Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Linh Vang
NgocDung
#1 Posted : Monday, November 29, 2004 4:00:00 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0





RoseRose Roseheart Tên thật Bùi Mimi Lệ. Qua Hoa Kỳ năm 1975. Tốt nghiệp Kế toán Thương mãi tại University of Puget Sound ở Tacoma, Washington, năm 1986. Ðang là chuyên viên tài chánh cho tiểu bang Washington. Tác giả của khoảng 100 truyện ngắn, và một số tùy bút/tạp văn. Ðã cộng tác với Ðất Mới, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Cỏ Thơm, Văn Phong - tất cả ở Hoa Kỳ. Ðang cộng tác với Nhật Báo Việt Nam ở San Jose, nguyệt san Kỷ Nguyên Mới ở Virginia. Hội viên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/Trung Tâm Tây Bắc Hoa Kỳ, hội viên của Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Ðốn, thành viên trong nhóm chủ trương nguyệt san Kỷ Nguyên Mới. Hiện sống ở thành phố University Place, thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
RoseRose Roseheart
NgocDung
#2 Posted : Tuesday, November 30, 2004 9:11:32 AM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Linh Vang tên thật Bùi Mimi Lệ. Qua Hoa Kỳ năm 1975. Tốt nghiệp Kế toán Thương mãi tại University of Puget Sound ở Tacoma, Washington, năm 1986. Ðang là chuyên viên tài chánh cho tiểu bang Washington. Linh Vang có khối lượng viết khá dầy dặn bao gồm truyện ngắn, tùy bút, nhật ký và Tuệ Tâm ( mục trả lời thắc mắc bạn đọc ) mà tôi gọi bằng hai chữ rất đơn giản đó là "tâm tình". Nếu như tôi nói mục Tuệ Tâm của chị cũng như con người chị : mộc mạc chân thật và chan chứa tình người chắc hẳn trong các bạn đọc của Linh Vang không ai trách tôi cả bởi vì sự chân thật trong cách trả lời của chị ở mục này đã thắng thế và điều đó có lẽ đã khiến những dòng truyện ngắn chị viết, những truyện ấy có sức thu hút người đọc hơn. Những trò làm duyên làm dáng hay uốn éo trong câu văn đối với tác giả Linh Vang xuyên suốt qua hàng loạt truyện ngắn hay tùy bút của chị không hề có. Gộp những truyện ngắn (khoảng 100 truyện), những tùy bút, nhật ký của chị lại nếu nói thật lòng thì không có những câu những chữ nào để người đọc chiêm ngưỡng. Tôi nói vậy bởi có lẽ do chị sống ở hải ngoại quá lâu nên câu chữ và khá nhiều đọan của chị trong khá nhiều truyện ngắn không dịch nghĩa sang tiếng mẹ đẻ mà dùng nguyên tiếng bản xứ để miêu tả. Ở dưới mỗi truyện ngắn (ngoài một hoặc hai truyện chị có ghi chú dịch nghĩa ) đa phần thì chị cũng không ghi chú dẫn để một số bạn đọc không biết Anh ngữ hiểu được nghĩa của từ. Nhưng nói về tổng quát thì cách hành văn của chị lại gây được ấn tượng tốt mà rất hiếm có tác giả nữ ở hải ngoại nào làm lên được điều như thế, bởi vì cứ mỗi lần đọc và ngẫm nghĩ lại thì thật là sâu sắc, tạo được điều ấy là vì tất cả những điều chị viết đều nêu lên được thân phận của một "lớp người " sống xa nơi chôn rau cắt rốn, cuộc sống được nhiều người gọi là "thân viễn xứ". Truyện ngắn Linh Vang theo tôi hiểu luôn mang phong cách hiện đại , nhưng lại vẫn mang nét truyền thống xưa nay là thường giới thiệu những câu chuyện đã xảy ra và đã chấm dứt tại một thời điểm trong quá khứ, một số truyện ngắn của chị luôn cho ta thấy cách giới thiệu, mở đầu như thế ở truyện Bến yêu thương, Nhớ mãi một người vv, …vvv
Đó là cách giới thiệu câu chuyện thông qua việc giới thiệu tên tuổi, quê quán đặc điểm cá nhân, tuy ít nhiều mang tính công thức nhưng cũng phải nói rõ thêm ở đây ít nhiều các tác giả khi viết đã luôn giữ nguyên công thức này, ít nhiều câu chuyện được viết sẽ vẫn mang phong vị “cổ” truyền thống. Chúng ta thấy rằng tuy những truyện ngắn chị viết mang nhiều nét viết cho lứa tuổi “học trò“ nhưng cốt truyện cách viết này ở những truyện Đợi một chuyến bay, Em vẫn chờ anh, Thành phố hạnh ngộ vv, cho thấy khoảng thời gian ít nhiều tuyệt đối giữa những câu chuyện được kể và thời điểm kể, khoảng cách không gian, thời gian giữa người kể và câu chuyện.
Cách viết truyền thống xưa nay bao giờ cũng có một kết thúc trong quá khứ hoặc là nhân vật “chết“ hoặc là “họ lấy nhau “ hoặc là “người ta kể lại rằng“ ….vv, có nghĩa là khi kết thúc truyện bao giờ cũng là cái ác bị trừng phạt và có đức được phù trợ cho, ví dụ trong truyện “” Không chỉ là con mèo “” đó là một cách viết hiện đại xen lẫn truyền thống bởi bản thân cách kể ấy cho phép đặt dấu chấm hết câu chuyện. Nhân vật sau khi đã trải qua một loạt sự kiện, một quãng thời gian, một khúc quanh của cuộc đời để rồi kết thúc một số phận không cần phải băn khoăn thắc mắc trắc trở gì. Tác giả dường như không tham gia vào câu chuyện mà chỉ là “kể lại “.
Một số người khi trò chuyện với tôi đã cho rằng truyện ngắn của Linh Vang không mang nét gì đặc sắc cả vì khi đọc xong thì chẳng có gì đáng nhớ, hay đáng chiêm nghiệm cả, những mảnh đời chị viết ra “đâu đâu mà chẳng có“ hoặc là “đời sống thực nó thế rồi – ai chẳng biết “,”mình cũng đã từng gặp đâu đây mà thôi” nhưng theo tôi thì tác giả Linh Vang vẫn “” thổi hồn “” vào những câu chuyện tưởng chừng rất “đời thường” như thế bởi vì muốn hay không thì chị vẫn đưa người đọc vào chính giữa dòng chảy đang xảy ra của các sự kiện qua cách mở đầu :
“Những năm đó Trăng giả khùng để được ăn tiền khùng “ ( Còn đâu ả trăng ngày cũ ) “ Đời ta trầm như giòng sông nhỏ, nào ai biết được những khúc quanh co, sóng ngầm!” ( Mưa trên nỗi buồn )
“ -Ai kêu, ai xin, ba cũng gửi cho chi! (Ý như là bây giờ thì ông phải ráng chịu chứ than vãn cái gì!)” ( Ông Chiến đa tình )
“ Đã một năm rồi anh vẫn chưa có việc làm. Tiền thất nghiệp ăn sáu tháng cũng đã hết. Ngày nào anh cũng đọc báo kiếm giốp - cái việc này còn căng thẳng hơn là việc làm trước đây của anh! Vợ anh sau mấy tháng, tế nhị không hối thúc gì, nay đã bắt đầu than mọi thứ vật giá leo thang, tiền sưởi mùa đông tốn kém, thuế nhà thuế đất tăng, tiền phôn anh gọi về VN nhiều đủ để đi chợ một tuần...Nhưng anh nghĩ bụng anh còn có cha mẹ già, anh chị em, cháu chắt bên nhà, anh phải quan tâm.” ( Mất việc )
Những truyện Linh Vang viết không hề khép lại khi câu chuyện được kể
“ Nàng nghe chuyện không cảm động mà còn bĩu môi, đúng là đồ điên! “ ( Một mối tình không đáng kể )
“ Tưởng như đổi lại thời gian ngắn làm vợ của Nhân, Châu lời được một đứa con-là bé Thanh, rất ngoan.” ( Chiếc bóng bên đường )
Truyện của Linh Vang dường như không mấy khi có thể kết thúc được bởi những băn khoăn trăn trở và những hành động còn đang tiếp diễn của các nhân vật. Thậm chí qua lời kể chúng ta nhiều khi cũng suy nghĩ và hình dung được suy nghĩ, hành động tiếp theo của nhân vật. Trong truyện truyền thống, dù nhân vật có còn " sống " đi nữa trong câu chuyện, ta cũng chẳng thể biết hơn họ sẽ làm tiếp. Còn ở Linh Vang, chị biết kết hợp giữa những hoạt động đi, chạy quỳ, đăm đắm ngóng, bước những bước chậm rãi, đang đặt câu hỏi
“Đấy, bây giờ thì cô mới thấy là bố cô với tôi khổ tâm lo lắng như thế nào khi cô đi sớm về trễ? !!!” ( Về mái nhà xưa )
“Đời sống ngắn lắm, nếu mình cố thì hạnh phúc bình thường đơn giản cũng không phải là khó tìm thấy...Cứ chạy theo hạnh phúc ảo tưởng mới khó. Mà Trang thì cũng mệt mỏi quá rồi.” ( Cũng đành phải quên ) Nhân vật đầy những nỗi đau dang dở kéo dài trong chính thời điểm câu chuyện “Chỉ là một cái giốp nhỏ trả lương tối thiểu như vậy, mà người ta không bằng lòng khả năng làm việc của mình, mình biết làm ăn gì đây? “ ( Không chỉ là con mèo ) “dù ở thời buổi nào, ở xứ sở nào, thì người đàn ông vẫn có nhiều chọn lựa, nhiều lối thoát, nhiều con đường để đi, và khi xảy ra cho người đàn bà thì thảm kịch bao giờ cũng bi đát hơn.” ( Mùa xuân không còn ) . Rõ ràng "truyện" và "chuyện" đều là những kết cấu khép kín đang trôi trên trục thời gian hiện tại.
Trong truyện truyền thống, thế giới chẳng có gì giống thế giới chúng ta đang sống, bên cạnh một thế giới chủ yếu tồn tại như trong truyện cổ tích, trong ước mơ, những người anh hùng diệt quỷ ác là những người ở hiền gặp lành, cái ác luôn bị trừng phạt, là cuộc đời của những tầng lớp vua chúa qúi tộc anh hùng và dị nhân. Đó là thế giới của một quá khứ tuyệt đối. Nhưng điều mà Linh Vang có được với diễn giải chất phác thuần hậu của chị đó là loạt truyện ngắn với thế giới của những người bình thường, chẳng có gì là tinh quái kỳ dị cả. Những nội dung truyện chị xây dựng lên là nội dung hàng ngày muôn thuở của hiện thực, tình yêu, thất tình, mất mát, về thăm Việt Nam, ơn nghĩa, sự tham lam dối lừa và qua hệ thống từ ngữ miêu tả, kể chuyện mang tính thời đại. Chị như đứng trên một mặt bằng giá trị , chị cũng không có thái độ e sợ hay thành kính với những truyện đã viết, chính vì thế chị có thể thoải mái đi sâu vào tâm tư tình cảm nhân vật kể cả những nhân vật thuộc loại bấng đậc cao qúy, và những nhân vật bình thường và thấp hơn bình thường .
Trong truyện ngắn của Linh Vang thời tiết, quang cảnh, địa điểm vv, Lời tả cảnh , bình luận nên thời gian, chị tả hành động dẫn cho người đọc đi vào trung tâm câu chuyện bởi điểm nhìn người kể gây ấn tượng về tình huống có vấn đề cùng thời hiện tại, như ả Trăng ở ( Còn đâu ả trăng ngày cũ ) ...
Đó là những câu chuyện về cái đang xảy ra trùng thời gian và điểm nhìn kể chuyện . . Không chỉ chứng kiến chị còn như tham gia vào chính những biến cố ấy . ....” Tân Sơn Nhất. 7 giờ tối, mặt trời sắp lặn, đỏ rực. Máy bay C41 cất cánh đưa một đoàn người di tản mỗi lúc mỗi xa dần Việt Nam.” ( Hạt nắng cuối ngày )
.Khi miêu tả tâm trạng, điểm nhìn luôn đặt vào thời gian hiện tại để có thể diễn đạt giây phút nội tâm hữu hiện nhất. Đó là những điểm nhìn mà Linh Vang hoà nhập với điểm nhìn nhân vật cùng sống với giây phút biểu hiện của nhân vật đó là những “ Tôi “thay cho tên nhân vật kể - “Tôi nợ anh, dù gì cũng một thời gắn bó yêu nhau. Nhưng nợ tình cảm thì biết lấy gì trả đây?” ( Tình là cái chi chi ) “ Tôi dừng xe ở một khu ươm bán cây kiểng, bông hoa, tản một vòng, lựa mua một chậu lan. Chỉ là một nhánh lan mỏng manh bé nhỏ chưa ra hoa. Tôi muốn chăm sóc lan cho tới ngày nhìn thấy lan nở hoa, thấy được màu tím của hoa.” ( Một Nhành Lan ) “ Đêm đó, tôi nựng con, nựng chồng, thấy mình hạnh phúc. Chồng tôi lại vô tình, đùa, vợ cưng muốn gì đây? Tôi phì cười, nghĩ. Trời ơi, người gì mà vô tình quá, sóng gió đến nơi cũng không hay, chồng ơi là chồng. May mà cơn bão đã đi qua! “ ( Cơn gió thoảng )
Những truyện ngắn Linh Vang viết là những vấn đề hiện tại nhưng lại luôn đòi hỏi phải có hồi tưởng quá khứ để lý giải một điều cần giải bày một tâm trạng, một nỗi đau của hiện tại. Quá khứ sống dậy từ nỗi đau hiện tại “sau gần một phần tư thế kỷ...ở xứ người...một đám bạn cũ của Vân, của Đại Học Sàigòn, gặp nhau nhân dịp ngày Nhớ Sàigòn”. ( Tỉnh Mộng )
Đó là cách kể đầy cảm giác chủ thể với lời kể nhiều miêu tả đầy các từ láy, từ miêu tả tâm trạng, cảm giác tả thiên nhiên với những lời bình phẩm đánh giá ... không giống cách kể thiên về hành động sự kiện truyền thống
“ –Cháu tên gì?
-Đoan Trang.
Đoan, Đoan! Ông vụt hỏi nhanh:
-Còn mẹ cháu có phải tên là Khánh Đoan không?” ( Bức tranh ) .Đó là cách "hiện tại hoá"câu chuyện bằng cảm giác như một nét đặc thù khá rõ của phương pháp tự sự mới.
Trong văn học Việt Nam điều này biểu hiện rõ nhất trong lời văn từ thời “ Tự Lực Văn Đoàn " đến nay. Như chúng ta ai cũng biết vào đầu thế kỷ 20 nền văn học Việt Nam xuất hiện một loạt tác giả mới. So với những tác giả như Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Duy Tốn với những lời văn bác học biến ngẫu réo rắt du dương, cân đối nhịp nhàng thì lời văn của Hồ Biểu Chánh khá dân dã, thô mộc, trúc trắc. Nhưng chỉ khoảng mươi năm sau những lời văn bác học réo dắt du dương kia đã trở nên cũ kỹ đầy công thức khó tiếp nhận. Còn lời văn dân dã đời thường thô kệch của Hồ Biểu Chánh lại vẫn còn mới mẻ tươi nguyên. Điều ấy cho chúng ta một nhận xét : Lối nói , lối kể theo đúng lời ăn tiếng nói tự nhiên hàng ngày, không qua công thức, tu sửa , không qua " nghệ thuật hoá " hay " bác học hoá " sẽ giữ được " tươi mới " lâu bền Và như thế lời văn của Tự Lực Văn Đoàn cũng sẽ cũ hơn so với Nam Cao, Nguyên Hồng. Điều tôi muốn nói ở đây khi đọc Linh Vang đó là những nét rất gần với cái hàng ngày, cái đời thường mà không công thức khá tự nhiên và hiện đại vì thế phần nào những truyện ngắn Linh Vang đã " tiếp xúc với hiện thực " góp một phần vào sự giải phóng truyện ngắn khỏi tất cả những gì " ước lệ, khô cứng " ( Bakhtin ) là như vậy. Với cái nhìn tự sự vào hiện đại chưa hoàn thành. Truyện ngắn Linh Vang, tác giả nữ hải ngoại này đã có một vị thế luôn luôn " tiếp dẫn " luôn luôn " trẻ mãi " như dòng chảy không ngừng của đời sống .
Tôi không muốn dùng những câu từ hoa mỹ để nói về chị nhưng cũng có thể dùng những câu chữ thật lòng để nói về chị :Ví như có con chim đẹp ở bộ lông, bộ cánh, có con chim đẹp ở tiếng hót, và có con chim lại đẹp ở đường bay. Tác giả nữ Linh Vang là một hiện tượng trong những nữ văn sĩ hải ngoại đã hội tụ được tất cả những điều ấy bởi vì khác với tiểu thuyết, với truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn là "chuyện " phải có cốt truyện, mà người ta đọc rồi có thể kể lại cho người khác, gói gọn truyện đó, lột được cái " thần " của truyện đó. Hơn thế, như chúng ta đã hiểu, truyện ngắn luôn luôn là một sự cô đặc của một mảnh đời, một thân phận, thể hiện qua những tình huống cô đặc đến mức không thể cô đặc hơn được nữa. Có nhiều cách nghĩ về truyện ngắn, có người nghĩ về truyện ngắn họ bảo :- đọc một lần đầu người đọc xúc động vì cốt truyện , đọc lần thứ 2 người đọc sẽ trầm ngâm vì những gì tác giả chưa nói hết ( hoặc không thể nói bằng từ ) đằng sau truyện ngắn ấy, đọc lần thứ 3 người đọc mới chú ý đến văn phong, từ ngữ. Rồi bẵng đi một thời gian người đọc lại nhớ đến nó, lại đọc lại nó và mỗi lần như thế người ta càng cảm thấy đó là một truyện hay. Hoặc có người cho rằng cái còn lại của truyện ngắn, trước hết là cái " nhân bản ", sau nữa mới là văn chương ( hình thức thể hiện cái " nhân bản " ấy ). Rồi cũng có người cho rằng truyện ngắn luôn để lại một kết thúc mơ hồ xa vời đâu đó, cho nên truyện ngắn cũng không thể kể lại trọn vẹn được dù rằng nhắc đến vẫn bảo nhau là " đọc chưa ? hay lắm đó "" vậy kể lại cốt truyện đi "thì sẽ " - không đâu khó mà kể lắm ."
Với tôi, câu trả lời rất đơn giản khi nhiều người bạn hỏi tôi vì sao thích đọc Linh Vang ? vì sao tôi lại cứ khăng khăng bảo là thích đọc Linh Vang hơn , thậm chí có người còn nói “- ( nói về Linh Vang ư ? chẳng có gì để nói vì chị ấy viết truyện “học trò “ lắm ), khi nghe vậy tôi cũng chỉ cười trừ bởi có lẽ quan niệm mỗi người về truyện ngắn mỗi khác nhau, cuộc sống mỗi người cũng khác nhau và tâm trạng khi đọc, khi cảm cũng khác nhau, vậy tôi chẳng thể “ tranh cãi “ để được “hơn, thua “ gì khi nói “ thích “” hay “” không thích “ về một truyện ngắn hoặc về một tác giả . Tôi chỉ quan niệm là : Trong cái nhịp sống ào ạt bây giờ truyện ngắn rất có đắc dụng. Chẳng biết tôi có bảo thủ không khi nói rằng : - đặc biệt yêu thích truyện ngắn của Linh Vang hơn tất cả những tác giả nữ khác trong số những tác giả ở Việt Nam hay ở hải ngoại mà bạn bè thân thuộc thấy tôi thích đọc thường vẫn có nhã ý gửi sang tặng cho tôi. Lẽ cũng tất nhiên là tôi cũng không phủ nhận rằng cũng có một vài tác giả nữ khác tôi cũng thích đọc. Nhưng vẫn chỉ là câu trả lời đơn giản của tôi thôi, khi đọc những truyện ngắn, những tùy bút, nhật ký hay mục tâm tình của Tuệ Tâm của tác giả Linh Vang tôi chỉ thấy ở chị những cảm xúc sáng tạo rất giàu nữ tính, lực viết cuả chị khoẻ khoắn, dồi dào. Lối kể chuyện đằm thắm, duyên dáng, đôn hậu nhân ái, tinh tế vì thế mà cứ như có ma lực làm tôi cuốn hút .
Ở bài viết này tôi chỉ đề cập đến lý do vì sao tôi thích đọc truyện ngắn của Linh Vang , - vì Linh Vang kết hợp được cách viết truyền thống của truyện ngắn đan xen vào cái hiện thực của văn học, tôi thích cái dung dị bình thường trong đối đáp của nhân vật của đời sống thường ngày mà ta luôn đối diện hơn những câu chữ từ ngữ sắc sảo trau chuốt của hàng loạt hiện tượng truyện ngắn bây giờ. Còn những vấn đề khác thì tôi xin miễn bàn tới, bởi vì dù tôi và bạn đọc có từng “đi theo” những truyện ngắn của chị từ rất lâu, nhưng tôi và các bạn tôi chưa bao giờ đặt một câu hỏi riêng tư nào về chị cả. Âm thầm chúng tôi “theo chị” và cũng không đề cập đến câu hỏi theo dạng “phỏng vấn “như những bạn đọc khác:
- Chị bắt đầu viết truyện ngắn bao giờ ?
-Truyện chị viết có thật không? Chị lấy cốt truyện từ đâu?
-Sao chị lại dùng tiếng Việt để viết? (Chị sống lâu ở nước ngoài và hằng ngày đi làm chỉ tiếp xúc với người bản xứ) Chị có thắc mắc là chị viết cho ai đọc không?
-Chị viết có dễ không? Có chờ cảm xúc không? Chị có một thời khóa biểu viết lách nghiêm chỉnh không?
- Khi trả lời bạn đọc chị nghĩ gì ? có bao giờ có những câu hỏi khiến chị suy tư và khó trả lời hay không ? vv,...vvv
Đại loại là tôi chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện chị Linh Vang viết truyện ngắn vào lúc nào ? truyện đầu tiên của chị khi ấy chị bao nhiêu tuổi nhỉ? ...
Với tôi những truyện ngắn, những loạt tùy bút, nhật ký và trả lời bạn đọc của mục Tuệ Tâm khiến tôi thấy gần gũi chị hơn điều ấy là lý do để tôi nói vì sao tôi thích Linh Vang.

Nếu như người ta nói " Văn tức là người " thì khi đọc truyện ngắn của Linh Vang ta sẽ thấy được thế giới tâm hồn của người phụ nữ trong truyện của chị hiện lên khá rõ. Có vẻ như mỗi truyện ngắn của Linh Vang đều bám chắc vào một nguồn cơn có thật trong đời. Tôi nói điều ấy vì tôi đang liên tưởng đến những câu hỏi của nhiều khi xin chị giải đáp thắc mắc ở Tuệ Tâm. Đó là những mảnh đời rất thật, những câu chuyện rất thật. Có lẽ vì vậy mà mà khi chị viết những truyện ngắn của chị, những "đứa con tinh thần" ấy được bật lên từ một suy ngẫm, có lẽ đó là một trăn trở văn vị đã hơn một lần trở đi trở lại trong lòng chị. Đó là những nhân vật đa đoan nhưng không mất tỉnh táo, đắm đuối nhưng không quên bổn phận, những trạng huống dễ gặp nhưng khó tả trong đời được. Linh Vang diễn đạt bằng những câu chữ nhìn chung là chính xác và thật , chắc chắn và ít khoa trương. Những truyện ngắn của chị không diệu tài nhưng lại mang những thông điệp rất rõ ràng :
Đọc truyện ngắn của chị, tôi luôn thấy ở chị một phong cách " trữ tình đằm thắm " với những câu văn nội dung giản dị, mượt mà và cảm động .
Người đọc cảm thấy cái hay, cái đáng yêu, cái làm nên một cốt truyện chân thành và cảm động của Linh Vang qua những truyện viết theo phong cách trữ tình đằm thắm. Dường như đấy mới đích thực là chị. Truyện ngắn của Linh Vang trước hết thường hấp dẫn người đọc vì giàu chất đời. Rất chi tiết. Rất đa dạng.
Mọi chuyện diễn ra xung quanh ta rất đời thường , rất hiện thực đều được Linh Vang gửi gắm vào truyện ngắn của chị : “Còn tôi thì khi rời VN, quê cha đất mẹ, tôi chỉ mới năm tuổi, học chữ Việt vừa xong vần xuôi chưa qua vần ngược, dù nghe cũng khá rành vì bố mẹ và các anh chị lớn nói tiếng Việt ở nhà, nhưng tôi có thói quen nói tiếng Mỹ, vì có gì nghĩ trong đầu, nói ra nhanh hơn. Tôi học Shakespeare, Hemingway, Hawthorne, Faulkner... dễ dàng. Chỉ khi lâu lâu cuối tuần về nhà gặp lúc nghe điện thoại dùm và phải trả lời bằng tiếng Việt là tôi sợ, “( Còn viết được chữ Việt ) là một dạng “ truyện” được lồng trong những “câu chuyện” có thật trong đời sống về một “ lớp trẻ “ sinh ra và lớn lên tại hải ngọai, lớp trẻ mà đa số người ta luôn cho rằng “ mất gốc “ hay “ xanh vỏ trắng ruột “ chẳng mấy biết tiếng cha sinh mẹ đẻ, và cũng chẳng cần phải biết tiếng Việt . Nhưng khi viết truyện ngắn này Linh Vang đã thổi hồn lồng vào câu chuyện tình yêu để viết về một đề tài “ nóng hổi “” mang theo cả tính “ thời sự “ trong đó bằng văn phong nhẹ nhàng như chính chị . Đây cũng là một truyện khiến những bậc làm cha mẹ cũng cần phải suy ngẫm, cũng là truyện theo tôi được nhiều người đọc bên chúng tôi thích nhất .” Nghe các anh hát nhạc Việt, tôi đi học chữ Việt, nhờ đó mà lạc vô được thế giới văn chương Việt Nam. Nếu tôi không biết chữ Việt, chắc chắn là tôi vẫn có cơm ăn... ngày một bữa, chỉ là món ăn tinh thần mình chịu thiệt thòi mà mình không hay thôi.” ( Còn viết được chữ Việt ) Những câu chuyện chị kể lộ rõ nhiều nỗi niềm của con người khát khao yêu thương, cô đơn trống rỗng, hy vọng và thất vọng, đắng cay và ngọt bùi . Những chuyện ấy, nỗi niềm ấy có thể ngổn ngang và nhàm chán xung quanh đời sống của ta. Nhưng khi đọc từ Linh Vang thì lại rất rõ ràng đường nét, ám ảnh và mang nghĩ lý cuộc đời. Tôi nghĩ phải người nào sống nhân hậu, bặt thiệp mới viết được như thế .Xoay quanh đề tài chị viết đó là mảng đời sống cộng đồng của người Việt Nam ở Mỹ nơi chị đang sống. Nơi ấy có người bảo tôi rằng có những vùng người Việt đơn thuần chỉ dùng tiếng Việt để giao tiếp. Và đời sống cũng chẳng khác xa với Sài Gòn bao nhiêu. Cuộc sống cũng khắc khoải, cũng ồn ào, cũng đầu tắt mặt tối .
Đọc truyện của Linh Vang, tuy vậy không đơn thuần là những truyện tả chân như tôi nêu ở trên. Những truyện hay của chị được thổi hồn vào khiến người đọc nhiều khi bồi hồi xao xuyến thắc mắc suy tư thậm chí còn tìm hiểu hỏi chị xem "nhân vật ấy bây giờ thế nào ? thật sự vậy ư? Họ sống có hạnh phúc không?” ( Một nhánh lan ) là nhờ chính chị , người viết ( tác giả ) đã bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm ra một cái gì đó cao hơn của con người đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ ràng mạch lạc, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lý trí ...
Là những truyện đặc trưng rõ ràng hơn cái " tạng " của Linh Vang. Một nỗi buồn lan tỏa khắp mỗi câu mỗi chữ, nỗi buồn của tình yêu không thành, không tới hoặc có tới cũng ngậm ngùi ...cứ đi theo người đọc. Những nhân vật nữ trong truyện của chị được chị tả chân một cách tài tình.

