Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Vạch trần ngụy tác "Mục Liên Thanh Đề" và "Vu Lan Bồn"
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, August 12, 2014 8:30:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
NHÂN MÙA VU LAN: VẠCH TRẦN NGỤY TÁC “MỤC LIÊN THANH ĐỀ” VÀ NGỤY KINH “VU LAN BỒN”.


Cứ mỗi năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch luôn luôn là ngày hội tưng bừng “báo hiếu” của Phật tử Bắc Tông khi mừng ngày lễ Vu Lan Bồn, cho rằng đây là ngày lễ hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ, và thành kính tri ân Tam Bảo, truyền tụng lâu dài câu chuyện của một nhân vật gọi là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát” thông qua sự tích “Mục Liên cứu mẹ”. Sự tích này lưu truyền rộng rãi trong dân gian, mà đối với nhiều người Việt Nam dù theo đạo Phật hay không theo đạo Phật cũng ít nhiều biết đến, và mặc định cho rằng đây là một câu chuyện đẹp đáng ca ngợi và tôn vinh tinh thần hiếu kính với song thân. Tuy nhiên, khi cần phải nhìn nhận lại qua lăng kính của Chính Pháp, rõ ràng câu chuyện “Mục Liên Thanh Đề” lại lộ ra nguyên hình là ngụy tác của người Trung Hoa, và kéo theo đó một vài quan niệm hết sức nực cười có liên quan đến ngày lễ Vu Lan Bồn cũng như những điều được “ngụy tạo” về sự hiếu kính cha mẹ trong Kinh điển Phật giáo Bắc Tông.
Những điều mạo ngụy này đã tồn tại lâu dài, nhiều người Phật tử Bắc Tông rất sai lầm khi tin theo chúng, dẫn đến sai lạc với Phật Pháp đúng nghĩa, do đó thông qua đây để đính chính lại cho quý vị được hiểu rõ: đâu là chân chính, đâu là giả tạo? Đâu mới là Phật Pháp thật sự,còn đâu chỉ là quan niệm tín ngưỡng dân gian và những kinh điển ngụy tác của Trung Hoa?
1. Sự tích “Mục Liên cứu mẹ” và “Phật thuyết Vu Lan Bồn Kinh”:
Trong quan niệm của Phật giáo Bắc Tông, chữ Vu Lan Bồn phát xuất từ tiếng Phạn là Ullambana (Ô-lam-bà-nhã),có nghĩa là dâng bát để cứu nạn treo ngược. Treo ngược ở đây là chỉ cho tội nhân bị đọa lạc nơi địa ngục. Phật giáo Trung Quốc bảo rằng ngày rằm tháng bảy là ngày xá tội ở địa ngục, những vong linh sẽ được trở về dương gian thăm lại gia quyến hoặc siêu sinh về cảnh giới an lành!!! Nếu xét theo quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy, gây ra nhân nghiệp dữ thì phải chịu ác báo trong ba đường dữ là Địa ngục (Niraya), Ngạ quỷ (Peta) và Súc sinh (Tiracchāna). Trong đó ở cảnh giới Địa ngục tùy theo nghiệp lực mà chịu lấy khổ báo, và tất nhiên nỗi thống khổ này chỉ chấm dứt khi nào nghiệp chướng của họ đã hoàn trả và rồi lại tiếp tục tái sinh chịu nghiệp khác. Chắc chắn chưa bao giờ Chính Pháp bảo rằng có một ai đó có đủ sức “thần thông” hay “uy lực” mà có quyền ban bố sự ân xá cho chúng sinh địa ngục bao giờ, dù cho đó là Diêm Vương hay Đức Phật. Không hiểu lí do vì sao, Phật giáo Bắc Truyền lại tạo ra một hình tượng gọi là “U Minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát” cùng với “Thập điện Diêm Vương” cứ vào mỗi năm sẽ xem xét tội nghiệp nặng nhẹ của tội chúng mà “châm chước” tha cho về thăm nhà hay là siêu sinh về thiện thú. Thật không thể hiểu nổi, đang khi Phật Pháp khẳng định rằng gây ác nghiệp chịu ác quả, chưa bao giờ công nhận về một đấng siêu nhiên nào có thể tùy ý mình mà “dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sinh” như quan niệm mà những người theo tín ngưỡng Bắc truyền nói đến. Nhân vật Địa Tạng Bồ Tát này có thuyết bảo rằng chính là ngài Mục Kiền Liên, nhưng có thuyết nói là không phải.Chúng ta chỉ vạch ra sự vô lí trong việc cho rằng ngày Vu Lan là lễ xá tội chúng sinh địa ngục mà thôi, thông qua đó cho thấy tính phi nhân quả trong quan niệm này, hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Phật Pháp Nguyên Thủy.
