Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Hoa MAI
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, January 24, 2010 7:35:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hoa mai




Nhất Chi Mai

Đã từ lâu hoa mai đã được mọi người chiêm ngưỡng, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Mỗi khi hoa mai nở rộ là mỗi lúc lòng người hớn hở nao nao, là dấu hiệu mùa xuân đang về. Hoa mai và ngày xuân là một biểu tượng không thể thiếu cho phần lớn các sắc dân cư ngụ trong vùng Á Châu. Khi nói đến ngày xuân, người ta liên tưởng đến ngày đầu năm, thật vậy, ngày Tết Nguyên Đán mà thiếu vắng bóng dáng hoa mai là một điều thiếu sót lớn mà mọi người trong chúng ta đều mặc nhiên công nhận. Đã từ lâu hoa mai đã đóng một vai trò quan trọng trong văn học Á Đông, đó là nguồn cảm hứng của biết bao danh nhân.


Vị tình lai ký nhất chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài
Hữu biệt hoài chi mai nhất ký
Chi mai nhất ký vị tình lai
( diễn nghĩa )
Vì tình ai gởi lại một cành mai
Gởi lại cành mai xa nhớ hoài
Xa nhớ hoài cành mai gởi lại
Cành mai gởi lại vì tình ai
"Nhất chi mai" và cũng chỉ "nhất chi khai" nói lên cái đẹp của một cành mai và chỉ một cành mai nở hoa đẹp tuyệt vời trong khung cảnh tuyết phủ lạnh lẽo. Nhất chi mai trong bài "Cáo tật thị chúng" của thiền sư Mãn Giác:
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đêm qua sân trước một cành mai)
Nhất chi khai, chỉ duy nhất một cành mai nở sớm trong bài "Tảo mai" của Tề Kỷ: Tạc dạ nhất chi khai
Người Trung hoa lấy hoa mai tượng trưng cho tinh thần và khí tiết của dân tộc, họ coi hoa mai là quốc hoa. Nghệ thuật thưởng thức hoa mai phát xuất từ Trung Hoa, sau đó lan rộng sang những nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này. Mượn hoa, mượn cảnh để gởi gấm tâm tình của các thi nhân hay chuyển ý, tải đạo của các vị thiền sư đã trở nên vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ Thiên Quý Thi trong sách Luận ngữ "Ích giã tam hữu" là hữu trực, hữu lượng và hữu đa văn (Bạn hữu có ích gồm 3 hạng; ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều) mà người xưa đã xếp Mai, Tùng, Trúc thành "Tam Ích Hữu" (3 người bạn có ích, gọi là Ngự Sử Mai, Trượng Phu Tùng và Quân Tử Trúc). Sách Nguyệt Lệnh Quảng Nghĩa lại gọi hình tượng ước lệ mai, tùng, trúc là "Đông Thiên Tam Hữu", Đông Xuân Tam Hữu" hay " Tuế Hàn Tam hữu". Tuế hàn tam hữu là đề tài chiếm một vị trí quan trọng trong thi ca cổ điển Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Mai, tùng, trúc là 3 loại cây có đặc tính biểu hiện cho cái đẹp chân, thiện, mỹ, chịu đựng được sự khắc nghiệt của phong ba, bão tuyết nên được xưng tụng là Tuế Hàn Tam Hữu. Thiển nghĩ, những người tiên phong trong việc thành lập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chắc hẳn đã dựa trên nguyên lý ấy. Trong quân hàm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các sĩ quan bộ binh cấp Thiếu Úy trở lên được đánh dấu bằng hoa mai vàng, sĩ quan cấp Thiếu Tá trở lên được đánh dấu bằng hoa mai trắng, có phải chăng người sáng lập đã ít nhiều mượn hình thái và bản chất của hoa mai để nói lên cái tính hào hiệp của người lính trận, tính tháo vát vẹn toàn của cấp chỉ huy giữa trận mạc. Trong cuộc chinh chiến nam bắc vừa qua, hình ảnh các thiếu nữ miền nam tha thướt trong tà áo dài trắng, dường như đã gắn liền với bông mai vàng của các sĩ quan tốt nghiệp trường võ bị. Hình ảnh các sĩ quan trẻ trong bộ quân phục lấp lánh trên ve áo bông mai vàng là tượng trưng cho những gì oai phong hào hiệp mà thi ca vào thời điểm đó đã không ngớt ca tụng và lưu lại trong kho tàng văn học nhũng tình khúc thời chinh chiến bất hủ .
Ngoài bộ Tam Hữu, mai còn kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ tranh " Tứ Quý " lưu truyền trong dân gian. Chính danh 4 loại cây"Mai, Lan, Cúc, Trúc " được các vị theo Nho học gọi phóng là " Tứ quân Tử ", nói lên sự yêu quý của họ đối với tứ quý này. Người Trung Hoa xếp hạng " Quân tử" cao hơn " Anh hùng, Hào kiệt" rất nhiều. Như ta biết trong Tứ Quân Tử thì trúc đứng hàng đầu.




MAI: là loài hoa nở đầu tiên trong năm, ngay từ tiết Lập xuân giá lạnh, trong khi những loài hoa khác lại bị héo úa, nên được xưng tụng là " Bách Hoa Khôi ", tượng trưng cho cốt cách thanh nhã của người quân tử.
LAN : còn gọi là " Vương giả chi hoa ", riêng Khổng Tử gọi là " Vương giả chi hương " qua bài "Ỷ Lan Tháo", khi nhìn hoa lan nở giữa đám cỏ dại. Bởi thế Lan tượng trưng cho người quân tử bất đắc chí.
CÚC còn có tên là " Tiết Hoa ", không chịu nở cùng lúc với các loài hoa khác, chỉ nở vào tiết lạnh của mùa thụ Do sự biệt lập đó mà Cúc tượng trưng cho tiết tháo của kẻ sỹ: không a dua, không siểm nịnh.
TRÚC: " Tiết trực tâm hư " là một loài phi thảo, phi mộc; bất cương, bất nhu; tiểu dị không thực, đại đồng tiết mục...Trúc tượng trưng nơi ăn, chốn ở của bậc chính nhân.
Sách vở Trung Hoa đã phân chia thứ bậc cho các giống mai. Quý nhất là Khánh Khẩu mai, kế đến Hà Hoa mai, Đàn Hương mai, Ban Khấu mai, sau cùng la Cẩu Đăng mai.
- Khánh Khẩu mai : hoa mai mọc ở vùng núi cao Khánh Khẩu.
- Hà Hoa mai : cánh mai giống như cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.
- Đàn Hương mai : hoa mai màu vàng sậm như màu gỗ Tử Đàn.Hoa mai Đàn Hương rất nhiều hoa, hương thơm nồng, nở trước các loại mai khác.
-Ban Khấu mai : cánh hoa cong cong, khi nở không xòe và hoa hơi cúi đầu.
-Cẩu Đăng mai : hoa nhỏ, không có hương thơm.
Tên khoa học của hoa mai là Ochna Harmandits. Trên thế giới có hơn 20 loại hoa mai khác nhạu Riêng tại Việt Nam, có khoảng tám (8) loại mai gồm Bạch mai, Hồng mai, Hoàng mai, Nhất chi mai, mai tứ Quý, mai Chiếu Thủy, Song mai và hai (2) loại đã có tên riêng theo trái của nó đó là mơ và mận. Nhưng khi phân loại theo tính chất của một loài hoa, mơ và mận vẫn được ghép vào loại hoa mai. Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên "Đàng Ngoài" có các loại mai như :
-SONG MAI: Một giống mai đặc biệt, có nhiều ở huyện Thanh Trì, miền Bắc.Hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
-MAI MƠ: Còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume(Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mơ cao từ 6 đến 9 mét, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa.Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nảy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu. Trái mơ được rim với đường làm thành ô mai xí muội mà trẻ con và thanh thiến niên không thể không biết đến. Trong thi ca, ô mai đã đi chung với tuổi vị thành niên như bài " Tuổi O mai " (.. ten nhạc sĩ ), chữ xí muội gọi theo âm Quảng Đông của chữ Hán Tiểu Mai. Nơi núi rừng quanh chùa Hương, thuộc vùng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt có những rừng mơ trắng xóa, phong cảnh này được nhắc đến rất nhiều trong thi ca Việt Nam như
" Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi " - Nguyễn Bính
hay
" Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái " - Chu Mạnh Trinh.
Tại miền nam Việt Nam ngày Tết luôn rơi vào thời tiết nóng, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo, khác với khí hậu có phần nào lạnh lẽo như tại miền Bắc, do đó tại " Đàng Trong " ta tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.
- MAI CHIẾU THỦY : là cây đa niên,gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1m50. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
- NHẤT CHI MAI : hoa màu trắng pha hồng, gặp ở miền Nam.
- MAI TỨ QUÝ : Loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ" , nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già,to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai ( hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
- BẠCH MAI : Cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng, 4 cánh dày, nhụy vàng, thuộc loại hoa hiếm. Có ở vùng núi Bà Đen ( thuộc tỉnh Tây Ninh), đền Cây Mai (Cholon), chùa Giác Duyên ( Cholon ), đình Phú Hưng( Bến Tre), lăng Mạc Cửu ( Hà Tiên ).
-MAI TRẮNG MIẾN ĐIỆN : Đây là một loài hoa mai lạ, chỉ có ở một số tỉnh miền Tây. Thân cành như cây mai vàng, lá hơi to, màu sắc nửa trắng, nửa xanh như lá cây mai trắng Miến Điên. Đài hoa có 5 cánh thuôn dài, bên ngoài màu xanh nhạt, bên trong màu xam xám. Hoa rất đẹp,10 cánh màu trắng, nở xòe rộng, to và tròn. Dọc theo cánh hoa có từ 2 đến 3 đường gân nhuyễn nổi lên, trông rất la.Ngay giữa hoa có chùm nhụy màu vàng nghê, có khi từ 10 cánh, hoa nở thành 12 hoặc 13 cánh.
-NAM MAI : là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng" Nam kỳ lục tỉnh", cũng có thể kiếm thấy ở Thừa Thiên, miền Trung. Đó chính là cây "Mù U". Cây mù u có tên là Nam Mai do sự tích Nguyễn Ánh (vua Gia Long) tẩu quốc. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae(măng cụt). Cây mù u thân mộc, dùng làm cột nhà, cầu khỉ, cối xay v.v...Lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn(nhiều khói, ít sáng). Vỏ trái mù u dùng làm gáo múc nước mắm, nước cốt dừa v.v...Gáo mù u càng dùng lâu càng đổi màu nâu sẫm. Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai, cây Nam mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ "Minh Hương" Trịnh Hoài Đức và các cây bút cùng thời viết nên thi tập "Mộng Mai Đình". Cây Nam mai này cũng là biểu tượng của "Thi xã Bạch Mai" quy tụ nhiều tên tuổi ở Nam Kỳ vào thế kỷ trước như Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tuờng, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông v.v...
Thi hào Cao Bá Quát trong bài "Tài Mai" có câu
"Thí tương mai trữ tịch quan sơn"
(Muốn đem hạt mai gieo trồng khắp núi đồi).
Vì hoa mai đã được nhân tài thất thời của thế kỷ 19 nghiêng mình
"Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"
(Một đời chỉ cúi đầu bái phục hoa mai).
Cây Nam mai cũng được vào thi ca của Cao Chu Thần như sau:
"Phiêu phiêu thùy lệ hướng Nam Mai"
(Rưng rưng dòng lệ nhìn hàng Nam Mai)
Thi sĩ Kiên Giang đã viết "Nện vào lòng tiếng vọng rưng rưng" qua bài " Theo chân ngoại lượm trái mù u "
...Lượm tiếp ngoại mù u mới rụng
Xe đèn thắp đỡ tối ba mươi
Ở nhà quê nhớ thời đồ khổ
Đèn đuốc mù u vẫn sáng trời
...Móc ruột mù u, chừa vỏ mỏng
Anh làm gáo nhỏ, chơi nhà chòi
Nước mưa, em uống năm, mười gáo
Uống nước nhà quê nhớ suốt đời
...Cây mù u cỗi, người ta đốn
Làm cối, làm chày, giã gạo thuê
Mất ngoại, xa em, buồn héo ruột
Mình anh thờ thẫn dạo đường quê
Đèn mù u, chiếc gáo mù u
Đã lắng chìm trong bụi mịt mù...
-HOÀNG MAI : Mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn. Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là "Mai Núi". Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh. Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là "Mai Động". Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Tai Giảo v.v...Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm; ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.