Những hình ảnh như thế rất gây ấn tượng. Trong những truyện của Linh Vang chị như đau đau cùng nhân vật trong cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc của con người . Hạnh phúc dường như khó đạt tới, khó nắm giữ vì bao nhiêu điều ràng buộc nhiều khi thậm chí vô lý hay ngẫu nhiên. Một sự vật vã khắc khoải trong canh cánh trong mỗi nhân vật đặc biệt là các nhân vật nữ. Những nhân vật nữ trong truyện của chị được chị tả chân một cách tài tình là “ Nàng “ và “ Tôi “ là những cô gái đang được hưởng hạnh phúc tràn đầy nhưng họ lại nhiệt tình mà bất hạnh. Nhân vật nữ của Linh Vang thường rất cô đơn dường như tác giả quan niệm nó là một "mặt trái của yêu thương "( theo cách diễn đạt của Macket)
Trong những truyện của mình Linh Vang thường quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại, đang tan rã thế nào, bởi nguyên do nào. Gia đình là một đơn vị quan trọng của xã hội, là "hang ổ" cuối cùng của con người, dường như tế bào đó đang có những vết rạn nứt, những cơn sốc, những chia rẽ, ở những truyện như ( Một đời rồi cũng qua, Mưa trên nỗi buồn, Ra tù, Và mưa vẫn rơi ) và có thể là những khủng khoảng của sự cơ bản .( Ông Chiến đa tình, Chiếc bóng bên đường).
“ -Em quyết định rồi, em sẽ ở lại nhà với mẹ. Em muốn bù đắp cho mẹ những năm em đi xa. Mẹ có tội tình gì đâu. Cứ tưởng bao năm mẹ cứ bám lấy căn nhà chờ em về, thấy tội nghiệp mẹ quá. Em sẽ làm mọi thứ để mẹ vui. Em cũng sẽ không giận người mà bấy lâu nay em đã kêu bằng ba. Dù là ông đã chia cách mẹ con em, đã chia cách anh và em. Đằng nào ông cũng đã không còn sống nữa.” ( là nhân vật Ngọc trong - Có chăng đâu đây niềm hạnh phúc ) Lại thêm (Chuyện người chuyện mình, Sai ván cờ, Biết nói cùng ai?) . Có lẽ vì thế mà Linh Vang đã để tâm nghiên cứu khá kỹ những câu chuyện của các gia đình. Nhân vật của chị dường như không mấy khi được "thả" vào trong bối cảnh của một xã hội rộng lớn hay phức tạp mà được chị "nhốt" vào trong những tình huống tưởng chừng là chật hẹp nhưng lại rất đặc sắc .
Truyện ngắn của Linh Vang luôn có hai mặt như thế, chị vừa tả chân, vừa trữ tình đằm thắm . . Như đã nói trên " nếu gọi Văn là người " thì Linh Vang cũng không dấu mình trên những con chữ. Văn của chị có độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, ít ẩn dụ điển tích, cấu trúc đơn giản, nhưng thông tin cao.
Với Linh vang, viết truyện ngắn chị ít khi chú ý đến những "thoáng chốc" của đời sống mà quan tâm đến diễn tiến câu chuyện, đến cái chu trình theo tôi hiểu đó : Nhân - Quả của mọi việc. Đọc Linh Vang, thấy rõ một ngòi bút hoạt trong giọng điệu, lúc thật thà, lúc thâm trầm, lúc triết lý, có lúc lại đỏng đảnh, lại có lúc lại dịu dàng đến bất ngờ. Một lối viết có thể nói là có nghề có lẽ do được bổ xung bồi đắp bằng mẫn cảm của người phụ nữ, của những giải đáp thắc mắc mà nhiều người mong muốn ở chị nên những yếu tố đó đã giúp Linh Vang bình tĩnh khi đưa người đọc vào từng truyện ngắn của mình. Người đọc nhiều khi đã nghĩ chị viết " như chơi ". Nhưng tôi nghĩ tất cả những điều chị viết đều được bắt nguồn từ cái tâm trong sáng, hiền hậu của chị. Trong những truyện ngắn của mình Linh Vang hay nói về thời gian với những chiêm nghiệm, dự cảm về quá khứ, hiện tại, tương lai. Có lẽ trước cái chợn rợn hay chơi vơi trong khá nhiều truyện ngắn của chị mà người đọc thấy được cả một nỗi hoài cảm từ sâu thẳm trỗi dậy.
Đọc những truyện ngắn của Linh Vang trên mạng NET truyện nào cũng hay nhưng có vẻ hơi đồng đều, tâm lý bạn đọc hình vẫn thích những bước nhảy vọt, thích "một giọt nước làm tràn ly " nghĩa là có lẽ thích ở chị Linh Vang những truyện ngắn nào đó có khả năng làm sửng sốt, làm sôi nổi, làm bàn luận như truyện ngắn Ngọn Lửa .- đó là những truyện để lại ấn tượng và không quên, nghĩa là có dư ba, vang hưởng đồng vọng trong người đọc ở những mức cao hơn. Viết những dòng này tôi lại nhớ đến cái dạo có khá nhiều bạn đọc vì yêu thích truyện Ngọn Lửa đã viết tiếp cho kết thúc truyện mà chị bỏ ngõ cho người đọc suy ngẫm.
Tôi thích truyện ngắn của Linh Vang, những truyện ngắn vừa nặng chất tin yêu, vừa là một tấm lòng nhân hậu trĩu nặng những suy tư lại mộc mạc dễ thương. Tuy chị chưa có in thành sách để giới thiệu bạn đọc, để phổ biến rộng rãi hơn nhưng chị đã khẳng định được mình bằng bút pháp riêng; đó là lối kể chuyện truyền thống bằng ngôn ngữ biến ảo có sự pha trộn hiện thực và tâm linh. Như một bạn đọc của chị đã phát biểu: “Tôi rất thích lời văn của Linh Vang, không bóng bẩy, hào nhoáng, mà dung dị và gần gũi với mình hết sức!”
Bên cạnh công việc thường ngày của chị như lời giới thiệu trong trang web riêng ( http://www.geocities.com/linhvang ) thì còn có rất nhiều tờ báo, nhiều bạn đọc vẫn đang chờ đợi những trang viết của chị, có lẽ đó là niềm vui đối với chị trong cuộc đời cũng như cuộc sống thường nhật. Bởi vì tôi hiểu rằng công việc viết báo hay viết truyện không đơn giản như việc con "chuồn chuồn đạp nước " và tôi càng hiểu hơn viết văn hay viết báo không phải là một cuộc dạo chơi càng không phải là công việc để "vinh thân phì gia ". Người viết văn trước hết phải là một nghệ sĩ , biết yêu cái đẹp và xử lý một cách tài hoa cái công cụ ngôn ngữ của mình . , cái đó tạo ra cho nhà văn gần với đời sống hơn đến với nhân vật của mình trung thành hơn ở người viết, nhà văn chính đã là nhân vật trong tác phẩm của mình. Tôi tin ở chị Linh Vang như thế và bạn đọc của chị, các fans cũng tin như thế.

Tháng 11-2004
Ngọc Dung
NgocDung
#3 Posted : Sunday, December 5, 2004 9:50:52 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Ngọn Lửa

Buổi tối, Diễm ở thư viện về, bóng Diễm lầm lũi trên lối nhỏ xi măng giữa những đám cỏ. Sương mù dày trắng đục tỏa xuống, Diễm chỉ còn là một cái bóng di động ngả nghiêng. Những ngọn đèn tròn trong campus nhạt nhòa, vàng vọt. Hai dãy cao ốc nội trú yên tĩnh. Mấy cây táo đỏ trồng ở lối đi vào Sparks Hall giờ chỉ còn lại những thân cành trơ trụi khẳng khiu, người làm vườn của trường đã quét dọn những chiếc lá cuối cùng rơi rụng xuống đất tuần trước. Thỉnh thoảng đây đó cũng có một hai bóng lầm lũi đi trong sương mù như Diễm. Trời đêm đã lạnh ngắt. Diễm muốn bỏ tay vào túi áo cho ấm mà kẹt vì cả hai tay phải ôm chồng sách. Có tiếng người kêu sau lưng...Diễm...Diễm. Tiếng nghe lạ hoắc nên Diễm không quay lại, cứ thẳng bước mau về hall. Sửa soạn đẩy cửa thì cánh cửa kính đã mở toang, bất ngờ Diễm chúi người về phía trước. Đúng lúc đúng chỗ có một người lãnh nguyên đống sách của Diễm vào mặt. Anh ta la lên:

-Diễm! Em chơi ác quá! Anh đây mà.

-Lại là anh, em tưởng ai!

Diễm kêu lên mừng rỡ, rồi khoảng cách giữa chàng và Diễm rất gần tiện cho Diễm ngã ngay vào lòng chàng. Người chàng thật ấm áp, Diễm đang ở ngoài lạnh vào nên thấy dễ chịu. Sau đó, chàng không xuýt xoa kêu đau nữa, chàng hôn tới tấp lên mắt lên môi Diễm một cách tham lam.

Diễm kêu nho nhỏ:

-Anh ơi, đống sách của em.

Vừa kêu Diễm vừa gỡ tay chàng ra, rồi cúi xuống lượm mấy cuốn sách, chàng cũng cúi xuống phụ Diễm. Chàng dành ôm hết:

-Em học ở thư viện về à? Giọng chàng thật ấm.

Diễm gật đầu. Chàng có vẻ bằng lòng.

-Em siêng thật! Mới bắt đầu niên học mà tối thứ sáu cũng đi học. Hồi nãy kêu cửa không có em, anh tưởng em đã về Olympia rồi. Bài vở đã nhiều rồi sao?

Diễm cười giải thích:

-Chưa nhiều, nhưng đang muốn học thì học, bù lại những lúc lười. Mẹ gọi kêu về, em nói em bận không về được nên mai mẹ sẽ lên. Còn anh - Diễm trách nhẹ - Sao về không cho em hay?

-Sở gởi đi học ở Keyport, bất ngờ quá, định cho em hay nhưng rồi chỉ 2 ngày hôm sau là về nên làm em ngạc nhiên chơi. Nếu mà biết sớm hơn anh không dấu được đâu, vì bồn chồn quá.

-Ngạc nhiên quá đi! Em chưa đứng tim là may.

-Về đây mới hay thời tiết đang đổi mùa. Nam Cali vẫn nóng chang chang. Còn ở đây không có gì thay đổi.

- Sao anh bảo không có gì thay đổi. Mấy tuần trước, lá trở vàng đẹp quá đi, nhìn mấy cây phong đẹp quá. Ngồi học mà em cứ nhìn ra ngoài cửa sổ. Ai bảo em khô khan? Bây giờ anh có biết là anh lầm chưa, anh từng nói con gái học khoa học khô khan lắm. Anh còn nói " ghê" lắm mà cho đến bây giờ em vẫn không hiểu " ghê " là như thế nào.

Chàng thú nhận:

-Anh cứ lầm hoài Diễm ơi. Em ngoan hiền mà cũng bướng bỉnh nữa. Ở em, mỗi ngày là mỗi khám phá. Người như em, anh không bao giờ thấy chán.

-Thật không? Không chán mà bỏ em ở đây một mình!

Chàng tảng lờ câu trách móc nhẹ của người yêu, hỏi sang chuyện khác:

-Em ăn gì chưa?

Chàng hỏi rồi không chờ Diễm trả lời nói ngay:

-Anh đưa em đi ăn. Nào, em muốn cơm Mỹ, cơm Tàu hay cơm Việt? Cho em chọn lựa đó. Để anh đưa em đi. Em thích cái nhà hàng Tây mình hay đi.

Diễm nhõng nhẽo:

-Trời lạnh quá, em chẳng muốn ra đường! Nhất là trong này đang ấm.

Chàng vừa la, vừa ra lệnh:

-Đi ăn mà cũng kêu. Lên phòng mặc thêm áo vào. Rồi ra xe. Ngồi trong xe chứ lội bộ sao mà lạnh. Cứ ít ăn, em chưa học thi mà đã gầy quá rồi!

Diễm nũng nịu:

-Anh...anh chê em hở?

-Ừ, cứ để gầy ốm là không ai thương.

Giọng điệu của chàng giống như mẹ. Chàng như bà mẹ thứ hai. Diễm phụng phịu:

-Anh nói như mẹ.

-Chứ không phải sao. Cứ sợ lạnh nhưng không chịu mặc áo quần đàng hoàng. Rồi làm biếng ăn nữa. Phải ăn nhiều thịt vào...mới có đủ nhiệt ấm người được. Em lại cứ ăn ngọt, rồi đến giờ cơm không ăn được.

Diễm thở dài. Chàng săn sóc em làm chi để những ngày chàng ở xa, em ăn ngủ không được vì nhớ chàng. Thích săn sóc như thế sao không ở gần để mà săn sóc. Anh đi rồi, em cứ ngồi buồn trong giảng đường rộng lớn chẳng nghe thầy giảng chẳng ghi bài.

Ngoài đường trời lạnh buốt. Nhà hàng Pháp ở cuối đường Tyler. Diễm thích lối trang hoàng của nhà hàng này, sang trọng, ấm cúng, khăn trải bàn màu trắng có thêu. Trên bàn chưng hoa hồng đỏ, chỉ một cánh hồng thân dài. Đèn mờ thơ mộng. Nhạc êm dịu. Bồi bàn mặc tuxedo. Chàng cũng thích nhà hàng này, nhưng dạo đi học thì chàng làm gì có tiền để đưa em vào đây thường xuyên, chỉ những hôm vừa lãnh được tiền mượn ở trường thì mới làm sang - và rồi vừa ăn Diễm vừa lẩm cẩm lo ngại cho cái túi tiền của chàng. Chàng hay nói bao giờ anh ra trường đi làm thì dẫn em đi ăn cơm Tây mỗi cuối tuần. Tuy nói là thích đi ăn nhà hàng nhưng vào đây Diễm lại thích ngồi ngắm chàng hơn là ăn, dịp duy nhất ngắm chàng kỹ càng. Ngắm mãi mà lần nào cũng nhất quyết cho là chàng đẹp trai nhất trong thiên hạ. Diễm ngắm khi chàng cười. Diễm ngắm khi chàng ăn, Diễm ngắm khi chàng nói. Chàng không bao giờ ngờ lúc con nhỏ chăm chú nghe chàng nói là lúc con nhỏ say mê ngắm chàng.

Tối nay, Diễm thích ngồi cạnh chàng. Chàng đã xa Diễm một mùa học. Bồi lịch sự đưa hai người vào trong chỉ chỗ ngồi. Thay vì ngồi ghế đối diện, Diễm nói nhỏ với chàng xin chọn cái ghế hình chữ U để Diễm với chàng vẫn là ngồi chung một ghế. Diễm thì thầm...Em muốn dựa vào người anh - và định nói...cho ấm, nhưng rồi lại lười biếng cắt câu nói ở đó. Chàng cười nhẹ không nói gì. Rồi sau đó bỗng nhìn Diễm thật lâu, chàng nói:

-Diễm, em còn trẻ!

-Dĩ nhiên rồi! Em mới 20.

Chàng ăn nói khác thường quá đi. Diễm cười cười hồn nhiên nói:

-Em lúc nào cũng sẽ trẻ hơn anh. Vì em đẻ sau anh mà. Và cũng tại anh hay lo nữa.

Suốt buổi ăn chàng không nói gì nhiều, Diễm có hỏi gì thì chàng cũng chỉ trả lời cụt ngủn. Gặp chàng, Diễm vui quá nên cứ huyên thuyên kể chuyện trường, chuyện lớp học, chuyện campus. Học thì vui, mà thi cử làm bài ngán quá, giá gì mướn ai thi cho mình hả anh? Chàng nhăn mặt không bằng lòng câu đùa giỡn của Diễm. Chàng la chuyện học hành không giỡn được. Diễm nhún vai dỗi hờn, em nói giỡn mà. Mấy lần chàng kêu tên Diễm nho nhỏ, ngập ngừng muốn nói điều gì nhưng nghĩ sao rồi lại thôi. Chàng ngồi đó mà tâm hồn chàng để ở đâu, thỉnh thoảng Diễm nghịch ngợm sờ mũi chàng để kéo chàng về với hiện tại mà chàng không cười. Cử chỉ đút vào miệng Diễm những muỗng kem dâu ngọt ngào như thể là chàng làm lấy lệ.

Sau buổi ăn thấy còn sớm, Diễm đòi chàng đưa đi coi movie xuất khuya.

-Không, em phải về nghỉ sớm. Anh lắc đầu.

-Em chưa có test mà anh - rồi Diễm nũng nịu - biết bao giờ anh mới về nữa...

Chàng không nói gì. Trời đêm lạnh ngắt, sương mù trắng đục quanh những ngọn đèn đêm. Đường loang loáng ướt, không phải mưa mà là sương đêm. Từ nhà hàng bước ra chỗ đậu xe, hai tay Diễm ôm chặt lấy cánh tay chàng, Diễm nói ra hơi thở:

-Lạnh quá anh nhỉ? Em nghe đài khí tượng nói năm nay sẽ lạnh phá kỷ lục luôn.

Chàng cũng không nói gì. Bước đi vài bước, bỗng chàng xoay người ôm lấy Diễm, hỏi nhỏ vào mắt Diễm:

-Anh hôn em được không?

Từ trước đến giờ có bao giờ chàng xin phép để được hôn Diễm đâu. Rõ lẩn thẩn! Diễm nghĩ bụng, rồi nghịch ngợm quay về hướng khác để tránh nụ hôn, nũng nịu trả lời:

-Không!

Chàng vờ không nghe cứ xoay mặt Diễm, kéo lại thật gần, và hôn tới tấp. Hơi thở chàng nồng nàn, phảng phất mùi rượu...phà vào mặt Diễm. Chàng không hay uống rượu, nhưng đêm nay chàng đã kêu rượu, Diễm nghĩ có lẽ chàng vui mừng vì gặp lại người yêu sau bao ngày xa cách. Lúc đó, Diễm cũng nhâm nhi một chút. Bây giờ, chàng hôn tưởng như chàng sẽ mất Diễm. Tưởng như chàng sẽ không bao giờ được hôn Diễm nữa. Tuy có ngạc nhiên vì cử chỉ của chàng nhưng Diễm lại thích những lần đam mê bất ngờ như thế này nên cũng đã vui sướng ngất ngây ghì chàng hôn đắm đuối. Hai người cứ thế mà hôn nhau ngay ở bãi đậu xe. Chàng có vẻ không quan tâm tới việc người khác nhìn thấy hai người hôn nhau, cũng may là giờ này vắng khách lui tới ăn uống. Với lại nhà hàng Pháp, chỉ toàn là khách dị chủng nên không sợ người Việt thấy. Chàng cứ ghì chặt lấy Diễm không chịu buông tha. Hồi lâu Diễm đẩy nhẹ chàng ra.

-Anh...Diễm kêu nho nhỏ.

-Anh thương em...Diễm, em phải biết là anh thương em.

Diễm bấm nhẹ vào tay chàng âu yếm:

-Em biết!

Trên đường về lúc gần tới đại học xá của Diễm, chàng tự nhiên nhảy mũi lia lịa. Trời không phải tháng tư để bông hoa tiết phấn độc làm chàng nhảy mũi, nhớ lại Diễm mới là người có bệnh cúm dị ứng mà. Diễm vô tình cười trêu:

-Ai đang nhắc anh, không phải em, em đang ngồi cạnh bên anh mà.

Chỉ là một câu nói đùa mà chàng lúng túng thấy rõ, chàng lắp bắp trách:

-Sao...sao em lại nói vậy?

-Thì...khi mình nhảy mũi lại không cảm cúm gì hết thì...chắc là có ai nhắc rồi! Không phải sao?

-Em chỉ nói...bậy! Chàng cười miễn cưỡng, nét mặt đăm chiêu.

Chia tay ở trước phòng dorm, chàng lại hôn Diễm thật dài, thật lâu...

*

Sáng hôm sau, lúc Diễm còn đang ngủ nướng thì có người gõ cửa phòng. Trời ơi! Một sáng nhàn cư của người ta! Diễm không có lớp học sớm. Diễm càu nhàu nhưng rồi cũng ra mở cửa. Tưởng ai, thì ra là người giao hoa đem đến một chục đóa hồng nhung. Ôi! Đó là loại hoa biểu lộ cho tình yêu. Người ta có yêu mình người ta mới tặng hoa hồng. Nhìn vào cái thiệp nhỏ biết là của chàng gửi cho Diễm. Love you forever...Chàng viết.

Chàng biết Diễm mê hồng nhung. Từng nói bao giờ anh đi làm thì em sẽ nhận hoa hồng đều đều.

Nắng lên cao rọi vào phòng ấm áp. Ngoài kia trời mùa thu đã bắt đầu lạnh. Diễm đặt bình hoa lên bàn học. Bình hoa lớn quá nên không cân xứng trên cái bàn nhỏ nơi Diễm thường chỉ có một bình nhỏ cắm một nhánh hoa thôi.

Còn đang nằm ngắm hoa thì phôn reng. Chàng gọi:

-Diễm hả?

-Em đây - Em nghĩ là chàng gọi rủ em đi ăn sáng. Nhưng không, bên kia đầu dây bỗng dưng có một sự im lặng lạ lùng. Em chờ đợi rồi tưởng như chàng không còn bên đó nữa. A lô! Anh còn đó không? A lô! Mấy phút sau chàng mới trả lời. Chàng không rủ em đi ăn phở. Chàng không rủ em đi ăn Denny's. Chàng nói chàng sắp lấy vợ, chàng không thể lấy em. Chàng thở dài...

-Em còn trẻ...Đời em còn dài...Em sẽ gặp một người xứng đáng hơn anh.

Hai năm trời, giờ chỉ còn là một câu nói ngắn ngủi. Đơn giản vậy sao? Lúc đó, Diễm vẫn tưởng chàng nói giỡn dù biết chàng chưa bao giờ đùa giỡn về chuyện hôn nhân. Hai người chưa một lần nghiêm trang hứa hẹn điều gì nhưng trong mấy năm quen nhau đã ngấm ngầm nghĩ là của nhau, sẽ lấy nhau. Việc đơn giản có thế thôi. Chàng, con trai út có bốn bà chị đã lập gia đình. Mẹ chàng già hơn mẹ Diễm nhiều. Bà đã 60 tuổi, và mẹ Diễm chưa tới 40. Dù vậy, hai bà ngồi lại với nhau vẫn có chuyện để nói. Lần nào Diễm ghé chơi, mẹ chàng cũng bắt Diễm ở lại ăn cơm, hình như bà sợ Diễm đói. Có lần chàng nhận xét: Má anh cưng em còn hơn cưng anh, bà lo cho con dâu tương lai của bà dữ quá. Ai đời mẹ chồng lại săn sóc nàng dâu! Diễm cười cười dâu Mỹ mà anh, má anh tân thời lắm, em thật là may mắn đó. Em có tới hai bà mẹ lận, anh đừng bày đặt ăn hiếp em.

Diễm cứ cười khúc khích trong phôn và mắng yêu chàng nói bậy. Diễm chưa thấy đau, như nhổ cái răng khôn mà có thuốc tê nên chưa thấy đau, mãi sau đó khi thuốc tê không còn hiệu nghiệm nữa thì mới biết đau. Quả là sau này, Diễm đã đau thật khi chàng mịt mù bóng chim tăm cá. Không thư từ, không điện thoại. Chuyện quan trọng, chàng không bao giờ nói giỡn, chàng đã nói thật. Diễm ốm liền mấy tháng. Diễm phải bỏ một khóa học. Người mòn mỏi đợi chờ. Trong giấc ngủ mộng mị chập chờn, Diễm cứ nghe tiếng chàng thủ thỉ. Thật gần...Anh thương em, Diễm ơi. Sau đó, bao lần Diễm muốn tìm kiếm chàng, muốn nghe chàng giải thích phân bua. Vì sao? Diễm muốn biết. Chỉ thế thôi, rồi không kéo giữ, không nhỏ lệ, đường chàng, chàng cứ đi. Nhưng Diễm không biết đằng nào mà tìm. Bà mẹ già chắc cũng về sống chung với một trong mấy bà con gái ở tiểu bang khác? Mà nghĩ cho cùng, tìm kiếm để làm gì chứ? Sợ Diễm còn có đủ nghị lực để thấy lại mặt chàng? Và mẹ Diễm, bà thấy đau lòng thắt ruột mà không làm được gì giúp con. Rồi đó cũng là lúc Diễm nghe chàng lấy vợ từ miệng một người thứ ba. Mộng của Diễm đã tan vỡ, mà con đường chàng đi cũng chẳng thơ mộng gì. Mùa thu năm đó cảnh vùng Tây Bắc chưa bao giờ buồn thảm đến như vậy!

*

Mỗi lần nhớ lại những cử chỉ của anh, em cứ se thắt cõi lòng. Thắc mắc sao anh không nói huỵch toẹt những điều anh muốn nói, mà lại luẩn quẩn vòng vo cho em khổ nhiều. Anh thương em lắm mà. Anh từng nói anh chỉ muốn săn sóc một người...suốt đời! Người đó là em. Anh cười khi nói điều đó. Thương em, anh sẽ không bao giờ làm khổ em. Diễm đau xót. Nhưng, anh đã làm khổ em. Anh không giữ lời hứa, anh đi lấy người khác, người ta cấm anh săn sóc em. Trời ơi! Anh đã phụ bạc. Anh đúng là người đểu cáng, nuốt lời - mà sao em vẫn không nghĩ anh là mẫu người đó được. Với tâm trạng hụt hẫng mất mát, em mất thăng bằng. Bạn bè nói em khờ dại quá, mình có thân thì mình phải lo cho mình chứ. Đừng khùng điên khổ sở vì một người đối xử không tốt với mình! Tụi nó thương em nên mới nói như vậy. Huyền Lan lo cho em nhiều nhất. Bỗng dưng từ vụ đau khổ này mà em tìm được một con nhỏ bạn thân. Trời lạnh nó đội mưa ra cái quán mở suốt ngày suốt đêm mua cho em bát cháo gà nấu với legume. Đưa cho em viên Tylenol giữa giờ Triết học. Trấn an mẹ nói là có cháu ở gần dì đừng lo. Nghe xong mẹ càng lo. Bà thấu hiểu nỗi đớn đau này. Bà đã khổ một lần. Người đàn ông họ Sở đó là...bố em! Ra đời lớn lên em chưa bao giờ nhìn thấy bố, cũng chưa bao giờ gọi ai là bố, mẹ ở vậy nuôi con, mặc dầu sắc đẹp của mẹ trên trung bình có nhiều người đàn ông ngắm nghé săn đón. Ngày xưa, mẹ đã từ hôn một người khoa bảng giàu sang để yêu bố làm ông ngoại buồn xấu hổ với bà con láng giềng. Nhưng chuyện tình của em với anh thì khác. Mẹ quí mến anh. Mẹ nói nó hiền. Mỗi lần đến chơi nhà, anh giúp mẹ những việc nặng nhọc như giựt máy cắt cỏ, cắt nguyên đám cỏ trước, đám cỏ sau. Mẹ cảm động coi anh như con trai của mẹ. Tin anh lấy vợ làm mẹ ngạc nhiên. Đoạn kết thay đổi không ngờ. Mẹ giận anh vì thương con, mong chuyện không phải là vậy. Mẹ không ngủ được, nửa đêm cầm phôn gọi con hỏi con có bình an không, báo hại Huyền Lan cũng bị đánh thức dậy rồi mất ngủ luôn.

