Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Cẩn thận khi được đấm bóp
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, May 20, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ði massage chân bị lệch hông

Cẩn thận khi được đấm bóp



Ngọc Lan/Người Việt



WESTMINSTER (NV) - “Qua kinh nghiệm bản thân, tôi chỉ muốn cảnh báo cho những ai thường đi làm massage biết là không nên để cho người thợ leo lên lưng mình, hay cần phải ‘check’ trước với thợ để họ không bấm huyệt lung tung, không đúng thì khốn khổ cho mình.”



Rất nhiều tiệm “foot massage” mọc lên khắp Little Saigon. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Ðó là lời của bà Kim Nguyễn, cư dân Orange County, nói với phóng viên Người Việt.

Bà Kim là người đi “foot massage” (massage chân) nhưng lại bị “lệch hông,” dù đã chữa trị gần nửa năm qua vẫn không khỏi hẳn.



Massage chân, bị thương chỗ khác


Bà Kim, ngụ tại quận Cam, kể với phóng viên Người Việt câu chuyện bà đi “foot massage” nhưng “right hip” (hông phải) của bà lại bị lệch, “bác sĩ bảo không thể nào trở lại bình thường hoàn toàn như trước”.

Theo lời kể, đầu năm 2010, một lần bà Kim Nguyễn “bị đau lưng”. Nghe lời giới thiệu của bạn bè, bà Kim tìm đến một tiệm “Foot massage” của người Hoa nằm gần góc đường Brookhurst và McFadden.

“Bạn tôi nói chỗ đó sạch sẽ, tuy giá hơi cao hơn nơi khác một chút. Tôi đi thử lần đầu thì thấy mọi chuyện đều ‘ok’, không có vấn đề gì.” Người phụ nữ ngoài 50 nhớ lại.

Ðến tháng 10 năm ngoái, bà Kim trở lại tiệm foot massage trên. Lần này bà không bị đau lưng, mà “chỉ cảm thấy mỏi do công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu”.

Người thợ làm massage cho bà Kim lần này là một phụ nữ người Hoa.

“Cô ta làm cũng được.” Bà Kim nhận xét.

Tuy nhiên, có một điều là “cô thợ này đã không hỏi tôi trước mà trong khi tôi đang nằm sấp mơ mơ màng màng ngủ trên ghế massage thì cổ đã leo lên lưng tôi và dùng đầu gối để đè, để nhấn trên đó.”

“Lúc tôi giật mình dậy, thấy cổ đang làm vậy, tôi quay người trở lại thì cổ leo xuống.” Bà Kim kể tiếp.

Bà Kim nói rằng “ngay khi đó thì không có chuyện gì xảy ra”. Nhưng qua ngày hôm sau thì “bên hông phải (right hip) của tôi bắt đầu đau. Ngồi cũng đau, quay qua quay lại cũng đau”.

Theo yêu cầu của bác sĩ gia đình, bà Kim đi chụp hình x-ray.

Nhìn bức hình chụp x-ray, bác sĩ nói chỗ hông trái của bà Kim “bị lệch”.

“Bác sĩ nói việc người thợ dùng đầu gối ấn lên lưng như vậy là rất nguy hiểm bởi nếu ấn sai, người khách có thể bị mang tật.” Bà Kim cho biết.

Bác sĩ gia đình khuyên bà Kim nên thử đến gặp bác sĩ chỉnh hình (chiropractor) “xem họ có sửa lại được chỗ lệch đó không”.

“Người ‘chiropractor’ cũng hỏi vì sao tôi bị, và ông cũng nói rằng dùng đầu gối làm như vậy là không đúng. Ông chiropractor người Mỹ này đo hai cái chân tôi và cho biết chân bên phải, chỗ bị đau ngắn hơn bên trái. Ổng giải thích do nó bị rút lên gì đó.” Người khách massage bất hạnh nói tiếp.

Sau mười mấy lần đi bác sĩ chỉnh hình mà “mỗi lần phải trả $40, $50 tiền co-payment, dù có bảo hiểm sức khỏe,” nơi hông phải của bà Kim “có đỡ hơn, nhưng không đi thì nó lại 'bother' mình”.