Như đã trình bày, hoa mai dường như đã đi sâu vào đời sống, ta tìm thấy chữ Mai hiện hữu khắp nơi. Các bậc sinh thành thường dùng chữ "mai" đặt tên cho con cái. Đa số dùng chữ Mai để đặt tên cho con gái, lẽ đương nhiên có vài trường hợp ngoại lệ dùng làm tên gọi cho con trai. Ta thường tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho phụ nữ như Xuân Mai, Kim Mai, Thanh Mai, Ngọc Mai, Mai Hương, v.v... Ngoài ra ta cũng tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho một số cơ quan từ thiện như bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn.
Trong văn học Á Đông hoa mai đã hiện hữu từ lâu, các danh nhân ngày xưa đã dùng hoa mai để làm đề tài, như
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai
Hai câu thơ của Tề Kỹ đã vẽ cho ta một thôn xóm với tuyết phủ trắng xóa, dày đặc, một cây mai ngạo nghễ vươn lên với một cành điểm hoa nở đêm qua, hôm trước chưa hề có. Nhà thơ với ba chữ "nhất chi khai" đã dồn hết tâm ý khi chiêm ngưỡng hoa nở sớm, thưởng thức hương sắc tuyệt vời của trời đất trên cánh hoa mai trắng nõn nà. Khí phách xung hàn của hoa mai gây nhiều cảm khái là vậy! Hoa mai được nhắc nhở trong thi ca của người xưa, dù ở Trung Hoa hay tại Việt Nam,thường là mai trắng. Hoa mai nở vào mùa xuân là một hình ảnh rất phổ biến. Đây là một nét độc đáo trong thi ca, vì bản thân mùa xuân đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ v.v...Trước khung cảnh mùa xuân với muôn hoa, muôn sắc gọi mời, ai có thể dửng dưng được? . Điển n hình là Thi sỹ Kim Tuấn đã bạo dạn tặng người yêu cả mùa xuân, lời thơ đã lẳng lơ gợi cảm, đồng gợi hình với những nét độc đáo như : "đường lao xao lá đầy", "lộc non vừa trảy lá ", "lời thơ thương cõi đời ", " bầy chim lùa vạt nắng"... qua bài "Anh cho em mùa xuân" :
Anh cho em mùa xuân
Nụ mai vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn hè phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trảy lá
Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi......
Mùa XUÂN và MAI là cái duyên keo sơn đã được tạo hóa an bài từ thuở xa xăm, từ muôn kiếp trước. Trong khi mai trắng được ca tụng trong thi ca cổ nhân, thì mai vàng xuất hiện khắp nơi trong dòng nhạc thời nay. Tiêu biểu nhất là bài "Mùa xuân trên cao" của nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng:
Trời bây giờ trời đã xang xuân
Anh và mai ngủ bên bìa rừng
Chờ giấc ba mươi mộng ảo
Mùa xuân vẫn đẹp vô cùng...
hay diễn tả tâm tư người lính trận gác giặc nơi địa đầu giới tuyến, nhìn rừng mai vàng trong bài "Đồn vắng chiều xuân" của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh:
...Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào, em đến thăm gác nhỏ
...Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa?
hay như trong bài "Anh và Mai" của NNguong :
..Như núi rừng trong mùa mai nở
Cùng trần gian thưởng ngoạn mùa xuân
Anh đã mở lòng mình khốn khó
Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em
Lòng vẫn biết, mình thân rừng núi
Chỉ quẩn quanh bên cội mai vàng
Mở trái tim mình đem đánh đổi
Một mùa xuân cho kiếp lang thang
Trời bây giờ trời đã sang xuân+
Anh nhìn em, tình yêu thật gần
Mỗi lần xuân đến nhìn hoa :nhớ
Nở trong anh, MAI, đóa phù vân.
"Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em"-! Tác giả đã thi vị hóa người đẹp với hoa mai, hay hoa mai chính là người đẹp? " Chinh là em"! "Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi" (cách hàng ngàn năm, gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau) NNguong cùng một ý tưởng như nhà thơ Lô Đồng, đời Đường bên Tàu với bài "Hữu Sở Tư":
Mỹ nhân hề! Mỹ nhân
Bất tri mộ vũ hề! Vi triêu vân
Tương tư nhất dạ mai hoa phát
Hốt đáo dong tiền nghi thị quân
( diễn nghĩa )
Người đẹp này! Người đẹp
Bây giờ là mưa chiều hay mây sớm
Một đêm nhớ nhau, mai nở hoa
Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng
Với ba chữ "Mai cốt cách", thi hào Nguyễn Du đã nói lên cái cốt cách, cái nét duyên dáng, đoan trang của người phụ nữ. Tao nhân, mặc khách ngắm hoa mai, không đơn giản nhìn cái màu sắc vàng rực rỡ của hoa, mà là cái tha thiết, bâng khuâng nơi cái duyên ngầm của hoa, hương hoa Mai. Khi bàn đến hoa mà không luận đến mùi hương quả là điều thiếu sót. Đã nói đến hoa, thì hương hoa không thể thiếu.Hương thơm của hoa mai không nồng ngát như Dạ lan, không âm thầm như hoa Ngâu, không thắm đượm như hoa Hồng mà rất nhẹ nhàng, thanh cao. Trừ mai vàng phô hương hơi lộ liễu, các loại mai khác có hương rất nhẹ, khó thưởng thức, phải người tinh nhạy lắm mới cảm thấy vì hương mai là một thứ "Ám hương". Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngan ngát. Nếu tâm tình con người vọng động thì khó mà cảm được hương mai. Như Tề Kỹ trong bài "Tảo Mai":
Phong đệ u hương xuất
Cầm khuy tố diễm lai
(diễn nghĩa)
Gió lay nhẹ hương thoát ra
Chim nhìn vẻ đẹp trắng ngà mê say
Làn gió nhè nhẹ đưa tới một mùi hương sâu kín thoang thoảng tỏa ra, khiến cho chim chóc dòm ngó một vẻ đẹp nguyên vẹn hiện lên. Tư sắc và phong vận của hoa mai sẵn có, làm bạn với gió và chim muông. Nên Trần Huyền Trân đã thốt lời tự hỏi
"Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ
Có giống như mình lưu luyến chăng?"
Người xưa và người nay đều đồng cảm với hương mai, dù cách nhau bao thế kỷ người có tâm hồn thường gửi gấm tâm tình của mình theo làn hương thoảng của hoa, gói trọn niềm nhung nhớ thương yêu trên cánh hoa nho nhỏ . Thử đọc bài "Mai Hương " của Hoàng Mai Phi:
Mai cành búp nở chào xuân
Hương vàng nắng tỏa từng cân trên ngàn
Mai em có nhớ tiếng đàn
Hương thơm đừng chất phũ phàng theo mưa
Mai về anh nhớ năm xưa
Hương thầm quyện lối so vừa bước chân
Mai còn lắng đọng ngoài sân
Hương thơm lơ lửng chào xuân hoa vàng
Mai đây em có ngỡ ngàng
Hương thơm đọng lại bóng chàng yêu thơ
Mai em còn nhớ hay mơ
Hương ơi! Hãy nhớ vần thơ anh làm
Mai kia vẫn nở rộn ràng
Hương êm vẫn khép nép vàng dễ thương
Mai hoa còn khép mùi hương
Hương thơm đọng lại liễu nhường hoa mai
Hoa mai không những đã gây rung cảm cho các tao nhân trong dân gian mà còn tạo được niềm cảm xúc nơi người đã xuất gia. Một bài kệ của thiền sư Hoàng Bá Hy Vân ( người Phước Kiến-Trung Hoa -850 ) có hai câu:
Bất thị nhất phiêu hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương
(diễn nghĩa)
Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương
Chiêm ngưỡng để rồi sau đó có ý tình với hoa mai mới thưởng ngoạn hết mùi hương thanh khiết của hoa mai. Chẳng biết người yêu hoa mai có cùng tâm trạng với thi nhân Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhựt" hay không:
Lữ quán khách ngưng tại
Khứ niên xuân phục lai
Quy kỳ hà nhật thị?
Lão tận cố hương mai
(diễn nghĩa)
Thân mình phiêu lãng nơi đất khách, quê người không đáng lo,
Chỉ sợ "Cây mai cũ ở quê nhà ngày càng mòn mỏi".
Cảm khái, bâng khuâng nhớ người tha thiết, ai hoài, tâm trạng của Hoàng Mai Phi ai người có hiểu! Cái tên Hoàng Mai Phi đã gợi cho người viết cảm giác đi lạc vào một khu rừng mai, ngập tràn những cánh mai vàng mãn khai. Trong khoảnh khắc một làn gió nhẹ đi qua, cành mai chuyển mình đưa muôn vàn cánh hoa mai bay lã chã. Nhờ thân nhẹ nhàng, hoa đã nương theo gió lượn lờ tựa muôn ngàn cánh bướm, trước khi đáp xuống mặt đất lạnh.Cái gắn bó duyên nợ của bướm và hoa làm sao có thể kể xiết trong đời. Thi sỹ Nguyễn Bính đà dùng rất nhiều "hình tượng bướm" trong những bài thơ của ông như:
Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi-
( Cô hàng xóm )
hay:
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá
Không biết là mưa hay nắng đây-
( Vẩn vơ )
hoặc là:
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng-
( Xuân về )
Đầy nước mắt như trong bài Dòng dư lệ viết cho TTKH:
Dừng chân trước cửa nhà nàng
Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau
Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu
Lá rơi lả tả bên lầu như mưa.
Yêu hương mai để nguyện làm một cánh mai vàng bay trong gió sao hữu tình lắm vậy. Nhiều khi con người cũng cần có tâm tình đủ lớn để cảm nhận được tình sâu của người khác. Hoa vàng với bướm vàng hôn nhau để hòa làm một thể hay cánh mai vàng chập chờn rơi tựa cánh bướm vàng thì cũng là một, thảo nào ngày xưa hồn Trang Chu hóa bướm hay bướm là hóa thân của hồn Trang Chu "Cái con bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu" trong bài "Hết bướm vàng" của Nguyễn Bính có hai câu:
Hôm nay, vườn cải hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!
Ôi! Từ con bướm vàng "khép cánh tình chung ở giữa đời" đến con bướm vàng của Đình Nguyên:
Bướm vàng bay tận đâu dâu
Chẳng còn duyên cũ, thề xưa - chẳng còn
Đường về xa tít đầu non
Thương ai cứ mãi héo mòn- thương ai
Mù u của những ngày nào
Bây giờ bên ấy ra sao-bây giờ.
Để cho một người bạn thơ là Vân Hạc họa lại như sau:
Bướm vàng ngủ đậu vườn mê
Lỡ làng duyên nợ hẹn thề mai sau
Mù u chia nhánh tình đầu
Trầu cau giữ lại chờ nhau kiếp nào
Yêu người ngơ ngẩn ước ao
Mù u còn đó, bay vào bướm ơi!
Mù u hay Nam Mai và con bướm vàng cũng đã đi vào lòng người trong dân gian."Mù u còn đó,bay vào bướm ơi"! Nếu không Trần Tiến chẳng đã nhắc đến trong ca khúc " Lá Diêu Bông " rất thành công qua giọng hát truyền cảm của đôi song ca Như Quỳnh / Mạnh Đình.
Có chú bướm vàng bay theo em
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì-
Để lời ru thêm buồn.
Đã thế hoa mai đã được sử dụng như dấu mốc để đo lường thời gian. Hoa mai đi đôi với mùa xuân, nên hoa đã đã gợi lại hình ảnh thời xuân thì của người chinh phụ . Hoặc như cô đơn nơi khuê phòng người thiếu phụ đã đánh dấu thời gian theo những độ hoa mai nở, trải nỗi niềm trông ngóng chinh phu biền biệt nơi miền xa. Thi sĩ Kim Tuấn chẳng viết :
Bông mai vàng thuở nàng còn trẻ
Trên lối đi về lắm kẻ đợi mong
Bây giờ tình đã sang sông
Anh trèo cây khế ngó trong đất trời
......
Bông mai vàng tiễn chàng xa xứ
Em ở quê nhà em cứ đợi trong
Mai vàng nở rộ mùa bông
Anh xa mà chẳng trông mong ngày về...
Bước sang thế kỷ mới với bao tiến bộ về khoa học, nhưng có lẽ tâm tình con người không thể phôi pha. Ngày nào còn hoa còn bướm hiện hữu, dù trong hoàn cảnh nào tâm tư còn người vẫn rung động như nhau. Nhìn nét hoa vàng rung rinh trong gió, cánh hoa vàng nho nhỏ bay bay trong gió với mùi hương nhẹ nhàng, không ai có thể dửng dưng.Dầu không diễn tả độc đáo nhưng ít nhiều tâm tư cũng dao động nhắc cho người nhớ đến ai đó, nhớ đến những gì thân thương nhất, gần gũi nhất, nhớ đến một thuở vàng son đầy hạnh phúc. Tất cả gói ghém đơn gian trong chữ " MAI".. Tạo hóa đã khéo an bài thay!
Xuân Phương & HMP sưu tầm
Canetone0901
PC
#2 Posted : Sunday, January 24, 2010 3:57:41 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
VHP ơi,
Bài viết trên đây là nói về mai ở VN, còn tiểu mục này nói về forsythia là lọai hoa hoàn toàn khác với mai mà chúng ta thường gọi ở VN. Để tránh sự lộn xộn lầm lẫn không cần thiết, vhp có thể mở một tiểu mục mới: mai và đưa bài viết trên vào đó, và xóa bài ở đây. Cám ơn.

viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, January 24, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Mai - Việt Nam



viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, January 24, 2010 6:31:34 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
oui, chị PC,
hôm qua VHP cũng đã nghĩ rồi đó... nhưng mà sợ post một mục MAI nữa thì có khi không đúng.. nên VHP cũng chờ xem chị PC và các chị có ý kiến gì không?
vậy để VHP làm topic Hoa Mai
thăm chị PC và các chị nhà PNV, chúc một tuần lễ mới an vui,


viethoaiphuong
#5 Posted : Sunday, January 24, 2010 6:41:17 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hoa mai




Nhất Chi Mai

Đã từ lâu hoa mai đã được mọi người chiêm ngưỡng, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Mỗi khi hoa mai nở rộ là mỗi lúc lòng người hớn hở nao nao, là dấu hiệu mùa xuân đang về. Hoa mai và ngày xuân là một biểu tượng không thể thiếu cho phần lớn các sắc dân cư ngụ trong vùng Á Châu. Khi nói đến ngày xuân, người ta liên tưởng đến ngày đầu năm, thật vậy, ngày Tết Nguyên Đán mà thiếu vắng bóng dáng hoa mai là một điều thiếu sót lớn mà mọi người trong chúng ta đều mặc nhiên công nhận. Đã từ lâu hoa mai đã đóng một vai trò quan trọng trong văn học Á Đông, đó là nguồn cảm hứng của biết bao danh nhân.


