Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

THIỀN
Triển Chiêu
#1 Posted : Wednesday, December 29, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



(trích nguồn: báo xuân Viên Giác số 138)


THIỀN

tác giả: Bác sĩ Nguyễn Xuân Hạnh



Thiền là pháp môn luyện tập mà hiện nay đang thịnh hành trên khắp thế giới.

Ngày xưa khi nói đến Thiền người ta thường nghĩ đó là pháp môn tu dành riêng cho giới tu sĩ Phật Giáo hay những người tu tịnh theo Ðạo học Lão Trang (tu Tiên) ở Á Ðông. Nhưng ngày nay Thiền đã lan rộng ngoài phạm vi tôn giáo. Nhiều Thiền đường đã được dựng lên tại nhiều nước Âu, Mỹ... Có một số người theo các tôn giáo khác hoặc không tôn giáo cũng áp dụng Thiền. Cho nên có thể nói Thiền là vấn đề phổ quát trong đại chúng ở hậu bán thế kỷ 20 nầy.

Tại sao Thiền có tầm phổ quát như vậy? Thực hành Thiền đem lại kết quả gì mà hiện nay có nhiều người áp dụng.

Chúng tôi trình bày sơ lược về vấn đề Thiền. Dĩ nhiên với một bài ngắn gọn nầy không làm sao diễn tả hết ý của Thiền vốn mênh mông rộng lớn như biển cả, như lá của rừng già... Tuy nhiên tôi cố gắng trình bày một cách khái quát căn bản về Thiền. Nhất là ngày nay người ta cho rằng Thiền là phương thuốc mầu nhiệm có khả năng cứu chữa hoặc xoa dịu cơn khủng hoảng tinh thần của con người trong sự biến động của nền văn minh vật chất vượt cao đến tột đỉnh.


I.- NGUỒN GỐC
Theo tự điển Hán Việt, chữ Thiền là phiên âm chữ DHYANA của tiếng Phạn có nghĩa là Ðịnh Niệm.

Dhyana là giai đoạn thứ 7 trong 8 giai đoạn căn bản tu luyện của khoa Yoga. Tám giai đoạn như sau:

1. Yama (Không thoá mạ, không tham vọng, không tội lỗi.
2. Niyana (Thân thể trong sạch).
3. Asana (Ngồi tập đầu vế ngay ngắn để xương sống thoải mái).
4. Prama yana (Tinh thần nội hướng, phản tĩnh thân thể).
5. Pratyahara (Ðiều ngự hơi thở để kiểm soát sinh lực).
6. Dharona (Tập trung tinh thần).
7. Dhyana (Ðịnh niệm).
8. Samadhi (Giác ngộ).

Như vậy Thiền được xem như phát xuất từ môn phái Yoga của đạo Bà La Môn ở Ấn Ðộ hơn một ngàn năm trước Tây lịch. Vào thời đó Thiền là một trong những pháp môn tu của đạo sĩ Bà La Môn chưa được phổ biến sâu rộng. Ðến khi Ðức Phật Thích Ca ra đời, xuất gia hành đạo thì Ngài áp dụng Thiền một cách triệt để. Ngài cho rằng Thiền là pháp môn tu quan trọng để đưa con người đến chứng ngộ đạt đạo.

Sau khi chứng ngộ dưới cội Bồ Ðề, Ngài quan sát cõi hồng trần Ðức Phật đã thốt lên: "Thật là kỳ diệu thay tất cả mọi chúng sinh điều có Phật tính, nhưng vì bị vô minh che lấp nên họ không nhận ra điều ấy". Lời tuyên bố đầu tiên của Ðức Phật chính là tinh yếu toàn bộ giáo lý của Ngài. Ðúng như thế, mọi chúng sinh dù nam hay nữ, dù đẹp hay xấu, dù đau yếu hay khỏe mạnh, dù giàu sang hay nghèo khó... đều có Phật tính như nhau. Trải qua bao nhiêu kiếp sống luân hồi, tâm thức của chúng sinh bị cái lớp vỏ cứng của vô minh bao phủ nên không thể nhận thức được cái Phật tính vốn toàn vẹn trong sạch hoàn hảo kia nữa. Muốn giải thoát con người phải quay về cái Phật tính đó để thấy rõ rằng đã bao lâu nay chúng ta để cho cái vô minh lôi cuốn mà không hề hay biết. Phương pháp hữu hiệu nhứt để trở về với cái Phật tính thanh tịnh đó là Tọa Thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh một cách hùng hồn rằng từ Ðức Phật đến các đệ tử của Ngài và các vị Tổ về sau đều giác ngộ là nhờ công phu Tọa Thiền. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm nầy có thể ví như mặt nước hồ, tâm Phật như mặt nước yên tĩnh trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn, trong khi tâm của chúng sinh giống như mặt nước bị những làn sóng vô minh khuấy động nên không phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề tu tập là làm sao cho tâm của mình có thể phản chiếu một cách rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi. Bây giờ chúng ta tự hỏi cái gì đã làm cho tâm chúng ta khuấy động? Phải chăng đó là những bản ngã hẹp hòi, thành kiến cố định, những cuộc sống nông cạn, và đã trải qua bao nhiêu kiếp sống vô ý thức, vọng niệm đã trở thành một thói quen không dễ gì bỏ ngay được.

Ðức Phật cũng dạy rằng tất cả tư tưởng dù thanh cao hay xấu xa đều có khởi đầu và chấm dứt, nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên mãi nên ta tưởng rằng nó thường hằng. Nếu những tư tưởng nầy cứ tiếp tục khuấy động tâm chúng ta thì chúng ta không phân biệt được cái thực cái hư. Con người thường đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng, các phân biệt của lý trí và lý luận. Nhưng tất cả những cái nầy đều là sản phẩm của tư tưởng, mà đã là sản phẩm của tư tưởng thì vốn vô thường có sinh thì ắc có diệt thì gốc rễ của nó đã nằm ở chỗ vô minh.

Thiền là phương pháp làm ngưng lại và Thiền là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng nầy, một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động dứt tuyệt đi thì chúng sẽ thấy mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, giây phút nhận ra điều nầy tức là kiến tính tức là giác ngộ, tức là hiểu rõ chân thật của tự tánh, khác với những ý niệm lý luận hay triết học vốn phát xuất từ tư tưởng nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt và có thể thay đổi theo thời gian. Sự chứng ngộ với các làn sóng tư tưởng chấm dứt nầy không thay đổi hay có thể mất được nó sẽ ở mãi mãi với chúng ta, từ đó chúng ta có thể sống một cách thoải mái, bình an trong cái tâm đầy phúc lạc thanh thản đó. Do tầm quan trọng của Thiền mà sau khi trở lại thế gian hoằng pháp lúc nào Ðức Phật cũng khuyên chư tăng nên siêng năng Tọa Thiền. Ngài nói: "Có Thiền trí huệ sinh, không Thiền trí huệ diệt" và Thiền là 1 trong 6 pháp môn tu quan trọng của Phật giáo gọi là pháp tu Lục Ðộ hay còn gọi là 6 phép tu Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Trí huệ, và Thiền định.

Sau khi Ðức Phật tịch diệt, các môn đệ của Ngài vẫn áp dụng Thiền một cách triệt để. Từ đó Thiền được thịnh hành trong Phật giáo và bắt đầu lan ra trong đại chúng. Ðến thế kỷ thứ 6 Thiền được truyền từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc do Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma vào năm 528. Bồ Ðề Ðạt Ma xem như là vị Sơ Tổ khai sáng Thiền Trung Quốc, kế đến là Huệ Khả, Tăng Xán, Ðạo Tín, Hoằng Nhẫn, và Huệ Năng... Thiền bắt đầu phong phú và đa dạng về sau càng rực rỡ hưng thịnh, lập thành những tông phái như Tào Ðộng, Vân Môn, Pháp Nhãn, Lâm Tế, Qui Ngưỡng...

Việt Nam tiếp nhận Thiền rất sớm, vào thế kỷ thứ 7. Vị Tổ đầu tiên tên là Tì Ni Ða Lưu Chi (Vinitaruci) người Ấn Ðộ. Năm 580 Ngài đến Việt Nam trụ trì ở chùa Pháp Vân tỉnh Hà Ðông. Từ đó Thiền được khai mở qua các đời Tổ như Pháp Hiền, Thanh Biện, Ðịnh Không... Ðến đời Vạn Hạnh Thiền Sư (năm 1.000) thì Thiền được thịnh hành và rực rỡ. Sau đó có nhiều vị Thiền Sư nổi tiếng như Thiền Lão thuộc phái Vô Ngôn Thông, kế đến là phái Thảo Ðường. Thảo Ðường là vị Thiền Sư nổi tiếng không khác gì Lục Tổ Huệ Năng ở Trung Quốc. Sau đó là các vị Thiền Sư nổi tiếng như Viên Chiếu, Thường Chiếu... Ðặc biệt vào đời Nhà Trần, Thiền càng rực rỡ hơn. Các vị vua Nhà Trần có truyền thống tu hành rất tinh tấn. Vua Trần Nhân Tôn là vị Thiền Sư khai sáng phái Trúc Lâm. Việt Nam có nhiều phái Thiền không kém gì Trung Quốc như Thảo Ðường, Trúc Lâm, Tào Ðộng, Lân Giác, Lâm Tế, Liễu Quán... mà hiện nay còn thịnh hành trong đại chúng.

Thiền vào Nhật Bản sau Việt Nam gần 7 thế kỷ. Nhưng Thiền (Zen) ở Nhật Bản phát triển hết sức rực rỡ nó trở thành sắc thái đặc thù của dân tộc Nhật.

Ngày nay Thiền được phổ biến sâu rộng trên thế giới. Thiền được xem như kết hợp giữa Thiền của Phật Giáo và phương pháp Yoga. Người Âu Mỹ quan niệm Thiền như môn thể dục tâm sinh lý.


Triển Chiêu
#2 Posted : Wednesday, December 29, 2004 11:14:57 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



II.- QUAN NIỆM VỀ THIỀN
Có một số người ca ngợi Thiền như một cụ già, càng già càng đẹp và bất hoại với thời gian. Câu ví von ấy có phần chí lý. Vì Thiền đã có hơn 25 thế kỷ, với thời gian rất dài như thế mà ngày nay vẫn còn giá trị. Cái đẹp ở đây là Thiền ngày càng phong phú, càng rực rỡ, càng phát triển đa dạng và ngày nay đã lan rộng trên khắp thế giới, được nhiều người thực hành áp dụng.

Nhưng người ta cũng lắm tô vẽ Thiền, biến Thiền thành một thần bí, huyên náo. Thiền được tô vẽ đủ mọi sắc thái, nhất là khi Tổ Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc khai sáng phái Thiền Tông tại xứ nầy. Ngài trụ ở chùa Thiếu Lâm và dạy các môn đệ vận công phu luyện tập và đã đạt được những thành tựu của thần lực, công lực... Rồi người ta tô vẽ Thiếu Lâm Tự thành một môn phái với nhiều sắc thái kỳ bí. Ví dụ như Tổ Ðạt Mạ ngồi 9 năm quay mặt vào vách đá núi Tung Sơn (Cửu niên diện bích) họ biến thành những chuyện thần bí hoang đường. Nhất là sau nầy sự ra đời tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Thiền được tô vẽ thêm biến thành những môn phái chưởng quản khắp chốn giang hồ, những anh hùng hào kiệt bốn phương? muốn trở thành giáo chủ ít ra phải thọ giáo với một môn phái nào đó, phải dày công tu luyện để đạt dến đỉnh cao của thần lực, công lực, hoặc có thể thấu thị mọi chuyện quá khứ vị lai...

Cũng có một số người tu Thiền, hành Thiền rồi bị tẩu hỏa nhập ma... cho nên người ta lại e dè với Thiền, sợ tu không đúng phương pháp sẽ bị tai hại. Ðiều nầy cũng có phần đúng, đó là quan niệm về Thiền do vọng tưởng quá độ.

