượng về văn hóa là các mặc cả về kinh tế. Tập đoàn Alstom của Pháp khi đó muốn bán tàu cao tốc TGV cho Hàn Quốc. Pháp trả cho Hàn Quốc cuốn sách đầu tiên nhưng phải đến năm 2010 tiến trình trao trả mới được nối lại.

Vào tháng 11/2010, tại thượng đỉnh G20 ở Seoul, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc. Để « vượt rào » luật bảo vệ di sản, Sarkozy đề nghị dùng « vỏ bọc » là cho Seoul « mượn sách » phục vụ mục đích nghiên cứu, cứ sau 5 năm thì những cuốn sách lại được gia hạn « cho mượn » tiếp. Những cuốn sách cổ nói trên hiện được lưu giữ ở Hàn Quốc, lần gia hạn cho mượn sách được thực hiện hồi tháng 02/2016.

Được đưa trở về châu Phi, liệu các tác phẩm nghệ thuật có được gìn giữ tốt ?

Ngoài chuyện liên quan đến luật bảo vệ di sản, nhiều người Pháp hiện còn lo ngại rằng việc trao trả sẽ gây nhiều thiệt hại cho các bảo tàng Pháp. Thế nhưng, bà Bénédicte Savoy cho biết :

« Khi trao trả các cuốn sách chép tay cho Hàn Quốc, Pháp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cơ quan bảo vệ di sản. Nhưng điều gây ấn tượng và làm chúng tôi xúc động là lần này, sau hôm tổng thống Macron đọc diễn văn ở Ouagadougou, giám đốc bảo tàng Branly, Stéphane Martin, qua báo chí đã này tỏ đồng quan điểm với tổng thống Macron và nói rằng ông cũng thấy có điều không bình thường và không thể bỏ qua là châu Phi gần như không còn gì, trong khi đó các bảo tàng ở phương Tây thì gần như là có tất cả.

Và chúng tôi đã có sự hỗ trợ của nhiều người có ý tốt ở bảo tàng Branly, bộ Văn Hóa và các bộ khác. Chúng tôi đã nhận được nhiều sự trợ giúp trong khi làm nhiệm vụ, điều có lẽ là không thể có cách nay mười năm, vài thập kỷ. »

Theo báo cáo của hai chuyên gia Bénédicte Savoy và Felwine Sarr, hiện giờ 90% di sản của châu Phi đang nằm ngoài châu lục này, nhất là ở phương Tây. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu có phải quốc gia nào cũng muốn mang về nước những tác phẩm đã bị Pháp chiếm từ thời thuộc địa ? Hồi năm 2000, tại Pháp nổ ra nhiều tranh cãi quanh các bức tượng Nok, khi tổng thống Jacques Chirac khai trương khu trưng bày cánh Sessions ở bảo tàng Louvre.

Các tác phẩm nghệ thuật châu Phi được trưng bày tại đó trước khi bảo tàng Branly được khánh thành vào năm 2006. Trong số các hiện vật, có những bức điêu khắc Nok hình 3 đầu người nhỏ bằng đất nung. Vấn đề là những cổ vật này được tìm thấy một cách bất hợp pháp từ Nigeria. Chính quyền nước này ngay lập tức đòi Pháp trả lại cổ vật. Luật sư Emmanuel Pierrat, tác giả cuốn sách « Có cần phải trao trả lại các tác phẩm nghệ thuật không ? » kể lại cho đài France Culture :

« Các cổ vật được mua từ một nhóm người hồi năm 1998 với giá 450.000 euro. Lẽ ra khi đó người ta nên kiểm tra kỹ về nguồn gốc của chúng … Rồi có sự xắp xếp hơi đặc biệt một chút giữa tổng thống Jacques Chirac và tổng thống Nigeria thời đó. Ở Nigeria, các bảo tàng có điều kiện rất tồi, vì thế Nigeria rất tử tế và để lại cho chúng ta giữ bức điêu khắc hình 3 đầu người mà chúng ta đã trả lại cho họ. Và trên thực tế, các cổ vật này vẫn đang ở đất nước chúng ta, ngay cả khi chúng là tài sản của Nigeria. »

Một vấn đề khác khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật quan tâm là liệu sau khi được trao trả lại cho các nước châu Phi, những tác phẩm nghệ thuật, cổ vật vốn được gìn giữ cẩn thận suốt bao nhiêu năm qua ở Pháp liệu có được các nước châu Phi bảo vệ và lưu giữ trong những điều kiện tốt hay không.

Cựu bộ trưởng Văn Hóa Pháp Frédéric Mitterand tỏ ra rất băn khoăn, lo ngại và chia sẻ là cần phải biết chắc chắn trước khi trao trả là những tác phẩm đó sẽ được lưu giữ tốt ở các nước châu Phi. Từng là bộ trưởng Văn Hóa, ông đã đi thăm rất nhiều bảo tàng ở châu Phi, có những bảo tàng được xây dựng với kinh phí rất lớn, nhưng ông hiểu là lưu giữ tốt những cổ vật quý giá không phải là điều dễ dàng ở châu lục này.




Phượng Các
#331 Posted : Friday, December 14, 2018 12:07:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Hồi đó khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta thì cũng vơ vét sách vở đưa về Tàu . Chắc VN cũng nên đòi lại .
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 12/17/2018(UTC)
viethoaiphuong
#332 Posted : Monday, December 17, 2018 6:40:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sylvie và Johnny, niệm khúc cuối cho mối tình đầu


Johnny Hallyday song ca với Sylvie Vartan tại sân vận động Parc des Princes (Paris) mùa hè 1993
ERIC FEFERBERG / AFP


Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 15 tháng 12 năm 2018
‘Avec Toi’’ (Với Anh) là tựa đề album tưởng niệm thần tượng quá cố Johnny Hallyday. Trên tập nhạc này, Sylvie Vartan hát lại những ca khúc tiêu biểu nhất của người chồng cũ. Sylvie và Johnny từng gặp nhau vào năm 1961, để rồi trở thành cặp vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng nhất làng nhạc Pháp từ năm 1965 đến năm 1980.

Vào lúc album cuối cùng của Johnny Hallyday, phát hành sau ngày ông qua đời, đang lập kỷ lục số bán với hơn một triệu bản sau khi được trình làng cách đây hơn một tháng, đến phiên Sylvie Vartan cho ra mắt ngày 30/11/2018 một album tưởng niệm, qua đó Sylvie ghi âm lại 13 bài hát ăn khách của Johnny Hallyday xuyên qua mọi thời đại.

