Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Luân Hồi - Tái sinh
Ba Tê
#1 Posted : Friday, March 18, 2011 4:00:00 PM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)



Tái Sinh Ở Phương Tây
(Reborn in the West)

của Vicki Mackenzie
Chuyển Việt ngữ: Nguyên Ngọc

Giáo Sư HAZEL DENNING


Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi tìm cách hội kiến với bà.
Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside, nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali. Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).
Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý.
Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian".
Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).
Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước.
Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy. Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm
hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.
Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên".
Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).
Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giao, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?"
Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cổ, bà kết luận.
Quan điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh trong nhiều kiếp của họ và bà đã khai triển riêng lý thuyết của bà. Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy, không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thù vị và hào hứng.

Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?

Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau dồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.

Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần?

Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".
Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.
Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng.
Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.

Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?

Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhận của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.

Vicki Mackenzie: Bà có cho rằng chính mình tự chọn đời sống của mình không?

Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy. Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫn mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ".
Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.
Đối với bà này, tuy bà nói sẵn sàng tha thứ cho cha mẹ, nhưng tôi nghĩ "Làm sao tôi có thể giúp bà ta tha thứ cho người cha, người mẹ đã làm những chuyện ghê tởm như thế đối với con mình"? Tôi bứt rứt, dằn vặt mãi và cuối cùng chính bệnh nhân đã giúp tôi tìm câu giải đáp. Bà thấy kiếp trước, thời Đức Quốc Xã, bà là một đứa trẻ bụi đời, sống lang thang đầu đường xó chợ và đã giết chết một đứa trẻ khác. Sau đó họ bị bắt vào Auschwitz, một trại giam người Do Thái, và bắt phải làm công việc kiểm soát những đứa trẻ Do Thái bị giết đã chết hẳn chưa. Lúc đầu công việc không làm bà phiền hà mấy, nhưng ngày lại ngày nhìn bao nhiêu xác trẻ con, bà chịu không được nên đã bỏ trốn và bị bắn chết. Bệnh nhân nói thêm rằng, "Đời sau, khi tái sanh, tôi muốn cha mẹ tôi hành hạ tôi để tôi trả nghiệp cho mau. Vì vậy tôi phải cám ơn hai vị này đã giúp tôi trả nghiệp báo".

Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?

Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi buổi trình diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vật thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fat lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.
Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh!
Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.

Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?

Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.
Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh Thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.
Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.

Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?

Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà sống. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.
Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.
Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy, nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi.
Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.

Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?

Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành. Đó là luật nhân quả.
Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cùng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị.
Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.
Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.

Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?

Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).

Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?

Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khác hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.

Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?

Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nói rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".
Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần có kinh nghiệm xuyên qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường.
Nhưng kỷ niệm khó quên nhất xảy ra lúc tôi đang ở trong phòng tắm. Tôi bị đau gan từ lúc học lớp tám. Tôi hay bị những cơn đau túi mật hành hạ, đau đầu đến buồn nôn làm tôi khổ sở lắm. Hồi trước tôi cũng hay nóng nảy. Có hôm cơn giận nổi lên khiến hai mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt. Có nhiều lúc tôi có cảm tưởng như cơn giận làm chóp đầu của tôi có thể bay đi mất. Nhưng không ai biết vì tôi không để lộ ra ngoài. Cách đây chừng mười năm, một hôm tôi đang tắm dưới một vòi sen thì cơn nhức đầu kéo tới. Tôi dằn giọng nói lớn, "Chúa ơi, tôi muốn biết tại sao tôi bị bệnh gan hành hạ, tại sao tôi phải chịu đau khổ như thế này?" Vừa dứt lời bỗng nhiên tôi thấy mình là một người lính theo Thập Tự Chinh thời Trung Cổ, vừa bị một giáo xuyên qua gan. Tôi tức giận sắp phải chết vì một "chính nghĩa" mà tôi không còn tin tưởng nữa. Tôi chán ghét những việc chúng tôi đang làm - đốt phá những đền đài đẹp đẽ - nhưng tôi không làm gì được hơn. Tôi biết tôi sắp chết và sẽ không bao giờ thấy lại được người vợ và hai đứa con trai. Tôi chết trong giận dữ, và chứng đau gan bây giờ là sự biểu lộ của cơn giận xa xưa ấy. Giây phút ấy trong phòng tắm, tôi nghe một giọng thì thầm: "Nguyên do của tính nóng giận của ngươi bắt nguồn ở đây". Từ ngày đó, tôi không bị cơn đau túi mật hành hạ nữa.

Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?

Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ. Trường hợp chồng tôi cũng thế. Một buổi sáng đang chơi tennis, ông gục chết trên sân cỏ. Sau khi được tin, tôi vào phòng đọc sách gọi điện thoại báo tin cho gia đình và bỗng dưng một cảm xúc kỳ diệu chưa từng có đã đến với tôi. Căn phòng như sáng hơn và ấm áp hơn. Lông măng trên hai tay tôi dựng đứng hết và tôi cảm thấy được an ủi, khích lệ và sung sướng lạ lùng dường như được ôm ấp bởi tình yêu của nhà tôi, khi ấy tôi nghe tiếng ông thầm thì: "Em ơi, anh sung sướng được ra đi như ý muốn". Tối hôm ấy tôi vẫn đi dự buổi họp ở trường. Tan họp, tôi mới báo cho mọi người biết tin và ai cũng xúc động thương tiếc làm tôi phải đi an ủi từng người.
Khi người thân qua đời thì đau buồn là chuyện thường tình, nhưng tôi không chịu được cảnh người ta tỏ ra bi thương thái quá, vì như vậy chứng tỏ họ có mặc cảm tội lỗi gì với người chết.

Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?

Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta.
Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy. Chi tiết về trường hợp tái sanh có thể khác nhau nhưng chân lý thì chỉ có một, là chân lý mà Lama Yeshe và Lama Zopa đã nói cho chúng tôi nghe trong chiếc lều trên sườn núi của Kopan rằng sau khi chết sẽ có một đời sống khác; rằng đời sống kế tiếp như thế nào là do nghiệp báo của bao đời trước quyết định; rằng trạng thái tâm thần khi hấp hối đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sau; rằng người ta thường trở lại sống với những người có nghiệp duyên với chúng ta; rằng những đau khổ của đời này là chính chúng ta tạo ra v.v... Không nên oán ai, đổ lỗi cho ai vì chính mình vẫn luôn luôn làm chủ đời mình.

(Trích: Đặc San Hoa Nghiêm, Mừng Xuân Tân Mão, Phật lịch 2554 - 2011)

Phượng Các
#2 Posted : Monday, July 25, 2011 3:02:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
PC thấy các bài pháp thọai của ni sư Liễu Pháp rất rõ ràng, khúc chiết. Về sự tái sinh thì trong bài Hữu Duyên Sinh có nói rất dễ hiểu.

https://skydrive.live.co...=27B786881C307219%211075
Phượng Các
#3 Posted : Monday, August 6, 2012 8:38:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một chuyện tái sinh ở Mỹ:


Nhưng tác dụng phụ của điều đó – đúng như tiến sỹ Bowman đã dự đoán trước – những hồi ức của James về chiếc máy bay rơi và về người đàn ông mà đã không thể thoát ra trở nên chi tiết hơn, thực tại hơn. James bắt đầu hồi tưởng lại trong khi tỉnh, một cách rõ ràng, về việc máy bay của cậu cất cánh khỏi mặt nước và quân Nhật đã bắn rơi nó như thế nào. James kể với cha là cậu từng lái một chiếc máy bay hiệu Corsair. Cậu bé còn nói cậu đã phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm có tên là USS Natoma Bay trong cuộc chiến với Nhật Bản. Những chi tiết rõ ràng và kỳ lạ này đã buộc Bruce tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu với sự giúp đỡ của vợ để chứng minh tất cả chuyện này không phải là sự thật. Cả 2 vợ chồng hoài nghi và không muốn tin vào điều đó.


Tuy nhiên cuộc nghiên cứu kéo dài suốt gần 5 năm trời với hàng ngàn tài liệu, những cuộc phỏng vấn cá nhân và các nguồn tin của quân đội, Bruce và Andrea cuối cùng đã phải chắc chắn một điều: con trai họ có mối liên hệ kỳ lạ với một phi công Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, có tên là James M. Huston con, đã hy sinh vào năm 1945 trong khi đang làm nhiệm vụ, trên vùng trời Iwo Jima, Nhật Bản.

Những điều lạ lùng khi mới 20 tháng tuổi.

Bruce và Andera kể rằng họ bắt đầu thấy những dấu hiệu lạ thường ngay từ khi James hơn 1 tuổi rưỡi. Andrea kể cậu bé cứ luôn luôn quấn quít bên những chiếc máy bay: Cậu chơi với máy bay đồ chơi suốt nhiều tiếng đồng hồ không biết chán và reo lên mỗi khi trông thấy một chiếc máy bay nào đó băng qua bầu trời.

Khi chuyển nhà từ Richardson, Texas, tới Lafayette vào tháng 2 năm 2000, Bruce đã dẫn James tới Bảo tàng Máy bay Cavanaugh tại Addison, Texas. Cậu con trai ông như bị thôi miên bởi những chiếc máy bay tại Viện bảo tàng ấy. Chú bé cứ thơ thẩn quanh quẩn khu vực Thế chiến II của Bảo tàng. Khi ông cố gắng đưa James trở về nhà sau gần 3 tiếng ở đó, James gào khóc. Để thỏa mãn sự tò mò và vỗ về cậu, Bruce đã mua cho cậu một băng video trình diễn máy bay Thiên thần Xanh Hải quân (Navy Blue Angels) tại Bảo tàng. James đã xem nó nhiều đến nỗi cuộn băng gần như nát cả ra.

Vào tháng 4 năm 2000, sau khi đã ổn định nơi ở mới tại Lafayette, những cơn ác mộng của James bắt đầu xuất hiện. Bruce và Andrea cho rằng ác mộng là do James chưa quen với ngôi nhà mới. Nhưng khi ác mộng diễn ra triền miên, thì cha mẹ cậu bé đã phải quan tâm đặc biệt đến con mình.

Trong lúc đó, thì những đồ dùng trong nhà đã phải hứng chịu bộ sưu tập máy bay của James. Cậu bé thả những chiếc máy bay đồ chơi của mình rơi đâm thẳng xuống mặt bàn và ghế. Andrea nhớ lại, vừa đưa tay chỉ vô số những vết trầy xước trên mặt bàn phòng khách. Chiếc bàn đã là bãi đáp cho máy bay của cậu bé. Máy bay đâm xuống mặt đất đã là một nỗi ám ảnh dai dẳng đối với James, đến nỗi khi bất kỳ ai đề cập đến bay lượn, thì James lập tức buột miệng kêu “Máy bay rơi cháy rồi”. Điều đó khiến Andrea rất lo lắng.

Từ tháng 7 cho tới tháng 9 năm 2000, James đã bắt đầu kể với cha mẹ rằng chiếc máy bay trong những ác mộng ấy đã bị quân Nhật bắn rơi sau khi cất cánh từ một con tàu trên mặt biển. Khi James được hỏi liệu cậu có biết viên phi công ấy là ai không, cậu chỉ đáp gọn “James”.