Lướt qua vấn đề này, chúng ta nói về ngụy tác “Mục Liên Thanh Đề”. Trước khi phơi bày những điều vô lí trong sự tích này thì cũng xin kể vắn tắt về nó:
Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa vào thời Đức Phật Thích Ca, có người con trai dòng Bà-la-môn tên là La Bốc,cha mất sớm, mẹ là bà phu nhân Thanh Đề tham lam độc ác, không tin Tam Bảo. Có lần bà dâng lễ cúng dường Tăng, tuy nhiên chúng tăng lại đang nhận đồ cúng dường của người nghèo, bà ta nổi sân đập mâm lễ xuống rồi bỏ về. Sau đó, vì muốn trả đũa các vị Tăng-già này, bà giả vờ mời họ đến nhà để dâng cúng thực phẩm, nhưng lại sai người giết chó rồi cắt thịt nhân làm bánh bao cúng dường trai tăng. Các vị Tăng vì giữ gìn Phạm-hạnh, đó là chỉ ăn chay chứ không phạm giới ăn thịt, biết rằng trong bánh bao có thịt nên họ lặng lẽ bỏ nó vào gốc cây. Do ác nghiệp lừa phỉnh suýt khiến chư Tăng ăn thịt, bà Thanh Đề bị đọa địa ngục. Sau đó, con trai bà là La Bốc xuất gia tu hành, được Phật đặt cho pháp danh là Mục Liên.Mục Liên qua tinh tấn tu tập đã chứng A-la-hán, dùng “đạo nhãn” thấy mẹ mình đọa lạc nơi địa ngục đói khổ bèn sinh lòng xót thương, ông mang chén cơm đến dâng cho mẹ mình ăn nhưng vì tham sân của bà quá mạnh nên cơm hóa ra lửa. Mục Liên rơi lệ khóc than, bi ai thống thiết bèn trở về dương gian hỏi Phật cách để cứu mẹ.
Còn về cách thức cứu mẹ thì được nhắc đến rõ nét ở trong , cũng xin tạm dẫn ra cho quý vị xem:
“...Phật dạy: Mẹ ông tội căn rất chặt, chẳng phải một mình sức ông giúp được. Ông tuy hiếu thuận vang động trời đất; thiên thần địa thần, tà ma ngoại đạo,Đạo sĩ, Tứ Thiên Vương thần cũng không thể giúp được; phải tụ lực uy thần của chúng Tăng mười phương mới được giải thoát. Ta nay sẽ nói pháp cứu tế cho ông,khiến tất cả nạn đều lìa, ưu khổ tội chướng tiêu trừ.
Phật bảo Mục Liên: Mười phương chúng Tăng vào ngày mười lăm tháng bảy là lúc Tăng tự tứ, phải vì cha mẹ bảy đời, và cha mẹ hiện tiền trong ách nạn, bày đủ cơm trăm vị, năm thứ trái cây, nước rưới, bồn chậu, đồ dùng, thỏi hương dầu đốt, sàng phu ngọa cụ,thơm ngon nhất đời đựng trong bồn, cúng dường chúng Tăng đại đức mười phương.
Trong ngày này, tất cả thánh chúng hoặc tại sơn gian thiền định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc dưới cây kinh hành, hoặc lục thông tự tại giáo hóa Thanh Văn Duyên Giác, hoặc thập địa Bồ Tát đại nhân quyền hiện Tỳ Kheo, ở trong đại chúng sẽ đồng nhất tâm thọ nhận bát cơm Hòa La.
Đạo của thánh chúng đủ giới thanh tịnh, đức đó sâu như biển. Người có cúng dường tự tứ Tăng già này, cha mẹ hiện tại, hoặc cha mẹ bảy đời, sáu hàng quyến thuộc được ra khỏi khổ tam đồ, tùy thời giải thoát, y thực tự nhiên. Nếu cha mẹ của người còn hiện tiền thì phước lạc trăm năm, nếu cha mẹ quá vãng trong bảy đời được sanh lên trời, tự tại hóa sang nhập trong thiên hoa quang, thọ vô lượng khoái lạc.Thời Phật lệnh mười phương chúng Tăng đều đến trước chú nguyện cho thí chủ, cha mẹ bảy đời, hành ý thiền định rồi sau thọ thực. Lúc mới nhận bồn, đầu tiên để tại trước tháp Phật, chúng Tăng chú nguyện xong, rồi tự thọ thực.
