Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

10 Pages«<8910
Nhật Bản
Phượng Các
#185 Posted : Monday, April 4, 2016 12:21:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Uji
Byodoin Temple

Ngày kế tiếp tôi cũng được tuỳ nghi\. Tôi quyết định sẽ đi theo tuyến đường JR Nara, phân vân không biết nên viếng thị trấn nào . Dùng cách thức loại trừ sau cùng tôi quyết định viếng thị trấn Uji, vì nghĩ là nếu Nara nổi tiếng vì tượng Phật lớn thì cũng đã đi viếng tượng Phật lớn ở Kamakura rồi . Còn ở Uji thì có chùa Byodoin có hình trên đồng 10 yên, cũng nằm trong danh sách di sản thế giới thì hẳn nên xem rồi. Thế là tôi xuống ở trạm này . Thị trấn nhỏ, sạch sẽ, không đông người lắm . Cứ đi theo bảng chỉ dẫn trên đường và nhắm theo các du khách vì đoán là chắc họ cũng viếng chùa như mình . Cái vui khám phá một thị trấn mới làm lòng tôi phơi phới . Thích lắm! Con đường đi vô chùa cũng hẹp nhưng không phải chỉ dành cho người đi bộ: tôi thấy có xe hơi đi nữa . Nói chung thì đường sá ở các thị trấn Nhật cũng hẹp thôi . Nhà cửa cũng đơn sơ, giản dị . Không biết cái giàu của họ nằm ở đâu chớ không phải nằm ở các kiến trúc nhà ở rồi. Nếu chọn định cư ở Nhật thì tôi thích ở các thị trấn hơn, cũng như nếu ở Việt Nam thì tôi cũng sẽ chọn các thành phố nhỏ, còn thở được, còn đi bộ trên lề đường được, còn thảnh thơi thong dong đi dạo không bị nhịp sống hối hả chụp giựt rượt cho ná thở luôn.



Tôi vui chân đi thẳng ra tới bờ đê của một con sông, không biết chùa nằm ở đâu, hỏi thăm thì được chỉ là tôi đã đi huốt rồi, phải quay lại .Hừm, lẽ ra phải có bảng chỉ lối vào chùa mới phải chứ, sao lại để cho một du khách như tôi phải đi trớt huớt luôn vậy . Cũng may là tôi khôn hồn hỏi thăm chớ nếu cứ đi miết thì càng xa nơi phải đến

Chùa nằm trong một khu đất rộng, cây lá xanh tươi, gọi là khu vườn đi. Giá vào cổng là 600 yên. Vé này còn được xem nhà bảo tàng . Còn nếu muốn vào thăm chánh điện, gọi là Phượng hoàng đường/điện (Phoenix Hall) có tượng Phật thì phải mua vé 300 yên nữa . Vừa vào tới thấy chùa là tôi mau mắn xếp hàng mua vé vào chánh điện liền, vì chánh điện nhỏ nên phải đi theo nhóm 50 người, viếng độ 15 phút. Tôi mua vé và sắp hàng theo giờ ghi trên vé, giờ của tôi là 14 giờ 10. Lúc đó trời bắt đầu âm u, báo hiệu sẽ có mưa. Tôi không có mang theo dù, nhưng thây kệ vậy .

Vào chánh điện phải tháo giầy dép ra, và đi vào trong xem không được chụp hình. Bên trong có tượng Phật lớn, chùa này cũng thờ Phật A Di Đà, là giáo chủ cõi Tịnh Độ theo Đại thừa. Tuy chùa không cho chụp hình tượng Phật nhưng ở Hawaii tôi có dịp thăm một chùa ở đó, là bản mô phỏng y chang chùa này nhưng lại cho phép du khách chụp hình, nên tôi sẽ đăng hình vào mục Honolulu. Nói vậy chớ tra trong google ta sẽ thấy bên trong hình chụp chánh điện vô số, thiên hạ thật "tài" quá!

Viếng chánh điện xong, là phải có màn đi một vòng chùa để ngắm toàn cảnh chùa ở các góc độ khác nhau, là đối tượng của những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh hay hội hoạ . Ngôi chùa thật độc đáo, thật đẹp đẽ, được gọi là Phượng hoàng vì hình dạng giống con chim phượng đang bay xoè cánh. Đó là người nào nói chớ tôi đâu biết phượng hoàng ra sao, và nhìn mãi mà con mắt tục của tôi chẳng thấy đâu là chim với chóc. Nhưng trên nóc có gắn hai con chim phượng bằng đồng. Chỉ cần một người đầu tiên có uy tín (vua chúa hay nghệ sĩ) gọi đặt hay nói lên cái thấy, cái tưởng tượng của họ là lớp lớp người sau sẽ tin theo, nói theo, nghe theo . Có khi nước lã mà khuấy nên hồ là vậy . Nhiều khi ngẫm nghĩ mà thấy rùng rợn ớn xương sống, vì sao ta lại đi tin tưởng điều người khác nói mà không tự suy xét xem nó có hợp lý hay không .


Chùa Byodoin

Trời đã mưa xuống rồi, mưa hè, mưa lâm râm ướt dầm lá cỏ ...Tôi nhìn quanh, chợt nhận ra là các điểm thắng cảnh ở Nhật rất ít để các băng ghế cho du khách nghỉ chân hay ngồi ngắm. Ai đứng mà ngắm cảnh lâu được, cứ phải đi tới mà thôi (giống như ở chùa Vàng, chùa Bạc vậy). Chơi như vậy thật không điệu nghệ chút nào. Nhưng hôm nay dù có băng ghế tôi cũng không thể ngồi xuống, vì mưa, vì còn nhiều thứ phải xem . Khi bước vào phòng trưng bày đồ vật thì tôi thấy chắc không mong gì sau thị trấn này lại có thể xem một thị trấn nào nữa. Hồi đầu tôi dự tính đi một vòng chừng một tiếng là xong một điểm, như vậy có thể đi thêm một thị trấn khác nữa, như Nara, hay Inari . Đâu dè là lại còn có museum. Thế nhưng, đồ vật trong phòng không nhiều, cứ nhìn loáng thoáng qua cho có (để rồi bây giờ quên hết không còn nhớ gì cả).

