Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1314151617>
Phim bộ/phim tài liệu
viethoaiphuong
#282 Posted : Sunday, September 23, 2012 6:54:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ bảy 22 Tháng Chín 2012
Paris trong nhãn quan của Hollywood


Triển lãm "Paris vu par Hollywood" từ ngày 18/09 đến 15/12/2012 (DR)

Thanh Hà
Đó là chủ đề của cuộc triễn lãm tại Tòa đô chính Paris từ ngày 18/09/12 đến ngày 15/12/2012. Thành phố Paris tráng lệ đã được làng nghệ thuật thứ Bảy của Hoa Kỳ vinh danh qua hơn 800 bộ phim. Duyên cớ nào khiến điện ảnh của Mỹ chú ý nhiều đến Paris như thế ?

Triển lãm mang tựa đề « Paris trong nhãn quan Hollywood » tìm cách trả lời câu hỏi trên qua 70 trích đoạn của những tác phẩm từng lấy bối cảnh là Kinh đô ánh sáng làm nền và qua hơn 400 tài liệu như hình ảnh, maquettes, trang phục … Từ năm 1900 cho đến giữa thế kỷ XX, hầu hết các bộ phim nói về Paris đều được dàn dựng từ phim trường Hollywood và đó là Paris trong tiềm thức của các nhà làm phim bên kia bờ Đại Tây Dương.

Trong giai đoạn mà điện ảnh Hollywood mới chỉ trình triếu những bộ phim câm đen trắng thì Paris thường được biết đến dưới khía cạnh lịch sử. Người Mỹ đã say mê với câu chuyện của Chàng Gù trong Nhà thờ Đức Bà một tuyệt tác văn học của Victor Hugo đã sớm được chuyển thể lên màn ảnh lớn. Khán giả Hoa Kỳ cũng đã hồi hộp với Ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (1921) của Fred Niblo họ đã biết đến nước Pháp của Voltaire với những tác phẩm nói về cuộc Cách mạng 1789 với tất cả những gì vừa lãng mạn, vừa tàn bạo của buổi giao thời.

Bước sang những năm 1930 -1940, thì Paris trong mắt các nhà làm phim người Mỹ là biểu tuợng của một sự hào hoa phong nhã trong giới trưởng giả. Điển hình là Le Roman de Marguerite Gautier - Camille (1936) của George Cukor, hay La Huitième Femme de Barbe-Bleue (1938) của nhà làm phim Ernst Lubitsch.

Thế nhưng phải đợi đến khoảng những năm 1950, tức là vào thời hoàng kim của những bộ phim ca nhạc, Hollywood mới bắt đầu khai thác khía cạnh nhẹ nhàng, thơ mộng của thủ đô Paris qua những tác phẩm nói về thời kỳ La Belle Epoque tức là trước đệ Nhất thế chiến với những chuyện tình lãng mạn.

Đã biết bao nhiêu thế hệ đã từng bị bộ phim Un Américain à Paris của đạo diễn bậc thầy Vincente Minnelli mê hoặc. Một người Mỹ tại Paris là cánh cổng mở ra cho khán giả bên kia bờ Đại Tây Dương một thành phố xa lạ với những hình ảnh của quảng trường Concorde, Nhà hát lớn Opéra, cầu Alexandre đệ Tam, và đương nhiên là phải có bóng hình của tháp Eiffel.

Cho đến thời điểm này, thủ đô Paris của Pháp chỉ được đưa vào nghệ thuật thứ bảy theo trí tưởng tượng của các đạo diễn Hollywood và thành phố Paris trong những tác phẩm của họ chỉ được dàn dựng từ phim trường Hollywood mà thôi. Mãi đến cuối thập niên 1950 các đạo diễn Hoa Kỳ mới bắt đầu chịu « dời đô » sang Paris đưa đoàn làm phim thành phố nổi tiếng này khi cần nói về Kinh đô ánh sáng.

Chỉ từ khi đó Paris mới trở thành sân chơi thực sự của các nhà làm phim Mỹ và những người tiên phong, phải kể đến Blake Edwards, Stanley Donen, Alfred Hitchcock : giới yêu điện ảnh còn nhớ mãi đôi mắt sáng ngời của cô đào Audrey Hepburn trong Funny Face dưới ống kính của Stanley Donen ; The Perfect Furlough của đạo diễn Blake Edwards hay bộ phim Topaz của ông trùm trong thể loại « phim nghẹt thở » Alfred Hitchcock.

Thế nhưng rồi mối tình của các nhà điện ảnh Mỹ đối với thủ đô nước Pháp đã phần nào lắng xuống ở vào những năm 1970. Nhưng đó chỉ là sự sao nhãng nhất thời, bởi vì Paris và Hollywood như một cặp tình nhân không thể sống tách rời nhau.

Paris lại trở thành trọng tâm của những bộ phim hành động, trinh thám, hay tình cảm và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là Hollywood ngày càng dành những ngân sách khổng lồ cho các dự án phim thực hiện tại Paris.

Năm 2001, Baz Luhrman đã chi ra trên 52 triệu đô la để thực hiện bộ phim Moulin Rouge với đôi tài tử nổi tiếng Nicole Kidman, Ewan McGregor. Một năm sau đó đến lượt Brian de Palma – người từng đoạt hai giải Gấu Bạc và Sư tử Bạc tại liên hoan điện ảnh quốc tế Berlin và Venise- của đưa Paris lên màn ảnh lớn qua tác phẩm Femme fatale với ngân sách khiêm tốn hơn (35 triệu đô la).

Năm 2006, cuộn phim Da Vinci Code của đạo diễn Ron Howard dựng lên từ cuốn sách nổi tiếng cùng tên được chọn khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes. Để hoàn tất bộ phim này Ron Howard và nhà sản xuất đã chi ra kinh phí 125 triệu đô la.

Paris còn thu hút cả các nhà làm phim hoạt họa. Xưởng phim Disney đưa Paris vào cuộc qua hành trình đầy thú vị của chú chuột Ratatouille (2007). Ngôi sao điện ảnh Hồng Kông, Thành Long cũng đã từng quay phim tại Paris trong Rush Hour 3. Những nhà điện ảnh gạo cội nhất của phim trường Hollywood như Quentin Tarantino (Inglorious Basterds) Woody Allen, (Tout le Monde dit I Love You, và Midnight in Paris) Clint Eastwood, Hereafter Martin Scorsese Hugo Cabret cũng đã có nhiều ân tình với Paris.
viethoaiphuong
#283 Posted : Friday, October 5, 2012 9:15:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ sáu 05 Tháng Mười 2012

Điệp viên 007 kỷ niệm 50 năm phiêu lưu


Một Áp-phích tập đầu tiên " Dr No" của phim "Điệp viên 007".

Anh Vũ
50 năm sau ngày ra mắt khán giả màn ảnh rộng bộ phim Điệp viên James Bond, hôm nay 5/10 nhiều sự kiện kỷ niệm đã diễn ra ở Anh và nhiều nước để đánh dấu nửa thế kỷ chinh phục khán giả màn bạc khắp thế giới của chàng điệp viên người Anh điển trai, kỳ tài trong loạt phim « Điệp viên 007 ».
Đúng ngày này cách đây 50 năm, tại Luân Đôn lần đầu tiên bộ phim « Điệp viên 007 », dựa theo tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Ian Fleming đã ra mắt khán giả. Từ bộ phim mang tiêu đề « Dr No », loạt phim « Điệp viên 007 » với nhân vật James Bond đã nhanh chóng lôi cuốn khán giả yêu thích điện ảnh vào cuộc phưu lưu kỳ thú của mình trong hơn hai chục tập phim. « Điệp viên 007 » giờ đây đã trở thành một bộ phim dài tập nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Đến nay chàng James Bond đã đưa khán giả điện ảnh đi qua 22 tập phim cùng những câu chuyện phiêu lưu ly kỳ, hấp dẫn. Tất cả đã có 6 diễn viên lần lượt thay nhau vào vai điệp viên 007, nhưng mẫu nhân vật người hùng James Bond vẫn không thay đổi. Đó là một điệp viên điển trai, tài ba quả cảm, thích xe hơi siêu hiện đại, có sức quyến rũ mạnh mẽ phụ nữ và nhất là luôn hòan thành sứ mệnh được giao trong những tình huống cực điểm. Những tính cách đó đã làm cho người hùng James Bond trở thành nhân vật huyền thoại sống mãi trong người yêu điện ảnh suốt nửa thế kỷ qua.

Để đánh dấu những thành công của bộ phim cùng nhân vận James Bond huyền thọai, ngày hôm nay được lấy làm « ngày James Bond thế giới ». Rất nhiều các sự kiện kỷ niệm được diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là tại Anh Quốc, quê hương của nhân vật và Los Angeles, thủ phủ điện ảnh thế giới. Tại Luân Đôn có cuộc bán đấu giá các vật dụng, đồ lưu niệm của nhân vật. Ở nhiều nước, người ta còn tổ chức các cuộc điều tra khảo sát để bình chọn ra bộ phim hay nhất của Bond qua mọi thời kỳ. Bảo tàng New York tổ chức một chương trình đặc biệt giới thiệu về lịch sử, các câu chuyện làm phim « Điệp viên 007 ». Một đêm nhạc đặc biệt đẻ kỷ niệm thành công của phim diễn ra tại Los Angeles.

Trung tâm nghệ thuật Barbican ở Luân Đôn cũng trưng bày các thiết kế và mẫu về thương hiệu điện ảnh biểu tượng trong phim. Cuộc triển lãm này cuối tháng sẽ được chuyển sang Toronto Canada để giới thiệu với công chúng được các cuộc phiêu lưu của Bond hút hồn trong bao nhiêu năm qua. Ngoài ra, phim tài liệu tạm dịch « Được ăn cả ngã về không: Điệp viên 007 những chuyện chưa kể » (Everything or Nothing: The Untold Story of 007) giới thiệu các nhà sản xuất phim Albert "Cubby" Broccoli và Harry Saltzman và tác giả Ian Fleming cùng hậu trường của việc là phim Điệp viên 007 từ năm 50 năm qua cũng sẽ được trình chiếu trong dịp này.

Nối tiếp những tài tử đã vào vai 'James Bond' làm xao lòng phụ nữ, Daniel Craig sẽ lại lần thứ ba xuất hiện trong tập phim mang mới của « Điệp viên 007 » mang tên Skyfall. Ngày 23/10 này bộ phim sẽ được công chiếu chính thức tại Luân Đôn. Tập phim lần này lấy đề tài về cuộc chiến tranh trên mạng và được quay trong những bốic ảnh rất kỳ vĩ của thiên nhiên. Bài hát của phim sẽ do Adèle, ca sĩ đang ăn khách nhất thế giới của Anh trình bày.

Cách đây 50 năm, khi James Bond ra mắt, ít ai nghĩ rằng bộ phim hành động này có thể gặt hái được thành công đến như vậy. Khi « Dr No » được chuyển thể từ tiểu thuyết của Fleming ra mắt khán giả, các nhà phê bình phim vẫn tỏ ra khá dè dặt trong đánh giá. Bản thân nhân vật Bond khi đó do Sean Cornery cũng chưa chính phục ngay được khán giả. Đến nay ngay cả những nhà phê bình khắt khe nhất cũng không thể phủ nhận được sức sáng tạo của các nhà làm phim Điệp viên 007, trong việc xây dựng hình tượng người hùng Bond, thích nghi theo từng giai đoạn lịch sử và những biến động về địa chính trị trên thế giới.

James Bond đươc đánh giá ban đầu là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh, vì thế những cuộc phiêu lưu của James Bond diễn ra trong một thế giới phân cực. Từ cuộc chiến tranh lạnh, các nhà biên kịch và đạo diễn lại đưa James Bond đến tác chiến trong thế giới của những thế lực ngầm thời hậu cộng sản, rồi sau đó James Bond lại chiến đấu với những kẻ khủng bố sau sự kiện 11/9…. Và cứ như thế loạt phim Điệp viên 007 tiếp tục ra đời theo sức tưởng tượng vô biên của các nhà làm phim phản ánh thế giới đầy biến động này.

Điệp viên 007 giờ đây thực sự đã trở thành một tài sản văn hóa của Anh Quốc. Chẳng thế mà người Anh đã dàn dựng cảnh James Bond đã được đến đón và hộ tống Nữ Hoàng Anh đến khai mạc Thế vận hội Olympic Luân Đôn 2012 mới đây.
Phượng Các
#284 Posted : Saturday, October 20, 2012 12:22:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mời xem cuốn phim rất cảm động của Hàn Quốc ( The Way Home - Đường về nhà)

http://tv.qhvn.org/PHIM/phim%203/thewayhome.html

The Way Home lôi cuốn người xem chính là ở cái tình, giữa người và người với nhau. Khi xem phim này tôi đã cố kìm nén nước mắt của mình không rơi nhưng không thể nào kìm nổi, mỗi thước phim của The Way Home luôn lấy đi những dòng nước mắt của bạn không phải vì cái chết ung thư hay những mối tình đau thương này nọ, mà chính là hình ảnh, hình ảnh người bà ngoại câm hết lòng thương yêu đứa cháu, cái lưng khòm sau bao tháng ngày vất vả, đi lại chỉ có thể dựa vào một chiếc gậy con con. Khuôn mặt thì lấm thấm đầy vết chân chim, ngôi nhà lụp xụp, nằm trên một triền núi đầy đá lổm chổm.Tôi khóc khi nhìn thấy hình ảnh xót xa ấy khi ngẫm lại về bản thân.

Sự hỗn xược của San woo đối với bà, đánh cắp trâm cài của bà để đi mua pin, giấu dép làm cho bà phải bị bộ trên những con đường cát đầy đá....tôi đã khóc vì những hành động quá trẻ con của San woo, tôi khóc vì tôi thương bà, bà bị câm mà...bà có nói gì San woo đâu..mà không trách lấy nó một câu...vẫn yêu thương, chiều chuộng nó..nhưng nó nào có biết..có cứ cáu gắt với bà...Đêm tối, gió rét, nó đi vệ sinh mà còn bắt bà ngồi ngoài trông chừng cho nó, sức bà già yếu nào chịu đựng được nhưng cơn gió như thế chứ??

Bà thương nó, hỏi nó muốn ăn gì, nó bảo muốn ăn Kentucky chicken, thế là bà lặn lội giữa cơn mưa to để mua con gà về làm món Kentucky chicken cho nó....nó khóc, nó giận dỗi vì bà làm không được nhưng nó nào biết sáng hôm sau bà đã lăn ra bệnh vì sốt. Rồi bà cố gắng kiếm tiền mua giày mới cho nó, mua Chocopie cho nó, cho nó tiền để nó có thể mua cục pin mới...San woo đã bật khóc khi thấy số tiền ấy, nó đã bắt đầu yêu thương bà hơn so với cái ngày đầu gặp bà mà không thèm chào, còn làm "bậy" lên đôi giày duy nhất của bà, không chịu cho bà xoa đầu vì : bà dơ quá.