Bấy giờ Mục Liên Tỳ Kheo và chúng đại Bồ Tát trong đại hội đều rất hoan hỷ, tiếng buồn rầu kêu khóc của Mục Liên thích nhiên trừ diệt. Lúc này mẹ của Mục Liên tức trong ngày này được thoát một kiếp khổ ngạ quỷ...”.[1]
Quý vị xin chú ý đến phần chữ in đậm trong câu chuyện “Mục Liên cứu mẹ” ở trên và phần chữ in nghiêng trích từ này. Thoáng xem qua nhiều người cảm thấy xúc động, ngỡ rằng tấm lòng “đại hiếu” của cái gọi là “Mục Kiền Liên Bồ Tát” thật vĩ đại, thật cảm động. Tuy nhiên, dùng tấm gương phản chiếu của Chính Pháp soi rọi sẽ nhận rõ những điểm hết sức phi logic trong đó. Gồm những điểm như sau:
- Thứ nhất, buồn cười ở câu “chỉ ăn chay chứ không phạm giới ăn thịt”.Nhiều người bên Phật giáo Bắc Tông xưa nay đều nghiễm nhiên cho điều ấy là đúng không cần cãi, đã tu thì phải ăn chay,không ăn chay thì không đắc đạo. Sai lầm! Phật Pháp Nguyên Thủy vốn không hề đề xướng bắt buộc phải ăn chay, Đức Phật khi còn tại thế cũng chưa bao giờ chế ra cái luật này, và ngay cả các bậc Tỳ-kheo Thanh Văn cũng chẳng ai giữ giới ăn chay không đụng vào thịt cá cả. Nếu nói theo kiểu của Bắc Tông, phải ăn chay mới thành đạo, vậy các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nậu Lâu Đà v.v... là những bậc Tỳ-kheo khất thực, ai cho gì ăn nấy, bất kể chay mặn, vậy thì các vị ấy chưa hề chứng Thánh đạo giải thoát ư? Các vị ấy còn là phàm phu ư? Luật Tạng (Vinaya) có chỗ nào nói là: “Các ngươi phải ăn chay, không được ăn mặn, không đụng vào thịt cá, ai phạm vào tức là không phải đệ tử Phật” chăng? Rõ ràng khái niệm phải ăn chay là do bọn tu sĩ Trung Hoa bịa đặt ra, gán cho Phật đã nói điều ấy. Trong khi theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ (Theravāda), Đức Phật thuở xưa đã cho phép tăng ni được quyền thụ dụng “Tam tịnh nhục”: không thấy, không nghe, không nghi. Không thấy con vật đó bị giết để đem đến làm thức ăn cho mình, không nghe tiếng con vật kêu la để rồi bị dâng cho mình ăn, không nghi ngờ thịt con vật bị giết là để dâng cho riêng mình. Lí do gì mà nói nhân vật Thanh Đề vì cúng “bánh bao thịt”cho các nhà sư mà đọa địa ngục???
- Thứ hai, pháp danh Mục Liên là cái gì? Còn tên gọi La Bốc là căn cứ vào đâu? Thời Phật tại thế, những Tỳ-kheo xuất gia mới đầu còn chưa có pháp danh. Mục Kiền Liên là tên thật của ngài, tiếng Pali gọi là Moggallāna, và theo một số tài liệu thì cho rằng ngài còn có biệt danh là Kolita, chứ chưa bao giờ mang cái tên nào mà họ La tên Bốc, đã vậy còn có bà mẹ họ Lưu tên Thanh Đề. Đây hoàn toàn là cách bịa đặt nực cười của người Tàu.
- Thứ ba, ngài Mục Kiền Liên dùng “đạo nhãn” thấy mẹ đói khổ nơi ác thú bèn mang cơm đến cho mẹ ăn! Có A-la-hán nào “ngốc” thế không? Một vị tu hành giải thoát có thể thấu suốt các cõi giới khác chẳng lẽ họ không thừa biết thức ăn của cõi người và cõi ngạ quỷ khác nhau thế nào chăng? Mẹ ngài lúc này chỉ là một con ma đói thì ăn bát cơm của nhân gian thế nào được? Chẳng lẽ ngài Mục Kiền Liên không nghĩ ra được điều này? Có bịa cũng phải bịa cho đáng tin chứ! Ngạ quỷ chỉ dùng được “hương thực”, tức là thức ăn từ mùi, chứ đâu ăn được cơm cháo “đoạn thực” của thế gian được.
- Thứ tư, ngài Mục Kiền Liên rơi lệ khóc than, bi ai thống thiết rồi chạy về dương gian “mách” với Phật! Có A-la-hán nào “hèn yếu” thế không? Một bậc chứng vô lậu có thể thông hiểu được phương pháp hóa độ chúng sinh, cách để giúp cho một chúng sinh đọa lạc có thể viễn ly khổ ách mà đạt được an vui không lí nào ngài Mục Kiền Liên không biết,cớ gì phải khóc sướt mướt như đứa trẻ ngây ngô đến thế. Hơn nữa, ta cũng biết một bậc A-la-hán thì đã dứt trừ phiền não, tại sao chỉ suy tư một cách tầm thường,từ việc đưa cơm cho mẹ và chỉ khóc than cho mẹ mình thôi, giống hệt như một kẻ phàm phu thường tình vậy. Nếu ngài chứng đạo rồi thì chẳng lẽ không biết chúng sinh cũng đồng như cha mẹ trong vô lượng kiếp hay sao, tại sao không đưa cơm cho những chúng sinh đọa lạc khác hay khóc thương tất cả chúng sinh địa ngục ngạ quỷ mà lại chỉ khóc cho mỗi người mẹ kiếp này của mình. Chuyện phi logic như thế này mà các Phật tử Bắc Tông còn nhắm mắt tin bừa được ư?