Thật ra Thiền không phức tạp, không huyên náo như thế. Thiền cũng không thần bí mộng mị. Nếu hiểu Thiền một cách rốt ráo thì Thiền hết sức đơn giản. Hành Thiền cốt đem lại sự thanh thản của tâm hồn, an nhiên tự tại, có thế thôi. Thiền sư Suzuki nói: "Thiền là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh để đưa con người? từ phiền trược đến an vui giải thoát". Nhưng hành Thiền để đạt tới sự an lạc thanh thản tâm hồn phải qua một quá trình tu tập cũng không phải đơn giản.



Triển Chiêu
#3 Posted : Wednesday, December 29, 2004 11:17:00 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



III.- CÁC PHƯƠNG PHÁP THIỀN

Khi đề cập đến phương pháp Thiền? là phải đề cập đến hai vấn đề Thân và Tâm.

1.- Về Thân:
Khi nói đến Thiền thì đa phần người ta nghĩ ngay đến tọa Thiền, nghĩa là ngồi Thiền. Thật vậy ngày xưa Ðức Phật Thích Ca ngồi dưới cội Bồ Ðề 49 ngày và Ngài đắc đạo tại đây. Ngài luôn luôn dùng tư thế ngồi. Ngài thường khuyên chư tăng nên siêng năng ngồi Thiền. Ngài áp dụng lối ngồi kiết già hay còn gọi là ngồi hoa sen, nghĩa là ngồi xếp bằng hai chân tréo lại lật ngửa hai bàn chân lên. Lối ngồi nầy rất đau chân cho những ai mới tập. Khoa Yoga chủ trương áp dụng lối ngồi nầy, họ cho rằng không ngồi kiết già được là không thể tập Yoga được.

Theo Phật Giáo, ngồi kiết già sẽ phát ra tướng lộ trang nghiêm, người nhìn thấy sẽ phát lòng kỉnh tâm. Ngồi là tư thế yên ổn nhất, vững chắc nhất. Bài chú nguyện trước khi ngồi kiết già: "Kiết già phu tọa đương nguyện chúng sinh, Bồ Ðề kiên cố, bất đắc động địa...".

Qua các đời Tổ sau nầy cũng áp dụng lối tọaThiền. Tổ Ðạt Ma cũng chủ trương ngồi. Ngài đã ngồi quay mặt vào vách đá núi Tung Sơn 9 năm liền. Trong Thiên Thai Chỉ Quán có nói: "Ði đứng tâm dậy khó trừ, nằm thì hôn trầm khó diệt. Một trong tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Ngồi được xem là phương pháp an ổn nhất, vững chắc nhất". Ngoài ra tông phái nầy cũng chủ trương ngồi kiết già để giao hòa âm dương trong thân thể để khai khiếu huyền quang làm cho các luân xa trong cơ thể khai mở.

Xem đó chúng ta thấy ngồi là tư thế căn bản của Thiền mà từ Ðức Phật cho đến các vị Tổ về sau đều chủ trương. Ngày nay người ta còn cho rằng ngồi là tư thế để cho xương sống thẳng đứng, biểu tượng cho sự thăng hoa tiến hóa, vì chỉ có con người mới có xương sống thẳng đứng. Học thuyết Tiến hóa của Darwin cũng có đề cập vấn đề nầy.

Nhưng đến đời Lục Tổ Huệ Năng và các vị Tổ về sau không chủ trương hành Thiền là nhứt thiết phải ngồi. Các Ngài cho rằng ngồi hay nằm chỉ là tư thế của thân, không phải cứu cánh của sự giải thoát. Muốn đạt đến đạo quả giải thoát phải dày công hành trì của tâm thức, còn tư thế nằm hay ngồi không quan trọng. Câu chuyện sau đây giữa Nam Nhạc và Mã Tổ:

Mã Tổ rất siêng năng ngồi Thiền. Một hôm Nam Nhạc hỏi Mã Tổ: Ngài ngồi để làm gì? Mã Tổ đáp: Ngồi để thành Phật. Một hôm Nam Nhạc đem cục gạch đến trước Mã Tổ đang ngồi Thiền mà mài cục gạch. Mã Tổ hỏi: Ngài mài cục gạch để làm gì? Nam Nhạc trả lời: Tôi mài gạch để làm gương. Mã Tổ ngạc nhiên nói: Làm sao mài gạch mà làm thành gương được. Nam Nhạc bèn nói: Tôi mài gạch không thể thành gương được, cũng như Ngài ngồi Thiền cũng không thể thành Phật được. Thành Phật hay không là do cái tâm. Cũng như có chiếc xe trâu kia không chạy, muốn chiếc xe chạy Ngài nên đánh con trâu hay đánh cái xe? Mã Tổ nghe đến đây bỗng nhiên giác ngộ.

Như vậy kể từ Lục Tổ Huệ Năng về sau không chủ trương Thiền nhứt thiết là phải ngồi mà Thiền trong tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Tư thế nào cũng có thể đều Thiền được hết.

Ngày nay Thiền được phổ biến trong đại chúng. Thiền được áp dụng nhiều tư thế: Hoặc ngồi kiết già, hoặc ngồi bán già, hoặc ngồi thòng hai chân, miễn trong tư thế thoải mái không câu thúc khó chịu. Nhưng đa phần trong các Chùa, Tu viện, Thiền viện ngày nay người ta vẫn áp dụng lối ngồi kiết già khi tọa Thiền. Nhưng dù trong tư thế nào khi ngồi Thiền thân thể cũng phải trang nghiêm. Ðiều quan trọng là làm sao cái tâm được an tịnh. Ðó mới chính là cốt tủy của Thiền.



2.- Về Tâm

Như trên đã trình bày Thiền được phiên âm từ chữ Dhyana có nghĩa là Ðịnh Niệm. Thiền là phương pháp làm ngưng lại những tư tưởng khuấy động để tâm thức được an tĩnh. Thiền có nhiều pháp môn để rèn tâm tùy theo các tông phái. Ví dụ như Tịnh Ðộ Tông áp dụng niệm Phật, Bắc Tông dùng trì chú, tụng kinh, Nam Tông dùng hơi thở, tâm quán... Niệm Phật, trì chú, tụng kinh, lần chuỗi, tâm quán... đều có mục đích là câu thúc cái tâm định lại một chỗ không cho nó tự do phóng túng nữa.

Ðịnh niệm là gì? Niệm là dòng suy tưởng do tâm thức sinh ra, dòng suy tưởng nầy vô cùng phức tạp biến hóa không ngừng, chỉ trong một giây tíc tắc ý tưởng có thể từ đông sang tây xa cách muôn vạn dặm, đang nhớ người thân bên Mỹ liền sang Úc... Ðang ở hiện tại bỗng nhớ về quá khứ hàng mấy mươi năm, đang thương bỗng ghét liền sau đó. Cùng một sự việc nhưng sự nhận xét phán đoán tùy tâm hỉ, nộ, ái, ố khác nhau. Dòng tâm thức nếu không chế ngự thì nó luôn biến động không ngừng nghỉ, tâm ý như con vượn, con ngựa cứ lăng xăng không ngừng nghỉ. Nhà Phật nói: Tâm viên, ý mã là vậy.

Tóm lại ý niệm con người thiên hình vạn trạng nó luôn luôn nương theo lục căn: mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý và lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp kích động tâm thức sinh tình thương ghét, buồn vui... làm cho tâm lúc nào cũng điên đảo quay cuồng theo sắc, tướng, âm thinh... nên che lấp sự sáng suốt mà Ðức Phật gọi là vô minh. Nghĩa là tâm cứ chạy theo vật, theo cảnh mà quên mình và không thấy được chính mình. Cho nên niệm Phật, trì chú, lần chuỗi, trì kinh... có mục đích là kềm cái tâm lại một chỗ mà không nghĩ tới những chuyện khác, các phương pháp nầy rất tốt, nhưng có điều bất lợi là khi xả Thiền rồi thì tâm lại tiếp tục lăng xăng. Ðây không phải là lối Thiền của những bậc Tổ. Các Ngài chủ trương không nên câu thúc cái tâm một cách tuyệt đối, các Ngài khuyên: Ý niệm đến tâm thức con người cứ để nó tự nhiên, nó đến và đi một cách thong thả. Ví như con nhạn bay qua dòng suối, thì ảnh của nó tự nhiên in dưới đáy nước, muốn cưỡng ép thế nào để cho ảnh của nó không hiện dưới đáy nước cũng không được, và khi nó bay qua rồi muốn lưu giữ hình ảnh của nó mãi cũng không được.

Nếu tâm chúng ta cứ câu thúc một chỗ thành thử tu Thiền ta lại sa vào một ràng buộc khác, như người giàu canh giữ kẻ trộm đêm nào cũng canh giữ, ngày cũng canh giữ, đêm cũng canh giữ, người ấy dần dần sẽ mòn mỏi chết đi. Người tu Thiền không nên câu thúc cái tâm như người giàu canh kẻ trộm mà nên câu thúc khi nó vọng tưởng sinh tình. Ðức Phật có khuyên: "Không nên chế ngự ý ở mỗi thời mà nên chế ngự ý khi tham sân si".

Cũng có một số người tu Thiền được một thời gian đạt được những kết quả như tâm được an tĩnh... Rồi họ bỗng nghe được những âm thanh kỳ diệu, hoặc có thể xuất hồn vân du đó đây hoặc đến Bồng lai Tiên cảnh được các Tiên trưởng ấn chứng. Hoặc họ hưởng được mùi hương lạ, họ lại cho ràng họ đã chứng ngộ được đạo. Ðó là những vọng niệm dấy lên mà trong Nhà Phật gọi là ma cảnh. Ma cảnh là những hiện tượng không có thực, đó là những ảo tưởng. Ma cảnh có thể khuấy động chúng ta nhiều cách như lòng mong muốn mau đạt kết quả, mau chứng ngộ, hoặc mong đạt đến những trạng thái thần lực, công lực... Tất cả đều là vọng động sai lệch mục đích của Thiền.

Thân và tâm có liên quan mật thiết với nhau, một cái đau đớn của thân thì tâm không làm sao an vui thoải mái được, ngược lại một sự khủng hoảng của tâm thì thân không làm sao bình an được. Cho nên áp dụng thực hành Thiền là mục đích điều tức cả hai thân và tâm được an vui thoải mái. Vì thế khi ngồi Thiền? không nên câu thúc cái thân đau đớn khó chịu, mà ngồi trong tư thế thoải mái bình an và tâm yên lặng, không để cho bất cứ một vọng niệm nào khuấy động dù ý niệm đó có thiện lành đi chăng nữa. Nhưng khi Thiền đã đạt đến trình độ cao thì tâm không vướng mắc vào thân nữa. Bằng chứng có những vị Thiền sư? già nua đau bệnh mà không cảm thấy khó chịu, lúc nào cũng ung dung tự tại. Họ có thể thích nghi mọi tình huống, biến nghịch cảnh thành thuận cảnh, biến đau khổ thành an vui. Tâm không trói buộc vào một định chế nào.

