Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn hóa giành giật
viethoaiphuong
#1 Posted : Thursday, April 15, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Văn hóa giành giật

Saturday, April 10, 2010

Huy Phương

Chuyện giành giật “dễ thương” nhất của người Việt Nam là tranh nhau trả tiền sau mỗi lần ăn ở tiệm. Bạn cứ tưởng tượng ra cái cảnh mà đã nhiều lần bạn được mục kích tại quầy trả tiền, ít thì tay đôi, nhiều khi tay ba, giành giật nhau để được vinh dự trả tiền bằng cách kéo áo, nắm tay, xô đẩy nhau, đôi khi bất chấp những người có mặt trong tiệm ăn đang ngồi gần đó, những người tốt bụng này đã lớn tiếng với nhau, làm mặt giận và thất vọng khi không được móc túi đãi đằng bạn bè. Ra ngoại quốc khi mà cái ăn cái mặc không còn là chuyện lớn phải lo lắng nữa, việc giành nhau để trả tiền ăn trong các cửa tiệm lại càng thấy nhiều. Người đang ở địa phương thì có lý do mình là chủ nhà, khách phương xa đến thì lấy cớ lâu lâu mới gặp anh em một lần, không để bạn phải trả tiền. Ôi đẹp đẽ thay cái văn hóa bốn nghìn năm văn hiến của chúng ta, thật khác xa lối văn hóa nước Mỹ mới lập quốc có hơn ba trăm năm, khi đứa cháu ngoại tôi cùng bạn vào tiệm ăn, gọi một tô mì, sớt làm hai, mỗi đứa ăn một nửa, chia nhau mỗi đứa móc túi trả $3.50 và vui vẻ đứng dậy ra về.

Nhưng những thứ giành giật khác quả là văn hóa Việt Nam. Cứ nhìn cảnh đi hái lộc trong sân chùa mỗi đêm ba mươi Tết hay những ngày đầu Xuân của người Việt quả thật độc đáo. Càng đề cao văn hóa bao nhiêu, văn hóa giành giật càng phát triển bấy nhiêu. Lễ Hội Hoa Hà Nội năm 2009, trước lúc bế mạc bốn ngày, người đi xem hoa đã tranh nhau cướp, phá, đập gần như tan nát Lễ Hội Phố Hoa Hà Nội dù đã có sự can thiệp của các lực lượng công an, thanh niên tình nguyện, nhân viên bảo vệ. Mỗi người dân Hà Nội đều cố gắng chôm chỉa, cướp giật một chậu hoa, một cành hoa nào đó của công cộng để mang về làm của riêng ở nhà. Với lối văn hóa giành giật biến thành văn hóa cướp giật vào tháng 1 năm 2008, khi Tòa Ðại Sứ Nhật tổ chức triển lãm Hội Hoa Anh Ðào tại Hà Nội, thủ đô của “nhân phẩm”, một lễ hội truyền thống lâu đời của người Nhật. Ðến phần cuối lễ hội, hàng loạt những thanh niên cả nam lẫn nữ Việt Nam đã tràn vào khu triển lãm, tranh nhau bẻ cành, hái hoa anh đào mang về.

Hôm nay báo chí Việt Nam vừa đưa tin tại đền thờ các vua Trần tại Nam Ðịnh, hàng trăm nghìn người, nhất là các viên chức nhà nước Cộng Sản chen chúc nhau, đạp lên đầu lên cổ nhau để đến dây xin “ấn tín Vua ban” vì tin tưởng ngày Khai Ấn (28 tháng 2 năm 2010) ai xin được dấu ấn sẽ được chức tước, bổng lộc như ngày xưa Vua nhà Trần mở lễ khai ấn để thưởng công phong hầu cho các quan chức. Chúng đạp lên nhau, giành giật nhau vì danh lợi, dù chỉ là thứ danh lợi qua mê tín. Những đứa biết giành giật mới là những đứa khôn lanh, thức thời.