Giới hâm mộ đã ngẩn ngơ thương tiếc Johnny Hallyday, khi ông ra vĩnh viễn đi cách đây gần đúng một năm ở tuổi 74. Lúc sinh tiền, Johnny đã ghi âm hơn một ngàn bài hát, ông đã hát hầu như tất cả các thể loại. Do vậy, đối với Sylvie Vartan, không dễ gì mà chọn ra 13 ca khúc phản ánh các giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông trải dài trong gần 6 thập niên (57 năm). Theo lời Sylvie Vartan, rốt cuộc bà đã chọn những bài hát quen thuộc gần gũi nhất với mình, trong suốt thời gian chung sống với Johnny, những bài có ý nghĩa đặc biệt khó quên, thời hai người mới quen nhau, Johnny còn trong tuổi ‘‘đi lính’’.

Trong số này có các bản nhạc Retiens la nuit (1961), Quand Revient La Nuit (Khi bóng đêm về) dịch từ bài hát Mister Lonely (1965), hay là Le pénitencier (1964) phiên bản tiếng Pháp của ‘‘House of the Rising Sun’’ trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Que je t'aime (1969) là tình khúc bất tử do Johnny ghi âm riêng cho Sylvie, La musique que j'aime (1973) là một trong những ca khúc hiếm hoi do chính nam danh ca sáng tác, trong thời kỳ sáng chói của những tác giả những năm 1970 như Michel Mallory hay Jean Renard (từng sáng tác cho cặp vợ chồng nghệ sĩ …..)

Các bản nhạc sau đó như Quelque chose de Tennessee (1985) hay là Je te promets (1987) đánh dấu giai đoạn hợp tác với các tác giả nổi tiếng Michel Berger và Jean Jacques Goldman. Vivre pour le meilleur (1999), được trích từ tập nhạc cùng tên ‘‘Sang pour sang’’ (hiểu theo nghĩa Huyết thống) qua đó Johnny hợp tác với con trai ruột David Hallyday. Album này cho tới nay vẫn là tập nhạc ăn khách nhất với hơn hai triệu bản được bán trên thị trường Pháp.

Ngoài các ca khúc nổi tiếng của Johnny, tập nhạc ‘‘Avec Toi’’ (Với Anh) còn có thêm hai bài hát bổ sung. Bản nhạc đầu tiên mang tựa đề ‘‘Le Message’’ tựa như là một lời nhắn nhủ mà Sylvie gửi cho người đã khuất, bản nhạc thứ nhì là bài "In My Life" của nhóm Tứ Quái The Beatles, một bài hát mà Sylvie và Johnny rất thích (cũng như bản "And I Love Her"), đôi tình nhân thường hay nghe đi nghe lại bản nhạc này trong thời gian sống chung khắn khít với nhau.

Để minh họa cho mối tình giữa Sylvie và Johnny, hãng đĩa Columbia đã chọn bức ảnh chụp trắng đen của nhà nhiếp ảnh Jean-Marie Perrier làm hình bìa cho album. Bức ảnh cho thấy Sylvie đang biểu diễn trên sân khấu, còn ở đằng sau bức màn nhung, người ta có thể thấy bóng dáng của Johnny đang trông ngóng chờ đợi. Theo lời của Sylvie, trong số hàng ngàn bức ảnh kỷ niệm, đây là một trong những tấm hình bà thích nhất, vì cho thấy Johnny thời mới vào nghề, còn rụt rè chân thật ở lứa tuổi mới trưởng thành …..

Bức ảnh này đã được chụp (tại Strasbourg) vào cuối năm 1963, đầu năm 1964. Vào thời ấy, Johnny thi hành nghĩa vụ quân sự tại Offenburg, vùng biên giới Pháp-Đức. Điều đó giải thích vì sao Sylvie nhận lời mời đi biểu diễn ở các tỉnh miền Đông đặc biệt là tại thành phố Strasbourg, vì như vậy đôi uyên ương có thêm cơ hội gặp nhau (Offenburg cách thành phố Strasbourg khoảng 30 cây số). Sylvie và Johnny chính thức kết hôn vào năm 1965 và có con trai đầu lòng (David) đúng một năm sau.

Trái với thông lệ, tập nhạc tưởng niệm ‘‘Avec Toi’’ (Với Anh) được phát hành nhưng lại không ghi toàn bộ nghệ danh của Sylvie Vartan mà lại được ký tên một cách đơn giản là Sylvie. Một cách tượng trưng, Sylvie muốn chia sẻ với khách hâm mộ một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của cặp vợ chồng nghệ sĩ, kỷ nguyên của những thần tượng nhạc trẻ, thời họ thường được khán thính giả gọi tên một cách thân mật là : Sylvie & Johnny.

Vào lúc cuộc tranh chấp liên quan tới việc phân chia tài sản của Johnny vẫn chưa ngã ngũ (giữa một bên là người vợ cuối cùng Laeticia Hallyday và một bên là hai đứa con lớn của nam danh ca là Laura Smet và David Hallyday), đĩa nhạc tưởng niệm của Sylvie phần nào khôi phục hình ảnh cũng như uy tín của Johnny, vốn đã bị lu mờ, sứt mẻ do thủ tục kiện tụng kéo dài.

Sylvie không những chỉ muốn ghi âm lại những ca khúc thời vàng son, mà còn muốn chia sẻ với khách hâm mộ nhiều kỷ niệm đẹp mà chỉ có những người trong cuộc mới biết. Sylvie kể lại những giây phút đầu hẹn hò với Johnny. Hai người gặp nhau năm cô 17 tuổi, vào thời ấy Sylvie hát biểu diễn trong phần mở màn cho nam ca sĩ Vince Taylor tại nhà hát Olympia.

Nhan sắc của cô bé tóc vàng lọt vào mắt của Johnny, nhưng Johnny lại khá rụt rè, không dám gặp mặt để nói chuyện mà lại xin anh trai của Sylvie mượn cớ làm việc để sắp xếp thời gian cho hai người gặp nhau. Không phải ngẫu nhiên mà Sylvie làm lễ thành hôn với Johnny vào năm 1965, vì Johnny phải đợi Sylvie đủ tuổi thành niên (21 tuổi thời bấy giờ thay vì 18) để làm lễ cưới hỏi một cách danh chính ngôn thuận.

Sau khi Johnny qua đời (tháng 12 năm 2017), Sylvie đã từng hát để tưởng nhớ người bạn đời quá cố trong đợt biểu diễn tại Paris (nhà hát Grand Rex) hồi tháng Tư năm 2018. Trên sân khấu, Sylvie đã hát lại 10 ca khúc của Johnny, và giây phút gây xúc động nhất là khi Sylvie hát lại bài ‘‘J’ai un problème’’ dưới dạng song ca ảo, Sylvie đứng trên sân khấu hát chung với Johnny, thông qua màn ảnh video.

