Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Lê Thị Diễm Thúy
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)




Lê Thị Diễm Thúy




Tên thật Lê Thị Diễm Thúy, sinh năm 1972 tại Phan Thiết.
Cùng thân phụ vượt biển năm lên 6.
Ở tại tỵ nạn Sangapore trước khi đến định cư tại miền Nam California.
Hiện sống tại Massachussetts.

Khởi sự sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng tài năng trình diễn, Những vũ khúc độc diễn Red Fiery Summer (Mùa Hè Ðỏ Lửa),The Bodies Between Us (Những Xác Người Giữa Chúng Ta), từng xuất hiện trên các sân khấu Whitney Museum of American Art, New World Theater (của đại học Massachussetts), hội chợ International Women Playwrights ở Galway, Ireland .
Tác phẩm tự truyện The Gangster We Are All Looking For (Tay Anh Chị Chúng Ta Ðang Tìm) đã đưa tác gỉa đến với cầm bút người bản xứ.được tạp chí Vogue điểm sách trong tháng 5-2003 và được tạp chí Book Magazine xếp tác gỉa vào trong 10 cây bút nên đọc trong năm 2003

Tác Phẩm đã xuất bản :
The Gangster We Are All Looking For (Tay Anh Chị Chúng Ta Ðang Tìm) do Knopt xuất bản, năm 2003





Phượng Các
#2 Posted : Saturday, November 27, 2004 4:28:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
in praise of my ba, #1 vietnamese buddhist gangster


when i walk into a room
i am wanting to hold my head
like you do
pull everything into that cool perception
wrap my mind around the twitching details of
a window painted shut
a woman's crooked hem
line
a drink left sweating on the table
anticipating hands and lips
thirsting for my touch
then
shocking everyone
break into a high, sad tune
and
sing about the sea
for no apparent reason
than that
i'm drunk
and
love it

Le Thi Diem Thuy
Phượng Các
#3 Posted : Sunday, November 28, 2004 3:58:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Untitled


Nothing but the negative
of my sister buried in swathes of pink cloth
in a coffin tilted upright
for a photograph to which
I have only held this negative

So her face is strangely
electric
shining bright as a coquettish moon
in the center of that hair which,
brooding blue black,
is hard to separate from the dark of the coffin

Like I say,
her face is
electric
and her body is a bundle of
pink
cloth
I don't see hands or feet
(I am the type who looks for
the twist of fingernails
and
the curve of toes
attune to peculiarities)
but there's nothing more peculiar
than the way she remains floating
as though death itself just happened to
get in the way
of someplace she was heading for

This negative itself
a poor record of a place
she's already
been
to

Gone

What stays are
my fingerprints
washing over film

Lê Thị Diễm Thúy
Phượng Các
#4 Posted : Sunday, November 28, 2004 4:00:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Big girl, Little girl

wearing her dress
like i wear her name

don't you know
sweat makes it mine
it means i'm here and living
when it was yours you drenched it in
ocean
water
soaked it wet with your death
ma had to keep it in the silky compartment of her suitcase
folded small and tight like a secret
and like a secret, it never dried
. . .
if i hadn't dragged this dress out of the attic
it would have spilled out
and me,
the biggest girl now that you're gone
i would have had to swish you round the floor
until everything you spilled was soaked dry
by this dress
. . .
isn't it better
i dry it on my body
each drop of sweat
pushing back the waves
so that when i'm the age you left
dying
i will have pushed the entire ocean out
and gone leaping across it
both legs kicking in the air
the way we used to leap over jump ropes
running to meet on the other side

it didn't even touch me, we'd say


Lê Thị Diễm Thúy
Phượng Các
#5 Posted : Sunday, November 28, 2004 4:02:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Untitled


at the edge of his bed
he saw the sea
every morning the sound of birds flying
above the water
woke him

and we wonder why it is
people leaving home forever lug pots and pans
set out
in a long line
on foot
carrying
dishes
house hold
supplies
the smallest trinket to
unlock
what memories

on the radio
a man in sarajevo says
i walk my dog twice a day
regardless of what
sniper fire
what major
offensive
defensive
what terrible
danger
to civilian
life
the radio warns me of
what
everyday

we become poets all
consort with madness
by degrees
see fire in
mid-air
and continue as though nothing
nothing
were in our way

after we lose
everything
ever resourceful
we wake to the sight of the sea
its smell and sound
just there
on the other side
of the cardboard pushed
against the foot
of the bed
all the birds swooping overhead
their flight a
secret script
we spend
the rest
of our days

deciphering




Phượng Các
#6 Posted : Sunday, November 28, 2004 4:03:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Untitled


ma said
one day lady six hung her clothes out
and the wind blew her away but
her clothes dried

tuan

i rarely write your name
almost never speak it
and when i dream you
closer to me
i call you
brother