May quá, trời cũng đã ngớt mưa. Tôi đi ra. Trên đường vẫn thấy nhiều người cầm dù . Thấy cạnh bờ sông có cây cầu Uji nổi tiếng và tượng của Murasaki-Shikibu, tác giả của The Tale of Genji, một tác phẩm văn chương nổi tiếng của Nhật cách đây cả ngàn năm. Trong đó, 10 chương cuối đã lấy thị trấn và cây cầu này làm bối cảnh.


Tượng bà Murasaki và phía sau là Uji Bridge

Thị trấn Uji còn là nơi nổi tiếng về ngành sản xuất trà. Có trà nhâm nhi thì phải có bánh ngọt, trên đường về tôi mang theo một phong mochi.

Khi lấy xe lửa về, do không coi kỹ, tôi lấy nhầm chiếc không ghé lại Inari, nên tôi không ghé xem được cái thị trấn có hàng hàng lớp lớp các cổng tori màu cam ..Thật, khéo vô duyên bấy là mình với ta ....
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 4/4/2016(UTC)
Phượng Các
#186 Posted : Monday, April 11, 2016 1:44:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Atami

Ngày kế tiếp cũng là ngày tôi đi một mình ...Tôi chọn điểm đến theo cảm hứng của mình ..Trên đường đời nhiều khi chúng ta phải có một chọn lựa, một quyết định, tại sao chúng ta chọn cái này mà không là cái kia, đi nơi này mà không là nơi khác. Bạn cho là ngẫu nhiên hay sao ? Có khi đi đường này thì gặp ăn ...cướp, leo lên chiếc xe thiên hạ chở giùm thì lại gặp tai nạn ảnh hưởng tới suốt đời hoặc thậm chí chết nữa; kẻ thì do du lịch tới một nơi lại gặp duyên nên ở lại tới hết đời một xứ sở nào đó

Trong các ngày đi trên đường tới các thành phố xa phía Nam của Tokyo tôi thấy xe lửa đi dọc theo biển nhiều đoạn, nhìn thấy thích lắm\. Tôi vốn mê các cảnh núi và biển trên đường đi, VN chúng ta thì có xe lửa hay quốc lộ 1 cũng được dịp thấy biển (nhất là khi trườn lên đèo Hải Vân ngó xuống Lăng Cô thì thật là một cảnh tuyệt vời); Cali thì có Pacific Coast Highway đi dọc theo biển được coi là một trong những khúc đường đẹp nhất Cali (hay nước Mỹ ?). Nhưng đoạn đường phía Nam của xe lửa ở Nhật thì lại gợi cho tôi khung cảnh từ Antibes tới Monaco của vùng Cote d'Azur. Và thị trấn Atami là nơi xe lửa đi sát biển nhất . Như vậy sự chọn lựa của tôi có liên quan tới một kỷ niệm với vùng miền Nam nước Pháp ...Sự chọn lựa của chúng ta trong đời sống có khi có một mối dây nào đó nằm trong miền sâu thẳm của ký ức, của tiềm thức, và biết đâu lại chẳng sâu xa hơn nữa ...từ trong một kiếp xa xôi nào

Những rẻo đất nhỏ hẹp dọc theo núi hai bên trồng lúa xanh mát mắt ...Tôi có ăn cơm nấu bằng gạo Nhật rồi đó chớ. Gạo Nhật tôi thấy dẻo dẻo, độ dẻo nằm ở khoảng giữa của nếp và gạo của VN ta; nhưng chủ nhà cho biết là mới ăn thì thấy ngon chớ ăn lâu lại thấy nhớ gạo VN. Không biết sao nhưng tôi thường thích ăn xôi nên nghĩ chắc mình hợp với gạo Nhật. Hồi nhỏ tôi ít để ý tới cơm hơn là thức ăn; nhưng bây giờ lại thích một chén cơm ngon, dù ăn với rau luộc chấm nước mắm tôi cũng thưởng thức tận tình. Nông dân ở Nhật được trợ cấp nên mới còn dính với nghề, chớ không thì họ bỏ nghề hết vì làm nghề nông lợi tức thu vô không thể sống được. Rượu sake làm từ gạo cho nên nghề trồng lúa không thể lơ là được . Nghe nói là phẩm chất của rượu còn tuỳ thuộc vào nước nữa. Tôi tin tưởng vào sự làm việc của chính quyền và tinh thần kỷ luật của dân Nhật để bảo vệ cho nguồn nước được tinh khiết. Nếu ai có dịp đi lên các miền núi và uống nước từ các các nguồn sông suối chảy từ núi xuống thì mới thấy khác hẳn với nước trong thành phố. Như hồi đi South Dakota tôi ngạc nhiên vì nước uống ở đó có vị ngon hơn nước ở Cali

Xuống trạm Atami, thấy trên platform có một cái ki ốt bán mì, đúng là dân Nhật khoái ăn mì quá chừng . Bạn đi du lịch với một ngân sách hạn hẹp thì cũng có thể lua vội một bát mì cho chặt bụng rồi đi tiếp cũng được . Còn giải khát thì tủ bán nước đủ loại không người trông coi đặt ở trên đường đi. Ở một nơi luật pháp kỷ cương thì mới dám tin tưởng đặt tủ khắp nơi như vậy . Ở ngoài trạm có mấy quán bán kẹo bánh đồ lưu niệm ...Tôi thấy có hàng bán cá chiên nên tắp vào . Tôi chỉ vào một dĩa cá chiên bọc bên trong hai khúc như hot dog, tôi đoán - và đoán đúng - đó là ngưu bàng . Bà bán nhắc đi nhắc lại là cái khúc đó là ngưu bàng (burdock) làm như bà e là tôi nghĩ nó là cái gì khác, sợ là tôi mua nhầm, ăn không được thì bà cũng áy náy . ..Thật là một người bán hàng tử tế . Vị cá không đậm đà như cá thát lát theo gia vị của người Việt, nhưng quá ngán với các bánh ngọt đầy tràn trong quán nên món này làm tôi khoái khẩu lắm.