Vị tình lai ký nhất chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài
Hữu biệt hoài chi mai nhất ký
Chi mai nhất ký vị tình lai
( diễn nghĩa )
Vì tình ai gởi lại một cành mai
Gởi lại cành mai xa nhớ hoài
Xa nhớ hoài cành mai gởi lại
Cành mai gởi lại vì tình ai
"Nhất chi mai" và cũng chỉ "nhất chi khai" nói lên cái đẹp của một cành mai và chỉ một cành mai nở hoa đẹp tuyệt vời trong khung cảnh tuyết phủ lạnh lẽo. Nhất chi mai trong bài "Cáo tật thị chúng" của thiền sư Mãn Giác:
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đêm qua sân trước một cành mai)
Nhất chi khai, chỉ duy nhất một cành mai nở sớm trong bài "Tảo mai" của Tề Kỷ: Tạc dạ nhất chi khai
Người Trung hoa lấy hoa mai tượng trưng cho tinh thần và khí tiết của dân tộc, họ coi hoa mai là quốc hoa. Nghệ thuật thưởng thức hoa mai phát xuất từ Trung Hoa, sau đó lan rộng sang những nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này. Mượn hoa, mượn cảnh để gởi gấm tâm tình của các thi nhân hay chuyển ý, tải đạo của các vị thiền sư đã trở nên vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ Thiên Quý Thi trong sách Luận ngữ "Ích giã tam hữu" là hữu trực, hữu lượng và hữu đa văn (Bạn hữu có ích gồm 3 hạng; ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều) mà người xưa đã xếp Mai, Tùng, Trúc thành "Tam Ích Hữu" (3 người bạn có ích, gọi là Ngự Sử Mai, Trượng Phu Tùng và Quân Tử Trúc). Sách Nguyệt Lệnh Quảng Nghĩa lại gọi hình tượng ước lệ mai, tùng, trúc là "Đông Thiên Tam Hữu", Đông Xuân Tam Hữu" hay " Tuế Hàn Tam hữu". Tuế hàn tam hữu là đề tài chiếm một vị trí quan trọng trong thi ca cổ điển Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Mai, tùng, trúc là 3 loại cây có đặc tính biểu hiện cho cái đẹp chân, thiện, mỹ, chịu đựng được sự khắc nghiệt của phong ba, bão tuyết nên được xưng tụng là Tuế Hàn Tam Hữu. Thiển nghĩ, những người tiên phong trong việc thành lập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chắc hẳn đã dựa trên nguyên lý ấy. Trong quân hàm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các sĩ quan bộ binh cấp Thiếu Úy trở lên được đánh dấu bằng hoa mai vàng, sĩ quan cấp Thiếu Tá trở lên được đánh dấu bằng hoa mai trắng, có phải chăng người sáng lập đã ít nhiều mượn hình thái và bản chất của hoa mai để nói lên cái tính hào hiệp của người lính trận, tính tháo vát vẹn toàn của cấp chỉ huy giữa trận mạc. Trong cuộc chinh chiến nam bắc vừa qua, hình ảnh các thiếu nữ miền nam tha thướt trong tà áo dài trắng, dường như đã gắn liền với bông mai vàng của các sĩ quan tốt nghiệp trường võ bị. Hình ảnh các sĩ quan trẻ trong bộ quân phục lấp lánh trên ve áo bông mai vàng là tượng trưng cho những gì oai phong hào hiệp mà thi ca vào thời điểm đó đã không ngớt ca tụng và lưu lại trong kho tàng văn học nhũng tình khúc thời chinh chiến bất hủ .
Ngoài bộ Tam Hữu, mai còn kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ tranh " Tứ Quý " lưu truyền trong dân gian. Chính danh 4 loại cây"Mai, Lan, Cúc, Trúc " được các vị theo Nho học gọi phóng là " Tứ quân Tử ", nói lên sự yêu quý của họ đối với tứ quý này. Người Trung Hoa xếp hạng " Quân tử" cao hơn " Anh hùng, Hào kiệt" rất nhiều. Như ta biết trong Tứ Quân Tử thì trúc đứng hàng đầu.




MAI: là loài hoa nở đầu tiên trong năm, ngay từ tiết Lập xuân giá lạnh, trong khi những loài hoa khác lại bị héo úa, nên được xưng tụng là " Bách Hoa Khôi ", tượng trưng cho cốt cách thanh nhã của người quân tử.
LAN : còn gọi là " Vương giả chi hoa ", riêng Khổng Tử gọi là " Vương giả chi hương " qua bài "Ỷ Lan Tháo", khi nhìn hoa lan nở giữa đám cỏ dại. Bởi thế Lan tượng trưng cho người quân tử bất đắc chí.
CÚC còn có tên là " Tiết Hoa ", không chịu nở cùng lúc với các loài hoa khác, chỉ nở vào tiết lạnh của mùa thụ Do sự biệt lập đó mà Cúc tượng trưng cho tiết tháo của kẻ sỹ: không a dua, không siểm nịnh.
TRÚC: " Tiết trực tâm hư " là một loài phi thảo, phi mộc; bất cương, bất nhu; tiểu dị không thực, đại đồng tiết mục...Trúc tượng trưng nơi ăn, chốn ở của bậc chính nhân.
Sách vở Trung Hoa đã phân chia thứ bậc cho các giống mai. Quý nhất là Khánh Khẩu mai, kế đến Hà Hoa mai, Đàn Hương mai, Ban Khấu mai, sau cùng la Cẩu Đăng mai.
- Khánh Khẩu mai : hoa mai mọc ở vùng núi cao Khánh Khẩu.
- Hà Hoa mai : cánh mai giống như cánh hoa sen ôm tròn vào nhụy.
- Đàn Hương mai : hoa mai màu vàng sậm như màu gỗ Tử Đàn.Hoa mai Đàn Hương rất nhiều hoa, hương thơm nồng, nở trước các loại mai khác.
-Ban Khấu mai : cánh hoa cong cong, khi nở không xòe và hoa hơi cúi đầu.
-Cẩu Đăng mai : hoa nhỏ, không có hương thơm.
Tên khoa học của hoa mai là Ochna Harmandits. Trên thế giới có hơn 20 loại hoa mai khác nhạu Riêng tại Việt Nam, có khoảng tám (8) loại mai gồm Bạch mai, Hồng mai, Hoàng mai, Nhất chi mai, mai tứ Quý, mai Chiếu Thủy, Song mai và hai (2) loại đã có tên riêng theo trái của nó đó là mơ và mận. Nhưng khi phân loại theo tính chất của một loài hoa, mơ và mận vẫn được ghép vào loại hoa mai. Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên "Đàng Ngoài" có các loại mai như :
-SONG MAI: Một giống mai đặc biệt, có nhiều ở huyện Thanh Trì, miền Bắc.Hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
-MAI MƠ: Còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume(Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mơ cao từ 6 đến 9 mét, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa.Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nảy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu. Trái mơ được rim với đường làm thành ô mai xí muội mà trẻ con và thanh thiến niên không thể không biết đến. Trong thi ca, ô mai đã đi chung với tuổi vị thành niên như bài " Tuổi O mai " (.. ten nhạc sĩ ), chữ xí muội gọi theo âm Quảng Đông của chữ Hán Tiểu Mai. Nơi núi rừng quanh chùa Hương, thuộc vùng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt có những rừng mơ trắng xóa, phong cảnh này được nhắc đến rất nhiều trong thi ca Việt Nam như
" Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi " - Nguyễn Bính
hay
" Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái " - Chu Mạnh Trinh.
Tại miền nam Việt Nam ngày Tết luôn rơi vào thời tiết nóng, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo, khác với khí hậu có phần nào lạnh lẽo như tại miền Bắc, do đó tại " Đàng Trong " ta tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.
- MAI CHIẾU THỦY : là cây đa niên,gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1m50. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
- NHẤT CHI MAI : hoa màu trắng pha hồng, gặp ở miền Nam.
- MAI TỨ QUÝ : Loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ" , nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già,to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai ( hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
- BẠCH MAI : Cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng, 4 cánh dày, nhụy vàng, thuộc loại hoa hiếm. Có ở vùng núi Bà Đen ( thuộc tỉnh Tây Ninh), đền Cây Mai (Cholon), chùa Giác Duyên ( Cholon ), đình Phú Hưng( Bến Tre), lăng Mạc Cửu ( Hà Tiên ).
-MAI TRẮNG MIẾN ĐIỆN : Đây là một loài hoa mai lạ, chỉ có ở một số tỉnh miền Tây. Thân cành như cây mai vàng, lá hơi to, màu sắc nửa trắng, nửa xanh như lá cây mai trắng Miến Điên. Đài hoa có 5 cánh thuôn dài, bên ngoài màu xanh nhạt, bên trong màu xam xám. Hoa rất đẹp,10 cánh màu trắng, nở xòe rộng, to và tròn. Dọc theo cánh hoa có từ 2 đến 3 đường gân nhuyễn nổi lên, trông rất la.Ngay giữa hoa có chùm nhụy màu vàng nghê, có khi từ 10 cánh, hoa nở thành 12 hoặc 13 cánh.
-NAM MAI : là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng" Nam kỳ lục tỉnh", cũng có thể kiếm thấy ở Thừa Thiên, miền Trung. Đó chính là cây "Mù U". Cây mù u có tên là Nam Mai do sự tích Nguyễn Ánh (vua Gia Long) tẩu quốc. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis,thuộc họ Guttiferae(măng cụt). Cây mù u thân mộc, dùng làm cột nhà, cầu khỉ, cối xay v.v...Lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn(nhiều khói, ít sáng). Vỏ trái mù u dùng làm gáo múc nước mắm, nước cốt dừa v.v...Gáo mù u càng dùng lâu càng đổi màu nâu sẫm. Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai, cây Nam mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ "Minh Hương" Trịnh Hoài Đức và các cây bút cùng thời viết nên thi tập "Mộng Mai Đình". Cây Nam mai này cũng là biểu tượng của "Thi xã Bạch Mai" quy tụ nhiều tên tuổi ở Nam Kỳ vào thế kỷ trước như Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tuờng, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông v.v...
Thi hào Cao Bá Quát trong bài "Tài Mai" có câu
"Thí tương mai trữ tịch quan sơn"
(Muốn đem hạt mai gieo trồng khắp núi đồi).
Vì hoa mai đã được nhân tài thất thời của thế kỷ 19 nghiêng mình
"Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"
(Một đời chỉ cúi đầu bái phục hoa mai).
Cây Nam mai cũng được vào thi ca của Cao Chu Thần như sau:
"Phiêu phiêu thùy lệ hướng Nam Mai"
(Rưng rưng dòng lệ nhìn hàng Nam Mai)
Thi sĩ Kiên Giang đã viết "Nện vào lòng tiếng vọng rưng rưng" qua bài " Theo chân ngoại lượm trái mù u "
...Lượm tiếp ngoại mù u mới rụng
Xe đèn thắp đỡ tối ba mươi
Ở nhà quê nhớ thời đồ khổ
Đèn đuốc mù u vẫn sáng trời
...Móc ruột mù u, chừa vỏ mỏng
Anh làm gáo nhỏ, chơi nhà chòi
Nước mưa, em uống năm, mười gáo
Uống nước nhà quê nhớ suốt đời
...Cây mù u cỗi, người ta đốn
Làm cối, làm chày, giã gạo thuê
Mất ngoại, xa em, buồn héo ruột
Mình anh thờ thẫn dạo đường quê
Đèn mù u, chiếc gáo mù u
Đã lắng chìm trong bụi mịt mù...
-HOÀNG MAI : Mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn. Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là "Mai Núi". Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh. Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là "Mai Động". Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Tai Giảo v.v...Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông. Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào. Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm; ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.

