Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233 Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
CẮT VÚ – RÚT RUỘT
Ông Nguyễn Hành, quán làng Cách bi (tục gọi làng Gạch) thuộc huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, sau khi đỗ cử nhân được bổ tri huyện Thủy Đường. Vợ là người tài sắc, nết na đoan chính, năm 1840 sinh một trai đặt tên là Cao, thì bốn năm sau, ông huyện nhuốm trọng.bệnh từ trần. Bấy giờ bà huyện mới hai mươi hai tuổi, mẹ con đưa nhau về ở nơi quê. Người quả phụ, hình bóng thướt tha, nói năng duyên dáng, không khỏi có nhiều người để ý. Ông Phan Khôi trước đây đã kể chuyện này trong báo Phụ nữ Tân văn:
Tên lý trưởng ở làng bên cạnh
Những toan dùng sức mạnh bẻ hoa
Lựa khi bà ở nhà ra
Đón đường bóp vú, trăng hoa ngỏ lời
Rằng: "hãy lâý ta đây thì khá
Không, đố nàng ở góa cho yên!
Là người, há phải là tiên
Dầu cho tiên nữa, có tiền cũng mua!"
Bà riêng nghĩ: “mình thua trăm lẽ
Yêú mà toan chống khỏe đươc sao?”
Cười cười nói nói ngọt ngào:
Xin cho hết trở sẽ trao tơ hồng...
Về, bà vẫn ung dung như trước
Sớm hôm lo cơm nước nuôi con
“Nuôi con cho lớn cho khôn
Rồi ta thấm máu mà chôn cái thù”
* * *
Lòng căm tức mấy thu ôm đợi
Cho bé Cao đến tuổi mười hai
Nhìn con như trái lê tươi
Nghĩ mình khó nỗi ở đời với con
Đằng lý trưởng bồn chồn giục mãi
"Tang hết rồi, vẫn hãy đợt mong!"
Bên bà cho báo tin thông
Hẹn ngày sắm lễ cúng chồng một dêm
Mời thầy Lý, làng trên xã dướt
Dự tiệc này, tiệc cưới hôm sau
Lý nghe mừng rỡ xiết bao
Ai hay sét đánh trên dầu đứa gian
Ngày hôm ấy, trước ban nghi ngút
Hương phun mây, đèn đuốc ánh hồng
Xóm làng đủ mặt tây đông
Ai coi mụ góa tế chồng thì coi
* * *
Ba lạy rồi, hẳn hoi đứng giữa
Giọng nghiêm trang kể rõ đầu đuôi
Rằng "từ nó phạm đến tôi
Tấm lòng tủi nhục chẳng nguôi bao giờ
Hiềm vì chút con thơ còn dại
Phải làm ngơ, lầm lũi qua ngày
Sống thừa cho đến hôm nay
Liều thân, tỏ tấm lòng này với ai"
* * *
Nói đến đây, bà cúi đầu làm lễ rồi cầm dao nhọn hoắt cắt bên vú đã bị làm nhục, vứt vào mặt lý trưởng, rồi tiện tay đâm luôn vào cổ mình, tự vẫn. Lúc ấy:
Trăm con mát đổ hoa đom đóm
Lưỡi thụt vô, răng cợp cợp hàm
Ai đời có gái phi phàm
Chết oanh, chết liệt, chết làm cho kinh
* * *
Sau khi mẹ chết, bé Cao được gửi tới học ông tú Nguyễn Gia Giao, xã Liễu Ngạn,phủ Thuận Thành, là chỗ quen từ lâu của gia đình. Ông tú rất nghèo, chỉ đủ cho trò sáng cơm chiều cháo; những ngày nông vụ thày trò phải đóng khố ra ruộng làm việc đồng áng.
Vậy mà đến năm 28 tuổi, Cao đỗ thủ khoa, được bổ tri huyện Yên Dũng, rồi thăng tri phủ Lạng Giang, bố chính Thái Nguyên, và tán lý quân vụ Bắc kỳ. Sau treo ấn từ quan khi hòa ước vớl Pháp được ký.
Năm 1885, Cao giúp Nguyễn Thiện Thuật việc huấn luyện chiến thuật du kích và chỉ huy nghĩa quân đánh phá nhiều đồn Pháp. Pháp hợp cùng quân của Hoàng Cao Khải và Lê Hoan, thắt chặt vòng vây khu Bãi Sậy, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tàu, Cao về nương náu tại làng Kim Giang, phủ ứng Hòa, Hà Đông, sau có kẻ tố cáo nên bị bắt. Người Pháp và Hoàng Cao Khải trách Cao là không có lòng trung nghĩa, hứa bổ vào chức cao nếu chịu ra làm việc nhà nước. Cao từ chối. Hoàng cho đem hình cụ tra tấn ra dọa. Cao mỉm cười:
_ Tôi đâu có sợ chết, sẽ có cách tự xử khỏi phiền đến ai...
Ông thò vào túi áo lấy mảnh sứ sắc cạnh đã giấu sẵn, mạnh tay khoét rốn, rút ruột ra vứt lên mặt Hoàng Cao Khải, hỏi:
_ Lòng tao đây, mày xem đoạn nào là không trung nghĩa!
Rồi thống mạ cả lũ, đến khi miệng trào máu. Thì ra Nguyễn Cao đã cắn lưỡi tự tử.
Khí tiết của con cũng lẫm liệt như của mẹ, vàng vặc ngàn năm...
Lãng Nhân
|