Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

‘Văn Hóa hóa Chính Trị’ hay ‘Chính Trị hóa Văn Hóa’ ?
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, October 27, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một cái nhìn

‘Văn Hóa hóa Chính Trị’ hay ‘Chính Trị hóa Văn Hóa’ ?
Một cái ‘nhìn’ về ‘‘Buổi Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật ‘Thu Tao Ngộ’
tại Paris ngày 04/10/2009


Nguyễn Thùy

Chương trình ‘Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật’, chủ đề ‘Thu Tao Ngộ’ tại Paris ngày 04/10/2009 đã thành công ra ngoài dự tưởng của nhóm người tổ chức. Thành công về nhiều mặt :

-Trươc tiên, số người tham dự. Tưởng chỉ chừng 200 người, không ngờ đến những gần 300, mặc dù chỗ họp khó tìm và khó có chỗ đậu xe. Và dù ngày nầy, có nhiều sinh hoạt Hội đoàn được tổ chức tại Paris. Qua Thư Mời, Chương trình Sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật ‘Thu Tao Ngộ’, ngoài các Văn Nghệ sĩ phương xa, Ban Tổ Chức được hân hạnh đón tiếp nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong giới Văn hóa, Chính trị người Việt tại Paris : chiến sĩ Trần Hồng (cựu Tổng Thư Ký VP LL. của Hội đoàn tại Pháp), ông Nguyễn Tường Long (Tổng Thư Ký VP LL các Hội đoàn tại Pháp), BS Nguyễn Minh Tân, ông Lê Văn Tư (Đại Việt Quốc Dân Đảng), ông Lê Minh Triết (VNQD Đảng), ông Chu Vũ Hoan (Liên Đảng), OB Nguyễn Minh Răn (Phục Hưng),ông Phạm Văn Đức (Văn phòng Liên lạc Quân nhân Châu Âu), ông Châu Văn Lộc (Hướng đạo VN), Bs Tạ Thanh Minh (Chủ tịch Hội Y sĩ VN Tự do tại Pháp), Bs Phạm Ngọc Tỏa (Cựu Chủ tịch Hội Y sĩ VN TD tại Pháp), ÔB Nguyễn Dương Tịnh (Hội Hành Thiện), ÔB Gs Bùi Xuân Quang, Gs Nguyễn Ngọc Chân (Hội Chuyên gia), ÔB Bác sĩ Huỳnh Trung Nhì, Bs Nguyễn Thị Thoa, ÔB Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, ÔB Bác sĩ Ts Trần Minh Châm, ÔB Ls Trương Hữu Lương, Ls Vũ Lê Mai, Gs Bùi Sĩ Thành, ÔB Gs Nguyễn Văn Ích, Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, Nữ sĩ Quỳnh Liên, Nữ sĩ Bình Thanh Vân, Nhà thơ Lê Chí Thạnh, Điêu khắc gia Anh Trần, Nữ nghệ sĩ Diệu Khánh, Họa sĩ Vũ Thái Hòa, Điêu khắc gia Lê Ngọc Khoa, Nhạc sĩ Lê Phương, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn, Ts Nguyễn Thị Kim Đàn, Gs Như Mai, ÔB Tiến sĩ Võ Hùng Anh, Bs Phạm Đăng Thiện, Ls Dương Minh Châu, Kỹ sư Đỗ Hữu Hứa, ÔB Kỹ sư Võ Hoài Nam (nhà văn Tiểu Tử),…hầu hết đều là giới trí thức khoa bảng. Sự tham dự đông đảo nầy là một khích lệ lớn lao cho Ban Tổ chức, đồng thời cho thấy sinh hoạt Văn học Nghệ thuật luôn luôn sinh động nơi người Việt tại Thủ đô Ánh sáng nầy.

-Tiếp đến việc tổ chức đón ruớc các bạn Văn Nghệ sĩ phương xa : Canada, Đức, Thụy sĩ, Hoa Kỳ khá chu đáo. Từ 30/09 đến 04/10/09, từ đón tại phi trường đến tổ chức từng nhóm viếng tham cảnh trí, di tích lịch sử Kinh đô Ánh sáng, đến thăm nhà văn Hồ Trường An tận Troyes và cả việc đưa nhà họa Vũ Hối đến Bruxelles để thăm mộ người anh là Giáo sư Vũ Ký, tất cả đều được tiến hành thông suốt. Chuyến đi tour bằng bateau mouche đêm 02/10, , trong gió Thu , nhìn tháp Eiffel dựng đứng từng cao, dòng sông Seine ôm bóng những nhịp cầu ̉ trái với ́ trời nơi nao đang đen sẫm bóng mây đau…, rồi ăn tối tại nhà hàng Clément ở đại lộ Champs Elysées, tham dự cuộc họp với giới thượng lưu người Việt tại nhà Gs Nguyễn Ngọc Minh & Ca sĩ Đô ̃Quyên, ..Rồi xe du lịch đưa toàn nhóm đi vòng các đường phố Paris, qua đại lộ Champs Elysés, nhìn Khải Hoàn Môn, dọc bờ sông Seine, nhìn lại tháp Eiffel sáng bừng ánh điện về đêm. Các hướng dẫn viên, không từng qua một trường lớp ‘Hướng dẫn du lịch’ nhưng là những người du học và sinh sống ở Paris trên dưới nửa thế kỷ như : Gs Nguyễn Ngọc Chân, anh chị Tiến sĩ Võ Hùng Anh, Ts Hải Yến & Gérard, nhà thơ Mây Thu, nhà báo Bảo Hưng, Gs Nguyễn Thanh, nhạc sĩ Minh Nhật… đã giúp ‘khách nước ngoài’ hiểu rõ mọi di tích và thắng cảnh Paris. Đặc biệt những vị cao niên đến bằng xe lăn hoặc già yếu, bệnh tật đều được có người đưa dìu cả hai chuyến đi và về đến buổi Sinh hoạt. Nhất là cuộc viếng ngôi nhà danh họa Pháp Claude Monet tại làng Giverny, vùng Vernon, miền Normandie, cách Paris 75 km, được thưởng thức những bức tranh cùng cơ ngơi của nhà danh họa nầy, người được xem đã gợi ý cho trường phái hội họa Ấn Tượng (Impressionnisme), rồi chiêm ngưỡng bức tượng họa sĩ Van Gogh, chiếc quán mà hoạ sĩ đã cư ngụ ngày trưóc cùng đi quanh nhìn những con đường, những cánh đồng vùng Auvers sur Oise (cách Paris gần 40 km) đã là đề tài cho Van Gogh trước đây. Hoạ sĩ Vũ Hối có lẽ là người thích thú nhất vi được tận mắt nhìn, ngắm, tưởng nhớ những bậc thiên tài hội họa mà riêng mình ngày nay, may mắn cũng tạo được một ‘Trường phái hội họa cho Việt Nam’, trường phái ‘Painting In Motion’ và ‘Thư Họa’. được thế giới biết đến và giới họa sĩ Thế giới ca ngợi.