Như đã trình bày, hoa mai dường như đã đi sâu vào đời sống, ta tìm thấy chữ Mai hiện hữu khắp nơi. Các bậc sinh thành thường dùng chữ "mai" đặt tên cho con cái. Đa số dùng chữ Mai để đặt tên cho con gái, lẽ đương nhiên có vài trường hợp ngoại lệ dùng làm tên gọi cho con trai. Ta thường tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho phụ nữ như Xuân Mai, Kim Mai, Thanh Mai, Ngọc Mai, Mai Hương, v.v... Ngoài ra ta cũng tìm thấy chữ Mai dùng để đặt tên cho một số cơ quan từ thiện như bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn.
Trong văn học Á Đông hoa mai đã hiện hữu từ lâu, các danh nhân ngày xưa đã dùng hoa mai để làm đề tài, như
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai
Hai câu thơ của Tề Kỹ đã vẽ cho ta một thôn xóm với tuyết phủ trắng xóa, dày đặc, một cây mai ngạo nghễ vươn lên với một cành điểm hoa nở đêm qua, hôm trước chưa hề có. Nhà thơ với ba chữ "nhất chi khai" đã dồn hết tâm ý khi chiêm ngưỡng hoa nở sớm, thưởng thức hương sắc tuyệt vời của trời đất trên cánh hoa mai trắng nõn nà. Khí phách xung hàn của hoa mai gây nhiều cảm khái là vậy! Hoa mai được nhắc nhở trong thi ca của người xưa, dù ở Trung Hoa hay tại Việt Nam,thường là mai trắng. Hoa mai nở vào mùa xuân là một hình ảnh rất phổ biến. Đây là một nét độc đáo trong thi ca, vì bản thân mùa xuân đã là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ v.v...Trước khung cảnh mùa xuân với muôn hoa, muôn sắc gọi mời, ai có thể dửng dưng được? . Điển n hình là Thi sỹ Kim Tuấn đã bạo dạn tặng người yêu cả mùa xuân, lời thơ đã lẳng lơ gợi cảm, đồng gợi hình với những nét độc đáo như : "đường lao xao lá đầy", "lộc non vừa trảy lá ", "lời thơ thương cõi đời ", " bầy chim lùa vạt nắng"... qua bài "Anh cho em mùa xuân" :
Anh cho em mùa xuân
Nụ mai vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn hè phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trảy lá
Lời thơ thương cõi đời
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi......
Mùa XUÂN và MAI là cái duyên keo sơn đã được tạo hóa an bài từ thuở xa xăm, từ muôn kiếp trước. Trong khi mai trắng được ca tụng trong thi ca cổ nhân, thì mai vàng xuất hiện khắp nơi trong dòng nhạc thời nay. Tiêu biểu nhất là bài "Mùa xuân trên cao" của nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng:
Trời bây giờ trời đã xang xuân
Anh và mai ngủ bên bìa rừng
Chờ giấc ba mươi mộng ảo
Mùa xuân vẫn đẹp vô cùng...
hay diễn tả tâm tư người lính trận gác giặc nơi địa đầu giới tuyến, nhìn rừng mai vàng trong bài "Đồn vắng chiều xuân" của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh:
...Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào, em đến thăm gác nhỏ
...Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa?
hay như trong bài "Anh và Mai" của NNguong :
..Như núi rừng trong mùa mai nở
Cùng trần gian thưởng ngoạn mùa xuân
Anh đã mở lòng mình khốn khó
Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em
Lòng vẫn biết, mình thân rừng núi
Chỉ quẩn quanh bên cội mai vàng
Mở trái tim mình đem đánh đổi
Một mùa xuân cho kiếp lang thang
Trời bây giờ trời đã sang xuân+
Anh nhìn em, tình yêu thật gần
Mỗi lần xuân đến nhìn hoa :nhớ
Nở trong anh, MAI, đóa phù vân.
"Trải tình yêu ra thưởng ngoạn em"-! Tác giả đã thi vị hóa người đẹp với hoa mai, hay hoa mai chính là người đẹp? " Chinh là em"! "Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi" (cách hàng ngàn năm, gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau) NNguong cùng một ý tưởng như nhà thơ Lô Đồng, đời Đường bên Tàu với bài "Hữu Sở Tư":
Mỹ nhân hề! Mỹ nhân
Bất tri mộ vũ hề! Vi triêu vân
Tương tư nhất dạ mai hoa phát
Hốt đáo dong tiền nghi thị quân
( diễn nghĩa )
Người đẹp này! Người đẹp
Bây giờ là mưa chiều hay mây sớm
Một đêm nhớ nhau, mai nở hoa
Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng
Với ba chữ "Mai cốt cách", thi hào Nguyễn Du đã nói lên cái cốt cách, cái nét duyên dáng, đoan trang của người phụ nữ. Tao nhân, mặc khách ngắm hoa mai, không đơn giản nhìn cái màu sắc vàng rực rỡ của hoa, mà là cái tha thiết, bâng khuâng nơi cái duyên ngầm của hoa, hương hoa Mai. Khi bàn đến hoa mà không luận đến mùi hương quả là điều thiếu sót. Đã nói đến hoa, thì hương hoa không thể thiếu.Hương thơm của hoa mai không nồng ngát như Dạ lan, không âm thầm như hoa Ngâu, không thắm đượm như hoa Hồng mà rất nhẹ nhàng, thanh cao. Trừ mai vàng phô hương hơi lộ liễu, các loại mai khác có hương rất nhẹ, khó thưởng thức, phải người tinh nhạy lắm mới cảm thấy vì hương mai là một thứ "Ám hương". Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngan ngát. Nếu tâm tình con người vọng động thì khó mà cảm được hương mai. Như Tề Kỹ trong bài "Tảo Mai":
Phong đệ u hương xuất
Cầm khuy tố diễm lai
(diễn nghĩa)
Gió lay nhẹ hương thoát ra
Chim nhìn vẻ đẹp trắng ngà mê say
Làn gió nhè nhẹ đưa tới một mùi hương sâu kín thoang thoảng tỏa ra, khiến cho chim chóc dòm ngó một vẻ đẹp nguyên vẹn hiện lên. Tư sắc và phong vận của hoa mai sẵn có, làm bạn với gió và chim muông. Nên Trần Huyền Trân đã thốt lời tự hỏi
"Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ
Có giống như mình lưu luyến chăng?"
Người xưa và người nay đều đồng cảm với hương mai, dù cách nhau bao thế kỷ người có tâm hồn thường gửi gấm tâm tình của mình theo làn hương thoảng của hoa, gói trọn niềm nhung nhớ thương yêu trên cánh hoa nho nhỏ . Thử đọc bài "Mai Hương " của Hoàng Mai Phi:
Mai cành búp nở chào xuân
Hương vàng nắng tỏa từng cân trên ngàn
Mai em có nhớ tiếng đàn
Hương thơm đừng chất phũ phàng theo mưa
Mai về anh nhớ năm xưa
Hương thầm quyện lối so vừa bước chân
Mai còn lắng đọng ngoài sân
Hương thơm lơ lửng chào xuân hoa vàng
Mai đây em có ngỡ ngàng
Hương thơm đọng lại bóng chàng yêu thơ
Mai em còn nhớ hay mơ
Hương ơi! Hãy nhớ vần thơ anh làm
Mai kia vẫn nở rộn ràng
Hương êm vẫn khép nép vàng dễ thương
Mai hoa còn khép mùi hương
Hương thơm đọng lại liễu nhường hoa mai
Hoa mai không những đã gây rung cảm cho các tao nhân trong dân gian mà còn tạo được niềm cảm xúc nơi người đã xuất gia. Một bài kệ của thiền sư Hoàng Bá Hy Vân ( người Phước Kiến-Trung Hoa -850 ) có hai câu:
Bất thị nhất phiêu hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương
(diễn nghĩa)
Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương
Chiêm ngưỡng để rồi sau đó có ý tình với hoa mai mới thưởng ngoạn hết mùi hương thanh khiết của hoa mai. Chẳng biết người yêu hoa mai có cùng tâm trạng với thi nhân Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhựt" hay không:
Lữ quán khách ngưng tại
Khứ niên xuân phục lai
Quy kỳ hà nhật thị?
Lão tận cố hương mai
(diễn nghĩa)
Thân mình phiêu lãng nơi đất khách, quê người không đáng lo,
Chỉ sợ "Cây mai cũ ở quê nhà ngày càng mòn mỏi".
Cảm khái, bâng khuâng nhớ người tha thiết, ai hoài, tâm trạng của Hoàng Mai Phi ai người có hiểu! Cái tên Hoàng Mai Phi đã gợi cho người viết cảm giác đi lạc vào một khu rừng mai, ngập tràn những cánh mai vàng mãn khai. Trong khoảnh khắc một làn gió nhẹ đi qua, cành mai chuyển mình đưa muôn vàn cánh hoa mai bay lã chã. Nhờ thân nhẹ nhàng, hoa đã nương theo gió lượn lờ tựa muôn ngàn cánh bướm, trước khi đáp xuống mặt đất lạnh.Cái gắn bó duyên nợ của bướm và hoa làm sao có thể kể xiết trong đời. Thi sỹ Nguyễn Bính đà dùng rất nhiều "hình tượng bướm" trong những bài thơ của ông như:
Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi-
( Cô hàng xóm )
hay:
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá
Không biết là mưa hay nắng đây-
( Vẩn vơ )
hoặc là:
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng-
( Xuân về )
Đầy nước mắt như trong bài Dòng dư lệ viết cho TTKH:
Dừng chân trước cửa nhà nàng
Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau
Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu
Lá rơi lả tả bên lầu như mưa.
Yêu hương mai để nguyện làm một cánh mai vàng bay trong gió sao hữu tình lắm vậy. Nhiều khi con người cũng cần có tâm tình đủ lớn để cảm nhận được tình sâu của người khác. Hoa vàng với bướm vàng hôn nhau để hòa làm một thể hay cánh mai vàng chập chờn rơi tựa cánh bướm vàng thì cũng là một, thảo nào ngày xưa hồn Trang Chu hóa bướm hay bướm là hóa thân của hồn Trang Chu "Cái con bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu" trong bài "Hết bướm vàng" của Nguyễn Bính có hai câu:
Hôm nay, vườn cải hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!
Ôi! Từ con bướm vàng "khép cánh tình chung ở giữa đời" đến con bướm vàng của Đình Nguyên:
Bướm vàng bay tận đâu dâu
Chẳng còn duyên cũ, thề xưa - chẳng còn
Đường về xa tít đầu non
Thương ai cứ mãi héo mòn- thương ai
Mù u của những ngày nào
Bây giờ bên ấy ra sao-bây giờ.
Để cho một người bạn thơ là Vân Hạc họa lại như sau:
Bướm vàng ngủ đậu vườn mê
Lỡ làng duyên nợ hẹn thề mai sau
Mù u chia nhánh tình đầu
Trầu cau giữ lại chờ nhau kiếp nào
Yêu người ngơ ngẩn ước ao
Mù u còn đó, bay vào bướm ơi!
Mù u hay Nam Mai và con bướm vàng cũng đã đi vào lòng người trong dân gian."Mù u còn đó,bay vào bướm ơi"! Nếu không Trần Tiến chẳng đã nhắc đến trong ca khúc " Lá Diêu Bông " rất thành công qua giọng hát truyền cảm của đôi song ca Như Quỳnh / Mạnh Đình.
Có chú bướm vàng bay theo em
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì-
Để lời ru thêm buồn.
Đã thế hoa mai đã được sử dụng như dấu mốc để đo lường thời gian. Hoa mai đi đôi với mùa xuân, nên hoa đã đã gợi lại hình ảnh thời xuân thì của người chinh phụ . Hoặc như cô đơn nơi khuê phòng người thiếu phụ đã đánh dấu thời gian theo những độ hoa mai nở, trải nỗi niềm trông ngóng chinh phu biền biệt nơi miền xa. Thi sĩ Kim Tuấn chẳng viết :
Bông mai vàng thuở nàng còn trẻ
Trên lối đi về lắm kẻ đợi mong
Bây giờ tình đã sang sông
Anh trèo cây khế ngó trong đất trời
......
Bông mai vàng tiễn chàng xa xứ
Em ở quê nhà em cứ đợi trong
Mai vàng nở rộ mùa bông
Anh xa mà chẳng trông mong ngày về...
Bước sang thế kỷ mới với bao tiến bộ về khoa học, nhưng có lẽ tâm tình con người không thể phôi pha. Ngày nào còn hoa còn bướm hiện hữu, dù trong hoàn cảnh nào tâm tư còn người vẫn rung động như nhau. Nhìn nét hoa vàng rung rinh trong gió, cánh hoa vàng nho nhỏ bay bay trong gió với mùi hương nhẹ nhàng, không ai có thể dửng dưng.Dầu không diễn tả độc đáo nhưng ít nhiều tâm tư cũng dao động nhắc cho người nhớ đến ai đó, nhớ đến những gì thân thương nhất, gần gũi nhất, nhớ đến một thuở vàng son đầy hạnh phúc. Tất cả gói ghém đơn gian trong chữ " MAI".. Tạo hóa đã khéo an bài thay!
Xuân Phương & HMP sưu tầm
Canetone0901

suong mai
#6 Posted : Monday, January 25, 2010 3:34:53 AM(UTC)
suong mai

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,113
Points: 234

Thanks: 3 times
Was thanked: 19 time(s) in 19 post(s)
Tết đến mà nhắc đến mai hay đăng bài viết về những gốc mai già thật đẹp là đúng lắm rồi HP ơi!
Thấy mai nhớ VN quá, nhớ Tết mà không được vê ăn Tết cũng buồn há HP?
viethoaiphuong
#7 Posted : Thursday, January 28, 2010 12:38:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
tặng SM và các chị nhà PNV yêu hoa Mai :





TẢN MẠN VỀ GIỐNG HOA-MAI-VÀNG-NGÀY-TẾT
Trần Đăng Hồng, Ph D


Người Việt thường lẫn lộn trong việc đặc tên hoa. Chẳng hạn, cùng tên Mai nhưng những hoa này lại thuộc nhiều tộc họ thực vật không có liên hệ bà con gì cả. Như gốc cây Mai đại thụ ở địa danh Chùa Cây Mai (Sài Gòn) có tên mỹ miều trong thơ văn là “Bạch Mai”, tên dân dả “Mai Mù u”, có tên khoa học Ochrocarpus siamensis var.
odoratissimus Pierre, thuộc họ Bứa Guttiferae. “Mai Chấn Thủy” thường làm cây kiểng, tiểu cảnh (bonsai) là Wrightia religiosa (Teisjm. Binn) Hook. f. thuộc họ Apocynaceae. Trong văn chương cổ điển Việt Nam, thường vay mượn điển tích hay truyện Trung Hoa, hoa Mai cũng được đề cập nhiều như truyện Nhị Độ Mai, hay hoa
mai trong truyện Kiều, hay của nhiều tác giả khác, thì đa số thuộc loài Prunus (Đào, Mơ, Mận) của họ Rosaceae (họ hoa Hồng).