Lúc trước khi trở về Seoul, San woo đã thức trắng cả đêm xỏ hết chỉ lên tất cả các cây kim khâu cho bà, nó ngồi vẽ hết những bức hình nguệch ngoạc với những dòng chữ : Cháu nhớ bà, Từ San woo gửi đến bà ngoại.....nó đã từng chỉ bà cách viết nhưng bà già rồi, bà không thể nào nhớ được, nó đã khóc, nó nói : Bà hãy ráng nhớ đi, để rồi khi cháu nhận được thư, cháu biết đó là bà, cháu sẽ lập tức trở về với bà....

Coi xong hết cuốn phim, ngồi ngẫm lại tôi vẫn còn khóc, những hình ảnh ấy cứ đọng mãi lại trong trí óc của tôi không tài nào thoát ra được. Kết phim với một dòng chữ ngắn ngủi : Gửi tặng đến những người bà. Nhưng tôi nghĩ rằng không chỉ là gửi đến những người bà, mà còn cả những người con, những người cháu. Hãy thức tỉnh họ khi họ đang rơi quá sâu vào một cuộc sống đầy vật chất hiện nay, họ đang dần quên đi những người xung quanh mình, họ đang dần mất đi sự yêu thương đối với người thân.

Đường về nhà...con đường ấy thấp thoáng hai bóng người...một già...một trẻ....

Trích từ Quang An trên trang Youtube
viethoaiphuong
#285 Posted : Monday, November 26, 2012 3:51:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 23 THÁNG MƯỜI MỘT 2012

Limelight : 60 năm bộ phim Ánh đèn màu của Chaplin



Charlie Chaplin lúc mới đến Mỹ lập nghiệp (charliechaplin.com)

Tuấn Thảo
Mới đó mà đã 60 năm ngày ra đời của tác phẩm Limelight (Ánh đèn màu), một trong những bộ phim hay nhất của Charlie Chaplin. Sinh trong một gia đình nghèo người Anh, cha mẹ chuyên đi hát rong, có lẽ không bao giờ vua hề Charlot lại quên thân phận nguyên quán, cái nguồn gốc xuất xứ của một kẻ cơ cực bần hàn.

Bằng chứng là vào năm 1954, lúc ông bắt đầu cuộc sống tha hương bên Thụy Sĩ, Charlie Chaplin đã ký tặng một ngân phiếu trị giá hai triệu quan Pháp (một khoản tiền lớn so với thời bấy giờ) cho hội từ thiện Emmaüs, sau khi tu sĩ Pierre ngỏ lời thống thiết kêu gọi mọi người giúp đỡ thành phần vô gia cư, giữa cơn lạnh mùa đông khắc nghiệt.

Khi được hỏi vì sao ông lại hào phóng như vậy, Charlie Chaplin thành thật trả lời : Đây không phải là tiền tôi cho, mà là món tiền tôi trả lại, để đền đáp tất cả những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho tôi, một thằng ăn mày trên màn ảnh lớn, không thể nào cực khổ bằng những kẻ ăn xin có thật ở ngoài đời. Tình người và lòng nhân hậu thường bàng bạc xuyên suốt trong tác phẩm của Charlie Chaplin, tiêu biểu nhất là hai cuộn phim The Kid (Thằng Nhóc) và Limelight (Ánh đèn màu, có nhiều người dịch thành Ánh đèn Sân khấu).

Qua đời tại Thụy Sĩ năm 1977, năm 2012 là đúng 35 năm ngày giỗ của ông, Charlie Chaplin đã để lại trên dưới 90 tác phẩm, trong đó có 7 bộ phim còn dang dở. Không phải ngẫu nhiên mà Viện Phim ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) từng xếp vua hề Charlot vào danh sách 10 huyền thoại điện ảnh sáng chói nhất mọi thời đại. Nhưng bên cạnh việc đạo diễn và đóng phim, Charlie Chaplin còn có cái tài soạn nhạc, phần lớn là do hoàn cảnh buộc ông phải trau dồi tay nghề nhiều hơn là một tài nghệ bẩm sinh thiên phú.

Thành danh ban đầu nhờ các bộ phim câm, Charlie Chaplin ngoài công việc chỉ đạo và diễn xuất còn phải sáng tác nhạc nền minh họa cho hầu hết những hình ảnh được chiếu trên màn ảnh lớn. Sau khi các tác phẩm điện ảnh gặt hái thành công, thì lúc đó các giai điệu chủ đề của các bộ phim mới được đặt thêm ca từ. Đó là trường hợp tiêu biểu của Weeping Willows, Mandolin Serenade và Now That It's Ended trong bộ phim A King In New York, Falling Star (phim The Great Dictator), You Are The Song (phim The Gentleman Tramp), Beautiful, Wonderful Eyes (phim City Lights), Sing A Song (phim Gold Rush),...

SMILE - NAT KING COLE - CA KHÚC CHỦ ĐỀ CỦA MODERN TIMES

Trên danh sách này, có hai bản nhạc rất quen thuộc và từng được chuyển dịch nhiều lần nhất vẫn là Smile, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Modern Times, từng ăn khách qua tiếng hát của Nat King Cole và ca khúc Eternally của tác phẩm điện ảnh Limelight. Còn bài This is my song (trích từ phim A Countess from Hong Kong) giúp cho Petula Clarck chiếm hạng nhất thị trường Anh, hạng ba thị trường Hoa Kỳ.

Limelight trong tiếng Anh, Les Feux de la Rampe trong tiếng Pháp, Candelijas trong tiếng Tây Ban Nha, tác phẩm này là bộ phim cuối cùng mà Charlie Chaplin đã thực hiện tại Hoa Kỳ, trước khi ông bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Thụy Sĩ . Về nội dung, Limelight kể lại câu chuyện của một nghệ sĩ hài (Calvero), đã đến tuổi về già, đáng lẽ ra ông phải giã từ sàn diễn nhưng rốt cuộc vẫn còn lưu luyến ánh đèn sân khấu.

Calvero làm quen với một diễn viên múa ballet (Theresa Ambrouse, gọi thân mật là Terry), một thiếu nữ còn non tuổi đời, chưa vững tay nghề. Sự dìu dắt, nâng đỡ của người nghệ sĩ già cũng như tấm lòng nhân hậu của ông sẽ giúp cho tài năng của cô gái trẻ có cơ hội tỏa sáng. Vào đoạn cuối bộ phim, ngọn lửa thiêng do Calvero truyền nối, giúp cho Terry, tựa như thiên nga, chấp cánh bay cao. Sự thành công rực rỡ trên sân khấu của cô gái ở độ tuổi xuân xanh, cũng là lúc mà trong hậu trường, người nghệ sĩ bạc phơ tóc cước trút bỏ hơi thở cuối cùng.


Chính ở trong cái đoạn cuối này, mà khúc nhạc chủ đề bộ phim lại trỗi lên, mang ý nghĩa biểu tượng của sự chuyển giao tiếp nối. Charlie Chaplin đặt tựa ban đầu cho khúc nhạc này là Terry’s Theme (Giai điệu của Terry). Đến khi hai tác giả người Anh Geoff Parsons và John Turner đặt thêm ca từ, thì lúc đó bản nhạc mới có tựa đề là Eternally (Muôn thuở). Với thời gian tầm vóc của bộ phim trở nên lớn đến nỗi nhiều người gọi đó là bài Limelight, khi mà bộ phim và ca khúc chủ đề không còn được phân biệt.

Một khi bộ phim thành công, ca khúc chủ đề đã được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng. Riêng trong tiếng việt bài này có ít nhất là 4 lời khác nhau. Người đầu tiên đặt lời Việt cho bài này không phải là nhạc sĩ Phạm Duy mà lại là tác giả Nguyễn Xuân Mỹ dưới tựa Ánh đèn màu. Sau đó đến phiên hai tác giả Nguyễn Huy Hiển và Anh Hoa (Tình Tôi) cũng có cảm hứng đặt lời Việt cho bản nhac này. Về phần mình, tác giả Phạm Duy đặt hai lời khác nhau cho cùng một giai điệu : Ánh đèn sân khấu và Đời Ca nhi.

Đằng sau tác phẩm Limelight, có khá nhiều giai thoại ly kỳ, tình tiết hấp dẫn. Khi bắt tay thực hiện cuộn phim, Charlie Chaplin lúc đó đã ngoài 60 tuổi, linh tính là có nhiều chuyện không may sắp đến trong đời ông. Vào cái thời của chủ nghĩa chống cộng McCarthy tại Hoa Kỳ, Charlie Chaplin do có khuynh hướng thiên tả bị nhiều thành phần trong dư luận ghét bỏ, bị chụp mũ là có những hoạt động đi ngược lại với quyền lợi của nước Mỹ.

Khi được biết là Charlie Chaplin lên đường sang Anh Quốc để giới thiệu cuộn phim Limelight, giám đốc cơ quan FBI J. Edgar Hoover mới dùng tầm ảnh hưởng của mình, trực tiếp gọi điện cho Sở di trú để không cấp cho Charlie Chaplin quyền nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Richard Avedon là người chụp bức ảnh chân dung cuối cùng của Charlie Chaplin, có kể lại lần gặp mặt này trong quyển hồi ký của mình.


Một lần đi nhưng không biết bao giờ mới trở lại : kể từ năm 1953 trở đi, Charlie Chaplin cùng với gia đình chọn Thụy Sĩ làm nơi định cư cuối cùng. Ông sẽ tiếp tục quay phim : A King in New York vào năm 1957, và tác phẩm cuối cùng là A Countess from Hong Kong với cặp diễn viên Sophia Loren & Marlon Brandon trong vai chính. Nhưng hai tác phẩm này đều cho thấy là thời của Charlie Chaplin đã qua.

Chính cũng vì thế mà bộ phim Limelight không được trình chiếu rộng rãi vào năm 1952. Mãi đến 20 năm sau, ông mới đặt chân trở lại trên đất Mỹ nhưng chỉ để tham dự lễ trao giải Oscar. Ông nhận được một giải thưởng dành cho nhạc phim Limelight và đó cũng là giải Oscar duy nhất có đề cử và bình chọn. Hai giải Oscar khác chủ yếu là giải danh dự nhằm khen tặng thành tựu sự nghiệp của Charlie Chaplin. Đó là cái bối cảnh.

Còn về mặt nội dung, thì Limelight khiến cho nhiều người xem bồi hồi xúc động vì nó giống như một bản di chúc, một bức tâm thư của người nghệ sĩ nhìn lại những bước thăng trầm trong sự nghiệp và cuộc đời. Cho dù trong quyển hồi ký My Life in Pictures (Đời tôi qua phim ảnh, xuất bản năm 1974), Charlie Chaplin cho biết là ý tưởng viết kịch bản phim Limelight dựa vào cuộc đời của nghệ sĩ Frank Tierney, nhưng tất cả các nhà phê bình đều cho rằng Charlie Chaplin đã đưa rất nhiều chi tiết trong cuộc đời mình vào trong cuộn phim.

Theo đó, không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện của Limelight diễn ra vào những năm 1913-1914 ở Luân Đôn. Đó là thời điểm mà Charlie Chaplin rời nước Anh sang Mỹ khởi đầu sự nghiệp điện ảnh với hãng phim Keystone. Limelight cũng là lúc Charlie Chaplin nói câu giã từ với nhân vật Charlot, vai nghệ sĩ hài Calvero trong phim, có nhiều nét giống với Charlot từ tướng mạo, y phục, cho đến trang điểm.


Bộ phim Limelight (Ánh đèn Sân khấu) cũng là một cách để cho nhà đạo diễn khép lại quyển sách của một thời đã qua, vì trong phim không chỉ có một mà lại có đến hai vua hề : Charlie Chaplin và Buster Keaton đều nổi danh trong thời kỳ hoàng kim của phim câm. Charlie Chaplin trong vai Charlot lúc nào cũng lạc quan yêu đời, còn Buster Keaton thì không bao giờ nở một nụ cười trên màn ảnh.

Báo chí thường nhắc đến sự cạnh tranh đối đầu giữa hai vua hề nổi danh hầu như cùng một thời, nhưng lại chóng quên rằng họ mến phục lẫn nhau. Tác phẩm Limelight ban đầu không có vai dành cho Buster Keaton, nhưng Charlie Chaplin đã viết hẳn một vai dành riêng cho đồng nghiệp, bởi vì vào đầu những năm 1950, diễn viên Buster Keaton bị sạt nghiệp, gia đình không còn, tài sản tiêu tan.

Nét đột phá của tác phẩm Limelight là trong một bộ phim có đối thoại, đạo diễn Charlie Chaplin đã khôi phục thời đại phim câm khi mà hai vua hề song diễn. Kẻ tung người hứng, một bên chơi vĩ cầm, bên kia đánh dương cầm, Cảnh quay không hề được viết trong kịch bản mà chỉ do hai vua hề biến tấu qua động tác, cử chỉ thành một màn phim để đời.

Ở trong những giây phút cuối cùng của bộ phim Limelight, Charlie Chaplin dựng cái chết của chính mình trên màn ảnh lớn, y hệt như khát vọng của biết bao nghệ sĩ, với cuộc đời dù năm chìm bảy nổi, nhưng đam mê ánh đèn màu đã ăn sâu vào thịt da xương tủy, tâm huyết nghiệp diễn một mạch tuôn chảy đến tận cùng huyết quản.
viethoaiphuong
#286 Posted : Monday, January 14, 2013 7:27:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phim Argo, Les Miserables thắng lớn tại Quả Cầu Vàng 2013



Diễn viên kiêm đạo diễn Ben Affleck.

Mike O’Sullivan
VOA - 14.01.2013

LOS ANGELES — Phim Argo, kể lại về vụ giải cứu táo bạo các giới chức đại sứ quán Hoa Kỳ ra khỏi Iran, và cuốn phim nhạc kịch Les Miserables đã đoạt các giải cao nhất tại lễ trao giải thưởng Quả cầu vàng ở Los Angeles đêm qua. Giải này đánh dấu khởi đầu của mùa trao giải ở Hollywood, dẫn đến giải Oscar vào cuối tháng 2. Thông tín viên VOA Mike O’ Sullivan tại Los Angeles ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Argo, câu chuyện về vụ giải cứu các nhà ngoại giao Mỹ bị bắt ở Tehran trong cuộc cách mạng Iran năm 1979, đã đoạt giải Quả cầu vàng về phim truyện xuất sắc nhất, và diễn viên kiêm đạo diễn Ben Affleck đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất. Ðây là một vinh dự cho nhà đạo diễn đã bị bỏ qua trong các giải đề cử Oscar tuần trước.

Ben Affleck đã ca ngợi những người cùng được đề cử giả Quả cầu vàng với anh, các đạo diễn đã thành danh Kathryn Bigelow, Ang Lee, Steven Spielberg và Quentin Tarantino.

Ben Affleck nói những người được đề cử vừa kể là các tài năng xuất chúng mà anh không ngờ lại được ngồi chung chiếu, và anh muốn cảm tạ họ.