Trong cuộc sống ngày nay, khi nền văn minh vật chất ngày càng vượt bực, cuộc sống của con người cũng bị biến động theo. Cuộc sống ngày nay không còn đơn giản như ngày xưa nữa. Cách đây 40 năm người ta có thể sống trong một mái lá đơn sơ, bên cạnh liếp rau, ao cá, người ta có thể sống một cuộc đời bình an thanh thản, không lo âu phiền muộn... Ngược lại cuộc sống ngày nay vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhiều nhu cầu, và vì phải chạy theo những nhu cầu đó làm cho con người luôn luôn quay cuồng theo vật chất, theo nếp sống văn minh, rồi sinh ra đủ thứ phiền não. Ra đường thì kẹt xe hàng chục cây số, đi làm thì hối hả sợ bị trễ giờ, trong sở làm thì cũng lắm phức tạp, sợ bị sa thải, sợ bị thất nghiệp, sợ đồng nghiệp ganh tị, sợ ông chủ buồn lòng, ở gia đình thì con cái đua đòi, sống bê tha, vợ chồng hục hặc vì đồng lương kém cỏi. Ấy là chưa kể những nỗi khổ do nội tâm, lo âu những việc chưa đến, sầu khổ và nuối tiếc những việc đã qua. Xét cho cùng thì đời đâu có gì là hạnh phúc, nếu có thì cũng chỉ là giây phút ngắn ngủi mà thôi. Tất cả mọi người trên thế gian nầy ai cũng có cái khổ riêng, người nghèo có cái khổ của người nghèo, người giàu sang quyền quí có cái khổ của người cao sang quyền quí. Ðâu có ai ngờ Hoàng gia Anh bên trong cũng lắm điều rối rắm. Cho nên Ðức Phật mới than rằng: "Ðời là bể khổ mênh mông, nước mắt của chúng sinh nếu cộng lại sẽ nhiều hơn bốn đại dương bát ngát". Trong hoàn cảnh như thế ta có thể nào làm thay đổi cục diện được không. Rất khó, làm sao giải quyết được nạn kẹt xe, làm sao tìm sở làm cho hợp ý mình... Vậy thì chỉ còn phương pháp duy nhất là thay đổi cái tâm của ta. Ðó là phương pháp Thiền, áp dụng Thiền.

Thiền giúp ta thích nghi mọi hoàn cảnh, tùy thuận mọi tình huống. Sự tri túc sẽ đem đến cho ta những điều lợi lạc vô cùng. Ta cố gắng tránh? những cám dỗ của vật chất, hoặc đua đòi. Ta nhận thức rằng cám dỗ luôn luôn làm khổ cho ta. Thiền giúp cho ta lắng đọng ưu tư phiền não, khi tâm thức lắng đọng dần dần sẽ đạt đến trạng thái an tĩnh? buông xả hoàn toàn. Buông xả nghĩa là không chứa chấp những gì trong tâm ta. Tâm lúc nào cũng rỗng không trong Ðạo học gọi là "Tâm Hư" không chấp thương, không chấp ghét, không chấp xấu, tốt, khen, chê... Không có gì khuấy động được tâm, lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy an tĩnh nhẹ nhàng, ta sẽ cảm nhận được cái đẹp của tạo hóa, một đóa hoa đơn sơ cũng làm cho ta có cảm giác tuyệt vời, ăn một ngọn rau cũng thấy hương vị ngọt ngon của Trời Ðất. Ðức Khổng Tử có lẽ đã cảm nhận được điều dó nên Ngài nói: "Tâm an mao ốc ổn, tánh định thể căn hương" (Khi tâm an thì ở nhà tranh vách đất cũng thấy vui, tánh định ăn ngọn rau cũng thấy hương vị ngọt ngon của Trời Ðất).
Triển Chiêu
#4 Posted : Wednesday, December 29, 2004 11:19:46 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



III.- ÍCH LỢI CỦA THIỀN
Theo Ðạo học thì Trời Ðất là một Ðại Thiên Ðịa, con người là một Tiểu Thiên Ðịa. Cơ thể con người rất mầu nhiệm, nếu biết khai thác và luyện tập thì sẽ đạt đến những trạng thái lạ thường, các Ðạo sĩ Yoga đã làm điều đó, và ngày nay khoa học cũng đã chứng minh và xác nhận điều đó. Ðạo sĩ Vivekananda nói người tu Thiền có thể khai thông được nguồn sinh lực mới đầy năng động vẫn tiềm ẩn trong mỗi con người chứng ta. Hệ thống sinh lực nầy gồm có 7 trung tâm chứa đựng đầy tính lực của vũ trụ. Với người thường hệ thống nầy bị bế tắc, nhưng người tu Thiền có thể được khai thông một cách dễ dàng nếu được vị Thiền Sư có kinh nghiệm chỉ dẫn.

1/ Trung tâm thứ nhứt nằm dưới chót xương sống (Theo Vivekananda, đó là nơi trú ngụ của con rắn lửa, người Tàu dịch là Hỏa Tam Muội)
2/ Trung tâm thứ nhì nằm cuối bụng dưới.
3/ Trung tâm thứ ba nằm sau rốn.
4/ Trung tâm thứ tư nằm chỗ quả tim.
5/ Trung tâm thứ năm nằm dưới yết hầu.
6/ Trung tâm thứ sáu nằm giữa hai chân mày.
7/ Trung tâm thứ bảy nằm giữa đỉnh đầu.

Khi trung tâm thứ nhứt được khai thông, luồng lửa Tam Muội sẽ lan đến trung tâm kế tiếp, khi lan đến đâu thì nó nóng ran đến đó. Việc thực hành lửa Tam Muội đã được khoa học trắc nghiệm. Năm 1979 khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến Hoa Kỳ. Bác sĩ Herbert Khoa trưởng Phân khoa Y học hành xử thuộc Ðại học Harvard Hoa Kỳ xin được nghiên cứu về trạng thái sinh lý của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Với nhiều dụng cụ y khoa tối tân, Bác sĩ Herbert đo ngoài da lẫn trong hậu môn? nhiệt độ gia tăng nầy có thể làm khô tấm vải nhúng nước lạnh quấn quanh vị Ðại sư đang ngồi Thiền dưới 0 độ C, ngay cả ngồi trên tuyết suốt đêm, thân nhiệt vẫn không thay đổi. Ngoài ra số lượng khí hít vào phổi giảm đến mức tối thiểu, chỉ thở độ 7 lần trong một phút trong khi người thường thở 16 lần trong một phút.

Trong những năm gần đây hai ngành y học và khoa học đã nghiên cứu về Thiền rất nhiều. Ðặc biệt là công trình nghiên cứu của Bác sĩ Hirai, Kasamattsu và Ikemi thuộc Ðại Học Tokyo và Bác sĩ Herbert Ðại Học Harvard Hoa Kỳ họ đã tập trung nghiên cứu về Thiền, và gần đây Bác sĩ Liu Gui Zen Viện Khí Công Trị Liệu Trung Quốc đã chứng nghiệm trên 250 Thiền giả, kết quả thật bất ngờ ngoài sự tưởng tượng. Họ đi đến kết luận: Thiền có thể giúp trị được những chứng bệnh sau đây:



* Hệ tiêu hóa:

- Loét dạ dày và ruột non.
- Táo bón kinh niên
- Ăn uống chậm tiêu.

* Hệ Hô hấp:

- Bệnh viên phế quản kinh niên.
- Bệnh khó thở, suyễn.
- Sổ mũi mùa.

* Hệ Thần kinh:

- Suy nhược thần kinh.
- Bệnh tâm thể.
- Bệnh mất ngủ.
- Chứng ưu tư.
- Ðau nhức thần kinh.
- Loạn tâm thần ám ảnh.

* Hệ tim mạch:

- Áp huyết cao.
- Phong thấp các van tim (Rhumatisme valvulaire cardiaque)
- Nhồi máu cơ tim.
- Bệnh chóng mặt
- Teo thần kinh thị giác (Atrophic optique)
- Bệnh huyết kết tĩnh mạch.

Ngoài ra Thiền còn giúp tăng cường sức đề kháng, ít bệnh tật, tăng tuổi thọ.

Hai Trường Ðại Học Tokyo và Harvard đã làm một tổng luận và kết luận như sau:

Thiền là phương pháp mà người thực hành nhằm vận dụng khai thác tiềm năng sẵn có trong mỗi cơ thể con người. Tiềm năng nầy ẩn tiềm trong cơ thể thật là vô biên. Sau khi hành thiền một thời gian cơ thể thay đổi một cách rõ rệt. Thiền đưa đến kết quả như sau:

* Làm nhịp tim chậm lại: Áp suất máu giảm một cách rõ rệt.

* Làm hô hấp chậm lại, nhịp thở của người bình thường 16 nhịp trong 1 phút, người hành thiền sẽ chậm lại từ 5 đến 7 nhịp trong 1 phút. Khi nhịp thở chậm lại sẽ làm giảm tiêu thụ khí oxy. Ðây là điều quan trọng để đo lường sự thư giãn. Khi Thiền sự tiêu thụ oxy còn thấp hơn khi ngủ. Vì thế Thiền là một sự thư giãn hoàn toàn. Người ta kết luận khi Thiền cơ thể khỏe, sảng khoái còn hơn một giấc ngủ say. Những người Thiền đến trình độ cao sự tiêu thụ oxy đến mức tối thiểu. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ tại sao có nhiều Ðạo sĩ Yoga Ấn Ðộ giam mình trong hòm kín cả tháng trời mà không chết ngộp.

* Thiền làm cho lượng glucose trong máu giảm rõ rệt. Theo y học khi hoạt động trên mức độ bình thường thì đòi hỏi một lượng glucose tăng gấp 3 lần, nếu thiếu glucose não sẽ bị tê liệt không hoạt động. Ðiều nầy ta thường thấy những người bị chứng hạ đường huyết (hypoglycemie), lúc ấy tri thức của họ lơ mơ. Ngược lại người hành Thiền lượng glucose trong máu giảm nhưng họ rất tỉnh táo.

* Hành Thiền sẽ gia tăng sức chịu đựng của lớp bì phu, điều nầy được thể hiện qua các nhà sư, Ðạo sĩ Yoga ngồi Thiền ngoài trời nhiệt độ 0 độ C mà không thấy lạnh, hoặc những vị có trình độ cao có thể đi trên lửa mà không thấy nóng hay ngồi trên bàn chông mà không thấy đau.

Tóm lại Thiền giúp con người cả hai lãnh vực Tâm bệnh và Thân bệnh. Về thân bệnh như vừa đề cập về tâm bệnh thì chế ngự được ưu tư, phiền não, tâm trí an vui thanh tịnh và khi thân tâm an vui thì chúng ta sẽ minh tâm kiến tánh. Ðó là bí quyết của sự sống mà người xưa cho rằng: "Khướt bệnh diên niên, Bảo trung thủ thất"./.

-hết-
Vũ Thị Thiên Thư
#5 Posted : Thursday, December 30, 2004 1:35:58 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

quote:
Hành Thiền cốt đem lại sự thanh thản của tâm hồn, an nhiên tự tại, có thế thôi. Thiền sư Suzuki nói: "Thiền là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh để đưa con người? từ phiền trược đến an vui giải thoát".


Điểm đơn giản nhất , nhưng moị người tranh luận loay quay về Hành Thiền
...
Tonka
#6 Posted : Thursday, December 30, 2004 4:37:27 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi vuthithienthu


quote:
Hành Thiền cốt đem lại sự thanh thản của tâm hồn, an nhiên tự tại, có thế thôi. Thiền sư Suzuki nói: "Thiền là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh để đưa con người? từ phiền trược đến an vui giải thoát".


Điểm đơn giản nhất , nhưng moị người tranh luận loay quay về Hành Thiền
...


Hay, chỉ một câu này thì khỏi cần đọc một bài dài của anh TC Tongue
Hì hì, chọt anh TC một cái gọi là chào hỏi Tongue Đã lâu giờ mới được gặp lại anh Smile Tụi tui sắp lên kế hoạch phát quà tết bên VN, có gì anh vào góp ý kiến cho vui hén Smile
Phượng Các
#7 Posted : Thursday, December 30, 2004 12:24:24 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ðem Thiền vào nhãn khoa

Nguyên Huy



Wednesday, December 29, 2004


Ðó là công trình của một bác sĩ nhãn khoa trẻ gốc Việt, bác sĩ Hùng Nguyễn, năm nay mới 30 tuổi, với tổ hợp “United Eye Care”.

Bị thu hút trong một giấy mời sinh hoạt cuối tuần với chủ đề “Ðông Tây vi diệu trong Thiền và Khoa Học” của bác sĩ Hùng Nguyễn, chúng tôi đã xin gặp riêng bác sĩ để tìm biết về chuyện ông đem Thiền được kể như một khoa học nhân văn vào phương pháp chữa trị y khoa, vốn là một khoa học thực nghiệm.

