Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trần Thị Bông Giấy
Phượng Các
#1 Posted : Wednesday, December 8, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Trần Thị Bông Giấy


Phượng Các
#2 Posted : Monday, December 13, 2004 6:47:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Kiến Thức Văn Chương

Trần Thị Bông Giấy



Tại Pháp, không hình thức văn chương nào lại bị công kích tàn nhẫn như loại văn phê bình. Những nhà phê bình Pháp thường được đưa lên bàn mổ bằng luận điệu đầy khinh bỉ, cũng giống như các nhà phê bình Anh và Mỹ đã bị. Sartre từng gọi những nhà phê bình là "người canh giữ nghĩa địa." Thế nhưng, công việc phê bình thì rất cần thiết trong sự tìm đạt tới mục đích của văn chương. Ở Pháp, hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 là thời kỳ nẩy sinh ra nững nhà phê bình sáng chói: Péguy, Valéry, Claudel và Gide. Ngoài những tác phẩm bậc thầy, bốn văn thi sĩ này còn đóng góp thêm vào nền văn học Pháp những tiểu luận phê bình quan trọng. Các tác phẩm của Corneille và Hugo được Péguy định giá và diễn dịch lại trong tập Victor-Marie, Comte Hugo (1910). Valéry, trong nhiều trường hợp, tự phân tích nguồn gốc các bài thơ và nghệ thuật thi ca của chính mình. André Gide, trong những tiểu luận (Incidences, 1924; và Interviews Imaginaires, 1942) và trong tập Nhật Ký, đã đặt đích nhắm, hướng vào thị hiếu văn chương của hai thế hệ. Phần Claudel, cuốn Art Poétique (1907) lại là một bản tuyên ngôn đặc biệt, thêm những tiểu luận ông viết về Baudelaire và Mallarmé càng đáng lưu ý hơn (Positions et Propositions, 1928 và 1934).

Kể từ thế chiến II, các tiểu luận và các bài tường thuật của những nhà phê bình chuyên nghiệp nổi danh như Maurice Blanchot, André Rousseaux, Thierry Maulnier, Gaetan Picon, Claude Roy, Maurice Nadeau, Robert Kanters lần lượt xuất hiện trên các tuần báo văn chương và các tạp chí định kỳ. Một điều đáng nói là từ những bài viết của họ mà cái truyền thống bút chiến văn chương hiển nhiên không còn nữa. Những tranh cãi dữ dội của thời trước giữa phái Cổ Điển (Classicism) và phái Lãng Mạn (Romantism), hay giữa phái Lãng Mạn với phái Biểu Tượng (Symbolism) hầu như biến mất cả. Trên lối vào văn chương, những nhà phê bình mới này không lưu tâm bàn cãi tới cách diễn đạt, thai nghén một tác phẩm nghệ thuật, mà chỉ chú trọng đến cái mục đích của nhà văn trong việc nhắm thẳng vào đời sống con người. Dẫu vẫn biểu lộ sự thích thú về kỹ thuật, nhưng trọng điểm thật sự của hầu hết giới phê bình văn chương Pháp ngày nay là muốn tiến gần đến các vấn đề thuộc đạo đức và xã hội. Ngay cả vài trong những tác phẩm hiện đại nổi tiếng nhất (La Condition Humaine của Malraux và La Peste của Albert Camus) cũng rõ ràng là những luận án đạo đức, trong đó tác giả không che giấu một cách quá thận trọng cái chủ đích của mình.

Giới phê bình văn chương bắt đầu trong nước Pháp với các bài viết của Madame de Stael và Chateaubriand đầu thế kỷ 19. Bấy giờ, hai nhà phê bình này không còn dùng phương pháp phân tích tâm lý và đặt để tầm quan trọng trên mẫu mực của một sự tự khảo sát theo kiểu đào tạo của Cơ Đốc giáo thời kỳ trước, mà trong các bài viết, sự phê bình được dùng như một phương tiện để hiểu biết và giải thích về các nhà văn. Những tìm tòi uyên bác trong văn chương được khai sinh và đón nhận. Các lớp dạy phê bình được thành lập trong các đại học đường không bao lâu sau khi các bài viết của Madame de Stael và Chateaubriand xuất hiện, mục đích cố gắng tiếp nối và đào sâu các tác phẩm tiền phong của họ trên một chiều hướng khoa học nhiều hệ thống chính xác hơn.

*/ Sainte-Beuve (1804-1869) trên nhiều mặt đã được thừa nhận là người sáng lập thực sự giới phê bình văn chương hiện đại ở Pháp. Ông vốn là thi sĩ, tiểu thuyết gia và chủ yếu hơn, một nhà phê bình văn chương mà cái hướng nhắm được chú trọng vào sự tìm hiểu và phân tích cá nhân những văn thi sĩ trong nhiều thời đại. Phương pháp của ông là kết hợp khoa học thực nghiệm với cái khả năng diễn giải ngoại thường trong ông. Ở mỗi bài tiểu luận, Sainte-Beuve giải thích một khí chất cá nhân riêng biệt. Ngày nay, những bài phê bình của ông được đánh giá là những xét đoán đầu tiên trên con người trong lịch sử văn học Âu Châu. Ngoài ra, không chỉ cá nhân từng mỗi nhà văn, Sainte Beuve còn đề cập đến những tư tưởng triết học và luật lệ nói chung. Ông gọi những tiểu luận của ông là "một tiến trình đạo đức tâm lý." Phương pháp của ông, như đã trình bày trong tập Les Lundis, tương phản với phương pháp khoa học có hệ thống chính xác của thời Madame de Stael hay Chateaubriand. Tập Port-Royal chủ yếu là một bài nghiên cứu nổi tiếng về một trong những mặt sinh hoạt của xã hội Pháp thế kỷ 17.

*/ Vào cuối thế kỷ 19, giới phê bình văn chương Pháp (có TaineBrunetière là đại diện) tiến triển theo chiều hướng đối nghịch cá nhân với những nhà văn và diễn giả thuộc phái Ấn Tượng (Impressionism) như Jules Lemaitre, Anatole France và Rémy de Gourmont. Nhưng để phản đối cả hai phái này, một nhóm do Gustave Lanson (1857-1934) dẫn đầu, đứng ra thành hình phương pháp phê bình dựa trên khoa học về lịch sử văn chương, đặt nền tảng trên sự tìm tòi những sự kiện có thể xác minh. Những đồ đệ cực đoan của Lanson và các nhà phê bình cực đoan phái Ấn Tượng vẫn tiếp tục xúc tiến những bài bút chiến dữ dội trên hình thức phê bình. Tuy nhiên, những nhà viết tiểu luận văn chương nổi tiếng những thập niên kế tiếp trong thế kỷ 20 đã chẳng bị ảnh hưởng bởi các nhà sử học hay các nhà phê bình phái Ấn Tượng nói trên, mà chính là vào một truyền thống Pháp lâu đời hơn, trong đó Sainte-Beuve chiếm giữ vai trò chính yếu. Đó là truyền thống của các nhà phê bình thuộc chủ nghĩa luân lý, những người thích thú trong sự vói tới các tư tưởng chung, sự khao khát những điều nghịch lý hay tương đồng trong văn chương, sự say mê âm điệu, say mê chiều hướng hay chủ đề của một tác phẩm giá trị. Các bài viết của các nhà phê bình này có thể được xếp loại như "những tiểu luận văn chương."

*/ Sự khai triển của thể loại tiểu luận văn chương này được giúp đỡ và che chở bởi tờ tạp chí định kỳ quan trọng, La Nouvelle Revue Francaise, thành lập năm 1909, dưới sự chủ xướng của André Gide, Jacques Copeau và Jean Schlumberger. Trong tờ này, Jacques Rivière nắm vai chủ bút từ 1910-1925, và Jean Paulhan từ 1925-1940. Đình bản trong khoảng hai thời kỳ Thế Chiến, nó bắt đầu lại trong năm 1945, đổi tên là La Nou- velle Nouvelle Revue Francaise. Trong những năm đầu tiên mới xuất hiện, nó thường xuyên đăng những tiểu luận của Claudel, Gide, Valéry, Péguy, Proust và luôn luôn duy trì được mức độ văn chương cao nhất ở Pháp. Dù rằng không sáng lập bất cứ trường phái văn chương nào, nhưng ngay khởi đầu, tờ La Nou- velle Revue Francaise cho thấy hơi có khuynh hướng đối lập với phái Biểu Tượng (Symbolism) và suốt trong hai thập niên 20 và 30 cũng đã dành những tình cảm đẹp cho phái Siêu Hiện Thực (Surrealism). Dần dần, tờ báo khiến nẩy sinh thêm một "tập thể thợ in văn chương" và thành lập một nhà xuất bản quan trọng, ngày nay được biết dưới cái tên Gallimard, nhà xuất bản chính thức của những người góp phần trong La Nouvelle Revue Francaise. Cũng trong hai thập niên 20-40, nhà Gallimard khai triển được một nhãn hiệu riêng, đóng mọt vai quan trọng trong việc khám phá cho nước Pháp những tác phẩm của các nhà văn ngoại quốc như Chekhov, Conrad, Joyce, Pirandello. Những tiểu luận của chính chủ bút Jacques Rivière được gom góp, in thành tập dưới cái tựa Études (1912), làm rạng danh kiểu mẫu những tiểu luận được ưa chuộng bởi cả nhóm.

Để phù hợp với sự khẳng định trên vài đặc điểm của loại tiểu luận văn chương tại Pháp, trong bài viết này sẽ không đề cập đến những kiểu phê bình không chủ yếu thuộc văn chương. Ví dụ, bài phê bình của các nhà văn, đồng thời cũng là triết gia hay lý thuyết gia như Bergson, Gabriel Marcel, Gaston Bache- lard, Merleau-Ponty, Emmanuel Mounier, Jacques Maritain, Denis de Rougemont, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Georges Bataille, Jean Wahl. Chúng ta cũng bỏ qua các bài viết của các nhà văn sử thuần túy: Guy Michaud, René Jasinski, Jean Pommier, Armand Hoog.
*
*/ Julien BENDA (1867-1956) đã tiến hành trong lịch sử văn chương Pháp một đời dài chiến đấu cho mục đích của chủ nghĩa Duy Lý (Rationalism). Cuộc vận động đầu tiên của ông là trực tiếp chống lại Bergson, triết gia Pháp (1859-1941).

Qua bài viết cay độc tựa đề Le Bergsonisme ou une philo -sophie de la mobilite, (1912), Benda đổ lỗi rằng do bởi ảnh hưởng của Bergson và chủ nghĩa chống lại thuyết duy lý (anti-intellectualism) Bergson đặt ra mà độc giả hiện đại lây nhiễm cái tính bị kích động bởi các tác phẩm văn chương hơn là hiểu rõ chúng. Trong quyển sách nổi tiếng nhất của Benda, La Trahison des Clercs (1927), chữ "clerc" (nhà thông thái) được Benda dùng như một từ đồng nghĩa với "người suy tưởng", qua đó, ông khai triển những chính đề mà "các nhà thông thái" hiện đại đã phản bội lại sứ mạng chiến đấu cho công lý và sự thật ông từng đeo đuổi nhiều năm. Trong La France Byzantine (1945), Benda sắp xếp một hệ thống tấn công đầy đủ trên nhiều nhà văn dẫn đầu thời ấy. Ông đặc biệt phản đối Gide, Valéry, Proust và Giraudoux, những người -với ông- là đại diện cho kẻ thù chính của truyền thống văn chương Pháp hợp lý và rõ ràng. Ông nhìn họ như những nhà văn đối nghịch lại với nền văn minh của thế kỷ 20. Benda phàn nàn: "Văn chương hiện đại thì trống rỗng về tư tưởng và thiếu vắng lý lẽ chính đáng. Nó tránh né diễn tả tư tưởng trong sáng bởi vì muốn lưu giữ các giấc mơ. Đó là loại văn chương đặt để giá trị trên sự diễn tả nhiều hơn trên cái điều nó diễn tả". Những tĩnh từ ông thường sử dụng là "tối tăm", "kiểu cách", "lắm trò" đã làm giảm đi phần nào giá trị của bài viết.

*/ Khoảng thời gian 1909-1933, Alain (Emile CHAR- TIER, 1868-1951) dạy triết tại Lycée Henri IV, Paris. Nhiều vị trong số các học trò ông bị ảnh hưởng sâu đậm bởi ông, trở thành nhà văn nổi tiếng, giáo sư, hay người cầm quyền cai trị trong chính quyền Pháp. Mỗi bài tiểu luận của Alain thường kéo dài một trang, luôn luôn bắt đầu bằng một chi tiết tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng sau đó được khai triển bên trong một đại cương quan trọng. Các tiểu luận ngắn này thường được ông gọi là "câu chuyện nhỏ." Qua bộ sưu tập "các câu chuyện nhỏ" với những đề tài không liên hệ gì nhau và từ hai bài nghiên cứu trên Stendhal và Balzac, sự ngờ vực của Alain theo các triết gia chuyên nghiệp thì rõ ràng mạch lạc cũng bằng như sự biệt đãi ông dành cho các nhà văn và thi sĩ. Học thuyết của ông đặt nền tảng trên "nghệ thuật vị nghệ thuật", như Valéry và Parnassian (một trường phái nhà thơ Pháp ở thế kỷ 19) đã chủ trương. Với ông, nghệ thuật thoạt khai sinh từ cảm xúc và đam mê, nhưng được un đúc và cấu thành bởi tư tưởng và công lao khó nhọc. Alain là một nhà luân lý theo chủ nghĩa duy thực, đã ước lượng được sự giới hạn của đầu óc con người. Trong tôn giáo, ông biểu tỏ nên là một kẻ hoài nghi; trong chính trị, một người theo chủ nghĩa hòa bình; và trong văn chương lại là một nhà thẩm mỹ học. Những năm về sau, học thuyết của Alain đã được kế tục bởi những bậc thầy mới như Malraux và Sartre. Với giới độc giả trẻ ở Pháp, kiến thức của Alain được nhìn nhận như một sự vượt quá, nhưng tính lạc quan của ông lại bị xem như vô lý trong một thế giới đang xuất hiện quá nhiều những nhà tư tưởng với những ý nghĩ đang đi đến gần mép bờ thảm họa, tai ương.

*/ Bergson gọi Albert THIBAUDET (1874-1936) là nhà phê bình số một kể từ sau Saite-Beuve. Ngay bước đầu nghề nghiệp, Thibaudet đã tỏ ra là một người ngưỡng mộ các tư tưởng của Bergson. Trong 20 năm kế tiếp, Thibaudet nắm vai trò là một trong những tay viết phê bình văn chương chính yếu của tờ La Nouvelle Revue Francaise. Ông được huấn luyện thành một nhà sử học, một nhà xã hội học và một nhà địa lý học. Phương pháp phê bình của ông thuộc truyền thống Sainte-Beuve, gồm những ký sự hay tiểu luận được viết ra trong sự phối hợp giữa chủ thuyết ấn tượng và những hiểu biết uyên bác riêng ông. Ông có khuynh hướng phân loại các nhà văn theo từng lãnh vực và thế hệ. Ông cũng giải thích các tác phẩm văn chương theo một quan điểm tổng hợp và bởi cái công dụng thông thường của phép suy loại (analogy). Tác phẩm tiền phong của ông viết về Mallar- mé, La Poésie de Stéphane Mallarmé (1912), đã không hề bị lỗi thời, bất chấp số lượng rộng lớn những sách viết về Mallarmé chào đời sau đó. Một quyển khác, Gustave Flaubert (1922) vẫn là một trong những cuốn nghiên cứu hay nhất về nhà tiểu thuyết lừng danh này. Trong Réflexions sur le Roman (1938), có vài lý thuyết và quan điểm của Thibaudet được độc giả cảm thụ sâu sắc. Sự khích động trí tò mò của độc giả trong quyển Histoire de la litérature francaise depuis 1789 (1936) cho thấy sự vượt trội hơn so với một quyển thông thường viết về lịch sử văn chương.

*/ Charles DU BOS (1883-1939) là kiểu mẫu phê bình mà toàn thể cuộc đời ông hợp nhất với những quyển sách đã đọc và các tiểu luận viết về những tác giả ông ưa thích. Ông không trình bày một học thuyết đặc biệt nào. Ông yêu văn chương với một đam mê vĩnh cửu, bỏ suốt cuộc đời để đọc không ngừng những tác giả ông ưa thích cho đến khi đạt tới sự thấm nhuần hiểu biết về tác phẩm họ. Bởi ý nghĩa của cách đọc sách đặc biệt ân cần này mà Du Bos có khả năng để lãnh hội và dẫn giải mọi ngõ ngách trong các sáng tác văn chương. Rất sớm, xuyên qua hai phần đầu đã đọc, năm 1921, Du Bos đã đoán biết toàn thể dàn bài sẽ được Marcel Proust viết ra trong bộ tiểu thuyết À la recherche du temps perdu về sau.

Bảy tập trong bộ tiểu luận của Du Bos đã xuất hiện dưới cái tựa khiêm nhường Approximations (1932-39) (Những phỏng chừng). Trong chỉ một trường hợp duy nhất Du Bos mới tấn công một nhà văn. Ông là bạn thân của André Gide nhưng ông tiến hành một cuộc tranh cãi về luân lý với Gide trong bài Dialogue avec André Gide (1927). Trong tập Nhật Ký -cũng hay như bộ Approximations- Du Bos trình bày cho thấy tình cảm và sự thấu hiểu ông dành cho những tác giả ông ưa thích: Amiel, Constant, Baudelaire, Keats, Shelley, Tolstoi, Chekhov. Trong mỗi tiểu luận đều có phơi tỏ sự đồng cảm của ông riêng biệt với từng tác giả. Đọc sách là một sự trau giồi tâm hồn, Du Bos luôn nhận định như vậy. Và cuộc đời được ông nhìn suốt qua lăng kính của các tác giả mà ông nghiền ngẫm.

*/ Cái danh xưng "nhà phê bình của các nhà phê bình" thường được áp dụng cho Jean PAULHAN (1884-1968), người đảm đương chức giám đốc của La Nouvelle Revue Francaise kể từ khi Jacques Rivière qua đời, năm 1925. Đặc biệt bận tâm với những vấn đề thuộc về ngôn ngữ và thi ca, Paulhan là một nhà phê bình gay gắt khó chịu mà những tiểu luận của ông được gom thành một tập, Les Fleurs de Tarbes (1941), chính yếu tấn công vào giới văn chương đương thời. Cái tựa bí mật phát xuất từ một dấu hiệu đặt tại cổng vào của một công viên ở Tarbes, nói rõ rằng: "Tất cả các loại hoa đều bị cấm không được mang vào công viên." Paulhan đã giảng giải rõ điều này trong một bài viết. Ông thường phàn nàn: "Các nhà văn hôm nay đều trở thành triết gia, nhà đạo đức và người lãnh đạo tinh thần nhiều hơn là những nhà sáng tạo cái đẹp." Paulhan đã đóng một vai quan trọng trong công việc tranh đấu cho quyền tự trị của văn chương, không để bị vướng mắc bởi luật lệ hay luân lý thông thường. Qua các tiểu luận, ông kiên trì bảo vệ và bênh vực cho sự trong sạch của các nhà văn. Về sau, trong bài giới thiệu nổi tiếng cho tác phẩm Les Infortunes de la Vertu (1791) của Marquis de Sade, Paulhan bày tỏ nỗi tôn sùng thật sự cho nhà văn Pháp thế kỷ 18 này. Vai trò "nhà phê bình của các nhà phê bình" đặc biệt được chứng tỏ trong Petite Préface à Toute Critique, qua đó Paulhan không ngần ngại quở trách những nhà phê bình trong lỗi lầm của họ đổ xuống trên các nhà văn đương thời. Ông nhắc đến những tác giả nổi tiếng thế kỷ 19 từng là những nạn nhân của giới phê bình Pháp: Balzac, Baudelaire, Lautréamont, Rimbaud.

*/ Với André MALRAUX (1901-1976), sự nghiệp văn chương trải qua một tiến trình khai triển kỳ dị và phức tạp. Trước thế chiến II, địa vị ông được xây dựng vững chắc như một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của Pháp mà các tác phẩm mô tả bức tranh xã hội rộng lớn, La Condition Humaine và L'Espoir đã trình bày cho thấy một thế giới bị xé nát bởi những người gây tai ương tệ hại nhất. Trong thế chiến II và lập tức sau đó, danh tiếng ông tàn dần, (có lẽ ở Pháp nhiều hơn ở Mỹ), phần lớn do từ những quan hệ chính trị của ông với De Gaulle. Nhưng rồi, trong năm 1948 xuất hiện bộ hai tập Psychologie de l' Art (về sau đổi tựa thành Les Voix du Silence). Một cách chắc chắn, đó là một trong những quyển sách quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Vượt quá khuôn khổ một tác phẩm phê bình nghệ thuật hay viết về lịch sử nghệ thuật, Malraux là nhà văn Pháp gần như duy nhất cho thấy đã hiểu cặn kẽ gần hết mọi nghệ thuật của các tác giả lừng danh ở Pháp (như Diderot, Stendhal, Baudelaire, Taine, Alain, Valéry). Quyển sách đã bắt lại cho Malraux một chỗ đứng kính trọng cao trong tâm hồn giới trẻ. Họ đọc nó như một bản thánh ca về tình yêu đối với thế giới nghệ thuật. Trong nghệ thuật, Malraux tin tưởng rằng cuộc tranh đấu phải bắt đầu ngay từ bước khởi thủy của sự sáng tạo. Một nghệ sĩ trẻ thoạt tiên sẽ bắt chước một bậc thầy; kế tiếp là sẽ phản ứng chống lại bậc thầy ấy và sau đó sẽ tự sáng tạo cho mình một kiểu thức nghệ thuật riêng. Ông đặc biệt ưa thích những người “cách mạng”, tỉ như Goya, Manet hay các nhà điêu khắc Thiên Chúa giáo. Ông có khuynh hướng cảm nhận và nhấn mạnh đến cả hai mặt xúc động và bi thảm trong từng mỗi tác phẩm nghệ thuật. Malraux đề cao những họa sĩ miêu tả những khuôn mẫu thấp kém nhất của xã hội (ví dụ Frans Hals, họa sĩ Hòa Lan, 1583-1666, các người mẫu của ông thường thuộc giới bình dân). Trong quyển sách, Malraux cũng bàn rộng trên chủ đề rằng chỉ họa sĩ mới là người làm sống mãi được hình ảnh các vị hoàng thân hay các con người danh tiếng đã biến mất khỏi thế gian. Ông hoàn toàn đồng ý với Valéry khi viết: "Nguyên thủy, một họa sĩ không phải là người yêu các bức tranh."

Psychologie de l' Art, quyển sách dài trình bày nghệ thuật tâm lý, được viết ra trong kiểu thức phong phú, hầu hết giống cách viết của Bossuet (1627-1704, giám mục và cũng là nhà văn Pháp), rất đáng được đòi hỏi phải có trong công việc nghiên cứu nghệ thuật. Trong đó, nhiều vấn đề về văn chương được đề cập (ví dụ như đoạn diễn tả về sự cảm xúc của khán giả khi xem vở Oedipus). Với Malraux, sự góp phần tham dự vào công việc sáng tạo nghệ thuật có thể so sánh với sự lao mình vào một tai họa nào đó. Tuy nhiên, Malraux cũng tin rằng, nghệ thuật tiết lộ cho con người một phương cách bí mật để chiếm hữu thế giới. Ông nhìn người nghệ sĩ như một kẻ sáng tạo lại một thế giới mới, hoặc sửa cho đúng, sắp đặt lại hoàn chỉnh hơn tác phẩm của đấng Hóa Công.

Chủ đề trong Psychologie de l' Art là sự bảo vệ cái Đẹp và tài năng nhân loại. Trong tập đầu tiên, Malraux đưa ra lý thuyết rằng nghệ thuật luôn luôn làm nẩy sinh trong con người hai niềm tin:
1/ Con người chính là kẻ kiềm chế những bí mật của thế giới. Trong loại nghệ thuật như vậy, Hy Lạp và thời kỳ Phục Hưng biểu tượng cho hình ảnh chiến thắng của con người.
2/ Sự vĩ đại của thế giới luôn luôn kiềm chế và tiêu diệt được con người. Trong trường hợp này, con người phải sống trong sự thỏa thuận phù hợp với những kinh hoàng tạo ra từ thiên nhiên.
Tập thứ hai của bộ Psychologie de l' Art đương đầu với một loại nghệ thuật chứa đựng cả hai niềm tin nói trên, thể như nghệ thuật thời Trung Cổ. Trong loại nghệ thuật này, Malraux nghiên cứu sự liên hệ giữa con người và thần thánh, đặc biệt, những thể thức nghệ thuật đó lại là đại diện cho một sự hài hòa giữa cả hai phía với nhau. Cuốn thứ hai này tóm gom lại nhiều ý tưởng của Malraux, phô bày niềm tin của riêng ông rằng "Thiên tài không thể tách rời khỏi những gì mà họ được sinh ra, giống như lửa thì không thể tách rời khỏi những gì nó đốt cháy." Tuy nhiên, từ đầu đến cuối tập này, Malraux cũng phơi tỏ cho thấy sự thù địch của ông đối với thực tế. Ông nhấn mạnh đến tính chất độc đáo của kỹ thuật, qua đó, người ta có thể nghĩ ngay đến những bản văn tố giác rất đúng kiểu thức Malraux: Les Conqué- rants, La Condition Humain, L' Espoir.

Viết về nghệ thuật cũng tuyệt diệu như viết tiểu thuyết, Malraux đưa ra những hình ảnh lâm ly và cả những thảm họa làm xúc cảm được người đọc. Trong cả hai tập, có nhiều chi tiết đáng kể được trình ra trong hình thức những tiểu luận cô đọng. Ví dụ đoạn nói về bức tranh "Chúa Jésus đang đuổi những người cho vay lãi ra khỏi đền thánh" của Goya; những trang về Giotto; đoạn xác định về "kiểu thức" mà Malraux nhận xét như một sự rập khuôn lại thế giới bằng những giá trị của nghệ sĩ đã sáng chế ra nó; đoạn nói về sự phân biệt giữa một nghệ sĩ và một thợ thủ công, (một nghệ sĩ như Rubens hay Cézanne sáng tạo kiểu thức; một thợ thủ công chỉ là người mô phỏng lại kiểu thức ấy); những đoạn về sự quan hệ giữa nghệ sĩ và thế giới sự vật (ví dụ Tintoretto vẽ những người thợ lặn Venetian trong vai trò các thiên thần).

Trong Psychologie de l' Art, đề cập đến nghệ thuật nhiều thời đại, Malraux cho thấy một sự hiểu biết ngoại thường của riêng ông về con người và định mệnh những thiên tài nhân loại. Bằng giọng văn mạnh mẽ, ông thuyết phục độc giả rằng: "Một sáng tác nghệ thuật là một bằng cớ rõ rệt chứng minh cho sự bí mật của cuộc sống chúng ta". Tài hùng biện đầy khí lực, làm rung động độc giả của ông, biểu lộ rõ rệt nhất trong những đoạn trình bày sự liên hệ giữa con người và thần thánh. Một ý tưởng được ông nhắc đi nhắc lại mãi là "Nghệ thuật không bắt chước cuộc đời, mà chính là nó đã khám phá ra cuộc đời". Với ông, nghệ sĩ là những người đem lại cho nghệ thuật sự bất tử qua các sáng tác của họ. Hoặc nếu không đạt đúng được sự bất tử thì ít nhất, cái hơi hướm bất tử sẽ vẫn phảng phất trong những sáng tác nghệ thuật. Rõ ràng tính bất diệt và tư tưởng về cái chết cứ mãi ám ảnh Malraux. Ông đã viết: "Con người là một con vật biết rằng nó sẽ phải chết." Nhưng ông cũng cho rằng, chỉ nghệ thuật, giống như một sự tái tạo thế giới, mới có thể cung cấp cho con người niềm tin rằng hắn đang mang trong chính hắn một nguồn năng lực vĩnh hằng.
Cũng nhờ sự nhiệt tình tỏ lộ rõ rệt trong quyển sách mà Malraux được hầu hết giới trẻ ở Pháp thập niên 20-40 xem như nhà dìu dắt tinh thần vĩ đại, kể từ sau thế chiến II.

*/ Maurice BLANCHOT (1907-1985) trong hai bộ tiểu luận quan trọng, Faux-Pas (1943) và La Part du Feu (1949) thì không xét đoán các tác giả, cũng chẳng làm những so sánh giữa các tác giả. Ông không cố gắng đặt để họ trong lịch sử văn chương. Ông chỉ quan tâm theo nền tảng và nguyên gốc của văn chương trong các quyển sách được nhiều tác giả viết ra và nhiều độc giả đọc chúng. Những tác giả được ông dành cho tình cảm mạnh mẽ là những người đã đặt ra những câu hỏi về mục đích của văn chương: Kafka, Holderlin, Mallarmé, Gide, Sartre; hoặc những người khi viết, đã cố tạo nên trong cách viết của họ một giá trị vượt quá mọi diễn tả thông thường: Rimbaud và Lautréa- mont.

Blanchot, một trong những người sâu sắc uyên thâm nhất trong số những nhà phê bình mới, đã tỏ ra rất thích thú trong sự phân tích những mâu thuẫn và ý kiến đối nghịch của văn chương. Trong tiểu luận Droit à la Mort (đăng trong tập La Part du Feu), Blanchot bàn luận đến sự cao quý của ngôn ngữ trên cả hai mặt phủ định và quyết định trong cuộc đời này.

*/ Emile Michel CIORAN (1911-1995) nhà viết tiểu luận và cũng là triết gia gốc Romani. Tập Précis de Décomposi- tion (1949) của ông là một diễn tả toàn thể triết lý hư vô. Một sự thất vọng không nguôi thâm nhập trong ông, khiến ông hoài nghi và từ chối bất cứ thực tế xã hội hay luân lý nào. Trong những bài viết, Cioran đặt để thế giới trên sự xét xử và kết án nó. Ông kêu rằng số phận con người sinh ra là để tàn rụi với các lục địa và các vì sao. Và ông viết: "Sự phân hủy điều khiển luật lệ cuộc đời." Là nhân chứng sản sinh từ một chủ nghĩa bi quan đen tối, Cioran đã tiên tri đến điều một sự tự sát tập thể của thế giới sẽ phải xảy đến trong tương lai. Với câu hỏi "Tại sao con người cứ mãi tiếp tục sống?", ông tỏ ra nghi ngờ về giá trị của tôn giáo, triết học và lịch sử. Ông gọi các nghệ sĩ sáng tạo là những kẻ hèn nhát và cũng là nạn nhân thời đại. Trong tập Précis de Décompo- sition, ngôn ngữ diễn tả về sự thất vọng được ông bày tỏ tuyệt diệu bằng giọng văn thuần khiết, ngắn gọn và súc tích.

*/ Với các nhà nghiên cứu văn học sử Pháp, sự tìm biết về Marcel PROUST (1871-1922) từng gặp thuận tiện lớn lao bởi quyển sách tuyệt diệu của André Maurois, À la recherche de Marcel Proust (1949). Ngoài ra, trong thời gian ấy, hai tác phẩm rất quan trọng của Proust cũng được xuất bản dưới sự giúp đỡ nỗ lực của Bernard de Fallois.

Quyển thứ nhất, Jean Santeuil (viết trong khoảng 1896-1904, nhưng mãi đến năm 1952 mới được xuất bản). A la recher- che du temps perdu mãi về sau mới được hoàn tất, nhưng ngay từ trong Jean Santeuil, Proust đã cho thấy chính mình là một thiên tài trong sự phân tích minh mẫn và tế nhị về tình cảm con người; cũng là sở hữu được một trí nhớ kỳ diệu. Trong A la recherche du temps perdu, Proust kể về thời thơ ấu của mình (có những cảnh thân mật của một đứa trẻ quá nhậy cảm sẽ không chịu đi ngủ nếu không được mẹ hôn), về tuổi thiếu niên khi ông yêu một cô gái gặp trong Champs-Élysées, cô gái mang định mệnh trở thành nhân vật Gilberte trong phần cuối của A la recherche du temps perdu, và về sự thành công xã hội ban đầu của ông.

Quyển thứ hai, Les Chroniques, từng xuất hiện quần chúng năm 1927, nhưng phải đợi đến năm 1954 mới được Ber- nard de Fallois bảo trợ xuất bản thành sách dưới tựa đề được sửa lại là Contre Sainte-Beuve suivi de Nouveaux Mélanges. Đó là một tập gồm các tiểu luận văn chương mà trên cả hai mặt phân tích và nhận xét văn chương đều mang giá trị sáng chói như nhau. Nó cũng là quyển sách chống trả lại với những lời được xuất bản hằng năm ở Pháp rằng: "Các nhà phê bình chỉ là những người không thể sáng tạo và là những ký sinh sống bám so với những nhà sáng tạo thật sự." (Rõ ràng, ngoài những bài phê bình sắc bén đăng trong quyển này, Proust còn sáng tạo được những tác phẩm văn chương có tầm vóc lớn).

Nhiều trang trong quyển Contre Sainte-Beuve có thể được nhìn như những bài phê bình giá trị, đặc biệt các trang nói về hội họa của Elstir, các quyển sách của Bergotte và các sáng tác âm nhạc của Vinteuil. Riêng bài viết mang cùng cái tựa Contre Sainte-Beuve chiếm đến 96 trang trong toàn tập, qua đó, Proust bàn luận về Nerval, Baudelaire và Balzac, ba tác giả được Proust nhận định rằng đã từng bị hiểu sai và đối xử bất công bởi Sainte-Beuve. Cấu trúc trong bài tiểu luận này được Proust dùng theo hình thức một câu chuyện đàm thoại giữa ông và mẹ ông; những lời ông phàn nàn với mẹ chính là những lời chống đối lại phương pháp phê bình của Sainte-Beuve. Một cách chính thức, Proust từ chối sự dẫn chứng bằng tư liệu trên cuộc đời của các tác giả. Proust tin rằng, một sáng tác văn chương là sản phẩm của một bản ngã hoàn toàn khác biệt với cái tự ngã mà tác giả thường phô bày qua những thói quen và trong đời sống xã hội hằng ngày.

Tuy nhiên chính Proust cũng đã tỏ ra bất công với Sainte -Beuve khi làm cuộc tấn công chung chung như thế. Không cứ Nerval và Baudelaire hay Mallarmé -những người cùng thời với Sainte-Beuve, mà ngay cả nhiều thi sĩ thế kỷ 16, 17 và 18 cũng được Sainte-Beuve đề cập một cách thích đáng trong các tiểu luận phê bình của ông. Dẫu thế, nhờ các bài của Sainte-Beuve mà tác phẩm Sylvie của Nerval và Les Fleurs du Mal của Baude- laire đã được bán chạy; và ngày nay cũng nhờ Contre Sainte-Beuve của Proust mà chúng càng được bán chạy hơn.
Contre Sainte-Beuve suivi de Nouveaux Mélangés không chỉ là một sự góp phần trong văn chương phê bình ở Pháp với quan điểm rộng lượng dành cho phái Biểu Tượng và quan điểm ít khoan hồng hơn dành cho Balzac, người mà Proust luôn luôn tỏ ra không thích (có lẽ vì Balzac quá gần với Proust trong vai trò một tiểu thuyết gia?), mà nó còn được xem như một tác phẩm đồng hành quan trọng với A la recherche du temps perdu.

*
*/ Giới nhà văn Pháp hiện đại chỉ mới bắt đầu hợp nhất từ sau những năm bị chi phối bởi phong trào kháng chiến và trải qua kinh nghiệm tàn khốc trong những trại tập trung Đức Quốc Xã. Chẳng bao lâu sau cuộc giải phóng, trong tháng 12/1946, mở đầu cuộc họp của UNESCO ở Paris, André Malraux đọc một bài diễn văn rất quan trọng, nhắc lại câu nói của Nietzche vào cuối thế kỷ 19 đã làm bàng hoàng cả thế giới khi tuyên bố rằng "Thượng Đế đã chết." Tiếp tục bài diễn văn, Malraux nói: "Ngày nay chúng ta phải đối diện với vấn đề rằng con người có đã chết hay không?" Nhiều nhà tư tưởng Âu Châu đang tự hỏi không biết cái kinh nghiệm chấn động về những cuộc tàn sát tập thể xảy ra trong thế chiến II vẫn còn tồn tại trong tâm trí người dân Tây Phương, liệu có thể làm mất đi hiệu lực sáng tạo nghệ thuật hay chăng? Sự đau khổ dữ dội mà nhiều người đàn ông lẫn đàn bà ngày nay phải gánh nhận thật quá khác biệt với sự đau khổ tinh thần của Pascal, hay cái đam mê của Phèdre (nhân vật trong bi kịch Phèdre của Racine, 1677), hoặc chính ngay nỗi đau khổ nguyên thủy của Victor Hugo. Có thể nói rằng bộ mặt của con người thời đại bị biến đổi nhiều bởi sự đau khổ quá độ, đến nỗi họ không thể trở thành một chủ đề thú vị cho nghệ sĩ. Bức tranh lớn, Guernica của Picasso trình bày sắc mặt và hình dáng con người bị méo mó đi dưới sức công phá liên minh của sự thống khổ và cái chết. Cuốn Les Jours de notre mort (1947) của David Rousset là một trong những tiểu thuyết xuất sắc về trại tập trung. Trong La Peste của Camus, cả thành phố tự nó biểu trưng như một trại tập trung vĩ đại. Những kẻ sát nhân, dù có tội hay vô tội, cũng từng được nghiên cứu, phơi bày một cách ngoại lệ trong văn chương hiện đại. Nhân vật Julien Soret trong tác phẩm Le Rouge et le Noir của Stendhal có lẽ là tổ tiên của một đội ngũ nhân vật rộng lớn trong các tiểu thuyết ngày nay: L' Étranger của Camus, Brighton Rock của Graham Green, Moira của Julien Green, Phiên Tòa của Kafka.

Những chủ đề như thế trong thời kỳ phong trào kháng chiến thì không được sáng tạo theo bất cứ trường phái văn chương nào. Thực sự, dù cho với những cương lĩnh đáng chú ý của phái Siêu Hiện Thực (Surrealism) trong thập niên 30 và phái Hiện Thực (Existentialism) thập niên 40, nền văn chương thế kỷ 20 vẫn biểu thị rõ rệt một sự thiếu vắng những nhịp chuyển động văn chương có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. Không gì ngày nay có thể so sánh được với những trường phái văn chương Lãng Mạn (Romantism) hay Biểu Tượng (Symbolism) thế kỷ 19. Văn chương thế kỷ 20 ở Pháp cũng phong phú chẳng kém gì trong thế kỷ 19, nhưng lại quá rối rắm, hỗn loạn. Trên sự tìm kiếm một giá trị trí thức và đúng lề thói, văn chương hiện đại đã lớn dậy bên trong sự định giá về nghệ thuật phê bình. Khía cạnh này, có thể gọi rằng phong phú. Bốn bậc thầy đã chế ngự phân nửa thế kỷ: Proust, Valéry, Gide và Claudel. Thêm André Breton và những người phái Siêu Hiện Thực nói chung. Luôn Mauriac và những nhà văn Thiên Chúa Giáo đã dâng hiến tài năng trong các bài phê bình để mong đạt tới một sự giải thích và nhận định hoàn hảo hơn trong lãnh vực sáng tác văn chương.

Sự thật, rất khó để vạch ra một tác phẩm nào được cảm hứng trực tiếp từ những cảm xúc đột ngột mang tính cách thời đại. Proust và Gide chủ yếu viết về lịch sử của đầu óc và sự cảm xúc riêng họ. Giống như Rimbaud, những nhân vật của Saint-Exupéry, Mauriac, Julien Green thì cô đơn; thỉnh thoảng cũng cô đơn luôn trong những chuyến phiêu lưu, những việc nguy hiểm bất ngờ. Điều này đúng cả với những nhân vật của Bernanos (nhà văn Pháp, 1888-1948), người đã dạy (nhiều hơn bất cứ giáo điều Cơ Đốc nào) về những chia xẻ cảm thông trong sinh hoạt các vị thánh.

*/ Cái chết của Antonin ARTAUND năm 1948, xảy ra sau 9 năm lưu trú trong nhà thương điên, đã gợi sự chú ý về trường hợp cô đơn đặc biệt của ông và luôn cả bài tiểu luận sôi nổi ông viết về Van Gogh, người mà ông gọi là "tự sát vì xã hội." Trong sự diễn giải chứng điên của Van Gogh cũng như về một tâm hồn nghệ sĩ bị trĩu nặng bởi xung lực sáng tạo, Artaund đã cung cấp cho độc giả một tài liệu quan trọng trên "cái nhìn của một nghệ sĩ hiện đại hướng về một nghệ sĩ hiện đại khác." Trong phần giới thiệu điểm chính yếu của bài viết, Artaud so sánh Van Gogh với Gauguin. Gauguin tin rằng "bổn phận người nghệ sĩ là tìm kiếm một biểu tượng quan trọng cho nghệ thuật và làm lớn rộng nó cho đến khi nào nó tạo thành một tưởng tượng." Nhưng còn Van Gogh lại tin rằng "tính chất xác thực của hầu hết mọi sự vật trong đời đều vượt cao hơn bất cứ câu chuyện thần tiên hoặc thần thánh nào." Những trang của Artaund luận về hành động bất thường của thiên tài dễ làm phẫn nộ độc giả, và các lý do chung quanh cái chết Van Gogh rõ ràng giống như một bản truy tố xúc động trên thời đại nhà nghệ sĩ thiên tài đã sống qua.
*
*/ Mỗi tác phẩm văn học chỉ sở hữu một tầng cấp nhỏ trong sự khai triển chiều hướng đầy ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều của văn chương. Gide và Valéry hiểu lẽ này và cũng hiểu cả cái vận mệnh của văn chương. Họ biết rằng một tác giả sẽ không bao giờ có thể tự hợp nhất hoàn toàn...
Phượng Các
#3 Posted : Monday, December 13, 2004 6:49:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Trân Sa (trích)
Trần Thị Bông Giấy


Vì có những lúc anh yêu em
Em cảm ơn anh!
Và em ước mong rằng ở nơi khác
Anh sẽ được sung sướng hơn
(thơ Romain Roland)



Đã năm buổi chiều rồi không gặp Nguyễn. Mỗi ngày tôi vỗ về thêm trong đầu một chút ý niệm cách xa. Tự nhủ, không thể nào làm dừng lại thời gian để tìm về những ngày tháng cũ thì thôi vậy!
Đêm qua tỉnh giấc nửa khuya, chợt nhớ rằng đã mất Nguyễn, lòng bỗng nghe vô vàn nhói buốt. Tôi nhớ từng chút một về chàng, hai bàn tay dài, đôi mắt lớn, cái giọng đọc thơ sang sảng, nét viết chữ Nho sắc sảo... Đêm khuya trong bóng tối, tôi đã không ngờ rằng mình đau đớn đến vậy. Cái hốc trống tâm hồn được dịp đào sâu, sâu ra hơn.
Tôi nghĩ đến một chuyến đi xa để tìm quên lãng. Đó là điều tôi vẫn làm sau một cuộc tình tan vỡ. Nhưng đồng thời lại cũng muốn giam mình trên căn gác, chép cho xong các cuốn truyện Trân Sa vào cuốn carnet, như một sứ mạng được giao, trước khi dìm sâu mọi kỷ niệm dưới bờ dĩ vãng.
Sự chia tay nào cũng buồn, nhưng sao trong lần chia tay này lại chứa đầy nỗi niềm tuyệt vọng? Linh cảm rằng Nguyễn vẫn còn yêu tôi nhiều lắm, và đâu đó trong cái không gian gần gũi hay xa cách, chàng cũng đã khóc, như 5 đêm qua tôi từng nức nở với riêng mình.
Lâm Đồng và chị Huệ thắc mắc vì lý do xa nhau của chúng tôi. Tôi không biết cách nào giải thích? Thật không có lý do gì cho ra lý do như những cặp yêu nhau khác, mà, giữa chúng tôi, sự xa nhau (giống như từng đã có nhau trong đời trước đó) chỉ là một nỗi đương nhiên để chẳng cần phải khởi đi từ những lý do.
Buổi xế trưa, sau cơn mưa thật lớn, tôi cùng chị Huệ và nhóm Lâm Đồng đi ăn nghêu ở đường Trương Tấn Bửu. Khi ghé tạt về nhà thì hay là Nguyễn có đến tìm một giờ trước đó. Lạ lùng thật! Vậy mà tôi tưởng chàng đã lên Dalat sáng nay?
Đi bộ ngang trường đại học Vạn Hạnh, chúng tôi nhìn thấy Nguyễn đang ngồi vắt vẻo một mình trên thành balcon của lớp, chiếc xe gắn máy dựng cạnh bên, mặt hướng về phía cầu Trương Minh Giảng. Lòng tôi se lại vì sự cô đơn quá đỗi trên dáng cách chàng khi ấy. Nhiều lần, bạn bè đưa ra nhận xét: "Nguyễn như dường mất trí?" Tôi không tin như vậy. Chỉ mới 24 tuổi, nhưng ý nghĩ dồi dào, đầu óc sáng láng, đôi lúc Nguyễn làm tôi kinh ngạc theo tư chất thông minh của chàng trên nhiều nhận định riêng.
Những ngày mới yêu tôi, Nguyễn hiển nhiên là một thanh niên có bề ngoài thanh lịch, nói năng trầm tĩnh. Nhưng càng lúc chàng càng như biến thể, áo quần lôi thôi, dáng điệu buồn bã. Đi bên chàng, tôi trang phục đẹp đẽ nhưng chưa bao giờ phải thắc mắc vì cái vẻ xốc xếch của chàng. Tôi hiểu chiều sâu tâm hồn chàng, trân trọng cái dáng nhẹ nhàng lãng đãng và yêu chiếc áo kaki nhầu nát thường ngày chàng vẫn mặc khi đi uống rượu với tôi.
Tuy nhiên, chiều nay nhìn Nguyễn trong thế ngồi tiều tụy cô đơn, tôi đã tự hỏi: Đây phải chăng là con người bấy lâu tôi từng yêu dấu? Có phải Nguyễn điên như lời bạn bè thường nhận xét? Tôi có mang trách nhiệm nào trong sự thay đổi của Nguyễn ngày nay không? Một tình cảm xót thương tràn ngập trái tim khi tôi tự đặt với mình những câu hỏi như vừa kể.
Tôi đứng nơi cổng trường nhìn Nguyễn. Nguyễn rời chỗ ngồi, uể oải dắt xe ra khỏi khuôn viên. Hơi thở chàng nồng mùi rượu, đôi mắt ươn ướt đỏ như vừa mới khóc.
Đi bên nhau đến quán rượu ông già, Nguyễn hay vụt cười to một cách điên dại. Trong tiếng cười nghe chất đầy những nỗi u uẩn. Xong, lại một mình ngân nga các câu thơ chữ Nho.
Nơi quán ông già, ngồi yên nhìn Nguyễn, tôi vẫn uống đều những sợi rượu vào máu; uống luôn cả nỗi suy tư riêng lẻ. Lòng nghe đau thắt mà nhận ra sự xa lạ vô cùng trong cả tôi lẫn Nguyễn. Từ lâu, tôi vẫn biết, mọi thứ trên đời đều theo thời gian, rơi vào quy luật đào thải. Vậy mà khi sự cuối cùng đưa đến trong cuộc tình này, tôi vẫn không thể giữ cho lòng mình khỏi tái tê.
Buổi hôm nay phải nói là lần đầu tiên tôi tin được rằng tất cả đang đến hồi chấm dứt. Cũng không hiểu do đâu lại nghĩ như thế? Một cái gì đó? Bứt rứt và xa vắng đến độ tôi chỉ biết ngồi cúi đầu uống và suy ngẫm sự phá sản hoàn toàn trong tâm thức. Tôi nhìn Nguyễn, buồn bã, hai mắt hoa lên, đôi môi tê dại.
Hình như không chịu nổi cái nhìn của tôi nên thái độ chàng trông lúng túng hẳn. Chàng cúi đầu hỏi nhỏ:
"Sao Mây lại nhìn Nguyễn như vậy?"
Tôi không đáp, chỉ tự phân tích những tình cảm xao động trong chính mình. Con người yêu dấu này, bao tháng ngày được tôi chọn như một kẻ tri âm để phô bày tất cả mọi nỗi niềm trong trái tim ngập đầy thống khổ, giờ đây sao trở nên thật nghìn trùng xa cách? Tôi hiểu rằng đã đến lúc chúng tôi nhìn nhau như hai người đối diện. Đã đến hồi cả hai không có được cái nhìn về một hướng duy nhất, như trong thời gian cũ, cùng nhìn về một hình ảnh Trân Sa.
Không gian thôi đã ba chiều khép
Chỉ có tâm tư mở một chiều
Cái chiều của tâm tư cũng bị nghẽn luôn từ lúc nào tôi cũng chẳng hay!
Nguyễn cúi nhặt một chiếc lá rơi theo chiều gió, nhìn tôi thật lâu và đọc lên khe khẽ:
"Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Tình vẫn xanh vời vợi..."
Tôi nghe lòng buồn như khóc... Trong óc, cái quyết định bấy lâu càng trở nên mạnh mẽ. Tôi nói nhẹ:
"Ngày mai Mây muốn mời Nguyễn đi uống rượu, một cuộc rượu trang trọng nhất trong các cuộc rượu mình từng uống với nhau dạo trước."
Nguyễn đáp, đôi mắt u hoài thăm thẳm:
"Làm sao Nguyễn nắm chắc được ngày mai của mình?"
Tôi nghe thất vọng chút ít, nhưng kiên nhẫn giải thích:
"Mây đồng ý! Nhưng còn Mây thì sẽ nắm chắc được cái ngày mai của Mây nếu Mây yêu ai chân thật."
Nguyễn kêu lên:
"Vậy ra Mây nghĩ trước nay Nguyễn không yêu Mây chân thật?"
"Không đâu!", tôi lắc đầu, "nhưng Mây chỉ muốn nhắc lại một câu Nguyễn nói đã lâu: 'Chúng mình đừng nên làm một đấng Thượng Đế quyết định sự vui hay buồn cho nhau, trừ phi tình yêu trong Mây hay Nguyễn đã chết'."
Nguyễn gật:
"Vậy thì ngày mai, Nguyễn sẽ đến với Mây."
Nhìn Nguyễn hồi lâu, tôi nói:
"Cuộc rượu ngày mai sẽ là cuộc rượu cuối trong tình yêu này, Nguyễn ạ. Từ ngày mốt, Mây sẽ không còn là của Nguyễn. Mây mong Nguyễn chóng quên Mây trong các cuộc rượu với nhiều người khác..."
Tôi chưa dứt câu, Nguyễn đã la lên, nét mặt chừng như rất đau đớn, nhưng cũng thật cực kỳ ngạo nghễ:
"Không! Mây đừng bận tâm theo Nguyễn. Nguyễn chỉ khoái đi uống rượu lang thang một mình. Còn Mây thì hãy đi uống với bạn bè Mây đi!"
(Càng lúc chúng tôi càng thêm xa nhau!)
Tôi gật:
"Dĩ nhiên là như vậy! Sau này, Mây sẽ đi uống cùng người khác, bắt đầu lại một cuộc tình và một cuộc đời mới. Nhưng ngày mai thì chỉ xin uống với Nguyễn."
Tôi hối hận ngay theo những lời mình khi nhìn ánh buồn đến dại đi đang đổ ập trên đôi mắt Nguyễn. Cố trấn áp nỗi xúc động, tôi tiếp, điệu lãnh đạm, mặt nhìn sang hướng khác:
"Thầy bói coi cho Mây tháng Bảy này..."
Nguyễn ngắt lời:
"Mây sẽ lấy chồng chứ gì?"
Tôi sửng sốt quay lại nhìn chàng. Hình như đây là điều luôn luôn nằm sẵn trong óc Nguyễn như một nỗi ám ảnh, để lúc nào chàng cũng sẵn sàng phóng ra khi có dịp. Dẫu vẫn biết rằng không bao giờ được phép nhận tôi là vợ, nhưng Nguyễn vẫn không muốn nghĩ đến điều tôi tùy thuộc vào một kẻ khác. Nên, sự đau khổ, Nguyễn đã không giấu diếm dưới mắt tôi lúc này khi nhìn tôi lặng lẽ gật đầu xác nhận câu hỏi.
Lòng tôi vang vang rung cảm, nhưng sự nát tan hiện tại cũng sâu dầy quá khiến tôi trở nên muốn tàn nhẫn cùng chàng. Chưa bao giờ trong sáu tháng yêu nhau mà tôi nói đến điều quên lãng chàng bên một người đàn ông lạ. Nhưng chiều nay thì tôi nói từng tiếng chậm rãi:
"Thày bói bảo tháng Bảy này Mây sẽ gặp một người đàn ông và tháng Giêng sang năm sẽ làm vợ người ấy. Mây chỉ mong rằng người đàn ông kia không biết uống rượu và không mê văn chương thi phú như Nguyễn. Một điều khác càng mong hơn là anh ta sẽ không bao giờ để Mây cô đơn với nỗi đau một mình, như Nguyễn đang làm chiều nay cho Mây đâu..."
Tôi chợt im tiếng khi nhận ra sự trốn chạy trên Nguyễn trước những lời phũ phàng ấy. Sao kỳ quái vậy? Sao chúng tôi yêu nhau nhiều quá mà vẫn cố tình chối bỏ nhau? Hình như cả hai, mỗi người đều cố đưa ra những đòn quyết tử để đánh bại đối phương, dù rằng vẫn chỉ thèm muốn lao vào tay nhau thật ghì xiết? Tháng 12/1975, chúng tôi đã van nài Thượng Đế điều ấy. Còn bây giờ, sao Ngài không nối kết hai tâm hồn đau khổ lại với nhau trong tình thương chan chứa của Ngài?
Nguyễn bỗng cười ha hả như điên dại:
"Hóa ra chiều nay, chỗ ngồi này của Nguyễn chỉ là tạm bợ, mai kia sẽ là của người khác!"
Nói rồi, chàng vụt ngồi bệt xuống đất, đẩy chiếc ghế ra xa, đối diện tôi, xong, tiếp:
"Từ nay không bao giờ Nguyễn còn ngồi ngang hàng cùng Mây, Mây ngồi trên ghế thì Nguyễn ngồi dưới đất. Vị trí này, Nguyễn xin nhường lại cho người đàn ông của Mây."
Tôi hoảng kinh trước thái độ bất thường của Nguyễn, bật tiếng kêu nhỏ:
"Nguyễn, ngồi lên ghế đi!"
Chàng lắc đầu, đôi mắt buồn rười rượi, cứ ngước nhìn tôi từ thế ngồi dưới đất. Tôi làm đủ cách vẫn không kết quả, chàng chỉ một mực lắc đầu, lặng lẽ nhìn tôi.
"Mây xấu hổ à?", cuối cùng chàng hỏi.
Tôi gật, thì chàng tiếp:
"Mây điên quá! Mây thật điên quá! Một ngày kia Mây sẽ hối tiếc vì cái điên hôm nay của Mây!"
Tôi thốt rung động dạt dào vì câu nói trên của Nguyễn. Lẽ ra chàng phải nói "Mây tầm thường quá!" mới đúng. Thật vậy Trời ạ. Một ngày nào tôi sẽ hối tiếc vì cái tầm thường hôm nay của mình thôi.
Buổi chiều xuống chậm.
Có một lúc, Nguyễn trở lại câu hỏi:
"Tháng Bảy, Mây lấy chồng phải không?"
Tôi không đáp, chỉ tự tay mở ra những quyển sách Trân Sa, đọc nho nhỏ vài đoạn ngắn. Nguyễn lắng nghe, mỉm cười, rồi vụt la lớn:
"Mây đừng đọc nữa! Tù ngục quá!"
Vẫn thế ngồi bệt dưới đất, chàng đưa cả hai tay che mặt, đôi gối co lại, điệu vô cùng đau khổ. Giọng chàng uất phẫn:
"Mây hãy giữ đi! Đến Noel gửi lên quán Tao Đàn cho Nguyễn! Còn bây giờ thì thôi, xin đừng đọc, Nguyễn thấy thật tàn nhẫn cho Trân Sa."
Tôi mỉm cười, muốn nói cùng chàng: "Tại tâm Nguyễn không định, hay tại thấy mình không còn xứng đáng với Trân Sa nên Nguyễn sợ nghe những kỷ niệm ngày cũ. Chứ từ căn bản cho đến muôn đời, Trân Sa vẫn là một hình ảnh rất đẹp, được kết tụ nên từ những gì nhuận nhu và mãnh liệt nhất của tâm tư Mây và Nguyễn." Nhưng rồi tôi lặng im, nghĩ rằng không còn cần thiết với những bày tỏ.
Cứ vậy, buổi chiều còn lại, trên một góc vỉa hè của một con đường thành phố, vắng bóng người qua lại, Nguyễn ngồi trên nền đất, chân xoải dài, miệng lảm nhảm các câu thơ như một người mất trí. Còn tôi vẫn ngồi trên chiếc đẩu thấp, chống tay lên bàn nhìn chàng, trong lòng nghe vang vang nỗi dịu dàng gần gũi. Tôi vẫn yêu mãnh liệt con người này, khuôn mặt thanh tú đẹp đẽ, khối óc thông minh sáng láng. Tôi tàn nhẫn cứng cỏi trên miệng lưỡi nhưng cả tâm hồn chỉ là tình yêu cho chàng, thắm thiết mênh mang.
Trong thế ngồi bệt, đôi mắt ngước lên buồn bã, trông Nguyễn giống hệt một đứa trẻ vô cùng khốn khổ. Tôi đưa tay ra cho chàng:
"Lại đây ngồi với Mây! Mây vẫn còn yêu Nguyễn nhiều lắm!"
Và tôi mỉm cười.
Nguyễn vụt la to:
"Mây cười như Đức Phật Như Lai!"
Tôi thốt nghe nồng nàn rung động nên bất chợt nói ra một ý nghĩ vừa thoáng qua trong óc khi ấy:
"Lâu rồi, Mây chưa hôn Nguyễn!"
Tức thì Nguyễn vụt cười to, nằm dài trên nền đất, mặt ngửa nhìn bầu trời, những tiếng cười vẫn không ngừng, âm điệu điên dại.
Ôi! Buổi chiều sao không tắt nhanh để tôi ôm ghì con người yêu dấu ấy cho riêng tôi, lần cuối? Chàng thân thiết gần gũi thế kia, vậy mà sao định mệnh nào lại sắp đẩy tôi xa cách chàng ngàn đời?
Đưa tôi về khi trời đã tối, cả hai không nói lời gì với nhau.
*
* *
Ngày thứ sáu.
Lúc 4 giờ chiều, Nguyễn đến, đứng vào cái góc quen thuộc bên kia hè đường Yên Đỗ. Vẻ mặt chàng tiều tụy, làn da xanh lướt.
Nơi quán ông già, tình trạng hai người không còn căng thẳng như ngày hôm qua. Nhiều câu chuyện nhẹ nhàng được đưa ra nói, y hệt các câu chuyện của một đôi bạn tâm tình trong một lần gặp lại sau những tháng ngày từ biệt.
Đột nhiên Nguyễn nói:
"Chắc không bao giờ Nguyễn còn có can đảm đi ngang con đường Yên Đỗ. 'Ta không bao giờ trở về La Rochelle nữa.'"
Trái tim tôi nhói đau, vẻ mặt cố kềm cho bình thản mà thật thì cả con người cơ hồ run nhẹ.
Nguyễn cúi đầu:
"Một mai hiện diện trên Dalat, Nguyễn sẽ tìm đến bắt tay anh Ngọc để chỉ nói với anh ấy một lời duy nhất: 'Cả anh lẫn tôi đều yêu nàng thắm thiết và đều ước mơ đem cho nàng một đời hạnh phúc, vậy mà rốt lại, chẳng ai trong hai chúng ta có đủ khả năng nắm giữ được nàng.'"
Âm thầm, tôi cảm ơn Nguyễn đã tế nhị trên cái quyết định mất nhau mãi mãi trong đời.
Tôi cười, điệu héo hắt:
"Mây mừng là cho đến ngày cuối cùng, chúng mình vẫn yêu nhau và lịch sự với nhau như ngày thứ nhất. Sự chia tay tất nhiên phải có nhưng không vì một lý do đau lòng nào từ cá nhân hai phía."
Giọng Nguyễn ngậm ngùi:
"Chắc là phải lâu lắm Nguyễn mới quên được Mây."
Cũng lại là một nhát dao đâm thấu thịt da!
Nguyễn tiếp:
"Nguyễn muốn xin Mây quyển Climats của Maurois?"
Tôi gật:
"Chốc nữa ra về, Mây sẽ tặng Nguyễn. Đây là kỷ vật cuối cùng trong tình yêu này, Mây trao cho Nguyễn. Những cái gì Mây từng yêu dấu, Nguyễn đã có hết rồi."
Tôi nhìn quanh.
Con đường Nguyễn Văn Chiêm khuất lấp, cắt ngang góc với đại lộ Duy Tân êm đềm, nhiều cây cao bóng mát. Quán rượu ông già nằm ngay sau lưng Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn cũ. Nơi đây, kể từ ngày đầu tiên gặp gỡ, chúng tôi thường đến ngồi ở cái bàn với hai cái ghế đẩu thấp, gần kề mặt đất. Nơi đây, Nguyễn nhiều lần hôn tôi đắm đuối. Cũng nơi đây, Trân Sa đã được "chào đời", cái "khai sanh" là do chính tay Nguyễn soạn! Và bây giờ, nơi đây, chúng tôi uống với nhau lần nữa, một cuộc rượu từ tạ, chia phôi!
Tôi mỉm cười, pha chút giễu cợt:
"Như hôm qua đã nói, chiều nay Mây mời Nguyễn bữa rượu cuối. Từ ngày mai, mình không còn uống với nhau nữa. Một đời còn lại, chắc Mây cũng chẳng kiếm ra tay đối ẩm nào có thể đem được cho Mây tính cách hào sảng như trong các cuộc rượu đã uống cùng Nguyễn dạo trước."
Đôi mắt Nguyễn chợt buồn rũ rượi. Tôi không dám nhìn thẳng vào đó, cúi đầu, nghe chàng nói:
"Nguyễn cũng vậy Mây ạ. Làm sao còn ai hiểu Nguyễn hơn Mây để có thể tạo với nhau những kỷ niệm khó quên?"
Buổi chiều êm đềm nhưng nhuốm đầy buồn bã. Bao nhiêu lần chúng tôi xa nhau rồi với những dòng nước mắt? Chỉ riêng lần này, sự bình thản giả dối chế ngự trên nụ cười, lại là một cái gì ghê gớm tôi đang nhận biết. Tôi hiểu, chính buổi nay mới là lần chia tay thật sự. Và cả tôi lẫn Nguyễn đang hết sức bình thản đón nhận sự việc một cách đành đoạn chết lòng.
Tôi nhận lời đêm Noel 1976 sẽ tự tay mang những cuốn truyện Trân Sa lên Dalat trả về cho Nguyễn; nhưng tự tâm riêng, tôi không tin rằng tới ngày ấy, cả hai còn muốn làm điều này cho nhau một cách thiết tha. Tôi mỉm cười:
"Mây sợ Noel năm nay Nguyễn đã lấy vợ rồi, làm sao còn có thể giữ các cuốn truyện Trân Sa được nữa?"
Đôi mắt Nguyễn cuốn xoáy vào tôi. Tôi sợ hãi chính nỗi dao động ghê gớm trong mình khi ấy, nên cúi đầu né tránh tia nhìn dò xét.
Giọng Nguyễn trầm hẳn:
"Giờ đây sao Nguyễn thấy Mây xa Nguyễn quá, Mây trở lại nguyên hình là Mây của ngày thứ nhất để không thể nào Nguyễn nghĩ nổi được điều 'Con người này từng là của ta. Con người yêu dấu mà mới chỉ thời gian rất gần đây ta còn được ôm ghì vào vòng tay.'"
Tôi ngước nhìn chàng, trái tim nhói buốt, nhưng cũng không còn đủ can đảm để chia với chàng bất cứ tâm sự gì nữa.
.....
Rời quán rượu, tôi thốt kêu nhỏ:
"Trời ơi! Mây không tin rằng sắp mất Nguyễn, nên chợt nghĩ đây là lần cuối cùng còn được ôm Nguyễn, Mây đau lòng quá!"
Tức thì chàng la lớn:
"Vậy Mây ôm Nguyễn thật chặt đi! Ôm Nguyễn nhiều đi! Ngày mai Nguyễn phải xa Mây hẳn."
Tôi cúi mặt vào lưng Nguyễn, hôn lên làn áo mà tự nhủ: "Đúng là ngày mai chúng mình phải vĩnh viễn xa nhau!" Ngày mai Nguyễn trở về Dalat, cũng là trở lại con đường cũ của chàng không còn hình ảnh tôi cận kề chia xẻ. Điều này thật buồn, nhưng biết làm cách nào hơn được? Từ ngày mai tôi cũng trở về với nỗi cô đơn hằng ngày dằn xé. Tôi chưa biết phải làm gì? Tất cả mọi thứ chung quanh, từ xã hội, gia đình cho đến công việc, đam mê, tình yêu, hứng cảm... cùng như rủ nhau quỵ xuống trong một lúc. Một cảm giác chơi vơi ngập tràn tim óc. Ôi! Con người lại có lúc phải ê chề đến thế này sao?
Trong quán hủ tíu cuối cùng, lật ra quyển Climats, tôi nói:
"Mây là một thứ Odile, Nguyễn ạ. Những gì Odile nói trong Climats là những gì Mây muốn nói trong tình yêu chúng mình. Giống như tiếng bật kêu của nàng trong lần chia tay cùng Philippe, thì ngay chính lúc này đây, Mây cũng phải thốt: 'Trời ơi, chúng mình đau khổ quá!' Nỗi đau khổ không có nguyên nhân nhưng thật nhiều gai chông bén nhọn. Tuy nhiên khác với lời Odile: 'Dù sao em cũng hài lòng mà biết rằng anh sẽ tiếc nuối em', thì Mây chỉ mong cho Nguyễn hãy chóng quên Mây và tìm ra hạnh phúc trong một cuộc đời khác không còn bóng hình Mây vương vấn."
Nguyễn đưa ra nhận xét:
"Đêm nay thì chưa đâu, nhưng từ đêm mai và những đêm kế tiếp, Nguyễn sẽ ngấm đau vì thương nhớ và vì cái thói quen nhìn Mây hằng ngày đã không còn nữa."
Tôi cười, tiếp lời Nguyễn:
"Nhưng rồi cũng có một ngày nỗi đau giảm xuống và tan biến hẳn. Mây hy vọng ngày ấy không xa. Mây nguyện cầu Thượng Đế sao cho chúng mình chóng quên nhau. Có vậy mới làm tan bao đau khổ."
Cuộc chia tay nhẹ nhàng êm ái.
Lúc dừng xe, Nguyễn chỉ nói:
"Mây về nghe!"
Tôi cười, quay bước.
Rồi thôi!
Không một nụ hôn, không một ánh nhìn ngoái lại, không luôn cả cái nắm tay lần cuối. Tất cả đều đơn giản, như ngày đầu chúng tôi đơn giản đi vào đời nhau.
Và yêu nhau!
*
* *
Ngày cuối cùng.
Buổi sáng thật sớm, theo địa chỉ một người bạn gái đưa cho, tôi đáp xe vào Chợ Lớn, tìm đến nhà người đàn bà chuyên nghề phá thai. Lửng lơ trống vắng, tôi không mang trong đầu ý niệm gì đặc biệt ngoài ước muốn dứt bỏ cái khối u hoài đang đè nặng cả con người tôi từ hơn tháng trước. Tuy nhiên, man mác giữa hồn vẫn hiện hữu một nỗi niềm vô cùng tiếc nuối. Nhiều lần tôi giơ tay ra định bảo bác phu xe quay trở về con đường cũ; nhưng rồi bàn tay bỏ xuống, tôi lặng im, nhìn đường phố từng chặng lùi lại đàng sau tầm mắt, giống như đang nhìn tuổi trẻ của mình dần dần rời bỏ cuộc đời.
Sau tiếng gõ nhẹ, cánh cửa hé mở, một phụ nữ ló đầu nhìn ra. Tôi nói lý do, bà vội vàng đứng sang một bên, nhường chỗ cho tôi khẽ lách bước. Chỉ cho tôi một cái ghế, bà bảo tôi ngồi đợi, xong nói lí nhí gì đó tôi nghe không rõ, bà biến nhanh vào phía nhà sau.
Căn phòng được trang trí theo lối thông thường của một gia đình người Tàu. Cái bàn thờ gia tiên nằm sát bức tường nhìn ra cửa chính. Nơi tôi ngồi là một bộ bàn ghế khảm xà cừ, đặt ngay chính giữa. Cái tủ chè cũng khảm xà cừ, kê trong một góc.
Nghiêng nửa người tựa vào thành ghế, tôi cảm nghe rất mệt. Từ hơn tháng nay vẫn thường như vậy. Cơn mệt đến từ một trạng thái dao động nội tâm nhiều hơn là từ sự thay đổi của cơ thể. Cánh tay phải chống vào mang tai, năm ngón luồn trong tóc, tôi tự hỏi: "Mình đang muốn làm gì vậy?" Đây cũng là câu hỏi khiến tôi quay cuồng luôn luôn kể từ khi đeo trong đầu "cái quyết định kia."
Lòng riêng, tôi vẫn thèm giữ Trân Sa, tưởng tượng đó sẽ là nguồn an ủi vô biên cho tôi trên bước đường cô đơn sắp đến. (Sao tôi chỉ mãi tin Trân Sa sẽ là một đứa con gái thông minh xinh đẹp, đúng như Nguyễn và tôi đã từng tô vẽ?) Nhưng biết giữ cách nào đây trong hoàn cảnh hiện tại rối bời cuộc sống của tôi?
Nguyễn có lý khi cho rằng Trân Sa không thể nào hiện hữu, dẫu chàng chưa hề biết chút gì sự việc Trân Sa đã đang hiện hữu. Tôi cũng không có quyền nhìn Trân Sa đi lại bước bất hạnh thiếu vắng một người cha, giống như đứa con thứ nhất, kết quả của lần lầm lỡ đầu tiên, khi tôi vừa tròn cái tuổi 22. (Trong cuộc đời một con người, chẳng cứ là đàn bà, không thể bảo rằng có nhiều lần lầm lỡ.)
Tuy nhiên, trong sâu thẳm tấm hồn, sao chỉ là một mối buồn man mác bất cứ khi nào nghĩ đến điều "phải làm chuyện ấy." Trái tim như oằn xuống từng lúc. Lòng tự biết, rủ bỏ Trân Sa khỏi cơ thể cũng chính là đang rủ bỏ cả một thời hoa niên sau rốt của tôi.
Người phụ nữ lúc nãy xuất hiện, bảo tôi theo bà. Ngoài trời đang mưa, những hạt nhỏ lắc rắc vừa đủ làm ướt đầu tóc. Chúng tôi đi bộ, len lỏi qua các dãy hàng của khu chợ An Đông ồn ào tấp nập; cuối cùng dừng lại trước một căn nhà tồi tàn bên trong một con hẻm ngắn. Người đàn bà đẩy cánh cửa không khóa, ra dấu cho tôi bước vào. Xong, bà quay gót về hướng cũ.
Một phụ nữ khác đã sẵn có mặt, đón tôi bằng câu hỏi:
"Bao lâu rồi?"
Bà nói giọng Bắc ấm áp.
Tôi không đáp, chỉ im lặng nhìn bà, biết rằng đó là người mà tôi muốn gặp. Bà khoảng 55, khuôn mặt hiền lành, nụ cười dễ dãi, đôi bàn tay có những chiếc móng đỏ trau chuốt. Tôi bỗng thấy lạ lùng. Nếu không đến đây "vì một mục đích" mà nhìn cái vẻ ôn hòa bề ngoài của bà, tôi sẽ không thể nào nghĩ nổi, đã có biết bao linh hồn vô tội từng bị bóp chết tàn nhẫn dưới đôi bàn tay dịu dàng mềm mại kia.
Người đàn bà đưa tôi vào một căn khác phía bên trong, vừa vặn cho một cái băng ca và một chiếc ghế đẩu đặt ngay khoảng giữa. Một cái bàn nhỏ kê sát bức tường, đối diện cửa. Chiếc bồn rửa tay nằm sâu trong góc. Nền nhà bằng xi măng. Tường màu trắng đục. Ngoài ra, không một vật nào khác dùng làm trang trí để có thể đánh bạt đi cái vẻ lạnh lẽo của căn phòng.
Nở nụ cười thân thiện, người đàn bà bảo tôi lên nằm trên chiếc băng ca. Cảm giác rờn rợn vây chặt thân tôi. Ý nghĩ mình đang nằm trên vị trí của những linh hồn oan khuất cứ làm tôi rùng mình từng lúc.
Đưa tay nắn nắn bụng tôi, người đàn bà lập lại câu hỏi ban nãy:
"Bao lâu rồi?"
Lần này tôi đáp:
"Độ một tháng!"
"Không! Đã hơn hai tháng!"
Rồi bà hỏi:
"Trông cháu còn trẻ lắm. Bao nhiêu tuổi vậy?"
Tôi đáp hai mươi sáu.
"Sao không giữ?"
Tôi cười héo hắt:
"Cháu không có điều kiện để nuôi đứa nhỏ."
Những lời đối đáp chỉ vậy. Người đàn bà bắt đầu làm việc. Còn tôi thì hành động theo tất cả những câu ra lệnh của bà.
..................
...................
Bỏ đi 7 dòng..........
.........................
...................
"Xong rồi!"
Tiếng lách cách của kim loại vang lên, người đàn bà vừa nói, vừa chìa ra trước mắt tôi một cái thau nhỏ bằng thiếc, hình dáng rộng cỡ hai bàn tay đâu lại:
"Lớn rồi đó! Để trễ hơn, sợ lấy ra không được."
Tôi nghiêng mình gượng dậy. Một đống thịt vụn lẫn cùng máu đỏ, tạo nên một hình ảnh thật nhiều ghê rợn. Tôi quay đi ngay, không kềm được một tiếng “ọe” nhỏ phát từ cổ họng. Người đàn bà đặt cái thau xuống trên mặt bàn, đến bên bồn, mở nước rửa tay. Xong, vói chiếc quần trên cái máng gần đó, bà giúp tôi tròng chân vào hai ống. Rút từ trong túi một lọ dầu nóng đưa tôi, giọng bà nhỏ nhẹ:
"Không sao! Chút nữa, cháu sẽ thấy không còn mệt mỏi gì đâu."
Bà dặn thêm:
"Về nhà, nhớ khoan ăn cua ăn tôm trong vài ngày nghe, độc lắm đó!"
.......
Tôi rời căn nhà người đàn bà vào lúc quá trưa. Cơn mưa nhỏ đã dứt. Trên nền trời tỏa rộng những tia sáng ấm áp. Phố chợ vẫn ồn ào đông đảo. Tôi đi thong thả, cố ghìm bước chân mình nhỏ lại. Qua những quán hàng, vài tiếng mời cất lên, thân thiện. Tôi lắc đầu, cười mỉm. Nơi bụng dưới không còn nặng nề như ban sáng. Vết thương vừa mới xảy cũng không có gì ảnh hưởng cho cơ thể.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn, vết thương của tấm hồn tôi lúc bấy giờ đang bắt đầu lan rộng. Đôi mắt xa vời, tâm tư lơ lửng, một giọt lệ làm mờ con đường trước mặt. Tôi khóc cho mình, những ước mơ trong đời chưa một lần trở thành sự thật. Cũng khóc cho Trân Sa, đứa con gái nhỏ không được quyền có mặt để ban cho tôi tiếng gọi "mẹ" thân yêu!
*
* *
Lá thư cuối cùng nhận từ Nguyễn:
Dalat, đêm 27/4/1976,
Mây yêu dấu ngàn đời của Nguyễn,
Hôm qua Nguyễn đến Dalat lúc bốn giờ chiều. Mây xám chập chùng giăng phủ. Lại thêm những cơn mưa nhỏ. Lòng Nguyễn trống trải khôn kể. Trời Dalat quả nhiên là một mùa thu bất tận Mây ạ, mà Nguyễn lại nhớ thương Mây quay quắt. Buổi chiều mưa, Nguyễn vụt xuống Tao Đàn để lấy gói quà Mây gửi, những chiếc mouchoir ủ hương champagne giết lòng Nguyễn từng chặp. Nguyễn lại vùi nó thật sâu trong thùng sách, như năm ngoái đã từng vùi cái mèche tóc của Mây.
Trên này, Nguyễn chỉ thích đi quanh quẩn giữa phố thị như một kẻ vô hồn, những con dốc úa nắng, những vỉa phố ướt mưa, tấc lòng Nguyễn nghẹn ngào câm nín. Mình đã chẳng đồng ý xa nhau là gì, Mây nhỉ? Bỏ Sàigòn để chạy trốn những suy tưởng ngặt nghèo, ngọn núi khổ đau cầm chân Nguyễn lại. Đau khổ giải thích được mọi sự. Nhưng Nguyễn chẳng dám đi lại con đường Phan Đình Phùng, vì ở đó có những quán rượu, và ở đó có luôn căn gác cũ của Mây. Nguyễn nhớ, những tháng ngày này năm ngoái, Mây cũng đang vật vã khổ đau. Nguyễn lại ngán ngẩm nghĩ đến sự so le nghiệt ngã có sắp đặt tử tế, như những con múa rối trong một tác phẩm của Maurois, mặc dù phải đóng chung một vở tuồng nhưng hoàn toàn không biết đến những sợi dây kéo trong tay người đạo diễn ngay trên đầu chúng.
Mây đang làm gì ở Sàigòn? Nguyễn nghĩ không ra. Đi uống rượu vẩn vơ? Dạy đàn? Nằm trên gác đọc sách? Mây có nhớ đến Nguyễn? Nguyễn còn yêu Mây nhiều lắm, Mây tin vậy không? Mà Nguyễn lại kính mến bà ngoại Trân Sa và thương ông bà nội nữa. Nguyễn không muốn tạo khó nghĩ cho ai cả, nên Nguyễn phải chịu đựng sự khổ đau giấu diếm một mình.
.....
Mây yêu dấu của Nguyễn.
Đêm qua đang viết dở chừng, Nguyễn thấy chán nản quá nên bỏ ngang, đọc Maurois. Nguyễn tìm được Mây trong quyển truyện thật nhiều. Có một câu, Nguyễn đọc đi đọc lại nhiều lần:
"Tôi muốn tả cho Izabelle thấy hết tất cả sự duyên dáng, nỗi buồn kỳ bí và những thói trẻ con sâu sắc của nàng. Chung quanh tôi, sau khi nàng đã bỏ đi, trong số bạn hữu và gia đình, lẽ tất nhiên ai cũng đều phê bình nàng rất gay gắt. Riêng tôi, đã hiểu được nàng, nếu có thể hiểu được người con gái kín đáo đó, tôi cho rằng không một người phụ nữ nào ít tội lỗi hơn nàng."
Quyển sách càng đọc Nguyễn càng thấy thích. Nhưng Nguyễn nghe buồn bã quá khi bất chợt dừng đọc và ý thức ra Nguyễn và Mây đang nghìn trùng xa cách với nhau.
Đêm qua, Nguyễn thức thật khuya, và trằn trọc hoài, cứ tự hỏi Mây có đang an giấc? Nếu biết được Mây ngủ ngon ở nhà bà ngoại thì đó là điều vui sướng duy nhất của Nguyễn. Mây có hay trở giấc? Trời chẳng có trăng phải không Mây? Trong bóng đêm khít khao, nếu trở giấc cũng đỡ thấy quạnh quẽ. Nguyễn tưởng tượng như vậy.
Mây ạ, hôm nay Dalat không mưa. Mặc dù mây xám vẫn phong kín bầu trời nhưng buổi chiều cũng có đôi chút nắng. Nguyễn có dịp lên nhà người bạn ở đường Nguyễn Siêu, đi ngang qua căn nhà số 35 đường Cao Bá Quát mà Mây thường kể với Nguyễn, Nguyễn thấy lòng xúc động kỳ lạ. Hình như Mây quanh quẩn đâu đây, thật gần với Nguyễn? Mà những tháng ngày này năm ngoái Mây tất tả khổ đau với căn phòng lộng gió, Mây làm bạn với nỗi quạnh quẽ và đống sách. Có lẽ Nguyễn chẳng thể tả cho Mây nghe hết được nỗi cảm hoài của Nguyễn đâu. Con đường Cao Bá Quát nhìn sang thung lũng tình yêu. Nguyễn nhận ra ngôi thánh đường và cái nhà nguyện cũ kỹ vàng vọt bên kia đồi mà ngày xưa Nguyễn thường tìm đến.
Căn nhà anh Ngọc, đúng như lời Mây kể, thật đẹp! Nhưng Nguyễn cảm nghe sờ sợ vì nó tỏa ra cái vẻ tịch liêu hoang lạnh quá. Thửa vườn phía trước thật đáng yêu, giàn bầu mỏng manh, đôi ba luống đất vừa được xới. Ừ! Nguyễn tự nhủ, chỗ này Mây hay ra nằm trên những chiếc ghế dựa, chỗ kia Mây đứng gọi lên lầu có những khung cửa sổ bằng kính vuông vắn. Và căn phòng có cánh cửa hình tròn ở phía trên, Mây đã khép hờ mỗi trưa bỏ đi bộ ra phố... Nguyễn nghe buồn đến lả người Mây ạ. Nguyễn cũng không hiểu tại sao nữa? Trong một khoảnh khắc, tự dưng Nguyễn thấy tất cả mọi sự việc đều kỳ cục, con đường xinh xắn, ngôi nhà kỷ niệm của Mây, khung cảnh núi đồi hùng vĩ... và ngay cả nỗi buồn bất chợt của Nguyễn. Nguyễn cảm tưởng mình đang đẫn đờ ra. Nguyễn thật thiếu tế nhị khi nhắc lại kỷ niệm cũ của Mây, những kỷ niệm vừa đúng cái chu kỳ tròn một năm quái quỷ! Và cũng là ngày Nguyễn nhìn ngôi nhà mà lòng thương nhớ Mây dâng cao không thể nào kể xiết. Mây ạ, Nguyễn thấy đẹp quá! Buồn bã quá đến ngợp! Nguyễn phải viết ra để chia xẻ cùng Mây chứ? Mây tha lỗi cho Nguyễn nghe! Nguyễn cũng như Mây, nghĩ rằng những cái nhỏ nhặt, điên khùng nhất của Nguyễn, Nguyễn chỉ chia xẻ được cho riêng Mây thôi.
Chiều nay lúc trời chạng vạng, Nguyễn đi lang thang trên phố và gặp cậu Bá. Nguyễn nhắc đến Mây thật nhiều, hẹn ngày mai đi chơi với cậu. Ở Dalat, chỉ có cậu Bá là gợi được cho Nguyễn nhiều hình ảnh của Mây, duy nhất. Chỉ cậu mới tạo nổi cảm tưởng Mây và Nguyễn vẫn đang còn là của nhau.
Nguyễn chẳng biết có gửi thư này cho Mây không? Mây đã quen được với sự chia xa ba ngày rồi. Nguyễn chỉ ngại thư đến sẽ làm Mây buồn hơn nữa. Mây đừng buồn nghe. Nguyễn vẫn gửi như để báo cáo với Mây cảnh vật Dalat với mùa thu bất tận. Mây thu lúc nào cũng hằn rõ dáng vẻ mệt mỏi của mình trên lưng trời xám: "Chập chùng và lãng đãng."
Nguyễn hôn Mây và yêu Mây.
Nguyễn.