Các diễn viên trong phim Les Miserables:
Anne Hathaway, Eddie Redmayne, Amanda Seyfried và đạo diễn Tom Hooper.

​​Cuốn phim Les Miserables được chọn là nhạc kịch xuất sắc nhất và diễn viên chính của phim là Hugh Jackman được chọn là diễn viên xuất sắc nhất trong thể loại phim này. Nữ diễn viên Anne Hathaway đuợc chọn là nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Khi lên nhận giải, cô đã cảm ơn Hội Báo chí nước ngoài ở Hollywood, là tổ chức trao giải Quả cầu vàng:

Nam diễn viên Daniel Day-Lewis được chọn là diễn viên xuất sắc nhất trong thể loại phim truyện nhờ vai anh đóng trong cuốn phim hùng sử Lincoln. Cuốn phim này cho thấy các nỗ lực của vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ muốn bảo toàn một đất nước thống nhất và chấm dứt chế độ nô lệ.


​​Cựu Tổng thống Bill Clinton đã bất ngờ xuất hiện và nói về những bài học lịch sử và cuốn phim này.

Cựu Tổng thống Clinton nói cuộc tranh đấu của Tổng thống Lincoln nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ nhắc nhở chúng ta rằng tiến bộ lâu bền được hình thành trong một sự phối hợp giữa nguyên tắc và sự dung hòa. Theo ông, cuốn phim xuất sắc này cho chúng ta thấy cách thức ông Lincoln đã thực hiện việc đó ra sao và đem lại cho chúng ta niềm hy vọng là chúng ta có thể theo gương ông.


Daniel Day-Lewis đóng vai Lincoln
Nam diễn viên Daniel Day-Lewis được chọn là diễn viên xuất sắc nhất.

​​Daniel Day-Lewis đóng vai Lincoln đã cảm tạ những người được đề cử cùng với anh.

Jessica Chastain được bầu là nữ diễn viên xuất sắc nhất nhờ phim Zero Dark Thirty qua vai một nữ chuyên viên tình báo đã giúp truy lùng trùm khủng bố Osama bin Laden. Cô nói cô đã phải chật vật nhiều năm bên lề Hollywood, dự hết cuộc tuyển lựa này qua cuộc tuyển lựa khác.

Và vì thế mà cô cảm thấy đây là một giây phút tuyệt diệu khi nhận được sự khích lệ và ủng hộ.

Jennifer Lawrence được bầu là nữ diễn viên xuất sắc nhất về thể loại phim hài hay nhạc nờ vai đóng trong cuốn phim tình cảm Silver Linings Playbook.

​​Christopher Waltz được bầu là nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong cuốn phim Django Unchained của đạo diễn Quentin Tarantino, câu chuyện về nô lệ và trả thù ở miền nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến. Tarantino đoạt giải kịch bản xuất sắc nhất.

Amour, một phim nói tiếng Pháp của đạo diễn người Áo Michael Haneke được chọn là phim nước ngoài hay nhất.

Và nhà làm phim 50 tuổi Jodie Foster, người bắt đầu đóng phim từ thuở ấu thời, đã được vinh danh về thành quả suốt đời.

Giải Quả cầu Vàng còn tuyên dương các chương trình truyền hình, nhưng các giải dành cho phim được theo dõi sát trong công nghiệp làm phim bởi vì đôi khi giải này dự báo các giải Oscars của Hàn lâm viện Phim ảnh, là giải thưởng quan trọng nhất sẽ được trao tại Hollywood vào ngày 24 tháng hai tới đây.
viethoaiphuong
#287 Posted : Friday, January 18, 2013 2:29:26 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan phim Sundance khai mạc



Các bích chương quảng cáo Liên hoan phim Sundance 2013 trên đường Main, ở Park City, bang Utah

VOA - 18.01.2013
Lễ hội điện ảnh Sundance thường niên đã khai mạc ở khu nghỉ mát cộng đồng Park City, bang Utah, Hoa Kỳ, với sự tham gia của 119 bộ phim đến từ 32 quốc gia, quy tụ về thị trấn trượt tuyết này trong một liên hoan phim giờ được biết đến như chốn nghỉ mát mùa Đông của Hollywood.

Người khởi xướng lễ hội phim đã được 35 năm tuổi này là tài tử và đạo diễn Robert Redford, như một cách để giúp các nhà làm phim độc lập quảng cáo tác phẩm của họ.

Giờ đây, liên hoan phim Sundance đã trở thành một trong các lễ hội điện ảnh nổi danh nhất trên thế giới, vang danh là nơi trình chiếu các bộ phim ngân sách thấp sau này đoạt được nhiều giải điện ảnh lớn, ngay cả Giải Oscar.

Các bộ phim được trình chiếu tại lễ hội điện ảnh kéo dài 10 ngày được tuyển chọn từ hàng ngàn bộ phim được đệ nạp, gồm khoảng 4.000 bộ phim dài và hơn 8.000 phim ngắn.

Nhiều bộ phim sản xuất ở ngoài Hoa Kỳ lần đầu tiên ra mắt và được chú ý rộng rãi tại Hoa Kỳ là nhờ Liên hoan điện ảnh Sundance.

Lễ hội năm nay khai mạc với buổi trình chiếu bộ phim “May in the Summer – Tháng Năm vào Mùa Hè”, nói về cuộc khủng hoảng lý lịch của một phụ nữ Jordani sinh sống tại Hoa Kỳ, nhưng phải về Jordan để chuẩn bị cho đám cưới của mình.

Các bộ phim tài liệu và phim ngắn cũng được trình chiếu tại lễ hội với những đề tài đa dạng gồm: cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Dick Cheney, lịch sử các vụ quyên sinh trong gia đình nhà văn Ernest Hemingway, và đời sống thường nhật của các diễn viên múa phục vụ các ca sĩ nổi tiếng.

Ngoài hàng trăm buổi chiếu phim tại Park City, hơn một chục phim ngắn sẽ được tuyển chọn cho lễ hội sẽ được trình chiếu trên mạng, qua kênh YouTube.

Trong khi lễ hội điện ảnh này giúp cổ vũ cho những tài năng mới, đây cũng là nơi để các tài tử và đạo diễn nổi tiếng quảng cáo cho tác phẩm mới nhất của họ, mang lại một ít hào quang của công nghệ điện ảnh Hoa Kỳ lại cho một thị trấn nghỉ mát thông thường rất yên bình này.

Liên hoan phim Sundance sẽ kéo dài cho tới ngày 27 tháng Giêng.
viethoaiphuong
#288 Posted : Sunday, January 20, 2013 5:26:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 18 THÁNG GIÊNG 2013
Django Unchained, khi nô lệ bứt gông xiềng


Phim Django Unchained với Christoph Waltz và Jamie Foxx trong vai thợ săn tiền thưởng (Sony Pictures)

Tuấn Thảo
Nhân kỳ trao giải Golden Globe hôm 13/01/2013 vừa qua, bộ phim Django Unchained của đạo diễn Quentin Tarantino đã đoạt được hai giải thưởng dành cho kịch bản xuất sắc và nam diễn viên phụ. Tác phẩm này đã gây ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi tại Hoa Kỳ, nhưng khi được công chiếu tại Pháp trong tuần này, lại nhận được nhiều lời khen thưởng từ phía công chúng lẫn giới phê bình.

Bộ phim Django Unchained chọn bối cảnh một năm trước cuộc nội chiến Hoa Kỳ, diễn ra tại Louisiana và các tiểu bang miền nam nước Mỹ, nơi mà chế độ nô lệ còn đang hiện hành. Màn đầu của bộ phim mở ra vào một buổi tối ngập sương mù, trong màn đêm đày đặc của một góc rừng sâu thẳm. Hai chàng cao bồi da trắng cưỡi ngựa dẫn giải một nhóm người đàn ông da đen, đem về thành phố để bán họ như nô lệ, làm việc trong các nông trại trồng bông vải. Những người đàn ông da đen lưng trần đầy vết sẹo quất roi, khố quần hôi hám rách rưới, hai vai khom còng lại do chuỗi xiềng xích nặng trĩu treo trên cổ.

Giữa đêm khuya, họ lại gặp một nhân vật quái gở khác thường : Một người đàn ông lái một cỗ xe ngựa, nói tiếng Anh rặc giọng Đức. Nhân vật này là bác sĩ King Schultz (do Christoph Waltz thủ vai) trước kia chuyên hành nghề nhổ răng, nay lại trở thành một kẻ chuyên đi săn người. Bất cứ tội phạm nào bị toà án phát lệnh truy nã, ông có quyền bắt họ dù sống hay chết. Thay vì tiếp tục nghề nha khoa, ông bác sĩ lại dùng sinh mạng con người để đổi lấy tiền thưởng. Chính ông là người giải thoát nhóm nô lệ da đen giữa rừng sâu, vì trong đó có Django, chàng thanh niên da đen này có thể giúp ông nhận diện những tội phạm da trắng đang tẩu thoát lẩn trốn.


Bác sĩ Schultz đề nghị Django (do Jamie Foxx thủ vai) hợp tác với mình. Theo thỏa thuận, thì Django giúp ông truy bắt các tội phạm để lãnh tiền thưởng. Đổi lại, bác sĩ này sẽ giúp thanh niên da đen, giải cứu người yêu của anh là cô gái Broomhilda, từng bị bán làm nô lệ trong một trang trại ở vùng Mississippi. Chủ nhân trang trại là Calvin Candie (do Leonardo DiCaprio thủ vai), một người nổi tiếng là hung tàn độc ác. Calvin mua đàn ông da đen làm nô lệ, để buộc họ chém giết lẫn nhau trong các trận đấu sinh tử, còn đàn bà da đen thì buộc phải làm đầy tớ người hầu hay gái điếm giải sầu.

Để bắt cọp thì phải vào hang cọp. Bác sĩ Schutz và Django bày mưu lập kế, trá hình trà trộn vào trang trại, trên danh nghĩa là mua bán nô lệ, nhưng thật ra là để cứu một cô gái da đen khỏi móng vuốt của một ông chủ da trắng tàn nhẫn, khát máu. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Vỏ quýt dày thường gặp móng tay nhọn. Liệu mưu kế của hai thợ săn tiền thưởng có thành hay không khi mà ông chủ Calvin Candie là một kẻ đa nghi, nham hiểm, xảo quyệt. Đấu súng không bằng đấu trí : Phim Django kết thúc với một màn tắm máu kinh khiếp hãi hùng. Kẻ đáng sống rốt cuộc phải chết. Không phải kẻ nô lệ nào cũng được giải thoát.


Tác phẩm Django Unchained của đạo diễn Quentin Tarantino đề cập đến vấn đề nô lệ, nhưng dưới góc độ của chủ thuyết “empowerment”. Thuật ngữ Mỹ này đề cập đến cái quá trình mà mỗi con người, ý thức để rồi sở hữu sức mạnh của chính bản thân mình. “Empowerment” dịch sát có nghĩa là trao quyền, nhưng không ai trao cho ta cái quyền tự do cả, mà tự bản thân ta phải giành lấy nó. Trong phim, nhân vật Django là mẫu người tự vứt bỏ gông xiềng, nhưng bên cạnh đó cũng có các nô lệ da đen (tiêu biểu qua nhân vật quản đốc Stephen, do Samuel L. Jackson thủ vai) hoàn toàn ủng hộ lập trường chủ tớ của người da trắng.

Có thể là do bị nhồi sọ, hay chỉ vì tính nhu nhược, hèn nhát, mà những người da đen này suốt đời cam chịu ách nô lệ. Họ ngả theo cái lập luận cho rằng người da trắng xứng đáng làm chủ, còn người da đen thì nên an phận đày tớ. Nói cách khác, ta dễ phá vỡ những gông xiềng mà người khác treo vào cổ ta, nhưng chưa chắc gì ta đã nhìn thấy những ràng buộc mà ta tạo ra để tự trói mình. Cách diễn giải này của đạo diễn Tarantino dễ đụng chạm đến lòng tự ái của cộng đồng người Mỹ đa đen thời nay. Trong tổ tiên của họ, nếu như có người đã dám vùng lên phá vỡ ách nô lệ, thì cũng có những kẻ đã tự dâng hiến sợi dây để cho người da trắng trói chặt người da đen. Chữ “Empowerment” thật sự phát huy ý nghĩa khi bắt nguồn từ nhận thức của nhân vật, tự mình làm chủ số phận, tự mình làm chủ bản thân.

Bộ phim Django Unchained cũng gây tranh cãi ở một điểm khác : Tuy nhìn lại một thời kỳ quá khứ đen tối của nước Mỹ, nhưng đạo diễn Tarantino không khai thác các chi tiết từng diễn ra trong lịch sử, mà lại trông cậy vào sức mạnh của trí tưởng tượng, dùng một câu chuyện hư cấu để đánh trúng tim đen của khán giả. Vào giữa thế kỷ thứ XIX, Nate Turner, một kẻ nô lệ tại bang Virginia đã huy động người da đen vùng lên. Cuộc nổi loạn vào năm 1831 đã để lại một trong những trang sử đẫm máu nhất của thời nô lệ, đội quân da đen này đã dùng mã tấu để chặt đầu các ông chủ đồn điền nông trại ở vùng Southampton.

Gần ba thập niên sau, đến phiên John Brown dẫn đầu cuộc nổi dậy vào năm 1859, nhưng sau đó bị đè bẹp bởi quân đội các tiểu bang miền nam do tướng Robert Edward Lee chỉ huy. Sự kiện này sau đó châm ngòi cho cuộc nội chiến Hoa Kỳ, giữa một bên đòi xóa bỏ, và một bên muốn duy trì chế độ nô lệ. Dưới ống kính của Tarantino, bộ phim Django không dựa theo các chi tiết hay nhân vật lịch sử, mà lại đi vay mượn ảnh hưởng của phim chưởng Hồng Kông, hay phim kiếm hiệp Nhật Bản, ở chỗ : Dùng độc trị độc, dùng tà khử ác. Đây không phải là lần đầu tiên đạo diễn Quentin Tarantino chọn phương châm tối hậu này để làm phim.


Chẳng hạn như trong Inglourious Basterds, tuy gọi là phim lịch sử chiến tranh, nhưng thật ra tạo cơ hội cho một nhóm biệt kích Mỹ tha hồ mà tàn sát quân lính và các sĩ quan Đức Quốc Xã. Trong phim Deathproof, một nhóm phụ nữ tìm thấy cơ hội trả thù một tay lái xe đua, một kẻ giết người hàng loạt chuyên gieo rắc kinh hoàng khi săn đuổi đàn bà trên xa lộ. Trong hai tác phẩm Kill Bill, hung thần tóc vàng Uma Thurman tìm cách trả thù người chồng vũ phu và đồng bọn sát thủ : Ăn miếng trả miếng, kẻ gieo nợ máu phải đền bằng máu.