. . .

in the afternoon my brother tuan
drowned
dragged down
turned 'round
into water
buried there

your body surfaced
in the evening
enlarged
big with your absence

everyday your body
stretched
bigger and bigger
eyebrows arching along the horizon
bare feet plunged deep into the sea
elemental
you became two long arms
fingers open
hands outstretched
catching nothing
impossible to catch

the explosion
i waited for
my brother falling back to me
a wounded bird from the sky
never came

you slipped away
slowly
without ceremony

insistent
i searched corners
scanned the water's surface

i began to miss
without words
a floating dash
in the ocean

. . .

all the time
everywhere
seeking you

. . .

there must be
a trace of blood
left somewhere
on me
your blood
from
nose bleeds
fights along the beach
scratches from the splintered floor
of
fishing boats we ran and hid in
somewhere
there must be
a trace of you
in me
packed tight
like gunpowder
in this traveling shell of
me

. . .

ma knew

sitting on the train ride home
a woman
known to be mad
said
keep your children
away from water
then
dropped an egg

blood cracked

across the dirty floor
and cut a line at ma's feet
a red gash which she stepped over
and walked home
to you
laid out big in grandpa's small house
the air
thick
in every room
without you

the mosquitoes busied themselves with
talk
i laughed at your body lying so still
between the two beds
i laughed myself to sleep
behind the mosquito net
daring you not to twitch
at this slow blood
letting

. . .

ma says
it's bad luck to keep pictures of a dead person
she cuts out the dead person's head
their face, hair
sometimes even their neck
disappears
in one flick of her wrist
all that's left
are open spaces
living people
standing in space
with a dead person's arm
still
holding them
still
wrapped around them
but no face to go with the touch
i look through the shape she's cut
and see my own toes
curled
gripping the floor
holding onto this world
my head pressed against
the suggestion of
yours

. . .

when i return to vietnam
i will bury you
if unable
i will float for ages
speaking your name
tuan
softly
like butterfly dust
tuan
like a bullet
tuan
like a boy running
laughing
in a film
with no sound
tuan
like lady six's empty clothes
whispering on the line
tuan
ma says it's time to go home

tuan
tuan
tuan
Phượng Các
#7 Posted : Sunday, November 28, 2004 4:04:21 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)




to my sister lê thi diem trinh
shrapnel shards on blue water



everyday i beat a path to run to you
beaten into the melting snow/the telephone polls
which separate us like so many signals of slipping time
and signposts marked in another language
my path winds and unwinds, hurls itself toward you
until it unfurls before you
all my stories at your feet
rocking against each other like marbles
down a dirt incline
listen

ma took the train every morning
sunrise
from phan thiet to saigon
she arrived
carrying food to sell at the markets
past sunset
late every evening she carried her empty baskets
home
on the train which runs in the opposite direction
away from the capital
toward the still waters of the south china sea

once ba bought an inflatable raft
yellow and black
he pushed it out onto a restricted part of water
in southern california
after midnight
to catch fish in the dark
it crashed against the rocks
he dragged it back to the van
small and wet
he drove us home
our backs turned in shame
from the pacific ocean

our lives have been marked by the tide
everyday it surges forward
hits the rocks
strokes the sand
turns back into itself again
a fisted hand

know this about us
we have lived our lives
on the edge of oceans
in anticipation of
sailing into the sunrise

i tell you all this
to tear apart the silence
of our days and nights here

i tell you all this
to fill the void of absence
in our history here

we are fragmented shards
blown here by a war no one wants to remember
in a foreign land
with an achingly familiar wound
our survival is dependent upon
never forgetting that vietnam is not
a word
a world
a love
a family
a fear
to bury