Ai đã từng đi những chuyến xe lửa ngày trước, mỗi lần tàu dừng lại ga, là cảnh giành giật, xô đẩy nhau lên tàu, để kiếm một chỗ ngồi trong khi vé nhà nước đã bán ra và thu tiền đủ. Những nơi bán vé tàu, hay chỗ “đăng ký” ghi tên đóng tiền hay mua thực phẩm, không nơi nào là không có cảnh giành giựt vô trật tự. Ở trong các khu chợ buôn bán, cảnh giành giật, chèo kéo khách mua sắm như ở chợ Bến Thành là chuyện văn hóa. Cảnh lên xe đò, xe buýt, xe lửa khiến cho đàn bà trẻ con và các cụ già đều phải kinh hãi. Ngay cả khi tàu chạy, những bao hàng hóa, vật dụng được tống qua cửa sổ của toa tàu, ai chết mặc ai.

Dưới chế độ Cộng Sản, trong cơ chế bao cấp, thời kỳ dân được chính quyền phân phối tem phiếu khiến người dân, cán bộ phải chầu chực từ nửa đêm xếp hàng để chiếm được vị trí gần đầu trước những cửa hàng phân phối theo tem phiếu, từ cân thịt, cân gạo, cân muối, hay miếng xà phòng. Có người giữ chỗ để bán lại, hay xếp những viên gạch để xí chỗ. Nhưng tệ hại hơn là ngay giữa khu Little Saigon, tại một đất nước văn minh như nước Mỹ, có lần đi xem phim, tôi vào rạp, bước đến chỗ nào có người Việt “đồng hương” đang ngồi, đều y như rằng, chỗ nào cũng để nón, để áo, để ví gọi là giành chỗ cho bà con, họ hàng lô lốc đang đi vệ sinh, hay thậm chí sẽ vào sau. Cảnh này cũng thường xẩy ra trên xe đò địa phương của người Việt, vì vé xe không ghi số, ai đến trước ngồi trước nên không thể tránh khỏi cảnh chen lấn giành giật nhau để tìm chỗ tốt. Ði tour, chỗ ngồi đã xếp sẵn, vậy mà mỗi lần xuống xe thăm viếng một địa điểm nào hay ghé ăn trưa, khi trở lại xe chỗ ngồi đã có người “đồng hương” khác an vị, nên đành phải trở lại với văn hóa nhịn nhục, vốn cũng đã mọc rễ trong những tâm hồn Việt Nam chịu thua thiệt. Văn hóa giành giật cũng gọi là văn hóa “xí phần”, “chiếm chỗ” nhờ lanh tay lẹ chân và không cần liêm sỉ.

Giành giật phản nghĩa với nhường nhịn, cổ nhân lại có câu “một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng một sự nhịn, chỉ có chín sự lành thôi, còn thiếu một mới đủ mười. Tục ngữ lại so sánh, “một miếng giữa làng, bằng một sàng trong bếp”, cái miếng giữa làng vinh dự thế, nên người Việt mới có những địa phương hiện hữu hai, ba tổ chức cộng đồng, lại có những người đồng hội, đồng thuyền lại lập ra hai ba tổ chức khác nhau. Ai cũng cho mình có chính danh, cũng cố giành giật điều chính nghĩa, hợp pháp về phần mình.

Phải chi người ta muốn giành giật sự hy sinh trên chiến trường hay khốn khổ trong lao tù về phần mình, họ giành giật một chỗ ngồi trên chuyến bay di tản hay một địa vị tốt đẹp, an toàn khác. Ở tượng đài Việt Mỹ Westminster hôm nay có hai người lính. Người lính Mỹ tượng trưng cho 58,159 người Mỹ chết trong trận chiến Việt Nam. Người lính VNCH là hình ảnh của gần một triệu người lính miền Nam đã nằm xuống. Ðây hẳn là nơi thiêng liêng, bia mộ tri ân của tất cả người Việt tỵ nạn, hẳn không phải là nơi, mà người ngoại quốc, nhìn thấy được văn hóa giành giật của người Việt xẩy ra.

Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, August 15, 2012 10:24:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
‘Thằng Mỹ ngu’
Tuesday, August 07, 2012 5:20:55 PM

-

LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách.Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: NgocLan@nguoi-viet.com



Trăng Quê



Hôm Thứ Bảy vừa rồi, chồng đến nhà bạn dự tiệc.

