Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Một cái nhìn
‘Văn Hóa hóa Chính Trị’ hay ‘Chính Trị hóa Văn Hóa’ ? Một cái ‘nhìn’ về ‘‘Buổi Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật ‘Thu Tao Ngộ’ tại Paris ngày 04/10/2009 Nguyễn Thùy Chương trình ‘Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật’, chủ đề ‘Thu Tao Ngộ’ tại Paris ngày 04/10/2009 đã thành công ra ngoài dự tưởng của nhóm người tổ chức. Thành công về nhiều mặt : -Trươc tiên, số người tham dự. Tưởng chỉ chừng 200 người, không ngờ đến những gần 300, mặc dù chỗ họp khó tìm và khó có chỗ đậu xe. Và dù ngày nầy, có nhiều sinh hoạt Hội đoàn được tổ chức tại Paris. Qua Thư Mời, Chương trình Sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật ‘Thu Tao Ngộ’, ngoài các Văn Nghệ sĩ phương xa, Ban Tổ Chức được hân hạnh đón tiếp nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong giới Văn hóa, Chính trị người Việt tại Paris : chiến sĩ Trần Hồng (cựu Tổng Thư Ký VP LL. của Hội đoàn tại Pháp), ông Nguyễn Tường Long (Tổng Thư Ký VP LL các Hội đoàn tại Pháp), BS Nguyễn Minh Tân, ông Lê Văn Tư (Đại Việt Quốc Dân Đảng), ông Lê Minh Triết (VNQD Đảng), ông Chu Vũ Hoan (Liên Đảng), OB Nguyễn Minh Răn (Phục Hưng),ông Phạm Văn Đức (Văn phòng Liên lạc Quân nhân Châu Âu), ông Châu Văn Lộc (Hướng đạo VN), Bs Tạ Thanh Minh (Chủ tịch Hội Y sĩ VN Tự do tại Pháp), Bs Phạm Ngọc Tỏa (Cựu Chủ tịch Hội Y sĩ VN TD tại Pháp), ÔB Nguyễn Dương Tịnh (Hội Hành Thiện), ÔB Gs Bùi Xuân Quang, Gs Nguyễn Ngọc Chân (Hội Chuyên gia), ÔB Bác sĩ Huỳnh Trung Nhì, Bs Nguyễn Thị Thoa, ÔB Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, ÔB Bác sĩ Ts Trần Minh Châm, ÔB Ls Trương Hữu Lương, Ls Vũ Lê Mai, Gs Bùi Sĩ Thành, ÔB Gs Nguyễn Văn Ích, Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, Nữ sĩ Quỳnh Liên, Nữ sĩ Bình Thanh Vân, Nhà thơ Lê Chí Thạnh, Điêu khắc gia Anh Trần, Nữ nghệ sĩ Diệu Khánh, Họa sĩ Vũ Thái Hòa, Điêu khắc gia Lê Ngọc Khoa, Nhạc sĩ Lê Phương, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn, Ts Nguyễn Thị Kim Đàn, Gs Như Mai, ÔB Tiến sĩ Võ Hùng Anh, Bs Phạm Đăng Thiện, Ls Dương Minh Châu, Kỹ sư Đỗ Hữu Hứa, ÔB Kỹ sư Võ Hoài Nam (nhà văn Tiểu Tử),…hầu hết đều là giới trí thức khoa bảng. Sự tham dự đông đảo nầy là một khích lệ lớn lao cho Ban Tổ chức, đồng thời cho thấy sinh hoạt Văn học Nghệ thuật luôn luôn sinh động nơi người Việt tại Thủ đô Ánh sáng nầy. -Tiếp đến việc tổ chức đón ruớc các bạn Văn Nghệ sĩ phương xa : Canada, Đức, Thụy sĩ, Hoa Kỳ khá chu đáo. Từ 30/09 đến 04/10/09, từ đón tại phi trường đến tổ chức từng nhóm viếng tham cảnh trí, di tích lịch sử Kinh đô Ánh sáng, đến thăm nhà văn Hồ Trường An tận Troyes và cả việc đưa nhà họa Vũ Hối đến Bruxelles để thăm mộ người anh là Giáo sư Vũ Ký, tất cả đều được tiến hành thông suốt. Chuyến đi tour bằng bateau mouche đêm 02/10, , trong gió Thu , nhìn tháp Eiffel dựng đứng từng cao, dòng sông Seine ôm bóng những nhịp cầu ̉ trái với ́ trời nơi