Andrea hỏi James loại máy bay mà cậu đã lái trong những giấc mơ, và cậu nói nó là một chiếc “Corsair”. Vậy là, sau nhiều lần cố lấy thêm thông tin sau những ác mộng ấy, Bruce và Andrea đã nghe James nói “Natoma”. Bất chợt nảy ý thử tìm hiểu thực hư, Bruce đã tìm kiếm trên mạng với từ khóa “Natoma”. Kết quả là: có tồn tại một tàu sân bay mang tên USS Natoma Bay, đóng tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Bruce đã nghĩ rằng đó chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên thôi.

Vào tháng 10 năm 2000, lại thêm một mảnh câu đố đã được làm sáng tỏ. Sau một cơn ác mộng khác, James đã nói với cha mẹ cái tên Jack Larsen, và cậu bảo đó là Larsen mà cùng bay với James. Tháng sau, James lại có thêm một chút thông tin nữa làm kinh hoàng người cha vốn luôn nghi ngờ. Bruce lướt xem một quyển sách tựa đề “Trận chiến giành Iwo Jima” của tác giả Derrick Wright mà ông vừa nhận được từ một Câu lạc bộ sách lịch sử. Trong khi Bruce đọc, James đã nhảy vào lòng bố để xem tranh vẽ. Khi chờ xem tranh thì James ngồi im nhìn vào trang sách. Thình lình, James chỉ vào một bức tranh của Iwo Jima gần Chichi Jima và nói, “Bố, đó là nơi máy bay của con bị bắn rơi”. Bruce choáng váng.

Vài tuần sau, với những cuộc tìm kiếm nhờ mạng Internet, Bruce đã tới một trang web đề cập đến Hội Natoma Bay. Ông đã liên lạc với Leo Pyatt, người về sau nhận mình đã từng là nhân viên điện đài trên một máy bay chiến đấu Avenger thuộc phi đội VC-81. Bruce không thể cầm lòng, và hỏi Pyatt liệu có chiếc phi cơ Corsair nào đã bay trên Vịnh Natoma không. Pyatt bảo không – chỉ có những chiếc máy bay Avenger và Wildcat thôi. Rồi Bruce hỏi Pyatt có người nào ở đó tên Jack Larsen không. Pyatt bảo ông biết Jack Larsen, nhưng không biết điều gì đã xảy ra với ông ta cả.

Sau khi nhận ra nhiều chi tiết từ đứa con trai 2 tuổi của mình không hiểu vì sao lại hiện thực như vậy, Bruce bị ám ảnh, ông cố gắng bác bỏ bởi vì muốn tin rằng đó chỉ là những “trùng hợp ngẫu nhiên”. Ông bắt đầu lần tìm được những hồ sơ của quân đội từ khắp nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của ông là để chứng minh việc này không phải là sự thật. Do đó, ông phải tìm Jack Larsen.

Những mảnh câu đố ghép nối thành bức tranh hoàn chỉnh

Bruce không thể tìm được điều gì về Jack Larsen trong các hồ sơ quân đội sau khi con trai họ đề cập đến cái tên ấy. Ông đã tìm kiếm từ mọi danh sách mà ông có thể tìm được từ các Hồ sơ lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ về những người đã chết trong khi phục vụ cho USS Natoma Bay và tất cả các tàu sân bay khác trong suốt Thế chiến II. Có nhiều Larsen và Larson đã hy sinh, nhưng không có Larsen nào ở USS Natoma Bay. Ông đã tìm kiếm hơn một năm, nhưng không có kết quả. Ông suýt nữa đã bỏ cuộc.



Vấn đề là ở chỗ: Bruce đang tìm kiếm một người đã chết. Sau khi dự Cuộc sum họp Vịnh Natoma vào tháng 9 năm 2002, Bruce mới khám phá ra rằng Jack Larsen vẫn còn sống khỏe mạnh tại Springdale, Ark. Sau khi nói chuyện với những cựu quân nhân của chiếc tàu sân bay USS Natoma Bay và gia đình họ, Bruce được biết là có 21 người đã tử trận khi phục vụ cho USS Natoma Bay.

Một trong số những người đó là trung úy James McCready Huston con, thuộc phi đội máy bay chiến đấu VC-81, bị bắn rơi khi mới 21 tuổi trong một nhiệm vụ tấn công đặc biệt vào tàu vận chuyển tại bến cảng Futami Ko ở Chichi Jima, theo như các báo cáo đã được giải mật. Huston đã tình nguyện tham gia vào nhiệm vụ này. Anh là phi công duy nhất của tàu USS Natoma Bay bị bắn rơi tại Chichi Jima.

Đôi vợ chồng nhà Leininger còn nhận ra rằng James đã ký tên mình là “James 3″ trên những bức vẽ chì màu về các máy bay trong Thế chiến II. Cậu thậm chí còn nói mình là “James 3″ – nhiều tháng trước cuộc đoàn tụ ấy – ngụ ý rằng James Huston đã theo tên cha là James, và James Leininger là James thứ 3.

Tới thời điểm đó, Bruce nói ông trở nên nản chí bởi vì nỗ lực chứng minh rằng cậu con trai mình không có tiền kiếp nào cả đang đi nhầm hướng. “Tất cả những bức vẽ của nó đều là máy bay đang chiến đấu, và nó biết chủng loại của những chiếc máy bay. Thậm chí nó còn vẽ cả lá cờ mặt trời đỏ của quân Nhật”, Bruce nói. “Nhưng sau khi nó vẽ “James 3″ lần đầu tiên, tôi mới hỏi nó tại sao lại thế. James nói “Con là thứ 3. Con là James thứ 3″. Nó đã tự gọi mình như thế khi chỉ mới có 3 tuổi. Tôi nghĩ nó đang vật lộn với chuyện gì đó chưa được giải quyết, nếu không thì đã không vẽ mãi những bức tranh ấy…”.