let people know
VIETNAM IS NOT A WAR

let people know
VIETNAM IS NOT A WAR

let people know
VIETNAM IS NOT A WAR
but a piece
of
us,
sister
and
we are
so much
more
Phượng Các
#8 Posted : Sunday, November 28, 2004 4:05:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Shelling Shrimp


heaven
and
earth
and
every
thing
in
between

oh

she says
shelling shrimp

she says this
removing the thinnest purple of their veins
later
rinsing her hands under the faucet
my mother calls everyone to the table

eat
she says
pushing her hair back with
a wet hand
eat

and we do


nguyenthy
#9 Posted : Thursday, February 24, 2005 3:56:20 PM(UTC)
nguyenthy

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 23
Points: 0

Foresee

you said
why does it take so long to be

night time?

i never thought it would take so long
to get dark

and you were waiting for
the kiss
the confession
the surprise
the aching
denial
the aching
desire

say
a fire comes
and
takes us
say
we just didn't know
it would be
like
this
we didn't know it could be

let it be
let it go

you grasp hands full of
sand
let it fall between your toes

if i win the lottery
i will have a house
on skinny legs which
always threatens
to fall
into the ocean
and
it has
a winding staircase
which
falls down
into the ocean
and
every morning
every time
i wake up with you
climbing
with me
down
into the ocean
then

it's night time
coming
dark

like i always knew
it could
be

(The Arc of Love: an Anthology of Lesbian Love Poems)

Not only is Lê Thị Diễm Thúy an eloquent poetess, she also is a well known writer. Please refer to the following link for more of this incredible woman.

http://faculty.washington.edu/kendo/thuy.html
PC
#10 Posted : Sunday, February 3, 2008 9:22:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Kẻ du đãng mà tất cả chúng ta tìm kiếm
Nguyễn Mạnh Trinh

