Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Diễm xưa
PC
#1 Posted : Saturday, March 13, 2010 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
“Diễm xưa” kể về mối tình đầu với Trịnh Công Sơn
Chủ nhật, 14/03/2010, 02:11 (GMT+7)
[img]http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/03/images325476_2c.jpg [/img]
bà Ngô Thị Bích Diễm

(SGGP).- Tại Trung tâm Văn hóa Liễu Quán, TP Huế, TS Triết học Thái Kim Lan (Việt kiều Đức) và nhóm bạn “Huế xưa” đã tổ chức một đêm nhạc Trịnh Công Sơn. Điều gây chú ý nhất tại đêm nhạc này là sự xuất hiện của bà Ngô Thị Bích Diễm (Việt kiều Mỹ, ảnh), người yêu đầu tiên và là nhân vật trong bài hát “Diễm xưa” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bà Diễm là cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế, hiện cùng gia đình sinh sống tại Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau 50 năm, bà Diễm xuất hiện và công khai chuyện tình cảm của mình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bà Diễm cho biết: “Tôi sinh ra ở Hà Nội, nhưng lớn lên ở Huế, bố tôi dạy Pháp văn tại Trường Đồng Khánh và Trường Quốc Học. Tôi trưởng thành ở TPHCM, sau đó đi du học nước ngoài, bây giờ cùng chồng và các con sống, định cư ở Mỹ”.

Về mối tình đầu với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Diễm cho biết: “Tôi quen biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua họa sĩ Đinh Cường vào khoảng những năm 1960, khi ông là một học trò Pháp văn của cha tôi”. Nhà bà ở 46 đường Phan Chu Trinh, bên kia sông An Cựu, đối diện với nhà cũ của Trịnh Công Sơn (ở đường Nguyễn Trường Tộ, TP Huế).

Trong thời gian hai người quen biết nhau, có lần bà tặng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một nhánh Hoàng lan đầy hoa rất lớn bẻ từ nhà bà, điều này đã trở thành một “cú sốc” tình cảm lớn đối với nhạc sĩ, theo như lời kể lại của em gái nhạc sĩ với bà sau này...

Theo nhà văn Bửu Ý, bà Bích Diễm là mối tình đầu quá sâu nặng, nên trong 22 mối tình sau này, Trịnh Công Sơn chỉ đi tìm hình bóng của bà Diễm xưa mà thôi.

Ph.Lê

Huệ
#2 Posted : Sunday, March 14, 2010 4:39:52 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Vậy thì phải kể thêm, ngoài bài Diễm Xưa viết cho mối tình đầu Bích Diễm, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn viết Nắng Thủy Tinh (và nhiều ca khúc khác) cho Ngô Vũ Dao Ánh, em chị Bích Diễm nữa chứ.
xv05
#3 Posted : Sunday, March 14, 2010 7:21:36 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Vậy ông TCS yêu cả 2 người hở chị Huệ? Tình yêu văn nghệ?
Huệ
#4 Posted : Sunday, March 14, 2010 8:47:01 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hai người, hai lúc, chứ không phải cùng một lúc. Chị Bích Diễm là thời 60, còn Dao Ánh là thời 66, 67. Thôi không kể nữa đâu nghe, chỉ kể những chuyện TCS đã viết rồi.
xv05
#5 Posted : Sunday, March 14, 2010 9:05:40 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Big Smile
Em cũng đoán mò là yêu 2 người 2 lúc.
Nhưng nếu TCS không yêu thì mình đâu có nhạc để nghe, để say mê.
Chỉ xin hỏi chị thêm 2 câu nữa thôi.
Ngoài bài Nắng Thủy Tinh cho cô Dao Ánh thì còn bài nào nữa hở chị?
Còn bài Nhìn Những Mùa Thu Đi, TCS có viết riêng cho ai không? Đây là một trong những bài mà em thích nhứt đó.
2 câu trên chắc không quá đụng chạm đến sự riêng tư ....
Huệ
#6 Posted : Sunday, March 14, 2010 9:37:37 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Bài nào mà có cô vai gầy, như bài Hạ Trắng. Dao Ánh chỉ mặc áo dài lụa thôi, không phải lụa thì không chịu mặc. Nhìn Những Mùa Thu Đi thì chị không biết. Biển Nhớ là cho chị Bích Khê (trời cao níu gót Sơn Khê). May mà cô em của chị Bích Khê là Thuần Khê thì không giống mối tình Dao Ánh. Không phải là vì chuyện riêng tư, nhưng ví dụ như...Thuần Khê là bạn chị, bạn chị vòng vòng quen nhau hết nên chị nói chuyện của các chị ấy không được. Hu hu...
xv05
#7 Posted : Sunday, March 14, 2010 9:46:01 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
hi hi, ước gì Thuần Khê không phải là bạn chị Huệ....
Huệ
#8 Posted : Sunday, March 14, 2010 9:58:13 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Thuần Khê là bạn chị Huệ, chuyên môn tình nguyện giữ con cho chị Huệ cả ngày đi....tìm đường cứu nước, chiều về lãnh con lại. Thuần Khê mất sớm rồi. Hiền lắm, hiền ơi là hiền...Thôi stop, lạc đề, coi chừng bị phạt.
xv05
#9 Posted : Sunday, March 14, 2010 10:04:00 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị càng nói em càng... tương tư...
Buồn ha chị Huệ, dạ thôi, em không tò mò nữa ...
PC
#10 Posted : Sunday, March 14, 2010 6:41:25 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
"Diễm Xưa" nay về