Tiếp chúng tôi tại phòng mạch riêng của ông cũng là trụ sở của tổ hợp United Eye Care, bác sĩ Hùng Nguyễn trong không khí nhạc Thiền nhè nhẹ tỏa trong phòng mạch và hương trà thơm mà bác sĩ vừa pha trong một chiếc ấm đất song ẩm màu gan gà. Tuy nhiên phong thái rất “Thiền” vị bác sĩ trẻ này đã cho chúng tôi biết về công trình nghiên cứu của ông. Ông kể ngày ra trường ở Ðại Học UCLA, một vị khoa trưởng thường chú trọng đến ông trong những năm học đã hỏi ông rằng: “Anh sẽ để gì lại cho trường?” Sau một lúc Thiền định (chữ dùng của bác sĩ Hùng) ông đã trả lời: “Thiền và Nhãn áp”.

Ðược sự khuyến khích của thầy học, bạn bè thân hữu ông đã tiến sâu vào cuộc nghiên cứu. Ông cho biết, ông đã sang Nhật, qua Ấn để tầm sư tìm hiểu Thiền và đã phần nào nắm bắt được cái vi diệu trong phương pháp này. Không có sách vở, nguyên tắc chỉ dạy như các khoa học thực nghiệm mà chỉ là những câu chuyện được viết lại để người đọc tự nắm bắt lấy cái vi diệu ấy.

Chúng tôi đưa ra cái thắc mắc là từ đâu tuổi trẻ như ông lại chú trọng đến Thiền, ông mỉm cười như đoán trước được câu hỏi này và cho biết là ngay từ thuở nhỏ, ông đã hay có những phút ngồi cầu nguyện do tự nhiên mà ông không nghĩ là từ một ảnh hưởng tôn giáo hay giáo dục nào. Ông cho đó là một “cơ duyên”.

Vẫn trong những thắc mắc, chúng tôi muốn biết tiếp về nội dung những phút cầu nguyện từ nhỏ cho đến nay, nó có gì thay đổi không, nghĩa là từ những cầu nguyện thế tục chuyển sang sự cầu nguyện tĩnh tâm, ông cho biết là không có thay đổi vì những phút ông ngồi cầu nguyện chỉ là cho tâm trí thư thả, không cầu xin gì và sau những phút tĩnh tâm như thế ông đều cảm thấy có gì như sáng hơn trong trí óc. Sau khi tìm hiểu thêm về Thiền ở Nhật ông đã tĩnh tâm đưa sự suy tưởng của vào công việc chữa trị trong nhãn khoa. Ông nhận thấy sau một thời gian chữa trị cho các bệnh nhân, các bệnh về mắt đều ít nhiều do từ nhãn áp mà ra.

Ông đứng dậy, đi lấy một tấm poster về sự cấu thành thần kinh mạch máu, võng mạc giác mạc... giải thích cho chúng tôi hiểu rằng theo nguyên lý âm dương, có đi thì có về mới là hợp tự nhiên. Ông nhận thấy trong nhiều bệnh về mắt, nước tiết ra trong mắt thường không trở về đầy đủ khiến ảnh hưởng đến thần kinh mắt trên các phần giác mạc, võng mạc. Từ đó ông tạm kết luận là “nhãn áp” rất quan trọng và ông bỏ công nghiên cứu theo hướng này. Kết quả như ông trình bày cho chúng tôi thấy trên màn hình computer, những số liệu của những người tập Thiền và không tập Thiền thì nhãn áp rất khác nhau. Sau nhiều lần thử nghiệm bằng cách chỉ dẫn cho bệnh nhân tập Thiền khi chữa bệnh về mắt, ông thấy kết quả rất khả quan trong việc điều trị. Phương pháp Thiền định trong nhãn khoa rất giản dị. Ông cho biết chỉ cần ngồi “kiết già”(Yoga) giữ thân cho thẳng, hai tay để thoải mái trên đầu gối, bàn tay ngửa và đôi mắt chỉ mở 1/3 rồi từ từ thở ra hít vô thật sâu. Mỗi nhịp thở là một lần dừng lại đếm một. Cứ thế trong vòng 20 phút mỗi ngày.

Vẫn theo bác sĩ Hùng thì đây là một “study” đầu tiên trên thế giới về một phương pháp điều trị trong nhãn khoa. Vào tháng 6 năm 2005 tới đây, công trình của ông sẽ được trình bày trước Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa của Hoa Kỳ.

Trong vài thập niên gần đây, y học Tây Phương đã chú trọng đến Ðông y. Nhiều loại dược thảo đang trong các phòng thí nghiệm của các dược phòng. Những kết quả nghiên cứu, theo dõi cho biết dược thảo thường không phát sinh phản ứng phụ (side effect). Nhiều phương pháp trị liệu khác cũng đang được ngành Tây y ứng dụng chẳng hạn như phương pháp châm cứu thay vì dùng thuốc mê trong các ca phẫu thuật. Ðã có những nơi dùng cả thuật thôi miên trong các phòng mổ nữa. Riêng về Thiền định thì y khoa cũng đã ứng dụng từ lâu trong việc chữa bệnh. Bác sĩ Hùng cho biết, phương pháp Benson (Benson Method) là một phương pháp dùng Thiền để chữa bệnh tim mạch của bác sĩ Benson rất hiệu quả từ năm 1960 đến nay. Hiện nay việc nghiên cứu về nhịp tim người ta thường dùng Thiền để như một phương pháp chính đo được hiệu lực. Một nghiên cứu khác cũng khá phổ biến là dùng Thiền nghiên cứu về kháng thể của da.

Trong quan điểm điều trị của bác sĩ Hùng, ông nhấn mạnh đến việc tìm nguyên nhân chính của bệnh, nghĩa là chữa từ gốc. Từ trước đến nay, người ta chỉ chữa ngọn. Việc định ra được ảnh hưởng của nhãn áp, theo ông là nguyên nhân của những trường hợp bị mù mà người bệnh không biết. Ðó là sự chết từ từ của mắt. Trong những nghiên cứu của ông thì nguyên nhân đưa đến mù lòa tự nhiên chỉ có khoảng từ 14% đến 15% do di truyền, một phần do tiểu đường và một phần do hút thuốc, còn hầu hết là do nhãn áp, do những điều hành không tự nhiên sinh học trong mắt khiến thần kinh mắt bị ảnh hưởng tạo nên áp nhãn gây mù.

Vẫn theo bác sĩ Hùng thì đây cũng chưa phải là kết luận sau cùng của ông. Ông còn tiếp tục nghiên cứu và theo dõi nữa. Có điều ông khẳng định là stress là nguyên nhân của nhiều thứ bệnh mà Thiền định là phương pháp tốt nhất để giải tỏa Stress.

Chúng tôi được biết bác sĩ Hùng Nguyễn là một người VN đầu tiên tốt nghiệp hai văn bằng đại học cùng một lúc về Nhãn Khoa (Doctor of Optrometry) và cao học Sức Khỏe Cộng Ðồng (Master of Public Heath) của Ðại Học Nova Southeastern University. Ông cũng còn tốt nhiệp cử nhân Sinh Hóa của Ðại Học UCLA từ 1997. Hiện nay ông là thành viên của Hiệp Hội Nhãn Khoa Hoa Kỳ và cũng là trưởng nhóm United Eye Care gồm các bác sĩ nhãn khoa Cẩm Tú Nguyễn, Vincent Úy và bác sĩ Loan.

Ðiều vui thú hơn nữa là chúng tôi tình cờ lại được đọc hai bài viết của giáo sư Lưu Trung Khảo viết về nhà thơ Tạ Tự tức bác sĩ Hùng. Ðược hỏi về điều này, bác sĩ Hùng lại mỉm cười cho biết ông đã từng được hai giải thơ của Thi Viện Thi Ca Quốc Tế vào năm 2002 và đã xuất bản hai tập thơ trong đó một tập có tựa đề chỉ là một dấu chấm than thật lớn ngoài tấm bìa trắng. Dở trong tập thơ này chúng tôi thấy có hai câu mà nhà thơ Tạ Tự viết gửi các vị HO như sau: “Nửa đời chinh chiến tù đày mãi, một kiếp tha hương lận đận hoài.” Nhà thơ cho biết ông không thuộc gia đình HO nhưng rất xúc động với tập thể này và ông nguyện làm mọi cách để tuổi trẻ hải ngoại biết đến công lao của cả một thế hệ thanh niên đã đóng góp cho đất nước.

Ðược hỏi về nguyện vọng của ông bây giờ, ông cho biết: “Rất mong được chia sẻ với bệnh nhân. Rất lưu tâm đến sức khỏe công cộng. Mong được làm tư vấn cho mọi người để chúng ta cùng phòng bệnh hơn chữa bệnh.”

Triển Chiêu
#8 Posted : Thursday, December 30, 2004 9:37:12 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0

quote:
Hay, chỉ một câu này thì khỏi cần đọc một bài dài của anh TC
Hì hì, chọt anh TC một cái gọi là chào hỏi Đã lâu giờ mới được gặp lại anh Tụi tui sắp lên kế hoạch phát quà tết bên VN, có gì anh vào góp ý kiến cho vui hén


Chào chị Tonka. Dạ, lâu nay mới gặp lại chị và lần đầu tiên được trả lời chị nhờ chị chọt
nà. Bên Đặc Trưng có bao giờ chị chọt TC đâu. Big Smile Chị còn có sức phát quà gì đó bên
Việt Nam là chỉ khỏe bạo rồi phải chưa nè ? (Chị thấy nghệ thuật chọt của TC cao minh
chưa? Tongue )
Nói nào ngay, việc từ thiện bây giờ TC không còn active nữa. Cho nên cũng không biết đóng
góp ý kiến gì thiết thực. Tuy nhiên vẫn ngưỡng mộ các người có tâm từ bi Approve và xin được
ngồi nghe thôi chị à.

Thiền là một đề tài sâu rộng và bổ ích. TC chỉ thiền thở thôi, tạm gọi là YOGA. Còn những
cao siêu khác TC không thực hiện được. Chỉ muốn đóng góp một ít bài vở chia sẻ với các
chị các cô ở đây thôi hà. Cao thủ thiền là anh Minh Hảo bên xứ Hư Vô á. Các chị mời anh
đó nhập cuộc chơi thì diễn đàn trở thành sát na. Big Smile j/k j/k

Tonka
#9 Posted : Friday, December 31, 2004 7:51:16 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Triển Chiêu
Chào chị Tonka. Dạ, lâu nay mới gặp lại chị và lần đầu tiên được trả lời chị nhờ chị chọt
nà. Bên Đặc Trưng có bao giờ chị chọt TC đâu. Big Smile Chị còn có sức phát quà gì đó bên
Việt Nam là chỉ khỏe bạo rồi phải chưa nè ? (Chị thấy nghệ thuật chọt của TC cao minh
chưa? Tongue )
Nói nào ngay, việc từ thiện bây giờ TC không còn active nữa. Cho nên cũng không biết đóng
góp ý kiến gì thiết thực. Tuy nhiên vẫn ngưỡng mộ các người có tâm từ bi Approve và xin được
ngồi nghe thôi chị à.