nao đang đen sẫm bóng mây đau…, rồi ăn tối tại nhà hàng Clément ở đại lộ Champs Elysées, tham dự cuộc họp với giới thượng lưu người Việt tại nhà Gs Nguyễn Ngọc Minh & Ca sĩ Đô ̃Quyên, ..Rồi xe du lịch đưa toàn nhóm đi vòng các đường phố Paris, qua đại lộ Champs Elysés, nhìn Khải Hoàn Môn, dọc bờ sông Seine, nhìn lại tháp Eiffel sáng bừng ánh điện về đêm. Các hướng dẫn viên, không từng qua một trường lớp ‘Hướng dẫn du lịch’ nhưng là những người du học và sinh sống ở Paris trên dưới nửa thế kỷ như : Gs Nguyễn Ngọc Chân, anh chị Tiến sĩ Võ Hùng Anh, Ts Hải Yến & Gérard, nhà thơ Mây Thu, nhà báo Bảo Hưng, Gs Nguyễn Thanh, nhạc sĩ Minh Nhật… đã giúp ‘khách nước ngoài’ hiểu rõ mọi di tích và thắng cảnh Paris. Đặc biệt những vị cao niên đến bằng xe lăn hoặc già yếu, bệnh tật đều được có người đưa dìu cả hai chuyến đi và về đến buổi Sinh hoạt. Nhất là cuộc viếng ngôi nhà danh họa Pháp Claude Monet tại làng Giverny, vùng Vernon, miền Normandie, cách Paris 75 km, được thưởng thức những bức tranh cùng cơ ngơi của nhà danh họa nầy, người được xem đã gợi ý cho trường phái hội họa Ấn Tượng (Impressionnisme), rồi chiêm ngưỡng bức tượng họa sĩ Van Gogh, chiếc quán mà hoạ sĩ đã cư ngụ ngày trưóc cùng đi quanh nhìn những con đường, những cánh đồng vùng Auvers sur Oise (cách Paris gần 40 km) đã là đề tài cho Van Gogh trước đây. Hoạ sĩ Vũ Hối có lẽ là người thích thú nhất vi được tận mắt nhìn, ngắm, tưởng nhớ những bậc thiên tài hội họa mà riêng mình ngày nay, may mắn cũng tạo được một ‘Trường phái hội họa cho Việt Nam’, trường phái ‘Painting In Motion’ và ‘Thư Họa’. được thế giới biết đến và giới họa sĩ Thế giới ca ngợi. =Phần Văn Nghệ : Chương trình Sinh hoạt khá phong phú, kết hợp cả Tho, Văn, Nhạc, Họa Việt Nam và thế giới . Những nhạc bản danh tiếng Tây phương cùng những nhạc bản VN được trình bày xen kẽ khiến hội trường sinh động. Giọng Opéra cuả Đỗ Quyên qua trích đoạn L’Air Voiles Opéra Don Carlos của Verdi với phần đệm dương cầm của Giáo sư Pháp Nicole Rivière ; giọng Ambroso Laurent trình bày bài ca bất hủ Serenata của nhạc sĩ Toselli ; rồi Gs vật lý, nhạc sĩ Phạm Đình Liên độc tấu Guitare bài LA’Grima của Francisco Tarrega. Giáo sư âm nhạc Nguyễn Thanh Vân trong chiếc áo dài vàng óng ánh với chiếc khăn đóng cũng màu vàng, biểu diễn đàn tranh ‘Tương Tư Ngư’̣. Rồi bao giọng nữ : Minh Cầm (phu nhân Tiến sĩ Phạ̣m Đình Liên) bài ‘Thu Quyến Rủ’ của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Minh Nhật bản ‘Một Chiều Thu’ của Nhật Bằng, Bích Liên thanh nhã trình bày ‘Mùa Thu cho Em’ của Ngô Thụy Miên, Thúy Hằng thùy mị qua bài ‘Sương Thu’ của Văn Phụng, Ngọc Châu bài ‘Chiều Vàng Năm Xưa’ của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên., Nhà thơ Nguyễn Phan Ngọc An (San José) diễn ngâm ‘Mùa Thu trên Đất Nước tôi’ , sáng tác của chính nàng ; Nhà thơ Bac sĩ Nguyễn Bá Hậu đọc bài thơ ‘Tình Thu Cho Người’ do chính Bác sĩ sáng tác ghi dấu mùa ‘Thu Tao Ngộ’, nhà thơ Hoài Việt (tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng) đọc thơ ‘Thu’ cũng do chính nhà thơ sáng tác kỷ niệm Buổi sinh hoạt nầy. Các tiết mục trình diễn Văn nghệ được đệm nhạc do các nhạc sĩ Michel Tùng, Minh Mạch và tiếng sáo của TrầnTam Nguyên. -Phần Văn Học. Quy tụ được nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong giới làm Văn hóa Paris, những năm sau nầy, do lớn tuổi, ít xuất hiện trước đám đông. Điểm đặc biệt nhất là những phát biểu của các Văn Nghệ sĩ, họ tự ý thu hẹp bài nói chuyện để nhiều diễn giả cùng trình bày. Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên với bài ‘Thu Paris và tâm hồn Nghệ sĩ’, Giáo sư Từ Trì bài ‘Paris trong Thi Ca’ ; nhà báo Bảo Hưng nói về ‘Huyền Diệu của Tiếng Việt’ lúc phân tích một bài thơ của Nguyễn Bính, Giáo sư Phạm Thi Nhung nhắc đến ‘Một Giai Thoại về Cuộc Tình của Cố Thi sĩ Vũ Hoàng Chương’. Nhà phê bình Nguyễn Thùy nhận xét về tác phẫm ‘Món Ăn Theo Bước Di Tản’ gồm 13 bài viết của 13 tac giả vừa được phát hành tại Hoa Kỳ. Nhà văn Tô Vũ giới thiệu tác phẫm của Võ Thị Trúc Giang (Đức Quốc) và giới thiệu một nhà văn nũ vừa góp mặt với Văn đàn : cô Vũ Ngọc Lan, bút hiệu Mai Linh với tập Hồi ký viết bằng Tiếng Pháp : ‘Le Sixième sens de la Petite Souris’ (Giác quan thứ sáu của Bé Tí). Tác phẫm vừa được nhà in Beaurepaires ấn hành đã được bao độc giả người Pháp và Việt tại Paris nòng nhiệt tán dương. Kỹ sư Nguyễn Xuân Lang tức nhà thơ Quyện Tâm giới thiệu thi phẫm đầu tay của Trọng Lễ. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu noi về ‘Tâm Tình Mùa Thu’ và ‘Người Tình trong Âm Nhạc’. Nhà văn Hồ Trường An nói về ‘Tâm Tình Nghệ Sĩ’. Qua phần Văn Học nầy, ta biết được dôi tâm tình của nhà văn, nhà thơ cùng động cơ đã đưa dẫn người nghệ sĩ đến sáng tác như nhạc sĩ Lê Thạch Lựu đã cho biết động co sáng tác nhạc phẫm ‘Em’ của ông. -Tất cả các Văn Nghệ sĩ phương xa từ Canada, Mỹ, Đức đều được giới thiệu Xin lược qua những đóng góp cho Văn Học, Nghệ Thuật (không thể kể hết tên các tác phẫm) *Vũ Hối : Khôi nguyên Hội họa quốc tế 1962. Có tên trong danh sách 500 Danh nhân Thế giới. Có tên trong Tự Điển Văn học (thời VNCH), được Học Viện Luân Đôn Anh Quốc bầu là Danh nhân Thế giới trên lãnh vực Nghệ Thuật năm 1995, có tên trong sách ‘Thư Đạo’ của Nhật Bản, sáng lập trường phái ‘Painting In Motion’ và Thư Họa ; xuất bản nhiều tác phẫm, thi tập đầu tay ‘Mùa Giao Cảm’ in năm 1958 và ‘Vũ Hối : 50 năm Văn Học Nghệ Thuật’.(năm 2007). *Phong Thu : nhà văn, nhà báo, sáng tác nhiều tác phẫm, cựu chủ bút tuần báo Đại Chúng, cây viết sâu sắc và bén nhọn, cộng tác với nhiều tạp chí Văn học, nghệ thuật hải ngoại : Cội Nguồn, Cỏ Thơm,… *Nguyễn Thị Ngọc Dung : nhà văn, nhà thơ, đã xuất bản nhiều tác phaẫm, hiện là Chủ nhiệm, Chủ bút tạp chí Văn học Nghệ thuật Cỏ Thơm. *Võ Thị Trúc Giang : nhà thơ, đã xuất bản 5 tác phẫm, cựu BCH/VBVNHN, thành viên VBVNHN. *Chu Kim Oanh : nhà báo, chủ bút RANG DONG Magazine. *Nguyễn Phan Ngọc An : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, xuất bản gần 10 tác phẫm. Cựu Phó Chủ nhiệm báo Tiếng Vang, Cựu Tổng Thư Ký Thi Đàn Lạc Việt, chủ trương tuyển tập Văn Thơ Hoa Vàng và Nam Phong, cộng tác thường xuyên trên các trang Web và các trang báo điện tử toàn cầu. *Duy An Đông : nhà văn, nhà thơ, xuất bản nhiều tác phẫm, đăc biệt ‘Đời cô Thủy’ do Cội Nguồn, xuất bản. *Tiểu Thu : nhà văn, đã xuất bản nhiều tác phẫm, Tổng Thư Ký TRUNG TÂM VĂN BÚT QUEBEC, cộng tác viên thường trực THỜI BÁO Canada. *Lưu Hồng Phuc : hiện là một trong những người chủ trương Thi Đàn HƯƠNG THỜI GIAN, đã từng phụ trách chương trình VƯỜN THƠ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI NGOẠI nhằm giới thiệu tác giả và tác phẫm các Thi, Văn, Nhạc, Họa sĩ trên làn sóng của Đài Phát Thanh. Hiện Hồng Phúc là đang đại diện CỎ THƠM tại Dallas. *Đoàn Phú Lạc : nhà báo, chủ bút , nhà quay phim. *Phạm Văn Thành : bác sĩ, nhà quay phim. *Vũ Nam : nhà văn, đã xuất bản nhiều tác phẫm *Nguyễn Văn Nhiệm : nhà văn, nhà biên khảo, cộng tác với nhiều Diễn đàn báo chí. Tác phẫm xuất bản : ‘ĐƯỒNG VÀO TRIẾT HỌC VIỆT NAM’ *Nguyễn Thùy : nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảoVăn học và Tư tưởng, đã xuất bản 17 tác phẫm, được giải thi thơ hai lần liên tiếp (do phong trào ‘Hiến Chưoơng 2000’ tổ chức năm 2008 và 2009). Mỗi vị được giới thiệu đều phát biểu trước cử tọa, đại cương nói lên niềm vui tao ngộ với bao người trước nay nghe danh mà chưa gặp, niềm vui được viếng thăm Paris, kinh đô ánh sáng và nhất là ý hướng phục vụ Văn hóa, Văn Học, Nghệ thuật. Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Dung ở W.D.C. nói về Tạp chí ‘Cỏ Thơm’ do cô làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, ước mong được đón nhận sự cộng tác của các Văn Nghệ sĩ tại Pháp Quốc Nhà văn nữ Trúc Giang giới thiệu tập Kỷ Yếu ‘Hamburg- Das Tor Zur Menschlichkeit’ (Hamburg - Cửa Ngõ đến Tinh Người) , thuật lại diễn tiến xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg và nói lên tình tự quê hương (cô đã khóc) của mình lúc về VN nhìn cảnh sống lầm than của đồng bào quốc nội, Ba người bạn phương xa bận rộn nhất là Họa sĩ Vũ Hối phải thư họa cho bao người theo yêu cầu, nhà báo Chu Kim Oanh liên tiếp phỏng vấn khá nhiều khách tham dự và nhà văn Tôn Nữ Mặc Giao phải lo cắt các bánh Trung Thu và bánh Dẽo do chính cô làm, đem từ Mỹ sang để các cô gái trẻ bưng đến tận nơi mời quan khách. Khá cảm động là nhà văn Nguyễn Phan Ngọc An đem cà phê từ Mỷ sang, cô quên rằng cà phê Mỹ thường nhạt hơn cà phê Pháp. Dù sao, cả hai Mặc Giao và Ngọc An, cũng thể hiện tấm lòng của phương xa đến với các bạn nơi nước chủ nhà. Hai nhà văn Đổ Binh và Van Hải làm MC, luôn luôn ‘chăm sóc’ sao cho chương trình không phải bị ‘bỏ trống’. Chính Đỗ Bình là người ‘đứng đầu’ lảnh trách nhiệm phối hợp mọi tổ chức, trông anh lo lắng đến bệnh, thấy mà thương. Nhà văn Vân Hải còn giới thiệu bằng tiếng Pháp một dôi tiết mục với