Kiên quyết tìm cho ra ngọn nguồn, Bruce đã tới thăm Larsen ở Akansas vào tháng 9 năm 2002 và hỏi ông về James Huston. Larsen không rõ điều gì đã xảy ra với Huston, nhưng ông chắc chắn là máy bay của Huston đã bị trúng đạn vào ngày 3/3/1945 – cái ngày mà Huston đã không trở về sau nhiệm vụ và vì vậy không rõ là Huston đã chết hay là bị quân địch bắt. Larsen đã là phi công yểm trợ cho Huston trong cái ngày tiến về Chichi Jima ấy.

Sau khi cố gắng kiểm tra các hồ sơ của phi đội VC-81, ông khám phá ra là Huston đã bị bắn rơi trong một chiếc máy bay chiến đấu hiệu FM2 Wildcat chứ không phải là một chiếc Corsair, và không có ai trong Cuộc sum họp đó đề cập gì tới những chiếc máy bay Corsair cất cánh từ USS Natoma Bay. Bruce nói điểm không chính xác đó đã giúp ông nuôi hy vọng rằng tất cả chuyện này chỉ là một chuỗi trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.



Hoài nghi tan biến

Để cho chắc, Bruce cố gắng tìm những thành viên của gia đình Huston. Vào tháng 2/2003 ông đã liên lạc với Anne Huston Baron, là chị của Huston, hiện đang sống tại Los Gatos, California. Qua nhiều cuộc điện đàm, nhà Leininger và bà Barron đã trở thành bạn, và bà đồng ý gửi cho Bruce những hình ảnh của người em trai khi trong quân ngũ. Những gói ảnh đã đến được tay Bruce vào tháng 2 và tháng 3 năm 2003.

Trong một gói ảnh có một bức hình của Huston đang đứng trước một chiếc máy bay chiến đấu Corsair – đúng loại mà James nhắc đi nhắc lại mãi. Theo Bruce, các cuộc phỏng vấn với những thợ bảo dưỡng máy bay và các hồ sơ quân đội đã giải mật, thì trước khi Huston gia nhập USS Natoma Bay và VC-81, anh đã là thành viên của một phi đội ưu tú đặc biệt, là phi đội VF-301 Devil’s Disciples, từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1944. Phi đội ưu tú này đã bay thử những chiếc Corsair dùng cho tàu sân bay, và chỉ có 20 phi công được tuyển chọn cho trách nhiệm này. Tuy nhiên, phi đội VF-301 đã bị giải tán sau 8 tháng và Huston được gửi về phi đội VC-81 vào mùng 8/10/1944.

Khi biết được việc này, Bruce nói, tất cả những hoài nghi trong ông đã tan biến. “Tôi không có câu trả lời nào cho việc này, nên tôi cũng không thể giải thích gì cả”, Bruce nói. “Tất cả những giấc mơ có thể là ngẫu nhiên, nhưng có những nhân tố kỳ dị mà bạn buộc phải tính đến. Sét có thể đánh trúng một lần, nhưng khi sét đánh 8 9 lần thì bạn không thể bảo đó là ngẫu nhiên được”.

Bruce đã không kể cho bà Barron về câu chuyện siêu nhiên của đứa con trai cho đến tận tháng 10 năm 2003. Khi cuối cùng ông kể với bà rằng cậu em trai của bà có thể là James, bà nói rằng bà đã choáng. Sau đó, vào ngày 15/10/2003, Bruce và Andrea nhận được một lá thư của bà Barron, cùng với một số đồ đạc cá nhân của Huston. Trong thư bà nói rằng không những là bà cảm thấy James gần gũi, mà còn thực sự tin câu chuyện này.

“Cậu bé không thể biết được những việc này – bé đơn giản là không thể – cho nên tôi tin cậu bé là một phần của em trai tôi”, bà Barron nói. Giờ đây bà gọi cậu bé 6 tuổi là James 3. Và đến lượt mình, cậu cũng xem người phụ nữ 86 tuổi ấy là chị của mình.

Khi Bruce khám phá thêm những thông tin về Huston, vợ chồng nhà Leininger đã tìm thấy những mối liên hệ kỳ lạ khác nữa giữa Huston và con trai của họ. James có 3 búp bê lính Mỹ và đặt tên chúng là Leon, Walter và Billie – đúng tên của 3 phi công bạn của Huston. Theo hồ sơ của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung úy Leon Stevens Conner, Thiếu úy Walter John Devlin và Thiếu úy Billie Rufus Peeler nằm trong số 21 người tử trận của USS Natoma Bay. Họ cùng là các thành viên của phi đội máy bay VC-81 với Huston. Bruce hỏi tại sao cậu lại đặt tên cho búp bê như vậy. Cậu bé trả lời: “Bởi vì họ đã chào đón con khi con đến thiên đường”.

Sau khi nghe James nói, Bruce chỉ còn biết rời khỏi phòng trong im lặng sững sờ.

James cũng giải thích cho cha mình rằng máy bay hiệu Corsair thường có lốp phẳng và có xu hướng luôn nghiêng sang trái như thế nào. Sau khi kiểm tra với các nhà sử học quân sự tại Viện bảo tàng Lone Star Flight ở Galveston, Texas, Hoa Kỳ, lời cậu nói đã được xác minh là đúng sự thật. Andrea nhớ lại lần đầu tiên khi cô làm món bánh mì thịt cho James ăn, James đã nói với cô rằng cậu đã không ăn món bánh mì thịt kể từ khi ở Natoma Bay. Vì vậy, Bruce và Andrea liên lạc với một số cựu chiến binh của tàu sân bay USS Natoma Bay, và họ biết được rằng bánh mì thịt là một món ăn chính của phi đoàn.