- Thứ năm, là một đoạn trong Kinh Vu Lan Bồn, lời nói của Đức Phật: “...Ông tuy hiếu thuận vang động trời đất; thiên thần địa thần, tà ma ngoại đạo, Đạo sĩ, Tứ Thiên Vương thần cũng không thể giúp được...”. Ngài Mục Kiền Liên là một A-la-hán, địa vị hoàn toàn cao hơn những loại thiên thần, địa thần, ma đạo, đạo sĩ... tại sao Đức Phật lại đem ngài sánh với họ được chứ, cứ y như Phật bảo rằng: “Ngay đến các thần tiên hay đạo sĩ và ma ngoại còn không cứu được kẻ đọa địa ngục, huống chi là tài cán của ngươi”. Thà như câu này Đức Phật nói cho kẻ phàm phu còn chấp nhận được chứ làm sao lại dùng với bậc Thánh Tăng đệ tử của mình. Bịa đặt kinh điển cũng phải viết sao cho hợp lí chứ!!!
Vạch trần ra những điều trên để quý vị thấy tính bất hợp lí của câu chuyện “Mục Liên cứu mẹ” trên. Câu chuyện này dựa trên nền tảng của Kinh Vu Lan Bồn mà thêu dệt nên, vì thế suy ra nếu chuyện ấy là giả tạo thì Kinh Vu Lan Bồn cũng là ngụy kinh. Nói tới đây ắt hẳn rất nhiều Phật tử Bắc Tông cảm thấy “sốc” chăng? Vì chắc chắn đến ngày lễ Vu Lan, dưới mái chùa chiền đạo tràng nghi ngút khói xộc nồng nặc như tiên cảnh Bồng Lai khiến nhiều người ho sặc sụa kia lại còn có những Phật tử ngu muội cầm quyển Kinh Vu Lan Bồn tụng tụng niệm niệm như là lời Phật ý Thánh mà nào có biết đó chính là ngụy tác của người Trung Hoa.
2. Nguồn gốc và mục đích ngụy tạo sự tích “Mục Liên cứu mẹ” cùng “Kinh Vu Lan Bồn”:
“Phật thuyết Vu Lan Bồn Kinh”là ngụy tác, vậy nguồn gốc “mẹ đẻ” của nó là từ đâu? Cứ theo Đại Tạng Kinh, thì kinh này do Sa-môn Trúc Pháp Hộ người nước Nguyệt Thị đời nhà Tây Tấn phiên dịch ra Hán văn. Tuy nhiên có thể Trúc Pháp Hộ không phải là dịch giả mà có khi là tác giả của cuốn kinh này! Nhưng mà kinh này còn có một dị bản nữa là Phật thuyết Báo Ân Phụng Bồn Kinh>>của một người vô danh viết vào thời Đông Hán, đã vậy sang đến thời Đường lại còn xuất hiện một cuốn gọi là Tịnh Độ Vu Lan Bồn Kinh>>, hai cuốn kinh này không rõ người dịch là ai cho nên khả năng rất cao rằng đây là sản phẩm ngụy tạo của người Hán! Chính từ đó mà sự tích “Mục Liên cứu mẹ” ra đời với nội dung câu chuyện đậm chất “Tàu”.
“Mục Liên cứu mẹ” nói về chuyện Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu bà mẹ Thanh Đề đọa địa ngục thật ra được hình thành vào đời nhà Đường, thông qua một cuốn truyện đậm chất tiểu thuyết có tên ngắn gọn là Đại Mục Liên biến văn>>cũng được phát hiện một bản ở tại di tích Đôn Hoàng. Truyện này được lan truyền trong quần chúng, thậm chí còn được dựng thành hí kịch, diễn ca trong các vở tuồng cổ. Vào đầu thời nhà Tống, triều đình Đại Tống Trung Hoa đã từng có lệnh cấm chỉ không cho lưu hành truyện tích này vì tính hoang đường của nó, tuy nhiên cấm gì cũng chả được. Đến đầu thời Minh có một người viết ra cuốn Mục Liên cứu mẫu xuất ly địa ngục thăng thiên bửu quyển>>, sau đó lại có một người tên là Trịnh Chi Trân viết ra cuốn Mục Liên cứu mẫu hạnh hiếu hý văn>> gồm 3 quyển, rồi thời nhà Thanh lại biên ra cuốn Khuyến thiện kim khoa>> lưu hành sự tích này. Thế là trải qua bao thời gian từ lúc được “nhồi nặn” vào khoảng thế kỷ thứ III Công nguyên, tức là phải hơn 800 năm sau thời Đức Phật nhập diệt thì “hài cốt” của chuyện cổ tích này mới được ra đời, rồi đi qua một quá trình dài suốt từ nhà Đường, nhà Minh rồi nhà Thanh cho đến nay đã hoàn toàn “ra lò” một thứ “kiệt tác quái đản” có tên gọi là “Mục Liên Thanh Đề”.