Ông Lê Phạm Trung Dung (Tập san Hoa Cảnh), cũng như GS Tôn Thất Trình (Tập San Hoa Cảnh, xuân Giáp Thân 2004), đã đề cập nhiều loại hoa mang tên Mai, nhưng có tên khoa học không phải trong chi tộc
Mai-Vàng-Ngày-Tết ở Miền Nam Ochna, nên tôi không lập lại ở đây. Cũng vậy, sau 1975, hàng mấy triệu người Việt sống tha hương khắp thế giới, vốn nặng tình với cố quốc, nên hể thấy giống hoa gì có màu vàng nở vào dịp Tết ta, đều gọi nó là Mai, quen thuộc nhất là Forsythia sp. (Mai Mỷ, Mai Canada, Mai xứ lạnh), thuộc họ Lài
Oleaceae, thường gặp trong công viên vùng lạnh ở Hoa Kỳ, Canada, và Âu Châu.

Ở bài này, tôi chỉ đề cập đến Hoa-Mai-Vàng (Huỳnh Mai, Hoàng Mai) mà
người dân Miền Nam, từ Huế cho tới Cà Mau, đều có chưng một vài cành trong dịp Tết Nguyên Đán. Tên khoa học của Hoa-Mai-Vàng-Ngày-Tết này là Ochna integerrima (Lour.) Merr. (cũng có tên Elaeocarpus integerrima Lour., và Ochna harmandii Lec., tên Trung Hoa 金莲木) thuộc họ Ochnaceae.

Mai Ochna ở Việt Nam
Theo GS Phạm Hoàng Hộ, họ Ochnaceae tại Việt Nam có hai loài Mai Ochna:
Mai-tứ-quý, còn gọi là Mai Đỏ, trước đây mang nhiều tên như Ochna
atropurpurea DC., Ochna multiflora, Ochna serratifolia, hiện nay các nhà khoa học cùng chấp nhận tên Ochna serrulata (Hoshst.) Walp. Loài Mai này có nguồn gốc phía đông Mủi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), thuộc Nam Phi. Hoa cũng màu vàng, cành ít hoa hơn, và ra bông lẻ tẻ suốt năm. Mai này thường trồng trong sân trước nhà, trong chậu để làm cây cảnh, nhưng không cắt nhánh để chưng trên bàn như loài Mai-
Vàng. Mai-tứ-quý chịu lạnh giỏi, vì có nguồn gốc xứ lạnh, ở vỉ độ 32º Nam Bán cầu, nơi có nhiệt độ trung bình 7 °C trong mùa lạnh, nên được ưa chuộng ở Bắc Mỷ nơi có khí hậu ôn hòa trong mùa đông (trên 10°C). Trung quốc và Việt Nam du nhập giống này từ lâu đời. Tại miền Bắc Việt Nam, đa số mai Ochna là mai-tứ-quý.
Mai-Vàng (hoàng-mai – thường gọi là huỳnh-mai vì cử húy tên chúa Nguyễn Hoàng, Champax) tức Ochna integerrima, là loài mai bản địa, mọc hoang trong rừng còi từ Quảng Trị vào Nam, có hoa từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch, tùy nơi. Đây chính là Mai-Vàng-Ngày-Tết ở Miền Nam. Tôi đã cố công tìm kiếm trên mạng, cũng như trong các sách thực vật học vùng Đông Dương và Đông Nam Á để tìm nguồn gốc chữ Champax, thì thấy có tên này, nhưng không nói đó là ngôn ngữ nước nào. Phải
chăng Champax và Champa (nước Chiêm Thành) có liên hệ với nhau? Bởi vì lảnh thổ hoa Mai-Vàng cũng chính là lảnh thổ của Chiêm Thành ngày xưa.

Mai-Vàng ngày Tết Ochna integerrima phân bố địa lý từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Andamans, Nicobars (giữa vỉ tuyến 6º và 14º N), Bangladesh, Burma, Bán đảo Mả Lai, đến Đông Dương, từ xích đạo cho tới Khammouan (vỉ độ 17.4 ºN) thuộc Lào, Đảo Hải Nam (vỉ tuyến 20 º N), và Tây Nam Quảng Đông (khoảng vỉ tuyến 24 º N) gần vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc, nơi có nhiệt độ mùa đông trung bình 10ºC. Tại vùng cực bắc này, hoa Mai-Vàng bắt đầu nở vào tháng 3 và 4 dl, nở rộ từ
tháng 4 đến tháng 6 dl.

Tại Việt Nam, Mai-Vàng thấy mọc hoang ở rừng núi Côn Đảo (vỉ tuyến 8º 02’ N, là đảo cực nam của Việt Nam), tập trung nhiều nhất từ vùng rừng núi ở Miền Đông, Miền Trung, Cao Nguyên cho tới Quảng Trị, từ mực nước biển cho tới cao độ 700 m. Trên vỉ tuyến 17 ºN, cũng thấy Mai Vàng mọc rải rác ở vùng Quảng Bình (Bến Én), Đèo Ngang (Hà Tỉnh), Nghệ An (Nghĩa Đàn), Ninh Bình (Tam Đảo), đảo Bái Tử Long (vỉ độ 20.70 ºN, Quảng Ninh). Cũng tại Quảng Ninh có giống Mai-Vàng
ở núi Yên Tử, chịu được lạnh, và hoa có mùi thơm. Hà Nội ở vỉ độ 20°53' - 21°23N, có nhiệt độ trung bình mùa đông là 15.2°C, có khi sụt xuống 2.7°C (tháng 1/1955).
Ngược lại, Vịnh Hạ Long cũng có cùng vỉ độ (20°45'-20°50' N), nhưng nhờ ảnh hưởng của biển, nhiệt độ trung bình mùa đông ấm hơn (16-18°C), và ít khi xuống dưới 12°C. Truyền thuyết cho rằng giống Mai Yên Tử này là con cháu của gốc Mai Vàng do vua Trần Nhân Tông trồng trên núi Yên Tử khi nhà vua đi tu (từ năm 1285 đến 1288).

Như vậy, trong lảnh thổ Việt Nam, Mai-Vàng là giống bản địa mọc tự nhiên từ Nam chí Bắc, và giới hạn phân bố cực bắc của giống này ở khoảng vỉ độ 24 ºN trong lảnh thổ Trung quốc. Tại vỉ độ này, như Tiandong Xian (vỉ độ 23 º.60’N, cao độ 60 m) có nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 10-12°C.
Mai-Vàng Ochna integerrima được mô tả là loại cây lá rụng theo mùa (deciduous) trong rừng lá rụng ở Đông Nam Á. Lá mai rụng trong mùa đông, sau đó ra hoa trong mùa Xuân, từ tháng 1 đến tháng 4 dl. Tuy nhiên tại Việt Nam, giống Mai-Vàng có lá xanh quanh năm (evergreen), ngoại trừ giống mai-vàng Trại Thủy ởNha Trang (nơi có tượng Phật trên đỉnh núi khi vào thành phố) lá rụng vào mùa đông trước khi ra hoa rực rở vào dịp Tết ta. Mai-vàng chịu khô hạn và cháy rừng rất giỏi, không chịu úng nước. Sau cháy rừng, thân cây phần trên bị chết, nhưng phần gốc vẫn sống, đâm chồi mạnh, cho nhiều hoa trái hơn để bảo tồn nòi giống. Chim ăn trái chín và nhờ vậy cây Mai được phân tán rộng rải. Mai là giống vùng nhiệt đới, không chịu lạnh được nhiều, nhưng giống Mai Yên Tử ở Miền Bắc (Quảng Ninh) chịu lạnh rất giỏi. Mai Yên tử nở hoa sau Tết Nguyên Đán, thông thường từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 Âm Lịch. Các Việt kiều ở Mỹ nên tìm trồng giống Mai-Vàng này.

Vì Việt Nam trải dài từ vỉ tuyến 8º 02' đến 23º 23' N, có nhiều loại khí hậu và tiểu khí hậu khác nhau, nên không ngạc nhiên là có rất nhiều giống Mai-Vàng, có nhiều đặc tính khác nhau, khác biệt về màu sắc, số cánh hoa, chịu đựng hạn hay lạnh khác nhau. Nhờ chim ăn trái và phát tán rộng rải, rồi qua hàng ngàn năm được thiên nhiên tuyển chọn, rồi do con người tuyển chọn (như hoa mai-vàng Yên tử do các nhà
sư tuyển chọn trong hơn 700 năm) để thích ứng cho mỗi môi trường địa phương, nên có lẻ giống mai-vàng-ngày-tết rất đa dạng. Ông Quách Giao (Tập san Hoa cảnh) đã mô tả rất chi tiết hàng trăm giống Mai-Vàng ở mỗi địa phương từ nam chí bắc, từ hoa cánh thông thường tới hàng trăm cánh hoa, ngoài màu vàng, trắng, hồng, đỏ lại có
giông mai cánh màu đen đen (Hoa Mai Bình Giả).
Vùng Khánh Hòa đến Phan Thiết có lẻ là vùng đa dạng nhất ở Việt Nam về hoa mai-vàng, từ loài mai biển ngoài hải đảo (khoảng 200 đảo thuộc khánh Hòa, như Khải Lương, Đầm Môn, Vạn Ninh, Hòn Tre, Thủy Triều, Cam Ranh), đến mai vùng bãi cát, rồi mai rừng còi, cho tới mai núi, từ thung lủng thấp tới độ cao trên 400 m, đa dạng về màu sắc, số cánh hoa, về hương thơm. Vì vậy, không ngạc nhiên trước đây
dinh Độc Lập, cũng như nhiều công thự khác ở Sài Gòn, đều có chưng cây Mai-Vàng chở từ rừng núi Cam Lâm (Khánh Hòa).
Theo ông Quách Giao, trong lảnh thổ từ Bình Thuận đến Khánh Hòa có những giống mai-vàng quý như Mai Vïnh Hảo ở vùng núi Vïnh Hảo (Phan Thiết), thân cây nặng gấp rưởi mai thường, nên gọi là “mai đá”, gỗ thật cứng, hoa to cánh phẳng, từ 12 đến 16 cánh màu vàng rất đẹp và lâu tàn. Mai Cà Ná, Bình Châu, hoa 5 cánh màu vàng nhạt, mọc hoang ở những khu rừng từ Đồng Bò (Nha Trang) chạy vào tới Cà Ná, Bình Châu. Nha Trang có giống Hoàng-Mai-Tám-Cánh đặc thù của núi Hoàng Mai Sơn (núi Trại Thủy), giống này lá rụng trụi lủi vào mùa đông và ra hoa rực vàng cả núi đồi vào dịp Tết. “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận). Cách đây 70 năm, Phước Hải của thành phố Nha Trang là một rừng mai chạy dài từ biển tới núi Đồng Bò:

Mã Vòng đêm vắng ma trêu nguyệt
Phước Hải Xuân về cọp thưởng mai
(Thơ Thuần Phong Trần Khắc Thành)


Đa số các giống Mai-Vàng trổ hoa vào dịp Tết ta, nhưng có một giống Mai Vàng ở đảo Hòn Đỏ Nha Trang nở hòa vào giữa tháng 4 âm lịch, vào mùa Phật Đản.

Mai-Vàng trên bàn chưng Tết ở Miền Nam có từ khi nào?