Một cách tương tự, trong phim Django, thợ săn tiền thưởng không chỉ giải cứu người yêu mà còn có cơ hội ra tay rửa hận phục thù. Tất cả những gì thực tế ngoài đời không cho phép, thì trên màn ảnh lớn nhân vật hư cấu đều có thể làm, càng chém giết những kẻ ác, khán giả càng hả hê sung sướng. Phim Django đánh trúng tâm lý người xem là ở điểm này. Phe tà có thể không run sợ trước anh hùng, nhưng lại khiếp đảm khi chạm trán hung tinh.

Bằng cách đảo lộn vai trò, lật ngược tình huống, đạo diễn Tarantino thường biến các nạn nhân trong phim thành hung thần. Nó đặt ra hai vấn đề : Cách dùng bạo lực và quan niệm đạo đức. Một kẻ chuyên giết người không gớm tay, tàn nhẫn lạnh lùng không nháy mắt là điều đáng lên án, nhưng trong trường hợp kẻ này chỉ giết những tên tội phạm sát nhân, thì điều đó có đáng trách hay chăng ? Cũng như bộ phim truyền hình nhiều tập của Mỹ Dexter, theo đó, một kẻ giết người hàng loạt nhưng chỉ chuyên trừ khử các tay serial killer, đạo diễn Tarantino xoá mờ, nếu không nói là đẩy lùi, cái ranh giới phân biệt chính tà, dùng sự khiêu khích để đả phá tính phải đạo.

Tại Hoa Kỳ, cuộc tranh luận về phim Django Unchained bắt đầu với những lời chỉ trích liên quan tới các cảnh bạo lực trong phim. Nhưng nói rằng phim của Quentin Tarantino đầy dẫy bạo lực là hơi thừa, vì từ trước tới nay, đạo diễn này làm phim trên ba yếu tố : Nhân vật lúc nào cũng nói nhiều, chuyện phim đầy màn chém giết, phim không thuộc hẳn vào một thể loại mà lại dung hòa kết hợp nhiều ảnh hưởng lại với nhau.

Ngoại trừ các tờ báo hay trang blog như Slate, Gawker và The Village Voice, thì hầu hết các kênh thông tin khác từ Drudge Report cho tới tạp chí chuyên ngành The Hollywood Reporter đều trách đạo diễn Tarantino đã thổi phồng quá trớn khi phác họa cá tính nhân vật, cũng như trong cách sử dụng từ ngữ mang nhiều ý nghĩa khinh rẻ miệt thị : Điển hình là từ Nigger (hiểu theo nghĩa mọi rợ đa đen) dùng đến 110 lần trong cuộn phim. Cuộc tranh luận tăng thêm một bậc khi đến phiên đạo diễn người Mỹ da đen Spike Lee tham gia khẩu chiến.

Theo đạo diễn Spike Lee, tác giả của bộ phim Malcom X, thời kỳ nô lệ ở Mỹ là một vấn đề nghiêm túc, khó thể nào mà đem ra đùa giỡn hay làm trò hề theo kiểu quay phim cao bồi. Cá nhân đạo diễn Spike Lee cho biết, ông không đi xem phim Dajngo vì nội dung xúc phạm đến tổ tiên. Ông muốn vinh danh các thế hệ đời trước, thời mà người da đen bị bắt tại châu Phi rồi đem bán sang Âu Mỹ làm nô lệ.


Về điểm này, đạo diễn Tarantino đã phản pháo khi tuyên bố rằng, với tư cách là một tác giả, một nhà làm phim, ông có quyền tự do sáng tạo ra một nhân vật hư cấu để đề cập bất cứ một đề tài nào. Tất cả những ai nghĩ rằng bởi vì ông là người da trắng, cho nên không có đủ tư cách để bàn về vấn đề nô lệ da đen, thì chính họ đã có hành động phân biệt đối xử, họ rơi vào một tình huống đầy nghịch lý : Kẻ chống kỳ thị lại có thái độ kỳ thị.

Bộ phim Django Unchained cũng như một số tác phẩm trước đây của Tarantino có tác dụng của một tác phẩm trào phúng. Để vẽ tranh biếm họa, một tác giả ít khi nào tả chân mà buộc phải tô đậm đường nét hay phóng đại một số cá tính tiêu biểu của nhân vật. Tính chất phóng khoáng trào lộng đó khiến cho các bộ phim của Tarantino ít khi nào được xếp vào hàng chính kịch (drama), thể loại nghiêm túc nhất của làng điện ảnh. Cái tài kể chuyện và dàn dựng một thế giới giàu tưởng tượng trở thành dấu ấn riêng biệt của Tarantino, nhưng đôi khi lại phản tác dụng.

Ngoại trừ giải Cành Cọ Vàng tại liên hoan Cannes vào năm 1994 cho bộ phim Pulp Fiction, đạo diễn người Mỹ chưa bao giờ đoạt giải đạo diễn tại các lễ trao giải Oscar, Quả Cầu Vàng hay BAFTA. Cho tới giờ này, Quentin Tarantino chỉ giành được giải kịch bản. Nhân kỳ Golden Globe vừa qua, một lần nữa, đạo diễn Tarantino đã để vuột mất hai giải quan trọng dành cho đạo diễn và tác phẩm xuất sắc nhất. Còn tại giải Oscar vào tháng hai 2013 sắp tới, phim Django chỉ được đề cử tranh giải kịch bản. Bụt nhà không thiêng hay đó chỉ là cái giá phải trả đối với nhà đạo diễn, để giành lấy trong làng điện ảnh, một chỗ đứng riêng.
viethoaiphuong
#289 Posted : Monday, January 28, 2013 12:59:50 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

'Fruitvale' chiếm giải nhất tại liên hoan phim Sundance



Đạo diễn 26 tuổi Ryan Coogleran nhận giải thưởng tại Park City, Utah. (Ảnh: Danny Moloshok/Invision/AP)


VOA - 27.01.2013
Bộ phim đầu tiên của một đạo diễn trẻ tuổi đã chiếm giải nhất tại liên hoan phim ảnh Sundance ở Hoa Kỳ.

Hôm thứ Bảy tại thành phố Park City, bang Utah, bộ phim “Fruitvale” của đạo diễn 26 tuổi Ryan Coogler, được ban giám khảo chấm giải nhất về kịch bản và được khán giả bầu chọn.

Bộ phim được dựa trên câu chuyện của Oscar Grant, một thanh niên 22 tuổi người Mỹ gốc Châu Phi không vũ trang đã bị cảnh sát bắn chết tại một trạm xe đò ở thành phố Oakland, tiểu bang California năm 2009.

Một trong những vai phụ của bộ phim là Octavia Spencer, nữ diễn viên đã đoạt giải vai phụ hay nhất của liên hoan phim Oscar năm ngoái, và bộ phim này được sản xuất bởi Forest Whitaker, diễn viên cũng đã từng đoạt Oscar.

Giải nhất về phim tài liệu được trao cho bộ phim “Blood Brother,” nói về một người Mỹ giúp đỡ những người mắc bệnh HIV/AIDS tại Ấn Độ.

Bộ phim “A River Changes Course” của Campuchia được trao giải nhất về phim tài liệu quốc tế.

Mặc dù liên hoan phim ảnh Sundance chỉ dành cho các nhà làm phim chưa nổi tiếng và không thuộc một công ty lớn nào, liên hoan này ngày càng thu hút nhiều diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất phim ảnh nổi tiếng thế giới.
viethoaiphuong
#290 Posted : Saturday, March 2, 2013 5:22:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 01 THÁNG BA 2013
Vương Gia Vệ : Nhất Đại Tông Sư chưa hẳn là tuyệt chiêu


Nhất Đại Tông Sư (The Grangmaster) của đạo diễn Vương Gia Vệ (DR)

Tuấn Thảo
Mãi đến giữa tháng Tư 2013, bộ phim Nhất Đại Tông Sư (The Grandmaster) mới được cho ra mắt người xem ở Pháp. Còn ở Hoa Kỳ, khán giả có lẽ phải đợi sớm lắm là vào mùa thu mới được dịp xem phim này. Lần công chiếu bộ phim đầu tiên tại châu Âu là nhân đêm khai mạc liên hoan Berlin, khi đạo diễn Vương Gia Vệ được mời làm Chủ tịch ban giám khảo.

Vào tuần tới, trong khuôn khổ của liên hoan phim châu Á tại Deauville, diễn ra từ ngày 6 đến 10 tháng Ba năm 2013, đạo diễn Vương Gia Vệ là một trong những vị khách mời danh dự. Ban tổ chức liên hoan Deauville đã dành cho Vương Gia Vệ hai xuất chiếu phim quan trọng nhất vào những ngày cuối tuần để ông giới thiệu với khán giả bộ phim The Grandmaster.

Cuộn phim Nhất Đại Tông Sư kể lại cuộc đời và sự nghiệp của võ sư Diệp Vấn (do Lương Triều Vỹ thủ vai), người đã giúp cho môn phái Vịnh Xuân nổi tiếng sau này trong làng võ thuật. Một trong những đệ tử chân truyền của ông là ngôi sao Lý Tiểu Long, huyền thoại phim quyền cước võ thuật mà cho tới nay vẫn chưa ai có thể sánh bằng. Vịnh Xuân Quyền gồm ba chiêu thức cơ bản (Than, Bàng, Phục), triển khai thành 108 thế võ. Nhờ vào môn phái này mà võ sư Diệp Vấn lưu danh hậu thế.

Kim Lâu Bắc Quyền thỉnh giáo Nam Truyền

Trong phim, Diệp Vấn được cử làm người đại diện cho các tỉnh phương nam Trung Hoa để thi đấu với võ sư Cung Bảo Sơn, người sáng lập môn phái Bát Quái, lừng danh ở phương bắc theo truyền thống của Lưỡng Quản Quốc Thuật. Trước khi rửa tay gác kiếm và nhường ngôi vị lại cho đại đệ tử Mã Tam, võ sư Cung Bảo Sơn muốn ít nhất một lần dùng Bắc Quyền để thỉnh giáo Nam Truyền.

Màn tỷ thí giữa các anh hùng diễn ra tại Kim Lâu, hóa ra là đấu trí nhiều hơn là đấu võ, qua cái màn hai võ sư bẻ gẫy một chiếc bánh bột. Cung Bảo Sơn khâm phục Diệp Vấn tuổi trẻ mà tài cao, không những giỏi võ mà còn có tư chất, am tường triết lý tinh hoa võ học.

Thế nhưng, Cung Nhị (do Chương Tử Di thủ vai), con gái ruột của võ sư phương bắc không chịu thua. Bất chấp lời khuyên của thân phụ, cô gái trẻ đến tận Kim Lâu để thi đấu với Diệp Vấn. Bên tám lạng người nửa cân, Bát Quái Quyền linh hoạt uyển chuyển, mềm mại cương nhu, dùng Lục Thập Tứ Thủ để hoá giải các thế võ Vịnh Xuân Thính Kiều. Thoạt nhìn thì không bên nào thắng, nhưng thật ra cô gái đã lấn luớt chàng trai. Cũng từ lúc gặp mặt này, mà Cung Nhị ngã lòng yêu Diệp Vấn.

Hai người hẹn gặp lại nhau, người thư qua kẻ thư lại, chữ ân tình chờ đợi hồi âm. Nhưng rốt cuộc, Diệp Vấn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội lên tận Phật Sơn ở phương bắc. Giao tranh bùng nổ, xung đột đẫm máu, sau thời kỳ quân đội Nhật hoàng xâm chiếm Trung Hoa, lại đến nội chiến giữa hai phe Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông.

Lục Thập Tứ Thủ, Vịnh Xuân Thính Kiều

Hầu hết các nhân sĩ trí thức Trung Hoa thời bấy giờ đều tham gia kháng chiến chống Nhật, tiêu biểu qua nhân vật Nhất Tuyến Thiên (do Trương Chấn thủ vai). Nhưng bên cạnh đó, cũng có những kẻ hợp tác với quân Nhật, điển hình là Mã Tam. Mã Tam là đệ tử của môn phái Bát Quái, sinh lòng phản phúc, sát hại chưởng môn Cung Bảo Sơn. Làm phận con, Cung Nhị buộc phải tròn chữ hiếu, cô thề nguyện sẽ không bao giờ lấy chồng để giữ nguyên họ Cung, và chỉ sống để hạ gục Mã Tam, báo thù cho thân phụ.

Về phía gia đình Diệp Vấn, chiến tranh xung đột làm cho họ Diệp tan gia bại sản, từ chỗ giàu có ba đời rốt cuộc lại đành trắng tay. Dù vậy, Diệp Vấn nhất quyết trung thành với quy tắc con nhà võ, ông đưa vợ con sang Hồng Kông (Hương Cảng) làm lại cuộc đời, sống qua ngày nhờ nghề dạy võ từ đầu những năm 1950 trở đi. Diệp Vấn qua đời vào năm 1972, gần hai thập niên sau cái chết của Cung Nhị.

Bộ phim Nhất Đại Tông Sư có thể nói là dự án đầy tham vọng nhất của Vương Gia Vệ. Đạo diễn Hồng Kông đã mất hơn mười năm trời để hoàn tất một tác phẩm đầy mồ hôi và nước mắt. Theo lời kể của chính đạo diễn, thì ông đã từ lâu có ý tưởng thực hiện một bộ phim về võ sư Diệp Vấn. Vào năm 1996, trong lúc quay bộ phim Happy Together (Hạnh phúc bên nhau – tựa tiếng Hoa là Xuân Quang Xạ Tiết) với hai diễn viên Trương Quốc Vinh và Lương Triều Vỹ, tại thủ đô Achentina, thì ông tình cờ thấy chân dung của Lý Tiểu Long trên các sạp báo. Khi tìm hiểu thêm, Vương Gia Vệ mới biết rằng Lý Tiểu Long là đệ tử chân truyền của võ sư Diệp Vấn.

Sau hơn hai năm đọc sách và tham khảo tư liệu, Vương Gia Vệ bắt đầu giai đoạn tiền kỳ của bộ phim, đến tận những nơi mà ông muốn đặt ống kính, lựa chọn cảnh quay, với tiêu chí hàng đầu là thông qua hình tượng của Diệp Vấn nói lên được phẩm chất mà bất cứ bậc thầy võ thuật nào cũng cần phải có. Trong làng võ, người càng có tiếng tăm lại càng phải tu tâm, tích đức. Thầy giỏi không chỉ là dạy võ, mà còn phải biết rèn luyện nhân cách cho đệ tử nối nghiệp. Về điểm này thì Cung Bảo Sơn, tuy là chưởng môn phái lớn nhưng do không khéo chọn người kế thừa nên mới để xẩy ra hậu họa.

Phim Nhất Đại Tông Sư không đơn thuần là phim võ thuật mà còn luận bàn đến số phận của anh hùng giữa thời binh đao loạn lạc, nói về triết lý cuộc sống của từng nhân vật, họ chân chính với bản thân, họ trung thành với nguyên tắc dù phải trải qua bao khó khăn thời khắc : Cung Nhị không tự dối mình, Diệp Vấn thà chết đói, chẻ dụng cụ tập võ để lấy gỗ sưởi ấm còn hơn là ăn gạo Nhật.