Vài bước kế trạm là phòng thông tin du lịch . Tôi bước vào đó hỏi thăm và được cho bản đồ thị trấn với các điểm nên xem. Thị trấn nhỏ nên đi bộ được và thế là tôi cứ cầm bản đồ mà dấn bước .

Đến khu thị tứ, giống như một cái chợ có mái che có tên là Heiwadori Shopping Street, vừa đi vừa ngắm các cửa hàng bán các thứ bánh trái, quà lưu niệm, các tiệm ăn và các loại hải sản khô, là đặc sản của Atami\. Atami được làm nơi an dưỡng do khí hậu ôn hoà do có dòng nước ấm ngoài khơi và lại có các suối ôn tuyền, và hiện nay với tình hình nhà cửa đắt đỏ ở Tokyo thì nhiều người cư ngụ ở đây và hàng ngày đi làm nhờ hệ thống xe lửa tốc độ cao hoàn hảo của nước Nhật.

Tung tăng chân bước, tôi ngắm nhìn sinh hoạt của người dân, ngang qua một cái sân nhỏ, thấy có mấy người đàn bà ngồi gọt củ gì trăng trắng, lại gần thì hoá ra họ đang gọt củ kiệu . Chèn, lâu lắm rồi tôi không thấy cảnh này nữa ...Quá khứ chợt trở về, năm nào vào ngày đưa ông Táo là má tôi mang một bó kiệu về nhà, và mọi người xúm lại lặt củ kiệu làm chua cho ba ngày Tết. Hồi đó chỉ có Tết mới ăn củ kiệu, bánh tét hay dưa hấu ... Cạnh mấy bà đó là vài cái sào phơi mực ...Giờ để ý mới thấy trong các cửa tiệm ở thị trấn này có chưng bán nhiều hũ củ kiệu, nhiều bao khô mực hay các loại cá khác. Tôi định bụng khi trở lại sẽ mua mang về, giờ thì không thể vì sợ nặng ba lô.


các bà gọt củ kiệu

Đi tới cuối đường thì đã hết là nơi buôn bán ... Thật ra tôi không có ý đi phố mua hàng, tôi tính đi tới một điểm có trong quyển du lịch Japan by Rail giới thiệu và có trong bản đồ thị trấn, đó là nơi kỷ niệm con chó Toby của nhà ngoại giao Anh Rutherford Alcock, người ngoại quốc đầu tiên leo lên Phú Sĩ Sơn, người có nhiều duyên nợ với nước Nhật, đã cố học tiếng Nhật, viết sách học và là một trong những người đầu tiên quảng bá nghệ thuật Nhật tại Anh quốc\.


góc phố Atami (và người đàn ông chỉ đường)

Tới ngã ba, tôi ngó quanh quất và thấy một ông đang đi tới\. Tôi sấn lại hỏi ông xem địa điểm đó phải đi hướng nào. Khi tôi dùng tiếng Anh để hỏi thì mặt ông ta tươi lên, nói: A, nói được tiếng Anh hả ? Chắc ông tưởng tôi người Tàu . Ông suy nghĩ một lát rồi nói: "đi theo tao, tao cũng đi về hướng đó". Tôi để ông đi trước, và xem chừng ông cũng muốn giữ khoảng cách như thế; nhưng khi thấy tôi lụt thụt phía sau thì ông đứng lại chờ . Tôi đi chậm vì còn mải chụp hình . Thấy ông chờ, tôi đi nhanh để kịp ông, và ông hỏi tôi từ đâu tới, khi biết tôi từ California thì ông vui vẻ lên, và cho biết ông từng ở San Francisco khi đi du học ở đó cách đây mấy chục năm và chưa bao giờ trở lại thăm. Tôi nói với ông về Japantown ở San Francisco, về Little Tokyo ở Los Angeles, và rằng tôi là người Việt định cư tại Mỹ chớ không phải người Tàu. Tôi cho ông biết là trong các sắc dân Á Châu thì người Mỹ họ nể người Nhật nhất. Khi nghe tôi đi du lịch một mình từ Mỹ sang và sang Nhật lần đầu tiên, ông ta nhìn tôi bằng ánh mắt nể nang. Đi ngang một cái cống nghe tiếng nước chảy bên dưới, ông dừng lại chỉ cho tôi dòng nước và nói, nước ôn tuyền đó, ở đây người ta tắm bằng nước nóng tự nhiên không hà...Tôi xuýt xoa, trời ơi, dân ở đây sao mà suớng quá\. Sau khi đi quẹo tới quẹo lui, lên trên dốc cao và khá vắng người, tôi đâm nghi ngại, và dự bị là nếu qua khỏi con đường trước mặt mà phải quẹo nữa thì tôi xin kiếu, bỏ cuộc . Nhưng may thay, ông chỉ vào một cảnh như hòn non bộ bên đường và nói: tới rồi đó ...Thôi, tao đi nhé ...Tôi cám ơn ông và lòng không khỏi luyến lưu cho một cuộc bình thuỷ tương phùng\.

