Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Rosa Parks
Phượng Các
#1 Posted : Monday, October 31, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Linh cữu của nhà tranh đấu dân quyền Rosa Parks đã được chuyển từ Alabama đến thủ đô Washington và đặt tại sảnh đường của QH liên bang để các viên chức viếng. TT Bush đã đặt vòng hoa vinh danh. Bà Rosa Parks tạ thế tuần qua vì tuổi già, hưởng thọ 92 tuổi. Bà Parks là người từ chối nhường ghế trên xe bus cho 1 khách da trắng, vi phạm luật kỳ thị hiện hành, gây ra cuộc tẩy chay hệ thống xe bus trong hơn 1 năm, dấy lên phong trào dân quyền củangười da đen. Bà được mệnh danh là người mẹ của phong tráo dân quyền.

vietbao

Hoa Gạo
#2 Posted : Tuesday, November 1, 2005 2:14:29 AM(UTC)
Hoa Gạo

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 681
Points: 0

Ủa, em tưởng bà này ở Michigan chứ chị PC... Chắc em nghe lộn rùi :)
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, November 1, 2005 2:55:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
HG,
Chị chưa nghiên cứu về tiểu sử bà Rosa Parks, nhưng sau đây là bản tin trên một tờ báo khác. Thật ra nếu vào google chắc chắn là có chi tiết tiểu sử bà, một khuôn mặt lớn cho công cuộc tranh đấu dân quyền trên nước Mỹ
.


Bà Rosa Parks, nữ chiến sĩ phát động quyền dân sự, từ trần thọ 92 tuổiOct 25, 2005

Cali Today News - Bà Rosa Parks, vốn nổi tiếng khắp Hoa Kỳ vì đã “dám” không đứng dậy nhường chỗ cho một người da trắng cách đây nữa thế kỷ, đã từ trần tối thứ hai qua, thọ 92 tuổi.

Gregory Reed, luật sư đại diện cho bà suốt 15 năm qua, cho hay bà qua đời vì lý do tự nhiên của tuổi già tại nhà riêng, với sự hiện diện của nhiều bè bạn.
Năm 1955, khi đó bà đã 42 tuổi, trong một hành động can đảm, bà đả làm thay đổi giòng lịch sử nước Mỹ, khiến từ đó bà có biệt danh “mẹ của các phong trào đòi dân quyền”.

Lúc đó các đạo luật gọi là luật Jim Crow vẫn còn bắt hai chủng tộc trắng và đen ngồi riêng trên xe bus, nhà hàng, và các nơi công cộng khác khắp miền nam Mỹ còn miền bắc vẫn kỳ thị trong việc tuyển việc làm và khu phố ở.

Ngày 1 tháng 12 năm 1955, cô thợ may Rosa Parks quê quán ở Alabama, đã từ chối không đứng dậïy nhường ghế cho một người da trắng trên xe bus theo luật. Cô bị bắt sau đó và bị phạt 14 đô la.

Dân biểu John Conyers, cho hay: “Ai cũng muốn cắt nghĩa trường hợp lả lùng này và dạy tinh thần Rosa Parks, nhưng bà không quan tâm. Bà chỉ muốn chúng ta hiểu rõ chính phủ, hiêủ luật theo Hiến Pháp và quyền của họ.”

Năm 1992, bà Parks có nói: “nhiều khi lịch sử nhắc lại là tôi không hiểu lúc đó tại sao mình làm như thế hay cái chân của tôi bị đau. Nhưng lý do chính khiến tôi từ chối là tôi cảm thấy mình có quyền được đối xử như mọi người khác. Chúng tôi đã hứng chịụ cảnh phân biệt như thế quá lâu rồi.”

Vụ này sau đó khiến phát động 381 ngày đình công của hệ thống xe bus do một người có tên là mục sư Martin Luther King Jr. tổ chức, vốn đoạt giải Nobel Hòa Bình sau đó.

Lê Lộc theo AP

Calitoday.com
Phượng Các
#4 Posted : Wednesday, November 2, 2005 2:21:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tưởng Niệm Rosa Parks

Vi Anh
-

Năm 1955, cách đây nửa thế kỷ, tại thành phố Montgomery, Tiểu bang Alabama, Miền Nam nước Mỹ. Vào một buổi chiều tháng 12 một phụ nữ Da Đen -- thuộc khối thiểu số trong xã hội Mỹ -- làm thợ may, ra khỏi chỗ làm, lên xe bus về nhà. Người mệt mỏi; hai bàn chân sưng lên; xe bus bắt đầu đông. Người ta bảo người thợ may Da Đen ấy nhường chỗ cho một người Da Trắng. Chiếu theo luật Tiểu bang, người Da Đen này phải nhường vì chỉ được ngồi phía sau, phía trước dành cho người Da Trắng. Nhưng người thợ may Da Đen không nhượng bộ. Quyết định giản dị không nhượng bộ đó của người phụ nữ Da Đen mở đầu cho cuộc đấu tranh chống đối và làm sụp đổ hệ thống luật lệ kỳ thị chủng tộc của Miền Nam nước Mỹ và đẩy mạnh phong trào dân quyền và nhân quyền lên khắp nước Mỹ.