Có người đặt câu hỏi. Chiến tranh có ảnh hưởng gì tới những thế hệ Việt Nam tị nạn thuộc thế hệ từ một rưỡi trở đi. Nghĩa là những lớp trẻ sinh ở Việt Nam nhưng trưởng thành ở Hoa Kỳ. Có nhiều cách trả lời.
Nhưng dường như chưa có câu trả lời nào rốt ráo và chính xác cả.
Nhưng nếu đọc trong “Asia American Liierature” của giáo sư của đại học UC Santa Barbara, Shieley Geok-lin Lim, có trích dẫn bài thơ của Lê Thị Diễm Thúy, thì câu trả lời sẽ khá dễ dàng. Tác giả Lê Thị Diễm Thúy sinh năm 1972 ở Phan Thiết và sang định cư ở Hoa Kỳ khi mới vừa sáu tuổi. Bài thơ viết cho cô em gái Lê Thị Diễm Trinh được trích dẫn là “Shrapnel Shards on Blue Water”.
“Về em tôi Lê Thị Diễm Trinh
Mảnh bom miểng đạn vỡ trong nước xanh
Mỗi ngày chị đánh vật với con đường để chạy đến với em
Ðánh vật với mặt tuyết đang tan/tiếng điện thoại bầu cử
Ðã tách rời chúng ta giống như dấu hiệu của thời gian trơn trợt
Và bảng chỉ đường đánh dấu trong ngôn ngữ khác
Lối đi không gió hoặc lộng gió, xoáy tròn về phía em
Trước em từ lúc căng ngọn buồm
Tất cả những chuyện kể của chị khi bước chân em
Nhảy nhót trên ghềnh đá nhọn giống như cẩm thạch
Rớt xuống những triền dốc tối tăm
Lắng nghe
Má lên chuyến xe lửa mỗi buổi sáng
Mặt trời lên
Từ Phan Thiết tới Sài Gòn
Bà xuống bến
Mang theo thực phẩm để bán ở chợ
Qua hoàng hôn
Mỗi buổi chiều mịt mùng mang theo gánh giỏ trống không
Về nhà
Trong chuyến tàu ngược trở lại
Rời xa thủ đô
Về nơi vẫn còn nước xanh của biển nam hải
Trong lúc Ba mua chiếc bè méo mó
Màu vàng pha xỉn đen
Ông đẩy nó trong vùng biển cấm lai vãng
Của miền Nam California
Sau nửa khuya
Bắt cá trong đêm thẳm đen
Trượt ngã trên đá nhọn chập chùng
Rồi mang trở về trong chiếc xe van
Nhỏ bé và ẩm ướt
Ông lái xe chở chúng ta về nhà
Lưng còng xuống trong tủi hổ
Từ biển Thái Bình Dương.
Ðời sống chúng ta đánh dấu bằng ngọn sóng
Mỗi ngày ào ạt về phía trước
Chạm mạnh vào đá
Bật tung cát
Rồi trở về lại chỗ cũ tiếp tục
Như bàn tay nắm lại duỗi ra
Có hiểu rõ chúng ta
Chúng ta đã có cuộc đời chúng ta đang sống
Trên cạnh bờ của đại dương
Tham dự vào
Cuộc hải hành khi mặt trời lên
Chị nói với em tất cả những điều ấy
Ðể xé toang niềm thinh lặng
Của ngày tháng và đêm tối của chúng ta ở đây
Chị nói với em tất cả những điều ấy
Ðong đầy nỗi bỏ quên của sự vắng mặt
Trong lịch sử chúng ta tại nơi này
Chúng ta là những mảnh vụn rải rác tơi tả
Vỡ toang ở đây bởi cuộc chiến mà không một ai muốn nhớ
Ðồng đất xứ người
Với vết thương sâu nhưng quen thuộc
Cuộc vượt thoát của chúng ta phụ thuộc vào
Không bao giờ quên lãng rằng Việt Nam không là
Ngôn ngữ
Thế giới
Tình yêu
Gia đình
Nỗi hãi sợ
Vào chôn vùi
Hãy để mọi người hiểu
Việt Nam không phải là chiến tranh
Hãy để mọi người hiểu
Việt Nam không phải là chiến tranh
Và hãy để mọi người hiểu Việt Nam không phải là chiến tranh
Nhưng ở mảnh đời
Của
Chúng ta,
Em
Và chúng ta hiện hữu
Rất nhiều.
Rất nhiều hơn thế nữa...”
Bài thơ của một cô gái sống và lớn lên ở xứ người lại trĩu đầy quá khứ. Chiến tranh, như một điều đau xót nhắc lại của một quê hương đã xa thật xa trong đời sống thực nhưng lại rất gũi gần thân quen trong tâm tưởng. Có một điều gì chia sẻ khó nói. Có một hiện thực dường như lẩn khuất đâu đó những nỗi đau, những trầm buồn của một cuộc đời không căn cước mù mờ về chỗ đứng của mình...
Với thơ, thì còn chút mơ hồ nhưng ở tác phẩm “The Gangter We Are ALL Looking For” thì thông điệp đã rõ ràng. Của một người lưu lạc, sống trong lẩn khuất trộn lẫn giữa hiện tại và quá khứ.