Thiền là một đề tài sâu rộng và bổ ích. TC chỉ thiền thở thôi, tạm gọi là YOGA. Còn những
cao siêu khác TC không thực hiện được. Chỉ muốn đóng góp một ít bài vở chia sẻ với các
chị các cô ở đây thôi hà. Cao thủ thiền là anh Minh Hảo bên xứ Hư Vô á. Các chị mời anh
đó nhập cuộc chơi thì diễn đàn trở thành sát na. Big Smile j/k j/k



Người ta nói hỏng biết thì dựa cột mà nghe, là tui đó anh Wink Hồi nào giờ tui ngồi phía dưới chỗ khán giả ngồi á, coi anh Triển thao dợt với mấy anh chị khác, nào dám lạng quạng đi dzô sợ đao kiếm không mắt e có màn kêu cấp cứu.
Anh TC không còn active chuyện từ thiện nhưng kinh nghiệm vẫn còn đó. Anh ngồi đó nghe nhưng nếu thấy có gì góp ý được thì xin mời nhá Blush Tụi tui cũng chỉ ngồi đó chỉ tay năm ngón, còn bao nhiêu chuyện lớn nhỏ là giao cho Anh Ba cùng các anh chị em ở bên VN làm thôi anh ơi, thành ra cực nhất là họ đó.
Anh nói rằng anh thiền hơi thở, tức là hít vô rồi giữ hơi thở trong bụng bao lâu đó rồi thở ra phải hông anh TC? Tui nghe nói quán hơi thở như vậy một thời gian thì bụng sẽ bự hơn, hey tui nghe người ta nói vậy đó không biết đúng không anh? Bụng anh có pự lên không? Hay thiền hơi thở của anh là khác nữa.
Tonka
#10 Posted : Friday, December 31, 2004 9:42:05 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Triển Chiêu
Như vậy kể từ Lục Tổ Huệ Năng về sau không chủ trương Thiền nhứt thiết là phải ngồi mà Thiền trong tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Tư thế nào cũng có thể đều Thiền được hết.


Cái ông Lục Tổ này hay thật, tui chịu ổng Smile, chứ ngồi kiểu kiết già như Phật thì chết mất. Mỗi lần đi chùa mà ngồi tụng kinh với mọi người, nói thiệt với anh, tui vặn vẹo đổi chân hết mấy lần. Ngồi duỗi chân hoài không có chỗ dựa thì mỏi lưng, đau đít. Xếp bằng một đỗi thì tê chân, phải duỗi thẳng rồi đấm bóp cho máu lưu thông trở lại. Kẹt cái là ở trong chánh điện chỉ có ngồi thôi, đi đứng làm phiền người khác mà nằm thì làm gì có chỗ mà nằm lại không có trang nghiêm Wink Anh TC nhớ Vi Tiểu Bảo lúc phải đi tu thế cho Khang Hy không? Hắn nằm khệnh ra tay gõ lóc cóc miệng thì lảm nhảm Smile
À mà tại sao phải tụng kinh vậy hở mấy anh chị nếu

quote:
Gởi bởi Triển Chiêu
... Thiền là pháp môn tu quan trọng để đưa con người đến chứng ngộ đạt đạo.


Triển Chiêu
#11 Posted : Tuesday, January 4, 2005 7:36:19 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0

quote:
Tụi tui cũng chỉ ngồi đó chỉ tay năm ngón, còn bao nhiêu chuyện lớn nhỏ là giao cho Anh Ba cùng các anh chị em ở bên VN làm thôi anh ơi, thành ra cực nhất là họ đó.

wow, tôi mà là anh Ba chắc giận chị "bãi bãi bốn mư chính ngài" Big Smile. Chị đòi chỉ tay 5 ngón
kia kìa. Hì hì, đùa thôi. Đúng chị, các bạn Việt Nam là cực hơn tất cả.

quote:
Anh nói rằng anh thiền hơi thở, tức là hít vô rồi giữ hơi thở trong bụng bao lâu đó rồi thở ra phải hông anh TC? Tui nghe nói quán hơi thở như vậy một thời gian thì bụng sẽ bự hơn, hey tui nghe người ta nói vậy đó không biết đúng không anh? Bụng anh có pự lên không? Hay thiền hơi thở của anh là khác nữa.

Trời ơi, thiền thở mà bụng bự thôi đi tu bia cho chắc ăn chị ơi vì kết quả mau lắm. Khi chị ngồi
kiết già hay bán kiết già gì cũng được hay nằm chình ình ra cũng không sao. Nhưng nằm có thể
xương sống không được thẳng. Tôi ngồi cho thẳng sống lưng rồi thở hít sâu, thở dài chỉ vậy thôi
chị. Không nghĩ rối loạn, cốt chỉ để cho việc hít thở không bị chi phối vì thần kinh. Chị chỉ thở thôi
mà chị ăn ngủ cũng đã khỏe rồi. Ví dụ chị ngủ ít nhưng không thấy mệt chẳng hạn.


quote:
Mỗi lần đi chùa mà ngồi tụng kinh với mọi người, nói thiệt với anh, tui vặn vẹo đổi chân hết mấy lần. Ngồi duỗi chân hoài không có chỗ dựa thì mỏi lưng, đau đít. Xếp bằng một đỗi thì tê chân, phải duỗi thẳng rồi đấm bóp cho máu lưu thông trở lại. Kẹt cái là ở trong chánh điện chỉ có ngồi thôi, đi đứng làm phiền người khác mà nằm thì làm gì có chỗ mà nằm lại không có trang nghiêm

chị đùa rất có duyên, hì hì. để tôi bày cho chị toa thuốc tỏi nha. Chị mua tỏi 50 gram, thái lát mỏng,
ngâm với 400ml rượu trắng loại nhẹ nhẹ. Mỗi ngày chị dùng 25 giọt (mua chai thuốc nhỏ mắt xong
cái mình chôm cái vòi để có giọt chị à). Sau 3, 4 tuần kinh mạch sẽ thông suốt, thành vách đồn
điền vôi vữa trong máu sẽ bị chất tỏi dắt theo ông theo bà. Vậy là đầu gối đầu ghiết, xương đít
xương chậu sẽ vững vàng như bàn thạch chị ơi. Tuy nhiên lỡ như cái hạ thân chung quanh rốn
nó có chiều dài bộn bộn của sợi thuớc dây may đồ, thì cũng nên kiêng ăn tập thể dục cho nhỏ bớt,
như vậy lưng cũng đỡ đau vì vác các khúc nhân bánh tét phía trước. Khi ngồi bán già cũng dễ
dàng.
Tuy nhiên theo tôi thấy chánh điện chùa nào cũng có hai đường bên hông đó chị, chị ra bên hông
ngồi cho thoải mái. Chân duỗi cũng không sao. Giáo lý đạo Phật là khuyên răn. Chớ không có
ép uổng. Chớ chị ngồi ẹo qua ẹo lại, lòng cứ nghĩ đến cái giường để ngã lưng thì ôi thôi tụng kinh
niệm Phật gì chớ phải hong. Big Smile
Vi Tiểu Bảo đi lên chùa đó đâu có tu gì chị, tâm quái ngại cố hì hì. Tuy nhiên thiền không nhất thiết
phải ngồi. Chị nằm làm cũng được mà. Dẫu sao tập dần cũng quen hà chị. Có dịp tôi khuyên chị
tìm cuốn DVD tu tập ở Việt Nam á. Trong đó xem người ta ngồi kiết già, bán già cả ngàn người
vậy là chị lên tinh thần tập ngồi liền không đợi đến có duyên nha. Big Smile

Cái vụ thiền mà có đọc kinh. Tôi không biết, vì tôi chỉ thở yoga thôi hà. Thiền mà có đọc kinh, tôi
cho là một trong nhiều pháp môn tu. Tôi gọi đại là tu thiền há. Tôi không biết pháp môn này có
phải là pháp môn tu theo niệm Phật không. Tuy nhiên theo tôi hiểu logic một tí thì đọc kinh cũng là
một hình thức cho đầu óc không tạp nghĩ. Có lẽ sẽ dễ dàng thiền hơn chăng. Nói chung là tôi bí lù.
Không biết. Big Smile








Anh TC nhớ Vi Tiểu Bảo lúc phải đi tu thế cho Khang Hy không? Hắn nằm khệnh ra tay gõ lóc cóc miệng thì lảm nhảm
À mà tại sao phải tụng kinh vậy hở mấy anh chị nếu
vouu
#12 Posted : Thursday, October 27, 2005 12:04:22 AM(UTC)
vouu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 165
Points: 0

**Tôi ngồi cho thẳng sống lưng rồi thở hít sâu, thở dài chỉ vậy thôi
Không nghĩ rối loạn, cốt chỉ để cho việc hít thở không bị chi phối vì thần kinh. Chị chỉ thở thôi
mà chị ăn ngủ cũng đã khỏe rồi. Ví dụ chị ngủ ít nhưng không thấy mệt chẳng hạn.**

Vouu xin chào anh Triển Chiêu! Vu cũng muốn họcThiền lắm ngặt vì không có ai chỉ dẩn. Blush Question

Hôm nay hân hạnh gặp được TC Vu mừng lắm. Vu sẽ học Thiền với TC. Blush

Theo Thuyết Nhà Phật nói : chúng ta có Duyên Lành nên gặp nhau.Big Smile Smile

**Tôi ngồi thẳng sống lưng rồi hít thở thật sâu, thở dài chỉ có vậy thôi không nghi rối loạn............chẳng hạn* * Cooling Big Smile Chỉ có vậy thôi phải không anh TC?.Question

Có niệm phật khi Thiền không? Thiền giản dị như kiểu của TC thấy dễ dàng Vu mừng lắm! Cooling

Có gì thiếu sót nhờ TC chỉ dẩn thêm dùm. Vu ngồi lâu thường bị tê chân. Sad
Xin hỏi : Vu có thể ngồi trên ghế thòng hai chân xuống được không? Question

Thành thật cám ơn TC nhiều lắm. Cooling
Xin chú TC manh khoẻ thân tâm an lạc. beerchug Wink






Tonka
#13 Posted : Thursday, October 27, 2005 1:56:14 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi vouu

Có gì thiếu sót nhờ TC chỉ dẩn thêm dùm. Vu ngồi lâu thường bị tê chân. Sad
Xin hỏi : Vu có thể ngồi trên ghế thòng hai chân xuống được không? Question



Hình như "vô ưu" đã là một cảnh giới của thiền rồi đó Blush Không chừng anh TC lại phải bái anh làm thầy để có thể đạt tới cảnh giới thượng thừa vô ưu đó.

Anh TC có cho cái toa thuốc tỏi để trị chứng tê chân, anh VU hãy dùng thử xem sao. Coi chừng đừng có thấy rượu ngon quá bèn làm luôn một chai thay vì 25 giọt như đã được căn dặn đấy nhé Wink Anh TC còn nói "Chân duỗi cũng không sao. ", suy ra "thòng hai chân xuống" cũng xong ngay Blush
vouu
#14 Posted : Thursday, October 27, 2005 6:10:44 AM(UTC)
vouu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 165
Points: 0

Vouu chào chị Tonka thân mến, Rose Cooling

Cám ơn Tonka nhiều lắm, hồi sáng sau khi hỏi Anh Triển Chiêu về Thiền lúc quay trở lại Vu đi lạc không biết annh ấy ở room nào mà tìm? tìm hòai không thấy Vu đi bộ về để quét lá me, sợ cô chủ quán PD trông. Angry

May quá về tới quán không bị rầy mà PD còn cho Vu ăn cua rang muối nửa. PD tử tế với Vu quá! Wink Big Smile beerchug

Bây giờ nhờ Tonka trả lời nên Vu biết TC ở room nào rồi! và còn chỉ bài thuốc tỏi nửa.Blush

Tonka cũng tốt với Vu nủa Rose Kisses
Triển Chiêu
#15 Posted : Monday, October 31, 2005 4:37:00 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0


Chào anh Vũ, chào chị Tonka, chị Phượng Các và chị Vũ Thị Thiên Thư

TC bận rộn dựng diễn đàn mới nên mãi đến hôm nay mới ghé thăm anh chị em Phụ Nữ Việt.

Hì hì, chị Tonka nói phải đó, anh Vũ ngộ đến vô ưu rồi thì TC phải bái anh Vũ làm sư phụ rồi.
Nói vậy chứ TC cũng có vài cuốn sách viết về Thiền. TC sẽ tìm lại trong đó để vô đây viết trả lời
anh nhe.
TC đi diễn đàn khác sinh hoạt, xung độ ca hát quá có lỡ đưa link diễn đàn TC quản trị, TC bị la
nên bây giờ ngại ngùng không dám đưa tên nữa. hihihihi
TC sẽ vào đây post trả lời cho anh Vũ nhé. hì hì

thân mến,
TC
hc
#16 Posted : Monday, October 31, 2005 8:34:22 PM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Nghiên cứu phát hiện não bộ phát sinh năng lực mạnh mẽ khi thiền định.