Tối tôi đến đón chồng về. Khách khứa về hết chỉ còn độ 15 người. Tôi cũng ngồi vào bàn để nghe mấy ông nhậu nói chuyện.

Tôi thích nghe mấy “cha xỉn” nói chuyện vì đây là lúc họ bộc lộ hết cái bản tính của họ. Nói thiệt, lúc uống rượu xỉn là lúc con người ta “thật” nhất.

Tôi và nhỏ ngồi bạn thân ngồi kế nhau nghe mấy cái “mặt trời” nổi gân cổ lên như những con tắc kè ăn nhằm tàn thuốc, cãi nhau về những chuyện không đâu vào đâu mà nhìn nhau cười. Phải công nhận đàn ông họ hay. Cãi nhau om sòm như thế nhưng vẫn cứ cụng ly, vẫn cứ bắt tay nhau thân mật khi ra về...

Ðã từ lâu rồi tôi không để ý đến chuyện nhân tình thế thái của người Việt ở thành phố này. Nhưng có một đề tài mà mấy ông nhậu hôm đó cãi nhau làm tôi suy nghĩ.

Các ông nói qua nói lại thế này:

-Tôi nói là tụi Mỹ nó ngu. Chính vì nó quá ngu nên nó mới đem những thằng thông minh tới nước nó, để lấy tiền của nó.

-Trước khi anh đến đây, anh ở trại tị nạn. Vậy tại sao anh không chọn nơi nào anh tới mà anh đến đây?

-Tôi đâu có quyền chọn lựa. Họ bốc mình đi đâu là mình đi đó.

-Chứ không phải nghe nói đi Mỹ là mừng nhảy tưng tưng.

-Nói gì nói tôi vẫn nói là thằng Mỹ nó ngu. Nó đem người tị nạn qua đây làm cho dân nó mất hết việc làm.

-Chứ không phải anh qua đây đi làm đóng thuế nuôi dân nó ăn welfare hả?

-Thằng Mỹ nó ngu, tôi nói nó ngu lắm. Như chiến tranh ở Iraq và Afganistan, nó bỏ ra biết bao nhiêu tiền bạc và sinh mạng, được cái gì?

-Thì nó tạo chiến tranh để nó bán vũ khí và thu dầu về.

Nhỏ bạn tôi, vốn cũng làm kẻ “ếch ngồi đáy giếng” như tôi, nãy giờ im lặng, giờ chịu không nổi cũng chen vô:

-Thằng Mỹ nó không có ngu đâu! Nó làm cái gì cũng đem lợi cho nó cả. Không bao giờ nó chịu thiệt đâu. Nó đem dân tới đây, là vì đất đai nó còn quá rộng rãi. Mà nó có cho không anh cái gì không? Không bao giờ! Anh làm, nó chặn đầu anh nó đánh thuế. Anh đi mua đồ, nó cũng đánh thuế.

-Nhưng nó đâu có biết là tụi làm nail mình trốn thuế?

-Anh trốn thuế cái kiểu nhỏ nhoi của anh có đáng gì đâu mà nó để ý. Mấy thằng lớn nó còn trốn thuế nhiều hơn, gấp nhiều lần anh nè. Nó vẫn biết chứ, bộ anh tưởng nó không biết hả, chẳng qua là chẳng thấm tháp vào đâu...

Cuộc tranh luận chẳng đâu vào đâu rồi cuối cùng chuyển sang đề tài con lai và các đề tài khác. Chen giữa các đề tài là mấy tiếng hò “dzô! dzô!”

Tôi cứ thắc mắc không biết cái người mà lên tiếng nói “thằng Mỹ ngu” có suy nghĩ như thế nào mà xưng anh ta là người thông minh và cho là người Mỹ ngu? Câu này làm tôi cảm thấy hơi khó chịu. Không biết khi anh ta lênh đênh ngoài biển, không nước, không lương thực, ngáp ngáp chờ chết, anh ta có dám nói mấy câu này không nhỉ? Hay là lúc anh ta xếp hàng chờ nhận tiền welfare lúc mới qua đây anh ta có nói câu này không?