Lúc đó, Huyền Lan đã dọn vào ở chung với em. Nó săn sóc em từng li từng tí. Nó nói:

-Tao thương mày như em gái - Sao lại là em trong khi nó đẻ sau em vài tháng?

-Tao sẽ nhớ ơn mày.

-Bày đặt hoài. Chỗ bạn bè. Mọi việc rồi sẽ qua. Sau cơn mưa rồi trời sẽ sáng. Rồi sẽ không có gì. Chỉ là một trận gió tình yêu thổi qua làm mình chóng mặt một chút vậy mà. Mình là con gái đẹp, để cho mấy ông con trai chạy theo quỳ lụy khổ sở chớ tội gì mình khổ sở. Con gái Việt xứ này quí như vàng như ngọc. Dại thì thôi!

Nó canh em như canh bò. Nó sợ em làm bậy. Uống thuốc ngủ hay nhảy lầu chăng? Cả hai phương pháp đó đều có người ở đại học xá này thực hiện rồi. Nhỏ Thủy gốc gác ở Vancouver buồn chán chuyện gì mà uống thuốc ngủ năm ngoái? Một thằng Hawaii nhảy lầu chỉ cách đây vài tuần. Con nhỏ uống thuốc ngủ bị bơm ruột được cứu sống. Thằng nhỏ chết tươi vỡ đầu sọ óc bắn tung tóe, báo chí đăng chán đời vì gãy lớp không biết nói năng với ông bà già làm sao. Cái chết của thằng này cũng dễ sợ như cái chết của văn hào Ernest Hemingway của Mỹ...Ông có 4 vợ: bà thứ nhất hơn ông 8 tuổi, bà thứ nhì hơn ông 4 tuổi, bà thứ ba thua 9 tuổi, bà thứ tư nhỏ hơn nữa, năm ông gần 50 còn mê một cô 19 tuổi. Chuyện tình cảm lung tung quá. Mới ngoài 60 tuổi, ông tự tử chết bằng súng. Hồi trước Diễm nghe nói ông tự tử vì không có tiền trả thuế má ông nợ, mới đây đọc tiểu sử của ông mới hay ông chết đi để lại tới 1.6 triệu cho vợ, đâu phải đã nghèo, so với đầu thập niên 60. Cằm, miệng, và phần dưới má còn dính với thân, phần trên của cái đầu bắn văng tung tóe. Máu, xương, răng, tóc và thịt dính tùm lum trên vách, trên trần, trên thảm. Bà vợ phải bước qua những phần đầu tung tóe khi bước xuống cầu thang để tìm xác ông. Bà đã khóa tủ súng mà lại để quên chìa khóa ở nhà bếp. Những năm sau già cả lụm khụm lú lẫn, bà vẫn còn bứt rứt vì nỗi một lần sơ ý, chỉ một lần! Ông sống ích kỷ, làm khổ mấy bà vợ, mấy cô nhân tình, chết rồi vẫn còn ích kỷ làm khổ những người ở lại!

Nhưng anh ạ, em không có can đảm làm những việc đó. Em cứ tiếp tục sống và khóc lóc thất tình vì anh. Cứ tiếp tục nghe văng vẳng cú điện thoại của bác Khanh gọi méc:

-Cháu biết không...thằng bạn của cháu, cái thằng tên gì nhỉ? Lấy cái con mẹ có 5 đứa con riêng, già khú đế, nó là trai tân, làm đám cưới lớn nữa...mời tới 500 người. Con mẹ này có tiền. Nghe nói ông chồng chết...cũng có thể là đã ly dị - thời buổi này mà cháu, bác không rành chuyện người ta - cái mặt đó không hiền đâu, bác nhìn là bác biết chớ. Cái thằng hiền lành, đứng đắn... vậy mà gặp vợ gì đâu! Duyên số hết cháu ơi, người ở gần không đi lấy lại đi lấy người ở xa.

Nghe bà nói, lòng em se thắt lại, trái tim đau nhói.

Cho đến bây giờ Diễm cũng không hiểu tại sao chàng làm như vậy, chỉ biết một điều, và dù có ai nghĩ khác đi, Diễm vẫn tin là Diễm đã yêu chàng tha thiết và chàng cũng đã yêu Diễm tha thiết như vậy.

Sau này mỗi khi thấy một người đàn ông nào chiều chuộng, săn sóc một người đàn bà, Diễm lại hay nghi ngờ nghĩ...ông ta sắp tuyên bố gì đây. Xin thân ái ly dị? Xin thông cảm chia tay?

Ôi xứ này! Với bao là chuyện bất ngờ, với bao là điều ngạc nhiên. Hèn gì Diễm cứ đau đầu hoài. Đâu phải tại hồi còn nhỏ chị người làm lau cái sàn nhà láng coóng làm Diễm ngả đầu đập xuống đất, chắc làm đứt một hai sợi dây thần kinh nào đó nên Diễm cứ đau đầu, như lời mẹ giải thích. Và chuyện tình yêu? Phải chăng chỉ toàn là sầu mộng và nước mắt!

Diễm cứ khóc hoài. Chàng đã xa Diễm sáu tháng. Vậy mà lúc nào Diễm cũng nghĩ tới chàng. Khi mình mất người yêu là mình mất đi một cái gì quen thuộc, một điểm tựa, một người bạn để kể lể những khó khăn của đời sống. Nghĩ tới chàng để có cảm tưởng chưa mất chàng. Bám víu kỷ niệm cũ để trốn tránh tương lai. Không dám quen ai để khỏi bị đau khổ lần nữa. Huyền Lan muốn Diễm quên, quên chàng...quên quá khứ, cứ rủ Diễm đi chơi, nhưng Diễm đều chối từ tất cả những buổi dạ vũ. Có vui gì khi Diễm lủi thủi một mình, bạn bè nhìn ái ngại. Ngày nào Diễm với chàng quấn quít như đôi sam. Hội sinh viên VN trong W bầu hai người là đôi tình nhân dễ thương nhất. Người cao ráo thon thon, khuôn mặt trái xoan, mũi cao, Diễm còn được bầu là người có đôi mắt đẹp nhất của W. Chả ai giúp được gì mình, chường cái mặt thiểu não ra chỉ thêm xấu hổ. Diễm nói với Huyền Lan như vậy. Nhưng cô bạn thì nghĩ khác, cô nói:

-Không, mi phải tận mắt nhìn thấy hắn đi với người khác - làm sao mà em thấy được, anh đâu còn ở đây nữa. Mi phải thấy bộ mặt sở khanh của hắn, rồi mi sẽ đau khổ, mi sẽ khóc thảm thương, nhưng có như vậy thì mi mới quên hắn được, để chấp nhận là chuyện không còn gì để nuối tiếc nữa. Phải chịu khó uống thuốc thì mới lành bệnh được. Diễm ơi! Mi còn cả một tương lai trước mặt.

Một tối trời lạnh, ngoài trời sương mù phủ xuống trắng xóa, Diễm đem xấp thư cũ của chàng ra đọc lại. Diễm vẫn thường khen nét chữ của chàng, nét chữ cứng cáp rất đàn ông. Bây giờ nhìn lại nét chữ quen thuộc, trái tim Diễm không khỏi bối rối. Cũng gần 100 lá thư! Đọc xong, Diễm thực hiện đúng như lời Huyền Lan đã khuyên nhủ: Đốt hết đi! Diễm từ từ quăng những lá thư vào trong lò sưởi, từng lá một, nhìn lửa liếm từng lá thư. Đốt hết những câu yêu thương, những dòng hẹn ước. Không còn gì nữa cả. Ngọn lửa phất cao rồi tắt lịm, lòng Diễm tái tê. Diễm lặng nhìn. Chỉ còn là đống tro tàn. Đốt thư xong Diễm chợt nhớ nàng còn giữ một hộp băng nhạc chàng đã thâu cho Diễm, mới đầu Diễm định gởi trả, nhưng biết chàng ở đâu mà gởi, với lại tội gì tốn tiền cước phí, cứ liệng quách cho khỏe, thế là Diễm đem thẩy hết vào thùng rác lớn, sáng sớm mai sẽ có người đến mang đi đổ ngay, không còn gì để luyến lưu...Trời ơi, anh có bao giờ yêu em không hả Vĩnh? Không yêu thương mà đi tới đi lui nhà em đến mòn đường nát cỏ!

*

Dòng đời trôi chảy. Mười năm thấm thoát qua đi...Diễm bây giờ đã là một bác sĩ, chồng của Diễm cũng là một bác sĩ trẻ, người bản xứ. Với người chồng dị chủng, Diễm có một hạnh phúc của riêng nàng mà Diễm tưởng chừng sẽ không bao giờ có được, sợ là sẽ không thông cảm nhau, vậy mà họ đã thông cảm nhau. Bố mẹ John giàu có, làm chủ nhiều đất đai ở vùng này, ông bố thuở trước là kiến trúc sư nổi tiếng, bây giờ đã về hưu. Ông bà đi du lịch liên miên, để lại ngôi biệt thự nguy nga rộng lớn trên đảo cho hai vợ chồng John với đứa con nhỏ và những người giúp việc: một chị vú em, một người tài xế, hai anh làm vườn, một chị đầu bếp. Đảo Kettron chỉ cách thị trấn Fort Steilacoom 3 dặm, không có cầu nối với đất liền, mỗi ngày có hai chuyến phà một sáng một chiều ghé qua. Hòn đảo chiều dài 3 dặm, chiều rộng 2 dặm. Có những con nai thong dong đi lại, hồi mới mua đảo chỉ thả có 2, 3 con mà bây giờ sinh sản cả bầy. Mùa hè hoa Poppy dại nở tưng bừng ở cánh đồng. Hoa màu vàng cam, cánh mỏng, cánh lá giống như hoa cẩm chướng. Tòa biệt thự có 32 phòng. Mùa hè thi nhau nở nhiều loại hồng, đủ màu sắc, có cả loại hồng nhung mà Diễm hằng ưa thích, có khu rộng trồng đầy lê, táo. Có hồ nuôi cá đủ loại màu, buổi chiều đi làm về John có thú cho cá ăn, hoa súng trắng hay hồng nhô lên trên mặt nước nở phơi phới xòe ra những cánh. Có suối giả chảy róc rách. Nhiều phòng có cửa sổ kính nhìn ra vịnh. Phòng của John và Diễm cũng nhìn thấy biển nước và bầu trời. Những lúc rảnh Diễm hay mang giá vẽ ra bãi cát vẽ khung cảnh biển vịnh sông nước, những dãy núi thuộc hai đảo đối diện, du thuyền đi qua. John nịnh vợ khen Diễm vẽ cũng được lắm. John là con trai độc nhất. Vì vậy, mẹ anh muốn hai vợ chồng nàng cố giữ hòn đảo này khi ông bà qua đời, vì đó là quà cưới của ông tặng bà mấy chục năm về trước. Vợ chồng Diễm làm ở bệnh viện bên thành phố. Mẹ của Diễm ở Cali với một người dì của Diễm, dì Ba, bà góa bụa, con cái cũng đã lấy chồng lấy vợ hết rồi, sống quanh quẩn gần đấy. Thỉnh thoảng, mẹ Diễm lên ở với Diễm vài tuần hay một tháng, thường là vào mùa hè khi vùng này nhiệt độ ở khoảng 70, 80, cây cỏ xanh tươi mát mắt. Còn những tháng khác khí hậu ấm áp của Cali thích hợp với mẹ nàng hơn.

Cô bạn Huyền Lan năm xưa giờ cũng đã lập gia đình và có hai con. Hai vợ chồng cô đều là kỹ sư làm cho Boeing. Diễm và Huyền Lan vẫn liên lạc thường xuyên, nếu không muốn nói là tình giao hảo của họ trên cả mức thường xuyên, đó là tình bạn tri kỷ. Không viết thư thì gọi phôn. Mùa hè cứ vài tuần là vợ chồng cô ta từ Seattle lái xe chạy xuống Fort Steilacoom rồi lấy phà qua đảo chơi, có khi lấy hai tuần phép thường niên ở chơi với vợ chồng Diễm. Thường thì hai anh cũng bày đặt câu cá. Rồi nhóm lửa để có bữa ăn ngoài trời. Rồi có khi vợ chồng Diễm thèm ăn cơm Việt Nam là lên rủ Tuấn - Huyền Lan đi ăn tiệm quán VN. John còn ăn được mắm nêm, ăn bò nhúng giấm cuốn bánh tráng rau sống chấm mắm nêm rành lắm. Đôi khi họ cũng đi chơi xa với nhau. Năm tới dự định sẽ đi Âu Châu một chuyến. Ôi chao! Sao Diễm vẫn mơ được nhìn thấy những cánh đồng hoa ở Hòa Lan, vẫn mong được uống ly cà phê, lội bộ ngắm tranh trên vỉa hè nước Pháp. Phải chờ cho John rảnh rang sắp xếp được việc ở bệnh viện thì mới đi được.

Một hôm người đưa thư giao cho John một bưu kiện gửi cho Diễm, đóng dấu vùng North Carolina. Diễm có bà con bạn bè gì ở bên đó sao lâu nay không nghe nói, John có thắc mắc chút đỉnh rồi không bận tâm lắm. Anh đem bưu kiện về cho vợ. Thư từ cho hai người đều dùng địa chỉ nhà thương, hay hộp thư ở bên phố.

Diễm đốt lò sưởi xong, đứng nhìn xa xa chuyến phà cuối ngày thả John xuống, trời đã trở lạnh. Chiều chạng vạng tối, những con hải âu kêu en éc đang bay lượn ngoài vịnh. Nước thủy triều đang dâng lên. Bãi cát bị nước liếm dần dần rồi trong chốc lát biến mất. Con chim làm tổ ở mái hiên nhà cũng đang vội vã bay về chỗ ngủ. John đưa cái hộp bưu kiện cho vợ rồi đi tắm cho kịp bữa cơm tối, anh đã thấy đói bụng lắm rồi. Anh vừa đi vừa huýt sáo. Diễm mỉm cười khi anh đổi qua một bản nhạc vui tươi. Nhiều khi bản nhạc lời buồn mà anh vẫn hát với giọng vui tươi, xem ra với anh chẳng có chuyện gì buồn cả. Anh đang có hạnh phúc. Anh nhìn đời với lăng kính màu hồng. Anh vẫn nghĩ là anh có hạnh phúc từ ngày gặp và yêu Diễm rồi hai người lấy nhau. Anh rất bằng lòng với cuộc sống này.

Bưu kiện của một người đàn bà. Gửi cho Nguyễn Ngọc Diễm, chứ không phải Diễm Bushell. Diễm mở ra thấy có một cuốn nhật ký và một lá thư. Lá thư ngắn gọn:

Thưa bà, chắc bà rất ngạc nhiên khi nhận lá thư này. Chuyện đã mười mấy năm rồi. Tôi chính là người đàn bà đã làm bà khổ, đã cướp lấy người yêu của bà. Chúng tôi sống những năm không có hạnh phúc, Vĩnh chỉ yêu có một mình bà. Bây giờ Vĩnh đã mất rồi, tôi nghĩ cuốn nhật ký của Vĩnh phải giao đến tận tay bà mới phải, để bà hiểu rõ được lòng của Vĩnh. Xin bà tha lỗi việc tôi đã làm xáo trộn đời sống của bà, một lần nữa.

Diễm đọc xong lá thư, dù lá thư đánh máy không có chữ ký của người viết nhưng cũng đủ cho Diễm hiểu chuyện, một giọt nước mắt âm thầm lăn xuống má nàng. Phải, đã mười năm rồi, chuyện đã xưa thật xưa, hiện tại Diễm đang có một đời sống hạnh phúc. Diễm cũng đâu cần cái đáp số cho bài toán ngày nào, Diễm đã làm không ra, Diễm đã bỏ cuộc, đã đầu hàng, đã chịu thua, ngày đó có thắc mắc thật, muốn tìm hiểu nguyên nhân việc Vĩnh đột ngột lấy vợ mà không hiểu nổi. Bây giờ Diễm biết để mà làm gì...

Tiếng củi kêu tí tách trong lò đốt. Ngọn lửa lập lòe trước mắt Diễm. Như là ngọn lửa quen thuộc ngày nào đã thiêu rụi những lá thư tình Vĩnh gửi. Diễm nhìn ngọn lửa. Tiện tay Diễm ném quyển nhật ký và lá thư vào. Không nghĩ ngợi, không bâng khuâng. Từ dòng sông nhỏ, nước tiếp tục chảy, rồi ra biển lớn chứ bao giờ chảy ngược về nguồn. Chuyện gì đã qua, cứ cho nó qua luôn, còn bới lại trong đống tro tàn để tìm lại cái gì nữa chứ. Diễm đứng dậy chùi nước mắt rồi đi xuống phòng ăn vì biết đã tới giờ cơm. Như chẳng có chuyện gì vừa mới xảy ra, như đời sống của nàng chưa hề bị lay động.


LINH VANG
linhvang
#4 Posted : Monday, December 6, 2004 7:37:56 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chuyện bên lề của truyện Ngọn Lửa:
Đảo Kettron nằm gần thành phố Tacoma. Hồi mới qua, nếu LV chịu làm con nuôi của một góa phụ làm chủ hòn đảo đó, về sống hẳn bên đảo, thì mười năm sau khi bà Morrison mất, LV đã làm chủ hòn đảo đó rồi, đã là...triệu phú lâu rồi. Hòn đảo đẹp như LV đã tả. Bà Morrison được LV nhắc tới trong "Không Chỉ Là Con Mèo..."
Tên nhân vật Nguyễn Ngọc Diễm là từ tên Nguyễn Ngọc Châu, cái nửa kia của LV. Gia đình và bạn bè chỉ gọi Ngọc, LV vẫn viết Ng trong journals (bây giờ lại khai ra ở đây! Wink). Ngọc của Hồn Bướm Mơ Tiên!
Bushell là họ của bà sếp của LV, tên bà là Judith (Judy) Bushell. Thầy trò làm việc với nhau được 22 năm, cho đến khi bà về hưu.
Chôm Chôm
#5 Posted : Thursday, December 9, 2004 4:46:25 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Như đám lục bình...

Ai cũng nói tôi giống dì Hải, từ khuôn mặt cho tới vóc dáng. Dì Hải là em gái của mẹ tôi. Mẹ là chị cả, dì là em út, ở giữa là mấy ông cậu, nên mẹ hơn dì tới 15 tuổi. Vì dì gần tuổi tôi, tôi hợp với dì hơn mẹ. Dì cởi mở, thời trang. Những năm gần đây, mỗi mùa hè dì hay mua vé máy bay cho tôi lên Seattle ở chơi với dì vài tuần. Dì sống trên một chiếc thuyền con (houseboat), đậu ở Lake Union, ngay thành phố. Dì viết văn. Tôi mê đời viết lách của dì. Tự do. Tự do mà nghèo. Mẹ tôi muốn tôi học ngành Y khoa ra làm bác sĩ, hay ngành Dược khoa ra mở tiệm thuốc tây. Tôi mới 17 tuổi, vừa lên lớp 12. Tôi còn chưa biết tôi có thích học đại học hay đi học hai tháng nghề nail rồi đi làm kiếm tiền. Nói chuyện bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư...tôi thấy còn xa vời quá. Cha mẹ tôi không biết được những ý nghĩ thầm kín này của tôi. Tôi không dám nói, vì biết là ông bà sẽ nghĩ tôi ngông. Tôi biết tôi con một, cha mẹ lại khá giả, nên cha mẹ tôi dĩ nhiên trông chờ nơi tôi một tham vọng cao hơn. Có lẽ rồi tôi cũng nên xin học đại học như các bạn của tôi đang dự tính. Khanh đang chạy bàn ở nhà hàng Tàu, Hồng đứng bán fast food ở McDonald'' s. Bạn nào cũng đang cố dành tiền để đi học đại học. Tú học giỏi để ráng xin những cái học bổng. Tôi có phương tiện tài chánh lại không có dự định nào cả.
Dì sắp lấy chồng nên dì xuống tiểu bang gia đình tôi đang ở để chơi vài tuần. Hôm qua ra phi trường đón dì, tôi thấy được nỗi vui mừng của dì khi dì vừa nhìn thấy tôi.
-TiTi đó hả? TiTi của dì đẹp gái quá!
Tôi có tên giấy tờ là Thanh Tuyền nhưng dì hay gọi cái nickname nghe mẹ nói là do chính dì đặt cho tôi. Và cũng chỉ có dì mới gọi tôi cái tên này. Dì ôm chầm lấy tôi, thủ thỉ dì nhớ TiTi quá. Tôi tức cười cho dì, vì dì cháu tôi hầu như e-mail cho nhau mỗi ngày, nói chuyện qua phôn mỗi tuần. Trăm ngàn thứ chuyện mà nói không hết.
-Mai mốt dì đi lấy chồng rồi thì dì sẽ nói dì nhớ ai chứ dì đâu thèm nhớ TiTi nữa.
-Làm gì có chuyện đó!
Hôm sau, vừa bước vô nhà tôi nghe tiếng dì Hải từ trong bếp nói lớn:
-Đã đến lúc...
Hình như mẹ và dì đang có điều gì bất đồng. Tiếng mẹ nhỏ nhẹ:
-Chị chưa biết tính sao...con Tuyền...sợ nó...
Tại sao tên tôi lại nhắc tới...Tôi bước vô bếp:
-Chuyện gì?
Tôi hỏi mẹ và dì Hải. Cả mẹ và dì đều ngưng bặt, đều nhìn tôi chăm chăm, rồi lại nhìn nhau lúng túng.
-Không phải là con vừa nghe tên con? Mẹ và dì đang cãi nhau vì con à?
Mẹ chối ngay. Không, không phải nói về con đâu, con gái của mẹ!
Con gái của mẹ? Xưa nay, mẹ không phải là người thích biểu lộ tình cảm ra ngoài. Tôi biết ba mẹ thương tôi, lo cho tôi từng ly từng tí, nhưng mẹ không bao giờ nựng tôi, không có cái kiểu ngọt ngào kêu tôi " con gái của mẹ" . Tôi nhìn qua dì Hải. Da mặt dì tái xanh như đang đau.
Dì ngập ngừng:
-Dì...dì đang xin phép mẹ TiTi để cho TiTi đi shopping với dì giúp dì sắm đồ cưới đó mà. Mẹ nói không biết TiTi có rảnh không, vì là năm cuối của TiTi?
Tôi nhìn thoáng qua mẹ thấy mẹ gật đầu. Dì Hải nói tiếp:
-Vừa lúc đó thì cháu bước vô cháu nghe tên cháu là vì vậy.
Tôi nghĩ bụng, chỉ có vậy sao hai người lại phải gây, dì Hải lại phải lớn tiếng. Chị em mới gặp nhau chưa tới 24 tiếng đồng hồ mà. Hay lối nói chuyện của chị em gái là như thế đó? Tôi không có chị, có em gái nên tôi không biết. Nhưng tôi làm bộ tin lời dì để mẹ và dì đừng thắc mắc là tôi đang nghĩ gì trong đầu.
Mẹ nói:
-Nếu con thấy không bận lắm thì con đi với dì cho vui. Rồi tối về nhớ lo bài vở.
Đi mall với dì, tôi lấy làm sung sướng là dì đã đánh quá cao con mắt nghệ thuật của tôi. Bởi vì dì thời trang lắm. Tôi còn nghĩ tôi chắc có khiếu về khoa vẽ kiểu áo. Có lẽ tôi sẽ học ngành fashion design. Mẹ mà biết được ý định của tôi, mẹ sẽ kịch liệt phản đối ngay. Tôi biết mẹ chỉ thích, chỉ trọng khoa bảng, mẹ hay nói những nghề không có bằng cấp không mua nổi...một cái nhà, như dì Hải, dì phải sống lênh đênh lỏng chỏng trên...houseboat! Tôi biết mẹ sai hoàn toàn, vì tôi sẽ chỉ cho mẹ thấy là quanh đây có nhiều người làm nails, đi cắt cỏ, không cần bốn năm đại học khổ cực mà vẫn mua nhà lớn mấy trăm ngàn được. Và lại trả tiền mặt một cái rụp!
Dì cao, thon nên đi mall Mỹ dì dễ lựa đồ. Dì mặc đồ nào cũng đẹp. Dì để tóc ngắn. Tôi cũng muốn để tóc ngắn như dì nhưng mẹ tôi không cho tôi để tóc ngắn. Mẹ nói, còn nhỏ để tóc dài mới giữ được nét ngây thơ. Cũng như con còn trẻ, da mặt đang đẹp, đừng xài nhiều son phấn, vì chưa cần, uổng da mặt. Nói tóm lại, tôi biết ý mẹ tôi, bà chỉ muốn tôi mãi mãi...ngây thơ, đừng lớn vội. Tôi biết rồi tôi sẽ đẹp, sẽ "cool" như dì Hải vì tôi giống dì. Đúng ra, thì hiện nay tụi con trai ở trường đã để ý đến tôi rồi. Chỉ vì mẹ khó tánh quá nên tôi chưa dám cặp bồ với tên nào. Ai đời học lớp 12 rồi mà còn được mẹ đưa đón mỗi ngày. Mẹ biết cả thời khóa biểu của tôi.
-Dì sẽ là cô dâu kẻng nhất đó!
Tôi nghĩ dì thật đẹp, dĩ nhiên đối tượng của dì phải là mẫu đàn ông thật lý tưởng, thật bản lãnh, thì mới chiếm được trái tim của dì vì tới tuổi 34, 35 dì mới chịu lấy chồng kia mà. Dượng Toàn đúng là mẫu người đó. Tôi chỉ gặp dượng Toàn vài lần, nhưng qua lối nói chuyện của dì tôi biết là tôi cũng sẽ thích dượng.
Đi mua sắm một hồi-nói là đi lựa đồ cưới cho dì mà loay hoay dì lại chỉ mua đồ cho tôi - dì cháu ngồi ở quán nước nghỉ chân. Tôi hỏi dì về tình yêu:
-Làm sao mà dì biết người đó là người yêu lý tưởng của dì?
-Có lẽ khi dì bắt gặp chàng đọc sách Doãn Quốc Sĩ nơi quán café, hay ghế đợi ở phi trường. Người yêu của dì thì cũng phải yêu thích sách vở như dì.
Tôi biết là dì đùa, nhưng tôi thích câu trả lời của dì. Đã bảo vì tôi giống dì mà. Tôi không tưởng tượng là tôi có thể tự nhiên thoải mái đi hỏi mẹ những câu hỏi như thế này.
-Dì mong là khi cháu biết yêu là cháu đã là người chín chắn rồi. Cháu sẽ biết chọn đúng người.
-Cháu thích nghề viết văn của dì. Cháu muốn được như dì.
-Không được đâu cô nhỏ, rồi sẽ nghèo như dì đó. Mẹ cô sẽ không cho cô có lối sống như dì đâu. Nhưng mà tin dì đi, mẹ cô bao giờ cũng đúng. Đó là người đàn bà mà dì phục nhất trên trần gian.
Rồi tôi than với dì về tính khó khăn của mẹ.
-Dì với mẹ trái ngược nhau. Để cháu so sánh như thế này cho dì hiểu. Cứ cho dì là đảng Dân Chủ, còn mẹ là đảng Cộng Hòa.
Dì phì cười:
-Cái gì là đảng Dân Chủ, là đảng Cộng Hòa?
-Mẹ bảo thủ, cổ kính, còn dì thì...ngược lại. Như là mẹ cứ dặn cháu, lo học, đừng bồ bịch sớm, phải giữ trong trắng, cái gì mà "khôn ba năm dại một giờ" . Cháu nói biết rồi, chuyện sex đó mà, từ lớp 6, lớp 7 nhà trường đã cho học rồi, mà mẹ cứ nói vòng vo úp mở.
-TiTi nè, ở tuổi con, dì cũng đã nghĩ là chuyện gì mình cũng biết. Nhưng rồi...dì đã chẳng biết gì...Dì đã học một bài học thật đích đáng!
-Dì nói như thế có nghĩa là gì?
Dì đứng lên:
-Thôi, chuyện lâu rồi! Dì cũng không muốn nhắc tới nữa. Hãy nhớ là lời khuyên của bậc cha mẹ bao giờ cũng đúng.
Một đêm khó ngủ, tôi rón rén xuống nhà lấy nước uống, qua phòng dì Hải thấy đèn còn sáng, chắc chỉ vặn một nấc vì ngọn đèn mờ mờ, tôi đứng lại lắng tai nghe, tiếng được tiếng mất. Tiếng của dì thì thầm:
-Chị Hòa, chị hứa chị là người sẽ nói...
Tôi biết là mẹ đang ở trong phòng dì, vì dì vừa kêu chị Hòa, Hòa là tên của mẹ tôi. Hứa nói chuyện gì? Tôi không dám đứng lâu, vì sợ bắt gặp đang nghe lén.
Buổi sáng hôm sau, ba mẹ đã đi làm, tôi thức dậy thấy dì đang sắp xếp vali, dì nói dì phải về lại Seattle ngay. Đâu đã tới ngày về? Ba mẹ có biết dì về sớm không? Tôi hỏi nhanh. Dì bật khóc. Dì khóc vì những câu hỏi của tôi chăng? Rồi cầm lòng chẳng đậu, dì thốt ra:
-TiTi, một điều dì cần nói cho TiTi biết trước là, không bao giờ dì muốn đem TiTi đi cho.
-Cái gì?
Tôi nghĩ là tôi nghe đủ câu nói vừa rồi của dì. Không bao giờ dì muốn đem TiTi đi cho.
Rồi không để cho tôi thắc mắc lâu, dì xác nhận lời dì vừa nói:
-Đúng, TiTi là con của dì. Dì muốn giữ con. Nhưng dì không có một con đường nào khác để chọn lựa. Ông ngoại của con rất nghiêm khắc. Không chồng mà chửa hoang là điều xấu xa cho gia đình, cho họ hàng. Con phải thông cảm cho dì, năm đó dì mới 17 tuổi, bằng tuổi con bây giờ...Con tha lỗi cho...mẹ.
Dì vừa nói vừa khóc. Năm dì 16 tuổi, dì vừa có bạn trai. Hai người lén gia đình đưa nhau đi dự một cái party ở nhà một người bạn. Dì ham vui, rồi dưới sự hối thúc của bạn bè, dì cũng thử chút rượu. Trong lúc ngà ngà thì dì làm "chuyện đó" với anh bạn trai. Một tháng sau, gia đình người ấy dọn qua tiểu bang khác sinh sống. Dì mới biết dì mang bầu. Dì muốn giữ đứa bé mà ông ngoại không cho. Mẹ tôi ở tiểu bang xa đưa dì về lo cho dì tới ngày sanh đẻ. Rồi sau đó ba mẹ nhận đứa bé làm con. Cha ruột của tôi không biết sự hiện diện của tôi. Năm đó, ông cũng chỉ là cậu thanh niên 17 tuổi, vui chơi, chưa biết lãnh trách nhiệm, thì có cho biết cũng không giúp được gì. Dì trở về nhà ông bà ngoại, dì đi học lại. Thì ra vậy! Hèn gì tôi giống dì Hải. Hèn gì tôi nhận nhiều quà cáp của dì vào những dịp lễ lộc, sinh nhật, ra trường. Hèn gì mẹ tôi cứ muốn tôi mãi mãi ngây thơ. Dì khóc. Tôi cũng khóc. Người mà lâu nay tôi kêu là dì thì lại là mẹ ruột của tôi, còn người tôi kêu là mẹ thì lại là dì của tôi. Còn người lâu nay tôi kêu là ba thì chẳng có chút ruột thịt gì với tôi. Tôi chới với, bối rối quá. Bao lâu thì tôi mới quen với cái sự liên hệ mới này.
-Mẹ luôn luôn yêu con.
Yêu tôi mà đem tôi đi cho? Tôi hỏi thầm trong bụng. Tôi thấy giận dì tôi, tôi thấy giận ba tôi, tôi thấy giận mẹ tôi, tôi thấy giận mọi người. Tôi thấy tôi trôi như đám lục bình...