By Marc Kaufman, Washington Post Staff Writer, January 3, 2005 (Hạt Cát dịch)

Bài này được dịch và đọc trong phần Tin tức Phật Giáo trong Room Diệu Pháp trên mạng Paltalk.

Tổ chức nghiên cứu não bộ bắt đầu đệ trình bằng chứng cụ thể về những gì mà hành giả thiền tập Phật giáo đã duy trì hằng bao thế kỷ : Rèn luyện tâm thức và thiền tập có thể thay đổi sự hoạt động của não bộ và cho phép con người chứng nghiệm giác ngộ ở nhiều trình độ khác nhau.

Những trạng thái biến chuyển đó đã được hiểu theo tính cách truyền thống như là những gì thuộc về siêu thế, những gì ngoài sự lượng định của thế giới vật lý và sự đánh giá khách quan. Nhưng trong vài năm vừa qua, các nhà nghiên cứu tại University of Wisconsin làm việc với nhóm tu sĩ Tây Tạng đã có thể phiên dịch những kinh nghiệm tâm linh thành thuật ngữ khoa học của tần số sóng cao tần gamma nơi não bộ. Họ đã xác định vỏ não thuỳ trái trước trán, khu vực phía sau trán bên trái như là vị trí mà hoạt động của não bộ liên quan tới thiền định đặc biệt mạnh mẽ.

“Những gì chúng tôi phát hiện là não bộ của những hành giả hành thiền lâu năm cho thấy hoạt động của chúng ở trên một tỷ lệ mà chúng tôi chưa bao giờ được thấy trước kia”. Richard Davidson, một khoa học gia thần kinh tại Viện Nghiên Cứu W.M. Keck Laboratory for Functional Brain Imaging and Behavior của một đại học nói như vậy. “Nó chứng minh rằng tính chất vật lý của não bộ được tập luyện có khả năng thay đổi theo một chiều hướng mà ít người có thể tưởng tượng”, ông ta nói thêm.

Các khoa học gia thường tin tưởng trái ngược rằng sự liên đới giữa kinh mạch và tế bào não bộ đã được thành lập lúc tuổi còn thơ ấu và nó sẽ không thay đổi khi trưởng thành. Nhưng giả thuyết đó đã bị phản bác trong thập kỷ vừa qua với sự trợ giúp của các cuộc nghiên cứu khám phá não bộ cùng với những thiết bị kỹ thuật khác, và dựa theo cơ sở này, các khoa học gia đã nhìn nhận khái niệm về diễn trình phát triển não bộ và “Hệ thần kinh nhu tính”.

Davidson nói rằng kết quả mới nhất của ông từ việc nghiên cứu thiền tập, ấn bản tháng 11 của Viện khoa học quốc gia, đã đi một bước xa hơn trên khái niệm của thần kinh nhu tính bằng cách cho thấy rằng rèn luyện tâm thức qua thiền định có khả năng cải biến hoạt động nội tại và điện đồ của não bộ.

Khám phá mới là kết quả của một sự cộng tác dài hạn giữa Davidson và Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng. Buổi đầu, Đức Dalai Lama đã mời Davidson tới trú xứ của Ngài ở Dharamsala, Ấn Độ năm 1992, sau khi được biết sáng kiến nghiên cứu vào lãnh vực khoa học thần kinh tri giác của Davidson . Từ khi bắt đầu, Đức Dalai Lama đã thích thú trong việc Davidson khảo sát một cách khoa học sự hoạt động của bộ não trong trạng thái thiền định của một vài tu sĩ dưới quyền. Ba năm trước, Đức Dalai Lama đã bỏ hai ngày viếng thăm phòng thí nghiệm của Davidson, Ngài quyết định gửi tám trong số những hành giả thành công nhất tới phòng thí nghiệm của Davidson để thử nghiệm qua việc chụp và quét não bộ bằng thiết bị điện tử EEG (electroencephalograph) tạm dịch là Đại não X quang chiếu ký hay máy chụp quang tuyến não bộ.

Các hành giả Phật giáo trong cuộc thí nghiệm đã trải qua khoảng 10,000 tới 50,000 giờ thiền định trong thời gian 15 tới 40 năm theo truyền thống hai dòng Ninh Mã hay Hồng Giáo (Nyingmapa) và Ca Nhĩ Cư hay Bạch Giáo (Kagyupa) ở Tây Tạng. Để so sánh, 10 sinh viên tình nguyện không có kinh nghiệm thiền định trước đó, cũng đã được đưa vào cuộc thử nghiệm sau một tuần lễ huấn luyện .

Các tu sĩ và tình nguyện viên đã được phối trí vào một mạng lưới có 256 thiết bị truyền cảm điện tử (electrical sensors) và được yêu cầu hành thiền trong một thời gian ngắn. Suy nghĩ và các hoạt động tinh thần khác được nhận biết để phát sinh trạng thái khinh an nhưng có thể phát hiện, sự bùng phát của hoạt động điện tử như một nhóm lớn của thần kinh hệ gửi đi những tín hiệu trong điều kiện hỗ tương qua lại là những gì mà sensors ghi nhận được. Davidson đã đặc biệt hứng thú trong việc đo lường sóng gamma, một trong những tần số cao và xung lực điện tử não bộ quan trọng nhất .

Cả hai nhóm đều được yêu cầu hành thiền, đặt biệt trong trạng thái vô điều kiện từ tâm. Giáo lý Phật pháp này chính là điều tâm đắc mà Đức Dalai Lama đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài, nghĩa là “ Sẵn sàng giúp đỡ chúng sanh vô hạn cuộc trong khả năng”. Các nhà nghiên cứu chọn lựa tiêu điểm này vì nó không đòi hỏi tập trung trên một đề mục nào, quán tưởng hay hồi ức và tu dưỡng thay cho một trạng thái biến chuyển hiện hữu.

Davidson nói, “một cách rõ ràng kết quả cho thấy thiền định kích hoạt tâm thức được rèn luyện của các tu sĩ theo một chiều hướng khác biệt một cách đáng kể so sánh với những tình nguyện viên”. Quan trọng nhất, các điện cực ghi nhận bội phần các vận tốc di động nhanh của làn sóng gamma có công năng dị thường nơi các tu sĩ, và họ phát hiện rằng sự chuyển động của làn sóng qua não bộ đã được hệ thống và đồng đẳng hoá vượt xa nhóm sinh viên . Bộ não những hành giả mới thực tập cho thấy hoạt động của sóng gamma tăng trưởng rất mong manh trong khi họ thiền tập, nhưng ở một số tu sĩ, hoạt động của sóng gamma có một năng lực phi thường hơn cả làn sóng đã được ghi nhận trước đây ở bất cứ một người khoẻ mạnh nào.
Các tu sĩ trải qua nhiều năm thiền định nhất phóng phát tần số sóng gamma cao nhất. Hiệu ứng này – Mức độ hoạt động càng cao thì phản ảnh càng nhiều hơn cấp độ thấp – Đó là những gì mà các nhà nghiên cứu đòi hỏi để xác định tính chất của “nguyên nhân và kết quả”.

Nghiên cứu này của Davidson đã nhất thống với công việc trước kia ở điểm vị trí vỏ não thuỳ trái trước trán đúng là khu vực não bộ liên quan tới hạnh phúc, tư tưởng và xúc cảm. Sử dụng thiết bị công năng từ tính đo lường phản ứng trên các tu sĩ đang hành thiền, Davidson phát hiện hoạt động não bộ của họ đặt biệt rất cao tại khu vực này cũng giống như kết quả đã được đo lường bằng máy chụp quang tuyến não.

Kết luận của Davidson từ cuộc nghiên cứu là thiền hành không phải chỉ thay đổi sự làm việc của não bộ trong một giai đoạn ngắn hạn mà phần nhiều còn có thể thay đổi liên tục. Ông nói, phát hiện này căn cứ trên sự thật là các tu sĩ được nhìn nhận rằng hoạt động của tần số sóng gamma nơi họ nhiều hơn của nhóm sinh viên ngay cả trước khi họ bắt đầu hành thiền. Trong cuộc nghiên cứu tại University of Massachusetts, Jon Kabat-Zinn cũng đã đi đến một kết luận giống như vậy vài năm trước.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và Princeton đang thử nghiệm một số trong nhóm các vị tu sĩ đã trải qua cuộc thử nghiệm trước kia trên một bình diện khác của việc hành thiền : Khả năng tạo ảnh và khả năng kiểm soát tư tưởng. Davidson cũng dự trù tiến hành một nghiên cứu xa hơn.

“Những gì chúng tôi phát hiện là tâm thức hay não bộ được rèn luyện khác biệt một cách hiển nhiên với những gì không được rèn luyện. Với thời gian, chúng ta sẽ có thể hiểu được rõ ràng hơn tiềm lực quan trọng của tâm thức được rèn luyện tiếp tục tăng trưởng như thực chất mà nó đã được hành trì một cách nghiêm chỉnh.”
(Bản dịch Hạt Cát)

http://www.buddhistchann...dex.php?id=7,544,0,0,1,0
hc
#17 Posted : Monday, October 31, 2005 8:44:15 PM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Thiền định giúp vận động viên tranh tài thi đấu thể thao
(Hạt Cát dịch)

Bản tin đăng tải trên tờ Bangkok Post ngày 15 tháng 10, 2005

Bangkok, Thailand -- Một sáng kiến để giúp đỡ các vận động viên cải thiện thành tích sẽ được phát động vào ngày chủ nhật 16 tháng 10, 2005 với huấn luyện viên là một tu sĩ. Quyền Thủ Tướng Suwat Liptapanlpo và Nhà Ðương Cục Thể Thao Thái Lan, thống đốc Santiparb Tejavanijja đã khai triển kế họach trước khi Các Môn Tỷ Ðấu Thất Nội Á Châu bắt đầu vào tháng tới.
Ông Suwat nói “Sư Khru Paowana Waranusat, chùa Pai Lueng thuộc khu Nonthaburi sẽ hướng dẫn một nhóm khỏang 300 vận động viên thực hành thiền định”.

Kế hoạch này, là phần phối hợp của Phật giáo thực hành vào trong thể thao nhắm đến các vận động viên nam nữ, những người sẽ dự phần trong đợt tranh tài thể thao Tỷ Ðấu Thất Nội Á Châu sắp tới.

Vận động viên sẽ học hỏi phương pháp hô hấp đúng đắn và cách thức phát triển và duy trì sự kiên nhẫn, điều chủ yếu trong các cuộc tranh tài thể thao.

Ông Suwat nói Thái Lan sẽ là quốc gia đầu tiên phối hợp thiền định vào thể thao một cách nghiêm túc.

Sư Paowana nói vận động viên thực hành thiền định sẽ có một lợi thế đối với đối thủ trong các cuộc tranh tài.

Sư Paowana, cũng là một thầy dạy thiền của vận động viên môn golf Vijay Singh, nói “Trong một giây ngắn ngủi mà một vận động viên trở nên hồi họp, anh ta hoặc cô ta có thể thất bại trong trận đấu”.

http://roomdieuphap.blog....com/2005/10/no_17.html
http://www.buddhistchann...ex.php?id=7,1824,0,0,1,0
hokbavang
#18 Posted : Monday, January 2, 2006 9:15:50 PM(UTC)
hokbavang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Bước đầu hành thiền

Sarah K. Lim
Bình Anson trích dịch

---o0o---

Giới thiệu: Bà Sarah Lim là một Phật tử gốc Singapore, hiện đang sinh sống tại Úc và có nhiều đóng góp tích cực trong các sinh hoạt Phật giáo. Bài nầy được trích dịch từ một bài pháp thoại của Bà tại thành phố Perth, Tây Úc, vào tháng 9 năm 2002.