Đối với Sylvie, tập nhạc ‘‘Với Anh’’ là dịp để ôn lại những hình ảnh lung linh trong ký ức sáng ngời, một người đã vội khuất khi bao lời nhắn nhủ còn chưa nói, bài hát còn phảng phất bóng hình của người ra đi trong làn mây khói, kẻ ở lại hát lên những niệm khúc cuối, để chưa quên dĩ vãng một thời, cho nhớ mãi tình yêu đầu đời.

viethoaiphuong
#333 Posted : Saturday, December 22, 2018 7:23:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 22 tháng 12 năm 2018

Các album mới nhân mùa Noel 2018


Ngôi làng Giáng Sinh Paris trong công viên Tuileries.RFI / Mike Woods

Mùa Noel 2018 hứa hẹn được nhiều thành công với khoảng 20 tuyển tập Giáng Sinh vừa được trình làng. Trong số các album mới, có các giọng ca quốc tế hàng đầu như Jessie J, John Legend hay là Eric Clapton, về phía các gương mặt thành danh từ các cuộc thi hát truyền hình có Samantha Jade hay là Mark Vincent.

Có khá nhiều tập nhạc mới, dù là album theo chủ đề Giáng Sinh hay không, vẫn thường được cho ra mắt vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, vì theo truyền thống thì Thanskgiving và Noel là thời điểm mua sắm, chi tiêu nhiều nhất trong năm tại các nước Âu-Mỹ. Đối với ngành công nghiệp giải trí, đây cũng là thời kỳ sôi động nhất, với hàng loạt sản phẩm được cho ra mắt nhân mùa lễ cuối năm.

Trong số các album Noel mới được tung ra thị trường, có đầy đủ các sắc màu và thể loại âm nhạc. Katherine Penfold ghi trọn một album nhạc Giáng Sinh cover với lối hoà âm blues và jazz, J.D McPherson và Rodney Crowell thiên về nhạc rock và chủ yếu là các sáng tác mới, CeCe Winans ghi âm nhạc Noel phối hợp nhạc soul với gospel, Gwen Stefani tái bản album Noel, bổ sung thêm 5 ca khúc mới kể cả video clip song ca với chồng là nam danh ca Blake Shelton, trong khi đó Dave Coz và các bằng hữu trình làng một tuyển tập nhạc Giáng Sinh bao gồm các khúc nhạc hoà tấu hay nhất.

Thế nhưng, đáng chú ý hơn cả vẫn là tuyển tập “This Christmas Day” của Jessie J. Giọng ca này được nâng lên hàng diva, sau khi cô đoạt giải nhất cuộc thi hát truyền hình ‘‘I’m A Singer’’ tổ chức vào mùa xuân năm 2018 tại Trung Quốc. “This Christmas Day” là album Giáng Sinh đầu tiên của Jessie J. trong số 5 album mà cô đã từng cho ra mắt từ trước tới nay.

Ngoại trừ ca khúc chủ đề là sáng tác mới duy nhất, album này bao gồm 10 ca khúc Noel kinh điển, chẳng hạn như Jingle Bell Rock, Let It Snow hay là White Christmas của tác giả Irving Berlin, ăn khách lần đầu tiên cách đây hơn 70 năm qua tiếng hát crooner của Bing Crosby. Trên album còn có hai bài song ca “Winter Wonderland” hát cùng với nhóm Boyz II Men và “The Christmas Song” hát chung với Babyface.

Tuy rất bận rộn với vòng lưu diễn tại Trung Quốc và sau đó là tại Hoa Kỳ, nhưng Jessie J vẫn cố gắng tranh thủ thời gian, để hoàn tất một album trước mùa Giáng Sinh. Ý tưởng này manh nha từ tháng 7 năm 2018, ban đầu là chỉ khoảng vài ca khúc ghi âm dưới dạng EP, nhưng rốt cuộc trở thành một album thực thụ, hợp tác với nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như Rodney Jerkins, David Foster hay cặp bài trùng Terry và Jimmy. Theo Jessie J, cô đã thực hiện album này theo đúng nghĩa của một món quà Noel dành tặng cho tất cả những người hâm mộ đã ủng hộ cô nhiệt tình trong suốt thời gian vừa qua. Một trong những ca khúc nổi trội của album này là bài Silent Night với lối hát đầy cảm xúc của một diva của làng nhạc pop.

Khi cho ra mắt album Giáng Sinh, mỗi nghệ sĩ đều chọn cho mình một màu sắc chủ đạo và thể loại sở trường. Nam ca sĩ Mark Vincent chọn thể loại bán cổ điển để trình bày các các ca khúc Giáng Sinh phối với một dàn nhạc giao hưởng, hợp với chất giọng tenor của anh. Tuyển tập Noel của ca sĩ Eric Clapton thì thiên về nhạc blues với lối hoà âm bằng đàn ghi ta thùng rất mộc, trong khi giọng ca trứ danh John Legend lại dùng lối phối khí hoà quyện nhạc soul với jazz, xen kẽ những bài hát kinh điển như Silver Bells, Christmas Time is Here (8 bài) với các sáng tác mới như Bring Me Love (6 bản) về chủ đề Giáng Sinh.

Album của John Legend có sự góp mặt của thiên tài Stevie Wonder trong sáng tác mới mở đầu album mang tựa đề “What Christmas Means to Me”, trong khi nữ ca sĩ Esperanza Spalding góp giọng trong bài ‘‘Have yourself a Merry little Christmas’’, nguyên là một trong những ca khúc Noel được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ.

Được sáng tác riêng cho ca sĩ kiêm diễn viên Judy Garland (Ralph Bane soạn nhạc, Hugh Martin đặt lời) cùng với ca khúc ‘‘The First Noel’’ trong bộ phim ca nhạc “Meet Me in Saint Louis” phát hành vào năm 1944, bài này có câu mở đầu khá bi quan (Have yourself a Merry little Christmas, it may be your last, next year we may all be living in the past): Hãy tận hưởng mùa Noel, vì đó có thể là mùa Giáng Sinh cuối cùng. Lời bài hát sau đó đã được (tác giả Hugh Martin) sửa đổi ít nhất là hai lần, phiên bản của John Legend giống với Frank Sinatra, nhiều hơn là phiên bản của Judy Garland.