=Phần Văn Nghệ : Chương trình Sinh hoạt khá phong phú, kết hợp cả Tho, Văn, Nhạc, Họa Việt Nam và thế giới . Những nhạc bản danh tiếng Tây phương cùng những nhạc bản VN được trình bày xen kẽ khiến hội trường sinh động. Giọng Opéra cuả Đỗ Quyên qua trích đoạn L’Air Voiles Opéra Don Carlos của Verdi với phần đệm dương cầm của Giáo sư Pháp Nicole Rivière ; giọng Ambroso Laurent trình bày bài ca bất hủ Serenata của nhạc sĩ Toselli ; rồi Gs vật lý, nhạc sĩ Phạm Đình Liên độc tấu Guitare bài LA’Grima của Francisco Tarrega. Giáo sư âm nhạc Nguyễn Thanh Vân trong chiếc áo dài vàng óng ánh với chiếc khăn đóng cũng màu vàng, biểu diễn đàn tranh ‘Tương Tư Ngư’̣. Rồi bao giọng nữ : Minh Cầm (phu nhân Tiến sĩ Phạ̣m Đình Liên) bài ‘Thu Quyến Rủ’ của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Minh Nhật bản ‘Một Chiều Thu’ của Nhật Bằng, Bích Liên thanh nhã trình bày ‘Mùa Thu cho Em’ của Ngô Thụy Miên, Thúy Hằng thùy mị qua bài ‘Sương Thu’ của Văn Phụng, Ngọc Châu bài ‘Chiều Vàng Năm Xưa’ của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên., Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An (San José) diễn ngâm ‘Mùa Thu trên Đất Nước tôi’ , sáng tác của chính nàng ; Nhà thơ Bac sĩ Nguyễn Bá Hậu đọc bài thơ ‘Tình Thu Cho Người’ do chính Bác sĩ sáng tác ghi dấu mùa ‘Thu Tao Ngộ’, nhà thơ Hoài Việt (tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng) đọc thơ ‘Thu’ cũng do chính nhà thơ sáng tác kỷ niệm Buổi sinh hoạt nầy. Các tiết mục trình diễn Văn nghệ được đệm nhạc do các nhạc sĩ Michel Tùng, Minh Mạch và tiếng sáo của TrầnTam Nguyên.

-Phần Văn Học. Quy tụ được nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong giới làm Văn hóa Paris, những năm sau nầy, do lớn tuổi, ít xuất hiện trước đám đông. Điểm đặc biệt nhất là những phát biểu của các Văn Nghệ sĩ, họ tự ý thu hẹp bài nói chuyện để nhiều diễn giả cùng trình bày. Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên với bài ‘Thu Paris và tâm hồn Nghệ sĩ’, Giáo sư Từ Trì bài ‘Paris trong Thi Ca’ ; nhà báo Bảo Hưng nói về ‘Huyền Diệu của Tiếng Việt’ lúc phân tích một bài thơ của Nguyễn Bính, Giáo sư Phạm Thi Nhung nhắc đến ‘Một Giai Thoại về Cuộc Tình của Cố Thi sĩ Vũ Hoàng Chương’. Nhà phê bình Nguyễn Thùy nhận xét về tác phẫm ‘Món Ăn Theo Bước Di Tản’ gồm 13 bài viết của 13 tac giả vừa được phát hành tại Hoa Kỳ. Nhà văn Tô Vũ giới thiệu tác phẫm của Võ Thị Trúc Giang (Đức Quốc) và giới thiệu một nhà văn nũ vừa góp mặt với Văn đàn : cô Vũ Ngọc Lan, bút hiệu Mai Linh với tập Hồi ký viết bằng Tiếng Pháp : ‘Le Sixième sens de la Petite Souris’ (Giác quan thứ sáu của Bé Tí). Tác phẫm vừa được nhà in Beaurepaires ấn hành đã được bao độc giả người Pháp và Việt tại Paris nòng nhiệt tán dương. Kỹ sư Nguyễn Xuân Lang tức nhà thơ Quyện Tâm giới thiệu thi phẫm đầu tay của Trọng Lễ. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu noi về ‘Tâm Tình Mùa Thu’ và ‘Người Tình trong Âm Nhạc’. Nhà văn Hồ Trường An nói về ‘Tâm Tình Nghệ Sĩ’. Qua phần Văn Học nầy, ta biết được dôi tâm tình của nhà văn, nhà thơ cùng động cơ đã đưa dẫn người nghệ sĩ đến sáng tác như nhạc sĩ Lê Thạch Lựu đã cho biết động co sáng tác nhạc phẫm ‘Em’ của ông.