Quyết định giản dị ngày 1 tháng 12 năm 1955 đó dẫn đến một cuộc tẩy chay của dân chúng đối với hệ thống xe bus của thành phố -- suốt 381 ngày. Có lúc người đàn bà kiên quyết ấy bị bắt và phải đóng tiền tại ngoại hầu tra vì luật là luật, còn đấu tranh cứ đấu tranh. Có lúc Hội Phụ Nữ phải họp nửa đêm để quay roneo cho đủ 35.000 tờ kiến nghị để phát kịp cho học sinh vào buổi học sáng. TT Nixon than, "Coi nè chuyện kỳ thị sắc tộc lại rơi vào tay tôi." Luật sư tranh đấu đề nghị kiện lên Tối Cao Pháp Viện Mỹ xin hủy bỏ luật "Jim Crow" của tiểu bang về tội kỳ thị chủng tộc. Đạo luật này của Tiểu bang chẳng những kỳ thị Trắng Đen trên xe bus, buộc người Da Đen phải ra ngồi phía sau, dành chỗ phía trước cho người Da Trắng. Mà đạo luật ấy còn kỳ thị Trắng Đen trong học đường nữa, lúc đi tiểu tiện phòng vệ sinh còn ghi White và Colored. Năm 1980 có người như một học sinh hiện nay là chủ một công ty cho thuê máy bay, Ô Ron Mays 40 tuổi, nói với báo USA Today, còn thấy những cửa cầu kho ghi như vậy cất trong hầm kho.

Vì nước Mỹ không thiếu người chánh trực nên hàng hàng lớp lớp người đứng lên ủng hộ người phụ nữ Da Đen sau khi bà bị bắt vì không tuân hành luật phải nhường cho người Da Trắng. Nhưng luật là sản phẩm của con người, làm ra được thì bỏ được. Dân quyền, nhân quyền, công bình, bình đẳng, văn minh, tiến bộ như ánh sáng đánh tan bóng tối kỳ thị chủng tộc lạc hậu.

Người đàn bà thợ may Da Đen đó là Bà Rosa Parks. Tên tuổi của Bà đã gắn liền với lịch sử thành phố Montgomey, gắn liền với phong trào dân quyền, nhân quyền làm rung động nước Mỹ trong lịch sử cận đại . Bà vừa mới qua đời, hưởng thọ 92 tuổi.

Năm 2005, cuối tháng 10, tại thành phố nhà của Bà cũng như tại đại sảnh Rotunda của Quốc Hội, trái tim của người dân Mỹ, hàng ngàn người đến tưởng niệm và vinh danh Bà Rosa Park. Bà là người đàn bà đầu tiên linh cữu được quàng nơi long trọng nhứt ấy.

Ngoại Trưởng Mỹ, Bà Condeleezza Rice, một người sanh ở TB Alabama, cảm động nói, "Tôi xin chân thành nói, không có Bà Parks, có lẽ tôi không đứng đây ngày nay như một ngoại trưởng [Mỹ]. Việc không nhượng bộ của Bà Parks," làm cho nước Mỹ đối phó với khuyết điểm lớn nhứt của mình."

Tại Quốc Hội, dưới vòm Rotunda trang trọng nhứt, nơi linh cữu của Bà được quàn, Mục sư tuyên úy Barry Black nói, "Chúng ta cám ơn việc ngồi xuống của Bà, nó đã làm hàng triệu người đứng lên cho một thế giới tốt đẹp hơn." TT Bush ban hành lịnh treo cờ rũ ngày Chủ Nhựt. Ông và vợ cùng nhiều nhân vật cao cấp viếng linh cữu, tưởng niệm, và chào vĩnh biệt Bà. Tiếp theo là hàng hàng lớp lơp người, chờ nhiều giờ mà chưa đến lượt.