-ooOoo-

Qua kinh nghiệm cá nhân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có một chương trình hành thiền tại nhà, sắp đặt rõ ràng tuần tự từng bước.

Nơi chốn

Trước tiên, cần phải có một chỗ thích hợp cho việc thực tập hằng ngày, để khỏi bị làm phiền trong lúc tập. Nơi hành thiền cần phải yên tĩnh và thoáng mát. Nếu có được một phòng nhỏ dành riêng cho việc hành thiền thì thật là tốt. Khi xây nhà, chúng tôi thiết kế một phòng ăn dành để đãi khách, đặt kế cạnh phòng tiếp khách, theo mô hình nhà cửa của dân chúng địa phương. Nhưng khi dọn về ở, chúng tôi thấy rằng mình cũng ít khi tiếp khách, không còn thích lối sống ồn ào, thù tiếp khách khứa nữa. Vì thế, chúng tôi quyết định biến đổi phòng đó thành một nơi để thờ phượng và hành thiền.

Trong phòng thiền, chúng tôi không trang hoàng bày biện rườm rà. Đơn giản chỉ có một bàn thờ nhỏ với tượng Phật. Chung quanh tường là các kệ sách nhỏ để lưu các bộ kinh điển và tài liệu tham khảo Phật giáo. Trên sàn nhà là một tấm thảm, nơi chúng tôi quỳ lễ bái, tụng kinh, và ngồi hành thiền. Tôi dùng một tủ thấp, có chiều cao khoảng 80 cm, để làm bàn thờ. Trên đó, chúng tôi kê thêm một bục gỗ nhỏ để đặt tượng Phật. Đây là tượng Phật bằng hợp kim đồng thau màu vàng, cao khoảng 30 cm, thỉnh từ Thái Lan. Tôi cũng đặt thêm một lư hương nhỏ và một cặp nến điện, mua ở khu thương xá Á Đông. Thỉnh thoảng, vào các dịp lễ, chúng tôi đặt thêm một lọ hoa tươi. Tôi thích bố trí như thế, đơn giản nhưng trang nghiêm. Bàn thờ có độ cao vừa tầm nhìn khi chúng tôi quỳ lạy hay ngồi hành thiền, để có thể chiêm ngắm tượng Phật, và cảm thấy gần gũi với Đức Bổn Sư.

Thật ra, nơi hành thiền không cần phải đặc biệt. Điều quan trọng là chúng ta nên tạo lập một chỗ nhất định và thời gian hành thiền cố định, để có được một thói quen đúng giờ, đúng nơi. Thêm vào đó, trước khi hành thiền, để tránh các cú điện thoại quấy rầy, tôi thường điều chỉnh máy điện thoại sang dạng trả lời tự động và điều chỉnh tiếng reo thật nhỏ.

Mỗi ngày, tôi lễ bái và hành thiền hai lần: buổi tối, lúc 10 giờ đêm; và buổi sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, trước khi những người trong nhà thức dậy. Lúc sáng sớm là lúc tâm trí thoải mái và cơ thể khỏe khoắn. Một thiền sinh thực tập nghiêm túc sẽ luôn hành thiền vào những giờ nhất định, vì biết rằng chỉ cần đủ giờ ngủ nghỉ thì thân thể không mệt mỏi và tâm hồn tỉnh táo.

Khi trước, tôi thường thắp nến sáp, nhưng gần đây thì tôi chuyển sang dùng nến điện. Ánh sáng nến tỏa ra từ bàn thờ Phật nhắc nhở tôi ánh sáng từ bi và trí tuệ của Đức Bổn Sư. Ánh sáng nầy cũng giúp tạo một không khí trang nghiêm nhưng hiền hòa, ấm cúng trong phòng thiền. Thêm vào đó, mỗi khi tâm tôi chạy lang thang, ánh sáng từ ngọn nến giúp đưa tôi trở về hiện tại, tại nơi chốn này, nơi tôi đang ngồi thiền, theo dõi hơi thở của mình.

Tụng kinh

Buổi sáng, khi tâm trí tỉnh táo sau giấc ngủ, tôi chỉ tụng vài câu kinh ngắn rồi bắt đầu hành thiền. Vào phòng thiền, tôi quỳ xuống và bắt đầu lạy ba lạy, chậm rãi từ tốn, với bàn chân, đầu gối, tay và trán chạm mặt đất, như chúng ta thường thấy Phật tử lễ bái tại các chùa trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Trong tư thế quỳ, tôi chấp tay, và đọc 3 lần câu: "Namo tassa bhagavato arahato samma-sambuddhassa" (Con thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác), rồi đọc tóm tắt lời tán dương Tam Bảo và lễ lạy sau mỗi câu.Sau đó, tôi bắt đầu hành thiền.

Buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, tôi thường cảm thấy buồn ngủ. Thêm vào đó, nếu phải lo nghĩ nhiều việc trong ngày, tâm tôi rất khó an định. Vì thế, tôi thường tụng kinh nhiều hơn, và thời gian dành cho hành thiền thì ngắn hơn buổi sáng - ngoại trừ vào ngày cuối tuần hay trong các ngày nghỉ, khi tâm trí thoải mái, thư dãn thì tôi có nhiều thì giờ hành thiền hơn. Tôi bắt đầu quỳ lạy và tụng câu "Namo tassa ..." như khóa lễ buổi sáng, nhưng sau đó, tôi tụng đầy đủ bài kệ tán dương ân đức Tam Bảo.

Tiếp theo, tôi tụng đọc bài kệ quy y Tam Bảo, năm học giới của cư sĩ (Ngũ Giới), năm điều quán tưởng hằng ngày, và bài kinh Từ Bi. Đây là các bài tụng phổ thông bằng tiếng Pāli mà tôi đã học được từ cuốn băng cassette do chư Tăng thu âm và phổ biến tại chùa. Tụng kinh chậm rãi, rõ ràng từng chữ, giúp tập trung tâm trí và giúp ta tăng thêm niềm tín thành nơi Tam Bảo. Sau đó, tôi bắt đầu hành thiền.

Hành Thiền

Khi ngồi thiền, các bạn nên giữ lưng cho thẳng nhưng thư thả, nhẹ nhàng, thăng bằng, không căng thẳng. Đầu giữ thẳng, cân bằng trên vai, mặt hướng về bàn thờ, không nên gục xuống, mắt nhẹ nhàng khép lại nhưng không hoàn toàn khép hẳn. Nhiều người có thể ngồi ngay trên sàn nhà, theo tư thế kiết già hay bán kiết già như ta thường thấy qua các tượng Phật, và họ cho rằng đó là tư thế tốt nhất. Riêng phần tôi, tôi không thể ngồi được trong tư thế đó. Tôi thường ngồi trên một tọa cụ - là một cái gối nhỏ, và hai chân đặt song song như kiểu ngồi của người Miến Điện. Như thế, tôi cũng tạo được ba điểm tựa vững chắc để nâng đỡ thân thể, với bàn tọa đặt trên gối nệm và hai đầu gối chạm mặt đất. Đôi khi, chân tôi lại trở nên quá đau nhức, tôi chuyển sang dùng một cái ghế nhỏ, kê dưới mông, và ngồi trong tư thế quỳ, như kiểu ngồi của các thiền sinh Nhật Bản. Bạn có thể ngồi trên ghế cao nếu bạn không quen ngồi trên sàn đất. Điều quan trọng là bạn giữ lưng cho thẳng, không dựa vào thành ghế, để tránh ngủ gật.

Hai tay nhẹ nhàng đặt trên đùi, bàn tay để chồng lên nhau, với hai đầu ngón cái chỉ chạm nhẹ vào nhau. Thêm vào đó, tôi thấy rằng trong lúc hành thiền, ta nên mỉm cười, nụ cười hiền hoà như thường thấy ở các hình tượng Đức Phật. Nụ cười mỉm nầy giúp tâm trí ta được vui tươi, an lạc. Khép nhẹ đôi mắt, tôi ghi nhận cảm giác của toàn thân, từ đỉnh đầu xuống đến bàn chân, ghi nhận tư thế ngồi vững vàng, thoải mái. Rồi tự nhủ thầm: "Bây giờ, tôi sẽ bắt đầu hành thiền, chú tâm vào hành thiền, không quan tâm đến việc gì khác".

Bước đầu của việc hành thiền là theo dõi hơi thở. Thở tự nhiên, điều hòa, bình thường, không cố ý ép thở nhanh hoặc chậm, dài hay ngắn. Chú ý để tâm nơi lỗ mũi, theo dõi hơi thở vào... ra... vào... ra... Chú tâm đến luồng hơi khi nó vừa đến chạm lỗ mũi, và khi luồng hơi khi sắp sửa thoát ra khỏi mũi. Ghi nhận sự chạm xúc, các cảm giác, sự nóng lạnh, tiếng sột soạt trong ống mũi, nếu có.

Hãy chú ý ghi nhận tất cả nhưng không phân tích, bình luận hay giải thích gì cả. Chỉ đơn thuần một sự ghi nhận. Bạn sẽ thấy hơi thở từ từ mỏng dần và nhu nhuyển, nhẹ nhàng hơn, cho đến lúc bạn có cảm giác là dường như bạn không còn thở nữa. Thật ra, đó là lúc mà hơi thở đã được an định, và trở nên rất dễ chịu. Lúc đó, không còn "bạn" là người đang thở, mà chỉ có một hơi thở đang xảy ra, và một sự nhận biết, ghi nhận, theo dõi hơi thở đó.

Công phu hành thiền tiến triển tốt đẹp khi ta có thể giữ tâm gắn chặt vào một đề mục - ở đây là theo dõi hơi thở - trong một thời gian dài. Khi bạn có thể quán sát, ghi nhận từng hơi thở, diễn trình của luồng hơi, từ lúc sinh khởi cho đến khi tàn diệt. Khi nó đi vào cũng như đi ra. Mỗi một hơi thở là một hiện tượng mới lạ, một cảm giác mới lạ. Bạn ghi nhận, theo dõi, rồi buông bỏ khi nó tàn diệt. Rồi tiếp tục ghi nhận hơi thở khác, mới vừa sinh khởi. Tâm bạn giống như người giữ cửa, đón chào và ghi nhận người khách bước vào hay bước ra khỏi nhà, mà không cần tìm hiểu tông tích, mục đích, hay công việc của ông ta. Khách khứa ra vào liên tục. Nếu bạn trò chuyện với một vị khách nào thì bạn không thể ghi nhận kịp thời các vị khách khác.

Theo lời khuyên của thiền sư, tôi bắt đầu tập ngồi thiền khoảng 15 phút, đều đặn mỗi ngày trong một tuần lễ. Rồi dần dần gia tăng thêm 5, 10 phút trong các tuần lễ kế tiếp, cho đến khi tôi có thể hành thiền trong khoảng 30 đến 45 phút. Để định thời gian hành thiền, có người thắp một cây nhang và ngồi thiền cho đến khi cây nhang tàn rụi. Tôi không dùng phương cách đó vì mùi trầm hương tỏa ra rất hăng nồng, khiến tôi khó định tâm. Lúc đầu, tôi dùng đồng hồ reo để định thời gian cho buổi thiền. Nhưng dần dần thì tâm tôi quen với thời gian định sẵn và tôi không còn cần dùng đến loại đồng hồ đó nữa.

Thông thường, bạn sẽ thấy thay vì theo dõi hơi thở, tâm bạn không chịu ở yên một nơi mà lại hay đi lang thang đây đó, suy nghĩ vẩn vơ, rồi nhiều lời nói thì thầm, lải nhải xuất hiện trong đầu bạn. Đó là hiện tượng rất tự nhiên, người nào cũng phải trải qua. Bạn chỉ nhẹ nhàng nhận diện chúng, rồi quay về với đề mục hành thiền là luồng hơi thở tại lỗ mũi.