Trần Thị Bông Giấy
Phượng Các
#4 Posted : Thursday, December 30, 2004 5:13:03 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


NHÀ VĂN CỦA SỰ THẬT

Lâm Văn Sang

San Jose là thành phố tàn nhẫn và bội bạc. Vì một lý do nào đó, hay có khi không vì một lý do nào cả, người ta vẫn sống và vẫn quên nhau hằng ngày. Cho đến một ngày đẹp trời (có phải mọi chuyện bắt đầu bằng một ngày đẹp trời?) người ta bỗng chợt nhận ra 25 năm của quá khứ San Jose không phải chỉ mới bắt đầu từ hôm qua. Thành phố đó không phải chỉ có những sôi nổi, bề ngoài, những mới hôm qua và những mới hôm nay, mà còn là những mới (và cũ) của 25 năm, hay hơn thế nữa, tích tụ lại. TRÂN SA của Trần Thị Bông Giấy là một điển hình.

Thêm một tác phẩm văn chương ra đời, ở đây là một truyện dài được gọi là tâm bút, có phải là chuyện đáng (phải) nói đến? TRÂN SA không phải là tác phẩm như mọi tác phẩm khác vẫn xuất hiện đều đặn trên thị trường chữ nghĩa hiện nay ở San Jose. Và Trần Thị Bông Giấy không phải là tác giả như mọi tác giả (nào đó) khác ở San Jose.

HỆ LỤY.

Một San Jose được biết đến trong những ngày đầu của cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã gắn liền với tên tuổi Trần Thị Bông Giấy, Trần Nghi Hoàng, với tờ báo Văn Uyển, với căn nhà, tiệm sách ở góc đường Số Hai và William. Cũng ở góc này, là phòng tranh của Lê Hữu Quệ, là tòa soạn của Nguyễn Ý Thuần. Mọi thứ đã khởi đầu ở đấy, từ văn học, nghệ thuật, tư tưởng cho đến ước mơ và tai tiếng. Trên sân khấu đó, có rất nhiều diễn viên phụ, từ San Jose hay từ những nơi khác đổ về. Cũng từ nơi đó mọi người đã ra đi và không bao giờ quay lại. Quệ đóng cửa phòng tranh, Thuần đời tòa soạn đến một địa điểm khác. Trần Nghi Hoàng cũng ra đi, một mình, với lời cầu chúc của người ở lại (TTBG) mượn từ Romain Rolland:

“Vì có những lúc anh yêu em,

em cảm ơn anh,

Và em ước mong rằng ở nơi khác,

anh sẽ được sung sướng hơn.. .”

Người còn ở lại, bằng lòng và can đảm hát “Je ne suis jamais seule avec ma solitude.” Chuyện có thể đã xảy ra như thế hay gần như thế. Khu nhà bị cháy đen hiện nay ở góc đường này là bằng chứng.

NỖI ÁM ẢNH CỦA SỰ THẬT.

Nhiều người đã đến đó, đã ra đi và không bao giờ quay lại. Tại sao? Tình trạng gần như cô lập TTBG và Trần Nghi Hoàng ngày xưa, và Bông Giấy, một mình, hiện tại, phát xuất từ những gì được viết ra, được xuất bản trên báo và sách của hai người. Tin đồn quanh chuyện này và quanh chuyện của hai người mọc nhanh như nấm. Câu hỏi của một nhà báo trong dịp gặp mặt vào tháng Tư 1999 tại Houston, Texas, giữa Bông Giấy, thân hữu và bạn đọc đã, một phần, nói lên được điều đó: “Nghe đồn chị và TNH hay tổ chức những cuộc rượu cuối tuần mời các văn nghệ sĩ, rồi cho thâu băng lén các câu chuyện của họ xong viết ra giấy. Cũng vì chuyện ấy mà anh em văn nghệ sĩ bỏ rơi hai người? Và mới tức thì, chị bảo sẽ còn tiếp tục viết các quyển Một Truyện Dài Không Có Tên khác, nhưng đâu còn anh em văn nghệ sĩ nào thèm giao thiệp, lấy đề tài đâu cho chị viết?” (tường thuật trên tạp chí Văn Uyển, số mùa hè 1999, trang 170).

Câu thứ nhất được phủ nhận như “chuyện không hề có”. Câu thứ hai, người hỏi được hỏi lại: “Anh là người của báo Dân Ta ở Houston, xin hỏi anh, đêm nay anh đến đây với tư cách một độc giả hay một người trong giới văn nghệ?”

Và như thế, một Truyện Dài Không Có Tên tập III hiện đang được tiếp tục viết (tập I đã xuất bản năm 1994, tập II, 1998). Bông Giấy nói rõ thêm, những điều được viết ra, dưới đề tài này, có được là nhờ vào thói quen viết nhật ký của thời 8, 9 tuổi và hiện Bông Giấy còn giữ được những quyển nhật ký của năm 13 tuổi. Trong mọi trường hợp, ở mọi tác phẩm ký tên TTBG, mối bận tậm của tác giả vẫn là sự thật. Cái sự thật, theo Bông Giấy, “lúc nào cũng có hai mặt xấu và đẹp của nó”. Là nhà văn, Bông Giấy nghĩ, “mình còn may hơn người khác, được Thượng Đế ban cho những xúc cảm mãnh liệt hơn người bình thường và khả năng biết diễn tả cái đẹp đó ra.” Trong câu chuyện và khi bàn đến sự thật, Bông Giấy nói: “Sứ mạng của nhà văn quan trọng hơn sứ mạng của người bình thường.” Rồi sau đó, nàng lại nghĩ chữ sứ mạng có lẽ lớn quá và cũng không muốn tự đặt cho mình một sứ mạng nào cả. Bông Giấy chỉ cần biết một điều đơn giản, “Hễ đã cầm bút thì phải trân trọng cây bút, nghĩa là phài xài bạc thật. Đó là mình tự trân trọng mình.” Một cách khác, nhà văn phải là người nói lên sự thật.

TRÂN SA.

Tập truyện dài vừa mới được Bông Giấy cho xuất bản lại là một sự thật khác, một chuyện tình, chắc vậy. Nó có thể được rút ra từ những tập hồi ký đã chôn sâu dưới một đáy rương nào đó, hoặc có thể từ đáy ký ức, không chừng, hoặc cả hai, nào ai biết được. Nhưng TRÂN SA phải là một sự thật 100% như tác giả đoan chắc.

Bài điểm sách đầu tiên (?) về tác phẩm này xuất hiện trên tờ Thời Báo (số 2783, ngày 13/5/2000) do nhà văn Diên Nghị viết. Bài điểm sách này có đoạn như sau: “Vào thập niên 1960 khi chủ nghĩa hiện sinh bén mầm tại phương Tây, với tác phẩm của Francoise Sagan, với khuynh hướng yêu cuồng sống vội, không có ngày mai, tại miền Nam VN, Nguyễn Thị Hoàng với Vòng Tay Học Trò cũng cho thấy thời điểm hé mở phạm trù văn học mới, nhãn quan và nhận thức mới. Nhưng phải đến hôm nay đầu thiên niên kỷ, TTBG tham dự, nhập cuộc. Bước đi bạo dạn hơn. Chưa có tác giả nào dám viết chuyện phá thai.”

Hôm đó, một chiều Chủ Nhật, trên bàn tiệc tại nhà TTBG, có mặt Diên Nghị, bài điểm sách này được đề cập đến. Bông Giấy đã phê phán, “vào thập niên 60, Việt Nam đã không thực sự hiểu hiện sinh là gì.” Và: “khi viết TRÂN SA, Bông Giấy đã không chịu ảnh hưởng gì của hiện sinh hết! Cũng chưa bao giờ để cho một tác giả nào ảnh hưởng đến mình. BG vẫn có thể say mê viết về Camus, về Sartre, Dostoievski, Modigliani, hay Chopin, Beethoven, nhưng vẫn có sự độc lập trong ngòi viết và sự suy nghĩ của mình.”

Nói về sự phi lý của TRÂN SA, BG cho rằng “Tình yêu có thể giải hóa cho muôn vàn thống khổ của đời sống, nhưng TRÂN SA đã không làm được sứ mạng ấy và cái chết của nhân vật Trân Sa là phi lý.”

Bài điểm sách của Diên Nghị còn dễ gây ra cảm tưởng chuyện tình của hai nhân vật chính trong tác phẩm bị tan vỡ vì xung đột giữa cũ và mới, một chủ đề vẫn thường xuyên bắt gặp trong sách của Tự Lực Văn Đoàn. Bông Giấy không đồng ý điểm này, “toàn bộ câu chuyện TRÂN SA không lệ thuộc vào vấn đề ấy. Điểm chính là xung đột nội tâm của hai nhân vật chính, xung đột tình yêu.” Một lần nữa, sự phi lý được nói đến. Bằng TRÂN SA, Bông Giấy muốn nói lên một điều thế này, “Người ta càng yêu nhau bao nhiêu thì lại càng muốn xa nhau bấy nhiêu.” Hai nhân vật chính của tác phẩm yêu nhau chân thật nên đã không muốn chiếm hữu đời nhau, vì không muốn làm khổ cho nhau. Bông Giấy kết luận, “Đó là sự phi lý của tình yêu.”

ĐỜI SỐNG VÀ DỰ TÍNH

Bông Giấy còn có cả một chương trình làm việc dài hạn và mọi thứ trong đời sống được sắp xếp ngăn nắp. Hiện Bông Giấy viết song song hai tác phẩm: Tài Hoa Mệnh Bạc là tác phẩm dài hơi với dự định sẽ viết 10 cuốn, và đã xuất bản đến tập thứ ba (cuốn thứ tư và năm trong bản thảo), và Dostoievski, Cuộc Đời Và Sự Nghiệp. Hẳn nhiên, đó không phải là tất cả. Trên vai Bông Giấy còn có tạp chí Văn Uyển dày hơn 200 trang, xuất bản mỗi năm bốn số. Trên vai cũng còn có gánh nặng của tiền nhà phải trả, một đứa con (Âu Cơ) và một bà mẹ già phải lo. Tất cả đều nằm trên đôi vai của một người “chỉ giàu chữ nghĩa”.

Đó là một người đàn bà độc lập và tự tin. Một người đàn bà có thể điển hình của năm 2000 và những năm sắp tới. Bông Giấy tin vào khả năng độc lập của đầu óc, của suy nghĩ riêng, của những gì nàng viết ra. Nàng có thể sống cô đơn, một mình nuôi dạy con cái. Trước và sau, cũng vẫn là những ngón tay chạy trên phím dương cầm và vĩ cầm để mang lại đời sống vật chất trong xã hội rất vật chất này. Trước và sau, cũng vẫn những ngón tay đó chạy trên bàn đánh chữ của máy điện toán để mang lại đời sống cho những đứa con tinh thần như TRÂN SA, như những Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau.

Sau lần đổ vỡ cuối cùng, Bông Giấy có thể vẫn tin tình yêu là điều có thật và hạnh phúc là những gì nàng đang có (hay hạnh phúc không là những gì đã mất, cũng thế). Bông Giấy luôn luôn hướng nhìn tới phía trước bởi biết, nếu nhìn lại phía sau, nàng đã chết từ lâu lắm rồi, có thể ngay từ lần đổ vỡ tình cảm đầu tiên trong đời. Bông Giấy nhìn lại phía sau bây giờ, qua TRÂN SA, như nhìn lại bức tranh đã vẽ chứ không tìm cách vẽ lại. Người ta có thể cho rằng Bông Giấy tàn nhẫn trong tình yêu khi mô tả chuyện đổ vỡ như một người thua canh bạc, đứng lên, quay đi và không bao giờ quay mặt lại. Và đó không phải là thái độ sống không có cái giá phải trả.

Phượng Các
#5 Posted : Sunday, January 2, 2005 1:03:17 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



MỘT CHUYÊN DÀI KHÔNG CÓ TÊN

Trần Thị Bông Giấy

Tháng 10 đầu thu, 1993. San Jose.
Những cơn ho rũ làm đau rát cả vùng ngực tôi thì ít, nhưng bóp thắt tâm tư mẹ tôi lại rất nhiều. Thực mà viết, tôi không chịu được phải nhìn bà tự ý đi bổ những thang thuốc Bắc, đem về cặm cụi nấu cả ngày, xong bưng lên đưa cho tôi uống. Tình thương lai láng của bà khiến tôi sợ hãi khi phải chìm sâu trong một thức mặc cảm càng nhiều hơn nữa. Cái "mặc cảm bất hiếu", đến từng này tuổi vẫn còn làm cho mẹ tôi phải lo âu.
Một lần tôi nói với bà: "Nếu mẹ để yên đừng săn sóc cho con, có lẽ con sẽ mau khỏi bệnh." Bà không hiểu. Nhưng tôi thì rất hiểu những gì mình nói.
Mẹ tôi đôi mắt đã mờ, mái đầu bạc trắng, mình hạc xương mai gầy mòn yếu đuối... Vóc dáng này, như một nỗi đau vẫn nằm khắng khít trong lòng, tôi rất thương. Nhưng cũng chính bà là niềm hối hận triền miên đeo đuổi tôi nhiều đêm không ngủ. Gần bảy mươi năm trôi qua, một đời người cuốn nhanh như gió thổi! Tôi không còn nhiều cơ hội để báo đáp mẹ tôi cái công sanh dưỡng. Cũng không được bao nhiêu ngày đền tạ với bà những tội lỗi đã làm. Có đêm bị dày vò đến không ngủ được, tôi hối tiếc những gì gây ra đau khổ cho mẹ tôi trong nhiều năm dài đăng đẵng. Hối tiếc những bước chân phiêu bạt suốt thời tuổi trẻ đã làm tâm tư bà héo hắt khôn nguôi.
Giờ đây có lúc nhìn thấy hình hài mẹ tôi rủ xuống như cây khô chờ rụng, tôi nghe dậy lên trong lòng một mối cảm thương vô hạn. Niềm vui nào mang lại cũng đều là muộn màng vô ích. Nỗi hạnh phúc nào cố gắng tạo ra cũng không thể lấp đầy những lỗ trống đau thương trong trái tim khô héo của bà. Cớ sao tôi lại muốn làm cho bà lo phiền hơn nữa? Cớ sao lại muốn đày đọa bà hơn trong những cơn ho rũ phát ra từ lồng ngực của tôi?
San Jose. Chủ Nhật 20/9/1992. Một đêm...
Như đã hẹn nhau từ trước, buổi giỗ cúng 49 ngày chết của Nguyễn Tất Nhiên sẽ được tổ chức tại nhà tôi.
Đúng 7 giờ tối, Trần Quảng Nam, Đằng Sơn, Từ Hiếu Côn, mỗi người xách trên tay một chai rượu ngon, cùng xuất hiện. Nguyễn Hữu Liêm cũng hẹn đến, nhưng giờ cuối bận, gọi điện thoại hủy bỏ. Một mâm thức ăn tôi lo từ ban chiều được dọn lên. Ngay "chỗ ngồi" của Nguyễn Tất Nhiên –được xếp giữa Trần Nghi Hoàng và Trần Quảng Nam- có để một cốc gạo cắm ba cây nhang, cái ly, cái chén và đôi đũa.
Tôi vốn rất sợ các không khí ma chay cúng kiến, nên bỗng dưng thấy rờn rợn gây gây mà hình dung rất nhanh đến khuôn mặt và con người Nguyễn Tất Nhiên.
[Một buổi tối tháng 4/1991, tôi nhận một cú điện thoại gọi từ Santa Ana. Đầu dây kia là giọng đàn ông nói tiếng Nam, tự xưng Nguyễn Tất Nhiên. Do bởi Trần Nghi Hoàng vắng nhà nên tôi phải tiếp cú điện thoại ấy. Tôi nghe Nhiên nói:
"Tui sắp sửa khởi hành đi San Jose chút nữa đây. Nghe Trần Ngọc nói là lên San Jose, cứ tìm đến nhà vợ chồng Trần Nghi Hoàng, sẽ được tiếp đón. Vậy xin hỏi chị, sáng sớm mai tui đến, có gì bất tiện?"
Tôi hơi khựng vì câu hỏi đột ngột này. Tôi chưa hề quen Nguyễn Tất Nhiên, ngoại trừ một lần duy nhất gặp anh tại hội chợ Tết San Jose năm 1988, được Trần Nghi Hoàng giới thiệu nhưng chẳng nói gì ngoài một cái chào ngắn ngủi. Tuy nhiên, nghĩ rằng anh là bạn Trần Nghi Hoàng, lại do Trần Ngọc -một người tôi rất quí mến- giới thiệu; vả nữa, trên khía cạnh giao thiệp bạn bè, giữa Trần Nghi Hoàng và tôi có một sự kết hợp rõ ràng chính xác; nên tôi thấy không có gì trở ngại nếu chấp thuận Nguyễn Tất Nhiên đến nhà mà chưa có sự hội ý với chàng. Vì thế, tôi đáp lời qua điện thoại khi ấy:
"Anh cứ đến. Nhưng sáng mai tới San Jose, nhớ điện thoại cho Trần Nghi Hoàng ra đón."
Vậy là 8 giờ sáng hôm sau, chị Nguyễn Bá Sanh chở Nhiên tới nhà tôi.
Thoạt đầu tôi ngỡ Nguyễn Tất Nhiên chỉ lưu lại dăm ngày. Nào ngờ, buổi sáng thứ nhất, sau khi đưa anh đi uống café và mua ít vật dụng cá nhân, trở về, Trần Nghi Hoàng nói với tôi:
"Thằng Nhiên tội lắm em à! Nó kể là suốt hai năm qua, từ lúc vợ chồng nó thôi hẳn nhau, nó buồn, sống bụi đời không cửa nhà gì cả, chỉ ngủ chùa hay ngủ ngoài xe."
Rồi chàng hỏi:
"Em nghĩ sao nếu mình cho nó ở lại nhà mình để nó kiếm việc làm và tự ổn định một đời sống mới? Bố bảo nó là khả năng vợ chồng mình chỉ cưu mang nó nổi trong vòng hai tháng."
Tôi đồng ý ngay tức khắc, giao cái phòng của thằng con trai lớn cho Nguyễn Tất Nhiên toàn quyền sử dụng, còn chính thằng bé thì ngủ salon!]
Trần Quảng Nam giơ cao chai rượu có cái vỏ rất đẹp phân trần:
"Chai này tôi mua tới 65 đô la, trong khi tiền phúng điếu của Trần Chí Phúc đưa qua tay tôi chỉ có 50 đồng. Lỗ mất 15 đồng bạc!"
Đằng Sơn hỏi:
"Ủa! Tại sao mình không mời Trần Chí Phúc?"
Trần Nghi Hoàng gật:
"Ừ! Phải mời nó chứ! Bữa giỗ này, nguyên nhân phần lớn được tổ chức là nhờ 50 đồng phúng điếu của nó mà nên!"
Nói là làm, chàng đứng lên điện thoại cho Phúc, nhưng chẳng ai bắt máy. Chàng bèn nhắn vào máy, bảo đến ngay!
Trần Quảng Nam rót rượu vào ly Nguyễn Tất Nhiên, giọng diễu cợt:
"Hôm nay ông ăn uống cho đã lần cuối rồi siêu thoát đi nhé!"
Sau đó, mọi người chuyền tay nhau chai rượu. Trước khi uống, ai nấy đều cùng "cụng ly" với Nguyễn Tất Nhiên.
Trần Nghi Hoàng vừa gắp một miếng thịt quay bỏ vào chén Nhiên, vừa khấn:
"Ông sống cũng chẳng ít lợi gì cho ông hay các người thân, còn làm phiền bạn bè nữa. Bây giờ ông đi là sướng rồi. Tụi tôi ở lại mới cực!"
Tôi nhìn vào ly rượu và chỗ ngồi Nguyễn Tất Nhiên, tưởng tượng cái cười nửa miệng của anh khi nghe các câu chuyện đối đáp của bạn bè trên dương thế.
[Trong các cuộc rượu tại nhà tôi thời gian hai tháng anh lưu trú, Nguyễn Tất Nhiên vẫn thường ngồi cười dại ngây như vậy. Dáng anh cao ráo, tóc tai bờm xờm không chải, áo quần luôn luôn xốc xếch. Anh ít nói, chỉ cười, nhưng mỗi khi nói thì rất hăng, cơ hồ không dứt, nước miếng nước bọt văng ra tứ phía. Trong câu chuyện, luôn luôn anh đề cập đến một ông bác sĩ nào đó tên Tôn Thất Niệm dưới Santa Ana và cứ khăng khăng cho rằng ông này đã tìm cách hãm hại cuộc đời anh. Câu chuyện thật hay giả, không ai kiểm chứng; nhưng nó nhàm chán đến nỗi chẳng ai buồn phê phán; trừ ra một lần trong cuộc rượu nhà tôi, Huệ Thu –gặp anh lần đầu- đã mắng thẳng vào mặt anh rằng: "Nếu anh sợ Tôn Thất Niệm thì chứng tỏ anh là một thằng hèn!"]
Từ Hiếu Côn ngồi cạnh Trần Nghi Hoàng, nói nhẹ:
"Sao? Đọc văn tế Nguyễn Tất Nhiên đi chứ!"
Vậy là Trần Nghi Hoàng lôi từ tủ sách bài thơ vừa mới làm xong trưa nay, dành riêng cho dịp này, trao qua tay Đằng Sơn. Mọi người lại "cụng ly" với Nguyễn Tất Nhiên, sửa soạn cho mình cái vẻ trang trọng và chờ nghe bài thơ tế.
Tế Nguyễn Tất Nhiên
‘this is a book,
a book on the shelf'.’
đây là Nguyễn Tất Nhiên
Nguyễn Tất Nhiên đã chết
ô hô! ai tai!
[Ngày đầu đến nhà tôi, ngồi trò chuyện một lúc với nhau, tôi nghe Nhiên nói:
"Bấy lâu hư quá! Bây giờ tui phải làm lại cuộc đời!”
Tôi ngạc nhiên:
"Ủa, sao phải ‘làm lại’? Vậy chứ xưa nay anh làm gì?"
Nhiên đáp trong cái cười hề hề:
"Tui làm thinh! Bây giờ tui phải bỏ công ra học Anh Văn cho nhuyễn, nói tiếng Mỹ như gió thì tụi nó mới sợ!"
Thấy lối nói chuyện kỳ kỳ của anh, tôi chỉ ngồi im mỉm cười mà chẳng muốn hỏi xem ‘tụi nó’ là ai. Nguyễn Tất Nhiên lại tiếp:
"Thuở đời mình không biết nói tiếng Mỹ, tụi nó coi thường nên cứ bày đặt chuyện mà hại mình, ý cho rằng nếu có đi cớ bót thì mình cũng chẳng biết đường nào mà nói. À mà chị dạy tui đánh piano nghe?"
Tôi chưa kịp trả lời thì anh đã cười:
"Chị đừng lo! Tui trả tiền đàng hoàng mà! Nhưng tui chỉ muốn chị dạy tui một bản nào thật tình để tui đi cua đào. Hồi xưa tui đã có học qua, nhưng ông thầy ổng bắt tui tập ngón tay dữ quá mà không dạy cho bài ruột, nên tui bỏ, không học nữa!"
Vậy là từ đó, bất cứ đi đâu, xuống tiệm sách, ra quán Dakao ngồi với Trần Nghi Hoàng hay Nguyễn Ý Thuần, Nhiên cũng đều kẹp bên nách một cuốn vỡ lòng Anh Văn do Trần Nghi Hoàng tặng và lầm rầm đọc: "This is a book, A book on the shelf!"]
Nguyễn Tất Nhiên đã chết như một viên đạn kẹt
gần 40 năm không ra được khỏi nòng
cây súng thần công
là cuộc sống!
Nguyễn Tất Nhiên !
mày sống ngơ ngơ và chết ngu ngu
nhưng đích thực mày là thi sĩ
Maiakovski chết không một lời rên rỉ
ô hô! ai tai!
đạn bắn vào đầu là vô chung hữu thủy
[Sống trong nhà, vài ngày đầu chưa quen, thấy rất khó chịu vì thái độ và cử chỉ của Nguyễn Tất Nhiên. Cởi đôi giày ra là anh quăng bừa vào một góc phòng khách. Ăn tô mì gói là vung vãi bẩn thỉu khắp cả bàn. Mỗi khi anh vào buồng tắm là sau đó, cái toilette biến thành như chỗ đã lâu không ai chùi rửa. Học trò tôi đa số con gái lứa 18- 20 tuổi, anh từ buồng tắm đi ra, thường dừng lại ngay cửa lớp mà nhìn vào, có khi còn ở trần, có khi quần quên cả gài dây kéo! Thoạt đầu khó chịu, nhưng sau quen dần, chẳng ai buồn để ý, chỉ riêng Trần Nghi Hoàng cứ phải khổ công chầm chập nhắc chừng anh.]
mày, Nguyễn Tất Nhiên
thống thiết không thống thiết
bi ai chẳng bi ai
mày, Nguyễn Tất Nhiên
chơi trò thuốc ngủ – ngủ giấc dài
chết tình cờ như một trận chiêm bao...
[Một lần đi ăn với cả gia đình tôi, tôi nghe Nhiên hỏi:
"Chị là dân âm nhạc, vậy chị nghĩ là nhạc Phạm Duy với nhạc Trần Quảng Nam, ai hay hơn?"
Tôi đáp:
"Tôi là dân âm nhạc thiệt, nhưng loại nhạc tôi ưa thích và thường xuyên nghe là cổ điển Tây Phương, thành ra rất dốt về nhạc Việt Nam. Biết thì biết vậy nhưng không dám phê bình ai hay ai dở. Còn anh, anh nghĩ ai hay hơn?"
Nguyễn Tất Nhiên trả lời:
"Trần Quảng Nam trẻ, ít kỹ thuật nhưng nhiều cảm xúc. Vì vậy tui cho là nhạc Trần Quảng Nam hay hơn nhạc Phạm Duy!"
Rồi Nhiên kể:
"Hồi trước tui cũng có bày đặt làm nhạc, lái xe từ Santa Ana đem lên cho Trần Quảng Nam xem, nhờ nó sửa lại giùm chút đỉnh. Nó cầm cây viết quẹt qua quẹt lại có vài nốt mà tui lại thấy hay hơn bản nhạc chính của mình rất nhiều!"
Trần Nghi Hoàng xen vào:
"Trần Quảng Nam ‘nể’Phạm Duy lắm, ông biết không?"
Nguyễn Tất Nhiên thản nhiên bày tỏ:
"Thằng cha dâm tặc đó thì có gì đáng nể? Chả chuyên môn ăn cắp thơ người khác làm lời nhạc của mình. Tui may, nên tên tui mới được chả đề trên các bản mà chả đã lấy thơ tui phổ nhạc. Nhờ thơ tui mà nhạc thằng chả mới lên đó chứ!"
Nói xong câu ấy, Nguyễn Tất Nhiên ra chiều đắc ý lắm, cười to hô hố giữa quán. Trần Nghi Hoàng và tôi cùng nhìn nhau, vẻ ngạc nhiên, sau chính chàng cũng cười góp theo Nhiên, điệu thích thú.]
Nguyễn Tất Nhiên!
sống chưa khôn thì chết phải làm sao?
cớ gì mày lại hỏi tao?
mày sống chưa khôn vì mày chọn làm thi sĩ.
[Hai lần, Trần Nghi Hoàng nhờ bạn bè kiếm được giùm cho Nguyễn Tất Nhiên hai việc làm, nhưng anh nại cớ này cớ nọ để không đi nhận việc. Nguyễn Hữu Lộc tặng anh một chiếc xe hơi cũ làm phương tiện di chuyển ngay ngày thứ nhì anh đến San Jose. Nguyễn Ý Thuần, Tưởng Năng Tiến, Trần Nghi Hoàng thường xuyên thay nhau đưa anh ra Dakao uống café ăn sáng. Cái số anh cũng sướng! Mẹ tôi rảnh rang, thường ngồi ăn cơm chung với anh, hỏi về gia cảnh, anh kể rằng có người vợ rất tốt và hai đứa con trai rất đẹp. Mẹ tôi hỏi:
"Rồi vợ anh đâu?"
Anh đáp:
"Cô ấy bỏ con đi lấy chồng khác, hai đứa nhỏ đi theo cổ."
"Tội chưa!", mẹ tôi nói.
Anh bật cười ha hả:
"Tội gì con hở bác? Tại con bê bối quá nên cổ mới bỏ! Con đành phải lên chùa mà ở."
Mẹ tôi đùa:
"Có phải tại anh mê làm thơ quên cả vợ con?"
Nguyễn Tất Nhiên lắc đầu quầy quậy:
"Không đâu! Cổ chán con vì con đào địch tùm lum chứ không phải chán vì con làm thơ đâu bác!"
Thế rồi, chừng như để chứng minh cho rõ hơn về sự "mê gái" của mình, khi nghe mẹ tôi hỏi:
"Lên chùa, anh ăn chay trường được sao?"
thì anh cười hề hề đáp:
"Ở chùa, cho ăn chay ăn mặn gì đối với con cũng xà-va hết. Nhưng con có cái tật là hễ cứ thấy gái đẹp đi cúng chùa thì thế nào cũng phải ngừng ăn mà dòm chăm chăm vào mặt cô ta!"
nhớ linh xưa Nguyễn Tất Nhiên !
tướng dạng khoòng khoèo cao gầy liếng khỉ
mười mấy tuổi đời đã dựng trước Thiên Tai
(dấu huyền mày bỏ cho ai
mấy khi có một Thiên Tài cụt chân!)
[Một lần ngồi trong quán Danh với tôi và Trần Nghi Hoàng, tôi nói với Nhiên:
"Khi tôi vừa lớn, ngồi quán café nào cũng nghe các bài thơ của anh, Phạm Duy phổ nhạc. Nghe nhiều đến nỗi chúng trở thành một dấu ấn thời gian trong ký ức. Bây giờ gặp anh, điều đầu tiên tôi nghĩ là nhớ lại cái thời mới lớn ấy của tôi!"
Bỗng dưng Nguyễn Tất Nhiên quay sang Trần Nghi Hoàng, chửi đồng:
"Đ.M. mấy cái thằng già thiếu máu như Phạm Duy, Du Tử Lê, Mai Thảo chúng nó làm hư tui quá ông ơi!"
Trần Nghi Hoàng cười cười, vẻ diễu cợt hiện trên khuôn mặt:
"Nếu tôi có chửi Du Tử Lê, Mai Thảo hay Phạm Duy thì còn có lý, bởi vì tôi chẳng ‘nợ nần’ gì họ; chứ còn ông, ông không nên chửi."
Nhiên có nét ngạc nhiên:
"Tại sao?"
Trần Nghi Hoàng đáp:
"Tại vì Du Tử Lê là người đã đặt cho ông cái tên Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy phổ nhạc thơ ông, còn Mai Thảo gặp ông đâu cũng đều tỏ vẻ ưu ái ông lắm, mấy người đó, dù sao ông cũng mang ơn họ, ông nên loại ra mà không được quyền chửi!"
Và Trần Nghi Hoàng tiếp:
"Tôi thì tôi sướng hơn ông ở chỗ tôi không chui từ ‘lò’ nào ra cả!"
Nguyễn Tất Nhiên mặt bắt đầu đổ quạu:
"Đúng rồi! Ông là người trên trời rớt xuống mà!"]
Nguyễn Tất Nhiên ô lý! ô là!
vì chữ Danh mày gắng mày gò
mày so đo giận hờn vui sướng
(mày lập danh mà chẳng biết lập thân
thân danh trong cõi phù trần
là hai cái phải xà quần với nhau!)
mày thua người một cái đầu
mày hơn người ở cái màu của trái tim
[Sống hai tháng trong nhà tôi, anh không làm phiền ai mà kỳ thực là phiền cũng không ít. Ý hướng tương lai mà tôi nghe anh bày vẽ lúc đầu thấy chẳng tiến lùi gì cả. Mỗi ngày, cả buổi sáng anh nằm lì trong phòng hút thuốc lá -căn phòng anh mở cửa ra là hôi nồng mùi khói thuốc, xế trưa có khi đi ăn quán với bạn bè, có khi lục cơm nguội trong bếp nhà tôi, xong, xuống tiệm sách, ngồi vào cái bàn café trong góc, lầm rầm học tiếng Anh. Nếu có được chục bạc nào Nguyễn Ý Thuần, Nguyễn Hữu Lộc hay Tưởng Năng Tiến dúi vào tay là anh đi mua ngay một xâu bia đem về tiệm sách, rủ Trần Nghi Hoàng cùng uống. Trần Nghi Hoàng từ chối, lấy cớ chỗ làm ăn, nhậu nhẹt không tiện. Vậy là anh xách xâu bia ra cầu thang phía sau nhà tôi, đối diện tòa soạn Người Việt Tự Do của Nguyễn Ý Thuần, uống một mình.]
trái tim màu đỏ chói
thằng thi sĩ lớn phổi
ít ra mày đã hơn 20.000 thằng làm thơ múa rối
mày làm thơ tình và sống để mà yêu
có những thằng cầm bút viết rất nhiều
viết những điều ở ngoài cái đầu của nó!
viết liều!
những điều trong trái tim nó chẳng bao giờ dòm dỏ.
ít ra mày đã hơn 40.000 thằng làm thương-gia-chính-trị
cách-mạng-anh-hùng-khỉ-gió
mày sống làm thơ mày chết như mơ
[Nguyễn Tất Nhiên và tôi ít trò chuyện, trừ ra những lần cùng ngồi chung trong tiệc rượu tại nhà hay tại quán với Trần Nghi Hoàng và bạn hữu. Dưới mắt tôi, anh là một người hơi bất thường, nhưng cũng vẫn lịch sự. Những khi Như Hà, cô bé học trò 14 tuổi xuất sắc nhất của tôi đến học, Nhiên thường đứng sau lưng nghe đàn, rồi cất lời khen thành thật:
"Cháu đàn hay quá! Nếu chú có học thì kiếp này qua đến kiếp sau chú cũng không đàn hay như cháu đâu!"
Một lần, sau khi đi uống café cùng Nhiên về, Trần Nghi Hoàng kể cho tôi nghe mẩu đối thoại nhỏ giữa chàng, Nguyễn Tất Nhiên và Hoàng Anh Tuấn: "Nguyễn Tất Nhiên hỏi Trần Nghi Hoàng: Tui thấy bà xã ông cũng hiền, bằng chứng là bả vui vẻ cho tui ăn ở trong nhà, vậy mà tại sao bên ngoài lại đồn là bả dữ? Trần Nghi Hoàng gật đầu: Bả hiền chứ, có bao giờ tôi thấy bả dữ đâu! Hoàng Anh Tuấn cười: Trần Thị Bông Giấy hiền hay dữ, cứ giở trò cà chớn ăn nói bậy bạ thì sẽ biết!"]
giờ đây đã khuất bến bờ
Nguyễn Tất Nhiên! Nguyễn Tất Nhiên!
bạn bè dăm ba đứa
cognac một hai chai
hương lòng không cần lửa
mày về đây lai rai
nhớ mày chết bốn chín ngày.
[Nguyễn Tất Nhiên không làm phiền ai hết mà kỳ thực thì cũng rất phiền. Đời sống ở Mỹ, căng thẳng thần kinh là điều mỗi ngày con người phải đối diện. Nguyễn Tất Nhiên không hiểu những điều ấy. Anh sống trong cái tháp ngà suy tưởng riêng mà không cần biết đến ai khác. Lúc nào anh cũng chỉ đem câu chuyện có ông bác sĩ muốn hại anh ra mà kể. Lối nói của anh rối mù không lối thoát. Lúc nào anh cũng chỉ muốn người khác phải chia xẻ những khó khăn của anh, mà chẳng bao giờ anh chịu nhìn đến nỗi khó của những kẻ chung quanh.
Lại thêm những điều phiền phức thuộc về vật chất. Đứa con trai lớn không có phòng riêng, sự học hành ngủ nghê của nó đâm bất thường không ít. Đời sống tôi, sự làm việc gần như chiếm hàng đầu thì giờ, ăn và ngủ phải đếm trên từng giây từng phút; bây giờ phải gánh thêm chuyện dọn dẹp những giăng xả bừa bãi bẩn thỉu của một người bạn là thì cũng là điều vô cùng xáo trộn...]
nhớ linh xưa! nhớ linh xưa!
mày cà lăm nói một thành hai
mày uống rượu hai ly thành một
mồm văng nước bọt
toét cười ha ha!!!
mày sinh lầm trên trái đất
lại lưu ly chi đến xứ Cờ Hoa?
mày chết một mình
vợ con mày ở xa!!!
mày ‘đi’ tao không ‘đưa’
tao mừng mày ‘TAI QUA’
[Bữa nghe Nguyễn Bá Sanh điện thoại báo tin Nguyễn Tất Nhiên tự tử chết bằng thuốc ngủ, tôi nghe lòng rất dửng dưng. Điều dửng dưng này làm cho tôi ngạc nhiên một cách buồn bã. Khi ấy, tôi đang viết bài về tiểu sử Púshkin cho Văn Uyển Số Mùa Thu 1992. Tôi tự hỏi, có thể nào tâm hồn mình chai đá đến độ trước tin chết của một người từng quen biết, lại không nghe chút nào xúc cảm?
Hỏi, suy nghĩ, tìm tòi rồi đi đến kết luận rằng tâm hồn tôi chưa chai đá, bởi vì cái chết của Púshkin gần 200 năm trước, tôi vẫn nghe xúc động khi viết đến. Vậy, có phải sự dửng dưng trước cái chết của Nguyễn Tất Nhiên mang ý nghĩa "mừng" mà không phải là "buồn" cho anh? Cuộc đời nay, nhất là xứ Mỹ với trăm ngàn chông gai bày ra từng giờ từng phút, không phải ‘đất’ của anh; một con người thiếu hẳn nghị lực và tâm trí bất thường như anh, làm sao kham nổi?]
Nguyễn Tất Nhiên! Nguyễn Tất Nhiên!
khi mày sống tao đuổi mày ra khỏi nhà
[Thời gian cuối cùng lưu lại nhà tôi, tâm trí Nhiên càng tỏ ra bất thường hơn nữa. Anh thường mua bia về ngồi dưới chân cầu thang uống, có khi một mình, có khi với Lê Hữu Quệ. Chất bia mà Trần Nghi Hoàng hay bảo rằng "dễ làm cho nó nổi cơn khùng!" quả thật tác hại lên tâm não Nhiên không ít. Trông anh dường tăng thêm ngây dại. Câu chuyện về gã bác sĩ Tôn Thất Niệm nào đó hại anh cứ được lập đi lập lại mãi với mẹ tôi một cách rối mù.
Cho đến một buổi chiều, mẹ tôi đi chợ về, Trần Nghi Hoàng phụ khiêng mấy giỏ thức ăn vào nhà sau. Nguyễn Tất Nhiên đang ngồi nơi cầu thang uống bia, gặp, nói với mẹ tôi:
"Chắc phải đánh nó quá bác à! Nó nuôi mình trong nhà, đánh nó mới sướng!"
Trần Nghi Hoàng quay sang Nhiên:
"Ông đừng nên nói đùa với mẹ tôi như thế!"
Nguyễn Tất Nhiên bỏ cầu thang, theo Trần Nghi Hoàng và mẹ tôi lên nhà bếp, lập lại câu nói ban nãy. Mẹ tôi hỏi:
"Anh muốn đánh ai?"
Nhiên chỉ vào Trần Nghi Hoàng lúc ấy đang đứng rửa tay nơi bồn chén bát:
"Đánh thằng này! Thằng Trần Nghi Hoàng đó bác!"
Anh vừa nói vừa cười, nhưng cái cười rõ ràng bất thường, kỳ lạ. Trần Nghi Hoàng quay hẳn người đối diện Nhiên, giọng lạnh lẽo:
"Nếu ông muốn đánh nhau với tôi thì tụi mình xuống sân đi! Ông điên, tôi sẽ đánh cho ông tỉnh! Đánh xong, mời ông xách valise ra khỏi nhà tôi ngay!"
"Ông nói giỡn sao?", Nhiên hỏi.
Trần Nghi Hoàng lắc đầu:
"Tôi nói thiệt!Bây giờ dù muốn đánh hay không đánh, ông cũng phải đi ra khỏi nhà tôi ngay!"
Nhiên xin được gọi một cú điện thoại về cho vợ cũ ở Stock- ton. Qua cuộc điện đàm hơn nửa tiếng đồng hồ, trước mặt các đứa học trò của tôi lúc ấy đang ngồi đợi giờ học, anh chửi thề lung tung, lại dùng toàn những danh từ rất thô tục để chuyện trò với vợ cũ. Sau đó, anh bỏ đi uống rượu với Trần Quảng Nam. Độ 9 giờ tối, anh trở về, dáng say say.
Lúc này thì Trần Nghi Hoàng đã quyết định phải mời anh ra khỏi cửa. Chàng nói với tôi rằng không thể chứa một gã điên trong nhà có đàn bà con nít. Không ai biết việc gì sẽ xảy ra trong trường hợp như vậy. Tôi hỏi, làm thế có bất nhẫn không? Trần Nghi Hoàng dứt khoát:
"Nó điên thì có nhà nước lo. Lòng mình như vậy đã đủ. Bố hứa cưu mang nó hai tháng để xây dựng một cái gì mới cho nó, nhưng bây giờ thấy thì chẳng bao giờ nó chịu tự xây dựng chính nó cả. Hai tháng lời hứa của mình đã hết."
Mẹ tôi cũng nói:
"Để sáng mai hãy hay!"
Trần Nghi Hoàng lắc đầu:
"Mẹ đừng lo! Trời tháng Sáu ấm áp, nó ngủ ngoài xe cũng không sao. Để nó trong nhà, lỡ đêm hôm nổi điên đốt nhà, làm sao biết được? Với thằng Nhiên, phải cứng. Mình không thể mất thì giờ và tâm trí thêm nữa vì nó. Con còn bao nhiêu việc phải làm!"
Vậy là đêm đó anh đi khỏi nhà tôi. Mẹ tôi đưa cho anh tấm chăn. Anh cầm lấy, nói cảm ơn, rồi chui vào xe mà ngủ.
Ngày hôm sau chúng tôi được biết anh theo Nguyễn Hữu Lộc về nhà, nhưng chỉ độ một hay hai ngày gì đó, vợ Nguyễn Hữu Lộc đuổi thẳng anh ra khỏi cửa. Anh đến tá túc nhà Trần Quảng Nam.
*
Thời gian ở với Trần Quảng Nam, tôi được được nghe kể là Nguyễn Tất Nhiên chẳng có gì tiến triển khá về tâm lý bệnh hoạn, mà dường như bất thường hơn nữa. Về sau, trong một buổi họp mặt tại nhà tôi, Đằng Sơn thuật lại câu chuyện về Nhiên dạo ở với Trần Quảng Nam như sau:
"Hôm đó, Trần Quảng Nam có mời ông Trịnh Duy Phương, tục danh Sân Lộ Thiền Sư, đến chữa bệnh cho Nguyễn Tất Nhiên. Sân Lộ Thiền Sư bèn kéo Nhiên vào võ đường của Trần Khang rồi cả hai quì gối trò chuyện với nhau. Lúc ấy tôi đang tập võ giữa sân. Trong khi Sân Lộ Thiền Sư bảo Nhiên ‘nhà người phải thế này, thế kia’ các thứ thì Nhiên nói: ‘Lòng tui bây giờ từ bi lắm, bằng chứng là ngày hôm qua tui biết ông Đằng Sơn ổng muốn tui ăn khúc bánh mì mốc trong thùng rác, vì vậy tui đã moi khúc bánh mì mốc ấy ra mà ăn.’ Nghe vậy, tôi hoảng hồn dừng tập, bảo Nhiên: ‘Mẹ! Ông vô lý! Ngày hôm qua tôi không hề có mặt ở đây.'’ Nguyễn Tất Nhiên mặt tỉnh bơ: ‘Đúng, ông không có mặt, nhưng cái luồng tư tưởng của ông từ phương xa bay đến, chui vào đầu tui, bảo cho tui biết là ông muốn tui ăn khúc bánh mì mốc, và tui đã làm vừa lòng ông mà ăn hết cả.’
“Sau đó, Sân Lộ Thiền Sư kéo riêng tôi ra ngoài, nói: ‘Thằng này đã hết thuốc chữa. Nó bị Thần Đạo Nhật Bản nhập vô rồi. Ông phải hiểu, Thần Đạo kinh khủng lắm, giống y như một thứ quỷ. Khi ai ước điều gì với Thần Đạo thì phải trả giá cho cái điều đã ước. Thằng này nó có một ý muốn nào đó, ví dụ như muốn cua đào hay muốn được nổi tiếng, nó bèn cầu nguyện, nhằm ngay cái lúc Thần Đạo đang bay lượn trên không, nhập mẹ vô nó.’ Sau đó Sân Lộ Thiền Sư nói tiếp với tôi: ‘Thằng Nhiên nó chỉ còn một hay hai năm để mà thoát, không thì tiêu luôn!’"
Dứt câu chuyện kể của Đằng Sơn, Trần Nghi Hoàng bật tiếng "xì" thật lớn:
"Sân Lộ Thiền Sư Trịnh Duy Phương! Cũng lại một thằng cha khùng không thua gì thằng Nhiên!"
*
Nguyễn Tất Nhiên lưu lại khoảng bốn tháng trong nhà Trần Quảng Nam. Sau, vì lẽ gì không rõ, Trần Quảng Nam đi quyên góp trong số bạn bè được 300 đô la cho Nhiên, rồi tự chính tay Trần Quảng Nam "áp tải" Nhiên (chữ dùng của Trần Quảng Nam) về lại Santa Ana. Sau đó, tôi không được biết thêm gì về anh nữa.
Lần cuối cùng tôi gặp Nhiên là tại quán Dakao, lúc ấy anh đang lưu trú nhà Trần Quảng Nam. Con bé Âu Cơ níu áo tôi, kêu nhỏ:
"Chú Tám kìa mẹ!" (Từ lúc nào không biết, hai đứa con tôi tự đặt cho anh cái tên "chú Tám").
Tôi quay lại, thấy anh giơ tay vẫy chào, miệng cười nửa nụ.
Vài bạn bè quen gặp Trần Nghi Hoàng, có kể rằng Nguyễn Tất Nhiên đi đâu cũng nói "cám ơn vợ chồng Trần Nghi Hoàng đã cưu mang tui hai tháng" và "nhờ Trần Nghi Hoàng đuổi ra khỏi nhà mà tui mới tỉnh táo lại!" Anh không chút gì buồn phiền việc Trần Nghi Hoàng đuổi anh, lại còn tỏ nét "mang ơn" vì "không ai chứa tui lâu được như vợ chồng nó."
khi mày sống nhiều người quen gặp mày là phải làm mặt lạ
ô hô! ai tai! mày chết rồi, nhiều đứa lạ thành quen!
[Vài ngày sau cái chết của Nguyễn Tất Nhiên, gặp tôi tại tiệm sách Văn Uyển, Nguyễn Ý Thuần nói, vẻ cay đắng:
"Thằng Nhiên nó đi yên thân nó, chỉ tởm là tởm cho những caí thằng mà lúc thằng Nhiên còn sống, chúng nó làm lơ chẳng dám tỏ ra quen biết, sợ dây phiền phức. Nay thằng Nhiên chết rồi, bày đặt viết bài tâng bốc kể lể!"
Thuần tiếp:
"Ở xa không biết, chứ anh em ở đây, chỉ có Trần Nghi Hoàng, chị, tôi, Trần Quảng Nam, Đằng Sơn, Nguyễn Hữu Lộc mới có thẩm quyền nói về nó, bởi vì tụi mình đã từng giúp đỡ, chia xẻ khó khăn với nó dù nhiều dù ít. Chứ còn bọn kia... Toàn một lũ ruồi bu!"
Tôi không hiểu và cũng không hỏi xem chữ "bọn kia" Nguyễn Ý Thuần dùng để ám chỉ ai? Nhưng thấy lạ vì thái độ nổi giận của anh. Xưa nay, dù rằng trong lối nói có nhiều câng cáo hợm hĩnh nhưng trên bề ngoài, Nguyễn ý Thuần vẫn tỏ ra rụt rè như con gái!]
có thằng gặp mày chỉ một lần
"this is a book
a book is not a monk!"
đã làm thơ viết bài khóc mày lả lướt
có những nàng con gái lúc sống mày từng muốn lần khân
không được
bây giờ mấy em đang đứt ruột khóc thương mày!
sướng nhé con trai!
"this is a book
a book of a ****ing life!"
câu Anh văn mày học một đời hoài
[Sau khi Nguyễn Tất Nhiên chết được ba ngày, trên tờ Thời Báo ở San Jose thấy có xuất hiện bài viết về con người và cái chết Nguyễn Tất Nhiên, ký tên Trần Củng Sơn. Thoạt tiên, tôi không biết Trần Củng Sơn là ai. Sau, trong một buổi họp mặt tại nhà tôi, Trần Quảng Nam cho biết Trần Củng Sơn -mà Nam gọi đùa là Trần Lủng Củng- chính là Trần Chí Phúc, tác giả tập băng nhạc Sàigòn Em Ở Đó.
Xưa nay, tôi với Trần Nghi Hoàng đều đồng ý với nhau rằng Trần Chí Phúc là con người rất háo danh nhưng lại dốt. Trong buổi ra mắt tập thơ Thơ Ngọc Vũ tại quán café Anh Vũ dạo tháng 12/1988, trước khá đông khán giả, Trần Chí Phúc đã lên máy vi âm tuyên bố một cách rất thản nhiên rằng: "Trong toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi thấy chỉ có chừng 20 câu hay, còn tất cả đều xoàng, không đáng nói!" Ngay lúc ấy, tôi không biết có vị khán giả nào bàng hoàng không, chứ còn tôi -và cả Trần Nghi Hoàng- đều kinh ngạc sửng sốt. Chưa hết, trong buổi ra mắt tập thơ Lưu Vong Hành của Trần Nghi Hoàng, tháng 5/1988, tổ chức tại quán café Gitane, trươc một cử tọa gần 200 người, Trần Chí Phúc đọc lên sáng tác Bài Thơ Ngày Cưới của Trần Nghi Hoàng in trong tập Lưu Vong Hành, nhấn mạnh đoạn thơ:
"... giọt em là quán diệt
nên hình hoa long đong
ta nghe dạ khúc mênh mông
đầu em nghiêng giữa chiều không sắc chiều
dài tiếng thở cô liêu
thơ ta là tịch mịch..."
rồi khen hay, nhưng lại bảo "chẳng hiểu gì cả" câu thơ "đầu em nghiêng giữa chiều không sắc chiều".
Bây giờ, trong bài viết về Nguyễn Tất Nhiên, Trần Chí Phúc đã đưa ra rất nhiều điều sai lạc có tính cách hàm hồ, không căn cứ. Đặc biệt câu viết: "Thơ Nguyễn Tất Nhiên hay là nhờ nhạc Phạm Duy..." đã làm cho cả ba Trần Quảng Nam, Đằng Sơn (*) và Trần Nghi Hoàng cùng nổi giận.
Theo Trần Nghi Hoàng kể thì vào một buổi xế trưa, Nguyễn Tất Nhiên đang ngồi lầm rầm đọc: "This is a book. A book on the shelf..." nơi tiệm sách Văn Uyển, Trần Chí Phúc từ ngoài cửa bước vào. Trần Nghi Hoàng giới thiệu cả hai với nhau. Phúc vồn vã nói cùng Nhiên: "Tôi nghe tiếng anh đã lâu. Dạo này anh còn sáng tác gì không?" Nguyễn Tất Nhiên, vẻ ngơ ngơ, nhìn chăm chăm vào mặt Phúc mà không đáp. Phúc cũng không nói gì nữa, quay qua chuyện trò cùng Trần Nghi Hoàng. Khi Trần Chí Phúc vừa ra khỏi cửa, Nhiên hỏi ngay Trần Nghi Hoàng: "Thằng đó là ai vậy? Ông có quen với nó không? Có phải nó là điệp viên do thằng Tôn Thất Niệm phái lại dò chừng tôi?" Từ sự việc này mà Đằng Sơn (**) đưa ra giả thuyết rằng bài viết của Trần Chí Phúc khởi nguồn từ cảm nghĩ đã bị Nguyễn Tất Nhiên xem rẻ.
Cũng theo một luồng dư luận khác trong vòng bè bạn thì nguyên nhân sâu thẳm trong lòng Trần Chí Phúc về việc "hạ giá" thơ Nguyễn Tất Nhiên xuất phát từ việc Phúc sắp cho ra một cuốn băng nhạc mới, nên muốn "nâng bi" Phạm Duy, mong mỏi biết đâu Phạm Duy nhờ đọc bài này mà "xoa đầu" trở lại Trần Chí Phúc!
Vì vậy, trong một buổi họp mặt cuối tuần tại nhà tôi, để bắt Trần Chí Phúc phải tạ lỗi với vong linh người đã chết, Trần Quảng Nam bàn cách "trừng trị" Phúc -với sự biểu đồng tình (gián tiếp) của Đằng Sơn (***) và (trực tiếp) của Trần Nghi Hoàng. Kế hoạch đưa ra là "đánh lừa" Trần Chí Phúc, buộc phải "lòi" ra 50 đô la đóng góp với anh em để mua rượu cúng 49 ngày cho Nguyễn Tất Nhiên. Sau đó, dẫu có phân trần rằng đã đi phúng Nhiên 50 đồng qua tay quyên góp của Đỗ Vẫn Trọn, Trần Chí Phúc vẫn bằng lòng đem đến "nộp" cho Trần Quảng Nam 30 đô la.]
Nguyễn Tất Nhiên! Nguyễn Tất Nhiên!
bạn bè dăm ba đứa
cognac một hai chai
hương lòng không đợi lửa
mày về đây lai rai!!!
nhớ mày chết bốn chín ngày
thuận hưởng!
*
Đọc xong bài thơ, Đằng Sơn kêu lên:
"Hay! Hay!"
Tất cả mọi người cùng "cụng ly" lần cuối với Nguyễn Tất Nhiên.
Tôi ngậm ngùi nhớ lại anh: dáng cao ráo, khoòng khoèo, nước da tai tái, đôi mắt ngơ ngơ, cái cười dại dại. Anh tuổi Thìn, bằng tuổi cậu em tôi. Anh thích đùa với Âu Cơ, nhưng cứ mỗi lần anh xáp lại là nó đẩy anh ra mà kêu lớn: "Chú Tám hôi quá! Con không thích chú Tám!" Khi anh sống, tôi tiếp đãi anh bình thường, không thân và cũng không lạ; tiếp anh trên cương vị một người vợ bạn. Khi anh đi khỏi nhà tôi, tôi có nghe lòng dấy lên chút xúc động rồi tình cảm đâu cũng lui nhanh vào chỗ đó. Khi nhận tin anh chết, tôi thấy mừng cho anh được giải thoát, nên dửng dưng không rung cảm. Nhưng rồi ngày một ngày hai, những hình ảnh cũ trong hai tháng anh lưu trú nhà tôi, có lúc hiện rõ trong óc. Kỷ niệm đối với tôi vô cùng quý báu. Kỷ niệm về anh, dù ngắn ngủi, thú vị hay phiền phức, cũng là những gì được tôi tôn trọng và cất sâu vào ký ức tâm tư.
Bây giờ, đêm nay, trong bữa giỗ 49 ngày của anh (dẫu chỉ là một tỗ chức tình cờ mang tính cách nghịch ngợm của những người bạn cũ), giữa mùi khói nhang trầm mặc, giữa âm vang đều đều của Đằng Sơn đọc lên bài thơ tế, giữa cái nét nghiêm trang một cách tự nhiên không cố ý trên khuôn mặt các người hiện diện, tôi bỗng dưng thấy lòng bồi hồi kỳ lạ. Và tôi tưởng tượng nơi chỗ ngồi của anh có thấp thoáng khuôn mặt ngây ngây với cái cười hiền nửa miệng; cái cười mà con bé Âu Cơ rất sợ sau một lần anh dọa nó: "Con mà không ăn cơm, chú Tám sẽ cắn! Chú Tám cười như vậy là sắp sửa muốn cắn con nít đó!" Thế rồi, nhìn cái vẻ sợ hãi của con bé, anh bỗng dưng bật lên tràng cười ha ha!!!


