Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

những chuyện lạ trong thế giới động vật
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, April 10, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

450 loài động vật quan hệ tình dục đồng giới

Không chỉ riêng trong thế giới con người mới biết tới những trường hợp đồng tính mà trong thế giới động vật, điều đó thực tế cũng đã xảy ra.

Loài chim hải âu Laysan là một loài chim biển có sải cánh lớn và một chiếc mỏ màu vàng nhạt. Cứ tới tháng 11 hàng năm chúng lại tập trung tại nơi được gọi là điểm Kaena, nhìn ra biển Thái Bình Dương trên mũi phía tây bắc của đảo Oahu, Hawaii. Mỗi con chim sẽ dành ra 6 tháng trong năm một mình tự do kiếm sống ở phía Bắc Alaska và 6 tháng còn lại chúng sẽ về đây đoàn tụ với bạn đời của mình.


Một cặp hải âu mái đang ấp trứng trên mũi Kaena

Loài hải âu này có thể sống tới 60-70 năm và thường chỉ giao phối với một con chim trong suốt cuộc đời của nó. Theo cách gọi hài hước của các nhà sinh học, loài hải âu lớn này có "tỷ lệ ly hôn" thấp nhất trong số các loài chim được biết tới.

Tới tháng 11, những con chim hải âu sẽ bay trở lại đảo Oahu và tìm kiếm người bạn tình cũ của mình và tiếp tục sinh con đẻ cái. Chim đực sẽ cùng chim cái ấp quả trứng duy nhất trong suốt 65 ngày sau đó. Chúng cùng nhau trông coi trứng, thay nhau đi kiếm ăn và ấu yếm nhau trong những chiếc tổ ấm cúng.

Tiến sĩ Young thuộc trường đại học Manoa của Hawaii là một nhà nghiên cứu chim hải âu Laysan trên đảo Oahu kể từ năm 2003 tới nay. Trong quá trình làm việc, bà tình cờ phát hiện ra rằng gần 1/3 các cặp chim hải âu ở Kaena là các cặp cùng là nữ.

Các dữ liệu sinh học của các tác giả khác nghiên cứu trước đó cũng cho thấy hiện tượng lạ lùng này. Các cặp con cái cùng nhau ấp trứng, nuôi dạy chim non, quến rũ nhau và ứng xử với nhau như bất kỳ một cặp chim vợ chồng thực sự nào khác ở mũi đất Kaena.

Phát hiện của tiến sĩ Young được cho là ly kỳ nhất trong giới sinh học. Thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận hoạt động tình dục một giới tính ở hơn 450 loài động vật khác nhau: từ chim hồng hạc với bò rừng bizon, từ bọ cánh cứng đến cá 7 màu... Trong phần lớn các loài đó, mối quan hệ giao phối đồng giới cũng đã được ghi nhận nhưng không thường xuyên.


Gắn kết và giao phối đồng giới cũng đã được phát hiện thấy
ở nhiều loài khác trong tự nhiên

Hoạt động giao phối cùng giới ở động vật cũng thường được quan sát thấy ở các quần thể động vật bị thiếu hụt số lượng của một giới nào đó. Trong tự nhiên rất ít gặp mà thường xuyên xuất hiện tại vườn thú hơn.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà sinh vật học đã tìm thấy mối quan hệ tình dục cùng một giới tính ở nhiều loài động vật khác. Ví dụ như công trình nghiên cứu khỉ mặt đỏ Nhật Bản của Paul Vaseys được tiến hành 15 năm qua cho thấy khỉ cái cũng kết đôi và giao phối với nhau trong mùa sinh sản. Vaseys cũng cho biết ông vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác mà chỉ cảm nhận thấy rằng đó là "một hành vi không có mục đích rõ rệt".

Thay vào đó, nó là sản phẩm phụ của một hành vi nào đó hay sản phẩm phụ từ gene. Khi những con khỉ cái gắn kết với nhau nhiều hơn, chúng sẽ có biểu hiện với nhau như là một bạn tình trong khi đó vẫn có khả năng gắn kết với bạn tình là khỉ đực.