Trong phiên bản sửa đổi, bài hát này tựa như lời khuyên nhủ chúng ta hãy tạm gác qua một bên những mối ưu tư phiền muộn trong cuộc sống và tạo cho mình một mùa Noel nho nhỏ ấm cúng. Nếu như Purple Snowflakes (Cụm tuyết màu tím) được phối theo điệu bossa nova, bài Have yourself a Merry little Christmas thuần chất nhạc jazz với giai điệu nhẹ nhàng, đậm đặc màu sắc Giáng Sinh.

John Legend đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, trong năm 2018 anh trở thành nghệ sĩ da màu đầu tiên đoạt cùng lúc các giải thưởng cao quý nhất của làng giải trí như Emmy, Grammy, Oscar, Tony (gọi tắt là EGOT), bảng thành tích của anh vì thế mà càng thêm sáng ngời. Tuy chỉ mới 40 tuổi, nhưng cho tới nay John Legend đã đoạt tổng cộng là 33 giải thưởng, trong đó có 10 Grammy. Tập nhạc Noel của John Legend càng lộng lẫy hoành tráng bao nhiêu, album Giáng Sinh của Eric Clapton lại càng có nhiều khoảnh khắc trầm lắng bấy nhiêu.

Nghệ sĩ người Anh Clapton phát hành album phòng thu thứ 24 nhưng lại là album Noel đầu tiên của ông. Cách đây hai thập niên (1998), ông từng tham gia biểu diễn trước tổng thống Bill Clinton, 5 ca khúc Noel trong một đêm nhạc Giáng Sinh "A Very Special Christmas Live" tại Washington D.C, nhưng Eric Clapton chưa từng vào phòng thu để ghi âm một album Noel trọn bộ.

Tập nhạc Happy Xmas gồm tổng cộng là 14 ca khúc kinh điển như White Christmas, Silent Night, Away in a Manger hay là Jingle Bells tưởng niệm DeeJay quá cố Avicii ….. Về phía các sáng tác mới có nhạc phẩm “For Love On Christmas Day” do chính Eric Clapton sáng tác.

Cách đây 3 năm, Eric Clapton phát hiện ông bị bệnh kinh niên (chứng viêm dây thần kinh ngoại biên) và điều đó ảnh hưởng khá nhiều tới cách chơi đàn ghi ta của ông. Trên danh dách 100 nghệ sĩ chơi đàn ghi ta cừ khôi nhất mọi thời đại, tạp chí chuyên ngành Rolling Stone từng xếp Eric Clapton vào hạng nhì, chỉ thua Jimmy Hendrix một bậc. Năm nay đã ngoài 70 tuổi, nam danh ca người Anh đã có chủ ý chọn nhiều bài hát Giáng Sinh ở điệu thứ đôi khi sâu lắng có lúc hơi trầm buồn, nhưng vẫn giữ niềm lạc quan, hy vọng dù khá mong manh nơi cuộc sống.

Về phía các giọng ca thành danh nhờ các cuộc thi hát truyền hình, đáng chú ý hơn cả là Samantha Jade, cô là nữ ca sĩ đầu tiên đoạt giải nhất cách đây vài năm chương trình The X-Factor tổ chức tại Úc. Samantha Jade vào nghề ban đầu như một người mẫu, nhưng sau đó chọn nghiệp hát nhờ có năng khiếu từ thời còn nhỏ. Năm lên 9 tuổi, cô bé từng đoạt giải nhất một cuộc thi hát địa phương dành cho thiếu nhi với nhạc phẩm ‘‘Amazing Grace’’. Vì thế cho nên, album Noel của Samantha không thể nào thiếu vắng bài hát đã đem lại cho cô nhiều cơ hội may mắn với nghề nghiệp.

Trong suốt thời gian dài lập nghiệp tại Hoa Kỳ, Samantha đã muốn thực hiện một album Noel qua đó cô muốn nói lên khát vọng hồi hương cũng như tâm trạng nhớ nhà của những ai phải đi xa. Nhạc phẩm ‘‘I’ll be Home for Christmas’’ với khúc nhạc dạo đầu trong tiếng đàn âu yếm vỗ về, cùng với những âm vang của tiếng chuông ngân, gieo vào hồn người nghe nỗi thổn thức trong muôn tiếng thầm, bao cảm giác trầm ấm từ giấc mơ đoàn tụ nhân mùa lễ cuối năm.




viethoaiphuong
#334 Posted : Thursday, December 27, 2018 10:03:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

"Jingle Bells" , 100 giai thoại về những ca khúc Giáng Sinh


Giáng Sinh. Ảnh minh họa.
REUTERS/Russell Cheyne

Thanh Hà - RFI - ngày 25-12-2018
Nhạc Giáng Sinh không thể thiếu vào mỗi mùa Noel. Nhà nghiên cứu về lịch sử âm nhạc, Steven Jezo Vannier vừa cho ra mắt độc giả cuốn "Chuông Ngân Vang, chuyện khó tin về những ca khúc Noel", NXB Le Mot et Le Reste.

Trong lời mở đầu, tác giả viết : "Những Ca khúc Giáng Sinh là một đề tài muôn thuở, chiếm một vị trí riêng biệt (…) và là chủ đề gây tranh cãi bất tận. Có những người say mê đến điên dại nhưng cũng có những người ghét cay ghét đắng thể loại ấy (…) Sách của tôi hy vọng hòa giải được hai tâm trạng đó"

Dù bênh hay chống, thì có một sự thật không thể chối cãi, đó là nét đa dạng của những bài hát Giáng Sinh. Chúng ta có từ nhạc Noel theo điệu funk, reggae, hay bosa-nova, rock, rồi những bản nhạc Giáng Sinh theo kiểu rap, hay heavy metal ….

Ở bất kỳ thời đại nào, các ban nhạc, các diva đều đua nhau tặng cho người hâm mộ những album nhạc Giáng Sinh độc đáo nhất.

Nhưng kinh điển hơn cả vẫn là bản Jingle Bells được sáng tác năm 1857. Hiếm có tác phẩm nào được từ Duke Ellington đến ban nhạc Anh The Beatles, từ ông vua nhạc opéra Pavarotti đến Frank Sinatra cùng nâng niu như ca khúc này.

Trong ngôn ngữ của Molière, thì đó là ca khúc Vive Le Vent. Với con cháu Nguyễn Du, Jingle Bells là Chuông Ngân Vang… Willie Nelson, một cây đại thụ của dòng nhạc country Hoa Kỳ thể hiện tài tình, trước khi lọt vào mắt xanh cha đẻ của trường phái híp hop, Afrika Bambaataa …

Đặc điểm thứ nhì của nhạc Giáng Sinh, là chúng dễ đưa các nghệ sĩ lên đỉnh cao danh vọng. Năm 2011, Justin Bieber trong vỏn vẹn một tuần lễ thống lĩnh thị trường âm nhạc thế giới với đĩa hát Under The Misletoe.