Phượng Các
#6 Posted : Tuesday, February 15, 2005 9:55:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


CON GIUN XÉO QUÁ CŨNG OẰN

Trần Thị Bông Giấy


I.

Mụ Tám ngồi thừ người trước đống quần áo, khuôn mặt quạu quọ cau có. Từ trên sân khấu, một điệu xàng xê vang lên qua giọng hát chát chúa của một cô đào nhì. Hậu trường ồn ào những người ra vào, lui tới. Trong lòng mụ Tám cũng đầy ắp nỗi bực bội kéo dài từ buổi sáng cho tới lúc này. Xuất hát trưa chủ nhật sắp đến giờ trình diễn mà mặt mũi thằng Cỏn còn chưa thấy đâu cả. Nó đi từ sớm. Vừa thức giậy, nó vội vàng tắm rửa, mặc bộ bà ba láng coóng, xong, nói với mụ gọn ơ: “Tui đi đằng này chút. Má đừng chờ cơm tui.”

Mụ chưa kịp hỏi câu nào là nó đã vọt ra cửa, dông tuốt. Mụ tức uất người, chửi thầm trong bụng: “Tổ cha mày thằng Cỏn! Mày mà đi theo con đĩ nào thì chết tay tao.”

Bây giờ đã hơn năm tiếng đồng hồ trôi qua cũng chưa thấy nó về. “Một chút, một chút của cái thằng ôn dịch là như vậy”, mụ lầu bầu nhăn nhó.

Khuôn mặt mụ ốm và choắt, đôi mắt hẹp lé mại. Mái tóc muối tiêu nửa đen nửa bạc là điều làm cho mụ buồn phiền hơn cả. Nhiều lần soi mặt vào gương, mụ thở dài nhớ lại thuở nào son trẻ còn được sắm vai một bà già ăn xin trên sân khấu, mụ phải lấy phấn trắng thoa lên mái tóc, nhưng luôn luôn vẫn bị người đạo diễn chê là “chưa đủ bạc”. Giờ đây chẳng thoa chẳng trét gì thì những sợi màu trắng cứ ì-ì ra đó, càng nhổ lại càng bạc, nhiều đến nỗi mụ đâm chán, chẳng thèm lưu tâm đến tóc tai gì nữa.

II.

“Chị Tám đi ăn cơm đi chứ, sắp tới giờ hát rồi.”

Tiếng gọi của bà Năm nấu bếp từ ngoài tấm màn che khuất đống quần áo diễn viên và chỗ ngủ của mụ Tám làm mụ sực nhớ lại từ sáng đến giờ mụ quên chưa kết lại cái mão nguyên soái của anh kép chính. Đêm qua Tổ trác thế nào mà khi cúi chào nàng công chúa, anh ta đã để rơi chiếc mão, làm sút ra cái vòng cườm gắn trên chóp nhọn. Khổ thân mụ bị một phen xài xể tơi bời.

“Tui có để dành cho chị một dĩa xoài tượng trộn khô cá sặc đây nè”, bà Năm vừa chóp chép miếng trầu vừa nói.

Mụ Tám uể oải đứng lên bước vào trong căn bếp. Chỉ còn bà Năm và mụ. Những người khác đã tản mác đi sau khi dùng xong bữa trưa.

“Chị thấy thằng Cỏn về chưa?”, mụ hỏi.

“Có thấy ai đâu? Mà sao nó đi mất tăm vậy? Chị có la rầy gì nó không?”

“La rầy gì, coi nó còn hơn cả ông nội tui nữa.”

“Ờ, trai trẻ thời buổi này là vậy, chẳng tình nghĩa gì ráo trọi!...”

Bà Năm bỏ lửng câu nói, nhón hai đầu ngón tay lên dúm thuốc rê, quét một vòng quanh hai hàm răng đã sún đi hết mấy cái trước. Mụ Tám nhìn khuôn mặt đôn hậu của bà Năm mà nghe an ủi trong bụng. Hai người là bạn với nhau từ khi còn là hai cô gái quê mới lớn ở vùng Châu Hưng, Thạnh Phú. Một bữa có gánh hát tỉnh ghé về ngang, tiếng đàn giọng ca đã chinh phục liền hai trái tim non. Họ bèn rủ nhau bỏ nhà đi theo gánh hát. Sau gần ba năm phục dịch cho các đào kép chính, cả hai mới leo lên được cái chức nữ tì. Thế rồi mụ lấy anh thợ đèn nhưng không có con. Còn bà Năm trở thành vợ của người tài xế. Mười mấy năm nổi trôi theo nhiều gánh hát, bây giờ họ gặp lại nhau trong cùng một môi trường. Cả mụ lẫn bà Năm đều đã góa chồng nhưng vẫn bám lấy cuộc sống rày đây mai đó như một niềm hạnh phúc to lớn. Không khí này, họ đã quen quá rồi, làm sao dứt bỏ cho nổi?

Trong gánh hát, mụ Tám lo việc sửa soạn trang phục cho diễn viên trước khi ra sân khấu. Mụ vẫn nổi tiếng lạnh lùng khắc nghiệt. Ngoài bà Năm và một vài đào kép chính, không ai dám đến chuyện trò với mụ. Ai cũng nể trọng mụ vì cái cách sống lâu lên lão làng của mụ. Dẫu vậy, đôi khi cao hứng, mụ cũng thường kể cho đám lính hầu, thị nữ nghe rằng mụ từng đã đứng sân khấu từ khi cô đào nhứt còn chưa biết lật. Hay là thuở nào anh kép số một đọc i tờ chưa ra thì mụ đã làu làu vọng cổ sáu câu. Cái thời sân khấu còn dựng ngay trên ghe đã được mụ nhắc nhở với đôi mắt lim dim cảm động làm cho đám trẻ say mê thích thú. Và mụ thường kết luận trong cái cười khinh khỉnh: “Tụi bây biết gì! Gánh hát thời bây giờ làm sao vui cho bằng gánh hát thời xưa.”

“Bữa nay trời ráo, chắc đông khán giả đó chị Tám?”

“Ừ, đêm qua thứ bảy mà mưa, húp cháo (*) cũng đúng.”

“Tối nay dọn vô Cây Gõ, ngày hái hai xuất cũng đỡ. Ở trỏng, khách chệt coi bộ mặn cải lương hơn khách ngoài này.”

Mụ Tám ngước nhìn ra cửa sau hậu trường, gật đầu với bà Năm nhưng tâm trí vẫn không rời sự bực bội theo thằng Cỏn. “Dạo này nó quá lắm rồi, chẳng coi mình ra cái giống gì nữa”. Mụ nhớ lại hồi gánh hát đóng một tháng ở Chợ Mới, Long Xuyên, thằng Cỏn chỉ là một đứa nhỏ chăn trâu ốm teo cứ đeo riết cái đám dàn cảnh (**) mà xin đi theo, xua đuổi cách nào cũng vẫn cứ lì lợm đứng cửa sau nhìn vào hậu trường, vẻ thèm muốn. Gánh hát dọn qua Rạch Giá cũng lại thấy nó xuất hiện. Ai nấy nghĩ rằng nó trốn nhà theo gánh hát. Mụ đâm thương hại, biết nó không cha không mẹ nên nhận nó làm con nuôi, xin với ông bầu cho nó một chân kéo màn. Thằng Cỏn gọi mụ là má từ đó.

III.

Có tiếng con gái vang lên từ phía ngoài:

“Má Năm ơi, còn canh hôn, cho con xin chút?”

Mụ Tám ngoái người nhìn lui. Con nhỏ nầy tên gì mụ cũng chẳng rõ. Nó là người mới, cháu gọi ông bầu bằng cậu nên vào gánh chẳng bao lâu mà đã có vẻ ta đây. Mụ nhìn con nhỏ cúi mình đưa tô cơm cho bà Năm chan canh, vạt trước của chiếc áo bà ba rủ xuống làm phô bày một khoảng hông trắng nuốt; mái tóc dài cũng rủ xuống theo chiều nghiêng của cái lưng. Mụ thấy ghét con nhỏ này; càng nhiều hơn từ bữa bắt gặp thằng Cỏn cà rà bên nó. Mụ chưa hề chuyện trò với nó. Mà nó cũng chẳng thèm một lần chào hỏi mụ. Có lẽ nó là đứa duy nhất không biết tôn trọng cái địa vị lão làng của mụ.

Mụ Tám quay hẳn người trên chiếc đẩu thấp kê phía sau bàn thờ Tổ, nhìn thẳng con nhỏ. Mụ thầm nhận là nó đẹp hơn mọi đứa con gái khác trong gánh hát. Hai ống quần đen của nó được kéo lên khỏi mắc cá chân, tênh hênh lòi ra một phần bắp chuối tròn lẵn. Đôi bàn tay dịu dàng cử động đều đặn từ cái miệng xuống đến cái tô.

Con nhỏ nghiêng người hỏi bà Năm:

“Tháng sau mình đi tỉnh hả má? Con mới về, chưa được đi xa lần nào nên không biết đi tỉnh có vui không?”

“Vui lắm con à”, bà Năm trả lời. “Hồi bằng tuổi con, má không thích đi tỉnh, nhất là đi về miệt làng quê của má. Nhưng càng già, má lại càng mong gánh hát về qua đó.”

“Quê má ở đâu vậy?”

“Ở Châu Hưng”.

“Mà sao hồi bằng tuổi con, má lại không thích đi về dưới?”

“Tại má bỏ nhà đi theo gánh hát không ai hay biết, nên mỗi lầ讠về dưới, má cứ phải trốn chui trốn nhủi như chuột, sợ gặp người quen, bà già tới bắt về.”

Đôi mắt con nhỏ đâm sụp xuống mơ màng:

“Rồi má không nhớ nhà sao?”

“Nhớ lắm chứ, nhưng lỡ mang tiếng hư hỏng, đâu dám trở về. Hồi bà già chết má cũng không hay. Có ai rõ má ở đâu đâu mà kiếm. Chừng biết ra, má khóc quá cỡ.”

Mụ Tám lắng nghe câu chuyện của bà Năm và con nhỏ. Mụ nghĩ đến hoàn cảnh mình. Mụ khác bà Năm ở chỗ mụ không có ai để mà nhớ thương hay hối hận. Bà dì ghẻ khắc nghiệt, ông cha nhu nhược và lũ em khác mẹ không phải là mối hận lòng đau khổ cho mụ. Mụ bỏ làng quê ra đi, dứt khoát không hề muốn quay lại, cũng giống như đã bỏ cái áo rách bươm vào trong thùng rác. Ai cũng chê mụ là con người không tình cảm, nhưng sự thực đâu hẳn đúng vậy. Mụ nhớ lại hồi mới trốn nhà theo gánh hát, hễ mỗi đêm chứng kiến cảnh chàng hoàng tử cao sang quỳ xuống trước mặt cô gái bơ vơ không cha không mẹ trong tuồng Giai Nhân Trên Lầu Vắng là mỗi đêm mụ đều thêm một chút ao ước cho riêng mụ hình ảnh lý tưởng này. Gần mười năm làm vợ anh thợ đèn ghiền thuốc phiện, chàng hoàng tử của lòng mụ vẫn trở về trong nhiều giấc mơ như một người tình thân thiết. Mụ thấy mình không thương anh thợ đèn. Mụ ăn ở với anh ta chỉ vì thói quen gắn bó trong cuộc sống rày đây mai đó. Và khi anh thợ đèn chết đi sau một cơn trúng gió, mụ bỗng dưng thấy mình rảnh nợ. Cái ngai hoàng tử trong lòng được mụ đem ra tô son phết vàng trở lại. “Mới 35 tuổi, còn trẻ chán để phải chịu đựng cuộc đời góa bụa cô đơn.”

Thế rồi mụ gặp thằng Cỏn.

IV.

“Má Năm còn cơm nguội, cho tui xin chén. Sắp tới giờ hát rồi.”

Một gã trai gầy nhom, mặt mày hiền lành, độ 23, 24 tuổi từ phía ngoài đi vào trong bếp.

“Chèn ơi”, bà Năm kêu lên, “mày đi đâu mà để má mày trông quá vậy Cỏn?”

Thằng Cỏn cười khì, đôi mắt sáng rỡ khi nhìn thấy con nhỏ ngồi cạnh chảo cơm to tướng. Nó nói:

“Có đi đâu đâu. Tui trốn bả qua đánh cờ tướng với thằng Nở cho tới giờ này.”

Mụ Tám ngồi trong xó tối đàng sau bàn thờ Tổ nên thằng Cỏn chưa kịp nhận ra. Nó cao hứng nói tiếp:

“Bả mà trông mong gì tui. Bả chỉ muốn cột chưn tui bên cạnh bả, hở ra một chút là la là chửi. Riết rồi tui thấy tui giống y như con chó bị xích một chỗ.”

Bà Năm liếc mắt về phía mụ Tám, nạt đùa:

“Thôi đi ăn cơm đi. Tại mày ham chơi quá nên bả mới cột chưn mày lại. Sắp tới giờ hát mới thấy cái bản mặt mày ló ra, làm sao bả không bực cho được.”

Thằng Cỏn bưng tô cơm đến cạnh hồ nước. Nó tự thấy mình thấp kém nên không dám đứng gần con nhỏ. Nó yên lặng ăn, đôi mắt vẫn cứ liếc chừng về phía chảo cơm to tướng. Nó tránh không nhìn thẳng con nhỏ. Nó sợ bị con nhỏ bắt gặp ánh nhìn đó. Trong lòng nó nổi dậy những tình cảm kỳ quái, giống hệt lần thứ nhất nó thấy con nhỏ đi cạnh ông bầu bước vô hậu trường.

Thằng Cỏn ngó đồng hồ tay. Còn hơn tiếng nữa mới tới giờ hát. Nó cố ý kéo dài bữa cơm hơn thuờng lệ. Từ hôm con nhỏ xuất hiện đến giờ, đây mới là lần đầu tiên nó được đứng gần con nhỏ. Cơ hội trống vắng thế này dễ gì tìm thấy. Bà Năm già cả không làm cho nó e ngại. Nó chỉ sợ lũ bạn chung trong gánh. Thằng Cỏn thích con nhỏ lắm nhưng chưa một lần dám nói câu gì với con nhỏ. Mà nó biết đám thằng Rá, thằng Phước, thằng Luông, đứa nào cũng thích con nhỏ. Nó tự thấy mình thấp kém so với những thằng kia.

Từ thuở bé, thằng Cỏn đã bị sống cảnh mồ côi, được ông chú ruột bán đi ở đợ nhà ông Quản Sáu, ngày theo chăn giữ hai con trâu ngoài đồng, đêm chui vào xó bếp cuộn mình trên ổ rơm mà ngủ. Không ai tỏ với nó chút tình thân nào, trừ ra con Vện nhà ông Quản Sáu vẫn vẫy đuôi mừng rỡ mỗi chiều thấy nó dắt trâu từ đồng cỏ trở về. Và có lẽ nó cũng chỉ kéo dài kiếp ở đợ chăn trâu nếu bữa đó trong làng nó không có gánh hát tỉnh kéo về ngang.

Thằng Cỏn mang ơn mụ Tám đã đem nó ra khỏi chốn bùn lầy tăm tối. Nó gọi mụ là má, nghe lời mụ một phép. Nhưng mụ dữ quá, nó chỉ thấy sợ chứ không phải thương. Hình ảnh người mẹ mà nó mường tượng từ thuở nhỏ và cũng nhìn thấy đêm đêm trên sân khấu đã không được thể hiện qua mụ Tám. Nó thèm một tình cảm dịu dàng, một nụ cười khả ái cho riêng nó. Nhưng tất cả mọi người trong gánh hát đều ơ hờ với thân phận kéo màn của nó. Còn mụ Tám lại chỉ thích hò hét rầy la chứ không là nhỏ nhẹ yêu thương.

Bữa nhìn thấy con nhỏ bước vào hậu trường bên cạnh ông bầu gánh, tâm tư thằng Cỏn bỗng dưng đảo lộn. Vừa kéo màn, nó vừa nhìn lui để theo dõi bước đi con nhỏ. Và khi được đưa đến cạnh bên cánh gà nhìn ra sân khấu, con nhỏ cúi đầu cười với nó. Nó đâm si tình con nhỏ tức thì.

Thằng Cỏn vẫn còn nghe sợ mụ Tám. Nhưng có một thứ tình cảm kỳ lạ nẩy sinh trong lòng nó đã lấn lướt được nỗi sợ hãi ấy. Nó bắt đầu ăn mặc tươm tất hơn trước. Mái tóc bờm xờm cứng như rễ tre được vuốt lại cho gọn bằng một lượt bi-dăng-tin láng mướt. Bộ bà ba màu trắng có sọc xanh được lôi từ đáy rương ra thay cho cái quần xà lỏn và cái áo thun cũ mốc. Thằng Nở có bà con với ông bầu gánh, cũng bà con với con nhỏ. Vì vậy, thằng Cỏn thường lân la qua chỗ ngủ thằng Nở để có dịp nhìn thấy con em họ thằng này. Nó si tình thấy rõ. Đối với nó, trên đời không còn điều gì quan trọng hơn hình ảnh con nhỏ “tì nữ” mới kia.

Ngồi trong góc tối sau lưng bàn thờ Tổ, mụ Tám nhìn theo không sót từng cử động của thằng Cỏn. Thoạt tiên, khi thằng Cỏn vừa bước vào trong bếp, mụ đã muốn đứng lên xài xể nó như thói quen của mụ; nhưng nghĩ sao, mụ lại ngồi im. Có lẽ hình ảnh xinh đẹp của con nhỏ làm cho mụ ngại ngùng, nên không muốn phô bày cái hung tàn thô lậu ra trước mặt nó. Cũng có lẽ mụ muốn dò xem điều mụ nghi ngờ thằng Cỏn có đúng hay không. Từ lâu nay, tụi con nít trong gánh hát xầm xì với nhau rằng thằng Cỏn si tình con nhỏ tì nữ mới. Mụ Tám có nghe điều này nhưng không hẳn tin. Mụ tự nghĩ đã nuôi nó đầy đủ quá, từ một thằng chăn trâu 15, 16 tuổi quê mùa gầy yếu, mụ biến nó thành một anh thanh niên bảnh bao sạch sẽ, làm sao nó phản mụ cho nỡ? Hơn nữa, nó sợ mụ quá, đâu dám qua mặt? Mụ Tám rất tự tin về quyền lực của mình trên thằng Cỏn. Vì vậy, trước những lời xầm xì của lũ con nít, mụ chỉ nhếch mép cười khan.

Vậy mà giờ đây chứng kiến rõ ràng ánh mắt thiết tha của thằng Cỏn trên con nhỏ, hốt nhiên mụ Tám sửng sốt. Cơn giận ùn ùn xâm chiếm lấy mụ, đồng thời với nỗi đau tràn ngập trong tim. Mụ bước ra khỏi xó tối, đến bên thằng Cỏn.

Con nhỏ ngồi cạnh chảo cơm ngước mặt nhìn lên, đôi mắt mở to kinh ngạc khi thấy bàn tay phải mụ Tám túm lấy tóc thằng Cỏn mà xoắn lại; bàn tay kia, mụ đấm thùm thụp lên lưng lên cổ nó. Cả thân hình thằng Cỏn rúm lại, đầu cúi xuống, hai cánh tay giơ lên che mặt. Không có chút phản ứng nào hiện lên nơi nó. Từ những cái loa gắn chung quanh rạp, một điệu vọng cổ mùi mẫn cất lên, vang dội khắp hậu trường, vào tận sâu trong bếp. Bà Năm hốt hoảng chạy đến níu tay mụ Tám. Con nhỏ ngồi chết sửng, miệng há hốc ra. Mụ Tám vừa đấm vừa cào túi bụi lên người thằng Cỏn, vừa chửi tới tấp:

“Đ.M. Mày phản tao không được đâu, thằng trời đánh! Tao đã thề rồi, mày mà phản tao thì mày phải chết. Tao không để mày lấy con nào đâu. Tao chém, tao giết hết.”

Tấm thân ốm yếu của bà Năm không đủ sức chế ngự sự hung hãn của mụ Tám. Còn thẳng Cỏn vẫn cứ cúi đầu nhận lãnh những cú đấm cú đạp liên hồi của mụ. Nó ngồi bệt xuống đất để cho mụ muốn làm gì mặc kệ. Nó quên mất tiêu con nhỏ khi ấy đang đứng nép sát vào tường trong dáng điệu hoảng sợ vô cùng.

Vừa khi ấy, thằng Nở từ ngoài cửa sau đi vào trong bếp, miệng hát lớn theo điệu vọng cổ phát ra vang rần chung quanh rạp. Giọng hát thằng Nở bặt ngang khi nó nhìn thấy cảnh tượng đang diễn ra trước mắt. Nó phóng tới ôm cứng lưng mụ Tám lôi khỏi người thằng Cỏn, rồi đẩy mụ ngồi xuống trong một góc. Thằng Cỏn đứng lên, xốc lại áo quần, lùi sát vô hồ nước. Lúc này nó mới nhớ lại sự có mặt của con nhỏ. Một mối xấu hổ vồ chụp lấy nó. Nó nghe mụ Tám chửi:

“Tổ cha cái đồ nuôi ong tay áo. Tui nuôi cho nó mập c. rồi nó vác đi nó đ. con khác.”

Thằng Cỏn cũng nghe bà Năm bày tỏ:

“Chị Tám nói gì kỳ cục vậy? Nó lớn rồi, phải để nó ưng ai tùy ý nó chớ. Chị kèm riết như vậy, coi sao được?”

Mụ Tám gào lên:

“Nếu tui không lôi nó ra khỏi cái xứ quê mùa đó thì liệu bây giờ nó có được bảnh bao mà hòng ngó tới mấy đứa con gái không? Hay là suốt đời nó chỉ biết chúi đầu vô háng mấy con trâu con ngoé?”

Có tiếng thằng Nở cười to hô hố. Thằng Cỏn liếc nhìn con nhỏ, thấy mặt con nhỏ sượng trân. Con nhỏ cũng không tỏ vẻ gì muốn bỏ đi mà cứ đứng nhìn chằm chằm mụ Tám, thỉnh thoảng lại ngó qua thằng Cỏn, vẻ ái ngại. Ánh mắt con nhỏ làm thằng Cỏn bức rức trong bụng. Ánh mắt này, nó đã từng nhìn thấy nhiều lần trong quá khứ. Nó cố nhớ lại, cố lượt soát tất cả các khuôn mặt quen biết cũ, nhưng chưa ai từng có cái nhìn xót xa dường này cho nó. Thằng Cỏn lại cố nhớ, cố lục tìm ký ức.... “A phải rồi! Con Vện nhà ông Quản Sáu.” Thằng Cỏn bật lên tiếng kêu mừng rỡ.

Cả mụ Tám lẫn con nhỏ, bà Năm lẫn thằng Nở đều quay đầu nhìn thằng Cỏn. Khuôn mặt thằng Cỏn tươi rói giống như vừa bắt gặp cái gì vô cùng ưng ý. Nó nhìn con nhỏ. Con nhỏ cũng nhìn nó. Ánh mắt con nhỏ giống hệt ánh mắt con Vện khi nép sát chân tường nhìn thằng Cỏn mỗi lần thằng này bị lũ con nhà ông Quản Sáu bắt cúi đầu làm ngựa cỡi.

Chỉ trong khoảnh khắc, tâm trạng thằng Cỏn thay đổi liền liền. Thoạt tiên là sự chịu đựng, tiếp đến nỗi xấu hổ, lại chuyển ngay sang niềm tủi nhục và sau cùng là sự quật khởi. Nó bỗng thấy như vừa được bơm vào người một liều thuốc khỏe. Nó liền ý thức hiện tại lúc ấy. Nó mở miệng nói với mụ Tám nhưng mắt vẫn không rời con nhỏ:

“Má vừa vừa thôi! Má làm quá, tui bỏ đi luôn à. Tui hết chịu nổi má rồi!”

Mụ Tám điên tiết xấn về phía thằng Cỏn nhưng thằng Nở đã nhanh tay ngăn mụ lại. Mụ gào to lên:

”Tao giết mày Cỏn ơi! Tao không để mày muốn lấy ai thì lấy đâu.”

Rồi mụ ngồi bệt xuống đất, hai tay vò đầu làm xổ tung búi tóc. Đột nhiên, mụ òa lên khóc, vừa khóc vừa kể lể:

“Tao nuôi mày từng đó năm mà mày nỡ phản tao, mày bỏ tao mày mê con khác. Mày không sợ Trời hành sao hả Cỏn?”

Sự “đổi lớp” bất ngờ của mụ Tám làm mọi người chưng hửng. Nét hung dữ vừa mới đây tan biến hết để chỉ còn lại hình ảnh một người đàn bà yếu gầy xấu xí, nước mắt nước mũi kèm nhèm dơ bẩn.

Từ trên sân khấu vọng xuống điệu hát Trường Tương Tư ai oán. Thằng Cỏn nghe nao núng trong dạ. Lần đầu tiên sau gần mười năm làm con nuôi mụ Tám, nó mới nhìn thấy mụ trong trạng thái đau khổ như vậy. Từ kinh ngạc, nó đâm cảm thương cho mụ. Bản chất nó vẫn là thằng biết tình biết nghĩa. Nó nghe dấy lên trong lòng một nỗi xót xa vô cớ. Và khi thấy mụ vừa đưa tay quệt mũi vừa thở than thảm thiết:

“Rồi đây tao biết ở với ai? Trên đời này, tao còn biết thương ai hơn mày hả Cỏn?”,

thì thằng Cỏn trả lời nhỏ nhẹ:

“Nếu má đừng ép tui... (bỗng dưng trông nó ấp úng ngượng ngùng hẳn) đừng ép tui cứ phải ăn nằm với má, làm sao tui nỡ bỏ má cho đành?”

Bà Năm kêu lên:

“Ủa! Có vậy sao?”

Khuôn mặt mụ Tám sượng trân. Con nhỏ nhìn mụ chằm chằm. Còn thằng Nở thì cười hô hố:

“Quỉ thần thiên địa ơi! Hèn chi mà mày ốm còn hơn que củi đó Cỏn!”

Từ trên sân khấu, một hồi chuông rung lên báo hiệu giờ kéo màn đã điểm.

[]




(*) “Húp cháo” là chữ thường dùng của giới cải lương để chỉ những đêm hát ế khách.

(**) Dàn cảnh: những công nhân chuyên việc vác phông, dựng phông sân khấu cho gánh hát.

Gác Trọ
#7 Posted : Sunday, February 27, 2005 12:55:21 AM(UTC)
Gác Trọ

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 48

Điểm Sách

Đọc Một Truyện Dài Không Có Tên - tập 2

Nguyễn Văn Hóa



Giữa tháng 6 năm nay ( 1998 ), tôi có điện đàm vơí Trần thị Bông Giấy, tác giả Một Truyện Dài Không Có Tên - tập 2 để góp ý, bàn bạc về bài viết về Phạm Duy ( của tác giả ) đăng trên tờ Văn nghệ Tiền phong cách đó vài tháng. Tình cờ mà được biết tác giả sắp cho ra mắt cuốn sách trên tại tư gia. Sau đó chừng mấy hôm, tôi nhận được thư mời và sách. Không đi dự được, vì đường xa. Nhân tiện cảm ơn món quà trân trọng của tác giả. Định bụng trước đây đã không viết điểm sách cuốn một thì sẽ không viết cuốn hai, nhưng đã lỡ buột miệng hứa với tác giả và tuyên bố sẽ viết thẳng thắn, giờ đây đành phải làm công việc ngoài ý muốn.

Một Truyện Dài Không Có Tên - tập 2 là một cuốn sách dày cộm trên 500 trang, gồm các hình ảnh kỷ niệm, do tác giả ( Văn Uyển ) tự xuất bản. Tập hai cũng giống như tập một, phần lớn mượn bối cảnh để cấu tạo cuốn sách qua các tiệc rượu với các bạn văn, bạn rượu xen lẫn với tâm tư về cuộc đời và cuộc tình của chính tác giả. Truyện dài ở đây có nghĩa là chuyện sẽ còn dài dài... nhưng đọc cuốn hai thôi cũng đủ phản ảnh tinh thần, nội dung cuốn một.

Khó phân loaị Một Truyện Dài Không Có Tên tập 2 là cuốn bút ký, ký sự hay tạp ghi, càng không thể goị là truyện. Nội dung chính xoay quanh các cuộc rượu, do gia chủ tổ chức và mời mọc tại tư gia. Tác giả sử dụng đến 257 trang dể ghi laị chừng bảy cuộc rượu, trong đó từng có sự hiện diện của giới văn nghệ sĩ ( viết văn, viết báo, viết nhạc, ca sĩ... ), có người đã thành danh, nhưng nhìn chung cũng chỉ là những ngươì Việt bình thường... Nửa cuốn sách còn laị : ghi chép các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc một vài nhân vật nào đó, cũng taị tư gia; có đoạn viết để phê bình, qua lơì kể cuả đệ tam nhân, hoặc tác giả là chứng nhân về các văn nghệ sĩ có tên tuổi khác như nhạc sĩ Phạm Duy, thi sĩ Du tử Lê, nhà văn Nguyên Vũ, Đào Khanh, Phan nhật Nam,... nhà báo Vũ bình Nghi, vài nhân vật trong cộng đồng như bác sĩ...; phần còn laị là tâm sự về cuộc đơì, gia đình và cuộc tình của chính mình.

Cuốn sách phân đoạn không theo thứ tự thơì gian: một ngày, một đêm nào đó trong tháng cuả các năm 89, 94, 93 ...cho dến 97. Có năm không viết gì hết. Để ý ngươì đọc sẽ thấy có ba nhân vật xoáy quanh, ẩn hiện trong suốt cuốn sách : tác giả, vị hôn phu ( thi sĩ Trần nghi Hoàng ) và ngươì tình tự thuở nào: Phùng kim Ngọc, một tay chơi dương cầm ở Đà Lạt trước 75.

Các tâm sự ẩn kín cuả Bông Giấy qua ngòi bút, phảng phất cho ta thấy một nhắc nhở đau thương, định mệnh khắc nghiệt nào đó cuả mệnh đề : tài hoa và mệnh bạc. Có tài tất bạc mệnh. Cũng như cuộc đơì cuả tác giả: tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp và tài hoa cuả mình như có sự tương khắc, phản động: không hoà điệu, không êm thắm, không bao giờ đạt đến sự vẹn toàn, hạnh phúc.

Khoan kể tới chủ đích của cuốn sách, ta thấy chủ ý cuả tác giả mượn vào cuốn sách để đánh bóng vị hôn phu cuả mình. Có nhiều chỗ nó "hớ" ra làm người đọc đâm ra nghỉ ngợi. Trong hơn ba trăm trang sách: trong các cuộc rượu, tiếp xúc, Trần nghi Hoàng như một nhân vật trọng tâm, nổi bật. Một nhà thơ tài năng, lại thêm tài ăn nói lưu loát, hùng biện, sắc bén. Có chỗ lời văn như tức khí về một nhân tài như thế mà thiên hạ vẫn chưa chiụ nhìn nhận, ca ngợi (!) Nhiều chỗ người đọc còn tìm thấy cảm tưởng vị hôn phu của tác giả như một Cái bang trong các truyện võ hiệp Tàu " Trần nghi Hoàng gốc Bến Tre, vẻ ngạo mạn, đôi vai rộng, tiếng nói mạnh, lối lý luận sắc bén mang tính cách đè bẹp kẻ khác" ( tr.188 ). Viết về chồng là thế, nhưng khi đề cập tới ngươì tình tài hoa cuả mình, tác giả laị cho người đọc thấy hai cuộc tình như hai chiếc thúng trên một đòn gánh. Thúng tình nặng hơn so với vị hôn phu hiện taị. Tác giả không tránh né sự bộc lộ đó, dù có rào đón trước sau bằng văn chương.

Trần thị Bông Giấy là một cây viết xuất hiện ở hải ngoaị chừng hơn thập niên trở laị đây. Sau tác phẩm đầu tiên Nước Chảy Qua Cầu , với bút pháp đầy xúc cảm, Bông Giấy đã được đón nhận như một nhà văn. Một nhà văn nữ Việt nam hải ngoaị !. Hơn thế, Bông Giấy đã có một quan niệm sáng tác đặc biệt xây dựng trên nền tảng đạo đức. Bà viết "Điều quan trọng đầu tiên mà một nhà văn, nghệ sĩ cần phải bảo tồn là tư cách đạo đức"( tr. 136 ), hay "Một anh nghệ sĩ có tư cách đạo đức thì tác phẩm cấu tạo ra sẽ là những hữu ích cho thiên hạ" ( tr.253). Thật ra thì trong một xã hội tự do, một con ngươì tự do, yếu tố sáng tác và đạo đức là hai phạm trù khác biệt. Đạo đức laị là vấn đề tương đối. Đạo đức không có tiêu chuẩn chung cho xã hội toàn thể. Đạo đức Nho giáo, đaọ đức trong xã hội dân chủ, đaọ đức xã hội chủ nghĩa,... hoàn toàn khác nhau. Về cá thể,một tu sĩ có một quan niệm đaọ đức khác với nhà văn. Sáng taọ nếu đựa trên tiêu chuẩn đaọ đức đặc thù, nhà văn chỉ taọ ra những sản phẩm của luân lý. Nhà văn và giới nghệ sĩ không có trách nhiệm cuả một nhà luân lý. Không ai phủ nhận diều tác giả tự cho mình là người mẫu mực trong mươì năm chỉ biết chồng con và văn chương, và cũng chẳng ai trách cứ ở chỗ khác tác giả laị cho mình "Bản chất tôi phiêu bồng phóng dật" ( tr.388 ). Chính cái phiêu bồng phóng dật này đôi khi là chất men cuả văn chương. Và nếu không có bản chất này hẳn tác giả đã không thể ỏ lăn ra mà cươì ỏ( tr.34 ); rồi " Phương Trâm và tôi cùng nhìn nhau cươì thích thú" ( tr.37 ), hay "tôi ngồi cươì một mình vì quá thú vị qua lời noí cuả Đằng Sơn" ( tr.39 ) trong cuộc rượu một đêm tháng 8 năm 92, qua nội dung cuộc một cuộc chơi đố kháo nhau rất tục: "Bóp vú đàn bà !". Chính vì sự mâu thuẫn nội tâm vậy đó, mà Bông Giấy đã đâm ra khó tính. Khó với tha nhân và khó luôn với chính mình. Tác giả cho mình không giao du nhiều, không có bạn văn vì nghĩ họ "chỉ háo danh, thiếu việc trau dồi đạo đức để cấu thành tác phẩm" ( tr.254 ). Nhưng... khi đã ngồi chung chiếu rượu , cùng nhau thổ lộ tâm tình, lời qua tiếng laị, chấp nhận cả những lời lẽ - biện bác ở ngoaì văn chương mà không nhận là giao du, hẳn phaỉ có danh từ khác ? Điều lạ tác giả laị từng chứng tỏ là kẻ uống rượu rất cừ...

Lâm ngữ Đường là nhà văn Trung hoa nổi tiếng không biết uống rượu, nhưng laị nghiên cứu kỹ càng về rượu. Ông cho rằng ngươì Tàu coi rượu như hào sĩ, và uống rượu là để kết bạn. Ông khen tiệc rượu của ngươì Tàu ở chỗ nó huyên náo. ( 1) Phải rồi, tinh chất của men nó đưa tới sự huyên náo, ồn ào. Có ai trách những lời thô tục, thiếu hoa mỹ, những caí gàn dỡ, nông nỗi trong cuộc rượu ? Uống rượu vào mà trầm ngâm, rũ rươị thì chỉ nên uống một mình. Tác giả là một bậc nữ nhi phong lưu mà chưa biết tới triết lý sống cuả ngươì miền Nam là "Bần tiện chi giao mạc khả phong", huống hồ là nghệ sĩ !

Không quá đáng mà nói rằng, tác giả đã mượn các cuộc rượu này, các nhận xét qua người thứ ba để vạch lưng các tật xấu, các khuyết điểm cuả rất nhiều nhân vật. Có cái nó không ăn nhập gì tới tài năng và sự nghiệp văn chương cuả ngươì đối tửu. Liệu những cái vụn vặt, nhỏ nhít này có thật sự là giá trị "tài liệu" cho văn học sử như tác giả và hôn phu mơ ước ? Văn tài hay thi taì cuả một nhân vật có thể bị phủ nhận bởi một vaì câu tuyên bố, những chuyện vớ vẫn, hay bi kịch trong đơì sống riêng tư, những tật xấu trong cuộc sống ? Chắc hẳn tác giả không thể xác định được, bơỉ caí quyền thẩm định nằm ở độc giả và các ngươì viết văn học.

Học giả Nguyễn hiến Lê trong Đơì viết văn cuả tôi, trước khi liệt kê danh sách các bạn văn cuả mình đã rào đón "mỗi ngươì có một lối sống, một sở thích riêng, chúng tôi biết trọng những caí đó cuả nhau. Nếu cần thấy phải khuyên một lời, thì chỉ noí phớt qua, nếu bạn không nghe thì thôi. Tôi nghĩ miễn thành thực vơí nhau và giữ được tư cách là đủ, ngoaì ra không cần biết tơí" ( 2 ). Quả đó là cung cách cuả một nhà nho , không chê vào đâu được. Tôi cho đề cập tơí bạn văn cuả mình trong cuốn tiểu sử, giới thiệu họ đôi dòng, vaì đoạn trong tinh thần như vậy là được. Ai mà mình không cho là bạn văn thì bỏ qua. Tuy nhiên học giả Nguyễn hiến Lê cũng không tránh khỏi cái cảm tính riêng của đời thường ( lộ cái yêu , cái ghét, caí thích và caí không thích ). Bởi có bạn văn ông mến, ông trích cả bài thơ, đoạn thơ, rồi khen ( nhiều bài chẳng có chi đặc sắc ); có nhà văn, nhà thơ ông nhìn nhận là có giao du, không là bạn như Bùi Giáng, Nguyễn đức Sơn, Nguyễn hữu Ngữ, Phạm công Thiện, và ông nhận xét : "Ông Ngữ và ông Bùi làm thơ, khá, hơi khùng"; còn Phạm công Thiện, Nguyễn đức Sơn thì "mục hạ vô nhân"; "Phạm chưỉ thiên hạ mà có vẻ trí thức, khoác áo triết gia; Sơn tục tĩu nhưng không ai ghét; Thiện viết về Triết, nhai lại những ý chán chường, khinh bạc của phương Tây"; "Sơn làm thơ, viết truyện ngắn. Họ đều là những kẻ bất mãn" ( 3). Tôi không cho đó là những lơì phê bình, nhận xét văn học. Những nhận xét bâng quơ, ngắn ngủi đó không làm giảm giá trị văn nghiệp ( nếu có thực ) của họ, nhưng sẽ tạo nên những xoáy động tâm lý cho ngươì đọc. Hẳn học giả Nguyễn hiến Lê cũng nhận thấy điều đó trong khi viết. Có nên lấy thí dụ Nguyễn hiến Lê để mà dể dãi hơn với Trần thị Bông Giấy, một kẻ hậu sinh rất xa... ?

Đề cập về tính cách trung thực cuả Một Truyện Daì Không Có Tên là nói tới ký ức. Có lẽ tác giả có một ký ức rất tốt, nhưng không ai tin tác giả có ký ức như một ỏ bộ nhớ ỏ cuả máy vi tính. Bởi bộ óc con người có thể nhớ nội dung của một câu chuyện, thái độ cuả một nhân vật, nhưng khi ghi laị một mẫu đối thoại không thể nhớ chính xác lời, từ và ý. Tác giả đã xác định điều đó ngay từ trong phần mở đầu "... chủ đề của Một truyện dài không có tên là trình bày trung thực từng câu chuyện xảy ra trong giới văn nghệ sĩ, khi ấy có tôi cùng tham dự...".

Một cuốn hồi ký lịch sử, ký sự văn học,... giá trị tầm cỡ văn chương có thể thay đổi, nhưng trước hết ngươì đọc đòi hỏi nó phải dựa trên sự kiện ( fact ). Sự kiện đưa ra nếu bị khám phá sai lạc vơí sự thật, có thể làm tính chất văn chương của một cuốn sách, dù có, tự biến mất. Vậy nhà văn dựa trên phương tiện nào để bảo vệ sự kiện bất thành văn là trung thực ?

Đọc Chân Trơì Lam Ngọc , độc giả tự hỏi làm sao ông Hồ trường An có ký ức chính xác khủng khiếp đến thế ? Một ký ức đến từ mấy mươi năm về trước. Tả laị một buổi họp mặt, tiệc tùng nào đó có các nhà văn nữ tham dự, Hồ trường An đã nhớ bà ấy, cô ấy hôm đó mặc cái áo màu gì, may theo "mốt" nào, trang điểm ra sao và nhắc luôn cả những câu phát biểu, đối thoại rành rọt cách đó hơn hai thập niên. Không thấy tác giả nói rõ, nhưng ông gián tiếp tiết lộ tới "cuốn sổ tay" cuả hai nhà văn nữ Thuỵ Vũ và Tuý Hồng ( qua lời khuyên cuả Võ Phiến cần có nó để viết văn ) (4). Ai cũng có quyền nghỉ rằng ông Hồ trường An cũng đã sử dụng một cuốn sổ tay như vậy. Điều đó có chi đáng trách ? Khen nữa là khác, bởi nó bảo đảm sự trung thực một cách minh bạch, dù lối viết trong ChânTrời Lam Ngọc không khắt khe đòi hỏi sự trung thực cho lắm ( Lối viết, bút pháp, nghệ thuật cấu tạo nội dung biểu lộ sự khôn ngoan, kinh nghiệm cuả nhà văn khi chọn một chủ đề tế nhị như thế ).

Trái lại Một Truyện Dài Không Có Tên đòi hỏi sự trung thực về các mẫu đối thoại gần như tuyệt đối. Tác giả không có quyền viết sai, ghi sai. Vì không được minh bạch hoá phương cách làm sao để tác giả ghi lại trung thực từng lời nói, ý kiến, phát biểu, đối đáp cuả người trong cuộc, người ta nghỉ tới việc tác giả đã dùng tới phương tiện ghi âm "lén" . Ghi âm lén là kỹ thuật thường tình trong lãnh vực tình báo. Trong lãnh vực báo chí, truyền thông - một cuộc phỏng vấn, một buổi tọa đàm văn chương, chính trị, những lời phát biểu của các nhân vật có danh... để bảo đảm tính chất trung thực, đều phải thu băng công khai; và quan trọng không kém là sự bảo quản các cuộn băng ấy như bằng chứng của sự trung thực. Sự trung thực trong Một Truyện Dài Không Có Tên cũng bất cân ở chỗ - ghi lại về đối thoại, phát biểu cuả khách có thể rất trung thực, trong lúc đối thoại, phát ngôn của chủ nhân thì tác giả đã quá tự do phóng bút. Không ai kiểm tra được đó là sự thực hay chỉ là sự pha chế, thêm thắt !. Không có gì đáng trách, nếu tác giả xin phép trước các người tham dự, hoặc tối thiểu nói rõ trong phần mở đầu cuốn sách.

Có thể sau Một Truyện Dài Không Có Tên tập Một, các cuộc rượu thưa dần, bạn văn, bạn rượu ngày càng xa... đề tài hụt hẫng. Bạn rượu giờ đây là những người khách vãng lai qua vài cuộc tiếp xúc. Có nhiều khi khách chỉ là những kẻ tính toán, mượn phương tiện cuốn sách để quãng bá tên mình. Cuộc gặp gỡ vào tháng 4 năm 97 của vợ chồng tác giả với Dương diên Nghị, Lê đình Cai đã chứng minh nhận xét này. Dành đến 70 trang sách để ghi lại cuộc mạn đàm với khách mới, người đọc chợt nhận ra khách đưa ra rất nhiều đề tài để thảo luận, để rồi khách gật gà gật gù, ba phải, có lúc "xấu hổ", "e thẹn", tâng bốc khen lấy khen để chủ nhân ( đọc từ tr.401 đến 471). Biết đâu đây là cơ hội tác giả đã cho phép vị hôn phu mình trỗ tài biện thuyết; nhưng đưa phần này vào cuốn sách, tôi nghĩ tác giả đã thiếu cân nhắc.

Về văn phong, Một Truyện Dài Không Có Tên viết cứng cỏi, vững chãi. Giọng văn đôi lúc làm người đọc cảm động, nhất là chỗ giãi bày, tâm sự. Tác giả có lối mô tả nhân vật linh động, tinh tế: như mô tả nét giận dữ của Trần nghi Hoàng ( tr.29 ), tính chất hài hước của vị bác sĩ "ca sĩ nghiệp dư " ( tr.54 ), phong cách của vị bác sĩ phát biểu trước cử tọa trong một buổi ra mắt sách ( tr.57 ). Ở một vài chương, tác giả đã đề cập, lý luận về những vấn đề khô khan như chính trị, lịch sử - nhưng vẫn không thoát ra cái nét "mơ màng" khả ái của một nữ nhi.

Người đọc cảm thông tác gỉa thêm lên nhờ một phần tâm sự của đời mình. Là một người con có hiếu với mẹ, sống ẩn dật tu thân trong mười năm nhiều khi không biết việc gì khác ngoài chồng con và văn chương ( tr.388 ). Có lẽ đó là điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của tác giả.

Sách Tàu có nói "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư", bởi số ba làm góc độ nhìn đời nó mở rộng ra tám hướng. Vợ chồng ở con "số hai", nên chỉ có thể nhìn nhau hoặc cùng nhìn về một phía. Tình nghĩa phu thê là thứ tình bồi đắp, hy sinh , cắt da xé thịt. Cho nên vợ chồng thường ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng từ ưu điểm lẫn những cái rất khuyết điểm.

Tác giả, có lẽ là mẫu người được đào tạo, uốn nắn trong "nội dung" giáo dục Tây phương, nên không nắm bắt được tinh thần của Đông phương - biết sống cận nhân tình. Cái "egoism" làm cho tâm lý cá nhân trở nên mâu thuẫn, dằn vặt, phức tạp ... đâu thấy được chân tướng của con người là sự khổ đau. Có nhiều khi sự huyênh hoang, ngạo mạn, khinh bạc chỉ là biến thái của sự khổ đau. Thấy được điều đó mới hiểu người với ta có một mối liên hệ trùng điệp của Sắc Không. Thiên tài không hẳn là nhân quả của bệnh lý phân tâm học: "Le génie est une névrose" (5 ). Đừng sợ tài mình người không biết tới; chỉ sợ tài mình nhỏ, và cứ ỳ ra một đống như tảng đá của vọng tưởng chỉ muốn lăn hoài lên đỉnh núi.

Tóm lại, nếu Một Truyện Dài Không Có Tên biết giảm bớt cái chủ đích qúa cao, chủ ý quá ôm đồm, tách bạch nó ra làm hai: một cuốn là "truyện dài" của những cuộc rượu rất lãng tử, rất "rượu"; một cuốn là "tâm bút" ( vắt từ trái tim ra! ) viết cho cuộc đời và cuộc tình mình, thì độc giả sẽ đón nhận với nhiều thiện cảm hơn.

Oregon 12/ 8/ 98

Ghi chú:

[1,2] Một quan niệm niệm về sống đẹp, Lâm ngữ Đường; Nguyễn hiến Lê dịch,từ trang 198 đến 203. xb. ở Sài Gòn 1965.
[3] Đời viết văn của to⩬ Nguyễn hiến Lê, tr.195,tr.224. Văn Nghệ xb. 1986.
[4] Chân trời lam ngọc, Hồ trường An,tr.30. Minh Văn xb. 1993
(5) Andre Gide trong cuốn sách Luận đề về Dostoievski đã dùng phân tâm học để nhận xét như vậy. Nhớ tác phẩm này đã được Thạch Chương (?) dịch ra tiếng Việt trước 30/4/75.
Phượng Các
#8 Posted : Sunday, March 20, 2005 12:04:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
tiểu sử gogol

trần thị bông giấy


Hơn 150 năm trước, 1846, khi vừa cho ra đời tác phẩm bất hạnh "Những Đoạn Chọn Lọc Từ Các Lá Thư Gửi Bạn", Gogol đã gặp ngay sự chống đối dữ dội của hầu hết các nhà văn, nhà phê bình cùng nhiều tầng lớp độc giả Nga. Biết bao mũi dùi nhắm thẳng vào ông. Những lời chửi rủa cay độc của giới văn chương đã là những cú tới tấp làm ông quỵ ngã. Trong cơn tuyệt vọng, có lần nhà văn kêu lên với vài bạn hữu: "Hãy khoan lên án tôi trước khi tôi ngừng viết... Giữa các người, tôi tin rằng không ai thực sự yêu đất nước Nga cho bằng tôi đâu!" Lời nói này, phải đợi thật lâu sau khi Gogol đã nằm xuống vĩnh viễn, người ta mới xác nhận được giá trị của nó.
Là một cá nhân lạ kỳ với những hiện tượng tâm lý đặc biệt, Gogol đã lưu lại rất nhiều đường nét bí mật trong thế giới văn học Nga. Xuất thân từ vùng Ukraine đầy những núi đồi hoang dã, trong một gia đình có người cha là một kịch tác gia tài tử và người mẹ tâm trí buồn sầu u uất, Gogol sớm cưu mang trong hồn nỗi cô đơn với một mặc cảm tự ti vì chỗ đứng tầm thường của gia đình. Từ tự ti, ông nhanh chóng trở thành tự tôn trong tuổi thanh niên theo một tài năng đang độ chín. Tuy nhiên, sự cô đơn nẩy bật nhiều hơn cả khi nhà văn bắt đầu đóng vai trò là kẻ lội ngược dòng sông trong thời điểm cai trị hà khắc của triều đại Nicholas I ở Nga.
Thật vậy, trong ba thập niên trị vì của hoàng đế Nicholas I (1825-1855), dân chúng Nga rơi vào trong một tình trạng sống rất đáng hãi sợ. Cuộc nổi dậy sớm bị dập tắt của nhóm Décembristes xảy ra vào cuối tháng 12/1825 đã để lại trong lòng Nicholas I và triều đình của ông một sự kinh hoảng, dữ dội đến nỗi hoàng đế phải ra lệnh chống lại tất cả mọi điều biểu lộ liên quan đến chủ thuyết tự do, từ trong lẫn ngoài nước. Nhìn đâu ông cũng thấy như có bóng dáng quân phiến loạn. Một hệ thống mật vụ được thành lập, giăng bủa khắp nơi. Tầng lớp cai trị dù cao hay thấp cũng đều chấp hành một sự ngược đãi trên dân chúng. Giới nông nô là nạn nhân đau khổ nhất của sự áp bức. Các cuộc bắt bớ, đánh đập, lưu đày xảy ra hằng bữa. Toàn thể dân chúng bị cai trị với sự khắc nghiệt không kể xiết. Những người ngoại quốc sống trên đất Nga (Ba Lan, Do Thái, Cosaque...) cũng chịu chung số phận bị đàn áp. Những người không theo quốc giáo Nga thì bị khủng bố tàn nhẫn đến độ họ phải bỏ trốn sang Tây Bá Lợi Á, hoặc di cư sang Trung Hoa hay Canada. Riêng giới thượng lưu dẫu không bị ngược đãi vật chất, nhưng cũng bị phiền nhiễu không ít bởi một màng lưới mật thám luôn tích cực tìm kiếm những con người có khuynh hướng "không phải là Nga" hoặc "mang tư tưởng lật đổ".
Giữa những điều kiện kinh khủng của một đất nước đang đà sụp đổ trên nhiều phương diện, Gogol xuất hiện với những tác phẩm văn chương sáng chói, tựa hồ ánh chớp phát ra từ lưỡi gươm rực sáng trên tay một kiếm khách tài ba.
Ưu uất, cô đơn không vợ con, hay độc thoại nội tâm và dễ bị khủng hoảng tâm trí, Gogol tìm lối thoát cho mình bằng ngọn bút có ma lực cuốn hút kẻ khác. Nhà văn mang ước vọng vẽ hình nên một nước Nga đẹp đẽ đúng như trí tưởng mơ ước, vì vậy mà đã không ngần ngại lột trần bộ mặt xấu xa của từng tầng lớp dân chúng Nga. Ông làm kinh hãi mọi người bằng các bản văn đầy tính mỉa mai châm biếm. Ông không chừa ai cả, từ hoàng đế đến quan lại, từ trí thức đến bình dân, từ giới địa chủ đến giới nông nô hèn kém, tất cả đều là mục tiêu châm chích cho ngòi bút ông.
Trên một cách nhìn nào đó, rõ ràng từ ngữ "yêu nước Nga" của Gogol có phần xác thật. Nhà văn yêu nước Nga trong cách riêng của ông, yêu từ cái xấu đến cái tốt, từ sự thảm thương đến nỗi thăng hoa. Nhưng cách yêu này, lạ lùng như chính con người thiên tài của ông, đã gây nên rất nhiều ngộ nhận. Trong thời sinh tiền, với một nội tâm vò xé, Gogol không có được mấy người bạn hiểu và ủng hộ cái chủ đích "yêu nước Nga"đó. Đổi lại, chỉ là sự oán thù vây bủa. Ông bị lăng mạ xỉ vả, bị hiểu lầm và đánh giá thấp. Có lẽ, trong nguyên cả một dòng lịch sử văn chương Nga, ít thấy nhà văn nào bị các người đồng nghiệp đương thời thù ghét nhiều như với Gogol.
Nhưng dù những bất thường đến đâu chăng nữa trong vận số, hay dù ít được nghiên cứu tìm hiểu ở nước ngoài hơn các nhà văn Nga khác, người ta cũng không thể phủ nhận được vị trí đứng rất lớn của ông trong cái thế giới ấy. Những tác phẩm bậc thầy như "Viên Tổng Thanh Tra", "Những Linh Hồn Chết" hay "Chiếc Áo Choàng" đã là sự dẫn đường quan trọng cho nền tiểu thuyết hậu sinh. Giữa những nhà văn đầu tiên làm vang danh văn học Nga trước thế giới Tây Phương, Gogol là người đã góp một công rất quan trọng. Nhưng tương phản với tác phẩm văn xuôi hiện thực cổ điển đơn giản của Púshkin (được theo sau bởi Tolstoi, Ivan Goncharov và Ivan Tourgueniev), thì văn xuôi hoa mỹ và khích động của Gogol được gánh vác bởi Dostoievski và các thi nhân phái Biểu Tượng (Symbolism) trong vài thế hệ kế tiếp; thêm nữa, nhà tiểu thuyết Andrey Bely với một kiểu thức viết đã lần lượt gây ảnh hưởng trên vài nhà văn thời hậu cách mạng 1917 ở Nga. Cái hiện thực tính và các bản "cáo trạng" của Gogol cũng được tìm thấy nơi nhiều nhà văn kế tục, vượt cao hơn hết chính là nhà văn châm biếm nổi tiếng Saltykov Shchedrin.
Trong vai trò một con người đào xới những điều cấm kỵ, một kẻ hủy phá những bức tường ngăn cản, sự vĩ đại của Gogol trong nền văn học Nga có thể được so sánh với Shakespeare của nước Anh. Tự riêng ông dựng nên một triều đại kỳ quặc, trong đó, chỉ có sự cao cả và cái Đẹp mới được phép ngự trị. Điều này là phương diện "lịch sử"quan trọng nhất của tác phẩm ông. Những bức hí họa về nước Nga và người Nga được ông vẽ ra trong văn chương quả thật kinh khủng. Tuy nhiên cũng nhờ tính sinh động và sức thuyết phục nẩy sinh từ ngòi bút, ông đã làm mờ nhạt đi bộ mặt thật trần truồng gớm ghiếc của nó, để lôi cuốn không ngừng đôi mắt độc giả theo một mặt trái ẩn tàng những hình nét đáng cảm động hơn.

