Nguyễn Thị Minh Ngọcsinh ngày 05-8-1953
tại Bà Rịa
quê nội Thừa Thiên
hiện sống tại Sài Gòn
tốt nghiệp đại học sân khấu Sài Gòn 1996
sinh hoạt trong các lãnh vực : điện ảnh, sân khấu
đoạt được nhiều giải thưởng của báo chí Sài Gòn
về kịch và truyện ngắn (kịch : đứng Giữa đồi Sao,
Một Nửa Của Tôi đâu/ truyện ngắn : Quán Trọ,
Nắng Chiều, Chung Vách..)
tác phẩm đã xuất bản :
Ngọn Nến Bên Kia Gương (truyện ngắn 1992)
Một Mình Bước Tới (truyện ngắn, 1994)
Trình Tiên (truyện dài, 1995)
Năm Ðêm Với Bé Su (truyện vừa 1995)
Người Nữ Giữ Lửa Văn Nghệ Sài Gòn Ba Mươi Năm Qua:
Nhà Văn, Nhà Soạn Kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc
Phạm Điền, RFA
06.01.2003
LGT: Trên tạp chí Văn Học Nghệ Thuật ,
chúng tôi đã đề cập đến các sinh họat nghệ thuật,
nhưng phần lớn liên hệ đến các lãnh vực thơ, văn,
hội họa hay âm nhạc. Hiếm khi chúng tôi có được dịp
đề cập đến sinh họat kịch nói, là ngành nghệ thuật
hiện được người Việt trong nước cũng như số người
có dịp về thăm nhà đi xem chú ý và tán thưởng. Ngành
kịch nói trên các sân khấu nhỏ tại Việt Nam, ở Bắc
cũng như Nam đã được xem là một đặc sản văn hóa
độc đáo và được giới phê bình cho rằng lấn lướt
hơn các xứ trong vùng.
Do cơ duyên, chúng tôi có được cơ hội tiếp xúc với
chị Nguyễn Thị Minh Ngọc, trong chuyến chị sang Mỹ lo công
việc và chuẩn bị cho một vở kịch trình diễn ở sân
khấu quốc tế Philippine trong tháng 3 tới đâỵ Chị
Nguyễn Thị Minh Ngọc bước vào nghệ thuật bằng văn
chương. Chị sáng tác từ những năm còn ở Trung Học từ
1970 khi còn ở Phan Thiết. Trước 1975, chị viết và ký
tên Nguyễn Thị Ngọc Minh. Sau năm 75 chị ngưng một thời
gian không viết lại được. Sau đó trước khi dùng tên
thật là Nguyễn Thị Minh Ngọc, chị còn viết và ký dưới
tên là Trần Anh Thức, nhưng sau cùng đã lấy tên thật
làm bút hiệụ Năm ngóai chị xuất bản tập truyện ngắn
Đồng Sàng , năm nay đang chuẩn bị cho in tập truyện dài
có tên là Tôi Chối Từ Tôi. Trước đây chị cũng chuẩn
bị cho in cuốn Ký Sự Người Đàn Bà Bị Chồng Bỏ nhưng
công việc đa đoan đã không hòan tất kịp, cứ để dở
dang. Các sáng tác của Nguyễn Thị Minh Ngọc trước giai
đọan 1975 và sau này đã được độc giả ở hải ngọai
yêu thích và các tạp chí như Hợp Lưu, Văn, hay Diễn Đàn
ở Pháp chọn đăng.
Nguyễn Thị Minh Ngọc, ngòai viết văn , sọan kịch, còn dạy
kịch nghệ, đóng kịch, đóng phim. Tác giả đã viết hơn 50
vở kịch dài, ngắn và cọng tác cho 7 sân khấu kịch ở
Miền Nam.
Hân hạnh được gặp khi chị ghé ngang vùng Washington, lưu
tâm đến sinh họat kịch nghệ Việt Nam, tạp chí Văn Học
Nghệ Thuật đã được tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc dành
cho cuộc mạn đàm.Phạm Điền: Kính chào chị Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tạp chí
Văn Học Nghệ Thuật chào mừng chị ghé lại Washington . Theo
dõi sinh họat viết lách, chúng tôi được biết tên chị
trong các tạp chí văn chương, lại được giới thưởng
ngọan bộ môn kịch ngừoi Việt mách chị là ngừoi điêu
luyện về kịch nghệ. Xin chị cho biết quá trình của một
số sinh họat trong lãnh vực viết văn và sọan kịch.