Ngày máy bay của James Huston bị bắn rơi

Sau khi phát hiện chi tiết về chiếc máy bay Corsair là thật, vẫn còn một điểm cần phải được xác minh: máy bay của Huston bị bắn rơi như thế nào. Có đúng là nó bị hỏa lực phòng không của quân Nhật bắn trúng động cơ, trên vùng trời Iwo Jima như lời James nói hay không?

Tuy nhiên, không ai trong số các phi công yểm trợ của Huston, gồm Jack Larsen, Bob Greenwalt hoặc William Mathson Jr. thuộc phi đội VC-81 đã nhìn thấy máy bay của anh bị bắn rơi vào ngày 03 tháng 3 năm 1945.

Vào tháng 6 năm 2003, một cựu chiến binh khác đã giúp Bruce. Đó là Jack Durham, thành viên của phi đội ném bom và phóng ngư lôi VC-83 của tàu USS Sargent Bay mà đã bay song song với phi đội của Huston vào ngày định mệnh đó. Theo lời Durham, ông đã thấy máy bay của Huston bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Nhật. Hơn thế nữa, điều này cũng được xác nhận bởi các báo cáo của phi đội VC-83.



Sau khi nghiên cứu thêm nhiều hồ sơ của phi đội VC-83 và đọc các nhật ký chiến tranh của họ, Bruce đã liên lạc với các thành viên của phi đội VC-83 là Richardson, Bob Skelton và Ralph Clarbour. Tất cả họ đều khẳng định rằng không những máy bay của Huston bị bắn hạ, mà họ còn thấy nó bị trúng đạn ở động cơ, gây ra một tiếng nổ. Clarbour cho biết máy bay của ông đã bay ngay sau chiếc máy bay của James M. Huston Jr. trong cuộc đột kích gần Iwo Jima vào ngày 3/3/1945: “Tôi có thể nói rằng, anh ấy đã bị bắn ngay vào chính giữa động cơ”. Sau đó máy bay của Huston đâm xuống bến cảng Futami Ko, đúng nơi James đã chỉ ra trong cuốn sách lịch sử mà 2 cha con xem vào tháng 11 năm 2000.

Thế là mọi chi tiết các giấc mơ của James đều đã được xác minh là sự thật, và vợ chồng nhà Leininger đã toại nguyện. Thông qua nhiều nhân chứng, nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân và các hồ sơ quân đội, Bruce và Andrea tin chắc con trai mình chính là James Huston. Không chỉ có họ, mà nhiều người từng là thân nhân và bạn bè của Huston khi tiếp xúc với James đều đi đến kết luận: James 3 là James Huston đầu thai trở lại.

James tiếp tục nhớ lại những kỷ niệm cuộc đời quá khứ của mình, thậm chí tới tận ngày hôm nay, nhưng tiến sỹ Bowman cho biết trẻ em thường bị mất khả năng nhớ những kỷ niệm về tiền kiếp kể từ năm lên 7. Khi được hỏi tình cảm 2 vợ chồng dành cho đứa con trai có bị ảnh hưởng hay không, khi biết nó có thể là một người khác, Bruce trả lời: “Không có gì thay đổi cả. Tôi không nhìn con mình và tự hỏi: “Có phải con trai mình đây không?” Đó là con trai của tôi” .



http://www.baocalitoday....nh-giao-dc&Itemid=55
Phượng Các
#4 Posted : Wednesday, December 11, 2013 9:01:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cậu bé 5 tuổi kể chuyện tiền kiếp

SGTT.VN - Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ. Người chết sống lại là chuyện có thật

Cậu bé Ryan lật giở từng trang sách cũ về Hollywood và đọc vanh vách tên các nhân vật nổi tiếng mà bé gọi là “bạn bè” mình, như nữ minh tinh lừng danh Rita Hayworth. Bé cũng có thể nhớ được từng chi tiết vụn vặt nhất về những thước phim đen trắng cổ điển của thời kỳ hoàng kim và kể rành rọt cả những bí mật hậu trường vào thời kỳ đó. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Ryan không phải là một cậu nhóc mới 5 tuổi.


Ryan cùng người đàn ông là kiếp trước của mình. Ảnh: news.com.au

Theo tờ News Australia, mẹ bé, bà Cyndi, vốn không bao giờ tin vào những chuyện tái sinh hoang đường. Bà đã vô cùng bối rối khi nhận ra con trai có những ký ức về một cuộc sống mà cậu bé tin là ở kiếp trước.

Từ sau khi con trai có biểu hiện lạ lùng, Cyndi đã mượn thêm những cuốn sách cũ viết về Hollywood để kiểm chứng hiện tượng bí ẩn này, đồng thời hy vọng Ryan sẽ nhớ ra thêm những ký ức từ kiếp trước. Bé Ryan khiến mẹ sửng sốt khi chỉ vào một bức hình được chụp vào năm 1932 trong bộ phim Night After Night và reo lên: “Mẹ, đây chính là con. Con đã tìm thấy mình”. Cậu bé sau đó mô tả chi tiết một cảnh phim với tủ chứa đầy súng đạn. Cyndi đã thức suốt đêm xem lại bộ phim đó trên Youtube và khẳng định chắc chắn có một cảnh phim giống hệt như mô tả của bé.

Bà mẹ đã viết thư cho Tucker B Jim, tác giả những cuốn sách nói về tiền kiếp, để nhờ sự giúp đỡ từ người am hiểu lĩnh vực này. Tác giả Tucker và các cộng sự đã tìm kiếm những bức ảnh để lần ra người đàn ông trong kiếp trước của Ryan. Tên anh là Marty Martyn, một nhân vật quan trọng ở Hollywood, người từng sống ở Los Angeles và qua đời vì căn bệnh ung thư vào năm 1963, hơn 50 năm trước khi Ryan được sinh ra.