Từ lời đề tặng “Tặng gia đình tôi, kẻ gần người xa và để tưởng nhớ Nguyễn Thị My”, Lê Thị Diễm Thúy đã viết cho mình những trang sách mà giở ra lần lượt những nỗi niềm của một người lớn lên giữa bơ vơ và tìm tòi trong đời sống thực những bỡ ngỡ khó hiểu thấu.
“The Gangster We Are All Looking For” (Kẻ Du Ðãng Mà Tất Cả Chúng Ta Tìm Kiếm) là tựa đề của một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn nữ gốc Việt Nam, Lê Thị Diễm Thúy (một cách viết tên độc đáo không chữ hoa giống như cách của nhà văn e.e. cummings). Tác phẩm xuất bản trong năm nay, 2004, và được sự chú ý của giới phê bình sách Anh ngữ. Những bài điểm sách trên New York Times Book Review, Vogue, Kirkus, Publishers Book... đã làm cho cuốn sách trở thành một trong những cuốn “best -seller”. Với một tác phẩm đầu tay, và của một tác giả Mỹ gốc Việt, phải coi đây là một bước đầu thành công.
Tôi thích đọc những cuốn sách Việt ngữ mới xuất bản, một, thì tôi thích những tác phẩm Anh ngữ của những tên tuổi Việt Nam, mười. Lý do giản dị là sự góp mặt hiếm hoi quá. Tình trạng ấy cũng có nhiều lý do. Mà đề tài Việt Nam ít được giới xuất bản ở đây chú trọng. Kể cả sách dịch từ Việt ngữ. Nhất là sách của những người tị nạn ở hải ngoại. Nếu có người dịch, họ chú trọng đến những nhà văn ở trong nước hơn. Dù sao thì dư âm của tinh thần phản chiến vẫn còn dù đã qua mấy chục năm. Cũng như, chiến tranh Việt Nam vẫn còn một cái bóng ảm đạm trong suy tư của người Mỹ...
Cầm cuốn sách còn thơm mùi mực trên tay, tôi cảm thấy như mình cũng được chia sẻ cái vinh quang của những người mang chuông đi đánh xứ người. In được một cuốn sách mà được nhiều nhắc nhở biết bao nhiêu công trình.
Lê Lê Thị Diễm Thúy là một người trẻ, lớn lên ở xứ người. Sang Mỹ định cư lúc vừa 6 tuổi, thế mà những hồi ức của chị về cuộc sống trôi dạt của những người Việt Nam sống lạc lõng ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ lại có chất sống của những mảng đời thực.
Trong một cuộc phỏng vấn do Lý Ðợi thực hiện ở trên “web-site E-văn”, khi được hỏi chị có muốn gửi kèm theo những thông điệp qua hình dạng của các nhân vật không thì câu trả lời là:
“Tôi không thích việc truyền rao thông điệp nên không có điều mà bạn gọi là ‘những thông điệp kín đáo’ trong cuốn tiểu thuyết này. Chỉ giản dị là tôi kể một câu chuyện theo một cách có thể đem người đọc tới gần hơn với các nhân vật. Lý tưởng nhất là sau khi cuốn tiểu thuyết chấm dứt, các nhân vật trở nên thực với người đọc đến độ họ có thể tiếp tục sống trong tưởng tượng của người đọc”.
Là người kể chuyện, có phải phân biệt giữa hư cấu và thực tại không và làm thế nào để lôi cuốn người đọc vào một thế giới riêng của các nhân vật. Những câu hỏi ấy từ trước tới nay nhiều người thắc mắc. Như Gabriel Garcia Marquez với tiểu thuyết “One Hundred Years of Solitude” (Trăm Năm Cô Ðơn) trong dòng văn chương hiện thực huyền ảo. Ông cũng phân biệt giữa huyễn tưởng và tưởng tượng. Huyễn tưởng là những hư cấu không dựa trên thực tế còn tưởng tượng là phương cách giúp cho nhà văn trình bày được thực tại mà mình cảm nhận. Nhà văn mà đi lạc trong vùng huyễn tưởng dễ bị thành một người nói dối. Thành ra, dù là tưởng tượng, tiểu thuyết vẫn phải bắt nguồn từ đời sống và bất kỳ trong sự chuyên chở nào cũng ngầm chứa một mạch sống. Hư cấu và thực tại bao giờ cũng có những liên quan với nhau. Nếu không, sẽ thành những lời dối trá trong văn chương... G.G. Marquez đã có những trang đối thoại khá lý thú về vấn đề này với Plinio Apuleyo Mendoza trong “The Fragrance of Guawa” (Hương Thơm Của Ổi)...
Lê Thị Diễm Thúy khi trả lời câu hỏi của người phỏng vấn:
“Nghĩa là một tác phẩm tốt chỉ đơn thuần là cung cấp một khả năng tưởng tượng. Thế còn kỹ năng và nghệ thuật viết thì sao? Ðã rất thành thực nói lên những suy nghĩ của mình. Trong khi G.G. Marquez nói về sự tưởng tượng của người viết thì Lê Thị Diễm Thúy lại nói về sự tưởng tượng của độc giả”.
“Kỹ năng viết có thể truyền dạy được nhưng nghệ thuật thì không. Nhà văn có thể được khuyên dạy nên chú ý đến điểm này điểm kia nhưng hắn chú ý đến cái gì và hắn hiểu thế nào những cái hắn thấy- là điều hoàn toàn riêng tư.
Hư cấu đích thực không chỉ là sự tập hợp những chi tiết. Những chi tiết phải là một cái gì lớn hơn các phần mảnh cấu thành của chúng, là cái gì làm cho người đọc thấy đúng, không chỉ với cuộc sống của, mà với cuộc sống nói chung. Ngoài ra, tác phẩm hay là tác phẩm khiến bạn muốn bỏ thời giờ đọc, nó đem đến cho bạn niềm vui thú.
Trong tiểu thuyết của tôi, chính ký ức về Việt nam, và những người từng sống ở Việt nam, ám ảnh các nhân vật. Anh ruột của người thuật chuyện trẻ tuổi bị chết đuối và được chôn cất ở Việt Nam, nhưng một sự im lặng nặng nề bao quanh anh và cái chết của anh. Nhưng sự việc cần được nói ra và nhìn nhận theo một cách nào đó, tuy vẫn không thể chạm tới hay chỉ bị che giấu sơ sài, luôn tạo ra một sự đè nén này, sự đè nén của thứ dĩ vãng đang gây ảnh hưởng vào hiện tại...”
Nói về tác phẩm đầu tay của mình, tác giả The Gangster We Are Looking For giới thiệu sơ lược:
“Tiểu thuyết kể về một gia đình Việt sống ở Mỹ. Nó khảo sát hậu quả cuộc chiến tranh Mỹ-Việt thông qua cuộc sống ba người: người đàn ông, người đàn bà và đứa nhỏ. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu nói về sự mất mát- người thân, đất nước và tiếng mẹ đẻ- đồng thời viết về sự khởi đầu trong một miền đất và ngôn ngữ mới.”
Ðúng như tác giả viết, ba nhân vật chính trong thiên tự truyện này là nhân vật xưng là Tôi, và “Ba” (người tự xưng là kẻ du đãng với cái quá khứ ngang tàng lúc trẻ, đôi khi coi thường những buộc ràng của pháp luật), và “Má” (người mẹ của đứa bé). Nhưng có một nhân vật không có thực trong cuộc sống nhưng hiện diện như một cái bóng lớn của quá khứ. Ðó là người anh bị chết đuối khi còn nhỏ. Trong chuyện có đoạn kể đứa nhỏ trong một đêm hè đã gặp hồn ma của anh mình. Ở đây, ký ức đã trộn lẫn với hiện tại để có một ấn tượng mơ hồ. Cuộc sống, từ những mất mát mà người anh là một biểu tỏ, có những nét tượng trưng cho những mảnh đời lênh đênh trôi dạt trong sự quay cuồng của thời thế. Ở chương cuối, là những ký ức rời rạc về những chi tiết của người anh xen lẫn với cuộc sống về già mỏi mệt của một hảo hớn anh chị. Ông ta sống im lặng và hướng về thiên nhiên cây cỏ như một cuộc trốn lánh cuộc đời.
Cô bé 6 tuổi qua hai mươi năm lớn lên ở xứ người, bây giờ đã trưởng thành và trở về lại quê nhà và thăm ngôi mộ người anh. Có một sự chờ mong phép lạ để anh em gặp nhau và tâm sự về nỗi mong manh của cuộc đời.
Cuốn truyện bắt đầu với cô bé xưng tôi và người cha mà trong tiểu thuyết viết nguyên văn chữ Việt “Ba” sống trong trại tị nạn. Cùng với hai cha con còn có bốn người lớn nữa mà cô bé gọi là bốn chú được một cựu quân nhân hải quân Mỹ hồi hưu tên Russell bảo lãnh về San Diego. Không may là vừa lúc ấy ông ta qua đời nên 6 người được tạm trú trong nhà của hai vợ chồng tên Mel. Người lớn đi làm, cô bé đi học, cho đến khi cô bé làm bể vỡ cái tủ đựng bộ sưu tập côn trùng mà Mel rất quý giá. Thế là, cả nhóm bị tống ra ngoài đường để bắt đầu những ngày tháng trôi dạt lang thang. Cô bé Diễm Thúy khi nhìn thấy con bướm vàng chết khô trong bộ sưu tập thì muốn giải thoát con bướm bằng cách ném khối thủy tinh chưng bày xác bướm ra khỏi cửa sổ nhưng bị vướng tay nên va vào tủ và làm gẫy vụn vài con giống thủy tinh quý giá của Mel. Sự kiện ấy tỏ ra một nét đặc biệt của cô bé rất ngang tàng của người cha mà cũng rất mơ mộng đầy trí tưởng tượng của bà mẹ.