Minh Ngọc: Cho tới bây giờ tôi đã viết trên 70 truyện
ngắn, đã xuất bản 9 cuốn, kịch thì vừa kịch ngắn kịch
dài trên 50 vở và cũng đạo diễn khá nhiều vở. Ngòai ra
tôi còn viết kịch bản phim tài liệu và , phim truyện.
Cũng có được một số giải thưởng trong nước. Trong
các tập truyện của tôi thì đặc biệt có truyện Trinh
Tiên, tôi viết về giai đọan tôi dạy 4 năm sân khấu
điện ảnh. Tôi viết trong giai đọan dạy những học trò
như Hồng Đào, Hữu Châu, Hữu Nghĩạ Truyện đó được
nhà Curbstone in ở Mỹ. Tôi nghe nói có phát cho sinh viên ở
một số các trường đại học. Ngòai ra trong các truyện
ngắn của tôi có truyện Hải Nguyệt thì đã quay thành phim
được giải A của Điện Ảnh Việt Nam năm 1998 và đã dự
liên hoan 3 lục địa chiếu ở thành phố Nante ở Pháp.
Phạm Điền: Với quá trình làm việc như thế, hẳn chị
đã bước vào lãnh vực văn học nghệ thuật rất sớm?
Minh Ngọc: Tôi bắt đầu những trang viết trong những trang
thiếu nhi như tờ Tuổi Ngọc, nhưng những truyện chính
thức đăng trong tạp chí Văn đó là truyện Trái Khổ Qua
vào năm 1970 thì phảị Lúc đó tôi đang học trung học Phạn
Bội Châu, Phạn Thiết. Và sau đó cũng đăng những truyện
như Trăng Viết, Cẩm Lệ ở báo Thời Tập, Phổ Thông.
Cũng có nhiều truyện nay tôi cố lục kiếm để đăng lại
để in thành tuyển tập nhưng nhiều truyện kiếm không
rạ Tìm khắp thư viện trong nước cũng không tìm rạ Khi ra
nước ngòai cũng cố gắng và hy vọng ở nước ngòai các
anh còn giữ.
Phạm Điền: Chị có cho hay sau 75 chị ngưng viết một thời
gian, do hòan cảnh sinh họat?
Minh Ngọc: Sau 75 tôi có thời đi bán thuốc lá lẻ rồi thi
vào nhiều trường nhưng trượt hết. Có mỗi trường sân
khấu ... lỡ đậu . Học đạo diễn, ra trường tôi vẫn
tiếp tục đi bán vé xố. Sau đó trường cho đi dạy thì
đi dạy . Đi dạy một thời gian thì trường....kêu viết
một lá đơn để tự xin chuyển công tác. Thì tôi cũng
viết, sau đó tôi đi lang thang một thời gian . Rồi ông
thầy cũ tôi kêu về làm việc tại Nhà Cải Lương nhà hát
Trần Hữu Trang . Hiện giờ tôi vẫn là biên chế của nhà
hát Cải Lương Trần Hữu Trang đó. Tôi phụ trách đào
tạọ Tôi vẫn tiếp tục cọng tác với một số sân khấụ
Nói khác, vừa vẫn là đạo diễn, vừa đào tạo diển
viên. Gần đây tôi chuyên trị các vai già 80 tuổi trở
lên và cũng có tham gia đóng phim và nói chung thì cũng
...ai nhờ gì làm đó.