Nhạc Noel cũng là phương tiện rất hiệu quả để những ca sĩ hay ban nhạc vang bóng một thời trở lại dưới ánh đèn màu sân khấu. Ngoài những nghệ sĩ chưa thành danh, ngay cả những cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế như Bob Dylan hay Nat King Cole đều đã hơn một lần trong sự nghiệp đem giọng hát của mình làm quà tặng ông Già Áo Đỏ.

Nhìn về ý nghĩa những bản nhạc Giáng Sinh, Steven Jezo Vannier, chỉ ra rằng, ở Mỹ, cứ vào dịp này, nhạc Noel tràn ngập đài phát thanh, truyền hình. Đĩa hát về Giáng Sinh chiếm nhiều chỗ trong các cửa hàng.

Đương nhiên đối với các nghệ sĩ, nhạc Noel là con gà đẻ trứng vàng. Nhưng vì sao ai cũng thích nghe nhạc Giáng Sinh ? Vì sao một tác phẩm như White Christmas được Bing Crosby thu âm và cho phát hành năm 1942 đến nay vẫn được coi là ca khúc Noel ăn khách nhất mọi thời đại ?

Steven Jezo Vannier trả lời một cách đơn giản : để thành công, một ca khúc Noel cần có ba yếu tố. "Nhịp điệu láy luyến, kỷ niệm tuổi thơ, một chút phép nhiệm màu thoảng một chút buồn man mác". White Christmas hội tụ đủ cả ba bí quyết này. Nhất là ca khúc ấy lại được phát hành vào mùa đông năm 1942 , Mỹ vừa tham chiến bên cạnh đồng minh châu Âu trong Thế Chiến Thứ Hai và Giáng Sinh Trắng là bài hát của người lính xa nhà, mơ về một mùa Noel xa xưa, có tuyết trắng, lung linh đầu ngọn cây. Trẻ nhỏ ngóng chờ tiếng chuông từ đoàn tuần lộc của ông Già Áo Đỏ. Tiếng hát mượt mà của Ella Fitzgerald, năm 1960, trong bản Have yourself a merry little Christmas chúc mọi người quên hết ưu phiền …

Còn trong văn hóa Pháp, trong những năm tháng chiến tranh hay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến, ca khúc Petit Papa Noel của Tino Rossi năm 1946 cũng đưa thính giả vào thế giới kỳ diệu của mộng mơ. Nhưng đó là một ngoại lệ.

Phần lớn những ca khúc Giáng Sinh của các nhạc sĩ Pháp ở nửa cuối thế kỷ 20 thường hát về những đứa trẻ không nhà, những đứa bé mồ côi, hay để nói về những mùa Giáng Sinh giá lạnh trong lòng người góa phụ …

Ca khúc rất nổi tiếng như Noel de la Rue của Edith Piaf không là một ngoại lệ. Tác giả của Đời Màu Hồng viết : "Hỡi thằng bé chân trần, chạy nhảy/ Noel trên đường đường phố là tuyết, là giá lạnh/ Gió thổi trên đường vắng, nước mắt trẻ tuôn rơi/Ánh sáng đèn màu sau tủ kính không dành cho chúng ta, những người nghèo khổ".

Nhiều thập niên sau, trong Noel Interdit, Johnny Hallyday đưa ra hình ảnh tương tự như của Edith Piaf khi ông nói về một mùa Giáng Sinh của "những đứa trẻ chưa bao giờ tin vào phép lạ Noel, gió đã cuốn đi bao tuổi ngây thơ của những thằng bé mới lớn"

Steven Jezo Vannier kết luận : trong buổi họp mặt gia đình đầm ấm, có mấy ai thiết tha với những tiếng thờ dài não nuột ? Nhạc Giáng Sinh của Pháp không bán chạy như ở Mỹ là điều rất dễ hiểu !



viethoaiphuong
#335 Posted : Sunday, December 30, 2018 3:43:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tuấn Thảo - RFI - Thứ Bảy, ngày 29 tháng 12 năm 2018

Món quà đầu năm của Michael Bublé


Michael Bublé được tặng ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood Walk of Fame 16/11/2018REUTERS /B.McDermid

Sau hai năm vắng bóng ánh đèn sân khấu, Michael Bublé xuất hiện trở lại với tập nhạc "Love" nhân mùa lễ cuối năm. Đây là album phòng thu thứ mười của danh ca người Canada. Trên số 13 ca khúc vừa được trình làng, có hai sáng tác mới, phần lớn còn lại là những bản cover kinh điển.

Sở dĩ Michael Bublé không còn lưu diễn trong thời gian qua là vì anh phải tạm ngưng công việc để dành thời gian cho gia đình, lo chữa bệnh cho đứa con trai 5 tuổi (tên là Noah), bị chẩn đoán ung thư từ hai năm trước (2016). Ngoại trừ chiến dịch Stand Up To Cancer nhằm gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhân, và tài trợ nghiên cứu chống ung thư, Michal Bublé ít còn xuất hiện trước công chúng so với những năm trước.

Tuy nhiên, tạm dừng sự nghiệp không có nghĩa là giải nghệ, Michael Bublé từng buộc phải lên tiếng đính chính sau khi nhật báo Daily Mail (sau đó là tờ The Irish Time) hồi tháng 10/2018 đã loan tin thất thiệt. Theo anh, ca hát chính là luồng dưỡng khí, là động lực cần thiết cho cuộc sống, chính cũng vì thế Michael Bublé tuyên bố anh chẳng những không giải nghệ mà còn tiếp tục ca hát cho đến hơi thở cuối cùng.

Để thực hiện tập nhạc Love, Michael Bublé đã triệu tập một êkíp gồm nhiều tên tuổi từng đoạt nhiều giải Grammy và Billboard. Hai sáng tác mới được thực hiện bởi một nhóm tác giả trẻ tuổi (trong đó có Alan Chang và Charlie Puth trên hai ca khúc Forever Now cũng như Love You Anymore). Về phần hòa âm, hai nhà sản xuất David Foster người Canada và Jochen Van der Saag người Hà Lan đem lại cho album những sắc thái cực kỳ tinh tế, tỉ mỉ trau chuốt.