Tác phẩm của Vương Gia Vệ đầy tham vọng vì đan xen ít nhất là bốn tầng lớp khác nhau. Đạo diễn Hồng Kông dùng những câu chuyện cá nhân để nói lên tính phổ quát : thành danh không bằng thành nhân, ông lồng ghép tiểu sử vào đại sự, chuyện nhà với chuyện nước, dựa theo phương châm thời thế tạo anh hùng. Vương Gia Vệ diễn đạt rất thành công vế thứ nhất, nhưng vế thứ nhì lại còn nhiều điều bất cập.

Thời kháng chiến chống Nhật chỉ được nói thoáng qua, với những cảnh phim như Diệp Vấn bồng con bên khung cửa sổ, bên ngoài vang ầm tiếng bom đạn. Nhân vật Mã Tam trắc trở phản phúc, nối giáo cho giặc khi thông đồng với quân đội Nhật Bản. Còn nhân vật Nhất Tuyến Thiên thì lại tham gia kháng chiến bằng cách ám sát các sĩ quan Nhật. Nhưng trong cả hai trường hợp hung tinh và anh hùng sinh từ thời cuộc chỉ ở dạng gợi ý, cho nên hạn chế rất nhiều cái bối cảnh lịch sử thời Trung Hoa Dân Quốc.

Nhất ước ký đỉnh, Vạn sơn vô trở

Đan xen vào đó, còn có mối tình giữa Cung Nhị và Diệp Vấn, cộng thêm câu chuyện báo thù cha. Ở cuối phim, Cung Nhị bị trọng thương sau khi đánh gục Mã Tam ở bến nhà ga, vì muốn trả thù cho thân phụ mà phải hy sinh hạnh phúc cá nhân. Mối tình giữa Cung Nhị và Diệp Vấn là chuyện tình đơn phương. Yêu trong lòng nhưng không bao giờ thổ lộ nói ra, đến khi nói ra thì đã quá muộn. Tình cảm mà Diệp Vấn dành cho Cung Nhị dường như chỉ dừng lại ở sự quý mến.

Nhất ước ký đỉnh, Vạn sơn vô trở. Một khi đã thề ước thì ngàn ngọn núi cũng không thể cản đường. Diệp Vấn hứa gặp lại Cung Nhị nhưng rốt cuộc lại không đến. Có lẽ vì vậy cho nên khi gặp mặt nhau lần cuối ở Đại Nam, Cung Nhị đem trả lại một chiếc nút áo mà Diệp Vấn đã từng tặng cho cô làm kỷ vật. Câu chuyện tình giữa Cung Nhị và Diệp Vấn làm cho ta liên tưởng đến mối tình đơn phương giữa Dương Tử Quỳnh và Châu Nhuận Phát trong bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long, nhưng lối quay của Vương Gia Vệ không làm cho người xem cảm động đến bật khóc như cách thể hiện của đạo diễn Lý An.

Về ngôn ngữ hình ảnh, có thể nói là đạo diễn Vương Gia Vệ thuộc vào hàng bậc thầy. Màu sắc tuyệt đẹp, định sáng kỹ lưỡng, cận ảnh hoàn hảo, toàn cảnh trau chuốt. Vương Gia Vệ dùng nhiều thủ pháp quay gần và quay chậm để làm nổi bật các thế võ do Viên Hòa Bình (Yuen Woo Ping) chỉ đạo.

Các thế võ ở đây rất quan trọng vì mỗi động tác thể hiện cho nguồn gốc và ý nghĩa từng môn phái võ học Trung Hoa : Ngoài Vịnh Xuân và Bát Quái, còn có các môn phái khác như Hình Ý, Thông Bối, Bảo Chùy, Yên Thanh, Bát Cực … Trong những đoạn này, Vương Gia Vệ dùng thủ pháp tỉnh lược để thu gọn rút ngắn các thế võ, tránh lặp đi lặp lại mà vẫn nói lên được tinh hoa võ học.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Vương Gia Vệ là sự hạn chế về mặt thời gian. Phim Nhất Đại Tông Sư gồm đến ba tuyến truyện, dựa theo ba nhân vật Diệp Vấn, Cung Nhị và Nhất Tuyến Thiên. Phim không tuân theo trình tự thời gian nhất định mà lại có nhiều đoạn flashback, ngược dòng ký ức, cho nên có nhiều chỗ hơi khó hiểu. Trong nửa phần đầu, phim có nhịp điệu lôi cuốn, nhưng trong nửa phần sau, tức là đến khi nhân vật Nhất Tuyến Thiên xuất hiện, nhịp phim lại trở nên khập khà khập khiễng.

Cung Nhị và Nhất Tuyến Thiên tình cờ gặp nhau trong chuyến xe lửa. Nhất Tuyến Thiên bị truy lùng sau khi ám sát sĩ quan Nhật, nhờ sự che chở của Cung Nhị mà anh không bị lộ tẩy. Nhưng sau đó, họ chẳng bao giờ gặp lại nhau, tình huống và bối cảnh do chỉ nói thoáng qua cho nên có vẻ khiên cưỡng : một cách hơi gượng ép, đạo diễn Vương Gia Vệ đã không đạt khi gắn chiếc toa cuối cùng vào đầu tàu xe lửa.

Tham vọng sâu rộng lỡ nhịp mênh mông

Dù có tài quay phim cách mấy, nhưng Vương Gia Vệ vẫn bị hạn chế bởi thời lượng tác phẩm. Dự án Nhất Đại Tông Sư đầy tham vọng, đòi hỏi hơn 10 năm đầu tư công sức, trong đó có gần bốn năm dành cho việc quay phim và làm phân hậu kỳ. Vương Gia Vệ chẳng những tham vọng mà còn tham lam. Thời lượng hình ảnh thu vào ống kính rất cao, cho nên đến khi dựng phim ông buộc phải cắt bỏ nhiều đoạn.

Từ bốn tiếng đồng hồ trong phần dựng phim ban đầu ông rút ngắn lại chỉ còn khoảng hơn hai tiếng. Phiên bản Anh Mỹ sắp được cho ra mắt, lại càng ngắn hơn khoảng 10 phút nữa so với phiên bản công chiếu ở Hoa Lục, hồi trung tuần tháng Giêng năm 2013.

Trước những ràng buộc về thời lượng, khiến ông phải cắt xén nhiều đoạn phim, thủ pháp tỉnh lược của Vương Gia Vệ có nhiều chỗ bị phản tác dụng, trở nên hơi khó hiểu. Tinh hoa của thế giới võ thuật theo cách nhìn của nhà đạo diễn Hồng Kông là một biển hồ mênh mông sâu rộng, nơi mà mỗi nhân vật là một châu lục hẳn hoi.

Võ nghệ dù có cao cũng không cao thấu trời, tư chất có thâm sâu cũng không sâu hơn đất : nếu như Vương Gia Vệ đã tạo được bề sâu và bề dày cho các nhân vật, thì ngược lại đạo diễn này như thể bơi lạc vào trong bể lớn, ông không bắt được nhịp cầu nối liền các châu lục để hội tụ tất cả các nhân vật chính thành một khối liền kết với nhau.

Chính cũng vì những điểm bất cập đó, mà đạo diễn Vương Gia Vệ không đáp ứng được hết tất cả các tham vọng bản thân, chưa thoả mãn đầy đủ sự trông chờ của người xem, dù là dễ tính. Nhất Đại Tông Sư là một tác phẩm khá, công phu nhưng chưa phải là tuyệt đỉnh thượng thừa, chiêu thức cao tay nhưng chưa đến mức độc nhất vô nhị.
viethoaiphuong
#291 Posted : Tuesday, April 9, 2013 1:32:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nam tài tử Mỹ Tom Cruise và nữ tài tử Ukraine Olga Kurylenko
đập vỡ một tượng điêu khắc bằng nước đá trong buổi chiếu ra mắt phim mới nhất “Oblion” tại Đài Bắc, Đài Loan.
VOA-6.4.2013
viethoaiphuong
#292 Posted : Tuesday, April 9, 2013 1:34:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sao điện ảnh Mỹ Annette Funicello từ trần ở tuổi 70


Nữ diễn viên Annette Funicello
(Ảnh AP 20/10/1990)

VOA - 08.04.2013
Annette Funicello, người từng rất ăn khách khi còn là thiếu nữ trong các bộ phim truyền hình xoay quanh chú chuột Mickey của Walt Disney đã qua đời ở tuổi 70.

Công ty Walt Disney cho biết bà qua đời hôm thứ Hai tại một bệnh viện ở California do các biến chứng của bệnh đa xơ cứng.

Khi còn là một thiếu nữ vào những năm 1950, Funicello đóng trong "Mousketeers" chính gốc, nhận được thư hâm mộ của các fan gấp 10 lần so với 23 nghệ sĩ trẻ thành đạt khác.

Bà đã trở thành ngôi sao từ một số phim dựa trên bãi biển trong những năm 1960 như Beach Party, Bikini Beach và Beach Blanket Bingo.

Funicello được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng trong những năm cuối của thập niên 1980.

Bệnh này gây ra sự thoái hóa của não bộ và tủy sống, dẫn đến suy nhược cơ bắp, người bệnh mất khả năng đi lại và nói chuyện rõ ràng.



=========


Annette Funicello
ABC New / Photo credit: George Rose/Getty Images

viethoaiphuong
#293 Posted : Friday, May 3, 2013 1:43:24 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 03 THÁNG NĂM 2013
Bollywood : 100 năm phát hành bộ phim Ấn Độ đầu tiên


Cuộc đời của Dhundiraj Govind Phalke, cha đẻ nền điện ảnh Ấn từng được đưa lên màn bạc trong phim "Harishchandrachi Factory" (DR)

Tuấn Thảo
Hôm nay, 03/05/2013, là ngày mà New Delhi đã chọn để tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày khai sinh nền điện ảnh Ấn Độ. Thời điểm này trùng hợp với ngày ra mắt khán giả cách đây vừa đúng một thế kỷ, tác phẩm Raja Harischandra, được xem là bộ phim Ấn Độ đầu tiên của nhà đạo diễn Dhundiraj Govind Phalke.

Còn nổi danh với tên gọi Dadasaheb Phalke, ông sinh năm 1870, mất năm 1944. Thời còn trẻ, ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật thành phố Bombay, bây giờ thường được gọi là Mumbai (Sir Jamsetjee Jeejeebhoy School of Art). Thời thanh niên, ông từng học điêu khắc và hội họa. Ông vào nghề như một nhà nhiếp ảnh minh họa, để rồi mở công ty lập nghiệp trong ngành xuất bản.

Trong khoảng thời gian đào tạo về kỹ thuật in ấn, ông đã từng nghe nhắc tới một phát minh mới của hai anh em người Pháp Auguste và Louis Lumière. Thân phụ của họ là nhà kỹ nghệ kiêm nhiếp ảnh gia Antoine Lumière. Trong tiếng Pháp, lumière có nghĩa là ánh sáng. Phát minh của dòng họ Lumière được gọi là kỹ thuật Điện Ảnh, vì họ dùng ánh sáng đèn điện để chiếu bóng những hình ảnh đang chuyển động.

Mãi đến khi ông trở về Ấn Độ, thì lúc đó ông mới được dịp chứng kiến tận mắt thế nào là chiếu bóng, thế nào là những hình ảnh ghi lại, nối liền nhau để rồi liên tục chuyển động trên màn ảnh trắng. Lần đầu tiên, ông Dhundiraj Govind Phalke khám phá những bộ phim ngắn của hai anh em nhà họ Lumière, là tại phòng tiếp tân của khách sạn Watson ở Bombay, bây giờ được gọi là Esplanade Mansion, nổi tiếng là khách sạn lâu đời nhất do người Anh xây cất tại Mumbai.


Nửa thích thú, nửa kinh ngạc, Dhundiraj Govind Phalke mới từ bỏ hẳn ngành in ấn để chuyển qua khai thác kỹ thuật mới. Thời gian đầu, ông bỏ nhiều công sức và tiền của để hoàn tất cuộn phim đầu tay, kể lại điển tích của vua Harischandra với bậc thánh hiền Brahmarshi Vishvamitra. Sự thành công của tác phẩm này mở đường cho ông thực hiện trên dưới 100 cuộn phim trong vòng hai thập niên, hầu hết là phim câm trắng đen, trước khi Ấn Độ chuyển sang quay phim có thu âm tiếng nói từ đầu những năm 1930 trở đi.

Xét trên nhiều phương diện, ông Dhundiraj Govind còn được gọi là Dadasaheb Phalke, thật sự là cha đẻ của nền điện ảnh Ấn Độ. Vì thế cho nên lễ kỷ niệm vào ngày hôm nay không những là để đánh dấu ngày ra đời của bộ phim Ấn Độ đầu tiên mà còn là để tôn vinh sự đóng góp rất lớn của nhà đạo diễn người Ấn.

Nhân sinh nhật 100 tuổi, điện ảnh Ấn không những được vinh danh ở nước nhà, mà còn được đề cao ở nước ngoài. Thật vậy, sau hai nước Brazil (2011) và Ai Cập (2012), Ấn Độ sẽ là khách mời danh dự của liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes năm 2013. Trong vòng gần hai tuần lễ, từ ngày 15 đến 26/05, nhiều bộ phim Ấn Độ sẽ được giới thiệu với công chúng trong khuôn khổ Ngôi làng Điện ảnh Thế giới, song song với các chương trình chiếu phim có tranh giải.

Ban giám đốc liên hoan cũng đã mời nữ diễn viên Ấn Độ Vidya Balana (nổi tiếng nhờ các bộ phim như Parineeta, Kahaani, The Dirty Picture, Paa ...) làm thành viên ban giám khảo bên cạnh các diễn viên tên tuổi như Nicole Kidman, Christopher Waltz hay Daniel Auteuil và các đạo diễn trứ danh như Naomi Kawase, Lý An, Cristien Mungiu và nhất là Steven Spielberg, Chủ tịch ban giám khảo liên hoan Cannes lần thứ 66.

Lần trước, một thần tượng điện ảnh Ấn Độ được mời tham gia ban giám khảo liên hoan Cannes là cách đây đúng mười năm. Vào năm 2003, ngôi sao màn bạc Aishwarya Rai, từng là Hoa hậu Thế giới vào năm 1994, là người Ấn Độ đầu tiên nhận được vinh dự này, sau khi cô đến Cannes để giới thiệu bộ phim Devdas, một trong những tác phẩm thuần chất Bollywood ăn khách ở nước ngoài. Bên cạnh việc trình chiếu các tác phẩm kinh điển, liên hoan Cannes năm nay còn muốn giới thiệu các tài năng mới, vì có khá nhiều bộ phim từng được tuyển chọn nhân kỳ liên hoan quốc tế phim Ấn Độ IFFI, tổ chức tại thành phố Goa cuối năm 2012.