Phạm Điền: Các thân hữu của chúng tôi cho biết đòan
kịch của chị được nhiều người hâm mộ. Hiện sinh họat
ra saỏ
Minh Ngọc: Rất tiếc là tôi không có một đòan kịch cho
riêng mình và vẫn hy vọng có một đòan kịch. Tôi chỉ
biết là cái nghề này nó chọn tôi, vì tôi rớt hết chị
đậu có một chỗ nên đành phải học và càng học thì
càng thấy mình thích nó. Đúng ra thì nó cũng cứu mình
nhiều chuyện. Nội cái chuyện tôi được đi nước ngòai
rất nhiều . Coi như đã đi Âu Châu, Phi Châu, Úc Châụ
Đây là lần đầu tiên tôi tới Mỹ thôị
Phạm Điền: Đây là những chưyến được gửi đi công
tác
Minh Ngọc: Hòan tòan những chuyến đi đó đều do nước
ngòai mời với tư cách là một đạo diễn bên sân khấu,
một ngừoi đi đào tạo về sân khấụ Tôi chưa bao giờ
được đi với tư cách là một nhà văn. Đó cũng là một
trong những chuyện mà nghề này nó giúp tôị Khi năm 1980
tôi ra trường thì tụi tôi là một nhóm đạo diễn trẻ,
ưa được dùng. Chúng tôi tự cứu mình bằng việc lập
một Câu lạc Bộ Đạo Diễn . Chúng tôi đi dựng kịch cho
các phường khóm , các nơi xa xôi, những chỗ rất xạ
Chuyện tiền là chuyện rất là phụ, chủ yếu là làm
được tác phẩm. Sau đó chúng tôi tụ tập làm một câu
lạc bộ thể nghiệm để làm những vở thể nghiệm,
nhưng mà số phận tinh thần của tụi tôi là khi một sân
khấu đã vững rồi thì hoặc chúng tôi bị đi hoặc chúng
tôi biết điều để đi tới một chỗ khác . Và cứ như
thế là tôi cứ đi vòng vòng hết sân khấu này tới sân
khấu kia.
Phạm Điền: Hiện thời Sài Gòn có bao nhiêu sân khấu
kịch?
Minh Ngọc: Hiện thời Sài Gòn có 7 sân khấu thì tôi cũng
đều cọng tác hết. Cũng có những điềụ..rất là khó
nóị Tại vì, tôi thường nói giỡn là giới giang hồ gió
tanh mưa máụ Không phải chỉ có chúng tôi khó khăn về
công việc mà chúng tôi còn gặp khó khăn về phía đồng
độị Nhiều khi khó khăn về phía đồng đội còn nguy
hiểm hơn là cái khó khăn về phía nhà nước. Tại vì bạn
bè cùng làm việc với nhau mà nhiều khi là phải tự tìm
cách chia tay nhau, nhất là sân khấu kịch nó rất là nhạy
cảm ở chỗ là nó phải có hai phe, phải có xung đột.
Thành ra nhiều khi nó tác động ngược tới đời sống
bên ngòaị Không được êm ả như hội họa, hay là bên âm
nhạc là những cái không cần phải có những cái tương
phản mặc dầu chúng tôi cũng biết là cái symphony nó cũng
phải có những điệu nhạc contrast với nhau nó mới thành
một tổng thể lớn. Nhưng mà bên sân khấu cái đó là
cái tất yếu, luôn có đối kháng với nhau và chúng tôi
phải tập làm quen với những cái đó và coi cái đó là
một thách thức thú vị bổ ích cho ngành sân khấu nàỵ
Phạm Điền: Chị hiện đang cộng tác tích cực nhất cho
sân khấu nào ?
Minh Ngọc: Trên cương vị sọan kịch , đạo diễn và diễn
viên tôi cọng tác tích cực nhất cho sân khấu IDECAF, 28
Lê Thánh Tôn là một nơi mà may mắn thay vẫn được khán
giả ưa chuộng thành ra vé của tôi bán trước một tuần
và các bạn ở nước ngòai, các bạn cũ của chúng tôi trở
về thú vị vẫn coi đó là một trong những cái đặc sản
văn hóa của thành phố, ngay cả vừa rồi đó những ngừoi
bạn ở trong vùng Đông Nam Á đi một vòng khảo sát để
chọn một vở để đầu tư cho dự Đại Hội Phụ Nữ cho
sân Khấu Châu Á-Thái Bình Dương ở Philippine tháng 3 sắp
tới thì họ cũng khẳng định với tôi là Việt Nam là
"cường quốc về sân khấu". Các nước khác chung quanh
mạnh về múa , movement, âm nhạc ...thì cái đó Việt Nam
mình hơi hơi yếu, được một cái bù lại, tôi không dám
nói rộng luôn cả miền Bắc, tại vì cũng có những vấn
đề tế nhị và phức tạp, nhưng riêng với thành phố Sài
Gòn thì tôi cũng có thể tự tin về chuyện nàỵ Trước
mắt tôi đã nhận được tài trợ của hội Rockefeller
để tháng 3 này đưa đòan kịch gồm tòan phụ nữ sang Phị
Họ yêu cầu tôi trong vở này tòan phụ nữ, từ tác giả,
đạo diễn, design, âm nhạc và mọi thứ đưa nhóm đó đi
Phi để diễn vở mang tên là Ngừoi Đàn Bà Thất Lạc.