Linh Vang
(Tacoma)
NgocDung
#6 Posted : Saturday, December 11, 2004 10:34:20 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

quote:
Gởi bởi linhvang

Chuyện bên lề của truyện Ngọn Lửa:
Đảo Kettron nằm gần thành phố Tacoma. Hồi mới qua, nếu LV chịu làm con nuôi của một góa phụ làm chủ hòn đảo đó, về sống hẳn bên đảo, thì mười năm sau khi bà Morrison mất, LV đã làm chủ hòn đảo đó rồi, đã là...triệu phú lâu rồi. Hòn đảo đẹp như LV đã tả. Bà Morrison được LV nhắc tới trong "Không Chỉ Là Con Mèo..."
Tên nhân vật Nguyễn Ngọc Diễm là từ tên Nguyễn Ngọc Châu, cái nửa kia của LV. Gia đình và bạn bè chỉ gọi Ngọc, LV vẫn viết Ng trong journals (bây giờ lại khai ra ở đây! Wink). Ngọc của Hồn Bướm Mơ Tiên!
Bushell là họ của bà sếp của LV, tên bà là Judith (Judy) Bushell. Thầy trò làm việc với nhau được 22 năm, cho đến khi bà về hưu.



Cám ơn chị Linh Vang đã cho biết thêm thông tin của chị , chắc chắn là sẽ có nhiều bạn đọc hài lòng về những điều đó lắm chị , " ai bảo là khi viết một truyện ngắn lại không dựa trên một chuyện có thật ngòai đời " phải không chị? lần nữa thay mặt các bạn đọc xin cảm ơn chị nhiều
Em rất thích truyện Không Chỉ Là Con Mèo , chị cho phép em gửi truyện ngắn đó lên đây để giới thiệu lần nữa nhé chị. Có lẽ với riêng em , em rất thích đọc truyện hoặc là xem những phim mà kết thúc có hậu hoặc là phần kết được bỏ trống để tùy nghĩ , nói ra chị và các bạn đừng cười , khi mướn phim nhất là phim bộ em thường mở cuốn cuối ra coi kết thúc , nếu không " có hậu " em hổng coi :) còn truyện ngắn có lẽ có vậy , lướt qua coi kết thúc rồi mới đọc lại từ đầu , em cũng biết , cuộc đời thực chẳng mấy khi " có hậu " nhưng dù sao nếu như kết thúc có hậu vẫn thích hơn , hoặc giả hai nhân vật yêu nhau sau những thăng trầm họ gặp nhau thì vẫn tốt hơn là họ không được gặp nhau , với chuyện Không Chỉ là Con Mèo kết thúc không ngờ ấy thật là.... đương nhiên phải có chị nhỉ
NgocDung
#7 Posted : Saturday, December 11, 2004 10:37:50 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Không Chỉ Là Con Mèo

Còn một tiếng trước khi thư viện mở cửa, Hảo chuẩn bị để dọn dẹp với bà Celene thì bà xếp kêu vào phòng. Khi vô nàng chỉ thấy có bà Sally là xếp cũ, bây giờ đã lên chức cao hơn, đang ngồi đợi sẵn. Còn bà Patti đang bận rộn chi đó vài phút sau bà mới vô. Nàng cảm thấy bà Sally cũng lúng túng, sượng sùng như nàng. Hai người cùng im lặng. Bà Sally không mời nàng ngồi, mà nàng cũng không dám ngồi, nên cứ đứng lớ ngớ như thế nhìn quanh quẩn mấy cái vách tường. Chừng bà Patti vô, bà đóng cửa lại, mới chỉ cái ghế cho Hảo ngồi, rồi bà vừa ngồi xuống vừa nói ngay:

-Mày có hiểu cái memo bữa hổm là gởi cho mọi người không?

Dĩ nhiên là nàng có hiểu, nhưng nàng lại nghĩ mình không có điều gì phải bận tâm, mình biết việc của mình là làm gì, và đây chỉ là cái memo thuộc loại thỉnh thoảng được đưa ra để nhắc nhở mọi người thôi, nhất là lúc này đang có nhiều người mới vô. Hảo chưa nói gì, thì bà Sally xen vô hỏi:

-Mày có biết có một xe sách để trơ trớ trong phòng hai ngày mà không ai làm gì không?

Hảo trả lời:

-Tôi không biết, tôi nhớ tôi luôn luôn bỏ đồ lên kệ sau khi kiểm sách trả về.

Bà Patti chồm người tới nói lớn:

-Mày phải làm đủ thứ: đóng mở mấy máy điện toán, kiểm sách, bỏ sách lên kệ, nghe phôn, dọn dẹp...chứ không phải chỉ làm những thứ mày thích.

Mỗi tuần, nàng chỉ làm có 15 tiếng. Nàng là part-time page. Thời khóa biểu giờ nào phải làm việc gì, bà Sally đã định sẵn cho nàng khi mới được mướn vô. Nàng cứ theo đó mà làm, chứ có chọn lựa gì đâu. Từ đó đến nay đã 11 tháng rồi. Nàng chưa giải thích thì bà Patti hỏi tiếp:

-Mày có biết là mày phải báo cáo cho tao không, bây giờ tao là xếp trực tiếp của mày?

-Vâng, tôi biết!

-Từ nay mày phải ráng làm nhiều lên! Phải sửa đổi cách làm việc sao cho nhanh hơn. Ngày 15 tháng tới tao sẽ phê chuẩn khả năng làm việc của mày. Mày không muốn có một cái giấy phê xấu phải không?

Hảo biết chắc cầm cái giấy đó đi xin việc sẽ không có ai thèm mướn mình!

Giờ ăn trưa, Hảo ngồi khóc thầm ở sau hè thư viện. Mới qua Mỹ, vì cần tiền cũng phải, vì ham tiền cũng phải, mà nàng đi làm ngay, không học thêm một lớp Anh văn nào nữa. Dù sao với cái mớ tiếng Anh của mình, sinh ngữ chính thời trung học, thì nàng cũng nghe và hiểu được những câu nói bà Patti vừa mắng vào mặt nàng. Nàng thấy mình bị oan ức mà không đủ tiếng để phân trần. Buồn quá, cái ổ bánh mì kẹp chả trở nên khô khan, khó nuốt! Thật sự mà nói, từ lúc con mẹ Patti lên làm xếp, thì cái phòng để sách rất là bê bối, mất trật tự, người cũ bỏ đi, người mới vô lung tung, đám "subs" lại vô trách nhiệm, đến khi bị la thì đám " regulars" phải nghe. Có phải là bà không có khả năng điều hành chăng? Hảo còn nhận ra là nàng làm cực hơn từ lúc con mẹ Patti lên chức!

*

Kể từ hôm bị kêu vô phòng nghe cảnh cáo, Hảo làm việc cẩn thận hơn, kỹ lưỡng hơn, để bà Patti không có lý do rầy rà nàng nữa. Công việc thì nàng vẫn thích nhưng làm trong cảnh bị chèn ép, canh chừng cũng không thấy hứng thú, thoải mái gì. Cái lương page chỉ có 6.29 đồng một giờ, nhưng nàng mới qua, nghề ngỗng không có, tiếng Anh còn bập bẹ, khả năng chỉ có thế, nàng đâu đã dám đi đâu. Nàng cố tự nhủ thôi cứ ráng, cứ tỉnh bơ đi để kiếm thêm chút tiền gửi về VN, dù sao ở đây còn làm ra tiền, chứ người bên VN có muốn làm cũng không có việc để làm, đang đói bên đó.


Nhật ký, Sat Jan 26, 199...

Thật sự mình không muốn viết về ngày hôm nay, vì mình vẫn còn buồn da diết sau khi bà Patti làm giấy phê xấu cho mình. Tháng trước bả đã cảnh cáo - lúc đó, mình vẫn nghĩ là mình oan - mình chỉ nghĩ bả nói chơi, ai dè bữa nay bả làm thiệt, dù là từ hôm đó mình còn để tâm cố gắng làm quá sức. Bả đẩy tờ giấy tới trước mặt mình, mình đọc lướt qua rồi ký vì mình không còn tâm trí đâu mà đọc kỹ nữa. "Nói tiếng Anh không nghe được", bây giờ ở đâu lại lòi ra cái phê này. Cái giốp này đâu cần phải nói tiếng Anh nhiều. Phần trả lời phôn thì cũng chỉ là cho người hỏi biết mấy giờ thư viện mở cửa, đóng cửa, thế thôi. Hỏi nhiều hơn nữa, Hảo phải chuyển phôn qua cho mấy người thư ký, vì ngoài bổn phận của một người page. Bà Patti này chỉ trông coi mình có hai tháng, bả biết gì mà làm giấy phê mình. Năm tháng trước hồi bà Sally còn làm xếp, bả cho mình cái giấy phê tốt kia mà. Cần cù, làm việc chính xác, thân thiện giúp đỡ mọi người. Bây giờ bà Sally duyệt lại cũng đồng ý những gì bà Patti phê về mình, đó mới là điều làm mình buồn nhất. Cũng cáù mè một lứa mà, mình biết nói với ai. Cuối năm, tết nhất đến nơi mà chẳng vui...Chỉ là một cái giốp nhỏ trả lương tối thiểu như vậy, mà người ta không bằng lòng khả năng làm việc của mình, mình biết làm ăn gì đây?

*

Thấy Hảo buồn, suy nghĩ nhiều - sợ mất giốp - bà Betsy ôm nàng an ủi:

-Thôi cô nhỏ đừng buồn, ta biết cô nhỏ làm chăm chỉ, nhưng làm thư viện ta biết, họ mướn kẻ vô người ra nhiều như vậy, cô nhỏ dễ bị oan, là chuyện dễ hiểu thôi.

Bà Betsy là một bà lão Mỹ đã già lắm rồi. Bà ở trong một cái apartment gần cạnh; Hảo thấy bà hay vô thư viện. Bà vô gặp người cho đỡ buồn chứ Hảo chẳng thấy bà đọc sách hay làm gì. Hồi đầu Hảo hỏi bà cần gì, bà chỉ cười và bắt đầu hỏi han về thân thế của nàng. Bà nói bà có nghe nói tới nước Việt Nam, có một dạo người ta nhắc hoài trên TV. Từ từ hai người quen biết và mến nhau. Vài lần nàng giúp đưa bà về nhà. Bà bước những bước chậm rì, khó khăn. Nơi bà ở là một căn phòng chật hẹp, hơi bụi bặm, dơ bẩn. Cũng thông cảm, bà Betsy đã 80 tuổi rồi, bà đâu còn khỏe để làm việc nhà thường xuyên như dạo trước nữa. Chắc tài chánh eo hẹp, Hảo đoán có lẽ vì vậy mà bà không mướn người làm tới quét dọn.

Bà ở một mình. Con mèo Rita chẳng giúp được việc nhà. Nó chỉ có thể quanh quẩn bên bà cho có bạn thôi. Có lần bà nói với Hảo, cô nhỏ biết không, con Rita nó cũng già như ta, nó 12 tuổi rồi, bây giờ nó cũng chậm chạp, lơ đãng như ta đây. Hảo nhớ nó thường nằm phơi nắng nơi cửa sổ vào dịp có nắng, và những hôm lạnh nó nằm thu mình trên thành lò sưởi, rõ ràng là một con mèo lười biếng. Lông vàng, đốm trắng, đốm nâu, chẳng mấy xinh. Bà nói nhiều lắm, và chỉ nói về con mèo. Kể là, một bữa trời rét mướt, nghe tiếng kêu meo meo rên rỉ ngoài cửa, bà mới mở cửa ra coi. A, một con mèo đi lạc. Mà cũng có thể chủ cũ của nó khi dọn nhà cố tình không mang nó theo. Nó đói meo; bà bồng nó vào nhà, cho nó ăn, và từ đó nó ở với bà, "làm con nuôi của ta". Chừng đó, Hảo mới biết là bà lão không có bạn. Có lẽ, nàng là người bạn duy nhất của bà, người mà bà có thể tâm sự.

-Cô nhỏ, ta nghĩ là mấy bà xếp ở thư viện UP (University Place) đối xử không phải với cháu...thấy cháu hiền mà đì cháu...để gạt công sức của cháu...Họ không phê cháu lười biếng mà lại phê cháu nói tiếng Mỹ nghe không được. Nhưng cháu nói gì ta đây nghe hiểu hết. Cháu biết không, Chúa sẽ trừng trị họ. Ý của bà, hẳn là lưới trời lồng lộng chạy đâu cho thoát?

Đang buồn mà nàng cũng phải phì cười, không biết chừng nào Chúa sẽ trừng trị bà Patti, bà Sally, nhưng bây giờ họ giống như mấy bà mẹ chồng, mấy bà chị chồng ăn ở sắc với nàng dâu, em dâu là nàng!

*

Một hôm khi Hảo ghé thăm, bà Betsy bất ngờ nghiêm trang nói với Hảo:

-Cô nhỏ, rồi ta sẽ đi...ta không có ai gần gũi, thân thuộc, ta muốn để lại cho cô nhỏ cái tài sản của ta. Cô nhỏ phải giữ gìn nó. Cô nhỏ tử tế với ta quá, xứng đáng nhận quà của ta...

Hiểu ý bà cụ đang nói về chuyện gần đất xa trời, ngày về với Chúa không xa, để cho bà cụ vui, nàng nhanh nhẩu cười nói:

-Được, được, cháu hứa sẽ chăm sóc con mèo của cụ. Nhưng cụ đừng có nói bậy...

Bà Betsy thở phào nhẹ nhõm, và rồi nói một câu khó hiểu:

-Không chỉ là con mèo Rita...

Hảo nhìn quanh căn phòng bé nhỏ của bà Betsy mà cố nín cười. Cái TV trắng đen - loại TV mà cả cái đám người tị nạn mới tới Mỹ cũng chê - cái kệ sách bụi bặm đầy sách về kiến trúc mà nàng có thừa kế thì nàng cũng chẳng buồn giở ra xem, cái tủ đồ cổ, chén bát xưa quắt..., bếp lò nhà bà..., tủ đựng những lon đồ ăn hộp của con Rita - tủ này thì phải giữ cho nó - nàng nghĩ thầm, chắc bà cụ muốn mình gọi tụi Goodwill tới chở đi dùm, bà thật lẩm cẩm, lo toàn những chuyện không đâu!

-Cụ cứ yên tâm!...Bây giờ cháu giúp cụ dọn dẹp lại căn phòng một tí nhé! Cụ cần cháu mua gì ở Safeway không? Người ta vẫn giao sữa cho cụ đều đặn đấy chứ?

Nhưng cụ xem ra không để ý đến lời Hảo nói, cụ nhỏ nhẹ khuyên:

-Chừng đó cô nhỏ đừng có đi làm nữa! Cháu đừng để người ta bắt nạt cháu!

Cụ nói thật hay nói chơi đó cụ? Hảo cười dòn:

-Cụ Betsy à! Cháu không đi làm là cháu đói đó!

Như chợt nhớ ra một điều gì quan trọng hơn cần phải hỏi, bà lão bật hỏi nhanh:

-Hảo, cháu họ gì nhỉ? Dĩ nhiên ta biết cháu là một Vietnamese rồi!

-Nguyễn...

Cuối tháng hai, trời bên ngoài lạnh lắm, thỉnh thoảng tuyết còn rơi xuống đóng thành đá. Đường đi trơn trượt khó khăn, lâu rồi bà cụ không còn chống gậy đi qua thư viện nữa, mà Hảo thì cũng bận rộn đủ thứ. Trời mưa gió, thiên hạ lại vào thư viện nhiều. Không như mùa hè đẹp trời, họ đi ra sông hồ, cũng như học trò nghỉ hè, không soạn bài vở chi cả, nên thư viện vắng khách, ít việc, tụi Hảo dễ thở hơn. Nhưng bây giờ mùa đông, bọn " pages" như Hảo làm tắt quạt luôn. Hảo phải lo giữ cái giốp của mình nên quên bẵng bà cụ.

Rồi một ngày, có một ông Mỹ mặc áo vest, thắt cà vạt chỉnh tề, tay xách một cái cặp dày, đi vào thư viện. Hảo ngơ ngác khi được cho biết ông đi tìm mình...

Sáng hôm sau trên trang nhất của tờ báo The News Tribune ở Tacoma chạy bản tin....Bà Betsy Morrison mất, thọ 82 tuổi, vợ góa của kiến trúc sư nổi tiếng của Tacoma là ông Dan Morrison. Bà lớn lên vào những năm thế giới trải qua cơn khủng hoảng kinh tế 1930's, đời sống khó khăn cùng cực. Nên sau này, bà vẫn giữ một nếp sống cần kiệm, đơn giản, khó ai biết là khi người chồng mất đi, ông đã để lại cho bà nhiều của cải đồ sộ. Dãy chung cư kế thư viện UP mà bà chiếm một phòng, khu cao ốc cho mướn ngay phố thương mại Tacoma, một phần hùn trong cơ sở Tacoma Mall, một đảo nhỏ Ketron nằm trong vịnh Puget Sound (từ Fort Steilacoom ngó qua chừng ba dặm), một hộp đựng đầy những giấy tờ chứng khoán IBM, Boeing, Ford...Của cải đó trị giá 5 triệu Mỹ kim. Tất cả bây giờ được sang tên qua cho Hảo Nguyễn, một người con gái Việt làm giốp xếp sách ở thư viện University Place.

Đó là lý do ông luật sư Stevens một hôm đã đích thân đi vào thư viện hỏi bà Patti về một nhân viên của bà!


LINH VANG (Tacoma)
Chôm Chôm
#8 Posted : Thursday, December 30, 2004 5:39:13 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Cuối Năm, Có Gã Thất Tình