Cậu bé Ryan nói rằng người đàn ông có tên Marty muốn “trở về” để chuộc lỗi, bởi kiếp trước anh ta đã quá tham công tiếc việc, không dành đủ thời gian cho gia đình vì không nhận thức được rằng tình cảm mới là điều đáng trân trọng nhất.

Ngoài ra, Ryan còn miêu tả thêm những chi tiết khác về cuộc sống trong tiền kiếp. Những câu chuyện này đều được nhóm của Tucker kiểm nghiệm và chứng minh là có thật. Đó là ký ức về những chị em gái (Marty có 2 chị gái) và người mẹ có mái tóc xoăn màu hạt dẻ, về khoảng thời gian làm vũ công tại Broadway, về căn biệt thự có hồ bơi lớn tại Los Angeles và những cuộc hẹn với các cô nàng xinh đẹp trên bãi biển.


Ryan cùng người đàn ông được cho là là kiếp trước của mình. Ảnh: news.com.au

Ryan còn biết rằng, kiếp trước mình chết trong một căn phòng với rất nhiều con số trên cửa, và sự thật trùng khớp đáng ngạc nhiên khi Marty qua đời vì ung thư trong một phòng ở bệnh viện vào năm 1963. Thỉnh thoảng cậu bé Ryan lại khóc vì nuối tiếc thời vàng son của mình nhưng cũng cho biết cảm giác mệt mỏi với những ký ức đó. Có lúc Ryan nói với mẹ: “Mẹ ơi, con chỉ muốn là chính con chứ không phải là con của kiếp trước”.

Ông Tucker tin rằng, những ký ức về tiền kiếp được biểu hiện mạnh nhất ở trẻ nhỏ bởi tâm trí các em chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện tại. Nhưng ông cũng nhấn mạnh về khả năng huyền bí khác hẳn của Ryan so với những trường hợp từng điều tra. Cậu bé này biết bà ngoại mình có một người con mất ngay sau khi chào đời, điều mà ngay cả mẹ bé cũng chưa bao giờ biết. Ryan còn có thể dự đoán ai sẽ là giáo viên của mình, hoặc biết người gọi điện tới ngay trước khi nhấc máy.

Theo ông, hầu hết trẻ em được nghiên cứu không biểu lộ một khả năng nào đặc biệt ngoài những điều về kiếp trước của mình. Ryan dường như có thêm khả năng tiếp cận thông tin mà mình chưa biết thông qua những hoạt động bất thường trong não bộ.

Trong cuốn sách mới “Return to life”, tác giả Tucker đã ghi lại những câu chuyện kinh ngạc về trường hợp trẻ em “đầu thai” trên thế giới. Trong đó có "thần đồng golf" 3 tuổi, cậu bé cho rằng mình chính là tay golf nổi tiếng thập kỷ 30 Bobby Jones tái sinh. Hay em bé 2 tuổi bất ngờ nhớ lại ký ức về trận chiến Iwo Jima (thế chiến thứ II) trong một lần cùng bố thăm bảo tàng máy bay. Và có cả Ryan, cậu bé 5 tuổi đến từ Oklahoma.

THEO VNE
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, April 17, 2014 7:41:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phượng Các
#6 Posted : Friday, July 11, 2014 4:57:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Như mọi đứa trẻ lên 6 khác, bé Cameron Macaulay rất thích vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh về tổ ấm thân yêu của em làm mẹ Norma không khỏi dựng tóc gáy: một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra – khác xa căn hộ chung cư trong thành phố Glasgow nơi họ đang sinh sống.


Cậu bé Cameron Macaulay được tin là có-kiếp-trước. Ảnh: thesun.co.uk.

Cameron cũng luôn miệng kể về người thân “cũ” của em: có cha, mẹ, các anh trai và chị gái – cả một gia đình lớn lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng nói cười, chứ không hiu quạnh như cuộc sống hiện tại với mẹ Norma và anh trai Martin.

“Kể từ lúc bắt đầu biết nói, Cameron đã cố gắng kể cho tôi nghe hẳn một câu chuyện về 'quá khứ' trên đảo Barra” – cô Norma, 42 tuổi nhớ lại.

“Bé phụng phịu rằng nhà bé hồi xưa có những 3 cái toilet, trong khi căn hộ Glasgow hiện giờ chỉ có mỗi cái con con. Bé kể vanh vách mọi chi tiết về các thành viên gia đình: bố Shane Robertson đã bỏ mạng vì 'không quan sát cẩn thận 2 bên' – tôi đoán ông ấy chết vì tai nạn ôtô, mặc dù Cameron không bao giờ nói thế; còn mẹ bé có mái tóc màu hạt dẻ dài ngang hông, rất hay nhoẻn miệng cười…”

“Lần nào nhớ lại thằng bé cũng khóc đỏ hai mắt, rồi nằng nặc đòi tôi đưa trở về Đảo Barra để cho bố mẹ biết bé còn sống khỏe mạnh như thế nào”.

“Ban đầu người trong nhà ai cũng nghi Cameron bịa chuyện, họ còn khen thằng bé có trí tưởng tượng phong phú bất ngờ. Tuy nhiên sự việc trở nên nghiêm trọng khi càng lớn bé càng tỏ ra ủ rũ và sầu thảm, chẳng thể làm cách nào giúp an ủi nguôi ngoai.

Các cô giáo trường mầm non cũng tỏ ra ái ngại khi nhìn chú bé con lúc nào cũng lưng tròng nước mắt. Ngay cả lúc chơi đùa, bé cũng nhớ hồi trước đã cút bắt với các chị gái trên bãi đá ven biển ra sao…”.

Gia đình Macaulay không dư dả tài chính cho lắm, bởi một mình mẹ Norma phải làm việc để nuôi nấng hai anh em Martin và Cameron. Do đó mãi đến tháng Hai đầu năm 2006, ước nguyện về Đảo Barra của cậu bé “có-kiếp-trước” mới thành hiện thực nhờ sự tài trợ của một kênh truyền hình.