Ôi chao, thứ sản phẩm giả tạo của Trung Quốc đã được phơi bày rành rành ra thế này, cũng nhằm để thức tỉnh cho quý vị Phật tử Bắc Tông nên nhận ra đâu là thật đâu là giả. Các vị có ngờ được không, rằng từ bao đời nay từ thời ông tổ ông cụ ông kị cho đến cha mẹ ông bà rồi tới mình qua hàng trăm năm rồi cứ ôm một thứ “huyền thoại cổ lỗ sĩ” chỉ là mớ “hàng dỏm” của bọn người Tàu dựng lên rồi quỳ lạy cung kính gọi đó là Phật Kinh Thánh Điển. Thế này có đáng nguy hay không?
Sẵn đây cũng xin tuyên bố một sự thật “khủng khiếp” cho các vị hay: ngày lễ Vu Lan Bồn mà các vị mong mỏi thực ra là sản phẩm tưởng tượng và dựng lên bởi người Trung Hoa. Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ thuở xưa chưa từng có nghi lễ này, và chắc chắn các môn phái Phật giáo hệ Sanskrit ở Ấn Độ trước khi bị tiêu diệt cũng chưa hề bày đặt ra lễ hội này, thậm chí nó rất ư xa lạ với ngay cả Phật giáo Tây Tạng. Bỗng dưng Trung Quốc lại dựng lên câu chuyện bịa đặt về ngài Mục Kiền Liên cứu bà mẹ Lưu Thanh Đề cùng với Kinh Vu Lan Bồn và thế là các vị lấy ngày rằm tháng bảy làm ngày Vu Lan. Các vị xin lưu ý một điều: ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm thực chất chính là ngày giỗ tổ theo phong tục cổ Trung Hoa, và trước khi có mặt Phật giáo tại Trung Quốc thì một tôn giáo khác là Đạo giáo đã coi ngày rằm tháng 7 là ngày cô hồn để cầu cúng. Nực cười thay! Xuất xứ của cái ngày mà các vị tôn vinh là Lễ Vu Lan Báo Hiếu của nhà Phật thực chất ngày xưa chỉ là Lễ Rước Cô Hồn của Đạo Lão giáo Trung Hoa và theo tín ngưỡng thờ giỗ ông bà của họ. Thế nào nhỉ các vị Phật tử Bắc Tông? Đọc đến đây quý vị đã sáng mắt chưa?
Nếu quý vị Phật tử Bắc Tông còn ngần ngại chưa tin tưởng thì xin đưa ra luận cứ cho các vị hết chối cãi. Đó là lí luận của một vị hòa thượng người Hoa đã sáng lập Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ- ngài thượng nhân Tuyên Hóa – được coi là một danh tăng Trung Quốc. Chính Hòa thượng Tuyên Hóa đã khẳng định rằng: là sản phẩm ngụy tạo của người Hán nhằm củng cố sự chuyên chế của rường cột phong kiến, vốn lấy “trung hiếu” làm đầu cho dù là ngu trung hay ngu hiếu. Vả lại ở trong Kinh này có rất nhiều sơ hở, chẳng hạn như: đàn tràng này được thiết lập với sự cúng dường phẩm vật (còn gọi là cúng trai tăng), và nhờ đến 500 vị thánh tăng A-la-hán cùng chú nguyện vào, thì mẹ Ngài mới siêu thăng. Vậy thì tôn giả chúng ta bấy giờ lấy đâu ra nhiều phẩm vật cúng dường và mời đâu ra dễ dàng 500 vị A-la-hán cùng một lúc nhỉ? Được biết, sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất chỉ có 499 vị, về sau có ngài A-nan bổ sung mới đủ 500 vị. Như thế, thời điểm tôn giả Mục Kiền Liên“cứu mẹ” làm sao có được nhiều thánh tăng A-la-hán vậy?
Nếu tôn giả Mục Kiền Liên làm như vậy, thì các tôn giả khác cũng có mẹ hoặc cha hoặc bà con quyến thuộc bị đoạ địa ngục. Vậy thì tính sao đây? Lẽ nào làm được cho tôn giả Mục Kiền Liên mà vị khác lại không? Đây là sự thiếu công minh, chắc chắn không phải là chỉ dụ của Phật! Trong một cuốn kinh của Phật giáo Bắc truyền là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện>>kể, một người nữ Bà la môn, vì thương mẹ mình bị mất mà không biết thác sinh vào chốn nào, niệm tôn hiệu của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai chỉ một ngày một đêm thì người mẹ ấy từ địa ngục thác sanh vào cõi trời. Nếu so sánh với đây thì suy ra, 500 vị thánh tăng A-la-hán cùng chú nguyện chỉ bằng một người nữ Bà-la-môn? Cùng là kinh điển Bắc Tông mà lại mâu thuẫn với nhau như thế, cho thấy được sự vô lí hay nói thẳng ra là “ngu xuẩn trí thức” của người tác giả bịa đặt ngụy kinh.