Khi nhắc tới điện ảnh Ấn Độ, rất nhiều khán giả trên thế giới đều nghĩ đến ngay Bollywood : chữ này do hai từ Bombay và Hollywood ghép lại thành một. Tuy là một tên gọi không chính thức, nhưng lâu ngày với thói quen, chữ Bollywood thường được dùng để chỉ toàn bộ ngành kỹ nghệ điện ảnh tại Ấn Độ. Nói như vậy là không đúng, vì Bollywood là một thành phần quan trọng nhưng không phải là toàn bộ điện ảnh Ấn.

Các hãng phim Bollywood đặt trụ sở tại Bombay (Mumbai) và chủ yếu sản xuất phim bằng tiếng hindi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cơ sở sản xuất phim, quay với nhiều ngôn ngữ địa phương khác. Chẳng hạn như mỗi năm Ấn Độ sản xuất trên dưới 1000 bộ phim, trong đó có hơn 250 tức một phần tư là phim tiếng hindi, trên 300 phim được quay trong hai thứ tiếng telugu và tamul, phần còn lại là phim bằng tiếng urdu, kannada, malayalam, marathi hay bengali.

Chữ "Bollywood" chính thức ra đời vào những năm 1970, thời kỳ mà kỹ nghệ điện ảnh Ấn Độ vượt qua mặt điện ảnh Mỹ Hollywood về số lượng phim phát hành mỗi năm. Nhà viết kịch bản kiêm đạo diễn Amit Khanna cũng như nhà báo Bevinda Collaco là những gương mặt đầu tiên sử dụng từ này để so sánh hai nền điện ảnh, nhưng họ không ngờ là từ ngữ Bollywood sẽ bị dùng sai lệch và đôi khi còn có nghĩa xấu.

Theo đó, Bollywood nhái lại và ăn theo chữ Hollywood, và phim Bollywoood tuy cao ở số lượng, nhưng lại thấp về chất lượng vì đó thường là những bộ phim giải trí, bình dân nếu không nói là chạy theo thị hiếu của đa số người xem. Như vậy, khó có thể đồng hóa chữ Bollywood với những tác phẩm điện ảnh Ấn Độ nổi tiếng là nghiêm túc của nhiều thế hệ tác giả và đạo diễn như Satyajit Ray, Gulzar, Javed Akhtar, Ashutosh Gowariker ...


Vào năm 1931, Ấn Độ cho phát hành bộ phim có tiếng nói đầu tiên với tựa đề Alam Ara của đạo diễn Ardeshir Irani. Chỉ sáu năm sau (1937), nhà làm phim này chuyển sang khai thác phim màu đầu tiên của Ấn Độ với tác phẩm Kisan Kanya và tiếp theo đó là Mother India. Nhưng sự phát triển này bị khựng lại trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và phong trào đòi độc lập cho Ấn Độ. Phim màu chỉ thật sự được phổ biến từ đầu những năm 1950 trở đi.

Sau thời kỳ độc lập, xuất hiện cả một phong trào tìm tòi sáng tạo, qua đó, ngôn ngữ điện ảnh được dùng để phản ánh thực tế đời sống, để vạch trần những bất công trong xã hội. Chính vào đầu thập niên 1950 mà các nhà phê bình Âu Mỹ bắt đầu khám phá tên tuổi của Raj Kapoor, còn được mệnh danh là một Charlie Chaplin của Ấn Độ, trong cách dùng cái hài để nói lên cái bi, thông qua hình tượng của một kẻ khất thực, sống lang thang nay đây mai đó (tựa như vua hề Charlot), để phác họa bức tranh xã hội Ấn Độ thời bấy giờ.

Thâm thúy hơn nữa là loạt phim ba tập The Apu trilogy của đạo diễn Satyajit Ray, trong đó có tác phẩm kinh điển Pather Panchali. Ông là người Ấn Độ đầu tiên đoạt Cành cọ vàng nhân Liên hoan phim Cannes năm 1956 và một giải Oscar dành cho thành tựu sự nghiệp. Lối mổ xẻ, phân tích quan hệ cũng như tâm lý của các nhân vật trong cùng một gia đình, để rồi qua cái thế giới thu nhỏ ấy phản ánh được toàn cảnh xã hội, nâng đạo diễn Ấn Độ Satyajit Ray, lên ngang tầm với đạo diễn Nhật Bản Yasujiro Ozu.

Tuy nhiên, rất nhiều tên tuổi thành danh vào những năm 1960 vẫn đi theo con đường thương mại. Những bộ phim hành động theo kiểu anh hùng diệt gian trừ tà, những bộ phim tình cảm xã hội ướt át bi lụy theo kiểu hôn nhân tiền định, ép duyên ngang trái.

Vào thập niên 1970, thời kỳ mà Bollywood qua mặt Hollywood về số lượng phim phát hành cũng là thời kỳ đăng quang của thể loại phim gọi là “chocolate box”, với vỏ bọc xinh xắn như một hộp kẹo chocolat, nhưng bên trong thì lại hơi rỗng tuếch. Kịch bản viết theo công thức, cốt truyện thường hay rập khuôn với nhiều hoạt cảnh ca hát và nhảy múa. Diễn viên chính thường ít hát với giọng thật mà chỉ hát nhái theo kiểu nhép miệng. Các đạo diễn trở thành lính đánh thuê, làm phim theo đơn đặt hàng, có thể tùy theo hợp đồng mà quay cả chục cuộn phim trong cùng một năm.


Thập niên 1970 cũng là thời kỳ là Ấn Độ xuất khẩu phim ra nước ngoài, trước hết là để phục vụ nhu cầu của các cộng đồng người Ấn ở hải ngoại. Từ đảo Mauritius đến Canada, từ Trung Đông sang Anh Quốc, khán giả đều xem phim theo cùng một kiểu mẫu. Đối với đa số khán giả, hình ảnh đầu tiên của Bollywood chính là những bộ phim của thời hoàng kim ca nhạc kịch, xem để giết thời gian, xem để thư giãn đầu óc, nhưng ít có gì đọng lại trong tâm trí.

Những năm 1980 và 1990, xuất hiện nhiều phim hình sự trinh thám, nói về các băng đảng xã hội đen, đồng tiền chi phối đời sống, tính tham lam của con người, nạn tham nhũng trong xã hội trở thành những đề tài ăn khách. Nhưng bên cạnh đó, điện ảnh Ấn vẫn khai thác các bộ phim tình cảm đôi lứa, quan hệ gia đình. Phim Ấn trở nên tân kỳ hơn trong hình thức và từ thập niên 90 trở đi đánh dấu ngày đăng quang của một thế hệ diễn viên mới (Aamir Khan, Salman Khan, Govinda, Nana Patekar, Sunil Shetty, Akshay Kumar, các nữ diễn viên Sridevi, Madhuri Dixit, Juhi Chawla, Kajol, Manisha Koirala, Urmila Matondkar, Karishma Kapoor …).

Trong số này, ngôi sao màn bạc Ấn nổi tiếng nhất ở nước ngoài là thần tượng Shahrukh Khan, thành danh từ năm 1992. Những tên tuổi này nối bước các bậc đàn anh, đàn chị như Rajesh Khanna, Dharmendra (1960), và Amitabh Bachchan, Mithun Chakraborty, Anil Kapoor, Hema Malini, Jaya Bachchan, Rekha (1970-1980) để chinh phục khán giả nước ngoài.

Kể từ đầu những năm 2000 trở đi, điện ảnh Ấn bước vào thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp sản xuất phim Ấn dựa vào mô hình của các hãng phim Âu Mỹ và ứng dụng các kỹ thuật làm phim hiện đại để đạt đến các tiêu chuẩn quốc tế. Cựu hoa hậu thế giới Aishwarya Rai trở thành cánh chim đầu đàn đi khắp nơi để quảng bá phim Ấn (Preity Zinta, Rani Mukherjee, Kareena Kapoor, Priyanka Chopra, Hrithik Roshan). Các tập đoàn phim như Yash Raj Films hay Dharrma Productions lao vào khai thác các blockbuster theo kiểu Ấn, với lối dàn dựng công phu, hoành tráng (qua các bộ phim như Lagaan, Devdas, Mil Gaya, Kal Ho Naa Ho, Veer Zaara, Krrish, Dhoom 2, Om Shanti Om …).


Phim ảnh trở thành những sản phẩm văn hóa xuất khẩu ồ ạt sang các nước thuộc bán đảo Nam Á, châu Phi, Trung Đông, cũng như sang các nước Anh, Canada, Úc, Mỹ, những nơi có đông đảo người nhập cư gốc Ấn. Một số tác phẩm như Lagaan và Devdas đi dự nhiều liên hoan phim quốc tế và nhờ vậy mà thu hút sự chú ý của khán giả Âu Mỹ, ngoài cộng đồng nói tiếng Ấn. Tuy nhiên, văn hóa bình dân được quảng bá qua dòng phim Bollywood, hàm chứa những nét riêng biệt, đặc thù, hợp với những người có cảm tình với văn hóa Ấn, nhưng chưa chắc gì là dễ hiểu đối với đại đa số khán giả Âu Mỹ.

Do các bộ phim Ấn Độ xuất khẩu sang nước ngoài thường là các sản phẩm của Bollywood, cho nên uy tín của điện ảnh Ấn chưa tỏa sáng bằng điện ảnh Hàn Quốc hay điện ảnh Hoa ngữ, hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm cả Hoa lục, Hồng Kông và Đài Loan. Trên thị trường quốc tế, Bollywood vẫn còn chậm bước. Nhịp độ toàn cầu hóa cũng có tác dụng của một con dao hai lưỡi. Ngay tại quê nhà, Bollywood cũng bị cạnh tranh dữ dội bởi luồng phim nhập khẩu, chủ yếu là Anh Mỹ. Trái với Trung Quốc, Ấn Độ ít có chế độ kiểm duyệt tư tưởng và cũng ít hạn định quota về số lượng phim nhập khẩu hàng năm.

Cách đây hai năm, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Shekhar Kapur đã đến liên hoan Cannes để giới thiệu cuộn phim mang tựa đề "Bollywood, The greatest love story ever told". Đây là một bộ phim tài liệu của hai đạo diễn Rakeysh Omprakash Mehra, người Ấn và Jeff Zimbalist, người Mỹ. Bộ phim phản ánh sự phát triển của Bollywood trong nhiều thập niên qua, cho thấy điện ảnh có khả năng hội tụ tất cả những người Ấn lại với nhau, cho dù họ không có cùng một ngôn ngữ địa phương. Nhưng bên cạnh đó, cuộn phim tài liệu cũng nêu lên một số điều bất cập của Bollywood, khiến cho dòng phim thương mại không dễ gì chinh phục khán giả nước ngoài.

Điện ảnh Ấn Độ có một nét đặc thù mà không nơi nào có : đó là thể loại phim masala, có nghĩa là pha trộn. Nói một cách nôm na, phim masala chẳng khác gì món lẩu thập cẩm, trong đó các nhà viết kịch bản pha trộn một câu chuyện tình cảm với những pha hành động, xen kẻ những tình tiết éo le, bi lụy với những màn hài hước, pha trò. Những pha hồi hộp được tiếp nối với những hoạt cảnh vui nhộn, nhảy múa tưng bừng. Kết quả là phim thường dài đến ba tiếng đồng hồ đan xen nhiều thể loại với nhau. Khán giả nào chưa quen xem phim Ấn, không khỏi cảm thấy lạc lỏng, bỡ ngỡ.


Kể từ một thập niên gần đây, điện ảnh Ấn nỗ lực làm phim với kịch bản nghiêm túc hơn, đề cập đến những vấn đề nhạy cảm trong xã hội như tôn giáo chính trị, tham nhũng, khủng bố hay băng đảng tội ác, những đề tài tế nhị trong gia đình như quan hệ chăn gối trước hôn nhân, sống chung mà không cần hôn thú, quan niệm về trinh tiết của người đàn bà hay tình yêu đồng tính … Những chủ đề như vậy gần sát hơn với thực trạng xã hội, thân thiết hơn đối với giới trẻ chủ yếu ở thành thị, có ăn học, có phương tiện tiếp cận với các luồng văn hoá nước ngoài. Tiêu biểu cho phong trào này có các bộ phim như Kaminey, Firaaq, Gulaal, 3 Idiots, Paa, Wake Up Sid, Peddlers, Miss Lovely, Gangs of Wasseypur ...

Tuy nhiên, do khối lượng phim sản xuất hàng năm khá dồi dào, các nhà sản xuất và đạo diễn chưa chắc gì có đủ thời gian để đầu tư vào khâu viết kịch bản, cho nên có khá nhiều phim Ấn vay mượn, thậm chí sao chép công thức của Hollywood. Khác với điện ảnh Hàn Quốc mà nhiều người còn gọi là Koreanwood, Ấn Độ cũng chưa nâng việc quảng bá phim ảnh hay âm nhạc nước nhà lên hàng quốc sách. Các khâu sản xuất, phát hành, rồi kinh phí quảng bá vãn còn thiếu tính nhất quán để tạo bàn đạp cho điện ảnh Ấn được phổ biến rộng rãi hơn nữa ở nước ngoài.

Tuy về mặt số lượng phim, Bollywood sản xuất nhiều hơn Hollywood, nhưng về doanh thu xuất khẩu, thì điện ảnh Ấn lại kém hơn nhiều so với điện ảnh Mỹ. Tính đến nay, chỉ có vài bộ phim của Ấn Độ từng giành đề cử Oscar cho Phim nước ngoài xuất sắc nhất. Đó là các bộ phim Mother India (1957), Salaam Bombay (1988) và Lagaan (2001). Số phim Ấn Độ đoạt giải tại các liên hoan phim quốc tế như Cannes, Berlin, Venise hay Toronto cũng được đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, điện ảnh của Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên các bảng vàng liên hoan hay tại các giải thưởng điện ảnh quốc tế. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra mắt bộ phim Ấn Độ đầu tiên, nền điện ảnh Ấn vẫn trên con đường đi tìm cơ hội tỏa sáng để giành lấy một vị trí xứng đáng với tầm vóc của mình.
viethoaiphuong
#294 Posted : Saturday, June 29, 2013 3:47:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ sáu 28 Tháng Sáu 2013
Liên hoan điện ảnh Iran đầu tiên tại Pháp


Liên hoan điện ảnh Iran tại Paris 26/06 đến 02/07/2013 (DR)

Trọng Thành
Từ đây đến ngày 2/7/2013, tại rạp Nouvel Odéon, nằm ở trung tâm khu phố Latin, sẽ diễn ra liên hoan đầu tiên về điện ảnh Iran. Nhiều phim truyện đoạt giải quốc tế và phim tài liệu về cách mạng Iran, cùng với ba bộ phim của các đạo diễn trẻ, chưa từng ra mắt ở Pháp (Taboor, Parviz và Modest Reception), sẽ được trình chiếu vào dịp này.

Bên cạnh đó, còn có hai hội thảo bàn tròn : một bàn về cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, và cuộc thứ hai về tương lai điện ảnh Iran.