Toby là con chó cưng của nhà ngoại giao, từ Anh quốc sang, khi tới đây thì một sự kiện hy hữu xảy ra, nơi nó đứng đột nhiên có một dòng nước phụt lên, đẩy con vật lên trời và khi rơi xuống thì nó chỉ còn là cái xác . Alcock chôn nó ở đây, và bia mộ chỉ vỏn vẹn ghi "Poor Toby, 23 September 1860". Ông đã tổ chức lễ an táng nó, và sau đó nói với dân Anh là người Nhật tốt với ông trong thời điểm đau đớn vì con chó chết ấy, và vì vậy không nên coi họ như kẻ thù. Nhờ vậy mà mối hảo cảm tốt đẹp có được giữa dân hai nước Love


nơi kỷ niệm chó Toby
Phượng Các
#187 Posted : Sunday, April 17, 2016 9:16:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Suối phun đẩy con Toby từ từ yếu dần và sau một thời gian thì tắt hẳn, hiện giờ nơi đây thuộc về một khách sạn . Tuy nhiên hiện người ta vẫn duy trì hiện tượng phun này bằng cách nhân tạo, có lẽ để những du khách như tôi ít ra cũng có cái gì để ngó, chớ nếu im lìm thì nhạt nhẽo quá . Sau đó, tôi trở ra đi vê` phía biển . Tình cờ tôi đi trên con phố thương mại chính của thị trấn, biết thế là do bảng treo "Atami Ginza" chăng ngang đường . Ginza là tên một khu phố thương mại sang trọng nhất của Tokyo, nghe đâu nổi danh như Đường số 5 ở New York, hay Champs Elysées ở Paris. Con phố này của Atami chỉ là dựa hơi cái danh tiếng đó mà thôi; nhưng rất tiếc là nhìn thấy không có bề thế gì . Nhắc đến Ginza tôi chợt liên tưởng tới đoản khúc Bông Hồng Cài Áo của thầy Nhất Hạnh . Lần đầu tiên thầy được biết tới cái tục cài hoa hồng hay trắng trong ngày Lễ Mẹ theo Tây phương khi thầy đi dạo cùng thầy Thiên Ân ở khu Ginza, Tokyo . Thầy đã được gài lên áo bông hoa cẩm chướng màu trắng ...Xin lưu ý là hoa cẩm chướng chớ không phải hoa hồng . Nhưng hiện nay thì ở VN thì người ta dùng hoa hồng và coi như loại hoa này được áp dụng trong ngày lễ Vu Lan.

Atami được du khách chiếu cố có lẽ là vì các suối ôn tuyền của nó, nếu tới đây mà không xuống ngâm thì uổng lắm. Thấy có một bảng quảng cáo về 7 nhà tắm trong thị trấn với bản đồ chỉ dẫn, bên dưới là một cái phông tên có nước suối nóng trào lên . Tôi không có ý định đi tắm onsen nhưng cũng nhúng một ngón tay của mình vào đó, thử độ nóng của nước và cũng tự an ủi là ngón tay tắm thay cho toàn cơ thể mình, cho khỏi có áy náy gì nữa [Tắm bùn, tắm nước nóng thì hồi đi Nha Trang có thử rồi].

Ra tới bờ biển thì thấy dọc theo bờ đã được xây dựng khang trang dành cho du khách dạo chơi, nhưng tân thời quá thành ra cũng không làm rung động gì mấy. Có ngọn núi xa xa với toà lâu đài cổ, nhưng nghe nói cũng nhỏ thôi thành ra cũng không muốn đi lên coi làm gì. Có bến thuyền dành cho các tàu thuyền đậu, là du thuyền chớ không phải ghe đánh cá. Tôi đi vòng vòng quanh khu Shinsui Park và Moon Terrace, thấy có một tượng cặp vợ chồng trong bản đồ ghi là Kamanariya Heishichi nhưng tra trên mạng không ra được nhân vật này có lai lịch gì ...



Gần đó có bức tường với bảng ghi kỷ niệm Sir Alcock và con chó Toby với hình khắc trên đó, nhưng bị cây che khuất làm tôi phải trèo vào chụp cho được bảng kỷ niệm với cung cách không được thanh nhã cho lắm, có thể bị ghép tội leo trèo vào chỗ không được leo lên. "Nghề chơi cũng lắm công phu" là vậy!

Ở một khoảng khác có một bộ Atami bát cảnh (8 Views of Atami) của nghệ sĩ Koichi Yamamoto được vẽ vào khoảng năm 1887 . Các bức hoạ khắc trên gạch ở đây là bản phóng lại từ bản gốc của ông phát hành vào năm 1888.

Lại đi tiếp nữa, ta tới một nơi kỷ niệm một tác phẩm văn chương có bối cảnh là Atami. Đây là một truyện đăng từng kỳ trên báo (feuilleton) vô cùng hấp dẫn độc giả và được ưa thích tới nổi kéo dài tới 5 năm rưỡi mới xong. Đó là truyện tình bi thương giữa O 'Miya và Kánichi, nàng được một đại phú gia xin cưới với chiếc nhẫn kim cương lộng lẫy, không cưỡng nổi nàng chia tay người yêu, và dưới gốc cây thông ở Atami, chàng giận dữ cho nàng một đạp với tiếng gào cay đắng: "Em bị đui mù vì viên kim cương của hắn". Câu nói này trở nên quen thuộc khắp nước (dân Nhật cũng "sến" gớm nhỉ!). Năm 1986, điêu khắc gia Kosei Tateno sống tại Atami, tác giả bức tượng, đã tặng bức tượng cho thị trấn, cảnh chàng giơ chân đạp nàng, rất sống động.



Thấy vậy cũng tạm đủ, tôi băng qua đường tìm lối trở lại trạm xe lửa . Thấy có một bảng chỉ lối nhưng phải leo cầu thang, tôi đi đại, nghĩ là chắc đây là con đường ngắn nhất . Đúng là vậy, nhưng cầu thang vắng không có ai, cũng hơi ớn ớn . Vừa sợ vì lối đi vắng, khi tới đoạn có ngã ba không biết phải theo lối nào, lại thêm leo cầu thang làm mệt quá xá, thở không ra hơi, tôi thiếu điều muốn quay trở lại, đi theo đường cũ về cho chắc ăn. Mà phóng lao rồi phải theo lao, cố đánh liều đi lên, giao đời mình cho duyên nghiệp, đi lên tới mặt đường mới thở phào!