Kinh Vu Lan Bồn và sự tích “Mục Liên cứu mẹ” ra đời trong hoàn cảnh vội vàng vì để đối phó với nền tư tưởng Trung Hoa mang đậm chất “trung chính hiếu đạo” của Nho giáo. Đương thời những bậc sĩ phu Nho giáo đã từng kết tội đạo Phật qua bốn điểm sau đây:
(1) “Ăn hại tốn cơm”: cho rằng tăng ni Phật giáo không làm ăn sản xuất gì cả mà chỉ hưởng thụ phẩm vật cúng dường cũng như xây cất chùa chiền bởi tín đồ Phật tử.
(2) “Hủy bỏ râu tóc, bỏ nhà xuất gia, không tròn chữ hiếu”: người Tàu quan niệm râu tóc là cha mẹ ban cho,cắt râu cạo tóc là bất hiếu; vả lại con cái ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, đằng này lại bỏ nhà đi tu hành khiến cha mẹ bơ vơ thương nhớ là nghịch đạo.
(3) “Phí lạm của công, hao tổn nhân lực”: cho rằng chùa chiền và tăng chúng càng phồn thịnh, đất đai và tiền của cứ dồn cho chùa sẽ làm khánh kiệt quốc lực, đã vậy người xuất gia nhiều thì không sinh sản được, tổn mất nguồn nhân lực cho đất nước.
(4) “Vô ích trị quốc, yếm thế không tưởng”: bảo rằng đạo Phật với mớ giáo lí toàn bàn về chuyện siêu hình,chuyện tu hành, giác ngộ, chẳng đả động gì đến thế tục để cai trị cho quốc thái dân an. Kết tội triết lí nhà Phật gây ra sự chán đời, nhàm lìa thế tục, mơ mộng hão huyền về chuyện kiếp sau, chuyện luân hồi nhân quả hay giải thoát Niết-bàn mà không thể kiểm chứng thực tế hiện tại được.
Để đối phó với 4 lời kết tội này, đạo Phật đã phải xoay sở tìm tòi cách này pháp kia để phản biện lại, thậm chí nếu tìm không ra trong giáo lí gốc thì sẵn sàng phải bịa ra giáo lí mới để phân bua lại. Chỉ riêng với điểm thứ 2 là về trung hiếu, đạo Phật đành dựng ra câu chuyện về Mục Liên Thanh Đề cũng như “phịa” ra Kinh Vu Lan Bồn để khẳng định rằng đạo lí của mình có nói đến trung hiếu, đó là cứu cha mẹ thoát khỏi khổ thú ác đạo.
Ở trên đã vạch trần sai lầm về cái gọi là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát” mà quý vị thường hay gắn thêm chữ “Nam mô” ở đằng trước. Vậy thì trong Kinh điển chính thống nguyên gốc về Mục Kiền Liên thật sự là thế nào? Ai mới xứng đáng gọi là “Đại Hiếu”?
Ngài Mục Kiền Liên là một trong những đại đệ tử của Đức Phật, gọi là “thần thông đệ nhất”. Tuy là bậc thần thông có nhiều tài phép nhưng tuyệt nhiên cũng không thể chiến thắng khỏi quả báo của quy luật nhân quả. Về cuối đời ngài có một cái chết mà nói theo thế tục là rất thương tâm. Vào một thuở nọ, những đạo sĩ phái Nagantha muốn giết ngài Mục Kiền Liên nhưng họ không muốn trực tiếp ra tay vì sợ tổn hại danh tiếng và phước nghiệp. Thế là chúng mướn một số tên cướp giết người để hạ sát Trường Lão lúc bấy giờ đang ngụ tại xứ Hắc Nham gần thành Vương xá . Bọn sát nhân bao vây tịnh xá, nhung lần đầu tôn giả dùng phép thần thông thoát qua lỗ khoá và lần thứ hai, tôn giả trỗ lên nóc nhà thoát được . Cứ thế suốt hai tháng trường bọn chúng không thể bắt được tôn giả. Đến tháng thứ ba, khi bọn giết người bao vây tu viện một lần nữa , Tôn giả nhớ lại ác nghiệp còn phải trả do mình đã sai phạm trong tiền kiếp nên không dùng thần thông để thoát . Vì vậy ngài bị bắt và bọn sát nhân đánh đập ngài cho đến khi bao nhiêu xương cốt đều nát bấy. Sau đó chúng bỏ thi thể của tôn giả vào bụi rậm, nghĩ rằng ngài đã chết. Tôn giả dùng sức mạnh Thiền định để hồi sinh và đến yết kiến Đức Phật tại tinh xá Kỳ Viên.