Quán Michaels ở gần trường đại học có bán cà phê, bánh nhân, hamburger...và cả kem mở tới 2, 3 giờ sáng cho lũ sinh viên thích ăn khuya. Tôi ở Commodore, học khuya đói bụng thường mò xuống tìm cái gì có thể ăn được. Nhưng đêm nay tôi khỏe lắm, vì hết lớp, hết thi. Thấy chàng ngồi một mình, mặt chàng nặng trịch. Tôi ngồi ở bên bàn này chưa hiểu chuyện tưởng chàng vừa gãy cái final, tôi nhủ thầm, gãy thì làm lại, chớ có phải gãy rồi đi lính đâu mà buồn vậy, ông bạn. Nghĩ rồi tôi cười, sau khi đưa mắt nhìn lén chàng. Ngỡ là lén, ai dè bị chàng bắt gặp. Chàng cười lại vì tưởng là gặp người quen. Quán về khuya chỉ có hai sinh viên Á Đông ngồi, đó là lý do chàng mang ly cà phê lại xin ngồi cùng bàn. Cô và tôi chắc đã gặp nhau đâu? Tôi lắc đầu, tôi không nghĩ vậy. Thế sao chúng ta lại cười chào nhau tưởng như là quen biết? Tôi cười vì thấy ông buồn quá, chắc môn toán quan trọng? Chàng ngơ ngác, môn toán nào? Chớ không phải ông bị gãy sao? Tôi dòm chừng phản ứng của chàng. Mặt ông buồn so như...cái bánh bao chiều! Chàng nói, có thi cử gì đâu, tôi bị...bồ đá.
Người chi mà thành thật quá. Đem chuyện kể hết cho người lạ nghe, người lạ là...tôi. Cô nàng bắt cá hai tay -bây giờ chàng mới hay - hứa hẹn với chàng mà vẫn đi quen người khác: anh chàng đó là bác sĩ vừa ra trường, ngon lành hơn chàng nhiều. Vờ kiếm chuyện với chàng để có cớ thôi nhau. Mọi sự đã sắp đặt mà chàng nào có hay. Hai tháng nữa, cô nàng đi lấy chồng. Đâu mà sẵn thế nếu cô đã không quen hai người cùng một lúc? Người ta không muốn con gái của họ đi xa (theo chàng qua New York), gặp ông bác sĩ trẻ này có phòng mạch ngay Seattle, bố mẹ anh ta lại danh giá giàu có, dĩ nhiên là chàng thua tả tơi dù chưa đánh trận, chàng vô tình trong suốt thời gian đó. Chàng trở về gặp nàng. Nàng không tiếp. Nì nài lắm mới được nói chuyện trong phôn. Nàng không nhỏ một giọt lệ. Vì nàng đâu bị cha mẹ ép uổng. Nàng khôn lanh, thực tế vô cùng. Giờ chàng mới hay. Gặp tôi, chàng than chàng không hiểu nổi trái tim bọn con gái. Ừ, thì cha mẹ nào lại chẳng muốn con mình sướng để phải tham phú phụ bần, chứ nàng tháng trước còn nói yêu chàng tha thiết cơ mà. Trai thừa gái thiếu, nhiều chàng đi "cô -ốp" sáu tháng về là mất bồ ngay, trừ phi chàng ta phải thật xuất sắc và lại hết mực chiều chuộng cô nàng.
Họ đã quen nhau được mấy năm. Chàng ra trường trước được việc ở bên New York. Nàng hứa sẽ lấy chàng khi nàng ra trường, mong chàng kiên nhẫn đợi, đừng lăng nhăng với ai khác. Mỗi tối cứ bên đó 11 giờ, bên này 8 giờ là chàng gọi cho nàng. Chàng kể chuyện sở, nỗi cô đơn trong căn phòng trọ nhỏ bé. Cần một tiếng chim líu lo cho lòng ấm cúng. Nàng là chim, là bóng nắng buổi sớm mai. Cần một bàn tay nhỏ nhắn săn sóc bữa cơm cho chàng. Chàng ăn cơm hộp hâm nóng trong microwave. Tôi nghĩ đàn ông con trai vậy là dở, ở xứ này ít nhất cũng biết nấu một bữa cơm cho chính mình ăn chứ. Giữa lời kể, chàng cũng cho tôi biết.
-Tôi tốt nghiệp từ trường này.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:
-UW?
Thì ra chàng thuộc khóa đàn anh của tôi. Chàng gật đầu và kể tiếp.
Nàng kể chuyện lớp học, thầy cô, những kỳ thi học trối chết, thời tiết nắng mưa, Seattle mưa dầm dề, lạnh lẽo, bầu trời lúc nào cũng chùng xuống xám xịt, những con bạn,...tuyệt nhiên không bao giờ nàng hé môi một tí gì để chàng biết là có sự hiện diện của "người ấy". Tôi nghĩ bụng, ai điên vậy mà đi kể cho chàng biết, nàng đã có tính toán rồi mà.
-Tôi muốn nói là rất sửng sốt. Rất bất ngờ!
Làm sao mà không biết thái độ của người ta, dù là qua phôn. Mặt đối mặt, đồng ý là dễ rồi, có thể dò biết được phản ứng. Giọng chàng rất buồn. Tôi nghĩ cô ta tự ý bỏ chàng để theo anh chàng bác sĩ tương lai sáng rỡ hơn, buồn thương làm gì?
Chàng cứ kể và tôi cứ ăn. Tôi ăn một cách tự nhiên. Vì đói bụng quá, và không hiểu sao lại có cảm tưởng quen biết chàng đã lâu, nên tôi không làm dáng kiểu cách. Tuần lễ final tôi chạy nước rút, bỏ ngủ quên ăn, khi nào đói quá thì mò xuống quán này kiếm gì ăn bậy. Tôi tự hỏi không biết cô nàng bồ cũ của chàng có phải cũng đang học thi không. Ai lại dại chọn lúc này để nói dứt khoát chứ. Tôi thì chả giỏi để làm hai việc cùng một lúc. Đang học cũng chả dám liếc mắt đưa tình nữa chứ nói, nhỡ lạng quạng thương phải chàng nào, rồi mộng học cao bị dang dở. Con chăm học, mẹ mừng, nhưng mẹ tôi không khỏi lo, sợ học cao... đàn ông Việt không ai xứng đáng rồi con của mẹ lại lấy Mỹ, lấy Tàu. Bà cứ hỏi dò tôi, bị tôi la, má lo gì đâu không hà. Bà đi than với bà bạn làm chung sở thường hay đi ăn trưa với nhau. Tôi run mà nó cứ tỉnh queo. Chẳng biết ý nó ra sao, cũng không dám hỏi.
Chuyến xe buýt về khuya lặng lẽ ngừng sát lề đường đón người khách cuối cùng đang đứng đợi ở chỗ bus stop trước quán. Tôi cũng vừa thanh toán xong muỗng kem dâu tây, sau khi đã nuốt trọn cái double cheese hamburger. Chàng cũng đã ngừng kể. Ý chừng chợt nhớ ai lại đi kể một chuyện riêng tư như thế cho một người lạ mặt nghe? Cứ cho là câu chuyện tạm kết thúc ở đây? Chàng hỏi, lễ lộc có " về quê" ăn Tết với gia đình không? Tôi nói tôi ở trong dorm đi học, còn gia đình thì ở Olympia cách đây hơn một giờ lái xe. Olympia là thủ phủ của tiểu bang Washington này.
" Về quê" , chữ chàng dùng làm tôi nghĩ tới mấy cậu học trò ngoài Trung vào Saigon ở trọ học, là anh em họ của tôi. Họ ở trọ nhà bà dì là mẹ tôi. Bây giờ thì tôi cũng đến thành phố khác ở trọ trong cư xá của trường để đi học cho gần, cuối tuần hay lễ lộc thì chạy về với gia đình.
Chàng còn lại một tuần phép mà chưa biết sẽ làm gì. Buồn quá. Chàng lại than. Chàng cho biết chàng không có gia đình ở bên này, còn kẹt lại VN. Hồi mới qua chàng ở đây với gia đình ông chú. Bà thím đau tê thấp nên gia đình ông đã dọn về Cali ấm áp. Bạn bè cũ của chàng đã theo công ăn việc làm đi tứ xứ. Người yêu cũ thuyền cập bến khác như đã vừa kể. Chuyện tình thế là xong, chẳng còn gì. Cõi lòng trống trải buồn tênh. Bước chân hụt hẫng. Những dự định tan theo mây khói. Ngọn sóng vô tình vỗ mạnh vào bờ nhạt nhòa cuốn trôi dấu xưa.
Suốt buổi tôi nghe nhiều hơn nói. Biết an ủi gì đây? Chưa yêu lần nào, tôi biết gì mà an ủi. Mấy cái tình cảm nhẹ nhàng một chiều, một phương thuở mới lớn chỉ một sáng một chiều là quên mất tiêu. Đâu dám cho là mình có kinh nghiệm tình trường. Chưa có một trận gió tình yêu nào đủ làm tôi lao đao say ngất ngây quên đường về! Seattle với những rặng thông dài, đồi núi chập chùng, mây trời xám xịt. Thành phố mùa đông, mưa hoài, buồn hiu hắt. Tôi chưa ca với ai. Phố núi cao, phố núi đầy vơi. May mà có anh, đời còn dễ thương. Tôi cứ tỉnh tỉnh cà ngơ tơ lơ mơ lo ăn học.
Chuyện chàng kể tôi nghe động lòng. Mẹ tôi từng than tôi hay lo chuyện thiên hạ, tính thương người của tôi rồi sẽ làm tôi khổ. Hãy tưởng tượng cảnh chàng không nhà không cửa (chàng ở tạm motel), không cha mẹ anh em vợ con vào những ngày cuối năm, biết về đâu, về đâu. Không chừng lại thấy Greenlake hấp dẫn nhảy xuống chơi. Thiên hạ kêu cứu. Trời mùa đông mau tối, nước hồ đen nghịt, chẳng tìm thấy chàng, người ta hẹn sẽ mò tiếp vào sáng hôm sau? Xác chàng về đâu, trôi tấp nơi nào?
Tôi bỗng nảy ra một ý định và nói ngay với chàng:
-Nếu anh không ngại, Uyên mời anh về nhà Uyên ở Olympia chơi mấy ngày. Chỉ có má và mấy đứa em nhỏ.
Đề nghị bất ngờ này làm chàng sửng sốt. Chàng nói chàng không quen ai sợ làm phiền. Trước lạ sau quen, phải không, với lại có Uyên mà, cứ coi như mình đã quen biết nhau. Tôi cho là tôi đã cứu được một mạng người. Tôi hẹn gặp lại chàng ngày hôm sau cũng ở chỗ này rồi cùng nhau về Olympia.

*
Thấy tôi thu xếp áo quần, đồ đạc, Thụy Du, bạn ở cùng phòng, hỏi, mày không ở lại dự văn nghệ cuối năm ư? Tôi kể lý do. Nó không tin. Mày dẫn một tên con trai không quen biết về nhà giới thiệu với mẹ và các em của mày? Tôi giải thích, thấy thì vậy mà không phải vậy, cứ coi như tao đang giúp đỡ một người bất hạnh, một người đồng hương, bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn mà. Nó cười bĩu môi, mày ơi, mình con gái mình lo thân mình không xong, ở đó đi lo chuyện buồn vui của người khác, mày dở hơi quá. Tôi cười, ai cũng nghĩ như vậy rồi không ai giúp đỡ ai được sao, giả sử mày qua đây một mình không cha mẹ họ hàng, bị người yêu đá cho một cái bịch, lang thang thất tình ở một quán hamburger nào đó vào một đêm cuối năm mưa gió lạnh lẽo, gõ cửa xin ở nhờ, người ta đẩy mày ra đóng sầm cửa lại (chàng có bằng cấp công ăn việc làm, không đói mà chỉ thất tình thôi). Ở cảnh đó mày nghĩ sao, con ích kỷ?
-Vô duyên chưa! Đương không lại mắng người ta. Đủ rồi nha nhỏ. Tao chỉ buồn là văn nghệ không có mày mất vui. Sợ không có mày thằng Tú nó đánh đàn không nổi. Công nó tập dượt mày hát mấy tuần nay.
-Không có tao hát thì có đứa khác hát. Ai mướn mày lo!
-Mày hứa với nó...
Ừ, thì trước đây tôi có hứa với Tú là tôi sẽ hát vài bản, nhưng bây giờ chuyện không tính mà lại xảy ra, thì tôi phải thay đổi chương trình chứ. Tôi năn nỉ:
-Mày nói khéo dùm tao đi! Cái miệng Bắc Kỳ của mày lanh!
-Thôi đi! Mày hứa cuội rồi bắt tao phải gánh. Tao không làm đâu! Nhất định không làm!
Nói thì nói vậy nhưng rồi Thụy Du cũng hứa là sẽ nói sao cho Tú khỏi giận tôi.

*
Thời gian ngắn ngủi Kha ở chơi đủ để mọi người trong nhà tôi...chấm chàng cho tôi. Từ má tôi, tới thằng em với mấy con em. Má tôi nói cái thằng hiền. Tôi cười thầm, hiền? Khờ thì đúng hơn. Bị đá rồi mới hay. Má nấu nướng những món ăn ngon, săn sóc chàng như con. Cả nhà đều biết chuyện chàng vừa bị bồ bỏ, không ai biết cái cô Khánh Vân nào đó nhan sắc nghiêng nước đổ thành như thế nào, chứ mọi người đều nghe tiếng về ông bác sĩ đẹp trai, con nhà giàu có. Vậy mà cứ xúi tôi chịu đi...dù tôi mới biết chàng chỉ... vài ngày. Nhỏ em kế dạy đời, vết thương nào rồi cũng lành, với thời gian tình nào rồi cũng quên, bộ chị tưởng anh Kha sẽ ở vậy mãi để khóc cho một mối tình dang dở hay sao...chị khờ ơi là khờ. Chị không nhìn thấy sao, ảnh đâu có vẻ gì thất tình da tái mét, má hóp, mắt thâm quầng, râu ria ra rậm rạp đâu?
Hôm chàng về New York, chàng và tôi đều bịn rịn. Dù vậy, tôi vẫn phủ nhận sự việc là tôi có thích chàng. Vẫn cố nghĩ là tôi đã làm một việc nghĩa, cứu rỗi một con tim đang bị rướm máu, thế thôi. Những cú phôn viễn liên xuyên những tiểu bang mới đầu là những câu thăm hỏi thông thường rồi thành những thân thiết gần gũi hơn mỗi ngày. Rồi không biết duyên số đưa đẩy thế nào mà một năm sau cái anh chàng thất tình đó đã trở thành...ông chồng của tôi. Chàng đã nói yêu tôi trên phôn và hỏi tôi có chịu...nâng khăn sửa túi cho chàng không cũng...trên phôn. Thỉnh thoảng chàng cười hỏi:
-Sao em dám đưa một tên con trai lạ về nhà...?
Tôi thành thật trả lời:
-Cũng chẳng hiểu tại sao nữa. Nghĩ lại thời buổi này, thật nguy hiểm. May mà gặp anh...đàng hoàng. Em sẽ không khuyên các cô...kiếm chồng bằng kiểu này đâu.

LINH - VANG
(Tacoma)
linhvang
#9 Posted : Thursday, January 13, 2005 10:36:52 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)

Em Vẫn Chờ Anh
Linh Vang
-Mới ra trường còn phải trả nợ, mai mốt mới giàu được.

Quyên cười nhẹ nói cho qua chuyện với ông dượng rồi tìm cách để không phải đề cập tới Nam nữa, thì may sao đúng lúc đó chị Mẫn đi làm về. Chị làm cho 2 hãng điện tử khác nhau, đều 8 tiếng cho mỗi giốp. Chị có khoảng 1 tiếng giữa hai công việc để đi từ hãng này qua hãng kia và đủ chợp mắt 20 phút cho đỡ mệt. Làm nhiều như vậy chị về nhà là lăn ra ngủ, bạn gái còn không có để nói chuyện gẫu với nhau cho thú, nói chi là có bạn trai. Có tiền cũng chẳng biết làm gì, sửa mũi, sửa mắt vài lần mà cũng chẳng khá gì hơn, tuổi già vẫn cứ xồng xộc đi tới, chị thôi không còn nghĩ tới nhan sắc của mình nữa. Chị lo làm ăn quá nên trông chị cứ khô khan, cái mông ốm tong teo, tướng đi cà nẹo thấy tội. Không có tình yêu, chị sống những năm tháng buồn bã, dễ gắt gỏng với đám em út đang ở tuổi hồn nhiên, ồn ào, lắm bạn bè lui tới.

Bữa nay thấy Quyên đến chơi thay vì phải đi ngủ ngay, chị kéo Quyên lên phòng. Một đám con gái chia nhau một phòng. Kê hai giường 2 tầng, 4 chỗ nằm, nhìn chỗ này như một cái trại lính! Chị lôi trong tủ ra một túi áo quần mới mua on sale. Hai cái váy ngắn, 2 cái áo ngủ mỏng dính da màu hồng, màu vàng nhạt. Rồi nào pullover, áo len mỏng cho mùa thu sắp tới. Giá gì chị có phòng riêng để tự do mặc cái áo ngủ mỏng hở hang đó. Hay có chồng mặc cho chồng ngắm. Quyên thầm nghĩ như vậy và tự hỏi không biết có bao giờ những ý tưởng này lóe qua đầu chị. Quyên cảm thấy xót xa cho cảnh lỡ làng của chị, Quyên bàn:

-Lâu nay chị đi làm nhiều quá rồi, sao không bỏ một giốp cho khỏe? Chị một mình một thân làm chi cho dữ thế!

-Mới đầu làm 2 giốp là vì cần tiền, bây giờ quen rồi...bỏ một giốp rồi chẳng biết làm gì với khoảng trống còn lại. Ở không lại hay suy nghĩ, chị sợ suy nghĩ lắm...Chắc chị sẽ...lấy chồng!

Quyên sửng sốt vì câu nói bất ngờ của chị:

-Chị sắp lấy chồng à? Sao em không nghe nói?

Chị không đẹp. Nhưng Quyên biết hồi xưa chị có một mối tình đẹp lắm. Người yêu của chị là một người hùng tác chiến rất đẹp trai, làm đại đội trưởng. Gần ngày cưới thì anh bị tử thương. Chị đau khổ và ở vậy từ đó cho đến ngày qua Mỹ. Ở Mỹ, chị chúi đầu vào công việc chẳng biết trời trăng mây nước gì. Những cô em gái của chị thay nhau làm đám hỏi, đám cưới... Một bầy con gái 8 đứa, cứ thấy cưới hỏi miết mà cũng còn 2 cô nhỏ ở nhà...Nhưng không ai nghĩ là chị sẽ lấy chồng. Và Quyên đoán cả cô dượng nàng cũng không còn buồn lo chuyện tương lai của chị nữa, vì có lần nàng nghe ông dượng trả lời với một người quen hỏi về chị là...quá lứa rồi, "quác" rồi! Cũng chẳng nghe chị có bồ bịch hay ai theo đuổi gì cả, bây giờ đùng một cái nghe chị có chồng, Quyên tưởng chị nói chơi. Nhưng không, chị buồn buồn trả lời:

-Thì bây giờ chị mới quyết định mà. Ông đó lớn hơn chị 20 tuổi, vợ chết, có 2 con lớn hết rồi. Chị gần 40 tuổi rồi, em à. Cũng phải tìm một chỗ để nương tựa chứ. Cha mẹ rồi cũng già, các em sẽ lớn sẽ ra ở riêng hết, chị sống với ai đây? Ông ấy đứng đắn, có sự nghiệp vững vàng, và rất tốt với chị.

-Nhưng mà ổng hơn chị tới 20 tuổi!...Cô dượng có chịu không?

-Không chịu cũng phải chịu, chớ mấy thằng cỡ chị đâu có ai để ý tới chị, chúng chỉ theo mấy cô nhỏ trẻ đẹp thôi. Mình đẻ vài đứa con là thành má tụi nó hết rồi, đừng nói là chị hai! Giọng chị có vẻ như hận đời.

-Đành vậy, nhưng cách biệt tuổi tác làm sao hiểu nhau. Rồi chị sẽ lạc lõng trong đám bạn của ông ta, rồi ông ta làm sao hợp với đám bạn cỡ tuổi chị.

-Làm gì có bạn bè mà lo những chuyện đó em...Ở tuổi này thì cũng không thấy chênh lệch mấy đâu.

-Mà chị có yêu ổng không? Quyên lại hỏi tiếp. Chị không nói gì.

Đó là những ngày cuối hè. Quyên cứ băn khoăn nghĩ thương cho chị mà chẳng hiểu vì sao. Đi lấy chồng mà chẳng có những buổi hẹn hò, những lời nói yêu thương gì cả liệu Quyên có dám làm như vậy không. Sao cứ phải...Con gái rồi cũng phải có chồng, chứ ai ở mãi vậy được...một thân một mình ai lo khổ lắm?

Chị lấy chồng cuối mùa đông năm đó. Chị mặc áo cưới hoàng hậu màu đỏ, áo rộng trắng viền lai vàng, đầu đội khăn đóng vàng. Cổ chị đeo kiềng vàng chói. Mặt đánh một lớp phấn dày, để che bớt những vết sẹo vì mụn. Đôi lông mày kẻ đậm đen, dày làm khuôn mặt chị trông dữ. Quyên để ý thấy ngày vui mà chị không cười lấy một lần. Còn chú rể thì cười hoài. Ông nhìn trẻ hơn Quyên tưởng. Cứ ngỡ ông khoảng dượng nàng, hóa ra ông trẻ hơn tuổi. Thôi đi bên nhau trông cũng xứng rồi. Một người muốn chồng, một ông không quen đời sống độc thân, nàng mong sao họ có hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản đôi khi cũng không phải khó tìm. Cứ chạy theo ảo tưởng mới là khó. Biết thì biết vậy mà nàng cũng không tìm được hạnh phúc cho chính mình.

Chị Mẫn đã lấy chồng, Quyên vẫn lận đận với một mối tình chẳng biết đi về đâu. Nghĩ buồn thật buồn. Dạo này chàng và Quyên ít đi chơi với nhau, từ buổi chiều dạo ở bờ biển... cho đến thật khuya khi không còn những người câu cá ngồi ở chiếc cầu bắc ra ngoài biển, khi những đốm lửa từ những lò nướng thịt đã tắt ngụm nguội lạnh, nàng cảm thấy một nỗi buồn vô kể, thấy cõi lòng lạnh ngắt, nàng phải vào xe giục chàng đưa về, lúc đó bãi đậu xe đã vắng tanh, đi ngang qua đường Yakima có thể nhìn thấy cả phố bên dưới, ánh đèn lóng lánh. Chàng nói ban đêm thành phố thắp đèn lên trông thật đẹp, nàng nghe mà dửng dưng. Sao tôi đang buồn mà chàng chẳng hay? " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".

Thỉnh thoảng, chàng gọi điện thoại thăm hỏi. Chàng rủ ren đi chơi. Đi chơi đã không vui, về nhà nàng lại buồn thêm. Chàng trách tôi lạnh nhạt. Lạ chưa! Với chàng, như chẳng có chuyện gì xảy ra. Cưới thì không cưới, chỉ muốn rủ tôi đi chơi thôi. Nhưng tôi chẳng lẽ cứ chỉ đi chơi với chàng suốt đời? Có lần nàng hỏi:

-Anh có yêu em không?

-Em biết, cần gì phải hỏi.

-Anh không bao giờ bày tỏ!

Chàng cười:

-Chỉ có mấy ông nhà văn cho nhân vật của họ nói với nhau như vậy trong tiểu thuyết thôi.

Những người bạn đồng học với chàng đã lần lượt đi lấy vợ, chỉ còn chàng là độc thân. Gặp chàng và nàng đi với nhau, họ hay đùa, còn hai người thì bao giờ? Chàng chưa muốn gánh nặng ràng buộc. Còn nàng, tôi không thể ở vậy mà chờ đợi đến khi chàng cảm thấy sẵn sàng. Đứa em gái chàng có lần khuyên nàng đừng tính chuyện lâu dài với chàng. "Làm bác sĩ bận rộn lắm không có thì giờ cho vợ con đâu, bệnh nhân là trên hết, chị sẽ cô đơn. Em nói thật, vì thương chị đó...Còn cô Thủy-Tiên, ảnh dùng kỷ niệm cũ như một chút an ủi là mình cũng từng có một mối tình, thế thôi. Em không còn nghĩ là ảnh còn nhớ thương cô ấy. Người ảnh yêu thương chính là chị. Nhưng ảnh sợ nghề nghiệp của ảnh sẽ làm khổ chị. Chị không thấy ảnh sao, lúc nào cũng mang cái beeper bên mình, nhà thương kêu là chạy...”

Nhận xét của Tường-Vân chưa hẳn là đúng. Nó chưa từng nhìn cảnh chàng tỉ mỉ, tẩn mẩn gói từng gói quà gởi về cho cô bạn cũ. Chàng không phải chỉ làm cho qua loa, mà chàng để hết tâm trí vào đấy. Cử chỉ của chàng làm Quyên ghen muốn khóc. Dĩ nhiên, có khóc thì là khóc thầm, vì nàng cứ bướng bỉnh không thừa nhận việc mình đi ghen với quá khứ của chàng. Có lần chàng nói, người bên đó khổ lắm em, mình may mắn ở bên này còn có phương tiện làm ra tiền, giúp được coi như mình làm việc thiện...Quyên giận trong bụng, chàng nói như vậy, hóa ra mình là người nhỏ mọn, ích kỷ nếu mình không thương người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình!!


*

Bữa đó trời tháng giêng lạnh cóng. Chàng và nàng ngồi nghỉ chân ở quán kem đầu đường Main sau một buổi đi dạo sắm Tết. Quán có kem dừa, kem sầu riêng, kem mít, kem mãng cầu, kem khoai môn...đủ thứ trái cây miền nhiệt đới. Quyên cứ nhìn tới nhìn lui một hồi, sau cùng kêu một ly sầu riêng. Nỗi sầu của tôi là nỗi sầu riêng, nào ai có hiểu! Một muỗng thôi nghe bác. Ông chủ Tàu trước đây ở Việt Nam nên nói tiếng Việt được. Ông kể ông qua Mỹ năm 79, năm cao độ người Tàu bị chính quyền CSVN đuổi ra khỏi VN. Nàng quay qua chàng hỏi anh ăn kem gì. Chàng nói anh chỉ muốn ngồi nhìn em ăn. Muỗng kem vừa vào tới bụng, nàng lạnh run, rùng mình một cái, cánh tay nổi da gà khi chàng cười đùa:

-Em giống Thủy-Tiên...mỗi lần đi chơi vẫn thích ăn kem.

Đám hải âu kêu éc éc bay lượn trên vòm trời, tiếng kêu nghe thảm thương. Chắc biển động nên chúng bay vào đất liền trốn gió trốn lạnh. Không, chúng vào chỉ để kiếm ăn, cũng như mùa đông, ngỗng trời bay từ phương bắc xuống phương nam để kiếm ăn, chứ không phải trốn lạnh như trước đây nàng vẫn tưởng.

Nàng có nghe chàng nói nhưng ngó lơ ra ngoài đường. Xe cộ kẹt, từng chiếc nhích từng chút. Tưởng như mọi người đều đổ xô về đây sắm Tết. Mùa xuân sắp về, sao tâm hồn tôi chưa vui.

-Em là em, em không giống ai cả, lần sau anh đừng nhắc cái tên đó với em nữa!

-Em sao vậy?

Tôi giận chàng vì tôi đã không may mắn có một tình yêu bình thường với chàng. Sao tôi lại giận hờn về người con gái còn kẹt lại ở VN? Đi ghen với một quá khứ? Hay quá khứ ấy còn hiện diện tới bây giờ? Quyên nhớ mãi lời chàng kể lúc chàng mới vừa quen Quyên. Anh muốn cưới nhưng bà má anh không chịu, muốn dẫn đi (ra khỏi VN) mà cô ta không chịu đi, cô ta khóc dữ lắm. Bây giờ cũng nguội lạnh rồi, lâu năm quá rồi, cũng chồng con đùm đề rồi. Cô ấy đẹp lắm, con hai dòng máu bao giờ cũng đẹp...Chàng từng nói là không còn gì nữa cả, sao cứ khư khư giữ tấm hình cô ta trong ví chàng, ở một vị trí mà chàng sao tránh khỏi không nhìn cô ta ít nhất là vài lần trong ngày! Ừ, sao chàng không nhắc là cô ta đã lừa dối chàng, dạo đó có chồng rồi mà còn viết thư thương nhớ, hứa hẹn tương lai với chàng để xin chàng tiền, quà cáp. Xin hẳn hòi chứ không phải chỉ gợi lòng thương hại. Cuối tuần chàng chăm chỉ đi gởi quà. Những lá thư đó tôi không thèm đọc, tự ý chàng đọc cho tôi nghe. Tôi nghe mà đau xót trong lòng, ngoài mặt vẫn cố làm tỉnh. Xem ra chàng rộng lượng với những lời xin xỏ. Chàng nói, vì hoàn cảnh mà em. Ừ, thì ai chả đổ thừa tại hoàn cảnh! Tôi sẽ không hèn như vậy. Đói thì chịu chứ không đi làm một chuyện "lường gạt" như vậy. Tôi sẽ hổ thẹn chính tôi trước. Đói cho sạch, rách cho thơm. Ừ, mà có đói quá thì thẳng thắn nói xin chứ...em đang đói bên này, xin anh giúp đỡ. Như vậy ít ra mình không lường gạt ai. Ở đây cô ta vừa gạt tình vừa gạt tiền. Để cho chàng bên này cứ chờ đợi thủy chung, rồi coi ai cũng không bằng người yêu cũ, nói yêu thương thì nói nhưng chẳng đề cập tới chuyện lâu dài cưới hỏi. Cô ta đã lường gạt cái công chàng tỉ mỉ ngồi gói từng món quà mà chàng không biết là nàng đã có chồng. Khóc lóc nói chàng chờ đợi, mong một ngày chàng làm giấy tờ đính hôn, bảo lãnh nàng qua. Nói ra thì đâm ra mình nhỏ mọn - "Người ta" cũng không thích bị nhắc nhở như vậy đâu, để rồi phải biện hộ cho sự khờ dại của mình - mà không nói thì tôi đau khổ. Chàng cứ sống với hình ảnh đẹp ngày xưa cũ, quên là cô ta đã là một mụ đàn bà có chồng, lần cuối tin tức nghe nói cô ta đã có 2 con, từ đó đến nay đã mấy năm...ai biết thêm bao nhiêu đứa nữa. Người đã có con đùm đề thì còn gì để nói nữa chứ? Sao tôi lại dại khờ đi yêu thương chàng, tưởng chàng sẽ thay đổi với thời gian, bây giờ mới biết là mình lầm. Đừng ngồi đó mà chờ người khác đổi thay. Tôi đã học được bài học tình đời bằng một giá quá đắt là tuổi thanh xuân của tôi chỉ để yêu chàng! Nàng nhớ lời con bạn thân hay nói, chèn ơi, mày cứ than là chả chẳng chịu hỏi cưới mày, tao nghe mà bắt chán. Bỏ chả đi, có chả làng chàng trước mặt, có thằng con trai nào mà dám vô hỏi mày nữa. Không chừng thấy mày bỏ chả, thì chả lại hỏi cưới mày ngay, tao sành tâm lý mấy cha đàn ông Việt ở Mỹ này lắm rồi, sợ trách nhiệm, sợ ràng buộc, chỉ thích lông bông. Nhưng lông bông chán rồi cũng phải có gia đình chớ. Mình đâu phải Mỹ mà chỉ chơi với chó mèo là đủ.