Tôi bâng khuâng từ giã Atami, thị trấn này cũng có được đi vào trong phim Tokyo Story (hello chị Khánh Linh). Trước khi vào trạm lên xe, tôi không quên mua một miếng chả cá bọc ngưu bàng, không biết bà bán có nhận ra tôi không . Đó là món chả cá ngon nhất ở Nhật mà tôi được ăn .


Chả cá trạm Atami
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 6/11/2016(UTC)
Phượng Các
#188 Posted : Wednesday, April 27, 2016 2:55:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tôi đã sửa lại chữ "đá" thành chữ "đạp" trong đoạn trên, bảng tiếng Anh ghi là "kick", nên lúc đầu tôi "dịch" là "đá", nhưng nhìn lại tượng thì có vẻ hành vi thượng cẳng chưn của chàng là đạp thì chính xác hơn (?). Có lẽ đây là một đề tài cực hiếm hoi cho các tác phẩm điêu khắc trên thế giới, hành động của chàng vũ phu quá! Tại sao điêu khắc gia lại chọn chi tiết này vậy\. Tiếng Nhật không biết có phân biệt trong cách xưng hô như tiếng Việt hay không, nếu cái kiểu you và me thì lại càng khó dịch, bởi vì trong niềm đau thương tức tối như vậy, tôi dịch là "em" thì có đúng không, sao không lại là "con tiện tỳ khốn kiếp" như trong các ....tuồng cải lương hồ quảng . Nếu có thì giờ chắc tôi sẽ nghiên cứu tiểu sử điêu khắc gia coi tại sao ông ta lại chọn đề tài chà đạp phụ nữ như vậy ...Chắc ông cũng bị phụ tình chăng ? và vì không đá ... song phi được con ghệ của ông mà ông trút nỗi hận tình vào trong tác phẩm nghệ thuật này? Tôi thấy có người đàn ông khi chuẩn bị chê phụ nữ đã rào đón là "tôi không phải là người ghét phụ nữ, vì má tôi, bà tôi, chị em gái tôi là phái nữ cơ mà" Nói như vậy thì thà là không nói thì hơn, vì sự ghét bỏ, kỳ thị không phải chỉ do một câu nói biện hộ mà trắng tinh được tấm lòng\. Lòng người rất khó dò cho ra, ngay cả Freud, Jung ráng đào sâu vào thời thơ ấu của một cá nhân còn chưa thấm thía gì so với tâm lý học Phật giáo đi vào trong các kiếp quá khứ!
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 6/11/2016(UTC)
Phượng Các
#189 Posted : Saturday, June 11, 2016 6:42:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Yugawara

Nhìn trên bản đồ tôi thấy có hình cái chùa với tượng Phật bán thân ở thị trấn Yugawara kế trạm Atami nên tôi lên xe lửa tới đó xem . Thị trấn này nhỏ hơn Atami, người thưa thớt . Hỏi thăm ở phòng thông tin thì họ bảo đi bộ độ 20 phút . Vậy mà tôi đi tới 30 phút vẫn chưa thấy đâu. Đi ngang một đền thần đạo thấy có cây bạch quả cổ thụ có bảng ghi mà không có tiếng Anh nên không biết gì thêm . Có hai tượng mới toanh, một như ông Thọ vì thấy lão ông có cầm trong tay một trái đào; còn một ông thì ôm con cá, có thể là tượng trưng cho Phước chăng ? Cũng đoán mò chơi vậy thôi . Lên bậc thang đến điện thờ, thấy có một cô gái đeo ba lô đang đứng lễ bái . Nhìn sau lưng thấy giống như học sinh, nhưng lại gần thì thấy cô mang vẻ trung niên, mặt mũi không mấy vui, chắc gặp chuyện buồn nên đến cầu xin thần thánh gì đây. Tôi tính hỏi thăm coi chùa ở đâu nhưng thấy bộ mặt bà ta hắc ám quá nên cũng ngại. Lại gần thêm thì thấy ngoài điện có tấm bảng vẽ hình chỉ cách lễ bái . Không thấy có yêu cầu quỳ xuống lạy, chỉ là nghiêng mình với hai tay để hai bên mình. Nếu ai xem phim thì thấy kiểu chào của người Nhật, kể cả ông thủ tướng Abe cũng nghiêng như vậy . Riêng Thiên hoàng thì không thấy cái lưng gập xuống sâu khi chào ông Ohama, mà chính ông tổng thống của đệ nhất siêu cường lại nghiêng sâu quá khiến bị phê bình khá nặng. Chắc tại vì Ngài là hoàng đế nên khỏi phải gập lưng với ai, có lẽ chỉ trừ khi phải tế cáo trời đất [Không biết ở Việt Nam mình có chương trình du lịch mô tả lại cảnh Vua nhà Nguyễn tế đàn Nam giao bao giờ không nhỉ]. Trước khi ra khỏi đền tôi còn thấy hai cha con (đoán vậy) đang tới rửa tay ở phông tên trước khi lên điện tế lễ. Nước phông tên trào ra từ miệng một con rồng.

Sau đó tôi lại đi tiếp, đi hoài vẫn cứ không thấy chùa đâu . Tôi bèn chận một cặp đôi đang tung tăng chân sáo . Tôi nhìn cả hai nhưng anh con trai có vẻ thông thạo tiếng Anh hơn cô gái, và cũng có vẻ cởi mở hơn, cũng chỉ về hướng tôi đang đi, bảo chắc độ 15 phút. Tôi cám ơn từ giã, băng qua đường mua một miếng chả cá để lót dạ hầu có sức mà đi tiếp