I
(1809 - 1828)
Xuất thân từ một gia đình Ukraine-Cosaque, Nikolai Vasilievich GOGOL sinh ngày 19/3/1809 trong một phố chợ ở tỉnh Sorochintsy, gần Poltava, thuộc Ukraine.
Vùng Nam Ukraine hoang dã đầy màu sắc với làn không khí ấm áp dễ chịu, những truyền thống Cosaque, văn học dân gian phong phú, nhịp sống chậm rãi mơ màng trong một tỉnh lỵ buồn tênh... tất cả những nỗi này đã là nền tảng hun đúc cho Gogol một kho tàng ký ức, về sau được ông vẽ ra trong nhiều tác phẩm.
Người cha -Vasily Afansevich Gogol-, là một tiểu điền chủ nhưng rất có khả năng về nghệ thuật. Ông từng làm thơ và là tác giả của hai vở hài kịch viết bằng tiếng Ukraine, được trình diễn tại sảnh đường của gia đình một nhà quý tộc địa phương, cựu Bộ trưởng Hành pháp và cũng là họ hàng xa với gia đình Gogol. (Chính tại căn nhà giàu có bao gồm một thư viện lớn đầy đủ các sách, một phòng trưng bày tranh và một sân khấu trình diễn kịch mà Gogol lần đầu đi vào sự tiếp xúc với thế giới văn chương nghệ thuật).
Sức khỏe không được tốt, năm 44 tuổi, người cha qua đời, (lúc Gogol vừa 16 tuổi).
Phần người mẹ, Mariya Yanopvskaya, dịu dàng, mộ đạo, có óc thẩm mỹ, nhưng rất bất thường trong khí chất. Bà hay ngồi lặng câm một mình giờ này qua giờ khác, thái độ trầm ngâm chìm đắm, thỉnh thoảng lại nói lên sự nghi ngờ theo những nhân vật hoặc tư tưởng kỳ quái vẫn ám ảnh bà. Khi sinh Gogol, con trai đầu lòng trong số ba người con, bà chỉ mới 15 tuổi. Chính bà là người đã dạy cho con những bài học vỡ lòng về tôn giáo, kéo dài trong suốt nhiều năm. (Do đó, không lạ lùng mà nhận ra khí chất người mẹ đã là những ảnh hưởng trực tiếp làm thành trạng thái tâm thần buồn sầu về sau của Gogol).
Tuy gia đình chỉ xếp vào hàng tầm thường trong xã hội Ukraine, nhưng năm lên 12 tuổi (1820), Gogol vẫn được gửi vào học trong Lycée Nezhinski, khi ấy vừa mới thành lập, dành riêng cho con cái các nhà giàu có.
Gogol là một cậu bé xấu trai và bệnh hoạn, học hành không mấy xuất sắc; tâm tính nóng nảy, dễ bị kích thích. Tại trường, ông thường bị các bạn học nhạo báng vì cái vẻ bề ngoài vụng về, khó chịu. Họ đặt cho ông cái tên "thằng còi bí ẩn". Đặc biệt là ông không được lòng các thầy giáo, những người thường xuyên ghi vào học bạ ông những từ như "lười biếng", "hạnh kiểm xấu", "cư xử thô lỗ", "bướng bỉnh, ngoan cố".v.v..
Chẳng bao lâu, với biệt tài bắt chước rất chính xác từng điệu bộ cáu kỉnh hay lời nói hằn học của kẻ khác, nhà văn đã có thể "trả thù" bằng cách làm cho những kẻ dày vò mình phải đau khổ trở lại trên chính cá nhân họ với những khuyết tật bẩm sinh.
Quãng đời hai năm cuối ở Lycée Nezhinski là lúc Gogol bắt đầu đi vào nghiệp viết. Các sáng tác truyện ngắn hay thi ca gửi đăng trong tạp chí của trường, dẫu chưa thành thực, cũng đã tỏ rõ trước cho thấy những dấu hiệu của một tài năng. Cái thiên hướng tối mù bí mật, lẫn lộn giữa sự tự nhận thức một nội tâm đau khổ với một hoài bão vô bờ bến, càng lúc càng rõ nét trong chàng tuổi trẻ. Và, dưới sức mạnh của một loại phức tạp tâm lý như thế, Gogol trở nên mẫn cảm một cách bệnh hoạn, luôn luôn sẵn sàng để tấn công mọi kẻ chung quanh. Điều này nuôi dưỡng không chỉ là thiên năng về sự quan sát, mà cũng còn là nguồn mạch cho sự châm biếm trong những bản văn sau này ông sẽ viết.
Điểm đặc biệt là từ nơi ông phát lộ rõ một tài năng kịch nghệ kỳ lạ. Cái khiếu khôi hài thiên bẩm đã khiến Gogol đâm thành nổi bật giữa đám bạn hữu. Trong những buổi diễn kịch học đường, với giọng lưỡi châm chọc giễu cợt, ông miêu tả rất chính xác từ cử chỉ đến lời nói các người đàn ông đàn bà trong tỉnh. Và rồi, bằng cái đầu tuổi trẻ mơ mộng đầy những tư tưởng quái đản, Gogol tin rằng ông sinh ra để phải trở nên một kịch sĩ nổi tiếng, và một viễn ảnh huy hoàng đang đợi chờ đâu đó ở tương lai.
Trong lá thư gửi cho một người bạn, ông đã phô bày một cách đầy khinh bỉ về những người dân vùng Nezhinski, những kẻ "đã vùi chôn vận số cao cả của con người dưới một đống rác của tính tự mãn lố bịch". Nhưng giữa đám người "chỉ sống cuộc đời vô vị thì chính tôi cũng đang có mặt! Tôi kinh sợ cái ý tưởng rằng số phận có thể quăng ném tôi vào trong một cái lỗ khốn nạn nào đó và buộc tôi phải đóng một vai trong cái đám vô dụng tầm thường kia."
Để tránh né điều lo ngại này, nhà văn đâm ra chống lại những điều "tầm thường chung quanh" bằng cảm nghĩ mơ mộng theo một sự đền bù vĩ đại cho chính mình trong mai hậu. Vì vậy, không ngạc nhiên rằng, Gogol dẫu ưa thích cười đùa, cũng đã có những cơn tuyệt vọng và rất ít bạn "Con đau khổ nhiều hơn mẹ có thể tưởng tượng (...) Mẹ từng bảo con chỉ là một kẻ mơ mộng. Không, con biết có những kẻ mơ mộng làm nên được những điều rất tốt. Bài học thu nhận về các người như vậy, con sẽ không bao giờ quên.", ông viết cho mẹ thời gian ngắn trước khi rời bỏ Lycée Nezhinski.
II
(1828 - 1832)
Tháng 12/1828, 19 tuổi, cũng giống như những chàng trai trẻ Ukraine khác, Gogol đi đến St. Péters- bourg để tìm vận may, trong tim chứa đầy hy vọng. Trước lúc lên đường, ông viết cho một người bạn: "Khi mùa đông đến, tôi nhất định sẽ đi St. Pétersbourg, và chỉ có Chúa mới biết nơi nào tôi sẽ dừng chân sau đó. Điều này kích thích giống như thể tôi đang sắp đi ngoại quốc và không bất cứ ai sẽ biết được tin gì về tôi trong nhiều năm."
Chẳng bao lâu, sau khi đã đến thủ đô, nhà văn gửi về cho mẹ lá thư đầy những lời lẽ phàn nàn bực dọc: "Pétersbourg không đáng bằng một nửa những gì con từng mường tượng. Con tưởng rằng nó rất đẹp, rất tuyệt diệu, dè đâu đó chỉ là những lời đồn bậy của thiên hạ thôi (...) Thật ra, nó là một nơi tĩnh lặng đến dường kinh ngạc; người dân tại đây trông như đang chết hơn là sống. Mọi công chức hay sĩ quan chỉ có thể nói về các cơ quan hay đồn trại của họỳmà không gì khác nữa. Mọi thứ chung quanh như đang bị nghiền ép dưới một sức nặng vĩ đại. Còn con người thì như đang đắm chìm trong những công việc tầm thường của một cuộc sống vô nghĩa họ đang trải qua."
Tại St. Pétersbourg, Gogol cố gắng bắt tay vào cuộc sống mới bằng nhiều phương cách, từ đi dạy cho đến làm thư ký văn phòng, ngay cả xin vào làm kịch sĩ tại một rạp hát (nhưng chính ngay buổi thử giọng đầu tiên, ông đã bị loại). Ông cũng sớm nhận ra rằng nếu không có tiền và không quen biết ai, thật khó có thể sinh sống trong cái "thành phố lạnh lùng và không hiếu khách" ấy.
Trong tình trạng khó khăn này, Gogol tự nghĩ, văn nghiệp mới là sự đánh cuộc tốt nhất cho ông. Vì vậy, vào năm 1829, ông cho xuất bản bằng tiền túi riêng dưới bút hiệu V. Alov một tập thơ viết ra hai năm trước, khi còn đi học, tựa đề "Hans Kuechelgarten". Nhân vật chính của bài thơ thiếu niên này mang một cái tên Đức, Hans Kuechelgarten, một kẻ mơ mộng rời bỏ gia đình để cùng người yêu tên Louise lang thang khắp Ấu Châu tìm kiếm cái Đẹp. Trên bước giang hồ, đi qua Hy Lạp, nhìn ngắm những tàn phá trên các vệ thành cổ, hắn đi đến kết luận rằng con người ở khắp mọi nơi đều là "những kẻ đáng khinh". Nhận thức được sự trống rỗng của giấc mơ, hắn quay trở lại nhà và cưới Louise làm vợ.
Ước vọng nhanh chóng vỡ tan. Không ai thèm chú ý đến tập thơ thơ mộng nhưng tầm thường con trẻ ấy. Thêm nữa, một bài phê bình ngắn đầy những lời chê bai chế nhạo được đăng trong tờ Moscow Telegraph để nói về tập thơ. Thất vọng não nề, Gogol và một người hầu thân tín đi đến các tiệm sách, tìm mua tất cả các bản đã in ra, đem về đốt sạch. (Như một kỳ oan khởi đi từ bước đầu như vậy, sự kết thúc của văn nghiệp Gogol cũng không tránh được cái số mệnh "bị hỏa thiêu"!)
Nghĩ đến điều dời khỏi nước Nga và dự trù xa hơn bằng một chuyến đi Mỹ, ("vùng đất hứa của hạnh phúc và giới lao động sản xuất" như ông nói với một người bạn), Gogol ẵm trọn số tiền mẹ ông gửi trả nợ cho sự cầm cố trang trại của bà, đáp tàu tới hải cảng Luebeck, thuộc Trave, phía bắc nước Đức. Ông không ra khơi mà lưu lại đó vài tuần. Về sau Gogol viết trong "Lời Thú Nhận Của Một Tác Giả":
"Giây phút mà tôi nhận biết đang ở một mình trên boong một chiếc tàu Anh và không có một người Nga nào khác trên đó, tôi cảm nghe tuyệt vọng khủng khiếp. Tôi thấy hối tiếc đã rời bỏ những bạn hữu thời thơ ấu, những người tôi luôn yêu mến. Tôi nghĩ đến điều quay trở lại quê hương. Tôi chỉ trải qua ba ngày ở ngoại quốc (sự thật, ông ở lại 6 tuần) và dù rằng đã bắt đầu thích thú với những điều mới lạ, tôi vẫn mong muốn trở về, như sợ rằng nếu chậm trễ, tôi sẽ không bao giờ còn về được nữa."
Nhưng dù với bất cứ lý do nào để định thực hiện một chuyến đi vô trách nhiệm như thế, Gogol cũng sớm tiêu béng hết cả tiền bạc và đành quay trở lại St. Péters- bourg kiếm việc làm, lần này kiên nhẫn hơn. Nhờ vào sự quen biết của một người bạn, ông được thâu nhận vào một công việc văn phòng với số lương rất thấp. Tuy nhiên, ông không mong mãi mãi trở nên là một trong những anh chàng cạo giấy mài đũng quần trên ghế với một "công việc tầm thường vô nghĩa": Tâm hồn ông chỉ đặt nặng vào một cái hướng duy nhất là văn chương.
Tháng 4/1830, ông chuyển sang một chức vụ khá hơn trong một văn phòng khác và trải qua thì giờ rỗi rảnh của mùa hè năm 1830 trong một khóa hội họa tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Pétersbourg. Vài người bạn có thế lực giới thiệu ông đến dạy học cho con cái các gia đình giàu có. Nhà văn cũng được thâu nhận vào dưới sự bảo trợ của Vassily Zhukovski, thi sĩ của những vần thơ lãng mạn "ngọt ngào như bị bỏ bùa mê" (lời Púshkin đã gọi), và là một dịch giả rất có thế lực triều đình khi ấy. Sau đó không lâu, Gogol được giới thiệu với chính Púshkin.
Sau một năm làm việc, tháng 4/1831, Gogol bỏ rơi công việc "ngốc nghếch" và "vô nghĩa" trong vai trò thư ký để nhận một chân giáo sư dạy Sử tại một trường nữ học ở St. Pétersbourg, tên gọi "Hội Phụ Nữ Trẻ Yêu Nước". Tất cả thì giờ còn lại, ông chỉ dành cho cây bút.
■ ■ ■
Thất bại về thi ca, Gogol chuyển sang viết văn xuôi. Là nạn nhân của các hoàn cảnh và sự vỡ mộng, Gogol -giống như con cái các chủ điền sạt nghiệp- sẽ dễ dàng biến thành một người trong giới "thấp cùng" của xã hội. Nhưng, sự may mắn đã xen vào đời ông.
Khi còn ở Trung học, ông thường viết cho các tờ bích báo. Bấy giờ, với chủ yếu muốn thoát khỏi thực tế đáng sợ đang rình rập chung quanh, ông nối kết lại với cây viết, phơi trải ra trên mặt giấy những mẩu chuyện từng được nghe ông ngoại người Cosaque kể khi còn bé. Cuộc sống nhiều màu sắc trong vùng trời Ukraine đầy nắng ấm, nơi có các người nông dân và các chú nhỏ chăn ngựa giỡn đùa ầm ĩ; nền văn học dân gian phong phú; phong cảnh êm đềm nơi ven bờ dòng sông Dniepr; những vùng thảo nguyên cò bay thẳng cánh... tất cả những điều này trở về trong ký ức ông với một vầng hào quang quyến rủ và tạo hình thành những câu chuyện được ghi lại rất nhanh. Ông cũng kể sự tích về ma quỷ, các mụ phù thủy và các thầy chú trừ tà vẫn được lưu truyền trong dân chúng. Pha trộn trong các mẩu chuyện lãng mạn của thời quá khứ là những biến cố thực tế của hiện tại khi ấy, trong đó khả năng khôi hài của Gogol nổi bật rõ rệt.
Tháng 9/1831, tập I trong bộ hai quyển "Những Buổi Tối Trong Một Trang Trại Gần Dikanka" (Vechera na khutore bliz Dikanki) xuất hiện và được hâm mộ nồng nhiệt. Gogol trở nên là khuôn mặt văn chương được chào đón rất nhiều trong các salon littéraire (*) hàng đầu của thủ đô, nơi đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của giới trí thức Nga thời đó. Để rồi vào cái tuổi 22, tình bạn thân mật giữa Gogol với Púshkin và Vassily Zhukovski càng thêm thắt chặt.
Tháng 3/1832, tập II chào đời.
Thuộc về giai đoạn viết đầu tiên, kết quả của thời tuổi trẻ tại Ukraine, và được sáng tác bằng một dòng văn xuôi sống động có pha chút tục tằn bằng những từ ngữ thông dụng của người Ukraine, tuyển tập hai quyển "Những Buổi Tối Trong Một Trang Trại Gần Dikanka" bao gồm 8 bản văn đơn giản, ít phức tạp căng thẳng hơn bất cứ tác phẩm nào ông viết về sau.
Đó là một hỗn hợp những thể loại, từ hài kịch vui nhộn đến cường điệu thô lỗ, pha lẫn lãng mạn thi vị. Sự diễn tả phong phú hình ảnh các cánh đồng cỏ hoang vu, những đêm đen quyến rủ của bầu trời Nam đầy khoái cảm, đã nói lên tình yêu vô bờ của Gogol đối với vùng Ukraine. Nhân vật là kiểu mẫu nổi của kịch nghệ múa rối Ukraine: từ mảnh đất trù phú đã sinh sản ra các người đàn ông hùng tráng; các chàng tuổi trẻ Cosaque hay khoe khoang khoác lác; các phụ nữ xinh đẹp, ranh mãnh, đôi khi sợ hãi; những đứa trẻ rảnh rỗi không chút âu lo, biểu tượng cho bản năng mạnh mẽ của tổ tiên Cosaque; những ông già nghiện rượu, điên khùng và sợ vợ; các bà già tính tình cáu bẳn, chống lại mọi điều phóng túng; những giáo sĩ say khướt; các du mục lười biếng; luôn cả ma quỷ biến hình thành người làm náo động cuộc sống lạ lùng và thơ mộng của đồng quê Ukraine.
Trạng thái thì thẳng thắn là Ukraine: người Moscow bị trêu chọc một cách thèm khát cũng bằng như người Ba Lan, Do Thái. Trong các câu chuyện, tính chất khôi hài thường xuyên được nhận rõ trong một sự vui vẻ quá độ. Đó chính là chủ đề của tác phẩm, lại cũng là nơi ẩn trốn của tác giả, như ông đã viết sau đó vài năm:
"Sự vui vẻ được ghi nhận trong những tác phẩm đầu tiên thì rất cần thiết cho nội tâm tôi. Tôi trở nên là một nạn nhân gắn chặt với sự buồn sầu. Để giải thoát khỏi điều ấy, tôi sáng chế ra những nhân vật đáng tức cười trong những hoàn cảnh khôi hài có thể tưởng tượng nhất."
Tuy nhiên, bức tranh kỳ diệu về xứ Ukraine lại quá hấp dẫn đến gần như không thật, khác biệt với chính xứ Ukraine khi ấy (trừ ra các truyện về sau). Có những trích dẫn từ hài kịch bằng tiếng địa phương của cha Gogol xuất hiện như những đề từ trong vài mẩu chuyện. Các đoạn trữ tình cảm động xen kẽ khôi hài vui nhộn được trình bày đặc sắc trong một lối đối thoại pha trộn giữa văn chương Nga hoàn hảo với những từ ngữ rành rành địa phương Ukraine. Thỉnh thoảng, sự quan sát của tác giả trên tính nhất thời về các cuộc vui con người cũng được phô diễn, làm ngắt đoạn nội dung câu chuyện... Tất cả mọi điều đặc biệt này đã tạo nên cho tác phẩm "Những Buổi Tối Trong Một Trang Trại Gần Dikanka" một sức hấp dẫn kỳ diệu, đem lại nét tươi mát mới mẻ, góp phần làm say đắm quyến rủ cho văn chương Nga.
Vài trong 8 câu chuyện được kể bởi một người nuôi ong tỉnh Mirgorod. Dăm truyện khác bởi nhà trợ tế trong tỉnh, và trong một câu chuyện có đến ba tác giả -người nuôi ong, nhà trợ tế và sau cùng là ông nội của nhà trợ tế.
1/ "Hội Chợ Sorotchinski" (Soróchinskaya yármarka):
Tại Sorotchinski vào một ngày hội mùa hè, giữa dãy thúng mẹt của người bán và người mua, có một chàng du tử đứng kể cho mọi người nghe các câu chuyện ma quỷ hiện hình với cái mũi heo.
Trong khi ấy, có anh chàng tên Gritzco tìm đến gặp người cha (Tcheverik) của cô gái mà hắn đang yêu để xin hỏi cưới cô làm vợ. Tcheverik vui vẻ bằng lòng, nhưng mụ vợ kiêu hãnh Kivria lại chê chàng rể hờ quá nghèo, không muốn nghe nhắc tới việc cưới hỏi. Gritzco bèn đem chuyện kể cho gã du tử nghe. Gã kia đưa ra một đề nghị: sẽ làm sao để mụ Kivria bằng lòng gả con gái cho Gritzco, nhưng ngược lại, Gritzco phải nhượng cho gã tất cả số bò Gritzco đang sở hữu với chỉ 20 rúp.
Phần mụ Kivria khi ấy đang manh tâm ở nhà chờ đón Athanase Ivanic, con trai của ngài trưởng giáo hội Nga. Mụ bèn tìm cách gây gổ với chồng và tống cổ ông này ra khỏi nhà. Kế đó, mụ trang điểm lộng lẫy, sửa soạn những món ăn ngon và chờ gả con trai giáo trưởng tìm đến. Hai người cùng nhau no say ăn uống.
Khi gã này bắt đầu giở trò bỡn cợt với mụ, bỗng có tiếng gõ cửa. Mụ Kivria vừa kịp giấu anh tình nhân trên rầm thượng thì Tcherevik và bạn bè bước vào, trên mặt mọi người vẫn còn nét xúc động vì các mẩu chuyện ma quỷ của người du tử. Họ gọi mụ mang thêm rượu ra cho họ uống. Lúc đã ngà ngà say, Tcherevik kể lại cho mụ vợ nghe câu chuyện về "một con quỷ bản chất rất thành thật, được cho ra khỏi địa ngục vì đã làm một việc thiện. Trở về trần gian, con quỷ này uống nhiều rượu đến nỗi phải cởi cái áo đỏ ra cầm thế với một tên Do Thái. Tên này bán mất chiếc áo của con quỷ. Một đêm nọ, tên Do Thái nghe tiếng gầm gừ vang lên, rồi một cái đầu heo hiện ra ở cửa sổ."
Lúc ông chủ nhà Tcherevik kể chuyện này, đám khách chung quanh không mấy chú ý nghe vì họ đang ca hát nhảy múa. Riêng mụ Kivria lại rất lo sợ.
Ngay lúc đó, bỗng con trai ngài giáo trưởng từ rầm thượng lăn đùng xuống, trên mình đang được bao lại bằng tấm áo đỏ của mụ Kivria. Hẳn nhiên là tất cả mọi người đều phát hoảng. Nhưng anh chàng du tử chẳng chậm trễ gì mà không vin vào đó để phát lộ tung tích con quỷ áo đỏ có thực này. Mụ Kivria bị mất uy, đã chẳng thể phản đối vụ hôn nhân của Gritzco nữa."
2/ "Rạng Sáng Ngày Lễ Thánh Jean"kể chuyện một người trẻ tuổi muốn mau giàu, đã bán linh hồn cho quỷ.
3/ "Đêm Tháng Năm" (hay "Người Chết Đuối" nói về sự kiện một nữ thần sông nước đã bảo vệ tình yêu cho một đôi lứa trẻ.
4/ "Lá Thư Thất Lạc": Quỷ ma và phù thủy bị đánh phạt thua bài bởi một người Cosaque ma mãnh, láu cá, kẻ đã gian lận bằng cách đánh dấu thánh giá trên những lá bài của anh ta.
5/ Trong "Đêm Giáng Sinh", Valkula, một người ngoài nghề thợ rèn là chính, còn làm thêm nghề vẽ tranh thánh nữa. Một hôm, Vakula vẽ ra vài bức chân dung, làm chọc giận ma quỷ. Ma quỷ trả đũa bằng cách gây nên tất cả mọi việc ác trong làng, đặc biệt là nhắm chĩa vào các hành động phóng túng ái tình của người mẹ Vakula. Trong khi đó, Oksana, người phụ nữ mà Vakula đang yêu, hứa hẹn làm vợ hắn nếu hắn nhận tặng cho cô ta một đôi giày giống như những đôi mà hoàng hậu nước Nga đang mang. Vakula đành phải bán linh hồn cho quỷ, leo lên lưng quỷ bằng một cái thòng lọng và lấy được đôi giày của Hoàng hậu Catherine. Trên chuyến trở về, Vakula nhận phúc lành của cha Oksana để xin cưới nàng.
6/ "Mảnh Đất Bị Trù Ếm": một ông lão bị quỷ ma ám ảnh, đã tin rằng sẽ tìm thấy kho tàng tại một góc trong căn phòng ngủ của mình. Rốt cuộc ông chẳng thấy gì ngoài một chiếc nồi đựng đầy đồ vật bẩn.
7/ "Cuộc Trả Thù Rùng Rợn" (Stráshaya mest?) thoạt tiên có tên là "Một Huyền Thoại Cổ", được xây dựng trong thể thức ca khúc dân gian và được kể ra bằng thứ ngôn ngữ đượm màu thi ca lãng mạn. Câu chuyện mang một nội dung rắc rối, dần dần được gỡ mối sự bí mật theo một tai ương xưa cổ. Cái xung đột giữa Thiện và Ác là nét đặc thù trong tác phẩm, qua đó, tác giả biểu tỏ cho thấy sự thấm nhuần của ông trên những chốn thâm sâu, những xao động bí ẩn nhất của tâm hồn con người. Hai nhân vật chính là một cặp vợ chồng, chàng Danilo lý tưởng và nàng Katerina xinh đẹp cùng nhau chống trả một cách tuyệt vọng với những âm mưu thâm độc của người cha vợ, một tên phù thủy, kẻ hiện thân cho sự giết người và loạn luân, hai điều đáng sợ nhất trong nhân loại. Tuy nhiên, chính ngay viên phù thủy cũng chỉ là khí cụ của một thứ ma quỷ còn dữ dội hơn nữa: "Sự phản bội của con người đối với đồng loại của mình."
Bao gồm kiểu thức chủ đề quán xuyến, tác phẩm chứa đầy ma thuật lôi cuốn với các hình ảnh của những ngục tù kinh khủng, một nghĩa trang sống dậy những xác chết, phép phù thủy của các linh hồn, luôn cả một chút gợi ý của đam mê loạn luân. Tính chất man dã ở đây (cũng như ở trong các truyện khác) đã cho thấy dấu vết ảnh hưởng của hai nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann (1776-1822) và Ludwig Tieck (1773-1853). Qua cách cấu trúc hình ảnh của vài đoạn trữ tình rất đẹp (như lời than van của Katerina, hay đặc biệt hơn là sự diễn tả nổi tiếng dòng sông Dniepr), Gogol đã bật lên cho thấy một tài năng ngoại thường trong sự chuyển động nhịp nhàng các chi tiết được tiếp nối liên tục từ đầu đến cuối với chẳng chút thiếu sót sai lầm nào.
Câu chuyện thì ghê gớm và sởn gai ốc; thoạt đọc lên, độc giả dễ dàng bị xúc động đến khó chịu. Nó là một trong số rất ít vài truyện ngắn của Gogol đã không cho thấy có chút khôi hài nào. Cái nội dung tự nó được đưa ra ở phần cuối tác phẩm theo một câu chuyện cổ xưa về "Petro và Ivan, hai người bạn Cosaque đã thề vĩnh viễn là anh em với nhau. Khi Pedro vì lòng ganh tị, giết Ivan và đứa con trai nhỏ của Ivan thì đã có một lời nguyền đặt ra trên gã Pedro và những người thừa kế hắn: mỗi thế hệ đi sau sẽ phải nẩy sinh những con người đồi trụy hơn thế hệ trước, cho đến khi kẻ tội lỗi cuối cùng trong gia tộc Pedro xuất hiện để đền tội cho các tiền nhân. Kẻ cuối cùng này là vị phù thủy, nhân vật chính của câu chuyện, người ao ước cưới được Katerina, đứa con gái ruột của hắn. Hắn giết chồng con Katerina và cuối cùng giết luôn cả cô gái. Hắn cũng bị buộc tội giết chết người vợ cũ. Trên mặt xã hội, hắn là một kẻ phản bội người Cosaque. Cuối cùng, hắn bị xử tử bởi một kỵ mã khổng lồ (hình ảnh này vẫn thường được nhìn thấy trong các cái hồ lớn ở Hungary.)
Toàn thể câu chuyện huyền ảo như giấc mơ của thi sĩ, một hoang tưởng vượt quá thực tế. Nó đúng là sự điển hình đánh giá cho tài năng kể chuyện của Gogol. Không dữ kiện đơn thuần nào đứng vững với sự phân tích hợp lý. Ngay cả tuổi của Katerina cũng rất phức tạp, bởi, nếu dựa theo câu chuyện, nàng khoảng 18 tuổi, trong khi nếu chắp nối nhau trên những dữ kiện khác, (chẳng hạn như sự vắng mặt dài lâu của người cha, những ký ức về sự sát nhân trên người mẹ quá cố.), ít nhất nàng phải đến 40. Dù vậy, mỗi hoàn cảnh càng lạ lùng bao nhiêu thì toàn thể câu chuyện càng đáng tin bấy nhiêu trong một thế giới riêng của chính nó. Cái thế giới mà người ta vẫn thấy được trang trí trên các tấm thảm kỳ diệu bao gồm trái đất, mặt trời, những vì sao, ma quỷ, thủy thần, đêm tối, những dòng sông và các cánh rừng, núi đồi và thung lũng, những áng mây trời và chim chóc....
Tuy nhiên, chiến thắng cuối cùng của điều Thiện trên điều Ác trong truyện này thì không giải quyết được vấn đề của chính ngay sự trả thù: "Sự trả thù rùng rợn" thì quá rùng rợn bởi vì nó đặt nền tảng trên công lý của con người và thiếu sự cốt tủy của lòng thương xót.
Một cách nào đó, "Cuộc Trả Thù Rùng Rợn" cũng nhắm vào vài "mặc cảm sinh lý bị nhiễu loạn" trong chính tác giả, (đoạn về tư tưởng loạn luân của tên phù thủy nghĩ về con gái) để từ đó, nhà văn đã tự bù đắp cho "sự nhiễu loạn ấy" bằng một nghệ thuật kể chuyện tuyệt vời.
8/ Dựng bối cảnh trong vùng Ukraine, "Ivan Fedorovich Schponka Và Người Cô" (Iván Fyódorovich Shpón'kai egó tyótushka) là tác phẩm đầu tiên đã làm xác định được tiếng tăm cho Gogol trong vị thế một nhà văn. Ở đây, cái biệt tài của nhà văn qua việc trình bày ra một cách linh động những chi tiết hết sức tầm thường trong đời sống đã được thể hiện rõ.
Ivan Shponka là một địa chủ có tính cả thẹn, đầu óc hẹp hòi với một chút thông minh nhưng rất cần mẫn. Theo lời đòi hỏi của người cô, anh ta xin giải ngũ khỏi quân đội để về giúp bà cai quản một trang trại nhỏ. Tại trường học, anh ta là một sinh viên kiểu mẫu. Trong quân đội, thay vì tham gia vào những cuộc rượu chè cờ bạc với các đồng đội, anh ta lại chỉ ưa lưu lại trong phòng để đánh bóng những hàng nút trên bộ quân phục hay sắp đặt các cái bẫy chuột. Sau khi trở về trang trại, anh ta trở thành một trang chủ "kiểu mẫu", nhưng bị chế ngự hoàn toàn bởi bà cô cá tính rất mạnh, một người mà tất cả mọi kẻ chung quanh đều phải kinh sợ.
Thế rồi đến một lúc bà cô quyết định cưới vợ cho cháu, nên dẫn anh ta đến thăm một gia đình ở địa phương. Tại đây, anh ta được giới thiệu cho một trong hai cô con gái của bà chủ nhà. Khi hai người trẻ tuổi được để ngồi riêng với nhau, tất cả những gì Ivan Shponka có thể nói với cô kia thì - giữa những quãng im lặng rất lâu - chỉ là về cái tai họa ruồi đang xảy ra mùa hè năm đó.
Sau cuộc viếng thăm, dù với những cố gắng cổ vũ của bà cô, anh ta vẫn khăng khăng từ chối việc lấy vợ; nhiều lần còn tỏ ra kinh hãi vì ý nghĩ ấy. Cuối cùng, một đêm, anh ta mơ thấy rằng đã có vợ. Thế rồi, bỗng dưng, tất cả mọi vật chung quanh đều biến thành người vợ, nhìn đâu anh ta cũng thấy toàn những vợ và vợ, ngay cả trong chiếc mũ của anh ta.
Điều được gọi là "mặc cảm yếu kém sinh lý" và sự sợ hãi những liên hệ tình dục có thể được tìm ra trong truyện ngắn này. Thật là thú vị để ghi nhận một điều rằng, trong hầu hết các tác phẩm của Gogol, miêu tả về phụ nữ, dù là với sắc đẹp siêu phàm hay trần tục, bao giờ họ cũng nói lên tính chất cám dỗ để sẵn sàng dẫn dắt đàn ông tới chỗ hủy hoại.
Qua nhân vật Schponka này, chúng ta nhìn thấy được nhiều nét đặc biệt trong phong cách nguyên thủy của nhà văn. Ví dụ tính giễu-cợt-một-cách-nghiêm-trang (qua sự diễn tả chiếc xe ngựa cổ lỗ sĩ của người cô), hoặc cái sở thích hay so-sánh-giữa-con-người-với-những-vật-vô-tri-giác, chẳng hạn...
Nếu như "Cuộc Trả Thù Rùng Rợn" là câu chuyện duy nhất trong toàn tập đã không có chút tính khôi hài nào, thì trong câu chuyện đầy dẫy những chi tiết thực tế này, yếu tố khôi hài ấy không những đứng hàng đầu, lại còn vượt cao hơn tất cả mọi tác phẩm khác nữa. Nhưng, vừa đủ đáng lưu ý, người ta không hiểu tại sao sau khi đã chán chê giễu cợt nơi sinh sống của Ivan Fyódorovich Schponka, và chân dung nhân vật chính đã được vẽ ra với ngọn bút lông của một họa sĩ thiên tài, tác giả lại bỏ ngang cái kết cuộc lơ lửng?

(còn tiếp)
Vũ Thị Thiên Thư
#9 Posted : Wednesday, March 23, 2005 2:46:51 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Phạm duy, ông là ai?
trần thị bông giấy

I.
Mối giao thiệp giữa ông Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 ở Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên Motréal-California, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi. Ông là một trong rất ít người đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân của vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, thày Tạ Văn Toàn, tình cảm quý này càng thêm mạnh mẽ.

Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp nhau tại Santa Ana, ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi:

"Dẫu gì, Bông Giấy đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin đó. Ðánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ rằng Bông Giấy là một người có được cái sức mạnh ấy."

Ðó là lời nói đầy tình thương của một người cha. Tôi cảm ơn ông.
Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa từ ở Cali về:

"Bác cứ chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà chẳng có dịp nào. Phải ở lì Santa Ana. Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi."

Tôi nói qua điện thoại:
"Lúc này cháu tu bác ạ. Ðóng cửa đọc sách, không tiếp giao thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?"

Ông đáp:

"Vui thì vui, nhưng cũng thấy lắm chuyện kỳ cục."

Tôi đồng ý:

"Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục. Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?"

Giọng ông sôi nổi:

"Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy."

Tôi cười:

"Tưởng gì, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết."

Ông Lê Hữu Mục la to:

"Lần này khác. Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy, có mặt bác, ông Cao Tiêu, Ðại tá Chiến Tranh Chính Trị, và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Ðại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, ông Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: 'Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền âm nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao!"

Tôi kêu lên:

"Qua tư cách bác và cả 'tư cách' ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam, cháu khó thể tưởng tượng được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy."

Ông Lê Hữu Mục tiếp:

"Một câu khác: 'Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!'"

Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.

Tôi nhớ nhanh ba chữ "tên dâm tặc" một lần Nguyễn Tất Nhiên đã gán cho Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ câu Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: "Phạm Duy già như thế mà còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!"

[Ðầu tháng 9/1995, trong một bữa tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định: "Trong đêm Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana, tôi gặp gần 50 văn nghệ sĩ, nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái dũng trong ngòi viết như của Bông Giấy, kể cả tôii nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về một buổi họp mặt tại nhà Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ. Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em chúng đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị ấy. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn nhưng tâm địa hẹp hòi quá. Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cuộc đời ca ngợi Mai Thảo chứ."

Và Văn Thanh kể:

"Hôm đó tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cả cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành. Cả bọn kéo nhau đến Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, bảo rằng rất thân với Hữu Loan. Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà bảo: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi là thân với các anh em ngoài ấy.' Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao , Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến nghe như thường. Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.'

"Khi ấy, tôi đâu nào hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra nặng quá, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được hết!'

"Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau, Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn tape Hồi Ký của ông đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý không?' Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu. Câu một: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, bây giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy anh độc tài hay dân chủ?' Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Ðỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?' Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì hắn không phải người, mà chính là quỷ! Anh nghĩ sao về câu nói đó?' Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện ấy ấy.' Khánh Trường la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy là làm chuyện gì vậy?' Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!'

"Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ông này bèn buộc tôi fax xuống cho ông ấy xem. Ðọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần hết các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn cứ đăng, đề tên Mai Thảo, chỉ bỏ đi những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy đã cắt. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi đến tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người biết cầm cây viết. Mày mà xuống Santa Ana, tao sẽ cho cái bọn đàn em chúng đánh mày nát xương!'"

Bấy giờ, tôi mới hiểu chữ "chống gậy" của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại.

Ông tiếp:

"Tuy nhiên, có một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẩn nộ hơn cả: 'Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!'"

Ông Lê Hữu Mục thở ra:

"Hôm sau, ông Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, ông Lê Văn (khoa trưởng trường Ðại Học Sư Phạm Sàigòn cũ), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị) đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ. Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Nnh. Ông này nói cố gắng tới, nhưng cuối cùng không tới được. Ðưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam. Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?"

Tôi hỏi:
"Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những chuyện như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?"

Ông Lê Hữu Mục la to:

"Thật tình bác cũng đẵ có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn là Tiến sĩ Toán ở Montréal. Ông bảo bác: 'Chúng mình đều lớn tuổi, mở miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn chúng mình nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy ở điểm ấy'."

Và ông Lê Hữu Mục kể:

"Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada, có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: 'Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?' Ông Hà Thượng Nhân trả lời: 'Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm. Ðó là viết ra tất cả mọi sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam hải ngoại. Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy."

II.
Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Ðúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời kháng chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: "Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông."

Tôi là một người được sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Ðỗ Thế Phiệt, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Ðặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ "khuôn mặt lớn" của nền ca hát Việt Nam.
Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:

1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Ðông phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Cung, Thương làu bậc ngũ âm", thì phía nhạc Tây phương, Mozart, Beethoven khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp. Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng có cái "air" giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán. Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nếu nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong sự trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.

2/ Ðiêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du: "Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương" thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Mozart, Beethoven, Chopin, Schubert đến John Lennon, Elvis Presley, Nat King Cole, Ray Charles đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí khác nhau. Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được loại nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại "sol, do, mi" ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm trong một lớp dự thính tại Consevatoire de Paris, nhờ sự quen biết gửi gắm của ông anh Phạm Duy Khiêm, ông mới được có mặt? Dạo về sau, ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (được viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?

3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ (của Phạm Duy), "Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc, cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca", thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ). Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ rất sáo rỗng như "vua nhạc" (lời Ðào Mộng Nam), "Ðại tác phẩm", "Ðệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam", "Một điểm 'chúng ta' (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hàng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy." (Nguyên Thi).v.v.. và v. v. được đa số các người mà "một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết" đã trơ trẽn gán cho ông ta. Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ ấy khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng hiểu mình đang viết cái gì nữa!

Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc bị hỏng hoàn toàn khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông, soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.

Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn.) Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn tape nhạc dài 60 phút, thấy phần lời hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu, buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ.

Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Ðông phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây phương, làm nên một kiểu âm nhạc "ông nói gà bà nói vịt", tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo. Mozart khi viết một symphonie hay một opéra đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả.

4/ Nhạc Lượng (Valeur musicale):
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân"
Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude No. 5 en Ré bémol Majeur của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết ra thành lời mới cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh, hoặc cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rơi từng giọt xuống trên nắp chiếc quan tài? Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa?

Ðọc Nguyễn Du, biết tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:

"Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê Khang này khúc Quảng lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến Chúa, nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Ðục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng:
"... phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày"
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc phải tan nát lòng."

Tài đàn đã đến độ:

"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày"

Ðến khiến Hồ Tôn Hiến phải "nhăn mày châu rơi"

Thử hỏi trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bản nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?

5/ Chủ Ðề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác. Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie Số 5 của Beethoven..v.v.. đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Ðịnh Mệnh, Con Người). Trong Symphonie Số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hày Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).

Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Ðời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cáchẩ), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Với các bài dân ca, ông lại luôn "lập lờ đánh lận con đen" khiến thính giả cứ ngỡ phần lời không phải là ca dao, mà do chính ông soạn. (Ví dụ bài Cái Trống Cơm). Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như bài Áo Anh Sứt Chỉ Ðường Tà thì ông cũng phải mượn lời từ một bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc.

Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những dòng thơ ủy mị tang tóc (mà ông đã cố ý "cầm nhầm") của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất, cuối thập niên 1960.

Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh ưa thích như Em Hiền Như Ma Soeur, Thà Là Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Ðận, phổ nhạc từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà Phạm Duy phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi Miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ "lớn họng" mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ "bé miệng" đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc phổ từ thi ca Nhiên, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng: "Không có tao thì ai biết đến mày!" Lúc đó, Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ, nhưng gia đình ông vì uất ức thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện Phạm Duy. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoảng tiền không nhỏ (* Viết theo tài liệu của Hoàng Dược Thảo, báo Sàigòn Nhỏ).

Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Ðình Chương và Trịnh Công Sơn, ông cũng đủ bị xếp vào hàng DƯớI.

Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: "Phạm Duy đã chết!" Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: "Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản ông đã làm ra trong thời Kháng Chiến."

Năm 64- 65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước một đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là "nhạc phản chiến". Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, đề nghị xin hát một bài góp vui. Trong không khí đang trầm lắng sau những bài nhạc nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng ca bài "Sức Mấy Mà Buồn", một bản nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn. Về sau, trên báo Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã lên án nghiêm khắc về trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ. (1)

Tôi cũng được nghe câu chuyện từ ông Lê Hữu Mục kể: "Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Ðoàn, giáo sư đại học Ðài Loan: 'Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.' Ông Trần Văn Ðoàn hỏi lại: 'Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu không? Anh bảo anh có tài, vậy tại sao họ lại chẳng mời anh?'"

III.
Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu nói trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy CHƯA xứng gọi là khuôn mặt LớN NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó chưa thể gọi là ÐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế. Ðịa vị mà ông đặt được trựớc kia trong riêng Miền Nam và hiện nay trong cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nẩy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa.

Dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội. Ðiển hình, trong một cuốn vidéo bày bán công khai ở hải ngoại, quay buổi trình diễn tái ngộ của nữ ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam ở Mỹ, tổ chức tại Santa Ana, miền Nam California, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm nổi tiếng của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt. Bản này vốn cung Ré Trưởng có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Sib Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ già yếu, không lên đúng cao độ, nên nghe rất "phô". Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể thính giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà. Ðiều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đã ra tới hải ngoại rồi, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ.

Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm nay. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đẵ trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm ra trong chuồng xí! Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người bỏ ra đi, lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!" Ðó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng Miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua.

Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn. Thật đáng tiếc, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn tự hào ốvà được bạn bè ông bốc thơm- rằng ông là một "đại nghệ sĩ", nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5.000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ "lớn" (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một người đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy. Khoảng hơn một tuần sau đó, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng "thi ca" trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn chút tự trọng trong mình.

Và nghệ sĩ vốn thường mangcá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hỉnh, giả trá. Có lần tôi được nghe ông Lê Hữu Mục kể: "Trong một cuộc trình diễn ở Ðức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: 'Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Beethoven.' Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Ðoàn bèn hỏi Phạm Duy: 'Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beethoven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie với một concerto không?' Phạm Duy cứng họng không trả lời được. Cũng theo lời ông Trần Văn Ðoàn, lầnkhác, có mặt Ðặng Thái Sơn. Phạm Duy hỏi Sơn: 'Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác? (là Phạm Duy)' Ðặng Thái sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.

Những điều trên, ông Trần Văn Ðoàn kể lại cho ông Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau giữa hai người tại Ðại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Ðoàn phê bình: "Phạm Duy hỗn! Ðến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!"

Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy ở Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: "Văn Cao sao bằng được tôi?" Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao vừa từ trần tại Hà Nội. Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo trong xã hội CS qua nhũng cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã làm mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt bóng nhẫy trâng tráo đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng không dạy được cho Phạm Duy một bài học nào.

IV.
Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết được. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận "Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay đều được viết ra trong cầu tiêu!" thì quả là tôi không còn ý kiến! Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả niềm cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của nhà thơ chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền mà không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng Ðế nước Pháp, đã nổi giận xé nát bản Symphonie Số 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon. Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu quý ông.

Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam dẫu ra tới hải ngoại rồi vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của nghìn xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính. Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Ðó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân Miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!"

Ngoàitính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIếU HIểU BIếT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy, do đó, danh vọng của ông mới đạt được và đứng vững suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi có đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản ở Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: "Minh Họa Kiều thật sự là một tác phẩm symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đạiẩ" (Trích bài "Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam Và Lời Cảm Ơn".)

Ðọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng lại một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ nhữmg gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào. Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn nhất của thế giới.

Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự "xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam"; điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới? Tôi khẳng định KHÔNG!

Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái "sĩ khí" của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở đây, khoan kể đến câu "Hiểu thế nào là một symphonie?" như ông Trần Văn Ðoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Ðức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.

Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu, tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng không muốn nghe các bản nhạc từ thời 1960 trở đi của ông. Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm), sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề?
Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc. Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với khả năng ông (tôi dùng chữ "khả năng" mà không là "tài năng") chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, quần chúng và cả tôi nữa sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông. [Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi, như Văn Cao, Ðặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Ðoàn Chuẩn, Từ Linh, Phan Huỳnh Ðiểu) Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du, thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái "vĩ đại" của ông một cách xác thật. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.

V.
Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, Miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng? Xin trả lời KHÔNG!

Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, Canada, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: "Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?" Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: "Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc. Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?"

Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGầM hay...
Phượng Các
#10 Posted : Tuesday, March 29, 2005 1:35:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Đọc: "MỘT TRUYỆN DÀI KHÔNG CÓ TÊN"
CỦA TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
(Nhận xét Văn chương)

Vũ Liên Hoa


Chuyện xưa kể rằng có năm người mù sờ voi, sau đó cãi nhau ỏm tỏi. Người thứ nhất sờ trúng vòi voi, nhất định cho rằng voi giống như một con đỉa to. Người thứ hai sờ tai voi, cãi rằng voi dẹp lép như một cái quạt. Người thứ ba sờ trúng chân, cứ bảo voi giống như cái cột nhà. Kẻ thứ tư sờ vào cặp ngà, cho rằng voi cứng và nhẵn thín. Người cuối cùng sờ trúng cái đuôi nên cả quyết voi giống như một cái chổi cùn. Đấy là chỉ có một con voi to lù lù, có một hình thể cố định và chiếm một khoảng không gian nhất định, ngay tại một thời điểm nhất định, thế mà vì sự khiếm khuyết của giác quan, sự giới hạn của kiến thức mà năm người mù đều tự tin là chỉ có mình biết rõ về voi. Huống gì là một tác phẩm nghệ thuật như một bản nhạc, một bức tranh, một bài thơ, một bài văn, làm sao mọi người có thể cùng rung động, cùng cảm nhận như nhau, và có ai dám tự hào mình cảm thông, nhận biết được tâm tình tác giả. Bài viết này không nhằm mục đích diễn giải, phê bình tác phẩm Một Truyện Dài Không Có Tên tập I và II (MTDKCT) của nhà văn Trần Thị Bông Giấy mà chỉ phản ảnh một cái nhìn hạn hẹp của riêng cá nhân người viết về bộ tác phẩm nói trên.

Trước hết, vì sự diễn tả rành mạch, sống động và rất chi tiết trên các mẩu chuyện trong tác phẩm mà có một số lời đồn đãi là nhà văn Trần Thị Bông Giấy (TTBG) đã thâu băng trong các buổi gặp gỡ giữa các nhân vật. Riêng tôi tin chắc rằng TTBG không hề thâu băng các buổi đàm luận đó vì hai lý do sau đây:

1/ Có những chuyện xảy ra vào thời gian trước khi TTBG bắt đầu viết MTDKCT và ngay cả trước khi bắt đầu viết văn nữa, chắc chắn không có lý do gì để tác giả thâu băng những mẩu đàm thoại giữa các nhân vật xuất hiện trong bài viết, vậy mà những mẩu chuyện này vẫn được trình bày rất rành mạch, sống động và chi tiết. Ngoài ra, qua những tác phẩm như Nước Chảy Qua Cầu, Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau hai tập cũng chứng tỏ TTBG có một trí nhớ phi thường và một tài năng kể chuyện thật hấp dẫn.

2/ Trong mẩu chuyện vào tháng 8/1992 có đoạn như sau: "Hoàng Anh Tuấn gợi ý với tôi: ‘Thu Vân lấy cassette ra thâu đi! Đây là cuộc đánh cá hi hữu giữa hai ông nghệ sĩ thời đại mình, đáng lưu lại trong MTDKCT của em!’ Trần Quảng Nam biểu đồng tình: ‘Ý kiến hay! Chị phải thâu băng vì ông Đằng Sơn hay cãi lắm, nhỡ ổng thua tôi rồi cứ cãi thì tôi lỗ’ Vậy là cái cassette nhỏ của tôi được mang ra giữa bàn rượu." (MTDKCT II tr. 33)

Đoạn văn đó chứng minh rằng TTBG không hề thâu băng các buổi nói chuyện trừ ra khi được yêu cầu. Vì đoan chắc như thế, với những người loan truyền rằng TTBG thâu băng các buổi nói chuyện, tôi xin được góp ý như sau:

1/ Đối với những ai tự nhận là có nói chuyện với TTBG và bị thâu băng, xin ghi nhớ rằng thâu băng lén, không có sự đồng ý của người nói chuyện, là một hành động bất hợp pháp trên hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ, nhất là thâu băng xong lại còn công bố các chi tiết đã được thâu ra trước công chúng. Nếu quả quyết việc đó, quí vị phải đưa ra bằng chứng. Còn buộc tội một cách hàm hồ thì chỉ là một điều vu cáo.

2/ Đối với những ai không liên hệ trực tiếp, mà chỉ nghe đồn đãi rồi tiếp tục loan truyền tin đồn thất thiệt thì đó là một điều bất công cho nhà văn.

*

Thi sĩ Trần Nghi Hoàng viết: "Căn phòng 45 thước vuông ở góc đường Số Hai và William là một sân khấu. Trên sân khấu đời thu gọn này, những diễn viên lần lượt xuất hiện. Tác giả TTBG cũng thủ một vai, nhưng công việc chính của nàng là thu nhận lại tất cả những biến động của từng diễn viên khác trên sân khấu đó. Đêm sẽ mở ra. Và đêm sẽ khép lại. Đôi khi, TTBG chỉ còn một mình trên sân khấu và trầm mặc hồi tưởng về những chuyện, những người đã gom nhặt được khắp bến bờ xa trên con đường rong ruổi." (MTDKCT I, VIII)

Vậy chúng ta hãy cùng nhau im lặng theo dõi và cảm thông với những diễn viên khóc, cười trên sân khấu cuộc đời.

.DU TỬ LÊ

Du Tử Lê xuất hiện hai lần. Lần đầu, ở tập I, chúng ta thấy Du Tử Lê bước ra sân khấu với vẻ rụt rè, mỏng mảnh: "Trong khi Lê Uyên và Trần Nghi Hoàng cùng nhau đối đáp những câu chuyện rộn ràng vui thú thì anh cứ đứng im mỉm cười, nụ cười hiền của một thi sĩ, thỉnh thoảng mới chen vào những câu nói nhỏ bằng cái giọng Bắc Kỳ nhẹ nhàng ấm áp." (MTDKCT I, tr. 32-33).

Sau đó xảy ra việc Lê Uyên đánh Du Tử Lê vì những cãi vã bắt nguồn từ ghen tuông. Chuyện ấy cũng bình thường thôi, vì khi yêu, có mấy ai chẳng ghen, có mấy ai chẳng muốn toàn quyền chiếm hữu người mình yêu từ linh hồn đến thể xác? Vậy mà khi màn kịch mạnh bạo đó được diễn tả một cách sống động trên sân khấu MTDKCT I, thì Du Tử Lê đã "chối đi chuyện ấy, tuyên bố rằng TTBG bịa đặt, viết dối..." (MTDKCT II, tr. 181). Và Du Tử Lê đã nhiều lần trút sự giận dữ của mình bằng cách phủ nhận sự đóng góp của TNH và TTBG trong nền văn học hải ngoại Việt Nam.

TTBG không phải soạn giả và cũng không là đạo diễn cho vở kịch trên. Vở kịch đó là do hai vai chính Du Tử Lê và Lê Uyên tự biên tự diễn, với những vai phụ xoay quanh như Tâm Nguyên, Trần Khang. Tại sao Du Tử Lê lại giận dỗi người quay lại màn kịch khi màn kịch đó đã khiến khán giả thấy được một góc cạnh rất thật của thi sĩ Du Tử Lê, góc cạnh hiền hòa của một nhà thơ lụy vì tình.

.PHAN NHẬT NAM

Phan Nhật Nam là một người ồn ào. Ông bước vào văn học Việt Nam với những ồn ào của một người lính trẻ qua Mùa Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa. Ông ồn ào khi gây chuyện đánh lộn đánh lạo: "...trong trận đánh nhau với cậu La Thoại Tân đêm Noel 1969 ở Maxim, cậu Chiêu gây mà tôi hứng đánh nên bị lột lon từ Thiếu Tá xuống Đại Úy." (MTDKCT II, 127-128).

Ồn ào khi giao thiệp với bè bạn: "Như cái cậu Nguyễn Bá Trạc, từ trước tới nay không ai dám xé cậu ấy ra hết. Mẹ! Tôi ở hai tuần lễ với cậu, tôi xé cậu ra từng miếng." (MTDKCT II, 114).

Ồn ào trong tình nghĩa phu thê: "Lấy vợ thì Thiên Đồng & Thái Âm tại Tý, rất đẹp, nhưng bị Triệt thành ra bỏ đi đâu mất. Năm đại lục gửi năm mụ vợ" (MTDKCT II, 102).

Ông ồn ào trong tình phụ tử: "Tôi có 6 đứa, ba trai ba gái, mà bây giờ chúng nó ở đâu tôi chẳng biết. Ở Houston có, bên Cali này cũng có, bên Tây bên Canada cũng có nữa. Lúc gọi điện thoại qua một đứa con khác bên Houston, tôi hỏi: Do you want to talk to me? -Nothing!, cúp máy cái pặt!" (MTDKCT II, 124).

Ồn ào ngay cả lúc đi tù: "Mà tôi hỏi các bạn làm sao không thơm được khi một ngày tôi chỉ ăn 349 hạt bắp, hai muỗng nhỏ nước muối với hai chén nước lạnh. Tôi ở như thế đợt thứ nhất từ ngày 19/2/1979 cho đến ngày 20/8/1980. Đợt thứ hai từ ngày 7/9/1981 đến 19/3/1988. Papillon đối với tôi là đồ bỏ, đáng vứt đi hết!" (MTDKCT II, 107).

Trong lúc Phan Nhật Nam hò hét sôi nổi, diễn tả nhiệt thành đến độ vung tay múa chân, đấm ngực, sùi bọt mép, xé áo xé quần... thì với sự tinh tế của một nhà văn, sự rung cảm nhậy bén của một nghệ sĩ, tác giả đã nắm bắt được và đưa vào sân khấu một Phan Nhật Nam thật hồn nhiên.

Ông ngạo mạn một cách hồn nhiên: "Bây giờ chỉ có một người xứng đáng nói chuyện với tôi là ông Kitô, ông Jesus Nazareth con người chứ không phải là một Thiên Chúa" (MTDKCT II, 99).

Ông khinh người một cách hồn nhiên: "Cậu Cao Văn Viên, cậu Đỗ Cao Trí cũng thế, bạch diện vô tu, mặt trắng bóc, không có cái râu nào hết. Vì vậy rặt một tuồng hữu danh vô thực!"

Ông hợm hĩnh một cách hồn nhiên: "Trường hợp đó, tôi chơi cái đầu xuống đất, toát ra khói, giống y như ông Đạt Ma Sư Tổ. Ngồi thêm tí nữa chắc tôi thành Phật." (MTDKCT II, 107-108).

Nhưng qua câu chuyện TTBG kể lại, chúng ta có ghét Phan Nhật Nam chút nào không? Tuyệt nhiên không. Vì trong khi lột tả được sự sôi nổi ồn ào của ông, nhà văn cũng lột tả được sự hồn nhiên dễ mến nơi ông, hệt như một đứa trẻ con lớn quá khổ mà tâm tính còn bốc đồng, phá phách, ba hoa, nhưng bụng dạ thẳng tuột, không nhỏ nhen, không thâm độc. Chúng ta nhắm mắt lại cũng có thể thấy được hình ảnh một Phan Nhật Nam gân cổ lên cãi văng thiên địa với những cán bộ Cộng Sản trong trại tù cải tạo, và cũng có thể thầm đoán được tại sao trong 14 năm tù Cộng Sản, chỉ có mình ông phải chịu biệt giam đằng đẵng trong hầm tối đến 9 năm rưỡi trời.

Khi Phan Nhật Nam tự cao tự đại, hợm hĩnh, huênh hoang, độc giả chỉ thấy buồn cười mà không thể nào ghét. Ông lại càng dễ mến hơn khi oang oang tự nhận: "Giọng Đằng Sơn ấm hơn. Trong tiếng nói tôi bị âm khốc, giống như tiếng khóc. (Đọc thơ) ‘Tôi đau đớn từ tiếng nói. Khắc khoải từ khốc âm. Ngày từng ngày sợ đói. Ngày từng ngày qua năm’" (MTDKCT II, tr. 105).

Phan Nhật Nam cũng thật là dễ mến khi ông thành thật: "Thuở nhỏ, các cậu ấy cứ chê tôi đủ thứ, mặt thì mặt ngựa mà học lại dốt. Quả tình, tôi học dốt thật, lớp 46 đứa, tôi đứng 42." (MTDKCT II, 116).

Hay: "Tôi đồ giả từ bé đến lớn. Lấy 6 mụ vợ chưa có tờ hôn thú nào hết. Tất cả trên tôi đều là đồ giả"." Ông đáp tỉnh khô: ‘Tôi là một thứ Nhảy Dù giả mà!’ Tôi sửa: ‘Phải nói đúng hơn anh là Nhảy Dù dỏm!’ Mọi người cười to. Phan Nhật Nam tiếp theo: ‘Vâng! Dỏm! Dỏm!’" (MTDKCT II, 123-124).

Ông đã dõng dạc tuyên bố: ‘Hôm nay là ngày 26/11/1993. Đúng ba tháng nữa, tức là ngày 27/2/1994, tôi mong bà Trần Nghi Hoàng tức TTBG, trước mặt tất cả mọi người, sẽ phải bảo rằng ‘Lời anh Phan Nhật Nam là lời thật’ vì thời gian ấy quyển sách của tôi đã thành hình đàng hoàng rồi." (MTDK CT II, 150).

Hiện nay đã là cuối năm 1998, quyển sách dự định của Phan Nhật Nam vẫn chưa thấy tăm hơi. Nhưng chúng ta cũng chỉ cười xòa, vì ông đã bảo rằng: "Cám ơn đất trời cho tính xạo. Cười cợt bông lơn thích nói láo. Ông cứ nói đi tôi cứ nghe. Dăm ba phút sau quên hết ráo!".

TTBG đã cười và nói với Đằng Sơn: "Phải rồi, tôi hy vọng nhờ ánh sáng nhà xuất bản Ngàn Lau của anh mà một nhà văn có tầm vóc của miền Nam Việt Nam không bị mang tiếng là một Dostoievski dỏm!"

Mọi người còn lại, và luôn cả Phan Nhật Nam cùng cất tiếng cười to. (MTDKCT II, 155).

Chúng ta cũng nên cất tiếng cười to, vì nhờ câu chuyện đó, chúng ta mới nhìn thấy một Phan Nhật Nam thật hồn nhiên, thật nghệ sĩ, thật người. Và bên cạnh những bút ký nổi tiếng của ông từ trước năm 1975, TTBG cũng tạo một cơ hội để lưu trữ lại những bài thơ vần trắc độc đáo của ông.