Có lẽ lời nói của Bà Barbara Arrowsmith bay từ Saerlle đến Washington tiễn biệt có thể tóm kết được lòng ngưỡng mộ của chánh quyền và dân chúng Mỹ đối với người đàn bà Da Đen kiên trì đấu tranh cho dân quyền, nhân quyền Mỹ. "Tôi 6 tuổi lúc Rosa bị bắt. Bà là liệt nữ đối với tôi, và là liệt nữ của chúng ta tất cả."

...............

vietbao

(đã edited - xin xem nguyên văn tại vietbao online 11/02/2005)

Phượng Các
#5 Posted : Wednesday, November 2, 2005 2:55:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
STANDING UP FOR FREEDOM



Most historians date the beginning of the modern civil rights movement in the United States to December 1, 1955. That was the day when an unknown seamstress in Montgomery, Alabama refused to give up her bus seat to a white passenger. This brave woman, Rosa Parks, was arrested and fined for violating a city ordinance, but her lonely act of defiance began a movement that ended legal segregation in America, and made her an inspiration to freedom-loving people everywhere.

Rosa Parks was born Rosa Louise McCauley in Tuskegee, Alabama to James McCauley, a carpenter, and Leona McCauley, a teacher. At the age of two she moved to her grandparents' farm in Pine Level, Alabama with her mother and younger brother, Sylvester. At the age of 11 she enrolled in the Montgomery Industrial School for Girls, a private school founded by liberal-minded women from the northern United States. The school's philosophy of self-worth was consistent with Leona McCauley's advice to "take advantage of the opportunities, no matter how few they were."




Opportunities were few indeed. "Back then," Mrs. Parks recalled in an interview, "we didn't have any civil rights. It was just a matter of survival, of existing from one day to the next. I remember going to sleep as a girl hearing the Klan ride at night and hearing a lynching and being afraid the house would burn down." In the same interview, she cited her lifelong acquaintance with fear as the reason for her relative fearlessness in deciding to appeal her conviction during the bus boycott. "I didn't have any special fear," she said. "It was more of a relief to know that I wasn't alone."

After attending Alabama State Teachers College, the young Rosa settled in Montgomery, with her husband, Raymond Parks. The couple joined the local chapter of the NAACP and worked quietly for many years to improve the lot of African-Americans in the segregated south.

"I worked on numerous cases with the NAACP," Mrs. Parks recalled, "but we did not get the publicity. There were cases of flogging, peonage, murder, and rape. We didn't seem to have too many successes. It was more a matter of trying to challenge the powers that be, and to let it be known that we did not wish to continue being second-class citizens."

The bus incident led to the formation of the Montgomery Improvement Association, led by the young pastor of the Dexter Avenue Baptist Church, Dr. Martin Luther King, Jr. The association called for a boycott of the city-owned bus company. The boycott lasted 382 days and brought Mrs. Parks, Dr. King, and their cause to the attention of the world. A Supreme Court Decision struck down the Montgomery ordinance under which Mrs. Parks had been fined, and outlawed racial segregation on public transportation.



In 1957, Mrs. Parks and her husband moved to Detroit, Michigan where Mrs. Parks served on the staff of U.S. Representative John Conyers. The Southern Christian Leadership Council established an annual Rosa Parks Freedom Award in her honor.

After the death of her husband in 1977, Mrs. Parks founded the Rosa and Raymond Parks Institute for Self-Development. The Institute sponsors an annual summer program for teenagers called Pathways to Freedom. The young people tour the country in buses, under adult supervision, learning the history of their country and of the civil rights movement. President Clinton presented Rosa Parks with the Presidential Medal of Freedom in 1996. She received a Congressional Gold Medal in 1999.

When asked if she was happy living in retirement, Rosa Parks replied, "I do the very best I can to look upon life with optimism and hope and looking forward to a better day, but I don't think there is any such thing as complete happiness. It pains me that there is still a lot of Klan activity and racism. I think when you say you're happy, you have everything that you need and everything that you want, and nothing more to wish for. I haven't reached that stage yet."

Mrs. Parks spent her last years living quietly in Detroit, where she died in 2005 at the age of 92.

http://www.achievement.org/autodoc/page/par0bio-1

Cô Năm Sài Gòn
#6 Posted : Wednesday, November 2, 2005 3:27:59 AM(UTC)
kimnguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 323
Points: 6
Woman
Location: Southern California

Hôm nay linh cửu của Bà Rosa Parks được viếng lần chót rồi đem đi chôn . Sáng nay đài truyền hình CNN có chương trình LIVE. Cựu Tổng Thống Clinton và vợ TNS Hillary Clinton cũng có mặt. Có cả vợ chồng TNS Kerry và nhiều nhân vật cao cấp của gov. HK nữa . Như vậy Bà RP sẽ đi vào lịch sử của HK một cách hiển vinh.