Phạm Điền: Những yếu tố nào đã đưa đến sự thành
công của ngành kịch tại Việt Nam
Minh Ngọc: Tôi cho rằng có nhiều yếu tố. Tôi có làm
những buổi nói chuyện với sinh viên Mỹ, họ học về
Đông Phương học . Trong một vài buổi nói chuyện về sân
khấụ Tôi cũng chỉ xin nói theo sự nghiên cứu và hiểu
biết cùa tôi thôi thì tôi thấy rõ là Việt Nam có cơ may
khi được tiếp xúc nhiều luồng văn hóa và ngay cả vùng
miền Bắc trước 75 tiếp xúc với sân khấu Liên Xô và
Trung Quốc. Miền Nam được tiếp xúc với sân khấu Pháp
và Mỹ, tòan là những nơi rất mạnh về sân khấu, có
nhiều kịch bản haỵ Chúng tôi tìm cách chôn lọc lại và
cái mà chúng tôi rất thú vị là trình độ của khán giả
Sài Gòn rất cao và chúng tôi phải chạy theo trình độ cao
đó của khán giả. Cho tới bây giờ có vẫn còn có một
số bài báo vì thành kiến cho rằng trình độ khán giả
miền Nam còn thấp những tôi không cho là như vậy, chúng
tôi lại cho rằng vì những ngừoi đó, chúng tôi sáng tác.
Thành ra chúng tôi có cái kiểu của chúng tôi là chúng tôi
chia sẻ những vấn đề đang sống với chúng tôi và chúng
tôi tìm rất nhiều , tìm ngôn ngữ nào để nói được
những điều mình chia sẽ đó. Chúng tôi học tập từ
những người đi trước chúng tôi chẳng hạn những ông
Năm Châu, những ông Bảy Nhiêu, ông Trần Hữu Trang là ông
đang làm gánh Cải Lương mà tôi đang làm bây giờ. Những
ngừoi có Tây học , ngừoi ta đã lấy vốn từ những tác
phẩm văn học nước ngòai, từ của Victor Hugo, của
Shakespear kể cả Dostoiesky, Camus...những kịch bản của họ
được chuyển thành những vở cải lương rất hay, bổ
xung kiến thức của ngừoi bình dân Việt Nam rất là
nhiềụ
Thành ra chúng tôi cũng đi bằng con đường đó. Chúng tôi
cũng kiếm những danh tác nước ngòai, tìm cách Việt Nam
hóa và thậm chí bổ túc hơn như vừa rồi tôi có nhận
tiền của Đức để thực hiện cái vở của Bertol Bretch,
vở Người Hảo Tâm Thành Tứ Xuyên. Tôi đã đi hơn cái
mức Việt Nam hóa đến mức Sài Gòn hóa và mặc dầu vở
diễn được 10 xuất nhưng tôi vẫn rất cám ơn báo chí
trong nước đánh giá caọ Cũng có một cái so sánh là
trước đó vở đã được dựng bởi một đạo diễn nổi
tiếng miền Bắc là tiến sĩ nổi tiếng từng làm Thứ
Trưởng Văn Hóa Việt Nam đó là ông Đình Quan , nhưng tôi
nghĩ có lẽ vì thầy Đình Quan trung thành quá nhiều với
kịch bản nguyên thủỵ Thành ra tôi vẫn tin là cái sức thu
hút của vở kịch miền Nam được miền Nam hóa, Sài Gòn
hóa thì sức thu hút của nó đối với quần chúng có một
sức hấp dẫn riêng.