Là một độc giả, qua bài viết của nhà văn TTBG về Phan Nhật Nam, tôi không nghĩ như một số người cho rằng Phan Nhật Nam đã thay đổi, không còn là Phan Nhật Nam của thời trước 1975, mà tôi nghĩ rằng Phan Nhật Nam không hề thay đổi, không lúc nào thay đổi cả, ông chỉ thảng thốt trước sự thay đổi của cuộc đời. Giống như Từ Thức, giống như Lưu Thần, Nguyễn Triệu, Phan Nhật Nam trở về từ một thế giới cách biệt, và bàng hoàng nhận ra là thời đại đã thay đổi, khung cảnh đã thay đổi, lòng người đã thay đổi. Phan Nhật Nam còn phải gánh chịu nặng nề hơn Từ Thức, Lưu, Nguyễn vì xã hội hiện nay ông đang sống, ngôn ngữ, văn hóa và giá trị tinh thần cũng hoàn toàn khác lạ. Phan Nhật Nam hoảng hốt, rối loạn vì ông giống như một người bộ hành, sức cùng lực kiệt, trời thì đã tối mà phải bắt đầu cất bước từ khởi điểm của Freeway một chiều xa tít mù tắp, trong khi những người chung quanh ông chễm chệ, thoải mái ngồi trên những chiếc xe hơi lộng lẫy, mở đèn sáng quắc và phóng lút ga với một tốc độ kinh hoàng.

.MAI THẢO

Không cần TTBG viết lại, chúng ta cũng rất thường được nghe những mẩu giai thoại về Mai Thảo tương tự như: "Mai Thảo vỗ vào ngực mình, giọng kiêu ngạo: ‘Chính tôi là văn học đây!’ (MTDKCT I, 340) hay: "Luôn cả Hà Thượng Nhân cũng chẳng ra thế nào cả!" (MTDKCT I, 348).

Tại sao tất cả những người hiện diện trong buổi tiệc mời tháng 12 năm 1993 đều cùng im lặng khi nghe Mai Thảo miệt thị: "Văn nhân nghệ sĩ đâu có ăn nói ồn ào giống hàng kẻ chợ như vậy." hoặc: "Thơ với thẩn nỗi gì? Còn hơn cái chợ vỡ!"?

Mặc dù Mai Thảo vừa nói thẳng trước mặt Đằng Sơn: "Cá làm gì? Thằng ấy láo! Làm gì có chuyện Khái Hưng dịch thơ Đường! Chỉ tài nói phét!"

Đằng Sơn vẫn vui vẻ mời đón: "Anh Mai Thảo cũng đến vui với vợ chồng Trần Nghi Hoàng chứ? Ngày mốt anh mới về lại Santa Ana phải không?"

Mai Thảo vẫn giữ thái độ mục hạ vô nhân, không nể nang ai hết: "Đêm nay đến đây là ngấy lắm rồi!"

Tất cả bàn tiệc không ai dám tỏ một phản ứng nào trước những câu nhục mạ tận mặt. Ấy thế mà mọi người đùng đùng nổi giận khi TTBG nói thẳng: "Chỉ riêng ông Mai Thảo, xin lỗi anh Đằng Sơn, tôi thẳng thắn không mời." (MTDKCT I, 349- 352).

TTBG không mời vì Mai Thảo đã tỏ ý ngấy lắm rồi. Như vậy thì đâu có gì là quá đáng, bởi vì TTBG đã nhân danh "Quyền làm người! Vả lại, tôi không ngạo mạn gì cả. Chính ông Mai Thảo mới là người ngạo mạn." (MTDKCT I, 356)

Nếu vì những mẩu chuyện như thế mà giới văn nghệ sĩ thù ghét, tẩy chay, phỉ báng TTBG thì có khác chi Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi ra tay đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm bởi vì Phan Khôi, Phùng Quán, Trần Dần... dám nói lên sự thật, và có khác chi cả một đám văn nô dốc lòng thờ phụng Tố Hữu để ra tay đánh phá những ai dám động đến bề trên của mình.

.PHẠM DUY

Sau khi bài viết về Phạm Duy của TTBG đăng trên Văn Uyển, tôi chỉ được đọc một bài duy nhất của Lữ Giang: Trả Lại Sự Công Bằng Cho Phạm Duy, một bài phản luận, viết rất đứng đắn, nghiêm chỉnh và vô tư. Dù chỉ là một độc giả bình thường, nhưng tôi luôn luôn hoan nghênh những chỉ trích, phê bình, thảo luận, tranh cãi, vì "đối thoại" là điều thiết yếu để tiến gần đến Chân, Thiện, Mỹ.

Trong bài viết, Lữ Giang đã cho rằng TTBG bất công khi so sánh Phạm Duy, một nhạc sĩ sáng tác ca khúc, với Bee- thoven, Mozart là những nhạc sĩ sáng tác tấu khúc. Một người mù tịt về âm nhạc, một nốt nhạc bẻ làm đôi cũng không biết như tôi thì chưa đủ sức để nhận định về cả hai bài viết trên của TTBG và Lữ Giang. Tuy nhiên, theo thiển ý, TTBG không phải là người đầu tiên đưa ra so sánh Phạm Duy với Beethoven, mà chính Phạm Duy, trong một cuộc trình diễn ở Đức đã tuyên bố giữa nhiều người: "Nhạc của tôi không thua gì các symphonies của Beethoven" (MTDKCT II, 363)

Cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng Phạm Duy phải là một người yêu nước Việt thiết tha mới có thể viết lên lời hát: "Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày"; phải là một người yêu dân tộc Việt nhiệt thành mới có thể viết: "Em bé chăn trâu Việt Nam là mầm non tươi sáng, Ước mong sao em lớn lên mau, vươn sức mạnh cần lao"; phải là người yêu tiếng Việt nồng nàn mới có thể viết: "Bà, bà mẹ quê, gà gáy trên đầu ngọn tre..."; phải là người trân trọng tình người mới viết được "Mẹ yêu, theo gương người trước chọn lời, đặt tên cho anh, anh là Quốc, đặt tên cho anh, anh là nước. Đặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi".

Tận cùng trong trái tim, mọi người đều tốt. Nhưng không ai phủ nhận được rằng, cuộc đời sáng nắng chiều mưa, con người dễ thay đổi, lòng người mau quên, tình người chóng nhạt. Cây quít trồng ở Giang Nam thì ngọt, đem trồng Giang Bắc lại chua. Có phải đâu là lỗi của cây quít?

Ở đây, tôi lại muốn nhấn mạnh rằng, không phải TTBG là người đầu tiên kể ra những giai thoại về Du Tử Lê thường bị những "thánh nữ", "bồ tát" hành hung, những giai thoại ồn ào của Phan Nhật Nam, những giai thoại khệnh khạng của Mai Thảo, những giai thoại hợm hĩnh của Phạm Duy. Trong giới văn nghệ sĩ, trong giới khán thính giả, người ta vẫn thường khúc khích cười, truyền tai nhau những mẩu chuyện còn nặng nề hơn như thế. TTBG chỉ là người đầu tiên dám viết xuống thành chữ thành câu những giai thoại ấy mà thôi. Nếu chúng ta phỉ báng TTBG thì chúng ta là những kẻ "hèn" vì ngay cả trước khi tác giả viết hai tập MTDKCT, có phải chính chúng ta cũng thích thú và góp phần lan truyền những giai thoại đó? Và nếu chúng ta ở vào vị trí của Du Tử Lê, Phan Nhật Nam, Mai Thảo, Phạm Duy, có lẽ chúng ta cũng không thể nào thù ghét TTBG được, ngược lại, phải cảm mến và cảm tạ nữa là khác, vì "Người nào thẳng thắn nói đến khuyết điểm của ta thì là bạn ta. Kẻ nào nói xấu ta sau lưng, kẻ đó mới là kẻ thù của ta."

HOÀNG ANH TUẤN.

Hoàng Anh Tuấn xuất hiện rất nhiều lần trên sân khấu MTDKCT. Và ông đóng rất nhiều vai đa dạng vì đúng như TTBG đã viết: "Trong MTDKCT, có những bài viết về các nhà văn tôi chỉ gặp một lần duy nhất. Cũng có bài với các nghệ sĩ tôi gặp đi gặp lại nhiều lần. Sự kiện chép ghi nhiều lần gặp gỡ một nhà văn, nghệ sĩ không có nghĩa rằng muốn đem điều nhàm chán đến cho độc giả. Chủ tâm duy nhất chỉ là cố gắng phơi bày sự đa diện phức tạp trong tự thân nhân vật được nói tới bằng chữ nghĩa hạn hẹp của mình. Quyền nhận định so sánh trên cùng một con người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau là quyền của độc giả." (MTDKCT II, VIII)

Hoàng Anh Tuấn thẳng thắn nhận xét: "Anh bảo, tâm hồn Thu Vân không độc, nhưng ngòi bút độc." (MTDKCT I, 118). Hoàng Anh Tuấn biết là ngòi bút Thu Vân "độc" "Thẳng thừng. Băng băng. Thế mới độc!", vậy mà ông còn xúi nhà văn: "Những cái này là em phải ghi vào trong quyển MTDKCT để cho độc giả biết về cá chất của từng mỗi nghệ sĩ." (MTDKCT II, 302) Và: "Thu Vân lấy cassette ra thâu đi! Đây là cuộc đánh cá hi hữu giữa hai ông nghệ sĩ thời đại mình, đáng lưu lại trong MTDKCT của em." (MTDKCT II, 33).

Như vậy tại sao Hoàng Anh Tuấn còn sợ: "Không sợ Trần Nghi Hoàng, mà sợ con vợ của nó. Bữa gặp cuối cùng ở nhà Tami Lê, thấy nó như sắp sửa muốn chửi nên phải tìm đường lỉnh trước. Anh em đến nhà nó, sắp hàng để nghe nó chửi à?" (MTDKCT II, XVI).

Sở dĩ Hoàng Anh Tuấn có thái độ "xui nguyên dục bị" như thế, có phải là vì: "Thói thường thiên hạ ưa nghe những điều thật của kẻ khác mà chẳng ai dám nhìn sự thật xấu xa của chính mình." (MTDKCT II, 301)

Mặc dù rất muốn, và đã cố gắng đóng một vai trò hiền sĩ: "Mình chơi với nhau bằng tấm tình chân thật thì mới bền. Cái bọn nghệ sĩ nhiều tên cũng điếm lắm! Nhưng điếm gì thì điếm, chẳng thể nào qua được với tấm lòng chân thật đâu em!" hay: "Bây giờ đã sáu mươi, anh mới thấy mọi sự trên đời không có gì quan trọng. Tất cả đối với anh đều lạnh! " (MTDKCT I, 125), nhưng đúng như tác giả nhận xét, Hoàng Anh Tuấn không "hoàn toàn lạnh". Trái lại, ông đã rất "nóng" khi: "Trần Nghi Hoàng cứ việc tỏ thái độ. Tôi thách tất cả những ai dám đụng đến thằng Trọn!" Và ông hành động cũng "nóng" không kém: "Này Văn Thanh, chú mày sang đây tao kể cho nghe chuyện này!'... Kể xong, Hoàng Anh Tuấn bật cười hô hố." ( MTDKCT II, 314-315)

Nhưng qua những vai trò Hoàng Anh Tuấn đã đóng, chúng ta có khinh ghét ông không? Tuyệt nhiên không. Vì chúng ta, cũng như TTBG hiểu được rằng, mỗi người đều cố gắng tự đưa ra một mẫu mực, một nguyên tắc sống, nhưng mấy ai theo được nguyên tắc mình đề ra. Ngay cả những bậc cao tăng tài cao đức trọng, mà còn chưa dứt được thất tình lục dục, thì chúng ta cũng chỉ là con người bình thường như chiếc lá quay cuồng trong cơn bão lốc đời.

*

Văn Thanh đã bày tỏ rằng: "Nói về tầm tư tưởng của một quyển sách như MTDKCT thì nó rất vô biên. Giống y như cuốn Lã Sanh Môn của một tác giả người Nhật vậy. Năm chúng ta cùng nhìn vào bức tường đằng kia, vị trí góc độ khác nhau thì mắt nhìn của mỗi người cũng phải khác đi. Người đứng góc nào nói lên tầm nhận thức của mình theo góc đó. Dưới cái góc riêng, Bông Giấy viết ra cái điều mình nhìn thấy." ( MTDKCT II, 286), vậy tại sao Văn Thanh còn hỏi: "Trong Văn Uyển kỳ này, bài Tâm Bút bà chửi những ai?" (MTDKCT II, 241)

Trong suốt hai quyển I và II của MTDKCT, chúng ta không hề bắt gặp TTBG chửi rủa, cũng không hề thấy thoáng một nét thù hận, căm ghét nào cả. Coi thường thì có. Vì ngay cả tác giả, ngay cả chúng ta, cũng không thể nói chúng ta yêu thương hay kính trọng mọi người như nhau. Nếu được như thế, chúng ta đã là Chúa, là Phật cả rồi.

TTBG có thể không thích, thậm chí coi thường một số nhân vật được nêu lên trong MTDKCT, nhưng tác giả cũng rất công bằng và phóng khoáng nhìn nhận tài năng của người khác mà không hề hiềm thù đố kỵ. Bằng chứng là TTBG đã dùng tranh vẽ của họa sĩ Khánh Trường để làm bìa quyển MTDKCT tập II, mặc dù khi xuất bản Tuyển Tập Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, Khánh Trường đã cố ý gạt bỏ sự đóng góp của Trần Nghi Hoàng và TTBG.

Một ví dụ khác: dẫu cho luật sư Nguyễn Hữu Liêm đã "chẳng ưa gì" TTBG "nếu không gọi rằng ghét..." (MTDKCT I, 337), và từng đưa ra những nhận xét đầy thiên kiến về TTBG, thì nhà văn vẫn công nhận: "Dầu vậy, không phải vì những lẽ đó mà thơ anh hay mà tôi lại bảo là thơ anh dở! Vậy anh ngâm bài thơ của anh đi cho anh em ở đây ai chưa nghe thì cùng nghe luôn." (MTDKCT I, 338).

Và nào phải là TTBG luôn luôn mang cặp kính màu đen, nhìn vào đâu cũng thấy sự lố bịch, sự giả dối, sự tráo trở, sự lường gạt cả. Nhà văn rất trân trọng và cũng khiến chúng ta rất yêu mến một Tưởng Năng Tiến với "nửa ký xúc xích đặt trên thềm đá," Đăng Lạt với bức tranh sơn dầu "Cây Vĩ Cầm Của Thu Vân", Cẩm Hằng với "Ôi! Những người khóc lẻ loi một mình!", và với "Nhảy Dù Nguyễn Thành Út số một."

Chúng ta cũng đã ngậm ngùi với tác giả cho một Phạm Đình Chương tài hoa và cô đơn. Than ôi! Phải chi gia đình Thúy Kiều cứ để nàng sống cô quạnh nơi am mây, sáng kinh chiều kệ, cơm rau dưa lặng lẽ sống qua ngày, nài ép làm chi cảnh đoàn viên tái hợp, để Kiều cô đơn ngắm nhìn hạnh phúc của mọi người chung quanh, để Kiều cô đơn bên cạnh Kim Trọng và Thúy Vân "Một cây cù mộc, một sân quế hòe". Thà là Phạm Đình Chương lui thân ẩn náu nơi thâm sơn cùng cốc. sống cuộc đời cô quạnh còn hơn lạc lõng giữa dòng đời phồn hoa cuồn cuộn mà gậm nhấm nỗi cô đơn của mình.

Nếu không có MTDKCT, có lẽ chúng ta sẽ không mấy có hảo cảm với một Đằng Sơn "đại khẩu lôi thanh, nói chuyện thẳng thừng, phang phang như bổ củi, với những bài tiểu luận khô khan, khó hiểu". Tuy nhiên, qua TTBG, chúng ta yêu mến vô cùng một Đằng Sơn khi tranh luận thì lời lẽ tuôn ra khốc liệt như sắt thép, rồi sau đó lại "khề khà chén thù chén tạc, chén chú chén anh." Nếu không có MTDKCT, có lẽ chúng ta sẽ ghét một Trần Quảng Nam ăn tục, nói phét, chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao, nhưng TTBG đã "thấy được" và cho chúng ta "cùng thấy" trong con người Trần Quảng Nam một điểm "chưa thay đổi". Đó là bản chất yếu đuối bao gồm kỷ niệm, bao gồm những ân tình tuổi trẻ, chỉ với một câu nói "Chị về, lên Dalat, ráng kiếm cho được Mỹ Vân, nói rằng tôi so sorry về tất cả mọi sự." (MTDKCT I, 409).

Nhưng trong MTDKCT, vai trò đáng yêu mến, đáng kính trọng nhất là Triệu Trung Tiên. Đó mới thật là một mẫu người nghệ sĩ, một người hiền hậu, khoảng khoát, thủy chung: "’Ở Dalat ai chẳng biết thầy Gù? Trông thầy như vậy mà tâm địa rất tốt, được nhiều người thương quý lắm. Em có đứa em gái học với thầy, thầy thấy nhà nghèo nên cho không, chẳng lấy học phí.’ Anh nở nụ cười e thẹn: ‘Chuyện nhỏ mà!’" (MTDKCT II, 480).

Chuyện nhỏ thật, nhưng phải có một tâm hồn thật to lớn mới có thể thực hiện được bao nhiêu chuyện nhỏ thủy chung như nhất, tiền hậu bất biến trong suốt cuộc đời mình. Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn. Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. Triệu Trung Tiên lại là một người Trung Hoa chính gốc, nói tiếng Việt còn chưa thật rõ, nhưng người Việt Nam-Trung Hoa đó đã nói: "Chắc không bao giờ rời Dalat! Sinh ra ở đâu thì đó cũng là chỗ chết của tôi." (MTDKCT II, 476). Ở đây, tác giả đã vượt qua được mặc cảm một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, đã vượt qua được sự thù ghét gian thương Chợ Lớn, vua gạo, vua đường, sự căm hận giấc mộng bá quyền dày xéo vùng đất biên giới Việt Hoa, để chứng minh rằng, chỉ với tấm lòng chân thật, tấm tình bạn thủy chung, chúng ta có thể vượt qua được bức tường ranh giới chủng tộc, màu da, ngôn ngữ bằng một trái tim ấm áp, nồng nàn.

*

MTDKCT là sân khấu đời, trong đó "TTBG cũng thủ một vai, nhưng công việc chính của nàng là thu nhận lại tất cả những biến động của từng diễn viên khác trên sân khấu đó." (MTDKCT I, VIII) nên TTBG không thể nào tránh được cái nhìn chủ quan từ góc độ vị trí của riêng mình, bởi lẽ TTBG cũng đang đứng cùng trên sân khấu đó. Riêng tôi chỉ là một khán giả, không có quan hệ với các diễn viên, mà cũng không đứng lấp ló trong hậu trường. Tôi ngồi phía dưới và thưởng thức vở kịch. Tôi nhìn thấy diễn viên TTBG đã để lẫn lộn cảm xúc của mình trong khi thu nhận những biến động của các vai trò khác. Điều đó phản ánh qua thái độ khe khắt của TTBG khi không cho phép Hà Cẩm Tâm vẽ tặng một bức tranh nào khác vì "cơ hội nhận từ anh một bức tranh bằng tất cả tấm lòng trân trọng của em thì đã vĩnh viễn qua đi rồi!" (MTDKCT I, 48); hay: "Em đâu thèm giận anh, mà em và Trần Nghi Hoàng bỏ anh!" (MTDKCT I, 372).

Sở dĩ vậy vì TTBG xét đoán người khác qua "tiêu chuẩn" của chính mình: "Nhưng với những sự kiện nhỏ nhẹ hàng ngày, một khi em đã hứa với ai điều gì thì bằng mọi giá em phải làm cho được. Danh dự và nguyên tắc sống của em là vậy." (MTDKCT I, 47), qua "hành động" của chính mình: "Tôi cần gì hỏi? Chỉ cần biết anh là bạn tôi, tình bạn giữa anh và tôi đủ nói lên tất cả, cần gì biết thêm chi tiết xem người bạn anh gửi cho tôi là ai, làm gì nguy hiểm đến nỗi phải trốn tránh luật pháp?’ Tôi nói thêm: ‘Nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi nghĩ rằng tại số tôi xui, chứ chẳng phải tại anh muốn dây hại cho tôi.’" (MTDKCT I, 378).

Cá tính của TTBG, Trần Nghi Hoàng đã công nhận: "Với Thu Vân, mọi sự chỉ có hai mặt, trắng hoặc đen, chứ không thể lèng èng nửa đen nửa trắng." (MTDKCT I, 119).

[Bảo Thúc Nha tiến cử Quản Trọng với Tề Hoàn Công. Tề Hoàn Công phong Quản Trọng làm Tể Tướng. Vậy mà khi sắp mất Quản Trọng không tiến cử Bảo Thúc Nha thay mình, chỉ vì "Bảo Thúc Nha là người quân tử, nhưng không có tài chính trị, hay phân biệt thiện ác quá, yêu điều thiện thì phải, chứ ghét điều ác quá thì không ai chịu được. Bảo Thúc Nha thấy ai có điều gì ác thì suốt đời không quên, đó cũng là một điều dở."] (Đông Chu Liệt Quốc, bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục).

Bây giờ, điều thiện, điều ác đó lại là tiêu chuẩn của TTBG thì lại càng không ai chịu được. Tương tự như thế, khi Đằng Sơn và Trần Quảng Nam nhầm lẫn về tuổi thọ của Schubert và Mozart "Trần Quảng Nam vẫn cãi: ‘Mozart mới là người chết năm 31 tuổi.’ Đằng Sơn nói theo: ‘Mozart chết năm 37’..." thì TTBG "kinh ngạc vì cái ‘kiến thức’ về nhạc cổ điển Tây Phương của Trần Quảng Nam và cả Đằng Sơn, nên im lặng, không tiếp tục đào sâu vấn đề hơn nữa. Sự thật, Schubert chết vào năm 31 tuổi (1797-1828) và Mozart chết vào cái tuổi 35 (1756-1791)" (MTDKCT 2 tr. 258).

Nếu chỉ vì Đằng Sơn, Trần Quảng Nam nhớ nhầm tuổi thọ của Mozart mà TTBG không muốn tiếp tục đào sâu vấn đề hơn nữa, thì đó là một điều bất công cho Đằng Sơn và Trần Quảng Nam. Sự nhớ đích xác năm sinh và năm mất của một nhạc sĩ không phản ảnh kiến thức âm nhạc của người nhớ. Riêng tôi, biết đến tên Mozart là đã đủ gọi là có kiến thức về âm nhạc cổ điển Tây Phương rồi. Mà điều đó, xét cho cùng cũng không ảnh hưởng gì đến việc thưởng thức âm nhạc của Mozart. Người Việt Nam, mấy ai biết cụ Nguyễn Du sinh năm nào, mất năm nào, mà ai cũng thuộc lòng truyện Kiều, nhuần nhuyễn triết lý sống của truyện Kiều và yêu mến Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng biết bao nhiêu.

Người xưa thường nói "Nội phương nhi ngoại viên" để hàm ý rằng, lẽ sống trong cuộc đời, chúng ta nên lấy mẫu mực như đồng tiền ngày xưa, ngoài thì tròn, trong lại vuông. Trong vuông, là để ám chỉ chúng ta cần cứng rắn giữ vững tâm hồn, cá tính, đạo đức của mình cho thật sắc cạnh, đừng bao giờ vì ảnh hưởng bên ngoài mà thay đổi. Còn ngoài tròn, vì khi giao tiếp, sống trong cuộc đời thì phải tròn trịa, lăn vào đâu cũng lọt. Chớ bên ngoài mà vuông vức, góc cạnh quá thì khi nhập thế sẽ dễ bị bể nát.

Hỡi ơi! Mặc dù biết vậy nhưng nhà văn TTBG của chúng ta trong vuông đã đành, ngoài cũng vuông chành chạch, khăng khăng bảo thủ "đời đục thì ta trong, đời say thì ta tỉnh" chứ không cam tâm: "đời đục thì ta khuấy thêm bùn, đời say thì ta húp thêm hèm". Vì vậy chúng ta chỉ còn biết cầu mong rằng, ngoài đã không chịu mài giũa cho được tròn trịa, thì nhà văn TTBG ráng giữ cho tấm thân kim cương bất hoại được cứng rắn hơn sắt thép để không bị dập nát trước những cú tàn nhẫn của búa đời.

Rượu đời uống: cơn say bất tận
Chuyện thị phi: chép gửi người sau
Chuyện mình lóng lánh như tim đỏ
"Sự thật" còn nguyên nét nhiệm mầu (Thơ TNH)
Tôi nhắm mắt, hít một hơi dài, luồng không khí mát lạnh trong đêm yên tĩnh tràn đầy lồng ngực.
"Sự thật" còn nguyên nét nhiệm mầu.
Phượng Các
#11 Posted : Tuesday, March 29, 2005 1:38:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Từ "Người Đàn Ông Dưới Hầm"
Đến "Raskolnikov"
Trong Tiểu Thuyết Dostoievski


Trần Thị Bông Giấy

I.

"Tôi là một con người bệnh hoạn... Tôi là một kẻ đầy thù hận. Tôi là đứa không có sức lực. Tôi biết rằng cái gan của tôi đang rất tệ." Những lời trên đây là của Người Đàn Ông Dưới Hầm, kẻ không có tên, đã kể ra câu chuyện cay đắng của mình trong Hồi Ký Viết Dưới Hầm của Dostoievski.

Hắn khoảng 40, một cựu thư ký nghèo (điển hình cho những nhân vật trơ trọi, nhan nhản trong các tiểu thuyết của Balzac, Stendhal, Dickens hay Melville giữa thế kỷ 19) làm việc một cách bị bỏ quên và giận dữ đàng sau chiếc bàn nhỏ. Cá chất hắn pha trộn giữa sự mơ mộng lãng mạn và sự nô lệ trong bộ máy hành chánh ở thủ đô St. Pétersbourg. Hắn từng có một số tiền nho nhỏ và lúc bấy giờ tự rút vào sống trong cái "góc" tồi tàn tại một căn nhà ở ngoại ô. Nói theo lối ẩn dụ, nơi hắn cư trú thì cũng giống như nơi chốn mà những nhà cách mạng chống đối thông thường trong văn chương Dostoievski lưu ngụ để che giấu tư tưởng phản kháng của họ qua những bài báo in lậu. Từ vị trí trốn lánh đó mà hắn có thể dò xét "suốt qua những khe vách" cuộc sống và các điều kiện trí thức của xã hội đương thời.

Dostoievski có ý trình bày Người Đàn Ông Dưới Hầm như một khuôn mẫu đại diện của thời đại, tâm tư yếu ớt và dễ cảm ứng: "Tôi rất hay hờn, nhậy cảm và mau bực bội." Hắn đã rút khỏi đời sống trong ý tưởng riêng một cách khinh bỉ: "Tôi kiên quyết tin rằng tất cả mọi hiểu biết đều chỉ là điều khó chịu." Giọng điệu hắn đầy châm biếm, tri giác bệnh hoạn, và hắn biết rõ cả sự méo mó của thời đại. Hắn vui thú trong việc tự ghê tởm mình và kẻ khác. Hắn không thể cảm nhận sự đau khổ, và cho dù có, hắn cũng không tin rằng hắn đau khổ. Hắn tàn nhẫn, hay ganh tị và dễ nổi khùng: "Tất cả đều vượt quá sự buồn chán, khó chịu và tôi bị nghiền nát bởi sự nhạt nhẽo vô vị." Hắn không thể thành công trong sự trở nên một cái gì đó: "Chẳng âm mưu cũng không tử tế, chẳng bất lương cũng không thành thật, chẳng anh hùng cũng không sâu bọ." Hắn là kẻ thừa thãi, tự lưu đày, một kiểu người mà Dostoievski nhìn thấy như một mẫu điển hình của thời đại khi ấy.

Hồi Ký Viết Dưới Hầm chào đời năm 1864 khi tác giả của nó đang ở vào tuổi bốn mươi, giữa cuộc đời, giữa nghề nghiệp, và chính ngay giữa những cơn khủng hoảng lớn lao trong cá nhân, trí thức và tiền bạc. Một chàng Dostoievski sôi nổi, khí chất bất thường, luôn luôn sạch túi, nợ nần tứ phía. Ông phải bán trước cho nhà xuất bản các tác phẩm chưa viết để lấy tiền độ nhật, lúc nào cũng bị bám riết bởi các chủ nợ và các họ hàng đang cậy nương dưới sự bảo trợ khó khăn của ông. Ông bị mật vụ theo dõi và vừa trải qua mười năm lưu đày Tây Bá Lợi Á vì những tư tưởng tự do cưu mang hồi tuổi trẻ. Ông trưởng thành trong một giai cấp vừa nổi lên dữ dội của nước Nga khi ấy, là một trong những đứa con của một tầng lớp trí thức mới bị mê hoặc bởi các tư tưởng lãng mạn và cách mạng Tây Phương. Mẫu người như thế hiện hữu khắp Âu Châu; họ là những kẻ tiền phong, lang thang nơi này nơi khác. Diễn tả về họ, Balzac, thần tượng văn chương của Dostoievski, đã viết: "Gã du mục không sở hữu gì hết, nhưng nghĩ ra sự hiện hữu trong cái không có gì hết đó. Tôn giáo của họ là hy vọng; đạo lý là niềm tin trong chính họ; lợi tức họ nhận được là lòng từ thiện. Tất cả những người trẻ này lớn dậy cao cả từ nỗi bất hạnh, nghèo khó họ bị buộc phải cưu mang, nhưng số phận họ, họ có thể tự quyết định cho chính họ."

Dưới sự cai trị của Nga hoàng, nước Nga vẫn còn là một xã hội phong kiến; giới quyền quý, điền chủ vẫn là những kẻ thống trị và giới nông nô bị sử dụng, ngược đãi như đối với súc vật. Lớp trí thức mới ở Nga đã bàn thảo những tư tưởng, viết các tiểu thuyết để diễn tả luồng tư tưởng này. Họ mơ nghĩ tới sự giải phóng dân tộc khỏi đế chế chuyên chính trong một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, những điều này không thu nhặt bao nhiêu hiệu quả so với các nước Tây Phương. Màng lưới mật vụ chăng ra dầy đặc trên toàn quốc, chế độ kiểm duyệt sách vở báo chí gắt gao hơn trước. Lớp dân chúng, từ trí thức đến bình dân, từ quan lại đến công chức, bị kềm kẹp dưới một hệ thống cai trị khắc nghiệt của Nga hoàng, đều tỏ ra nóng nảy và cực đoan. Họ tụ tập trong cảnh nghèo khó và bất mãn tại hai thành phố lớn St. Pétersbourg và Moscow; sống, giống như Dostoievski, trong các nhà tập thể thuộc những khu vực ẩm ướt khó chịu, ồn ào, dơ bẩn; những kẻ sống nhờ lợi tức chu cấp nhỏ giọt của gia đình hay trên các cửa tiệm cầm đồ; những con người che giấu tư tưởng trong các bài viết và trong sự cô đơn giam hãm của ý nghĩ. Họ không còn nơi nào khác để đi ngoại trừ trong một góc phòng, giống như Người Đàn Ông Dưới Hầm, hay trong hành động quá khích nói lên ước muốn hoang dã cho tự do đạo đức và một định mệnh tự quyết, như trường hợp Raskolnikov, nhân vật kế tiếp trong Tội Ác Và Hình Phạt của Dostoievski.

Hồi Ký Viết Dưới Hầm, như cái tựa đã dẫn, là câu chuyện phô bày chiều sâu thăm thẳm của một con người, một cuộc đời. Nó còn là cuốn sách mang dụng ý phá đổ; một phần quan trọng tiêu biểu cho nguồn gốc xuất phát của văn chương hiện đại Nga. Dẫu vậy, tính chất phá đổ này được nhắm vào chế độ ít hơn là vào những tư tưởng tự do cấp tiến mà tác giả từng có thời kỳ chia xẻ. Sau thời gian lưu đày, nhà văn hoàn toàn thay đổi. Ông trở nên thân thiết với những người theo chủ nghĩa dân tộc thân Nga, nhận thức sâu xa hơn về xã hội và những mâu thuẫn trong bản chất con người. Ông nghi ngờ thuyết vị lợi (Utilitarinism), nghi ngờ luôn những ý tưởng đã dẫn dắt nhiều kẻ trí thức đến chỗ hy vọng vào một cuộc cách mạng xã hội. Giống như Người Đàn Ông Dưới Hầm, nhà văn cảm nhận một sự thay đổi lớn trong đạo đức con người; tìm thấy trong nhân loại một trạng thái hỗn mang dẫy đầy tính cách vô thần và tiêu cực.

Người Đàn Ông Dưới Hầm là một kẻ tự ngờ vực, không tốt cũng không xấu. Đạo đức và sự đồi bại giao chiến nhau trong con người hắn: "Tôi cảm thấy những yếu tố trái nghịch này tụ họp một cách xác thực trong tôi." Nơi hắn, sự nhận thức lãng mạn đã chuyển đổi sang châm biếm và tự khinh mình. Hắn thiếu một cá chất, bởi vì, như hắn nói, "một người trong thế kỷ 19 phải là kẻ không có cá chất. Một kẻ có cá chất, một kẻ hoạt động, chỉ là một sinh vật bị giới hạn tự do." Nếu như hắn tự xem thường mình, thì hắn cũng xem thường luôn cả những gì chung quanh nhìn thấy. Là một người trí thức, hắn bác bỏ những kẻ trí thức khác trong niềm tin của họ vào cái Thiện và cái Đẹp. Với hắn, tâm lý bệnh hoạn nhất của kẻ trí thức chính là sự phân loại vô lý giữa ý nghĩ và hành động. Quả thật, những lời ghi chú của hắn từ dưới hầm có thể không bao giờ được hoàn thành đầy đủ, bởi vì hắn không tin ngay chính những lời ấy. Bao giờ cũng có những chỗ khuyết giữa "văn chương" (có thể an ủi hắn) với "cuộc sống hiện tại" (mà hắn hay tránh né). "Tôi thường cảm thấy khó chịu trong vai trò một con người với xác thịt đích thật và máu riêng của hắn; tôi xấu hổ vì điều ấy và luôn luôn phấn đấu để trở nên là một loại nào đó chưa từng nghe thấy trong thế giới loài người." Vì vậy, hắn thú nhận trong một bài viết mỉa mai "không phải văn chương nhưng chỉ là một sự tự trừng trị" rằng:

"Để kể một câu chuyện dài mà phải trình bày việc tôi đã hủy hoại đời mình như thế nào qua cái tinh thần mục nát đầy hận thù dày vò trong cuộc sống tại một cái góc dưới hầm thiếu không khí, xa lìa thực tế, chắc chắn không phải là điều thích thú. Tiểu thuyết luôn luôn cần có những nhân vật. Nhưng với câu chuyện này, chỉ có dấu vết của một kiểu ‘phi nhân vật’ và tất cả những gì liên quan đều nói lên một cảm nghĩ không vui thú..."

Do đó, Người Đàn Ông Dưới Hầm là một kẻ "phi nhân vật" hiện đại. Nhưng giả thử, dưới những điều kiện như hắn đang trải, một kẻ hiện đại sẽ phải làm thế nào để trốn thoát sự cô đơn giam hãm của ý nghĩ? Anh ta sẽ biểu thị hành động nào? Đó là những câu hỏi mà lúc bấy giờ Dostoievski đang phải nhận định và cố gắng vượt xa hơn trong sự sáng tạo một nhân vật mới kế tiếp, nổi tiếng hơn hết trong số các nhân vật của ông: chàng sinh viên trẻ tuổi Raskolnikov trong Tội Ác Và Hình Phạt.

Người Đàn Ông Dưới Hầm là tiền thân của Raskolni- kov. Cả hai đều là những kẻ tiêu biểu cho thời đại họ. Cả hai trở nên là những con người tiên phong của nền văn chương và tư tưởng hiện đại. Từ cái góc giấu diếm, Người Đàn Ông Dưới Hầm đã đưa ra một bóng tối mênh mông trên vòm trời văn chương hiện đại. Trong nhân vật không có cá tính này, một khuôn dáng mới được sinh ra, và cái âm giọng cay đắng, châm biếm, nghi ngờ chính sự xác thực riêng của hắn đã vang suốt trên những trang giấy của nhiều nhà văn hiện đại. Nếu như hắn tự xưng là "phi nhân vật" thì kẻ thừa kế hắn, Raskolnikov, lại tỏ ra cực kỳ kiêu ngạo với niềm tin rằng "mình rất đặc biệt và được quyền hành động bất cứ điều gì trong sự nhân danh của tính tự giải phóng, hay nhân danh lịch sử."

Dostoievski muốn trình bày những mâu thuẫn và bất hạnh cực độ của thời đại ông, những cơn thịnh nộ tiến thối lưỡng nan và rất khó chịu của xã hội, khiến chúng trở thành một phần cơ bản điển hình mang tính chất hiện đại trong văn chương thế kỷ 20. Hơn bất kỳ nhà văn lớn nào của thế kỷ 19, tác giả Hồi Ký Viết Dưới Hầm và những tác phẩm bậc thầy kế tiếp (Tội Ác Và Hình Phạt, Con Bạc, 1866; Gã Khờ, 1887, Lũ Người Quỷ Ám, 1872; Anh Em Nhà Karamazov, 1880, một năm trước khi chết) sẽ chế ngự sự tưởng tượng và sự lo âu của nhiều thế hệ và thời đại theo sau trong cái tính hiện đại mà Dostoievski luôn luôn chú trọng để trở thành hiểu biết rất thâm sâu.

Giống như Kafka (người thừa kế các tư tưởng ông), Dostoievski là nhà văn của những lời tiên tri lớn lao, một tiểu thuyết gia trí thức đã nổi giận theo sự chế ngự của tri thức, một con người hiện đại phản kháng tính hiện đại của xã hội. Trước khi chế độ phong kiến Nga sụp đổ, nhiều tác phẩm của ông đã xuất hiện như để tiên đoán hay cố gắng ngăn chận phút giây của những khủng khiếp gây nên từ cuộc cách mạng vô sản 1917. Đặc biệt trong Lũ Người Quỷ Ám, cuốn sách ngoại thường trên sự tiên tri, chúng ta có thể tìm thấy những cấp bách trí thức đó, những khát khao cách mạng sẽ thành hình sâu rộng trong thế kỷ 20 (sự ham muốn mãnh liệt theo các hệ tư tưởng mới, nhu cầu vượt lên cao bởi ước muốn, sự biện hộ cho sự khủng bố và chế độ chuyên quyền, cảnh mộng của một xã hội trật tự mới, nơi mà "chỉ vật chất là nhu cầu"...)

Dostoievski dường như muốn chụp bắt ngay chính cái hương vị hiện đại trong chính trị, triết học, tâm lý học và cả trên nghệ thuật. Khi Friedrich Nietzche (nhà triết học Đức với những tư tưởng đã gây được một ảnh hưởng lớn trong nền văn chương triết học Tây Phương đầu thế kỷ 20) nói về sự cần thiết để đi đến chỗ "vượt quá điều Thiện và điều Ác", thì cái bước ấy đã được Raskolnikov tỏ bày rồi trong Tội Ác Và Hình Phạt. Lúc đọc Hồi Ký Viết Dưới Hầm, Nietzche nhận thức ngay lập tức: "Sự vui sướng của tôi lên tới tột đỉnh trước nhiều điểm tương hợp gắn bó giữa cuốn sách và cá nhân tôi..."

Riêng Freud công nhận cái nhìn thấu suốt rất phức tạp của Dostoievski trong tâm lý học, và cố gắng phân tích tâm lý nhà văn trong một bài viết của riêng ông.

Kafka là một trong những độc giả sùng mộ nhất của Dostoievski. Khi người bạn thân, Max Brod, phàn nàn rằng "có quá nhiều người điên trong thế giới tiểu thuyết Dostoievski" thì Kafka đã trả lời: "Hoàn toàn sai! Họ không điên. Sự bệnh hoạn chỉ là một cách để định rõ đặc điểm của họ. Vả lại họ là những kẻ rất khôn ngoan và đầy chín chắn." Những nhân vật của Kafka là hậu duệ của Dostoievski trong một thời đại khác. Nếu Người Đàn Ông Dưới Hầm không thể, như Dostoievski nói, hoàn toàn "trở nên một con sâu bọ", thì những con cháu này của Kafka "đã có thể là". Trong truyện Hóa Thân của Kafka, nhân vật chính quả nhiên trở nên một con bọ và bị quét bỏ đi như một thứ rác rến.

Những nhân vật "không có phẩm chất" đầy dẫy trong vùng trời mênh mông của nền tiểu thuyết hiện đại thế kỷ 20 đều ít nhiều mang dấu vết Người Đàn Ông Dưới Hầm, Raskolnikov và rất nhiều khuôn dáng được cấu tạo nên trong thế giới văn chương của Dostoievski.

Trên cả hai mặt cấu trúc và tư tưởng của các nhà văn hiện đại, Dostoievski đã đóng vai trò là kẻ giúp đỡ tận lực. Hầu như không nhà văn lớn nào ở thế kỷ 20 có thể tránh né sự hiện hữu của ông trên phương diện xây dựng nhân vật cũng như những nỗi băn khoăn ray rức trong thế giới tưởng tượng của nhân vật. Nền văn chương nước Nga giữa thế kỷ 19 đã được phân ranh giữa hai nhà văn vĩ đại: Dostoievski và Tolstoi. Tolstoi là nhà tiểu thuyết xã hội, một sử học gia, nhà văn của những lý lẽ và quan điểm rộng rãi. Dostoievski là nhà tiểu thuyết nội tâm với những ý nghĩ hư ảo tâm lý không thực tế, người đã nói lên sâu sắc qua văn chương những nỗi thống khổ chi ly của nhân loại, và, (trong các tác phẩm cuối đời) "sự cần thiết theo một niềm tin và chủ nghĩa thần bí" mà con người cần phải đạt tới để tự cứu rỗi. Danh vọng ông trải khắp Âu Châu trong đầu thế kỷ 20, đặc biệt vào những năm Đệ I Thế Chiến. Các nhà văn Đức, Pháp và Anh hưởng ứng quyền lực của ông. Joseph Conrad tuyên bố: "Với tôi, có vài điều gì đó thật là Nga trong văn chương Dostoievski", nhưng trong The Secret Agent và Under Western Eyes, Conrad cũng cho thấy đã không thoát được ảnh hưởng Dostoievski.

Proust diễn tả sự ngưỡng mộ riêng trước nghệ thuật cấu trúc của Dostoievski, nhưng cũng nhận xét rằng "Mối bận tâm của Dostoievski với kẻ sát nhân là điều gì đó ngoại thường khiến với tôi, ông trở nên rất xa lạ."

Virginia Woolf là một trong những nhà văn lớn của Anh đã không giấu diếm sự khâm phục dành cho Dostoievski, nhưng lại nhận thức "Có cái gì đó trong ông rất riêng biệt xa cách với tính khí người Anh", bà thêm "và đó chính là linh hồn rất Nga."

D.H. Lawrence mãnh liệt tỏ bày lòng trân trọng trước sự khốn quẫn cùng cực và bị khinh miệt của những nhân vật trong các tác phẩm Dostoievski, "những nỗi đau khổ trên con đường đi đến với Chúa Cứu Thế."

Chính Dostoievski cũng nhận định rằng có cái gì đó rất ngoại lệ trong trí tưởng tượng của các nhà văn Nga, làm cho họ tự chia cách khỏi thế giới Tây Phương. Ông nói thêm, tinh thần của các nhà văn Tây Phương phái Lãng Mạn phát triển mạnh trong khốn khổ cùng cực cũng bằng như nó đã trải suốt trong nước Nga. Tiểu thuyết ông vừa diễn tả và cũng vừa phản kháng chống lại cái cùng cực đó –một lý do cho thấy tại sao ông được xếp vào hàng nhà văn tiên phong hiện đại. Sự xung đột một phần đến từ nội tâm, từ sự ủ ê khinh khỉnh và khí chất nồng nhiệt của nhà văn, bao gồm những tranh đấu giữa ước muốn và tri thức, giữa cách mạng lạc quan và niềm tin bí mật thuộc vào thời đại; nhưng nó cũng đến từ lớp dân chúng và văn hóa Nga trong sự phân chia tinh thần giữa cái cũ và cái mới trên những vấn đề thuộc tôn giáo, xã hội.v.v..

II

Fyodor Dostoievski sinh năm 1821 tại Moscow, con trai thứ nhì của một bác sĩ, người cưu mang những cá chất buồn sầu kinh khủng và các cơn cuồng nộ dữ dội. Năm 16 tuổi, mẹ Dostoievski qua đời. Một năm sau đó, ông thi đậu vào trường Kỹ Sư Công Binh ở St. Pétersbourg. Phần người cha bấy giờ trở nên nghiện rượu, bị đám nông nô giết chết trong vùng lãnh địa đồng quê do ông làm chủ. Điều này rõ ràng đã tạo nên một hiệu quả sâu đậm trên vận mệnh nhà văn tương lai.

Dostoievski sở hữu khí chất mạnh mẽ của người cha, nhưng cũng hiện thân là con người cô đơn tuyệt đối. Tính tình ông hoang phí, thần kinh căng thẳng và nhậy cảm một cách bệnh hoạn, nhưng cưu mang rất nhiều hoài bão. (Đó cũng là những khí chất của Raskolnikov trong Tội Ác Và Hình Phạt).

Năm 1844, sau khi tốt nghiệp trường Kỹ Sư Công Binh, đột nhiên nhận thức nghề nghiệp quân sự rõ ràng "chán như một củ khoai đông lạnh", Dostoievski từ bỏ hẳn chức vụ sĩ quan để phóng mình vào văn chương, một nghề nghiệp tuyệt vọng sẽ không tránh được điều dẫn cuộc đời ông đến chỗ vô định và nghèo khó cùng cực. Kinh nghiệm nghèo khó cũng là chủ đề của tác phẩm đầu tiên, Những Người Nghèo Khó, xuất hiện năm 1846. Ông được ca ngợi như một thiên tài và trở nên là khuôn mặt quan trọng trong giới văn chương St. Pétersbourg thời đó. Nhưng tác phẩm thứ hai của Dostoiesvki, Nhị Trùng (trình bày những khảo sát của một kiểu tâm lý hoang tưởng), lại không được đón chào ấm áp.

Giống như hầu hết những người trí thức thời đó, Dostoievski cũng bị kích thích bởi nhịp điệu văn chương lãng mạn Đức & Pháp và bởi những tư tưởng tự do đến từ Tây Phương. Trong năm 1848, hoa cách mạng nở ra, tạo nên những luồng sóng tư tưởng khác nhau, lan tràn trên khắp Âu Châu, cuốn hút và chế ngự cuộc sống giới trí thức Nga. Thời gian này, Dostoievski đang giao thiệp với một nhóm người trẻ có tinh thần cấp tiến, say mê tư tưởng xã hội Âu Châu, đặc biệt tư tưởng của Fourier, nhà xã hội học người Pháp. Họ thường quy tụ tại nhà Petrashevski, dẫn đầu nhóm, để bàn thảo về chính trị, tôn giáo, luôn cả về cuộc cách mạng giải phóng nông nô. Tuy nhiên, cả bọn không ngờ rằng đã có một viên mật thám được gài vào nhóm; vì vậy các cuộc hội họp đều bị theo dõi và báo cáo lên chính quyền.

Năm kế tiếp, 1849, tất cả nhóm Petrashevski đều bị bắt và giam ở nhà ngục Peter & Paul. (Chỉ huy nhà ngục này là Đại tướng Nabokov, một người có họ gần với tác giả cuốn Lolita rất nổi tiếng sau này.) Trong các cuộc thẩm cung, Dostoiesvki từ chối tất cả mọi câu hỏi liên quan đến các đồng bạn. Nhà văn chỉ phát biểu những lời bênh vực về chủ nghĩa tự do, sự bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, sự giải phóng nông nô... Kết quả là một bản án tử hình cho các tội phạm (gồm 15 trong số 23 người bị bắt) được đọc lên trong phiên xử cuối cùng.

Sáng sớm ngày 22/12/1849, trời lạnh khủng khiếp, Dostoievski và các bạn đồng chí, trên mình phong phanh chiếc áo mùa hè, được dẫn ra pháp trường. Ngay giây phút gần kề cái chết, văn chương vẫn đeo đuổi Dostoievski. Nhà văn nhớ đến câu chuyện Ngày Cuối Cùng Của Kẻ Tử Tội của Victor Hugo, quay sang kể vài lời với người bạn bị trói bên cạnh.

Chỉ sau khi đã được cho mặc chiếc áo trắng của kẻ tử tội, bị trói gô nơi cột và nhận tất cả các thủ tục trước giờ hành quyết, một lệnh tha cho tội chết mới được ban xuống từ Hoàng Đế.

Hai ngày sau, 24/12/1849, Dostoievski và hai bạn đồng chí tên Durov và Yastrzhembski, là những người đầu tiên trong nhóm bị đeo cùm sắt nặng chừng 10 kí lô vào chân, lên đường đi Tây Bá Lợi Á.

Kể từ đây, cuộc đời Dostoievski rẽ sang một khúc ngoặc quan trọng. Tuy nhiên, biến cố ghê gớm này cũng là bước đầu thành hình cho tất cả các tác phẩm vĩ đại về sau của ông. Giây phút bị đặt trước ngưỡng cửa cái chết; sự suy giảm giá trị một người trí thức trẻ tuổi, sự đau khổ cùng tột trong thời gian lưu đày... đã là những điều luôn in đậm nét trong trí Dostoiesvki, chế ngự cây bút ông. Kinh nghiệm Tây Bá Lợi Á trở nên là chủ đề cho Căn Nhà Của Thần Chết. Sự nhạo báng của Hoàng đế qua cuộc hành quyết giả tạo là nguồn hứng cho Gã Khờ. Kinh nghiệm tù tội của Raskolnikov ở phần cuối tác phẩm Tội Ác Và Hình Phạt thật đã rút ra từ chính kinh nghiệm của nhà văn (bản thân Dostoievski cũng từng bị chia cách quá nhiều khỏi những tù nhân khác do từ cái quá trình sống và khí chất cô đơn của ông, để rồi ông tự thấy mình bị khinh thường, nghi ngờ và tấn công bởi những kẻ cùng chung cảnh ngộ.)

Dostoievski bắt đầu nhận định bản chất của tội ác và khí chất của kẻ sát nhân, những người thường xuyên phạm tội từ ý muốn nhiều hơn bản năng. Vào lúc ấy, nhà văn trở nên kính trọng và chấp nhận sự đau khổ, vinh danh sự nhún nhường tôn giáo và niềm tin mộc mạc của các đồng bạn tù. Điều này cũng là một phần chủ đề của Tội Ác Và Hình Phạt, và của sự đồng nhất hóa nội tâm ông với những tâm hồn dân quê đơn giản về sau.

Thời gian trải qua trong Tây Bá Lợi Á đã làm Dostoievski hoàn toàn thay đổi, từ trí thức đến cơ thể. Ông bắt đầu bị bệnh trúng phong hành hạ, nhưng cái đam mê chủ nghĩa tự do của thời tuổi trẻ đã biến mất; thế vào đó là nỗi đau khổ theo sự chấp nhận những quan điểm phức tạp và cay đắng của xã hội con người. Sau bốn năm lưu đày, ông phải phục vụ thêm năm năm nữa trong vai trò một người lính trơn tại một trung đoàn chiến đấu gần vùng biên giới Mông Cổ. Thời gian này, nhà văn cũng bị ngăn cấm xuất bản bất cứ tác phẩm nào đã viết ra.

Năm 1859, sau đúng 10 năm xa cách, Dostoievski được phóng thích và cho phép trở về thủ đô. Lúc này, dưới sự cai trị của tân hoàng đế Alexandr, không khí trí thức đã thay đổi. Một luồng gió mới của chủ nghĩa vô thần (Nihilism) thổi vào đời sống giới trí thức cũng nồng nàn như chủ nghĩa dân tộc thân Nga. Nhà văn trở về với cái nghèo và những khó khăn mới. Người vợ ông cưới trong khi còn phục vụ tại đồn biên giới Mông Cổ bị bệnh lao nặng. Riêng ông thì đang cùng người anh ruột, Mikhail, điều hành một tờ tuần san lấy tên Vrémya. Dưới ngòi bút sắc bén của Dostoievski và vài bạn hữu, các bài bình luận về xã hội và con người được độc giả ưa chuộng nồng nhiệt. Tờ báo của ông có thể được gọi là một trong hai tờ nổi tiếng nhất nước Nga thời ấy.

Bấy giờ, sự khắc nghiệt, cái nghèo và cuộc sống ồn ào tại St. Pétersbourg làm nhận chìm nhà văn sâu hơn trong cái hố cùng nghĩ ngợi. Điều suy tưởng này cũng là chủ đề chính của văn chương ông. Quả nhiên, Dostoievski, con người được vẽ hình là linh hồn của giới nông dân Nga, trở nên là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của cuộc sống thành phố hiện đại: chồng chất, thúc bách và bị đàn áp, giống như Balzac hay Dickens đã bị. Trong cuộc sống thành phố đó, những khó khăn của ông lớn dần đến gần như không thể chịu đựng. Tờ tạp chí Vrémya đang bán rất chạy, bỗng dưng bị nhà nước buộc phải đình bản năm 1863.

Năm sau, 1864, anh em Dostoievski lại được phép tái xuất bản tờ báo dưới một cái tên khác, Épokha. Nhưng ngay từ số chào đời đầu tiên, tờ báo đã thất bại. Những khó khăn tài chánh gia tăng nhiều hơn do từ thú đam mê cờ bạc Dostoievski đã lăn mình vào thử nghiệm để tìm may rủi trong các cuộc du hành Âu Châu thời kỳ trước đó. Thời kỳ này cũng đánh dấu một tình yêu thất vọng trong ông theo một phụ nữ thuộc loại "đợt sóng mới" người Nga.

Cuộc hôn nhân thứ nhất không hạnh phúc, và bấy giờ, sau một thời gian vướng bệnh lao phổi, tháng 4/1864, người vợ Dostoievski qua đời. Tiếp đó, tháng 7/1864, người anh thân thiết cũng từ giã trần gian. Đây quả là những cú đấm dữ dội bủa xuống trên nhà văn. Nợ nần chồng chất nợ nần; nhân viên ty kiểm duyệt và các chủ nợ luôn luôn quấy rầy ông. Lúc bấy giờ, tuy rằng chẳng dính dáng chút nào đến chủ quyền tờ Épokha để có thể chịu mọi trách nhiệm tài chánh, nhưng ý nghĩ đạo đức và tình cảm sâu đậm dành cho anh là nguyên nhân để Dostoievski đứng ra nhận lãnh số nợ 25.000 rúp mà Mikhail đã lưu lại trên tờ báo. Nhà văn cũng tự nguyện bảo trợ cho vợ và đám con của Mikhail, luôn cả đứa con riêng của người vợ vừa chết. Nguồn lợi tức duy nhất chỉ đến từ cây viết, nhưng Dostoievski vẫn quyết định tiếp tục điều hành tờ Épokha.

Nhà văn làm việc với một nghị lực tuyệt vọng, phát hành hai số một tháng. Và rồi, một cú đấm khác lại bổ xuống với Dostoievski. Tháng 8/1864 lại đến lượt qua đời của thi sĩ Apollon Grigoryev, bạn thân Dostoievski và cũng là nhà phê bình văn chương sắc bén của tờ báo. Dù rằng với sức cố gắng vượt mức khó thể tưởng tượng nơi một kẻ bình thường, nhà văn vẫn không sao thành công trong cuộc điều hành tờ Épokha. Mức độ sắc sảo của các bài viết không còn, số tiền dự trữ cạn hết, độc giả vơi dần và những liên hệ với các tờ báo khác ở St. Pétersbourg trở nên cừu địch hơn bao giờ. Tháng 4/1865, tờ Épokha đình bản, hai năm sau khi tờ Vrémya bị cấm hoạt động. Dostoievski rơi vào tình trạng hoàn toàn phá sản.

Viết là một lối giải thoát duy nhất. Qua văn chương, cái gánh nặng của những tháng năm này được nhà văn phơi bày rõ rệt. Hồi Ký Viết Dưới Hầm là câu chuyện trình bày sự rút lui khỏi giới trí thức lãng mạn thời bấy giờ, bắt đầu của một loại mới về văn chương tự thú một cách châm biếm. Nó biểu thị cái cay đắng và đau khổ trong điều tưởng tượng rằng nhà văn "đang đi xuống lòng đất, tự rút sâu vào bên dưới bề mặt phẳng của đời sống và tâm lý xã hội loài người." Nó cũng nói lên sự phân chia giữa ý thức mỉa mai trong nội tâm một con người với cảm nghĩ trách nhiệm cho đám đông đau khổ đang tràn đầy thành phố.

Trong Con Bạc (được viết song song với Tội Ác Và Hình Phạt), nhà văn phân tích tỉ mỉ cái đam mê cờ bạc của mình. Nhưng phải nói, dưới sự bóc lột và đòi hỏi cấp bách của nhà xuất bản và các chủ nợ, thật bất ngờ, Dostoievski cho chào đời tác phẩm vĩ đại Tội Ác Và Hình Phạt. Những chi tiết diễn tả trong quyển sách rất nổi tiếng này chính đã dựa trên tất cả kinh nghiệm xảy ra không lâu trước đó với nhà văn -cảnh sống cơ cực nghèo túng, những lời phàn nàn của các người trong họ đang sống bám vào ông, những cơn khủng hoảng trí thức, sự liên hệ giữa một "con người đặc biệt" với đám đông chung quanh, sự chán nản và lo âu, bản chất của tội ác và kẻ sát nhân, tội ác và tội lỗi, hình phạt và tù đày.

Những hạt giống tư tưởng đã có sẵn trong Hồi Ký Viết Dưới Hầm, cũng nằm cả trong cuốn tiểu thuyết dự định Những Kẻ Say Sưa (không bao giờ được viết ra), bấy giờ đổ dồn và hình thành rõ rệt trong Tội Ác Và Hình Phạt. Nhà văn phơi bày những khó khăn trong đời sống thành phố (sự nghiện rượu và mọi điều tồi tệ bao quanh nó -nghèo khó, tội ác, đĩ điếm, các đứa trẻ bị bỏ rơi), đặt chủ yếu trên câu chuyện của gia đình Marmeladov đàng hoàng lương thiện nhưng bị suy đồi bởi người cha nghiện rượu.

Quan điểm trọng tâm của tác phẩm dựa trên những vấn đề thuộc về sự bị sỉ nhục và xúc phạm của nhân phẩm, nỗi đau khổ và thoái hóa của nhân loại chung. Đó là cái thế giới mà Ras-kolnikov nhận thức mình tách lìa bởi phẩm chất đặc biệt của chàng, đồng thời cũng luôn bị lôi kéo vào những việc sai lầm trong nó mà chàng nghĩ rằng phải nhúng tay vào sửa đổi. Sự trộn lẫn giữa nỗi cô đơn và lòng trắc ẩn đã tạo nên cho chàng niềm tin mãnh liệt rằng chàng "có quyền hành động bất cứ điều gì, bất chấp luật lệ thông thường, trong mục đích xây dựng một cơ cấu tổ chức mới công bằng và hữu ích cho xã hội." Do đó, tư tưởng chủ yếu này của Raskolnikov trở thành bài học nghiên cứu về một loại tội ác tâm lý và hình phạt lương tâm trên chính phạm nhân.

III

Thoạt tiên, Dostoievski phác họa tư tưởng cho tác phẩm nổi tiếng và thành công nhất này trong một lá thư từ Wiesbaden gửi tới chủ bút một tạp chí ông đang muốn hợp tác.

"Đây sẽ là một nghiên cứu tâm lý về một tội ác", nhà văn viết, "quyển tiểu thuyết tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Các hành động được xảy ra trong năm nay. Một người trẻ tuổi, sinh viên cũ ở đại học Pétersbourg, sống trong một cảnh rất nghèo, đâm ra bị ám ảnh bởi những tư tưởng kỳ quái, nẩy sinh từ sự bất ổn tâm trí. Chàng quyết định làm một cái gì đó để tự cứu mình thoát ra ngay lập tức khỏi tình trạng tuyệt vọng hiện tại. Chàng dàn dựng trí óc để mưu giết bà chủ tiệm cầm đồ, một phụ nữ già tham lam bủn xỉn, con người tuyệt đối vô dụng cho xã hội. Tất cả những nhận định này hoàn toàn làm rối trí chàng."

Dostoievski cũng nói rằng tội ác sẽ không bị phát hiện: "Chàng không bị nghi ngờ chút nào theo những gì đã làm. Tuy nhiên, toàn thể tiến trình tâm lý tội ác bỗng dưng tự phát lộ ra. Kẻ sát nhân bất ngờ đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết. Lúc bấy giờ, lương tâm chàng mới bị dày vò."

Nhà văn thêm: "Raskolnikov tự quyết định chấp nhận hình phạt để đền chuộc tội ác của mình."

Cái tư tưởng "khó giải thích", như Dostoievski nói, được vạch rõ trên vài ví dụ về những tội ác vừa xảy ra trong nước Nga mà kẻ phạm tội là các người trẻ tuổi trí thức: "Những trang báo chúng ta đầy dẫy các câu chuyện nói lên cảm nghĩ chung về một sự bất ổn dẫn dắt những người trẻ phạm vào những tội ác lớn."

Dostoievski thường được gọi là nhà văn thuộc bản năng và ngay cả phản mỹ thuật. Các quyển sách của ông được viết ra từ cảm nghĩ sâu thẳm nhiều hơn các quan niệm trừu tượng. Tất cả đều được sáng tạo (như ông nói) trong những thống khổ dày vò của tâm hồn và cuộc sống nghèo khó; mang đầy tính trực tiếp gần gũi xác thực của cuộc sống. Với Tội Ác Và Hình Phạt, các cuốn sổ tay ghi chú cho thấy tác phẩm đã được dự trù rất cẩn thận, mọi sắp xếp đều hoàn hảo và đồng nhất. Thoạt tiên, nhà văn muốn nó được viết ra trong một thể thức gần cận với Hồi Ký Viết Dưới Hầm. Nhân vật xưng "tôi", Raskolnikov, một kẻ nào đó không phải là chính ông. Câu chuyện bắt đầu từ một tập nhật ký, một sự tự thú trước phiên tòa, hay một hồi ký sau khi Raskolnikov bị tù. Bản thảo đầu tiên trình bày sự giống nhau giữa chàng trẻ tuổi và Người Đàn Ông Dưới Hầm: "Tại sao, tại sao tôi lại ở đây? Tại sao tôi cảm thấy mình như một kẻ xa lạ?" Nhưng rồi đưa đến một cơ cấu thay đổi mới, chuyển thể tác phẩm và ban cho nó một tính phổ biến lớn lao hơn. "Sự kể chuyện được khởi đi ngay từ cái nhìn của tác giả, một loại nhân vật vô hình nhưng thông suốt mọi sự, con người không lúc nào tách rời khỏi Raskolnikov." Từ đó nẩy sinh phương pháp diễn tả tâm lý dữ dội làm cho tác phẩm trở thành xuất sắc.