quan khách người Pháp -Buổi sinh họạt tập họp đủ mọi thành phần tuổi tác. Từ những vị cao niên mà tuổi đời đang đợi ngày Phật Chúa gọi về Tây Thiên hay cõi Vĩnh Hằng đến lớp thanh niên nam nữ và quan khách, phần lớn là con cháu các vị cao niên kể trên nay đã thành tài, đã tốt nghiệp Đại học từng lãnh vực (bác sĩ, Kỹ sư, Dược sĩ, giáo sư, luật sư….). Cả những em trai gái nhỏ nhít trong màn trình diễn ‘Rước đèn Trung Thu’, có một số em chừng ba, bốn tuổi ngây ngô, ngơ ngác trước đám đông. Thật dễ thương và thật thích thú khi thấy các bé hát các bài hát Trung Thu không mấy nhịp nhàng, đôi em tách rời hàng ngũ khiến MC Vân Hải và cô Thy Như phải lúng túng đưa em vào hàng. Và cũng vô cùng cảm động lúc nhìn các em đưa tay nhận gói quà Trung Thu do Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CĐVNTD Pháp Quốc và nhà văn, MC Vân Hải trao cho, đôi em còn cúi đầu như cảm tạ. Lớp tuổi bé tí đó nói được tiếng Việt, hát tiếng Việt, cúi đầu cảm ơn người lớn, quả đáng mừng cho văn hóa VN luôn được bảo tồn qua các bậc cha mẹ đã un đúc các em luôn giữ được truyền thống ‘Nòi Rồng Tiên, Nam quốc sơn hà’. -Buổi sinh hoạt không chỉ riêng Văn Nhệ sĩ mà còn có đôi thành phần hoạt động chính trị tại Phap như Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CĐvNTD Pháp Quốc, chiến sĩ Trần Hồng,… (xin xem phía trên). Ngoài Bác sĩ Phan Khắc Tường đã có Lời Chào khai mạc buổi sinh hoạt, còn các thành phần hoạt động chính trị đều không lên sân khấu phát biểu nhưng tất cả dều vui mừng thích thú, ca ngợi thành công của Cuộc họp Văn hóa, Văn học, Nghệ thuật nầy. -Không có bán sách. Các Van Nghệ sĩ phương xa mang theo sách để tặng bạn bè từ lâu quen tên mà không gặp mặt. Trông các cô kéo lê những chiếc vali đầy tác phẫm mà thương. Sách báo, những sản phẫm của trái tim và khối óc, hai bộ phận chẳng là bao trong cơ thể con người, mà sao sản phẫm lại cồng kềnh, ‘nặng’ đến thế ! Nhà văn Hồ Trường An đã đem hai thùng carton tác phẫm của mình để ban Tổ chức tặng cho bất kỳ ai ham thích cùng gởi vào các thư viện vì nhà văn tuổi lớn lại đang bệnh nặng nên thấy không thể bảo toàn. -Tất cả đều do tự nguyện. Buổi Sinh hoạt không do một cơ quan, đoàn thể, Hội đoàn nào tổ chức, không xin phép ai, nội dung không phải thông qua một cơ quan nào kiểm duyệt trước. Các tiết mục trong Chương trình không do Ban Tổ chức tự ý định đoạt mà do đề nghị của từng Văn Nghệ sĩ. Các Văn Nghệ sĩ phương xa tự túc tiền di chuyển (máy bay, xe lửa, xe buýt) và mọi chi phí khách sạn cùng tiêu pha cá nhân, kể cả phụ góp cho ban Tổ chức.