Album này cho thấy là ở lứa tuổi 40, Michael Bublé càng dày dặn chín muồi khi trình bày những bản nhạc kinh điển như Where or When (Ở đâu hay lúc nào), I Only Have Eyes for You (Mắt ta chỉ để nhìn em), Unforgettable (Không thể nào quên được), My Funny Valentine hay là When I Fall In Love (Khi tình yêu đến). Anh không hổ thẹn với danh hiệu crooner của thế kỷ 21, rất xứng đáng thừa kế nhưng vẫn không hề nấp bóng hai cây đại thụ là Giọng ca vàng Frank Sinatra và Nat King Cole.

Album thứ mười của Michael Bublé rất trau chuốt nhưng không kiểu cách. Trong lối diễn đạt của mình, nam danh ca người Canada gạt bỏ tất cả những hiệu ứng không cần thiết, bởi vì không có gì mâu thuẫn cho bằng một tập nhạc mang tựa đề Tình Yêu, nhưng lại đầy nét điệu bộ làm dáng, nếu không nói là khiên cưỡng giả tạo. Michael Bublé đưa vào trong album những cảm xúc chân thành, xuất phát từ đáy tim.

Ngoài ảnh hưởng của Frank Sinatra và Nat King Cole, Michael Bublé còn rất tài tình trong cách hát điệu swing theo phong cách big band của Count Basie (trong bài I only Have Eyes for You, Such a Night) và nhất là lối hát phóng khoáng của Louis Prima (còn được mệnh danh ông hoàng chuyên hát nhạc swing).

Michael Bublé cũng không ngại kết hợp pop với jazz hay country "Help me Make It through the Night" (song ca với Loren Allred). Còn khi hát lại nhạc phẩm "La Vie en Rose" (với nữ ca sĩ Cecile McLorin Salvant), lối diễn đạt khá tân kỳ của anh khiến cho một bài hát rất xưa nhưng khi nghe lại vẫn có một nét gì đó rất mới, chứ không hề lỗi thời.

Ban đầu được đặt tựa là ‘‘My Romance’’, nhưng sau đó được gọi một cách đơn giản ngắn gọn là ‘‘Love’’ (Tình Yêu). Tựa đề này phần nào cho thấy là Michael Bublé đã có cách nhìn khác về cuộc sống : gia đình và sức khoẻ của vợ con là ưu tiên hàng đầu. Trong suốt thời gian lo cho gia đình, tập trung chữa bệnh cho đứa con trai, danh vọng sự nghiệp đối với anh lại càng không quan trọng như tình phụ tử, ít có ý nghĩa bằng sự thương yêu của gia đình, vợ con.

Trong suốt giai đoạn đầy khó khăn, hai vợ chồng Michael Bublé đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ phía người thân, bạn bè cũng như giới hâm mộ, điều đó theo Michael, đã giúp cho gia đình anh thêm sự can đảm trong thử thách, trên con đường dài đồng hành tiến bước, còn phải vượt qua bao trở ngại ở phía trước. Bản thân anh cho biết là cuộc sống vẫn tiếp tục, sau khi có hai đứa con trai vợ anh đã sinh thêm một đứa con gái vào mùa hè năm 2018.

Tập nhạc thứ mười của Michael Bublé được phát hành nhân dịp lễ cuối năm, cho dù không phải là một album Noel, nhưng tập nhạc này lại tràn ngập niềm tin và hy vọng, thay vì đơn thuần là một món quà bằng hiện vật, album lại mang ý nghĩa của lời chúc tốt lành đầu năm, tựa như một lời nguyện cầu cho yêu thương xuyên qua đêm dài, cho tình người sớm mọc nắng mai.

Michael Bublé - Where Or When [Official Audio]

https://www.youtube.com/watch?v=VbV-_EzUgEk


viethoaiphuong
#336 Posted : Tuesday, January 1, 2019 2:32:35 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hoài Dịu - RFI - Thứ Ba, ngày 01 tháng 1 năm 2019

Dàn Nhạc Giao Hưởng thành Vienna, sứ giả hòa bình gắn kết năm châu


Dàn Nhạc Giao Hưởng ViennaẢnh : Wikimedia

Dàn Nhạc Giao Hưởng Vienna chính thức thành lập năm 1842. Ở đại bản doanh của Vienna Philharmonic, sự tự do luôn được nuôi dưỡng. Đây là dàn nhạc duy nhất mà ở đó nhạc công có quyền lựa chọn và quyết định ai là người cầm chiếc đũa « thần kỳ ». Vienna nổi tiếng bởi sự kết nối linh hồn và tài năng trình diễn xuất sắc của những nhạc công.

Đặc biệt vào mỗi dịp hòa nhạc chào năm mới, dàn nhạc trở thành sứ giả truyền tải thông điệp hòa bình, nhân ái thông qua những kiệt tác của cha con nhà soạn nhạc Johann Strauss, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven và những huyền hoại âm nhạc cổ điển khác, với tiêu chí muôn đời « từ trái tim đến trái tim ».

Từ bao giờ có muôn vàn tia lửa âm thanh, được thắp lên bởi những bàn tay « vàng » của các nghệ sỹ thuộc Dàn Nhạc Giao Hưởng Vienna (Orchestre Philharmonique de Vienne), đã và đang mang đến nụ cười hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp năm châu ?

Dàn Nhạc Giao Hưởng Vienna, tiền thân là Học Viện Giao Hưởng (Académie Philharmonique) chính thức thành lập năm 1842, do nhạc trưởng Otto Nicolai đứng đầu. Tuy nhiên, phải sau nhiều thăng trầm và nỗ lực của các thành viên, dàn nhạc mới trở thành một tổ chức hoàn chỉnh như Vienna Philharmonic mà ta biết đến ngày nay.

Ngay từ ngày đầu, Otto Nicolai đã đề ra những nguyên tắc hoạt động mà ông lấy ý tưởng từ những người tiền nhiệm, và cho đến ngày nay vẫn còn được áp dụng. Để đảm bảo chất lượng nghệ thuật đồng đều, chỉ có nhạc công chơi ở Dàn Nhạc Ô-pê-ra Vienna (l'Orchestre de l'Opéra d'État de Vienne) tối thiểu ba năm, mới có thể dự tuyển vào Vienna Phiharmonic. Dàn nhạc tự chủ về nghệ thuật, tổ chức và tài chính, và tất cả các quyết định đều được thông qua trên cơ sở dân chủ trong phiên họp toàn thể với sự tham gia của các thành viên, việc quản lý do một ủy ban điều hành được bầu chọn một cách dân chủ đảm trách.