Xin cám ơn và kính chào chị Nguyễn Thị Minh Ngọc. Phần
một cuộc mạn đàm kết thúc tại đây.
oOo
Thứ Bảy tuần trước, tạp chí Văn Học Nghệ Thuật đã gửi đến quý vị phần I giới thiệu
Nhà Văn, Nhà Sọan Kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc và hôm nay
chúng tôi hân hạnh gửi đến quý vị phần II .
Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật trong cuộc mạn đàm với nhà
văn kiêm kịch tác gia Nguyễn Thị Minh Ngọc đã đề cập
đến việc chị sẽ đảm trách đưa đòan kịch từ Việt Nam
sang Philippine trong chuyến đem chuông đi đánh xứ người
vào tháng 3 năm 2003 ở Philippine, với kịch bản có tên là
Người Đàn Bà Thất Lạc. Vụ này nằm trong khuôn khổ
chương trình Đại Hội Phụ Nữ Á Châu- Thái Bình Dương.
Tính cách độc đáo của lần trình diễn này là tất cả
các vai trong vở kịch, kể cả trình bày sân khấu, hóa
trang, các phần nhạc đệm cho vở kịch đều do các phụ
nữ Việt Nam đảm trách.
Nguyễn Thị Minh Ngọc viết văn trong thập niên 1970 khi còn
là học sinh trường Phan Bội Châu ở Phan Thiết, nhưng sau
tháng 4 năm 1975, chị ngưng viết văn một thời gian, buôn
bán cà phê thuốc lá kiếm sống. Sau đó chị thi đậu vào
trường kịch nghệ. Và kể từ đó chị theo đuổi ngành
sân khấu kịch nóị Nguyễn Thị Minh Ngọc cho rằng Việt Nam
có cơ may tiếp xúc với các nền văn hóa thế giới, nơi
có nhiều kịch bản hay và nhờ thế việc xây dựng sân
khấu kịch cũng mạnh và phong phú hơn các nước láng
giềng.
Trong câu chuyện tuần trước kịch tác gia Nguyễn Minh Ngọc
cũng đã đề cập đến việc chị đã soạn được trước
sau trên 50 vở kịch cho sân khấu miền Nam. Chị cho rằng
một trong những thành công của sân khấu kịch tại miền
Nam là những tác phẩm kịch quốc tế khi chuyền bản sang
Việt Nam được Việt Nam hóa, Sài Gòn hóa tận cùng, bổ
xung kiến thức của người bình dân Việt Nam rất nhiều
và do đó cũng được nhiều ngừoi hâm mộ.
Sau đây, là phần II của phần mạn đàm với
nhà văn, nhà sọan kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Hỏi: Cứ nghe chị mô tả các công việc chị đang làm, chúng
tôi nghĩ rằng chị quả đã có một thời khóa biểu khá
bận rộn chưa kể công sức bỏ ra cũng rất lớn. Điều
này có đúng như thế không?
Đáp: Vừa rồi tôi đọc được một câu rất hay ở
Washington DC trong chỗ tưởng niệm Những Người Nam Hàn
đó là "Freedom is not free" Không có sự tự do nào được
hưởng free hết, tự do nào cũng có giá phải trả. Một
trong cái giá tôi phải trả bây giờ là một đêm giờ ngủ
của tôi ít lắm chỉ có một hai giờ mà tôi cho đó là
việc làm ngu xuẩn vì nếu làm việc thông minh hơn thì
phải có giờ giấc nghỉ ngơi đúng mức. Mình charge pin
thêm cho mình thì mình mới có đủ sức làm được nhiều
hơn. Giống chuyện cô gái điếm trong Người Hảo Tâm
Thành Tứ Xuyên nói nếu không biết lắc đầu thì ngày
tàn cũng dễ mau tớị Nó không đủ sức đi đường
trường được. Điều đó cũng không có gì hay ho, đó là
lời chê để cảnh giác mình biết cách từ chối, biết
cách lắc đầu hơn .
Hỏi: Theo chị thì lắc đầu hay gật đầu sẽ dễ hơn,
hợp lý hơn?