Sau một thời gian đi chiropractor cũng không có sự tiến triển gì hơn, chuyển qua đi làm vật lý trị liệu (physical therapy).

“Ði làm massage therapy thì cũng đỡ đỡ thôi, vì như người làm việc ở phòng vật lý trị liệu nói bây giờ tôi như người mang tật, đã có cái ‘thẹo’ chỗ đó rồi, nó không thể nào hết hoàn toàn. Nó không làm mình đau nhiều nhưng vì đã là ‘thẹo’ nên có khi đến cơn thì nó làm mình khó chịu, làm mình đau.” Bà Kim nói về tình trạng hiện tại của mình.



Nhà nhà “foot massage”


Trong vài năm gần đây, hình ảnh của những tiệm “Foot massage” dường như không còn xa lạ với người Việt ở Orange County nói chung, và Little Saigon nói riêng.

Những ai đã từng đến những tiệm foot massage quanh khu vực Little Saigon đều nhận thấy rằng hầu hết thợ làm việc ở đây đều là người Hoa, và đa phần họ không biết tiếng Anh.

“Trong tiệm hình như chỉ có người quản lý là biết nói tiếng Anh, còn thợ chỉ nói tiếng Tàu và ra dấu cho mình bỏ chân ngâm vào nước, hay nằm sấp, nằm ngửa... thôi. Có người khá khá hơn thì nói được vài chữ như ‘firm’ hay ‘hard’ (làm mạnh), medium (vừa), ‘light’ hoặc ‘soft’ (nhẹ tay), ‘turn’ (quay)...” Anh Khoa Lý, cư dân thành phố Westminster, một khách thường đi foot massage cho biết.

Cũng như hiện tượng chung của ngành nail, khi những tiệm foot massage được mở ra ngày càng nhiều, các chủ tiệm vừa phải tìm cách giảm giá lại vừa phải tăng thêm dịch vụ nhằm cạnh tranh thu hút khách.

Nếu vài năm trước, giá một giờ foot massage có thể đến $45/giờ, sau xuống còn $30, $25, hiện nay giá chỉ còn $15/giờ, nếu mua 10 giờ sẽ được tặng thêm một giờ. Thậm chí có nơi chỉ còn $12 cho một tiếng massage.

Không chỉ giảm giá, khách vào tiệm “foot massage,” ngoài việc được massage chân, thì còn được xoa bóp luôn cả đầu, tay, vai, lưng, chân, hay nói một cách ngắn gọn là massage toàn thân.

Trong ánh đèn vừa đủ sáng. Trong tiếng nhạc nhẹ êm êm. Chỉ phải trả khoảng $15 (chưa tính tip) để có được một giờ thư giãn, quả là cũng sướng thật.

Tuy nhiên, vì là dịch vụ kiểu “bonus” thêm, nên khách đến tiệm “foot massage” cũng không lấy làm phiền lòng khi những ghế massage cứ xếp san sát nhau, không cần có vách ngăn, đàn ông thì cứ cởi trần ra, phụ nữ thì mặc trên người cái áo thun ba lỗ.

Ai muốn nhắm mắt mơ màng thì nhắm mắt mơ màng.

Ai muốn mở mắt nhìn người chung quanh thì cứ mở mắt.

Và không ai thắc mắc là những người làm massage này có biết việc không, có bao giờ làm mình bị lệch hông hay bị thương tích gì khác không.



Lý do dùng tên “Foot Massage”

Có lý do vì sao mọc lên rất nhiều tiệm làm massage toàn thân nhưng chỉ để bảng ghi “foot massage”. Lý do đó là luật lệ khác nhau cho các loại massage khác nhau. Yêu cầu tay nghề hay certificate cho một người thợ làm massage chân hay làm massage toàn thân là hoàn toàn khác nhau.

Bác Sĩ Tâm Nguyễn là giám đốc trường thẩm mỹ ABC, một nơi có dạy massage. Bác Sĩ Tâm cho báo Người Việt biết, “Ngoài những người thợ có bằng nail hay esthetician có thể làm massage ở khu vực chân và vai của khách, những người chỉ chuyên về massage cần phải trải qua lớp huấn luyện từ 100 giờ cho foot massage, đến 300 giờ cho massage technician, 600 giờ hay 1000 giờ cho massage therapist.”

