Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Lee Lee Ngọc Trương
Phượng Các
#1 Posted : Sunday, November 13, 2011 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

người nghệ sĩ quay lưng vào khán giả

Khi đọc hàng chữ “người nghệ sĩ quay lưng vào khán giả”, chắc ai cũng mường tượng đến một người nghệ sĩ nổi tiếng, lớn tuổi, có một quá trình hoạt động lâu dài trên con đường nghệ thuật. Nhưng bỗng dưng chán nản, quyết định bỏ cuộc, rồi “quay lưng vào khán giả”! Hoặc cũng có thể nghĩ rằng, đây là hành động “phản bội” lại khán giả ái mộ của một người nghệ sĩ!

Nhưng không, người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975. Cô chỉ mới xuất hiện trên sân khấu ca nhạc của trung tâm Asia lần đầu tiên, chưa được khán thính giả biết đến tên tuổi, và lại càng không biết dung nhan của cô, vì cô luôn luôn đứng “quay lưng vào khán giả”! Thưa quý vị đó chính là người nhạc trưởng điều khiển toàn bộ dàn nhạc giao hưởng gồm hầu hết là những nhạc công chuyên nghiệp người ngoại quốc cùng ban Ngàn Khơi, một ban hợp xướng thiện nghệ nhất của cộng đồng người Việt mà quý vị đã có dịp thưởng thưc tài nghệ của họ qua bộ DVD “Hùng Ca Sử Việt” do Asia Entertainment thực hiện và phổ biến trong tháng 10, 2011 vừa qua.

Thể theo lời yêu cầu của đông đảo khán thính giả đã viết thư về cho trung tâm Asia, hoặc qua những diễn đàn văn nghệ, đặc biệt là đối với quý vị mà chúng tôi có dịp gặp gỡ và tiếp xúc qua những buổi lưu diễn gần đây, hầu như ai cũng “trách” người đạo diễn đã vô tình không cho mọi người được nhìn ngắm cô nhạc trưởng tài hoa, mặc áo dài, cầm chiếc đũa conductor’s baton điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu. Và đó chính là lý do thúc đẩy cho tôi viết lên đôi hàng giới thiệu về cô.

Như đã nhắc qua trong phần đầu, cô sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn VN, tên cô là Lee Lee Ngọc Trương, mà chúng tôi quen gọi là Lily. Cô còn rất trẻ, độc thân và hiện đang sống với gia đình ở quận Cam (Orange County), California. Lily yêu nhạc từ thuở nhỏ cho nên ngay sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã dành trọn suốt 7 năm sau đó để lấy cả hai bằng cử nhân về âm nhạc và hợp xướng! Đặc biệt là hòa tấu và nghệ thuật điều khiển các dàn nhạc giao hưởng cùng những ca đoàn!

Lily may mắn được rất nhiều nhạc trưởng lừng danh người bản xứ, cũng như từ nhiều quốc gia khác hướng dẫn và giúp cô trau dồi nghệ thuật để nâng cao năng khiếu trời cho này. Kể cả vị nhạc trưởng tài ba trong cộng đồng người Việt của chúng ở hải ngoại là tiến sĩ Vũ Tôn Bình, ông cũng đã dành nhiều thì giờ để huấn luyện và cố vấn cô trong vai trò “conductor”! Cũng nhờ vậy mà từ chức vụ “Assistant Conductor”, cô đã trở thành “Associate Conductor” trong vòng 7 năm trời, để cùng sánh vai với hàng chục vị thầy đã dậy dỗ mình trong nhiều năm kiên trì học hỏi.

Lily cũng rất năng động trong các sinh hoạt cộng đồng, cô tham dự những buổi hòa nhạc thiện nguyện, hướng dẫn ca nhi, thành viên ca đoàn, cùng nhóm Sóng Xanh và ban hợp xướng Ngàn Khơi! Tuy nhiên công việc và chức vụ chính của Lee Lee Ngọc Trương hiện nay là Phụ Tá Giám Đốc Âm Nhạc (Assistant Music Director) cho Laguna Niguel Presbyterian Church, với một dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng gồm toàn người Hoa Kỳ.