-Tất cả các Văn Nghệ sĩ phương xa từ Canada, Mỹ, Đức đều được giới thiệu
Xin lược qua những đóng góp cho Văn Học, Nghệ Thuật (không thể kể hết tên các tác phẫm)
*Vũ Hối : Khôi nguyên Hội họa quốc tế 1962. Có tên trong danh sách 500 Danh nhân Thế giới. Có tên trong Tự Điển Văn học (thời VNCH), được Học Viện Luân Đôn Anh Quốc bầu là Danh nhân Thế giới trên lãnh vực Nghệ Thuật năm 1995, có tên trong sách ‘Thư Đạo’ của Nhật Bản, sáng lập trường phái ‘Painting In Motion’ và Thư Họa ; xuất bản nhiều tác phẫm, thi tập đầu tay ‘Mùa Giao Cảm’ in năm 1958 và ‘Vũ Hối : 50 năm Văn Học Nghệ Thuật’.(năm 2007).
*Phong Thu : nhà văn, nhà báo, sáng tác nhiều tác phẫm, cựu chủ bút tuần báo Đại Chúng, cây viết sâu sắc và bén nhọn, cộng tác với nhiều tạp chí Văn học, nghệ thuật hải ngoại : Cội Nguồn, Cỏ Thơm,…
*Nguyễn Thị Ngọc Dung : nhà văn, nhà thơ, đã xuất bản nhiều tác phaẫm, hiện là Chủ nhiệm, Chủ bút tạp chí Văn học Nghệ thuật Cỏ Thơm.
*Võ Thị Trúc Giang : nhà thơ, đã xuất bản 5 tác phẫm, cựu BCH/VBVNHN, thành viên VBVNHN.
*Chu Kim Oanh : nhà báo, chủ bút RANG DONG Magazine.
*Nguyễn Phan Ngọc An : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, xuất bản gần 10 tác phẫm. Cựu Phó Chủ nhiệm báo Tiếng Vang, Cựu Tổng Thư Ký Thi Đàn Lạc Việt, chủ trương tuyển tập Văn Thơ Hoa Vàng và Nam Phong, cộng tác thường xuyên trên các trang Web và các trang báo điện tử toàn cầu.
*Duy An Đông : nhà văn, nhà thơ, xuất bản nhiều tác phẫm, đăc biệt ‘Đời cô Thủy’ do Cội Nguồn, xuất bản.
*Tiểu Thu : nhà văn, đã xuất bản nhiều tác phẫm, Tổng Thư Ký TRUNG TÂM VĂN BÚT QUEBEC, cộng tác viên thường trực THỜI BÁO Canada.
*Lưu Hồng Phuc : hiện là một trong những người chủ trương Thi Đàn HƯƠNG THỜI GIAN, đã từng phụ trách chương trình VƯỜN THƠ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI NGOẠI nhằm giới thiệu tác giả và tác phẫm các Thi, Văn, Nhạc, Họa sĩ trên làn sóng của Đài Phát Thanh. Hiện Hồng Phúc là đang đại diện CỎ THƠM tại Dallas.
*Đoàn Phú Lạc : nhà báo, chủ bút , nhà quay phim.
*Phạm Văn Thành : bác sĩ, nhà quay phim.
*Vũ Nam : nhà văn, đã xuất bản nhiều tác phẫm
*Nguyễn Văn Nhiệm : nhà văn, nhà biên khảo, cộng tác với nhiều Diễn đàn báo chí. Tác phẫm xuất bản : ‘ĐƯỒNG VÀO TRIẾT HỌC VIỆT NAM’
*Nguyễn Thùy : nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảoVăn học và Tư tưởng, đã xuất bản 17 tác phẫm, được giải thi thơ hai lần liên tiếp (do phong trào ‘Hiến Chưoơng 2000’ tổ chức năm 2008 và 2009).

Mỗi vị được giới thiệu đều phát biểu trước cử tọa, đại cương nói lên niềm vui tao ngộ với bao người trước nay nghe danh mà chưa gặp, niềm vui được viếng thăm Paris, kinh đô ánh sáng và nhất là ý hướng phục vụ Văn hóa, Văn Học, Nghệ thuật. Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Dung ở W.D.C. nói về Tạp chí ‘Cỏ Thơm’ do cô làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, ước mong được đón nhận sự cộng tác của các Văn Nghệ sĩ tại Pháp Quốc Nhà văn nữ Trúc Giang giới thiệu tập Kỷ Yếu ‘Hamburg- Das Tor Zur Menschlichkeit’ (Hamburg - Cửa Ngõ đến Tinh Người) , thuật lại diễn tiến xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg và nói lên tình tự quê hương (cô đã khóc) của mình lúc về VN nhìn cảnh sống lầm than của đồng bào quốc nội, Ba người bạn phương xa bận rộn nhất là Họa sĩ Vũ Hối phải thư họa cho bao người theo yêu cầu, nhà báo Chu Kim Oanh liên tiếp phỏng vấn khá nhiều khách tham dự và nhà văn Tôn Nữ Mặc Giao phải lo cắt các bánh Trung Thu và bánh Dẽo do chính cô làm, đem từ Mỹ sang để các cô gái trẻ bưng đến tận nơi mời quan khách. Khá cảm động là nhà văn Nguyễn Phan Ngọc An đem cà phê từ Mỷ sang, cô quên rằng cà phê Mỹ thường nhạt hơn cà phê Pháp. Dù sao, cả hai Mặc Giao và Ngọc An, cũng thể hiện tấm lòng của phương xa đến với các bạn nơi nước chủ nhà. Hai nhà văn Đổ Binh và Van Hải làm MC, luôn luôn ‘chăm sóc’ sao cho chương trình không phải bị ‘bỏ trống’. Chính Đỗ Bình là người ‘đứng đầu’ lảnh trách nhiệm phối hợp mọi tổ chức, trông anh lo lắng đến bệnh, thấy mà thương. Nhà văn Vân Hải còn giới thiệu bằng tiếng Pháp một dôi tiết mục với quan khách người Pháp

-Buổi sinh họạt tập họp đủ mọi thành phần tuổi tác. Từ những vị cao niên mà tuổi đời đang đợi ngày Phật Chúa gọi về Tây Thiên hay cõi Vĩnh Hằng đến lớp thanh niên nam nữ và quan khách, phần lớn là con cháu các vị cao niên kể trên nay đã thành tài, đã tốt nghiệp Đại học từng lãnh vực (bác sĩ, Kỹ sư, Dược sĩ, giáo sư, luật sư….). Cả những em trai gái nhỏ nhít trong màn trình diễn ‘Rước đèn Trung Thu’, có một số em chừng ba, bốn tuổi ngây ngô, ngơ ngác trước đám đông. Thật dễ thương và thật thích thú khi thấy các bé hát các bài hát Trung Thu không mấy nhịp nhàng, đôi em tách rời hàng ngũ khiến MC Vân Hải và cô Thy Như phải lúng túng đưa em vào hàng. Và cũng vô cùng cảm động lúc nhìn các em đưa tay nhận gói quà Trung Thu do Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CĐVNTD Pháp Quốc và nhà văn, MC Vân Hải trao cho, đôi em còn cúi đầu như cảm tạ. Lớp tuổi bé tí đó nói được tiếng Việt, hát tiếng Việt, cúi đầu cảm ơn người lớn, quả đáng mừng cho văn hóa VN luôn được bảo tồn qua các bậc cha mẹ đã un đúc các em luôn giữ được truyền thống ‘Nòi Rồng Tiên, Nam quốc sơn hà’.