Tại SD có trường Tiểu học mới cất vài năm nay mang tên của Bà.

KN

quote:
'Mother Parks, take your rest'
....
Mourners waited in long lines in the chilly morning to honor Parks. Hours before the funeral began, the line to get one of the 2,000 available public seats at the church extended more than two blocks in Parks' adopted hometown.


http://www.cnn.com/2005/US/11/02/rosa.parks.ap/index.html

Phượng Các
#7 Posted : Wednesday, November 9, 2005 3:45:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Gương tranh đấu hào hùng của bà Rosa Park
Friday, November 04, 2005


Linh cữu thợ may Hoa Kỳ da đen, bà Rosa Parks được quàn tại điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ sang ngày thứ nhì, để các cấp lãnh đạo hành pháp và lập pháp cùng người dân Mỹ tiếp tục chiêm ngưỡng trong ngày thứ hai 31 tháng 10.

Bà Rosa Parks từ trần hôm 23 tháng 10 vừa qua, tại Detroit, Michigan, thọ 92 tuổi. Quan tài của bà, từ hôm chủ nhật 30 tháng 10 đã được đưa lên các bậc thang tiền đình quốc hội và đặt ở giữa đại sảnh đường Rotunda, nơi dùng để quàn áo quan của những vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và những khuôn mặt chính trị lớn của nước này.

Phụ nữ đầu tiên
Bà là phụ nữ Mỹ đầu tiên được hưởng vinh dự đó tương tự như các vị tổng thống lừng danh Abraham Lincoln, John Kennedy, Ronald Reagan.

Khoảng 10 ngàn người dân Mỹ, đa số là da đen, xếp hàng trong nhiều tiếng đồng hồ, bên ngoài quốc hội trong thủ đô Washington để lần lượt vào chiêm nguỡng bà Rosa Parks, người phụ nữ mà cách đây 50 năm đã từ chối đứng dậy nhường chỗ ngồi trên xe bus cho một người đàn ông da trắng.

Lúc đó vào thập niên 1950 trên đất nước Mỹ, làm như bà là vi phạm luật pháp tại quận Montgomery, bang Alabama. Bà đã bị bắt giam và nộp phạt số tiền 14 đô la. Báo chí kể lại là Rosa Parks đã nói với cảnh sát rằng, các ông có thể còng tay tôi, nhưng tôi không thể đứng dậy nhường chỗ ngồi cho người khác.

Lúc ấy người Mỹ da đen bị kỳ thị trong trường học, chợ búa, quán ăn, xe bus, không được xem ngang hàng với người da trắng.

Sự kiện bà Rosa Parks bị phân biệt đối xử đã khiến phong trào tẩy chay xe bus tại các bang miền Nam Hoa Kỳ bùng phát đồng loạt, gây thiệt hại lớn cho giới chủ nhân và ngân quỹ chánh phủ. Người Mỹ da đen không đi xe bus nữa mà đi xe đạp, đi bộ hay dùng bất cứ phương tiện di chuyển nào khác.

Sau khi bà bị giam, mục sư Martin Luther King Jr. hô hào cuộc tẩy chay công ty xe buýt kéo dài liên tiếp 381 ngày, khởi đầu phong trào tranh đấu bất bạo động đòi nhân quyền và bình đẳng xã hội.

Ngày 13 tháng 11 năm 1956, toà tối cao của Hoa Kỳ phán quyết sự phân biệt chủng tộc trên xe buýt là vi hiến. Cuối cùng luật kỳ thị màu da bị hoàn toàn bãi bỏ, phong trào nhân quyền được sự ủng hộ của nhiều người da trắng, từ đó tiến lên cho tới khi dành được thắng lợi trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, đem lại sự bình đẳng cho mọi người thuộc mọi màu da ở Hiệp Chúng Quốc Mỹ.

Giữa lúc phong trào nhân quyền đạt thành quả vẻ vang tại Hoa Kỳ thì mục sư Martin Luther King bị ám sát chết vào năm 1963, khi đó ông mới 39 tuổi.

Gương tranh đấu hào hùng
Tổng thống George W Bush và phu nhân đã đến đặt vòng hoa nơi quan tài của bà Rosa Parks, một số giới chức lập pháp và hành pháp cũng hiện diện là thượng nghị sĩ Bill Frist, thủ lãnh khối đa số tại thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Harry Reid, thủ lãnh khối thiểu số, dân biểu Roy Blunt, quyền thủ lãnh khối đa số tại hạ viện Mỹ và nhiều vị dân cử khác.