Ở đại bản doanh của Vienna Philharmonic, sự tự do luôn được nuôi dưỡng. Đây là dàn nhạc duy nhất mà ở đó nhạc công có quyền lựa chọn và quyết định ai là người cầm chiếc đũa « thần kỳ ». Kể từ năm 1842, hàng năm một nhạc trưởng được chọn ra để chỉ huy cho các buổi hòa nhạc thường kỳ và hòa nhạc đón năm mới tại Khán Phòng Vàng (Musikverein). Những tên tuổi lừng danh đã ghi dấu vào trang sử nơi đây như : Gustav Mahler trên cương vị nhạc trưởng từ năm 1898 đến 1901, đã dẫn dắt dàn nhạc trong chuyến lưu diễn lần đầu tiên ở nước ngoài, tại Triển Lãm Toàn Cầu, Paris năm 1900. Clemens Krauss (nhạc trưởng người Áo) có công xây đặt những truyền thống cho dàn nhạc. Richard Strauss (nhạc trưởng, nhà soạn nhạc người Đức), Pierre Boulez (nhạc trưởng, nhà soạn nhạc người Pháp), Herbert von Karajan (từ 1956 đến 1964), v.v…

Cũng phải kể tới Wilhelm Furtwängler, nhạc trưởng người Đức có tầm ảnh hưởng quan trọng bậc nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển phương tây. Vào thời Anschluss (1938), ông đã can thiệp thành công với nhà cầm quyền Đức quốc xã, để dàn nhạc không bị xóa sổ và những nhạc công lai Do Thái được tiếp tục chơi trong dàn nhac. Hơn nữa ông đã cùng Vienna Philharmonic để đời những bản thu bất hủ nhất của mọi thời đại như : « Eroica », giao hưởng số 3 của Beethoven, giao hưởng số 8 của Bruckner, giao hưởng huyền thoại giọng rê thứ của César Franck và giao hưởng số 2 của Brahm.

Dàn Nhạc Giao Hưởng Vienna nổi tiếng không những bởi lịch sử hơn một trăm bảy mươi năm tồn tại, bởi tên tuổi của các bậc chỉ huy xuất chúng, mà còn bởi sự kết nối linh hồn và tài năng trình diễn xuất sắc của những nhạc công. Danh mục biểu diễn cốt lõi của dàn nhạc đó là những tác phẩm của nhà Strauss, theo như ông Clemens Hellsberg, chủ tịch Vienna Philharmonic cũng là cây violon số một của dàn nhạc nhấn mạnh : « Đó là âm nhạc đậm chất Vienna, là cách mà người Vienna biểu đạt và diễn giải cuộc sống của mình. Chúng tôi có mối dây liên kết rất gần với loại nhạc này, bởi nhiều người trong số đó cùng lớn lên với nó (…). Đồng thời âm nhạc nhà Strauss đòi hỏi quan điểm thẩm mỹ khá cao, chúng tôi phải đạt tới đỉnh cao nghệ thuật để xứng tầm với những kiệt tác của triều đại Strauss ».

viethoaiphuong
#337 Posted : Wednesday, January 2, 2019 8:42:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thanh Hà RFI - Thứ Tư, ngày 02 tháng 1 năm 2019

Paris ngày lễ hội La Vie Parisienne


Jacques Offenbach@wikipedia

2019 là năm nước Pháp kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhạc sĩ Jacques Offenbach, người mở đường cho dòng ca nhạc kịch trào phúng opéra bouffe. Trong số hơn 100 vở ca nhạc kịch của ông, La Vie Parisienne là tác phẩm có sức cuốn hút xuất chúng, gắn liền Jacques Offenbach với Paris và nghệ thuật sân khấu, âm nhạc của Pháp.

Chúng ta đã quá quen thuộc với điệu múa French Cancan nẩy lửa trên sân khấu Moulin Rouge, nhưng có mấy ai biết được rằng cha đẻ của giai điệu cuốn hút ấy là "ông vua" ngự trị trong làng nhạc nhẹ Paris thế kỷ thứ 19, Jacques Offenbach ?

Trước khi trở thành xứ giả của Cối Xay Đỏ ở quận 18, Paris, hay được John Houston năm 1952, rồi Baz Luhrmann năm 2001 đưa lên màn ảnh lớn, điệu nhạc này đã hai lần xuất hiện trong các vở ca nhạc kịch Orphée aux Enfers (1858) và La Vie Parisienne (1866) của nhà soạn nhạc Offenbach.

Dòng ca nhạc kịch trào phúng

Jacques Offenbach (1819-1880), sinh ra tại thành phố Köln, niềm Tây nước Đức. Năm 14 tuổi, ông theo gia đình sang định cư tại Pháp, và mãi ngoài 40, khi đã rất nổi tiếng, ông mới chính thức "vào dân Tây".

Rất sớm, Jacques Offenbach luôn xem âm nhạc và kịch nghệ sân khấu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Ông soạn vở opéra đầu tiên năm 20 tuổi. Nhưng đó không là dòng chính kịch như Cây Sáo Thần của Mozart hay chuyện tình Tristan và Iseut của Richard Wagner. Jacques Offenbach thiên về thể loại gọi là opéra bouffe, chịu ảnh hưởng của Ý, nơi những đoạn hát, nói xen kẽ với nhau.

Đây không hẳn là những vở kịch hài hước opéra comique, bởi ở thể loại này người ta có thể đề cập tới những chủ đề hết sức nghiêm túc dưới một lăng kính hài. Khác với tên gọi của nó, một vở kịch opéra comique không nhất thiết có một hồi kết theo kiểu "happy end".

Offenbach không giam mình trong dòng opérette -thường để kể những câu chuyện tình vẩn vơ- mà ông thiên về thể loại kịch trào phúng. Ở đây, ông kết hợp âm nhạc với nghệ thuật dàn dựng sân khấu, kịch nghệ và cả vũ điệu ballet để làm mê hoặc khán giả.

Thành công rực rỡ khi đã trên đỉnh cao danh vọng

Ngược dòng thời gian, trở về với buổi ra mắt công chúng Paris đầu tiên tại nhà hát Palais Royal ngày 31/10/1866, La Vie Parisienne thành công mỹ mãn.

Do chỉ là một nhạc sĩ, Offenbach đã cộng tác với hai nhà soạn kịch là Henri Meilhac và Ludovic Halévy. Bộ ba này trên đỉnh cao danh vọng, tiếng tăm lẫy lừng không chỉ ở Paris, mà cả tại những trung tâm văn hóa khác của của châu Âu như Vienne hay Berlin, với La Belle Hélène, người đẹp của thành Troie, hay Orphée aux Enfers, chàng Orphée xuống tận cùng địa ngục tìm vợ trong truyện thần thoại Hy Lạp.