Cô A. (không muốn nêu tên đầy đủ), đang làm việc như một massage therapist cho một văn phòng bác sĩ ở thành phố Garden Grove, chia sẻ, “Sau khi học xong 600 giờ massage ở trường, tôi được cấp certificate để đi làm. Với giấy chứng nhận này, tôi phải làm việc dưới quyền của bác sĩ, làm theo order của bác sĩ, và chỉ làm trên cơ bắp, không được đụng tới phần xương.”

Cô A cho biết, cô phải trải qua những giờ học lý thuyết và thực hành để có thể hiểu biết về cấu tạo của cơ thể, hệ thống xương khớp, bắp thịt, và quan trọng là học các huyệt quan trọng trên cơ thể người. Ðây là điều mà người thợ massage cần phải biết thật kỹ.

“Chuyện một số người đi foot massage rồi bị trật vai, trật cổ, trật chân phải tìm đến các dịch vụ’'physical therapy’ để nhờ xoa nắn lại là có xảy ra,” cô A. xác nhận.

Nhưng chuyện huấn luyện có xảy ra không, thì không rõ. Phóng viên báo Người Việt hỏi một chủ tiệm foot massage ở Westminster. Người này trả lời với điều kiện không nêu tên tiệm, thì nói:

“Tôi không training cho thợ về kỹ thuật làm massage, vì theo tôi người đến xin việc phải là người đã biết nghề và có certificate. Tôi chỉ hướng dẫn họ về luật của tiệm như cách chào hỏi khách như thế nào, thái độ đối với khách ra sao, nói chung là về cách ‘service’ khách mà thôi.”

“Vậy thợ là massage có phải hỏi khách là có đang bị thương, bị đau ở chỗ nào không?” Báo Người Việt hỏi tiếp.

“Thường không có ai hỏi gì hết. Cứ khách đến là làm massage như nhau. Chỉ có khách nào đau mỏi ở đâu thì họ sẽ đề nghị người thợ xoa bóp nhiều cho họ ở chỗ đó.” Người chủ tiệm trả lời.

Rồi nếu đi massage mà bị chấn thương thì sao? Theo người chủ nhân này, tiệm của bà chưa bao giờ xảy ra bất kỳ trường hợp tai nạn nào. Và bà trầm ngâm suy nghĩ rồi nói, “cũng thật là khó mà thưa kiện, trừ khi người ta cố tình ‘set up’ quay phim, chứ làm sao mà có bằng chứng liệu người thợ có làm thương tổn gì đến người khách hay không?”
viethoaiphuong
#2 Posted : Monday, May 23, 2011 3:26:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
--------- Forwarded message ----------
From:
Date: 2011/5/23
Subject: [Hoalu] Fw: Massage: Coi chừng uổng mạng!




Massage (Tẩm quất): Coi chừng uổng mạng!


Tẩm quất, massage vốn được nhiều người coi là cách thư giãn, giảm mệt mỏi rất hữu hiệu nhưng thực hiện không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Có thể nói việc day bấm các huyệt vị hay thực hiện các động tác xoa bóp ở vùng đầu, cổ là rất có ích, nhất là khi cơ thể mệt mỏi hoặc có những bức xúc quá mức về tinh thần. Ngay cả khi không có bệnh tật gì mà tự mình hoặc được người khác day bấm, xoa bóp đều đặn hằng ngày, hiệu quả phục hồi, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng không nhỏ. Chính vì thế nên xoa bóp, massage, bấm huyệt... ngày càng phổ biến.