Quyên giận dỗi bỏ ra về ngay. Sáng hôm sau nàng xin xếp nghỉ làm hai tuần và lái xe đến nhà cô dượng nàng ở thành phố S. Gia đình cô dượng là người thân duy nhất của Quyên ở bên này. Buổi tối, trời lạnh. Hơi nước đóng mịt mù ở cửa kính. Người cô già lấy mền ra cho nàng đắp. Cái mền cô đưa là loại mền Mễ dày rất ấm, có thêu hình con gấu. Ấm thì có ấm, nhưng cái mền dày quá, đè lên người nàng làm đêm nàng cứ bị mộng mị, rồi giật mình thức giấc luôn, nhìn qua giường bên, cô vẫn ngủ ngáy đều đều. Mãi đến gần sáng nàng mới thiếp đi, không biết là người cô đã dậy, xuống bếp lo cơm nước. Lúc tỉnh giấc, nàng lười biếng cứ nằm yên, nghe tiếng lục đục dưới bếp, rồi tiếng ho của ông dượng, hình như ông đã dậy, nàng ngẫm nghĩ những lời cô than phiền đêm trước. Về ông chồng về già đổi tánh khó khăn, hồi trẻ ổng đâu có như vậy, ông trách về thằng con lâu nay không gọi điện thoại về nhà, về đứa con gái út ít ở nhà, về sự vắng lặng của căn nhà, về nỗi lo sợ tuổi già ở Mỹ. Nắng lên cao, rọi vào phòng. Nàng nhìn đồng hồ mới hay là đã 10 giờ rồi. Phải dậy ngay, không thì trông cũng kỳ đối với ông dượng, dù mình đi nghỉ hè. Nàng chui vào phòng tắm súc miệng rửa mặt thật nhanh rồi đi xuống bếp. Nàng chào ông dượng đang ngồi đọc báo ở cái bàn ăn, tờ báo tiếng Việt, địa phương. Xem ra ông vui vẻ, ông hỏi nàng ngủ có ngon không, rồi chỉ thức ăn cô nàng đã làm để trên bếp. Nàng mời ông, ông nói đã ăn rồi. Rồi trong một phút bất ngờ ông hỏi:

-Chuyện của mày với thằng Nam đi tới đâu rồi?

Chuyện tình cảm của tôi đi tới đâu rồi, chính tôi cũng không biết, thì biết trả lời với ông như thế nào đây? Tôi muốn mà chàng không muốn. Xem ra với người đàn ông, yêu thương không hẳn đi liền với hôn nhân. Như là hai việc chẳng dính líu gì tới nhau. Chàng cũng biết là tôi đâu chỉ muốn yêu thương qua đường. Vì vậy mà ai hỏi tới chuyện tình cảm của tôi, tôi đau buồn lắm. Xa chàng ư? Tôi không quyết định được. Nên tôi lại phải nói dối, phải che dấu tình cảm của mình.

-Dạ, chỉ là bạn.

-Không có gì thì không nên đi chơi với nhau nhiều, không tốt!

Cái gì? Ông tưởng tôi là một trong những đứa con gái của ông chắc? Cô tôi còn chưa nói gì. Bà thông cảm cho tuổi trẻ xứ này nên có cái nhìn rộng rãi. Bà khuyến khích sự tự do giao thiệp, tìm hiểu, bà nói, hôn nhân phải do người trẻ chọn lựa, mình đâu hiểu đời sống bên này bằng tụi nhỏ, chính chúng nó là người phải sống bên nhau, bà không ép buộc, nói ra nói vào. Khổ nỗi trong nhà này, tiếng ông lấn áp tiếng bà...Biết là ông khó tính, nhưng nàng không ngờ ông cũng không tha cho nàng, tôi là cháu vợ, việc gì ông phải lên tiếng. Ông lại nói tiếp:

-Cái thằng Nam đó giàu phải không? Bác sĩ thì khối gì tiền!

Chàng là bác sĩ, nàng có hãnh diện vì nghề nghiệp nhân đạo của chàng, nàng đã từng mơ được học làm bác sĩ, nhưng chưa bao giờ nàng nghĩ tới chuyện chàng là bác sĩ thì kiếm thật nhiều tiền, và nàng yêu chàng vì tước vị, tiền bạc của chàng. Những quà cáp Nam tặng cho tôi thật nhỏ bé, bất cứ ai cũng làm được, chứ không cần phải có thật nhiều tiền. Thời buổi này, chồng làm vợ làm, đâu còn ai nghĩ chuyện lấy chồng giàu. Tôi đâu muốn ở nhà nằm ngửa xin tiền chợ mỗi ngày!


*

Dì Năm bạn của cô nàng đến chơi nhà. Vừa thấy nàng, dì mau mắn hỏi:

-Cô Quyên đấy à! Lâu ngày không gặp. Trông vẫn xinh. Đã lấy chồng chưa?

-Chưa, dì ạ!

-Mấy cô thời này kén chọn kỹ lưỡng quá!

-Đâu có dì! Tại không ai chịu mình thôi. Nàng trả lời mà đau nhói. Nam ơi, sao anh cứ để em đương đầu một mình với những câu hỏi như thế này. Em chẳng thể nào bảo họ là, tôi yêu một người mà người đó sợ hôn nhân, chứ đâu phải là tại tôi không muốn chuyện hôn nhân.

-Bằng lòng dì giới thiệu hộ cho một người không? Dì có mấy bà bạn muốn đi hỏi vợ cho con. Cũng dân ăn học đàng hoàng, tại ít giao thiệp nên không quen được cô nào để mà cưới vợ.

-Thôi khỏi phiền dì. Chắc phải đợi duyên số dì ạ!


*

Chàng gọi bất kỳ giờ giấc nào. Nàng nhất quyết không nói chuyện với chàng. Cứ để chàng nhớ mình, cứ để chàng nếm "thú đau thương", nàng thầm nghĩ. Nhưng qua ngày thứ ba ông dượng nàng nổi sùng, ông không chịu được nữa, ông mắng nàng một trận, vì những cú phôn lì lợm đó đã làm mất giấc ngủ mọi người trong nhà. Không muốn nói chuyện thì nói với nó đừng gọi nữa. Nàng đành tiếp phôn. Nghe tiếng nàng trả lời, chàng nói nhanh:

-Anh gọi vô sở em mấy lần, bà thư ký bảo em nghỉ phép. Anh đâu có nghe em nói sẽ nghỉ phép. Gọi ở nhà cũng chẳng nghe ai trả lời. Không biết em đi đâu, anh lo quá, vì bữa đó em đột ngột bỏ đi như vậy.

Đàn ông như vậy đó, mình giận hờn mà họ cũng không biết. Chắc phải nghe mình nói mình giận thì họ mới hay. Đúng, tôi bỏ đi vì tôi giận anh, vì anh ngồi với tôi mà nhắc tới người cũ. Nhưng dưới mắt anh thì tôi vô cớ, đột ngột bỏ đi!

-Kiếm em làm gì? Mình không nên gặp nhau nữa.

-Nhưng em yêu anh...

-Em muốn có những cơ hội khác, em rồi cũng phải lấy chồng...

Tiếng chàng cười lớn bên kia đầu phôn:

-Em mà lấy chồng? Very funny!

-Tại sao em lại không lấy chồng được? You wait and see! Nàng nghiêm trang trả lời vì biết đây là ván bài cuối cùng của nàng, được ăn thua chịu, nàng không thể nào để chàng “lửng lơ con cá vàng” mãi được. Mà nàng cũng không thể để mất chàng vì một kẻ còn đang ở bên VN! Nàng tố thêm:

-Em không muốn kèo cưa. Đừng làm em khó xử!

Qua vài giây im lặng, chàng ngập ngừng nói:

-Quyên ơi...anh...yêu...em! Anh muốn cưới em làm vợ ngay bây giờ!

Rồi chàng giải thích là chàng đã nghĩ kỹ rồi. Yêu nhau thì nhận lãnh trách nhiệm đời sống của nhau, là cùng nhau lo tính tương lai, chứ có gì ghê gớm lắm đâu. Ai cũng bận rộn công danh sự nghiệp, nhưng thiên hạ vẫn lấy nhau đó thôi, nếu không, sao nhà hàng lúc nào cũng đòi đặt tiệc cưới trước cả năm.

-Nam ơi, em chờ đợi câu nói này lâu rồi! Nàng sắp thốt lên câu nói ấy, nhưng ngừng ngay vì chợt nghĩ rằng, không, mình không bao giờ để cho chàng thấy vẻ yếu đuối của mình nữa. Nàng cũng ngạc nhiên là lâu nay Nam chẳng đề cập tới chuyện hôn nhân, sao bây giờ nôn nóng đòi làm đám cưới ngay.

-Còn cái cô ở VN thì sao?...Cái cô Thủy-Tiên đó!

-Thôi em ơi! Không còn Thủy-Tiên , Linh -Tiên gì hết...Người ta đi lấy chồng lâu rồi. Còn gì để nói!

-Chứ không phải...cô ấy mà qua đây được, thì dù cô ấy có mấy đời chồng, mấy chục đứa con, anh cũng yêu thương cô ấy...bỏ qua hết mà cưới cô ấy làm vợ sao!

-Sống là phải thực tế, anh đâu có nghĩ chuyện đời với cô ấy đâu. Anh không khờ dại mà bỏ mất em. Mấy tuần không thấy em, anh mới thấy là em quan trọng như thế nào trong đời sống của anh. Anh đã vứt tấm hình đó rồi. Chỉ là tấm hình, nhưng anh muốn bắt đầu lại từ đầu.

-Em cần thời gian suy nghĩ rồi mới quyết định được - nàng nhớ chàng kinh khủng đến nỗi nếu chàng biết sự thật là lúc đó cặp giò nàng đang rung rẩy như là nàng đang bị sốt rét - chuyện tương lai cả đời...quan trọng lắm...anh hiểu chứ?

-Quyên? Chàng kêu nhỏ, giọng thật ấm. Đừng làm khổ anh! Anh chỉ muốn em hứa một tiếng...anh mới an tâm được. Em hứa nhé! Em hứa là em bằng lòng nhé?

Bên này đầu phôn, nàng nhắm nghiền đôi mắt và cũng ráng nói:

-Em không hứa được!

Chàng nói chàng muốn xách xe phóng ngay đến nơi nàng ở. Mà nàng không cho. Nàng cần thời gian suy nghĩ.

-I don't want to see you until I've made up my mind.

Nhưng mới 4 giờ sáng chàng đã bấm chuông cửa nhà cô dượng nàng. Tóc tai ướt mem, râu ria lổm chổm, khuôn mặt mệt mỏi. Nam? Nàng không tin là chàng đang đứng trước mặt nàng. Nàng ấm ức muốn khóc, vì vui sướng. Nước mắt của nàng và những giọt mưa buổi sáng sớm nhạt nhòa làm nàng không thấy rõ chàng lắm. Nàng cố mở mắt to mà mở không nổi. Nàng chỉ vừa chợp được vài tiếng. Hình như đêm qua chàng cũng không ngủ...Nàng cũng đoán được là chàng đã lái xe suốt đêm. Nàng cảm động. Chàng đã đi tìm tôi. Hóa ra chàng cũng có yêu thương tôi. Nàng ôm chầm lấy chàng, tưởng như là giấc mơ. Nhưng quả là Nam của nàng, bằng xương bằng thịt. Tiếng chàng nghe như hơi thở. Nhớ em quá! Ngủ không được! Phải đi gặp em. Gặp được em, anh mừng quá. Chàng nói một hơi rồi hôn nàng tới tấp. Giờ thì những cú hôn đã làm nàng tỉnh ngủ. Nàng dụi mặt vào ngực chàng, trách nhẹ:

- Lái xe đi đêm sao anh điên quá vậy?
- Đủ điên để em hứa...lấy anh?

Linh Vang
Chôm Chôm
#10 Posted : Saturday, January 15, 2005 11:09:28 AM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Một nhánh lan

Thanh Ngọc, anh còn nhớ Thanh Ngọc ở TCC thời anh Nguyễn Đăng Khoa làm chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam không?
Bao nhiêu năm rồi mà mỗi lần nghe ai nhắc tới tên em, lòng tôi vẫn còn bồi hồi, xao xuyến. Tôi biết bởi vì tôi vẫn còn yêu em và mãi mãi yêu em. Em là mối tình lớn duy nhất trong đời tôi, Thanh Ngọc ơi.
Ngày mới gặp em, tôi đã nghe em giải thích về cái tên của em:
-Ba em thích hoa lan. Hồi đó, ổng thích nhất là loại Thanh Ngọc, nên lấy tên đó đặt cho em. Tên Kim Xuân của bà chị cũng lấy từ gia đình hoa lan. Nhỏ út là Phong Lan. Mấy đứa con gái tụi em giống mẹ cũng mảnh khảnh như lan. Mẹ gốc Thái trắng, có nước da trắng. Tụi em theo mẹ được trắng trẻo luôn!
-Không chừng ông quen bà trong một buổi tìm lan? Hồi ở tù cải tạo, vào rừng đốn củi, anh hay thấy lan, có những nhánh lan thật mỏng manh như sương khói, mọc ở trên thân cây cao, cao quá, chỉ ngắm thôi, mà có khổ công lấy xuống thì cũng đâu làm được gì, hoàn cảnh ở tù đâu có cho phép mình chơi lan. Anh còn nhớ cái niềm sung sướng của một đám bạn tù đang đi thì thấy lan, lan nằm trên cao, phải hên lắm mới nhìn thấy được. Cha mẹ ơi, bây giờ nghĩ lại thấy tức cười, mừng la tưởng như người yêu lên thăm.
-Ngộ quá hén! Ở đâu mà lại mọc trên thân cao?
-Chắc bụi phấn nhị hương gì đó theo gió thổi đi rồi phát ra nhánh lan. Cũng thuộc loại chùm gửi mà.
-Em nghe nói chơi lan công phu lắm. Như chơi hòn non bộ. Tụi em cũng là lan mà ba em ổng quý lan thật của ổng hơn, đứa nào lạng quạng làm gãy lan là ăn đòn. Lan là một loại hoa. Hoa làm tươi đẹp đời sống. Đám cưới ở Mỹ, họ dùng hoa nhiều lắm. Một bó hoa lan cho cô dâu cũng mất vài trăm, rồi hoa cho phù dâu, cho chú rể, phù rể, bố mẹ anh chị em hai bên, hoa để chưng bàn thờ, để bàn tiếp tân, để bàn đặt bánh. Làm lễ ở nhà thờ thì tiền hoa đủ làm mình chết! Người Mỹ thích hoa, có người muốn khi chết chỉ được phúng điếu hoa thôi.
Thấy em nói năng còn rành tiếng Việt, tôi đùa:
-Em là hoa lan biết nói, lại càng quý hơn chứ!
-Đúng rồi! Em là hoa lan biết nói, mới là quý!
Em thích cái lối so sánh này của tôi. Em cười vui vẻ, “em phải nói lại với ba như vậy”.
Em là hoa, tinh khiết như lan. Đẹp như lan.
Còn tôi, tôi đã thành củ rồi! Mà chẳng biết là củ gì. Ở trại cải tạo năm năm, ra tù, vài tháng sau vượt biển, hơn một năm ở trại HongKong, sáu tháng học Anh ngữ ở Phi, rồi cuối cùng qua được tới Mỹ, tôi đã vài năm trên 30 tuổi, còn em, khi tôi mới gặp, thì em vừa tròn 18 tuổi. Em và tôi học chung một lớp toán ở trường đại học cộng đồng-đây là trường chỉ dạy cho chương trình hai năm chuyên môn hay hai năm đầu của chương trình cử nhân bốn năm. Em qua Mỹ đợt 75 lúc em mới có 8 tuổi, rồi tốt nghiệp trung học ở Mỹ nên như phần đông những học trò Mỹ khác, em rất dở toán. Môn toán của tôi thì vốn sẵn có từ VN nên tuy không vào lớp đều mà lúc lấy bài thi tôi vẫn được một trăm là điểm cao nhất. Em nhờ tôi chỉ dẫn. Tôi vui vẻ giúp em. Thế là tôi quen em. Mới đầu em kêu tôi bằng chú. Sau thấy đám sinh viên Việt ở trường gọi tôi là anh thì em cũng bắt chước kêu tôi là anh. Em hồn nhiên nói:
-Kêu như vậy để chú vui. Chứ họ kêu chú là Hoàng...
Em ngập ngừng. Thì tôi cười:
-Là Hoàng Già chứ gì!
Em cũng cười trêu tôi:
-Anh Hoàng, anh già thật đó!
Ngày nào không thấy em, nghe em nói chuyện, là tôi buồn ghê lắm. Tôi làm tutor kèm toán cho sinh viên ở trường nhưng tôi ăn tiền work –study của trường mà lại dành thì giờ kèm cho em nhiều hơn cả. Em mất căn bản toán-không hiểu sao người ta vẫn cho em tốt nghiệp trung học-tôi phải kèm em từ đầu. Có người giải thích cặn kẽ thì em học rất nhanh. Tôi mừng là tôi có cơ hội được gần em nhiều hơn những cậu thanh niên cùng trang lứa với em. Sau này họ còn cố tình kêu tôi là Hoàng Già. Mới đầu, rõ ràng là tôi lớn tuổi hơn bọn họ, nhưng sau đó, chắc chắn cái tên Hoàng Già là được kêu là do từ sự ganh tị nhiều hơn. Các cậu ganh tị với tôi -một người chẳng có gì ngon lành lại được em cho phép thân thiện, đến gần.
Thật ra, tôi cũng có chữ nghĩa và công danh sự nghiệp. Tốt nghiệp cử nhân Luật và là trung úy của QLVNCH. Lại còn trẻ và đẹp trai. Nhưng đó là chuyện của ngày xưa ở VN trước 75, bằng cấp và chức tước đó bây giờ đâu còn chút giá trị nào ở Mỹ. Trẻ thì cũng không còn. Đẹp trai thì cũng hết. Trước khi miền Nam mất vào tay CS và tôi cũng như hàng loạt những quân nhân, công chức đi vào nhà tù cải tạo, thì tôi đã có người yêu là Thu Vân học ở Văn Khoa. Nàng con nhà khá giả. Đẹp nổi tiếng dạo đó. Đến chơi nhà nàng, tôi ít có dịp gặp ông bố của nàng. Mãi sau này tôi mới biết cha nàng là CS nằm vùng. Sau 75, ông lộ gốc tích và ra làm lớn. Tôi thì gốc “Ngụy”, có cha và anh em đều dính líu với gốc này. Thì mối tình của chúng tôi làm sao bền được. Đã thế tôi lại đi cải tạo, có ở nhà đâu mà cố giữ lấy mối tình của mình cho được. Rồi không bao lâu Thu Vân bỏ đi lấy chồng là chuyện hiển nhiên. Tôi chỉ buồn. Có lẽ tại tôi đoán biết đoạn kết sẽ phải như thế. Giả mà tôi và nàng có cưới hỏi thì bấy giờ chắc chắn sẽ còn làm khổ cho nhiều người nữa.
Có lần em đã hỏi tôi, anh Hoàng đã yêu ai chưa, người mà mình không thể thiếu trong đời đó mà? Tôi thành thật nói chưa, rồi tôi giải thích thêm. Yêu thì đã yêu, nhưng thiếu người đó thì anh vẫn sống được. Tôi kể về Thu Vân cho em nghe. Nghe xong, em nói em đồng ý là tôi chưa yêu ai thật. Em yêu ai thì em chỉ muốn lúc nào cũng được gần gũi bên người em yêu thôi. Mình là một nửa của người ấy, người ấy là một nửa của mình, khi đã kiếm ra nhau rồi thì hai người làm sao rời xa nhau được, phải không anh?
Em và tôi vào thời điểm này, chưa ai lên tiếng hỏi, mình đã là một nửa của người kia chưa? Tôi và em coi như hợp nhau, cứ thế đi chơi với nhau. Hai năm liền như thế. Tôi chẳng dám nói yêu em. Mà nếu nói được, tôi sẽ nói là tôi thương em, bởi vì cái từ thương sẽ có ý nghĩa hơn là từ yêu.
Qua năm sau, em lên năm thứ ba, đổi qua trường đại học bốn năm. Tôi học chậm, chỉ giỏi được môn toán, Anh Ngữ thì phải bắt đầu từ lớp ESL thì làm sao tôi theo kịp em được. Tuần lễ đầu của niên học, khi tôi lên thăm em ở nội trú, lúc chia tay ra về, em bịn rịn, rồi em nói em yêu tôi bằng tiếng Anh. Tôi hôn em. Em bé nhỏ như em gái tôi, à không, em đáng tuổi con gái của tôi, nếu mà tôi có vợ sớm. Tôi biết quá việc em còn trẻ, mà tôi thì đã quá già, nhưng lúc này tôi chỉ biết là trái tim của tôi cũng đang rung động vì em. Trời lất phất mưa thu, hơi lạnh. Em cứ đứng ru rú bên xe tôi như chưa muốn cho tôi về. Em lại than:
-Học ở dưới community vui hơn!
-Tại trường lớp còn lạ, rồi em sẽ quen, ráng đi!
-Tuần tới anh lại lên thăm em nữa ha?
Tôi gật đầu hứa với em. Chừng đó em mới để tôi đi. Đường xa lộ thênh thang. Vừa lái xe tôi vừa châm điếu thuốc. Không biết tương lai của em và tôi đi về đâu, tôi chưa nghĩ tới. Đêm khuya, tôi ghé chỗ nghỉ chân bên xa lộ để vào lấy ly cà phê đen uống cho tỉnh táo đầu óc. Gió đêm đã lạnh. Tôi lại muốn quầy xe trở lại với em. Nhưng rồi tôi đã không làm thế.
Tôi bắt đầu lui tới nhà em khi cuối tuần hay xách xe lên trường đón em về. Đã có những ánh mắt không bằng lòng từ gia đình em. Em là con gái cưng của ba má em, là lan quý của ba em. Có lần trong một lúc bất ngờ, ba em hỏi tôi, anh thương nó mà anh có nghĩ là anh sẽ lo lắng đời sống của nó như thế nào không? Tôi nghẹn họng vì tôi chưa nghĩ tới chuyện đó. Tôi chỉ biết thương em. Cũng như em chỉ biết thương tôi mà không tính toán hơn thiệt. Em và tôi, chưa ai nghĩ sẽ lo cho nhau như thế nào. Tôi hơn em 15 tuổi, từng tuổi này mà chưa có công danh sự nghiệp gì. Lấy tôi, bây giờ em sẽ khổ. Rồi hai mươi năm sau, em lại càng khổ hơn, vì em sẽ lại bắt đầu săn sóc một ông già! Trong khi đó em đang ở tuổi chín mọng. Như vậy thì bất công cho em quá. Nếu hiện giờ tôi đã có một công danh sự nghiệp, tiền của đầy đủ thì cũng không giúp được gì, tôi vẫn lớn tuổi hơn em nhiều quá. Có người nói khi những người con gái yêu ai lấy ai làm chồng là họ muốn tìm một người cha để họ nương tựa. Nhưng tôi nghĩ tiếc là những người cha già cỡ tôi sẽ chẳng sống lâu đời với họ. Tôi không thể săn sóc em mãi. Tôi sẽ ra đi sớm. Tuổi trẻ tôi đã hao mòn trong cuộc chiến, trong nhà tù cải tạo, trong mớ chữ nghĩa mới nơi xứ người. Tôi có gì để tặng cho em đâu.
Em có nhiều thanh niên theo đuổi. Họ là những người trẻ hơn tôi, tiếng Anh tiếng Mỹ rành hơn tôi, hội nhập vào nếp sống ở đây nhanh hơn tôi. Họ hợp với em hơn tôi.
Gia đình chống đối, thì mình lén lút gặp nhau. Tôi đưa em đi ăn nhà hàng, đưa em đi chơi đảo, sông, hồ. Tôi vẫn giữ cho em sự trong sạch.
Hết chương trình hai năm đại học-tôi đã kéo dài gần ba năm, vì những lớp ESL đã lấy mất của tôi gần hai khóa học- tôi bỏ học đi làm. Một phần lớn tuổi thấy việc học hành còn lâu quá, một phần vì nhu cầu cần tiền, cho đời sống của tôi bên này và cho gia đình của các anh chị còn lại bên VN.
Trong khi đó thì em học giỏi, con đường học vấn đang đi lên. Hết năm thứ tư, em xin vào trường Medical. Khoảng cách giữa em và tôi càng ngày càng dài. Em vẫn trẻ vẫn xinh, còn tôi càng ngày càng già, tôi dựa vào em để tìm chút tuổi trẻ của mình. Quả thật tôi là người ích kỷ. Đáng lẽ tôi nên buông tha cho em. Tôi dùng dằng giữa lý trí và con tim. Để có được em bên tôi, cuối cùng con tim đã thắng.
Có lần em và tôi cặp kè vào một quán ăn Việt gần trường, nơi này thường là chỗ tụ tập và hẹn hò của các sinh viên VN. Đi bên tôi, em vẫn thích lấy hai tay em ôm chặt lấy cánh tay của tôi. Việc này lại càng làm cho các cậu trẻ tức tối. Có đứa nói khích sau lưng tôi và em:
-Lêu lêu em bé mà đi cặp ông già!
-Người bán than mà đòi mê công chúa!
Tôi xấn tới, thật ra chỉ muốn nhỏ to phải trái với cậu ta, nhưng em lại sợ tôi làm lớn chuyện. Em vội kéo tay tôi quay đi, nói nhỏ:
-Thôi bỏ đi anh!
Tôi buồn, buồn lắm. Em thì vẫn hồn nhiên. Em nói: Em không ngại là anh hơn em nhiều tuổi đâu. Em chỉ biết là em thương anh, anh thương em là đủ. Ai nói gì mặc kệ họ!
Rồi cho đến một ngày tôi đến trường, vào cafeteria tìm em, từ xa đi tới thấy em đang ngồi chung bàn với đám bạn cùng trang lứa với em, em cười giỡn vui vẻ ...Tôi thấy ngay, đó mới chính là thế giới của em. Tôi không nên kéo em vào thế giới già nua của tôi. Sau đó, chưa đến gặp em, tôi đã lặng lẽ bỏ đi. Tôi chia tay với em mà không có cam đảm nói lên lời giã từ sòng phẳng. Cái tuần mà tôi không liên lạc với em là tuần tôi chuẩn bị những việc cần thiết để bỏ qua một tiểu bang khác. Đi như một kẻ chạy trốn. Đi mà không để lại địa chỉ. Không liên lạc về.
Dù chưa lần nào gặp lại, bất chợt đâu đó tôi vẫn được tin về em. Có lần thấy em trong một cuốn video đám cưới của bạn em, trông em già dặn hơn, có cái đẹp sắc sảo hơn, nhưng cũng có chút buồn trên nét mặt, tôi đã muốn bắc phôn gọi em mà rồi tôi dằn lại được. Để rồi chỉ biết thương nhớ em một mình. Nhiều năm sau, tôi nghe em đã ra trường, hành nghề bác sĩ, em lấy chồng, có con, rồi sống không hạnh phúc với chồng, ly dị, thỉnh thoảng tôi cũng nghe qua bạn bè trung gian lời em trách móc tôi. Em nào có hiểu. Tôi thương em. Thương em thật tình. Nhưng không cách nào tôi mang lại hạnh phúc cho em được. Ngày trước cũng như bây giờ.
Em thấy không? Tôi bây giờ vẫn chưa làm được một điều gì đáng kể ngay cả cho mình, chứ đừng nói cho ai. Tôi lại vừa nhận giấy nghỉ việc. Tôi tự an ủi thời buổi khó khăn, cả nước, cả thế giới đều khó khăn, ai sao mình vậy, đừng trách mình nữa. Phải vui vẻ sống, bền chí mài dũa lại cái resumé của mình mà đi xin giốp khác. Trong khi chờ đợi thì cứ ăn tiền thất nghiệp.
Tôi đốt điếu thuốc, đưa lên môi, hít một hơi dài, rồi nhả ra làn khói. Từ dạo xa em, tôi vẫn chưa bỏ được thói quen hút thuốc. Trong những ngày lao động thủa trước, lạnh lẽo khuân gỗ vác củi nơi tù cải tạo, điếu thuốc đã giúp người tôi ấm áp. Tôi hứa với em là tôi sẽ bỏ mà tôi vẫn chưa làm được, vì em thường lo tôi hút nhiều quá thì sẽ không tốt cho cái phổi của tôi, em lo tôi sẽ chết vì bệnh lao. Tôi chưa bỏ được! Em biết được điều này, chắc là sẽ buồn lắm nói tôi không chịu nghe em!
Tôi dừng xe ở một khu ươm bán cây kiểng, bông hoa, tản một vòng, lựa mua một chậu lan. Chỉ là một nhánh lan mỏng manh bé nhỏ chưa ra hoa. Tôi muốn chăm sóc lan cho tới ngày nhìn thấy lan nở hoa, thấy được màu tím của hoa. Dĩ nhiên là tôi còn nhớ Thanh Ngọc. Chỉ có ai vô tình không biết chuyện (của tôi) thì mới hỏi tôi như thế!