Tôi ghét nhất là mấy người phủi ơn. Bây giờ làm nail luồn lách tránh được một ít tiền thuế thì vỗ ngực xưng tên là mình thông minh và cho là “thằng Mỹ ngu.”

Thiệt là ngao ngán.




Phượng Các
#3 Posted : Friday, August 24, 2012 7:12:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cám ơn chị Trăng Quê và cả chị bạn của chị.

Có một điều mà tôi vẫn chưa giải đáp cho chính mình. Không hiểu tại sao người Việt mình hay gọi 'thằng Mỹ này, nó nọ' thay vì gọi chung là 'họ'. Nếu theo phương diện luật pháp thì những ai lấy quốc tịch Mỹ, trở thành công dân Mỹ thì người đó cũng được gọi là Vietnamese-American. Nếu ta gọi 'thằng Mỹ này, thằng Mỹ nọ' hay kêu rằng “thằng Mỹ ngu” thì mình cũng có khôn hơn đâu. Ðồng ý Mỹ làm chuyện gì cũng đặt quyền lợi của mình lên trước, phải lợi cho nước có ích cho dân, còn hơn những quốc gia với những vị lãnh đạo chỉ nghĩ riêng cho bản thân và gia đình họ.

Có lẽ 'ông nhậu' kia có ý nghĩ như thế vì thấy Mỹ trợ cấp tiền sữa từ lúc con/cháu ông mới mở mắt cho đến năm 5 tuổi, Mỹ bỏ tiền nuôi con cháu ông ăn học, Mỹ cho ông và thân thích ông bảo hiểm y tế trong khi ông không đóng thuế. Ðó là nói đến những năm chính phủ trợ cấp welfare đến khi đứa bé trưởng thành, khỏi 18 tuổi. Mỹ cũng tạo cơ hội cho dân tứ xứ học đến nơi đến chốn, học xong họ về nước họ. Trong số dân về xứ đó, ngoài những ai đem kiến thức đi còn có một số nhỏ 'mượn' luôn cả tin tức, kỹ nghệ mật về nước họ. Họ làm vậy vì yêu nước thương dân chăng? Hay chỉ theo lịnh của chính quyền nước họ?

Mỗi một người có ý tưởng và chí hướng riêng, có vị lãnh đạo hoặc cả một chính quyền họ tôn kính riêng. Dân của mỗi một nước phải bảo vệ và tìm cách kiếm về quốc gia họ, nhưng nếu như Trung Quốc thì công lý, lẽ phải không còn nữa. Và nếu người Việt nào cũng nghĩ như 'ông nhậu' thì thật hổ thẹn với tổ tiên vì con cháu họ bội ân bội nghĩa, sống không có trước có sau, qua cầu rút ván, mà còn đâm thêm một nhát vào lưng người đi trước dẫn dắt. Nếu gọi “thằng Mỹ ngu” vậy ngày chân ướt ráo đến đất “thằng Mỹ ngu”, ông có được trợ cấp xã hội không? Ông có nhận sự giúp của đồng hương là công dân Mỹ không? Quan trọng hơn hết, ông đã và đang làm gì để có đủ tư cách nói câu “thằng Mỹ ngu”?

Và ai cho ông cái quyền đại diện toàn thể đồng hương trong ngành nail để tuyên bố “nhưng nó đâu có biết là tụi làm nail mình trốn thuế”? Cũng vì có người với ý nghĩ như 'ông nhậu' rằng dân sang Mỹ định cư giành mất công ăn việc làm của dân bản xứ là nguyên nhân lớn tạo nên tệ nạn kỳ thị. Tệ nạn này hãy còn tồn tại, nó trở nên lớn lao, hại nhất là vào những lúc như hiện nay khi kinh tế quá tệ vì “đồng tiền đi liền núm ruột”. Và cũng vì có người suy nghĩ như ông, không đóng thuế mà lại cho mình 'thông minh' nên một số người cho rằng dân định cư nói chung và dân Việt mình nói riêng chỉ biết nhận trợ cấp xã hội mà không đóng góp.