Thật ra có một lần duy nhất khuôn mặt của cô đã được chiếu thoáng qua trên DVD Hùng Ca Sử Việt trong tiết mục của nam ca sĩ Đặng Thế Luân, nhưng không đủ để mọi người có thể kịp nhận diện! Khi hỏi cảm tưởng của cô về sự thiếu sót này, Lily nói “Đây là một tác phẩm nghệ thuật có tính cách lịch sử và hợp quần. Hầu hết các ca nhạc sĩ nổi tiếng đều đứng chung và say sưa hợp ca để nói lên lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc, cho nên được tham dự đã là niềm hãnh diện lớn lao đối với Lily, vì thế yếu tố cá nhân không còn là một điều quan trọng”!
Trả lời về cảm nghĩ của vai trò và hình ảnh khiêm tốn của một người nữ nhạc trưởng trẻ tuổi VN, đứng điều khiển một dàn đại hòa tấu gồm toàn những nhạc công chuyên nghiệp ngoại quốc, dáng dấp to lớn có làm cho cô bị khớp hay không? Lily nói “Cháu cảm thấy mình thật bé nhỏ khi đứng chung với họ, nhưng ngược lại với giai điệu hùng hồn, vĩ đại và phong phú của những bản hùng ca VN đã mang đến cho Lily bao niềm cảm hứng để thấy mình bỗng dưng cao lớn, tưởng như Phù Đổng Thiên Vương đang vươn vai đứng dậy”!

Cô Lily nhờ tôi chuyển lời cám ơn chân thành đến sự chú ý và khuyến khích của khán thính giả dành cho cô và xin gởi tặng quý vị một vài tấm ảnh sinh hoạt đính kèm. Ngòai ra thể theo lời mời của Asia Channel, cô sẽ xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn truyền hình do MC Thùy Dương thực hiện vào những tuần lễ sắp tới. Kính mời quý vị nhớ đón xem.

Nam Lộc
Tonka
#2 Posted : Monday, November 14, 2011 11:02:41 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Một chương trình nhạc thánh ca, ngợi ca Thiên chuá giáng sinh sẽ được trình diễn tại Laguna Niguel Presbyterian Church vào 2 ngày cuối tuần 12/03 và 12/04. Dàn nhạc giao hưởng đồ sộ với rất nhiều nhạc cụ sẽ được điều khiển bởi hai nhạc trưởng Vũ Tôn Bình và Lee Lee Trương, các màn trình diễn thật xuất sắc và được tập luyện công phu. Ai chưa từng xem, xin hãy ghé qua một lần để gặp gỡ cô nhạc trưởng trẻ tuổi tài cao và rất xinh đẹp. Tiếng hát của cô trong vắt và cao vút.
Binh Nguyen
#3 Posted : Monday, November 14, 2011 11:25:24 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Thấy chị Tonka vào đây, em cũng tò tò đi theo, tại chị... PC hết! Big Smile Tongue
Coi xong Hùng Ca Sử Việt, Bình cũng nói với nhà Bình rằng, em vẫn ấm ức cho cô nhạc trưởng, cổ có mái tóc đẹp quá, dáng người cũng xinh quá mà ông quay phim cứ nhất định không chiếu mặt cổ, một khuôn mặt mà Bình cũng đã trông thấy vài lần trong lúc hướng dẫn đoàn ca thiếu nhi có con chị Tonka, vậy mà nhất định họ không chiếu khuôn mặt của cổ, chỉ nhất định có mái tóc! Nhà em bảo, người quay phim chỉ đứng đối diện với sân khấu đâu có đứng trong sân khấu đâu mà quay được cái mặt của người "quay lưng lại". Em vẫn ấm ức, anh nói vậy là không đúng, người quay phim họ đứng tất cả các góc, họ quay tận mặt ông đánh trống (very cute) được cơ mà, sao lại không quay tận mặt cô nhạc trưởng xinh xắn được? Hà hà, nói rồi ấm ức thì ấm ức một mình thôi, chứ Bình không quen "càm ràm", khiếu nại lên báo hay các trung tâm (ai đâu rảnh vậy?) nhưng mà thấy không cái điều mình thấy thì nhiều người khác cũng thấy, cái điều mình không làm nhiều người khác vẫn làm, cho nên ông NL mới biết để viết cái bài trên, ha ha ha... đâu cần mình dụng "võ" đâu hè, bởi vậy, mới nói, cái gì Bình biết thiên hạ cũng biết hết cả rồi, nói thêm chỉ là cho thêm hoa, lá, cành thôi.
BN.
Tonka
#4 Posted : Tuesday, November 15, 2011 9:20:07 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Mái tóc mượt mà đen nhánh, đẹp quá phải không. Có lẽ họ nghĩ rằng ca sĩ (và vũ công) mới là chính nên ống kính tập trung vào chỗ đó. Nhưng nếu có thể nhá khán giả phía dưới hay các tay đàn trống thì không thể quên người nhạc trưởng được.
Chủ nhật này đài SBTN lại có buổi thu hình cho tivi (có lẽ sẽ trình chiếu trong chương trình lễ Tạ ơn). Hy vọng họ sẽ "sửa sai" cái lỗi này.
Phượng Các
#5 Posted : Wednesday, November 16, 2011 12:13:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bình thường thì khi kết thúc buổi trình diễn, nhạc trưởng quay lại chào khán giả, đó là lúc nguời nhạc trưởng nên đuợc thu hình vào.