-Buổi sinh hoạt không chỉ riêng Văn Nhệ sĩ mà còn có đôi thành phần hoạt động chính trị tại Phap như Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CĐvNTD Pháp Quốc, chiến sĩ Trần Hồng,… (xin xem phía trên). Ngoài Bác sĩ Phan Khắc Tường đã có Lời Chào khai mạc buổi sinh hoạt, còn các thành phần hoạt động chính trị đều không lên sân khấu phát biểu nhưng tất cả dều vui mừng thích thú, ca ngợi thành công của Cuộc họp Văn hóa, Văn học, Nghệ thuật nầy.

-Không có bán sách. Các Van Nghệ sĩ phương xa mang theo sách để tặng bạn bè từ lâu quen tên mà không gặp mặt. Trông các cô kéo lê những chiếc vali đầy tác phẫm mà thương. Sách báo, những sản phẫm của trái tim và khối óc, hai bộ phận chẳng là bao trong cơ thể con người, mà sao sản phẫm lại cồng kềnh, ‘nặng’ đến thế ! Nhà văn Hồ Trường An đã đem hai thùng carton tác phẫm của mình để ban Tổ chức tặng cho bất kỳ ai ham thích cùng gởi vào các thư viện vì nhà văn tuổi lớn lại đang bệnh nặng nên thấy không thể bảo toàn.

-Tất cả đều do tự nguyện. Buổi Sinh hoạt không do một cơ quan, đoàn thể, Hội đoàn nào tổ chức, không xin phép ai, nội dung không phải thông qua một cơ quan nào kiểm duyệt trước. Các tiết mục trong Chương trình không do Ban Tổ chức tự ý định đoạt mà do đề nghị của từng Văn Nghệ sĩ. Các Văn Nghệ sĩ phương xa tự túc tiền di chuyển (máy bay, xe lửa, xe buýt) và mọi chi phí khách sạn cùng tiêu pha cá nhân, kể cả phụ góp cho ban Tổ chức.

Tất cả những điều trên, từ nội dung chương trình (được liệt kể trên, không theo thứ tự từng tiết mục ̀) cùng tinh thần tự nguyện, tự túc trên cho người viết có cái nhìn như sau : Buổi Sinh Hoạ̣t Thu Tao Ngộ hoàn toàn mang tính cách ‘Văn Hóa hóa Chính trị’ vì thơ ca, nhạc họa trong buổi sinh hoạt nầy đậ̀m màu sắc quê hương, dân tộc, đều nói lêm tấm lòng đối với đất nước non sông, đều mong sao cho quê hương sớm đến ngày tươi đẹp và cảnh đời đồng bào ta sớm được an vui trong tình thương, trong tôn trọng nhân phẫm, nhân quyền. Đấy là điều hầu như hoàn toàn không mấy có nơi mọi sinh hoạt Văn hóa, Nghệ thuật trong nước dưới chế độ CHXHCN hiện nay. Vì, tại quốc nội, mọi sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật đều mang sắc thái ‘Chính trị hóa Văn hóa’. Vì phải ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên tổ chức nào cũng phải được cấp trên (Bộ, Ban, Nghành, cấp ủy, cấy UBND) cho phép ; nội dung và chương trình phải được kiểm duyệt, thông qua và công an Văn hóa luôn luôn kiểm tra, theo dõi. Nằm trong chủ trương ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên hàng ngũ làm Văn hóa, Văn nghệ đều là ‘công chức’ của Nhà Nước. Các Văn Nghệ Sĩ trong ‘Hội Nhà Văn VN’ hưởng lương của Nhà Nước ; các Tòa soạn báo chí, các phóng viên của cả 700 tờ báo cũng vậy. Do đó mà nhất nhất phải tuân thủ đúng mọi chỉ thị của Đảng và Nhà Nước. Chủ trương ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên tất cả mọi sinh hoạt Văn hóa, Nghệ thuật, mọi lớp Văn Nghệ sĩ đều phải bị ép buộc ‘đi theo lề bên phải’ do Nhà Nước đưa ra. Một sơ sẩy nào bước qua ‘lề trái’ là bị kiểm điểm, phê bình, bị bãi nhiệm, bị khai trừ, còn bị đưa ra Tòa án xét tội, bị đuổi việc, đành phải bỏ bút, bỏ giọng ca, bỏ nghề nghiệp để lang thang khổ nhọc kiếm sống hàng ngày nếu không phải vào tù. Hoàn toàn không có một hội đoàn Văn hóa, Nghệ thuật tư nhân nào. Ngay cả Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS (Institute of Developement Studies) do 16 nhà Trí Thức ở Hà Nội kết hợp lập ra từ tháng 09/2007 nhằm huy động chất xám phục vụ xã hội hầu giúp Đảng và Nhà Nước phục vụ đất nước và nhân dân tốt hơn, cũng đã phải ‘tự giải tán’ sau Quyết định 97 của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Quyết định nầy qui định công dân không được quyền phản biện công khai những quyết sách của Đảng và Nhà Nước. Mặc dù đã ‘tự động giải tán’, các thành viên của IDS lại còn bị ông Thủ Tướng chỉ thị cho Bộ Khoa Học và giới chức cầm quyền ở Hà Nội phải ‘xử lý bằng hình thức thích hợp’ ( ?) về caí ‘tội tự giải thể’ (sic) IDS và dám phát biểu công khai những ý kiến mà Đảng và Nhà Nước cho là ‘không xây dựng’ (?) vì đã không đi theo ‘lề phải’.Thế đấy, chao ôi !
Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật của người Việt hải ngoại không bị cưỡng bức phải theo ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ duy nhất nào. Tất cả hoàn toàn tự do, do thành tâm, thiện chí, do tinh thần tự nguyện phục vu Văn Hóa, chứ không trở thành công cụ của một thế lực, một quyền lực chính trị nào. Do đó, buổi ‘Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Thu Tao Ngộ’ vừa qua tại Paris, theo người viết, hoàn toàn mang tính cách ‘Văn Hóa hóa Chính Trị’ , phải thế chăng ai ?:
Mùa ‘Thu Tao Ngộ’ Paris
Người người gặp gỡ khắc ghi tình nồng
Ngậm ngùi, cố quốc vời trông
Đem tình Văn hóa sưởi lòng Quê hương !
Nguyễn Thùy
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, December 28, 2010 7:37:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