Dân Miền Nam vốn xuất thân từ đồng bằng Sông Hồng, đa số từ vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình. Theo bước Nam Tiến, di dân tiến dần vào Nam.
Khi chúa Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa (Huế) lập cơ nghiệp nhà Nguyễn (khoảng năm 1600) hùng cứ phương nam sông Gianh. Đèo Ngang vốn là biên giới giữa Việt Nam và Chiêm Thành, ở vỉ tuyến 18 ºN, có cao độ 300 m. Mặc dầu độ cao không nhiều như Hải Vân, nhưng khí hậu phía bắc và phía nam Đèo Ngang có phần cách biệt lớn. Ở phía bắc, như Hà Tỉnh (vỉ độ 18°19'59"N) nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 17 ºC, có khi xuống 8 ºC, ngược lại ở phía Nam có khí hậu nóng hơn,
như ở Đồng Hới (vỉ độ 17º21' N ) là vùng khô hạn hơn, nhiệt độ trung bình mùa đông 18.7ºC. Kể từ nam Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân, nhiệt độ mùa đông cao dần. Chẳng hạn ở Huế (vỉ độ 16º 28’N), có nhiệt độ trung bình mùa đông 20 ºC, lạnh nhất là 10ºC.
Đèo Hải Vân (vỉ độ 16°28' N, cao độ 1495 m) ngăn chận gió Bắc thổi từ lục địa
Trung Hoa, nên phía nam có khí hậu ấm hơn. Chẳng hạn ở Đà Nẳng (vỉ độ
16°04'12"N) có nhiệt độ trung bình mùa Đông 18-23 ºC, và ít khi lạnh dưới 15 ºC. Và từ đây vào Nam, nhiệt độ mùa đông tăng dần.
Tập tục chưng mai-vàng trong dịp Tết chỉ thấy từ Huế trở vào nam. Trước đây 50 năm, dân chúng vùng từ Quảng Trị trở ra không có chưng hoa Mai trong dịp Têt mà chỉ chưng Hải đường (Chaenomeles spp. họ Rosaceae), Đổ quyên (Rhododendron sp.), hay hoa hồng (Rosa spp.), vì hoa mai nở trể sau Tết rất xa (tháng 2 và 3 dl) và không nhiều hoa. Ngày nay nhờ phương tiện di chuyển hàng hóa dễ dàng và đời sống
kinh tế khá hơn, văn hóa chưng mai-vàng-ngày-tết được phổ biến rộng rải hơn, mai được chở đến từ các tỉnh phía nam.
Như vậy, giới hạn nhiệt độ trung bình mùa đông để Mai-Vàng trồng được phải trên 10 ºC, và để cho hoa Mai-Vàng nở dịp gần Tết (trước hoặc sau Tết 2-3 tuần) phải trên 15 ºC. Đó là lý do tại sao từ Huế trở vào Nam có văn hóa chưng Mai Vàng trong dịp Tết, vì có điều kiện khí hậu (cùng với kỹ thuật lặt lá) để hoa mai-vàng nở tự nhiên
trong dịp Tết. Riêng ở Miền Bắc, nhờ ảnh hưởng của vùng biển mà Hoa Mai-Vàng Yên tử có hoa, trong khi ở những vùng khác Mai Vàng có hoa rất trể khoảng tháng 2 hay 3 dl, và hoa không nhiều. Như vậy, từ vùng Quảng Trị trở ra Miền Bắc không có điều kiện nhiệt độ mùa đông thích hợp cho mai-vàng nở rộ trong dịp Tết. Thay vào đó, hoa Đào thích hợp xứ lạnh, được tuyển chọn lâu đời qua mấy ngàn năm để hoa nở
rộ vào dịp Tết, chính là hoa lý tưởng của Miền Bắc.

Mai-Vàng và người Việt lưu vong

Sau 1975, hàng triệu người Việt vượt biên “bỏ của chạy lấy người”. Tài sản cả một đời bỏ lại quê nhà, nhưng khi có điều kiện về thăm quê củ, dỉ nhiên tài sản khôngđược phép mang theo, nhưng họ lại lén lút mang theo một tài sản tinh thần quý giá - hạt hay cây con mai-vàng-ngày-Tết cho quê hương mới (vì luật lệ rất khắc khe khi du
nhập giống cây xứ lạ vào nước sở tại, nhất là Australia và Hoa Kỳ). Kể từ đó, maivàng- ngày-tết, và mai tứ-quí được trồng ngoài vườn (nơi có khí hậu cho phép), hay trong nhà (trong chậu, dạng bonsai trong chậu nhỏ) được thấy ở Hawaii (Honolulu, vỉ độ 21ºN, ngang Hà Nội), Miami (25ºN), Tampa (27 ºN), New Orleans (29 ºN),
Houston (29 ºN), Dallas (32 ºN), San Diego, Little Saigon, Long Beach, Los Angeles (California, 33-34 ºN), Oklohama City (35 ºN) và San Jose (California, 37 ºN). Như vậy, cực bắc của hoa-mai-vàng của người Việt ở Mỷ là vỉ tuyến 37 ºN).
Tại London (51 ºN), tôi biết có nhiều người trồng mai-vàng trong nhà nhưng không có hoa, ngoài trừ ở Vườn Bách Thảo Hoàng Gia Kew (Royal Botanic Garden Kew) trồng trong nhà kiếng nhiệt đới (nhiệt độ điều chỉnh 27-32ºC) có mai-vàng trổ hoa vào dịp Easter (đầu tháng 4).

Tại Hoa Kỳ, ở tất cả mọi thành phố có đông người Việt đều có bán chậu maivàng và mai-tứ-quý trong dịp Tết.
Các chậu mai này được trồng ở các thành phố miền nam California, nơi có nhiệt độ ban ngày >18 ºC, nhiệt độ ban đêm > 10ºC trong tháng 1 dl, là tháng lạnh nhất trong năm. Chẳng hạn, nhiệt độ ban ngày/ban đêm vàotháng 1 dl ở San Diego (vỉ độ 32º.70’N) là 18.9º/10ºC, nhưng thỉnh thoảng có sương muối (frost). Để tránh chết vì sương muối bất thường, chậu mai được đặt trong sân vườn vào mùa hè và mùa thu, nhưng dời và nhà hay nhà kiếng vào mùa đông.
Ngay cả ở San Jose (Bắc California, vỉ độ 37 ºN, nhiệt độ tháng lạnh nhất là tháng 1 dl, nhiệt độ ngày/đêm 16 º/6 ºC), mai vàng thấy trồng ở chùa Đức Viên, và trong dịp Tết cũng thấy có bán mai-vàng dưới dạng chậu nhỏ hay bonsai, không có bông nhiều và đẹp bằng ở những nơi khác.
Vì khó bảo vệ, mua mai về chỉ thưởng ngoạn một năm, giá một cây mai (chưa kể tiền chậu) ở vùng Little Sài Gòn (nam California) tối thiểu 30 đô la, mai lớn có nhiều hoa thì giá cao gấp bội, hơn 200 đô la, nên là một thị trường béo bổ cho người sản xuất mai-vàng bán trong dịp Tết. Ngày nay, đa số mai-vàng bán ở Hoa Kỳ sản xuất từ Hawaii, cùng vỉ độ với vùng Hà Nội, nhưng có khí hậu ôn hòa, ấm áp trong
mùa đông hơn. Tại Honolulu, tháng 2 dl lạnh nhất, nhiệt độ ban ngày 27 ºC, ban đêm 18 ºC, tương đương với khí hậu vùng Khánh Hòa, rất lý tưởng cho canh tác hoa-maivàng nở rộ đúng Tết ta.

Làm sao cây Mai-Vàng biết đọc lịch để trổ hoa vào dịp Tết nguyên đán?
Vì lảnh thổ Việt Nam chạy dài trên 15 vỉ tuyến (từ 8º 02' đến 23º 23' N), hoa Mai- Vàng đầu tiên không trổ hoa cùng một thời điểm (chẳng hạn Tết nguyên đán) nếu không trảy lá.

Tại đồng bằng Cửu Long, đóa hoa trổ đầu tiên có khuynh hướng trổ trước Tết ta từ 3 tuần đến 3 tháng, tùy giống và thời tiết nóng hay lạnh trong mùa thu và mùa đông, năm nhuần hay không nhuần. Tết ta thông thường phải sau ngày 21/1 dl, và trước 19/2 dl, năm không nhuần thường vào cuối tháng 1 hay đầu tháng 2 dl; còn năm
nhuần thường giữa tháng 2 dl). Vì vậy, nếu muốn chính xác phải tính ngày cái hoa đầu tiên (first flower) trổ, theo dương lịch.
Thông thường, tại vùng Sài gòn cho tới đồng bằng Cửu Long, mai nở bông đầu tiên khoảng từ 25/11 dl đến 25/12 dl, tùy theo giống và điều kiện thời tiết.
Năm 2006 (năm bị ngập lụt bởi triều cường trong tháng 10, cây mai rụng lá), hoa mai-vàng bắt đầu nở khoảng 20/11 dl (tức 3 tháng trước Tết nguyên đáng, nhằm ngày 17/2/2007, năm nhuần âm lịch). Năm nay (2009), tại vùng Bình Phước, Sài Gòn hoa mai-vàng đầu tiên nở khoảng ngày 10/12/2009, tức trước Tết Canh Dần (14/2/2010) 2 tháng.

Tại Miền Trung (Nha Trang), hoa mai đầu tiên có khuynh hướng trổ vào
khoảng hạ tuần tháng 1 dl, đầu tháng 2 dl (tức gần cận Tết, hay ngày Tết), và lai rai cho tới tháng 5 dl.

Tại Miền Bắc (vùng Hà Nội), mai-vàng nở hoa đầu tiên thường từ trung tuần đến hạ tuần tháng 2 dl, tức sau Tết âm lịch (nếu năm không nhuần).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ngày ra hoa của cây cối vùng nhiệt đới, trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là (i) nhật-quang-kỳ [số giờ kể từ lúc mặt trời ở dưới chân trời 6º khi bình minh (tức rạng đông) và hoàng hôn (tức chạng vạng), thông thường là thời gian từ lúc mặt trời mọc tới mặt trời lặn + 7 phút tới 30 phút], (ii) nhiệt độ, và (iii) yếu tố nước và ẩm độ không khí (khô hạn, mưa). Ba yếu tố này có ảnhhưởng- hổ-tương rất phức tạp.

Ảnh hưởng của nhật-quang-kỳ (photoperiod)
Trái đất quay quanh mặt trời nên có ngày và đêm. Trục trái đất cũng nghiêng ngả định kỳ một góc 23º 48’ nên tạo ra ngày dài ngắn khác nhau theo mùa.
Tại Xích đạo, ngày và đêm dài bằng nhau, suốt năm.
Ở các vỉ độ Bắc, vào ngày Xuân phân (21/3, March equinox) và Thu phân
(21/9, September equinox) ngày và đêm dài bằng nhau (12 giờ). Sau Xuân phân ngày dài dần (hơn 12 giờ) đến tối đa vào ngày 21/6 (Hạ chí, June solstice), sau Hạ chí ngày ngắn dần, và vào Thu Phân ngày và đêm dài bằng nhau, và ngày ngắn nhất trong năm xảy vào 22/12 (Đông chí, December solstice). Sau ngày này, ngày bắt đầu dài lại.
Cây mai tứ-quý (O. atropurpurea) ra hoa quanh năm, không bị ảnh hưởng của nhật-quang-kỳ.
Ngược lại, cây mai-vàng-ngày-Tết (O. integerrima) thuộc loại đoản-quang-kỳ, chỉ phát động việc ra hoa khi gặp ngày ngắn. Nó không phát động việc ra hoa khi gặp ngày dài. Khi ngày bắt đầu ngắn dần, đến một số giờ ngắn nào đó, cây bắt đầu phát động việc ra hoa, qua việc sản xuất các chất hormones ra hoa, tế bào sinh dục được tạo khối ở nách lá gọi là khối-sơ-khởi-tạo-hoa (primordium initiation). Số giờ của thời gian ban ngày bắt đầu phát động sinh khối-sơ-khởi-tạo-hoa gọi là nhật-kỳ-tới-hạn(critical photoperiod), trên số giờ này cây không phát động việc ra hoa.
Như vậy, nhật-kỳ-tới-hạn của Mai-Vàng là bao nhiêu giờ/ngày?
Chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này cho Mai-Vàng. Tôi chỉ dựa vào dương lịch ngày có hoa đầu tiên nở trên cây dọc theo vỉ tuyến để ước tính.
Theo tôi ước đoán, nhật-kỳ-tới-hạn của mai-vàng khoảng giữa từ 11giờ 00 phút đến 11 giờ 24 phút, tức khoảng ngày 1/11 dl ở vùng Sài Gòn, 20/11 dl ở Miền Trung, và 5/1 dl ở vùng Hà Nội và Honolulu (Hawaii, USA).

Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ có cộng hưởng với nhật-quang-kỳ với ảnh hưởng rất phức tạp. Nhiệt độ có ít nhất 3 ảnh hưởng:
(i) Ảnh hưởng hổ tương với ngày ngắn. Mặc dầu hội đủ nhật-kỳ-tới-hạn, cây mai không thể phát động ra khối-sơ-khời nếu gặp nhiệt độ lạnh, có lẻ khoảng <8 ºC. (ii) làm lá rụng ở một số loài cây (deciduous) (iii) Giúp tăng trưởng khối tế-bào-sơ-khởi để thành nụ hoa.
Nhiệt độ gia tăng càng cao (đến tối đa khoảng 32ºC), thời gian từ khối-sơ-khởi đến nở hoa càng ngắn, trung bình khoảng 35 ngày ở 32ºC, đến 70 ngày ở 12-15 ºC.

Ảnh hưởng của thiếu nước – hạn hán (water stress)
Thời gian hạn hán là yếu tố rất quan trọng cho cây thân mộc vùng nhiệt đới phát động tạo khối-sơ-khởi-phát-hoa. Yếu tố hạn hán cũng hổ tương với nhật-quang-kỳ và nhiệt độ (như cây cao-su, Hevea brasiliensis). Cây ăn trái của VN phần đông nằm trong nhóm này để phát hoa. Phải có một thời gian hạn hán (thiếu nước mưa, ẩm độ không
khí thấp, từ tháng 12 đến tháng 4 dl) cây ăn trái mới ra hoa nhiều khi có mưa vào tháng 5 hay 6 d. Thiếu nước cũng làm lá rụng ở một số loài cây. Yếu tố hạn hán không quan trọng mấy ở cây-mai-vàng, vì thời kỳ phát động tạo khối-sơ-khởi xảy trước mùa khô hạn, mùa hạn thường bắt đầu vào tháng 12 dl.

Ảnh hưởng của lặt lá.

Lá rụng theo mùa (deciduous) là hậu quả ảnh hưởng hổ tương của nhật-quang-kỳ, nhiệt độ, và/hay hạn hán. Lá rụng cũng giúp tạo khối-tế-bào-sơ-khởi của nụ hoa.
Ngoài ra, khi cây mai đã có nụ hoa, lặt lá giúp hoa nở rộ đồng bộ trên cành.