Nhà văn cũng nhấn mạnh: "Tác giả phải trải qua và khám phá ra mọi kinh nghiệm y hệt và song song với nhân vật chính". Rõ ràng, giống như những tác phẩm lớn khác, Tội Ác Và Hình Phạt đã quy tụ rất nhiều những nút mở ngay trên cách trình bày mọi tác động của nhân vật. "Kẻ sát nhân phạm xong tội ác hầu như một cách bất ngờ" ("Chính tôi không dự trù điều ấy"). Đây là điểm tạo nên cho quyển sách tính trực tiếp gần gũi sâu rộng trong ý tưởng chia xẻ từng mỗi cảm xúc của nhân vật. Dos- toievski họa hiếm mới rời khỏi nhân vật trong vài cảnh trí ít ỏi (như cảnh diễn tả cái chết của Svidrigaylov) lúc Raskolnikov không có mặt nơi tiền trường. Cho nên tất cả mọi phản ứng tâm lý và trạng thái bệnh hoạn tâm lý của Raskolnikov đều được tiến hành theo dõi bởi nhà văn, kẻ đứng bên ngoài nhìn, nghe, cảm xúc, ý thức và quan sát nhân vật bằng ngay chính những xúc cảm và sự rối loạn trong khí chất riêng ông. Điểm hiểu biết tâm lý sinh động ấy là một trong những điều quan trọng làm cho tác phẩm được xếp vào hàng tiền phong trong thế giới văn chương hiện đại.

Một sự sinh động khác thoát thai từ những kỳ quái tràn ngập trong St. Pétersbourg. Giống như nhiều nhà văn lớn thế kỷ 19, Dostoievski cũng là nhà văn thuộc thành phố. Song song với sự cuốn hút của văn chương, cũng còn có những xúc cảm kỳ lạ trong ông về một nơi chốn mà đối với ông dường như "không thật và lạ lùng nhất thế giới". Dostoievski quan sát những gì ông gọi là "ác mộng Pétersbourg". Một lần ông viết: "Ở đây, người ta không thể bước một bước mà không nhìn, nghe, hay cảm nhận giây phút hiện tại và tư tưởng của giây phút ấy." Svidrigaylov nói về St. Pétersbourg như "một thành phố của các người dân nửa điên nửa tỉnh, đầy những ảnh hưởng ảm đạm, lạ lùng và thô tục." Raskolnikov không ngừng đi bộ trong thành phố, nghiền ngẫm những điều kỳ diệu của nó như một thứ "hiện thân cho tinh thần trống rỗng, không sinh khí" áp đảo tâm tư chàng trong một nhận thức rõ ràng theo cái bước đường cùng chàng đang vấp phải.

Pétersbourg của Dostoievski quả nhiên là một thành phố hiện đại nhưng đời sống trong ấy vừa lạ lùng vừa sâu sắc sinh động đến nỗi Raskolnikov không bao giờ có thể thoát ra khỏi sự ồn ào, tiếng la hét dữ dội, nỗi đau khổ toàn bộ của nó một giây phút nào. Các nhân vật của Dostoiesvki, như chính nhà văn, thường lang thang trên những con đường tối tăm, những công viên, quán rượu xô bồ, đi ngang qua các bức tường dán đầy giấy, các cái lò không ánh sáng và những cầu thang ngập tràn bùn bẩn. Đó là một nơi chốn khó chịu và kích thích, bao gồm những cuộc tự sát và các cái chết bất ngờ, những tai nạn đường phố và các trận đánh nhau dữ dội. Tất cả giống như một cuộc va chạm vô tình nhưng tiếp nối nhau rất mạch lạc. Đó là một môi trường đầy những tương phản cực độ, qui tụ giới giàu có, viên chức chính phủ, mật vụ, quan tòa, các sinh viên nghèo, lớp dân chúng cùng đinh, và, khắp nơi, sự sỉ nhục, tổn thương không ngừng xuất hiện. Đó cũng là nơi sinh tồn của những tư tưởng cuồng nhiệt được diễn tả trong các cuộc thảo luận không cùng và trên các tạp chí, nhật báo được đọc kỹ bởi cả giới trí thức lẫn cả cảnh binh, mật vụ. Một thành phố siêu hiện thực, giống như một thứ ảo giác, trở thành một phần sâu xa trong nội tâm Raskolnikov cũng như trong những tư tưởng khó hiểu của chàng.

Mikhail Bakhtin, một trong những nhà phê bình hay nhất nước Nga, nhận xét rằng Dostoievski sáng tác Tội Ác Và Hình Phạt trong một thể thức mới, một kiểu tiểu thuyết "phức điệu"; đối ngược hoàn toàn với Hồi Ký Viết Dưới Hầm, qua đó câu chuyện không những không phải là độc thoại, mà còn giống như một cuộc trò chuyện có nhiều giọng không ngừng đua tranh nhau để chiếm vị thế nổi bật.

Và nếu như thành phố của cuốn tiểu thuyết là thành phố hiện đại thì Raskolnikov rõ ràng là một người trí thức hiện đại, một trong những khuôn mặt tỏ ra xa lạ lẩn tránh đối với những gì mà Người Đàn Ông Dưới Hầm đã gọi là "thành phố trừu tượng nhất trên thế giới."

Từ ngữ "Raskolnik" có nghĩa là "kẻ ly giáo". Giống như Svidrigaylov mang cùng cá chất, Raskolnikov là một người sinh ra trong sự giận dữ và buồn chán của thời đại, một kẻ vô thần, tin tưởng vào tự do chủ...
Phượng Các
#12 Posted : Tuesday, March 29, 2005 1:40:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thương Tới Đời Nhau

Tự Truyện.

Trần Thị Bông Giấy


đêm đông sầu sao rơi xuống mau
như linh hồn ai than khóc lâu
vất va nhung nhớ người dương thế
thiên thu còn thương tội đời nhau
(TTBG)
Khi lật xong các lá bài đang bày trên bàn, bà thầy bói nhìn thẳng vào tôi, nói ngay:

"Cô có một người âm theo đuổi từ khi còn rất trẻ. Vì vậy, cuộc đời cô long đong không dứt."

Bà cúi xuống, ngẫm suy theo những con chuồn, con bích... xong, miệng mồm lưu loát:

"Người âm này rất thương yêu cô, vừa theo phù trợ và cũng theo mà phá. Cô cứ ngẫm lại trong đời, xem có phải rằng, khi cô lâm vào cảnh đau khổ thì tự dưng bạc tiền, danh vọng ào ào đưa đến? Còn khi gặp một tình yêu nào đó và nhất là yêu đáp trả đối tượng, không bao giờ cô hưởng thụ được trọn vẹn hạnh phúc của cô?"

Tôi ngồi im. Xưa nay tôi vốn rất tin tử vi, nhưng lại xem môn bói bài là cái trò dị đoan vớ vẩn. Bữa nay, tâm tư tuyệt vọng quá, tôi như kẻ chết đuối vớ được mảnh ván tàu, tìm đến nhà bà thầy bói dưới sự hướng dẫn của một người bạn.

Bà thầy bói vẫn cúi xuống mặt bàn, ngón trỏ của bàn tay phải có chiếc móng nhọn màu đỏ, chỉ chỉ đếm đếm trên từng lá sắp thành hàng thẳng. Một lát bà hỏi:

"Cô thử nhớ lại trong thời tuổi trẻ có từng làm khổ ai để người ta phải chết?"

Tôi không đáp, trí óc đảo nhanh ý nghĩ: "Người âm nào đây? Anh Chàng, anh Thùy, hai người đàn ông chết trẻ, đã từng yêu tôi khi tôi vừa mới lớn?" Tôi không biết được.

Tiếng bà thầy bói ra tuồng khẳng quyết:

"Cái số rất đào hoa. Chẳng những người sống theo đếm không hết, mà cả người chết cũng cứ mãi còn theo ám ảnh."

Bà cúi xuống, rồi ngẩng lên nhìn thẳng tôi:

"Đôi mắt rất đẹp, hắc bạch phân minh. Vì vậy, dẫu đào hoa mà vẫn giữ được tâm hồn đoan chính. Nhờ có người âm theo, nên từ trước, gặp nhiều tai nạn, cô vẫn được bất ngờ cứu sống, trong khi với kẻ khác sẽ không thoát nổi cái chết đâu."

Những lời bà thầy bói không hẳn rằng sai. Xưa nay trong đời tôi, quả có thế thật. Ba lần bể đầu vì ba nguyên nhân khác nhau, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ba lần tự sát. Năm bảy lần bị những vết thương không gọi là nặng nhưng cũng phải thời gian dài cơn đau mới dứt. Lại còn những mối tình của đàn ông dành cho thì nhiều vô số! Ôi! Chuyện tình yêu đối với ai là hoa là mộng, còn với tôi chỉ là sự ghép liền những mảng tâm hồn tan nát, trở nên một ấn tượng đậm nét, đến nỗi tôi đâm sợ mỗi lần nghe ai đó ngỏ với tôi lời nói yêu đương!

"Người âm này tướng tá rất đẹp, uy nghi lẫm liệt. Đây này, cái con Coeur Vua nói lên điều ấy. Cô nhớ lại đi, có ai từng yêu cô và đã chết?", bà thầy bói không nhìn tôi, nhận định và đặt câu hỏi tiếp.

Tôi vẫn không đáp. Bỗng dưng như không còn nghe và hiểu gì nữa những lời người đàn bà trước mặt cứ huyên thiên lưu loát; trong ký ức tôi, thật bất ngờ như một bóng ma, hình ảnh người đàn ông gần ba mươi năm xưa sừng sững hiện ra.

I.

Anh gốc người Chàm, là bạn thân của ông anh cả, trọ học trong nhà mẹ tôi một thời gian dài, khi tôi còn bé. Dáng anh cao lớn, da màu đen sẫm, vẻ đường đường quắc thước. Thuở nhỏ, tính nết tôi vốn trầm buồn khép kín, vì vậy, khác với ba cô em gái, tôi gần như không bao giờ muốn nhờ anh giúp cho bài làm hay trò chuyện thân mật cùng anh.

Sau khi xong Đại Học, anh rời nhà tôi.

Bẵng vài năm, một buổi chiều, thời gian tôi 18 tuổi, đi học về, nhìn thấy anh đang ngồi trong phòng khách. Nhận ra tôi, anh đứng lên, mừng rỡ:

"A Thu Vân đây sao? Lớn quá!"

Và anh giơ cả hai tay đặt lên vai tôi, lắc nhẹ. Thốt nhiên tôi nghe toàn thân tê dại. Lần đầu tiên trong đời có bàn tay đàn ông lạ chạm vào thân thể, hệt như luồng điện giật. Tôi ngước nhìn anh. Dáng anh đã cao lớn, bấy giờ lại càng cao lớn hơn trong bộ quân phục Nhảy Dù với lon Trung úy trên vai, màu vàng đục ẩm. Anh rút tay về, vòng trước ngực, lùi lại một bước ngắm tôi, mỉm nụ cười ấm áp:

"Xinh quá! Nhưng cô bé có hay khó chịu như ngày nhỏ?"

Mẹ tôi xen vào lời đáp:

"Bây giờ giỏi lắm, nấu ăn ngon và đàn cũng rất hay!"

Tôi xấu hổ bước nhanh vào nhà trong, trái tim đập mạnh. Một tình cảm bất ngờ rung lên như điệu nhạc cuồng trong cơn lốc.

Suốt buổi chiều hôm ấy, tôi không dám nhìn anh, cũng không nói gì, dù rằng tôi được xếp ngồi cạnh anh nơi bàn ăn có trải khăn màu trắng. Những câu chuyện vang lên vui vẻ giữa anh và người anh lớn. Tất cả gia đình tôi đều tỏ ra hân hoan đón chào anh, như thể với một đứa con vừa trở về từ chiến trận xa xôi.

Đêm đến. Những ngọn đèn trong phòng khách được bật lên hết. Màu ánh sáng tỏa ra nỗi niềm ấm áp. Mấy chị em tôi vây quanh, nghe anh kể chuyện. Thuở xưa khi còn bé, chúng tôi vẫn thường được anh làm cho điều ấy. Cả bọn như uống từng câu nói về các cuộc hành quân, các lần vào sanh ra tử của anh trên nhiều chiến trường sôi động miền Trung. Các cô em đua nhau đặt ra nhiều câu hỏi. Còn tôi chỉ im lặng nhìn anh.

Có một lúc, anh bỗng dưng ngưng tiếng, bật lên câu ngợi khen, pha phần sửng sốt:

"Thu Vân có đôi mắt buồn và thu hút quá!"

Tôi cảm nghe một luồng khí nóng bao trùm nhanh thân thể. Anh cười, tiếp:

"Mấy thằng bạn anh đứa nào cũng độc thân vui tính. Có thằng con nhà rất giầu mà vẫn mồ côi, chưa đào địch. Hôm nào anh đem cuốn album khóa 20 Võ Bị đến, Thu Vân nhìn mặt, xem vừa ý đứa nào, anh sẽ làm ông mai, tha hồ anh em mình chia nhau quà đút lót."

Và cười to, anh tiếp:

"Mấy thằng đó mà mết em gái anh, mết luôn tiếng đàn thì chỉ có nước cúc cung trà nước cho anh!"

Tôi xấu hổ, cúi đầu cười mỉm.

Khuya hôm ấy, trọn căn nhà lắng im trong giấc ngủ, chỉ mình tôi thức nơi bàn học. Ngoài hiên, hai người bạn cũ đang ngồi với nhau. Chen lẫn giữa tiếng guitare trên tay anh khẩy nhẹ từng âm thanh mỏng là giọng nói Phan Rang ấm áp của anh và cái giọng Huế pha Sàigòn của anh tôi, khề khà vui vẻ. Câu chuyện hai người bạn vô tình lọt vào tai khi tôi đang cúi mình nơi bàn học.

Tiếng anh tôi hỏi:

"Tại sao mày bỏ học ngang để vào lính?"

Anh đáp nhỏ:

"Thứ nhất, nhà tao nghèo quá. Thứ hai, có một lẽ quan trọng như một mối tâm huyết từ bé tao đã cưu mang: 'Khôi phục lại đất Chàm!'"

Tôi chợt nghe lòng bâng khuâng vô cớ.

"Mày có nghĩ đó là một điều khó thể thực hiện?"

Tiếng anh trầm hẳn:

"Tao biết! Nhưng đã thế trong tao, quyết không thay đổi. Giờ đây, chỉ gia nhập binh chủng Nhảy Dù mới mong mau lên tướng. Nếu không có quân trong tay, làm sao thi hành được ước vọng riêng?"

Tiếng guitare lại vang lên, làm át đi tiếng thì thầm trò chuyện. Các dòng chữ trên quyển sách trước mặt tôi đâm thành rối beng, thừa thãi. Tôi nhìn ra ngoài trời. Bầu trời tối như đêm 30 Tết. Tôi hơi nghiêng người về hướng hành lang, chăm chú lắng tai.

Giọng anh cố làm cho nhỏ:

"Đúng! Tao vẫn biết, dành lại đất Chàm không phải là điều dễ dàng thực hiện. Nhưng, từ hàng trăm năm qua, dân tộc tao chìm đắm quá sâu trong khốn khổ. Người dân xứ tao phải chịu sống kiếp tha hương ngay trên chính cái nơi đã chôn nhau cắt rốn. Tao may mắn được ăn học tới nơi tới chốn, kiếm ra đồng tiền bằng sự hiểu biết của mình. Nhưng còn vô số những người mù chữ, bao người lớn, con nít hằng ngày không biết lấy gì mà ăn, hằng đêm không đủ tấm chăn đắp cho ấm bụng?"

Trong giọng nói anh, tôi nghe ra một nỗi u trầm đặc biệt. Cái u trầm trong các điệu hát của những người Hời, tuy chưa từng một lần trực tiếp thưởng thức, nhưng tôi có thể tưởng tượng được qua những dòng sử sách viết về dân tộc Chàm. Trong tiếng hát có pha điều thống hận. Phải gọi là tiếng khóc nhiều hơn, phát sinh từ đôi môi của những con người đúng như anh nói: "Đi tìm vùng đất quê hương ngay trên chính cái nơi mình đã sinh ra."

Anh tiếp:

"Mày là bạn chí cốt của tao, hẳn cũng hiểu tao. Sở dĩ tao đạt được thành quả dẫn đầu suốt trong nhiều năm còn đi học là bởi tao có con đường riêng, không dám chút nào xao lãng. Bây giờ, việc lao vào Nhảy Dù cũng không ra ngoài cái chí hướng ấy."

Tôi hình dung khuôn mặt chữ điền với cái cằm bạnh, đôi mắt rực sáng khi thốt lên câu trên bằng lối nói pha chút chua cay nhưng cũng đầy hùng tính.

"Tao là một thằng tuổi trẻ, sống trong đất nước Việt Nam đạn bom liên tục. Tao cũng có những suy nghĩ như mày, như mọi thằng tuổi trẻ về tất cả những gì chung quanh đang nhìn thấy, rồi đây sẽ trở thành lịch sử. Nhưng khác mày, khác mọi thằng, trong tao còn có niềm ray rức riêng cho chính những điều dân tộc tao đang hằng ngày chìm đắm. Làm sao tao có thể sống yên với những gì đạt được trong niềm toại ý tầm thường vị kỷ? Cách nào tao tự thỏa thuận với ý nghĩ đem dâng hiến tài năng cho một dân tộc kẻ thù đã từng tiêu diệt dòng giống tao từ hàng trăm năm qua?"

Nghe câu cuối cùng, toàn thân tôi đột nhiên rúng động. Mười tám tuổi mà tôi đã nhận thức được rằng, hoài bão anh rõ ràng vô vọng. Trong óc hiện nhanh hình ảnh tưởng tượng theo cái máy chém bổ xuống trên cổ 13 vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng thời thực dân cai trị. Thời buổi này không còn máy chém. Nhưng, cái pháp trường xử bắn ở gần trường đua Phú Thọ, và cái án khổ sai chung thân nơi Côn Đảo liệu có buông tha nếu một ngày anh thực hiện không thành ước vọng vô cùng của anh?

Đồng thời, một tình cảm rất lạ bất ngờ len lỏi vào trên từng sớ da lớp thịt tôi buổi khuya hôm ấy. Tôi tưởng như vừa bắt gặp được cái gì rất thân yêu từ tiền kiếp nào quá khứ. Từ lâu, khi nhìn thấy những người Chàm ngồi bán buôn rải rác nơi đầu phố chợ khu Hòa Bình, Dalat, trên khuôn mặt tỏa nét buồn chịu đựng, luôn luôn tôi vẫn không rời thoát nỗi niềm xót xa thương cảm. Nỗi xót xa giống như khi đứng trước điều bất hạnh của một người thân mà mình không cách chi xẻ chia cụ thể. Tôi không nghe sợ theo tiếng đồn về những con ma Hời mẹ tôi thường kể. Trái lại, tôi nghĩ, giữa tôi và những con người mất nước ấy, có nhiều điểm tương đồng chưa được dịp tìm ra.

Buổi khuya vô tình nghe lọt tâm sự anh, cái điểm tương đồng này đột nhiên ló mặt, như thể, nếu đưa tay ra, tôi dễ dàng nắm bắt. Chỉ thoáng chốc, tôi thấy mình tự dưng biến đổi. Trái tim co thắt theo một cơn đau bất ngờ phủ chụp. Mối hờn vong quốc của dân tộc Chàm, tôi từng thấm cảm qua các dòng thi ca Chế Lan Viên, bấy giờ càng nồng đượm hơn trong tiếng nói anh chứa đầy u uất. Một thoáng, tâm hồn tôi chợt như rủ xuống. Sự cảm phục về anh nẩy sinh nhanh chóng trong tôi.

*

Từ đó, tôi âm thầm nghĩ đến anh. Hoài bão của anh được tôi đem hòa nhập vào trong từng giấc mơ mỗi tối. Tôi tìm đọc trong các cuốn Sử để nhận biết xót xa ngày càng nhiều hơn số phận đau thương của dân tộc Chiêm Thành. Những chiều tan học, lang thang trên phố Lê Lợi, tìm mua được quyển sách nào có liên quan đến vùng đất một thời lừng lẫy nay đã vĩnh viễn trở thành dĩ vãng, tôi vui mừng như vừa tìm ra của quí. Ôi! Những con ma Hời theo anh, len lỏi vào trí não tôi những đêm trằn trọc. Tiếng gươm tiếng giáo trong các cuộc binh đao xưa lắc quay cuồng giấc điệp. Tiếng gào thét kêu la từ cổ đại, mơ hồ văng vẳng, nhiều đêm khiến tôi khó ngủ. Những khi ấy, đầu óc tôi chỉ tưởng nghĩ đến hình ảnh cái pháp trường Phú Thọ, một ngày nào anh sẽ phải bị bịt mắt trói mình trước những họng súng đang cất cao chĩa thẳng vào anh.

Một buổi chiều tháng 2, từ Mã Lai trở về sau ba tháng tu nghiệp khóa tình báo đặc biệt, anh tìm đến nhà mẹ tôi. Vẫn nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt chữ điền với làn da đen xạm, anh đưa ra chiếc hộp có bọc giấy hoa đẹp đẽ, nghiêng mình trước tôi theo dáng cách một nhà quý tộc:

"Tặng em, để dùng trong dịp trình diễn sắp tới!"

Tôi mở nắp hộp. Một chiếc áo dạ hội bằng lụa màu xanh nước biển bung ra dịu dàng dưới bốn đầu ngón tay tôi đang chụm lại. Mùi vải thơm quyện nhanh nơi mũi. Bỗng dưng tôi thốt rùng mình vì búp hoa hồng màu đen rộng bản có hai giải băng dài, đính ngay ngực áo. Cái màu ghê rợn nói lên điềm gở nào không biết. Tôi cứ vậy mà ngẩn ra, đôi mắt không rời thoát được cái màu đáng sợ kia.

Tiếng anh trầm ấm:

"Chính tay anh chọn nó bởi anh biết em rất yêu màu xanh."

Rồi anh hát nhẹ:

"Anh mong chờ mùa thu,

Màu áo xanh hiện về với giấc mơ..."

Xong lại mỉm cười:

"Trong cái tên em, có mùa thu. Màu xanh lại là màu em yêu mến. Sao? Chiếc áo có làm em thích?"

Tôi gật:

"Dạ, áo đẹp lắm, nhưng em nói thật, cánh hoa hồng làm em sờ sợ."

Anh bật tiếng cười:

"Cô bán hàng đưa cho anh chiếc áo trắng có hoa màu đỏ, nhưng anh thấy màu đen nổi bật làm chiếc này trội hẳn."

Giọng anh vỗ về:

"Em không nhớ câu chuyện Bông Cúc Đen ngày nhỏ? Bây giờ không phải bông cúc, mà bông hồng đen mới là đặc biệt."

Tôi cố nở nụ cười theo điều anh vừa nói mà thật thì tâm tư lửng lơ nghĩ ngợi. Rồi không dám nhìn lâu chiếc áo, tôi đem treo nhanh nó vào trong tủ, lòng tự nhủ "sẽ không bao giờ dùng đến", cho dù trong ngày trình diễn như ý muốn của anh.

Sau buổi cơm, anh ngồi lại trò chuyện với riêng tôi. Từ lâu nay, đôi lần về phép, anh vẫn ghé nhà tôi. Dấu nét tình cảm nào đó ẩn hiện trên anh -và cả trên tôi- là bằng chứng cho những người thân lịch sự rút lui nơi khác, dành lại cái không gian ấm áp của căn phòng khách cho hai chúng tôi phô bày nhiều câu chuyện. Ánh mắt anh rạng rỡ:

"Bao giờ em ra trường?"

"Khoảng đầu tháng 6." Tôi đáp:

Và nói thêm:

"Sau đó, sẽ phải làm một buổi độc tấu nếu như em đoạt thủ khoa trong kỳ tốt nghiệp."

Anh gật:

"Anh tin em đoạt được. Anh sẽ cố lấy cái phép về Sài- gòn trước ngày em trình diễn."

Vẻ thật tươi, anh tiếp:

"Nhưng anh chẳng có áo quần nào lịch sự ngoài vài bộ áo hoa rừng, không biết có làm em xấu hổ?"

Tôi ngước nhìn anh, im lặng. Anh bật cười to, điệu hào sảng:

"Đó! Cô bé lại khó chịu y như ngày nhỏ. Anh sẽ về mà! Về để nghe em đàn! Trên sân khấu, em hãy nhớ rằng, có một người lính Dù đang đứng trong góc tối, lắng nghe tiếng đàn em một cách thật trang trọng..."

Ngừng một nháy, anh tiếp:

"... Trang trọng hơn bất cứ vị khách lịch sự nào trong các bộ complet!"

Kể về cuộc sống liên miên các trận hành quân dữ dội, anh tâm sự:

"Anh rất ghét chương trình Dạ Lan, truyền thanh mỗi tối trên đài Quân Đội. Với anh, đó chỉ là một kiểu tâm lý chiến làm lũng đoạn tinh thần người lính, hoàn toàn không đem lợi ích gì cho họ. Trong trung đội anh, tên nào bị bắt gặp đang nghe đài Dạ Lan là anh buộc đi ứng chiến ngay."

Rồi giải thích:

"Ứng chiến có nghĩa là không được động đậy, chỉ nằm mai phục một xó giao thông hào, bọn Việt Cộng chẳng thể tìm ra địa điểm. Vì vậy, làm sao còn nghe radio cho được?"

Anh vẫn tự nhiên cười nói -các câu chuyện của anh thường rất sống động- và tôi vẫn tính nết nhu mì khép kín. Giữa hai chúng tôi chưa hề tỏ cho nhau thấy chút gì quá đà trên giới hạn giao thiệp. Tôi chẳng một lần nghe anh buông lời suồng sã. Cũng chưa hề bao giờ anh dám nắm lấy tay tôi. Luôn luôn, trong mọi lời nói, cử chỉ, anh đều tỏ nên một sự tôn trọng vô cùng đặc biệt. Nhưng, tự âm thầm đâu đó trong tiếng đập của trái tim, cả anh và tôi đều biết rằng có một tình yêu vừa độ lên ngôi.

Những câu chuyện buổi tối hôm ấy làm loãng tan dần trong đầu tôi nỗi ám ảnh theo cánh hoa hồng màu đen ghê rợn. Đêm đang độ mùa trăng. Ánh trăng rằm vằng vặc trải kín trong sân những luồng sáng màu bạc, nhẹ nhàng hư ảo. Tôi kể cho anh nghe những điều vẩn vơ trong cuộc sống học đường đầy tính lãng mạn. Đổi lại, anh không giấu tôi các sinh hoạt bạn hữu và cuộc sống chiến chinh.

Tuy nhiên, có nhiều khi, một giây thật ngắn, anh chợt ngừng lại, nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ. Những khi ấy, khuôn mặt anh đột nhiên biến đổi, đôi mắt lắng trầm trong cái hố cùng suy tưởng. Trông anh thật xa, xa đến chừng như không thể nào vói tới. Trong ý thức mờ tối của một đứa con gái ngây thơ, tôi thốt nhiên sợ hãi. Con người yêu dấu trước mặt không phải sinh ra để dành cho tôi. Anh thuộc về đại đồng của một dân tộc giờ đây đã vĩnh viễn bị xóa tên trên bảng đồ thế giới. Cái tâm sự riêng, anh không ngờ tôi đã tỏ. Và đó chính là điều vừa như thắt chặt tấm tình tôi, lại cũng vừa tạo nên trong tôi cái ấn tượng mạnh mẽ rằng "cho đến cuối đời, tôi và anh vẫn chẳng thể đi trên cùng một con đường với nhau."

Tiếng anh cơ hồ phấn khởi:

"Anh còn bà mẹ già và một người chị, lớn hơn hai tuổi. Nhà anh nghèo lắm, cái nghèo lồ lộ như nàng con gái không có gì che thân cho ấm."

Tôi nghe chừng giữa trái tim có luồng suối ngọt chảy qua trong ấy. Nét mặt anh tươi cười:

"Ngày mai anh trở ra Quảng Trị. Ba tháng tu nghiệp qua đi nhanh quá. Nhưng anh hy vọng sau chuyến hành quân sắp đến, anh sẽ có được cái phép dài hơn, về đây thăm em."

Giọng anh đột nhiên chớm phần ngần ngại:

"Trong dịp này, anh sẽ xin phép mẹ đưa em đi chơi Phan Rang một chuyến. Anh sẽ hướng dẫn em từng nơi từng chốn trong vùng đất khốn khổ để em thấy rõ thế nào là cái nghèo của quê hương anh, như anh nói vừa ban nãy."

Ánh nhìn anh bao trùm khuôn mặt tôi, thật sâu và tha thiết:

"Em có muốn làm điều ấy không?"

Tôi cúi đầu đáp nhỏ:

"Em mong được như thế. Mong có ngày tìm đến tận nhà thăm mẹ và người chị của anh."

Khi từ giã tôi dưới giàn bông giấy, trông anh rõ ràng luyến lưu như có điều muốn nói. Tôi đứng im chờ đợi. Tần ngần một lát, anh cỡi lên chiếc honda, hai chân bỏ thõng trong thế ngồi chuẩn bị. Quay nhìn tôi, anh nói thật nhanh:

"Anh sẽ trở về. Em hãy chờ anh!"

Xong, chiếc xe được rồ máy, phóng vào đêm tối.

*

Một đêm đầu tháng 5, mưa rơi tầm tã. Vào mùa hè, trời Sàigòn vẫn thường có những trận mưa dầm như thế. Ngồi nơi bàn học nhìn từng chuỗi mưa liên tiếp đổ màu trắng xóa, tôi nghĩ nhanh đến bãi chiến trường có anh đang đồn trú, lòng chợt như thắt lại thật xiết. Một cách máy móc, tôi bật lên chiếc radio, lạ lùng sao lại rơi đúng vào giờ phát thanh của chương trình Dạ Lan. Tôi giơ tay định vặn nút tắt, nào dè, giọng nói nũng nịu của người nữ xướng ngôn viên rõ ràng từng chữ làm tôi khựng hẳn: "Cố Thiếu Tá Lê Văn Huệ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 Nhảy Dù vừa tử trận trong cuộc hành quân Lam Sơn, đêm... tại chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị. Chúng tôi, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù xin chia buồn cùng gia đình Thiếu Tá và cầu nguyện cho vong linh Thiếu Tá chóng phiêu diêu nơi miền cực lạc."

Nỗi thảng thốt vô cùng đổ ập nhanh khiến như làm nghẹn trái tim tôi đang rung lên từng cơn sợ hãi. Tiểu đoàn 9 là tiểu đoàn có anh tham dự và Thiếu Tá Lê Văn Huệ là tiểu đoàn trưởng của anh. Tôi chụp giấy bút, viết cho anh vài dòng vội vã:

"Anh,

Em vừa nghe đài Dạ Lan để biết rằng Thiếu Tá Lê Văn Huệ đã tử trận. Còn anh thế nào? Sao em lo sợ quá. Anh hãy cố giữ gìn thân thể, trở về với em như lời đã hứa. Em chờ đợi để được một lần theo anh về thăm vùng quê hương nghèo khổ của anh!"

II.

Trước một hàng quan tài độ chục cái trong nhà nghĩa tử đường nghĩa trang quân đội, hai bàn tay tôi và cô bạn gái đan vào nhau thật xiết. Tôi nhìn thẳng tấm ảnh anh đặt trên cái nắp hòm thứ ba tính từ bên trái. Khuôn mặt chữ điền, đôi mắt sáng quắc, nụ cười rất tươi đưa ra những chiếc răng đều đặn; trên đầu, chiếc mũ Nhảy Dù đội lệch sang một phía. Trong óc tôi vang vang lời nói anh một ngày không xa trước đó: "Anh sẽ cố lấy cái phép về Sàigòn trước ngày trình diễn của em."

Âm giọng dịu dàng cũ chưa kịp hội tụ thành hình ảnh kỷ niệm trong một đêm trăng có những luồng sáng lung linh chiếu qua cửa sổ căn phòng khách đẹp, đã bị lấn át và loãng tan theo sự gợi nhớ cuộc hiện hữu bất ngờ của người Trung sĩ Nhảy Dù mới vừa ban trưa trước ngưỡng cửa nhà mẹ tôi. Giọng ông la lớn:

"Cho tôi gặp cô Thu Vân!"

Tôi và người anh lớn từ trong nhà bước vội ra. Trái tim tôi đập mạnh. Một nỗi bất an lan tràn cơ thể. Tiếng nói chắc nịch bằng giọng Quảng Trị, hệt như tiếng tuyên án của Tử Thần, vang lên tàn nhẫn:

"Trung úy Thuận Văn Chàng đã tử trận trên chiến trường Khe Sanh đêm 27/5."

Anh tôi hỏi nhanh:

"Sao?"

"Một viên đạn bay đến, ghim suốt qua trán Trung Úy."

Hai tai tôi lùng bùng, cả thân hình cơ hồ sắp ngã. Viên trung sĩ thản nhiên nói tiếp:

"Chúng tôi liên lạc mãi, chẳng thấy người nhà nào của Trung Úy đến nhận xác. Quan tài đang quàn ở nghĩa tử đường nghĩa trang quân đội. Nhờ lá thư này trong túi áo Trung Úy nên theo địa chỉ mà đến báo tin. Đây, xin trả lại nó cho cô!"

Và ông chìa lá thư ra.

Đó là lá đầu tiên, cũng là cuối cùng tôi viết cho anh một đêm tháng 5 từ trường Nhạc trở về, vừa cách đây đúng ba tuần lễ. Tôi cầm tờ thư trên tay, ngẩn ngơ tâm trạng. Viên trung sĩ nói thêm nhiều điều với anh tôi, nhưng tôi không còn hiểu gì nữa. Tôi bước vội vào phòng riêng. Hai cánh cửa tủ áo mở ra, chiếc soirée có búp hoa hồng màu đen đập nhanh vào mắt, giống hệt cái cười của Tử Thần vẫn thường nhìn thấy trên các bức tranh trong chuyện cổ tích. Tôi rùng mình sợ hãi; rời căn nhà như ma đuổi, tìm đến cô bạn gái, đáp xe lam lên nghĩa trang quân đội Biên Hòa ngay.

Buổi xế trưa chuyển dần sang màu trời chiều ảm đạm. Nghĩa trang âm u, cỏ mọc cao chung quanh các hàng mộ chạy dài thành những đường thẳng tắp. Tôi đứng lặng trước dãy quan tài trong nhà nghĩa tử đường sáng choang ánh bạch lạp, cố tập trung tất cả những gì gọi là kỷ niệm của anh, gom thành một khối... Tuy nhiên, rõ ràng một điều là trí óc tôi lạc trôi đâu mất. Các hình ảnh cũ như rời ra thành từng mảnh nhỏ...

Thật lâu, người bạn gái lắc nhẹ tay tôi:

"Thôi mình về! Trời sắp tối rồi. Ở muộn đây, nguy hiểm lắm!"

Tôi nhìn ảnh anh, rồi lại nhìn tờ thư trên tay, âm thầm ngỏ lời vĩnh biệt. Lá thư của tôi được gửi theo địa chỉ KBC 4804, sau cùng đến kịp tay anh trước khi tử trận. Anh đã đọc nó. Đã hiểu lòng tôi. Tấm lòng của một đứa con gái ngây thơ lần đầu biết yêu và cũng lần thứ nhất nếm mùi tuyệt vọng từ tình yêu đưa lại. Khuôn mặt Định Mệnh hé lộ trong cuộc đời tôi rất sớm. Mười tám tuổi, tâm tư còn hoàn toàn trong sáng; vậy mà không ngờ một lúc thật nhanh, tôi thấm cảm được hai chữ "vô thường" theo mọi thứ chung quanh một cách thật rõ rệt đắng cay.

III.

Gần 10 năm trôi đi, cuộc đời tôi trải qua rất nhiều thống khổ. Bấy giờ hình ảnh anh không còn là mối buốt nhức dữ dội trong trái tim mỗi lần nghĩ đến, mà nó trở nên dìu dịu mang mang, nhưng cũng không kém phần thương cảm xót xa.

Một lần theo đoàn cải lương Sàigòn III lưu diễn Phan Rang, ban ngày không hát, tôi tìm vào tận ấp Mường Khai xa tít, vùng quê hương anh nghèo nàn khốn khổ. Hai bên con đường trồng hai hàng cây sao, cành lá tỏa ra rậm rạp. Những người Chàm bên trong các dãy nhà san sát lụp xụp, ngó tôi đi qua bằng ánh nhìn chịu đựng. Tôi phải hỏi thăm mãi mới tìm thấy căn nhà lợp bằng mái lá, vách đất, có bà mẹ già anh cư trú, nằm đầu bìa một cái xóm nhỏ, sát ngay biển. Trước sân, một đám con nít áo quần bẩn thỉu, chơi đùa ầm ĩ. Tôi tự giới thiệu mình là ai. Bà cụ khoảng 70 tuổi, dáng hom hem còm cõi, và cả người chị gái giống anh như đúc, đều không biết tiếng Việt, nên không hiểu tôi muốn nói gì. Tôi đứng ngẩn ngơ. Bỗng dưng, một người đàn ông từ trong bước ra, tự nhận là anh rể anh. Ông mời tôi vào nhà.

Khoảng không gian rất hẹp theo chiều ngang, chia thành hai gian, chạy dài ra khoảng đất trống phía sau. Gian ngoài -được ngăn cách với gian trong bằng một bức vách ván- có kê chiếc bàn và bốn chiếc ghế lắc lư chân cẳng. Cái kệ thờ anh đặt trên mặt tủ nhỏ, kề sâu trong góc. Tôi ngồi nhìn quanh nơi chốn anh từng chào đời và lớn lên trong thời niên thiếu. Rõ ràng "cái nghèo lồ lộ" hiện hình ra trên từng góc cạnh. Nhớ lại câu chuyện nghe thầm đêm nào tại căn nhà màu hồng trên đường Yên Đỗ, trái tim tôi bất chợt chùng xuống trong một nỗi ngậm ngùi khôn tả. Bấy giờ là năm 1977, cuộc đổi đời vừa tròn hai tuổi! Hai năm ròng, tôi theo một đoàn cải lương lưu diễn khắp các chân trời góc bể của Việt Nam.

Một thoáng rùng mình, tôi bỗng nhìn ra rất rõ cái điều "Vì đâu tôi rung động tức thì theo những lời anh nói buổi khuya hôm ấy?" Mối sầu cố xứ, không chỉ riêng anh và dân tộc Chàm, mà ngay cả tôi cũng đang thụ cảm vô cùng sâu sắc. Tôi đi tìm đất nước tôi trên chính những vùng trời quê hương giờ đây đã đổi tên đổi chủ. Lịch sử đã sang trang! Một trang sử không chút oai hùng, nhưng cũng không chối rằng đã ghi dấu quá nhiều đau thương thống khổ. Và lịch sử lại tái diễn. Bấy giờ, không chỉ những người Chàm ngồi bán buôn rải rác nơi đầu phố chợ khu Hòa Bình, Dalat, mà còn biết bao chục triệu người Miền Nam phải mang bộ mặt u trầm chịu đựng trong căn nhà quê hương đã không còn là của mình sở hữu. Mối hờn vong quốc thuở nào từng xảy ra cho dân tộc Chàm, thì ngay chính lúc này đây, dân tộc tôi cũng phải gánh chịu, nhưng dưới nhiều khía cạnh khác càng bất hạnh thảm thiết hơn.

Tôi nhìn tấm ảnh anh. Mới đó mà đã gần 10 năm! Cái tuổi ngây thơ của tôi, theo thời gian, trôi nhanh đi mất. Thảng hoặc nhìn thấy các người Chàm, tôi cũng se lòng nghĩ đến anh, nhưng tình cảm chóng biến tan như cơn gió thoảng. Mọi thứ trên đời, dẫu kiên cố đến đâu, thảy đều bị xói mòn theo năm tháng. Tôi biết vậy. Tấm tình tôi cho anh cũng không ra ngoài quy luật đó. Nhưng còn anh, tôi không tin rằng anh siêu thoát theo cái chết tức tưởi khi mái đầu còn xanh màu tóc. Và, dưới lòng mộ sâu, tôi chẳng thể nghĩ được điều linh hồn anh đã hết vấn vương hoài bão ngày xưa.

Tôi cứ vậy ngồi yên thật lâu, cúi đầu nhìn xuống sàn đất. Người anh rể ngồi đối diện. Sự tĩnh lặng của một buổi trưa nắng cháy bao trùm mọi thứ, bao luôn cả tiếng lòng tôi đang hồi đảo điên xúc động. Tiếng xạc xào từ những cành lá nơi bụi cây dương xỉ quanh sân, vang lên những âm thanh buồn buồn, rười rượi. Lúc bấy giờ, tôi tin rằng mình hiểu được chiều sâu nỗi niềm anh cưu mang thời tuổi trẻ. Lúc bấy giờ, tôi chợt thấy mừng cho anh khi so sánh cái cảnh "hai hàng lính nghiêm trang bồng súng, chào chiếc quan tài có phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ đang từ từ tiến về huyệt mộ", với "một hàng súng giơ cao, nhắm thẳng vào con người đang bị bịt mắt trói chân nơi cột, trên cái pháp trường Phú Thọ, một buổi sớm tinh mơ!"

Nơi kệ thờ đặt chiếc ảnh anh có nụ cười rạng rỡ; tấm ảnh tôi từng nhìn thấy trên nắp quan tài nhiều năm trước đó. Tôi thoáng rùng mình vô cớ. Trời đang trưa nóng bức mà tưởng như vừa có luồng khí lạnh lan tràn mọi chỗ. Kỷ niệm đêm cuối cùng ngồi với anh trong căn phòng khách nhà mẹ tôi quay cuồng trong trí nhớ... Điệu cười sang sảng, ánh mắt tươi vui, những lời hứa hẹn, và nhất là cái ý nghĩ "trọn đời muốn được chia xẻ hoài bão cùng anh"... Tất cả... Tất cả...

Trong một giây thật ngắn, tôi tự kiểm với lòng câu hỏi:

"Nếu như ngày đó anh không lìa đời sớm, liệu tôi có cảm nghe hạnh phúc khi theo anh về chung sống với những con người xa lạ trong căn nhà bé như cái ổ?"

Câu hỏi cứ trở đi trở lại hoài làm tôi đột nhiên nghẹn thở. Tôi bước nhanh ra cửa, hít làn khí trời vào trong buồng phổi. Quay mặt lại, hướng về phía bàn thờ, thấy cái cười anh biến thành như giễu cợt, đôi mắt chiếu thẳng vào tôi ánh nhìn dò xét. Tôi chợt thấy mình buồn lả. Không phải tôi đang tự hỏi, mà chính là "anh đang muốn hỏi tôi."

Tôi bỗng mỉm cười nhìn lại anh, bước tới cầm nén nhang người anh rể vừa đốt đưa cho, cúi đầu lạy anh, thì thầm trong miệng những lời chân thật:

"Anh đừng nhìn em cách cợt đùa như thế! Bây giờ anh đã là người thiên cổ, hẳn linh hồn có thể xuyên thấu trái tim em để hiểu rõ điều gì em từng nghĩ. Nếu anh không bỏ em mà đi sớm quá, giờ phút này, biết đâu chúng ta cũng đã có một đứa con cùng đang chạy nhảy trong cái lũ con nít ngoài sân kia?"

(San Jose, 24/3/1996)
Phượng Các
#13 Posted : Tuesday, March 29, 2005 1:46:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

KHÓC NGƯỜI THIÊN THU

(Nhật Ký)

Trần Thị Bông Giấy


(Tặng những anh chiến sĩ đã sát cánh với cố thiếu úy Nguyễn Ngọc Thùy trên chiến trường Quảng Ngãi 1968 xa xưa.)

Một đời, anh yêu vùng tóc mây huyền ảo đó
Đã vắng xa rồi, ai vuốt tóc em
khi chiều xuống cô liêu?
Nha Trang 30/7/1968, thứ tư.

Đi Nha Trang sau cái quyết định đột ngột từ bỏ hẳn Vũ, từ bỏ luôn Sàigòn với muôn ngàn kỷ niệm. Cũng không hiểu tại sao lại làm điều ấy? Có lẽ tôi yêu những bước bay nhảy của đời mình nhiều hơn yêu tình yêu của Vũ. Hay cũng có lẽ vì sự nát tan trên khuôn mặt Thùy buổi sáng vừa mới đây đã đưa tôi đến cái quyết định kia? Tôi không biết được. 18 tuổi, tôi không thuộc loại con gái đẹp, nhưng như mọi người nhận xét, đã có một cái gì man dại quyến rũ nơi tôi khiến tôi trở nên đặc biệt và được rất nhiều bạn trai ưa thích. Vũ và Thùy là hai trong số đó. Cả hai đều yêu tôi, tôi biết. Cả hai đều muốn trao gửi cuộc đời mãi mãi cho tôi. Về phần tôi, với cái tuổi 18 ngây thơ, và với cái chết cách đây vài tháng của người trung úy Dù tôi thương quý vẫn hằn sâu trí nhớ, tôi chưa thực sự "muốn" yêu ai. Trong tôi còn nhiều nông nổi. Sự nông nổi không đến từ những ước mơ vật chất, mà chính từ sự tự do yêu dấu, tôi không muốn cùng chia xẻ với ai.

Một chặng đời mới bắt đầu với nhiều ngần ngại; nhất là bâng khuâng vì sự buồn bã của mẹ hôm tiễn đưa tôi ra phi cảng. Có lúc tâm tư mềm yếu lại để chỉ muốn trở về nằm bên cạnh mẹ như trong những ngày còn nhỏ dại. Tuy nhiên rồi mọi sự cũng qua khi máy bay đáp xuống Nha Trang. Từ đây tôi làm chủ đời mình. Làm chủ luôn ngôi biệt thự xinh xắn bỏ trống của gia đình trên con đường Quang Trung thơ mộng. Nếu đổi tình yêu của các người đàn ông và cả một trời kỷ niệm Sàigòn để tìm thấy sự an bình thoải mái trong căn nhà này, tôi nghĩ cũng không tệ lắm. Và tôi vui với những gì đang nắm được trong tay.

Nha Trang ngày 1/8/1968, thứ năm.

Lần đầu gặp Long, em trai độc nhất của Thùy lúc cậu Huế mời về nhà ăn cơm tối. Tôi sửng sốt vì sự giống nhau như tạc trên cả hai khuôn mặt. Một nỗi nhói lòng dấy lên khi nghĩ về người lính tác chiến đang đồn trú nơi xa xôi ấy. Ôi! Anh có đã thật thất vọng về con người tôi trong vài ngày phép Sàigòn ngắn ngủi với sự gặp gỡ Vũ vừa qua?

Nha Trang, ngày 3/8/1968, thứ bảy.

12 giờ trưa, đi làm về, cậu Huế chợt nói:

"Thằng Thùy nó chết rồi!"

Tôi đang ngồi bên nhà dì Túy, thốt nghe như mình bị nghẹn thở trong một lát. Lại nghe dì la lớn:

"Cậu đừng nói thiên gia, không nên. Thằng Thùy, tôi mới thấy nó hôm nào đây?"

Cậu cười:

"Ừ! Vậy mà nó đã chết!"

Trong tôi như ngừng thở hẳn.

Cậu kể:

"Một công văn từ Quảng Ngãi đánh về, báo tin tử trận của nó trong cuộc hành quân Núi Dẹp hôm 1 tây tháng 8. Chính thằng Long hồi sáng sớm đến cho tôi hay."

Rồi thêm:

"Bọn lính đã báo cáo an toàn, vậy mà nó vẫn cứ tự ý lang thang qua vùng cấm địa. Không biết nó nghĩ gì khi làm điều ấy?"

Trái tim tôi thắt lại, cúi nhìn xuống đất. Hình ảnh một buổi sáng Sàigòn mới 5 ngày trước đây khi anh từ giã gia đình tôi để trở về Quảng Ngãi, hiện ra trong óc. Buổi sáng đó, cả hai đứng trong phòng khách, anh không nhìn tôi, chỉ lơ đãng ngó lên các cuốn sách trên kệ, tần ngần hồi lâu, sau cùng rút ra một cuốn của Hemingway, cúi đầu nói nhỏ: "Cho anh mượn đem theo đọc!" Ngay khi ấy, nét u uẩn nhuốm tràn đôi mắt đã cho tôi biết rằng anh đang rất tuyệt vọng. Muốn nói với anh những lời giã từ thân ái, nhưng rồi chẳng làm gì cả, chỉ nhìn anh lặng lẽ khoác ba lô lên vai. Khi anh chào mẹ tôi, tôi nghe bà hỏi: "Bao giờ Thùy lấy vợ?"Anh lắc đầu cười, cái cười như một cái mếu khiến tôi không dám nhìn lâu vào đó: "Chẳng bao giờ đâu chị ạ. Mà nếu có, chắc lúc đó chị đã phải ăn trầu bằng cái ống ngoáy rồi." Và anh theo cậu Tân ra xe.

Dì Túy cứ luôn miệng than:

"Nó thương con Mây. Nó nói với tôi như vậy. Nó nói con Mây có nhiều cá tính rất lạ, ít đứa có. Nó thương con Mây ghê lắm!"

Rồi dì quay qua tôi:

"Thôi, đừng quen ai nữa con ơi! Đi tu đi! Ai thương mày rồi người đó cũng chết! Tội lắm!"

Phải, tội lắm! Cái "tội" lớn nhất của tôi chính là đã vô tình xuất hiện trên đường đời bước đi của những người đàn ông yêu tôi mà không nhận được từ tôi một tình yêu đáp trả. Với anh cũng vậy, chính tôi là kẻ đã giết anh, giết sự tin tưởng trong anh, đến nỗi đẩy anh vào sự chết. Ngay từ những ngày đầu yêu tôi, tôi đã biết điều tuyệt vọng này sẽ xảy ra cho anh nhưng không thể nào ngăn cản. 18 tuổi còn quá ngây thơ, dẫu rất dè dặt mà tôi vẫn không biết cách gì tỏ bày cho anh thấy tình cảm trong tôi chỉ là của một đứa em gái nhỏ thương anh từ khi thơ ấu. Đó không phải tình yêu của một người con gái như anh chờ đợi. Vì vậy, sự nát tan hẳn nhiên phải có khi anh bất ngờ đối diện với những thực tế bao quanh người con gái (là tôi)...

Từ buổi chia tay ở Sàigòn, tôi đã phải sống trong tâm trạng đợi chờ một tin dữ... Nhưng sao lại là sự chết? Định mệnh nào quá khắc nghiệt với anh -và cả với tôi- để tạo nên cái chết như vậy? Chết lẹ làng đau đớn, xác không toàn thây, phần dưới thân thể và một cánh tay bay phăng mất vì mìn Việt Cộng?

Buổi chiều.

Một mình trên phố Độc Lập, tôi như kẻ mộng du bước đi vô hồn qua các cửa hàng tấp nập. Chỉ trong vòng một năm mà đã hai lần nhận tin chết trận của hai người đàn ông yêu tôi! Trong đầu cứ quay quay mãi một đoạn thư anh viết:

"Trận chiến của chúng ta ngày nay không giới tuyến nên rất khó phân biệt ai là thù, ai là bạn, bởi vì tất cả đều cùng nói tiếng mẹ đẻ. Bà mẹ VN lúc trước vụng tu nên con cháu ngày nay xoay lưng chống lại nhau, tranh giành nhau từng bờ hào tấc đất. Một con người trong suốt cuộc đời phải qua vài lần chinh chiến; giờ đây bọn trẻ mình cũng phải vướng vào cái vòng khói lửa. Chả trách ai được. Chỉ biết ngậm ngùi cho số phận mình và cho bao lớp người đã ngã xuống trước kia."

Phải rồi! Chẳng biết trách ai theo một dọc dài lịch sử mà hai chữ "chiến tranh" là điển hình đậm nét. Giờ đây, một buổi chiều thứ bảy đẹp trời trên các nẻo phố của quê hương anh, tôi đã thật ngậm ngùi mà thương cho anh và cho cả chính tôi. Mãi mãi rồi, mắt anh đã khép, tim anh ngừng đập và đôi chân anh thôi bước trở lại trên lớp cát biển trắng phau anh từng nghịch đùa từ khi niên thiếu. Còn cánh tay anh? Nó đã bay phăng mất để thật khó nhọc, các người lính bạn anh mới moi được từng lóng, từng lóng vùi sâu dưới cát. Ôi! Những ngón dài cô độc tôi từng yêu mến; đôi tay đã bao lần tạo nên cho riêng tôi những âm thanh rung cảm; đôi tay từng viết gửi về tôi những tờ thư hy vọng; và đôi tay chưa hề một lần dám nắm lấy tay tôi!

Nha Trang, ngày 4/8/68, chủ nhật.

Sáng chủ nhật trời lạnh. Tâm tư tôi càng lạnh hơn khi tỉnh giấc sớm và chợt nhớ đến cái chết của anh. Nha Trang quê hương anh, có ai hiểu rằng chính tôi là người đã gián tiếp tạo nên cho anh điều ấy? Câu hỏi cứ xoáy hoài trong óc như một mặc cảm tội lỗi, càng nhiều hơn khi nhìn cái vẻ sửng sốt của bà ngoại và các anh em công nhân trại gỗ trước cái tin dữ đột ngột này. Tất cả đều kêu lên rằng mới hôm nào anh còn ngồi nơi cái bàn này, cái ghế kia, còn uống rượu, chuyện trò, cười cợt... Thật vậy! Có ai ngờ chỉ mới một tuần lễ trước ở Sàigòn, anh còn đưa tôi đi phố Lê Lợi mua sách, còn hiện diện bên tôi trên các con đường có nhiều cây cao? Vậy mà giờ đây anh nằm nơi xa kia, bình thản lạnh lùng và không còn biết chút nào đến từng tấc lòng tôi đang bị dày vò đay nghiến.

Trước một hiệu sách, tôi đã thốt ngơ ngẩn khi nghĩ rằng không bao giờ nữa tôi còn dịp gửi tặng những tác phẩm mới in cho một người lính nghèo đồn trú nơi vùng hỏa tuyến. Ôi! Quảng Ngãi! Vòm trời ngập tràn khói lửa, trọn kiếp này đã trở thành một ám ảnh cho tôi! Nơi đây ghi đầy những bước chân gian truân của anh và đồng đội, nơi đã đón nhận những cánh thư xa từng đem cho anh niềm hạnh phúc. Cũng nơi đây, anh nằm xuống với trái tim tan vỡ, hai tiếng yêu tôi, anh chưa kịp một lần được thốt! Và mối tình câm lặng, anh đành đem theo về thế giới âm u.

Sao tôi lại mất anh dễ dàng như vậy?

Nha Trang thứ hai, 5/8/1968

Hai ngày nay chẳng làm gì được khi tâm tư cứ bị đảo điên vì nỗi chờ mong gia đình anh sẽ đem xác anh về từ Quảng Ngãi, tôi lôi xấp thư cũ của anh ra đọc, vừa đọc vừa ứa nước mắt thương anh.

Xứ Quảng ngày 2/3/1968

Mây,

Hôm nay là đúng một tuần lễ ở xứ Quảng này. Thay vì nghỉ 10 ngày phép, anh lỡ tiêu hơn 40 ngày nữa. Kết quả, hôm trình diện anh suýt bị phạt và phải đổi về một tiểu đoàn có tiếng nhất ở đây, hành quân liên miên và đụng địch mãi.

Bây giờ anh mới cảm thấy mình là lính, ăn giữa trời, ngủ lô cốt, luôn luôn bất ly thân với khẩu M16 và một dây đạn, thêm cái nón sắt trên đầu, chưa kể những đêm thức trắng để đi tuần các vọng gác và những lần báo động vì địch pháo kích.

Phố xá nhỏ hơn Nha Trang nhưng dân chúng lại đông vô kể. Họ từ những vùng quê tị nạn trong trận chiến Mậu Thân kéo tới. Thành phố đã nhỏ mà các trại lính lại ở gần nên trên mọi con đường lúc nào như cũng có màu kaki. Hầu hết các bộ mặt tà tà trên phố đều là lính. Các cô gái Quảng trông cũng khá, da trắng môi hồng và nhất là bạo không chê được. Kẹt cái giọng nói... không mê nổi! Dân Nha Trang và Sàigòn rất hiếm, chỉ dân Huế là đa số. Có hai rạp ciné, hai tiệm kem, độ bốn hàng sách tương đối đủ. Đài phát thanh cũng tàm tạm như ở Qui Nhơn. Trong những giờ xen kẽ chương trình, có một ban chơi violon làm anh rất thích nên cứ chờ đón nghe. Để rồi thật nhớ Sàigòn!

Lúc đầu nghe tiếng Quảng Ngãi, anh cũng ớn lắm. Nhưng dần quen đi. Đâu cũng dân mình và đâu cũng là quê hương chung.

Lính của anh chịu chơi và chiến đấu hăng lắm. Anh về thay người bạn chỉ huy trung đội nổi tiếng này, bởi anh ta (khóa 24) đã "hy sinh vì tổ quốc". Nghe nói, trong các cuộc tấn công, anh ta luôn dẫn lính chạy đầu. "Chạy" có nghĩa là "xung phong" chứ không phải trốn đâu em! Bây giờ đến phiên anh. Bàn tay mà Mây khen là đẹp, lúc này phải luôn ghì khẩu M16, ngón trỏ hờm sẵn nơi cò súng, bao giờ cũng trong tư thế sẵn sàng xông trận. Chẳng biết "đôi tay buồn buồn" này có làm gì được không? Rồi cũng qua hết. Mình chỉ có thể kết luận bằng câu ấy để tự an ủi.

(Lạc mất 4 trang)

Bọn lính chỉ còn lưa thưa vài đứa trực. Chắc bọn kia đều dù hết ráo. Những đứa sống gần nhà mà chẳng được về, cứ cằn nhằn mãi. Nhớ lại khi sáng vừa đổi đến đây, họ la hét om sòm vì mừng rỡ. Nhưng vài phút sau có lệnh cắm trại 100%. Gần 80 bộ mặt bí xị trông đến thảm. Anh bấm nhỏ với xừ đại đội trưởng: "Thôi, cứ cho bọn nó về rồi có ai hỏi, mình nói rằng chưa nhận được lệnh. Tội nghiệp! Xa nhà, nhớ vợ con, nhịn gần cả tháng rồi nghe thiếu úy." Thiếu úy Hồng người Huế, đã sống tại xứ Quảng này hơn hai năm, tính tình chịu chơi, đồng ý: "OK, cho bọn bây về thăm bà xã, tối tập họp!" Một tràng pháo tay, hàng chục chiếc mũ sắt đưa cao lên: "Thiếu úy chịu chơi!"

Hồng vỗ vai anh: "Ê! Toa trực hôm nay nhé? Nhưng trưa ghé nhà, còn một chai whisky để dành phần toa."

Anh gật lẹ đầu: "Chịu gấp!"

[]

"Hồng Hà đây, Bắc Bình gọi. Trả lời? Có gì lạ?"

"Báo cáo vô sự."

Nhìn đồng hồ tay, đã 4h chiều. Thằng Tánh, hạ sĩ truyền tin đang liên lạc. Anh hỏi: "Có gì không?"

"Dạ, thiếu úy có thư của cô Mây nào đó ở Sàigòn, phong bì dày lắm."

Anh chồm dậy: "Đâu, đâu?" và chụp vội bức thư. Đúng là của Mây! Cầm lá thư áp vào ngực, anh nằm dài trên ghế bố, mắt nhắm lại, thầm nghĩ: "Mây viết những gì đây?" Hồi hộp không thể tả. Nói sao cho hết niềm vui trong suốt lá thư ấy.

Đầu tiên là anh phải cảm ơn bản nhạc 24 Giờ Phép em gửi. Anh đã từng tuyên bố với bọn lính: "Các anh nên nhớ phép tắc là một ân huệ chứ không phải một quyền lợi. Vậy các anh hãy nghĩ rằng mình có công thì sẽ được tưởng thưởng."

"Hai mươi bốn giờ phép" thật đầy ý nghĩa. Công việc, gia đình thu gọn trong chỉ bấy nhiêu giờ! Nhớ lại khi mãn khóa, 10 ngày phép đối với anh sao thật vô vị. Ngày cứ lang thang các đường phố với Hoàng và Đặng, hoặc ngồi nghe nhạc ở các tiệm kem nhìn các cô thu ngân mà chảy nước bọt! Giờ đây thằng Hoàng (chắc em còn nhớ, anh hay dắt về nhà ngủ mỗi bận dù đêm về Sàigòn?) hắn hết được hưởng những thú vui ở đời, hết bị phạt, hết bị những tầm thường phiền phức. Hắn chết rồi! Một câu ngắn gọn chỉ ba chữ đã làm anh buồn và mất ngủ suốt mấy ngày sau đó. Mây ơi, anh khóc bạn bằng một lít rượu đế và ngủ ngay cái quán đầu làng nơi anh đồn trú. Rồi đâu cũng lại vào đấy. Thời gian sẽ làm vơi đi hết mọi thương nhớ trong tim.

Nhớ lại (lúc nào cũng là nhớ lại!) hôm đầu cầm quân, một đứa bị chết là thằng Nhung. Tên đẹp mà người cũng rất dễ thương. To, cao, đàn guitare khá. Hồi mới về anh đã để ý, định hôm nào làm thân, trò chuyện. Nghe bọn bạn nói: "Thằng Nhung nó hiền và tốt, ít nói, lại dễ mến."

Tội nghiệp nó quá! Bây giờ thì nó cũng đã... có giòi rồi! Mỗi lần rảnh rỗi, anh và bọn lính cùng khóc nó bằng vài xị đế.

Lính của anh hiền, chịu chơi và nhậu rất được. Sự cực khổ gian nguy đã tạo nên cho bọn anh những mối thâm tình. Tình đồng đội không thể nói ra cho hết. Nó thật bao la rộng rãi. Người ta có thể hy sinh cho nhau, chết hay sống cho nhau. Thời bình, đời lính đã cực. Giờ đây trong tình trạng hiện tại, cuộc sống của người lính thật không bút mực nào có thể diễn tả cho vơi.

Trời mưa đã gần nửa giờ. Buồn vui lẫn lộn. Anh ngồi trong quán này viết cho Mây. Trên bàn đã có bốn cái vỏ chai không. Từ hôm gửi đến em lá thư thứ nhất, anh sống trong chờ đợi. Chẳng hiểu tại sao nữa? Những người tình cũ giờ đây đã xa xôi quá. Muốn bắt đầu lại với bất cứ ai (dù ở ngay tại xứ Quảng) nhưng sao vẫn thấy như thiếu thốn trọn vẹn, dẫu cũng có đáp lại đôi chút. Và anh cần một người thật hiểu anh, tâm hồn nghệ sĩ hạp nhiều như Mây. Anh mong thư em không tưởng được, nghĩ rằng chắc chẳng bao giờ anh nhận được bức thư nào đề tên Mây cả, vì ở nơi xa vời kia đã có biết bao đối tượng... Còn mình? Chỉ là một tên chuẩn úy quèn! Nhiều đêm, một phần nghĩ đến địch có thể tấn công bất ngờ, phần nghĩ chuyện mai sau, anh đâm buồn. Buồn nhiều không nói được.

Gần 6 giờ rồi mà trời vẫn mưa như trút. Bác chủ quán già người Nam nên thích dân Nam lắm, hỏi anh: "Nữa thôi thiếu úy?" "Cho con thêm một chai đi ba!"Ông đã già, lại vui tính nên đứa nào cũng gọi là ba.

Nhớ những mùa mưa ở Sàigòn và Nha Trang, biết bao giờ mình mới được hưởng lại những giờ phút êm đềm ấy? Cái gì rồi cũng phải qua đi. Cái gì đến sẽ đến. Như hôm nọ khi trung đội của anh bị địch bao vây, súng nổ như mưa, anh thầm nghĩ: "Không lẽ đời mình đến đây là hết?"Mất liên lạc với đơn vị, bọn anh phải mở đường máu mà rút. Khi gặp lại đơn vị, mới tin mình còn sống!

Đời lính, sống phải thật hùng và chết cũng phải thật dũng. Những quãng đời chưa mặc áo kaki, muốn tiêu một ngày thật khó. Ăn cũng chọn, mặc cũng chọn, đầu tóc phải phân vân, luôn thay đổi từng chút. Nhưng nay thì hết (thời oanh liệt còn đâu!). Hôm nọ có thằng bạn hỏi rất thành thật nhưng bọn anh cười ngất: "Ủa, hôm nay chủ nhật, bọn mày không nghỉ sao?"