NGƯỜI TỴ NẠN VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ


* ĐINH LÂM THANH *

[img=left]http://www.hvhnvtd.com/HVHNVTD/medias/biettinh%2024_7_2010%20Tai%20Nam%20Cali(1).jpg[/img=left]
Đã là người bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ cộng sản, vậy, sau khi thành công ở nước ngoài thì đừng bao giờ vô tình hay cố ý tuyên truyền rằng vấn đề chính trị không liên quan gì đến cuộc sống thường nhật của người Việt Quốc Gia hải ngoại. Xin ghi nhớ một điều, thân phận của chúng ta là người tỵ nạn, tạm thời bỏ xứ ra đi thì phải có bổn phận giành lại đất nước và một ngày nào đó trở về xây dựng quê hương. Nhưng gần đây người ta thường nghe câu ‘tôi không làm chính trị’, phát ra từ miệng của những cá nhân mà trước đây bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế, trong đó đa số ‘ba Tàu’ Chợ Lớn và thành phần chợ trời ăn nên làm ra nhờ lừa bịp tổ chức vượt biên hoặc gạt vợ giựt chồng người khác rồi ôm vàng trốn ra biển. Còn một vấn đề tệ hơn nữa, trong mấy năm vừa qua,(xin bấm vào hình để xem toàn bài) nhiều hội thân hữu đồng hương, những tổ chức nghệ thuật, văn hóa cũng như ngay cả vài tổ chức cựu quân nhân, cảnh sát…công khai xác định lập trường không làm chính trị…mà cá nhân tôi đã ghi nhận được trong một dịp thuyết trình tại Paris. Thật ra, chuyện nầy không lạ, nếu nói riêng thành phần tỵ nạn kinh tế, ra đi vì ‘bao tử’ thì một khi đã no cơm ấm áo, họ lộ nguyên hình là những khối thịt biết đi mà cuộc đời chỉ biết đôi đũa, chiếc giường và dollar…Nhưng điều ngạc nhiên là chính thành phần cựu quân-cán-chính của VNCH, đã đi tù nhiều năm mà còn cổ võ cho âm mưu không làm chính trị của cộng sản, thì đây là một điều làm đau lòng nhiều người. Những hạng người nầy, trước miếng ăn và chút danh hão, họ sẵn sàng cúi đầu làm tay sai cho cộng sản. Chúng ta không lạ khi họ gập mình trước mặt kẻ thù để van xin ân huệ mỗi khi chui vào tòa đại sứ hay có dịp huênh hoang áo gấm về làng. Như vậy, nói chuyện tranh đấu nhân quyền, dân chủ cho quốc gia dân tộc với thành phần nầy thì không lợi ích và cũng chẳng thú vị gì !

Vậy, việc trước tiên xin hiểu danh từ ‘chính trị’ một cách thật rộng rãi và bao quát. Đừng gò bó trong một nghĩa hạn hẹp rằng, chính trị chỉ đơn giản chung quanh những hành động hội họp, xuống đường, tranh đấu, biểu tình ủng hộ, chống đối…như một số người vẫn suy nghĩ và nhầm lẫn từ trước đến nay. Thật vậy, nếu biết nhìn và suy nghĩ một cách chính xác, chúng ta sẽ thấy rằng, không ít thì nhiều, những hoạt động chính trị lúc nào cũng gắn liền với cuộc sống. Nếu xét từ tư tưởng đến hành động chúng ta có thể hiểu một cách rộng rãi hai khía cạnh chính trị qua phân loại theo thiển ý của người viết:

A. Tư tưởng chính trị, hành động chính trị trong mỗi cá nhân và của mỗi con người :

Nếu người nào biết suy nghĩ và có tinh thần cầu tiến thì phải ý thức về cuộc sống, biết tìm và thực hiện cho cá nhân, gia đình cũng như xã hội những điều hay lẽ phải, biết giáo dục con cái, biết tránh dữ làm lành, biết bất bình trước cảnh chướng tai gai mắt, biết bỏ thói xấu và thực tâm muốn sửa đổi tệ đoan xã hội … thì đây chính là những suy nghĩ của một người có tư tưởng chính trị. Nhưng tùy theo trình độ giáo dục, khả năng, kiến thức, vị trí, hoàn cảnh và môi trường sinh sống của từng cá nhân, các tư tưởng trên được phát triển nhiều hay ít để có thể xếp vào họ thành phần tiêu cực hay tích cực trong tư tưởng. Nếu tiêu cực thì tư tưởng chính trị trước sau gì cũng bị xoi mòn và mai một trước một xã hội phát triển đầy năng động. Và một khi đầu óc trở thành khối đá, họ tự động rút vào bóng tối và sống yên phận, rồi trước sau gì tư tưởng tiêu cực cũng đi từ chỗ mặc cảm đến chủ bại…Trường hợp tích cực, tư tưởng chính trị sẽ bộc phát thành hành động và hành động nầy giúp con người bước vào lãnh vực thuần túy tranh đấu hay tham gia làm chính trị. Như vậy có thể tạm thời kết luận, hành động chính trị của mỗi người là do kết quả bộc phát của tư tưởng tích cực để biến thành người tranh đấu vô vị lợi hay một nhà chính trị với hậu ý của họ. Đến đây xin nói thêm, người làm chính trị có thể tốt hoặc xấu tùy theo mục đích và con đuờng theo đuổi của họ :

Trường hợp xấu, người làm chính trị thường dùng đường tắt với âm mưu lợi ích cho cá nhân, họ không nhìn thấy và bất chấp khả năng yếu kém cũng như liêm sỉ thiếu sót của mình để bằng mọi cách bám lấy quyền lực, dù là quyền lực ảo. Thành phần nầy cố chấp và chường mặt ra tranh giành chức vụ lãnh đạo đoàn thể, quấy động môi trường chính trị bằng những trò múa rối và hung hăng của những người thiếu văn hóa. Trong số nầy không quên nhắc đến một vài người tự đánh bóng cá nhân mình bằng những ‘huyền thoại không tưởng’ nhằm mưu đồ vật chất cũng như tìm chỗ đứng chính trị một cách rẻ tiền. Nhóm nầy chiêu dụ dưới tay những người thiếu khả năng, với hàng chục nick name trên các diễn đàn để tung hô vái lạy chủ, đồng thời dùng thói côn đồ lớn tiếng chụp mũ, chưởi thuê chém mướn bất cứ ai không đồng quan điểm với chúng. Chính thành phần lợi dụng chính trị bằng hình thức ấu trĩ và ma giáo nầy đã làm mất niềm tin của đại đa số người Việt Quốc Gia thầm lặng.