Khi tôn giả bạch Phật là ngài sẽ nhập Vô-dư Niết-bàn tại Hắc Nham, gần thành Vương Xá , Đức Phật nói với tôn giả nên ra đi sau khi thuyết pháp với hội chúng Tỳ kheo vì đây là lần cuối cùng ngài gặp họ . Thế là tôn giả Ma-ha Mục-kiền-liên thuyết pháp và lên đường sau khi đảnh lễ Đức Phật bảy lần .
Tin Tôn giả qua đời trong tay bọn sát nhân tức tốc lan truyền nhanh chóng. Vua A Xà Thế ra lệnh cho quân lính truy tìm tóm bắt bọn thủ phạm. Bọn sát nhân bị bắt và bị thiêu sống. Các vị Tỳ kheo rất đau buồn cho cái chết của tôn giả và không hiểu tại sao một nhân vật như tôn giả Ma-ha Mục-kiền-liên mà lại chết trong tay bọn sát nhân. Đức Phật bảo các chư vị ấy: "Này các Tỳ kheo ! Xét theo kiếp này Mục Kiền Liên đã sống cuộc đời đạo hạnh thì lẽ ra ông ta không gặp phải một cái chết như thế. Nhưng trong một tiền kiếp, Ông ta đã phạm một tội ác lớn đối với cha mẹ mình là hai kẻ mù loà. Lúc đầu, ông ta là một người con rất hiếu nhưng sau khi lập gia đình, vợ ông ta bắt đầu sinh chuyện, đề nghị ông tống khứ cha mẹ của ông đi. Ông ta lấy xe ngựa chở cha mẹ mù loà của mình vào một khu rừng và tại đây, ông ta đập chết hai người, giả cách làm hai ông bà tin rằng một tên cướp đã đánh đập họ. Vì ác nghiệp đó nên ông ta chịu khổ lâu ngày là kiếp chót, ông ta đã bị chết trong tay bọn sát nhân. Bấy giờ Đức Phật xướng kệ như sau:
“Dùng hung khí trừng phạt
Người hiền thiện từ tâm .
Sẽ bị nghiệp hành thân
Một trong mười oan nghiệt”.
[Kệ Pháp Cú 137].
Như vậy ngài Mục Kiền Liên không phải là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát” mà nhiều người lầm tưởng, ngài chỉ là một “Đại Thần Thông Mục Kiền Liên Đại Thanh Văn” mà thôi. Ngài viên tịch bởi cái chết bị bằm nát do phải trả một oan nghiệp bất hiếu trong tiền kiếp, chứ chẳng hề có xuống địa ngục cứu một bà mẹ nào gọi là Thanh Đề cả.
Gương hiếu thảo đáng ra là một người đệ tử khác rất nổi tiếng của Đức Phật, đó là ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất). Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà-la-môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi, vốn thông minh và có biệt tài hùng biện hằng mong con trai của mình sẽ trở thành một đại luận sư lỗi lạc bậc nhất đương thời.Ấy thế mà lớn lên, Xá Lợi Phất lại rủ bỏ tất cả để đi theo Sa-môn Gotama, trở thành trợ thủ đắc lực của Thế Tôn, lại dùng tài trí của mình quy thuận rất nhiều Bà-la-môn theo Phật giáo. Mặc dù rất thương và tôn trọng quyết định của con nhưng sự kiện Xá Lợi Phất xuất gia đầu Phật đã khiến bà Xá Lợi thất vọng, đau buồn và không hề có thiện cảm với Tăng đoàn.
Khi xuất gia chứng quả A la hán rồi, Tôn giả Xá Lợi Phất biết rất rõ điều ấy. Ngài muốn trở về để thức tỉnh và chuyển hóa mẹ lắm, nhưng vì nhân duyên chưa chín muồi nên đành phải chờ. Khi được tin Xá Lợi Phất cùng tùy tùng hơn 500 vị Tỳ kheo sắp trở về nhà, bà Xá Lợi vẫn hờ hững. Cuộc trùng phùng của tình mẫu tử sau hơn mấy mươi năm xa cách chưa được bao lâu thì Tôn giả Xá Lợi Phất ngã bệnh. Ngài đau thật hay thị hiện thì ta không thể biết nhưng bà Xá Lợi thì tỏ ra rất lo lắng, bồn chồn. Bà Xá Lợi lò dò đến thăm con thì bỗng lóa mắt như lạc vào thế giới của thiên thần. Trong căn phòng của Tôn giả Xá Lợi Phất ngập tràn ánh sáng vơi vô số chư thiên hào quang rực rỡ vây quanh. Không chỉ một mà nhiều đoàn thiên thần đến thăm Tôn giả Xá Lợi Phất làm cho bà Xá Lợi ngạc nhiên và mừng rỡ vô cùng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời bà được chứng kiến cảnh huy hoàng, tráng lệ ấy. Bà ta ngạc nhiên đến cùng cực khi biết các phái đoàn thiên thần đến thăm con bà lần lượt là Tứ Đại Thiên Vương, Đế Thích và cả Đại Phạm thiên, đấng toàn năng mà bà hằng quy kính, tôn thờ. Một thoáng suy tư, bà Xá Lợi nghĩ rằng nếu con của ta mà có oai lực lớn đến trời người đều cung kính như vậy thì Đấng Thế Tôn oai lực vĩ đại đến dường nào. Nghĩ đến đây, bà Xá Lợi cảm nhận một niềm hỷ lạc tràn ngập châu thân, tinh thần thư thái vô cùng, niềm tịnh tín nơi Thế Tôn trong bà bừng phát. Nhân đó, Tôn giả Xá Lợi Phất tuần tự giải thích và xưng tán công đức siêu tuyệt của Thế Tôn qua các phương diện giới,định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Thật diệu kỳ, khi pháp thoại vừa chấm dứt thì bà Xá Lợi thành tựu Pháp nhãn thanh tịnh, tin tưởng bất động vào Thế Tôn, chứng đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn.