Bây giờ, những phiền muộn tan ra trước công việc. Lúc nào anh cũng thấy như có bóng dáng địch trước mặt. Trận chiến của chúng ta ngày nay không giới tuyến nên rất khó phân biệt ai là thù, ai là bạn, bởi vì tất cả đều cùng nói tiếng mẹ đẻ. Bà mẹ VN lúc trước vụng tu nên con cháu ngày nay xoay lưng chống lại nhau, tranh giành nhau từng bờ hào tấc đất. Một con người trong suốt cuộc đời phải qua vài lần chinh chiến; giờ đây bọn trẻ mình cũng phải vướng vào cái vòng khói lửa. Chả trách ai được. Chỉ biết ngậm ngùi cho số phận mình và bao lớp người đã ngã xuống trước kia.

Buồn thì nói vậy thôi, chứ viết thì biết bao giờ cho hết?

Cách đây hai hôm, anh nhận thư ông Tân, thật mừng hết cỡ. Giọng văn của ổng lúc nào cũng trầm buồn, gẫy gọn. Đọc đến đoạn kết mà chẳng thấy đề cập gì đến Mây nên anh không biết em còn ở Sàigòn hay đã đi Nha Trang. Chỉ một câu chót: "Có điều, chắc mày cũng hiểu, 8 năm trước và bây giờ phải có thay đổi. Với lại hai đứa mày đều lớn. Tao nghĩ chúng mày có quyền cùng nhau giao tiếp, dù trên khía cạnh nào, dĩ nhiên là những điều riêng lẻ. Như vậy mày đừng băn khoăn vì tao."

Đó là câu trả lời cho việc anh "xin phép" ổng được viết thư cho em. Anh phải viết vậy vì chuyện tình cảm dở dang dành cho Kiều trước kia ở Nha Trang vẫn còn ám ảnh anh với bao mặc cảm. Chỉ có ổng là người hiểu anh đến tận tâm khảm.

Dạo này anh khỏe ác rồi. Hôm mới ra trường chịu không nổi. Nhưng giờ thì đâu cũng vào đó. Nắng xứ Quảng này thích anh lắm, thui anh hằng ngày làm cho anh đen còn hơn dạo ở Thủ Đức. Dân ở đây, kể cả các cô, muốn nói về anh, chỉ cần bảo: "Cái ông chuẩn úy đen đen người Nam" là ai cũng biết.

Anh thường chơi với lính, được nghe họ tâm sự, thấy mình còn sướng hơn nhiều bậc.

Mấy sĩ quan bạn anh, mỗi người mỗi tánh, vui lắm. Trừ ông thiếu úy đại đội trưởng ra, còn có anh và hai ông chuẩn úy khác, coi ba trung đội tác chiến; cả bốn người đều dân Nam chịu chơi. Đầu tiên là ông Thiếu úy Tâm chưa vợ, hiền và vui, lấy đạo đức dạy lính. Chuẩn úy Bảo người Vĩnh Long rất dễ dãi, nhậu cũng được, nhưng thích mục "o các cô!" Chuẩn úy Khá (ông này thật khá!), sống mực thước, hồi nhỏ quy y theo phái Tịnh Xá, tức là phái đi khất thực, luôn luôn nói chuyện đạo đức. Dạo này nếu có dịp, anh cũng hay theo ổng về chùa lễ Phật ăn chay. Ổng còn cho anh một lô kinh Phật, và nói: "Thứ này, chú mày có thể xài được." Hôm nọ sau cuộc đánh lớn, ổng bàn: "Chú mày biết tại sao bọn Việt Cộng bắn như mưa mà chú mày vẫn không hề hấn? Tại chú mày mang bộ kinh sau lưng nên đạn bắn vào mà chú mày vẫn cứ... nô sì-ta!" Mặc dù đạo đức, ổng lại phạm cái tội khoái đánh bạc, hễ lãnh lương xong là ít gặp mặt! Người cuối cùng là anh, chắc khỏi kê lý lịch, em cũng thuộc?

Ba đứa anh mỗi tên thích một món. Thằng Bảo thích tán đào, xừ Khá thích bạc, còn anh thích nhậu lai rai và đọc sách. Trong lưng anh lúc nào cũng có vài cuốn sách và người lính mang hành trang cho anh bao giờ cũng kèm theo một chai thuốc ho đầy... nước mắt quê hương! Lính nghèo lắm em ơi, chỉ có rượu đế thôi chứ chẳng còn whisky như dạo trước. Dĩ nhiên là bọn lính khoái anh nhất. Nhiều khi nhận công tác tấn công mục tiêu xong, anh đưa mỗi đứa mần một hớp cho hăng máu, rồi a lê, xông vào bất kể. Trung đội anh có một ông hạ sĩ chịu chơi lắm. Đạn bắn như mưa, địch xuất hiện rồi mà chẳng thấy ổng đâu. Anh mò đi tìm thì, eo ôi, ổng ngồi dưới hố, tay cầm súng, tay cầm chai rượu tu liên tục. Anh la om xòm, ổng cười ngõn ngoẽn: "Làm một chút cho ấm người, thiếu úy!" Thế là anh hết giận sau khi cũng mần vài hớp từ chai rượu ông ta đưa.

Chuyện của anh tràng giang đại hải, thôi cho nó stop đi. Giờ đến chuyện em? Em vẫn còn luyện piano? Lần này, nếu có về thăm, anh sẽ bớt đi chơi với ông Tân để dành thật nhiều thì giờ cho em, nghe em đàn, nghe các dĩa nhạc và đọc lô sách mới. Chịu chứ?

Dạo này anh cũng hay tin dị đoan, nhất là về những vật hộ mạng. Vậy nếu được, em tặng cho anh một vật với lòng thành để anh mang trong người làm thần độ mệnh? Nghe em!

Nhớ và rất mong thư em. Nguyễn Ngọc Thùy

[]

Mỹ Khê 26/4/1968

Mây thương,

Đơn vị anh hành quân tại đây lần thứ hai rồi. Lần đầu cách đó một tuần lễ. Khởi hành từ lúc 5 giờ sáng, di chuyển đến bãi đáp để chờ trực thăng nên anh có nhiều cảm giác mạnh, lạ. Đợi mãi tới 7 giờ, sáu chiếc trực thăng mới chịu hạ cánh. Đến bãi đáp hành quân là Mỹ Khê. Chắc em cũng có nghe mang máng tên của một bờ biển đẹp nhất nhì so với Nha Trang? Chiều dài hơn 5 cây số với những hàng dừa xanh tươi và những rừng dương cao vút. Có nhiều dinh thự của các quan bự được xây cất dọc theo bờ biển. Trước kia, nhà cửa dân chúng thật đông đảo sầm uất, đa số sống bằng nghề cá. Nhưng giờ đây chẳng còn gì nữa, tất cả đều đổ nát tiêu điều. Lúc bọn anh vào chẳng thấy bóng người hay thú vật. Có lẽ họ di tản hết vì sợ sẽ mang họa nếu hai bên đụng lớn. Bọn anh phải lội bộ luôn mấy cây số cát, trời nắng như thiêu, khát khô cả họng mà chẳng có tí nước, bụng đói meo vì được lệnh đi quá gấp, không mang theo thực phẩm. Ai nấy mệt nhoài!

Nhìn màu biển xanh, anh thèm quá. Giá được cởi bộ đồ kaki ướt đẫm mồ hôi này mà nhảy xuống bơi lội một hồi cho đã giận! Chịu không nổi, anh bảo một người lính đem cái nón sắt múc đầy một nón nước biển. Bọn lính ngạc nhiên. Chẳng nói chẳng rằng, anh vục đầu vào nón sắt và cười với họ: "Đây là mùi vị của xứ tôi!"

Nhớ những mùa hè trước, anh đi chơi với bọn em ở Hòn Chồng, Đồng Đế. Nhớ thật nhiều những kỷ niệm cũ. Nào những sáng săn cá hào hứng, những chiều lang thang trên bãi cát trắng phau... Năm nay anh đã lạc mất một mùa biển ở Nha Trang. Anh hẹn với bọn bạn là sẽ cố về để được ngâm mình dưới làn nước mát. Anh sẽ kiếm cớ về rồi vào Sàigòn thăm Mây và các em luôn. Có lẽ một ngày nào đó, Mây sẽ ngạc nhiên khi thấy anh ngồi đàn nơi đầu giường cậu Tân.

À! Dạo này nhà cửa có gì thay đổi? Anh phải chịu rằng ngôi nhà em quá ư là nghệ sĩ, cứ vài hôm lại thấy thêm một kiểu trang trí mới. Dạo còn học ở Thủ Đức, một kỳ phép vào sáng chủ nhật, anh về nhà thật sớm. Cả nhà đang ngủ. Anh lấy đàn ngồi đàn nho nhỏ, bỗng nghe tiếng Mây kêu: "A, anh Thùy!" Tự dưng anh thấy xúc động vì biết Mây vừa mới ở Nha Trang về. Vài hôm sau em lại ra đi... Từ đó cứ đến ngày phép chủ nhật, anh cố gắng về nhà thật sớm, ngồi đàn và chờ đợi tiếng "anh Thùy" êm ái, để rồi thất vọng mãi. Dạo vào Thủ Đức, chẳng biết sao anh lại cứ hay suy nghĩ về em, nhưng cố dằn xuống. Anh cảm thấy Mây rất hạp với anh trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, câu chuyện của 8 năm về trước cứ mãi ám ảnh, làm anh ngần ngại, sợ rằng ông Tân sẽ bị rắc rối thêm lần nữa. Anh cũng biết ông Tân rất thương anh, nhưng anh yên lặng để dò xét lòng mình. Những lần sau về nhà, anh lục tìm những bản nhạc anh và Mây thường nghe rồi cứ ngồi mãi không chán trước cái phono. Thấy anh buồn, ông Tân giới thiệu anh với cô Uyên, nhưng anh vẫn nghe không hạp. Chẳng phải vì anh chê cô ta là ca-ve hay gì gì đó, nhưng chính vì phần sâu sắc tâm tư, anh đã không tìm được nơi cô ta.

(Lạc mất 2 trang).

"Đường xá gì xấu tệ. Anh ngồi ở cabin với tài xế mà đôi lúc phải bị dội đầu suýt đụng tới nóc. Phần bọn lính mặt đứa nào đứa nấy nhăn nheo như cái bánh xèo để nguội, miệng chửi thề ỏm tỏi. Nghĩ lại lúc trước đi xe đò Sàigòn & Nha Trang có trần che, có nệm lót. Còn đây chẳng có gì ráo! Trời nắng hay mưa thì vẫn lãnh đủ cả bụi và lạnh. Mỗi bận đi về, mặt mũi đứa nào cũng đều đầy phấn, tóc tai bạc phếu, đến lông nheo lông mày cũng đổi trắng ra.

Mọi lần chỉ đến Chu Lai, còn lần này đi xa mãi hơn Tam Kỳ, tức là Quảng Tín, ngày nay đã đổi khác. Phố phường đông đúc tấp nập, nhà cửa xây cất theo kiểu mới, đường xá rộng rãi. Chả bù cách nay năm năm, dạo anh còn dạy ở Qui Nhơn, theo cô bạn cùng khóa về đây chơi, quận lỵ lúc ấy toàn nhà tranh vách đất, chỉ có vài công sở là được đàng hoàng xây cất. Không có điện, mà chỉ là một dãy đèn măng xông nóng bức. Hồi đó, ai mà nghe đến Quảng Tín, cũng phải le lưỡi lắc đầu!

[]

Mộ Đức, ngày 9/5/1968

Mây thương,

Đơn vị anh về tại xã này đã được 4 hôm. Mộ Đức là một quận khá lớn, cách hơn 20 cây số đường về Quảng Ngãi. Xứ này có món đặc biệt là mì Quảng. Gần nhà anh ở Nha Trang cũng có một quán nhưng không ngon như ở đây. Trong đó gồm mì sợi to, rau ghém, giá sống, thịt heo nước lèo, ớt. Còn nơi phát hành ra nó là cầu sông Vệ, một xóm rất đông dân cư, ở cạnh một cây cầu bắc ngang sông Vệ.

Bây giờ thì anh cũng đã quen nhiều với mọi gian khổ nên chỉ biết trói chặt những ham muốn, giải trí sống động của tuổi trẻ vào công việc, biến đổi tất cả thành những giờ phút nóng bỏng chạm trán địch, những công tác hồi hộp như phim Hít-cốc, còn lại là hưởng thụ thật nhiều nét đẹp của Tạo Hóa, ngắm nhìn từng biến đổi của ánh mặt trời mọc với những tia sáng đầu tiên sưởi ấm lòng người. Nhiều lúc, anh cảm thấy rất gần với thiên nhiên, anh quý từng ngọn cây, đám cỏ, nâng niu từng sinh vật nhỏ bé. Cũng nhiều lúc anh thấy mình như thật giàu với những gì đã được chứng kiến. Giá cuộc đời chỉ là như thế thì còn gì bằng em nhỉ? Đôi lúc anh như quên hẳn chiến tranh tàn khốc khi đứng ngắm cánh đồng lúa óng ánh như rừng kim cương dưới những tia sáng của vầng thái dương đang rọi xuống. Hay cảnh mục đồng lùa trâu về trên con đường khúc khuỷu, những bác nông phu lửng thửng vác cầy ra ruộng, miệng phì phèo điếu thuốc vấn.

"Đời lính làm cho con người trở nên lì lợm chai đá" chỉ đúng về phần xác thịt, chứ đa số các người lính đều giống như trong bài hát "anh là lính đa tình" diễn tả xác thực cuộc đời của dân mặc kaki. Mỗi người lính mang trên vai quá nhiều thứ tình, tình gia đình, tình tổ quốc, tình sông hồ, tình bè bạn... từng ấy cũng đủ làm cho người lính trở nên đa tình thật sự.

Có nhiều khi sau giấc ngủ chập chờn, chợt thức giấc nghe văng vẳng giọng ca cổ nhạc của người lính đang gác, anh cảm thấy buồn và nhớ nhà không tưởng được. Hay những buổi trưa vắng lặng, trời nắng gay gắt, thoáng nghe giọng ru em của một bà nhà quê: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều", tự dưng nước mắt trào ra lúc nào chẳng hay!?

Anh muốn viết nhiều, thật nhiều để phơi bày hết mọi cảm xúc, nhưng khả năng chỉ có vậy, nên đành chịu.

Hôm nay là ngày lịch sử rồi, ngày mà cuộc chiến ở VN bước sang giai đoạn quyết định. Bọn lính ở đơn vị anh xôn xao lắm, mà cũng có thể là toàn quốc, toàn thế giới nữa. Cuộc chiến cùng màu da kéo dài đã hơn 20 năm, ai cũng cầu mong đến ngày kết thúc để mọi người được về thăm lại quê xưa, đoàn tụ cùng gia đình, xứ sở, cho bớt đi những vành khăn tang ảm đạm, vơi đi những dòng nước mắt vĩnh biệt và tránh bắt gặp những vũng nước đỏ kinh người.

Đã gần 10 ngày mà chưa nhận được thư em, anh nóng lòng lắm. Chắc mai mốt gì đây có chuyến tiếp tế, anh sẽ có thư. Khỏi nói là anh giống như bắt được của. Cuộc sống anh vẫn đều đều, phần lớn dành cho bổn phận, còn thì hưởng thụ thiên nhiên, đọc sách và một đôi lúc nhậu nhẹt với những người bạn đồng sanh đồng tử; đêm đêm nghe những tiếng "tắc cù" chói tai hay những tiếng gầm giận dữ của khẩu 105 ly vỗ về từ triền đồi cao xuống làng xóm, làm thành những bản nhạc giật gân đến mất ngủ.

[]

Mộ Đức, 14/4/1968

Mây thương,

Sau một đêm mệt phờ vì công tác, trưa nay định tìm một giấc ngủ thật no để bù lại những giờ phút gay go của đêm trước, nhưng sao cứ thao thức mãi? Ai dè chương trình nhạc tuyển của đài Tiếng Nói Tự Do chiều nay thật tuyệt, toàn những khúc nhạc xưa, làm anh tỉnh hẳn. Nào Bến Cũ, Giấc Mơ Hồi Hương... Bây giờ Mai Hương đang thì thầm Nỗi Lòng, tiếng hát tựa như gió thoảng, nói lên tâm sự tủi hờn buồn trách: "Yêu ai, ai hiểu được lòng? Thầm kín những đớn đau với riêng lòng ta, ấp ủ lạnh lùng tình yêu kia mà người nào hay?"

Gần 4 giờ chiều, anh thầm ước bài chót sẽ là Tình Nghệ Sĩ, thế mà đúng thật. Lại do chính Ngọc Long hát. Giọng ca trầm buồn như kể lể kiếp sống và những mối tình của người nghệ sĩ, dễ gặp mà cũng dễ tan như mây khói. Anh nhớ đến những ngày xưa còn ở Sàigòn, nghe em đàn. Không hiểu sao em lại có nhiều sở thích giống anh quá? Những bản nhạc, những quyển sách, những mẩu chuyện... Trong cuốn nhật ký cũ có một đoạn anh ghi: "Hồi ở Qui Nhơn, một đêm thao thức vặn nghe đài Sài gòn, gặp toàn một lô nhạc quen thuộc như Bến Cũ, Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa, Nỗi Lòng, và nhất là Tình Nghệ Sĩ. Lòng ta bồi hồi xao xuyến nhớ lại thật nhiều những ngày còn ở Sàigòn nghe Mây kéo violon, đi chơi với đám bạn xừ Jacques, Mây và bà Bích trên đường Lê Văn Duyệt. Nhiều khi ta chẳng hiểu được lòng ta!?"

Chờ mãi chẳng thấy thư Mây, anh buồn quá. Thư vừa rồi, anh có gửi kèm một quyển sách của Nguyên Vũ tặng em và cũng là lá thứ ba của anh.

Những ngày vừa qua tinh thần thật căng thẳng, nhưng chẳng hề hấn gì vì chỉ là đụng sơ sơ với địch. Mùa nắng ở xứ Quảng thật kinh người, nắng như thiêu đốt, nhất là những ngày phải kéo quân di chuyển hàng cây số ở bãi biển hay trên những đồi núi trọc, trên nóng dưới nóng, ở đâu cũng nóng. Và khát nước thì thôi khỏi nói. Tội nghiệp cho bộ giò chẳng còn cảm giác gì nữa. Quần áo thì ướt sũng mồ hôi. Bọn lính đứa ao ước được ly trà đá, đứa café đá, đứa nước cam... Còn anh dân nhậu, khoái một ly cối lave với thật nhiều đá và chỉ làm một hơi cho đã! Nghĩ mà thèm quá xá! Ở trỏng, nếu có ăn uống thứ gì, em và các em hãy dành một phút "mặc niệm" nghĩ đến những lúc đói khát của dân mặc kaki để ăn cho thật sạch, dừng vất bỏ tí nào mà mang tội phung phí với trời đất và với cả bọn anh nhé?

Chắc còn lâu anh mới được về tỉnh bỏ thư, vậy anh sẽ viết thật dầy để em đọc mệt luôn. Mỗi lần có chuyến tiếp tế là anh như bắt được của. Nhưng mấy chuyến vừa qua chẳng có thư nào đề tên Mây cả. Rầu quá! À, mấy người bạn vừa đặt thêm cho anh cái tên Mây vì chúng thấy bì thư em hay đề Mây. Trước kia tên anh là "Ráo Thùy" bởi anh khai trong lý lịch nghề "godautre". Vui lắm! Bọn anh thân và thương nhau như ruột thịt. Hôm nào anh sẽ kể em nghe vài nhân vật nổi tiếng để em cười lăn thôi.

[]

Mộ Đức 21/5/1968

Mây của anh,

Cả một buổi sáng dẫn cánh quân di chuyển gần 5 cây số ruộng đồng, vượt hết một ngọn đồi, nắng thật dữ, mới 10 giờ mà đã như 12 giờ trưa vậy. Bụng trống vì khởi hành lúc 4 giờ khuya khi trăng chưa lặn. Trăng cuối tháng buồn khô và lạnh lẽo, như những chiếc lá cây trổ về cuối mùa. Mùa này đi hành quân chỉ tổ khát. Áo quần thì khỏi phải nói, giống y như tắm. Vừa được lệnh dừng chân là bọn lính vứt ba lô, chạy bung ra con sông nhỏ để... uống nước! Mộ Đức là vùng thật khô khan, toàn đồng bằng đá sỏi. Lưa thưa vài chòm nhà, vắng lặng, chẳng có bóng sinh vật, ngay cả đến chó, gà.

Ưu, binh sĩ đeo máy truyền tin trung đội anh, vừa mang một bi đông đầy nước sông, tay kia cầm một xấp thư, gọi lớn: "Thiếu úy! Có thư của cô Mây ở Sàigòn. Cha! Tình quá thiếu úy!"

Anh vội chụp lấy. Đúng là vật mình mong đợi hằng mấy chục ngày qua. Sao lâu thế hả em? Chắc cô nàng ưa rắc rối? Mà không hẳn vậy. Có lẽ Sàigòn đang lộn xộn nên thư từ cũng bị kẹt vì ông ẹ Giao Chỉ? Đang khát, tự dưng anh cảm thấy như được uống một cốc bière đầy đá. Tìm một chỗ thật mát, anh xé bì thư.

Anh như thấy lại những hình ảnh và nhân vật của ngôi nhà xây tường màu gạch trên con đường Yên Đỗ. Đầu tiên là Mây với làn tóc rối rủ xuống trên cái dương cầm và cây vĩ cầm. Mỗi lần nghe thoáng một bản nhạc có tiếng violon hay tiếng piano là anh đều nghĩ đến em. Tự hỏi không biết giờ này cô bé đang làm gì? Đánh đàn? Đọc sách? Hay rong phố? Trọng Thủy vẫn còn tắm ở hồ Chi Lăng mỗi sáng thứ bảy? Các em gái hẳn đã nghỉ hè? Đệ tử Hùng có về Nha Trang thả bớt những con ghẻ xuống biển? Ông Tân chắc gạo được nhiều cho kỳ thi tới? Và dì Tư, nữ tướng nội trợ có khỏe không?

Còn một nhân vật chót, đố Mây biết là ai? Đoán ra chứ? Hắn là kẻ bị Mây và mọi người đều ghét. Đó là chú Miu của anh. Thấy không? Hắn cũng là một nhân vật trong ngôi nhà Yên Đỗ. Tên Miu chắc vẫn còn làm bồi cho nhà hàng Ba Tôm mỗi tối? Kể ra hắn cũng tháo vát, chịu khó chạy chọt nên được một chân rửa chén nơi này. Chắc hắn phải áp phe mạnh với đám đàn anh thường làm cả nhà mất ngủ nhiều đêm vì chúng mở hội để tranh tài cao thủ võ lâm?

Nè, hỏi nhỏ cô bé! Nhớ anh nhiều ít mà khoe mãi thế? Em ở nhà còn có âm nhạc, văn chương, TV, pick-up, lại còn Sàigòn với biết bao vui thú. Còn anh, há chẳng nhớ em? Nhớ mà chẳng biết làm sao, đành đọc lại những xấp thư đã mấy chục bận vào mỗi khi thức giấc, hay những lúc cảm nghe buồn, góp nhặt niềm nhớ mong thành những dòng chữ, từng xấp thư mà gửi về em.

(Lạc mất ba trang)

...Khúc dân ca làm anh xúc động nhiều: "Mẹ quê vất vả trăm chiều, nuôi một đàn con chắt chiu!"

Trong các vùng hành quân, gặp toàn những bà cụ già nua cằn cỗi mà nụ cười chợt xuất hiện trên khuôn mặt nhăn nheo mỗi lần bọn anh đến, anh chợt thấy chán nản và buồn vô kể. Từng ấy tuổi vẫn phải vất vả! Cuộc sống của người dân quê trăm bề gian khổ, vậy mà trời xanh còn không thương hại, gieo chiến tranh tang tóc xuống đám người mộc mạc hiền lành suốt đời chỉ biết chiếc cày, con trâu; lại chẳng bao giờ hiểu thế nào là nền văn minh đô thị. Họ có được hưởng gì đâu ngoài sự làm lụng cực khổ, quanh năm cấy cầy mệt nhọc. Biết bao giờ mới hết nạn binh đao để các người dân quê được trở về vùng đất mẹ, cho những vườn tược trổ hoa màu và để bớt đi những vành khăn tang, những khuôn mặt hốc hác vì trăm ngàn đau đớn?... Đâu đây một giọng ca cổ nhạc vang lên nghe buồn cách lạ! Anh bước ra khỏi lô cốt. Trên dốc cao, bóng thằng Đặng, đứa gác phiên chót, in lờ mờ trên nền trời sắp sáng. Nó đang nghêu ngao bài hát trữ tình Lan và Điệp: "Em Lan ơi, tội tình chi mà em đầy em đọa? Một nấm mồ chôn xác bướm khô!"

Mùa này trời mau rạng quá. Gần 5 giờ mà phương Đông như muốn vươn mạnh lên khắp làng xóm núi đồi.

[]

Quán Lác 28/5/1968

Mây thương,

Sáng nay ngồi buồn, đem chồng thư cũ của em ra đọc. Hôm nay nhằm ngày anh trực, phải ở lại trông coi cả đại đội trong khi mấy người bạn dù về thăm bà con bè bạn. Gần trưa, định làm một giấc phờ râu cho hết ngày thì người bưu tín viên vào trao thư em. Tự dưng anh tỉnh người, khỏi phải ra phố làm chi. Mình đã có nguồn an ủi đây rồi! Đó là những trang thư mang tên người em gái từ thành đô xa tít, cố gắng vượt mấy trăm cây số...
Phượng Các
#14 Posted : Thursday, March 31, 2005 9:58:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
NƯỚC CHẢY QUA CẦU

(Bút Ký)

Trần Thị Bông Giấy

VIII
Paris. Khí trời đã trở lại ấm áp. Những tia nắng vàng nhẩy múa trên các đọt cây. Chim trên cành chợt cao tiếng hát. Cỏ hoa như muốn trẩy mình lên. Mùa Xuân đang trở về sau những ngày mùa Đông vô cùng buốt giá.

Đi trên phố Paris mà đôi lúc tôi cứ có cảm tưởng như đang đi trong thành phố mây giăng thấp ngàn đời của quê hương xa vời ấy. Giờ đây, xứ sở này không còn làm cho tôi phải e ngại nữa. Bản chất đầy nghị lực của người Việt Nam tiềm tàng trong máu huyết đã hỗ trợ cho tôi phần lớn. Có lẽ đó cũng là ân sủng Thượng Đế ban riêng cho những con người Á Châu bé nhỏ để có thể đứng vững trong thế giới hùng mạnh của người Âu châu?

Tuy nhiên, khác với người Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, hay Cam-Bốt... người Việt Nam chiếm được nhiều cảm tình hơn của các giống dân Âu Châu. Thông minh, cần cù và hòa nhã là những đức tính quý báu góp phần rất nhiều cho sự thành công của người Việt trong xã hội Pháp. Qua những lần trò chuyện, tôi được nghe nhiều người bạn Pháp bày tỏ rằng nụ cười của người Việt Nam ấm áp rất nhiều so với sự câm lặng kiêu hãnh của người Nhật; nét đẹp của phụ nữ Việt Nam sâu sắc thanh tú hơn tất cả những phụ nữ của các nước Á Châu; mỗi người đàn ông Việt Nam là một cái núi đá câm nín chịu đựng trước mọi thiên tai tuế nguyệt, nhưng đồng thời lại là một lò thuốc súng bất cứ lúc nào cũng có thể nổ tung....

Dù chủ quan hay khách quan trong cái nhìn ấy thì vẫn là điều làm cho tôi thích thú. Vị thế nương nhờ đất khách hiện nay do đó mà cũng bớt dần đi nỗi ngậm ngùi riêng.

Sàigòn, tháng 5/1979.

Sàigòn là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa kể từ ngày 30/4/1975 trở về trước. Quốc Hội khóa 4 ngày 2 tháng 7/1976 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quyết định biến Sàigòn ra một thành phố với cái tên “Hồ Chí Minh”.

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền đông và miền tây Nam phần, thành phố Hồ Chí Minh bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Sông Bé; đông giáp tỉnh Đồng Nai; tây và tây nam giáp tỉnh Long An; bao gồm 12 quận nội thành (quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận và 6 huyện ngoại thành (huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hốc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức và Duyên Hải.)

Đoàn lưu lại thành phố ba tháng để tập tuồng mới và hát ra mắt tại các rạp thủ đô. Sàigòn đang giữa mùa mưa. Những cơn mưa thường bắt đầu vào ban đêm, rả rích kéo dài tới sáng cũng chưa dứt hột. Tâm tư người nghệ sĩ ưu sầu hơn khi thấy rạp vắng đi nhiều khán giả.

Đêm khuya, đạp xe từ rạp hát trở về trong cơn mưa như trút nước, nhìn con phố buồn tênh với những dòng đèn vàng đứng chơ vơ hai bên lộ vắng, tôi chợt thấy Sàigòn gần gũi với mình hơn bao giờ. Kỷ niệm xô nhau sống dậy theo từng vòng quay của hai chiếc bánh xe...

Mùa mưa là mùa của loài dế. Những con dế than, dế lửa, dế ốc tiêu và dế thầy chùa thi nhau bay nhảy khắp nơi để rồi nhanh chóng bị các bàn tay con người chộp lấy cho vào rọ. Những con dế cơm bụ bẫm trở thành miếng mồi ngon khi người ta đem nó ra ngắt đầu, bứt cánh, rút ruột và nhét vào trong bụng một hạt đậu phọng rồi đem tẩm bột chiên lên.

Suốt cả thời thơ ấu, tôi chưa lần nào có được cho riêng mình một con dế. Có lẽ vì thương những sinh vật bé nhỏ ấy nên tôi không muốn có, không muốn làm như đứa em trai đem nhốt dế vào trong cái hộp quẹt nhỏ xíu, bỏ thêm vài cọng giá sống làm thức ăn cho nó; thỉnh thoảng lại đem ra, bứt sợi tóc quấn quanh cổ nó rồi quay vòng vòng như một hình thức “vô nước” trước khi thả xuống đấu trường để tranh tài với một con dế khác.

Tôi vẫn không ưa cái trò chơi tàn nhẫn như vừa kể; tuy nhiên tiếng gáy của dế lại là điều mê thích thật nhiều với tôi. Giữa khuya, khi trời đã tạnh cơn mưa, nằm nghe một tiếng dế cất lên, rồi cả đàn dế gáy cùng cất cao điệu nhạc, thêm tiếng rơi của từng giọt nước rỉ ra từ cái máng xối xuống một cái thùng thiếc nào đó, thật không còn gì thê thiết cho bằng! Nghe nó khắc khoải, ray rức trái tim làm sao giữa một không gian ngủ yên như chết.

Mùa mưa cũng còn là mùa thú vị đối với trẻ con. Những trận mưa dầm kéo dài cả ngày làm trở ngại cho các sinh hoạt của người lớn bao nhiêu thì với con nít lại là một niềm thích thú đặc biệt bấy nhiêu.

Trong những mùa mưa xa xưa, tôi vẫn thường đứng nhìn ra ngoài cửa sổ để xem đám trẻ cùng tuổi trong xóm sau rủ nhau ra ngoài mưa đùa giỡn. Từng tốp con nít vừa trai vừa gái, đứa cởi truồng nhồng nhộng, đứa mặc phong phanh cái quần cụt, chạy khắp làng trên xóm dưới, vừa chạy vừa la gào inh ỏi. Cứ đến mỗi cái máng xối của một căn nhà nào đó là lũ trẻ dừng lại tranh nhau đứng bên dưới luồng nước, xong lại hè nhau chạy biến qua con hẻm kế bên.

Trò tắm mưa càng bị cấm ngặt thì lại càng trở nên quyến rũ đối với chị em tôi mỗi khi mùa mưa tới. Trong chuỗi ngày thơ ấy, đã từng nhiều lần tôi đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài mưa, lòng bồn chồn thèm muốn. Ít ra hơn một lần tôi ao ước mình là một trong những đứa bé kia để được tự do chạy tìm cảm giác lạnh run khi ngoài trời, mưa đang rơi xuống nhanh hơn.

[]

Paris. Buổi sáng đưa tiễn người anh lớn ra Gare de Lyon trở về Marseille. Mười mấy năm rồi mới gặp lại, khuôn mặt anh đã già, mái tóc dài tới gáy đã điểm sương. Một tuần ở với nhau, nói biết bao nhiêu chuyện mà thấy còn chưa đủ. Trên sân ga tấp nập rộn ràng, hình như cả hai vẫn còn nhiều điều muốn kể cho nhau?

Bốn năm rời bỏ quê hương, đây mới là lần đầu tôi gặp lại anh, một điều mà khi còn ở Việt Nam, tôi tưởng dễ làm và làm ngay được ngày nào đặt chân lên đất Pháp.

Ở một thời điểm xa xưa nào đó phải đi bằng ngựa hằng mấy tháng để thăm nhau mà con người vẫn dễ dàng làm được! Còn bây giờ, chỉ một chuyến bay vài tiếng đồng hồ cũng khó lòng thực hiện cái điều biểu lộ tình thân cho nhau.

Buổi sáng, trời mù hơi sương. Chuyến xe lửa tốc hành trờ tới. Mọi người kéo cao cổ áo, nối đuôi nhau bước vội lên bục gỗ. Anh xiết tay tôi: “Một điều anh muốn khuyên em là nên lập gia đình đi. Mẹ đã già rồi, vả lại cháu San cũng cần có một người cha.” Tôi cười nhẹ: “Chính vì nghĩ đến mẹ và cháu San mà em càng không muốn lập gia đình đó!”

Người xếp ga giơ cao cái cờ hiệu trong tay. Còi tàu rú lên. Chuyến xe lửa lăn bánh từ từ giữa những nụ hôn, những cái vẫy tay giã từ tới tấp.

Sàigòn, tháng 5/1979.

Trời Sàigòn vẫn mưa từng chặp, lê thê, ướt át. Các đêm hát không còn đông khán giả. Những hàng ghế cuối trống trơn, phiền muộn. Trước cửa rạp, các người bán vé chợ đen đi lui đi tới, nét mặt ủ dột buồn thiu, trên tay cầm xấp vé ế. Tuy vậy, chiếc màn nhung vẫn được kéo ra đúng giờ và người nghệ sĩ vẫn phải cất lên tiếng lòng ai oán như lệ thường mỗi tối.

Một đêm trong Sàigòn, trời mưa làm lười biếng nên tôi ngồi lại nơi vị trí của mình để xem từ đầu đến cuối một tuồng hát mà bốn năm qua tôi đã nhiều lần xem không trọn. Vẫn bấy nhiêu y trang đẹp mắt, bấy nhiêu phong cảnh quen thuộc, nhưng giờ đây dưới cái nhìn của tôi, tất cả lại đổi khác. Nghe như có nỗi gì mới lạ trước tiếng cười nắc nẻ của khán giả theo mọi cử chỉ, hành vi của một anh hề nổi tiếng mà nhớ đến cái cảnh nghèo khổ nheo nhóc của gia đình riêng anh...: hoặc là khi nhìn lên nhân vật uy nghi trong vai một vị tướng cầm đầu ba quân trên sân khấu, tôi lại nghĩ nhanh đến hình ảnh một anh chồng đau khổ vì sự phụ bạc của người vợ ngoài cuộc đời.

Ai đó đã nói: “Nghệ sĩ là những con người thương vay khóc mướn cho nhân thế.” Điều này thật đúng. Nhưng có mấy ai biết, với những nỗi buồn riêng, người nghệ sĩ đã chôn giấu tận sâu dưới ánh đèn màu, dưới lớp phấn son loè loẹt? Mấy ai biết, đàng sau cái cười kia là những dòng nước mắt và những khổ đau chồng chất được biến thành nghệ thuật để làm cho trọn vai trò khóc mướn thương vay?

Trên một góc cạnh khác, đối với tôi, từng anh công nhân cũng là từng mỗi nghệ sĩ, dù chỉ trong bóng tối và không được ai biết đến. Sự thành công hay không của một đêm hát là do phần không nhỏ bàn tay của các người nghệ sĩ vô danh này góp vào. Tấm màn nhung phải căng ra thế nào cho đẹp; một góc sân khấu phải dựng phông và chiếu đèn sao cho sáng để vai trò diễn viên được nổi bật... cũng đều thoát thai từ nghệ thuật.

Cái đời hát ca ngày tháng mua vui cho người không chỉ gói trọn trên bề mặt đẹp đẽ lòe loẹt của ánh đèn màu, của những tràng pháo tay rộn rã; mà còn gom tụ luôn cả những nỗi ê chề bên trong hậu trường khi tấm màn nhung khép lại trước những hàng ghế buồn phiền, trơ trọi. Người nghệ sĩ khi ấy trở về với đời sống thật, đối diện với từng hoàn cảnh riêng. Những nụ cười rơi mất. Lớp son phấn bay đi. Nét hào hoa sân khấu được lột bỏ... để chỉ còn lại những mối ưu tư theo vợ yếu, con đau, giá sinh hoạt đắt đỏ và đêm lương không biết có được lãnh đủ không khi mà trời mưa làm thất thu cho đoàn hát?

Son phấn rớt phô mặt đời thê thảm
Gió mưa lên lận đận kiếp giang hồ
Ôi! Khóc mướn thương vay –màn đã khép
Lớp phong trần ai diễn giữa đêm mơ? (1)
Ngoài kia, mưa rơi và còn rơi như không cần biết đến những mối buồn riêng trong tâm tư người nghệ sĩ.

[]

IX

Paris. Mỗi khuya từ quán café trở về tôi đều nhìn thấy một người đàn ông đang lui cui trước khoảnh đất trống phía bên kia đường, đối diện ngôi nhà tôi ở. Nơi đây là mặt sau của một nhà hàng Ả Rập, có đặt những thùng rác lớn. Giữa khuya, dưới ánh đèn đường vàng úa, trong một không gian tĩnh lặng, hình ảnh người đàn ông trên vai vác chiếc bao bố, nơi tay cầm thanh sắt dài bươi móc các thùng rác, trông sao thật buồn thảm cô đơn. “Một bộ mặt khác của Paris” mà mỗi đêm tôi được chứng kiến. Mùa hè trời hiu hiu mát hay mùa đông lạnh căm buốt giá, tôi đều nhìn thấy người đàn ông làm cái công việc moi tìm ấy. Mãi rồi, đâm quen, đêm nào không gặp ông khi trở về ngang đó là tôi lại nghe như thiếu thiếu nỗi gì.

Một bữa, đánh bạo, tôi dừng lại chuyện trò cùng ông. Dưới ánh sáng nhạt nhòa của ngọn đèn đường, tôi nhận ra đó là một người Pháp đã trọng tuổi, mái tóc bạc phơ rũ xòa trước trán, bộ dáng nghèo nàn bẩn thỉu. Nhìn thấy tôi –người mỗi đêm vẫn nhìn sang ông một giây trong khi tra chìa vào ổ khóa-, ông khẽ cất tiếng chào. Trong câu chuyện, ông cứ lập đi lập lại nhiều lần câu nói: “Cuộc đời sao buồn bã quá!” Tuy nhiên, khi biết tôi đến từ nước Việt Nam, ông lại kêu: “Ồ mà không! Sự buồn bã phải để cho cô nói mới đúng! Dù sao tôi cũng vẫn may mắn hơn là đang còn có một quê hương.” Tôi gật đầu cảm ơn ông về ý nghĩ ấy; tuy nhiên không khỏi kinh ngạc vì bộ dáng bề ngoài của ông không khiến tôi đợi chờ điều ông vừa nhận thức. (Ở đây, tôi từng gặp rất nhiều người Pháp chẳng hề biết trên quả địa cầu, nước Việt Nam là ở đâu!)

Hỏi về gia cảnh, ông cho biết đã bị đứa con trai độc nhất vì nghe theo lời vợ mà sang đoạt tất cả cửa nhà ông tạo ra trong biết bao năm ròng rã. Rồi ông kết luận: “Nó còn trẻ, nó sẽ còn gặp nhiều đắng cay trong cuộc sống. Nó sẽ hiểu rằng việc làm của nó đối với tôi là không phải đạo làm người chút nào cả. Dẫu vậy, đã từ lâu, tôi tha thứ hết mọi điều cho nó, bởi tôi tin có ngày rồi nó cũng phải đối diện với lương tâm riêng.” Và ông nói: “Cũng như cô, cô còn rất trẻ. Quê hương cô đã bị xóa tên trên bảng đồ thế giới. Đó là một bất hạnh lớn. nhưng quê hương được biểu lộ cách này cách khác, làm sao mất được ngay giữa tâm hồn mỗi người.” Tôi cảm kích theo những lời này, càng nhiều hơn khi biết ông đã từng là một giáo sư dạy về sử địa.

Từ đó, ông trở thành bạn của tôi, một người bạn già đáng bậc cha, chú. Người bạn ngủ gầm cầu sông Seine hay ga xe lửa mà không phải là trên chăn êm nệm ấm. Người bạn mỗi đêm tôi vẫn gặp và chuyện trò dăm phút giữa đường khuya lạnh vắng, trước những thùng rác lớn. Người bạn đã một cách vô tình, dạy cho tôi biết thế nào là sự tha thứ trong tấm lòng của một người cha và thế nào là tình yêu quê hương.

Tháng 6/1979. Lưu diễn Cà Mau, tỉnh Minh Hải.

Minh Hải là tỉnh cực nam của nước Việt Nam, bắc giáp hai tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang, đông, tây và nam đều là biển. Tỉnh Minh Hải có hình ba cạnh, chỏm là mũi Cà Mau, được thành lập bởi hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cũ gom chung lại.

Thời nhà Nguyễn, thế kỷ 18, Cà Mau có tên là huyện Long Xuyên, thuộc tỉnh Hà Tiên. Bạc Liêu thì thuộc phủ Bãi Xàu, tỉnh An Giang.

Năm 1876, thực dân Pháp phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành bốn khu vực hành chánh lớn: Sàigòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac. Mỗi khu vực bao gồm nhiều tiểu khu, trong đó chưa có tên Cà Mau và Bạc Liêu. Năm 1899, Pháp đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh và phân chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Bạc Liêu lúc này thành một tỉnh riêng. Còn Cà Mau thì vẫn nằm trong tỉnh Rạch Giá.

Kể từ sau 1975, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhập lại làm một thành tỉnh Minh Hải.

Đoàn đi thẳng xuống Cà Mau, mở đầu chuyến lưu diễn miền Tây, hát ra mắt tuồng mới.

Đường đi miền Tây phải qua bắc Mỹ Thuận, bến phà lớn và mấu chốt nhất của miền Nam. Đó cũng là lối đi về các tỉnh Cửu Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải. Do bởi khối lượng người và xe cộ đông nên phải có nhiều phà, mỗi cái phà là một chiếc tàu thủy thật sự. Mỗi lần qua bắc, xe cộ nối đuôi hàng dài và khách phải xuống đi bộ lên phà. Hai bên bờ phà bày bán đủ thứ hàng ăn và trái cây, thóc gạo, hoa quả. Mùa nào trái nấy. Mùa xoài, trên phà là cả một “núi” trái xoài. Đắt có, rẻ có, chân có, giả có, không biết thế nào mà lường cho được.

Có một hình ảnh tôi vẫn nhìn thấy trên chiếc phà qua bắc Mỹ Thuận. Một vũ nữ nhan sắc một thời, bây giờ chỉ còn là người hành khách tàn phế, khuôn mặt méo mó ghê rợn vì những giọt acide phát xuất từ lòng ghen gần 20 năm cũ. Tôi chưa bao giờ dám nhìn thẳng khuôn mặt đáng thương ấy, nhưng cứ mỗi lần qua bến bắc là mỗi lần nghĩ về hai chữ Định Mệnh hằn lên trên trán người vũ nữ năm xưa.

Thời gian như nước chảy qua cầu, cuốn trôi đi hết mọi rá rến của dĩ vãng. Thời gian có lẽ đã làm tan biến đi những hối hận dày vò nào đó trong tâm hồn người đàn bà gây ra tội ác? Thời gian chắc hẳn cũng không để lại chút xót xa nào trong ký ức kẻ tình nhân xưa? Nhưng thời gian sao mãi còn hằn trên khuôn mặt tàn phế kia những nét tận cùng đau khổ?

Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư (1)

(Xưa nay những việc đáng hận khó mà hỏi Trời
Ta cũng ở trong vòng oan khiên phong nhã ấy.)
Và, mối hận trong tim người vũ nữ, biết có phai nhạt chút nào theo với thời gian không?

.. ..

Con đường từ Sàigòn xuống Cà Mau phải đi gần hết một ngày xe đò. Ai nấy mệt phờ, mặt mũi đầy bụi. Đêm hát được bắt đầu ngay và khán giả thật đông, chẳng bù với những ngày Sàigòn gió mưa ế ẩm.

Cà Mau là thị xã tuy ở giữa một đồng bằng còn lầy lội, có nhiều rừng và đầm sình lầy, nhưng lại là vùng trù phú với hai nguồn lợi chính là gạo thóc và tôm cá. Vì vậy, mức sống của người dân địa phương cũng được dễ chịu hơn. Sinh hoạt giải trí sau 1975 rất cao so với những vùng đồng quê khác. Dẫn từ chợ Cà Mau qua đến rạp hát Hương Tràm xuống dãy phố chính là cả một dọc dài các hàng quán ăn uống, bắt đầu từ 3, 4 giờ chiều cho đến suốt gần sáng. Cái cảnh nhộn nhịp về đêm tại trung tâm thị xã Cà Mau khác biệt quá với những thành phố chết tôi đã từng đi đến, làm cho tôi có cảm tưởng rằng cái mũi tận cùng của giải đất hình chữ S đã không bị ảnh hưởng gì bởi biến cố 1975.

Vậy mà trong những ngày Cà Mau, tôi đã không có nhiều dịp để tận hưởng cái cảm giác thanh bình ấy. Một câu chuyện bất hòa xảy ra giữa tôi với người đàn bà hống hách, vợ của một diễn viên hạng nhất. Câu chuyện trầm trọng đến độ ban quản trị phải quy tụ ngay một cuộc họp đoàn bất thường.

Trong buổi hội, sau những lời đối đáp giữa tôi với người đàn bà cùng vị ủy viên chính trị –một cán bộ Cộng Sản-, đã có hơn 100 người, đa số là công nhân, biểu quyết bằng cách giơ tay rằng tôi không có lỗi gì cả. Dầu vậy, tôi vẫn là người bị buộc phải xin lỗi.

Giữa buổi hội đoàn, tôi nghĩ nhanh đến những luật lệ khó khăn mà chế độ đang dần bóp xiết người dân vào trong một guồng máy sắt đá, đến công việc làm hiện tại là một điều kiện dể gia đình khỏi bị đầy đi vùng kinh tế mới... rồi ngần ngừ một giây, tôi ngỏ lời xin lỗi đối phương. Tiếng vỗ tay của 120 người rào rào vang lên, trong khi tôi chợt nhận thức buổi hội giống như một môi trường để mọi người tranh giành chỗ đứng, và nếu muốn sống yên được trong tập thể, điều đầu tiên cần làm là phải chối bỏ những cái thực trong cá chất riêng mình.

Sau buổi hội, ông phó đoàn, một vị đã già và là soạn giả nổi tiếng từ trước 75, rất có cảm tình với tổ Tân Nhạc, đến tìm tôi an ủi: “Xã hội cải lương là như vậy cả con à. Cái trò phủ bênh phủ huyện bênh huyện sẽ không bao giờ chấm dứt đâu.”

[]

Paris. Một câu chuyện xẩy ra trong quán café, nơii tôi đang làm việc, giữa hai thanh niên Việt Nam và ba người Pháp cao lớn, để rồi đưa đến ẩu đả, ly tách bể nát và cảnh sát phải được mời tới. Một người Pháp được đưa vào bệnh viện. Bốn người còn lại bị còng dẫn đi.

Những xung đột thế này không phải là ít đối với người Việt tại đây. Xung đột với người bản xứ vì những dị biệt đã đành, lại còn xung đột luôn với cả những người đến cùng xứ sở. Vấn đề chính trị không những là nguyên nhân được đặt lên hàng đầu, mà nhiều khi chẳng có chút chính trị nào dự phần cũng trở thành xung đột.

Một người bạn tôi đã nói: “Mỗi người đàn ông Việt Nam ở đây giống như một cái lò thuốc súng.” Điều đó có phần đúng. Một lò thuốc súng dù để nguội lâu chừng nào mà khi có một mồi lửa chạm vào cũng dễ dàng đốt cháy mọi cái gì chung quanh nó. Mối hờn vong quốc là đầu mối cho những bất thường xảy ra trong tâm hồn người Việt và sự bất thường này được biểu lộ bằng nhiều cách. Hoặc câm lặng rồi trở thành điên đảo. Hoặc nóng giận quá độ để cũng bị nhìn như một kẻ điên. Tuy nhiên, giống như Zhivago đã nói với Lara trong tác phẩm của Boris Pasternak: “Chúng ta hãy điên đi khi mà chúng ta chẳng còn gì ngoài những nỗi điên trong tâm khảm”; thì dù điên nhiều, điên lai rai đến như không điên và không điên cũng là một hình thức điên dữ dội, tất cả đều là những lối thoát nào đó trong tâm hồn người Việt lưu vong.

Giữa tháng 6/1979.

Lưu diễn Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải.

Trong cuộc rượu một đêm sau khi tan hát, tôi ngồi tranh luận với người bạn chơi guitare basse đã lớn tuổi, về vấn đề bất công trong xã hội. Người bạn không chấp nhận những ý nghĩ của tôi, nhân danh kinh nghuiệm già dặn mà bảo rằng chẳng ích lợi gì nếu tôi nói lên tiếng nói bênh vực quyền lợi những người yếu thế. Rồi anh thêm, đến một tuổi nào đó, tôi phải nhận rằng mình chẳng làm được gì và những bất công trong xã hội sẽ cứ còn nguyên tình trạng cũ. Vậy thì hãy cứ nên nhắm mắt ngơ tai, nhận lấy cái tốt cũng như cái xấu một cách dửng dưng là hơn.

Tôi thì không nghĩ như anh, không đồng ý với anh về thái độ dửng dưng ích kỷ ấy trước mọi sự trong cuộc đời, mà điển hình gần nhất là đoàn hát với đầy dẫy bất công đổ lên đầu đám công nhân thấp kém. Tôi biện luận, sống tức là phải có trách nhiệm với chính mình và với những gì chung quanh, từ cá nhân, gia đình cho tới xã hội. Thì sự xấu xa hay tốt đẹp của cuộc đời, một phần nhỏ nào đó chính tôi (hay anh) cũng đã dự phần trách nhiệm.

Anh không nhận, bảo rằng hành động phẫn nộ ví như nước chảy qua cầu, chẳng ích lợi gì, mà nhiều khi còn đem cho mình biết bao phiền nhiễu.

Tôi cười, một con nước thật chẳng là gì, nhưng trăm ngàn con nước cùng xuôi về một đòng, có thể làm nên lụt lội, cuốn trôi đi tất cả những điều kiên cố nhất. “Những cái gì đó” được ví như những xấu xa của cuộc đời.

Nhiều khi cái vòng cơm áo giam hãm mọi chí lớn, làm cho con người trở nên ù lì và chỉ nghĩ đến cá nhân ích kỷ. Tôi hiểu điều này, nhưng cũng biết rằng cho đến chết, tôi vẫn không thể nào đóng được vai trò một người khách lạ nhìn cuộc đời một cách dửng dưng!

[]

Paris. Từ lâu, tôi vẫn có ý định đi Mỹ. Cuộc sống ở Paris ngày càng trở nên khó khăn. Tiền lương làm việc ở quán café cộng thêm tiền cát-sê mỗi lần thu thanh hay trình diễn với ban nhạc Daniel chỉ vừa đủ cho ba mẹ con, bà cháu thuê một căn phố hai phòng và trang trải mọi thứ cần thiết. Ngoài ra là hết. Lại nữa, Paris quá lạnh, không hạp cho sức khỏe tồi tệ của tôi. Vì vậy, cái ý định đi Mỹ càng được nghĩ đến nhiều hơn với sự khuyến khích của một người bạn đang ở New York. Trong một bức thư, người bạn đã viết: “Dù ở đâu thì cũng vẫn chỉ là quê người đất khách. Nên thôi, hãy tìn đến nơi nào dễ sống cho mình là hơn.”

Cái hướng “vượt biên” một lần nữa lại được vạch ra. Lần thứ ba ”bắt đầu cuộc đời” không phải là không có những e ngại hay buồn bã. Sự bắt đầu không giống như thuở đôi mươi dấn thân với tràn đầy tin tưởng. Cũng không giống lần bỏ Sàigòn ra đi, trong óc chưa có ý niệm rõ rệt khác biệt nào giữa xứ lạ và quê hương. Giờ đây, sự bắt đầu mang một sắc thái hoàn toàn mới. Trước mặt là một chuỗi dài mù mịt và sau lưng chẳng còn gì để hỗ trợ niềm tin. Dầu vậy, tình thương cho người mẹ già và tương lai đứa con trai nhỏ là những điều sau cùng tôi còn nghĩ –cũng là nguyên nhân của mọi ý định hiện tại- tôi muốn đặt cả lên canh chót trong ván bài Định Mệnh, thử xem con Tạo xoay vần ra sao?

Cuối tháng 6/1979.

Lưu diễn Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang.

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên triền hữu bờ sông Hậu, tỉnh Hậu Giang là một trong những tỉnh lớn chiếm một vị trí quan trọng đối với vùng đồng bằng mièn Tây Nam phần. Hậu Giang do hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng cũ sát nhập lại, bắc giáp tỉnh An Giang, nam và đông nam giáp biển Đông và tỉnh Minh Hải; phía đông và đông bắc giáp tỉnh Kiên Giang.

Năm 1876, theo sự phân chia của thực dân Pháp, Cần Thơ và Sóc Trăng là hai trong số sáu tiểu khu của khu vực Bassac. Năm 1899, thựic dân đổi tiểu khu thành tỉnh. Cần Thơ và Sóc Trăng trở thành tỉnh từ đó.

Đoàn dừng bến tại Sóc Trăng. Mỗi buổi sáng thả bộ ra chợ là điều thú vị đối với tôi. Trong nhiều vùng đã đi qua, các ngôi chợ thường giống nhau; vậy mà sao tôi lại chỉ ưa thích hơn cả ngôi chợ chính của Sóc Trăng, nằm ngay trung tâm thị xã? Có lẽ vì nơi đây hàng hóa nhiều và rẻ hơn mọi nơi khác? Hay bởi nơi đây, “một chục” trái cây được tính là 16, thay vì 10, 12, hay 13? Hoặc cũng có lẽ các bà bán hàng –cả Miên lẫn Việt- ai cũng đều tươi cười, dễ chịu? Nụ cười không có sóng ba đào nhưng đủ làm đắm lòng người khách phương xa.

Dù sao, những lần đến Sóc Trăng, tôi vẫn thích tiêu thì giờ buổi sáng bằng một vòng dạo quanh chợ, mua vài món vặt vãnh, ngồi kề cà trò chuyện với các bà bán hàng, rồi ghé vào nhà lồng chợ ăn một tô cà ri vịt nổi tiếng ngon và rẻ.

Điều thú vị thứ hai là những cuộc rượu với vài người bạn lúc nửa khuya. Cứ mỗi lần đến Sóc Trăng là đoàn thường hát ở rạp Nguyễn Văn Kiểng; đa số nhân viên ngủ lại phía sau hậu trường. Vì vậy, trước cửa rạp biến thành một nơi hoạt động không ngừng của các gánh cháo, gánh cà-ri, hay của những quán rượu, quán café bỏ túi. Mỗi đêm, đúng nửa giờ đồng hồ sau khi chiếc màn nhung đã khép lại là chiếc máy đèn (được bật lên từ đầu đêm hát) ngưng hoạt động. Cả một vùng trời đắm chìm trong bóng tối và những cái đèn dầu con được thắp lên, tiếp tục sinh hoạt rộn ràng nửa khuya,.

Một cái quán nhỏ tồi tàn bên bờ sông, đối diện rạp hát, nơi “dung thân” của chúng tôi sau khi ngưng tiếng nhạc. Chiếc bàn gỗ gập ghềnh, ngọn đèn dầu mù mù, chung rượu thuốc và vài con khô cá sặc dưới vòm trời đầy sao lúc 12 giờ đêm... là hạnh phúc vừa đủ cho một kiếp đời đó đây phiêu bạt. Khoảng thời gian của trái tim và những cảm xúc nghệ sĩ; thời gian của nỗi êm ái dịu dàng bùng lên trong tâm tư có nhiều hốc trống đảo điên.

Đêm thật đẹp với cơn huyễn mộng túy lúy càn khôn trong hơi men đang dần thắm. Dưới bóng tối mù mờ có những cái đèn hột vịt chiếu lên thứ ánh sáng lập lòa quỉ mị, trước chung rượu và hai người bạn, tôi bỗng nghĩ thật nhiều đến câu chuyện Kinh Kha. Cuộc rượu hào sảng phóng dật, đưa tiễn Kinh Kha nhập Tần. Tóc tráng sĩ dựng ngược vì hùng khí bốc lên. Nước sông Dịch tự thou nào vẫn lạnh căm căm.

Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say rồi gọi thế nhân ơi! (1)
Và tôi nhìn lại mình, trong đầu chợt thoáng qua cái ý nghĩ ngộ nghĩnh: “Kinh Kha trong thời buổi nguyên tử, lênh đênh rơi rớt, đi tìm Thái Tử Yên Đan đã chết từ cổ đại!”

“Ngồi đây ta gõ ván bàn
Ta ca trái đất còn riêng ta!” (2)
X

Paris. Mùa hạ đã đến. Sự xuất hiện của các chàng nghệ sĩ lang thang trên hè phố Paris mỗi ngày một đông. Riêng khu Montmartre, một cồn đất cao khoảng 130 mét, nằm về hướng Bắc Paris –nơi có ngôi đại giáo đường Sacré Coeur màu trắng được xây từ cuối thế kỷ 19 theo kiểu mẫu Romano-Byzantine và được du khách hâm mộ không ngừng kể từ 1 tháng 8 1885- là chốn dụng võ của các chàng họa sĩ. Những giá vẽ được dựng ngay trên lề đường, cái này nằm cạnh cái kia, thân mật vui mắt, làm cho cả khu trông giống như một xưởng vẽ khổng lồ đầy màu sắc. Mùa hè, du khách đến đây nườm nượp cho tới tận khuya. Người ta đi bộ trên các con đường lát đá, tiếng gót giày khua vang rộn rã. Người ta dừng lại trước các giá vẽ; thỉnh thoảng có một người ngồi vào ghế làm mẫu cho họa sĩ. Những nét cọ mềm mại nhảy múa qua lại và rồi trên khung vải, một dung nhan sống động hiện ra.

Xóm Montmartre –mà cái truyền thống nghệ thuật của nó đã có từ cuối thế kỷ 19, là nơi tập trung của nhiều nhà danh họa quốc tế- ngày nay vẫn còn cái phong độ độc đáo ấy. Những nghệ sĩ chưa gặp thời, hay những nghệ sĩ lỡ thời mạt vận, những sinh viên của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Paris (Ecole nationale supérieure des Beaux-Arts) đa số quy tụ tại đây, trong các tòa nhà hay những quán rượu cũ kỹ được xây cất từ cuối thế kỷ 19. Họ làm đủ thứ nghề để sinh nhai và “nuôi sống” nghệ thuật của họ: từ việc vẽ những bức chân dung cho khách hàng qua lại, vẽ những chiếc cối xay gió, tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà... cho đến việc bán báo, bán sách và bán hàng rong trên bờ cầu sông Seine. Tất cả, miễn là nghề tự do và họ tự làm chủ lấy mình.

Tôi có một anh bạn người Pháp, cũng là một loại “nghệ sĩ của hè phố Paris”. Cứ vào mỗi mùa hè và mùa thu là anh bạn lại xách cây vĩ cầm xuống dưới gầm cầu sông Seine, tìm một chỗ khuất gió, đứng thẳng người ngạo nghễ, cái hộp đàn mở rộng trước mặt và chung quanh, bao quanh bởi một số đông du khách tò mò. Những bản Concerto của Beethoven, Meldelsohn hay của Bach lướt đi như gió bão trên mười ngón tay tài hoa điêu luyện. Những đồng phật lăng bằng chì được liên tục ném vào giữa thùng đàn. Cứ mỗi lần xong một bản độc tấu là tràng pháo tay lại vang lên rộn rã. Tiếng vỗ tay ca ngợi của đám thính giả chung quanh nồng nàn cũng chẳng khác nào trong một cuộc biểu diễn tại một khách thính sang trọng ở Paris.

Một bữa, tôi hỏi anh, với tài năng như thế, sao anh không tham gia vào một ban đại hòa tấu? Anh mỉm cười: “Cả một dân tộc Việt Nam thèm khát tự do và đánh đổi tất cả quê hương, tài sản để đi tìm tự do. Còn tôi, có tự do trong tay rồi, cớ sao tôi lại phải đánh mất nó để chỉ mua lấy một chỗ đứng tầm thường và chút tiền bạc?” Anh cười, nói tiếp: “Tự do thường đi đôi với hạnh phúc. Tôi đang có hạnh phúc, như vậy đã quá đủ rồi.”

Đầu tháng 7/1979, hát Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang.

Cần Thơ (thời thực dân gọi là Tây Đô), tỉnh lỵ chính của tỉnh Hậu Giang, được xây trên bờ hữu sông Hậu. Nơi đây là trung tâm lúa gạo của miền Tây; chỗ gặp nhau của các đường bộ từ Châu Đốc & Long Xuyên; từ Hà Tiên & Rạch Giá; từ Sóc Trăng, Bạc Liêu; cũng là chỗ giao lưu của nhiều kinh lạch miền Hậu Giang. Nước sông sâu từ 8 đến 10 mét.

Đoàn hát tại một rạp lớn ngay giữa trung tâm thị xã. Công viên được dựng lên gần đó. Mỗi chiều tối, các cô gái ăn sương tụ tập về đây với đủ sắc hương, tuổi tác. Các khách thưởng hoa cũng dập dìu lai vãng, hai mắt láo liên đảo xuôi đảo ngược, một mắt kiếm tìm cho đúng món hàng ưng ý, mắt còn lại canh chừng sự xuất hiện của công an.

Các anh bạn của tôi trong tổ Tân Nhạc đều đã ngoài ba mươi nên rất có kinh nghiệm về “chợ người” trong các vùng chúng tôi đi đến. Từ chợ người Rạch Giá, Mỹ Tho, Long Xuyên, cho chí đến các chợ người ở các vùng hẻo lánh như Thủ Đức, Hốc Môn, đâu đâu các anh cũng biết. Nhiều lần tôi nghe họ phê bình, so sánh với nhau về các cái “phao câu” (từ ngữ của họ) một cách thẳng thừng trắng trợn. Tuy nhiên, với chợ người Cần Thơ, tất cả đều ngụ ý chê bai.

Anh bạn chơi guitare basse, một người gốc miền Nam, đã lớn tuổi và vui tánh nhất trong bọn, oang oang cười khi kể lại: “Mình chưa kịp nói gì thì nó đã giựt phăng hàng nút áo, bày ra bộ ngực xẹp lép không cọt xê, xú cheng gì ráo, rồi ỏn ẻn nói ‘Anh Hai đi với em nghe? Có một trăm bạc thôi. Thấy mặt mày anh Hai sáng láng nên em thương, bớt cho năm chục!’ Mình cười cầu tài: ‘Nghệ sĩ nghèo lắm em ơi! Tiền đâu mà chơi gái?’ Tức thì nó nguýt mắt cái một, hai tay kéo vạt áo, vừa gài nút vừa chửi ‘Thứ hà tiện như anh thì về mà xào khô một mình cho chắc cái bóp! Đừng bày đặt đi tới đi lui trong công viên này nữa!’ Nói rồi, nó ngoe nguẩy chạy vội sang phía một thằng cha nào đó đang đạp xe trờ tới.”