Một số học giả cho rằng, sự kết hợp giữa các con chim Hải âu mái ở Kaena chỉ là do các sự cố thường xảy ra trong mùa sinh sản bởi chúng rất dễ bị rơi mất trứng. Nếu con cái đẻ hơn 1 quả trứng một năm dẫn tới việc quả trứng dễ bị lăn ra khỏi tổ và chúng sẽ bị lạc mất trứng (điều này chắc chắn có khả năng xảy ra bởi tổ của chúng chỉ được thiết kế vừa chỗ cho 1 quả trứng) .

Bởi vậy, việc con cái cùng nhau chia sẻ tổ chỉ là một biểu hiện của tình đoàn kết. Hoặc con cái đã không tìm được một ông bố đủ tốt chăm sóc cho trứng và con non nên nó đã kết đôi với một con mái khác để nâng cao tỷ lệ sinh tồn cho con non. Nhưng điều đó không thuyết phục các nhà khoa học khác.

Hiện các nhà khoa học đã chú ý một cách nghiêm túc hơn tới mối quan hệ đồng tính ở động vật và tiếp cận nó như một vấn đề khoa học thực sự để tìm ra lời giải cho vấn đề này. Cuộc tranh luận của giới khoa học mới chỉ bắt đầu và dự kiến sẽ còn kéo dài hơn nữa.

Theo News York Times
viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, October 6, 2010 10:44:11 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chim cũng biết tự vận tập thể

Wednesday, October 6, 2010 7:07 PM

Chim rụng như sung – điều kỳ bí khó giải thích

Một bầy sáo đá hàng trăm con rụng xuống một mảnh vườn nhỏ. Trên 100 con chết. Một số hấp hối được cho hưởng “cái chết không đau đớn”. Chỉ 6 con sống sót. Một hiện tượng bí mật chưa tìm ra lời giải đáp, dù các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết.
TIN LIÊN QUAN

Hiện tượng khủng khiếp

Đêm Chủ nhật trung tuần tháng ba vừa qua, tại một ngôi nhà yên tĩnh ở Somerset, một đàn sáo đá từ trên trời bỗng nhiên lao ầm ầm xuống một mảnh vườn nhỏ ở trước cửa nhà bà Knight. Chỉ trong một diện tích nhỏ, mỗi cạnh chừng 3,5 mét, trên 100 con chim đáng thương nằm chồng lên nhau. Con nào cũng đầm đìa máu, rỉ ra từ mỏ, gãy cánh, gãy chân, vỡ đầu.

Đa số đã chết, một số ngắc ngoải, rõ ràng chúng rất đau đớn cho đến khi các hội viên của RSPCA (Royal Society for the Prevention of Cruelty to Animals – Hội ngăn cản hành động tàn nhẫn đối với súc vật) đến cấp cứu.



Một hội viên của RSPCA được bà Julie Knight gọi đến để thu nhặt
xác những con chim chết tại vườn nhà bà tại Coxley, Somerset.

4 giờ 15 chiều, bà y tá Julie Knight, 53 tuổi từ ngôi làng Coxley trở về nhà thì chứng kiến một hiện tương kỳ lạ chưa từng có và làm các chuyên gia cũng kinh hoàng. Bà kể lại: “Thật là một trận mưa chim đúng nghĩa đen. Chúng lao xuống khu vườn nhà tôi như sung rụng lộp bộp trước mặt. Chừng 70 con đã chết từ bao giờ, la liệt trong vườn. Tôi hốt hoảng, khiếp sợ, cứng đờ người ra như hóa thành đá. Hiện tượng đó chẳng khác gì những cảnh của cuốn phim kinh dị “Những con chim” của Alfred Hitchcock mà tôi đã từng xem thủa nhỏ”.



Bà Julie Knight – nhân chứng trong vụ “chim rụng như sung”.

“Tôi gọi ngay cho Tổ chức RSPCA. Họ mang bầy sáo đá đã chết đi, cho những con còn thoi thóp vào lồng để thực hiện giúp chúng “chết mà không đau đớn”. Tổng số sáo đá lao xuống chết là trên một 100 con, một vài con còn mắc trên cành cây. Chỉ 6 con hồi phục dần và sống lại được. Sống ở nông thôn từ bé, tôi chưa bao giờ gặp sự lạ như thế”.