Trường hợp tốt, như một số nhân vật có tinh thần tại hải ngoại nhưng lại gặp phải trở ngại bởi những chiến trường chính trị bát nháo, do một số nhân vật thiếu khả năng cũng như đức độ và những tên cò mồi do cộng sản dàn dựng ra để phá cộng đồng theo nghị quyết 36 của chúng. Thực vậy, hình ảnh sinh hoạt chính trị hải ngoại hiện nay, một phần nào đang bị kẻ thù lũng đoạn, đã tạo cho cộng đồng cũng như người địa phương nhiều ấn tượng không đẹp mắt. Họ xem đây như võ trường dành cho số người đã có quá khứ không trong sạch cũng như thành phần bất tài đón gió mới nổi lên múa gậy vườn hoang. Vậy những người có đức độ và khả năng vẫn còn ẩn mình từ trước đến nay trong bóng tối, xin hãy xuất hiện vì thời điểm đã đến, đừng để vuột mất những cơ hội ngàn vàng mà chúng ta có thể đánh đổ chế độ cộng sản như trong thời gian qua.

Tóm lại bất cứ ai, nhất là những người đã bỏ nước ra đi đều mang sẵn trong đầu một tư tưởng chính trị là không chấp nhân chế độ cộng sản, mơ ước một ngày giải phóng quê hương và quay trở về xây dựng đất nước. Như vậy người Việt Quốc Gia không thể đứng ngoài sinh hoạt chính trị của cộng đồng, mà cần tích cực đóng góp công sức mình vào một trong hai lãnh vực : Thuần túy tranh đấu hay xuất thân làm chính trị.

B. Sự khác biệt giữa người tranh đấu và người làm chính trị :

Hành động chính trị được thể hiện dưới hai góc cạnh : Thuần túy tranh đấu hay tham gia chính trị. Tuy hai lãnh vực có vẽ liên hệ và bổ túc lẫn nhau, nhưng mục đích và thành quả cuối cùng của các hoạt động nầy hoàn toàn khác biệt. Vấn đề then chốt để phân biệt người tranh đấu thuần túy với người ra làm chính trị, là một khi tranh đấu thành công, người làm chính trị sẽ tham gia vào quyền lực góp phần lãnh đạo đất nước và không quên đòi hỏi ân huệ cho gia đình ‘ngựa chàng đi trước, võng nàng theo sau’. Nhưng với người thuần túy tranh đấu, họ sẽ lui về ở ẩn với thú điền viên như một người dân bình thường trong xã hội.

Tranh đấu thuần túy : Là một hành động chính trị, nhưng người đi tranh đấu không mưu đồ, không hậu ý cho quyền lợi cá nhân cũng như gia đình. Người tranh đấu chỉ biết làm theo tiếng gọi của trái tim, khối óc và lương tâm…nhằm đem quyền lợi cho tập thể, xã hội cũng như quốc gia dân tộc. Người đi tranh đấu không chủ trương bè nhóm, không mục đích xin phiếu cữ tri, không cần chức vụ trong các tập thể và cũng không màng đến lợi danh cho mục đích riêng tư cũng như phần thưởng vật chất cho ngày sau. Người tranh đấu làm theo tiếng nói của lương tri và chấp nhận tất cả rủi ro cũng như hiểu lầm, thù oán của các thành phần cộng sản và tay sai đang âm mưu phá hoại cộng đồng. Người tranh đấu không cần phải môi miếng, giữ kẻ hoặc áp dụng phương pháp ngoại giao để ve vuốt nịnh bợ kẻ thù, không cần lấy lòng bất cứ một ai…Do đó người tranh đấu thường thẳng thắng trong lời nói cũng như việc làm, không ngại ngùng sợ sệt trước các thách đố và hăm dọa. Có thể nói, người tranh đấu thuần túy là người đi đường thẳng, không lừa bịp, không mị người, không nịnh bợ và không thể bị mua chuộc bởi bất cứ một thế lực nào cũng như lãnh vực nào.…mà chỉ biết đứng thẳng người, hiên ngang tranh đấu để góp phần trong việc giải thể chế độ cộng sản.

Tóm lại đa số người Việt Quốc Gia đều là những người đứng dưới lá Cờ Vàng và đóng góp hoạt động tranh đấu của họ bằng sự nhiệt tình cũng như vô vị lợi. Từ những công việc nho nhỏ như tiếp tay truyền thông bằng cách theo dõi tình hình trong nước cũng như hải ngoại rồi chọn lọc chuyển đến bạn bè, người thân, diễn đàn những tin tức nhằm phổ biến cho cộng đồng cũng như đồng bào tại quê nhà. Nếu tích cực hơn nữa, tham gia các sinh hoạt cộng đồng trong đó có các chương trình tranh đấu đi từ việc nhỏ đến việc lớn như hội họp, sinh hoạt, hội thảo, biểu tình tranh đấu nhưng không có ý định dùng con đường tranh đấu để tiến thân cầu vinh cho mục đích chính trị.