Phải có kỹ thuật nhất định

Nắm bắt tâm lý này nên dù khách hàng có yêu cầu hay không, hầu hết nhân viên các tiệm cắt tóc, gội đầu vẫn sốt sắng thực hành các “bài” massage dưới hình thức day, bấm một số huyệt vùng đầu, mặt, cổ của khách. Thậm chí, họ còn mạnh tay vặn cổ, kéo tóc... Các chuyên gia về vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe cảnh báo chúng ta cần cẩn trọng với việc thực hành các “bài” massage này vì hầu hết nhân viên các tiệm hớt tóc truyền nghề cho nhau theo kiểu biết gì chỉ đó chứ không qua bất kỳ trường lớp nào.
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn ở Khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những thủ thuật day, bấm và xoa, bóp này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện tuần hoàn não, lập lại sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, đồng thời tăng cường khả năng chịu đựng của vỏ não trong điều kiện thiếu dưỡng khí. Tuy nhiên, dù những động tác này rất đơn giản nhưng việc xoa và day hay ấn và bóp ở vị trí nào trên cơ thể lẫn kỹ thuật tiến hành ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất, không xảy ra phản ứng phụ lại không đơn giản.

Khi cơ thể đang mắc các bệnh lý hoặc tình trạng sau đây thì không nên sử dụng massage: bệnh ngoài da, ghẻ lở, hắc lào, lang ben; ung thư xương, lao xương; tâm thần; say rượu, ăn quá no hoặc quá đói; suy kiệt, quá yếu; thoái vị nặng; bị chấn thương ngoại khoa; đau bụng, viêm ruột thừa.
(Nguồn: Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

“Thực tế đã có những người sức vóc trông rất hoành tráng thế mà khi được bấm huyệt và xoa bóp thì lại lâm vào trạng thái “say kim”. Biểu hiện là toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, hoa mắt, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật, sùi bọt mép như lên cơn động kinh”- bác sĩ Toàn cho biết.
Bác sĩ Phạm Việt Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội), cho rằng muốn massage, xoa bóp, kể cả tẩm quất, đều phải có kỹ thuật nhất định.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, các cơ bị co lại nên việc xoa bóp nhẹ nhàng ở phần da, cơ sẽ giúp làm mềm và dãn cơ khiến chúng ta cảm thấy đỡ mỏi mệt và sảng khoái hơn. Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào sức khỏe, độ tuổi của người được massage, tẩm quất để thực hiện các động tác cho hợp lý chứ không phải gặp ai cũng bấm, cũng day như nhau.

Nếu làm những động tác mạnh tác động vào phần xương, khớp thì có thể gây ra nhiều tác hại xấu, thậm chí liệt cột sống. Thực tế ở những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mãn tính thì phương pháp xoa bóp cũng có thể giúp giảm đau. Về nguyên tắc, trước khi thực hành các bài bấm huyệt, nhân viên cần được cung cấp kiến thức sơ đẳng về các vị trí huyệt, cường độ, kỹ thuật, thời gian tác động và nhất là các trường hợp có chỉ định cũng như chống chỉ định.

Rút cổ: Giập tủy như chơi

Bác sĩ Hoàng dẫn chứng cách đây chưa lâu đã có trường hợp tử vong ở Hà Nội do tẩm quất không đúng cách khiến nạn nhân gãy cổ và chết ngay tại chỗ. “Với những người không có chuyên môn về xoa bóp, bấm huyệt thì không bao giờ được làm các động tác bẻ mạnh các khớp, nhất là ở đốt sống cổ và cột sống là nơi tập trung tủy sống, trung tâm hô hấp. Bẻ không đúng cách sẽ gây co rút cổ, nặng hơn thì sẽ bong gân cột sống, liệt cổ, giập tủy. Những trường hợp bị ung thư xương, ung thư cột sống, khi bấm huyệt có thể dẫn đến tàn tật, thậm chí tử vong”- bác sĩ Hoàng lưu ý.

TS Trương Việt Bình, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết xoa bóp là một trong những phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe. Tại bệnh viện, phương pháp này được dùng để chữa bệnh, ở các cơ sở dịch vụ thì gọi là massage còn khi người dân tự ý xoa bóp, thư giãn cho nhau mà không theo một bài bản nào thì gọi là tẩm quất. Theo quy định của Bộ Y tế, để có được kiến thức y học nhất định, hình thức đào tạo nhanh nhất là sơ cấp kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt cũng phải học 3 tháng. Tham gia các lớp đào tạo sơ cấp này, học viên sẽ được học cả lý thuyết lẫn thực hành theo quy định của Bộ Y tế lẫn chỉ có cơ sở đào tạo được phép của Bộ Y tế mới được đào tạo.
Theo Người Lao Động
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.