Nhân vật Diễm Xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Cũng lần đầu tiên, chuyện tình Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn được công khai.

Không tờ rơi hay một tấm giấy mời, cuộc gặp mặt các cựu nữ sinh Đồng Khánh (Huế) đêm 12-3 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế vẫn thu hút rất đông văn nghệ sĩ, trí thức, công chúng yêu mến Trịnh Công Sơn.

Diễm Xưa, nay về


Người đẹp "Diễm xưa" của Trịnh Công Sơn trong vòng vây của báo chí - Ảnh: B.N.L
Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng kể về cô gái Diễm Xưa như là sự liên hệ về một mối tình liêu trai, như thực như mơ; một dung nhan diễm kiều nhưng mong manh như chợt mơ hồ, tan biến.

Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) cũng từng tả Diễm Xưa là cô gái giống cha, dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng.

Tuy vậy, nhà nghiên cứu này cũng bộc bạch, khi viết tác phẩm Trịnh Công Sơn, có một thời như thế, ông rất khó khăn trong việc tìm kiếm hình ảnh của cô Diễm Xưa để đưa kèm bài.

Diễm Xưa nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam từ lâu. Nhưng cô gái trong ca khúc thì rất hiếm người tận kiến, thậm chí cả những người Huế, nơi Diễm được cho là từng có thời gian dài sinh sống.


Diễm Xưa Ngô Thị Bích Diễm (trái) lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng - Ảnh: Ngọc Văn


Một dấu hỏi lớn vẫn tồn tại lâu nay, nhân vật Diễm Xưa chỉ là một ảo ảnh, một mộng tưởng tình duyên vô thực hay...

Cuộc gặp mặt những cựu nữ sinh Đồng Khánh theo sáng kiến của nữ trí thức Việt kiều Thái Kim Lan (hiện sống ở Đức), với cả sự xuất hiện của nhân vật Diễm Xưa, đã gợi cho công chúng Huế nhiều tò mò.

Họ dự buổi gặp mặt để nghe nhạc Trịnh, nhưng cũng để được thấy một Diễm Xưa bằng xương bằng thịt. Để rồi đêm 12-3, Diễm Xưa đã thực sự về lại chốn xưa sau hàng chục năm xa Huế, để lần đầu tiên công khai chuyện tình cảm của chị với cố nhạc sĩ họ Trịnh.

Diễm Xưa kể rằng, tên thật là Ngô Thị Bích Diễm, người Hà Nội, theo gia đình vào Huế từ năm 1952. Cha là một giáo sư giảng dạy tại Trường Quốc học Huế. Chị từng học trung học tại Trường Nữ sinh Đồng Khánh.