Tham gia Chính trị : Đã ra làm chính trị thì phải có mục đích, phải có chủ trương, đường lối (tốt hay xấu) cũng như phải có kế hoạch, khả năng, mưu lược, sáng suốt để thu phục nhân tâm và lãnh đạo đoàn thể, tổ chức, đảng phái. Ngoài ra, người làm chính trị cần phải biết và xữ dụng thủ đoạn để giải quyết, đối đầu, đánh lừa, và nếu cần, lấn áp đối phương. Làm chính trị không thể ngây thơ, đặt nặng tình cảm phe nhóm và hành xử theo lối quân tử Tàu mà phải biết xữ dụng thủ đoạn mềm dẽo, đúng chỗ, đúng lúc và đúng đối tượng để bảo vệ quan điểm, đường hướng và tổ chức. Nhưng phải biết làm thế nào để tránh mất nhân tâm thì đó là một nhà làm chính trị giỏi.

Một nhà sư, một ông cha chân chính là một người tranh đấu tốt nhưng không thể trở thành một nhà chính trị giỏi vì những vị nầy thiếu những điều kiện căn bản và cần thiết đối với một lãnh tụ chính trị. Nếu một đoàn thể, một đảng phái hay một chính quyền nằm trong tay những vị nầy thì xã hội, đất nước sẽ dẫn đến tình trạng hổn độn vô tổ chức và loạn quân loạn quyền. Và nếu quốc gia hoặc chính quyền rơi vào tay một nhóm thủ lãnh vô học của đảng cướp (như trường hợp đảng cộng sản) thì trước sau gì chúng cũng trở thành bạo chúa và quốc gia đi sẽ vào chỗ diệt vong. Vậy một nhà chính trị tốt cần phải hội đủ điều kiện tài và đức, nghĩa là một nhà lãnh tụ phải có kiến thức và khả năng để thu phục vận động quần chúng, đủ nhân cách và uy tín để chỉ huy người cộng tác hay kẻ dưới quyền. Muốn vậy, trước tiên người lãnh đạo chính trị phải có một quá khứ trong sạch, một khả năng văn hóa, một kinh nghiệm tranh đấu và một lý tưởng trong sáng thì may ra mới thành công trong việc thuyết phục toàn dân đứng dậy chống cộng sản (trong nước) hoặc kêu gọi đoàn kết và lãnh đạo cộng đồng người Việt Quốc Gia (hải ngoại) trên con đường tranh đấu chống cộng sản.

Vậy thử xem lại trong giới chính trị Việt Nam hiện giờ, ai có đủ hai điều kiện căn bản kể trên giữa một số đông lãnh tụ bị xem như què quặt không ở khía cạnh nầy thì cũng phương diện khác.

C. Trách nhiệm chính trị của những người đã một thời phục vụ dưới cờ quốc gia :

Phải thành thật nhận rằng, ngày nay tại hải ngoại, số người trước kia đã sống và biết thế nào là cộng sản thì đang từ từ vắng bóng, trong lúc đó, thành phần thuộc thế hệ một rưởi cũng như hai và ba đang chiếm đại đa số trong cộng đồng. Ngoại trừ một số hậu duệ VNCH đã tiên phong nối tiếp con đường tranh đấu của cha chú ngày trước, còn lại đại đa số thanh niên nam nữ lớn lên và thành công trong môi trường mới…họ đứng xa và quan sát. Nếu thế hệ thứ nhất không biết hướng dẫn, dạy bảo và có những hành động chính trị chính đáng để soi sáng công cuộc tranh đấu thì tương lai cộng đồng sẽ mai một và gốc Việt sẽ biến mất trong đầu óc của các thế hệ sau nầy.

Trách nhiệm chính trị đối với cao trào tranh đấu cũng như tương lai của cộng đồng nằm trong tay ai ? Xin thưa trước tiên là của các chính đảng, tiếp đến, thành phần Quân-Cán-Chính VNCH ngày trước, và cuối cùng, là chính tất cả những người Việt Quốc Gia.

Nói đến chánh Đảng Việt Nam là phải đề cập đến vấn đế chính trị, không thể chối cãi và trốn tránh vào đâu được, vì các chính đảng Việt Nam được thoát thai và lớn lên trong lòng dân tộc. Một dân tộc bất khuất trước đô hộ ngoại bang và là kẻ thù không đội trời chung với chế độ cộng sản. Ngày nay đảng viên đã an toàn tại hải ngoại thì phải tiếp tục bổn phận và trách nhiệm của mình trước tiền đồ tổ quốc, trước sự an nguy của đồng chí trong nước cũng như trước cao trào tranh đấu của toàn dân. Chính đảng không thể hoạt động lấy lệ với vài ba chục đảng viên rồi chỉ có làm lễ giỗ, truy điệu Đảng Trưởng là xong chuyện. Phải thực tế có kế hoạch để vừa chống cộng hiệu quả vừa làm đầu tàu cho các tổ chức tranh đấu trong cũng như ngoài nước nếu không muốn hào quang của chính đảng bị lu mờ vì lý tưởng và lòng nhiệt thành của đảng viên đã từ từ sứt mẽ.

Những người phục vụ trong Quân Lực và Cảnh Sát VNCH ngày trước phải là đầu tàu để kéo nguyên khối người Việt Quốc Gia hải ngoại trong công cuộc tranh đấu giải thể chế độ cộng sản vì Cựu Chiến Sĩ, Cảnh Sát là những tổ chức lớn quy tụ hàng trăm ngàn người, đã một thời cầm súng chiến đấu chống cộng sản. Hơn nữa, một khi đã mặc lại trên người bộ quân phục và đứng dưới cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thì không thể vô trách nhiệm nói rằng những người chiến sĩ hải ngoại không làm chính trị ! Vậy thì ai sẽ gánh trách nhiệm giành lại đất nước ? Không lý những người vỗ ngực là cựu chiến sĩ VNCH lại phó thác chính trị cho ‘ba Tàu đỏ’, đám vượt biên vì bao tử hay nhóm cò mồi hoà giải hòa hợp với cộng sản ?