Hôm chủ nhật, bà Condoleeza Rice đã đến tham dự thánh lễ tại Montgomery, bang Alabama là quê hương của bà Rosa Parks.

Lên tiếng vào dịp này, bà Rice tuyên bố, nếu không có gương tranh đấu hào hùng của bà Parks thì hôm nay, bà không thể hiện diện tại thánh đường này trong cương vị ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Thống đốc Alabama Bob Riley ca ngợi bà Rosa Parks chính là người phụ nữ da đen được thượng đế sắp đặt để thay đổi giòng lịch sử, và khơi màu cho công cuộc chống đối mọi bất công xã hội trên thế giới.

Tại đại sảnh Rotunda, Mục sư Harold Carter nhấn mạnh rằng: "Hôm nay chúng ta tập họp nơi đây để tôn vinh bà Rosa Parks, người phụ nữ được xem là mẹ của phong trào nhân quyền. Bà vĩnh viễn ra đi nhưng tấm gương sáng của bà sẽ được khắc ghi mãi mãi trong lòng mọi người."

Trong đoàn người rất dài xếp hàng tại điện Capitol, chờ đến lượt mình vào tiễn biệt bà Rosa Parks, bà Carrie Murray Hill, một tín đồ Tin Lành da đen, năm nay 78 tuổi kể lại rằng, chính mắt bà đã chứng kiến bao nhiêu nỗi bất công trong thời thơ ấu, khi còn sống với gia đình ở bang Ohio, gây ra bởi sự phân biệt màu da.

Không chịu đựng sự bất công kéo dài vô tận, giữa thập niên 50 gia đình bà đã dọn về sống tại quận Fairfax, bang Virginia, gần thủ đô Washington cho tới nay.

Bà Hill công nhận là sau khi bà Parks phát động phong trào nhân quyền thì mọi hành động kỳ thị chúng tộc đã tan biến dần.

Bà tin rằng với gương can đảm và lòng hy sinh vô biên, bà Rosa Parks xứng đáng được xem là một vị thánh nhân của Hoa Kỳ.

Hàng ngàn người đã xếp hàng để đợi vào viếng bà Rosa Parks, người được coi là biểu tượng hoạt động về quyền dân sự của Hoa Kỳ.
Bà Rosa Parks qua đời vào tuần trước.
Thi hài bà được quàn tại Quốc Hội Mỹ - đây là một vinh dự chỉ dành cho Tổng thống và các nhân vật chính trị lỗi lạc.
Tổng thống Bush đã yêu cầu treo cờ rủ trên toàn nước Mỹ cũng như tại các công sở của Mỹ ở nước ngoài.
nguoiviet


Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, February 27, 2013 6:06:56 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khánh thành tượng nhà hoạt động dân quyền Mỹ Rosa Parks


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Hạ Viện đã khánh thành bức tượng nhà hoạt động tranh đấu cho dân quyền quá cố, bà Rosa Parks, trong một buổi lễ hôm thứ Tư. Bức tượng này là tác phẩm điêu khắc cỡ lớn đầu tiên của một phụ nữ da đen được đặt trong tòa nhà trụ sở Quốc hội.

Tổng thống Obama nói rằng, bà Rosa Parks sống một cuộc đời có phẩm giá và dịu dàng, và chỉ trong một lúc, đã thay đổi xã hội Hoa Kỳ và thế giới:

“Hôm nay, chúng ta mừng một người thợ may, nhỏ nhắn về bề ngoài nhưng to lớn về lòng dũng cảm. Bà thách thức những sai trái, thách thức những bất công.”

Trong một bước ngoặt của phong trào dân quyền, bà Parks đã không chịu nhường chỗ ngồi trên xe bus thành phố cho một người đàn ông da trắng vào năm 1955 tại quận Montgomery, tiểu bang Alabama, theo như quy điinh thời đó. Bà bị bắt, tạo ra một cuộc tẩy chay xe bus kéo dài hơn một năm. Năm 1956, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cấm phân biệt chủng tộc trên phương tiện chuyên chở công cộng.

Bà Rosa Parks qua đời năm 2005, thọ 92 tuổi.
Phượng Các
#9 Posted : Tuesday, September 23, 2014 6:35:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chiếc xe bus mà bà Rosa Parks ngồi và từ chối đứng lên đuợc lưu giữ tại viện Bảo tàng Henry Ford ở Detroit.
Phượng Các
#10 Posted : Saturday, September 17, 2016 8:21:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)




Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.