Bình ơi, ông đánh trống ngồi xoay mặt về khán giả mà! Có khi họ không đặt máy quay phim trong cánh gà thì làm sao quay đuợc mặt nguời nhạc trưởng.
Tonka
#6 Posted : Wednesday, November 16, 2011 2:10:22 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chắc họ không đủ máy quay và thợ để thâu hình người nhạc trưởng, dù chỉ vài giây. Nhìn họ múa cái đũa nhỏ xíu coi cũng hay lắm.
Nhưng đôi khi em cũng thắc mắc người nhạc trưởng có phải hơi dư hay không? Bởi vì khi tập dợt thì ai nấy cũng phải biết và thuộc bài bản, lên xuống hay ngừng nghỉ ở đâu, mỗi người mỗi việc phải tự biết rồi chứ. Họ có cần người nhạc trưởng đứng đó nhắc tuồng hay không?
Mme Ngô ơi làm ơn vô đây khai trí cho em về việc này với Shy
ductriqueanh
#7 Posted : Wednesday, November 16, 2011 9:28:27 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

Chắc họ không đủ máy quay và thợ để thâu hình người nhạc trưởng, dù chỉ vài giây. Nhìn họ múa cái đũa nhỏ xíu coi cũng hay lắm.
Nhưng đôi khi em cũng thắc mắc người nhạc trưởng có phải hơi dư hay không? Bởi vì khi tập dợt thì ai nấy cũng phải biết và thuộc bài bản, lên xuống hay ngừng nghỉ ở đâu, mỗi người mỗi việc phải tự biết rồi chứ. Họ có cần người nhạc trưởng đứng đó nhắc tuồng hay không?
Mme Ngô ơi làm ơn vô đây khai trí cho em về việc này với Shy