Lại đi và lại không thấy chùa, nhưng tôi đang đi tới mé bờ sông, nhìn xuống sông nước chảy xiết . Dòng sông hẹp và bờ được xây cao . Núi ở dọc biển nên sông suối hẹp và nước chảy xiết thì không có gì lạ . Thấy có bảng vẽ hình các loài vật tìm thấy ở vùng này, cũng là cò, chim, quen thuộc . Cá thì thấy một loại giống cá hồi và loại cá dài như con luơn hay con chạch. Người Nhật rất khoái ăn lươn . Thấy có một tiệm mở cửa với một bà đang làm việc, tôi bèn vào hỏi thăm . Bà ú ớ rồi nói bằng tiếng Nhật chỉ cho tôi về hướng bên kia sông ... Trời đất ơi, tôi phải qua bên kia sông à ? Bà gật và nói là tôi phải đi xa hơn nữa mới có cầu để đi qua . Qua rồi lại còn trèo lên dốc đá vì chùa nằm ở trên núi (có giống chùa Long Giáng không ta?). Thôi, tới đây thì tôi chịu thua, tôi đứng ngắm dòng sông một tẹo nữa rồi quay trở lại ga. Bên đường thấy nhiều cây cẩm tú cầu đang khoe sắc





Phượng Các
#190 Posted : Wednesday, June 22, 2016 6:13:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ofuna

Lên đường trở lại phố thị, khi đi ngang qua trạm Ofuna, tôi bèn xuống ở đây, hồi nãy ở trạm nọ không tìm ra được chùa thì qua đây cũng có một ngôi chùa trên triền đồi, cũng có tượng Phật bán thân, sao không vào thăm ở đây cho đỡ ấm ức. Tượng là tượng Quan Âm, kiểu dáng quen thuộc ảnh hưởng Đạo Phật từ Trung Hoa mà Việt Nam cũng có thờ Ngài . Nhưng ở VN lại chưa (?) thấy kiểu tượng bán thân như ở Nhật . Chúng ta thường đúc tượng các vị Phật hay Bồ Tát theo truyền thống là dáng đứng hoặc ngồi với toàn thân . Nhưng bây giờ trên thế giới thấy nhiều cải cách . Trên đảo riêng của ảo thuật gia David Copperfield, đảo Musha Cay, ông có đặt một đầu tượng Phật theo phong cách Nam Á rất lớn ở trong vườn, và một tượng đầu khác theo phong cách Đông Á trong phòng khách, cũng rất to . Chắc là rồi đây thế nào thiên hạ cũng bắt chước mà xây dựng theo các cảch cải biến như vậy ở VN. Tại sao không ? Tại sao lại cứ đi trên những lối mòn nhân thế ?

Chùa rất dễ kiếm, vì tượng Bồ Tát nổi bật trên nền trời\. Cứ theo hướng mà đi thôi, lại rất gần ga xe lửa\. Tượng Bồ Tát là điểm chính của toàn bộ cơ ngơi, tất nhiên là tôi phải đi lên các bậc thang lên viếng Ngài trước\. Các điểm tham quan của Nhật cho tới nay tôi nhận thấy, là họ thiết đặt theo lối đi có hàng rào rõ rệt, du khách chỉ đi theo hàng lối đó mà thôi, không có kiểu muốn thơ thẩn dạo chơi nơi đâu thì đi như các chùa VN hay thánh đường ở Tây phương . Tôi cũng có cùng cảm giác như khi đi viếng chùa Vàng, chùa Bạc ở Kyoto, là không hiểu sao không thể tìm được một chỗ ngồi an tịnh để cho lòng lắng xuống . Cứ phải đi, và đi tới, đi theo lối theo hàng như mọi người . Thấy có một băng ghế đá lại bị cấm ngồi lên vì đó dùng làm nơi xếp đồ lễ cúng Phật . Bây giờ tôi mới thấy thương các điểm tham quan của Mỹ, Anh ...thường hay có chỗ ngồi cho người ta được đặt thân xuống ...Hay tại vậy mà người Mỹ nặng nề phục phịch hơn dân Nhật, cứ bắt đi hoài thì làm sao mà mỡ nó tụ xuống đùi, xuống mông được ...

Lối đi dẫn tới căn phòng trong ruột của tượng, trong phòng có một ngai thờ trên có một tượng giống y tượng lớn bên ngoài nhưng kích thước nhỏ . Có vài hàng ghế để tín đồ (hay du khách) ngồi chiêm ngưỡng Ngài . Lại có một bàn với cuốn sổ lớn để ai muốn ghi vào đó các điều cầu nguyện lên Bồ Tát . Đây cũng là một điều khác lạ tôi chưa từng biết. Ở các nhà thờ Thiên chúa giáo thì họ ghi vào giấy rồi bỏ vào hộp các ước nguyện, không ai được đọc, có lẽ ngoài các vị dâng lời lên Chúa . Tôi ghé mắt nhìn vào, lật lật vài trang thấy có mấy người Việt đã viết vào đó. Người viết chắc là phụ nữ, đang cầu xin cho đám con được tai qua nạn khỏi; một trang khác thì có người cầu cho giấy tờ định cư được sớm chấp nhận. Đi sang đây kiểu nào mà cầu xin giấy tờ được ok vậy nhỉ ...Nghe có người nói là ở Nhật nếu xin nhập quốc tịch thì phải có giấy cho phép từ bỏ quốc tịch cũ từ chính phủ nước nguyên gốc. Kha'c với ở Mỹ, bạn không cần xin giấy được từ bỏ, đây là chuyện giữa bạn và nước Mỹ . Xem ra, người Nhật không dám "đụng chạm" tới nước gốc chăng ?

Ra khỏi điện thờ, có lối đi xuống nơi thấp hơn, tới một ngôi nhà có lẽ là đền thờ Thần đạo, vì bên trong không có hình ảnh gì \ Khách chỉ được đứng bên ngoài mà nhìn vào bên trong . Tiếp tục đi nữa thì thấy có thờ vị thần bảo hộ trẻ con, các vị thần thánh khác mà do ghi tiếng Nhật tôi không biết các vị đó là ai . Đặc biệt có một cột chứa ngọn lửa tưởng niệm các nạn nhân chết trong vụ bom nguyên tử giáng xuống trong thế chiến thứ hai\. Ngọn lửa này được lấy từ ngọn lửa ở nơi bị bom đem về đây . Có bảng ghi là nơi đây cũng được đem đá gạch từ hai nơi ấy mang về để xây nên chùa này /

Khi đi xuống để ra cổng bên dưới, tôi mới thấy một nhà sư đang đứng quay lưng ra ngoài ở cửa phòng cạnh cổng, căn phòng nhỏ chừng là nơi sinh hoạt của ông.