Thế là Tôn giả Xá Lợi Phất đã làm tròn bổn phận hiếu đạo của người xuất gia. Tuy không sớm thăm tối viếng, cung phụng ngon ngọt… nhưng đã giúp mẹ thoát được lưới mê, bước vào dòng Thánh, phúc lạc muôn đời. Không chỉ hóa độ người mẹ trong hiện tại, đối với các bậc sinh thành trong quá khứ, Tôn giả Xá Lợi Phất cũng viên thành hiếu đạo. Ngài đã từng độ thoát cho bà mẹ kiếp quá khứ của mình bị đọa ngạ quỷ, đây là y cứ theo “Ngạ quỷ sự” trong Tiểu Bộ Kinh.
Trong đời quá khứ có một phú gia ở thành Ba La Nại thường phát tâm cúng dường rộng lớn đến các Sa môn, Bà la môn và bố thí rộng rãi cho những người nghèo khó. Rồi một hôm, phú gia bận đi làm ăn xa, trước khi đi dặn dò vợ chu toàn công việc bố thí cúng dường. Ông đi rồi, người vợ không những chênh mảng trách nhiệm cúng dường được chồng giao phó mà còn biểu lộ thái độ khinh khi, sỉ nhục những người nghèo khổ. Vì tham lam bỏn sẻn, tạo ác nghiệp nặng nề nên khi từ trần bà tái sanh làm ngạ quỷ chịu nhiều khốn khổ. Nhớ lại những công đức lành mà bà đã làm trong quá khứ, bà mong muốn được gặp Tôn giả Xá Lợi Phất liền tìm đến thành Vương Xá.
Khi đến gần tịnh thất của Tôn giả Xá Lợi Phất, nữ quỷ bị các hộ pháp thiện thần chặn lại, không cho vào. Nữ quỷ nói rằng trong năm kiếp về trước, ta là mẹ của Tôn giả Xá Lợi Phất, hãy cho phép ta vào thăm ngài. Khi thấy nữ quỷ, ngài Xá Lợi Phất liền hỏi: Vì sao hình dung người tiều tụy, còn da bọc xương, khổ não đến thế này? Nữ quỷ thưa rằng: Trong năm kiếp về trước tôi đã từng làm mẹ của Tôn giả. Nhưng vì các ác nghiệp đã gây tạo nên giờ đây bị đọa vào cảnh khổ, không nhà cửa, không có đủ đồ ăn thức uống, luôn bị đói khát hanh hạ… Xin Tôn giả rủ lòng thương, vì tôi mà phát tâm bố thí, cúng dường để thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ. Ngày hôm sau, Tôn giả Xá Lợi Phất cùng các Tỷ kheo đến gặp vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) trình bày sự việc, nhờ trợ duyên và được đức vua chấp thuận.Khi lễ vật chuẩn bị xong, Tôn giả Xá Lợi Phất thành tâm dâng cúng lên Đức Phật và chư Tăng khắp mười phương rồi hồi hướng công đức cho nữ quỷ.
Nhờ phước báo ấy mà nữ quỷ mẹ Tôn giả Xá Lợi Phất trong quá khứ được thoát kiếp ngạ quỷ, sanh lên cõi trời. Và vị thiên nữ với dung sắc thù thắng, xiêm y rực rỡ đã xuống trần gặp Tôn giả Mục Kiền Liên, nói rõ nhân duyên thoát khỏi cảnh khổ đồng thời bày tỏ niềm tri ân vô hạn đến Tôn giả Xá Lợi Phất.
Qua câu chuyện này quý vị Phật tử Bắc Tông nên suy ngẫm,danh từ “Bồ Tát Đại Hiếu” đáng nên trao cho vị nào?




[1] Trích theo bản dịch của Quang Đăng từ Hán sang Việt nằm ở“Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh”.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.