Gần như suốt thập niên 60 thế kỷ thứ 19, tối nào, một tác phẩm của bộ ba Offenbach – Meilhac và Halévy cũng được biểu diễn tại ít nhất là một rạp hát tại Kinh Đô Ánh Sáng.

Tháng 10 năm 1866, Paris chuẩn bị tổ chức Triển Lãm Hoàn Cầu vào mùa Xuân năm 1867, với không dưới 5 triệu du khách ngoại quốc dừng chân ở Paris. Đây là cơ hội bằng vàng để rạp hát Palais Royal hốt bạc. Chủ nhà hát mời Offenbach, Meilhac và Halévy cộng tác và thế là họ nẩy sinh sáng kiến soạn một vở kịch về Paris, về du khách đua nhau đổ về Paris như những con thiêu thân, để được trông thấy ánh sáng đèn màu, để được sống và biết thế nào là La Vie Parisienne.

Những con thiêu thân nộp mình cho Paris

Một anh du khách người Brazil, vàng đầy túi, đến nộp mình cho Paris, nơi có vài trăm người bạn và bốn, năm người tình đang đợi chờ. Câu chuyện mở ra với cảnh hai anh chàng lãng mạn, đứng đợi người đẹp Matella tại sân ga : La Ligne de l'Ouest. Bobinet và Raoul de Gardefeu đợi người đẹp Matella, một cô gái làng chơi luôn sánh đôi với các ông nhà giàu. Matella xuất hiện bên cạnh một người đàn ông thứ ba. Quá thất vọng, Bobinet và Raoul tìm cách "trả thù". Raoul nhận lời làm hướng dẫn viên du lịch cho vợ chồng một nhà quý tộc Thụy Điển muốn khám phá "mọi hang cùng ngõ hẻm của Paris".

Nam tước Gondremarck muốn được tan chảy vì làn thu ba của những người đẹp Paris … Còn phu nhân thì đến kinh đô văn hóa của thế giới để thưởng thức tiếng hát của những diva trên các sân khấu Paris…

Những bộ mặt của Kinh Đô Ánh Sáng

Với nền nhạc bay bổng, nhẹ nhàng này, Offenbach và hai người bạn văn của ông đã phác họa ra một Paris phù phiếm, nông nổi, hời hợt … Nhưng Paris trong vở La Vie Parisienne cũng là mái nhà của những người thợ đóng giầy, của cô gái may găng tay cho những nhà quý tộc hay trưởng giả, của những gia nhân đầy tớ muốn hóa thân thành những nhà quý tộc, hay những kiều nữ kiêu sa.

Trong buổi ra mắt công chúng đầu tiên, Henri Meilhac và Ludovic Halévy đã rất bồn chồn, lo lắng, bởi họ đã đưa ra một cái nhìn không khoan nhượng về những người giàu có, họ đã chế nhạo không ít những kẻ "học làm sang"…

Riêng Offenbach, ông rất vững tâm vì tin chắc vào "ma lực" của âm nhạc, vào tài diễn xuất và cách dàn dựng vở ca nhạc kịch La Vie Parisienne.

Quả như rằng, Jacques Offenbach bói không sai. Từ thái tử Anh, Prince de Galle, đến sa hoàng Nga và con trai, khi đến xem Triển Làm Hoàn Cầu Paris năm 1867, đều đã phải dừng chân tại rạp hát Palais Royal. Hoàng đế Pháp Napoléon III và hoàng hậu Eugénie cũng bị Offenbach thôi miên.

Vở kịch này được diễn 265 ngày liên tiếp từ buổi đầu được trình làng và trụ tại Palais Royal lâu đến nỗi, một nhà soạn kịch thời thượng bấy giờ là Labiche đã phải sốt ruột, vì cũng muốn diễn trên sân khấu của nhà hát này. Kể từ đầu năm 1867 La Vie Parisienne được dựng tại các nhà hát lớn của thành Vienne, của Berlin, tại New York hay Alger.

Thành công đó có được nhờ Offenbach nắm rõ được một bí quyết, đó là "xen kẽ rất nhiều những bản nhạc khác nhau, không quá dài, với những giai điệu vui nhộn và dễ nhớ (…) đó có thể là một bản rondeau, là điệu polka hay tyrolienne mang âm hưởng của miền đồng quê nước Áo… một bản song ca dịu dàng, lãng mạn hay một dàn đồng ca rộn ràng và lôi cuốn (…) Offenbach đã kết hợp tất cả những yếu tố đó một cách tài tình, làm mê hoặc khán giả"…

Thêm vào đó vở opéra bouffe này của bộ ba Offenbach, Meilhac và Halévy lại là một vở tuồng có hậu. Điệu nhạc mà sau này thường được gọi là French Cancan nhẹ nhàng, bay bổng, ngọt ngào như những giọt rượu champagne đã khiến người xem khi ra về chỉ còn giữ lại những hình ảnh Paris là một ngày lễ hội, Paris est une fête, biểu tượng của tình yêu, của đam mê hay những mộng mơ.

Chỉ ngần ấy thôi, Offenbach được mệnh danh là một "tượng đài" văn hóa của nước Pháp. Ông là một trong số đông đảo những người nhập cư đã làm rạng danh nước Pháp tựa như nhạc sĩ Chopin cùng thời, hay như doanh họa Chagall sau này.


viethoaiphuong
#338 Posted : Thursday, January 3, 2019 12:24:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#339 Posted : Saturday, January 5, 2019 1:13:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#340 Posted : Saturday, January 5, 2019 4:38:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thuyền Và Biển - Hoàng Oanh Phạm


Thuyền Và Biển

Ca sĩ: Hoàng Oanh Phạm
Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.

[ĐK:]
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.



PS.
xin được chia sẻ cùng ACE nhà PNV
VHP gặp lại "con sáo nhỏ Hoàng Oanh" - người bạn thuở ấu thơ, sau gần 35 năm...
và đã ngạc nhiên khi được nghe bạn hát bài Thuyền và Biển, 1 ca khúc mà khi xưa HP rất rất thích !
Đa tạ Tình Bạn và Cuộc Đời ! love you H.O !! bạn đã hát rất tuyệt vời bài này !!






Thuyền và biển
Xuân Quỳnh

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển

"Từ ngày nào chẳng rõ
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Ðưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thì thầm gởi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ
Biển ồ ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên ?)

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không găọ nhau
Biển bạc đầu thươg nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió "

Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!

Users browsing this topic
Guest
24 Pages«<1516171819>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.