Hai sự kiện lớn của điện ảnh Iran trong thời gian qua là những chiếc ghế bỏ trống dành để nhớ đến đạo diễn Jafar Panahi tại hai liên hoan Cannes và Berlin năm 2011. Jafar Panahi, người đoạt giải Sư tử vàng Venise năm 2010, với bộ phim « Vòng tròn », bị bắt và bị kết án 6 năm tù và 20 năm cấm làm phim và rời khỏi Iran.

Sự kiện lớn thứ hai là bộ phim « Chia ly » của Asghar Farhadi đoạt giải Gấu vàng ở giải Berlin 2011, rồi Oscar cho phim nước ngoài hay nhất 2012. Ngược lại với đạo diễn « bốc lửa » Panahi bị chính quyền đàn áp, phim ông Asghar Farhadi được cho phép chiếu tại Iran.

Đạo diễn Iran Jafar Panahi hiện thời bị quản thúc tại gia tại Teheran. Ông không có quyền trả lời báo giới. Tuy nhiên, người nghệ sĩ ly khai vẫn tiếp tục sáng tác. Sau bộ phim nhan đề « Cái này không phải là một bộ phim » (2011) (được công chiếu tại Cannes), mà tác giả tự quay với máy camera nhỏ cầm tay và đôi khi với Iphone (cùng với Mojtaba Mirtahmasb), để nói về cuộc sống của một đạo diễn bị cấm làm phim, một lần nữa đạo diễn Panahi lại phá vỡ lệnh cấm, với một bộ phim mới « Closed Curtain » (2013) (cùng với nhà thơ - nhà viết kịch bản Kambozia Partovi). Bộ phim này đã được công chiếu tại Berlin - 2013 (đoạt giải Gấu bạc dành cho kịch bản hay nhất), và là phim mở màn cho liên hoan điện ảnh Iran tại Paris lần đầu tiên.

Majid Barzegar, đạo diễn phim Parviz, bị cấm tại Iran, cho biết : « Trong bốn năm gần đây, chính quyền Iran nghiệt ngã với các nhà điện ảnh nào không chịu liên minh với họ ». Đạo diễn Parviz lên án một « không khí an ninh nghiêm ngặt », cũng như « gọng kìm kinh tế » bóp nghẹt ngành điện ảnh. Đạo diễn trẻ Iran cũng nói đến một nền điện ảnh ngầm, với một mạng lưới thực thụ.

Mohammed Hossein Moazezinia, giám đốc tạp chí điện ảnh Vingt-quatre, thận trọng nhận định rằng, trở lực với điện ảnh Iran là rất nhiều, không chỉ có cựu tổng thống Ahmadinejad là đối thủ, mà còn nhiều lực lượng khác nữa. Các lực lượng Hồi giáo cực đoan, trong những năm gần đây, lại tấn công vào chính cựu tổng thống Ahmadinejad. Ông hy vọng rằng, « chính phủ mới » của tân tổng thống Hassan Roahani được coi là ôn hòa hơn, « có thể kháng cự lại các ảnh hưởng của những nhóm cực đoan, và làm giảm bớt áp lực đối với những người làm điện ảnh ».
Phượng Các
#295 Posted : Thursday, February 12, 2015 4:13:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tôi Xem Phim Quỳnh Chân Y
Toại Khanh


Phật điện thâm nghiêm huyền mặc, một cô bé tuổi chừng bảy tám dầm dề mồ hôi, khấu đầu trước Phật tượng để thực hiện cho bằng được 3000 cái lạy chỉ với một mục đích duy nhất, là được gặp lại người mẹ mà mình chưa từng biết mặt. Và có ai ngờ giây phút đó đã là điểm bắt đầu cho một trận ba đào nhân thế.

Cô bé ấy đi tìm mẹ, một kỹ nữ tài hoa mệnh bạc, đã mắc lỗi nghề nghiệp là vụng dại yêu người, rồi thế là có cô. Để giải thoát cho con, nàng đem gửi nó ở chùa. Hôm nay, nó đã vừa đủ lớn để đi về phố, mà cũng là về đời, để tìm mẹ, cội nguồn của nó. Rồi hình ảnh những người kỹ nữ nhìn thấy trên đường, đã đưa cô bé vào một định phận thật khốc liệt. Phật chất trong cô không đủ mạnh để làm nguội lạnh dòng máu ca kỹ mà cô đã kế thừa từ mẹ. Tình mẹ đưa cô rời chùa, nhưng niềm đam mê thống lụy kia đã đẩy cô về với đời, cõi trầm luân nằm ngoài ánh đèn Phật tự. Nhìn thấy ánh mắt cô bé trông theo đoàn ca kỹ, tôi ngầm hiểu đời cô từ giờ đã vận vào một thứ khổ nghiệp.

Cái độc đáo của câu chuyện bắt đầu ở chỗ bàn tay từ tâm đầu tiên đón nhận cô trở lại với đời, cũng chính là bàn tay sẽ đưa đời cô vào chỗ oan nghiệt. Người trong kỹ phường gọi bà bằng một danh xưng trịnh trọng là Hàng Thủ Bạch Vũ. Cái ngọt ngào rất chân tình của bà đã là một níu kéo khó chối từ cho cô bé ham vui kia. Bà biết gốc tích đáng nể của mẹ cô ngày xưa và cái tài thiên phú của cô hôm nay. Bà đón nhận cô, nuôi dạy cô, nhưng cũng là để giết chết đời cô. Góc cạnh này thiệt thâm thúy. Chốn đất lành bình yên là mái chùa đầy ắp đạo tình ngày nào với cô, bây giờ không phải chốn về đích thực, chỉ là một lữ quán qua đêm mà thôi. Cô không bao giờ thuộc về nơi chốn đó. Cô đi tìm mẹ chỉ là tìm lại cội nguồn của cái hình hài da thịt, nhưng cô bỏ chùa để được múa hát chính là tìm về cội nguồn sinh tử của cô. Tìm gặp lại mẹ không phải cứu cánh cao nhất của đời cô, cô còn có một nguồn cội khác còn hơn cả vòng tay mẹ nữa. Cô quên chùa, quên Phật, quên thầy, chỉ để được hát múa như những người ca nữ mà cô đã nhìn thấy. Lại một bài học khác của nhân gian: Người ta vẫn thường xoay lưng với chính mình bằng cách chối bỏ đất sống để tìm về cõi chết, và ngoài cái nhu cầu cơm áo thường nhật, mỗi người còn luôn bị tác động bởi những hấp lực thầm kín nào đó từ đáy lòng.

Nhiều năm trước, tôi từng đọc mê mẩn cuốn Bay Đêm của Saint Exupéry, rồi thì Chàng Hải Âu Kỳ Diệu (Dịch từ nguyên tác tiếng Anh là Jonathan Livingston Seagull của Richard Bach). Tôi sợ và ghét kỷ luật, nhưng mê hai cuốn sách này, chỉ vì trong đó kỹ luật đã trở thành kỹ thuật và được nâng lên thành một thứ nghệ thuật. Rồi hôm nay, tôi đã bắt gặp lại cảm giác đó khi ngồi xem bộ phim kỳ lạ này. Từ giờ, tôi đã biết kính trọng vũ nghệ Triều Tiên như đã từng không dám xem nhẹ tay nghề của những nghệ giả (Geisha) bên Nhật Bản. Ở đó, nghề ca kỹ không còn là thứ tiện nghệ tầm thường của giới phấn hương thường thấy, mà là thứ nghệ thuật đòi hỏi bao kỹ xảo đáng để hàng cao nhân thưởng lãm. Ngồi xem từng bài tập của kỹ phường, nghe lý thuyết rồi xem thực hành, tôi cứ ngờ kẻ viết kịch bản cho bộ phim hẳn không chỉ muốn giới thiệu riêng mỗi chuyện múa hát.

Đành rằng chuyện đời có gay cấn ly kỳ đến mấy cũng chỉ là những cuộc chơi, nhưng có cuộc chơi nào mà chẳng có luật chơi chứ. Nghề chơi nào chẳng công phu. Để có được tiếng hát như ý, các ca nữ phải ra thác mà tập. Để có được những vũ khúc khuynh thành, họ phải khổ công như một cao thủ võ thuật: Lặn nước, đi dây, treo người, đội chậu, luyện thở. Hãy thử nghe họ nói về những kỹ thuật mới khiếp. Một kỹ nữ lão luyện không thể không biết thở và đi thế nào cho đúng mức. Hai chuyện đó bây giờ không đơn giản là nhu cầu sinh học nữa, chúng phải được xem là những kỹ thuật sống còn trong làng nghề. Họ phải bán mạng cho những bài tập kinh người đó chỉ vì một lý tưởng rất đau lòng: Trở thành món đồ chơi hoàn hảo của muôn người thiên hạ. Đời là vậy mà: Anh chỉ trở nên toàn bích hoàn thiện khi không thuộc về một cái gì riêng tư. Một kỹ nữ đúng mức có thể khiến cả thiên hạ phải yêu mình, nhưng bản thân không được phải lòng bất cứ ai trong số đó. Và lý tưởng cao nhất của một kỹ nữ thượng thặng không phải là bạc tiền hay danh phận, mà chỉ là một nỗi đau cho mình và cho người: Có khả năng khiến người đau đớn và bản thân phải nuốt được những đắng cay ghê gớm nhất. Không làm được hay không hiểu được chừng đó nguyên tắc, sống không bằng chết. Đã thế, bất cứ một nam tử hán nào đem cái chung tình mà yêu kỹ nữ thì cũng xem như nhầm chỗ. Đời họ là vậy, không tin ai và cũng không ai nên tin họ. Họ là tiêu biểu sống động nhất cho cái gọi là cuộc thế phù du này. Kỹ phường ở đây như một chốn thâm cung không có lối ra. Người kỹ nữ chỉ có thể ra khỏi đó, tức chối bỏ được kỹ tịch, khi đã là một xác chết. Nó như bao thứ ngục tù khác trong nhân gian này vậy: Anh chỉ được giải thoát sau khi đã có một hóa thân khác. Lối mòn đôi khi đồng nghĩa với sự giam hãm.

Cô bé Minh Nguyệt Chân Y kia đã từng bước rời xa chính mình để trở thành một con người khác. Cô đã khóc hết nước mắt khi yêu người, được người yêu, và sau cùng là không còn gì hết. Mối tình đầu đời của cô đã kết thúc tức tưởi khi cô đã yêu một người cao hơn tầm với, và đã vậy, mang thân một kỹ nữ, cô đã phạm phải một lầm lỗi chết người là sự rung động trái tim. Người tình chết, con người cũ của cô cũng chết. Thật khó tìm thấy một sức sống mãnh liệt hơn thế. Vùng dậy từ nỗi đau thấu trời, Chân Y trở thành một đệ nhất tài nữ. Cô múa như đi trên lưỡi kiếm, cô hát bằng lời liêu trai của loài ma nữ. Cô múa hát với bóng hình của người đã khuất, quên hết bao người chung quanh. Hát chân thành, múa chung tình. Dốc sức đến tận tuyệt, kỳ cùng, không còn gì để sợ hãi, e sợ, thế là đứng trên thiên hạ. Là một kỹ nữ, cô cũng còn là một kỳ nữ. Cô như một hành giả đã chạm mức: Ai thấy được tới nơi tới chốn cái Khổ Đế thì tự dưng liễu ngộ được Tập Đế. Cuộc tu hành nào cũng là hành trình nhận diện Khổ Đế. Trong nghệ thuật kỹ nữ, càng kinh nghiệm đau khổ thì bản lãnh càng lớn, để từ đó có thể làm chủ được niềm đam mê. Được vậy, thì người nghệ nhân nào cũng đạt tới đỉnh cao của nghề.

Cái kỳ lạ của bộ phim Quỳnh Chân Y nằm ở chỗ, có thể tóm gọn nội dung sâu sắc của nó qua từng lời thoại trong phim, những câu nói của người trong cuộc. Nếu có một giải Oscar cho phần lời thoại của phim, tôi rất muốn đề cử bộ phim Quỳnh Chân Y này. Có thể đó chỉ là những kỹ thuật hướng dẫn kỹ nữ, nhưng có thể nói, nhiều câu trong số đó đáng được xem là khẩu quyết cho người hành đạo: Hãy vung rộng hai tay với tâm niệm đang ôm lấy thiên hạ, hãy biến ảo đôi chân để người xem không biết mình đang bay hay đang bước, một vũ công thượng thừa dù múa một mình (độc vũ) hay chung với nhóm đông (quần vũ) đều hoàn hảo, hãy xem hơi thở là một với cơ thể, chỉ cần làm chủ được hơi thở sẽ làm chủ được chính mình, và trên hết, khi cần hãy quên mất mình là ai. Người viết kịch bản cho bộ phim đã đặt lên môi các nàng kỹ nữ những câu nói minh triết đáng được nhớ đời. Trong nghi thức Hiến Tân Bàn Hoa Thảo, ngày các kỹ nữ sắp ra nghề phải chịu mất đời con gái với một lễ quan theo phong tục thời đó, ta hãy nghe một cô bé nói một câu xanh rờn: Không có gì để tiếc nuối và sợ hãi, chúng ta như một đôi giày, chỉ phát huy tác dụng từ lúc được ai đó xỏ vào chân. Một câu nói độc địa khốc liệt nhưng đã ôn lại cho tôi một bài học giáo lý khó nuốt: Đời sống phải cần đến những xây xát, trầy xước để mà trưởng thành và bắt đầu hữu dụng. Niềm đau là cái bắt buộc trong đời, và nó chính là lối thoát, là cơ hội thăng hoa của vạn vật. Chính nỗi đau đã dạy người ta biết sống linh cảm, biết trăn trở, biết choàng dậy để không mãi hoài ngủ mê. Tôi còn học thêm được câu nói khác: Không phải kẻ mạnh thì sống, mà ai sống được mới là kẻ mạnh. Tuyệt!

Chân Y bẩm sinh thông tuệ, cần mẫn và hiếu học. Chỉ hiềm một nỗi là niềm đam mê của cô lớn quá, nó buộc cô phải sa chân vào một nơi chốn lẽ ra cô không nên có mặt, dù thực ra đó mới là đất sống của cô. Phải mỗi ngày đối diện với những âm mưu bẩn thỉu, cô đã hoang phí không ít thời gian cho những đối đầu. Nhìn quanh kỹ phường, tôi cứ e ngại cho cô, ngoài mẹ và một cô bạn, cô gần như không còn ai để có thể tin cậy. Có một hình ảnh thiệt đẹp và dễ thương, mỗi khi bế tắc quá, Chân Y hoặc chạy về ôm gối mẹ hoặc tìm lên chùa để mách chuyện với người sư phụ năm nào. Thì ra bên trong sâu thẳm con người tục lụy của mình, cô vẫn còn giữ lại được chút đạo tình của một người sư nữ lạc bước đường trần, một hạt Bồ-đề lưu lạc nhân gian. Nhưng về với mẹ hay với chùa bao lâu rồi cô cũng phải ra đi, về với kỹ phường, với bao thứ nhục nhằn thống lụy luôn chờ mình phía trước. Tất thảy những thứ đó đều là cái giá mà cô phải trả.