Tất cả những điều trên, từ nội dung chương trình (được liệt kể trên, không theo thứ tự từng tiết mục ̀) cùng tinh thần tự nguyện, tự túc trên cho người viết có cái nhìn như sau : Buổi Sinh Hoạ̣t Thu Tao Ngộ hoàn toàn mang tính cách ‘Văn Hóa hóa Chính trị’ vì thơ ca, nhạc họa trong buổi sinh hoạt nầy đậ̀m màu sắc quê hương, dân tộc, đều nói lêm tấm lòng đối với đất nước non sông, đều mong sao cho quê hương sớm đến ngày tươi đẹp và cảnh đời đồng bào ta sớm được an vui trong tình thương, trong tôn trọng nhân phẫm, nhân quyền. Đấy là điều hầu như hoàn toàn không mấy có nơi mọi sinh hoạt Văn hóa, Nghệ thuật trong nước dưới chế độ CHXHCN hiện nay. Vì, tại quốc nội, mọi sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật đều mang sắc thái ‘Chính trị hóa Văn hóa’. Vì phải ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên tổ chức nào cũng phải được cấp trên (Bộ, Ban, Nghành, cấp ủy, cấy UBND) cho phép ; nội dung và chương trình phải được kiểm duyệt, thông qua và công an Văn hóa luôn luôn kiểm tra, theo dõi. Nằm trong chủ trương ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên hàng ngũ làm Văn hóa, Văn nghệ đều là ‘công chức’ của Nhà Nước. Các Văn Nghệ Sĩ trong ‘Hội Nhà Văn VN’ hưởng lương của Nhà Nước ; các Tòa soạn báo chí, các phóng viên của cả 700 tờ báo cũng vậy. Do đó mà nhất nhất phải tuân thủ đúng mọi chỉ thị của Đảng và Nhà Nước. Chủ trương ‘Chính trị hóa Văn hóa’ nên tất cả mọi sinh hoạt Văn hóa, Nghệ thuật, mọi lớp Văn Nghệ sĩ đều phải bị ép buộc ‘đi theo lề bên phải’ do Nhà Nước đưa ra. Một sơ sẩy nào bước qua ‘lề trái’ là bị kiểm điểm, phê bình, bị bãi nhiệm, bị khai trừ, còn bị đưa ra Tòa án xét tội, bị đuổi việc, đành phải bỏ bút, bỏ giọng ca, bỏ nghề nghiệp để lang thang khổ nhọc kiếm sống hàng ngày nếu không phải vào tù. Hoàn toàn không có một hội đoàn Văn hóa, Nghệ thuật tư nhân nào. Ngay cả Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS (Institute of Developement Studies) do 16 nhà Trí Thức ở Hà Nội kết hợp lập ra từ tháng 09/2007 nhằm huy động chất xám phục vụ xã hội hầu giúp Đảng và Nhà Nước phục vụ đất nước và nhân dân tốt hơn, cũng đã phải ‘tự giải tán’ sau Quyết định 97 của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Quyết định nầy qui định công dân không được quyền phản biện công khai những quyết sách của Đảng và Nhà Nước. Mặc dù đã ‘tự động giải tán’, các thành viên của IDS lại còn bị ông Thủ Tướng chỉ thị cho Bộ Khoa Học và giới chức cầm quyền ở Hà Nội phải ‘xử lý bằng hình thức thích hợp’ ( ?) về caí ‘tội tự giải thể’ (sic) IDS và dám phát biểu công khai những ý kiến mà Đảng và Nhà Nước cho là ‘không xây dựng’ (?) vì đã không đi theo ‘lề phải’.Thế đấy, chao ôi ! Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật của người Việt hải ngoại không bị cưỡng bức phải theo ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ duy nhất nào. Tất cả hoàn toàn tự do, do thành tâm, thiện chí, do tinh thần tự nguyện phục vu Văn Hóa, chứ không trở thành công cụ của một thế lực, một quyền lực chính trị nào. Do đó, buổi ‘Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Thu Tao Ngộ’ vừa qua tại Paris, theo người viết, hoàn toàn mang tính cách ‘Văn Hóa hóa Chính Trị’ , phải thế chăng ai ?: Mùa ‘Thu Tao Ngộ’ Paris Người người gặp gỡ khắc ghi tình nồng Ngậm ngùi, cố quốc vời trông Đem tình Văn hóa sưởi lòng Quê hương ! Nguyễn Thùy
|