Năm 1963, chị rời Huế vào Sài Gòn học đại học, sau đó du học sang Mỹ và định cư ở đó cho đến nay. Chị hiện là một cán sự xã hội chuyên nghiệp ở Cali, Mỹ.



Diễm Xưa - Ngô Thị Bích Diễm - Ảnh: Ngọc Văn


Trong bầu không khí dạt dào tình cảm, Bích Diễm tâm sự: “Huế với tôi có một tình cảm vô cùng sâu đậm. Đó là một tình yêu chân thành của tôi với sông nước, với con người xứ Huế, với tất cả; và tất nhiên, là với anh Trịnh Công Sơn”.

Tiến sĩ Thái Kim Lan xúc động: “Bao năm qua, Diễm đã im lặng, thay vì nói rất nhiều. Đặc biệt, sau khi anh Trịnh Công Sơn mất. Sự im lặng của bạn tôi khiến tôi vô cùng thán phục. Cuộc gặp mặt hôm nay liệu có phá vỡ một huyền thoại mang tên Diễm Xưa ?”.

Không dám tự nhận

Giải thích về sự im lặng đi qua hơn nửa thế kỷ, Diễm Xưa cho rằng: “Mỗi chúng ta đều mang một tâm sự hay kinh nghiệm nào đó trong quá khứ cho đến hiện tại. Có những dấu ấn xuất phát từ biến cố của cuộc sống, ám ảnh của chiến tranh, chia ly.

Vì vậy, tôi luôn giữ yên lặng để nghĩ về Huế. Hơn nữa, cái bóng của anh Sơn quá lớn. Tôi thấy, anh Sơn cũng có những cung bậc tình cảm, tâm sự của những con người như vậy, và đã đi qua nó bằng ý nghĩa triết lý Phật giáo, để tạo nên cho đời những bài nhạc bất hủ. Tôi rất yêu thương Huế, bởi trong tôi có một phần là người Huế”.

Cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với Bích Diễm, tình cảm giữa hai người như là một kỷ niệm liêu trai. Chị kể, hai người quen nhau tình cờ qua họa sĩ Đinh Cường (hiện sống tại Mỹ).

Hồi đó, Bích Diễm ở gần dốc Bến Ngự, phía bên kia sông An Cựu. Nhà có cây dạ lan hương tỏa hương quyến rũ, khiến Trịnh Công Sơn ở phía bên này sông rất thích.

Bích Diễm từng tặng cho Trịnh Công Sơn một cành dạ lan hương rất lớn, gây chấn động mạnh về tình cảm đối với nhạc sĩ họ Trịnh. “Sau này, hai người em của anh Sơn nói lại với tôi về điều đó. Với tôi, anh Sơn giống như một dòng sông, êm đềm, sâu lắng”, Bích Diễm hồi tưởng.

Lần đầu tiên bộc lộ chuyện tình cảm riêng tư với cố nhạc sĩ họ Trịnh trước công chúng, Bích Diễm vẫn e dè: “Tôi không bao giờ dám nhận mình là Diễm Xưa. Tôi thấy nó lớn quá, lớn ngoài sức tưởng tượng của mình. Tôi không biết điều đó đúng hay sai. Nhưng dẫu sao, cũng như suy nghĩ của nhiều người, đó là một mối tình rất đẹp”.

Theo Ngọc Vă0n


Diễm của những ngày xưa

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài này để kể về Diễm Xưa. Tiền Phong xin in lại toàn văn. Duy chỉ có tít bài thì đặt lại theo trí nhớ, không rõ có chính xác không, vì nguồn văn bản trên Internet không có tít bài.

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.




Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...

Nhà cô ấy ở bên kia sông mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung.

Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.

Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên.

Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết.

Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy.

Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.

Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường.

Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là “Diễm của những ngày xưa”.

Trịnh Công Sơn

http://tintuconline.viet...ruong/435100/index.html
PC
#11 Posted : Monday, March 15, 2010 5:17:10 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Bây giờ đã rõ nguồn gốc của Diễm xưa, vậy mà hôm nọ có chị cứ nằng nặc là ông TCS lấy cảm hứng ở cảnh và người ở Ban Mê Thuột.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.