Mà thôi, người tỉnh không so đo với người không tỉnh vì người say không bao giờ chịu nhận mình xỉn. Tôi cũng không chấp nhất với định nghĩa 'ngu' và 'thông minh' của ông. Dù tôi không trong nghề, tôi cũng hiểu không phải tất cả người làm nails không đóng thuế vì họ nghĩ họ 'thông minh'. Tại sao họ làm vậy? Tôi xin để mỗi đồng hương trong nghề với một hoàn cảnh khác nhau trả lời.

Sẵn đây tôi cũng xin hỏi ông rằng ông có bao giờ so sánh bản đồ đường Bolsa trước và sau khi người Việt mình đến không? Khi nhìn mấy tấm bản đồ, xin ông hãy hỏi lại mình “thằng Mỹ ngu” hay không. Riêng tôi, tôi không nhận định Mỹ làm đúng, làm sai, khôn hay dại, thông minh hay không, tôi chỉ thấy tội cho Mỹ và cám ơn Mỹ đã cho bản thân, gia đình và hàng thân thích của tôi cơ hội.

Phương Quỳnh



viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, September 24, 2012 1:48:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện chỉ có ở VN thời nay
>>



Sân trường mở tiệc, học sinh nghỉ ở nhà

Sunday, September 23, 2012 6:49:45 PM

QUẢNG NAM (NV) - Sau vụ đóng cửa công sở ở Vĩnh Long, nay đến vụ đóng cả trường học để mở tiệc mừng... đám cưới tại tỉnh Quảng Nam.

Chuyện lạ có thật này xảy ra vào ngày Thứ Hai, 17 tháng 9 vừa qua tại trường tiểu học NVT tọa lạc tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Báo Công An tại Sài Gòn đưa tin nói rằng vào ngày Thứ Hai nói trên, khoảng 200 học sinh trường tiểu học NVT được lệnh của thầy hiệu trưởng cho phép... nghỉ ở nhà. Lệnh này khiến học sinh reo mừng khấp khởi trong khi hàng trăm phụ huynh “méo mặt” vì phải bỏ việc ở nhà... trông con.
Sáng ngày 18 tháng 9, ông V.T., một phụ huynh học sinh, cư dân huyện Núi Thành có con đang học lớp 4 tại trong NVT hỏi thăm mới biết sân trường đã được ông hiệu trưởng cho thuê. Một tiệc cưới tưng bừng, rộn rịp diễn ra tại sân trường. Nghe nói cô dâu là con gái “rượu” của một ông trưởng thôn. Ông trưởng thôn lại là bạn “rượu” của ông hiệu trưởng.
Vị phụ huynh này tin chắc không thể có chuyện lạ đời đó xảy ra nên gọi điện thoại hỏi thăm cha mẹ của nhiều em học sinh khác cùng lớp với con ông. Sau hồi vòng vo mất thời gian, cuối cùng ông V.T mới chịu tin rằng “con của ông không hề nói dối.”

Cũng theo báo Công An tại Sài Gòn, ông Ðoàn Thế Thuận, hiệu trưởng trường NVT cho rằng việc cho học sinh nghỉ học một ngày để ở nhà ôn bài là “bình thường.”
Ðồng thời với việc ra lệnh cho học sinh ở nhà để lấy sân trường mở tiệc cưới tại trường NVT, chính quyền xã Tam Xuân 2 thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cũng đã mở tiệc cưới tại... trụ sở của mình. Thì ra Thứ Hai, 17 tháng 9, được cho là “ngày lành tháng tốt” nên chính quyền các địa phương không ngại đóng cửa trụ sở hành chính, trường học để mở tiệc cưới tưng bừng.
Cũng mới đây thôi, ngày 14 tháng 9, cán bộ lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long ra lệnh đóng cửa trụ sở đột ngột để tất cả mọi người đi dự tiệc “chia tay” sếp cũ. Hàng chục cán bộ Sở Công Thương xếp việc tiếp dân để đến một nhà hàng nâng ly mừng cựu giám đốc sở mình chuyển sang nơi khác làm việc.
Nghe đâu người dân lục tục kéo đến sở đều được yêu cầu “thông cảm, mời ra về.”
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.