Nếu bạn cảm thấy khó chú tâm tại mũi, bạn có thể áp dụng kỹ thuật niệm. Bạn niệm chữ "Buddho" (Bút-Thô), nghĩa là Phật-Đà hay Đức Phật. Bạn đọc thầm trong tâm chữ "Bút" khi thở vào, và chữ "Thô" khi thở ra. Bút ... thở vào, Thô ... thở ra. Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Đây là một phương cách rất phổ biến của giới thiền sinh Thái Lan mà chính tôi cũng đã thử qua và thấy rất hiệu nghiệm để giúp định tâm. Có người bảo đó là pháp niệm Phật, có người bảo đó là pháp niệm chú. Tên gọi như thế nào cũng được, không hề gì. Điều quan trọng là đã có nhiều người áp dụng pháp đó và có hiệu quả định tâm rất tốt. Khi tâm tương đối được an định rồi, bạn bỏ pháp niệm đó, trở về việc theo dõi hơi thở vào ra tại lỗ mũi, lặng lẽ, đơn thuần.

Có thiền sinh dùng kỹ thuật đếm hơi thở, từ số 1 đến số 10. Thở vào, thở ra, đếm Một. Thở vào, thở ra, đếm Hai. Thở vào, thở ra, đếm Ba, ... cho đến Mười, rồi trở về đếm Một, Hai, Ba, ... Tôi đã thử áp dụng nhưng cảm thấy phương cách nầy không thích hợp cho tôi, vì nó có vẻ gượng ép, không tự nhiên.

Bạn không nên cho rằng thật là vô ích, phí thì giờ khi bạn bị phóng tâm, suy nghĩ vẩn vơ hay vô ý ngủ gật. Đây là những trở ngại thông thường mà thiền sinh chúng ta đều phải đối diện và nhận biết. Bạn không nên bi quan, nản chí, hay nóng nảy, buồn giận. Để thành công, chúng ta phải kiên nhẫn và có một thái độ thư thả, dịu dàng để huân tập tâm ý. Các vị thiền sư đều khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, phải cố gắng thực tập đều đặn. Mỗi buổi thiền là một bước đi trên con đường mà chư Phật đã vạch ra, dần dần đưa ta tiến đến mục đích giải thoát tối hậu của mỗi người con Phật.

Trải rộng lòng Từ

Tiếp theo phần niệm hơi thở, tôi chuyển sang pháp hành thiền tâm Từ. Có nhiều phương cách khác nhau, bạn cần phải thử nghiệm để chọn một cách thích hợp cho riêng mình.

Vẫn trong tư thế ngồi thư thả, với nụ cười nhẹ nhàng trên môi, với tâm an định, tỉnh thức và xả ly, tôi thầm nguyện trong tâm: "Xin cho tôi được an lạc". Với niềm vui nhẹ nhàng đó, tôi đưa tâm ghi nhận từng nơi trên thân thể, từ đỉnh đầu đến mặt, hai vai, hai tay, ngực, bụng, bắp đùi, rồi bàn chân. Thông thường, khi làm như thế, tôi thấy có một cảm giác ấm áp, an nhẹ bao trùm toàn thân thể.

Với cảm giác an bình như thế, tôi bắt đầu hướng tâm đến những người thân trong nhà, nguyện cho các người ấy được an lạc. Rồi hướng tâm đến những người láng giềng, cùng xóm, rồi những người cộng sự tại sở làm, những người bạn đạo, những vị tu sĩ và bạn bè quen biết, những người đang sống tại thành phố này, tại xứ sở này, trên lục địa nầy, và dần đần hướng tâm Từ đến toàn thể nhân loại, toàn thể chúng sinh trong cõi Ta-bà. Mỗi lần chuyển đối tượng, tôi dừng lại vài phút, nghĩ đến đối tượng đó với cảm giác nồng ấm, an lạc, và nguyện cho họ cũng được an lạc như thế.

Hành thiền tâm Từ theo phương cách nầy thường mất khoảng 10, 15 phút.

Xả Thiền

Trong tư thế ngồi, tôi từ từ mở mắt. Hướng về tượng Phật, tôi chấp tay, thành kính tạ ơn Đức Bổn Sư, tạ ơn Ngài đã ban cho tôi một pháp hành để đưa đến an tịnh và trí tuệ giải thoát. Sau đó, tôi dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân và toàn thân thể.

Chuyển sang tư thế quỳ, tôi chấp tay tụng đọc bài kinh hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Lạy ba lần rồi thong thả đứng lên trong chánh niệm, tỉnh giác.

Đi kinh hành

Trong những ngày nghỉ hoặc khi có nhiều thì giờ, bạn có thể thực tập thêm pháp thiền hành, ngay trong nhà hay ngoài sân. Có thiền sư dạy rằng chỉ nên chọn một đường đi khoảng hai mươi hoặc ba mươi bước chân là vừa đủ, vì nếu khoảng cách dài hơn thì tâm trí sẽ dễ chạy đi nơi khác, còn nếu quá ngắn thì lại không đủ thời gian để đem tâm an trú vào bước chân. Riêng tôi, ngoại trừ những lúc trời mưa, tôi thường thích đi kinh hành ngoài sân vườn.

Chúng tôi thiết lập mội lối đi ngoài sân, vòng quanh nhà, rộng khoảng 1 mét, lát gạch, và tôi thực tập thiền hành trên lối đi đó. Tôi bước vòng quanh nhà theo chiều kim đồng hồ, tương tự như các Phật tử thường đi nhiễu vòng quanh bảo tháp hay vòng quanh chánh điện tại chùa trong các dịp lễ lớn. Hai tay buông thỏng, chạm nhẹ vào nhau, đặt trước thân, mắt hé nhìn xuống đất, miệng mỉm cười, tôi từ tốn cất bước theo nhịp đi chậm rãi bình thường của mình. Có những thiền sinh cử động thật chậm, để theo dõi từng động tác. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta phải tự thử nghiệm để chọn một nhịp đi thích hợp cho mình.

Chú tâm vào mỗi bước đi, ghi nhận từng cảm giác khi bàn chân chạm mặt đất, chân phải rồi chân trái. Cảm giác khi bàn chân vừa chạm đất, khi trọng lượng toàn thân đè lên bàn chân, khi bàn chân vừa nhấc lên ... rồi nhanh chóng đưa tâm sang ghi nhận bàn chân kia. Mỗi bước chân là một tiến trình mới lạ mà bạn chỉ đơn thuần ghi nhận, không đeo đuổi giải thích hay bình luận.

Sau một thời gian huân tập như thế, đôi khi bạn có thể có được một cảm giác an lạc, nhẹ nhàng bao trùm toàn thân trong lúc di chuyển. Cũng có lúc bạn có thể sẽ nhận thấy không có một "người" nào đang đi, mà chỉ có cử động bước đi nhịp nhàng và một sự nhận biết, lặng lẽ theo dõi các bước di chuyển đó. Các cảm nhận nầy xảy đến đột ngột, tự nhiên, rồi cũng tan biến đột ngột, tự nhiên. Bạn không nên bám víu, đeo đuổi chúng, mà cũng không nên mong cầu, vọng mống chi cả.

Khi tâm phóng đi lang thang, tôi nhẹ nhàng kéo nó lại, đưa nó về an trú trên bước chân. Đôi khi, tôi cũng áp dụng kỹ thuật niệm "Buddho" để giữ tâm. Khi bàn chân phải chạm đất, tôi niệm "Bút". Khi bàn chân trái chạm đất, tôi niệm "Thô". Bút ... phải; Thô ... trái; Bút ... phải; Thô ... trái; Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Bút ... Thô ... Tiếp tục như thế cho đến khi tâm tương đối ổn định, tôi bỏ niệm Buddho và quay về chú ý ghi nhận cảm giác của mỗi bước đi.

Thông thường, cứ đi khoảng 20 bước thì tôi đứng lại vài giây, ghi nhận cảm giác toàn thân trong tư thế đứng, rồi tiếp tục bước đi. Tôi thực tập như thế khi đi ba vòng quanh nhà, hoặc nhiều hơn nếu có thì giờ. Đi kinh hành giúp máu huyết lưu thông tốt, hít thở không khí trong lành ngoài trời, giúp gia tăng tâm chánh niệm khi thân thể chuyển động trong từng bước đi, huân tập cho tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi tiếng động lao xao của đời sống ngoài trời.

Thiền trong đời sống

Chúng ta vẫn có thể áp dụng nguyên tắc quán niệm hơi thở trong sinh hoạt hằng ngày, khi ngồi chờ tại trạm xe buýt hay xe lửa, chờ đợi ở sân bay, chờ đợi người thân khi đi mua sắm, khi là hành khách ngồi trong xe ô tô hay máy bay trong các chuyến du hành đây đó. Thay vì có tâm trạng háo hức, bồn chồn, sốt ruột, hay tìm sự lãng quên bằng cách đọc sách báo thời sự, nghe nhạc, hoặc tìm cách trò chuyện với người chung quanh, chúng ta vẫn có thể khép mắt lại, nhẹ nhàng theo dõi hơi thở của mình, để tâm được lắng dịu, nghỉ ngơi.

Tôi làm việc tại một văn phòng ở trung tâm thành phố, và nơi đó có vài ngôi nhà thờ cổ kính của Ky-tô giáo. Thỉnh thoảng, vào giờ nghỉ trưa, tôi vào nhà thờ, ngồi yên lặng, khép mắt, và để tâm theo dõi hơi thở khoảng 10, 15 phút. Ngoài kia là những khách bộ hành đi ăn trưa hoặc mua sắm, nhộn nhịp, uyên náo. Trong này là cả một bầu không khí an tĩnh, trang nghiêm; quả thật là một ốc đảo tươi mát để tâm được nghỉ ngơi sau nhiều giờ căng thẳng suy nghĩ trong lúc làm việc. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng tinh thần thiền hành, chú tâm vào mỗi bước chân, khi ta đi bộ đến sở làm hay rảo bước nhịp nhàng, thong thả đến một nơi nào đó.

Ngay cả trong những lúc bực bội, buồn giận, hoặc chán nản về một sự cố, một vấn đề nào đó, tôi thường cố gắng kiểm soát tâm, không cho có phản ứng tức thời, mà chỉ dừng tâm lại, đem tâm theo dõi hơi thở, thở vào, thở ra, trong vài giây. Tự nhiên, tôi cảm thấy an định hơn, các cảm xúc nặng nề khi nãy giờ đây đã biến mất, và tôi có một cái nhìn, một phản ứng, một thái độ bình tĩnh, từ tốn, xây dựng, hòa ái hơn.

*

Dần dần, tôi thấy rằng tất cả những cố gắng đơn giản và nhỏ nhoi như thế thật ra đã giúp tôi rất nhiều, để đem tâm an định nhanh hơn trong các buổi thiền tập tại nhà và trong các khóa thiền ẩn cư. Tôi cảm thấy bình thản hơn, khi phải trực diện đối phó với nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. So với ngày xưa, trước khi tôi bắt đầu tập hành thiền, đời sống gia đình chúng tôi ngày nay tương đối an hòa và hạnh phúc hơn. Cuộc sống trở nên đơn giản, giảm thiểu các nhu cầu không cần thiết, và vì thế, ít căng thẳng. Tôi có nhiều thì giờ hơn để tham gia đóng góp Phật sự và các công tác từ thiện xã hội. Dĩ nhiên là con đường đưa đến giải thoát tối hậu còn nhiều thử thách và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn thế nữa, nhưng ít ra, tôi tin rằng tôi đã đi đúng đường, và tôi đang gặt hát được những lợi lạc quý báu cho bản thân và cho những người chung quanh.

Bình Anson trích dịch,
Tây Úc, tháng 4-2005



Xin được gốp thêm.
PC
#19 Posted : Thursday, January 7, 2010 10:52:44 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

THIỀN - PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỆNH
Hồng Quang

http://www.thuvienhoasen...-phuongthuoctribenh.htm

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.