Ngôi nhà trắng bên bờ biển Barra trong trí nhớ của Cameron. Ảnh: thesun.co.uk.

“Đi cùng chúng tôi có Tiến sĩ Jim Tucker đến từ Virginia. Được biết ông đã nghiên cứu khá nhiều trường hợp “tái sinh” ở trẻ nhỏ như kiểu Cameron.

Đặt chân lên vịnh Cockleshell, việc đầu tiên 3 mẹ con cùng làm là tức tốc dò hỏi tung tích Robertson và “ngôi nhà trắng bên bờ biển”.

“Chúng tôi lái thẳng xe về phía biển và ngay lập tức Cameron nhảy chồm lên khi phát hiện ra căn nhà. Theo thông tin từ cơ quan quản lý địa phương, chủ nhà trước đây đúng là mang họ Robertson, tuy nhiên sau khi ông này chết thì mọi người trong gia đình cũng bỏ đi cả”.

Quả thật, ngôi nhà có 3 toilet, cửa sổ phòng ngủ nhìn ra đường cất cánh sân bay, và sau vườn thì có 1 cánh cửa bí mật gần như không ai biết – đó là những điều trước đây Cameron luôn hào hứng kể cho tôi. Duy chỉ có điều, mọi tung tích về gia đình người chủ cũ dường như đã bị xóa sạch.

Trở về Glasgow, Cameron đã lấy lại bình tĩnh hơn. Bé không kể về Barra nhiều như trước nữa, và dường như cũng an tâm hơn vì không ai còn nghi ngờ bé bịa chuyện.



Cameron chưa bao giờ kể chuyện vì sao bé đã rời bỏ “kiếp trước”. Nhưng có 1 lần tôi nghe bé nói chuyện với đứa bạn “đừng sợ chết, bởi chết xong thì vẫn có cơ hội quay về”.

“Khi tôi hỏi: Con đã đến với mẹ như thế nào, Cameron đã trả lời không chút ngần ngại: Con thấy mình rơi tõm vào trong bụng mẹ thôi. - Vậy kiếp trước con tên là gì? - Cameron mẹ ạ. Con vẫn là Cameron”.

Theo Khoa Học
Phượng Các
#7 Posted : Tuesday, February 17, 2015 5:25:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cậu bé Luke Ruehlman sống ở Ohio đã làm mẹ sợ khiếp vía khi nói cậu chính là hiện thân linh hồn của một người phụ nữ 30 tuổi đã chết.


Cậu bé Luke, người nói mình là hiện thân của một phụ nữ đã chết từ 13 năm trước khi cậu ra đời. (Ảnh: Fox TV)

Sự thể rối hơn khi Luke tỏ ra là mình không nói đùa hay tự tưởng tượng ra như cách bọn trẻ con vẫn hay làm. Luke nói mình có thể nhớ những chi tiết mờ ảo về việc kiếp trước của mình đã kết thúc thế nào. Theo lời Luke, cậu "chết" vì hỏa hoạn trong một tòa nhà từ kiếp trước.

Ngạc nhiên là, mẹ của Luke, cô Erika đã tìm ra một người phụ nữ tên Pamela Robinson, người đã chết năm 1993 khi khách sạn Paxtin ở Chicago bốc cháy - khớp với mô tả của Luke.

Cậu bé Luke, người nói mình là hiện thân của một phụ nữ đã chết từ 13 năm trước khi cậu ra đời.


Pamela Robinson, người phụ nữ chết năm 1993 trong một trận hỏa hoạn, giống như Luke mô tả (Ảnh: Fox TV)


Erika cho biết: "Luke từng nói: Khi còn là phụ nữ, con có mái tóc đen", hoặc cậu bé sẽ nói: "Con từng có khuyên tai thế này khi còn là con gái đấy".

Vì Luke thường xuyên nói với mẹ như vậy nên Erika bắt đầu hỏi con xem con có ý gì.

Sau khi kiểm tra các chi tiết chính xác Luke nói về cuộc đời của Pam, Erika bắt đầu tin con.


Mẹ của Luke, cô Erika, đến giờ nói mình hoàn toàn tin con. (Ảnh: Fox TV)

Câu chuyện của Luke được một chương trình TV mang tên The Ghost Inside My Child xác minh, và cũng chương trình này giúp Erika liên lạc với gia đình Pamela Robinson.

Dựa trên những thông tin có được khi chuyện trò với gia đình nhà Robinson về Pam, Erika cho biết Luke và Pam có rất nhiều điểm tương đồng trong tính cách và sở thích âm nhạc.

Huyền Anh
Theo Metro
Phượng Các
#8 Posted : Sunday, March 22, 2015 8:00:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cậu bé 5 tuổi tự nhận mình là hiện thân của sao Hollywood từ kiếp trước

Cuộc sống của một bà mẹ bắt đầu đảo lộn khi một ngày, đứa con trai 5 tuổi nói: "Mẹ, con từng là diễn viên Hollywood và con đã đầu thai".

Cậu bé 5 tuổi tự nhận mình là hiện thân của sao Hollywood từ kiếp trước

Tất cả bắt đầu khi cậu bé 4 tuổi và thường xuyên gặp những cơn ác mộng đầy những cảnh săn đuổi như thật. Một năm sau , khi 5 tuổi, Ryan Hammons mới quyết định chia sẻ bí mật với mẹ.

Trò chuyện với chương trình US Today, bà mẹ Cyndi sống tại Muskogee, Oklahoma cho biết: "Thằng bé nói mẹ, con có điều cần nói với mẹ, con từng là một người khác".