Linh Vang
ngodong
#11 Posted : Monday, January 31, 2005 5:08:13 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Chôm Chôm

Như đám lục bình...

Ai cũng nói tôi giống dì Hải, từ khuôn mặt cho tới vóc dáng. Dì Hải là em gái của mẹ tôi. Mẹ là chị cả, dì là em út, ở giữa là mấy ông cậu, nên mẹ hơn dì tới 15 tuổi. Vì dì gần tuổi tôi, tôi hợp với dì hơn mẹ. Dì cởi mở, thời trang. Những năm gần đây, mỗi mùa hè dì hay mua vé máy bay cho tôi lên Seattle ở chơi với dì vài tuần. Dì sống trên một chiếc thuyền con (houseboat), đậu ở Lake Union, ngay thành phố. Dì viết văn. Tôi mê đời viết lách của dì. Tự do. Tự do mà nghèo. Mẹ tôi muốn tôi học ngành Y khoa ra làm bác sĩ, hay ngành Dược khoa ra mở tiệm thuốc tây. Tôi mới 17 tuổi, vừa lên lớp 12. Tôi còn chưa biết tôi có thích học đại học hay đi học hai tháng nghề nail rồi đi làm kiếm tiền. Nói chuyện bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư...tôi thấy còn xa vời quá. Cha mẹ tôi không biết được những ý nghĩ thầm kín này của tôi. Tôi không dám nói, vì biết là ông bà sẽ nghĩ tôi ngông. Tôi biết tôi con một, cha mẹ lại khá giả, nên cha mẹ tôi dĩ nhiên trông chờ nơi tôi một tham vọng cao hơn. Có lẽ rồi tôi cũng nên xin học đại học như các bạn của tôi đang dự tính. Khanh đang chạy bàn ở nhà hàng Tàu, Hồng đứng bán fast food ở McDonald'' s. Bạn nào cũng đang cố dành tiền để đi học đại học. Tú học giỏi để ráng xin những cái học bổng. Tôi có phương tiện tài chánh lại không có dự định nào cả.
Dì sắp lấy chồng nên dì xuống tiểu bang gia đình tôi đang ở để chơi vài tuần. Hôm qua ra phi trường đón dì, tôi thấy được nỗi vui mừng của dì khi dì vừa nhìn thấy tôi.
-TiTi đó hả? TiTi của dì đẹp gái quá!
Tôi có tên giấy tờ là Thanh Tuyền nhưng dì hay gọi cái nickname nghe mẹ nói là do chính dì đặt cho tôi. Và cũng chỉ có dì mới gọi tôi cái tên này. Dì ôm chầm lấy tôi, thủ thỉ dì nhớ TiTi quá. Tôi tức cười cho dì, vì dì cháu tôi hầu như e-mail cho nhau mỗi ngày, nói chuyện qua phôn mỗi tuần. Trăm ngàn thứ chuyện mà nói không hết.
-Mai mốt dì đi lấy chồng rồi thì dì sẽ nói dì nhớ ai chứ dì đâu thèm nhớ TiTi nữa.
-Làm gì có chuyện đó!
Hôm sau, vừa bước vô nhà tôi nghe tiếng dì Hải từ trong bếp nói lớn:
-Đã đến lúc...
Hình như mẹ và dì đang có điều gì bất đồng. Tiếng mẹ nhỏ nhẹ:
-Chị chưa biết tính sao...con Tuyền...sợ nó...
Tại sao tên tôi lại nhắc tới...Tôi bước vô bếp:
-Chuyện gì?
Tôi hỏi mẹ và dì Hải. Cả mẹ và dì đều ngưng bặt, đều nhìn tôi chăm chăm, rồi lại nhìn nhau lúng túng.
-Không phải là con vừa nghe tên con? Mẹ và dì đang cãi nhau vì con à?
Mẹ chối ngay. Không, không phải nói về con đâu, con gái của mẹ!
Con gái của mẹ? Xưa nay, mẹ không phải là người thích biểu lộ tình cảm ra ngoài. Tôi biết ba mẹ thương tôi, lo cho tôi từng ly từng tí, nhưng mẹ không bao giờ nựng tôi, không có cái kiểu ngọt ngào kêu tôi " con gái của mẹ" . Tôi nhìn qua dì Hải. Da mặt dì tái xanh như đang đau.
Dì ngập ngừng:
-Dì...dì đang xin phép mẹ TiTi để cho TiTi đi shopping với dì giúp dì sắm đồ cưới đó mà. Mẹ nói không biết TiTi có rảnh không, vì là năm cuối của TiTi?
Tôi nhìn thoáng qua mẹ thấy mẹ gật đầu. Dì Hải nói tiếp:
-Vừa lúc đó thì cháu bước vô cháu nghe tên cháu là vì vậy.
Tôi nghĩ bụng, chỉ có vậy sao hai người lại phải gây, dì Hải lại phải lớn tiếng. Chị em mới gặp nhau chưa tới 24 tiếng đồng hồ mà. Hay lối nói chuyện của chị em gái là như thế đó? Tôi không có chị, có em gái nên tôi không biết. Nhưng tôi làm bộ tin lời dì để mẹ và dì đừng thắc mắc là tôi đang nghĩ gì trong đầu.
Mẹ nói:
-Nếu con thấy không bận lắm thì con đi với dì cho vui. Rồi tối về nhớ lo bài vở.
Đi mall với dì, tôi lấy làm sung sướng là dì đã đánh quá cao con mắt nghệ thuật của tôi. Bởi vì dì thời trang lắm. Tôi còn nghĩ tôi chắc có khiếu về khoa vẽ kiểu áo. Có lẽ tôi sẽ học ngành fashion design. Mẹ mà biết được ý định của tôi, mẹ sẽ kịch liệt phản đối ngay. Tôi biết mẹ chỉ thích, chỉ trọng khoa bảng, mẹ hay nói những nghề không có bằng cấp không mua nổi...một cái nhà, như dì Hải, dì phải sống lênh đênh lỏng chỏng trên...houseboat! Tôi biết mẹ sai hoàn toàn, vì tôi sẽ chỉ cho mẹ thấy là quanh đây có nhiều người làm nails, đi cắt cỏ, không cần bốn năm đại học khổ cực mà vẫn mua nhà lớn mấy trăm ngàn được. Và lại trả tiền mặt một cái rụp!
Dì cao, thon nên đi mall Mỹ dì dễ lựa đồ. Dì mặc đồ nào cũng đẹp. Dì để tóc ngắn. Tôi cũng muốn để tóc ngắn như dì nhưng mẹ tôi không cho tôi để tóc ngắn. Mẹ nói, còn nhỏ để tóc dài mới giữ được nét ngây thơ. Cũng như con còn trẻ, da mặt đang đẹp, đừng xài nhiều son phấn, vì chưa cần, uổng da mặt. Nói tóm lại, tôi biết ý mẹ tôi, bà chỉ muốn tôi mãi mãi...ngây thơ, đừng lớn vội. Tôi biết rồi tôi sẽ đẹp, sẽ "cool" như dì Hải vì tôi giống dì. Đúng ra, thì hiện nay tụi con trai ở trường đã để ý đến tôi rồi. Chỉ vì mẹ khó tánh quá nên tôi chưa dám cặp bồ với tên nào. Ai đời học lớp 12 rồi mà còn được mẹ đưa đón mỗi ngày. Mẹ biết cả thời khóa biểu của tôi.
-Dì sẽ là cô dâu kẻng nhất đó!
Tôi nghĩ dì thật đẹp, dĩ nhiên đối tượng của dì phải là mẫu đàn ông thật lý tưởng, thật bản lãnh, thì mới chiếm được trái tim của dì vì tới tuổi 34, 35 dì mới chịu lấy chồng kia mà. Dượng Toàn đúng là mẫu người đó. Tôi chỉ gặp dượng Toàn vài lần, nhưng qua lối nói chuyện của dì tôi biết là tôi cũng sẽ thích dượng.
Đi mua sắm một hồi-nói là đi lựa đồ cưới cho dì mà loay hoay dì lại chỉ mua đồ cho tôi - dì cháu ngồi ở quán nước nghỉ chân. Tôi hỏi dì về tình yêu:
-Làm sao mà dì biết người đó là người yêu lý tưởng của dì?
-Có lẽ khi dì bắt gặp chàng đọc sách Doãn Quốc Sĩ nơi quán café, hay ghế đợi ở phi trường. Người yêu của dì thì cũng phải yêu thích sách vở như dì.
Tôi biết là dì đùa, nhưng tôi thích câu trả lời của dì. Đã bảo vì tôi giống dì mà. Tôi không tưởng tượng là tôi có thể tự nhiên thoải mái đi hỏi mẹ những câu hỏi như thế này.
-Dì mong là khi cháu biết yêu là cháu đã là người chín chắn rồi. Cháu sẽ biết chọn đúng người.
-Cháu thích nghề viết văn của dì. Cháu muốn được như dì.
-Không được đâu cô nhỏ, rồi sẽ nghèo như dì đó. Mẹ cô sẽ không cho cô có lối sống như dì đâu. Nhưng mà tin dì đi, mẹ cô bao giờ cũng đúng. Đó là người đàn bà mà dì phục nhất trên trần gian.
Rồi tôi than với dì về tính khó khăn của mẹ.
-Dì với mẹ trái ngược nhau. Để cháu so sánh như thế này cho dì hiểu. Cứ cho dì là đảng Dân Chủ, còn mẹ là đảng Cộng Hòa.
Dì phì cười:
-Cái gì là đảng Dân Chủ, là đảng Cộng Hòa?
-Mẹ bảo thủ, cổ kính, còn dì thì...ngược lại. Như là mẹ cứ dặn cháu, lo học, đừng bồ bịch sớm, phải giữ trong trắng, cái gì mà "khôn ba năm dại một giờ" . Cháu nói biết rồi, chuyện sex đó mà, từ lớp 6, lớp 7 nhà trường đã cho học rồi, mà mẹ cứ nói vòng vo úp mở.
-TiTi nè, ở tuổi con, dì cũng đã nghĩ là chuyện gì mình cũng biết. Nhưng rồi...dì đã chẳng biết gì...Dì đã học một bài học thật đích đáng!
-Dì nói như thế có nghĩa là gì?
Dì đứng lên:
-Thôi, chuyện lâu rồi! Dì cũng không muốn nhắc tới nữa. Hãy nhớ là lời khuyên của bậc cha mẹ bao giờ cũng đúng.
Một đêm khó ngủ, tôi rón rén xuống nhà lấy nước uống, qua phòng dì Hải thấy đèn còn sáng, chắc chỉ vặn một nấc vì ngọn đèn mờ mờ, tôi đứng lại lắng tai nghe, tiếng được tiếng mất. Tiếng của dì thì thầm:
-Chị Hòa, chị hứa chị là người sẽ nói...
Tôi biết là mẹ đang ở trong phòng dì, vì dì vừa kêu chị Hòa, Hòa là tên của mẹ tôi. Hứa nói chuyện gì? Tôi không dám đứng lâu, vì sợ bắt gặp đang nghe lén.
Buổi sáng hôm sau, ba mẹ đã đi làm, tôi thức dậy thấy dì đang sắp xếp vali, dì nói dì phải về lại Seattle ngay. Đâu đã tới ngày về? Ba mẹ có biết dì về sớm không? Tôi hỏi nhanh. Dì bật khóc. Dì khóc vì những câu hỏi của tôi chăng? Rồi cầm lòng chẳng đậu, dì thốt ra:
-TiTi, một điều dì cần nói cho TiTi biết trước là, không bao giờ dì muốn đem TiTi đi cho.
-Cái gì?
Tôi nghĩ là tôi nghe đủ câu nói vừa rồi của dì. Không bao giờ dì muốn đem TiTi đi cho.
Rồi không để cho tôi thắc mắc lâu, dì xác nhận lời dì vừa nói:
-Đúng, TiTi là con của dì. Dì muốn giữ con. Nhưng dì không có một con đường nào khác để chọn lựa. Ông ngoại của con rất nghiêm khắc. Không chồng mà chửa hoang là điều xấu xa cho gia đình, cho họ hàng. Con phải thông cảm cho dì, năm đó dì mới 17 tuổi, bằng tuổi con bây giờ...Con tha lỗi cho...mẹ.
Dì vừa nói vừa khóc. Năm dì 16 tuổi, dì vừa có bạn trai. Hai người lén gia đình đưa nhau đi dự một cái party ở nhà một người bạn. Dì ham vui, rồi dưới sự hối thúc của bạn bè, dì cũng thử chút rượu. Trong lúc ngà ngà thì dì làm "chuyện đó" với anh bạn trai. Một tháng sau, gia đình người ấy dọn qua tiểu bang khác sinh sống. Dì mới biết dì mang bầu. Dì muốn giữ đứa bé mà ông ngoại không cho. Mẹ tôi ở tiểu bang xa đưa dì về lo cho dì tới ngày sanh đẻ. Rồi sau đó ba mẹ nhận đứa bé làm con. Cha ruột của tôi không biết sự hiện diện của tôi. Năm đó, ông cũng chỉ là cậu thanh niên 17 tuổi, vui chơi, chưa biết lãnh trách nhiệm, thì có cho biết cũng không giúp được gì. Dì trở về nhà ông bà ngoại, dì đi học lại. Thì ra vậy! Hèn gì tôi giống dì Hải. Hèn gì tôi nhận nhiều quà cáp của dì vào những dịp lễ lộc, sinh nhật, ra trường. Hèn gì mẹ tôi cứ muốn tôi mãi mãi ngây thơ. Dì khóc. Tôi cũng khóc. Người mà lâu nay tôi kêu là dì thì lại là mẹ ruột của tôi, còn người tôi kêu là mẹ thì lại là dì của tôi. Còn người lâu nay tôi kêu là ba thì chẳng có chút ruột thịt gì với tôi. Tôi chới với, bối rối quá. Bao lâu thì tôi mới quen với cái sự liên hệ mới này.
-Mẹ luôn luôn yêu con.
Yêu tôi mà đem tôi đi cho? Tôi hỏi thầm trong bụng. Tôi thấy giận dì tôi, tôi thấy giận ba tôi, tôi thấy giận mẹ tôi, tôi thấy giận mọi người. Tôi thấy tôi trôi như đám lục bình...


Linh Vang
(Tacoma)




N Đ tặng Linh Vang nè.

[iframe]http://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=160015[/iframe]
Chôm Chôm
#12 Posted : Saturday, February 19, 2005 5:32:05 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Mong có Ba trong ngày cưới
Linh Vang

-Em muốn chờ cho ba qua rồi mới làm đám cưới.

-Chờ ba thì biết chừng nào. Ba má bây giờ không hòa thuận nữa, ba có vợ nhỏ, ba sẽ không qua đâu.

-Chị cứ nói ba không qua, sao chị chắc được? Con cái ở hết bên này, ba thương tụi mình, tuổi già ba ở bên đó với ai?

-Thì đã nói ba có bồ mà. Thư nào viết qua ba cũng trách cứ má bỏ ba ở lại không ai thăm viếng, dẫn tụi mình trốn ra nước ngoài. Mà ba không chịu nghĩ lại hoàn cảnh ba. Đáng lẽ ba phải mừng là má đã lo được bầy con.

-Chắc ba tủi vì ba không lo được cho tụi mình. Đứa nào bây giờ cũng lớn ầm ra ăn học thành tài. Làm cha mà ba không lo được gì...Ba hổ thẹn với má. Nghĩ tội nghiệp ba! Ở trong tù cải tạo mười mấy năm thì làm sao mà lo được!

Trong nhà Ái giống ba nhất, mấy chị em đứa nào cũng giống má, nước da trắng, mặt tròn, môi cong cong, mắt hai mí, Ái giống ba da ngăm ngăm , mặt hơi xương xương, mắt một mí, hồi bé ba cứ chọc yêu Ái mày con Đại Hàn hả nhưng Ái cứ cười hì hì không buồn vì biết ba cưng Ái lắm. Nhìn từng nét Ái không được đẹp nhưng nhìn tổng quát thì Ái có duyên. Mắt một mí thì sửa hai mí mấy hồi, dạo này họ sửa mắt đẹp lắm, mắt vẫn tự nhiên. Con gái giống cha thương cha nhiều. Ái thương ba nên mỗi lần chị Ánh bênh má trách ba là Ái không bằng lòng. Chị nói ba có qua rồi không nghề ngỗng gì dám khùng, lại làm khổ má nữa đó.

-Sao chị lại ăn nói lạ vậy? Cái gì mà khùng điên! Bộ chị không thương ba sao? Ba qua, ba cứ ở nhà, ba già rồi, mười mấy năm tù tội bây giờ ba cần dưỡng sức, em đi làm nuôi ba.

-Em cũng sẽ lấy chồng, Vũ hối như hối tà. Rồi em đem ba theo hả? Rồi chắc gì ba vui vẻ ở bên này, ba nhớ vợ nhỏ của ba. Em coi đó, rồi ai cũng khổ!

Chuyện chưa chắc như thế mà chị Ánh đã nghĩ đủ thứ. Ái giận chị:

-Dù gì đi nữa ba cũng là ba của mình!

Nói xong Ái vùng vằng bỏ đi. Bấy giờ chị Ánh mới thấy hối hận là đã quá thành thật nói ra những điều này với em. Nhưng chị biết rõ. Chính trong những lá thư của ba, ba đã nói như vậy. Tôi có qua bên đó cũng chỉ là gánh nặng cho mình và các con thôi. Tôi còn làm được gì. Tôi đã già yếu. Tôi sợ những cái bắt đầu. Tôi không giúp gì ai được. Mười mấy năm rồi tôi có làm được cái thể thống gì, bây giờ thì như một đứa trẻ vụng về chập chững bước đi, bập bẹ học ăn học nói. Qua rồi lại làm xáo trộn đời sống đang bình thản của mình và các con.

Khi được thả về nhà thì ông Tân đã năm mươi lăm tuổi. Sức khỏe yếu kém, tinh thần sa sút, ông biết là ông khó thích nghi với đời sống xứ người. Đi xin việc mà chẳng có nghề ngỗng chi, ai thèm mướn! Làm lao động thì cũng đâu có làm nổi! Đi học lại? Già cả tới nơi rồi còn học hành gì được nữa. Mà học cho tới bao giờ? Cỡ tuổi đó tị nạn 75 có người còn lao đao khốn đốn kia kìa. Với đời sống mới, giốp giếc căng thẳng hằng ngày, vợ con cũng đổi thay. Ông sợ cảnh ông ngồi một chỗ bực bội khó chịu bắt bẻ người thân.

Bà Tân chỉ mới bốn mươi ngoài. Bà còn trẻ quá, dáng mảnh khảnh như con gái, nhiều người không biết thấy mẹ con đi với nhau tưởng là chị em. Mười mấy năm nay một tay một mình vất vả nuôi nấng bầy con. Có chạy giặc bơ vơ lạc lõng ở xứ người thì cũng phải chạy có đôi có cặp chứ, để cùng chia sẻ với nhau, đâu có gì cô đơn bằng chạy một mình. Con còn nhỏ lo theo nhỏ, sợ hư hỏng, không chịu ăn học, con lớn rồi thì lo theo lớn, con lên đại học xa nhà thì lo, ra trường không có giốp mình cũng lo, theo giốp lấy vợ lấy chồng đóng rong mọc rễ ở xa mình vẫn lo. Con cái có đời sống riêng của chúng, người đàn bà còn lại những gì, phải chăng là nỗi cô đơn quen thuộc? Vì tương lai các con, ngày đó bà đã phải tìm cách vượt biên, liều lĩnh với bọn hải tặc cướp của giết người, hãm hại đàn bà con gái, vậy mà ông không hiểu trách bà sao dẫn con đi, bỏ ông ở lại không ai thăm viếng tiếp tế. Vợ chồng xa nhau lâu, tình nghĩa vốn đã mờ nhạt, lại nghe tin ông có bà nhỏ, bà giận lắm, nhưng vẫn làm giấy đoàn tụ lo cho ông qua. Chỉ mong khi ông qua rồi, mạnh ai đường nấy đi, ông sẽ qua thành phố khác sinh sống để bà khỏi bẽ mặt với người quen, đứa nào muốn ở với bà thì ở, đứa nào muốn đi với ông thì đi, bà không cấm cản. Bây giờ ông chưa qua thì bà có bổn phận nuôi nấng dạy dỗ con nên người và hằng tháng lo gởi ông chút tiền! Thiên hạ nhiều chuyện, cố vấn không công, nói mẹ Ái dại...ổng ở Việt Nam có vợ khác thì mình ở đây cũng có chồng khác cho đỡ tấm thân chứ tội gì ở vậy, mai mốt con cái lớn đi hết, mình già đi khi đó không ai thèm.


Vũ và Ái yêu nhau được bốn năm, từ hồi Ái mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Bây giờ Ái đã ra trường, đang làm cho Boeing, hãng chế tạo máy bay. Vũ ra trước hai năm, làm bên chính phủ Liên Bang. Mỗi lần Vũ thúc làm đám cưới thì Ái hẹn. Hẹn lần hẹn lượt mãi rồi Ái chịu cho làm đám hỏi. Đám hỏi xong thì chờ. Đám hỏi không có ba, thì đám cưới phải có ba. Có ba mới vui. Rồi xuân tới, hè qua, thu tàn, đông hết...ba cũng chưa qua. Giấy tờ đoàn tụ thì đã lo xong từ đời nào.

Vũ cằn nhằn:

-Đợi lâu quá! Biết đến bao giờ!

Rồi hai người cứ cãi nhau tối ngày. Cũng chuyện chờ ba.

Vũ trách:

-Em chờ ba, hay em không yêu anh mà chần chờ? Nhỡ ba không qua?

Ái ngọt ngào:

-Vài tháng nữa thôi Vũ, mình đã cố công đợi, vài tháng có là bao.

Có dỗ ngọt, có dịu dàng, thì ba cũng vẫn chưa qua. Chưa quyết định ngày cưới được, vẫn còn chờ, vẫn cãi nhau.

Chị Ánh lo sợ dùm:

-Cứ cái kiểu này chưa lấy nhau đã rã đám!

Mẹ Ái cũng chưa muốn con có chồng sớm, mấy năm ăn học ở xa, bây giờ Ái mới về gần, mẹ Ái chỉ mong mẹ con gần gũi sớm hôm có nhau, được ngày nào vui ngày ấy. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng bà nói:

-Con muốn đợi ba thì đợi...Con biết là không có ba, má cũng lo đám cưới cho con được.

Vũ giận nhủ thầm:

-Chuyện hôn nhân mà xem ra Ái không màng tới. Ông già chừng nào qua ổng qua, có gì quan trọng.

Ái nghĩ Vũ nhỏ mọn, hẹp hòi, chỉ nghĩ chuyện được về phần mình. Nhớ hồi nhỏ ba thương Ái, Ái đau, gần giờ giới nghiêm ba cũng chạy đi tìm tiệm thuốc tây nào còn mở cửa để mua thuốc cho Ái. Ái nhõng nhẽo, Ái vòi vĩnh đủ thứ mà ba cũng chiều. Hai đứa còn trẻ, việc gì mà phải hấp tấp.

Bữa cơm Vũ kể về một người quen mới ở đảo qua. Giọng Vũ thản nhiên hờ hững. Cuộc vượt biên của thằng nhỏ này xem ra tương đối êm xuôi:

-Tàu có cắm cờ Kam-pu-chia, qua biên giới Thái Lan lại có thằng Thái Lan đưa đi. Đi như kiểu mình đi xe đò đó mà, ai có biết gì đâu. Tốn mỗi người hai cây. Cha mẹ thằng nhỏ đó cũng ở đường Trương Minh Ký, Gia Định. Nhà ông già anh ở trước đường cái lớn, nhà nó vô sâu trong hẻm. Ổng bả cũng lớn, khoảng ba anh...thấy cũng mệt quá, qua đây rồi cũng ngồi một đống chớ làm được gì! Thì ở nhà ai chẳng tưởng xứ Mỹ là thiên đường. Đi khổ sở như vậy mà cũng cứ mong đi. Mấy trại tị nạn đông nghẹt, chen chúc như cá hộp, không ai thèm nhận nữa, đuổi như đuổi hủi, đuổi tà. Đòi trả về Việt Nam, cưỡng bách hồi hương, kêu tị nạn kinh tế. Nạn hải tặc tấn công cướp của, giết người, hãm hiếp vẫn dài dài mà chính phủ Thái cứ làm ngơ. Ở Thái Lan, thuyền nhân bị nhốt trong trại cấm, mà ở trại mãi sau này thế giới bên ngoài mới hay. Còn ở Hồng Kông thì có nhiều người sống vất vưởng ở đảo hoang, phà, và công viên bên ngoài các trại tạm cư. Buồn bã, thất vọng, không biết tương lai về đâu. Cùng lúc trớ trêu thay dân qua trước bây giờ cơm no áo ấm rủng rỉnh có tí tiền thì mon men mò về Việt Nam đi du lịch...

Ái không đồng ý hết những gì Vũ nói. Ừ, ở xứ người mới biết xứ người không phải là thiên đường, nhưng ở lại làm gì có tương lai, tìm đường đi được thì cứ đi. Dù sao, có tự do, có cơ hội, cứ cố gắng là được. Ái quẳng cho Vũ một cái nhìn bất bình rồi nói:

-Tại Vũ qua năm 75 nên Vũ không biết, chớ ai mà muốn ở lại. Quê cha đất tổ mà phải bỏ đi đau đớn lắm chớ. Gặp Vũ, Vũ cũng tìm đường chui. Dù có biết qua bên này có khùng thì cũng cứ đi. Người ta nói cái cột đèn biết đi thì nó cũng đi kia kìa. Có trách là dân mình sao cứ gặp tai ương hoài. Cái nước nhỏ có chút, nhìn trên quả địa cầu trông thật khiêm nhượng vậy mà có lúc nào yên đâu. Rồi một triệu người lưu lạc tứ xứ. Nghĩ tội nghiệp những người lạc tới những nước nhỏ không ai biết. Cuộc chiến nào cũng làm đau khổ.

Nghĩ tới cảnh tù tội của ba bị đày ra tận ngoài Bắc, đói rét bệnh tật, lao tâm lao lực, xa vợ xa con, rồi khi được thả về thì cảnh cũ người xưa đã thay đổi, nhà thì chế độ mới tịch thu làm trụ sở phường khóm chi đó, vợ con thì vượt biên ra nước ngoài rồi, Ái thương tâm ứa nước mắt. Ái thương má, thương ba. Năm ngoái còn đi học, thấy má ao ước có một xâu chuỗi ngọc mà không có tiền mua, Ái thỏ thẻ hứa với má:

-Chừng ra trường, con sẽ mua cho má.