Tôi ra về, trong lòng thoả mãn vì viếng được cảnh chùa, dù biết là chỉ có sự thanh lọc trong tâm hồn mình mới là cuộc đi tìm ra niềm an lạc thật sự\.


tượng Quan Âm (Kannon)


trong ruột tượng


ngọn lửa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử
Phượng Các
#191 Posted : Wednesday, June 29, 2016 4:47:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phú Sĩ sơn

Ngày hôm nay cả nhà chở nhau đi lên thăm núi Phú Sĩ ...Đây là câu nói mà tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần mỗi khi tới viếng một địa danh đã từng nổi tiếng trong sách báo hay dư luận: không ngờ có ngày một kẻ trụi lũi trụi lơ như mình lại cũng tới được nơi đây ...

Theo chương trình Aerial America thì núi Phú Sĩ là một trong ba ngọn núi được nhiều người tham gia trèo nhất thế giới. Hai ngọn trên là núi Tai ở Trung Hoa và một ngọn ở New England mà tôi không nhớ tên.
Chuyện trèo núi Phú Sĩ đã được nhà báo Nguyễn Hồng Anh mô tả tỉ mỉ và say sưa trong một mục đã có đăng trong forum này. Tôi thì dứt khoát là không có vụ trèo núi rồi. Tôi chỉ đi để ngắm cái núi nổi tiếng của Nhật mà thôi. Tuy nhiên nếu được ngắm vào cái tuổi đôi mươi thì chắc trăm phần thích thú hơn nhiều.

Đường xe hơi lên núi qua những rừng cây xanh mướt, rậm rạp . Có một khúc đường ngắn được nghe tiếng nhạc khi xe đi qua -họ thiết trí âm thanh kiểu nào tôi cũng chưa rõ. Cũng là một sáng kiến thú vị .

Tôi được cho biết là mỗi năm có nhiều người vào trong rừng rậm ở đây để tự tử; vì rừng quá rậm, lạc vào trong đó là kể như tiêu, không sao tìm được lối ra ...Mà đã muốn tự tử thì còn tìm lối ra làm gì . Nhiều người nói sao nước Nhật giàu có như vậy mà tỷ lệ tự tử lại cao nhất thế giới . Hoá ra giàu có không phải là thước đo của hạnh phúc. Tôi thì chả tin là tiền bạc là hạnh phúc, bởi lẽ giản dị: tiền bạc thuộc phạm trù vật (chất); mà hạnh phúc thuộc phạm trù tâm. Nhưng vì tâm và vật có liên quan nhau nên thể xác cũng cần được hỗ trợ phần nào, chứ hoàn toàn trụi lũi thì cũng khó mà hạnh phúc được. Tôi nghĩ nếu người ta có cơm ăn, áo mặc, chỗ trú ngụ an toàn thì lúc đó lo tìm hạnh phúc qua sự thanh lọc tâm là được rồi. Nói lòng vòng thì có vẻ giống như tôi nhìn thấy ở các người đi tu Đông phương một mô thức lý tưởng của việc tầm cầu hạnh phúc? Chắc là vậy ...

Hôm ấy trời nhiều sương mù nên không thấy được rõ núi Phú Sĩ thấp thoáng qua các ngọn cây . Có kẻ nói đó không phải là sương mù mà là mây. Khi đi vào đám mây thì thấy như thế ..Nhưng sương hay mây thì cũng là hơi nước vậy. Người chưa từng thấy mù sương/mây bao giờ thì xuýt xoa (hay suýt soa ?) tán thưởng; còn kẻ từng thấy rồi như tôi thì thích thú với niềm vui của người chưa từng biết .. Giống như khi bạn trông thấy đứa trẻ lần đầu được biết đến điều gì mới lạ: tuyết rơi đầu tiên, tắm biển đầu tiên, đi sở thú đầu tiên ....Ta thấy nó vui mà ta cũng vui theo ? Triết lý cùn một tí thì từ thâm sâu trong tạng thức của loài người, sự sống với các sự vật muôn hồng nghìn tía là cái gì đó mầu nhiệm, vui thú, ai chết trẻ quá thì người ta chắt lưỡi tội nghiệp chưa hưởng được thú vị của đời sống mà đã vội chết ..Họ làm như chết là cái gì khủng khiếp lắm vậy. Nếu thấm nhuần được ý niệm về sự chết của bậc Thượng phụ: chúng ta đang chết trong từng sát na của cuộc đời ...Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên; thì chắc con người thấy đỡ lắm ...Đức Phật nói có cái chết sau cùng, cái chết của bậc giác ngộ, là cái chết đáng mong ước, vậy mà nhạc sĩ lại cố vớt vát: và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng ...Hi hi,

Tại mỗi trạm dừng chân chúng tôi đều dừng lại chụp hình núi Phú Sĩ . Ở trạm cuối cùng thì cơ sở tiếp đón du khách rộng lớn, nhiều bãi đậu xe . Chừng một lát thì nhiều xe du lịch đổ khách tới, may là trước đó chúng tôi đã chớp được các tấm hình đứng bên dấu mốc ghi tên núi, độ cao và cả ngày tháng; nếu không thì khó mà tranh dành được với các du khách đang xí xô xí xa ồn ào hết cỡ . Gian hàng bán đồ lưu niệm thì không có gì cần nói, nhưng tới mục phục vụ ẩm thực thì tôi thấy không hay lắm, thua cách tổ chức của người Tây phương\. Họ chỉ có phục vụ thức ăn bán theo kiểu mua vé với hình các tô mì hay bánh giống như có lần tôi ăn mì hôm nọ . Và khu này nằm trong khu bán đồ lưu niệm . Nếu bạn từng du lịch ở Mỹ, Anh, Ý, Pháp ... thì thấy là họ coi trọng cách phục vụ cái bao tử của du khách lắm . Có khi chỉ là trà với bánh ngọt thôi mà chén dĩa lộng lẫy, phòng ốc trang điểm xinh xắn. OK, đồng ý là trong các tiệm fast food thì tự mình đi lấy khay sau khi order, nhưng nếu ở một nơi gọi là Di Sản Thế Giới thì tiệm tùng sẽ thanh nhã, lịch sự, và thức ăn được chăm chút hơn nhiều.