Mối tình đầu không còn nữa, dù vẫn chưa biết qua mùi đàn ông, Chân Y đã trở thành một người đàn bà trong tâm hồn. Cô bắt đầu biết dạn dĩ, biết tận dụng sở trường bản thân và theo cô, từ bây giờ sẽ là những ngày tháng sống tàn nhẫn để trả thù cuộc đời đã giày xéo tim cô. Và câu chuyện cứ hệt như lấy ra từ kinh Phật, khi chính người giăng bẫy đã sụp bẫy. Chưa kịp hại ai, cô đã trở thành nạn nhân của chính mình khi yêu lấy một người chỉ vì họ có chỗ giống Ân Hạo tình cũ. Cứ vậy cuộc đời long đong của cô xem ra đã phải qua mấy lần đò. Nghĩ mà thương!

Quỳnh Chân Y là một bộ phim đẹp, chữ đẹp hiểu ở nghĩa nào cũng được. Nó đẹp nhờ ở công phu của người làm phim và những chiều sâu của kịch bản: Chiều sâu qua tình tiết và ngôn ngữ. Từng phút trong phim là những bước chân của đạo học, triết học, với riêng tôi, còn là Phật học. Phim của Hàn Quốc, nhưng khi ngồi xem, tôi cứ lan man nhớ về một tác phẩm của Ernest Hemingway, cuốn Giã Từ Vũ Khí (A Farewell To Arms). Những tình tiết, những thời khắc quan trọng chết người đều diễn ra dưới mưa, mưa đêm rồi mưa chiều. Những thời khắc đó rất ngắn, chẳng được một phần trăm tổng thời gian của phim, nhưng cứ Chân Y gặp chuyện thì trời phải mưa, hay phải đợi có mưa thì mới sanh chuyện. Những màn mưa đó cứ bắt tôi nhớ về những dòng thác, những giọt lệ, những ba đào, những buốt lạnh tê cóng của cõi trầm luân. Bộ phim dài lắm, nhưng rốt cùng vẫn là câu chuyện đời đầy chìm nổi và đáng nhớ của người tài nữ phi thường đó bên xứ Triều Tiên xưa. Trước sau ba cuộc tình tan nát, cộng với cái thiên tài ca vũ có một không hai, Chân Y đã gián tiếp và cả trực tiếp can dự vào lịch sử văn hóa Triều Tiên. Bộ phim từ đó không chỉ là chuyện về một người, mà còn là một tài liệu quan trọng về lịch sử âm nhạc của một xứ sở có nền văn hiến lâu đời và đáng nể như Hàn Quốc. Chính Chân Y, một kỹ nữ có tên trong sổ đoạn trường, đã là người đảm nhiệm trọng trách lớn lao đó, khi một mình dẫm lên tất cả lừa dối của nhân gian, vượt qua những máu lệ nát lòng, để một mình ngồi viết lại những trang sử huyền hoặc cho dòng hương nhạc và nữ nhạc kỳ tuyệt của quê hương, để chúng có thể trường tại cùng văn hóa và dân tộc cô từ bấy đến giờ. Cứ nhìn cô lả lướt với những Kiếm Vũ, Hạc Vũ thì ta phải hiểu, qua cô, lịch sử ca vũ và cả văn hóa Triều Tiên vừa được viết thêm một trang mới. Không cần phải là người Triều Tiên, chỉ cần có chút lòng với cái đẹp, với tinh thần nghĩa dũng, người xem phải ít nhiều biết ơn cô. Sao lại phải thế chứ? Thử hỏi, một người con gái chốn phong trần, đã một tay đưa hết bao đại quan rồi mặc khách vào trò chơi thanh sắc của mình để dạy họ biết hiểu đúng và tôn trọng thanh nhạc, để ai cũng có thể trở thành một tri âm khả kính, thì sao chẳng đáng phục? Từ vị trí một nàng ca kỹ, Chân Y đã dạy cho thiên hạ biết được cái gì là ranh giới sau cùng của sự tôn nghiêm, lòng tự trọng tối thiểu của những phận gái phong trần, và độc đáo nhất, là cô đã lớn gan đem cái ngạo khí của một nhi nữ đất Triều Tiên bé xíu mà đùa rỡn lên trên cái tinh thần tự thị Đại Hán của một sứ thần Minh Triều khổng lồ thì sao lại không đáng phục chứ. Tôi cảm ơn cô, người đệ nhất tài nữ Minh Nguyệt Chân Y ngày đó. Cô đã làm tôi một phen mát ruột khi nhìn lại anh láng giềng phương Bắc từ bao đời cứ hiếp đáp dân tôi!

Với bài viết này, tôi tuyệt không có ý làm cái việc quảng cáo cho ai hết, ở đây chỉ là một lời giới thiệu, một tiếng mời gọi cho những khách tri âm, ngoài niềm yêu nghệ thuật, còn biết thiết tha bận lòng về đạo học, dù để sống đời hay hành đạo. Tấm lòng đó, Chân Y gọi là niềm tri tâm mà cô đã một đời tìm kiếm. Là một thầy tu, tôi dĩ nhiên không nên chấm hết bài viết này kiểu vậy. Nếu phải kết thúc bài viết ở đây, tôi chỉ muốn nhắc lại một danh ngôn Tây phương: “Một bắt đầu đúng đắn thì coi như đã là một nửa hành trình đến thành công. Một khởi hành sai lạc thì coi như cái đích đến bi kịch đã nằm ngay trước mặt!”. Giá ngày ấy cô bé Chân Y đừng có bước chân đầu tiên để quay về phố, giá như ngày ấy kỹ phường đừng có ai thu dưỡng cô, giá như ngày ấy cô bị sư phụ trách phạt nghiêm khắc hơn một tí, giá như Chân Y sớm biết rút lui... Tất cả những sự đáng tiếc ấy cứ làm tôi nhớ đến giây phút hấp hối của Ân Hạo, cậu đã thều thào một lời ngắn gọn mà rất thánh: Lẽ ra chúng ta không nên bắt đầu. Chuyện đời là vậy đó, nhiều khi trăm sự rối ren chỉ khởi đi từ một cái cớ nhỏ xíu. Chữ Phạn gọi sự bắt đầu đó là Samudāya, Hán dịch là Tập Khởi. Bất luận đó là điểm bắt đầu cho một thứ gì ở đời...!



TOẠI KHANH
Phượng Các
#296 Posted : Wednesday, August 3, 2016 4:21:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Agatha Christie 's Poirot

Các phim trinh thám kiểu này tôi hay nghĩ là không thực tế mấy: nhà trinh thám tài tình quá ...Nhưng quả là bà Agatha Christie thật dồi dào ý tưởng . Loạt phim thú vị là vì tôi muốn xem cảnh trí ở Anh, cung cách sống trưởng giả của giới nhà giàu Anh, khung cảnh văn hoá, xã hội của một thời đã qua . Kỹ nghệ làm phim đã tốn nhiều tiền cho việc thiết trí lại khung cảnh lịch sử, một điểm son cho cái kỹ nghệ giải trí này .

Phượng Các
#297 Posted : Friday, June 22, 2018 3:01:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Waterfront Cities of The World (2011)

Phim tài liệu, do Heidi Hollinger trình bày . Hollinger đi tới 39 thành phố ven biển và giới thiệu cho khán giả xem các điểm đặc sắc của mỗi thành phố; không phải dưới con mắt du lịch, mà là các đặc điểm khác thường của nó . Bà gặp các chuyên gia của thành phố đó và để cho họ nói, không phải bà nói theo kiểu du khách nhìn và nghĩ . Phim tài liệu này rất công phu và thuộc loại xua^'t sắc mà tôi rất thích .



Heidi Hollinger
Phượng Các
#298 Posted : Sunday, July 29, 2018 5:38:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Debra và David Rixon

Hai vợ chồng đi du lịch theo kiểu Footloose, là đi bộ tuỳ thích . Họ dùng từ đó cho tựa đề các khúc phim khám phá của họ khắp Âu châu . Chồng quay phim, vợ thuyết minh . Họ không phải chỉ đi bộ, chỉ là chọn một số các đoạn đường nào thích hợp mà thôi . Thật ra tướng bà hơi đẫy, không phải là tướng của dân thể thao vác ba lô lùng sục khắp nơi được . Mà không phải chỉ có đi bộ lầm lũi trên đường, họ ngừng lại ở những địa điểm đặc biệt, như bảo tàng, thắng cảnh ... giới thiệu cho khán giả với các kiến thức đã được nghiên cứu, đem lại hứng thú cho chúng ta hiểu biết thêm các nơi đó . Giọng bà nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng hai vợ chồng trao đổi trò chuyện với nhau ít câu, thường hay vuốt đuôi nhau chứ không có tranh cãi về các ý kiến đưa ra, thật là một cặp vợ chồng lý tưởng (hai người từng là goá bụa).

Coi mấy chục videos của họ mà không chán .

Footloose.tv
http://www.footloose.tv/FLE/aboutus.htm

Debra's Diaries
http://www.footloose.tv/diaries/destination.htm

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
linhvang on 7/31/2018(UTC)
Phượng Các
#299 Posted : Thursday, August 2, 2018 1:36:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Village to Villa

Neil McLean and Gai Reid

Cặp này vốn ở vùng Gold Coast ở Queensland, Úc Đại Lợi . Họ đi du lịch theo kiểu mới và sáng tạo dành cho dân ít tiền: là đi giữ chó, mèo, gà, thỏ ... cho các nhà sẽ đi nghỉ hè một số ngày để đổi lại họ được ở miễn phí trong nhà của các người đó . Họ thực hiện kiểu du lịch như vậy suốt gần 1 năm trời tại 4 quốc gia: Úc, Anh, Pháp và Ý Đại Lợi. Các nơi họ ở thường là ở các làng nhà quê, và các căn nhà họ ở cũng to lớn và xinh đẹp . Chứng tỏ họ cũng "kén cá chọn canh" lắm chứ không phải kiểu bụi đời . Họ chỉ đỡ tiền khách sạn thôi chớ còn các chi phí khác thì họ vẫn phải bỏ tiền ra . Mà như vậy cũng là quá tốt rồi .

Họ thuyết minh, phần quay phim có người khác phụ trách . Hai vợ chồng thay phiên nhau nói . Theo tôi thì họ ít cá tính hơn cặp Rixon. Vì là sitters nên phim nào cũng phải có phần săn sóc các con chó mèo gà hay thỏ . Có mấy con thú này cũng làm thú vị cho người xem, vốn đa số người Tây phương rất thương quý loài vật.

http://gepmarketing.com/village-to-villa/


Ai muốn có thể tham gia theo website sau đây:
Trusted Housesitters.com
Phượng Các
#300 Posted : Friday, August 3, 2018 8:59:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



The Lost Sea Expedition

Bernie Harberts đi du lịch bằng con la thồ một cái wagon nhỏ, từ Neptune ở Canada xuống tới biên giới Mễ Tây Cơ xuyên qua vùng Great Plains của Mỹ . Chuyến đi kéo dài tới 394 ngày . Ông có mục tiêu tìm hiểu khu vực này và sưu tầm các di tích, hoá thạch chứng minh nơi đây từng là biển . Ông cũng trò chuyện với cư dân sống rải rác dọc theo đường đi . Nước Mỹ không chỉ có hai bờ Tây Đông rộn ràng, sầm uất, mà còn những khu vực hoang vu, ít người . Có lần tôi còn tỏ ý muốn làm một chuyến đi xuyên nước Mỹ, nhưng có người nói là chỉ có từ California tới Colorado là hấp dẫn, chớ còn sau đó là chán lắm cho tới khi sang tới mé bờ Đông . Mà ông Harberts này lại đi từ trên xuống, thấy vắng và dễ nản lắm . Chỉ có một nơi mà tôi đã tới trong cuộc hành trình của ông là khu Badlands ở South Dakota .

Trong các cuộc trò chuyện và tìm hiểu của ông, có một ý kiến gây ấn tượng cho tôi là quan điểm khác nhau giữa hai người, một nhà khoa học và một tín đồ Kinh Thánh . Ông tín đồ tin là trái đất này chỉ có từ 6 ngàn năm, và ông hoàn toàn tin như vậy; bất chấp khoa học xác định độ tuổi của trái đất là mấy tỉ năm .Ông tin theo khoa học cho biết là ông tôn trọng tín ngưỡng của người khác, nhưng cho là trái đất này chỉ có 6 ngàn năm là không chấp nhận được . Và thuyết tiến hoá là khoa học, là fact, còn thuyết sáng tạo không phải là fact ... Khi đụng tới vấn đề gọi là Đức Tin thì tốt hơn là người ta không nên tranh cãi .

Không biết sau khi tới biên giới Mễ Tây Cơ thì ông trở về bằng cách nào ?

http://www.riverearth.co...tips-for-mule-travelers
Phượng Các
#301 Posted : Sunday, August 12, 2018 9:31:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Rick Steves

Tôi theo dõi loạt phim của Steves từ khi bắt đầu chú ý tới du lịch Âu châu . Lúc đó, mỗi tuần chỉ được xem một chương trình của ông, một địa điểm nào đó của Âu châu . Ông chỉ nhắm vào Âu châu mà thôi, không biết trong tương lai ông có chuyển sang các châu lục khác hay không . Sau đó thấy ông viết sách du lịch, tổ chức các chuyến đi sang đó cho du khách Hoa Kỳ, mở các quảng cáo bán sách, bán băng về du lịch trên tivi ... So sánh các sách du lịch của ông với các tác giả khác thì ông đưa ra nhiều chi tiết hơn, nhắm vào thành phần du khách tương đối hạn hẹp tài chánh (nhưng không đến nổi du lịch bụi). Trung bình một chương trình 30 phút là ông phải mất cả tuần mới thu hình xong, vì còn phải nghiên cứu để thuyết minh. Các tour du lịch của ông tổ chức cho du khách Hoa Kỳ thấy giá khá đắt hơn nhiều tour khác . Nhiều người chịu ảnh hưởng các videos, sách của ông trong các chương trình du lịch của họ . Thí dụ như khi vợ chồng ông bà Rixon sang vùng Cinque Terre ở Tây Italy, gặp du khách Mỹ ở đó thì họ cho biết là chuyến đi của họ gợi ý từ Rick Steves. Và người bản xứ nơi đây cũng cho biết là họ ngày càng làm ăn khấm khá là nhờ du khách. Ta thử xem nhiều làng mạc, thị trấn không có nguồn tài chánh nào ngoài đánh cá, trồng trọt nhỏ thì du lịch đem đến cho họ bao nhiêu là lợi tức . Mà thế giới này, người có tiền không biết tiêu xài đâu cho hết, họ sẽ đi chơi, đi du lịch, nên biết ngó vô cái túi tiền của họ mà móc một cách chân chính, đàng hoàng thì cũng nên lắm chứ .
Users browsing this topic
Guest (4)
17 Pages«<1314151617>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.