Cậu bé 5 tuổi tự nhận mình là hiện thân của sao Hollywood từ kiếp trước


Rồi bà mẹ nhận thấy rằng đây không chỉ đơn giản là chuyện tưởng tượng của một đứa trẻ, dựa trên mức độ gây sốc từ những chi tiết mà thằng bé nhớ lại được từ "cuộc sống" trước kia.

"Cậu chuyện của thằng bé rất chi tiết và vô cùng căng thẳng, không thể là chuyện một đứa bé 5 tuổi có thể nghĩ ra", mẹ Cyndi nói.

Cậu bé kể cho mẹ nghe về những chuyến du lịch trên thế giới, làm việc với các ngôi sao như Rita Hayworth... Những điều con trai kể khiến bà mẹ Cyndi cảm thấy cần thiết phải xác minh.

"Chúng tôi tìm được một bức ảnh, và nó đã làm thay đổi mọi thứ" - Cyndi nói.

Bức ảnh được tìm thấy trong một thư viện, trong cuốn sách tưởng nhớ những ngôi sao Hollywood. Ảnh ghi lại shot hình của một bộ phim năm 1932 có tên "Night After night".




Ngay khi mẹ giở đến trang sách đó, Ryan đã nói: "Đấy là con, con từng là người đó".

Cyndi tìm kiếm sự giúp đỡ từ TS. Jim Tucker, chuyên gia Tâm thần học, nghiên cứu tự kỷ ở Đh Virginia.

Nói về trường hợp của Ryan, Kim cho hay: "Những trường hợp thế này cần một lời giải thích".

Nam diễn viên trong tấm ảnh được xác định là Marty Martyn, mất năm 1964.


Jim Tucker cho biết thêm: "Nếu chỉ nhìn một tấm ảnh ghi lại cảnh quay của một nam diễn viên không lời thoại, sẽ rất khó để biết được anh ta sống cuộc sống như thế nào. nhưng những chi tiết mà cậu bé Ryan cung cấp lại rất khớp với cuộc đời của Marty".



Huyền Anh
Theo Mirror
Phượng Các
#9 Posted : Tuesday, August 18, 2015 12:24:21 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một đứa trẻ 3 tuổi ở khu vực Golan Heights gần biên giới Syria và Israel nói rằng cậu đã bị sát hại bởi một cây rìu trong kiếp trước. Cậu chỉ cho các bậc lão niên trong làng nơi kẻ sát hại chôn cậu, và quả thật họ đã tìm thấy bộ xương của một người đàn ông ở đó. Cậu cũng cho các bậc lão niên xem nơi chôn giấu hung khí, và khi đào lên, họ thật sự đã tìm được một cái rìu ở đó.

Trong quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ ĐãTừng Sống Trước Đây: Đầu Thai Thời Hiện Đại” (Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today), Nhà trị liệu người Đức Trutz Hardo kể lại câu chuyện của một cậu bé, cùng với nhiều câu chuyện của những đứa trẻ khác dường như nhớ lại được các kiếp sống trước của mình với độ chính xác đã được kiểm chứng. Tiến sỹ Eli Lasch đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé này, Lasch rất nổi tiếng vì đã phát triển hệ thống y học ở Gaza thành một phần trong hoạt động của chính phủ Israel vào những năm 60. Tiến sỹ Lasch mất vào năm 2009, và đã kể lại những trường hợp đáng kinh ngạc này cho Hardo.

Cậu bé thuộc nhóm dân tộc Druze, và nền văn hóa của cậu tin tưởng vào luân hồi. Dù vậy câu chuyện của cậu vẫn làm chấn kinh cộng đồng nơi đây.

Cậu chào đời với một vết chàm dài màu đỏ trên đầu. Giống như trong một số nền văn hóa khác, người Druze tin rằng vết chàm có liên quan đến cái chết trong kiếp trước. Khi đã đủ lớn để có thể nói chuyện, cậu kể với gia đình rằng cậu đã bị sát hại bởi một nhát rìu vào đỉnh đầu.

Theo phong tục ở đây, các bậc lão niên sẽ dẫn trẻ con lúc 3 tuổi về nhà cũ trong kiếp trước nếu đứa bé có thể nhớ lại. Cậu bé biết được ngôi làng nơi cậu từng sinh sống, vì vậy họ đi tới đó. Khi họ tới nơi, cậu đột nhiên nhớ lại được tên của mình trong kiếp trước.

Một người dân làng nói rằng người đàn ông mà cậu bé cho rằng là kiếp trước của mình đã mất tích bốn năm trước đây. Gia đình và bạn bè nghĩ rằng có thể anh ta đã đi lạc vào một khu vực nguy hiểm gần đó, như một vài vụ việc tương tự thi thoảng vẫn xảy ra trước đó.

Cậu bé cũng nhớ lại được tên đầy đủ của kẻ đã sát hại cậu. Khi cậu đối mặt với người này, mặt hắn tái mét, Lasch kể với Hardo, nhưng hắn ta không nhận tội. Sau đó cậu bé nói cậu có thể dẫn các bậc lão niên đến nơi thi thể cậu được chôn cất. Ở chính nơi đó, họ tìm thấy một bộ xương của người đàn ông với một vết thương ở trên đầu, trùng khớp với vết chàm của cậu bé. Họ cũng tìm thấy chiếc rìu, hung khí dùng để sát hại cậu.

Đối diện với bằng chứng này, kẻ sát nhân thừa nhận tội lỗi của mình. Tiến sỹ Lasch, người duy nhất không thuộc dân tộc Druze, đã có mặt ở đó trong suốt diễn biến sự việc.

Để đọc thêm về các câu chuyện của Hardo, hãy đọc quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ Mà Đã Từng Sống Trước Đây.”

Theo Đại Kỷ Nguyên
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.