Đáp: Trở lại cái chuyện Người Hảo Tâm Thành Tứ Xuyên,
tôi vẫn không cho người gật đầu là người tốt,
người lắc đầu là người sai quấỵ Mà theo người trợ
giúp cho tụi tôi là chị Thái Kim Lan thì nếu phối hợp
được cả hai mẫu người thì hay lắm. Người gật đầu
là bi còn người lắc đầu là trí và dũng . Tổng hợp
cả bi, trí, dũng thời mới sống nổị
Hỏi: Sân khấu chị trình diễn thường nằm ngay trong khu
vực thành phố Sài Gòn hay chị còn có dịp trình diễn ở
những nơi khác nữả
Đáp: Hồi nãy tôi kể trên 50 vở kịch đã sọan đó là
kể luôn những vở kịch ngắn. Tôi cũng có dịp đi làm cho
những đơn vị có thể nói rất là vô danh . Làm cho họ
trong cái mùa nào đó. Thỉnh thỏang tôi cũng được cái may
mắn này là nhiều khi tôi cũng vào được những cái chỗ
giam giữ phạm nhân để diễn cho mấy người đó coi và
cùng sống với họ , viết với họ và cùng đạo diễn cho
những người đó, nhiều khi có những người đi thăm
thân nhân, làm một công việc và ở lại trong đó. Thành
ra số lượng nhiều lắm, có những cái ghi lại được
nhưng tới giờ này rất khó in ấn các vở kịch. Ở Việt
Nam, kịch không bán được kiểu như thơ thôi, thành ra tôi
chưa in lại được. Mà tôi cũng mong có một lúc nào đó
rảnh để in lạị
Hỏi: Các vở kịch chị sọan cho sân khấu có tính cách cá
nhân hay có thêm ý kiến của những người khác như diễn
viên chẳng hạn. Câu hỏi này được đặt ra vì chị vừa
là nhà sọan kịch, đạo diễn và là diễn viên nữạ
Đáp: Đặc điểm của kịch là có sự đóng góp của nhiều
ngườị Nhiều vở tôi chỉ phác ý ra, rồi cùng sọan chung
với anh em diễn viên. Với một nhóm này nó ra một bản
khác, với một nhóm khác nó ra một bản khác nữạ Việc
này rất khó khi đưa ra in ấn. Như những bản đầu tiên
của anh Lưu Quang Vũ đó, cũng có những công trình đóng
góp rất là caọ Chúng tôi cũng ở trong cái thế để có
được các tác phẩm , nó diễn lâu mà khán giả yêu mến.
Cũng có những đóng góp rất lớn của những diễn viên
trong đó.
Hỏi: Mục tiêu chị qua đây là để chuẩn bị cho vở kịch
sắp diễn ở Philippine vào tháng bả
Đáp: Thật ra thì tôi đi qua đây vì một chuyện khác,
còn cái đó thì họ đã rót qua cho tôi khỏang 4,000 đôlạ
Thiệt ra 4000 đôla cũng rất nhỏ để cho một tác phẩm
như thế .
Hỏi: Xin chi cho biết thêm chi tiết về nội dung vở kịch?
Đáp: Cốt chuyến họ ra chủ đề cho tôi là những sáng
tạo của phụ nữ góp phần vào việc thay đổi diện mạo
thế giớịChủ đề thì to tát nhưng tôi chỉ làm một
việc rất là đơn giản đó là cốt chuyện về một
người chồng sáng dậy thì biến mất, mặc dầu hai vợ
chồng đang sống trong đỉnh cao hạnh phúc . Ông chồng cũng
chuyên nghiên cứu về phụ nữ. Ông giở lại cái tranh tứ
bình cầm, kỳ, thi, họa và ông hỏi lại những cái người
mà ông đã nghiên cứu như bà Huyền Trân, bà Hồ Xuân
Hương, bà Dương Vân Nga và một cô gái hát rong và cuối
cùng những cái trắc trở riêng của họ cũng không giúp gì
được cho ông. Ông phải hỏi thăm nguời mẹ là bà Thiếu
Phụ Nam Xương thì bà đó cũng nói lên cái bị kịch của bà
là trong xã hội bà phải làm việc như một người đàn
ông, và về nhà thì phải làm tròn tất cả mọi chuyện như
một phụ nữ, đến khi ông chồng về không thông cảm
thành ra bà phải bứt đị Nhưng cuối cùng vẫn là một
cái chấm lửng vì ngừoi vợ không trở về.