Trong restroom có bảng ghi cho biết nước sạch (pure water) phải được mua ở nơi khác chứ
nước không được tìm thấy ở Phú sĩ sơn. Một wagon nước giá hiện thời là 25 ngàn yen từ hồ Kawaguchi. Vì lẽ đó yêu cầu mọi người xài vừa đủ. Không biết một wagon là bao nhiêu lít nữa. Lại có cái bảng cho biết Mt Fuji không có thùng rác nên yêu cầu mọi người mang rác đi về!

Bên cạnh gian hàng lưu niệm có một đền Thần đạo khá lớn, cũng các lệ bộ như thường thấy ở các đền khác. Tấm vách treo các bảng gỗ ghi lời ước nguyện đặc gậc, tôi đọc thấy hai bảng có tiếng Việt:

Happy & Peace World!
Hạnh Phúc & Hoà Bình Thế Giới
Happy & Healthy Family!
Gia Đình Hạnh Phúc & Khoẻ Mạnh
I Love You All
SUNNY - VIETNAM
....

Một bảng khác:

- Sức khoẻ dồi dào
- Gia đình hạnh phúc
- Vạn sự may lành



đường lên núi


Phú sĩ sơn


Nơi treo các bảng kỷ niệm ở đền Thần đạo núi Phú Sĩ
Phượng Các
#192 Posted : Friday, July 1, 2016 12:35:32 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngày rời Nhật

Hôm qua mọi người đã bịn rịn chia tay . Thời nay việc liên lạc với nhau quá dễ dàng nên có vẻ như sự bịn rịn chỉ là nhận định chủ quan, ảnh hưởng bới cái quá khứ đọc và tưởng tượng của tôi hơn là thực tế.

Phi trường Narita ngồi chờ chuyến bay ..Nhớ mới hai tuần trước còn nghe lòng phơi phới khi trước mặt mình là những ngày vui thú khám phá .

Chuyến đi này làm tôi thấy hiểu thêm về nước Nhật và người Nhật, nếu phải sắp hạng thì có lẽ tôi đặt họ ở hàng đầu về văn minh trong cuộc sống xã hội; Xứ này đem lại cho du khách cảm giác an toàn khi đi chơi tại đây. Nên không lạ khi nhiều người tới đây du lịch và đã chọn tìm cách ở lại định cư.

Hành khách cùng chuyến cũng văn minh, lịch sự, thì đa số là người Nhật và người Mỹ, không ai có bộ vó gây nghi ngờ "không tặc". Phần ăn trên máy bay cũng tạm được. Lúc này khách đi trên máy bay chỉ được phục vụ muỗng nĩa bằng nhựa vì sợ không tặc dùng vật nhọn kim khí để khống chế phi hành đoàn. Tôi cũng có thời được xài muỗng nĩa bằng kim loại trên máy bay; ngày ấy đã xa rồi\. Than ôi, chỉ vì ít kẻ ác tâm mà làm luỵ tới cuộc sinh hoạt của nhân loại.


phần ăn trên phi cơ

Nhìn ra ngoài trời, mây trắng chập chùng; Lập vập coi mấy phim thì rồi cũng tới vùng nắng ấm của bang Vàng, hình dạng quen thuộc của các nhà chọc trời ở Los Angeles hiện ra ...


downtown Los Angeles nhìn từ trên cao
Phượng Các
#193 Posted : Monday, January 2, 2017 10:48:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tôi vừa coi tập phim tài liệu về văn hoá Nhật có tựa là Prime Japan . Đây là bộ phim công phu, đầy tính nghệ thuật, giúp ta hiểu thêm về nền văn hoá của Nhật về nhiều mặt như quảng cáo sau đây.

https://www.amazon.com/P...-HD-SD-ver/dp/B01IIPKNMS
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 1/3/2017(UTC)
Phượng Các
#184 Posted : Saturday, March 4, 2017 12:13:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Nhưng không dè tôi đang bước vào khuôn viên của một ngôi chùa có cơ ngơi khá lớn: chùa Zojo-ji. Chùa lớn nhưng vắng vẻ. Cổng chùa có vẻ cổ xưa, hoành tráng. Bên ngoài có bảng chi chú bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua khỏi cổng thấy có tượng chắc là Quán Thế Âm vì thấy Ngài tay cầm bình cam lồ. Kế đó là một tảng đá với bảng kim loại có ghi: The Stone Image of Buddha 's Foot. Dưới đó có ghi tiếng Nhật nhưng không có tiếng Anh nên không biết gì thêm. Bóng cây tối làm cho đường nét khắc của các hoa văn chân Phật rất khó nhận ra. Không biết người khắc dựa vào đâu để khắc các hoa văn bàn chân Phật,
post 183


"The worship of footprints are a major element in India still today, they refer to a person who is no more there, but who has left their traces on earth.
https://sites.google.com...ted-buddha-from-gandhara
Phượng Các
#194 Posted : Sunday, March 19, 2017 2:18:32 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Người Việt Trên Đất Nhật - Việt Thảo

https://www.youtube.com/watch?v=FzLOZ5h1-hI
Users browsing this topic
Guest
10 Pages«<8910
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.