Cũng có vài nhà chính trị, vì quyền lợi riêng tư, đã từ chối cờ Vàng Quốc Gia bằng cách biện luận rằng ‘Cờ vàng chỉ ở trong tim tôi’ ! Câu nói nghe thật chướng tai, trong lúc cuộc chiến đang đến hồi quyết liệt, những người thường hô hào tự do nhân dân chủ nhân quyền cho VN lại đi bắt tay với thành phần cộng sản và tuyên bố rằng không cần phải xuống đường biểu dương cờ Vàng Chính Nghĩa mà chỉ cần để ở trong tim là đủ ! Thật ra nhiều người không lấy làm lạ khi thấy âm mưu của những người trí thức làm chính trị hỏa mù đi hàng hai hàng ba. Nếu họ là một cấp lãnh đạo của một Chính Đảng hay Đoàn thể Chiến Sĩ - Cảnh Sát thì làm sao có thể thuyết phục được quần chúng đang trong cao trào tranh đấu ? Hay đây là một cách chạy chữa vụng về của những nhà chính trị cò mồi đón gió đang đi đêm với cộng sản ? Nhưng nếu lỡ tuyên bố như vậy thì chẳng khác gì lộ diện để thiên hạ thấy ngay cái đuôi cáo ở đàng sau !

Nếu Quân-Nhân-Cảnh-Sát các cấp tại hải ngoại chỉ chú trọng đến bộ quân phục để tưởng nhớ một thời quá khứ, hoặc tạo cơ hội tổ chức họp mặt tiệc tùng với anh em thân hữu…cũng như hoạt động các Chính Đảng, chỉ có tổ chức Lễ Giỗ Tưởng Niệm Đảng Trưởng…thì đó không phải là một hành động chính trị đúng nghĩa của những người đã một thời hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước.

Đinh Lâm Thanh
Tháng 12 năm 2010

viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, March 12, 2011 9:47:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ


Iris Vinh Hayes, Ph.D.


Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên
nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô
chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học
theo 3 cái tượng kia kìa, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc
“thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính
trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ
bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” . . . vân vân. Nói tóm lại
là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể tóm gọn trong vài
chữ: hãy tránh xa chính trị.

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng
không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá
lâu trong bóng tối. Những khuyên răn của họ không phải là không có
lý. Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những người đã bị dìm quá
lâu trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân? Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính
mình, đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm
người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở
thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh. Trong môi trường như
vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành,
làm sao mà chính trị không dơ bẩn, làm sao mà người hiền không bị bóp
chết.

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để
cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho
nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp
đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác,
có một điều chắc chắn là CHÍNH TÔI ĐÃ DUNG DƯỠNG NHỮNG THỨ XẤU ÁC ĐÓ;
CHÍNH TÔI ĐÃ ĐỂ CHO BÓNG TỐI PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC; CHÍNH TÔI ĐÃ TIẾP TAY
CHO NẾP SỐNG VONG THÂN. Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc.
Chính là tôi, một thành viên của xã hội. Chính là tôi, một tác nhân
của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy? Rất đơn giản. Tại vì là:

KHI IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP ĐỒNG LÕA. KHI
CAM CHỊU CUỐI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP KHUYẾN
KHÍCH. KHI TRÁNH XA CHỖ DIỄN RA NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP
MỞ RỘNG.

Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc
tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt,
trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo
hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi
làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng
đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt,
khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở???

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc
tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của
quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không
chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa???

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo
ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi
làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật
pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo
máu mỡ của bá tánh, không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối
xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ
thuộc địa???

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân
trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất
nước rồi. Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc
gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người
bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành động cụ
thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng
cách im lặng, cuối đầu và lánh xa. Phải, tôi không ngại lập lại một
lần nữa, “im lặng, cuối đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để
biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của những người
chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính
trị.” Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách
nhiệm này. Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ
đầy răn đe này. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những
thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn. Tôi thực sự ưu phiền và lo
lắng. Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được
hét to để mọi người, mọi thế hệ --trước kia, ngay bây giờ và mai sau--
và mọi giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản:

KHÔNG CÓ MỘT CÔNG DÂN NÀO SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH CÓ THỂ TRỐN LÁNH
THAM GIA CHÍNH TRỊ, CHỈ CÓ SỰ CHỌN LỰA THAM GIA CHÍNH TRỊ BẰNG THÁI ĐỘ
NÀO MÀ THÔI.

Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ
phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục
khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.” Cũng đừng để
cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột
với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm
như họ.

Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn. Khi mạng sống của dân đã bị
coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ
trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì GIỚI HẠN
CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên
cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và
cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho
dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào
nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một
xã hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại NHÂN
QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia
để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN và
nói cho ĐCSVN biết rằng DÂN LÀ CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY chứ không phải họ.
Hãy tham gia với quyết tâm “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC” nhưng
KHÔNG ĐỂ BỊ Ô NHIỄM BỞI HẬN THÙ. Hãy tham gia với MỘT TÌNH THƯƠNG LỚN
và CHO MỘT ƯỚC MƠ LỚN.

Con đường mà chúng ta cùng đi để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG
CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không
muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng. Trên con đường đó,
chúng ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực;
tuyệt đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai
lầm lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể
để sự sợ hải biến chúng ta thành lũ người xấu ác mà chính chúng ta
đang lên án họ. Những cái không thể này không phải là những ý nghĩ
“lãng mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết
định xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực
kiến tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài.
Như tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN:
Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa
cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành
một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an
ninh hơn.

Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng.
Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản
kháng bất bạo động. Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân
chủ tự do. Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể
hiện qua sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ tàn nhẫn với dân
đen, chúng ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ
chà đạp sĩ phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng
nói đối lập. Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắc son với tiền nhân giữ
nước và dựng nước. Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự
thật. Họ có ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát,
quân đội và CNV của bộ máy hành chánh. Họ có được ngọn roi của kẻ cầm
quyền, chúng ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân
loại trên thế giới. Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng
tối lên đất nước, chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống
như con người” chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp. Họ chỉ có một kết
quả duy nhất là phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có
một chọn lựa đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui
phục trước sức mạnh của dân. Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc
chắn sẽ có 1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý
nguyện của dân thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng: MỌI NGƯỜI ĐỀU
ĐƯỢC SỐNG NHƯ MỘT CON NGƯỜI.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền
chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ
chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi
người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất
nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và
thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ
nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng
tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị
- xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban
đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời)
anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề
nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: "tôi yêu đất nước này, và
cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ
tôi không có lý tưởng như anh", tôi trả lời: "không, đó không phải là
lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm
của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những
người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất", và anh ấy
đồng ý.”

Xin đừng tránh xa chính trị!

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.