Hỏi: Hình thức kịch được xây dựng là kịch nói hay có
pha trộn các hình thức sân khấu truyền thống khác nửạ
Đáp: Cái dạng mà tôi muốn thể nghiệm về mặt hình
thức là tôi pha trộn trong đó có cả hát bội, có cả cải
lương, có cả kịch nói, nghĩa là tôi làm sao khai thác cái
vốn truyền thống sân khấu cổ Việt Nam mà vẫn đưa
được cái tính đương đại, hình thức mới để người
bây giờ người ta dễ coị Tuy vẫn muốn giới thiệu thêm
cái vốn quý của sân khấu Việt Nam về cải lương và hát
bộị
Hỏi: Nãy giờ câu chuyện được đề cập xoay khá nhiểu
về lãnh vực kịch, xin chị cho biết thêm về lãnh vực
văn chương. Chị là một nhà văn hiện sống trong nước,
nhưng báo chí văn nghệ hải ngọai rất chú ý, đăng nhiều
sáng tác của chị.
Đáp: Thì cũng có may mắn. Ở đây có nhiều truyện tôi
đã đăng trong nước. Ở ngòai nước thì một số bạn bè
thấy cũng được thành ra đăng lại thì hiện giờ cũng
có mấy tờ đăng như tờ Hợp Lưu, Văn và thỉnh thỏang
hình như có tờ Diễn Đàn bên Pháp cũng có đăng
Hỏi: Như chị đã tiết lộ, chị đã có dịp đi nhiều nơi
trong nước và một số nước ngòaị Các chuyến đi đó
ảnh hưởng nhiều ít thế nào đến lãnh vực sáng tác?
Đáp: Tất cả những chuyến đi đều làm giàu cho tôi,
bất kể nước nào, ngay cả (những chuyến đi) trong nước
như đi lên một buôn thượng, đi ra một hải đảo cũng
giúp thêm cho tôi trong việc sáng tác. Đa số những
chuyến đi nước ngòai, thường những chuyến trước ,
phải mất hơn một tháng sau tôi mới ổn định tâm lý,
để có thể tiếp tục định hướng những công việc sắp
tới . Nhưng đặc biệt thì kỳ này tôi không thể ngưng
lại được vì nếu tôi không làm kịp thì tôi phải đền
4000 do quỹ Rockefeller đã ra tiền rồị Nên về kỳ này tôi
phải làm việc cật lực để tháng 3 đưa đòan kịch sang
Philippine.
Hỏi: Trong cuộc mạn đàm kỳ trước, chị có cho biết qua
sinh họat viết lách. Tên Nguyễn Thị Minh Ngọc chỉ dùng
trong các tác phẩm văn chương có phải là tên thật?
Đáp: Trước năm 1975, tôi viết và ký tên Nguyện Thị
Ngọc Minh. Sau 75 thì tôi phải ngưng một thời gian không
viết lại được. Trước khi lấy lại tên Nguyễn Thị Minh
Ngọc , tôi cũng có ký một số tên ví dụ như Trần Anh
Thức và một số tên khác . Rất nhiều tên nhưng mà sau
cùng thì tôi thấy tôi lấy tên Nguyễn Thị Minh Ngọc, trong
khai sanh như thế tôi cứ ghi lại như thế cho nó nhanh
Hỏi: Chị dự trù xuất bản các tác phẩm nào trong năm
mới 2003?
Đáp: Năm ngóai tôi mới vừa in xong cuốn Đồng Sàng ,
truyện ngắn và tôi đang chuẩn bị cho tập truyện dài là
Tôi Chối Từ Tôi, nhưng mà phải dứt hết chuyện sân
khấu rồi mới tập trung chuẩn bị cho cuốn này tử tế
được. Cũng như trước kia tôi có cuốn Người Đàn Bà
Bị Chồng Bỏ nhưng mà tôi cũng chưa làm xong vì vướng
bên sân khấu như con mọn, mặc dầu tôi cũng đang độc
thân. Nhưng đó cũng là cái giá phải trả.
Cám ơn chị Nguyễn Thị Minh Ngọc đã đến với khán giả
đài Á Châu Tự Do trong phần mạn đàm văn học nghệ
thuật kỳ nàỵ Cầu chúc chị và gia đình năm mới 2003 an
khang và mọi sự như ý.