Nói vậy chứ vẫn cần đó chị tonka. Nếu là một nhóm nhỏ, tập dợt ăn khớp với nhau thì không cần nhạc trưởng (nhưng nói chung vẫn phải dòm chừng nhau, đôi khi sẽ có một người trong nhóm lãnh nhiệm vụ giữ nhịp). Còn một dàn nhạc lớn thì vai trò của người nhạc trưởng quan trọng lắm à. Mặc dù trên bài nhạc có ghi là nghỉ mấy nhịp, chơi nhanh chậm to nhỏ ra sao, nhưng năm người mười ý, làm sao mà đồng nhất được? Nói đơn giản thì nhạc trưởng là người "cầm cương", nhắc tuồng lúc nào đánh, lúc nào nghỉ, lúc nào nhanh lên, chậm lại, nhỏ xuống, lớn lên...
Ngoài ra còn tùy khả năng của người nhạc trưởng để điều khiển dàn nhạc chơi hài hòa với nhau. Vai trò của nhạc trưởng ở giai đoạn tập dượt thì quan trọng hơn, còn đến lúc trình diễn rồi thì nói chung mọi người đã quen. Lúc tập thì em bảo đảm với chị lần đầu tiên nghe sẽ rất khác với lần tổng dợt. Thứ nhất là cần một cái tai tốt để xác định người nào đánh sai để chỉnh. Thứ hai là phải "múa" cái đũa làm sao cho rõ để người chơi nhạc biết đường làm theo. Có người múa đẹp mà không rõ, khó theo. Ngòai ra, cần phải bình tĩnh, cứng rắn và kiên nhẫn mới điều khiển đựoc một dàn nhạc lớn. Do đó khi các dàn nhạc trong cộng đồng Mỹ trình diễn, người ta sẽ giới thiệu dàn nhạc nào, tác giả nào và nhạc trưởng nào (còn trong cộng đồng VN thì... hỗng biết)
Điều này cũng áp dụng cho ca đoàn. Em đi hát ca đòan cũng một thời gian, dưới tay nhiều ca trưởng, có thể nói rằng mỗi người mỗi tính, mỗi cách tập khác nhau, mỗi cách điều khiển khác nhau, và thấy rõ ràng khả năng của mỗi người khác nhau, do đó mà biểu hiện của ca viên cũng khác nhau.
Cho nên vai trò của nhạc trưởng/ca trưởng nhìn dễ mà hỏng có dễ đâu Smile
Tonka
#8 Posted : Friday, November 18, 2011 7:07:03 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Quế Anh nói có lý lắm. Nhưng mà nói trong giàn nhạc giao hưởng hay một ban hợp xướng thì toàn là những người chuyên môn luyện tập lâu năm, cho nên nếu có sai sót thì cũng chỉ một vài phần trăm, một con số nhỏ xíu không đủ cho người không chuyên nghiệp (khán giả) biết được. Khi tập dợt thì đúng là cần người nhạc trưởng để mọi người thống nhất và ăn ý với nhau. Nếu đã luyện tập kỹ thì khi trình diễn đâu cần người nhạc trưởng, nếu không thì hóa ra mình đã không làm bài tập ở nhà. Nếu không tập dợt thì cho dù nhạc trưởng đứng chần dần ra đó cũng đâu có làm cho họ đàn hay hát cho đúng được. Ý của TK là như vậy Big Smile
Binh Nguyen
#9 Posted : Thursday, December 1, 2011 2:07:56 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Lâu lâu, Bình có coi lại vài bài trong dĩa đó, thỉnh thoảng người ta chiếu trên TV, anh xã Bình cũng coi, thấy có chiếu mặt cổ vài lần, ảnh kêu em, em coi nè, người ta có chiếu mặt cổ mà, sao em lại phàn nàn? Ừ thì cũng có chiếu chứ, chắc chắn là phải chiếu được chứ sao lại kêu là không đứng ở cái góc nào quay cổ được?

Chị Tonka, cái giàn giao hưởng to lắm, nhạc cũng nhiều lắm, cũng có lúc em hỏi mấy đứa nhỏ, sao không học thuộc luôn đi, sao cứ phải nhìn vào cái nốt nhạc làm chi cho rắc rối vậy? Nhưng nghĩ lại, nhiều quá chị ạ, tụi nó không thể nào nhớ hết nổi. Thì cái người hát cũng vậy, có người nhạc trưởng đứng đó, phất tay lên, xuống, cũng giúp mình nhớ được là khúc đó xuống hay lên, chứ nhớ lời không là cũng khó lắm rồi, lại còn nhớ điệu hay nhịp nữa thì khó lắm lắm. Em hát rồi, em biết, cứ toàn vô trật nhịp không là tại... vậy. Có ông nhạc trưởng đứng nhắc chừng, đỡ lắm, không lo rớt nhịp, hi hi!

BN.
Tonka
#10 Posted : Friday, December 2, 2011 12:16:24 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Có ông nhạc trưởng đứng nhắc chừng, đỡ lắm, không lo rớt nhịp, hi hi!



Chắc vậy quá. Hôm trước khi ngồi trong phòng chờ tụi nhỏ thu hình, tui thấy những "ca viên" tụ từng nhóm để tập dợt chờ đến phiên mình lên sân khấu. Nghe họ nói với nhau đại khái là "lớn tuổi rồi, hay quên lắm, hễ quên một chữ là đứng đó luôn..."
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.