Anh chơi kèn sax alto cũng kể: “Mình là đàn ông thì ba cái vụ chơi bời đâu có lạ. Đi qua nhiều nơi rồi mà chẳng thấy nơi nào như ở đây. Có đứa mặt mày non choẹt, tuổi chỉ đáng 12, 13, còn nhỏ hơn đứa con gái lớn của tui nữa. Vậy mà nó tỏ ra sành nghề đến sợ, làm tui chẳng thể nào nghe hứng thú. Thế nhưng khi tui cho nó tiền mà chẳng ‘mần’ gì nó thì nó lại chỉ vào mặt tui, cười khẩy: ‘Con này bị cha ghẻ phá trinh từ khi 10 tuổi, bụi đời liền ngay sau đó, giờ mới thấy một anh quân tử Tàu như anh!’ Điệu bộ và giọng nói nó khi gọi tui bằng anh làm tui muốn lợm giọng. Đồng thời, tui cũng thấy tràn ngập trong tim một mối thương xót lạ kỳ.”

Mỗi buổi chiều ở Cần Thơ, trước giờ hát, tôi và người bạn chơi trompette vẫn đến ngồi trên ghế đá công viên ngắm nhìn các cô gái bán hoa nhởn nhơ cười nói. Trông bề ngoài, họ có vẻ vô tư và toại ý với “nghề nghiệp” của mình. Đa số đều ở lứa tuổi từ 20 đến bốn chục. Có cô độ 15, 17, hoặc nhỏ hơn. Tất cả các khuôn mặt đều phấn son lòe loẹt. Tuy nhiên, nhìn bộ áo quần của họ đã cũ sờn theo năm tháng, có chỗ còn vá víu, tôi không khỏi se lòng xúc động mang mang.

Hoàn cảnh nào đã đưa đẩy các cô gái vào chốn cùng thấp kém? Gia đình và xã hội dự phần trách nhiệm gì? Những câu hỏi trên đây là của các nhà luân lý đạo đức đặt ra lúc đứng trước một vấn đề không kém phần quan trọng của quốc gia, đất nước. Còn tôi, khi đối diện với một trong muôn ngàn mặt trái của đời sống, tôi vừa nghe bất lực cam chịu, lại cũng vừa buồn bã mênh mang.

[]

Paris. Daniel và Claudia mới tôi đi dự buổi tiệc trà tổ chức tại nhà một ký giả, bạn của Daniel. Tại đây, tôi gặp nhiều nghệ sĩ: có người tôi đã từng biết mặt qua báo chí, những nhà làm phim, những họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ và ký giả. Cũng gặp thêm những vị luật sư, bác sĩ và các thương gia.

Nhận định được một điều, trong buổi tiệc trà gồm khảng 100 người, những vị luật sư, bác sĩ và các thương gia gần như bị cô lập tẻ nhạt hẳn. Họ đứng riêng một góc với nhau và không một nhà nghệ sĩ nào –trừ ra vị chủ nhân- đến chuyện trò với họ.

Tôi hỏi Daniel sao lại tốt bụng với tôi như vậy? Anh quay sang vợ, mỉm cười, rồi hỏi lại tôi thay cho câu đáp: “Nếu đổi ngược vai trò cô là tôi, sang Việt Nam tị nạn, thì gặp tôi, cô sẽ làm gì? Có phải cô cũng muốn đem tôi đi giới thiệu với các bạn nghệ sĩ của cô?” Tôi gật đầu, cảm ơn anh, một người bạn tốt trong đời tôi ít gặp.

Tháng 7/1979, lưu diễn Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Địa giới An Giang mang hình tam giác giống như cánh buồm căng gió nơi đầu nguồn của những giòng sông vùng đồng bằng châu thổ, bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; tây giáp nước Campuchia; đông giáp tỉnh Hậu Giang; nam giáp tỉnh Kiên Giang. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có một miền núi nhỏ dài 30km, rộng 17km. Đó là đám núi Thất Sơn, Cô Tô, Cấm Sơn, Ốc Nhẫm, Nam Vị, Tà Biệt và núi Nhân Hòa. Có ngọn cao 580m, 614m và 716. Chung quanh còn nhiều ngọn khác nữa. Hai ngọn núi xa về phía đông là núi Ba Thê và Núi Sập.

Đoàn hát 10 ngày ở Long Xuyên, thị xã nằm trên bờ hữu sông Hậu, thuộc tỉnh An Giang.

Hầu hết nhân viên đoàn trú ngụ lại khách sạn An Giang, tọa lạc ngay trung tâm thị xã, nhìn ra công viên Trưng Vương. Đường phố đẹp và sạch sẽ, khác hẳn với sự lầy lội trong nhiều thành phố miền Tây Nam phần. Dân ở đây đa số theo đạo Hòa Hảo và đời sống xem ra có phần sung túc. Các đêm hát thường đầy nghẹt khán giả. Giá vé chợ đen được mua rất cao. Vì vậy, mỗi lần đến Long Xuyên là đám chúng tôi thường “rủng rỉnh xu hào” nhiều hơn mọi nơi khác.

Một món ăn đặc biệt là món chuột đồng được anh em trong đoàn chiếu cố nhiều nhất. Cứ mỗi mùa luau chín thì lại có nhiều ông Tí ranh mãnh nổi lên cắn trộm lúa non, phá phách ruộng bờ. Người dân Long Xuyên đặt bẫy sập các tên trộm nhỏ bé; nhiều đến nỗi phải đem ra chợ bầy bán. Chuột ăn lúa nên thịt rất ngon, nhất là khi đem ướp ngũ vị hương hành tỏi rồi chiên lên, thật chẳng kém gì so với thịt gà tơ thơm phức.

Những ngày Long Xuyên, tôi đã không thể tìm ra cho tâm hồn mình một nỗi an bình cần thiết. Vào những giờ rảnh rỗi, tôi thường nằm lại trong khách sạn, đầu óc cứ mãi bị khuấy động bởi cái tin đứa em gái út vượt biển từ ba tuần trước mà người bạn trong tổ đem đến cho tôi sau năm ngày phép Sàigòn. Mẹ tôi đã nói với anh rằng ngay buổi sáng hôm sau cái đêm em ra đi, dân vùng quanh đó phát giác...
Phượng Các
#15 Posted : Thursday, March 31, 2005 10:12:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
MIKHAIL YUR’EVICH LERMONTOV - TÀI HOA MỆNH BẠC

(1814 - 1841)

Trần Thị Bông Giấy

Thập niên 1830 ở Nga, tiếp theo sự dẫn đầu cùng cái chết bi thảm của Púshkin, chàng trẻ tuổi kiêu ngạo sáng giá Lermontov được nhìn nhận là thi sĩ vĩ đại thứ hai, một thiên tài họa hiếm làm rộ lên trong vòm trời thi ca Nga những đóa hoa rực rỡ. Ngoài ra, Lermontov còn có thể là một trong những nhà văn lớn nhất của Nga nếu như cuối cùng ông không dự phần để sắp đặt cái chết lãng mạn của mình trong một cuộc đấu súng.

Đường hướng thi ca của Lermontov dẫu khác biệt với Púshkin, nhưng thứ nhạc tính đầy ma thuật cũng đạt được hiệu lực sôi nổi như Púshkin đã đạt. Trong thi ca Lermontov có sự cô đọng, khúc chiết. So sánh với điểm sáng ngời và hoàn hảo của những vần thơ Púshkin, các bài thơ Lermontov chứa đựng nhiều tính chất tối tăm, bối rối. Nỗi đau khổ báo trước của nhà thi sĩ trẻ, những mâu thuẫn, sự yếm thế và các khát vọng lý tưởng đã chính là sức mạnh chân thực, làm bảo trì tiếng vang sâu thẳm của thi ca ông qua nhiều thế hệ thanh niên Nga.

Phần bố cục, ngoài cái chủ yếu nói lên một ước muốn về những điều không thể đạt và cũng không thể diễn tả, nhà thơ thỉnh thoảng còn làm nổ bùng trong các dòng chữ tính cách châm chọc cay đắng, đối kháng lại với không những chế độ Nicholas I độc tài hà khắc, mà còn với cả Thượng Đế trên những nỗi bất an của cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Lermontov bày ra cho thấy cái ám ảnh dai dẳng theo hình tượng ảm đạm của một thiên thần nổi loạn cứ mãi kiếm tìm vô vọng sự tái sinh suốt qua tình yêu của nàng trinh nữ.

Tuy nhiên, nhà thơ cũng cưu mang trong tâm hồn trạng thái trầm tĩnh và lắng đọng: “Một khuynh hướng thực tế chìm sâu trong khí chất các văn thi sĩ lãng mạn Nga.”

Giống như tất cả mọi thi sĩ thực thụ khác, Ler- montov cũng yêu cuộc đời nhưng theo cái cách hoàn toàn khác biệt. Dĩ nhiên, từ ngữ “yêu cuộc đời” ở đây không có nghĩa là như yêu một hồi chuông rền rĩ những tiếng vang than khóc, hay yêu ly rượu champagne ngây ngất men cay; cũng không phải với trạng thái đắm say, và không cả nỗi đảo điên thống hận. Một cách khôn ngoan và nghiêm trang, nhà thơ không cố gắng để suy dò ra những bí mật của cuộc đời, không làm cho trầm trọng thêm bằng những câu hỏi, không cúi mình trước nó, đồng thời cũng chối từ cả vai trò phán đoán nó. Tình yêu cho cuộc đời trong nhà thơ tự nhiên như thể chính nó đến với ông chứ không phải là ông đến với nó. Nhưng ông đáp trả sự đến trên cả hai mặt vừa quyến rũ lại cũng vừa thách thức của nó bằng thái độ kiêu kỳ ngạo mạn. Và, giống như Baudelaire, Lermontov yêu sự tĩnh lặng trầm tư mà đôi lần họa hiếm, nhà thơ bắt gặp. Tuy nhiên, cũng chính cuộc đời đã biến ông thành kẻ lang thang, đẩy ông không ngừng vào cái vận số lưu đày, cô đơn.

Dẫu vậy, không thi sĩ Nga nào có thể khơi dậy được độ sâu buồn thảm của cuộc đời bằng những vần thơ óng ả trau chuốt như Lermontov đã có. Cũng không thi sĩ nào cưu mang cùng tâm tư rung động trước những gớm ghiếc của nó như Lermontov đã từng.

Lermontov là thi sĩ đặt để chân giá trị con người không chỉ bằng những mối liên hệ đạo đức, mà còn bằng những nhu cầu thuộc về thẩm mỹ, biểu tượng cho sự tồn tại và thăng hoa tinh thần không chia cắt được. Nhà thơ tự biết cách làm cho mình đứng bên trên cái vòng mê đắm như thường tình nhân thế. Ông cũng không hề, dẫu chỉ trong một phút, đóng vai trò là kẻ kiềm chế cuộc đời. Với cách yêu như thế, quả cuộc đời trở nên thật dài và vô cùng đáng sống. Do đó, khó thể tin được rằng Lermontov đã từ giã cuộc đời trong cái tuổi 26 đầy khát vọng say mê.

I.

(1814 - 1827)

Mikhail Yur’evich LERMONTOV sinh ngày 2 tháng 10 năm 1814 tại Moscow, nhỏ hơn Púshkin 15 tuổi, nhưng lại thuộc một thế hệ khác và sống trong một thời đại xã hội hoàn toàn khác hẳn với Púshkin.

Tổ tiên Lermontov (xuất thân từ lớp địa chủ Tô Cách Lan dòng họ Learmont và các vị công tước Tây Ban Nha thuộc dòng Lerma) đến phục vụ trong quân đội Nga vào đầu thế kỷ 17, định cư trong vùng đất được ban phát và biến đổi cái tên Learmont tiền nhân truyền lại thành âm Nga: Lermontov. (Hai trong số những bài thơ đầu tiên của Lermontov, đặc biệt bài Ước Muốn, nhà thơ đã ám chỉ Tô Cách Lan như vùng quê hương chính thức của mình).

Người cha, ông Yuri Petrvich Lermontov, một đại úy bộ binh nghèo đã về hưu, sống cuộc đời lông bông, không định hướng. Năm 1813 ông thành hôn với Mariya Mikhaylovna Arsenyeva. Bà mẹ vợ, Yelizaveta Alekseyevna Arsenyeva, một địa chủ giàu có, tính nết cực kỳ thất thường, và cũng là một khuôn mặt quan trọng trong xã hội thượng lưu Moscow. Rõ ràng là giữa hai phía cha và mẹ của nhà thơ đã có một sự chênh lệch giai cấp rất đáng kể. Vì vậy mà bà mẹ vợ luôn đối xử với đại úy Lermontov bằng thái độ hất hủi như với “một người họ tộc nghèo.”

Năm 1817, bà Mariya Mikhaylovna qua đời, để lại đứa con trai độc nhất khi ấy vừa ba tuổi. Mối bất hòa giữa Đại úy và bà Arsenyeva càng thêm trầm trọng. Bà ngoại bèn đem cháu về nuôi trong lãnh địa riêng ở Tarkhany, thuộc tỉnh Penzenskaya. Bà hết mực cưng chiều cháu, nhưng lại chẳng bao giờ cho phép đại úy Lermontov đến thăm con.

Sớm tỏ ra thông minh nhưng thiếu tình thương cha mẹ, cũng thiếu luôn những cuộc chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, từ thuở ấu thơ, Mikhail Lermontov đã cảm nghe cô đơn trong cảnh sống xa hoa tại nhà bà ngoại; dần dần lại trở nên mơ mộng, tính nết ngang ngạnh, tự hãnh. Những vị thầy được mời đến nhà để dạy riêng cho Lermontov tiếng Latin, Hy Lạp, Pháp Đức, và về sau luôn cả tiếng Anh.

Năm lên 9 tuổi, do bởi sức khoẻ rất yếu kém nên nhà thơ được bà ngoại đưa đến an dưỡng trong vùng suối nước ấm Caucase. Tại đây, dù chỉ là một cậu bé, Lermontov (cũng như rất nhiều nhà văn Nga khác) vẫn bị say mê dữ dội bởi phong cảnh núi rừng hùng vĩ và không khí huyền thoại đầy tính Đông Phương của nó. Các bài dân ca, các giai thoại thần tiên, các câu chuyện đau khổ về giới nông nô hèn kém được nghe kể, đã là những điều gây ảnh hưởng mạnh trong sự khai triển cá chất chàng thi sĩ tương lai.

Năm 1827, 13 tuổi, Lermontov theo bà ngoại đến sinh sống tại Moscow và được gửi vào học trong một trường nội trú dành cho con cái các nhà quý tộc.

Thời gian này, Lermontov bắt đầu làm thơ, những bài thơ thứ nhất chứa đầy ý tưởng phàn nàn về cảnh sống cô đơn, các hy vọng gãy đổ và tính hoài nghi về Con Người lẫn cả Thượng Đế, đồng thời hun đúc trong tâm hồn một nổi sùng bái đối với Byron. Tự nghĩ mình giống như Byron và phóng đại những cảm xúc riêng (như các mối tình thuở mới lớn) hoặc những hoàn cảnh (như sự chia cách với người cha) trên một phạm vi rất lãng mạn, ông cũng bộc lộ ra (trong một xã hội đầy những họ hàng thân tộc và người quen biết, chủ yếu là phụ nữ) một nỗi tự cao tự đại vô bờ bến và sự ý thức bệnh hoạn về bản thân mình.

II

(1827 - 1834)

Năm 1830, bài thơ thứ nhất tựa đề Mùa Xuân (Vesna) được xuất bản.

Cùng năm 1830, Lermontov ghi tên vào đại học Moscow. Nơi đây, ông khởi sự đọc ngấu nghiến các tác phẩm về Napoléon, nhân vật lịch sử rất được ông sùng mộ. Dưới sự dẫn dắt của những giáo sư tài ba như thi sĩ Merzlyakov và nhà triết học Raitch (thuộc phái Schellingism), chàng tuổi trẻ bắt tay nhuần nhuyễn với văn chương Nga nói chung và với các tác phẩm của Byron, Moore, Goethe, Schiller, Shelley, Scott nói riêng; đồng thời trở nên là người hâm mộ thi ca Púshkin đến độ nhiệt cuồng.

Những bài thơ thời kỳ thứ nhất của Lermontov dẫu lê thê và không theo một quy luật nào hết, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy loé lên tia sáng của thiên tài. Có vài bài biểu lộ một sức mạnh không dự đoán trước của những tiếng khóc bi thương, và những đoạn sâu sắc nhức buốt của một loại tự thú nội tâm.

Chữ nghĩa chưa thành thục, bút pháp không trau chuốt, kỹ thuật chẳng tinh luyện, nhưng tính trữ tình trong các vần điệu thô sơ thì thật phong phú. Vượt trên tất cả là Thiên Thần, viết ra năm 1832, một trong những thi phẩm hay nhất của Lermontov, cũng là bài được định giá là lãng mạn nhất trong ngôn ngữ thi ca Nga. Nó rất hoàn hảo –dù rằng cái hoàn hảo ấy chưa phải là chín chắn.

Trong lịch sử văn học thế giới, chưa từng có một bài thơ nào diễn tả lòng hoài cảm hay hơn Thiên Thần, trong chỉ 16 dòng, bằng một sự chính xác đầy nhạc tính thuần chất và được viết ra bởi một cậu trai 16 tuổi. Sáng tác Thiên Thần cũng là bài thơ thuộc nằm lòng của các trẻ em Nga.

“Một thiên thần trẻ tuổi bay qua cánh đồng thiên đàng rồi lạc vào trần gian. Thoạt đầu, những bài ca nhân gian thấm sâu vào hồn khiến chàng thích thú. Nhưng về sau, càng lúc chàng càng héo hon mòn mỏi, tâm tư dày vò bởi ước muốn được nghe lại các âm điệu siêu phàm mà qua các bài ca đều đều buồn chán của con người, chàng không tìm thấy được...”

Bài thơ có thể cung ứng đầu mối nào đó cho dòng trào lưu lãng mạn ngầm tuôn chảy trong con người Lermontov, giải thích được một trong những quan điểm khác biệt giữa nhà thơ và Púshkin qua tính bi quan ông đặt để trên nhân vật.

Lermontov là thi sĩ đầu tiên trong văn học Nga đã xoay chuyển phần lớn tác phẩm vào trong dạng thức tự thú nội tâm sôi nổi. Tuy nhiên, cũng khác Púshkin (mà ngay từ những bài thơ đầu tiên đã cho thấy một kỹ thuật trau chuốt khéo léo), các sáng tác Lermontov viết ra trong thời tuổi nhỏ chỉ là một loạt những rèn luyện và thí nghiệm chưa thành thục so với những bài chủ yếu về sau. Nhà thơ biết rõ điểm này. Vì vậy, trong cách làm việc của ông đã có một sự khác thường đặc biệt: ông lập đi lập lại nhiều lần trên cùng một chủ đề cho đến khi nó trở nên là khuôn mẫu xứng đáng và tìm thấy được bối cảnh không gian thích hợp (như vài câu chuyện kết thúc trong giai đoạn 1838-40 ở Géorgie.)

Một điều rõ rệt là Lermontov không thể sáng tác ra ngoài ảnh hưởng của Púshkin. Ngay cả sự kiện nhà thơ tới gần thi ca Byron cũng chỉ suốt qua ảnh hưởng ấy. Hai thi phẩm vững vàng viết ra trong tuổi 15, Những Người Vùng Caucase (Cherkésy) và Người Tù Ở Caucase (Kavkásskiy Plénnik), phỏng theo các câu chuyện của Byron, đã dùng không gian lãng mạn của vùng Caucase làm bối cảnh. Kiểu thức độc đáo của thi luật Lermontov chủ yếu được cấu tạo từ các xúc cảm trong ba chuyến du hành đến vùng Caucase thời tuổi nhỏ, làm nên ấn tượng nổi bật cho các sáng tác thời ấy (và cả về sau) của ông.

*

Tuổi thanh niên của Lermontov mang màu sắc ảm đạm bởi tất cả mọi loại tình cảm phức tạp. Sự đam mê trong ông thì rất dữ dội, và những xúc cảm thật dồi dào phong phú. Nhưng các nỗi này, nhà thơ đã khéo che đậy dưới lớp bề ngoài lãnh đạm, một thứ mặt nạ mỉa mai xa cách cùng nhân thế. Cả thẹn nhưng hung hăng, đầu óc lý tưởng nhưng lại ham khoái lạc, tốt bụng nhưng hay tỏ ra tàn nhẫn, nhà thơ thường xuyên đau khổ vì những cơn chán nản ngã lòng trong chính con người thật của mình.

Và dù rằng sự cảm hứng trên tất cả mọi thi phẩm về tình yêu có phát sinh từ nàng Madezhda Ivanova, con gái một nhà viết kịch ở Moscow, hay vị tiểu thư quý phái Varenka Lopukhina (mà tấm lòng sâu đậm của nhà thơ kéo dài suốt cả đời vẫn không được đáp trả), thì sự dày vò nội tâm nói trên vẫn là điều chính yếu mài bén cá chất mâu thuẫn của nhà thơ. Về sau, sự lãnh đạm cay đắng trong tâm hồn Lermontov càng gia tăng bởi những mối tình dang dở. Nhà thơ dường như có khuynh hướng trả thù trên đàn bà. Hàng loạt các cuộc phiêu lưu tình ái nối tiếp nhau mang cùng kiểu mẫu của một trò chơi quyến rũ mà ngay tại điểm thắng lợi đầu tiên, nhà thơ đã không còn cảm nghe thích thú lâu hơn nữa; thế vào đó chỉ là một tình cảm hững hờ hay chán nản.

Nên, không ngạc nhiên rằng khoảng giữa những năm 1827-1832, đang theo học tại các trường trung và đại học ở Moscow mà Lermontov đã tỏ ra bị lôi cuốn dữ dội bởi Byron.

(Lord George Gordon Byron, thi sĩ người Anh (1788-1824), rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm như Pèlerinage de Childe Harold (1812); bộ Don Juan I-IV (1819); Cain (1821); Ciel et Terre (1823)..., đồng thời cũng nổi tiếng đẹp trai, say mê tự do, có cuộc đời giang hồ phóng đãng, và được nhiều phụ nữ say mê.)

Tuy nhiên, tinh thần Byronism của Lermontov không phải nẩy sinh từ một điệu bộ màu mè làm dáng. Nhà thơ yêu thích và thân thiết với các tác phẩm Byron do từ sự trùng hợp của một cá chất bất mãn, kiêu hãnh và nổi loạn như của Byron, dù rằng khi nói về mình, nhà thơ đã viết:

“Không, tôi không phải Byron
Mà hoàn toàn khác biệt
Và đó là vận số không biết được của tôi
Giống như Byron, tôi là kẻ lang thang bị cuộc đời
ngược đãi
Nhưng tôi có một trái tim Nga
Thực sự là Nga”.
Nhà thơ rất thích thú với cuốn tiểu sử Byron do Thomas Moore viết, đồng thời chính ông cũng tự phiên dịch các tác phẩm Byron sang tiếng Nga.

Sống trong thế giới Byronism như thế, Lermontov tự tạo cho mình một thái độ cách biệt với xã hội chung quanh; đến nỗi không hề mảy may chú ý tới sự kiện rằng đầu thập niên 1830, đại học Moscow đã trở nên là một trung tâm văn hóa sống động, bao gồm các nhóm hội thảo:

*/ Nhóm Stankevich (sau đó có nhà phê bình nổi tiếng Vissarion Belínski tham dự như một hội viên) khảo sát tỉ mỉ mọi vấn đề về văn chương, triết học và cái vận mệnh khổ ải của tầng lớp nông nô Nga.

*/ Nhóm điều khiển bởi nhà văn Alexander Herzen (1812-1870) qui tụ rất đông các người trẻ tuổi. Trong các cuộc tranh luận của nhóm này, tinh thần Décembriste cấp tiến đè chụp lên trí não họ.

(Décembriste (còn gọi Décabriste, phiên âm từ Nga ngữ “Dekabr, có nghĩa “tháng Mười Hai”) là tên gọi của một nhóm nhỏ trong cuộc nổi dậy lật đổ Nga hoàng ngày 26/12/1825, gồm các người trong giới quý tộc có tư tưởng tự do và các sĩ quan trẻ muốn thực hiện những cải cách xã hội và chính trị cho nước Nga kể từ sau cuộc xâm lăng của Napoléon năm 1812. Cuộc chính biến xảy ra nhân dịp lên ngôi của Nicholas I (1825-1855). Nhưng bởi sắp đặt lủng củng và thiếu sự ủng hộ của quần chúng, cuộc nổi dậy tức thì bị dập tắt và những thành viên phải nhận lãnh những hình phạt rất nặng. Trong số 121 người bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa đại hình, năm người bị treo cổ, và 102 bị lưu đày khổ sai ở Tây Bá Lợi Á. Nhưng dù thất bại, cuộc nổi dậy cũng đã gây một ấn tượng rất mạnh trên quần chúng, và được các thế hệ sau nhìn như một bước mở đầu cho cuộc cách mạng trong lịch sử cận đại của nước Nga. Trong những thập niên kế tiếp, giới chính trị và các nhà tư tưởng cấp tiến vinh danh nhóm Décembristes như những người tiên phong trong cuộc tranh đấu giải phóng nông nô. Họ cũng cố gắng, trên cách của họ, theo sau bước chân nhóm Décembristes. )

*/ Triết học Đức, đặc biệt tư tưởng của Schelling (1775-1854) và Hegel (1770-1831) gây ảnh hưởng mạnh trong thời buổi ấy.

*/ Một mối khích động khác đưa đến từ lý thuyết các nhà Xã Hội Chủ Nghĩa Không Tưởng Pháp (Proudhon, Cabet, Fourier) cũng cao bằng như hiệu quả tạo ra từ các tiểu thuyết của George Sand (1804-1876), về sau được vài kẻ xúi giục (trong số có Belínski) kết hợp với cánh tả Hegelianism, nhen nhúm hình thành ý nghĩ cách mạng giữa những người trẻ cấp tiến Nga.

Dĩ nhiên, Lermontov không thuộc vào bất cứ nhóm nào trong số đó. Ông chỉ làm thơ, những bài thơ trữ tình dài, ngắn; đồng thời viết kịch.

Cảm hứng từ tác phẩm Những Kẻ Cướp của Schiller (nhà văn Đức, 1759-1805) mang đầy âm hưởng bão tố nổi loạn rất thanh niên, và bằng một kiểu thức hoa mỹ, các kịch bản của Lermontov, Con Người Và Đam Mê (được đặt cho cái tựa bằng tiếng Đức, Menschen und Leidenschaften, 1830), và Một Gã Kỳ Quặc (Stránny chelovék, 1831) đã phản ảnh rõ rệt các luồng tư tưởng của sinh viên trong đại học Moscow lúc bấy giờ: “Căm thù chế độ Nga hoàng bạo ngược và sự đàn áp của chủ điền đối với giai cấp nông nô.”

Năm 1832, nhân cuộc xung đột với một giáo sư có đầu óc phản động, Lermontov rời đại học Moscow, tìm đến St. Pétersbourg. Tại đây, ông thi đậu vào trường Lục quân với chức vụ Thiếu úy.

Hai năm sau, 1834, nhà thơ được nhận vào đội Kỵ Binh Hoàng Gia Hussar, đóng tại Tsarkoye Selo, gần St. Pétersbourg.

Là sĩ quan của một trung đoàn lịch sự hợp thời trang, lại nắm trong tay những ưu điểm trẻ tuổi, đẹp trai và nổi bật trên nhiều mặt, nhà thơ chẳng ưa gì St. Pétersbourg lẫn cả việc quân sự, nhưng cũng sớm thích ứng với môi trường mới. Sự tự ý thức về thân phận mình được kềm nén lại. Cái thái độ Byronic bấy giờ chuyển sang bộ dạng của một gã hung hăng, ngạo mạn, bất chấp đạo lý, ưa bạo động, hay nhạo báng kẻ khác. Ông được giới thiệu với giới thượng lưu cao cấp nhất của xã hội St. Pétersbourg, nhưng những liên hệ họ tộc hay bạn bè vẫn không đủ để đem cho nhà thơ một vị trí ngất ngưởng trong cái xã hội đó. Sự hão huyền bị thương tổn được tỏ bày qua những bài châm chích vụn vặt và chỉ phần nào dịu lại bởi những chiến thắng trên trái tim các phụ nữ. Những tình yêu lãng mạn của thời kỳ Moscow bị xóa bỏ, nhường chỗ cho các cuộc phiêu lưu tình ái dễ dãi và phóng đãng, sau cùng là nhẫn tâm và tính toán kiểu rất Don Juan.

(Don Juan, nhân vật biểu tượng cho tinh thần tự do. Khởi nguồn từ huyền thoại dân gian, nhân vật này được đưa vào văn chương lần đầu qua bi kịch “El burlador de Sevilla” –Kẻ quyến rũ ở thành Séville) năm 1630, do nhà viết kịch người Tây Ban Nha, Tirso de Monila, soạn. Nhờ bản kịch, Don Juan trở nên một nhân vật phổ thông của chung mọi người, giống như các nhân vật Don Quixote (của Miguel de Cervantes), Hamlet (của Shakespeare) và Faust (của Goethe). Rồi lại biến hình thành nhân vật “anh-hùng-du-đãng” trong các kịch phẩm, tiểu thuyết, thi ca của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, huyền thoại về anh ta được phổ biến rộng rãi và vững vàng suốt qua bản đại nhạc kịch Don Giovanni của Mozart (viết ra năm 1787), kể chuyện chàng Don Juan khi đang ở vào điểm cao nhất trong cuộc sống phóng túng của mình đã quyến dụ một thiếu nữ quí tộc và giết chết cha cô ta, người đã cố gắng báo thù để rửa nhục cho con. Sau đó, nhìn thấy trên nấm mồ người cha có đặt một hình nộm để tưởng nhớ, anh ta suồng sã mời hình nhân này đi dùng cơm với anh ta. Không ngờ, chính ngay cái tượng quỷ bằng đá kia đã đến bữa tiệc thật, như một báo hiệu cho cái chết của Don Juan sắp xảy đến.

Trong bản văn nguyên thủy của tác giả Tây Ban Nha, những phẩm chất quyến rũ của Don Juan –như sức sinh động, lòng can đảm ngạo nghễ, và khiếu khôi hài- đã nâng cao giá trị sự kết thúc bi thảm của vở kịch. Sức hấp dẫn phát sinh từ những chuyển biến nhanh, tạo nên ấn tượng căng thẳng cho độc giả theo những truy đuổi chồng chất mà các kẻ thù của Don Juan đang dồn anh ta đến chỗ hủy diệt. Sự kích thích của bản văn cũng được tạo nên từ việc độc giả nhận biết rằng chàng Don Juan bị đưa vào bước đường cùng đã bất chấp mọi người mọi thứ, ngay cả đến sức mạnh quỷ thần của kẻ lạ mặt kia. Cuối cùng, anh ta từ chối sự chuộc tội và đời đời rơi xuống địa ngục. )

Tuy nhiên, bên dưới bề mặt này, Lermontov còn cưu mang trái tim của một thi sĩ và dần dần đạt tới sự trưởng thành chín chắn. (Cái bản chất lãng mạn đầy thi cảm chỉ được nổ bùng nhân cái chết của Púshkin sẽ xảy ra về sau).

III.

(1834 - 1837)

Thời kỳ 1832-1836, hiệu năng sáng tác kém hơn thời kỳ trước. Tính trữ tình đặc biệt hoàn toàn không có. Lermontov chỉ viết những bài tự do mang tính cách tục tĩu, hoàn toàn đối nghịch với dòng thi ca thời kỳ trước. Cuộc sống quân sự tạo ra một đối chạm với thực tế; do đó, thi ca Lermontov cũng chuyển hướng từ sự tự quan sát nội tâm của thời kỳ niên thiếu sang thô lỗ bộc trực. Những bài thơ của thời kỳ này dẫu không thể in ra được thì lại chính là những mầm mống đầu tiên cho các tác phẩm hiện thực sau này ông sẽ viết. Bản chất thật của Lermontov cũng được tìm thấy trong các diễn tả xoàng xĩnh vừa nói: “một tổng hợp của hai yếu tố, thực tế và lãng mạn nội tâm.”

Từ năm 1835, ông chuyển hướng nghiêm trang hơn trong việc viết lách. Mơ rằng sẽ trở nên ngang hàng với Púshkin trên lãnh vực thi ca, Lermontov cho xuất hiện một loạt các bài thơ không ký tên trên các tạp chí định kỳ ở St. Pétersbourg, trong đó, nhà thơ tỏ thái độ khinh bỉ cay độc, nhạo báng xã hội thượng lưu với những trò tiêu khiển thường lệ của nó.

Tuy nhiên, tác phẩm Lermontov thì quá chủ quan và cá nhân, đến nỗi chúng vang vọng giống như một tự truyện hay một bản thú tội trữ tình lãng mạn. Nhà thơ diễn đạt cơn bùng nổ không những chỉ trong các sáng tác ngắn (cảm hứng từ nỗi đam mê tuổi trẻ) mà còn trong các thi phẩm hoàn hảo về sau.

Phần đời đáng kể ở St. Pétersbourg và những quan sát về giới quý tộc triều đình đã làm nền tảng cho bản kịch thơ Buổi Hội Hóa Trang (Maskarád, 1835, xuất bản năm 1842):

“Arbenin là một tay cựu cờ bạc và một cựu Don Juan. Vợ anh ta, một thiếu phụ trẻ, tính nết đoan trang, bị mất cái vòng xuyến đeo tay. Bà Nam tước Strahl, một phụ nữ lẳng lơ, tìm thấy chiếc vòng ấy và trao cho Công tước Zvezdich, gã trẻ tuổi chơi bời phóng đãng. Theo một câu nói vô tình của vợ, Arbenin đâm nghi ngờ Zvezdich là tình nhân của vợ. Hắn trở nên điên cuồng vì ghen. Sau một thời gian cân nhắc tính toán, Arbenin quyết định thay vì giết Zvezdich, hắn lại dùng độc dược thuốc chết người vợ hắn. Trước khi qua đời, vợ Arbenin vẫn khăng khăng bảo mình vô tội. Sau đó, Zvezdich thú nhận rằng nàng đã từ chối sự đeo đuổi của hắn. Arbenin quỵ ngã trong tâm trạng tuyệt vọng, khổ đau.”

Dù có hơi cường điệu thống thiết với các nhân vật “không mang nhiều tính thật”, trên một phía, Buổi Hội Hóa Trang trình bày cho thấy nhiều điểm gợi cảm theo bức chân dung một con người đang mù quáng vì ghen; phía khác, soi sáng sự xung đột trong tâm hồn một kẻ tự đắc kiêu ngạo trước xã hội. Nhân vật Arbenin thách đố với xã hội và khẳꮧ định quyền hành, xây dựng cái Thiện và Ác của riêng mình. Đó là hình ảnh trở đi trở lại của Ma Quỷ, làm nên biểu tượng nổi loạn trong tâm hồn Lermontov để chống lại Con Người và Thượng Đế.

Buổi Hội Hóa Trang không phải là tác phẩm nghệ thuật lớn, nhưng lại là một kịch phẩm tuyệt vời.

(Lermontov viết sáu kịch thơ, nhưng chỉ mỗi “Buổi Hội Hóa Trang” là chiếm được chỗ đứng thường xuyên trong các buổi trình diễn kịch ở Nga. Năm kịch thơ kia, Những Kẻ Du Mục, Các Người Tây Ban Nha, Con Người Và Đam Mê, Một Gã Kỳ Quặc, Hai Anh Em, đều được viết ra trong thời kỳ sáng tác thứ nhất, mang tính cách hài hước lãng mạn. Không kịch thơ nào đượxuất bản trong thời sinh tiền của Lermontov. Riêng Buổi Hội Hóa Trang nhiều lần bị ty kiểm duyệt từ khước cho dù có sự thay đổi đặc biệt nào trong phần nội dung chăng nữa. Họ ghi trong bản báo cáo rằng tác phẩm này đã dựa trên vài dữ kiện thật để viết ra. Cuối cùng, vào năm 1842, một năm sau khi Lermontov đã chết, nó cũng được xuất bản, nhưng các cố gắng để đưa nó lên sân khấu đều gặp sự đối kháng dữ dội của phía chính quyền. Chỉ vào năm 1852, có vài cảnh trong kịch bản mới được cho phép trrình diễn, và phải đợi đến năm 1862, toàn thể kịch bản mới được chính thức thức xuất hiện trước khán giả. Kể từ đó, nó là một trong những tác phẩm trụ cột của sân khấu kịch nghệ ở Nga và Âu Châu.)

Lermontov là một thi sĩ lãng mạn kiểu Byronic. Sự mâu thuẫn gắn liền trong cá chất làm cho tư tưởng bị phân hóa, điều cũng đã từng xảy ra với Byron. Trong khi Púshkin thi sĩ có thể và đã dựng nên được một thái độ quả quyết khoan thứ trên cuộc đời rộng lớn, thì Lermontov lãng mạn lại thiên về khuynh hướng nhìn và đối xử với toàn thể cuộc đời bằng cái bản ngã thất vọng riêng. Ngôn ngữ trong nhiều bài thuở đầu tiên có thể được xem như hơi mờ tối. Nhưng dần dần, nhà thơ khai triển sự phong phú của chữ nghĩa, và cái khí lực trong những đoạn tả của ông đôi khi có thể so sánh ngang hàng với của chính Púshkin.

Mặt khác, thuyết hiện thực trong tác phẩm Lermontov thường xuyên sôi sục với sự hiềm thù, chống lại xã hội. Chẳng hạn, Sáshka. Sáshka là hiện thân cho một Don Juan xác thật, nhưng ít lãng mạn và kém lịch sự hơn nhân vật Don Juan. Viết ra năm 1835-39, đó là một thi phẩm châm biếm mang âm điệu cáu bẳn, hung hăng, đôi lúc mờ tối, lại non nớt, đầy tính tự cao tự đại, nội dung bao gồm những dữ kiện lý lịch về người bạn thi sĩ thân thiết thuộc nhóm Décembriste (hoàng thân Aleksandr Odoyevski), và về chính cá nhân nhà thơ. Bài thơ không thể in ra vì có nhiều đoạn quá tục tằn, không phải rút nguồn từ ngôn ngữ của Byron, mà là từ những lối nói lỗ mãng thô lậu trong nước Nga thời ấy. Mặc dù thế, cái ấn tượng chung tạo ra từ Sáshka thì rõ ràng lãng mạn.

Sáshka lưu lại dở dang và chỉ được xuất bản rất lâu (1862) sau khi Lermontov đã chết.

Cũng cùng mạch điệu nhưng không mang tính lãng mạn hay sự tục tằn của Sáshka, Vợ Người Thủ Quỷ (Tambóvskaya kaznachéisha, 1837-38) cũng bao hàm chủ thuyết hiện thực. Đó là một bài thơ hài hước viết theo thể tứ tuyệt, phần nào bắt chước Count Núlin của Púshkin nhưng với một chuyển biến cay đắng và kềm nén hơn, vẽ nên bức tranh về “các viên chức tỉnh lỵ, trong số có một viên thủ quỹ trung niên thua bạc, đem cầm cố người vợ đẹp của mình cho một sĩ quan kỵ binh.”

Toan tính thứ nhất về tiểu thuyết của Lermontov thời gian này là một tác phẩm dở dang mang tựa đề Cuộc Nổi Loạn Ở Pugachev, viết theo trường phái cuồng nộ của Pháp với sự trả thù đen tối kiểu Byronic trên nhân vật chính; trong đó các xúc cảm dữ dội thỉnh thoảng được làm cho nhẹ bớt đi bởi các màn cảnh thực tế tàn nhẫn.

Toan tính thứ hai là một cuốn tiểu thuyết viết về xã hội thượng lưu, Công Chúa Lígovskaya –cũng dở dang-, được nhà thơ bắt tay từ 1835-36 với sự cộng tác của người bạn tên Svyatoslák Rayévski. (Tác phẩm này mang nhiều phẩm chất cuốn tiểu thuyết Con Người Của Thời Đại Hôm Nay sẽ viết ra năm 1840; nhân vật chính trong Công Chúa Lígovskaya là phác họa đầu tiên của nhân vật Petchorin về sau trong tiểu thuyết kia.)

IV.

(1837 - 1839)

Tháng 1/1837, cái chết bi thảm của Púshkin trong cuộc đấu súng cùng Nam tước d’Anthes đã là một cú đấm thẳng thừng, làm xúc động toàn thể giới trí thức Nga thời ấy. Tuy nhiên, giới quyền hành không nhìn biến cố này bằng cặp mắt như vậy. Khi một tờ báo ở St. Pétersbourg cho xuất hiện nơi trang nhất hàng chữ đen đậm Mặt Trời Của Nền Thi Ca Nga Đã Lặn, Bá tước Benckendorf, giám đốc Sở Mật Vụ, đã kêu lên: “Tại sao tất cả mọi người chỉ đặt sự quan trọng chung quanh một cá nhân, kẻ đã không có được một địa vị quan trọng nào hết?” Tiếp đó, giới cung đình và thủ cựu thượng lưu lên tiếng giễu cợt “gã thi sĩ tồi có người vợ quá đẹp!”...

Tức thì trong khắp thủ đô thấy có phổ biến rất nhiều bản sao chép tay một bài điếu ca vừa cảm động, vừa cuồng nộ, tựa đề Cái Chết Của Một Thi Sĩ (Smert’ Poéta), nội dung vinh danh nhà thơ quá cố và quở trách kịch liệt giới trưởng giả cùng những kẻ bênh vực Nam tước d’Anthes, gọi, d’Anthes là “tên giết người không cùng chủng tộc” kẻ “không thể hiểu được giá trị ngần nào của cuộc đời một con người mà hắn đã sát hại”, gọi những kẻ xỉ vả Púshkin là “một đám đông đói khát, gáy bi bô nơi cung điện”, là “các tình nhân đê tiện của sự đồi trụy”, là “những kẻ đàn áp Tự Do, Thiên Tài và Vinh Quang đã thừa nhận cho một tên ngoại quốc giết chết Púshkin.” Bài thơ có một dòng, nhanh chóng được toàn thể dân chúng ở St. Pétersbourg biết đến như một câu tục ngữ: “Cây súng sẽ vững vàng trong tay kẻ giết người mang trái tim tàn nhẫn.”

(Bài thơ không được in ra trong thời Nicholas I còn tại vị, nhưng được sao chép thành vô số bản viết tay, khiến tên tuổi Lermontov vang lừng trên toàn nước Nga thời ấy. Năm 1856, nó xuất hiện lần đầu trong tập Polar Star của Herzen, xuất bản tại Luân Đôn. Hai năm sau, 1856, mới được chính thức in ra trong nước Nga.)

Một bản sao bài thơ cũng được kẻ vô danh gửi lên đương kim hoàng đế với câu viết: “Đây là lời kêu gọi một cuộc cách mạng.” Nicholas I lập tức ra lệnh bắt giữ tác giả có tính cách lật đổ ấy: Mikhail Lermontov, một sĩ quan 23 tuổi trong trung đoàn Hussar Phòng vệ Hoàng gia.

Sau đó không lâu, Lermontov bị trục xuất khỏi trung đoàn, và bị gửi ra tiền tuyến trong vùng Caucase, nơi người Nga vẫn còn tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại các bộ lạc địa phương chưa được bình định.

Tại vùng đất mới Caucase (địa danh mang một định số lạ lùng liên kết với cuộc đời, tác phẩm và cả cái chết của Lermontov sau này), nhà thơ được gặp những người trong nhóm Décembriste bị lưu đày đến đó, và được giới thiệu với giới trí thức xứ Géorgie (trong có thi sĩ ngoại hạng Ilia Chavchavadze, cha vợ của nhà viết kịch nổi tiếng Nga, Aleksandr Sergeyevich Griboyedov), cùng những thi sĩ Géorgie xuất sắc khác trong Tiflis (bây giờ là Tbilisi.)

*

Từ lúc ra đi, tên tuổi nhà thơ vang dậy trong giới văn chương thủ đô. Vì thế, cuộc lưu đày đánh dấu thời kỳ bắt đầu của một nghề nghiệp thi ca sáng chói nhưng cũng rất ngắn ngủi của Lermontov.

Bị quyến rũ bởi vùng thiên nhiên trữ tình và bị khích động bởi dân ca của người xứ Géorgie, Lermontov học tiếng địa phương rồi phiên dịch và làm tao nhã thêm bằng tiếng Nga cho câu chuyện Ashik Kerib của người dân miền núi. Lúc này, nhà thơ khởi sự xuất bản các tác phẩm của mình một cách đều đặn. Sự thành công tức thì tìm đến. Nét đẹp hùng vĩ của vùng Caucase chiếm chỗ đứng quan trọng trong thi ca Lermontov (luôn cả trong cuốn tiểu thuyết Con Người Của Thời Đại Hôm Nay ở giai đoạn cuối).

Tính kiêu ngạo, lòng đam mê, tình yêu và sự nổi loạn tâm hồn, đối nghịch với niềm yêu chuộng thiên nhiên, tất cả đều được phô bày ra trong các tác phẩm. Nên, ngay dù thi ca Lermontov (giống như nhà thơ tự nói) “thường xuyên đầy những đắng cay giận dữ” thì chúng cũng ứ đầy sự tán dương “nỗi diệu kỳ ngây ngất thách thức với thiên nhiên.”

(Những năm cuối đời, tính bi quan và biệt tài châm biếm của nhà thơ dịu bớt đi để trong thi ca ông, điều này ít được nhận biết. Trên các vần thơ trữ tình, bầu trời xanh vẫn chiếu xuyên qua những áng mây mù ảm đạm. Nhà thơ mong mỏi một sự hòa giải với Cuộc Đời và Thượng Đế. Hơn nữa, trong các câu chuyện kể thực tế, Lermontov, thi sĩ đam mê và lãng mạn nhất của nước Nga, đã trình bày ra cho thấy một nỗi thích thú hân hoan.)

Mặt khác, cuộc lưu đày giúp ông giải thoát khỏi ảnh hưởng của Byron. Tại đây, các thi phẩm tuyệt diệu lần lượt chào đời: Bài Hát Về Hoàng Đế Ivan Khủng Khiếp Và Chàng Thương Buôn Kalachnikov (1838), Vị Sơ Tu (1839). Nhà thơ cũng sửa chữa lại đến lần thứ sáu thi phẩm Ác Thần, đồng thời thai nghén trong óc quyển tiểu thuyết Con Người Của Thời Đại Hôm Nay.

Bài Hát Về Hoàng Đế Ivan Khủng Khiếp Và Chàng Thương Buôn Kalachnikov, thi phẩm duy nhất mang đặc chất dân dã trong toàn bộ sáng tác của Lermontov, được viết ra trong kiểu thức một thiên sử thi, thể hiện rõ ràng mạch điệu mới của thi ca Lermontov.

“Kalachnikov, một thương buôn trẻ tuổi ở Moscow, theo truyền thống Nga, đã thách thức một nhà quý tộc thân cận với hoàng đế Ivan Khủng Khiếp một cuộc chiến đấu tay đôi sau khi vị này xúc phạm và làm nhục người vợ của chàng. Trong cuộc chiến đấu, chàng tuổi trẻ giết chết nhà quý tộc bằng một cú đấm mạnh vào màng tang ông ta. Nội vụ đưa lên hoàng đế Ivan xét xử.

‘Có phải nhà ngươi đã hành động với dự mưu từ trước?’, hoàng đế hỏi.

‘Đúng vậy’, Kalachnikov thật thà trả lời. ‘Tôi đã cố tình giết chết ông ta, nhưng tôi sẽ không trình cho Ngài nghe lý do nào khiến tôi làm như thế. Tôi sẽ chỉ cho ông ta biết điều ấy trước mặt Thượng Đế.’

Hoàng đế nói:

‘Ngươi khá lắm, bạn nhỏ ạ. Một kẻ chiến đấu can đảm, dám trả lời ta bằng chính lương tâm của mình. Vì lẽ đó, ta sẽ ban thưởng tiền bạc để đền bù cho vợ góa và các đứa con mồ côi của ngươi. Kể từ hôm nay, ta sẽ ban phát tự do trong toàn cõi nước Nga rộng lớn. Về phần ngươi, ngươi sẽ phải chịu hình phạt chém đầu vì sự nổi loạn của mình. Ta sẽ cho mài cái rìu thật bén, bảo người đao phủ thủ trang sức đẹp đẽ và sẽ rung chuông cho tất cả dân chúng nước Nga hay rằng ta đã bày tỏ lòng khoan thứ của ta’.”

Hoàn thành năm 1837 nhưng phải đợi đến năm 1840, nhờ vào sự can thiệp mạnh mẽ với ty kiểm duyệt của Vassily Zhukovski (thi sĩ đạt được uy tín lớn trong triều đình), Bài Hát Về Hoàng Đế Ivan Khủng Khiếp Và Chàng Thương Buôn Kalachnikov mới được cho xuất bản. Tư tưởng giấu diếm trong câu chuyện là sự ám chỉ đến bi kịch gia đình của Púshkin, điều dễ dàng nhận biết đối với độc giả. Ngoài ra nó còn được đánh giá là một trong những tác phẩm bậc thầy trong nền văn học Nga.

Thỉnh thoảng, Lermontov cũng đạt được sự đơn giản mộc mạc và vô tư của Púshkin. Ví dụ, trong bài Borodino (1837, xuất bản năm 1839), nhà thơ diễn tả đến độ hoàn hảo những âm thanh, thái độ và tiếng lầm bầm hài hước của một cựu chiến binh già trong trận chiến Borodino, lúc bấy giờ đang kể lại cho một chàng tuổi trẻ nghe về cuộc xâm lăng đầu tiên của Napoléon vào nước Nga năm 1812.

Trong bài Di Chúc (Zaveshchánie), tính chất thương tâm được thể hiện thích đáng qua âm điệu khôi hài của một người lính bị thương gần chết, nhắn gửi với một chiến hữu đang sắp về phép những lời ao ước:

“Nếu có ai hỏi bạn
về tôi, như họ có thể
Bạn hãy nói rằng một viên đạn nào đó
đã bay suốt qua vùng ngực tôi...”
Lermontov cũng viết vài bài...
Phượng Các
#16 Posted : Thursday, March 31, 2005 10:15:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


THƯ GỬI TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
NHÂN ĐỌC “NƯỚC CHẢY QUA CẦU”

Tùy Bút

Trần Lam Giang

Mấy năm tôi đến sống ở đây, xa bằng hữu là điều buồn trong lòng nhưng bù lại, cũng có điều vui là được xa những lộn xộn vớ vẩn. Thân bằng phần vì sinh nhai, phần vì đường dài cách trở, ít lui tới chỗ tôi ở. Còn tâm giao, tôi tuyệt nhiên không có. Chẳng phải tuổi già khó tính trở thành cô lậu –nói như vậy có phần huênh hoang đấy; phải nói là cô độc quả văn mới đúng- mà vì nơi tôi ở, láng giềng toàn là “Mỹ trắng” không à! Chơi với ai? Chỉ quanh quẩn với ấm trà, quyển sách, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm. Xuân lại thu đi thấp thoáng bốn năm trời.

Tôi viết vòng vo quá, phải không? Đốc tật rồi chăng? Thây kệ, cứ để vòng vo, chi đâu mà vội mà gấp?

Hơn bốn năm nay tôi ăn chay. Còn nặng nợ với má đào nên chưa xuống tóc nổi. Rượu đôi sợi lai rai chưa dứt hẳn. Cựu bệnh đi về, đôi lúc đến xốn xang. Tu chẳng thành tu, tục không ra tục. Ờ, mà chẳng tu thì tục cũng nên, có gì đâu mà hư mà hỏng? Cứ tự nhủ như vậy rồi cười trừ một mình cũng xong chuyện. Đọc Luận Ngữ thấy thầy Khổng ăn uống rất cẩn thận, hay ăn gừng mà uống rượu lu bù, lại uống vô chừng. Chẳng biết đoạn này có do bọn Hán nho thêm vào không, nhưng cứ tin là nguyên bản như vậy cho sướng; nói khơi khơi vậy cho bớt nặng nề đạo lý Thánh Hiền. Chớ sao lại xưa thánh nhân văn chương cô diệu, ý tưởng sâu xa mà gần gũi với nhân tình, dù kẻ ngu phu cũng có thể đốn ngộ, phường hương nguyện phù phiếm viễn vông dù có trầm ngâm cau mày nhăn trán cũng chẳng ý thức được chi chi. Phương Đông không buông gốc bám ngọn, dịch lý đi từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Dòng nước chảy liên tục mà từ gần tới xa, người đến với người bằng trái tim, không bằng manh áo. Do đó êm đềm triền miên, không ồn ào xao động rồi phai nhạt. Hơi lẩm cẩm rồi chăng? Mà phải vậy, nếu không, e mất đôi phần cá tính. Nhưng này, con sông mà thầy Khổng đứng trên bờ nhìn dòng nước chảy rồi ngoảnh lại bảo môn sinh: “Cứ như thế, trôi chảy mãi, ngày đêm không ngừng”(*) với dòng nước chảy qua cầu của bạn có hao hao hình bóng nào không? Có chứ, phải không? Những gì đã có trong đời ta thì ta yêu dấu và không thể mất. Đọc tác phẩm, tôi thấy đâu đây như bạn đang nói với tôi, với các bạn và với tất cả độc giả của bạn rằng: “Qua rồi, không tiếc nhưng thương hoài!” Bạn gan lắm, cái gan của trượng phu.

Này bạn, tác phẩm của bạn thật lạ lùng. Tôi đọc dính mắt. Nhiều đoạn đọc đi đọc lại nhiều lần để thấm tình quê nước. Bút ký mà gói ghém hình ảnh quê quán non sông, gắn liền tình tự dân tộc để làm gạch nối đi về với lịch sử. Tham lam mà không ô nhiễm nét phô trương. Dễ gần gũi với người đọc. Đó là đứng về phía người đọc mà nói. Về phía những người viết thì còn tùy. Lúc này lôi thôi lắm. “Nhà văn” lẫn lộn với “chòi văn”. Thẳng thắn mà nói, dù cho sự thật mất lòng, có những “chòi văn” để lòng với nghệ thuật thì ít mà để lòng vào cái tên tuổi của mình thì nhiều. Có những ngòi bút viết chưa ra hồn vẫn thường tự xưng là nhà văn! Không biết xấu hổ với người đọc! Những ngòi bút, những “chòi văn” này thường hay đố kỵ, ố dễ đồng nghiệp. Vậy nên tôi mới nói, tác phẩm của bạn, về phía người viết, sự khen hay chê là tùy theo họ là “nhà văn” hay “chòi văn”.

Ở xa, ít gặp nhau, tôi cứ dăm ba bà cụ làm bạn cho thoải mái, cho đỡ nhớ bạn và Âu Cơ. Có phiền thì ráng mà chịu. Hai tác phẩm đang nằm cạnh nhau trên giá sách, Khách Lạ nằm cạnh Ghen, Camus cạnh Robbe-Grillet. Camus chấp nhận hiện hữu làm người dù vẫn là khách lạ ở cuộc đời. Robbe-Grillet không công nhận tình tự cảm thông giữa người với người. Với ông, nhân loại đang tiến đến cảm thông nhưng chưa đạt mức cảm thông.

Bông Giấy ơi, bạn khác hai ông này một bậc. Bạn di giữa cuộc đời mà bạn yêu dấu với tình cảm gắn bó thiết tha. Bạn chân thành, không làm dáng trí thức văn nghệ, cũng chẳng làm bộ đưa triết học vào văn chương. Tôi có cảm tưởng như bạn đã viết thẳng tuột những tình tự, những kỷ niệm bạn từng ôm ấp trong tâm hồn mình. Cũng chính ở đấy, ngay trong cõi lòng, bạn làm một cuô hành trình đơn độc giữa những gần gụi mà xa vời, giao cảm mà lãnh đạm; một người khách lạ trong chính con người mình. Cuộc hành trình trong cõi lòng của bạn có hoa thơm cỏ lạ và có cả lạ lùng với chính tự thân, triệt để hơn người khách lạ ở cuộc đời của Camus. Bạn chớ hiểu lầm mà trách tôi đã đem tác phẩm bạn so sánh với tác phẩm của nhà văn Tây, dù ông ta là ai đi nữa! Tôi có so sánh gì đâu? Tôi nào có làm công việc trái nghịch thẩm mỹ như vậy. Có chăng chỉ là tình cờ ghi lại cái cảm và cái nghĩ thoáng thoáng đến trong đầu để chia xẻ với bạn, thế thôi! Đừng giận, kẻo nhỡ tiếng đàn nặng nề thì buồn lắm!

Đã lỡ trớn, cho lỡ trớn luôn, ai có mích lòng, thây kệ. E dè, thun mãi cho thiên hạ bắt nạt sao? Con giun xéo mãi cũng oằn, huống chi tôi, đường đường một đấng ăn chay côn quyền. Bây giờ thì tôi làm công việc so sánh một chút đây. Tôi không sợ ai sất! Tôi so sánh cái cơ sở xuất bản và phát hành Văn Uyển của bạn với nhà phát hành Ấn Phẩm Nửa Đêm (les Editions de Minuit) của Alain Robbe-Grillet. Tôi chưa một lần đi Tây, chưa từng thấy cái les Editions de Minuit, nhưng có đọc về nhà phát hành ấy. Đó là một cơ sở thương mại giầu có, thuộc vùng yên tĩnh đẹp đẽ gần Bois de Boulogne. Đồ đạc trang trí trong nhà đơn giản với hai màu đen đỏ –ý là biểu tượng cho trạng thái chưa có cảm thông, giá sách rải rác trong phòng, bừa bãi một cách sắp xếp. Ghế dài, ghế dựa đắt tiền mấy chục cái lung tung một cách nghệ thuật. Căn phòng nhìn ra thảm cỏ và những chậu hoa tuyệt đẹp. Đấy là nơi mà Alain Robbe-Grillet đến Paris làm thương mại và thù tiếp thân bằng. Nơi ông sáng tác là một biệt thự lớn ở Normandie, vắng lặng yên tĩnh, không ai làm rộn.

Bạn thấy đó, người ta ăn ở thanh đạm một cách rất tốn tiền, người ta chủ trương “tân tiểu thuyết khách quan” một cách rất chủ quan, và người ta giầu, người ta nổi tiếng. Ăn thua là có biết khua chuông gõ mõ hay không. Khua và gõ cho khéo mới được. Có ai như bạn, cặm cụi âm thầm trong căn nhà cũ rích và thật cô đơn trên một con đường có nhiều cây cao xanh ngắt, thương mại chẳng ra thương mại, nhà ở chẳng ra nhà ở. Bên ngoài ồn ào bụi bặm, bên trong sách vở chật cả lối đi, đứng ngồi ké né. Bạn ăn ở hồn nhiên, người ta lo toan sắp xếp, nên bạn nghèo, người ta giầu. Bạn thuần phác, người ta trau chuốt nên nhiều kẻ ngắm nhìn vào văn phẩm người ta. Thế nhân mặt trắng thì nhiều, mấy kẻ mắt xanh tri ngộ? Bạn đã hiểu lẽ đó chưa? Giữa chợ đời, ai có biết ai nhân cách thấp cao? Kẻ nào ăn mặc bảnh bao là được vì nể, cho dù óc đặc như bùn. Ấy, cái chợ văn chương bây giờ cũng từa tựa như rứa. Vậy nên cũng chẳng trách mấy cái “chòi văn” hung hăng tự mình quảng cáo bừa bãi cho mình mà không ngượng ngập. Mất mát gì đâu mà phải thẹn thùng? Đời không biết đến, “chòi văn” vẫn là “chòi văn”, may ra số đỏ, “chòi” được nhìn lầm ra “nhà” cũng nên! Một anh bạn trách tôi khó tính: đã để tâm đến văn học nghệ thuật là đáng tuyên dương, còn hơn buôn bán bậy bạ kiếm tiền. Dù mua văn bán chữ vẫn còn hơn buôn tình tự quê hương để mua cửa mua nhà, mua xe mua cộ? Anh bạn ấy đúng, phải không? Tôi xin chịu phạt ăn chay một tháng không uống men cay.

Bông Giấy ơi, nhà xuất bản Ấn Phẩm Nửa Đêm ăn đứt Văn Uyển đủ điều, chỉ thua chút tình tự thôi. Đốt đuốc soi khắp trời Âu Mỹ, mấy khi tìm được mái nhà cư ngụ tam đại đồng đường, hiếu thuận ấm cúng, có tiếng trẻ nhỏ nhẽ dễ yêu, có tiếng đàn thanh cao âu yếm hòa với giọng nói yếu ớt của bà mẹ già gần 80 tuổi. Bạn là nội tướng của mái nhà đó, yêu thương tận tụy mà vẫn là khách lạ trong đáy lòng mình. Cuộc hành trình tìm chân diện mục bao hàm nhiều ẩn số mà chủ thể ở đời chưa được nhận thức? Tôi đọc tác phẩm của bạn, thấy sao viết vậy, có gì sai trật, xin lượng thứ cho nhau.

Bạn đừng thắc mắc tại sao tôi không viết giới thiệu tác phẩm và nhân thân tác giả? Tại sao tôi không làm công việc thẳng thắn phê bình hay bình luận chi tiết về tác phẩm? Bạn cũng thấy đó, như vậy thừa! Đã thừa lại còn thải nữa chứ! Mấy cái ”chòi văn” thường hay ngồi lê đôi mách, nhiều khi đến bụt cũng phải bực mình! Tôi, một thời u cư mọt sách, bạ đâu đọc đấy, đọc đến lung tung. Dĩ nhiên mọt sách cũng có cái thú của mọt sách. Cái thú cau mày tác phẩm này hay thích thú tác phẩm kia cũng là điều tốt cho kẻ nhàn cư đỡ vi bất thiện. Nhưng có một điều làm tôi khó chịu, mà oái oăm, tôi lại khó chịu với chính mình vì đã khó chịu điều này: Trường phái văn chương tị nạn đến nay chưa làm tôi hứng thú. Tôi bực mình với chính tôi: Rõ vô duyên, tại sao lại có trạng thái tình cảm ấy? Câu trả lời mơ hồ: “Không phải tất cả, nhưng mà chung chung mực chảy theo một quỹ đạo không mấy thênh thang, gần như khuôn sáo, dù là khuôn sáo mới, có khi còn mang tính chất văn chương bộ thông tin tuyên truyền!” Buồn ơi, xa vắng mênh mông là buồn! May còn được niềm an ủi là văn chương tị nạn không làm dáng đua đòi, khoác vào mình cái hình dáng văn chương thời thượng Tây Phương như một thời trước 75, nhiều tay cầm bút đã làm, để phô mình là trí-thức-hôm-nay!

Vùng đất hoang vu, bấy nhiêu năm, làm sao xây nổi lâu đài văn học nghệ thuật. Bây giờ đang lúc trăm hoa đua nở. Có hoa là đẹp, sao còn khó tính làm chi? Dù là vạn thọ hay bông hoa cối thì vẫn là hoa.

Tác phẩm của bạn là hoa thược dược giữa đám trăm hoa. Tôi đọc mà thú vị mãi. Lâu lâu, đọc lại vẫn thú. Một tác phẩm viết thật tâm tình...

Những hôm như hôm nay, nơi tôi ở trời đã vào thu, lành lạnh sương mù, ngoài vườn lác đác lá vàng rơi...

[]




(*) Tử tại xuyên thượng viết: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” -Luận Ngữ quyển thứ 5, Chương thứ 9 “ Tử Hàn.


PC
#17 Posted : Thursday, February 17, 2011 10:59:01 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

trang nhà của TTBG
http://www.tranthibonggiay.net
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.