Triều cường cao nhất trong 48 năm xảy ra từ 26/10 đến 29/10/2007 gây ngập lụt các vườn mai-vàng vùng Sài Gòn, Gia định, Bình Dương, Biên Hòa, làm lá mai vàng úa và rụng trụi lủi. Sự kiện tác hại của triều cường gây ra rụng lá (được xem như lặt lá) lại trùng hợp với ngày phát động tạo khối-sơ-khởi hoa mai, nên hoa mai vùng Sài Gòn nở sớm hơn năm bình thường khoảng 3 tuần lể, làm thất thu cho nhà vườn rất
lớn.
Chậu hoa mai có bông nở rộ trong dịp Tết bán mới có tiền. Vì sự phát triển từ khối-sơ-khởi đến nở hoa, tùy thuộc vào dinh dưởng, nước tứới, quan trọng nhất là nhiệt độ. Vì vậy, để hoa nở đúng dịp Tết, thời điểm lặt lá mai rất quan trọng, lại tùy thuộc vào thời tiết vốn thay đổi theo vỉ tuyến.
Tại vùng Sài Gòn (vỉ độ 10 ºN), thường lặt lá khoảng 15 ngày trước Tết;
tại Nha Trang (vỉ độ 12 ºN) 15 – 30 ngày; Phú Yên (13 ºN), Bình Định (13.80 ºN) 20- 30 ngày;
tại vùng Hà Nội (20 ºN) 30 đến 45 ngày; ở Florida (25 ºN) 30-45 ngày;
Houston, Oklahoma (29-32 ºN), 30 đến 50 ngày; và San Jose (37 ºN), 50-60 ngày trước Tết ta.
Để dễ nhớ, có lẻ công thức đơn giản sau đây giúp phỏng đoán được ngày lặt lá mai để hoa nở rộ đúng Tết:
Số ngày lặt lá trước Tết = vỉ độ x 1.5 ± vỉ độ/2

Kết luận:

Chưng một cành mai-vàng trên bàn, hay một chậu mai-vàng trong nhà vào dịp Tết là một tập tục lâu đời của người dân Miền Nam, từ giàu chí nghèo. Việc tạo ra hoa mai đúng Tết là một kinh nghiệm cá nhân quý báu của người yêu hoa mai, nhất là giới nhà vườn sản xuất bán hoa cho ngày Tết. Việc nghiên cứu về điều kiện ra hoa ở Mai- Vàng, hay hoa vùng nhiệt đới, coi như không có. Ngược lại những tài liệu nghiên cứu
về hoa vùng Ôn Đới thì rất dồi dào, vì là một kỹ nghệ sản xuất hoa đồ sộ, với kỹ thuật tối tân (điều chỉnh ngày dài hay ngắn, nhiệt độ thích hợp cho mỗi thời kỳ sinh trưởng, theo chương trình tự động hóa qua máy vi tính, sử dụng hóa chất, v.v.), muốn hoa nở rộ lúc nào cũng được, để cung cấp hoa theo ý nghĩa của mỗi ngày lể, như lể Tình
Nhân, Lể Mẹ, Giáng sinh, hay sinh nhật và tang lể xảy ra bất cứ ngày nào trong năm.

Tác giả chưa hề trồng Mai-vàng, nói chi đến chuyện có kinh nghiệm cá nhân.
Tuy nhiên, tác giả dùng kiến thức khoa học thâu lượm được trong thời gian cộng tác nghiên cứu ở thập niên 1980s, tìm “Mô hình toán học tiên đoán ngày ra hoa” của hàng chục loại hoa màu vùng nhiệt đới, trong một đề án nghiên cứu lớn của Đại học Reading (Anh Quốc) kéo dài hơn mười năm. Vì chỉ dựa vào các thông tin do thân hửu cung cấp, có thể không chính xác, và không dựa trên thí nghiệm, nên các ước tính trên có thể sai lầm. Tuy vậy, hy vọng rằng nó sẽ cung cấp một ít kiến thức phổ thông hửu ích cho các vị hằng quan tâm, hay ít ra cũng để quý đọc giả giải khuây giây lát trong dịp Tết cổ truyền.
Cảm tạ:

Tác giả cảm tạ GS Tôn Thất Trình (Hoa Kỳ) đã cung cấp tài liệu và cho ý kiến, Dr
Nguyễn Ngọc Bình (Hoa Kỳ), ThS Nguyễn Thế Thiệu (Hoa Kỳ), KS Nguyễn Thị Mỹ
(Hoa Kỳ), KS Nguyễn Hoàng Long (Hoa Kỳ), KS Dương Hiển Hẹ (Hoa Kỳ), Ô Bà
Đoàn Vân Anh (Hoa Kỳ), KS Trần Quốc Dzũng (Việt Nam), KS Trần Giỏi (Việt
Nam) và một số thân hửu đã cung cấp thông tin về Hoa Mai Vàng ở Việt Nam cũng
như ở hải ngoại.
Reading (Anh Quốc), Jan/2010
viethoaiphuong
#9 Posted : Saturday, January 30, 2010 1:17:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


TẾT NÓI CHUYỆN HOA MAI

Hà Xuân Liêm


Mỗi năm cứ vào độ cuối đông, khi Tết sắp về là hoa mai bắt đầu nở. Cái duyên keo sơn giữa mai và Tết như đã được thiên nhiên an bài đâu từ thuở kiếp xa xăm. Nhưng ta phải nói rằng mai là một loại cây đặc biệt của châu Á. Mai đẹp không những ở hoamà còn ở cành cây mà người chơi mai thường gọi là "cái thế". Cành mai có những nét ngoạc rất bất ngờ: đã kỳ cổ lại cương nghị, xương kính; những đờng uống cong dịu dàng; những nét đâm ngang những cành sổ dọc rất mạnh. đang thế đi ra cành mai bỗng ngoạc trở lại một cách đột ngột, bất ngờ làm cho con mắt người thưởng thức phải đổi hướng một cách thích thú; rồi bỗng cành mai lại chĩa vút lên không và giữa một cái ngoạc rất "chướng" đó lại bỗng nở ra một cành hoa vàng rất đột ngột, lại có cành tưởng là chĩa về bên trái thì thình lình ngoạc xuống không báo trước, rồi lại chĩa về bên phải như làn chớp xẹt và trên đó mang cả một chùm hoa mãn khai chen lẫn hàm tiếu và búp hoa chưa trổ. Thực lạ lùng! Thế nhưng chưa hết. Người chơi hoa còn thưởng thức cả những màu nơi cành mai và cả những địa y, cả một số rêu đậc biệt bám vào cành hoa. Phải nói những màu ở cành mai là những màu rất đặc biệt mà chỉ có thiên nhiên mới có thể cấu tạo nỗi. Một vệt màu đen, một đám màu da cam, một khoảng mà trắng xanh phớt nhẹ được phối hợp điều hòa nói lên cái tuổi tác của cành hoa mà người chơi hoa rất ca ngợi "lão mai". Những lộc lá non trên cành hoa cũng đươc người thưởng mai rất để ý. Màu lục non xanh trong như ngọc từ trong những bút hình móng gà tỏa ra. Những chùm lá non này đã trợ màu cho những chùm hoa vàng thêm ý nghĩa.

Người chơi mai thường tỉ mỉ để ý đến những cái búp trên cành mai: búp tròn mới nhú hạt cườm chính là những chùm hoa rực rỡ đang thời ẩn náu; còn những búp dài nhọn như móng chân gà là những lá non chưa đến kỳ xuất hiện. Cho nên khi chọn cành mai chơi Tết, người sành mai rất lưu ý đến hai loại búp này để biết cành mai có hoa nhiều hay ít... Bây giờ, tưởng đã đến lúc nói đến cái hương thơm của cây mai. Hoa mai rất thơm, nhưng rất khó thưởng thức hương mai bởi vì nó là một thứ "ám hưong". Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngát; nhưng nếu tâm người vọng động vì danh lợi quá thì khó lòng cảm được hưong mai. Trong thơ văn, mai được ca ngợi vô cùng tận. Bởi vì mai là loại hoa rất cao khiết, cương nghị. Mai trổ sớm nhất trong các loại hoa mùa xuân. Khi những lá mai già của năm cũ vừa rụng hết thì tiết trời càng lạnh ngắt. Hoa mai đã chọn cái thời tiết lạnh nhất; không một sắc hoa tươi thắm, không một lá non trợ màu để làm lúc xuất hiện của mình. Chính vì chỗ này mà người quân tử phương đông đã chọn hoa mai để biểu hiện cho chí khí của họ. Trong cuộc nhân sinh, Cao Bá Quát đã từng tuyên bố:

"Thập tái luân giao cầu cố kiếm
Nhất sinh đê thứ bái mai hoa."

Suốt cả cuộc đời nhà thơ chỉ "cúi đầu lạy hoa mai" Thật là khí cốt hạo nhiên! Tại VN ta đã từng lưu hành những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài. Nỗi tiếng nhât là bộ chén dĩa trà"Mai hạc" có câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

"Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen."

Cây mai ở bộ chén đĩa trà này vẽ theo kiểu chữ "Nữ". Cây mai uốn cong rất nhiều hoa, một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá. Câu thơ viết theo hai cách: 6/2/6 hoặc 6/8 theo dòng dọc kiểu chữ nho. Chén dĩa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng "Ngoạn Ngọc" chế tạo. Nói cho xác đáng thì cây mai ở bộ chén đĩa "Mai Hạc" không lấy gì làm mỹ thuật lắm, và nó cũng không diễn tả được cái cốt cách cương nghị, xương kính của loài mai. Cũng hình vẻ này nhưng lại có loại chén dĩa có đề câu thơ chữ Hán "Hàn mai xuân tín tảo", tức là cành mai lạnh báo tin xuân về sớm. Loại chén đĩa chữ Hán này không nổi tiếng bằng bộ trên, có lẽ vì câu thơ Nôm quá có giá trị chứ không vì cây mai đẹp. Một bộ chén đĩa trà khác vẽ một cây mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sĩ cưỡi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác cành mai theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vẽ có câu thơ: "Độc thán mai hoa sấu" viết thành hai dòng: "Độc thán mai" ở dòng thứ nhất, "Hoa sấu" ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu vuông thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc: "Kyï lô quá tiểu Kiều, độc thán mai hoa sấu", có nghĩa là: cưỡi lừa qua cầu nhỏ, để kiếm cành mai gầy. Đề tài này các trà hữu thường gọi là đạp tuyết tầm mai tức là dẫm lên tuyết lạnh để tìm hoa mai. Bộ chén đĩa có nhiều nước men: men màu vỏ trứng gà so do hãng "Nhã Thâm Trân Tàng" chế tạo; và men màu xanh ngã trắng của hãng "Nội Phủ". Cây mai ở bộ chén đĩa này đẹp hơn cây mai ở bộ "Mai Hạc" rât nhiều. Tính chất vừa thanh nhã vừa cao khiết đều có ở cây mai của bộ đồ trà đạp tuyết tầm mai này... Trong hội họa xưa thì mai đứng đầu trong "Tứ hữu": Mai, Lan, Cúc, Trúc. Các nhà Nho thường trang trí bộ tranh "tứ hữu" này ở chỗ mình ngồi. Cây mai trong bộ tranh này vẽ thật nhiều kiểu; tựu trung nét vẽ vẫn chưa diễn tả nỗi những cái chướng rất bất ngờ ở loài mai. "Mai điểu" tức là cành hoa mai và mấy con chim đậu hoặc lượn trên cành mai là một đề tài rât quen thuộc của các bác thợ nề ngày xưa thường đắp bằng mảnh sứ để trang trí ở các nhà thờ họ hoặc ở đình, chùa. Nhưng... hay nhất thì phải nói là cành mai trong văn thơ. Mai vẽ trong nơi chén, đĩa trà, mai vẽ ở tranh tứ hữu hay mai trang trí ở đâu thì đều ít gợi đến trí tưởng tượng của người ta, vì hình ảnh thực có trước mắt đã quy định một phần lớn hình dáng cây mai. Đằng này, văn thơ- nhất là trong thơ- chỉ cần mấy chữ gợi hình là người đọc tha hồ nghĩ tới cây mai hoặc cây mai mình thích. Trong bài Tạp Thi, Vương Duy (701-761) vừa là thi nhân vừa là họa sĩ- đời Đường đã viết:

"Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai hoa trước vị"

Một người từ cố hương đến thăm, thi nhân không hỏi gì mà chỉ hỏi "Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?"
Thực cũng đã đáo để! Một nhà thơ Nhật Bản đã vịnh mai qua bốn câu thơ:

"Cửu châu đệ nhất mai
Kim dạ vị quân khai!
Dục thức hoa chân ngụy
Tam canh đạp nguyệt lai"
Ông Hoa Bằng, cách đây 48 năm đã dịch ra thơ Việt:

"Cành mai đệ nhất Cửu Châu
Đêm nay nở mấy bông đầu vì anh
Muốn coi hư thực cho rành
Giẵm trăng tìm đến lối canh ba này".