Những giải thích chưa thỏa đáng

Hiện tượng kỳ lạ, đầy những bí ẩn tại vườn của bà Knight cho đến nay chưa có lời giải thích, tuy đôi khi người ta cũng thấy có trường hợp những con chim rụng xuống từ trên trời.

Bà Knight cho rằng có thể bầy sáo đá này từ một vùng nào đó, sà xuống một cánh đồng kiếm ăn, gặp phải cánh đồng vừa phun thuốc trừ sâu, chúng bị say thuốc rơi xuống. Song bà cũng tự nhận xét “mà điều này xem ra cũng chứa chấp nhiều sự vô lý”. Quả nhiên, khi phân tích dư lượng các thuốc trừ dịch hại, nhất là các thuốc được sử dụng ở Anh, người ta không thấy dấu vết của bất cứ loại nào có trong cơ thể chúng.

Có ý kiến cho rằng bầy sáo đá bị một cơn lốc cuốn lên – đã từng chẳng có trên mưa cá, thậm chí mưa người từ trời xuống đó sao? - song điều này bị ngành khí tượng bác bỏ vì nhật ký bản đồ khí hậu hôm ấy không hề thấy một hiện tượng lốc cuốn nào. Vả lại, khi bị lốc cuốn thì rơi xuống sẽ phân tán trên diện tích rộng, chứ không chỉ trên diện tích nhỏ hẹp của một mảnh vườn.

Liệu chúng có bay mỏi cánh, vô tình đậu trên đường điện cao thế để bị điện giật chết? Cũng không phải nốt, vì trong vùng không có đường điện cao thế chạy qua.

Ông Lloyd Scott, một nhà điểu loại học kỳ cựu, hiện là thành viên của Hội Bảo vệ chim Hoàng gia (Royal Society for the Protection of Birds) nói: “Đây là một trường hợp kỳ quặc, tôi chưa hề thấy. Và chắc chắn cũng chẳng bao giờ gặp một ca tương tự”.

Ông giải thích: “Không giống chim di trú bay xa vạn dặm thành hàng lối, sáo đá bay đông nhưng lộn xộn. Theo tập tính, chúng vừa bay vừa kêu ríu rít và thường chỉ chừng bảy con bay gần nhau”. Ông hình dung ra khả năng một đàn sáo vô tình bay lạc vào một nhà kính trồng cây và khi tìm lối ra, không nhận ra tường là những tấm kính trong suốt, chúng cứ lao rất mạnh vào kính đến nỗi vỡ đầu, gẫy cánh, gẫy mỏ, gãy chân và chết dưới chân tường.

Có điều… vườn nhà bà Knight lại chẳng phải là tường.

Một chuyên gia khác của RSPCA còn cho nguyên nhân của những cái chết này là bầy chim sáo bất chợt bị một con chim săn mồi đánh đuổi chạy tán loạn. Chúng đột nhiên phải đổi hướng, trong lúc đầy hốt hoảng đã đâm sầm xuống đất và… tử nạn.


Một nhân viên RSPC xếp những con chim chết thành hàng và không giấu nổi sự bàng hoàng.

Trước đây, Đài BBC đã có đoạn clip về chuyện một đàn quạ cũng rơi xuống đất như vậy nhưng số lượng ít hơn nhiều trên một vùng rộng và người ta đã tìm ra nguyên nhân. Còn cái chết bất thần chẳng khác gì một vụ tự sát tập thể của bầy sáo đá vẫn hoàn toàn là một bí hiểm không giải thích nổi.


Bầy quạ rụng xuống ở Somalia trước đây.


Một đàn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con sáo đá cùng bay, thành từng nhóm bảy con một theo hướng của tiếng rì rầm giữa chúng. Phải chăng giữa lúc này, một con chim săn mồi xuất hiện, làm chúng đổi hướng bay đột ngột và đâm xuống mặt đất? (Ảnh của Mailonline)EpiViVi
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.