Chị Ánh chọc Ái nói đùa:

-Chắc có giốp không mà đòi mua?

Trời! Nói năng chi mà nản vậy! Đời sống kinh tế khó khăn, dân kỹ sư điện ra trường nằm dài chờ việc. Ái nhủ thầm. Cứ nghĩ tới chuyện kiếm việc là nản, nhưng thôi, học cái đã, chừng đó hẵng hay, lo sớm cũng chẳng giúp được gì. Ra trường, không có giốp kỹ sư cao thì giốp bậy bạ lương thấp gì cũng được, Ái đâu cần xe hơi mới, áo quần thời trang, hay đi nhảy đầm. Chỉ cần đủ tiền mua cho mẹ một xâu chuỗi ngọc là được.

Tánh Ái hay thương người. Má Ái kể hồi ở Việt Nam má không cho Ái ra chợ vì cứ thấy ăn mày là Ái cho hết tiền. Qua Tijuana bên Mễ chơi là có đất...dụng võ, ăn mày ngồi đầy đường, mẹ bế con thơ đỏ hỏn ngồi dang nắng ở lề đường xin ăn, ông già bà cả ăn mày da nhăn nheo, đen đúa. Người ta qua Mễ để mua sắm, còn Ái qua Mễ làm việc thiện, cứ thấy ăn mày là móc túi cho tiền, có khi đi một quãng đường rồi thấy tội nghiệp còn chạy ngược lại cho thêm.

Hàng xóm láng giềng với Mỹ mà Mễ nghèo quá, cứ qua khỏi biên giới là thấy cảnh khác xa một trời một vực. Ở Mễ, cây cỏ khô cằn, đường sá bụi bậm rác rến dơ bẩn. Ái nghĩ ông Trời bất công, cũng cùng một miếng đất mà xứ giàu xứ nghèo, dân nhà nghèo ở gần dân nhà giàu tủi thân lắm. Mễ ở Tijuana cứ trốn qua San Diego rồi tìm cách lên Los Angeles để sống lậu, nhưng dễ gì thoát được cái trạm xét gắt gao, chỉ một con đường duy nhất mà một bên biển một bên núi, thấy cái mặt nước da ngăm đen là nghi liền.


Vừa ra trường là Ái xin được việc ngay, lại gần nhà nữa, má Ái vui mừng lắm. Việc trước tiên là mua cho má một xâu chuỗi ngọc, rồi tiền lương hằng tháng sau đó Ái đem về đưa hết cho má, chỉ mỗi tuần xin tiền tiêu vặt. Má nói mới ra trường cứ giữ lấy mà mua sắm nhưng Ái thấy cũng đâu cần mua sắm gì nhiều.

Bữa cơm nhắc đến chuyện Việt Nam buồn quá, Ái nuốt không vô. Thấy Ái cứ ngồi chống đũa, khuôn mặt buồn xo, chị Ánh nói con Ái tình cảm dư thừa quá, hơi sức đâu. Chuyện ba tù tội, chị xót xa có chút xíu, cứ mỗi lần nhận thư ba, chị vội vã đi gởi tiền, mua quà cáp gởi về Việt Nam là xong, chị thực tế đến nỗi khô khan dửng dưng ơ hờ như thế đó, chị không viết thư kể lể thương nhớ ba. Ái mới là người cặm cụi ngồi nắn nót từng chữ kể chuyện đời sống gia đình bên này, tẩn mẩn lựa từng tấm hình gởi về cho ba coi, lo lắng hỏi thăm sức khỏe của ba. Có lần ba viết thư hỏi con Ánh làm gì mà không bao giờ viết thư cho ba mà Ái lờ đi không trả lời.

Cơm nước xong Vũ rủ Ái đi xi nê, Ái nói em ngồi chơi với Vũ một chút rồi phải viết thư cho ba, cuối tuần rồi hẳn đi. Ái chợt nhớ là Ái có nhiều chuyện cần kể cho ba nghe, như em Ti vừa được bầu làm công chúa hoa daffodil của trường Wilson (Princess Daffodil), theo tiêu chuẩn Đẹp và Học Giỏi, đại diện trường đi dự Daffodil Festival Parade được tổ chức hằng năm vào mùa hoa daffodil nở, loại bông màu vàng nở hình cái kèn dễ thương. Vũ lẫy hờn nói gì gì cũng ba rồi giận dỗi bỏ ra về chứ không nì nài như mọi bận. Lâu nay tính Vũ thích nghe ngọt, thích được chiều. Ái buồn rầu nghĩ giá gì Vũ người lớn một chút, làm đàn ông con trai phải dễ dãi, rộng lượng chứ ai lại hơi tí đã lẫy hờn như trẻ con. Ái đứng nơi cửa sổ nhìn Vũ vùng vằng đi ra xe, anh đi mà không thèm ngoảnh lại một lần.

Những ngày sau đó hai người vẫn tiếp tục giận nhau vì chuyện...chờ đợi ba qua. Ở lần cãi sau cùng Vũ hầm hầm tuyên bố thôi không cưới hỏi gì nữa hết. Ái cho là Vũ quá hẹp hòi ích kỷ cũng lớn tiếng nói lại...thôi thì thôi, không lấy người này thì sẽ lấy người khác, rồi sẽ có một tình yêu khác, chứ cha thì ai cũng chỉ có một cha thôi...

Nói thì nói vậy chứ sau đó Ái buồn hết sức, không còn cười nói vui đùa như trước, Ái cứ thẫn thờ đứng nơi cửa sổ nhìn những chiếc xe qua lại xem có chiếc Z280 màu xanh lục của Vũ đến đỗ trước nhà hay không, mà nhìn hoài chẳng thấy, thấp thỏm lắng nghe phôn mà toàn là phôn ai gọi cho má, cho chị Ánh, cho thằng An. Ái cô đơn quá đỗi. Mất Vũ, Ái vừa mất đi một người bạn, một người tình, một vị hôn phu. Ừ, thì cho là Vũ hẹp hòi, Vũ ích kỷ, nhưng khi yêu thì ai mà chẳng vậy, tại Vũ yêu Ái quá nên Vũ mới hối thúc, chớ đâu phải chần chờ như mấy tên cứ nói yêu thương mà chẳng bao giờ đề cập tới chuyện cưới hỏi, bọn ham vui vô trách nhiệm chuyên rủ ren hò hẹn đi chơi nhưng nói tới chuyện chia sẻ và gánh vác đời sống thì vội vàng cao bay xa chạy.

Đã một tháng rồi Vũ không gọi phôn, Vũ không ghé qua nhà. Đúng là Vũ thôi thiệt! Mà chẳng lẽ Vũ thôi? Vũ đã yêu Ái biết bao! Ái nhìn xuống ngón tay đeo nhẫn của mình. Chiếc nhẫn đính hôn, hai người đã lựa mua ở tiệm vàng Vĩnh Lợi ngày nào, vẫn còn đây, Vũ cũng chưa đòi lại. Chiếc nhẫn hột xoàn nhỏ thôi nhưng xinh xắn nằm dễ thương trên bàn tay thanh tú có những ngón thon dài búp măng. Mân mê sờ nhẫn mà Ái nhớ Vũ se thắt cõi lòng. Cả tháng nay Vũ làm gì? Ái cũng cứng đầu không chịu gọi phôn làm lành, không đến nhà Vũ. Vả lại, Ái đâu có làm điều gì không phải, tại Vũ nói dứt khoát, tại Vũ nói dẹp, nói thôi. Dù có muốn làm lành, trong thâm tâm Ái cũng chưa muốn làm đám cưới ngay, vẫn muốn đợi ba qua. Không hiểu tại sao Ái cứ nghĩ là phải có ba thì Ái mới vui, mới thấy cái đám cưới trọn vẹn, khi theo chồng đi đâu thì má có ba, Ái an tâm hơn.

Má không nói gì, bà chỉ thở dài. Con nó có hiếu thật đó, nhưng đâu phải chuyện nào mình nói nó cũng chịu nghe. Lúc đầu bà đồng ý với Ái là để Ái đợi ba, nhưng rồi khi thấy tụi nhỏ giận nhau lâu quá bà lại lo. Lo hỏng chuyện. Cái thằng Vũ coi vậy mà cũng không đến nỗi nào, gia đình qua năm 75 khá giả, con Ái lấy chồng rồi không sợ phải gánh nặng giang sơn nhà chồng! Thương con bà cũng không tránh khỏi những tính toán ích kỷ tầm thường. Tuy thời buổi này không ai còn quan niệm lấy chồng là lấy giang sơn nhà chồng, nhưng mà với ông chồng còn những nặng nợ với cha mẹ, anh em thì làm sao vợ chồng trẻ có hạnh phúc được.

Thấy con buồn, bà thương, chứ bà giúp được gì. Ở xứ này, mẹ con nương tựa đùm bọc lấy nhau mà sống chứ mẹ cũng chẳng giỏi gì, cũng chẳng kinh nghiệm gì hơn con, đời sống trăm thứ đều thay đổi hết.

Tacoma đang giữa mùa đông, bỗng dưng có một luồng gió ấm áp từ đâu thổi về, làm mấy cây anh đào trước nhà tưởng mùa đông đã hết vội vã đâm chồi nở nụ. Một chiều đi làm về Ái chợt thấy những nụ hoa li ti hồng nhạt mới hé, Ái xuýt xoa lo:

-Tội nghiệp! Biết có nở trọn vẹn không, hay là vừa mới lu lú ra là bị lạnh trở lại rụng hết, đâu đã mùa xuân đâu nà!

Ái hay để ý thời tiết, cây cỏ, vạn vật chuyển mùa. Đi qua thung lũng Nisqually những sáng mùa thu thấy lá vàng óng ả, lòng Ái ngây ngất rung động, lá vàng trên cây, lá vàng rụng nằm dưới đất. Cô bạn thân Mi -Mi tài cán hơn, cô viết những cảm xúc này lên trang giấy. Cô tả nắng vàng óng ánh chiếu xuống những chiếc lá vàng. Nói chuyện hàng giờ với nhà thơ Hà Bỉnh Trung về những chiếc lá vàng này. Về mùa thu. Về những rừng thông xanh biếc của vùng Tây Bắc. Một già một trẻ nói chuyện lá vàng trong thơ văn. Qua điện thoại viễn liên. Thật thán phục! Đời sống Mi - Mi thanh thản dễ thương. Ông chồng của nó cứ chọc lương công chức tiểu bang đủ trả tiền những cú phôn đó không, em.

Hôm nay ngồi làm ở sở mà đầu óc Ái để ở đâu đâu. Tính toán bậy bạ, làm ăn như thế này, cũng tại mấy tên tình phụ tình mất, hèn gì máy bay Boeing rớt hoài! Đi chơi xa là Ái sợ mấy cái máy bay loại cứ bắt đầu bằng số bảy ( 757, 747, 737!)...

Ái vừa về tới cửa, đã nghe tiếng thằng An reo vui la to:

-Chị Ái! Chị Ái! Vào nhanh, vào nhanh đây! Có điện tín của ba nè!

Nó nói nhanh không kịp thở, không để Ái hỏi gì:

-Ngày 25 tháng sau ba qua rồi! Phải chuẩn bị đón ba là vừa!

Ái nghe mà không ngờ chuyện có thật. Ba qua? Ba qua thật sao? Thật là không uổng công Ái đợi. Lòng Ái rộn rã, trống ngực đánh thình thịch. Cái miệng của thằng An tía lia, nó cứ nhảy tưng tưng hỏi Ái:

-Ba sắp qua rồi, vui không? Vui không, chị Ái?

Ái rung hai vai em hỏi lại cho chắc ăn. Tánh An hay đùa cợt. Nhìn mặt nó khó mà biết được. Nó có thể nói thật mà cũng có thể nói chơi.

-An nói thật...? Có nói giỡn phá chị không?

Bị la oan, An phân bua:

-Ai giỡn kỳ vậy? Chị nhìn đây nè.

Thấy cái điện tín rồi, Ái mới tin, mới vững bụng.

Ai cũng vui. Ngay cả má. Buổi tối Ái thấy má nở nụ cười thương yêu khi đọc lại thư ba. Má vui thật, Ái không thể nào lầm lẫn được, má nói về căn nhà ở khu Lakewood yên tĩnh rất thích hợp cho ba dưỡng sức, có vườn rộng cho ba trồng bông hoa, rau cỏ, cả gia đình đều góp sức thì sẽ mua được. Má đã tha thứ cho ba. Ái thoáng bắt gặp trong đôi mắt má có những giọt lệ long lanh.

Chị Ánh vui mừng, chị bày tỏ theo lối của chị ấy:

-Ba qua để cho Ái lấy chồng cho rồi. Đi ra đi vô cứ thấy cái mặt như cái mâm của mày, chán quá!

Ái nghe mà không giận, vì hiểu hai chữ chán quá của chị cũng có nghĩa là chị lo quá cho em. Chị nói:

-Gọi cho Vũ đi em! Ba sắp qua rồi thì đâu có chuyện gì nữa mà giận hờn.

Lần đầu tiên chị Ánh đứng về phía Ái trách Vũ :

-Cái thằng bậy quá hà! Chuyện hôn nhân hệ trọng như vậy có gì thì nói từ từ chớ, đâu có thể nóng nảy được. Gọi đi, nó không cứng rắn như em tưởng đâu, nó đang chờ em làm lành đó. Rồi tính chuyện đám cưới cho xong. Em không gọi, để chị gọi cho, chị gọi mắng cho nó một trận trước đã.

Con gái đầu lòng không cha (có cha nhưng cha kẹt lại trong lao tù cộng sản), vì phải giúp mẹ quán xuyến gia đình nên chị khôn sớm. Chị lớn hơn Ái có một tuổi. Và rất thực tế, chị giải quyết việc gì cũng rất nhanh.

Chưa ai gọi ai thì thứ bảy đó Vũ vác mặt lò mò đến. Hai tháng trời không gặp Ái, Vũ nhớ Ái quá. Nói thì dễ mà làm rất khó. Thương yêu đậm thì không dễ gì thôi với bỏ. Vũ đành nhượng bộ đến xin lỗi Ái, bằng lòng đợi. Ít nhất trong thời gian đợi Vũ còn lui tới, gọi điện thoại, có Ái để tâm sự, để rủ đi chơi còn hơn là...thôi, để rồi không có ai thương yêu nằm queo ở nhà mục giường mục chiếu, buồn tẻ quá.

-Ái nói phải. Mình còn trẻ, cứ từ từ chờ ba qua. Bao giờ ba qua, mình làm đám cưới cũng được. Có cặp đám hỏi xong họ chờ cả 5, 6 năm kìa.

-Chờ 5, 6 năm, lâu quá! Em không chịu đâu...Tháng bảy mình làm đám cưới nghe Vũ ? Tháng bảy sinh nhật của em - tháng bảy tây chứ không phải tháng bảy mưa ngâu, Ngưu Lang Chức Nữ xa nhau...

-Em muốn đợi cũng được.

-Không! Em không muốn đợi. 25 tháng sau ba qua rồi, đợi gì nữa? Bộ Vũ đổi ý hả?

-Vũ không biết ba qua! Ồ! Vậy thì đợi gì đâu chớ!

Ngoài kia bụi forsynthia đang nở hoa vàng rực rỡ. Lũ chim robin mập u ú bụng nâu đang nhảy nhót trên sân cỏ, như cũng đang vui với niềm vui của hai kẻ yêu nhau.


Linh Vang (Tacoma)
Lục Bình
#13 Posted : Wednesday, March 16, 2005 2:54:06 PM(UTC)
Lục Bình

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 16
Points: 0

Còn viết được chữ Việt

Linh Vang

Tiếng mưa rơi lớn hột lộp độp đập vào cửa kính đánh thức tôi dậy vào lúc gần sáng. Cái heater gần đó tỏa hơi nhiệt phà một luồng ấm áp về phía tôi; dù vậy, do thói quen tôi vẫn vói tay kéo chăn đắp lên tận cổ, rồi quay mặt vùi vào gối cố ngủ tiếp. Cuối tuần, tôi không phải dậy sớm. Công việc, bài vở gì thì cũng để đấy, tà tà rồi sẽ tính. Ngay cả nỗi quay quắt nhớ him...cũng để đấy! Tuần trước, tôi đã giận dỗi nói với him là tôi sẽ để him tự do, mình không còn nợ nần gì nhau nữa...để rồi hai ngày sau lại chính tôi gọi him trước, nghe him chọc tưởng you không gọi nữa, và Duy lập lại y chang những câu, những chữ Mỹ tôi dùng, thế có ức không?

Nhưng tôi không ngủ tiếp được. Một trong hai tên hàng xóm dậy tắm sớm, không rõ tên nào, mở nước vòi sen chảy ào ào. Rồi trong tiếng nước, có tiếng hát trầm trầm...Năm năm rồi không gặp...từ khi em lấy chồng...Thì ra tên Bắc Kỳ. Cái studio của tôi sát với studio của hai tên con trai, trong cao ốc của trường đại học. Qua muộn, học trễ, chớ họ đã lớn, và dĩ nhiên rất VN, chỉ chuyên nhạc Việt. Loại buồn. Loại tình mất, tình lỡ, tình dở dang. Nhạc của họ buồn quá! Lời ca, tiếng đàn đều buồn. Hình như những người qua sau, họ có nhiều tâm sự hơn. Cứ tối tối 10, 11 giờ khuya -họ thích thức khuya- họ đàn, họ hát. Đêm thanh vắng, trong giấc ngủ chập chờn, nửa tỉnh nửa mê, nhiều khi tôi không phân biệt tiếng hát tôi nghe đó đến từ ngoài đời hay trong giấc mơ?

Còn tôi thì khi rời VN, quê cha đất mẹ, tôi chỉ mới năm tuổi, học chữ Việt vừa xong vần xuôi chưa qua vần ngược, dù nghe cũng khá rành vì bố mẹ và các anh chị lớn nói tiếng Việt ở nhà, nhưng tôi có thói quen nói tiếng Mỹ, vì có gì nghĩ trong đầu, nói ra nhanh hơn. Tôi học Shakespeare, Hemingway, Hawthorne, Faulkner... dễ dàng. Chỉ khi lâu lâu cuối tuần về nhà gặp lúc nghe điện thoại dùm và phải trả lời bằng tiếng Việt là tôi sợ, tôi lúng túng không biết phải kêu người bên kia đầu dây bác hay chú, cô hay dì, anh chị, rồi xưng cháu hay em. Viết lời nhắn xuống cho người nhà, tôi bỏ dấu lung tung. Thành thật mà nói và cũng xấu hổ mà nói tôi thoải mái với bạn bè cùng lứa, cùng qua Mỹ một lượt với tôi hơn.

Mới đầu nghe họ ca hát khuya như vậy, tôi thấy khó chịu, lâu dần thì cũng quen. Đi ngủ trong tiếng hát cũng như được ai đó hát ru cho mình dễ ngủ. Cũng chẳng qua mắng vốn lần nào, nghĩ lại, thật may, không thì... tôi sẽ cảm thấy bứt rứt, vì họ dễ thương, tử tế lắm. Một lần ba mẹ tôi ở xa lên thăm tôi mà hôm đó có test ở trường tôi về trễ, ba mẹ tôi đợi ở ngoài hành lang, hai anh thấy vậy bèn mời ba mẹ tôi vào phòng của họ ngồi đợi, và rồi rót nước pha trà mời ba mẹ tôi. Về nhà ba mẹ tôi kể lại và khen hết lời. Mẹ nói, con nên học hỏi lối cư xử của các anh ấy. Các anh nói tiếng Việt rành lắm, con ạ!

Tôi không than khi họ ca hát thì bù lại, khi bên tôi có party ồn ào, thường là những tối thứ sáu hay thứ bảy với hard rock, soft rock, họ cũng không nói gì. Gặp nhau ở hành lang hay trong thang máy, hai bên thân thiện chào nhau. Có lần, một anh giữ thang máy cho tôi bước vô, hỏi:

-Đêm qua party vui hả?

Bất ngờ nghe hỏi như vậy, tôi giật mình ấp úng sợ bị than phiền. Nhưng anh cười nói tiếp liền:

-Cô bé hát cái bản gì...nghe hay lắm!

Bữa đó sẵn vui tôi đã hát một bản của Debbie Gibson.

-You like that song? (Anh thích bản nhạc đó?)

Thấy anh gật đầu, tôi sung sướng khoái chí mời hai anh khi nào rảnh qua chơi... với bọn trẻ.

Về kể cho đám bạn nghe, chúng nó kêu Oh, my gosh! Vì sợ mất tự do, sợ bị sửa sai khi nói tiếng Việt bậy, có mấy anh không lẽ lại cứ bô bô xổ tiếng Mỹ, sẽ bị cho là mất gốc? Nghe đám bạn nói cũng có lý, nhưng đã lỡ mời mọc giờ biết tính sao đây? Chợt một ý nghĩ thoáng qua đầu, tôi vui vẻ nói:

-Thì mình nói ít thôi.

Nhỏ Katie (tên Việt của nó là Vân Khanh) bĩu môi:

-Nói ít là nói như thế nào? There’ll be no fun! (Không có vui!)

Tôi năn nỉ:

-Please try. They’ re very nice!...

Katie hỏi tiếp bằng tiếng Anh:

-Không có mời phần ăn phải không? Mình order pizza đó!

-Chắc là mấy anh ăn được mà! Cousin của mi mới qua đó, ảnh ăn ... như mình! Chẳng lẽ mình ăn mà không cho hai ảnh ăn?

Ai dè! Hai anh còn có tài nấu nướng! Anh Phiên làm món thịt bò lá chanh chi đó, khệ nệ mang đồ nghề qua bên cái bếp của tôi trổ tài. Anh Long mang qua chè đậu xanh có bỏ cái sợi chi xanh xanh trong đó ăn nghe sực sực, lạ miệng! Các anh đang học lấy bằng cao học, chứ không phải lính mới tò te gì cả. Anh Phiên làm TA, phụ tá chấm bài cho thầy. Anh là người hay đánh đàn ghi-ta, hát nhạc vàng, giọng anh thật ấm.

Tôi rụt rè nói với anh:

-Em muốn chơi mấy bản nhạc Việt mà anh hay đàn, mà... không đọc được ... chữ Việt!

Được anh khuyên:

-Dễ thôi! Chùa Cổ Lâm mở lớp Việt Ngữ hoài, các em đi học đi rồi sẽ viết giỏi, nói giỏi, mấy hồi.

Katie hỏi bằng tiếng Anh:

-Rồi phải học chung với mấy em nhỏ 5, 6 tuổi à?

-Có lớp cho các em lớn như các em nữa.

Mới đầu cũng tính nói ít, nhưng rồi không khí vui vẻ, cởi mở, nên tụi bạn tôi cũng không còn ngại nữa, làm cái phòng ồn ào quá chừng.

Thế là từ đó cuối tuần tôi bỏ ra mấy tiếng để đi học lớp Việt Ngữ. Còn chở nhỏ Katie nữa chứ, cực tấm thân, vì chiều thứ sáu nó lại “về quê” ở Lynnwood, tôi phải chạy ngược lên hướng bắc đón nó. Nhưng tôi không dám than vì tôi cần đồng minh. Và hai đứa âm thầm đi học, chưa cho người nhà hay liền. Tôi bị mẹ tôi la oan, sao cuối tuần chạy về có một chút rồi đi, con.

Mấy tháng sau, tôi đem khả năng Việt Ngữ của tôi ra trổ tài với Duy, vì tôi biết Duy sẽ ngạc nhiên lắm. Lúc nói chuyện tôi chêm dần tiếng Việt vô. Duy nghe được vì Duy hơn tôi vài tuổi và khi qua Mỹ, Duy đã học lớp ba, đọc báo Việt còn được. Tôi chờ, và chờ, sao không nghe Duy nói gì hết, rồi một ngày Duy chợt hỏi:

-Ai dạy mà dạo này ăn nói ... hay quá vậy?

Tôi sung sướng nói:

-Ý của Duy là Hạ Cơ nói ... tiếng Việt ... hay? Nói thì đâu có gì, tui còn viết được chữ Việt nữa đó, cái đó thì mới hay.

-Còn viết được?

-Nhờ tui đi học đó!

Hết câu, tôi cười hí hí trong phôn. Thầy cô lớp Việt Ngữ khen tôi học nhanh. Tôi còn đang định đem văn của Thanh Tịnh ra đọc trong phôn -long distance- để hù Duy...

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường...

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. ........

Nhưng tôi chợt nhớ là đang nói chuyện đường dây viễn liên mà tôi là người gọi. Thôi chờ khi nào Duy gọi Duy trả tiền thì tôi sẽ đem ra khoe cũng không muộn. Tôi phải dặn chứ không anh chàng bận rộn với những projects này nọ, tôi chờ không nổi lại đi gọi trước.

-Lần sau Duy gọi nhé!

Duy không biết gì cũng ừ. Tôi phải tính toán như vậy, vì tôi còn đang là... học trò nghèo mà.

Trước khi cúp phôn, tôi còn biết nói... hôn anh trăm cái... bằng tiếng Việt, làm Duy sững sờ!

Bây giờ đi ăn phở tôi đã biết đọc menu. Tôi mạnh dạn gọi. Cho một tô phở đặc biệt, gầu, tái, nạm, thịt bò viên và một ly chè ba màu- chứ hồi xưa tôi chỉ kêu con số. Thêm nữa, cho ít nước béo, nhé. Tôi đã lấy message, ghi lại được bằng tiếng Việt. Mẹ tôi là người mừng nhất. Nhưng tôi khoái một điều là bà chị hai của tôi không còn dọa, lỡ con gái nào viết thư tình lăng nhăng bằng tiếng Việt cho thằng Duy, mày không đọc được là khổ. Tôi khiêng hết sách, truyện Việt ở thư viện về. Tôi còn nhờ thư viện nơi tôi ở mượn sách từ những thư viện khác. Tôi đã biết thưởng thức những áng văn hay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Mê Hồn Bướm Mơ Tiên của nhà văn Khái Hưng. Đoạn tả lúc chàng sinh viên canh nông Ngọc xuống xe, bước bộ tìm đường lên chùa Long Giáng, bị đám con gái Bắc Ninh đang làm ruộng trêu chọc, rồi gặp chú tiểu Lan đang gánh sắn về chùa, đồi núi và nắng vàng của buổi chiều, trời ơi, cảnh vật thật tuyệt. Tôi cũng viết thư tình hay ác liệt. Dĩ nhiên là bằng tiếng Việt. Đó là Duy nói chứ không phải tôi tự phụ khen tôi như vậy. Anh nói anh sẽ đóng tập giữ hết những lá thư tình đó... dành về sau cho tôi ra một cuốn sách... để đời!

Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ tới hai anh hàng xóm của tôi thời ở UW. Nghe các anh hát nhạc Việt, tôi đi học chữ Việt, nhờ đó mà lạc vô được thế giới văn chương Việt Nam. Nếu tôi không biết chữ Việt, chắc chắn là tôi vẫn có cơm ăn... ngày một bữa, chỉ là món ăn tinh thần mình chịu thiệt thòi mà mình không hay thôi.

Linh Vang
bienchet
#14 Posted : Monday, February 20, 2006 10:22:26 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0


linhvang
#15 Posted : Monday, November 28, 2011 3:14:20 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.