Thi nhân Việt Nam đã không chịu thua hai nhà thơ ngoại quốc nó trên trong việc ca ngợi và thưởng thức hoa mai. Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhật" đã viết ;

"Lữ quán khách nhưng tại
Khứ niên xuân phục lại
Quy kỳ hà nhật thị ?
Lão tận cố hương mai"

Thân mình phiêu bồng nơi quán trọ không lo, lại lo cho "cây mai ở quê cũ càng ngày càng già đi". Huyền Quang Tôn Giả một thiền sư danh tiếng đời nhà Trần, đệ tam Tổ phái Trúc Lâm cũng là một thi nhân tài hoa tuyệt đỉnh. Ngài thường có những bài thơ nho nhỏ tuyệt hay và Ngài cũng đã có bài "Mai hoa tác" tức là Vịnh hoa mai:

"Dục hướng thương thương vấn sở tùng?
Lẫm nhiên cô trỉ tuyết sơn trung
Chiết lai bất vị già thanh nhãn
Nguyện tá xuân tư tuý bệnh ông"

Toàn bài không nói đến một chữ mai nào cả nhưng suốt câu thứ hai đã ca ngợi hết sức cái đặc tính của cây mai. Đứng một mình giữa non trơ trọi đầy tuyết trắng. Tuyết thì đương nhiên là lạnh. Nhưng tác giả thì sao? Tác giả đã bẻ một cành mai trong miền tuyết lạnh ấy đem về. Một cành mai không chỉ là một cành mai, mà một cành mai là cả một mùa xuân, có mai là có xuân. Vẫn biết thơ của Huyền Quang Tôn Giả là loại thơ Thiền, "thi trung hữu đạo" nhưng "dĩ lai đạo bản vô ngôn". Đề bài là vịnh hoa mai song không hề nhắc đến mai mà lại ca ngợi cái tính chất đặc biệt của mai qua màu tuyết lạnh mà mùa xuân với cái trơ trọi của nó, không có cây lá nào hỗ trợ. Thực là loại thơ tượng trưng về mai vậy. Đến hình ảnh cây mai trong bài "Loạn Hậu" của Tuyết Giang Phu Tử mới là tuyệt mỹ:

"Tương phùng loạn hậu lão tương thôi
Khiến luyến ly tình tử số bôi
Dạ tĩnh vân am thùy thị bạn ?
Nhất song minh nguyệt chiếu hàn mai".

Cành mai của Vương Duy của nhà thơ Nhật Bản và cả Lê Cảnh Tuân nữa thì vẫn là con người trùm lên cảnh vật, người thụ hưởng thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên còn có một khoảng cách. Đến cây mai của Huyền Quang Tôn Giả thì con người và thiên nhiên đã có sự hỗ tương tình cảm. Nhưng trong cái "Thiên" "Nhân" tương dữ một cách thân mật, rốt ráo thì phải đợi đến Tuyết Giang Phu Tử. Sau khi loạn lạc Phu Tử ở ẩn tại Bạch Vân Am, ít giao du với đời, cái đời Trịnh Mạc mấy ai lại chẳng biết? Và cuộc đời cũng như tư cách của Phu Tử ai lại chẳng tự hào? Cho nên không lạ gì khi nghe Ngài hỏi: "Dạ tĩnh Vân Am thùy thị bạn?" và Ngài tự trả lời: " Nhất sông Minh nguyệt chiếu hàng mai!" Giữa mai dưới trăng sáng đầy khí lạnh của sương móc và Tuyết Giang Phu Tử đã có một tình cảm bạn bè cố hữu, thân mật. Mai là người và người là mai. Cây mai ở đây là cây mai đẹp cương nghị, cao khiết và trang nhã; cây đẹp của văn chương và triết lý phương Đông ngày trước. Cây mai trọn vẹn cả hương lẫn thế, cả thế thực lẫn thế ảo của bóng cành do cành cây chiếu. Tuyệt hảo! Mỗi độ Tết về, khắp cõi VN ai cũng chơi mai. Nhưng chơi mai thì nhiều mà hiểu mai thì chắc ít. Chơi mai, vì mai của dân Việt chính là mai của Huyền Quang Tôn Giả. Có mai là có xuân. Một cành mai cắm và lọ độc bình - bằng đất chứ không là bằng đồng bở nguyen do là vì kim khắc mộc - để ở chính giữa nhà là đã có môt mùa xuân rực rỡ, môột cái Tết đầy hy vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn, để cho đẹp mà cành hoa mai ngày Tết còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình trong năm mới sắp đến. Cành mai có "thế" đẹp cân đối hoa nở đầy đủ tươi có lá non trổ lộc là điềm hay cho gia chủ. Nếu có hoa sáu cánh hay hoa bốn cánh thì càng lại hay hơn. Người Việt đã đưa vũ trụ quan vào nhân sinh quan, một nhân sinh quan biến thành theo Dịch Lý của phương Đông. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu. Theo chiều đứng phải biểu hiện được tam tài: thiên, địa, nhân, tức là phải có cái thế cân xứng : có ở dưới, có ở trên và ở giữa. Theo chiều ngang phải có tiền hậu tả hữu, tức là cành hoa phải có "Cái thế" nào đó mà nhìn vào ngã nào cũng có hoa. Đó là nói về cấu tạo cành hoa. Còn về hoa thì có năm loại: một số hoa đã rơi cánh, xếp lá đài; một số rất nhiều đang thời thịnh khai; rồi phải có hoa đang hàm tiếu; hoa búp đang tiến triển và cuối cùng là nụ tròn mới nhú hạt cườm. Lá cần có ba loại: lá non hay đậm màu, bản lá mở rộng; lá non nẩy lộc phần này quan trọng nhất và sau hết là nụ lá hình móng gà...Nói chung sự hài hòa của cành, hoa, nụ, lá phải đến độ gần như tuyệt đối phải có. Cấu tạo cành mai biểu hiện cho không gian, cấu tạo hoa biểu hiện cho thời gian. Dòng đời trôi chảy tiếp tục từ quá khứ sang hiện tại. Quá khứ đã qua không còn quan trọng, hiện tại rực rỡ phấn chấn mới là hay. Phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là phần thiết yếu; các búp hoa, lộc lá cứ tiếp tục cái rực rỡ của thời thịnh khai ấy lại là phần trọng yếu nhất bởi nó là nguồn hạnh phúc, làm ăn phát đạt sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.

Tuyển Tập Xuân
Thư Viện Hoa Sen

hongkhackimmai
#10 Posted : Saturday, January 30, 2010 3:32:16 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Việt Hòai Phương toàn đem Mai ở đâu về không hà !

PNV mình có mai đây nè :


Rừng mai của tớ đó !




Cây thiệt à nhen







Thiên hạ ghé qua chụp hình quá trời



Voi ơi Voi, nghe nói hôm nay Voi có ghé qua tìm tớ huh ? Có chụp hình rừng mai của tớ đến không?





hongkhackimmai
#11 Posted : Saturday, January 30, 2010 3:37:46 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong
.
- MAI CHIẾU THỦY : là cây đa niên,gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1m50. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.


hướng xuống đất thì gọi là Mai chiếu địa chứ sao lại gọi chiếu thủy ???????
còn ngó thẳng vào mặt nhau thì là mai..... chiếu.... tướng hehehehe
viethoaiphuong
#12 Posted : Sunday, January 31, 2010 7:01:13 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

MAI nhà PNV đẹp quá xá là đẹp !!
nhưng đẹp nhất có lẽ là đôi bàn tay của chị HKKM,
viết... viết... và viết,
vẽ tranh,
đàn và làm nhạc,
ươm cây, chăm bẵm và chụp hình,
và làm bếp giỏi nữa.

Bởi thế, không lạ khi thấy có người muốn chị HKKM cho papa của mình Tongue
Riêng VHP thì... chỉ muốn chị HKKM là Vì Sao ngang trời một đêm nhân gian mờ mịt lối,
nhấp nháy xa xa làm dấu hiệu một ban mai,
hay tựa như cánh MAI màu rất nhẹ Hoàng Anh
(trong photos Mai of chị HKKM)

Phượng Các
#13 Posted : Wednesday, June 5, 2013 3:41:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đọc trong Chữ Nghĩa Truyện Kiều của ông Nguyễn Quảng Tuân thấy có nói (ở trang 64-65) là "mai" trong câu thơ:

Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai

là cây mai = abricotier

Thiệt ra, cây abricotier là cây mơ cho ra trái mơ tức xí muội, miền Bắc Việt Nam ta gọi là "mai" (ô mai) nên dễ lầm là cây mai trong miền Nam. PC nghĩ là câu thơ trên là cây mai của miền Nam có dáng gầy guộc, ốm thì đúng hơn.
Phượng Các
#15 Posted : Sunday, June 30, 2013 8:43:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
nguyen
Đọc bài viết về mai tôi thấy một điều lạ:
Dùng thơ TH, thơ Nhật vịnh hoa mai của họ trong bài hoa mai miền Nam!

Chắc tại người VN không nhiều người vịnh hoa mai chăng\?
nguyen1
#16 Posted : Sunday, June 30, 2013 7:41:11 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Đây là 2 loại hoa khác nhau mờ!

(Xin xem bài số 4.)


Phượng Các
#17 Posted : Monday, July 1, 2013 9:09:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Anh nguyen nói bài của Trần Đăng Hồng ư\? O^ng Hồng có ghi rõ là hoa mai ngày Tết mà!
nguyen1
#8 Posted : Monday, July 1, 2013 8:19:05 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post
tặng SM và các chị nhà PNV yêu hoa Mai :





TẢN MẠN VỀ GIỐNG HOA-MAI-VÀNG-NGÀY-TẾT
Trần Đăng Hồng, Ph D

Người Việt thường lẫn lộn trong việc đặc tên hoa. Chẳng hạn, cùng tên Mai nhưng những hoa này lại thuộc nhiều tộc họ thực vật không có liên hệ bà con gì cả. Như gốc cây Mai đại thụ ở địa danh Chùa Cây Mai (Sài Gòn) có tên mỹ miều trong thơ văn là “Bạch Mai”, tên dân dả “Mai Mù u”, có tên khoa học Ochrocarpus siamensis var. odoratissimus Pierre, thuộc họ Bứa Guttiferae. “Mai Chấn Thủy” thường làm cây kiểng, tiểu cảnh (bonsai) là Wrightia religiosa (Teisjm. Binn) Hook. f. thuộc họ Apocynaceae. Trong văn chương cổ điển Việt Nam, thường vay mượn điển tích hay truyện Trung Hoa, hoa Mai cũng được đề cập nhiều như truyện Nhị Độ Mai, hay hoa mai trong truyện Kiều, hay của nhiều tác giả khác, thì đa số thuộc loài Prunus (Đào, Mơ, Mận) của họ Rosaceae (họ hoa Hồng).

Ông Lê Phạm Trung Dung (Tập san Hoa Cảnh), cũng như GS Tôn Thất Trình (Tập San Hoa Cảnh, xuân Giáp Thân 2004), đã đề cập nhiều loại hoa mang tên Mai, nhưng có tên khoa học không phải trong chi tộc Mai-Vàng-Ngày-Tết ở Miền Nam Ochna, nên tôi không lập lại ở đây. Cũng vậy, sau 1975, hàng mấy triệu người Việt sống tha hương khắp thế giới, vốn nặng tình với cố quốc, nên hể thấy giống hoa gì có màu vàng nở vào dịp Tết ta, đều gọi nó là Mai, quen thuộc nhất là Forsythia sp. (Mai Mỷ, Mai Canada, Mai xứ lạnh), thuộc họ Lài Oleaceae, thường gặp trong công viên vùng lạnh ở Hoa Kỳ, Canada, và Âu Châu.

Ở bài này, tôi chỉ đề cập đến Hoa-Mai-Vàng (Huỳnh Mai, Hoàng Mai) mà người dân Miền Nam, từ Huế cho tới Cà Mau, đều có chưng một vài cành trong dịp Tết Nguyên Đán. Tên khoa học của Hoa-Mai-Vàng-Ngày-Tết này là Ochna integerrima (Lour.) Merr. (cũng có tên Elaeocarpus integerrima Lour., và Ochna harmandii Lec., tên Trung Hoa 金莲木) thuộc họ Ochnaceae.

....



PC đọc bài nào vậy ?!



Phượng Các
#18 Posted : Tuesday, July 2, 2013 6:28:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Dạ, bài mà anh nguyen quote đó!
Phượng Các
#14 Posted : Thursday, July 11, 2013 10:13:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Đọc trong Chữ Nghĩa Truyện Kiều của ông Nguyễn Quảng Tuân thấy có nói (ở trang 64-65) là "mai" trong câu thơ:

Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai

là cây mai = abricotier

Thiệt ra, cây abricotier là cây mơ cho ra trái mơ tức xí muội, miền Bắc Việt Nam ta gọi là "mai" (ô mai) nên dễ lầm là cây mai trong miền Nam. PC nghĩ là câu thơ trên là cây mai của miền Nam có dáng gầy guộc, ốm thì đúng hơn.


Tình cờ giở sách dịch truyện Kiều của ông Huỳnh Sanh Thông thì thấy ông dịch "mai" trong "mai cốt cách, tuyết tinh thần" là cây plum, nghĩa là ông cũng cho "mai" là cây mận plum.
nguyen1
#19 Posted : Thursday, July 11, 2013 6:23:36 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Apricot là mơ Tây còn mai Tàu là Japanese Apricot (hay Chinese plum).
Loại mai Tàu ra hoa đẹp là Flowering plum/apricot hay Plum/Apricot blossom.

Mai cặp kè với Tuyết thì là mai Tàu rùi!


Phượng Các
#22 Posted : Friday, July 12, 2013 3:48:32 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chả biết có bao nhiêu người khi đọc, ngâm các câu Kiều trên lại cho "mai" là plum!
Users browsing this topic
Guest
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.