Bước đầu của người tị nạn hình như ai cũng đều giống nhau. Giống từ niềm cay đắng của những người lính phải vong gia thất thổ lưu lạc xứ người. Giống từ cô bé nhỏ Diễm Thúy lớn lên trong cô đơn và cô độc.
Thiên tự thuật tiếp theo những ngày tạm sum họp của gia đình nhỏ. Người “Má” từ Việt Nam qua đoàn tụ với cuộc sống chung nhiều lo lắng. Trong khung cảnh của một chung cư tồi tàn xô bồ, với người cha say sưa và người mẹ hay gây gổ, cô bé dường như sống với nhiều mơ mộng tưởng tượng. Nhà thì chật và cô bé đã thường xuyên nhìn thấy những màn làm tình vội vã của một ông cha say rượu đi tìm cảm giác nơi thân thể của vợ mình và người mẹ thì cũng sau mệt mỏi của một ngày vá may cũng đáp ứng một cách không nhiệt tinh lắm. Ám ảnh dục tình đã ám ảnh cô bé.
Ở đây có một hồ tắm công cộng nhưng lại bị lấp bằng để trồng một cây palm lòng khòng trơ trẽn. Thời tiết mùa hè nóng nực mà không được bơi lội cô bé tha thẩn lại chơi và tưởng tượng với bàn tay (palm) của mình, hàng đêm những cái bóng hiện ra in trên tường và dẫn tâm trí cô bé đến những không gian khác không phải là những ngày tháng hiện hữu. Có lần, khi đi mua nước đá cho bà mẹ, cô bé như đã gặp hồn ma của anh mình. Người anh như một cái bóng đi theo cô bé...
Cô bé nghĩ về lịch sử của người cha, cũng như mối tình xa xưa. Chen lẫn trong dòng kể là hiện tại nhọc nhằn, những lần dọn nhà để trốn nợ. Người cha thì mặc cảm ray rứt người mẹ thì nhớ nhung về nơi chốn đã xa ở quê hương. Cuộc sống hàng ngày nối tiếp bằng những trận cãi lộn. Ðối chiếu lại là tuổi trẻ ngày xưa của họ, là những mơ ước. Cô bé nhân vật của tự truyện sinh ra trong một hoàn cảnh chiến tranh khi mà bà mẹ trở dạ và đẻ trong một ống cống kim loại sau lưng nhà ông bà ngoại trong lúc trân chiến bom đạn đang cực kỳ khốc liệt.
Khi lớn lên, trong hoàn cảnh bức bối buồn nản cô bé bỏ nhà ra đi. Rồi người cha đi tìm, rồi cha con gặp nhau trong sự bẽ bàng. Bây giờ cô bé đã là một người đàn bà, đã có những kinh nghiệm từ cuộc sống. Còn người cha thì bây giờ không còn một nét anh chị ngang tàng nào nữa. Ông đã thành một người già hom hem nhỏ bé.
Cô bé trở về quê nhà thăm mộ người anh. Và câu chuyện như thế chỉ toàn những trôi dạt, từ những bờ bãi lênh đênh của những người sống lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại.
Có phải đây là một thí dụ của những hội nhập? Nếu như vậy, bên cạnh những thành công của di dân là những sự thực của một cuộc sống khởi đầu bằng bàn tay trắng. Có khi, quê nhà là một ám ảnh. Có khi, ngày tháng cũ và ngày hiện tại nhòa nhạt vào nhau. Nhưng, lúc nào thì chất Việt Nam cũng chẳng thể bị xóa bỏ. Làm sao, làm mới được một căn cước đã hằn dấu trong xương trong thịt?
Tôi đọc The Gangster We Are All Looking For như một cách thế đối chiếu cuộc sống. Trong hơn 180 trang của năm chương sách, những ký ức chồng chất nhau từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, và trong nỗi bàng bạc của những cuộc sống chuyển đổi trong cái mong manh của cõi người. Thú thực tôi đọc và theo dõi câu chuyện khá thoải mái với một bố cục đơn giản và lối viết khá lôi cuốn.
Tôi nghĩ, độc giả Mỹ thích nhìn vào những cuộc sống hội nhập của di dân nên tiểu thuyết của Lê Thị Diễm Thúy được nhiều chú ý...
Nguyễn Mạnh Trinh
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.